You are on page 1of 4

GIÁO ÁN

LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC


ĐỀ TÀI: ĐỌC THƠ “GIÓ”
ĐỘ TUỔI: 5 – 6 TUỔI
THỜI GIAN: 30 – 35 PHÚT

I. MỤC ĐÍCH
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ được tên bài thơ, tên tác giả
- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ
2. Kỹ năng
- Phát triển ngôn ngữ và khả năng ghi nhớ có chủ định
- Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc trọn vẹn bài thơ, luyện kĩ năng đọc thơ diễn cảm.
3. Giáo dục
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào bài học
- Trẻ biết yêu quí vẻ đẹp thiên nhiên xung quanh, biết nhờ có gió mà tiết kiệm
điện.
II. CHUẨN BỊ
- Nhạc bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”
- Giáo án điện tử

III. TIẾN HÀNH

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ


1. Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú
- Cô chào tất cả các con. Cô rất vui khi được đồng
hành với chúng mình trong buổi học ngày hôm nay. - Trẻ lắng nghe
- Để không khí của buổi học thêm vui nhộn, thì cô
trò mình cùng lắng nghe 1 bài hát để xem bài hát đó
nói về gì điều gì nhé. - Trẻ hát cùng bài hát
- Cô mở bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”
- Chúng mình vừa được nghe bài hát có tên là gì? - Trẻ trả lời
- À! Đúng rồi đấy. bài hát có tên là “Cho tôi đi làm
mưa với”.
- Các con có biết là bài hát nói về hiện tượng tự
nhiên nào không? - Trẻ trả lời
- Các bạn trả lời rất là chính xác đấy. Trong bài hát
nói về hiện tượng mưa. Ngoài mưa ra thì chúng - Trẻ lắng nghe
mình còn gặp những hiện tượng tự nhiên nào nữa
nhỉ? Chúng mình hãy cùng suy nghĩ nào? - Trẻ trả lời
- À! Đúng rồi đấy. Ngoài hiện tượng tự nhiên là
mưa, thì chúng mình còn có hiện tượng tự nhiên
như là nắng, gió,.. nó thường xuyên xuất hiện trong
cuộc sống hằng ngày của chúng ta phải không nào.
- Đến với bài học ngày hôm nay, cô cũng đem đến
cho chúng mình một bài thơ rất hay nói về một hiện - Trẻ lắng nghe
tượng tự nhiên đấy. Và không biết hiện tượng tự
nhiên đó có tác dụng gì trong cuộc sống hằng ngày
của chúng ta, thì chúng ta hãy lắng nghe cô đọc bài
thơ “Gió” của nhà thơ Xuân Quỳnh nhé.

2. Hoạt động 2: Đọc bài thơ “ Gió”


* Cô đọc lần 1:
- Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ có tên là
gì?
- Bài thơ do ai sáng tác nhỉ? - Trẻ trả lời
- À! Đúng rồi đấy. Bài thơ có tên là “Gió” do nhà
thơ Xuân Quỳnh sáng tác đấy.
* Cô đọc lần 2:
- Để hiểu rõ hơn về nội dung của bài thơ thì các con
hãy cùng lắng nghe cô đọc lại bài thơ này một lần - Trẻ lắng nghe
nữa nhé.
- Cô vừa đọc cho chúng mìn nghe bài thơ có tên là
gì? Và do ai sáng tác nhỉ? - Trẻ trả lời
- Bạn nào giỏi có thể cho cô biết bài thơ có nội
dung là gì? Chúng mình hãy cùng suy nghĩ để trả
lời câu hỏi nào.
- Các con ơi! Bài thơ cô vừa đọc có nội dung nói về
hiện tượng tư nhiên là gió và nói về công việc hàng
ngày của bạn gió đấy. - Trẻ lắng nghe
- Không biết bạn gió đã giới thiệu mình như thế nào
với các bạn và bạn gió đã đi những đâu thì các con
hãy cùng lắng nghe cô đọc 2 câu thơ sau để thấy
được điều đó nhé. - Trẻ lắng nghe
“Tên tôi là Gió
Đi khắp mọi nơi”
- Qua 2 câu thơ cô vừa đọc thì các con thấy bạn Gió
đã giới thiệu rất là rõ ràng đúng không. Và bạn gió
đã đi nhũng đâu nhỉ? - Trẻ trả lời
- À! Đúng rồi. Bạn Gió đã đi khắp nơi
- Không biết là công việc của bạn ấy như thế nào
nhỉ? Chúng mình hãy cùng lắng nghe cô đọc 2 câu
thơ tiếp theo nhé.
“Công việc của tôi - Trẻ lắng nghe
Không bao giờ nghỉ”
- Qua 2 câu thơ đó thì chúng mình thấy công việc
của bạn gió như thế nào? Bạn có được nghỉ ngơi
không?
- À đúng rồi đấy. bạn gió của chúng mình không
bao giờ được nghỉ ngơi mà phải làm việc thường - Trẻ trả lời
xuyên phải không nào. Để hiểu rõ về điều đó hơn
thì chúng mình hãy cùng lắng nghe cô đọc tiếp
những câu thơ sau nhé
Tháng ngày chăm chỉ - Trẻ lắng nghe
Tôi dài hơn sông
Suốt đời mênh mông
Rộng hơn biển cả
- Qua những câu thơ cô vừa đọc, các bạn thấy bạn
Gió có chăm chỉ không?
- Đúng rồi đấy. bạn gió của chúng mình rất là chăm - Trẻ trả lời
chỉ phải không
- Vậy chúng mình đã nhìn thấy hình dáng của bạn
Gió bao giờ chưa?
- à. Vậy thì chúng mình cùng lắng nghe cô đọc câu - Trẻ trả lời
thơ sau để xem bạn Gió nói về hình dáng của mình
như nào nhé.
Tên tôi là Gió
Các bạn nhớ không ?
Tôi không dáng hình - Trẻ trả lời
Tên tôi là Gió…
- Qua nhũng câu thơ vừa rồi cho chúng ta thấy tên
của bạn Gió được giới thiệu rất là rõ ràng một lần
nữa. Và bạn Gió của chúng mình thì không có hình
dáng đúng không nào?
* Qua bài thơ cô trò mình vừa tìm hiểu cho thấy 1
hiện tượng tự nhiên thường xuyên xảy ra trong cuộc
sống hằng ngày của chúng mình. Đó chính là gió,
gió thường xuyên xuất hiện đúng không nào. Và nó
giúp chúng ta rất là nhiều ví dụ như: làm thoáng
mát nhà cửa, cung cấp gió cho cơ thể chúng mình
được mát này và nó còn rất là nhiều tác dụng nữa
đem đến cho chúng ta trong cuộc sống hàng ngày
của chúng ta nữa đấy.
- Bây giờ cô và lớp mình cùng đọc thật hay bài thơ
này một lần nữa nhé
- Các con ơi. Mỗi hiện tượng tự nhiên đều đem đến - Trẻ lắng nghe
lợi ích riêng cho con người cũng như cuộc sống của
chúng ta đấy. ví dụ như mưa thì giúp cho cây cối
tươi tốt, còn gió thì giúp cho nhà cửa thông thoáng,
không khí mát mẻ dễ chịu, nắng thì giúp chúng
mình phơi quần áo, thóc gạo,…có rất là nhiều tác
mà các hiện tượng tự nhiên đem lại cho con người
đấy.
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- bài học của chúng ta đến đây là hết rồi. hẹn các - Trẻ lắng nghe
con vào những bài học tiếp theo nhé.

- Trẻ lắng nghe

You might also like