You are on page 1of 7

CHƯƠNG I: Tổng quan về phương pháp nghiên cứu

1 Nội dung:
1 Nghiên cứu khoa học là gì ?
• Một số quan niệm sai lầm về nghiên cứu
◦ Quan niệm 1: Mục tiêu nghiên cứu là xây dựng giải
pháp giải quyết vấn đề thực tiễn.
◦ Quan niệm 2: Phương pháp nghiên cứu chính là
phương pháp triết học Mác - Lênin.
◦ Quan niệm 3: Quá trình nghiên cứu cơ bản là quá
trình “viết”.
• Bản chất nghiên cứu khoa học: 
Nghiên cứu khoa học là quá trình “quan sát" hiện tượng, sự
vật nhằm phát triển tri thức mới (Nguyễn Văn Thắng, 2017)
Theo định nghĩa này, một số vấn đề cần được chú ý:
• Thứ nhất, mục tiêu của nghiên cứu khoa học là phát triển
tri thức mới
• Thứ hai, “tầm” của một đề tài khoa học phụ thuộc vào tính
mới của tri thức
• Thứ ba, quá trình “quan sát" chính là quá trình thực hiện
công việc nghiên cứu
So sánh đề tài nghiên cứu với đề án thực tiễn:

Đề tài nghiên cứu khoa học


Đề án thực tiễn
Mục tiêu
• Tri thức mới
• Phát hiện hoặc kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố
• Giải pháp thực tiễn
• Đề xuất bộ giải pháp nhằm giải quyết một vấn đề thực tiễn 
Nội dung
• Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu có liên quan.
Chỉ rõ khoảng trống nghiên cứu.
• Chỉ rõ phương pháp , quy trình nghiên cứu.
• Trình bày kết quả nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa
lý thuyết 
• Mô tả thực trạng vấn đề cần giải quyết và những nguyên
nhân tồn tại
• Đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp cụ thể
giải quyết vấn đề
• Nêu rõ các điều kiện nguồn lực và lộ trình để giải quyết
vấn đề
Phương pháp tiến hành
• Xác định các dữ liệu cần thiết để trả lời cho câu hỏi nghiên
cứu 
• Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu được thiết kế và
thực hiện một cách chặt chẽ
• Các dữ liệu được sử dụng để mô tả thực trạng vấn đề 
• Dữ liệu minh chứng được tính hiệu quả và khả thi của giải
pháp đề xuất 
Đóng góp
Tri thức mới 
Bộ giải pháp giải quyết vấn đè thực tiễn
• Các chuẩn mực của công trình nghiên cứu khoa học: 
Khi trao đổi với các nhà nghiên cứu về cách thức làm nghiên cứu, có
hai quan điểm chính được thể hiện dưới đây:
Quan điểm A
Quan điểm B
Áp thấp nhiệt đới, trời mưa, nên mang theo ô
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng…
Quan điểm nghiên cứu nào mang chuẩn mực cơ bản của công trình
nghiên cứu?
Quan điểm A: Quan điểm nghiên cứu tìm hiểu hiện trạng, nguyên
nhân của hiện trạng và đề xuất giải pháp. Tuy nhiên, hiện trạng “trời
mưa” có thể đúng lúc này nhưng không đúng khi khác, có thể ở đây
nhung không đúng ở chỗ khác, giải pháp “mang theo ô” có thể đúng
đối tượng này nhưng không đúng đối tượng khác. Bộ giải pháp vừa
khó có tính “mới” vừa khó áp dụng cho nhiều đối tượng. Như vậy,
quan điểm nghiên cứu này đã thiếu chuẩn mực cơ bản của nghiên
cứu khoa học và tính trường tồn (quy luật) và tính mới.
Quan điểm B: Xuất phát từ câu tục ngữ dân gian tìm ra quy luật là
mối quan hệ giữa độ cao bay của con chuồn chuồn với thời tiết. Mối
quan hệ này có tính quy luật và có thể vận dụng ở nhiều khu vực địa
lý khác nhau “Tính mới" được thể hiện là dùng kết quả nghiên cứu
khoa học (định lượng) để kiểm tra lại kinh nghiệm dân gian.
Như vậy, chuẩn mực của 1 công trình nghiên cứu khoa học là: 
Hướng đến vấn đề mang tính quy luật: Đề tài khoa học hướng vào
những vấn đề mang tính phổ biến cho nhiều cơ sở, vùng, ngành chứ
không chỉ là vấn đề dị biệt , đặc thù của từng đơn vị. Đề tài khoa học
cũng hướng đến những vấn đề có tính trường tồn những vấn đề
mang tính quy luật thể hiện mối quan hệ thường trường tồn theo thời
gian.

Công trình 1
Công trình 2
Công trình 3
Công trình 4
Mục đích
Giải pháp
Giải pháp
Giải pháp
Giải pháp
Nội dung
Thúc đẩy chia sẻ chia sẻ tri thức giữa nhà quản lý nước ngoài với nhân viên
Việt Nam
Thúc đẩy chia sẻ chia sẻ tri thức giữa nhà quản lý nước ngoài với nhân viên
Việt Nam
Thúc đẩy chia sẻ chia sẻ tri thức giữa nhà quản lý nước ngoài với nhân viên
Việt Nam
Thúc đẩy chia sẻ chia sẻ tri thức giữa nhà quản lý nước ngoài với nhân viên
Việt Nam
Công việc
Quan sát và kinh nghiệm
Quan điểm cá nhân
Đặt câu hỏi nghiên cứu, thu thập dữ liệu, phân tích
Tìm hiểu lý thuyết, tổng quan tình hình nghiên cứu, thu thập dữ liệu phân
tích
Hạn chế
Chủ quan
Chủ quan
Thiếu cơ sở lý thuyết
Thiếu tính mới
Các chuẩn mực của ông trình nghiên cứu khoa học
Đảm bảo chặt chẽ, tin cậy: toàn bộ quy trình nghiên cứu, từ thiết kế, thu
thập dữ liệu tổng hợp và phân tích dữ liệu, đến việc trình bày kết quả cần
đảm bảo các quy tắc cơ bản và tuân thủ thông lệ chung trong nghiên cứu.
2 Phân loại nghiên cứu:
Theo cấp quản lý
• Đề tài: Đề tài NCKH là một nghiên cứu cụ thể có mục
tiêu, nội dung, phương pháp rõ ràng nhằm tạo ra các kết quả mới đáp
ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất hoặc làm luận cứ xây dựng chính
sách hay cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
Ví dụ: Tình trạng đói nghèo ở VN: thực trạng và giải
pháp
• Dự án: là nghiên cứu có tính ứng dụng cao và có ràng
buộc thời gian nguồn lực
Ví dụ: Dự án phát triển giống cây cao su giai đoạn
2006 - 2010
• Chương trình: là một tập hợp gồm các đề tài/dự án có
cùng mục đích xác định
VD: Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông. Mã số KC. 01/06 - 10
• Đề án: là một loại văn kiện được xây dựng để trình cấp
quản lý cao hơn hoặc gửi cho cơ quan tài trợ nhằm đề xuất xin thực
hiện một công việc nào đó, các chương trình, đề tài, dự án được đề
xuất trong đề án.
Theo bản chất
• Nghiên cứu thực nghiệm: Liên quan đến các hoạt động
của đời sống thực tế thông qua khảo sát thực tế hay qua thí nghiệm.
• Nghiên cứu lý thuyết: Thông qua sách vở, tài liệu, các
học thuyết và tư tưởng.
• Nghiên cứu cơ bản: Phát hiện/phát minh, sáng chế.
• Nghiên cứu ứng dụng: Vận dụng lý thuyết để mô tả giải
thích, dự báo và đề xuất các giải pháp.
• Nghiên cứu triển khai: Chuyển giao tri thức, bao gồm
chuyển giao công nghệ
Theo đặc thù của phương pháp tiến hành
• Nghiên cứu định tính: là những nghiên cứu hướng vào
việc tìm hiểu sâu bên trong các vấn đề ở các bối cảnh cụ thể, từ đó xây
dựng luận điểm chung.
• Nghiên cứu định lượng: là những nghiên cứu hướng vào
việc thiết kế những quan sát định lượng các biến, phương pháp đo
lường phân tích và kiến giải mối quan hệ giữa các biến bằng quan hệ
định lượng.
3 Quy trình nghiên cứu khoa học
Xác định vấn đề nghiên cứu => Tổng quan tình hình nghiên cứu => Câu hỏi
nghiên cứu  => Khung nghiên cứu => Thiết kế nghiên cứu => Thu thập và
phân tích dữ liệu => Viết báo cáo
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu là những điều chưa biết, hoặc biết chưa đầy đủ về
bản chất hiện tượng, sự vật và cần được làm sáng tỏ trong quá trình nghiên
cứu.
Cơ sở hình thành/xác định vấn đề (ý tưởng) nghiên cứu:
• Hiểu biết của nhà nghiên cứu về lĩnh vực chuyên ngành;
• Thông qua đọc , tổng quan các nghiên cứu đi trước;
• Thông qua trải nghiệm với bối cảnh cụ thể;
Bước 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đọc các nghiên cứu có liên quan đến chủ đề.
Phát hiện khoảng trống nghiên cứu.
Bước 3: Câu hỏi nghiên cứu 
Các câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi cụ thể mà công trình cần trả lời.
Đó là những câu hỏi
hướng tới tri thức chưa biết nhưng cần được biết.
Cần thiết phải đặt câu hỏi nghiên cứu vì:
• Câu hỏi nghiên cứu giúp cụ thể hóa mục tiêu;
• Câu hỏi nghiên cứu giúp định hướng nghiên cứu;
• Câu hỏi nghiên cứu giúp xác lập ý nghĩa của đề tài.
Sai lầm trong việc đặt câu hỏi nghiên cứu:
• Câu hỏi vạn năng: Hiện trạng như thế nào? Nguyên nhân
gì? Giải pháp gì? …
• Câu hỏi thiếu cơ sở: Các nhân tố ảnh hưởng đến … là gì?
• Câu hỏi quản lý: Làm thế nào … ?
Ví dụ cách chuyển câu hỏi quản lý thành câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi quản lý


Câu hỏi nghiên cứu
Ví dụ
VD1: Làm thế nào để nâng cao sự gắn kết của nhân viên
VD2: Có nên cấm giáo viên dạy thêm không ?
VD1: Văn hoá doanh nghiệp có tác động như thế nào đến sự gắn bó của nhân
viên
VD2: Việc học thêm có giúp học sinh phát triển tốt hơn về trí tuệ, cảm xúc,
chuẩn mực giá trị hay không?
Trọng tâm
Hướng tới giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn
Hướng tới tri thức mới (hiểu biết mối quan hệ giữa các nhân tố, quy luật)
Định dạng
Câu hỏi dưới dạng quyết định và hành động của nhà quản lý (Làm thế
nào…? Giải pháp gì…?
Câu hỏi dưới dạng nhân tố và mối quan hệ giữa chúng (nhân tố A và nhân tố
B có quan hệ như thế nào)
Cơ sở
Câu hỏi đặt ra dựa trên vấn đề thực tiễn và bối cảnh cụ thể
Câu hỏi đặt ra dựa trên khoảng trống tri thức
Đánh giá kết quả
Câu hỏi chỉ có thể có kết quả dựa trên thực tiễn vận dụng các giải pháp
Câu hỏi có thể có kết quả (câu trả lời) với mức độ tin tưởng cao dựa vào dữ
liệu được thu thập
Bước 4: Xây dựng khung nghiên cứu
Khung nghiên cứu là sự thể hiện logic các nhân tố, biến số và mối quan
hệ liên quan trong công trình nghiên cứu. Khung nghiên cứu sẽ xác định rõ
điều cần đo lường, mô tả, khám phá hoặc kiểm định
Ví dụ, trong nghiên cứu về Môi trường thể chế cấp tỉnh, chiến lược
xuất khẩu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Nguyễn Văn Thắng và
cộng sự, 2013), nhóm tác giả đề xuất một khung nghiên cứu như hình sau:

Bước 5: Thiết kế nghiên cứu:


Thiết kế nghiên cứu là tầm nhìn của nhà nghiên cứu về kết quả nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu là trung tâm kết nối các hoạt động cơ bản của dự án
nghiên cứu ( từ ý tưởng - xác định được phương pháp nghiên cứu, xác định
được dữ liệu nghiên cứu là gì? Cách thu thập ra sao, phân tích dữ liệu như thế
nào để trả lời câu hỏi nghiên cứu)
Thiết kế nghiên cứu phải gắn chặt với câu hỏi nghiên cứu và khung lý thuyết
Thiết kế nghiên cứu có thể dưới dạng đơn lẻ hoặc kết hợp: định tính, định
lượng hoặc hỗn hợp.
Bước 6: Thu thập và phân tích dữ liệu
Dựa vào khung phân tích và phương pháp được lựa chọn để thu thập dữ liệu.
Dữ liệu cho nghiên cứu định tính
Dữ liệu cho nghiên cứu định lượng
Nguồn dữ liệu: sơ cấp và thứ cấp
Phương pháp phân tích dự kiến: tổng hợp, so sánh, hồi quy, phân tích nhân
tố, khám phá,...
Bước 7: Viết báo cáo
Viết báo cáo là bước cuối cùng của quy trình
Báo cáo được viết theo yêu cầu của khách hàng/đơn vị tài trợ/…
Lưu ý trích dẫn, văn phong
4 Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa
học

Phương pháp nghiên cứu (Research method)


Phương pháp luận nghiên cứu (Research methodology)
Phương pháp nghiên cứu trả lời câu hỏi: Nhà nghiên cứu đã sử dụng những
gì để hoàn thành nghiên cứu của mình
Phương pháp luận nghiên cứu trả lời câu hỏi: Nhà nghiên cứu hoàn thành
nghiên cứu hoàn thành nghiên cứu của mình như thế nào?
Phương pháp nghiên cứu là công cụ, cách thức, quy trình kỹ thuật mà nhà
nghiên cứu sử dụng để thực hiện nghiên cứu
Phương pháp luận giải thích, biện luận cho các kỹ thuật và công cụ mà nhà
nghiên cứu có thể sử dụng để thực hiện nghiên cứu 
Phương pháp nghiên cứu bao gồm các nhiệm vụ tiến hành các thí nghiệm,
kiểm tra, khảo sát và những việc tương tự như vậy bằng cách sử dụng kiến
thức và kỹ năng đã học được thông qua phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu liên quan đến việc học các kỹ thuật khác nhau
để tiến hành nghiên cứu và thu nhận kiến thức để thực hiện các bài kiểm tra,
thí nghiệm, khảo sát và phân tích phê bình
Phương pháp nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra giải pháp cho vấn đề nghiên
cứu
Phương pháp luận nghiên cứu đảm bảo việc sử dụng các quy trình chính xác
để giải quyết vấn đề
Phương pháp nghiên cứu là sự kết thúc của bất kỳ nghiên cứu khoa học hoặc
phi khoa học nào
Phương pháp luận nghiên cứu mở đường cho việc lựa chọn phương pháp
nghiên cứu thích hợp và do đó là bước khởi đầu của bất kỳ nghiên cứu nào

TỔNG KẾT BÀI HỌC


Nghiên cứu khoa học là quá trình quan sát hiện tượng sự vật để phát hiện tri
thức mới
Đặc trưng cơ bản của công trình nghiên cứu khoa học gồm có: tính trường
tồn, chặt chẽ và mới
Phân loại công trình nghiên cứu khoa học có thể theo cấp quản lý, cấp đào
tạo và theo đặc thù của phương pháp tiến hành nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu khoa học gồm 7 bước
Phân biệt được phương pháp nghiên cứu và phương pháp luận nghiên cứu

You might also like