You are on page 1of 10

Bài giảng Y5-NH 2017-18

XÂY DỰNG CÂY VẤN ĐỀ


TRONG PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE CỦA CỘNG ĐỒNG
TS.BS. Võ Thị Xuân Hạnh

MỤC TIÊU: Sau bài này, sinh viên biết vẽ đúng cách Cây vấn đề, nhằm sử dụng trong việc
phân tích một VĐSK của cộng đồng:
1- Trình bày được lợi ích của việc xây dựng Cây vấn đề trong Quy trình quản lý dự án
2- Trình bày được 3 tiêu chí của một Cây vấn đề tốt
3- Áp dụng được 3 tiêu chí trong các bước xây dựng Cây vấn đề
4- Lập được kế hoạch phỏng vấn cộng đồng để thu thập thông tin từ cộng đồng trong
xây dựng Cây vấn đề.

Trong Quy trình quản lý dự án hay đề án can thiệp cộng đồng, sau bước xác định vấn đề sức
khỏe (VĐSK) của 1 cộng đồng, phân tích các yếu tố tác động lên vấn đề giúp cho việc định
hướng can thiệp đúng, là tiền đề của việc phát biểu mục tiêu của đề án.

Hình 1: Quy trình Quản lý Dự án

Page 1
Bài giảng Y5-NH 2017-18

1. CƠ SỞ LẬP LUẬN LOGIC NHÂN QUẢ TRONG PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ

Phân tích vấn đề hay phân tích nguyên nhân 1 vấn đề sử dụng khả năng lập luận tư duy logic
từ nhân đến quả, nhằm giải thích lý do tồn tại, các yếu tố hình thành và thúc đẩy dẫn đến một
vấn đề, từ đó tìm ra phương án, hành động can thiệp vào nguyên nhân để thay đổi kết quả
theo ý muốn.

Xác định vấn đề


Nhiều SV YK bị stress kéo dài

Phân tích Nguyên Nhân


Áp lực học hành? Ít hoạt động xã hội? cá nhân,...?

Hành động:
- Giảm tải chương trình học,
- Tăng các hoạt động sinh hoạt xã hội, thể dục,
- Tư vấn tâm lý cá nhân

Kết quả mong muốn:


Giảm tỷ lệ SV bị stress

Hình 2: Lập luận tư duy logic trong phân tích vấn đề

Những điểm cần lưu ý trong phân tích VĐSK của 1 cộng đồng:
- Cái nhìn tổng thể, toàn diện: Nguyên nhân 1 VĐSK cần được nhìn ở nhiều yếu tố sinh
học, điều kiện môi trường, hành vi không phù hợp,... không những tạo nên vấn đề, mà
còn làm thúc đẩy việc phát triển vấn đề trong cộng đồng. Nguyên nhân của bệnh lao
không chỉ là con vi trùng lao, mà còn bao gồm cả điều kiện làm việc quá sức, nồng độ
nguồn lây, các điều kiện suy giảm miễn dịch đi kèm,... Những yếu tố thúc đẩy nên việc
phát triển bệnh lao lây lan trong cộng đồng như người có bệnh không được phát hiện
sớm để điều trị, khu nhà ở chật hẹp đông đúc, hành vi khạc nhổ nơi công cộng... cũng
được xem là “nguyên nhân” của bệnh lao trong cộng đồng.
- Cùng một VĐSK, mỗi cộng đồng có những nguyên nhân thúc đẩy khác nhau: Ví dụ: yếu
tố bệnh sinh của bệnh Sốt xuất huyết Dengue được chứng minh là do virus Dengue qua
vật trung gian muỗi vằn Aedes aegypti, nhưng các yếu tố tạo điều kiện hình thành và
phát triển của việc lây truyền này trong mỗi cộng đồng là khác nhau, tùy vào điều kiện

Page 2
Bài giảng Y5-NH 2017-18
vệ sinh môi trường, hành vi phong tục tập quán, thói quên của mỗi cộng đồng, khả năng
phòng bệnh của y tế địa phương,....
- Các yếu tố nguyên nhân thay đổi khác nhau theo thời gian: do các yếu tố ảnh hưởng
(kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, con người,...) của một cộng đồng thay đổi theo thời
gian, các nguyên nhân thúc đẩy ảnh hưởng lên vấn đề sức khỏe cũng có thể thay đổi (về
số lượng và mức độ), do đó, việc tìm hiểu các yếu tố tác động lên VĐSK cộng đồng cũng
là một quá trình động, được lặp đi lặp lại nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra những can
thiệp phù hợp theo từng thời điểm khác nhau.

2. GIỚI THIỆU “CÂY VẤN ĐỀ”

2.1 Cây vấn đề là gì?


Là công cụ phân tích tình hình, bằng cách sơ đồ hóa các mối liên hệ nhân - quả của các
vấn đề (với VĐSK đang xem xét), nhằm định hướng kế hoạch can thiệp.

2.2 Cây vấn đề giúp…


1- Sắp xếp các vấn đề có liên quan đến vấn đề đang xem xét theo trình tự: vấn đề trung
tâm, vấn đề nguyên nhân hay hậu quả, vấn đề trực tiếp hay gián tiếp,…
2- Cho thấy các thông tin còn thiếu, cần bổ sung để có một cái nhìn toàn diện trong phân
tích vấn đề
3- Là cầu nối đi từ “vấn đề” đến “mục tiêu” và đến “hành động” can thiệp trong Quy trình
quản lý dự án/đề án.

2.3 Điều kiện xây dựng Cây vấn đề


- Sự tham gia của các đối tượng liên quan.
- Các đối tượng tham gia thông hiểu tình hình thực tế cộng đồng.

2.4 3 tiêu chí của 1 Cây vấn đề tốt:


Khi các vấn đề thể hiện trong Cây vấn đề là:
1- THÍCH HỢP: là những vấn đề đang tồn tại trong cộng đồng
2- HỢP LÝ: các vấn đề liên hệ với nhau theo chiều liên hệ từ nhân đến quả
3- ĐẦY ĐỦ: các vấn đề cho cái nhìn toàn diện trong cộng đồng về VĐSK đang xem xét,
tránh bỏ sót.

Page 3
Bài giảng Y5-NH 2017-18

3. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CÂY VẤN ĐỀ

Có 3 bước trong xây dựng mạng lưới nguyên nhân


3.1 Bước 1: Liệt kê các vấn đề: (Tính THÍCH HỢP)
Liệt kê càng nhiều càng tốt các vấn đề đang tồn tại của địa phương cho rằng là nguyên
nhân dẫn đến/thúc đẩy/làm gia tăng vấn đề sức khỏe đang xem xét.
Chú ý:
1- Phát biểu tên các “vấn đề” bằng một tình trạng“không mong muốn”, càng cụ thể,
chuyên biệt càng tốt.

Tên vấn đề = tình trạng “không mong muốn”

Cụ thể = có đối tượng và có thể đo lường được

Chuyên biệt = không gồm cùng lúc nhiều vấn đề

2- Tránh dùng từ “thiếu”, “kém”, … mà cần phát biểu bằng tình trạng hay kết quả của
việc “thiếu” hay “kém” đó.
Ví dụ:

Tuân thủ điều trị Tuân thủ điều trị kém

Bệnh nhân THA đang được quản lý tại


Tuân thủ điều trị kém
trạm không uống thuốc đúng chỉ định

Bệnh nhân THA có hút thuốc > 1 gói/ngày


Bệnh nhân THA có
hành vi nguy cơ (hút Bệnh nhân THA có nghiện rượu
thuốc, nghiện rượu,
ăn mặn,…) Bệnh nhân THA có chế độ ăn nhiều muối
hơn mức khuyến cáo

Thiếu máy lạnh Phòng khám bệnh nóng

Thiếu nhân lực Bệnh nhân đông, thời gian chờ đợi khám
bệnh dài

3.2 Bước 2: Thiết lập mối liên hệ nhân quả giữa các vấn đề: (Tính HỢP LÝ)
• Viết mỗi nguyên nhân trên 1 mảnh giấy nhỏ riêng biệt.
• Chọn VĐSK là ô đầu tiên, đặt ở hàng thứ nhất.

Page 4
Bài giảng Y5-NH 2017-18
• Sắp xếp các ô vấn đề khác vào sơ đồ theo chiều liên quan nhân-quả từ thấp lên cao (*)
 NN càng trên cao (cấp 1,2) thì càng ảnh hưởng càng trực tiếp đến VĐSK (xem Cấu
trúc 1 Sơ đồ Cây vấn đề)

Sau khi sắp xếp các ô vấn đề, Cây vấn đề sẽ được biểu diển như sau:

KQ

KQ1 KQ2

VĐSK VĐSK

NN cấp 1 NN1 NN2

NN cấp 2 NN 1.1 NN 1.2 NN 2.1 NN 2.2

NN cấp 3 nn nn
2.1.1 2.1.2

Hình 3: Sơ đồ biểu diển Cây vấn đề

(*) Chú ý: Khi xem xét từng ô vấn đề (A) vào sơ đồ, lần lượt xem xét từng bước sau:
- Ô vấn đề (A) có trùng ý với ô nào trong sơ đồ không? => Nếu có, loại 1 trong 2 ô.
- Ô vấn đề (A) có bao hàm ý hay là tập hợp con của ô nào trong sơ đồ không? => Nếu
có, loại 1 trong 2 ô.
- Ô vấn đề (A) có liên quan nhân-quả với ô nào trong sơ đồ không (kể cả với ô
VĐSK)?
- Nếu không => loại ô (A)
- Nếu có => ô nguyên nhân ở dưới, ô kết quả ở trên.

Page 5
Bài giảng Y5-NH 2017-18
3.3 Bước 3: Phát triển cây vấn đề (Tính ĐẦY ĐỦ)

Phát triển theo hàng dọc:


- Nguyên nhân của nguyên nhân là gì?
- (hay) “Tại sao…? ” , “Tại sao của tại sao?” (hay “Nguyên nhân của nguyên nhân…”)

Phát triển theo hàng ngang:


- Còn vấn đề (nguyên nhân) nào khác không?
- (hay) Nếu cải thiện các vấn đề cấp dưới có ĐỦ làm cải thiện vấn đề ở cấp cao hơn
không?

KQ

KQ1 KQ2

VĐSK VĐSK

NN cấp 1 NN1 NN2 ??

NN cấp 2 NN 1.1 NN 1.2 NN 2.1 NN 2.2 ?? ??

NN cấp 3 NN NN ?? ??
?? ?? 2.1.1 2.1.2

?? ?? ?? ??

Hình 4: Sơ đồ phát triển Cây vấn đề

Page 6
Bài giảng Y5-NH 2017-18
*** Bảng kiểm Sơ đồ Cây vấn đề: (THÍCH HỢP, HỢP LÝ, ĐẦY ĐỦ)

Nội dung kiểm tra Câu hỏi


1 Tính THÍCH HỢP với cộng đồng Các ô vấn đề (ô nguyên nhân) có phải là các vấn
đề hiện đang tồn tại trong cộng đồng không?
2 Cách phát biểu TÊN VẤN ĐỀ rõ Các ô có được phát biểu bằng một tình trạng
ràng không mong muốn, cụ thể và chuyên biệt không?
3 Các ô vấn đề (nguyên nhân) Các vấn đề cấp trên có trùng ý hay bao hàm ý của
KHÔNG TRÙNG LẤP NHAU vấn đề cấp dưới không?
4 Mối liên hệ Nhân-Quả HỢP LÝ Cải thiện vấn đề cấp dưới có góp phần dẫn đến
cải thiện vấn đề cấp cao hơn không?
5 Mối liên hệ Nhân → Quả ĐẦY Cải thiện các vấn đề cấp dưới có đủ đảm bảo sẽ
ĐỦ làm cải thiện vấn đề cấp trên không? Nếu không,
còn nguyên nhân nào khác không?

4. PHỎNG VẦN CỘNG ĐỒNG TRONG PHÂN TÍCH VĐSK

4.1 Mục tiêu:


Nhằm thu thập ý kiến (phát biểu từ phía cộng đồng) về các nguyên nhân hay các vấn
đề hiện đang tồn tại trong cộng đồng có liên quan đến VĐSK đang xem xét, làm cơ sở
dữ liệu cho xây dựng Cây vấn đề.

4.2 Đối tượng phỏng vấn:


➔ các nhóm thành phần trong cộng đồng (có liên quan đến VĐSK đang xem xét):
▪ Chính quyền (1-3 người): đại diện UB, Phòng YT, Ban ngành – Hội đoàn có
liên quan đến VĐSK, tổ trưởng khu phố/tổ dân phố...
▪ Y tế (≥2 người): phụ trách CTSK, TTYTDP, BV, chữ thập đỏ…
▪ Đối tượng chịu ảnh hưởng bởi VĐSK (≥5 người): bệnh nhân, thân nhân, bà mẹ,
người dân, hộ gia đình, …

4.3 Các thông tin cần thu thập:


Theo 3 bước của vẻ sơ đồ Cây vấn đề:
Bước 1: Liệt kê các vấn đề (tính THÍCH HỢP)

Page 7
Bài giảng Y5-NH 2017-18
- Các vấn đề vẽ trong sơ đồ (phác thảo) có phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương không? Có số liệu, tài liệu nào biểu hiện các vấn đề này đang tồn tại trong
cộng đồng không?
Bước 2: Thiết lập mối liên hệ nhân - quả (tính HỢP LÝ)
- Cải thiện vấn đề cấp dưới có thể dẫn đến cải thiện vấn đề cấp cao hơn không?
Bước 3: Phát triển Cây vấn đề (tính ĐẦY ĐỦ)
- Tại sao? Nguyên nhân của nguyên nhân?...
- Còn vấn đề /nguyên nhân gì khác đồng phối hợp để tạo nên vấn đề cấp trên không?
(hay Cải thiện các vấn đề cấp dưới có ĐỦ làm cải thiện vấn đề cấp cao hơn? )

4.4 Các phương pháp thu thập thông tin:


Thảo luận nhóm
Phỏng vấn cá nhân

4.5 Công cụ thu thập thông tin:


- Bảng câu hỏi mở
- Sơ đồ Cây vấn đề phác thảo (trước phỏng vấn) +/-
- Thu âm +/-
4.6 Kế hoạch thực hiện:
Lập bảng: Thời gian, địa điểm, phỏng vấn viên, đối tượng được phỏng vấn, người giới
thiệu…

5. KẾT LUẬN
❑ Điểm mạnh của Cây vấn đề:
- Cây vấn đề là sơ đồ hoá của thực tế.
- Cho cái nhìn tổng thể và có tính hệ thống về 1 VĐSK trong cộng đồng.
- Giúp đi từ hệ thống nguyên nhân sang hệ thống mục tiêu của đề án can thiệp.
❑ Hạn chế của Cây vấn đề:
- Kết quả thay đổi tùy thuộc vào kinh nghiệm của người hỏi và đối tượng được phỏng
vấn.

BÀI TẬP TỔ:


1- Chọn 1 VĐSK của một cộng đồng cụ thể (lớp, trường, phường X, quận Y,..).
2- Vẽ sơ đồ Cây vấn đề giả định (trước khi phỏng vấn cộng đồng).

Page 8
Bài giảng Y5-NH 2017-18
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
1- Câu nào sau đây SAI trong lập luận logic Nhân quả của vấn đề:
a. Các nguyên nhân của 1 VĐSK cụ thể là giống nhau ở các cộng đồng
b. Phân tích nguyên nhân đúng thì mới xây dựng kế hoạch can thiệp đúng
c. Các nguyên nhân thay đổi theo thời gian
d. Can thiệp đúng nguyên nhân sẽ dẫn đến cải thiện vấn đề.
2- Câu hỏi nào sau đây KHÔNG NÊN được sử dụng nhằm thu thập ý kiến của cộng đồng
về các nguyên nhân của vấn đề sức khỏe “Tỷ lệ người trên 40 tuổi bị Đái tháo đường
cao”?
a. Theo bác, các vấn đề gì hiện nay làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường
trong quận ta?
b. Theo bác, các nguyên nhân của bệnh đái tháo đường là gì?
c. Theo bác, giảm tỷ lệ thừa cân béo phì trong cộng đồng có thể làm giảm tỷ lệ
đái tháo đường trong cộng đồng không?
d. Theo bác, tại sao người dân trong cộng đồng ta dễ bị thừa cân – béo phì?
3- Tên vấn đề được phát biểu là “Thiếu kiến thức về phòng ngừa biến chứng bệnh ĐTĐ” có
đặc điểm gì?
a. Không thể hiện tình trạng “không mong muốn”
b. Chưa cụ thể
c. Chưa chuyên biệt
d. Cả 3 đặc điểm trên
4- Sơ đồ Cây vấn đề được vẽ đúng cách khi (chọn câu SAI):
a. Có các mũi tên được vẽ từ dưới lên trên
b. Từng mũi tên hợp lý theo chiều từ nhân đến quả
c. Các ô nguyên nhân ở hàng trên bao hàm các ô nguyên nhân ở hàng dưới
d. Các ô nguyên nhân trong Cây vấn đề phải là những vấn đề thực tế hiện có của
địa phương.
5- Mối liên hệ nhân quả trong Cây vấn đề gọi là THÍCH HỢP khi (chọn câu ĐÚNG):
a. Từng mũi tên hợp lý theo chiều từ nhân đến quả
b. Ô nguyên nhân ở dưới, ô kết quả ở trên
c. Cải thiện vấn đề cấp dưới có góp phần dẫn đến cải thiện vấn đề cấp cao hơn
d. Các ô nguyên nhân trong Cây vấn đề phải là những vấn đề thực tế hiện có của
địa phương.

Page 9
Bài giảng Y5-NH 2017-18
ĐÁP ÁN
1-A 2-B 3-B 4-C 5-D

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Aide au Dévelopement Gembloux ASBL (2006). Répondre à des problèmes réels. In :
Identification et conception de projets/programmes de dévelopement. Gembloux. pp : 12-
23.
2. Baumann M et Cao MM (1999). Diagnostic de santé d’une population et action
humanitaire : un guide pratique. Santé publique, Vandoeuvre-lès-Nancy. Société
française de santé publique; 11 (1): 63-75.
3. Bộ y tế (2006). Phân tích và xác định vấn đề sức khỏe, vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng
đồng. Trong: Tổ chức, quản lý và chính sách y tế. Y học, Hà Nội. pp 86-97.
4. Commission européenne - EuropAid (2011). Analyse des problèmes. In: Manuel Gestion
du Cycle de Projet. Bruxelles. pp : 12-14.
5. L. Kay Bartholomew. Logic Model for needs assement. In: Planning health promotion
programs. 2006.
6. Wikipedia. Problème de santé publique.
https://fr.wikipedia.org/wiki/Problème_de_santé_publique, truy cập ngày 15/9/2014.
7. Zewo (2011). Analyse des cause à l’aide de l’arbre à problèmes. In: Mesure de
l’efficacité pour les NPO. Paris.

Page 10

You might also like