You are on page 1of 8

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC
--------

TIỂU LUẬN

Đề tài: TÌM HIỂU THIẾT BỊ KHUẤY TRỘN CHẤT LỎNG

Giảng viên hướng dẫn : Trương Văn Minh


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đăng Quang Vũ
MSSV : 20028521
Lớp : DHHO17C

TP.HCM, tháng 05 năm 2023


Lời mở đầu
Khuấy trộn trong môi trường lỏng thường được ứng dụng rộng rãi trong ngành
công nghiệp hóa chất và thực phẩm để tạo dung dịch huyền phù, nhũ tương, để
tang cường quá trình hòa tan, truyền nhiệt, chuyển khối và các quá trình hóa học
Vì vậy, người ta có thể khuấy trộn chất lỏng bằng cơ khí, khí nén hay tuần hoàn
chất lỏng.
Qua bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo và nguyên lí hoạt
động của thiết bị khuấy trộn. Ưu điểm và nhược điểm của thiết bị khuấy trộn.

A. QUÁ TRÌNH KHUẤY TRỘN


I. Mục đích của quá trình khuấy trộn
- Tạo hỗn hợp đồng nhất từ các thành phần khác nhau (hòa tan, tạo nhũ
tương, huyền phù)
- Tăng cường quá trình trao đổi nhiệt và chất giữa các pha khác nhau
- Tăng tốc độ của các quá trình phản ứng hóa học
II. Các phương pháp khuấy trộn
- Khuấy trộn bằng cơ học
- Khuấy trộn khí động
- Khuấy trộn đối lưu tuần hoàn
- Khuấy trọn nhiều phương pháp
B. THIẾT BỊ KHUẤT TRỘN CHẤT LỎNG
I. Khuấy trộn bằng cơ khí
Khuấy chất lỏng là cung cấp năng lượng để tạo ra dòng chảy thích hợp
trong thiết bị để đáp ứng các mục tiêu
Quá trình khuấy có thể thực hiện trong thiết bị gián đoạn hoặc liên tục
theo yêu cầu của một công nghê sản xuất cụ thể. Điều kiệu của môi
trường khuấy trộn được xác định bởi nhiệt độ, áp suất và nồng độ pha
phân tán. Do đó thiết bị khuấy có thể thực hiện dạng kín hay dạng hở.

1. Cấu tạo
Máy khuấy trộn là thiết bị bao gồm động cơ, bộ truyền động, trục và một
hoặc nhiều bộ cánh khuấy gắn trên trục, sau đó được lắp đặt trong thùng
trộn.

(1) Động cơ (2) Hộp giảm tốc


(3) Khớp nối (4) Hộp đệm
(5) Cửa nguyên liệu vào (6) Thân bằng bích
(7) Thùng khuấy (8) Tai đỡ
(9) Chân đỡ (10) Trục khuất
(11) Cánh khuấy (12) Đường sản phẩm ra
(13) (14) Nắp thiết bị

Có nhiều loại cánh khuấy khác nhau: Cánh khuấy tấm, cánh khuấy chong chóng,
cánh khuấy chân vịt, cánh khuấy tuabin,... Sơ đồ cấu tạo các loại cánh khuấy

a. Cánh khuấy tấm; b. Cánh khuấy chân vịt (chong chóng); c. Cánh khuấy tuabin

Cánh khuấy tấm là các bộ hai hay nhiều bản mỏng gắn vào trục quay. Loại cánh
khuấy này cấu tạo đơn giản và rẻ tiền tuy nhiên nhược điểm chính là không khuấy
trộn được toàn bộ chất lỏng trong thùng trộn vì dòng chảy hướng dọc trục rất yếu.
Các cánh khuấy chỉ trộn được lớp chất lỏng lân cận. Các loại cánh khuấy này
không sử dụng được cho chất lỏng độ nhớt cao.
Để tạo các dòng chảy hướng trục và khuấy trộn được toàn bộ chất lỏng trong thùng
trộn người ta thường lắp nghiêng các tấm cánh khuấy góc 30 - 40 độ so với trục
hoặc nhiều tầng cánh khuấy (Hình 3). Khoảng cách giữa các tầng cánh khuấy
thường bằng một nửa đường kính bộ cánh khuấy.
Kích thước cơ bản của cánh khuấy tấm: Đường kính bộ cánh khuấy d = 0.6 - 0.9D;
chiều rộng mỗi tấm b = 0.1 - 0.2D; khoảng cách cánh khuấy đến đáy h <= 0.3D;
trong đó: D là đường kính trong của thùng khuấy.

a. Bộ cánh khuấy một tầng; b. Bộ cánh khuấy nhiều tầng;

Ưu điểm: - Thường tạo ra dòng chảy tiếp tuyến, tạo ra sự khuấy đều cho hỗn hợp.
Nhược điểm: - Sự khuấy trộn chất lỏng chỉ phát sinh theo đường viền của cánh
khuấy do xoáy, còn theo chiều dọc trục và hướng tâm là không đáng kể lực cản
cánh khuấy lớn vì vậy thường năng suất thấp.

Bộ khuấy chong chóng (chân vịt)


tạo nên được dòng chảy hướng trục trong thùng trộn. Do có dòng chảy hướng trục
nên cường độ khuấy trộn trong thùng khuấy tăng lên rõ rệt.
Người ta thường làm thùng khuấy hình trụ có đáy hình cầu.
Các kích thước cơ bản của cánh khuấy chong chóng là d = 0.2 - 0.5D; khoảng cách
đáy là h = 0.5 - 1.0D.
Số vòng quay của bộ cánh khuấy chong chóng cao hơn nhiều so với các cánh
khuấy khác và có thể đạt tới 40 vòng/s.
Bộ phận khuấy chân vịt dùng để khuấy trộn chất lỏng có độ nhớt thấp (0,5- 2,0
Ns/m2). Tùy theo độ cao của tầng chất lỏng mà có thể có một hay nhiều tầng chân
vịt, mỗi chân vịt có thể có 2 hoặc 3 cánh, mỗi cánh quạt là một phần mặt xoắn vát
nghiêng với bề mặt nằm nghiêng một góc α có trị số thay đổi từ 0 - 90 độ theo
hướng trục quay đến mép cánh. Dạng cánh như thế đảm bảo tạo ra dòng chảy
hướng trục rất lớn và rút ngắn được thời gian khuấy trộn. Trường hợp nối hai tầng
chân vịt người ta bố trí sao cho sức hút và đẩy của hai chân vịt thực hiện theo một
hướng tạo nên khả năng khuấy trộn mãnh liệt hoặc hai chân vịt hút đẩy theo hai
hướng ngược nhau để khuấy trộn nhanh chất lỏng.

Ưu điểm:
- Bộ phận khuấy chân vịt có thể tạo ra dòng chảy hướng trục lớn nên có thể rút
ngắn thời gian khuấy trộn.
Nhược điểm:
- Đòi hỏi cánh khuấy có độ bền cơ học cao
Bộ cánh khuấy tuabin là các bánh có gắn các tấm khuấy và lắp đặt trên trục
truyền động đứng. Cánh khuấy loại này tạo nên cường độ khuấy lớn trong thùng
trộn. Nó thường được dùng để tạo huyền phù hoặc hòa tan vật rắn. Cánh khuấy
tuabin có đường kính d = 0.15 - 0.6D và tốc độ vòng quay 2 - 5 vòng/s.

a. Bộ cánh hở và các tấm phẳng lắp li tâm; b. Bộ cánh hở với các tấm uốn; c.
Bộ cánh hở với các tấm đặt nghiêng.

Cánh máy khuấy tuabin khi hoạt động thường tạo ra dòng chảy lưỡng tâm
nghĩa là chuyển động từ cách khuấy vào tâm. Để đảm bảo cho chất lỏng
chảy hướng tâm cần tạo ra lực ly tâm lớn hơn lực chảy vòng của chất lỏng.
Độ lớn lực ly tâm phụ thuộc vào đường kính cánh khuấy và số vòng quay
của nó. Loại này thường dùng để khuấy trộn chất lỏng có độ nhớt cao tới
80Ns/m2.
Bộ phận khuấy tuabin thường được cấu tạo bởi một hay nhiều tuabin quay
trên trục thẳng đứng. Mỗi máy khuấy trộn turbine thường có 4 đến 16 cánh.
Tùy theo tính chất của hỗn hợp lỏng (chủ yếu là độ nhớt) và mục đích khuấy
trộn mà tuabin ở dạng hở hay dạng kín và cách tuabin có thể phẳng, nghiêng
hay uốn.
- Loại máy khuấy tuabin với các tấm phẳng sẽ tạo dòng chảy tiếp tuyến và
hướng tâm trong đó chất lỏng được hút vào tâm và đẩy ra theo chu vi của
cánh, loại này vừa có tác dụng trộn vừa làm đồng nhất chất lỏng.
- Loại máy khuấy tuabin cánh nghiêng sẽ tạo nên dòng chảy hướng tâm và
hướng trục sẽ làm tăng khả năng khuấy trộn và hòa tan vật rắn trong chất
lỏng - Loại máy khuấy tuabin với các tấm uốn sẽ tạo ra dòng chảy tiếp tuyến
và hướng tâm khi khuấy trộn, mặt lõm của cánh hướng về phía chiều quay,
nhờ đó đã giảm được hiện tượng trượt tương đối của chất lỏng với cánh,
đồng thời tạo điều kiện cho cánh quét chất lỏng được tốt hơn.
Ưu điểm của cánh máy khuấy tuabin:
- Bộ phận khuấy tuabin tạo ra lực ly tâm lớn nên làm tăng khả năng va đập
giữa nguyên liệu và máy khuấy nên các thành phần của hỗn hợp dễ di
chuyển vào nhau hơn. - Trộn được chất lỏng có độ nhớt.
Nhược điểm: - Đòi hỏi động cơ có công suất lớn.

You might also like