You are on page 1of 13

Griseofulvin (C17H17ClO6) là một hợp chất thiên nhiên lần đầu được tìm thấy

và phân lập từ Penicillium griseofulvum vào năm 1939. Ngoài Penicillium,


griseofulvin còn có thể được phân lập từ các loài nấm túi ascomycetes khác như
Xylaria flabelliformis, Abieticola koreana và Stachybotrys levispora.
Griseofulvin cho thấy rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực từ nông nghiệp đến
dược phẩm. Trong nông nghiệp, griseofulvin được dùng như một chất bảo vệ
mùa màng khỏi nhiễm nấm mùa. Trong y dược, griseofulvin được sử dụng rộng
rãi như một chất kháng nấm, dùng điều trị Hắc lào và các bệnh nấm ngoài da
trên người và động vật nhờ vào độc tính thấp. Trong điều trị ung thư,
griseofulvin cho thấy tác dụng ức chế sự nhân lên của tế bào ung thư và có thể
cảm ứng chết tế bào thông qua tương tác với vi ống của thoi phân bào. Ngoài ra,
griseofulvin được cho là có thể ức chế sự nhân lên của virus viêm gan C thông
qua cản trở sự polyme hóa vi ống ở tế bào người.

I. TÊN QUỐC TẾ, TÊN KHÁC, CTCT


- Tên quốc tế: 7-chloro-2',4,6-trimethoxy-6'-methyl-3H-spiro[benzofuran-2,1'-
cyclohexan]-2'-ene-3,4'-dione
- Tên khác: Gris-PEG
- Công thức cấu tạo:

II. NGUỒN GỐC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ CHÍNH


1. Nguồn gốc của Griseofulvin và cụm gen tổng hợp Griseofulvin ở nấm
1.1. Nguồn gốc
Griseofulvin được phân lập lần đầu vào năm 1939 bởi Oxford, Raistrick và
Simonart từ Penicillium griseofulvum [1]. Sau hơn một thập kỷ nghiên cứu,
Brian và Hemming (1947) đã phát hiện ra một chất chuyển hóa của Penicillium
janczewski có thể làm uốn cong sợi nấm của Botrytis allii và đặt tên là “yêu tố
cuộn xoắn”, chất này sau đó được xác định có cấu trúc tương đồng với sản
phẩm của P. griseofulvum.
Griseofulvin là một polyketide có nguồn gốc từ các phân tử tiền chất là acetyl
và malonyl CoA để tạo thành dehydro griseofulvin. Cấu trúc vòng A-B-C của
griseofulvin lần đầu tiên được phát hiện bởi quá trình phân hủy oxy hóa. Nghiên
cứu của Brich et al. (1958) chỉ ra rằng 6- axit methylsalicylic (6-MSA), khung
carbon của griseofulvin, được tổng hợp từ một acetyl CoA và ba phân tử
malonyl CoA. Cấu trúc sinh tổng hợp của griseofulvin đã được làm sáng tỏ
bằng nghiên cứu 13C-NMR bằng cách sử dụng acetat đánh dấu đơn và kép, và
cấu trúc tinh thể của griseofulvin đã được tiết lộ bằng phương pháp tinh thể học
tia X và UV quang phổ.
Griseofulvin được ICI Hoa Kỳ công bố vào ngày 6/4/1959 dưới tên “Fulcin” và
Glaxo Anh dưới tên “Grisovin”, trở thành thuốc điều trị nấm đường uống đầu
tiên [2]. Kể từ đó griseofulvin được ứng dụng trong lâm sàng để điều trị bệnh
hắc lào ở động vật và người, song gần đây, hợp chất này lại thu hút sự chú ý
mới từ giới khoa học nhờ vào các báo cáo về những hoạt tính sinh học mới
được tìm thấy ở động vật có vú, bao gồm tác dụng chống virus và chống ung
thư [3].

 
*Link ảnh :  
https://cloud10.todocoleccion.online/sellos-portugal/tc/
2022/06/11/10/345156463_421224873.jpg
https://wellcomecollection.org/works/z2azkztf/items

1.2. Sinh tổng hợp griseofulvin từ nấm


Từ thế kỷ trước, nhiều nỗ lực đã được thực hiện để nghiên cứu về sinh tổng hợp
của các hợp chất thiên nhiên như griseofulvin sử dụng các cơ chất đánh dấu
bằng đồng vị phóng xạ.  
Những năm gần đây, việc giải đầy đủ trình tự bộ gen của nấm sợi đã trở nên
thuận lợi và chi phí giảm đi nhiều so với trước đó. Phân tích trình tự gen của
Aspergillus và Penicillium aethiopicum bằng các phần mềm như SMURF và
antiSMASH cho phép dự đoán các gen tổng hợp polyketid (PKS) giả định dựa
trên sự tương đồng về trình tự với các gen đã thiết lập gen của loài khác [3].
Năm 2010, nhóm nghiên cứu của Yi Tang ở UCLA đã xác định được cụm gen
tham gia vào sinh tổng hợp griseofulvin ở Penicillium aethiopicum. Mấu chốt
của cụm gen này là xác định được 3 gen mã hóa O-methyl-transferase (Gsf
B/C/D) và gen halogenase (GsfI) có liên quan đến các nhóm chức quan trọng
trong cấu trúc của griseofulvin. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy một gen mã hóa
P450 oxygenase (GsfF) chịu trách nhiệm cho sự chọn lọc cấu hình lập thể của
vòng B tạo nên cấu trúc spiro đặc trưng và sự khử chọn lọc lập thể vòng C.

Các gen tham gia vào sinh tổng hợp cấu trúc và các nhóm chức của griseofulvin
*Link ảnh: https://www.researchgate.net/figure/Griseofulvin-biosynthetic-gene-
clusterin-P-aethiopicum-Shown-are-the-roles-of-the-genes_fig1_271709545
Quá trình sinh tổng hợp griseofulvin
Enzym gsfA bắt đầu quá trình tổng hợp bằng cách kết hợp 1 acetyl-CoA và 6
đơn vị malonyl-CoA để tạo khung heptaketide benzophenone. O-
methyltransferase (gsfB và gsfC) sau đó methyl hóa phenol trên benzophenone
để tạo ra griseophenone C trung gian. Griseophenone C sau đó được clo hóa bởi
halogenase gsfI để tạo griseophenone B và griseophenone B sau đó được tạo
thành lõi grisan bởi hoạt tính oxy hóa phenol của gsfF. Lõi grisan cuối cùng
được biến đổi thành griseofulvin thông qua 2 quá trình là methyl hóa ở 5-OH
bởi gsf D và khử enoyl bởi gsf E [4].

2. Tổng hợp toàn phần griseofulvin


Giống như furan-3-one, benzofuran-3-one dễ dàng được tạo ra thông qua các
chất trung gian oxonium ylide. Cơ chế này lần đầu tiên được chứng minh bởi
Pirrung và Werner khi họ chỉ ra rằng diazoketone 73a và α-diazo-β-ketoester
73b sẽ chuyển vị để tạo ra các sản phẩm benzofuran-3-one 74a và 74b khi có
mặt Rh2(OAc)4. Thời gian phản ứng dài hơn đối với 73b, có thể giảm thời gian
bằng cách đun nóng hỗn hợp phản ứng, được cho là do sự có mặt của hai nhóm
cacbonyl bền trong α-diazo-β-ketoester. Nhóm Pirrung bắt đầu áp dụng phương
pháp này như một bước tiến mới trong quá trình tổng hợp hợp chất thiên nhiên
ba vòng (+)-griseofulvin. Hợp chất nhiều nhóm chức này là minh chứng tuyệt
vời cho việc sử cơ chất trong phản ứng chuyển vị có tính chọn lọc đồng phân
dia cao của oxonium ylide. Các tác giả đã sử dụng một trung tâm lập thể sẵn có
để kiểm soát hóa học lập thể tương đối trong quá trình chuyển vị và khi làm như
vậy họ đã phát hiện ra rằng thực nghiệm cho thấy sự ưu tiên đối với các trạng
thái chuyển tiếp nội sinh có thể bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng không gian.

Đóng vòng benzofuran


Chuỗi tổng hợp bắt đầu bằng quá trình clo hóa và acetyl hóa 3,5-
dimethoxyphenol. Chuyển vị Fries của aetate 75 cho phenol, chất này sau đó
được ghép cặp Mitsunobu với rượu allyl 76. Methyl ceton của 77 bị loại proton
và kết hợp với tác nhân Mander để tạo một β-ketoester, sau đó chịu phản ứng
chuyển nhóm diazo với MsN3, tạo ra diazoester 78. Phản ứng của 78 trong 5
mol% Rh2(piv)4 trong benzen khi hồi lưu đã cho chuyển vị [2,3] - sản phẩm 79
với hiệu suất 62%. Anken bị phân cắt bởi quá trình ozon phân, và kết quả là
aldehyde được olefin hóa để cho hiệu suất 80 trên 70% sau khi phân tách este.
Chuyển vị Curtius sau đó được sử dụng để phân hủy acid không bão hòa thành
methyl ketone 81 thông qua enamine. Quá trình ngưng tụ và methyl hóa kiểu
Dieckmann của enol thu được đã khép lại sơ đồ tổng hợp (+)-griseofulvin [5].

3. Nghiên cứu và phân tích cấu trúc của Griseofulvin và phát triển các hợp
chất tương tự
Sinh khả dụng đường uống của griseofulvin rất kém. Hợp chất này có tính thân
dầu cao và ít tan trong nước. Nỗ lực thành công nhất trong việc cải thiện sự hấp
thu griseofulvin là việc bào chế sản xuất ra griseofulvin dạng micro và
ultramicro (kích thước nhỏ, siêu nhỏ). Trên lý thuyết, sự hòa tan và hấp thu
thuốc ở dạ dày sẽ tăng khi giảm kích thước tiểu phân. Về nghiên cứu hóa dược,
một số dẫn xuất griseofulvin đã được thiết kế nhưng đã thất bại trong việc cải
thiện sinh khả dụng. Lời khuyên tốt nhất mà dược sĩ có thể cho một bệnh nhân
sắp sử dụng griseofulvin là uống thuốc cùng bữa ăn nhiều chất béo [6].
Nghiên cứu ban đầu nhằm mục đích làm sáng tỏ cấu trúc của chất chuyển hóa
từ nấm, và sau đó chủ yếu nhắm vào việc tổng hợp các chất tương tự (analog)
để nghiên cứu sinh học về các đặc tính kháng nấm, thông qua bán tổng hợp từ
griseofulvin và tổng hợp từ các phân tử nhỏ (de novo) [3]. Đến năm 2019, đã có
hơn 400 hợp chất với cấu trúc tương tự griseofulvin đã được tổng hợp và sử
dụng trong sàng lọc phân tử thuốc [2].

*Nguồn:
1. Grove, J.F. and J.C. McGowan, Identity of Griseofulvin and ‘Curling-
Factor’. Nature, 1947. 160(4069): p. 574-574.
2. Bai, Y.-B., et al., Antifungal Activity of Griseofulvin Derivatives against
Phytopathogenic Fungi in Vitro and in Vivo and Three-Dimensional
Quantitative Structure–Activity Relationship Analysis. Journal of Agricultural
and Food Chemistry, 2019. 67(22): p. 6125-6132.
3. Petersen, A.B., et al., The Chemistry of Griseofulvin. Chemical Reviews,
2014. 114(24): p. 12088-12107.
4. Aris, P., et al., Griseofulvin: An Updated Overview of Old and Current
Knowledge. Molecules, 2022. 27: p. 7034.
8 / 10
5. Pirrung, M.C., et al., Total synthesis of (+)-griseofulvin. Journal of the
American Chemical Society, 1991. 113(22): p. 8561-8562.
6. Wilson, C.O., J.M. Beale, and J.H. Block, Wilson and Gisvold's Textbook of
Organic Medicinal and Pharmaceutical Chemistry. 2011: Lippincott Williams
& Wilkins.

III. TÍNH CHẤT LÝ HOÁ, ỨNG DỤNG TRONG KIỂM NGHIỆM,


BẢO QUẢN, DẠNG DƯỢC DỤNG

1. Tính chất lý hoá


1.1. Tính chất lý học chung
- Bột rất mịn, màu trắng hoặc trắng hơi vàng, kích thước thông thường dưới 5
µm, gtr
- Không mùi, không vị, gtr
- Độ tan: không tan trong nước; khó tan trong ethanol, methanol; dễ tan trong
dimethylfornamid và tetracloroethan, gtr
- Nhiệt độ nóng chảy khoảng 217 – 224°C USP 41, Vol. 1
- Hấp thụ UV (suy ra từ pp định lượng của USP 41 Vol. 1), gtr HD
- Hấp thụ IR: phổ đặc trưng (BP 2022 Vol. 1)
- Góc quay cực riêng [α]20D = +354° ÷ +364° (BP 2022 Vol. 1)

1.2. Tính chất hóa học chung:  


a. Hóa tính của nhân thơm và nhóm methoxy gắn vào nhân thơm
Tạo màu với thuốc thử Marquis (formaldehyd và acid sulfuric đặc), gtr

b. Hóa tính của vòng 2-cyclohexen-3,4-dion


Phản ứng tạo màu với kali bicromat và acid sulfuric (tạo màu đỏ vang), gtr

c. Phản ứng của ion clor sau khi vô cơ hóa chế phẩm, gtr

2. Ứng dụng tính chất lý, hóa trong kiểm nghiệm hợp chất griseofulvin
2.1. Định tính:
a. Phản ứng tạo màu với Kali bicromat và acid sulfuric (tạo màu đỏ vang), gtr

b. Dựa vào sự hấp thụ phổ hồng ngoại IR của Griseofulvin, BP 2022 Vol. 1

c. Dựa vào năng suất quay cực riêng của Griseofulvin trong dung môi
dimethylformamid
[α]20D = +354° ÷ +364° (BP 2022 Vol. 1)

d. Dựa vào nhiệt độ nóng chảy của Griseofulvin khoảng 217 – 224°C  
USP 41, Vol. 1

2.2. Định lượng


DĐ dùng pp đo quang phổ hấp thụ tử ngoại (đo ở bước sóng 291nm, lấy giá trị
A (1%, 1 cm) là 686 để tính kết quả), gtr

3. Bảo quản, dạng dược dụng


3.1. Bảo quản:  
- Bảo quản ở nhiệt độ 15 - 20°C.
- Cần đựng hỗn dịch uống griseofulvin trong các chai lọ màu, tránh ánh sáng,
nút kín và tránh để đông lạnh.
- Phải đựng dạng viên nén và nang trong các chai, lọ nút chặt.
Dược Thư QG VN 2018, p. 760

3.2. Dạng dược dụng:


- Dạng vi hạt:  
Viên nén: 250 mg; 500 mg.  
Viên nang: 250 mg.
Hỗn dịch uống: 125 mg/5 ml (120 ml).
- Dạng siêu vi hạt:
Viên nén: 125 mg, 165 mg, 250 mg, 330 mg.
Viên bao phim: 125 mg, 250 mg.
Dược Thư QG VN 2018, p. 758

IV. PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM


1. Định tính (DĐ Việt Nam V, DĐ Anh, DĐ Mỹ)
a) Phép đo quang phổ hấp thụ hồng ngoại
- Phổ hồng ngoại của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của
griseofulvin chuẩn.

b) Phản ứng với K2Cr2O7/ H2SO4


- Hòa tan khoảng 5 mg chế phẩm trong 1 ml acid sulfuric, thêm khoảng 5 mg
bột kali dicromat. Màu đỏ rượu (đỏ vang/ đỏ tối) tạo thành.

2. Định lượng (DĐ Việt Nam V, DĐ Anh, DĐ Mỹ)


(Phương pháp quang phổ hấp thụ tử ngoại)
Hòa tan 80,0 mg chế phẩm trong ethanol và pha loãng thành 200,0 ml với cùng
dung môi.
Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml với ethanol. 
Đo độ hấp thụ tại cực đại 291 nm. 
Tính hàm lượng C17H17ClO6 theo A(1%, 1 cm), lấy 686 là giá trị A(1%, 1 cm)
tại bước sóng 291 nm.

3. Thử tinh khiết


Độ trong và màu sắc của dung dịch (DĐ Việt Nam V, DĐ Anh, DĐ Mỹ)
Hòa tan 0,75 g chế phẩm trong dimethylformamid và pha loãng thành 10 ml với
cùng dung môi.
Dung dịch thu được phải trong và có màu không được đậm hơn dung dịch màu
mẫu V4.
Giới hạn acid (DĐ Việt Nam V, DĐ Anh, DĐ Mỹ)
Lắc 0,25 g chế phẩm với 20 ml ethanol 96% để tạo thành hỗn dịch. Thêm 0,1
ml dung dịch phenolphtalein.
Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,02 N để làm chuyển màu của chỉ thị  không
được quá 1,0ml.
Góc quay cực riêng (DĐ Việt Nam V, DĐ Anh, DĐ Mỹ)
Phải từ +354 đến +364o  tính theo chế phẩm đã làm khô.
Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong dimethylformamid (TT) và pha loãng thành
25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan (DĐ Việt Nam V)


 Xác định bằng phương pháp sắc ký khí.
Dung dịch chuẩn nội: Hòa tan 0,2 g diphenylanthracen trong aceton và pha
loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.
Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,10 g  chế phẩm trong aceton và pha loãng đến vừa
đủ 10,0 ml với cùng dung môi.
Dung dịch thử (2): Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong aceton, thêm 1,0 ml dung
dịch chuẩn nội và pha loãng thành 10,0 ml với aceton.
Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 5,0 mg griseofulvin chuẩn trong aceton, thêm 1,0
ml dung dịch chuẩn nội và pha loãng thành 10,0 ml với aceton.
 Điều kiện sắc ký:
Cột thuỷ tinh (1 m x 4 mm) được nhồi pha tĩnh là diatomaceous earth dùng cho
sắc ký khí đã được tẩm 1% (kl/kl)  poly[(cyanopropyl)(methyl)][(phenyl)
(methyl)]siloxan.
Khí mang là nitrogen dùng cho sắc ký với tốc độ dòng 50-60 ml/phút.
Detector ion hóa ngọn lửa.
Nhiệt độ cột 250 oC, nhiệt độ buồng tiêm 270 oC và nhiệt độ detector 300°C.
Tiến hành sắc ký với khoảng thời gian gấp ba lần thời gian xuất hiện pic tương
ứng với griseofulvin (khoảng 11 phút).
 Cách tiến hành:
Tiêm dung dịch đối chiếu, tính tỷ số giữa diện tích pic của griseofulvin và diện
tích pic của chuẩn nội (Rs).
Tiêm dung dịch thử (2), tính tỷ số giữa diện tích pic của decloro-griseofulvin
(thời gian lưu tương đối so với griseofulvin khoảng 0,6) và diện tích pic của
chuẩn nội (R1).
Tính tỷ số như trên đối với dehydrogriseofulvin (pic có thời gian lưu tương đối
so với griseofulvin khoảng 1,4) được R2.
Giá trị R1/Rs phải nhỏ hơn 0,6 và giá trị R2/Rs phải nhỏ hơn 0,15.

Tạp chất tan trong ether dầu hỏa (DĐ Việt Nam V)
Không được quá 0,2%.
Lắc 1,0 g chế phẩm với 20 ml ether dầu hỏa (TT). Đun sôi hồi lưu trong 10
phút. Làm nguội, lọc, rửa phễu lọc ba lần, mỗi lần với 15 ml ether dầu hỏa (TT).
Gộp dịch lọc và các dịch rửa, bay hơi trên cách thuỷ tới khô. Sấy cắn ở 100 -
105 oC trong 1 giờ. Khối lượng của cắn không được lớn hơn 2 mg.

Mất khối lượng do làm khô (DĐ Việt Nam V, DĐ Anh, DĐ Mỹ)
Không được quá 1,0% (1,0 g; 100 - 105°C).
Tro sulfat (DĐ Việt Nam V, DĐ Anh, DĐ Mỹ)
Không được quá 0,2%.
Dùng 1,0 g chế phẩm.

*Nguồn:
Dược điển Việt Nam V
Dược điển Anh, Mỹ

V. TÁC DỤNG VÀ CƠ CHẾ TÁC DỤNG


1. Cơ chế tác dụng
- Griseofulvin thể hiện ái lực cao với tubulin alpha và beta (beta chiếm ưu thế),
là 1 thành phần chính cấu tạo nên thoi vô sắc. Do đó làm thay đổi ái lực và cản
trở không gian của chuỗi tubulin đang trùng hợp, kết quả là quá trình trùng hợp
tubulin bị ức chế, đồng nghĩa thoi vô sắc sẽ k được hình thành và quá trình
nguyên phân không thể diễn ra. Từ đó, tế bào nấm sẽ chết theo chu trình.
  - Một số nghiên cứu chỉ ra Griseofulvin còn gây khiếm khuyết ADN, không
thể sao chép ADN nhưng chưa có giải thích rõ ràng.

2. Tác dụng
- Griseofulvin được dùng để điều trị và phòng các bệnh nấm da, tóc và móng,
bao gồm nấm da thân, nấm da chân, nấm da đùi, nấm râu, nấm da đầu và nấm
móng do các loài Trichophyton, Microsporum hoặc Epidermophyton nhạy cảm
gây ra.
- Ngoài ra, do có công dụng ức chế sự phân bào nên có tiềm năng tác dụng
chống ung thư, chống virus, ...

*Nguồn
1. Article: “IN SILICO STUDIES ON THE EFFECT OF GRISEOFULVIN ON
TUBULIN PROTEIN OF CRYPTOCOCCUS NEOFORMANS AND ITS IN
VITRO VALIDATION ”, The Journal of Microbiology, Biotechnology and Food
Sciences.
2. PMC article: “Griseofulvin: An Updated Overview of Old and Current
Knowledge”, Parisa Aris, Yulong Wei, Masoud Mohamadzadeh, Xuhua Xia.

VI. DƯỢC ĐỘNG HỌC


1. Hấp thu
Sau khi uống, griseofulvin hấp thu chủ yếu ở tá tràng. Griseofulvin vi tinh thể
có độ hấp thu thay đổi từ 25% đến 70%. Khi uống một liều duy nhất 500 mg
dạng vi tinh thể ở người lớn lúc đói, nồng độ đỉnh trung bình trong huyết thanh
là 0,5 – 2 microgam/ml sau 4 giờ. Griseofulvin vi tinh thể tăng hấp thu đáng kể
nếu uống cùng hoặc sau khi ăn thức ăn có lượng chất béo cao. Griseofulvin
dạng tinh thể siêu nhỏ hấp thu gần như hoàn toàn sau khi uống.

2. Phân bố
Sau khi hấp thu griseofulvin tập trung ở da, tóc, móng, gan, mô mỡ và cơ
xương. Griseofulvin tích lũy vào các tế bào tiền thân keratin và có ái lực cao với
các mô nhiễm bệnh. Thuốc cũng liên kết chặt chẽ với lớp keratin mới. Có thể
phát hiện thấy thuốc ở vỏ ngoài của lớp sừng ngay sau khi uống. Nồng độ 1
microgam/g đã tìm thấy ở da trong vòng 4 giờ sau khi uống một liều duy nhất
500 mg dạng vi tinh thể và sau 8 giờ là 3 microgam/g. Nếu dùng liều 500 mg và
cứ cách 12 giờ uống một lần thì da có thể đạt được nồng độ 6 – 12 microgam/g
trong 30 giờ, khi dùng liều này kéo dài liên tục trong vài tuần thì nồng độ duy
trì được là 12 – 25 microgam/g da và nồng độ đồng thời trong huyết thanh sẽ là
1 – 2 microgam/ml.
Khi ngừng thuốc, nồng độ griseofulvin ở trong da giảm nhanh hơn so với trong
huyết tương. Trong vòng 2 ngày sau khi ngừng thuốc, sẽ không còn tìm thấy ở
da và trong vòng 4 ngày sẽ không còn trong huyết tương.
Nồng độ griseofulvin trong da ở khí hậu ấm cao hơn ở khí hậu lạnh, có thể do
thuốc hòa tan trong mồ hôi và sau đó đọng lại ở lớp sừng của da khi mồ hôi bay
hơi. Ðiều này cũng được dùng để giải thích chênh lệch nghịch đảo của nồng độ
thuốc trong da. Nồng độ thuốc cao nhất đo được ở lớp sừng ngoài cùng trong
khi đó ở các lớp sâu hơn thì nồng độ thấp hơn nhiều.

3. Thải trừ
Griseofulvin có nửa đời thải trừ 9 – 24 giờ.
Thuốc bị oxy hóa khử methyl bởi enzym P450 và liên hợp với acid glucuronic
chủ yếu ở gan. Chất chuyển hóa chính 6 – demethyl griseofulvin không có tác
dụng trên vi sinh vật.

*Nguồn: Dược điển việt nam

VII. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ


Griseofulvin được dùng để điều trị các bệnh nấm da, tóc và móng, bao gồm nấm
da thần, nấm da thân, nấm da đùi, nấm râu, nấm da đầu và nấm móng do các
loài Trichophyton, Microsporum hoặc Epidermophyton nhạy cảm gay ra.
Không nên dùng thuốc này để điều trị nhiễm nấm nhẹ hoặc thông thường đáp
ứng với các thuốc chống nấm bôi tại chỗ

Tác dụng không mong muốn


Thường gặp, ADR > 1/100

Thần kinh: Nhức đầu (khoảng 50% người bệnh).


Tiêu hóa: Biếng ăn, hơi buồn nôn.
Da: Nổi mày đay, phát ban do mẫn cảm với ánh sáng, ban đỏ đa dạng, ban dạng
mụn nước hoặc dạng sởi.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Thần kinh: Ngủ gà, chóng mặt, mệt mỏi, lú lẫn, trầm cảm, hoặc kích thích, mất
ngủ.
Tiêu hóa: Ỉa chảy, nôn, đau bụng, co cứng cơ.
Da: Phản ứng giống bệnh huyết thanh, phù mạch.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Thần kinh: Rối loạn thị giác, viêm dây thần kinh ngoại vi.
Tiêu hóa: Viêm miệng, rối loạn vị giác.
Gan: Vàng mắt hoặc vàng da (thường gặp hơn khi dùng thuốc kéo dài hoặc liều
cao).
Máu: Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt
Griseofulvin có khả năng gây độc nặng. Người bệnh điều trị dài ngày phải kiểm
tra trường kỳ chức năng thận, gan và máu. Cẩn ngưng thuốc nếu có hiện tượng
giảm bạch cầu hạt. Một số hiếm trường hợp có thể xảy ra các tác dụng phụ nguy
hiểm, thường do dùng liều cao và / hoặc điều trị kéo dài. Vì griseofulvin đôi khi
gây phản ứng mẫn cảm với ánh sáng, nên trong thời gian dùng thuốc, người
bệnh cần tránh phơi nắng. Phản ứng mẫn cảm với ánh sáng có thể làm nặng
thêm bệnh lupus ban đỏ. Thuốc có nguồn gốc từ các loài Penicillium, nên có
khả năng phản ứng chéo với Penicilin.
Người mang thai: Không dùng griseofulvin cho người mang thai hoặc dự định
mang thai, vì có thể gây quái thai, sảy thai.
Người cho con bú: Chưa có số liệu công bố.
Người cao tuổi: Người cao tuổi thường hay suy thận nên phải thận trọng khi
dùng thuốc cho người cao tuổi.
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: Thận trọng khi dùng thuốc
cho người đang vận hành máy móc hay đi tàu xe, vì thuốc có thể gây chóng
mặt, ngủ gà.
Chống chỉ định
Bệnh nhân quá mẫn với Griseofulvin.
Người bệnh bị rối loạn chuyển hóa porphyrin, suy tế bào gan

*Nguồn: Dược thư quốc gia

VIII. CÁC DẠNG BÀO CHẾ THƯỜNG GẶP


Có nhiều dạng bào chế của Griseofulvin được sử dụng trong thực tế. Một số
dạng bào chế phổ biến của Griseofulvin:
1.Viên nang: Griseofulvin được sản xuất dưới dạng viên nang cứng với nhiều
liều lượng khác nhau. Viên nang thường được dùng để điều trị nhiễm nấm da và
móng.
2.Dung dịch uống: Griseofulvin cũng có thể được bào chế dưới dạng dung dịch
uống để dễ dàng sử dụng hơn, đặc biệt là đối với các trẻ em.
3.Kem: Griseofulvin cũng có thể được bào chế dưới dạng kem để sử dụng trên
da để điều trị nhiễm nấm.
4.Thuốc bôi: Griseofulvin cũng có thể được bào chế dưới dạng thuốc bôi để sử
dụng trên móng tay và móng chân.

*Nguồn:
1."Griseofulvin - DrugBank." DrugBank, 2021,
https://go.drugbank.com/drugs/DB00400 
2."Griseofulvin: Uses, Dosage & Side Effects - Drugs.com." Drugs.com, 2021,
https://www.drugs.com/griseofulvin.html 
3."Griseofulvin." MedlinePlus, 2021,
https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a682295.html 

You might also like