You are on page 1of 5

Nói sơ qua về khái niệm đạo đức: Đạo đức 

là một từ Hán-Việt, được dùng từ xa


xưa để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người. Là hệ thống các
quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo là con đường, đức là tính tốt
hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có
sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp
trong đời sống và tâm hồn. Và người có đạo đức rất biết quan tâm người khác.
(Nguồn Wiki)
1. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là gốc của người cách mạng từ
rất sớm và xuyên suốt cuộc đời của mình.
Những thập kỷ bốn mươi, năm mươi sáu mươi. Người đều có những bài viết
ngắn gọn, súc tích về đạo đức cách mạng. Trong di chúc Người nhấn mạnh: Đảng
ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi Đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo
đức cách mạng, thật sự cần kiệm liên chính, chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta
thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của
nhân dân. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và
thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa
“hồng” vừa “chuyên”.
Người đã nêu 23 điều với tư cách một người cách mạng, giải quyết 3 mối
quan hệ. “Tự mình phải: Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn
thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét.
Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ
nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng ham muốn về vật chất. Bí mật. Đối với người
phải: Với từng người thì khoan thứ, Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho
người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người. Làm việc phải: Xem xét hoàn
cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể”. Hồ Chí Minh coi đạo
đức như gốc của cây, như nguồn của sông. Trong tác phẩm đường Kách Mệnh
người nói:
-“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn,
cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức,
không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì
muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà
tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì làm
nổi việc gì”. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”.
- Câu hỏi:
a. Nếu không lấy đạo đức làm gốc mà đặt tài năng lên trước thì sẽ như
thế nào? Lấy ví dụ.
b. Nếu chỉ có chú tâm vào phát triển đạo đức thì có nên không? Cho ví
dụ.

2. Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi
đôi với hành động và hiêu quả trên thực tế.
Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên, phẩm
chất và năng lực thống nhất làm một. Trong đó: Đức là gốc của tài; hồng là gốc
của chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực. Tài là thể hiện cụ thể của đức trong
hiệu quả hành động.
Với người cách mạng, đạo đức là gốc là nền tảng, tài năng phải gắn chặt và được
xây dựng trên nền tảng đạo đức. Hồ Chí Minh đưa ra yêu cầu: “Dạy cũng như học
phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất
quan trọng. Nếu không có có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dựng”.
Bác trong cuộc gặp gỡ đoàn viên thanh niên: “Thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo đức
cách mạng”.

Ví dụ về có tài mà không có đức: Đinh La Thăng (sinh ngày 10 tháng


9 năm 1960)[1] là một chính khách Việt Nam và tiến sĩ kinh tế. Ông từng là Bộ
trưởng Bộ Giao thông Vận tải (2011-2016), Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2008-2011), Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2005-2008), Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng
công ty Sông Đà (2001-2003). Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Phó
Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, Bí thư
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2016-2017). Ngày 8 tháng 12 năm 2017, ông
bị tạm đình chỉ chức đại biểu Quốc hội, đình chỉ sinh hoạt Đảng, bị khởi tố và tạm
giam do những sai phạm khi giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam.[3] Ông bị kết án tổng cộng 30 năm tù (tổng của hai bản án là 31 năm nhưng
theo luật, tổng mức án tù có thời hạn không quá 30 năm) về tội Cố ý làm trái quy
định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165, Bộ
luật Hình sự 1999) và bồi thường hơn 630 tỷ đồng, 600 tỷ đồng trong vụ Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam (PVN) góp vốn vào Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) và 30
tỷ đồng trong vụ xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.[4][5][6]
Câu hỏi: Liệu việc có đức mà không có tài có dẫn tới hậu quả gì hay không? Nêu
ví dụ.

3. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là thước đo lòng cao thượng của mỗi con
người.
Bác từng nói: “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người
làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữa được đạo đức đều cao thượng”.
Thực hành tốt đạo đức cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh nâng cao giá trị của
mình mà còn tạo nên sức mạnh nội sinh để con người vượt qua thử thách. Để xây
dựng thế hệ cách mạng cho đời sau, Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục toàn diện cho
học sinh, sinh viên cả về “Đức, Trí, Thể, Mỹ”. Trong đó đức là cái gốc, tài cực kỳ
quan trong trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.

Hình ảnh Bác trong lớp đào tạo cán bộ


Câu hỏi: Hãy cho ý kiến về vấn về đạo đức giả trong xã hội hiện nay và phân tích.
Cho ví dụ

You might also like