You are on page 1of 7

Nội dung bản ghi

B : Bọn em chào chị ạ. Bọn em là nhóm sinh viên đến từ viên QTKD của NEU. Buổi hẹn
hôm nay bọn em muốn phỏng vấn chị để lấy thông tin về công ty Telio và đặc biệt là trong mảng
HR.
B : Trước tiên thì chị giới thiệu qua về công ty cho chúng em được không ạ?
A : Ok. Đầu tiên thì Telio là một công ty về thương mại điện tử B2B, tức là định hướng
của công ty sẽ là về giống như một đầu mối cung cấp. Hiện tại trên thị trường hiện đại này sẽ có
các nhà cung cấp, ví dụ như là về sữa thì có Vinamilk, TH Truemilk này hoặc là bia thì có bia
333, Sài Gòn…
A : Mỗi cái nhà cung cấp đó thì họ sẽ có những ông Sales, các em đi ngoài đường thì các
em sẽ thấy những cái ông chở rất nhiều hàng về hàng đó thì là các ông Sales đấy, ông sẽ đến bán
hàng cho cái nhà cung cấp đó, đến tận cửa hàng tạp hóa hoặc là những cái siêu thị hoặc là mini
mart kiểu như vậy.
A : Cty chị sẽ là một bên ở giữa, ở giữa những cái nhà cung cấp và nhà bán lẻ. Như vậy thì
bọn chị sẽ nhập tất cả những cái hàng đó về và cung cấp tất cả những cái mặt hàng đó cho cửa
hàng bán lẻ đó. Hiện tại Tê li ô đang có khoảng hơn 1000 nhân sự.
A : Hồi trước thì bọn chị sẽ có nhiều cơ sở hơn. Từ Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương,
Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình đều có cả, nhưng mà hiện tại thì là đang thu hẹp lại trong Hồ Chí
Minh và hiện tại là thì Telio có mặt ở khoảng 21-23 tỉnh thành.
A : Về đối thủ cạnh tranh của Telio thì cũng có khá nhiều như của Masan, Shop Caravan,
Eco,.. hoặc các em cứ đi đến các tạp hóa hay siêu thị thì sẽ thấy những người làm sales ở đấy
trông như nào. Hiện tại Telio đang được đánh giá là mạnh nhất, nếu mà nhìn từ ngoài vào thì sẽ
thấy là, không hẳn là mạnh nhất mà sẽ đứng sau hội của Masan một xíu, tại vì bên đấy có nhiều
vốn đầu tư từ lâu rồi còn Telio thì mới hơn. Tuy nhiên thì Telio cũng có thể coi là một những
người đi đầu về ngành này, công ty bọn chị thì là độc lập hoàn toàn và nhận vốn đầu tư từ nước
ngoài.
B : Vậy về mô hình kinh doanh của Telio thì sao ạ?
A : Mô hình kinh doanh hiện tại thì bên chị sẽ có đội ngũ lao động gồm 2 phần chính là
back office và sales. Back office thì sẽ có marketing, telesales, HR, kế toán, C&B, chăm sóc
khách hàng, IT, pháp chế, thu hồi nợ. Ngoài ra, bộ phận nhân sự chính thì sẽ là về bên kho vận
và bên sales. Tại mỗi tỉnh thì sẽ có cơ sở riêng, nó giống như một cái kho để tồn hàng và vận
chuyển, ví dụ như Hà Nội thì có 2 kho. Hiểu đơn giản về một cái kho, nó sẽ có bao gồm là nhân
viên kho giao vận, nhân viên sale và có thêm một và bạn làm về kế toán, giấy tờ sổ sách. Thực ra
thì vẫn sẽ chuyển hết thông tin về các trụ sở, các trụ sở chính hiện tại đang có ở Hà Nội và Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng.
A : Giới thiệu qua như vậy đủ hết rồi đấy.
B : Dạ vâng, thế Telio chị vừa nói là gọi vốn nước ngoài,vậy có thể coi là một start up
không ạ? Công ty cũng mới thành lập được bốn năm đúng không ạ?
A : Đúng rồi, bọn chị gọi vốn nước ngoài và bây giờ chắc cũng gần dùng hết rồi đấy.Thật
ra thì bên chị chưa có lãi đâu. Ví dụ như là hiểu đơn giản từ một thằng Vinamilk đi, chẳng hạn
bên chị sẽ nhập của Vinamilk về để bán chẳng hạn, nhưng mà bên Vinamilk họ vẫn sẽ có sales
của họ để bán những cái sản phẩm đó đến những cái người mà cũng là khách của Telio luôn, thế
nên là giá của mình, nó sẽ không có lợi thế bằng bên Vinamilk nên là mình sẽ phải sử dụng
những phương thức khác, ví dụ như là có thêm chính sách khuyến mại này rồi cộng gộp những
sản phẩm khác này hoặc là mình cắt giảm trực tiếp trên giá của nó luôn. Những hình thức cắt
giảm như thế để làm sao mình bán được hàng thì nó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của mình, tức là
kiểu như là gần như là mình chịu lỗ luôn.
B : Ngành hàng chính bên chị hợp tác và cung cấp ra thị trường là gì ạ?
A : Hiện tại là có hai ngành hàng là hàng tiêu dùng nhanh và hàng hóa dược. Hiện tại thì
hàng tiêu dùng đang tăng mạnh hơn. Còn về trong cái hàng tiêu dùng thì có khoảng 22 ngành
hàng bao gồm các mặt hàng cũ như dầu ăn, nước mắm rồi bánh kẹo, đường, sữa mắm, muối đều
có cả. Còn ngành hàng mới thì sẽ nhập hàng từ nước ngoài về hoặc tử sản xuất, đa số là hàng
mình ký độc quyền với bên nhà cung cấp nước ngoài. Tất nhiên trên thị trường vẫn sẽ có các mặt
hàng quốc tế đấy nhưng sẽ không có giấy tờ nhập xuất cụ thể. Còn nếu mà sản phẩm nhập giấy
tờ đầy đủ, hóa đơn đầy đủ thì nó sẽ chỉ có từ công ty chị ra thôi.
A : Ngành hàng quốc tế này bên chị sẽ tập trung nhiều, tại vì ngành này nó do mình độc
quyền nên mình sẽ quyết định được giá đó.
B : Vâng ạ. Chị có nói là công ty vẫn đang phải chịu lỗ do không cạnh tranh được về giá cả
và đối thủ. Vậy sau này, trong dài hạn thì nguồn lãi công ty đến từ đâu để vận hành ạ?
A : Thật ra là có nhiều mặt hàng tùy theo mùa vụ mà mình có thể nhập được giá rẻ hơn so
với những lần nhập trước nên mình cũng có thu về 1 số khoản chênh lệch khi bán. Nhưng mà chị
chị chắc chắn với em là giá của mình vẫn không thể bao giờ rẻ bằng nhà cung cấp được nên là
cái đó vẫn phải cắt máu thịt của mình ra thôi.
A : Thế nên là cái cái ngành hàng thứ hai như chị đang nói là cái ngành hàng mình nhập
khẩu về và mình tự sản xuất thì mình sẽ quyết định được giá và đó mới là cái để mình làm lâu
dài được. Còn các mặt hàng truyền thống thì mình bán với mục đích là tìm kiếm tệp khách hàng
và tìm cách thuyết phục họ lấy thêm những mặt hàng mới của và sau này mình sẽ tập trung vào
hàng mới nhiều hơn.
B : Vâng ạ. Chị ơi, em muốn hỏi kỹ hơn một chút về cái bộ máy tổ chức ấy ạ. Từ bên trên
xuống thì những ai sẽ là người điều hành tổng và quản lý các phòng ban bên dưới như thế nào ạ?
A : Cái này thì nó khá là to đấy. Bên trên thì sẽ có ban giám đốc, là những người thành lập
này, trong đấy thì sẽ có anh giám đốc điều hành này, giám đốc kinh doanh, giám đốc chiến lược
và còn một anh là Co-founder, trước đây thì gần như là phó giám đốc ấy, nhưng mà anh ấy sẽ
kiểu tập trung khu vực miền Nam. Bên dưới thì sẽ có các trưởng bộ phận này, trưởng bộ phận thị
trường, kế toán, marketing,... Tới nhân sự thì có nhân sự trong C&B và tuyển dụng rồi thương
hiệu tuyển dụng rồi truyền thông nội bộ. Thật ra để kể hết được thì khó lắm.
A : Còn về cái bộ phận bán hàng thì nó là một cái bộ phận rất là to và đứng đầu là anh
giám đốc kinh doanh với các quản lý vùng (Sale manager) rồi các quản lý lại chia thêm theo các
ngành hàng nữa. (Sale lead)
A : Còn về bộ phận kho vận thì cấu trúc nó cũng tương tự như thế. Bao gồm là lead kho
vận quản lí và dưới ông đấy thì có nhân viên kho, nhân viên giao hàng kiểu như vậy đó.
B : Dạ, Vâng, em sẽ về vẽ lại cái cơ cấu tổ chức thành sơ đồ, nếu mà chị có cái tài liệu nào
liên quan đến chị, cho em tham khảo với chị nhá.
A :Oke em. Bên chị cũng nhận phỏng vấn của nhiều bạn thực tập rồi nên tài liệu thì có
nhiều lắm. Sau chị sẽ gửi cho.
B : Vâng em cảm ơn chị. Bây giờ thì mình sẽ đi vào list câu hỏi sâu hơn liên quan tới tuyển
mộ và tuyển chọn nhé ạ.
B : Đầu tiên là về Job analysis. Quy trình của nó là như thế nào và có phải là do bên HRD
chịu trách nhiệm không ạ?
A : Vị trí tuyển thì rất là nhiều và yêu cầu cho từng vị trí khác nhau nên chắc chị sẽ nói
chung chung cho các em thôi. Thường để tạo ra 1 cái JD thì cần có người phụ trách chính cho cái
job đó ngồi phân tích với Line manager rồi liên hệ với C&B để đưa ra cơ chế phù hợp cho vị trí
cần tuyển như lương, thưởng KPI, bảo hiểm xã hội, ….
Ví dụ về job chăm sóc khách hàng chẳng hạn, Line manager chỉ đưa ra tầm 5-6 cái gạch
đầu dòng về mô tả trong JD thôi còn cơ chế mình tự xoay. Các yêu cầu thì sẽ do TA tự quan sát,
đánh giá xem là công việc của team này nó sẽ như nào, áp lực của nó ra sao, cần một người như
thế nào.
A : Ngoài ra bên chị còn 1 phương pháp nó gọi là con tốt thí. Tức là mình sẽ có một cái
ứng viên đầu tiên để phỏng vấn. Sau đấy thì mình sẽ ngồi phỏng vấn cùng Line manager đó để
xem là trong cuộc phỏng vấn họ sẽ cần những cái gì. Xong họ sẽ vẽ ra chân dung ứng viên phù
hợp cho công việc để phỏng vấn các lượt sau.
B : Vậy người tổng hợp tất cả thành một JD hoàn chỉnh vẫn sẽ là HR phải không chị?
A : Đúng. Sau khi HR tổng hợp thì sếp ở cả HR và line manager sẽ xem và duyệt nếu
chuẩn thì up lên.
B : Tiếp theo là tới phần tuyển mộ với 2 nội dung chính là thương hiệu tuyển dụng và
nguồn tuyển dụng. Chị đánh giá thế nào về thương hiệu tuyển dụng của Telio ạ?
A : Về thương hiệu tuyển dụng thì sẽ chia ra 2 bên là back office và sales. Thật ra thì
thương hiệu tuyển dụng bên mình cũng chưa thật sự ổn lắm. Thứ nhất là mình phải cạnh tranh
với những bên khác mạnh hơn như Vin, Masan... Họ có cơ chế ổn định và tuổi đời lâu hơn mình
rất nhiều. Thêm nữa là các nhà cung cấp cho mình thì họ cũng tuyển sales của họ và KPI của họ
thấp hơn của mình vì số sản phẩm của họ chỉ có từ 20-30 thôi còn Telio có tới 1000 sản phẩm.
Thứ hai là tiếng tăm mình chưa được nổi vì mình vẫn là Start-up. Nhưng hiện tại thì độ
nhận diện thương hiệu cũng được cải thiện kha khá rồi.
B : Vậy công ty đã làm có những hoạt động gì để nâng cao thương hiệu tuyển dụng ạ? Ví
dụ như có học bổng hay hợp tác với câu lạc bộ sinh viên.
A : Trước thì cũng có chị từ câu lạc bộ HR làm đấy nhưng chị thấy cái chị ấy làm tập trung
vào back office nhiều quá trong khi back office ddược đãi ngộ khá là tốt rồi, thậm chí hơn nhiều
công ty khác.
Sau đó thì chị làm cái thương hiệu tuyển dụng này nghỉ xong công ty lại cắt giảm chi phí
nữa nên không có ai phụ trách cái mảng này.
A : Còn về các hoạt động chính thì có đi job fair 1 năm khoảng 4 lần, có page Fb, có
website tuyển dụng, có Linkln,….Mặc dù nó chưa hản chạm được đến đối tượng chính của bọn
chị là đội Sales. Chị đề cập tới họ nhiều vì đấy là lực lượng lao động chính của công ty chị mà.
Họ sẽ không hay ngồi lướt Fb hay tik tok hay tra website tìm việc như nhân viên văn phòng bình
thường đâu.
B : Thế nếu mình tuyển sales mà không quá yêu cầu về tri thức hay bằng cấp cao thì yêu
cầu cụ thể cho vị trí sales là gì ạ?
A : Công việc của họ thì sẽ là mang cái sản phẩm của mình tới giới thiệu cho các cửa hàng.
Nói chung là để giới thiệu sản phẩm của mình đến từng những cái hàng, cửa hàng tạp hóa, những
hiệu thuốc bán lẻ. Công việc sẽ như vậy thôi, giới thiệu rồi thuyết phục họ lấy hàng rồi lên đơn
rồi kho giao luôn.
A : Về yêu cầu thì chỉ cần chịu khó giao hàng, chăm học hỏi và giao tiếp tốt, có khả năng
thuyết phục. Cơ chế của sales thì lương cơ bản rơi vào tầm 5-9 triệu và còn tùy theo vùng nữa.
Mức cao nhất 9 triệu thì thường là những người phải 7-8 năm kinh nghiệm rồi. Độ tuổi thì linh
hoạt từ 18 thậm chí đến 7X tuổi cũng được chỉ cần họ bán được hàng cho mình.
B : Vâng. Còn một câu hỏi nữa về thương hiệu tuyển dụng là chị đánh giá thương hiệu
tuyển dụng của công ty ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng ứng viên như thế nào ạ?
A : Tất nhiên là có rồi. Mà thực ra thì thương hiệu tuyển dụng bên công ty thì chị có vừa
bảo đấy là chưa được đặt nhiều công sức. Thêm nữa là bên chị cũng có một cái góc khuất là bị
mang tiếng là máy chém người. Gần đây thì một bộ phận người làm sales họ đang né Telio đi.
Bởi vì là công ty chị đuổi người rất là nhanh. Đấy lí do mà back office có lương cao là do công
ty làm việc dựa trên con số, em có thể hiểu là như kiểu không có tình người ấy. Mặc dù cuối năm
rồi nhưng trong tháng vừa rồi riêng Hà Nội đã đổi 10 người rồi. KPI thì công ty yêu cầu ngày
càng tăng, công việc thì lại hay có những quy trình mới dẫn đến đổi người nhiều.
A : Ví dụ như là mấy ông sales thì trước chỉ có một mặt hàng và đem đi sale cho một số
nơi nhất định nhưng giờ số lượng sản phẩm rất nhiều, họ phải tính toán một đống hàng khác
nhau. Dẫn đến là họ bị ngộp công việc, tự ý nghỉ có, đuổi có mà tranh chấp cũng có. Thế nên là
thương hiệu đi xuống rất nhiều. Ngày trước tầm tháng 5-6 thì một tháng chị có thể tuyển tầm 37
ứng viên nhưng 3 tháng đổ lại đây thì mỗi tháng chỉ tuyển được một phần ba. Thật ra còn nhiều
yếu tố khác ảnh hưởng như mùa vụ, cơ chế chính sách nhà nước hoặc là do mình giảm phạm vi
khu vực mình bán đi nhưng cứ quy thành thương hiệu tuyển dụng cũng không sai đâu.
A : Về chất lượng ứng viên thì chị sẽ trả lời thêm một chút. Đó là ngày trước khi mà tuyển
được tận tầm 37 người thì chất lượng ứng viên rất là tốt. Còn thì nó lại đối nghịch lại, tuyển ít mà
chất lượng cũng tệ đi. Vì số lượng ứng tuyển ít nên nhiều khi chị phải lấy những bạn chưa có
kinh nghiệm. Hồi tháng 5-6 thì chị có thể chọn được những anh chị mà đã có vài tháng hay thậm
chí vài năm kinh nghiệm rồi.
B : Vậy khi gặp phải những chuyện không được tích cực lắm về tuyển dụng thì phong HR
sẽ xử lí như nào ạ ?
A : Đầu tiên thì mình sẽ đi tìm nguyên nhân ( nhân viên cũ) rồi sau đấy hẹn họ để nói
chuyện lại xem họ có mâu thuẫn hay điều gì không hải lòng về công ty. Ví dụ như cơ chế không
phù hợp, lương chưa xứng đáng hay chưa nhận thì mình sẽ hỗ trợ giải quyết. Hoặc có trường hợp
ông nhân viên rất là thù dai, nghỉ rất là lâu rồi 34 tháng rồi nhưng vẫn vào spam, nói Telio là vô
nhân đạo này nọ. Thật ra là do ông ấy vi phạm kỉ luật nên bị cho nghỉ việc và không có lương. Vì
như vậy nên bên chị sẽ phải đi hỏi bộ phận C&B để liên hệ ông nhân viên cũ kia và giải thích
cặn kẽ làm sao để họ không phá bĩnh công ty nữa. Còn nếu lí do là vì Sales lead cho nghỉ, cơ chế
phòng ban nào đó không hợp lí thì mình sẽ đến đó để tìm hiểu, có thể là cân đối lại cơ chế, tránh
bị khó tính quá mức hoặc là phỏng vấn nhiều mà lượng ứng viên pass ít thì mình cũng cần biết lí
do không cho pass là gì, yêu cầu có cao quá không. Nhiều đợt tuyển nếu ít ứng viên mà mình lại
đang cần người thì cũng nên cân nhắc giảm yêu cầu xuống đôi chút.
B : Vậy mấy ông đấy nói xấu ở trên đâu ạ?
A : À họ cứ comment trên các group Fb, zalo thôi. Nói chung là tình trạng như này bọn chị
gặp rất là nhiều rồi.
B : Vâng ạ. Vậy nguồn ứng viên của công ty là đến từ đâu ạ ?
A : Hmm, chị sẽ nói về Sales là chính vì như các em biết đấy, họ là nguồn lao động chính ở
công ty. Nguồn tuyển dụng thì cũng khá là nhiều nguồn. Mạng xã hội như Facebook, Zalo này.
Trên Fb thì có fanpage, chạy quảng cáo, booking Fb Ads. Trên Zalo thì từng TA sẽ có những cái
mạng lưới quan hệ nhất định của họ. Thường thì sẽ có các group tuyển dụng trẻn zalo và bọn chị
đa số là đăng tin tuyển dụng ở đấy.
A : Nguồn tiếp theo là giới thiệu trực tiếp ứng viên. Tức là nhân viên của công ty có thể
giới thiệu người quen đến làm và mỗi lần tuyển được ngừoi như thế thì bọn chị cũng có thưởng
tiền 1tr6 cho nhân viên.
B : Chị có đăng tin lên mấy trang web như topCV kiểu kiểu như thế không ạ?
A : Không đâu. Người mình cần tuyển là Sales và họ cũng không giống như nhân viên văn
phòng mà hay đi tìm việc qua mấy website tuyển dụng nhưng nó vẫn có thể dùng được. Còn có
những nguồn hunt nữa, bọn chị sẽ thuê mấy công ty head hunter chuyên tuyển mass thực ra là
của ngày xưa thôi chứ giờ bọn chị không dùng nữa.
A : Đấy thì 3 nguồn chị nói từ đầu là 3 nguồn hiệu quả nhất. À có thêm vài hình thức như
phát tờ rơi, dán poster, nhưng lâu rồi và cũng không có hiệu quả.
B : Trong 3 nguồn chính mà chị nhắc đến thì nguồn nào là hiệu quả nhất ạ? Về số lượng và
chất lượng ý ạ.
A : Hiệu quả về mặt số lượng nhất thì kể đến là Fb nhưng về chất lượng thì lại là thông qua
giới thiệu trực tiếp ứng viên. Vì là họ có người quen làm trong công ty rồi nên họ sẽ dễ thích
nghi và học hỏi nhanh hơn và cũng kiểu như có chân trong ấy nên họ sẽ đi với công ty lâu hơn.
B : Vâng bọn em hiểu ạ. Còn một câu cuối ở trong phần tuyển mộ này là công ty có hoạt
động gì để thu hút ứng viên không ạ?
A : Không. Không có đâu em.
B : Dạ. Vậy bây giờ đến phần tuyển chọn chị nhé. Chị có thể miêu tả giúp em quy trình
tuyển chọn trong Telio không ạ? Giữa back office với sales thì có khác nhau nhiều khồn ạ?
A : Mỗi vị trí khác nhau thì sẽ có các bước khác nhau. Với Sales thì đầu tiên sẽ là lọc CV
do bên TA họ làm. Sau đó là phỏng vấn do team lead phụ trách. nếu các bạn đấy thấy oke thì sẽ
cho đi route (đi tuyến) bán hàng thử một buổi. Rồi đến bước đánh giá, mỗi bên TA, team lead sẽ
có 1 bản đánh giá. Đánh giá xong thì sẽ duyệt và offer lương với đãi ngộ. Tý chị sẽ gửi em mấy
mẫu đánh giá đấy.
B : Dạ vâng cái này đúng là cái bọn em cần cho topic hơn là cơ cấu tổ chức rồi ạ. Thế còn
back office thì sao hả chị?
A : Back office thì cũng các bước gần giống thế và tuyển back office thì sẽ không có bước
đi route. Phỏng vấn – đánh giá – offer thôi và có những vị trí mình cần tuyển 2-3 vòng. Ví dụ
như tuyển ASM (quản lý kinh doanh vùng) thì có 3 vòng : chị phỏng vấn một buổi xong đến anh
giám đốc kinh doanh và rồi cả giám đốc điều hành nữa. Đối với IT thì còn nhiều hơn phải 5-6
bước.
B : Thế đối với sales thì chỉ có Sales lead phỏng vấn à chị?
A : TA có tham gia nữa. Mình tham gia mấy bước như lọc CV và sơ vấn, gần như là hỏi lại
mấy vấn đề mà sales lead hay hỏi trước đó thôi.
B : Vâng. Thế Sales có phải làm CV không chị?
A : Cái đấy thì mình có thể hỗ trợ họ làm luôn cũng được. Mình chỉ cần note ra vài dòng
đơn giản thôi như là tên, địa chỉ, kinh nghiệm làm việc, có thể đi chở hàng không?....
B : Thế với back office, những vị trí yêu cầu cao hơn thì bọn chị có ưu tiên gì trước nhất
không ạ? Đối với cái mục trong CV ứng tuyển ấy chị.
A : Nó sẽ tùy vị trí đấy. Như là TA thì nếu mà họ chuyển từ Vinshop hay Masan sang thì
rất là oke. Với IT thì sẽ ưu tiên những người đã làm ở Shopee hay Lazada hay các vị trí tương tự
kiểu như vậy.
B : Vâng tiếp theo là đến phỏng vấn thì một buổi phỏng vấn sẽ gồm những dạng câu hỏi
nào ạ và sẽ do bên nào phụ trách xây câu hỏi ạ?
A : Đầu tiên là về các dạng câu hỏi thì có ví dụ như là câu hỏi về năng lực hành vi, có kinh
nghiệm gì trong Sales, đã đi những khu vực nào và bán mặt hàng gì. Còn cả một số câu hỏi tình
huống nữa. Sales dược thì nó có hơi khác. Có chị và anh Sales lead phỏng vấn 5 người một lượt
xong sẽ diễn tình huống như là mình đóng giả khách hàng để họ bán hàng cho mình luôn. Tiếp
theo thì là mấy câu hỏi đơn giản như là anh mong muốn mức lương như nào, mong muốn điều gì
ở môi trường làm việc này. Trung bình mỗi buổi phỏng vấn là 15-20 phút. Sales dược mà mình
phỏng vấn nhóm ấy thì có thể lên tới 2 tiếng.
B : Vậy buổi phỏng vấn của vị trí back office có khác gì so với sales không chị?
A : Có. Ứng viên ví dụ của bên C&B hay kế toán sẽ có các bài test trực tiếp ở đấy luôn tầm
30 phút đến 2 tiếng mà thật ra là bài test không có thời gian đâu. Họ làm xong thì về thôi.
B : Em muốn hỏi thêm là hội đồng phỏng vấn ấy họ có mạch câu hỏi phỏng vấn không hay
là họ sẽ tự ứng biến câu hỏi lúc đấy luôn ạ?
A : Họ có đấy. Đầu tiên là giới thiệu bản thân rồi vài câu hỏi để khai thác thông tin về
những kĩ năng mình muốn có ở ứng viên, điểm mạnh điểm yếu, cảm thấy mình có những gì phù
hợp cho vị trí này. Tiếp theo là bài test tình huống, mấy tình huống cơ bản trong bán hàng thôi,
hội đồng phỏng vấn sẽ nhận xét cách giải quyết của ứng viên, đề xuất giải pháp phù hợp cho tình
huống ấy. Sau đấy thì mình sẽ đánh giá khách quan thôi chứ không cho ứng viên biết là họ fail
hay pass.
B : Cái cấu trúc câu hỏi đấy thì là do HR xây hả chị?
A : Do team lead tự làm thôi và có thêm sự hỗ trợ từ TA. Ví dụ như khi team lead mớileen
họ chưa biết hỏi gì thì TA sẽ xây cho họ 1 bản phỏng vấn mà thật ra họ cũng không cần lắm vì
họ có mạch câu hỏi rồi ấy. Sau phỏng vấn nếu cần thì TA sẽ góp ý, có nên thay đổi gì trong câu
hỏi không.
B : Vâng ạ. Thế cũng là hết phần nội dung sâu rồi chị ạ. Bây giờ mình sẽ chuyển sang vài
câu hỏi chung chung về quá trình tuyển dụng của Telio chị nhé. Chị nghĩ đâu là điểm mạnh và
đâu là điểm cần cải thiện trong quá trình tuyển dụng của Telio ạ?
A : Điểm mạnh thì thứ nhất là mình không quá rườm rà về quy trình. Có một vài vị trí thì
mình cần phỏng vấn sâu hơn, test kĩ hơn. Vòng phỏng vấn thì cũng nhanh gọn không phải hẹn
trực tiếp hay book lịch thư mời gì đâu, mình có thể phỏng vấn online luôn cũng được. Công ty
mình mới là startup mà nên là sẽ bớt cứng nhắc hơn mấy công ty lâu đời. Một điểm mạnh nữa là
bên chị cũng khá linh hoạt trong khâu phỏng vấn. Tức là mọi thứ nó đều có thể thỏa thuận hay
ứng biến được đối với từng ứng viên, từng tình huống phỏng vấn chứ không bị rập khuôn quá
mức.
A : Điểm yếu thì vì quy trình nó linh hoạt nên nhiều khi mỗi team lead sẽ có phong cách
riêng và bộ phận HR phải chiều theo họ. Kiểu như họ sẽ có những đánh giá, notes riêng nên
thiếu tính thống nhất trong quy trình chung. Còn những điểm yếu khác như là thương hiệu tuyển
dụng yếu này, cơ chế vẫn chưa ổn định, môi trường thì hiện tại chưa có hoạt động truyền thông
nội bộ để gia tăng cái thương hiệu tuyển dụng hay giữ chân ứng viên. Kiểu như cái first
impression của họ đối với công ty chưa được tốt lắm ấy vì công ty làm việc bằng con số mà.
Kiểu như TA bọn chị thì sẽ ban đầu sẽ làm sao để cho người ta cảm thấy gần gũi nhất và cảm
thấy họ được hỗ trợ rất là hết mình. Thế rồi đến khi qua vòng Sales lead thì họ sẽ bị hụt hẫng ấy,
khi mà họ đến một cái công ty mà kiểu không có văn hóa chung kiểu mọi người không biết nhau,
không được thân nhau cho lắm.
B : Dạ vâng còn một câu hỏi cuối là chị thấy Telio có điểm gì khác biệt trong quy trình
tuyển dụng ạ?
A : Có lẽ là bên chị khi tuyển sales thì sẽ có vòng cho đi route nữa. Em cứ tưởng tượng nó
là buổi đi làm không lương ấy và mình cũng phải giải thích sao cho hợp lí để ứng viên họ cảm
thấy muốn đi cái buổi thử này. Thật ra là nhiều khi do team lead họ chưa có nhiều kĩ năng phỏng
vấn ấy nên phải có thêm buổi đi thử này để dánh giá trực tiếp ngoài đời thật luôn. Nhiều cái
không thể hiện được qua lời nói mà.
B : Vâng ạ. Chị cho em hỏi thêm một câu là chị có bảo điểm mạnh của Telio là quá trình
tuyển dụng nhanh và rút ngắn nhưng như thế có thể coi là rủi ro không khi mà nhanh và rút ngắn
nên mình không chọn được ứng viên phù hợp hay chất lượng không được đảm bảo không chị?
A : Tất nhiên là sẽ có những người nghĩ như thế mà nhưng cái rủi ro này nó không quá lớn
đâu, chất lượng vẫn có thể đảm bảo và team lead họ phụ trách phần này nên họ thấy rút ngắn
được thì họ mới rút đi chứ.
B : Dạ vâng ạ. Bọn em cũng đã thu thập được đủ thông tin cho bài tập rồi nên buổi phỏng
vấn đến đây là hết rồi chị ạ. Bọn em cảm ơn chị nhiều.

You might also like