You are on page 1of 6

VAI TRÒ LIÊN KẾT VĂN BẢN CỦA HƯ TỪ TIẾNG VIỆT

PGS.TS Trần Kim Phượng


Trường Đại học Sư phạm HN
Dẫn nhập
Xét về mặt số lượng thì hư từ ít hơn thực từ. Tuy nhiên, hư từ luôn có
tần số xuất hiện rất lớn, lặp đi lặp lại. Sở dĩ hư từ được sử dụng lặp lại với tần
số lớn như vậy trước hết là bởi chức năng ngữ pháp của nó. Hư từ có rất nhiều
chức năng ngữ pháp. Có thể khái quát thành sáu chức năng cơ bản sau:
(1) Hư từ có khả năng làm “từ chứng” cho các từ loại thực từ,
(2) Hư từ có vai trò quan trọng trong việc cấu tạo cụm từ và cấu tạo câu,
(3) Hư từ có khả năng “minh định” ba loại quan hệ ngữ pháp: đẳng lập,
chính phụ và chủ vị,
(4) Hư từ góp phần đánh dấu các chức vụ cú pháp trong câu,
(5) Hư từ có vai trò nối kết các bộ phận trong câu phức và các vế trong
câu ghép,
(6) Hư từ có vai trò liên kết văn bản và là một trong những phương tiện
để liên kết câu.
Bài viết này tập trung vào chức năng liên kết văn bản của hư từ tiếng
Việt. Trong hư từ có riêng một nhóm từ loại có chức năng liên kết, đó là quan
hệ từ. Ngoài ra, các phó từ và trợ từ, ngoài chức năng bổ sung ý nghĩa cho vị
từ (phó từ) hoặc ý nghĩa tình thái cho câu (trợ từ), trong những trường hợp
nhất định, cũng còn có thêm chức năng phụ là liên kết văn bản.
(1) Chức năng liên kết văn bản của quan hệ từ
Trong hư từ có một nhóm từ loại mang tên quan hệ từ. Quan hệ từ là
những từ thực hiện chức năng nối kết, do vậy nó còn được gọi là từ nối hay
kết từ.
Quan hệ từ có thể nối các từ trong cụm từ, các vế câu hoặc các câu với
nhau. Ví dụ:
- Đây là quyển sách của tôi. (Quan hệ từ của nối các từ trong cụm từ)
- Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng. (Quan hệ từ nếu nối hai vế
trong câu ghép).
- Ông Trịnh Công Sơn có thể có những giây phút không nhớ đến tôi.
Nhưng riêng tôi (Khánh Ly) thì lúc nào tôi cũng nhớ đến ông. Bởi
vì, như tôi đã nói, ông là một nửa đời sống của tôi. Và ngay bây giờ,
1
khi tôi nói những lời này, thực sự tôi muốn thưa cùng tất cả là tôi
không biết tôi còn hát nổi nữa hay không. (Các quan hệ từ nhưng,
và, kết hợp bởi vì nối các câu trong đoạn lại với nhau).
Khi quan hệ từ dùng để nối câu này với câu khác, nó sẽ được coi là một
loại phương tiện để liên kết câu, thuộc phép nối (trường hợp thứ 3 trong ví dụ
trên).
Vấn đề đặt ra là tại sao các quan hệ từ lại có chức năng liên kết văn
bản? Xét ví dụ sau:
- Tôi đã nói với nó nhiều lần. Nhưng nó không nghe.
Quan hệ từ nhưng có chức năng nối kết hai câu là bởi nó đã chỉ ra rằng:
+ Câu chứa nó là câu mang ý nghĩa tương phản.
+ Phải còn một câu khác mang ý nghĩa tương phản với câu chứa nó.
Như vậy, đọc một câu có chứa từ nhưng, ta sẽ đi tìm một câu khác
tương phản về nghĩa với nó (vì mối quan hệ tương phản đòi hỏi phải có hai
yếu tố/ hai đối tượng/ hai sự việc,... đối lập nhau). Chính vì vậy mà từ nhưng
có chức năng liên kết.
Tóm lại, từ nhưng xét trên phương diện từ loại, là một quan hệ từ - một
liên từ. Xét trên phương diện thành phần câu, nó thuộc thành phần liên ngữ -
một thành phần biệt lập. Xét trên phương diện liên kết văn bản, nó là phương
tiện của phép nối.
Các quan hệ từ thường được dùng để liên kết văn bản là và, nhưng,
song, tuy nhiên, hay, hoặc, rồi, nếu… Ví dụ:
- Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt
đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời.
Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay
cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra” (Chí
Phèo - Nam Cao)
Đối với các quan hệ từ dùng để nối quan hệ ngữ pháp chính phụ, còn
gọi là các giới từ (nếu, vì, do, bởi, tại, trên, dưới, trong, ngoài, bằng, qua,…),
về mặt vị trí, các từ này luôn phải đứng ở câu đi sau (tức là trong kết ngôn).
Nếu đứng ở câu đi trước (trong chủ ngôn), câu sẽ bị coi là câu sai ngữ pháp.
Ví dụ: Nếu trời mưa thì tôi sẽ đón em.
Đây là một câu ghép chính phụ. Nếu muốn tách nó thành hai câu đơn,
ta sẽ phải tách như sau:
Tôi sẽ đón em. Nếu trời mưa.
2
Từ nếu phải đứng đầu phát ngôn thứ hai. Chỉ ở vị trí này nó mới bộc lộ
khả năng liên kết. Ý nghĩa mà nó thể hiện là:
+ Câu chứa nếu là câu giả thiết.
+ Phải còn một câu khác mang ý nghĩa kết quả, để hợp với nó thành
mối quan hệ giả thiết – kết quả.
Kiểu liên kết này là liên kết hồi qui.
Nếu khi tách câu mà ta viết như sau: Nếu trời mưa. Tôi sẽ đón em, thì
câu câu (1) sẽ là câu sai ngữ pháp do thiếu một vế của câu ghép.
Trường hợp sau đây sẽ là một câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân:
Vì tình yêu, nó dám làm tất cả. Khi ta tách câu nhằm mục đích nhấn mạnh thì
phần thông tin chứa quan hệ từ vì sẽ phải đưa ra sau: Nó dám làm tất cả. Vì
tình yêu.
Dưới đây là các trường hợp tương tự.

STT Câu gốc Tách sai Tách đúng


1 Dưới trời mưa, tôi đứng Dưới trời mưa. Tôi Tôi đứng dậy. Dưới
dậy. đứng dậy. trời mưa.
2 Nếu là chim, tôi sẽ là loài Nếu là chim. Tôi sẽ Tôi sẽ là loài bồ câu
bồ câu trắng. là loài bồ câu trắng. trắng. Nếu là chim.
3 Vì nó mệt nên nó muốn Vì nó mệt. Nó muốn Nó muốn nghỉ. Vì
nghỉ. nghỉ. nó mệt.

(2) Chức năng liên kết văn bản của các phó từ và trợ từ
Ngoài quan hệ từ, các phó từ (cũng, còn, cứ, lại, vẫn, đều) hay trợ từ
(chính, cả) cũng có thể được dùng với chức năng liên kết văn bản.
Chẳng hạn, nếu ta nghe được một câu Nó cũng đi học muộn, ta hình
dung ra cảnh có ai đó đã đi học muộn. Nghe câu Nó lại đi học muộn thì ta lại
hình dung ra rằng nó đã từng đi học muộn, đây không phải là lần đầu tiên.
Các câu chứa cũng và lại như vậy không thể là câu mở đầu văn bản, đây là
những câu đi sau những câu nào đó, phản ánh một sự tình tương tự, lặp lại.
Do vậy, nghe những câu này, ta luôn đặt chúng trong mối quan hệ với những
câu khác đi trước. Chính vì thế các phó từ cũng, lại có chức năng liên kết văn
bản.

3
Thực chất, chức năng liên kết của các từ này có được là do tiền giả định
mà chúng mang lại cho câu. Hãy xét thêm một trường hợp, trợ từ cả.
- Cả nó cũng đến.
Câu này có tiền giả định là có ai đó đến, tức là nó không phải là người
duy nhất đến. Câu này còn có ý nghĩa tình thái: Việc nó đến không nằm trong
dự đoán của người nói, hay nói cách khác, việc nó đến là bất ngờ. Cho nên,
khi nghe câu “Cả nó cũng đến”, ta sẽ có liên tưởng đến một câu nào đó đi
trước, một thông tin nào đó, chẳng hạn có người nói rằng nó không đến. Sự
liên tưởng này chính là một liên kết trong tư duy, khiến ta móc nối được các
câu với nhau. Chính vì vậy mà các phó từ hay trợ từ cũng có chức năng liên
kết.
Có một câu chuyện vui về từ cũng. Câu chuyện kể rằng có một thầy
giáo phàn nàn với một phụ huynh học sinh: “Con trai của ông nhìn bài của
bạn. Bài nó giống hệt bài cô bạn gái ngồi bên cạnh nó”. Ông bố vặn lại: “Sao
thầy lại không nghĩ rằng đứa con gái đó nhìn bài của con trai tôi”. “Vì đề thi
có ba câu, câu 1 và 2, hai đứa làm giống nhau. Đến câu thứ ba, cô bé ghi vào
bài là “Em không biết”, còn con trai ông thì ghi vào bài là “Em cũng không
biết”.
Câu chuyện này khẳng định vị trí và ý nghĩa của câu chứa phó từ cũng
– là câu đi sau, biểu thị sự tình lặp lại; đồng thời cũng khẳng định chức năng
nối kết của phó từ này.
Một câu chuyện khác liên quan đến từ cả và từ cũng. Đó là bộ phim
Việt Nam có tên là “Ghen”. Trong phim có cảnh cô Minh Hằng đến cơ quan
để tìm chồng, gặp một đồng nghiệp của chồng, anh này có tính hay trêu người
khác, lại biết cô Minh Hằng hay ghen. Đoạn hội thoại diễn ra như sau:
- Chị tìm ai?
- Tôi đi tìm anh Tháo.
- Thế chị quan hệ thế nào với anh Tháo?
- Tôi là vợ anh ấy.
- Cả chị cũng là vợ anh Tháo?
Với câu hỏi “Cả chị cũng là vợ anh Tháo?”, người hỏi đã làm cho
người nghe tức điên lên vì ghen. Bởi từ cả và từ cũng trong câu có tiền giả
định rằng ít nhất đã có một ai đó là vợ anh Tháo.
Kết luận
Như vậy, có thể khẳng định hư từ (quan hệ từ hay phó từ, trợ từ) có
chức năng quan trọng là nối kết các câu trong văn bản với nhau. Chúng là

4
những phương tiện của phép nối. Các từ này khi xuất hiện trong câu đã xâu
chuỗi các sự kiện lại với nhau. Với ngữ pháp văn bản, khi sử dụng các hư từ
để liên kết câu, phải chú ý tới nghĩa của chúng, bởi ngoài chức năng liên kết
(như đã phân tích ở trên), các hư từ luôn có chức năng ngữ nghĩa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH


1. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB
Giáo dục.

2. Nguyễn Đức Dân (1998), Logic và tiếng Việt, NXB Giáo dục, HN

3. Hoàng Trọng Phiến (2003), Cách dùng hư từ tiếng Việt, NXB Nghệ An

4. Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt,
NXB Giáo dục, HN.

5. Trần Ngọc Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB
Khoa học Xã hội, HN.

1.

5
6

You might also like