You are on page 1of 60

CHƯƠNG 4: ĐỒNG ĐỀU HÓA HỆ KHÔNG ĐỒNG NHẤT

TRONG THIẾT BỊ PHẢN ỨNG SINH HỌC

4.1. Khuấy trộn bằng cơ khí

4.1.1. Khái niệm


Khuấy trộn là một quá trình cơ học được dùng rất nhiều trong các quá
trình sản xuất nhằm tăng cường các quá trình truyền nhiệt, hoặc để thu được
một hỗn hợp đồng nhất từ nhiều cấu tử trộn lại. Ngoài ra, khuấy trộn còn
được dùng nhiều để làm tan nhanh chất rắn trong lỏng hoặc tăng cường các
phản ứng hóa học trong hỗn hợp.

Các quá trình khuấy trộn thường hay gặp là: khuấy chất lỏng (lỏng với
nhau hay rắn với lỏng), nhào các bột nhão (nhão với nhau, nhão với lỏng hay
nhão với rắn), trộn khô (rắn với rắn).
1
Khuấy trộn chất lỏng
Quá trình khuấy chất lỏng là tạo ra hệ đồng nhất từ các thể tích
lỏng và lỏng, chất lỏng với chất khí hoặc chất rắn tạo ra các thành phần
khác nhau như: dung dịch, nhũ tương, huyền phù, hệ bọt,… dưới tác
dụng của các lực cơ học.
Khuấy trộn chất lỏng bằng cơ khí có nghĩa quá trình khuấy trộn
được thực hiện nhờ cánh khuấy, thùng khuấy.
Đặc trưng của QT khuấy trộn:
- Cường độ khuấy
- Năng lượng tiêu hao

2
Máy khuấy trộn chất lỏng
Khuấy bằng cánh khuấy

3
Phân loại máy khuấy theo cấu tạo

4
Hướng dòng chất lỏng khi khuấy trộn

5
Hướng dòng chất lỏng khi khuấy trộn

- Dòng chảy tiếp tuyến: Chất lỏng được chảy thành vòng tròn
đồng tâm với trục quay. Dòng này thường sinh ra do các cơ
cấu khuấy kiểu mái chèo, khung, mỏ neo.

- Dòng chảy hướng kính: Chất lỏng chảy thành dòng theo
phương vuông góc với trục quay, hướng từ tâm ra thành thiết
bị, dòng này thường sinh ra do các cơ cấu khuấy kiểu tua bin.

- Dòng chảy hướng trục: Chất lỏng được chảy thành dòng
phương song song với trục quay, dòng này được sinh ra do các
cơ cấu khuấy kiểu chong chóng, mái chèo cánh nghiêng.

6
Những kết cấu chống tạo lõm

Dòng chuyển động của chất lỏng


trong thùng khuấy có ảnh hưởng nhiều
đến quá trình khuấy. Trong quá trình
khuấy trộn thường thấy xuất hiện nhiều
chỗ xoáy lớn trên bề mặt chất lỏng và
sự chuyển động tròn của chất lỏng bị
hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình hòa
tan chất rắn, quá trình đồng đều hóa hỗn
hợp.
7
Những kết cấu chống tạo lõm

Ghép thêm thanh chắn 8


Phạm vi ứng dụng
- Cánh khuấy mái chèo: Chất lỏng có độ nhớt trung bình,
thường dùng để hòa tan chất rắn có khối lượng riêng không
lớn lắm
- Cánh khuấy chân vịt (chong chóng): Để điều chế huyền phù,
nhũ tương. Thích hợp với chất lỏng có độ nhớt thấp, hòa tan
chất rắn có KLR lớn
- Cánh khuấy tua bin: chất lỏng có độ nhớt động lực cao, điều
chế huyền phù mịn, ..
- Cánh khuấy đặc biệt: dùng trong trường hợp không thể sử
dụng các loại cánh khuấy trên.
9
Máy và thiết bị khuấy trộn chất lỏng

CẤU TẠO CÁC LOẠI CÁNH KHUẤY


VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG

10
1. Kiểu mái chèo
Đơn giản nhất là gồm hai cánh
gắn vào trục quay trong thiết bị. Cánh
này có thể nằm trong cùng mặt phẳng
với trục hoặc nghiêng so với phương
ngang một góc α, làm cho chất lỏng
chuyển động dọc trục. Góc này
thường bằng 30, 35, 60 độ.
Kích thước thường sử dụng:
dk = (0,5 – 0,7)D
h = (0,08 – 0,12)dk
D – đường kính thiết bị khuấy
dk – đường kính cánh khuấy
h – chiều cao cánh khuấy
Thường sử dụng để khuấy các hỗn hợp có độ nhớt trung bình, để hòa tan
các vật thể rắn vào chất lỏng, để xáo trộn những hạt rắn nhỏ trong chất lỏng
với nồng độ không lớn.

11
2. Kiểu khung

- Bao gồm một số cánh ngang, dọc, và chéo kết cấu thành một
khung cứng gắn vào trục, quay trong thiết bị.
Các kích thước của cơ cấu khuấy bao gồm:
Đường kính cánh khuấy: dk = (0,86 – 0,94)D, m
Chiều cao khung: h = (0,6 – 0,8)H, m
Bề rộng cánh khuấy: z = (0,04 – 0,06)dk, m
D – đường kính thiết bị khuấy, m
H – chiều cao thiết bị khuấy, m
- Sử dụng cho các thiết bị có kích thước lớn, chất lỏng có độ
nhớt động lực cao, đặc, có nhiều cặn bẩn.
12
2. Kiểu khung

13
3. Kiểu mỏ neo

- Có hình dạng phù hợp với hình dạng của đáy thiết
bị, ngoài ra còn có các thanh ngang, đứng, chéo lắp
thành một khung cứng quay trong thiết bị.
- Thường dùng trong các thiết bị có kích thước lớn.
Tốc độ làm việc phụ thuộc vào môi trường làm việc.
- Dùng khuấy những chất lỏng có độ nhớt động lực
cao, huyền phù đặc có nhiều cặn bẩn.

14
3. Kiểu mỏ neo

15
4. Kiểu chong chóng
- Có 2, 3, 4 cánh hình elip hoặc chữ nhật gắn vào máy, với góc
nghiêng phù hợp, kích thước chong chóng thường sử dụng trong
giới hạn:
dk = (0,25 – 0,33)D
D – là đường kính thiết bị khuấy
- Khuấy những chất lỏng có độ nhớt động lực nhỏ, ít cặn bẩn,
tốc độ vòng chong chóng lớn, phù hợp với độ nhớt của môi
trường.
- Cơ cấu này khi làm việc hay tạo thành phễu trên bề mặt chất
lỏng. Khắc phục đặt nghiêng một góc 20 hoặc đặt lệch tâm một
khoảng là 1/4D. 16
4. Kiểu chong chóng

17
5. Kiểu tuabin
a. Loại guồng hở:
- Thường có số đôi cánh là 2, 3 và lớn hơn gắn vào đĩa tròn hoặc đĩa hình
vành khăn kích thước thường sử dụng:
S: dk: d1: l: h = 2 : 20 :15 : 5 : 2
- Đường kính guồng dk = (0,25 – 0,33)D; S độ nghiêng, l chiều dài cánh, h
chiều cao cánh
- Cánh có thể thẳng, cong, hoặc hình mũi tên.
- Sử dụng cho chất lỏng có độ nhớt cao, sạch, ít rác bẩn. Tốc độ làm việc
lớn từ 3 – 7 m/s
b. Loại guồng kín:
- Làm việc giống như bơm ly tâm. Chất lỏng hút vào tâm và văng ra theo
phương bán kính. Guồng có cấu tạo gồm hai đĩa được gắn bằng cánh cong.
- Để khuấy trộn chất lỏng có độ nhớt cao, sạch, ít cặn rác.
- Tốc độ làm việc từ 3 – 7 m/s.
- Kích thước sử dụng dk = (0,25 – 0,33)D
18
5. Kiểu tuabin

19
5. Kiểu tuabin

Kiểu tuabin loại guồng kín

20
6. Kiểu đặc biệt
Cơ cấu kiểu băng xoắn nằm ngang hoặc thẳng đứng dùng
khuấy môi trường có độ nhớt cao và đặc.
Cơ cấu loại đĩa khuấy môi trường có độ nhớt nhỏ, loãng.

21
6. Kiểu đặc biệt

22
Máy khuấy trộn chất lỏng
4.2. Khuấy trộn bằng khí nén

Áp dụng cho các trường hợp chất lỏng có độ nhớt thấp. Ở đây khí
nén thường là không khí được nén qua 1 ống với các lỗ nhỏ. Ống
này sẽ được đặt ở dưới đáy của thiết bị khuấy trộn. Từ các lỗ nhỏ
mà không khí đi qua sẽ tạo những bọt nhỏ, bọt nhỏ đi qua chất lỏng
làm cho chất lỏng bị khuấy trộn.

Ống cấp khí nén

23
Khuấy trộn bằng khí nén

Sơ đồ máy khuấy bằng không khí có cánh nằm ngang:


1- Cánh rỗng nằm ngang; 2- Trục rỗng thẳng đứng.
24
4.4. Máy đồng hóa

Dùng để tạo hệ nhũ tương từ 2 chất lỏng không tan vào nhau thí dụ như
pha dầu bơ vào sữa trong công nghiệp làm sữa bột, hay tạo hệ huyền phù từ
huyền phù thô ban đầu để có được huyền phù có kích thước hạt tương đối nhỏ
và đồng nhất, thí dụ làm mịn nước ép trái cây tránh hiện tượng phân lớp trong
đồ hộp.
Nguyên tắc làm việc của máy đồng hoá là tăng áp suất chất lỏng (nguyên
liệu ban đầu) đến 150-500 atm, sau đó cho chất lỏng thoát qua một khe hở hẹp.
Khi đó, do giảm áp suất đột ngột nên tốc độ của chất lỏng rất lớn, các chất lỏng
khuếch tán vào nhau tạo hệ nhũ tương. Trường hợp làm mịn huyền phù, cũng
do sự giảm áp suất đột ngột làm cho thịt quả bị xé nhỏ. Sau khi đi qua máy
đồng hoá, ta thu được sản phẩm đồng nhất.
25
Cấu tạo các bộ phận chính của máy đồng hóa

1.Van đồng hóa


2.Vòng va đập
3. Đế van
4. Sơ đồ hệ
thống

26
Nguyên lý làm việc của máy đồng hóa

27
Nguyên lý làm việc của máy đồng hóa
Máy đồng hoá bao gồm một bơm chất lỏng, các van một chiều, van và đế
van đồng hoá, lò xo ép van đồng hóa. Thông thường van đồng hóa ép chặt lên đế
van nhờ lò xo. Khi chất lỏng được bơm lên áp suất cao đủ thắng lực lò xo, van
đồng hóa được nâng lên khỏi đế van tạo ra một khe hở hẹp giữa van và đế van,
chất lỏng sẽ thoát ra khỏi khe hở. Khi một lượng chất lỏng đã thoát ra, áp suất sẽ
giảm, lò xo đẩy van đồng hóa hạ xuống, tỳ chặt vào đế van. Chu kỳ được lặp lại
liên tục.
Van đồng hóa và đế van phải thật phẳng và đủ kín để có thể chịu áp suất lên
đến 150- 500 atm mà không bị rò rỉ.
Trường hợp các hệ nhũ tương khó phân tán hoặc hệ huyền phù khó làm mịn
cần sử dụng máy đồng hoá hai cấp, trong đó nguyên liệu được đồng hoá hai lần
liên tục nhau trong máy.
28
4.5. Trộn vật liệu rời

 Máy trộn trục vít

 Máy trộn thùng quay


 Máy trộn tầng sôi
 Máy trộn cánh đảo

29
Cơ chế các quá trình trộn

 Trộn cắt: tạo các lớp trượt với nhau theo mặt phẳng.
 Trộn đối lưu: Chuyển dịch một nhóm hạt từ vị trí
này sang vị trí khác.
 Trộn khuếch tán: thay đổi vị trí từng hạt riêng lẻ.
 Trộn va đập: phân tán từng phần tử do va đập vào
thành thiết bị.
 Trộn nghiền: biến dạng và nghiền nhỏ từng bộ phận.

30
Máy trộn thùng quay

31
Máy trộn thùng quay
Cấu tạo gồm: thùng trộn, bộ phận dẫn động,
bộ phận đỡ.

32
Máy trộn thùng quay
Cấu tạo gồm: thùng trộn, bộ phận dẫn động, bộ phận đỡ.

33
Máy trộn có bộ phận trộn quay
Cấu tạo gồm: cơ cấu dẫn động, bộ phận trộn và bộ phận đỡ
 Máy trộn vít xoắn
 Máy trộn dải băng xoắn nằm ngang
 Máy trộn cánh đảo
Bộ phận trộn: vít xoắn, dải băng xoắn, cánh đảo.

34
Máy trộn có bộ phận trộn quay
Máy trộn vít đứng

35
Máy trộn có bộ phận trộn quay

36
Máy trộn có bộ phận trộn quay

37
Máy trộn có bộ phận trộn quay

38
Máy trộn có bộ phận trộn quay

39
Máy trộn siêu đều
Thùng và bộ phận trộn đều quay, thực hiện cả năm quá
trình trộn. Nó kết hợp được các ưu điểm của máy trộn thùng
quay và máy trộn bộ phận trộn quay.

40
Máy trộn tầng sôi
Máy trộn tầng sôi làm việc
nhờ luồng khí thổi từ ngoài
vào với sự hỗ trợ của cánh
đảo.
Máy trộn tầng sôi thích hợp để
trộn các vật liệu có độ phân
tán và độ mịn cao.
Máy có thể làm việc liên tục
hoặc gián đoạn.
Thời gian khuấy trộn tối ưu
khoảng 1,5 – 5 phút.
41
4.6. Trộn vật liệu nhão

42
1. Máy nhào có trục quay nằm ngang
Cấu tạo và nguyên lý làm việc:
Máy gồm có thùng nhào chứa nguyên liệu 1 nằm ngang. Phía trên có
phễu đổ nguyên liệu 2. Tấm chắn 3 bảo đảm an toàn cho tay của công
nhân thao tác trên máy và tránh cho các vật lạ từ bên ngoài không rơi vào
làm gẫy hỏng cánh đảo 5. Sản phẩm sau khi nhào được qua cửa 4 nhờ
cánh đảo đẩy ra ngoài. Các cánh đảo 5 thường là tấm kim loại phẳng gắn
trên trục quay 6 theo những góc độ khác nhau.
Máy làm việc gián đoạn, sau mỗi thời gian nhất định cần rửa máy, có
thể mở nắp 7 một cách dễ dàng nhờ các bu lông 8.
Loại máy này thường dùng nhào các loại thịt hay rau nghiền nhuyễn
với các phụ phẩm cần thiết. Máy còn có thể dùng để trộn các dạng
nguyên liệu khô (như bột, hạt,…)
43
Máy nhào có trục quay nằm ngang

44
2. Máy nhào có trục quay thẳng đứng
Cấu tạo và nguyên lý làm việc:
Nguyên liệu cho vào thùng nhào cố định 1. Miệng thùng là nơi cho
nguyên liệu vào và lấy ra. Cánh nhào 2 được gắn với trục quay 3. Trục
quay 3 quay được nhờ bánh răng hành tinh 4 chạy quanh bánh răng cố
định 5 nhờ trục quay chính 6. Như vậy cánh nhào chuyển động như hệ
hành tinh. Cánh nhào quay xung quanh trục chính nhờ bộ dẫn động bên
ngoài, đồng thời cũng được quay quanh trục 3 nhờ lực liên kết của vật
liệu với thùng và với cánh. Toàn bộ máy được gắn trên thân máy 7.
Máy này được dùng nhiều trong các nhà máy sản xuất cá hộp, sữa
hộp. Ngoài ra còn được sử dụng rất nhiều và rất thích hợp để nhào các
loại bột đặc trong sản xuất bánh kẹo hoặc dịch sệt trong sản xuất kem.

45
Máy nhào có trục quay thẳng đứng

46
Máy nhào có trục quay thẳng đứng (tiếp)
Tùy theo độ sệt và đặc tính lý hóa của nguyên liệu mà dùng các loại
cánh nhào khác nhau.

47
Máy nhào có trục quay thẳng đứng

48
4.7. Ứng dụng thiết bị khuấy trộn dòng lỏng – khí vào
quá trình lên men và quá trình xử lý nước thải

49
Ứng dụng thiết bị khuấy trộn dòng lỏng – khí vào
quá trình lên men và quá trình xử lý nước thải

Khuấy trộn bằng khí nén được tiến hành nhờ những máy trộn
bằng không khí; nó là những ống có lỗ (máy làm sủi bọt) phân
phối theo trục của bình đựng hay là mạng lưới đặt ở vị trí thẳng
đứng hay nằm ngang để đảm bảo đoạn đường chuyển động của
bọt không khí trong chất lỏng là dài nhất.
Để tăng nhanh việc khuấy trộn, người ta sử dụng phối hợp
khuấy trộn bằng khí nén và cơ khí.
Dùng không khí nén (khuấy trộn bằng khí nén) là hiệu quả
nhất để trộn chất lỏng ở trong những bình đựng lớn khi sự thông
khí hay oxy hóa chất lỏng là cần thiết (trong quá trình lên men). 50
Ứng dụng thiết bị khuấy trộn dòng lỏng – khí vào
quá trình lên men và quá trình xử lý nước thải

Thiết bị lên men

51
Thiết bị lên men

52
Thiết bị lên men

53
Hệ thống xử lý nước thải

54
Thiết bị xử lý nước thải

Sử dụng bể tuyển nổi trong hệ


Hình ảnh về công nghệ xử lý nước
thống xử lý nước thải hiện nay
thải sinh học hiếu khí

Hình ảnh xử lý
nước thải công nghiệp

55
Ứng dụng máy sục khí trong Công nghệ xử lý nước
thải công nghiệp
Quá trình sục khí không những cung cấp oxy cho vi khuẩn
hoạt động để phân hủy chất hữu cơ, nó còn giúp cho việc khử
sắt, magnesium. Ngoài ra còn kích thích quá trình oxy hóa hóa
học các chất hữu cơ khó phân hủy bằng con đường sinh học và
tạo lượng DO đạt yêu cầu để thải ra môi trường. Có nhiều cách
để hoàn thành quá trình sục khí: bằng con đường khuếch tán khí
hoặc khuấy đảo.
Phần lớn các chất hữu cơ trong nước thải bị phân hủy bởi
quá trình sinh học. Trong quá trình xử lý sinh học các vi sinh vật
sẽ sử dụng oxy để phân hủy chất hữu cơ và quá trình sinh
trưởng của chúng tăng nhanh.
Có nhiều thiết kế khác nhau cho bể xử lý sinh học hiếu khí,
nhưng loại thường dùng nhất là bể bùn hoạt tính, nguyên tắc của
bể này là vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải và
sau đó tạo thành các bông cặn đủ lớn để tiến hành quá trình lắng
dễ dàng. Sau đó các bông cặn được tách ra khỏi nước thải bằng
quá trình lắng cơ học. 56
4.8. Máy và thiết bị chuẩn bị môi trường dinh dưỡng

Thiết bị hòa tan và đảo trộn


môi trường dinh dưỡng:

1- Ống hút;2-Dẫn động;

3-Trục khuấy;4-Vỏ;

5-Lớp Tráng;6-Cánh Đảo;

7-Cửa quan sát;8-Vòng đỡ;

9-Bộ đảo;10-Bộ cào;

11-Tấm chắn;

12-Cửa nạp chất trung hòa.

57
4.8. Máy và thiết bị chuẩn bị môi trường dinh dưỡng
Máy khuấy mái chèo dùng trung hòa axit sunfuric và axit hữu cơ
trong các sản phẩm thủy phân đối với nguyên liệu thực vật cũng như để
nuôi cấy các tinh thể. Nạp tác nhân trung hòa và sản phẩm thủy phân vào
thiết bị trung hòa cùng lúc với các nguồn nitơ, photpho và kali để dễ hòa
tan chúng.
Nồi trung hòa tác động liên tục gồm: vỏ thép hàn có đáy hình nón
và nắp phẳng làm bằng thép chịu axit đậy kín bằng mặt lát gỗ. Bề mặt
trong của thiết bị được chống gỉ bằng lớp chịu axit. Bề mặt ngoài được
phủ lớp cách nhiệt. Trong nắp thiết bị đặt thiết bị khuấy trộn bằng thép
chịu axit (inox 316) để trộn sản phẩm thủy phân với dung dịch nước
amoniac hay với huyền phù của canxi hydroxit cửa nối để nạp các muối
dinh dưỡng và để thoát khí ra khỏi thiết bị. Phía dưới thiết bị có cửa để
nhận sản phẩm trung hòa. 58
4.9. Máy và thiết bị nuôi cấy vi sinh vật

59
4.9. Máy và thiết bị nuôi cấy vi sinh vật

1- Áo trao đổi nhiệt; 2- Vỏ;

3- Trục dẫn động; 4- Thân thiết bị;

5- Cửa nạp môi trường và cửa tháo SP;

6,9,10- Các khoang; 7- Trục quay;

8- Bản đột lỗ; 11- Bộ chuyển đảo

12- Trục dẫn hướng

13,14- Những hệ dao

15- Tấm dẫn hướng


60

You might also like