You are on page 1of 7

LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VÀ THIẾT KẾ THÙNG (CÓI) TRỌN BÊ TÔNG

1. Các phương án thiết kế.


*Dựa theo phương án dỡ liệu ta có 2 loại máy trộn:
 Máy trộn liên tục.
Máy trộn bê tông liên tục: thường sử dụng trong các công trình xây dựng
đòi hỏi khối lượng bêtông lớn, có thể đạt trên 60m/h.
 Máy trộn chu kỳ.

máy trộn bê tông


theo chu kì

Có cánh trộn quay


kiểu rôto. 2 trục nằm ngang.
kiểu hành tinh.

máy trộn chu kỳ thuộc loại trạm lắp ráp di động


1.1. Máy trộn cưỡng bức kiểu Rôto
a, Cấu tạo.

Hình 1.1.a: Cối trộn trục đứng cưỡng bức kiểu rô to


Trong đó:
1 - Động cơ.
2 - Hộp giảm tốc.
3 - Trục Rôto.
4 - Cánh trộn.
5 - Cửa nạp liệu.
6 - Cửa dỡ sản phẩm.
b, Nguyên lí hoạt động:
Thành phần phối liệu được cấp vào thùng trộn qua cửa nạp liệu (5). Động cơ
(1) truyền chuyển qua hộp giảm tốc (2) qua khớp nối dẫn động trục Rôto (3) có
gắn các cánh trộn (4) với các chiều cao và góc nghiêng khác nhau làm cho hổn hợp
bê tông được trộn đều. Và hổn hợp bê tông được lấy ra qua cửa dỡ liệu (6) dùng xi
lanh khí nén.
c, Ưu nhược điểm
*Ưu điểm
- Quét sạch tiết diện của thùng và trộn đều hổn hợp bêtông
- Tiết kiệm được không gian.
- Giá thành thấp.Tiêu thụ năng lượng riêng nhỏ
* Nhược điểm
- Việc bố trí cánh trộn tương đối phức tạp.
- Muốn sản xuất bê tông có độ sụt thấp thì loại kiểu Rô to này không đáp
ứng được.
1.2. Máy trộn cưỡng bức có cánh trộn quay kiểu hành tinh.
a, Cấu tạo
Trong đó:
1. Động cơ.
2. Hộp giảm tốc.
3. Cụm cánh trộn trung tâm.
4. Cửa nạp liệu.
5. Cánh trộn quay tròn.
6. Cánh trộn chuyển động hành tinh.
7. Cửa dở sản phẩm.
8. Bánh răng trung tâm.
9. Vành răng cố định.
10. Bộ cánh trộn hành tinh.
b, Nguyên lí hoạt động
Chuyển động của bộ hành tinh có được là do chuyển động từ động cơ (1)
qua hộp giảm tốc (2) làm quay cụm cánh trộn trung tâm (3) làm cho cánh trộn (5)
quay tròn, đồng thời truyền động qua hệ bánh răng trung tâm (8) ăn khớp với vằnh
răng cố định (9) làm cho trục (10) có gắn cánh trộn (6) quay theo chiều ngược lại
trộn đều hổn hợp bê tông.
c, Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Hỗn hợp được trộn đều.
+ Tiết kiệm được không gian.
+ Đây có lẽ là phương án trộn mang lại hiệu quả cao nhất trên thị trường
hiện nay, được sử dụng nhiều trong sản xuất bê tông li tâm đòi hỏi có độ sụt
thấp, bê tông Mác cao.
- Nhược điểm:
+ Kết cấu phức tạp, khó chế tạo.
+ Tiêu thụ năng lượng riêng lớn.
+ Giá thành cao.
1.3. Máy trộn cưỡng bức hai trục nằm ngang.
a, Cấu tạo.

1. 1_Động cơ.
2. Bộ truyền đai.
3. Hộp giảm tốc.
4. Khớp nối.
5. Phểu cấp liệu.
6. Thùng trộn.
7. Cửa xả liệu.
8. Xilanh đóng mở cửa xả.
9. Cánh trộn.
b, Nguyên lí hoạt động.
Động cơ (1) truyền chuyển động qua bộ truyền đai (2) qua hộp giảm tốc (3),
nhờ 2 cặp bánh răng đồng tốc và làm 2 trục trộn quay ngược chiều nhau, trên trục
trộn có gắn các cánh trộn (9) làm cho hổn hợp bê tông được bới lên và trộn đều.
c, Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Hổn hợp bê tông được trộn đều.
+ Có thể đáp ứng được một khối lượng trộn nhiều mà chất lượng vẫn đảm bảo hiệu
quả.
+ Sử dụng cho sản xuất các loại bê tông Mác cao, có độ sụt thấp.
+ Cho chất lượng bê tông cao mà giá thành có thể chấp nhận được, thì đây là
phương án tối ưu nhất.
- Nhược điểm:
+ Về việc bố trí hệ thống truyền động và chiều dài thùng trộn khá dài.
+ Trong quá trình làm việc trục trộn dễ bị cong uốn và xoắn. Tuy nhiên rất khó xảy
ra tình trạng nghiêm trọng do vật liệu chế tạo đã được kiểm bền rất gắt gao.
 Lựa chọn phương án: máy trộn cưỡng bức 2 trục nằm ngang
2. Tính kiểm tra công suất động cơ
* Cối trộn hai trục nằm ngang của hãng Sicoma dùng cho trạm trộn bê tông có
năng suất 60m3/h:
+ Dung tích nạp thô : 1500 lít.
+ Dung tích trộn : 1000 lít.
+ Công suất động cơ: 2x22Kw (2 động cơ)
+ Công suất động cơ cửa xả bê tông: 2.2 Kw
2.1.Tính kiểm tra công suất động cơ.
- Giả sử chọn nồi trộn 1500 lít của Sicoma
+ Để nồi trộn hoạt động bình thường thì công suất động cơ phải đủ lớn thắng được
lực cản của hỗn hợp bê tông. Do đó chúng ta sẽ đi kiểm tra lại công suất động cơ
điện của nồi trộn.
Công suất động cơ là:

Trong đó:
K: là hệ số lực cản riêng của cánh trộn trong vữa.
Các giá trị k được cho ở bảng:

Hình 2.1.b: hệ số cản lực riêng của cánh trộn trong vữa
Ta có:
- k = 5,5.104 N/m2 đối với vữa bê tông
- k = 3.104 N/m2 đối với vữa bê tông dẻo.
- b: chiều rộng cánh trộn trên mặt phẳng vuông góc với phương quay (m)
- ω : vận tốc vòng của trục trộn (rad/s)
Với nồi trộn = 22.7 (vòng/phút) là số vòng quay của trục trộn.
Theo tài liệu
- rn, r1: là bán kính đầu mút ngoài và trong của cánh trộn (m).
-z: số cánh trộn.
-η thường lấy ≈ 0,7÷0,8
-ϕ: là hệ số làm đầy thùng trộn, từ kích thước của nồi trộn và lượng vật liệu
cần thiết cho một mẻ trộn ta xác định được ϕ =0,6.
-Từ kích thước lắp đặt các cánh trộn ta xác định được bán kính của chúng tới
tầm quay (H26):
N =20,43 (Kw)
Ta tính được N < 22 Kw. Vậy công suất của động cơ là 22Kw trên mỗi trục
là hợp lý.

You might also like