You are on page 1of 36

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CƠ KHÍ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

HỌC PHẦN: THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ ĐO CƠ KHÍ


MÃ LỚP HỌC PHẦN: ME6368-1-21 (BK01)

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Toàn Thắng


Học Viên: Hoàng Minh Mậu
Mã học viên: 20211062M
Khóa: CH2021A
Lớp: Kỹ thuật cơ khí-Gia công áp lực (KH)

Hà Nội tháng 04 năm 2022


Mục lục
1. Tổng quan về thiết bị và dụng cụ đo cơ khí: ....................................................................................................................... 3
a, Kích thước và cách thức kiểm tra kích thước ................................................................................................................... 3
2. Thuật ngữ và định nghĩa ...................................................................................................................................................... 4
3. Các phương pháp đo kiểm trong cơ khí .............................................................................................................................. 5
a, Phương pháp đo trực tiếp:................................................................................................................................................. 5
b, Phương pháp đo gián tiếp: ................................................................................................................................................ 6
c, Phương pháp đo so sánh: .................................................................................................................................................. 6
3. Các dụng cụ đo cơ khí chính xác ........................................................................................................................................ 7
3.1 Thước cặp ....................................................................................................................................................................... 8
3.2.1 Thước cặp có du xích ................................................................................................................................................. 9
3.2.2 Thước cặp đồng hồ .................................................................................................................................................... 11
3.2.3 Thước cặp điện tử ...................................................................................................................................................... 12
3.2.3 Các chức năng đo của thước cặp ............................................................................................................................... 13
3.2.4 Nguyên tắc của Abbe................................................................................................................................................. 14
3.2.4 Cách sử dụng thước cặp ............................................................................................................................................ 15
a, Cách đo ........................................................................................................................................................................... 15
b, Cách đọc trị số đo ........................................................................................................................................................... 15
3.2.5 Các lỗi thường gặp khi sử dụng thước cặp ................................................................................................................ 16
3.3, Thước đo chiều sâu và thước đo chiều cao ................................................................................................................. 17
3.3, Dụng cụ đo Panme....................................................................................................................................................... 18
3.3.1, Panme ....................................................................................................................................................................... 18
3.3.2 Cấu tạo của Panme .................................................................................................................................................... 18
Trang 1 / 36
3.3.3, Các loại thước Panme ............................................................................................................................................... 19
3.3.3 Cách đo ...................................................................................................................................................................... 23
3.3.4 Cách đọc trị số đo ...................................................................................................................................................... 23
3.3.5 Cách khắc phục lỗi trên panme ................................................................................................................................. 24
3.3.5 Bảo quản panme ........................................................................................................................................................ 24
3.4 Đồng hồ so .................................................................................................................................................................... 25
3.5 Căn mẫu ........................................................................................................................................................................ 26
3.6 Calip giới hạn (Dưỡng đo) ........................................................................................................................................... 28
3.6.1 Calíp trụ ..................................................................................................................................................................... 29
3.6.2 Calíp hàm................................................................................................................................................................... 29
3.6.3 Calíp ren (Dưỡng đo ren) .......................................................................................................................................... 29
3.7 Thước căn lá đo khe hở ................................................................................................................................................ 30
4, Kết luận ............................................................................................................................................................................. 31
E, Tài liệu tham khảo ............................................................................................................................................................ 34

Trang 2 / 36
1. Tổng quan về thiết bị và dụng cụ đo cơ khí:
a, Kích thước và cách thức kiểm tra kích thước
- Để gia công một chi tiết, trước tiên ta phải có được thông tin đầy đủ kích thước và hình dạng hình học của chi tiết, các kích
thước hình học và hình dạng chi tiết phải là thông tin có thể đo và kiểm tra được. Các kích thước hình học chính xác của chi tiết
được thể hiện trong bản vẽ thiết kế, bạn vẽ chế tạo. Đảm bảo kích thước của chi tiết tuân thủ theo bản vẽ bằng các phương pháp
kiểm tra chất lượng sản phẩm, bán sản phẩm, hay các kích thước của các nguyên công gia công. Thiết bị đo kiểm các kích thước
chi tiết gia công được gọi là thiết bị đo cơ khí.
- Thiết bị đo cơ khí là dụng cụ dùng để đo đạc, kiểm tra các thông số chế tạo nhằm đảm bảo độ tin cậy, an toàn khi sử dụng
của các chi tiết và máy móc cơ khí. Hiện nay những sản phẩm này được ứng dụng rất nhiều trong thực tế, nó không chỉ giúp tiết
kiệm thời gian, sức lực mà còn đem lại hiệu quả cao cho người sử dụng.
- Trong quá trình kiểm tra kích thước chi tiết gia công được phần thành 3 giai đoạn chính bao gồm:
✓ Giai đoạn lấy mẫu: Từ một sản phẩm mẫu, hoặc là sản phẩm chế tạo mẫu được đo kiểm toàn bộ kích thước của chi tiết
để lấy dữ liệu phần tích, hiệu chỉnh hoặc lập bản vẽ chế tạo sản phẩm. Đặc điểm của giai đoạn này thường chiếm ít
thời gian và số lượng chi tiết được đo kiểm có số lượng nhỏ. Do vậy giai đoạn này có nhiều cách để đo kích thước
được áp dụng gồm các thiết bị đo cơ khí thông dụng cho đến các thiết bị đo tự động như máy đo kích thước 3D bằng
đầu dò chạm, máy đo không tiếp xúc bằng phương pháp Laser.
✓ Giai đoạn gia công: Ở giai đoạn gia công cơ (gia công cắt gọt), toàn bán sản phẩm và sản phẩm đều được kiểm tra kích
thước. Với việc yêu cầu kiểm tra toàn bộ (100%) kích thước của toàn bộ sản phẩm, nên số thiết bị, dụng cụ đo để kiểm
tra cần số lượng nhiều, có tính ổn định cao, dễ thực hiện là yêu tiên hàng đầu. Các thiết bị và dụng cụ đo kiểm trong
giai đoạn này thường là các thiết bị và dụng cụ đo cơ khí thông dụng. Do là bước kiểm tra nội bộ, nên các thiết bị và
dụng cụ đo trong giai đoạn này chỉ cần được kiểm định định kỳ nội bộ của đơn vị gia công.
✓ Giai đoạn kiểm tra xuất xưởng: Ở giai đoạn này các kích thước của sản phẩm được kiểm tra với tỷ lệ kiểm tra theo
từng yêu cầu cụ thể quy trình công nghệ đặt ra. Các thiết bị và dụng cụ đo kích thước trong giai đoạn này thường được
Trang 3 / 36
lựa chọn có kích đơn vị đo và độ chính xác cao hơn với ở giai đoạn gia công. Do là bước kiểm tra xuất xưởng, nên các
thiết bị và dụng cụ đo trong giai đoạn này phải được kiểm định định kỳ theo yêu cầu của các đơn vị chủ quản.

2. Thuật ngữ và định nghĩa


2.1. Phép đo: việc xác định giá trị của đại lượng vật lý bằng thực nghiệm nhờ những phương tiện kỹ thuật đặc biệt
2.2. Đại lượng đo: là đại lượng vật lý mà giá trị của chúng cần xác định bằng phép đo.
2.3. Phép đo trực tiếp: giá trị đại lượng đo nhận được trực tiếp từ số liệu thực nghiệm
2.4. Phép đo gián tiếp: giá trị đại lượng đo nhận được nhờ tương quan hàm số giữa đại lượng này với các đại lượng khác được
xác định
2.5. Mẫu đo: phương tiện đo dùng để sao lại đại lượng vật lý có giá trị cho trước với độ chính xác cao
2.6. Chuẩn: mẫu đo có cấp chính xác cao nhất của một quốc gia. Chuẩn có chức năng sao và giữ đơn vị đo; từ chuẩn người
ta sao, truyền kích thước các đơn vị tới mẫu
VD: chuẩn mét là thước mét chuẩn làm từ platinum- iridium đặt ở viện chuẩn quốc gia
2.7. Dụng cụ đo: phương tiện đo biến đổi thông tin đo lường về dạng mà người quan sát có thể nhận biết trực tiếp được
2.8. Phương pháp đo: cách thức sử dụng các nguyên lý đo và phương tiện đo để thực hiện phép đo
2.9. Đơn vị đo: Giá trị nhỏ nhất có thể đo được của thiết bị và dụng cụ đo (thước).
2.10. Độ chia nhỏ nhất: Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp của thiết bị và dụng cụ đo
2.11. Giới hạn đo: Giới hạn kích thước có thể đo được của thiết bị và dụng cụ đo:
2.12. Độ chính xác: Giá trị nhỏ nhất có thể đo được của thiết bị và dụng cụ đo.
2.13. Du xích: Du xích chính là phần thước phụ có trên nhiều thiết bị điển hình như thước kẹp hay panme. Tác dụng của du
xích là giúp tăng độ chính xác của phép đo lên gấp nhiều lần.

Trang 4 / 36
2.14. Sai số do: độ lệch của kết quả đo khỏi giá trị thực của đại lượng đo, sai số càng lớn thì độ chính xác của phép đo càng
giảm và ngược lại
2.15. Giá trị thực tế: giá trị tìm được bằng thực nghiệm và có xu thế tiệm cận với giá trị thực
2.16. Sai số tuyệt đối: hiệu giữa kết quả đo với giá trị thực
2.17. Sai số tương đối: tỷ số giữa sai số tuyệt đối với giá trị thực
2.18. Sai số điểm không: sai số mà giá trị của chúng không phụ thuộc đại lượng đo
2.19. Sai số độ nhạy: sai số mà giá trị của chúng phụ thuộc đại lượng đo
2.20. Sai số hệ thống: sai số không đổi hoặc thay đổi theo một quy luật nhất định khi đo lặp đi lặp lại cùng một đại lượng
2.21. Sai số ngẫu nhiên: sai số thay đổi một cách ngẫu nhiên khi đo lặp đi lặp lại cùng một đại lượng

3. Các phương pháp đo kiểm trong cơ khí


Có rất nhiều các phương pháp để đo gia công cơ khí chính xác, dưới đây là một số cách cơ bản:
a, Phương pháp đo trực tiếp:
Đây là phương pháp mà giá trị của đại lượng đo được xác định trực tiếp theo chỉ số hoặc số đo
trên thiết bị đo. Phương pháp này sẽ bao gồm:
Đo trực tiếp so sánh: Được sử dụng để xác định trị số sai lệch của kích thước so với mẫu chuẩn,
giá trị sai số sẽ xác định bằng phép cộng đại số kích thước mẫu chuẩn với trị số sai lệch đó.
Đo trực tiếp tuyệt đối: Được thực hiện để đo trực tiếp kích thước cần đo và giá trị đo sẽ hiển thị
trực tiếp trên vạch hiển thị của dụng cụ đo.

Trang 5 / 36
b, Phương pháp đo gián tiếp:
Với phương pháp này giúp người dùng xác định được kích thước gián tiếp qua kết quả đo các
đại lượng liên quan đến đại lượng đo.
Phương pháp này thường được sử dụng đo các kích thước bị giới hạn không gian bằng cách
dùng các dụng cụ nhíp đo để xác định kích thước cần đo, sau đó dùng phương pháp đo trực tiếp
để đo lại kích thước mẫu của nhíp đo.
c, Phương pháp đo so sánh:
Có tác dụng xác định các thông số của chi tiết thông qua dụng cụ đo độ sai khác giữa mẫu
chuẩn với kích thước vật cân đo.
Ví dụ: Dùng đồng hồ so và bàn mát để kiểm tra sản phẩm so với kích thước mẫu chuẩn,
phương pháp này cho đầy đủ thông tin về kích thước hơn so với phương pháp đo bằng calip.

Trang 6 / 36
3. Các dụng cụ đo cơ khí chính xác
Trong ngành cơ
khí, có rất nhiều các
loại dụng cụ đo lường
khác nhau. Trong đó
một số sản phẩm như
thước lá, thước cặp,
panme, đồng hồ so,
căn mẫu…giúp đảm
bảo độ chính xác cao.
Dưới đây là một số
dụng cụ đo cơ khí
chính các trong gia
công cơ khí được ứng
dụng rộng rãi hiện nay:

• Thước cặp: Được biết đến là dụng cụ đo đa năng được dùng để đo những kích thước ngắn (khoáng cách, chiều sâu, chiều
dài, đường kính lỗ...) và giới hạn. Độ chính xác của thước cặp khoáng ± (0,02 0,05) mm.
• Thước lá: Vạch chia của thước lá từ 0.5 - 1 mm với độ chính xác khoáng ± 0,5mm,
• Panme: Đây là dụng cụ chuyên dùng để đo lỗ, rành, đường kính ngoài... với độ chính xác gần như tuyệt đối có thể lên đến
± (0,005 0,01) mm. Tuy nhiên panme chỉ có thể đo được kích thước giới hạn.
• Calip: Dụng cụ này được sử dụng phổ biến để kiểm tra kích thước giới hạn của các sản phẩm.

Trang 7 / 36
• Đồng hồ so: Được sử dụng để kiểm tra những sai số đo so với kích thước chuẩn thông qua bàn gá, bàn rà chuẩn. Vì vậy
nó có thể kiểm tra trên nhiều dạng bẻ mặt khác nhau. Bên cạnh đó, đồng hồ so còn có thể xác định được độ không vuông góc,
độ không song song, độ tròn, độ đồng tâm, độ đào hay độ thẳng...
• Dưỡng: Chuyên dùng để kiểm tra hình dáng hoặc một kích thước.
Bên cạnh các thiết bị đo truyền thống nêu trên, những năm trở lại đây, sử dụng máy đo 3D quang học để đo kiểm trở nên rất
phổ biến. Máy đo 3D quang học có thể đo được toàn bộ bề mặt sản phẩm với biên dạng phức tạp. Máy sử dụng công nghệ ánh
sáng xanh, thời gian quét nhanh, độ phân giải và chính xác cao, cho kết quả là biểu đổ màu trực quan dễ theo dõi - Máy đo 3D
quang học hiện đang là một trong những giải pháp tối ưu nhất trong đo kiểm, giúp kiểm soát hiệu quả chất lượng sản phẩm
3.1 Thước cặp

Thước cặp đo được các kích thước dài như: chiều dài, chiều rộng, chiều cao, chiều sâu, đường kính. Thước cặp du xích 1/10
thường được dùng để kiểm tra những kích thước chính xác thấp. Thước cặp 120, 150 thường dùng kiểm tra các kích thước tương
đối chính xác. Thước cặp đồng hồ, thước cập hiện số có giá trị vạch chia tới 0,01 mm dùng để đo các kích thước có độ chính xác
cao.

Đo kích thước trong

Đo chiều sâu

Đo ngoài
Thước cặp có du xích Thước cặp đồng hồ Thước cặp điện tử

Trang 8 / 36
3.2.1 Thước cặp có du xích

Đo kích thước trong Vít trí định vị căn lá


Đo kích thước trong Căn lá (chi tiết giúp cho hai hàm đo luôn song song với nhau để đảm bảo độ chính xác)
Vít hãm
Vít trí định vị căn lá
Thân thước cặp Thanh chặn

Chấu đo trong
Chấu đo ngoài Thang đo chính Đo kích thước chiều sâu
Vấu tỳ
Thanh đo chiều sâu Bề mặt chuẩn của thước

Thang đo phụ (du xích)


Đo kích thước bao ngoài Cụm trượt

Đối với thước cặp có thước phụ, kết quả đo được đọc nhờ các vạch trên thước chính
và trên thước phụ. Nguyên lý đọc thước phụ của thước cặp như sau:
Khoảng cách giữa hai vạch trên thước chính a = 1mm, Cứ n khoảng trên thước phụ
thì bằng (n -1) khoảng trên thước chính. Nếu gọi khoảng cách giữa hai vạch trên thước
phụ là b thì:
a(n - 1) = b.n => a – b = a/n
Tỷ số a/n là giá trị của mỗi vạch trên thước phụ hay gọi là giá trị của thước, thường
được ghi trên thước phụ.
Thước cặp 1 / 10, thước phụ chia n = 10, giá trị của thước là 0,1 mm
Hình ảnh vạch chia và giá trị trên
Thước cặp 1 / 20, thước phụ chia n = 20, giá trị của thước là 0,05 mm
thước
Trang 9 / 36
Thước cặp 1 / 50, thước phụ chia n = 50, giá trị của thước là 0,02 mm
Thước phụ của ba loại thước cặp 1/10, 1/20 và 1/50
Kích thước đo xác định theo biểu thức sau: L = m +k(a/n)
Trong đó: L là kích thước đo được.
m: số vạch của thước chính nằm phía trái vạch " 0 " của thước phụ.
k: vạch của thước phụ trùng với vạch của thước chính.
a/n: giá trị của thước.
Ví dụ: ở trên, m là vạch số 15 trên thước chính, k là vạch thứ 16 trên thước phụ, a/n = 1/50. Vậy kích thước đo được là:
L = m +k(a/n) = 15+ 16*0.02=15,32
Để đọc nhanh chữ số thập phần thì ta quan sát vạch trùng trên tùy theo loại thước phụ và đọc số tùy theo loại thước phụ. Ở
ví dụ trên, vạch ngay bên phải vạch có ghi số 4 trên thước phụ trùng với một vạch trên thước chính thì ta đọc phần thập phân là
0,40 mm. Nếu vạch có khắc số 5 là vạch trùng thì kết quả phân thập phân là 0,50 mm.

Trang 10 / 36
3.2.2 Thước cặp đồng hồ
Loại thước cặp có đồng hồ sử dụng một đồng hồ khắc vạch thay cho du xích. Đối với thước cặp đồng hồ, đồng hồ sẽ cho
phép đọc kết quả đo một cách dễ dàng.
Độ chính xác phổ biến ở trong giải 0.05mm đến 0.01mm

Thang đo chính
Thang đo phụ

Nguyên lý đọc thước cặp có đồng hồ cặp như sau:


Khoảng cách giữa hai vạch trên thước chính a = 1mm.
Vạch thấy bên trái của cụm trượt trên thước chính (vị trí số 1) là m
Giá trị kim chỉ trên đồng hồ là k, n là tổng số vạch chia trên đồng hồ
Kích thước đo xác định theo biểu thức sau: L = m +k/n
Trong đó: L là kích thước đo được.
Thước cặp có đồng hồ giúp người dùng thực hiện phép đo kích thước được thuận lợi hơn so với thước cặp thường.

Trang 11 / 36
3.2.3 Thước cặp điện tử

Đo kích thước trong


Do mặt bậc
Cụm trượt Vít hãm
Cổng kết nới với thiết bị ngoại vi
Thân thước cặp
Thanh đo chiều sâu

Thang đo chính

Chấu đo
trong Thang đo chính Bề mặt chuẩn của thước Đo kích thước chiều sâu
Con lăn để dịch chuyên cụm trượt
Chấu đo ngoài
Nút (sét điểm không / giá trị đo tuyệt đối)

Đo kích thước ngoài

Thước cặp điện tử là thước cặp được gắn bộ mã hóa ABSOLUTE trên thân thước cặp.
Bộ mã hóa ABSOLUTE giúp cho thước đo kích thước dựa trên quá trình giải mã vị trí của cụm trượt với thang đo chính trên
thân thước. Với việc sử dụng công nghệ này giúp chỉ ra giá trị do của kích thước được nhanh và chính xác nhất.
Đặc điểm của của bộ mã hóa ABSOLUTE giúp:
Công nghệ ABSOLUTE không yêu cầu cài đặt gốc sau khi bật nguồn và không giới hạn tốc độ phản hồi.
Không xảy ra lỗi ngay cả khi người dùng di chuyển thanh trượt hoặc trục chính nhanh.
Người dùng cũng không cần phải thiết lập lại điểm đo gốc khi mở máy hoặc sau khi tắt thiết bị.

Trang 12 / 36
Vì loại bộ mã hóa này có công suất thấp hơn so bộ mã hóa loại cảm ứng AOS (cảm biến tại chỗ nâng cao) chính bởi vậy thời
lượng pin được kéo dài đến khoảng 3,5 năm (hoạt động liên tục đến 20.000 giờ)
Thước cặp có đồng hồ giúp người dùng thực hiện phép đo kích thước được thuận lợi hơn so với thước cặp đồng hồ và thước
cặp thường, như giá thành của thước cao hơn.
3.2.3 Các chức năng đo của thước cặp

1. Đo kích thước ngoài; 2. Đo kích thước trong; 3. Đo kích thước mặt bậc; 4. Đo chiều sâu

5. Đo khoảng cách hai điểm; 6. Đo kích thước trong; 7. Đo chiều sâu; 8. Đo kích thước rãnh hẹp

Trang 13 / 36
3.2.4 Nguyên tắc của Abbe
Sai số do bề mặt đo của chấu chuyển động bị nghiêng
và không song song với bề mặt đo của chấu cố định.
Nếu bề mặt đo của chấu chuyển động bị nghiêng và
không song song với bề mặt đo của chấu cố định, do tác
dụng lực quá lớn lên thanh trượt hoặc do mép bể mặt
chuẩn của thước thiếu độ thẳng, sai số đo sẽ xảy ra như
trong hình. Lỗi này có thể là sai đáng kể kết quả đo do
thước cặp không tuân theo Nguyên tắc của Abbe.

Do vậy để giảm sai số đo trong trường hợp này cần thao tác đo sao cho vật đo nằm gần vào phía trong của hàm đo.

Trang 14 / 36
3.2.4 Cách sử dụng thước cặp
a, Cách đo

- Trước khi đo cần kiểm tra thước có chính xác không bằng cách kéo du xích về
vị trí 0 ban đầu.
- Kiểm tra bề mặt vật đo có sạch không.
- Khi đo phải giữ cho 2 mặt phẳng của thước song song với mặt phẳng cần đo.
- Muốn lấy thước ra khỏi vị trí đo thì phải vặn đai ốc hãm để cố định hàm động
với thân thước chính.

b, Cách đọc trị số đo

- Khi đo xem vạch “0” của du xích ở vị trí nào của thước chính, ta đọc
được phần nguyên của kích thước ở trên thước chính.
- Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được
phần lẻ của kích thước ở trên du xích.
Chú ý: Phải để hướng nhìn vuông góc với bề ghi giá trị của thước để
tránh sai số do hướng nhìn bị xuyên.

Trang 15 / 36
3.2.5 Các lỗi thường gặp khi sử dụng thước cặp
a, Sai số hệ thống
Thước cặp sau một thời gian sử dụng sẽ bị cong, biến dạng mỏ đo dẫn đến sai số hệ thống. Để sai số này không ảnh hưởng
đến kết quả đo thì cần kiểm tra thước trước khi đo. Nếu mỏ đo bị biến dạng, cong vênh thì cần đổi thước khác có chất lượng đảm
bảo so với yêu cầu, trong trường hợp cần phải thực hiện phép đo mà chưa có điều kiện đổi thước thì sẽ xác định sai số do mỏ đo
vị biến dạng cong vênh như một sai số hệ thống, sai số này sẽ được đưa vào hiệu chỉnh giá trị đo.
b, Thiết lập sai giá trị gốc “0” với thước đo điện tử
Lỗi này khá phổ biến, thường gặp ở những
chiếc thước cặp điện tử. Nguyên nhân gây ra lỗi sai
này là do các hàm tiếp xúc với nhau nhưng không
khớp với giá trị đo trên thân thước chính, vì vậy dẫn
đến sai lệch kết quả đo.
Ngoài ra, cũng có một số các nguyên nhân khác
dẫn đến lỗi thiết lập sai giá trị gốc “0” như thước cặp
điện tử không đạt tiêu chuẩn dẫn đến sai số hay tác động bởi các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến sự liên kết của các hàm
khiến giá trị đo sai.

Trang 16 / 36
3.3, Thước đo chiều sâu và thước đo chiều cao
Thước đo chiều sâu và thước đo chiều cao cũng là loại thước có du xích, nên về cấu tạo cơ bản giống thước cặp, chỉ khác là
không có mỏ đo cố định. Mỏ động của thước đo sâu là một thanh ngang. Ở thước đo chiều cao, mỏ động có thể lắp được mũi đo
hoặc mũi vật dấu, thước chính được lắp cố định trên một đế gang.
Cách sử dụng thước đo sâu và thước đo cao cũng tương tự như thước cặp. Các loại thước đo cao hiện số cho phép đọc đến
giá trị 0,01mm.

1. Thước đo sâu thường; 2. Thước đo sâu điện tử; 3. Thước đo cao thường; 4. Thước đo cao điện tử

Trang 17 / 36
3.3, Dụng cụ đo Panme
3.3.1, Panme

Panme cho độ chính xác cao, thậm chí là cao hơn thước cặp, vì vậy nó được ứng dụng nhiều trong do kiểm tra chất chi tiết ở
bước gia công tinh và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm có dung sai cho phép nhỏ hơn 0.1mm. Thước đo panme thường được sử
dụng để đo đường kính ngoài, đo lỗ, rãnh với độ chính xác đạt từ ± (0,005÷0,01) mm. Thiết bị cơ khí này cũng cung cấp nhiều
dải đo khác nhau nhưng giới hạn, ví dụ panme ghi 0 – 25 chỉ đo được kích thước ≤ 25mm, panme ghi 25 – 50 chỉ đo được kích
thước từ 25 đến 50mm
3.3.2 Cấu tạo của Panme Ống cố định Ống động
Chấu đo cố định Chấu đo di động
Panme có cấu tạo dựa
trên nguyên lý chuyển động
của cụm ren vít và đai ốc,
trong đó biến chuyển động Thước phụ Núm vặn cóc
quay thành chuyển động Thước chính
tịnh tiến của chấu đo di động.
Vít hãm

Thân thước
* Giá trị vạch chia trên thước phụ
c’ = p/n;
p là bước của ren vít, giá trị p bằng khoảng cách hai vạch chia liên tiếp trên thước chính (thông thường p=0.5mm)
n là số vạch chia trên thước phụ.
Kết quả đo được xác định:
- L giá trị của phép đo
- m là vạch thấy bên trái của ống động
Trang 18 / 36
- i là vạch thứ i ở trên ống quay gần nhất với đường chuẩn trên ống cố định (thước chính)
Kích thước đo xác định theo biểu thức sau: L = m +i.c’
Ví dụ:
Hình 1, L = m + i.c’ = 16 + (7 x 0,01) = 16,07mm
Hình 2, L = m + i.c’ = 36,5 + (47 x 0,01) = 36,97mm

Hình 1, L=16.07 Hình 2, L=36.97


3.3.3, Các loại thước Panme

Cũng giống như Đường kính rãnh hẹp Kích thước trong Chân rãnh then Chiều dày ống Khoảng cách hai điểm
thước cặp, Panme có
Panme cơ khí và
Panme điện tử.
Panme có nhiều
loại được thực hiện
theo các chức năng. Dao phay modul
Hình bên là một số Kích thước chân ren Pháp tuyến bánh răng Đường kính chân răng (gia công bánh răng
chức năng đo đặc biệt
của Panme

Trang 19 / 36
1, Panme đo ngoài thông dụng

2, Panme đo thích thước ngoài bị giới hạn không gian thao tác.

3, Panme đo đường kính chân ren

Trang 20 / 36
4, Panme đo chiều dày tấm vật liệu dẻo, mềm (vật liệu giấy, cao su, silicon, …)

5, Panme đo pháp tuyến bánh răng

6, Panme đo đường kính chân bánh răng

Trang 21 / 36
7, Panme đo khoảng cách rãnh hẹp
Chấu đo

8, Panme đo trong, 9, Panme đo sâu

Trang 22 / 36
3.3.3 Cách đo
- Trước khi đo cần kiểm tra xem panme có chính xác không.
-Khi đo tay trái cầm panme, tay phải vặn cho đầu đo đến gần
tiếp xúc thì vặn núm vặn cho đầu đo tiếp xúc với vật đúng áp lực
đo.
- Phải giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước
cần đo.
- Phải vặn đai ốc hãm để cố định đầu đo động trước khi lấy
panme ra khỏi vật đo.
Panme có cấu tạo dựa trên nguyên lý chuyển động của cụm
ren vít và đai ốc, trong đó biến chuyển động quay thành chuyển
động tịnh tiến của đầu đo di động.

3.3.4 Cách đọc trị số đo


- Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số mm và nửa
mm của kích thước ở trên thước chính.
- Dựa và vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được % mm
trên thước phụ (giá trị mỗi vạch là 0.01mm).

Trang 23 / 36
3.3.5 Cách khắc phục lỗi trên panme
Với trường hợp của bạn, sẽ có 2 trường hợp xảy ra là lỗi thiết lập
giá trị 0 hoặc lỗi do thimble. Cách khắc phục như sau
✓ Lỗi số “0”

Lỗi số “0” là trường hợp thường gặp với những ai đang sử dụng
panme, đặc biệt là panme cơ khí. Cách điều chỉnh điểm 0 trên panme
sẽ được thực hiện như sau:

Nếu là lệch trên, hãy cố định spin doll bằng chốt khóa, sử dụng
cờ lê để xoay vị trí bị lệch. Sau đó, kiểm tra điểm “0” ăn không chưa.
Nếu chưa khớp hãy thực hiện lại từ đầu. Trong trường hợp điểm “0” lệch xuống dưới, bạn cũng thực hiện tương tự như lệch trên.
3.3.5 Bảo quản panme
Panme là thiết bị đo chuyên dụng, chỉ một chút ảnh hưởng hay tác
động nhỏ đều có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của chúng.
Vì vậy, khi sử dụng panme, bạn cần tuân thủ các lưu ý:
Sau một thời gian sử dụng, bạn cần hiệu chỉnh lại panme để tránh
xảy ra các lỗi trong quá trình đó.
Trước và sau khi tiến hành đo đạc, bạn nên sử dụng khăn mềm
lau lau nhẹ, đảm bảo các bề mặt của panme được làm sạch.
Ngoài ra, sau một lần sử dụng, bạn nên bôi dầu cho chúng. Điều
này giúp tránh tình trạng hoen gỉ, chống hao mòn và đảm bảo trơn tru
cho những lần hoạt động tiếp theo.

Trang 24 / 36
Khi sử dụng xong, cần đặt chúng ở môi trường khô ráo, ẩm ướt. Tránh xếp chồng các dụng cụ lên nhau để bảo vệ tốt.
3.4 Đồng hồ so

- Là dụng cụ đo chính xác 0.01-0.001mm. Đồng hồ


điện tử còn chính xác hơn.
- Đồng hồ so dùng nhiều trong kiểm tra sai lệch hình
dạng hình học như độ côn, độ thẳng, độ song song
vuông góc, độ không đồng trục.
- Đồng hồ so còn có thể kiểm tra hàng loạt bằng phương
pháp so sánh.
Đồng hồ so kiểu trụ trượt là loại phổ biến nhất. Mặt lớn
của đồng hồ chia ra 100 vạch; thường giả trị một vạch bằng
0,01 min. Khi kim lớn quay hết 1 vòng, lúc đó kim nhỏ quay
đi 1 vạch. Vậy giá trị mỗi vạch trên mặt số nhỏ là 1mm.
Khoảng cách di chuyển của thanh đo điển hình là từ 8 –
20mm
Đồng hồ so kiểu trụ trượt phía sau được dùng khi việc
đọc số gặp khó khăn nếu dùng loại trụ trượt thông thường.
Thanh đo dịch chuyển trong phạm vi khoảng 3mm. Một số
loại đồng hồ so chính xác cao có giá trị vạch chia là 0,002
hoặc 0,001…
Các đồng hồ sử dụng kiểu trụ trượt hiện đại dùng màn hình hiển thị số cho phép đọc số trực tiếp (theo hệ inch hoặc mm)

Trang 25 / 36
Do sử dụng hệ thống đòn bẩy nến đồng hồ so kiểu cân có phạm vi đo không lớn như kiểu trụ trượt, thường là 0,5 mm hoặc
0,8 mm. Vạch chia của đồng hồ thường là 0,01 hoặc 0,005 mm.
Đồng hồ đo lỗ về nguyên lý cấu tạo tương tự đồng hồ đo ngoài. Nhưng ở đồng hồ đo là có hai đầu đo, một đầu cố định, một
đầu di động, ngoài ra đầu đo còn có cơ cấu định tâm để xác định cho đồng hồ đo đúng vị trí đường kính lỗ.
3.5 Căn mẫu
Căn mẫu là một loại mẫu
chuẩn về chiều dài, có độ chính
xác cao, thường được dùng khi
kiểm tra các chi tiết, dụng cụ
đo chính xác, máy đo, điều
chỉnh máy khi gia công các chi
tiết chính xác.
Căn mẫu có dạng hình hộp
chữ nhật có hai mặt đo phẳng,
song song. Kích thước đo của
căn mẫu là khoảng cách hai
điểm giữa của hai mặt đo.
Căn mẫu thường được chế
tạo thành từng bộ theo tiêu
chuẩn, mỗi bộ có nhiều miếng.
Số miêng của mỗi bộ tùy thuộc
vào từng hãng sản xuất. Các bộ
được đánh dấu bởi con số chỉ
Trang 26 / 36
số miếng theo sau chữ M (hệ mét), sau đó là số 1 hoặc 2. Số 1 hoặc 2 này chỉ loạt miếng dựa trên l mm hoặc 2 mm. Ví dụ, một
bộ 88 miếng dựa trên 1 mm được đánh dấu là M8 /1
Bộ căn M8 /1 gồm có các miếng căn có kích thước cụ thể như sau:
- 1 miếng 1,0005 mm.
- 9 miếng có kích thước từ 1,001 mm đến 1,009 mm với bước 0,001 mm.
- 49 miếng có kích thước từ 1,01 mm đến 1,49 mm với bước 0,01 mm.
- 19 miếng có kích thước từ 0,5 mm đến 9,5 mm với bước 0.5 mm
- 10 miếng có kích thước từ 10 mm đến 100 mm với bước 10 mm.
Bộ căn M88 / 2 gồm có các miếng căn có kích thước cụ thể như sau:
- 1 miếng 1,0005 mm.
- 9 miệng có kích thước từ 2,001 mm đến 2 009 mm với bước 0,001 mm.
- 49 miếng có kích thước từ 2,01 mm đến 2,49 mm với bước 0,01 mm.
- 19 miếng có kích thước từ 0,5 mm đến 9,5 mm với bước 0,5 mm.
- 10 miếng có kích thước từ 10 mm đến 100 mm với bước 10 mm.
Các miếng căn mẫu có thể được ghép với nhau thành kích thước cần đo.
Khi chọn các miếng căn mẫu để ghép với nhau thành kích thước cần thiết, cần đảm bảo dùng số căn ít nhất và phải chọn từ
những miếng căn có kích thước phần thập phân nhỏ nhất trở đi

Trang 27 / 36
3.6 Calip giới hạn (Dưỡng đo)
a, Công dụng
Calíp dùng giới hạn để kiểm tra
các thông số về kích thước của chi
tiết trong sản xuất hàng loạt. Đây là
loại dụng cụ đo không có cơ cấu chỉ
thị nên chỉ dùng để xác định kích
thước thực của chi tiết có nằm trong phạm vi dung sai cho phép hay không.
b, Phân loại
* Theo mục đích của việc kiểm tra, phân ra:
- Calíp thợ: để kiểm tra chi tiết trong quá trình gia công.
- Calíp thu nhận: để kiểm tra thu nhận sản phẩm.
- Calíp kiểm tra: để kiểm tra lại độ chính xác của hai loại calíp trên sau một thời gian sử dụng.
* Theo phạm vi sử dụng, phân ra: calíp trụ, calíp côn, calíp ren, calíp then hoa …
* Theo dạng bề mặt kiểm tra, phân ra:
- Calíp nút: để kiểm tra bề mặt trong của chi tiết.
- Calíp hàm: để kiểm tra bề mặt ngoài của chi tiết.

Trang 28 / 36
3.6.1 Calíp trụ
Là thiết bị đo cầm tay có dạng hình trụ dùng để kiểm tra
đường kính lỗ trong các chi tiết như lỗ khoan, lỗ doa, đường
ống… có nằm trong dung sai cho phép hay không. Calíp trụ có
2 loại là loại ĐẦU QUA và KHÔNG QUA, có thể được chế tạo
riêng hoặc trên cùng một dụng cụ đo 2 đầu. Loại ĐẦU QUA
dùng kiểm tra kích thước nhỏ nhất cho phép của lỗ, loại KHÔNG
QUA dùng kiểm tra kích thước lớn nhất cho phép của lỗ.
3.6.2 Calíp hàm
Là thiết bị đo có dạng hàm tròn dùng để kiểm tra đường kính của các chi tiết
có dạng hình trụ, cũng như để hiệu chuẩn các loại dụng cụ đo khác như thước
cặp, panme… Tương tự như loại Calíp trụ thì Calíp hàm cũng có loại ĐẦU
QUA, KHÔNG QUA.
a
3.6.3 Calíp ren (Dưỡng đo ren)
Dưỡng đo ren được sử dụng để kiểm tra bước
ren của các chi tiết ren, vít, có thể là ren trong
hoặc ren ngoài. Dưỡng đo ren có ba loại phổ biến
là Dưỡng kiểm ren ngoài dạng vòng (Thread ring
gauge), Dưỡng kiểm ren trong dạng trụ (Thread
plug gauge) và Dưỡng đo ren dạng lá thép (Screw
or Thread Pitch Gauge).

Trang 29 / 36
3.7 Thước căn lá đo khe hở
Thước căn lá dùng để đo khe hở 0.03-
1.0mm, Thước căn lá 26 lá. Precision
Feeler Gauge Set. Có nhiều cách gọi khác
nhau của loại dụng cụ đo khe hở này như
thước lá. 26 lá được sản xuất theo tiêu
chuẩn DIN 2275, Thước có độ chính xác
cao về độ dày từng lá thước và bền.
Thước được làm từ thép có độ đàn hồi
cao, khả năng chịu uốn cao, Đầu lá thép bo
tròn hình nón để dễ lách vào khe hở. Các
lá thép được ghép với nhau và gắn vào vỏ bằng thép mạ Niken. Chuôi thước có núm xoay khóa cứng lá thép. Thước nhét xoè ra
như cây quạt, độ dày mỗi lá được in khắc trên lá tương ứng. Trị số độ dày trên thước được khắc laser. Giúp cho người sử dụng
dễ dàng chọn lá phù hợp. Thước được phủ lớp dầu chống gỉ sét.
Ứng dụng của thước:
Thước được dùng phổ biến trong quá trình kiểm tra các khe hở nhỏ trong quá trình lắp ráp các cụm chi tiết máy.

Trang 30 / 36
4, Kết luận
Trong ngành cơ khí chính xác, có rất nhiều thiết bị và dụng cụ đo lường với những chức năng, tính năng, ưu nhược điểm khác
nhau. Việc lựa chọn thiết bị, dụng cụ đo phù hợp thường được căn cứ vào yêu cầu công nghệ và tình hình sản xuất thực tế của
đơn vị gia công. Một số căn cứ lựa chọn thiết và dụng cụ đo:
1. Lựa chọn theo ứng dụng đo thực tế
Các thiết bị, dụng cụ đo lường cơ khí thường có những cấu tạo, thiết kế riêng để đáp ứng cho những ứng dụng đo lường trong
thực tế, ví dụ như để đo chiều dài, đo góc, đo đường kính lỗ, đo chiều cao, đo bước ren…
Những thước cặp, panme, thước dây, thước thẳng… được dùng để đo chiều dài. Tuy nhiên một số panme được thiết kế đặc
biệt như panme đầu đo chữ V được dùng để đo đường kính bên ngoài của các dụng cụ cắt có số lưỡi cắt lẻ và kiểm tra độ tròn
của một bộ phận nào đó. Để đo kích thước lỗ, có thể dùng panme đo trong hay thước đo lỗ. Chiều sâu rãnh, lỗ có thể dùng thước
đo sâu. Chiều cao một sản phẩm được đo bằng thước đo cao. Các máy đo phức tạp hơn như máy đo 3D có thể cho phép đo lường
đa dạng hơn, cho ra nhiều kết quả của chi tiết được đo hơn, đáp ứng đa dạng các yêu cầu trong đo kiểm.
2. Lựa chọn theo đối tượng cần đo
Dựa theo đối tượng cần đo (chi tiết, sản phẩm thực tế) để lựa chọn thiết bị, dụng cụ đo phù hợp với các điều kiện, tính chất
của đối tượng đó.
Hình dạng đối tượng đơn giản hay phức tạp?
Tất nhiên là nếu hình dạng của đối tượng càng đơn giản, chẳng hạn như các chi tiết có hình hộp chữ nhật, hình trụ, hình cầu
thì việc đo kích thước sẽ càng dễ dàng. Khi đó, bạn có thể dùng những dụng cụ đo lường phổ biến như thước cặp, panme, thước
thẳng, thước dây, thước đo cao…
Tuy nhiên nếu đối tượng là sự kết hợp của nhiều hình khối với nhau, tạo nên hình dạng phức tạp, các dụng cụ đo lường thông
thường có thể bị hạn chế khả năng đo lường, thì lúc đó, máy đo 2D, máy đo 3D… sẽ phù hợp hơn để sử dụng. Hiện tại với những
sản phẩm có kết cấu phức tạp, máy quét laser 3D cũng được nhiều công ty lựa chọn.

Trang 31 / 36
Vật liệu cứng hay mềm?
Các đối tượng được tạo nên từ những vật liệu có độ cứng cao như kim loại, gốm sứ ít bị biến dạng khi kẹp giữa thước cặp và
panme, nên có thể đo lường được rất dễ dàng bởi hầu hết các thiết bị.
Nhưng với các vật liệu mềm như nhựa tổng hợp thì sẽ khó đo hơn vì chúng bị biến dạng khi bị kẹp bởi các dụng cụ đo thông
thường. Khi đó, một thiết bị đo không tiếp xúc sẽ đáp ứng độ chính xác cao hơn nhiều, chẳng hạn như một máy phóng hình hoặc
máy quét laser.
3. Theo kích thước của đối tượng
Kích thước của đối tượng cần đo cũng là một điều kiện quan trọng để bạn lựa chọn thiết bị, dụng cụ đo phù hợp. Chẳng hạn
với những chi tiết, sản phẩm cực nhỏ thì máy đo hiển vi là thiết bị mà bạn nên sử dụng. Còn với những vật thể lớn như khung ô
tô thì một máy đo tọa độ CNC cỡ lớn sẽ trở nên hữu dụng.
4. Lựa chọn theo yêu cầu về độ chính xác
Trong thực tế, mỗi sản phẩm được gia công sẽ có những yêu cầu riêng về độ chính xác, và để kiểm tra được dung sai của sản
phẩm có nằm trong phạm vi cho phép hay không thì những thiết bị, dụng cụ đo cũng sẽ cần có độ chính xác tương ứng.
Với ngành cơ khí chính xác thì những thiết bị, dụng cụ đo lường thường được yêu cầu phải đạt độ chính xác 0.2mm, 0.1mm,
0.05mm, 0.02mm, 0.01mm, 0.001mm, 0.0001mm hoặc hơn thế.
5. Lựa chọn theo khu vực làm việc
Khu vực sản xuất, phòng QC hay phòng thí nghiệm sẽ có những yêu cầu riêng về thiết bị đo lường. Và nhiều thiết bị, dụng
cụ đo cũng được thiết kế để đáp ứng cho những môi trường làm việc riêng biệt, không phải một thiết bị dùng được trong phòng
thí nghiệm lại có thể sử dụng tốt trong xưởng sản xuất.
Trong các xưởng gia công kim loại, các loại dụng cụ đo lường cầm tay như thước kẹp, panme, đồng hồ so, dưỡng kiểm… sẽ
được dùng phổ biến hơn. Đồng thời những dụng cụ này cũng phải có khả năng chống chịu được những điều kiện khắc nghiệt

Trang 32 / 36
của xưởng sản xuất. Với phòng QC và phòng thí nghiệm, các thiết bị, dụng cụ đo cũng phải đáp ứng được những yêu cầu riêng
biệt khác.
6. Lựa chọn từ chi phí
Về cơ bản thì độ chính xác của thiết bị đo sẽ liên quan đến giá thành. Tuy nhiên đó chỉ là một yếu tố, bởi giá bán của một
thiết bị, dụng cụ đo sẽ được cấu thành từ nhiều yếu tố. Những thước thẳng, thước vuông thường có mức giá thấp; thước kẹp,
panme thì có mức giá cao hơn; những thiết bị đo phức tạp như máy đo 2D, máy đo 3D sẽ còn có mức giá cao hơn nữa.
Tùy vào mức chi phí mà bạn có thể sử dụng để mua sắm thiết bị, dụng cụ đo mà lựa chọn một sản phẩm phù hợp cho công
việc. Và nếu bạn có nguồn tài chính dồi dào hơn, việc lựa chọn những thiết bị tốt hơn là điều nên thực hiện, chẳng hạn nếu bạn
làm khuôn mẫu, một máy đo quét laser 3D, máy dò đa điểm tiếp xúc.
Việc lựa chọn thiết bị và dụng cụ đo cơ khí đáp ứng tốt cho công việc đo lường, cần phải phù hợp với yêu cầu kiểm của
kích thước cần kiểm tra và điều kiện thực tế, không thể có thiết bị và dụng cụ nào có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu.
Do vậy, trong quá trình thiết kế, xây dựng quy trình công nghệ gia công cần xem xét kỹ yếu tố, phương pháp đo lường để có
quy trình và phương pháp đo phù hợp, tạo điều để quá trình gia công có thể sử dụng các thiết bị và dụng cụ đo phổ phiến,
sẵn có.

Trang 33 / 36
E, Tài liệu tham khảo
1, Tài liệu Project “Đo kích thước dài”
2, Catalogue của hãng Mitutoyo Asia Pacific
3, Giáo trình Dung sai lắp ghép và Kỹ thuật đo lường (Tác giả: PGS. TS. Ninh Đức Tốn, Nguyễn Thị Xuân Bảy)
4, Sổ tay Dung sai lắp ghép (Tác giả: PGS. TS. Ninh Đức Tốn)
5, Từ vựng quốc tế về đo lường học – khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản TCVN 6165:2009
6, Tiêu chuẩn ISO 286-2:1998, Hệ thống ISO về dung sai và lắp ghép.

Trang 34 / 36
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Trang 35 / 36

You might also like