You are on page 1of 18

CHƯƠNG 3 VAI TRÒ CỦA CHẤT PHỤ GIA TRONG SẢN XUẤT THUỐC BVTV

3.1 Định nghĩa


Chất phụ gia: là những chất không trực tiếp mang tính độc với dịch hại, được pha trộn chung với hoạt
chất để tạo thành các dạng thuốc thành phẩm. Việc có thêm chất phụ gia sẽ làm giảm hàm lượng hoạt
chất trong thuốc thành phẩm để an toàn với người và cây.
Chất phụ gia còn giúp hoạt chất phân tán lơ lửng đều khi hòa trong nước, tăng khả năng loang trải và
bám dính lên cây. Với các đặc tính và công dụng trên, chất phụ gia có vai trò rất quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng và hiệu quả của thuốc thành phẩm.
Vì vậy, chất phụ gia là bí quyết của nhà sản xuất. Chính công nghệ chất phụ gia độc đáo đã đưa các
sản phẩm thuốc BVTV đạt đến đỉnh cao trong kiểm soát dịch hại, bảo vệ mùa màng.
Theo TS Randy Cush, chuyên viên về hoạt chất và thành phẩm của Tập đoàn Syngenta: “Các chất phụ
gia trong sản phẩm là yếu tố rất quan trọng giúp nâng cao hiệu quả sinh học của thuốc BVTV. Một sản
phẩm BVTV chất lượng tốt, phát huy tác dụng cao thì hoạt chất không phải là thành phần duy nhất
quan trọng mà còn có vai trò cốt lõi của chất phụ gia, giúp người nông dân sử dụng thuốc an toàn, hiệu
quả, bền vững”.
Những chất phụ gia thường gặp:

1. CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT (bao gồm chất thấm nước, chất khuếch tán, chất tạo huyền phù).

2. CHẤT BẢO QUẢN

3. CHẤT CHỐNG TẠO BỌT

4. CHẤT CHỐNG ĐÔNG

5. CHẤT ĐỆM

6. CHẤT CHỐNG RỬA TRÔI

7. CHẤT KHÁC (bao gồm chất an toàn, chất tăng độ nhớt, chất loang trải...)
Gia công các chất bảo vệ thực vật  (BVTV) là một ngành kỹ thuật quan trọng, không thể thiếu được
trong sản xuất và sử dụng các chất BVTV phục vụ nông nghiệp. Nó giúp người ta sử  dụng các hoạt
chất một cách hiệu quả,  thuận tiện và an toàn hơn trong công tác phòng trừ dịch hại.
Gia công là quá trình hỗn hợp, phối trộn theo một tỷ lệ nhất định giữa hoạt chất, các chất hoạt động bề
mặt (HĐBM),  các phụ gia... trong những thiết bị chuyên dùng (nghiền, phối trộn, sấy...) và đóng gói
để tạo ra những thương phẩm phục vụ nhu cầu sử dụng đa dạng của người dân.
Lựa chọn hình thức và kỹ thuật gia công phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Tính chất hóa, lý của hoạt chất.
- Hoạt tính sinh học và phương thức tác động.
- Hình thức áp dụng.
- An toàn trong sử dụng.
- Giá thành gia công.

1
- Nhu cầu và sự hấp dẫn của thị trường.
Hiện nay trên thị trường thế giới có vài chục dạng gia công các chế phẩm BVTV khác nhau. Những
dạng thông thường là dạng dung dịch, nhũ dầu, huyền phù đậm đặc, bột thấm nước, hạt, hạt phân tán...
Từ những năm 80 trở lại đây, do áp lực của vấn đề bảo vệ môi trường, nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối
với ngành gia công các chất BVTV là tạo ra những sản phẩm "an toàn" trong sản xuất và sử dụng,
thuận tiện cho người tiêu dùng, có hiệu quả trong phòng trừ và mang tính chọn lọc cao (ít ảnh hưởng
đến những đối tượng không thuộc phạm vi phòng trừ như con người, thiên địch...). Để đáp ứng nhu
cầu này, có 2 hướng quan tâm đối với các nhà nghiên cứu gia công:
- Nghiên cứu tạo ra những dạng gia công mới thay thế những dạng cũ vốn đã gâyô nhiễm môi trường,
kém an toàn đối với người và đối tượng sử dụng.
- Tìm kiếm sử dụng các phụ gia mới nhằm tăng hoạt tính của thuốc và ít gây ô nhiễm môi trường.
Nghiên cứu các dạng gia công mới:
Các dạng gia công thông thường trước đây như nhũ dầu, bột thấm nước.. . mặc dù có hiệu quả tốt
nhưng thường gâyô nhiễm môi trướng trong sản xuất và sử dụng, độc đối với người động vật máu
nóng và gây hại cho cây trồng. Vì vậy trong khoảng 10 năm trở lại đây người ta đã nghiên cữu và thu
được nhiều kết quả trong việc phát triển kỹ thuật gia công và đóng gói mới. Các nghiên cứu này nhằm
vào các hướng sau:
- Giảm dần, tiến tới không dùng dung môi hữu cơ, đặc biệt các dung môi vòng thơm (benzen, toluen,
xylen...), thay thế bằng nước hoặc các dung môi ít độc, ít bay hơi trong gia  công dạng lỏng. Những
dạng gia công mới theo hướng này là: huyền phù đậm đặc, nhũ dầu trong nước, vi nhũ tương, huyền
phù sữa... ưu điểm của chúng là độ độc mãn tính đối với người thấp, không gây cháy lá, an toàn và dễ
sử dụng.
- Đối với dạng bột: thay thế các sản phẩm bột thấm nước, bột rắc bằng dạng hạt phân tán trong nước,
hạt bao hoặc vi bao, dạng viên nén... nhằm giảm ô nhiễm môi trường trong sản xuất và có thể kiểm
soát sự  nhiễm không khí.
- Phát triển một số dạng gia công mới áp dụng cho những trường hợp riêng: dạng xông hơi, phun
sương (aerosol), dạng bả... hoặc dạng xử lý hạt.
Sử dụng các chất phụ trợ mới:
Trong kỹ thuật gia công các chất BVTV, các chất phụ trợ (gọi tắt là phụ gia) được sử dụng bao gồm:
- Chất hoạt động bề mặt: có tác dụng thấm ướt, tạo huyền phù, phân tán và làm tăng hoạt tính sinh học
của hoạt chất.
- Dung môi (đối với dạng lỏng), chất mang (đối với dạng bột) có tác dụng hòa loãng, giảm nồng độ
hoạt chất để sử dụng thích hợp.
- Các chất chống đông, chống lắng, chống bọt (chống trào)...
- Chất bảo quản.
- Ngoài ra, người ta còn có thể sử dụng các chất có tác dụng hiệp đồng nhằm làm tăng hiệu lực phòng
trừ của thuốc.
a. Các chất hoạt động bề mặt (HĐBM):
Các chất HĐBM thường sử dụng là các chất anion, non-ion hoặc hỗn hợp hai loại với nhau sao cho có
sự cân bằng ái nước - ái dầu đạt giá trị 8 - 18, khối lượng phân tử 1000 - 2000. Các chất này thường có

2
tính chất tạo sữa tốt. Tuy nhiên độ bền nhiệt, sự ổn định trong bảo quản và khả năng hấp thụ kém. Đặc
biệt, chúng thường là các dẫn xuất của hyđrocacbua thơm hoặc mạch thẳng khó phân hủy nên dễ gây ô
nhiễm môi trường.
Để phù hợp với công nghệ gia công các dạng chế phẩm mới, các chất HĐBM cần đáp ứng một số tính
chất sau:
- Sức căng bề mặt hệ dầu - nước thấp dưới 20 mN/m các chất HĐBM thông thường có sức căng bề
mặt 30 - 40 mN/m) để tăng khả năng hấp thụ. Những chất HĐBM dạng silicon hoặc flo hóa đáp ứng
được tính chất này.
- Bền trong điều kiện bảo quản lâu dài (nhiệt độ, độ ẩm...). Các chất HĐBM polymeric với khối lượng
phân tử 20.000 - 30.000 là sự lựa chọn thích hợp.
- Khả năng thấm ướt tốt (đối với các dạng gia công thuốc bột). Thông thường, khả năng thấm ướt có
liên quan chặt chẽ với cấu trúc hóa học của chất HĐBM. Trong thực tế, những chất thấm ướt quan
trọng trong gia công là: na tri lauryl sunfat, nonylphenol (NP) với 7 - 11 etylenoxit (EO), ancol
etoxylat mạch thẳng.
Các chất HĐBM có nguồn gốc lignin tự nhiên có vai trò rất quan trọng không những trong gia công
các dạng thông thường mà cả trong kỹ thuật gia công hiện đại, do những đặc tính ưu việt của nó:
- Tính đa năng: có thể là chất thấm ướt, phân tán, chống đông, chất tạo chelat cho phân bón qua lá...
- Có thể sử dụng để gia công nhiều dạng sản phẩm khác nhau.
- Rất "an toàn" cho môi trường vì có độ độc thấp đối với người và không gây cháy lá, không chứa
đioxin, có khả năng phân hủy sinh học.
- Nguồn cung ứng dồi dào và giá thành hợp lý. Vì vậy các chất HĐBM từ lignin tự nhiên đã và sẽ
được ứng dụng rất nhiều trong tương lai.
b. Dung môi:
Phần lớn các chế phẩm BVTV hiện nay đều được gia công dưới dạng lỏng, trong đó dạng nhũ dầu là
phổ biến nhất. Dung môi hữu cơ thường chiếm quá nửa trong thành phần hỗn hợp gia công này. Tuy
nhiên do một số nhược điểm khi dùng dung môi hữu cơ (dễ cháy, dễ bay hơi, gây độc đối với cây
trồng và đặc biệt gâyô nhiễm môi trường không khí), nên gần đây các nhà nghiên cứu và sản xuất đã
thay thế bằng các dung môi an toàn hơn hoặc áp dụng các dạng gia công với nước.
  c. Các chất phụ gia khác:
 Việc lựa chọn các chất phụ gia dựa trên các yếu tố: không độc hoặc ít độc  đối với môi trường, có khả
năng dễ  phân hủy hoặc phân hủy sinh học, làm tăng hoạt tính hoặc ít nhất không ảnh hưởng đến hoạt
tính của thuốc và có giá cả phù hợp. Tùy theo mục đích sử  dụng và dạng gia công, ta có thể chọn 
những phụ gia thích hợp. Người ta có thể liệt kê một số chất dưới đây:
1 . Ankyl polysacarit (APS) với C9-11
2. Ancol etoxylat mạch thẳng với C9-18.
3. Dẫn xuất của sorbitan (ví dụ: sorbitan monolaurat).
4. Nonylphenol etoxylat (NP).
5. Dầu thực vật được metyl hóa hoặc xà phòng hóa.
6. Một số loại dầu khoáng...

3
Ngành Nông dược Việt Nam mới phát triển khoảng chục năm trở lại đây, chủ yếu trong phân phối và
sử dụng. Lĩnh vực gia công thuốc BVTV chỉ tập trung ở một vài đơn vị có điều kiện sản xuất.
Do công nghệ và thiết bị cũ nên các chế phẩm gia công trong nước thường ở dạng thông thường như
nhũ dầu, dung dịch, bột thấm nước, bột rắc..: Theo tài liệu của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp
và Phát triểnNông thôn, đến tháng 5/2002 ở Việt Nam có khoảng 1200 các chất BVTV thương mại
được đăng ký và sử dụng trong đó 87% là các dạng gia công thông thường; chỉ có trên 10% là cácdạng
mới, chủ yếu do các công ty nước ngoàihoặc công ty liên doanh đăng ký.
Vấn đề kiểm soát môi trường và nâng cao hiệu quả phòng trừ của các chất BVTV hiện nay đã tạo điều
kiện cho công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu gia công mới trong Ngành Nông dược của
Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể tạo ra các dạng gia công mới , các cơ sở sản xuất phải có công nghệ và
thiết bị phù hợp. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu đối với các doanh nghiệp Việt Nam là đổi mới công nghệ
và thiết bị gia công, sản xuất. Ngoài ra, cần tăng cường công tác nghiên cứu, khảo nghiệm các dạng
chế phẩm mới trên các đối tượng khác nhau tại đồng ruộng.
3.2 Phương pháp gia công các chế phẩm thuốc BVTV
3.2.1 Các chế phẩm dạng rắn
1. Dạng hạt (Granules - GR):
Dạng này thường được dùng phân tán trực tiếp trên ruộng để phòng ngừa cỏ dại hoặc diệt côn trùng
trong đất.
Nồng độ các hoạt chất trong hạt thuốc thường vào cỡ 1 Ã· 40% và cỡ hạt thường là 250 - 1000 µm
(0,25 Ã· 1mm). Chế phẩm dạng hạt cần không được đóng vón, không gây bụi, không dính nhau và dễ
tan rã trong đất để giải phóng hoạt chất.
Các hạt thường được gia công hoặc bằng cách bọc bột mịn trên một chất mang (ví dụ cát) cùng với
một loại keo dính (ví dụ dung dịch PVP) hoặc dùng một loại dung môi cho ngấm trên bề mặt chất
mang có khả năng hấp thụ. Người ta dùng các loại nhựa hoặc polyme phun lên bề mặt hạt để điều
chỉnh mức giải phóng hoạt chất của hạt. Chất mang hấp thụ có thể là chất khoáng hoặc các sản phẩm
thực vật.
Bảng 2. Một số loại chất mang sử dụng khi gia công thuốc BVTV

Loại Ví dụ

Đất sét pha Attapulgit, montmorillonit, cao lanh, bột talc, mica, vermiculit

Khoáng cacbonat Calxit (đá vôi), dolomit

Hóa chất tổng hợp Canxi silicat, silic oxit kết tủa, bụi silic oxit

Sản phẩm thực vật Hạt ngô xay mảnh, trấu, hạt mảnh gáo dừa, v.v...

Dung lượng hấp thụ của chất mang là một thông số quan trọng và thông số này phụ thuộc vào yếu
tố bề mặt riêng cũng như cấu trúc tinh thể của hạt chất mang. Để đánh giá đặc trưng dung lượng
hấp thụ của chất mang, người ta dùng trị số hấp thụ dầu của chất mang để so sánh (bảng 3).

4
Bảng 3. Độ hấp thụ dầu của một số loại chất mang

Chất mang Độ ngấm dầu (g/100g)

Silic oxit 200


Attapulgit 100
Montmorillonit 23 - 70
Cao lanh 20 - 54
Talc 20 - 40
Canxi cacbonat 5 - 18
Mảnh ngô hạt 60 - 80

2. Các loại bột thấm nước (Wettable powders - WP)


Các loại chế phẩm trừ sâu dạng WP đã được sản xuất và sử dụng từ lâu, và thường được sản xuất từ
các loại hoạt chất dạng rắn có nhiệt độ nóng chảy cao, thích hợp để nghiền khô bằng máy nghiền búa,
nghiền mơn, hoặc một số kiểu nghiền đặc biệt khác.
Chế phẩm WP thường chứa các chất HĐBM dạng khô, có tác dụng là tác nhân thấm ướt và phân tán.
Ngoài ra, WP còn chứa cả các chất mang trơ và các chất làm đầy. WP thường chứa đến hơn 50% hoạt
chất. Nồng độ cao nhất của hoạt chất tùy thuộc vào khả năng đưa chất độn trơ (ví dụ silic oxit) vào khi
gia công. Các chất độn trơ có tác dụng ngăn không cho các hạt hoạt chất bị nóng chảy trong quá trình
nghiền khô. Còn khi cần tránh cho sản phẩm khỏi bị đóng vón khi lưu giữ trong kho, thì người ta cho
thêm chất độn là cao lanh hoặc talc. Các loại WP thường chứa đa phần các hạt cỡ nhỏ hơn 5µm và
tất cả các hạt đều qua được sàng lỗ 44 µm. Lượng của chất HĐBM cần phải đủ để các hạt phun ra
phải thấm ướt và phân tán đều trên toàn bề mặt mục tiêu, đồng thời các hạt này phải khó bị nước mưa
rửa trôi.
Hơn nữa, tác nhân làm ướt còn có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt giữa các hạt rắn và nước và đảm
bảo cho bột dễ được thấm ướt và dễ dàng trộn lẫn với nước trong bình phun. Ngoài ra khi gia công
người ta còn thêm tác nhân phân tán để ngăn cho các hạt trong bình phun không bị kết vón và duy trì
trạng thái huyền phù của dung dịch phun trong suốt cả quá trình phun thuốc.
Một số tác nhân thấm ướt hay được sử dụng là:
- Natri đôđêxibenzen sunfonat.
- Natri lauryl sunfat.
- Natri dioctyl sunfosuccinat.
- Etoxylat của rượu no.
- Nonylphenol etoxylat (giống như trong trường hợp gia công EC).
Một số tác nhân phân tán hay được sử dụng là:
- Natri lignosunfonat.
- Natri naphtalen sunfonat formaldehyd condensat (chất đậm đặc nền formaldehyd của natrinaphtalen
sunfonat).

5
Công thức của một số loại WP điển hình như sau (phần trăm trọng lượng):
Hoạt chất 25 Ã· 80%
Tác nhân làm ướt 1 Ã· 3%
Tác nhân phân tán 2 Ã· 5%
Chất độn trơ (chất mang, chất làm đầy) vừa đủ 100%.
Một số chế phẩm WP có thể được gia công từ hoạt chất BVTV dạng lỏng bằng cách dùng chất độn
hấp thụ như diatomit hoặc silic oxit xốp (có bề mặt riêng cao). Tuy nhiên trong những trường hợp này
nồng độ hoạt chất chỉ giới hạn dưới 40%. Nhiều thuốc BVTV như các loại thuốc trừ cỏ, trừ nấm v.v...
cũng được gia công dưới dạng WP. Tuy nhiên, nhìn chung do quá trình gia công thường với công
nghệ thấp và giản đơn nên các sản phẩm này hay nẩy sinh vấn đề về gây độc hại khi tiếp xúc. Vì vậy
dạng này đang dần được thay thế bằng dạng huyền phù đậm đặc (suspension concentrate - SC) hoặc
dạng hạt phân tán trong nước (water - dispersible granules - WG).
3.2.2 Các loại chế phẩm dạng lỏng
Đây là các chế phẩm được nông dân ưa thích vì có nhiều đặc tính thích hợp khi chuẩn bị thuốc phun,
dễ đong đo bằng cách đo thể tích, dễ mang sách khi di chuyển, dễ tự tạo thành dung dịch nhũ bền và
phân tán, dễ thiết kế bao bì dựng, dễ tráng rửa bao bì đã qua sử dụng, v.v... Hiện tại có một số chế
phẩm dạng lỏng hay được sản xuất sau đây:
1. Dạng dung dịch đậm đặc (Solution concentrate - SL)
Đây là dạng gia công đơn giản nhất dùng cho các chế phẩm thuốc BVTV thông dụng. Khi dùng chỉ
cần pha loãng SL vào bình phun bằng nước. Tuy nhiên nhiều chế phẩm trừ sâu lại không thể dùng kiểu
gia công này vì chúng ít tan trong nước và bị phân hủy khi tiếp xúc lâu dài với nước. Một số chế phẩm
kiểu SL có chứa chất HĐBM (thường là condensat etylen oxit non-ionic) với mục đích tăng khả năng
làm ướt bề mặt lá cây. Các chế phẩm dạng SL thường khá bền nên không gây phiền phức về vấn đề
lưu kho. Tuy nhiên một số chế phẩm dạng SL đôi khi lại bị kết tủa hoặc gây ăn mòn thùng đựng hoặc
bình phun. Thường các chế phẩm dạng SL có nồng độ (% trọng lượng) như sau:
Hoạt chất 20 Ã· 50%
Chất làm ướt 3 Ã· 10%
Chất chống đông lạnh 5 Ã· 10%
Nước (hoặc dung môi hòa tan trong nước) đủ đến 100%.
Nonyl phenol hoặc các amin etoxylat thường được dùng làm chất làm ướt cho các chế phẩm dạng SL.
2. Nhũ tương đậm đặc (Emulsifiable concentrates - EC)
Các chế phẩm dạng EC rất phổ biến đối với hầu hết các loại chế phẩm thuốc trừ sâu. Các chế phẩm EC
thường được chế tạo từ các hoạt chất dạng dầu hoặc các dạng sáp, dạng rắn có nhiệt độ nóng chảy thấp
và tan được trong các dung môi hyđrocacbon không phân cực (như xylen, các dung môi C 9 - C11,
naptha, dầu hỏa).
EC là dạng được dùng nhiều nhất, song EC cũng có một số nhược điểm, đó là hầu hết các chế phẩm
EC đều chứa các hyđrocacbon thơm (kiểu như xylen) độc, dễ bay hơi và bắt cháy. Khi kết hợp với một
số dung môi phân cực khác (như N-metyl pyrolidon hoặc đimetyl focmamid) thì có thể tạo ra loại chế
phẩm EC hiệu quả cao. Hiện nay, người ta đang cố gắng nghiên cứu thay thế các dung môi thơm bằng

6
một số dung môi khác như dầu thực vật alkyl hóa (như metyl oleat, alkyl canolat...), N-alkyl pyrolidon
hoặc một số dầu béo với các este glycol của chúng, v.v...
Các chất HĐBM dùng làm chất nhũ hóa được bổ sung vào các chế phẩm dạng EC với mục đích đảm
bảo chế phẩm tự hóa nhũ và tạo độ bền trạng thái nhũ ngay trong bình phun khi sử dụng. Các chất tạo
nhũ cũng phải được lựa chọn để đảm bảo dung dịch nhũ bền trong mọi điều kiện khí hậu, nhiệt độ và
độ cứng của nước pha loãng. Hạt nhũ phải có kích thước 0,1 ÷ 5µm khi chế phẩm EC được trộn lẫn
với nước.
20 năm trở lại đây, việc gia công các chế phẩm EC dễ dàng hơn do người ta đã phát triển thêm nhiều
tác nhân nhũ hóa mới, trong đó phần ưa nước của phân tử các chất này có chứa mạch polyetylen oxit.
Các chất HĐBM non-ionic thường dùng là nonyl phenol có mạch kỵ nước chứa 12 (hoặc hơn) phân tử
etylen oxit. Một thành phần khác trong hệ cân bằng cũng có thể là một chất HĐBM anionic như muối
canxi của axit đôđêxibenzen sunfonic (DBSA) (có thể tan trong dầu).
Gần đây, các nonylphenol etoxylat bị nghi là ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết khi chất này ngấm vào
nguồn nước uống và đang có các công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Nồng độ tổng cộng của các chất nhũ hóa trong chế phẩm dạng EC thường vào cỡ 5 ÷ 10% trọng
lượng. Hiện nay chưa có một quy tắc chặt chẽ để xác định tỷ lệ của các chất HĐBM nhóm anionic và
nhóm non-ionic trong chất nhũ hóa hỗn hợp, song người ta cũng hướng dẫn pha theo cân bằng ưa
nước - ưa dầu (hyđrophile - lipophile balance - HLB). HLB càng cao thì chất nhũ hóa càng ưa nước
(tức là dễ tan trong nước). Chất nhũ hóa có HLB cỡ 8 - 18 được coi là trung bình và sẽ cho khả năng
tạo nhũ dầu trong nước tốt nhất. Tỷ lệ tối ưu của các chất HĐBM ionic/ các chất HĐBM non-ionic
thường được xác định bằng thực nghiệm. Với tỷ lệ này thuốc BVTV có thể tự tạo nhũ trong nước và
cho dung dịch nhũ tương bền.
Các chế phẩm dạng EC chỉ được hạn chế áp dụng trong một số các nhóm hoạt chất nhất định. Một số
hoạt chất thuốc trừ sâu không có độ hòa tan thích hợp để gia công theo dạng chế phẩm này. Tuy nhiên
người ta cũng có thể làm tăng độ tan của một số hoạt chất bằng cách bổ sung thêm các dung môi phân
cực thích hợp. Một số chế phẩm loại EC thông thường có thành phần sau (% trọng lượng):
Hoạt chất 20 - 70%
Hỗn hợp chất tạo nhũ 5÷ 10%
Dung môi các loại vừa đủ 100%
Người ta thấy đôi khi sự có mặt của các dung môi và chất nhũ hóa lại làm tăng hiệu quả sinh học của
chế phẩm dạng EC. Nhiều loại thuốc trừ sâu có hoạt chất phôpho hữu cơ và pyrethroid (là các chất tan
trong dầu) thường được gia công thành dạng EC, trong đó có một số ít các hoạt chất cần được bổ sung
các dung môi khi gia công để nâng cao hơn hoạt tính sinh học của hoạt chất.
Các dung môi gốc dầu mỏ đang chịu áp lực về môi trường vì gây hại sức khỏe cho người sử dụng nên
chúng đang có xu hướng bị loại bỏ trong công nghệ gia công các loại chế phẩm EC.
Tuy nhiên không phải tất cả các dung môi có thể bị loại bỏ và thay thế hết. Vì vậy, vấn đề đưa ra các
kiểu bao gói mới nhằm giảm sự tiếp xúc giữa thuốc BVTV và người sử dụng đang được xúc tiến
nghiên cứu và áp dụng mạnh mẽ.
3. Huyền phù đậm đặc (Suspension concentrat - SC)
Đây là dạng chế phẩm được ưa dùng vài chục năm trước đây. SC chính là hệ phân tán đậm đặc 50 -
80% (trọng lượng hoặc thể tích) hoạt chất BVTV dạng vi hạt rắn có cỡ hạt 0,5 Ã· 5µm. Vấn đề khó
nhất trong sản xuất dạng chế phẩm này là làm sao cho chế phẩm ổn định, bền ít nhất 2 năm kể cả khi

7
có sự thay đổi nhỏ về thành phần các chất trong đó. Việc bổ sung một số tá dược (phụ gia) cũng có thể
làm tăng thêm hoạt lực của hoạt chất trong chế phẩm SC.
Ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, công nghệ gia công SC đã được áp dụng phổ biến để gia công
các thuốc BVTV có hoạt chất là tinh thể rắn. Hoạt chất có thể được huyền phù hóa trong một pha dầu,
song thường thì người ta hay tạo SC ngay trong nước. Những năm gần đây người ta đã sản xuất SC
trong pha nước theo công nghệ nghiền bi ướt. Một số chất HĐBM được dùng làm tác nhân thấm ướt.
SC trên cơ sở pha nước có nhiều ưu điểm như cho phép nồng độ hoạt chất cao, dễ chuyên chở và sử
dụng, an toàn và đảm bảo môi trường, giảm giá thành gia công, v.v... Ngoài ra trong khi gia công
người ta còn thêm một số phụ gia đặc biệt để nâng cao hiệu quả của hoạt chất. Các chế phẩm dạng SC
thường được nông dân thích dùng hơn là loại bột thấm nước (WP) vì loại này không gây bụi và dễ
đong rót vào bình phun.
Tuy nhiên loại chế phẩm SC cũng có một số nhược điểm như khó bảo quản để tránh bị tách lớp, vón
cục hoặc kết tinh khi gặp trời lạnh (ở các vùng lạnh).
Hầu hết các chế phẩm dạng SC thường được chế tạo bằng cách phân tán bột hoạt chất và dung dịch
nước có chứa tác nhân thấm ướt hoặc/ và tác nhân phân tán trong máy trộn để có bán thành phẩm, sau
đó tiến hành nghiền ướt trong máy nghiền bi để đạt được cỡ hạt 0,1 ÷ ,5µm. Tác nhân làm ướt và
phân tán có tác dụng ngăn sự đóng vón và kết tinh lại của các tiểu phân. Ngoài ra, chất HĐBM được
hấp phụ trên bề mặt các tiểu phân mới sinh ra trong quá trình nghiền sẽ ngăn cản việc tái đóng vón và
đảm bảo cho hệ keo bền hơn. Một số tác nhân thấm ướt và phân tán điển hình sau đây thường được
dùng trong gia công SC:
- Natri lignosunfonat.
- Natri naptalen sunfonat formaldehyd condensate (chất đậm đặc nền formaldehyd của natri naphtalen
sunfonat).
- Etoxylat của rượu no.
- Etoxylat và các este của tristyryl phenol.
- Copolyme của etylen oxyt và propylen oxit.
Một số chất HĐBM polyme cũng thích hợp để dùng cho mục đích này. Những chất này bị hấp phụ
chặt trên bề mặt các tiểu phân và làm cho chế phẩm SC bền và ổn định hơn trong thời gian lưu kho.
Công thức điển hình cho nhiều loại SC (phần trăm trọng lượng) như sau:
Hoạt chất 20 ÷ 50%
Tác nhân thấm ướt/ phân tán 2 ÷ 5%
Propylen glycol (chất chống đông) 5 ÷ 10%
Chất chống lắng 0,2 ÷ 2%
Nước vừa đủ 100%.
Chất chống lắng được bổ sung vào khi gia công chế phẩm dạng SC với mục đích tăng độ nhớt của chế
phẩm và tạo ra cấu trúc 3 chiều trong khối chế phẩm, nhằm ngăn sự tách các hạt rắn hoạt chất trong
suốt thời kỳ bảo quản. Các chất chống lắng thường được dùng là đất sét qua xử lý kiềm - bentonit
(natri montmorillonit) hoặc hỗn hợp của đất sét với một số polyme tan trong nước. Các polyme tan
trong nước cũng thường được dùng vào mục đích trên, ví dụ các dẫn xuất của xenlulô, các loại gôm
(nhựa) tự nhiên hoặc một số polysacarit như: gôm xanthan, v.v... Tuy nhiên những chất này lại tạo cho
SC dễ bị ôi hỏng (do vi khuẩn) nên người ta lại phải bổ sung vào chế phẩm SC một số chất bảo quản.

8
Hiện nay trên thế giới, nhất là ở các nước Tây âu và Mỹ, vấn đề về xử lý tráng rửa và tiêu hủy các bao
bì đựng chế phẩm SC sau khi sử dụng vẫn đang bị áp lực lớn và điều này đang ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tương lai của chế phẩm SC.
4. Biện pháp và chế phẩm xử lý hạt giống
Mặc dù hầu như tất các loại thuốc BVTV đang được áp dụng để phun trực tiếp vào cây trồng và cỏ
dại, nhưng vẫn còn một lượng lớn thuốc diệt cỏ và diệt côn trùng được dùng để xử lý hạt giống trước
khi gieo. Người ta ước đoán tổng giá trị của các chế phẩm hiện đang dùng theo cách này là cỡ 3 ÷
3,5% tổng lượng các chế phẩm nông hóa nói chung và châu âu là nơi được dùng nhiều nhất (đến 50%
tổng lượng toàn cầu) lượng chế phẩm BVTV trong xử lý hạt giống.
Lượng hoạt chất dùng để xử lý để trừ nấm chiếm tỷ lệ lớn nhất, đến 70% tổng lượng chung của hóa
chất dùng để xử lý hạt giống. Các loại hạt giống nhỏ là các loại được xử lý nhiều nhất, chiếm 50%
tổng lượng trên toàn thế giới và 60% tổng lượng tại châu âu.
Các chế phẩm dùng để xử lý hạt giống hay dùng thường là thuộc một trong 4 loại sau:
- Bột dùng để xử lý hạt giống khô (Powder for dry seed treatment - DS).
- Bột tạo bùn để xử lý hạt giống (Water slurrgable powder for seed treatment - WS).
- Dung dịch không nước để xử lý hạt giống (Non aqueous solution for seed treatment - LS).
- Huyền phù linh động để xử lý hạt giống (Flowable suspension for seed treatment - FS).
Việc lựa chọn loại chế phẩm dùng trong xử lý hạt giống là tùy thuộc vào các tính chất hóa lý của hoạt
chất, vào thiết bị xử lý hoặc khả năng mua được chế phẩm trên thị trường hay không. Loại DS hay gây
bụi và ít bám vào hạt giống. Loại WS được dùng nhiều ở một số nước, đặc biệt ở Pháp. Loại LS đang
dần dần bị loại bỏ do ít an toàn cho người sử dụng. Còn loại FS có tính thân thiện với môi trường hơn
các loại trên, đồng thời bám tốt vào hạt giống, nên loại này ngày càng được dùng phổ biến.
Hiện tại công nghệ sản xuất các loại FS cũng tương tự như công nghệ sản xuất SC như đã mô tả ở trên
và các chất HĐBM được dùng trong trường hợp này cũng tương tự như trong trường hợp với SC. Khi
sản xuất FS người ta cũng dùng các chất làm đặc và chất chống lắng để ngăn ngừa hiện tượng tách các
pha phân tán, vì nói chung các loại FS được dùng trực tiếp để xử lý hạt giống mà không cần phải pha
loãng.
Hạt giống được xử lý trong thùng quay. Một số loại hạt giống ngũ cốc, hạt giống rau hoặc cây công
nghiệp đôi khi còn được bọc chất dẻo để chống tổn hao hóa chất xử lý. Hạt giống cũng có thể được
bọc bằng đất sét hoặc chất dẻo để cho dễ gieo vãi khi trồng trọt.
Do quá trình xử lý trực tiếp lên hạt giống nên trong quá trình này hầu như không có hoạt chất phế thải.
Vì vậy việc xử lý hạt giống là rất hiệu quả với nghĩa sử dụng đúng thuốc BVTV cho đối tượng cây
trồng và an toàn cho môi trường. Trong tương lai, phương pháp này càng rất quan trọng khi áp dụng
để chống sâu bệnh cho các giống cây trồng chuyển đổi gen hoặc các giống cây quý, giá trị cao.
3.2.3 MỘT SỐ DẠNG CHẾ PHẨM THUỐC BVTV THẾ HỆ MỚI
1. Xu hướng chung
Trong những năm gần đây do sức ép về môi trường mà các chế phẩm BVTV đã được phát triển theo
hướng gây ảnh hưởng ít nhất đến môi trường. Một số vấn đề chính được đề cập trong sản xuất các chế
phẩm BVTV thế hệ mới là:
- An toàn trong sản xuất và sử dụng.

9
- Tiện lợi cho người sử dụng.
- Dễ dàng tái sử dụng hoặc tiêu hủy các bao bì qua sử dụng.
- Giảm đến mức tối thiểu lượng thuốc BVTV sử dụng.
- Giảm chất thải và mọi ảnh hưởng bất lợi.
Xu hướng phát triển thuốc BVTV hiện nay là:
- Dùng các dung môi an toàn hơn hoặc hạn chế dùng dung môi trong mọi trường hợp có thể và tăng
cường sử dụng các chế phẩm nhũ tương trong nước.
- Thay thế bột thấm ướt (WP) bằng huyền phù đặm đặc (SC) trong nước hoặc bằng chế phẩm dạng hạt
phân tán trong nước (water - dispersible granules - WG).
- Phát triển các loại chế phẩm chứa các hoạt chất tổ hợp.
- Sử dụng các chất thấm (biohancing surfactant wetters) có tác dụng làm tăng hoạt tính của hoạt chất.
- Kiểm soát mức tiết và định hướng tác dụng của hoạt chất bằng công nghệ bao viên (bao nang) và
dùng biện pháp xử lý hạt giống.
- Phát triển các chế phẩm mới và độc đáo như các loại viên hoặc dạng gel.
- Sử dụng các phụ gia hỗ trợ quá trình phun của chế phẩm để làm tăng hoạt tính sinh học và làm giảm
liều sử dụng của chế phẩm.
Các chế phẩm dạng lỏng linh động, hoặc hạt chảy linh động là những loại dễ dàng sử dụng nhất do
những chế phẩm này không gây ra các rắc rối khi lọc hoặc sử dụng bình phun. Sự ngấm qua da của các
hoạt chất BVTV chính là con đường chính đưa hoạt chất vào cơ thể. Dạng chế phẩm sẽ góp phần thay
đổi độ thấm của hoạt chất qua quần áo và qua da người tiếp xúc. Cách đóng gói chế phẩm cũng là yếu
tố quan trọng và cũng tương tự như dạng chế phẩm, cách đóng gói luôn được đưa vào tiêu chuẩn sản
phẩm.
Tóm lại để sản xuất một chế phẩm BVTV an toàn cần sử dụng 4 giải pháp sau đây:
- Gia công các chế phẩm cao cấp dạng lỏng (EC, SC, EW, SE, SL, ME) dạng này phải đảm bảo tính
chất:
+ Ít gây viêm da.
+ Linh động, dễ đong đo và tráng rửa.
+ Chứa dung môi ở mức tối thiểu.
+ Dễ phun.
- Gia công các dạng chế phẩm có thể kiểm soát mức tiết hoạt chất. Đây là các dạng chế phẩm bao nang
hoạt chất.
- Gia công các loại chế phẩm được đóng trong các bao bì tan trong nước.
- Gia công các loại chế phẩm không gây bụi.
Ngoài ra để đáp ứng được các yêu cầu đã nêu, người ta đã nghiên cứu và áp dụng các loại chất HĐBM
và các chất phụ gia mới, đặc biệt người ta sử dụng các chất HĐBM, các chất hỗ trợ phun có hoạt lực
mạnh và nghiên cứu sâu về các hệ keo và nhiều vấn đề lý thuyết khác[3]. Một chế phẩm được coi là lý
tưởng phải là một chế phẩm không chứa các dung môi bay hơi độc hại, không làm cho người sử dụng

10
bị phơi nhiễm bởi các yếu tố độc hại, có hoạt tính tối đa về mặt sinh học, với lượng sử dụng tối thiểu
và hầu như không có gì phức tạp liên quan đến vấn đề tiêu hủy bao bì sau khi sử dụng.
Các loại WG hoặc WP đựng trong cái túi có khả năng tan trong nước có thể cho thấy việc hòa tan cả
túi và thuốc trong bình phun chính là một lựa chọn đã được tính toán lâu nay và các nhà sản xuất thuốc
BVTV trên thế giới cũng đang cố gắng thực hiện công nghệ này. Tất nhiên không phải tất cả các chế
phẩm đều có thể gia công theo phương pháp này vì còn có một số phương pháp gia công khác đang
được sử dụng rộng rãi, chẳng hạn phương pháp sử dụng hệ phun thuốc khép kín. Các chế phẩm có nền
là nước luôn được lựa chọn sử dụng dưới dạng các chế phẩm WG hoặc SC như:
- Các chế phẩm dạng nhũ huyền phù (Suspoemulsion - SE).
- Nhũ dầu trong nước (O/W) hoặc nhũ đậm đặc.
- Vi nhũ tương (Microemulsion - ME).
- Huyền phù vi nang (CS).
Ngoài ra, có trường hợp người ta còn dùng một số dạng đặc biệt như gel, viên sủi[4].
Dưới đây là một số dạng chế phẩm thuốc BVTV thế hệ mới đang được sử dụng hiện nay.
2. Một số dạng chế phẩm thuốc BVTV thế hệ mới
1. Nhũ dầu trong nước (O/W emulsion - EW)
Các chế phẩm nhũ tương dạng này đang được chú ý do đáp ứng được yêu cầu về giảm sử dụng các
dung môi bay hơi và an toàn khi tiếp xúc. Nhũ tương ở dạng nền là nước nên EW có ưu điểm hơn EC
về mặt giá thành và độ an toàn khi sản xuất, vận chuyển và sử dụng. Tuy nhiên khi sản xuất các chế
phẩm dạng này người ta phải lựa chọn cẩn thận các chất nhũ hóa thích hợp để đảm bảo cho các vi hạt
dầu không bị phân lớp hoặc bị đặc lại (kem hóa), v.v...
Hiện người ta thường dùng các chất HĐBM loại non-ionic và loại polymeric để tạo nhũ tương bền.
Trong trường hợp dùng các chất HĐBM non-ionic, đôi khi người ta dùng hỗn hợp của một số chất
HĐBM để tạo được hệ số HLB cỡ 11 - 16. Cỡ hạt nhũ tối ưu là dưới 2µm và hệ nhũ tương thường
được làm đặc bằng các polysacarit như gôm xanthan. Đôi khi người ta cũng dùng cả một số polyme
như polyvinyl alcol (PVA) để vừa làm chất tạo nhũ vừa làm chất làm đặc.
Thành phần cơ bản của một hệ EW thường là:
+ 1 pha dầu bền.
+ Chất HĐBM để tạo và ổn định bề mặt phân chia dầu - nước.
+ Chất bền keo (để tránh kem hóa, sa lắng hoặc kết tụ).
+ Chất chống đông (như glycol hoặc một muối vào đó).
+ Chất chống vi khuẩn (chống thối).
+ Tá dược để cải thiện tính năng sinh học của chế phẩm.
2. Các chế phẩm dạng nhũ huyền phù (Suspoemulsion - SE)
Đây là loại chế phẩm hỗn hợp ngày càng phổ biến vì tính tiện lợi và đảm bảo cho nông dân áp dụng
trực tiếp các hoạt chất BVTV mà không gặp các trở ngại về thùng pha chế phẩm khi sử dụng. Trong
chế phẩm có thể tồn tại 3 pha là:

11
- Các vi giọt dạng dầu.
- Các tiểu phân rắn phân tán.
- Pha nền (thường dùng là nước).
SE có thể được coi là hỗn hợp của huyền phù đậm đặc (SC) và nhũ tương dầu trong nước (EW). Các
chất HĐBM và chất làm đặc được bổ sung vào hệ để tránh cho hệ khỏi bị tách lớp hoặc vón cục; Các
chất HĐBM và các tác nhân phân tán được dùng cho SE cũng thường là các chất dùng cho SC. Khi
nền là nước thì chất làm đặc thường được dùng là các polysacarit. Khi đó người ta phải thêm các chất
bảo quản để chống thối.
Do SE là dạng chế phẩm kết hợp nhiều dạng hợp chất vào một sản phẩm nên cái khó nhất khi pha chế
các chế phẩm này là độ bền vật lý của hệ. Để cải thiện độ bền người ta phải lựa chọn cẩn thận các hợp
phần trơ và nhiều thông số khác của quá trình điều chế. Nhiều kỹ thuật được dùng trong quá trình điều
chế nhũ dầu trong nước (EW) cũng được áp dụng để điều chế SE. Các chất HĐBM họ alkylglucosid
thích hợp để sử dụng trong điều chế SE.
3. Vi nhũ tương (Microemulsion - ME)
ME là một dạng bền nhiệt động học, phân tán đồng nhất trong một khoảng nhiệt độ rộng của các
hyđrocacbon và nước, được ổn định bằng các chất HĐBM ưa nước dạng ionic hoặc tổ hợp. ME
thường được dùng trong các chế phẩm dầu cắt gọt các chất lỏng tẩy rửa khô, dược phẩm và dạng chế
phẩm này nhanh chóng được áp dụng trong sản xuất thuốc BVTV. ME có thể gồm dạng dầu trong
nước (EW) hoặc nước trong dầu (WO) và chứa 30 - 50% hoạt chất.
4. Đa nhũ tương (Multiple emulsion)
Một chế phẩm đa nhũ tương là một chế phẩm mà trong đó một giọt dầu có thể chứa nhiều giọt nước và
chính giọt dầu lại bị nhũ hóa trong pha nền nước. Như vậy hệ cuối cùng sẽ là nhũ tương hệ “nước
trong dầu trong nước” (W/O/W). Tương tự cũng có hệ “dầu trong nước trong dầu” (O/W/O).
Dạng chế phẩm này được dùng nhiều trong dược phẩm và thuốc BVTV[5]. Pha dầu trong hệ W/O/W sẽ
ngăn cho thuốc BVTV trong hạt nhũ nước không bị đi vào pha nước nền. Loại chế phẩm đa nhũ sẽ có
tác dụng giảm thiểu độc tính của thuốc BVTV.
Người ta thường dùng hệ đa nhũ W/O/W chứa một vài hoạt chất tan trong nước và cả tan trong dầu.
Gần đây dạng đa nhũ được chú ý sử dụng làm chế phẩm có thể điều tiết hoạt lực cho các hoạt chất
thuốc trừ sâu dạng tan trong nước hoặc tan trong dầu.
Việc phát triển các chế phẩm đa nhũ rất tốn kém và mất nhiều thời gian, trong khi việc áp dụng dạng
chế phẩm này vẫn gặp nhiều trở ngại do hệ ít bền về mặt vật lý. Pha dầu được sử dụng dưới dạng chất
HĐBM. Dạng đa nhũ tương của thuốc BVTV thường ở dạng EW còn loại WO, tuy dễ pha chế, nhưng
ít được sử dụng hơn. Do chứa nhiều chất HĐBM nên các chế phẩm đa nhũ tương thường đắt so với
EC truyền thống. Hệ đa nhũ tương chứa các vi hạt có kích thước nhỏ hơn 0,1µm với 3 thành phần:
- Chất dầu lỏng hoặc chất rắn hòa tan trong dung môi hữu cơ.
- Nước.
- Các chất HĐBM.
Các thành phần này tạo một pha duy nhất chứa các “mixel trương nở”, trong đó pha “không
nước” của hoạt chất và dung môi hòa tan với nhau.
Trong các chế phẩm dạng này, có hai dạng chất HĐBM cần được sử dụng, đó là một tan trong nước và
một tan trong dầu. Chất HĐBM tan trong nước thường là loại anionic hoặc non - ionic với giá trị HLB

12
cao. Phần kỵ nước của phân tử sẽ liên kết với dầu. Các chất HĐBM tan trong dầu có giá trị HLB rất
thấp (chẳng hạn hexanol). Nồng độ tổng cộng của các chất HĐBM cho đa nhũ tương thường khoảng
10 ÷ 30% (trong khi trong nhũ dầu trong nước (EW) chỉ khoảng 5%). Đa nhũ tương có nồng độ hoạt
chất tương đối thấp nhưng hoạt tính sinh học của hoạt chất được nâng cao.
5. Hạt phân tán trong nước (Water dispersible granules - WG)
WG là một dạng chế phẩm tương đối mới và là dạng chế phẩm được phát triển nhằm tăng sự hấp dẫn
thị trường. WG cũng là loại chế phẩm an toàn hơn so với các loại chế phẩm dạng bột thấm nước (WP)
và huyền phù đậm đặc (SC). Các chế phẩm dạng WG đang ngày càng phổ biến hơn vì chúng rất tiện
lợi trong đóng gói và sử dụng, không gây bụi, các hạt linh động dễ dàng phân tán khi thêm nước trong
bình phun. WG là một bước cải thiện của WP và tương đương với các chế phẩm dạng lỏng về mặt an
toàn khi tiếp xúc song ít gây các vấn đề phức tạp về tiêu huỷ bao bì đựng sau khi sử dụng.
Việc phân loại WG khá phức tạp vì có nhiều công nghệ gia công được áp dụng khi sản xuất loại chế
phẩm này. Tuy nhiên dù có được gia công theo công nghệ nào, thì cuối cùng cũng phải nhận được chế
phẩm WG dễ phân tán vào nước trong bình phun và cỡ hạt phân tán cũng tương tự như cỡ hạt từ bột
hoặc nhũ dùng làm nguyên liệu. Để đạt được các yêu cầu này, thì việc lựa chọn chất HĐBM và các
phụ gia khác cũng như phương pháp tạo hạt phải được lựa chọn thận trọng. Có một số kiểu tạo hạt cho
WG như sau:
- Trong thùng chuyên dụng
- Theo phương pháp trộn
- Bằng cách đùn hạt
- Theo phương pháp tầng lỏng
- Theo phương pháp sấy phun
Người ta thấy có nhiều yếu tố quyết định đến các tính chất chính của sản phẩm cuối (kiểu hạt, cỡ hạt,
tính dễ phân tán trong nước, v.v...). Những tính chất này sẽ đảm bảo các yêu cầu mong muốn.
Các chế phẩm WG thường chứa các chất làm ướt và chất phân tán giống như chế phẩm WP hoặc EC.
WG cũng còn chứa các muối tan trong nước với mục đích chống sự tập hợp các pha trong thùng phun.
Phần còn lại trong thành phần của WG là chất làm đầy (tan hoặc phân tán được trong nước).
Một mẫu WG điển hình thường có công thức sau (phần trăm trọng lượng):
Hoạt chất 50÷ 90%
Chất làm ướt 1 Ã· 5%
Chất phân tán 5÷ 20%
Chất chống tập hợp 0 Ã· 15%
Chất làm đầy (tan hoặc không tan) đến đủ 100%
Các chất làm ướt và chất phân tán thường được dùng trong WG là các chất tương ứng dùng trong WP
hoặc SC.
6. Một số dạng chế phẩm có khả năng kiểm soát sự phóng hoạt chất (Controlled - release - CR)
Công nghệ sản xuất các chế phẩm kiểm soát được lượng tiết ra của hoạt chất đang rất được chú ý
nghiên cứu phát triển vì các chế phẩm này có rất nhiều ưu điểm so với các chế phẩm truyền thống.
Công nghệ tiết hoạt chất có kiểm soát là công nghệ nhờ đó các hoạt chất được điều chỉnh sao cho

13
hướng đúng vào mục tiêu với nồng độ và khoảng thời gian tác động nhất định và nhằm tạo được hiệu
quả đã định. Với các thuốc trừ sâu truyền thống thì lần sử dụng đầu, nồng độ thuốc thường đạt mức
quá lớn, vượt quá rất nhiều nồng độ ức chế dịch hại tối thiểu. Còn ở các chế phẩm kiểm soát lượng
hoạt chất tiết ra, thì nồng độ thuốc dùng được lựa chọn đủ để duy trì nồng độ hoạt chất cao hơn nồng
độ cần để ức chế dịch hại trong suốt thời kỳ cần phải duy trì hoạt lực của chế phẩm.
Có 4 công nghệ được áp dụng để sản xuất các chế phẩm dạng kiểm soát mức tiết của hoạt chất là:
a. Tạo viên có vỏ bọc.
b. Tạo hệ polyme liên kết hóa trị với hoạt chất.
c. Tạo hỗn hợp vật lý phù hợp chứa hoạt chất.
d. Tạo vi nang.
Các chế phẩm dạng kiểm soát lượng tiết hoạt chất được thiết kế để:
+ Tăng hoạt tính của hoạt chất và đảm bảo tác dụng sinh học lâu dài hơn các chế phẩm khác. Mức tiết
của hoạt chất phụ thuộc vào mức khuếch tán ra phía ngoài viên thuốc, trong đó chủ yếu phụ thuộc độ
dầy, độ chắc, độ xốp của lớp vỏ bọc.
+ Giảm hao hụt vì bay hơi do gió và ảnh hưởng của thời tiết.
+ Giảm mức độc hại cho môi trường. Hầu hết các thuốc BVTV được phun ra sẽ tụ tập trong đất. Các
chế phẩm kiểm soát lượng tiết hoạt chất thường dùng ở mức độ hoạt chất thấp hơn nhiều nên có thể
làm giảm ảnh hưởng bất lợi cho môi trường (nước mặn, nước ngầm, không khí, đất...) và các loài động
thực vật khác, nghĩa là có khả năng giảm độ độc hại sinh thái.
+ Giữ cho thuốc BVTV khỏi bị hư hỏng do các yếu tố môi trường (ánh nắng, vi khuẩn, gió, mưa,
v.v...).
+ Giảm độc cho người sử dụng.
+ Giảm bốc mùi.
+ Chống bị nước mưa rửa trôi sau khi phun thuốc.
+ Cải thiện khả năng phun của bình phun.
Mặc dù các công trình nghiên cứu về các chế phẩm thuốc BVTV có khả năng kiểm soát sự phóng hoạt
chất của nhiều hãng sản xuất nông dược lớn đã được đưa ra khoảng 20 năm trở lại đây, song việc
thương mại hóa và áp dụng các chế phẩm dạng này lại tương đối chậm.
Các chế phẩm vi nang (microencapsulation) là những chế phẩm được áp dụng khá phổ biến trong vài
năm gần đây. Các chế phẩm vi nang thường được gia công ở dạng huyền phù. Gọi là huyền phù vi
nang (microencapsulated suspension - CS).
Một dạng huyền phù vi nang (CS) của chế phẩm thuốc BVTV điển hình thường có thành phần sau
(phần trăm trọng lượng):
Hoạt chất 10 ÷ 30%
Chất nhũ hóa 1 ÷ 5%
Polyme 10 ÷ 15%
Dung môi 5 ÷ 15%

14
Chất chống lắng 1 ÷ 3%
Nước vừa đủ 100%
Giống như trong trường hợp với SC và EC các loại chế phẩm CS được ổn định hóa bằng các chất
HĐBM và chất làm đặc quen thuộc thường dùng. Hiện đang có một số chế phẩm thuốc BVTV dạng
CS trên thị trường. Đó là một số chế phẩm trừ cỏ có đặc điểm chọn lọc cao và dùng ít dung môi, một
số chế phẩm trừ sâu ít độc với người nhưng có hoạt lực lâu dài hoặc một số pheromon (chất dẫn dụ)
duy trì mùi lâu dài (từ 10 đến 14 ngày). ưu điểm của các chế phẩm dạng CS so với các chế phẩm thông
thường khác là ở chỗ chúng có hoạt tính sinh học cao hơn, đồng thời hàm lượng tác động tối ưu của
hoạt chất được duy trì trong khoảng thời gian dài hơn.
Công nghệ vi nang là công nghệ chính để tạo ra các chế phẩm dạng này. Công nghệ này được dùng
nhiều trong dược phẩm, văn phòng phẩm, mỹ phẩm. Dù đã áp dụng rất thành công trong các chế phẩm
thuốc BVTV, nhưng công nghệ này vẫn chưa thực sự được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực nông hóa.
Các chế phẩm có viên nang cỡ 100 ÷ 1000 µm thì được gọi là bao nang macro
(macroencapsulation) và loại này ít được dùng trong các sản phẩm nông hóa dạng phun.
Loại vi nang có cỡ hạt đến 100nm được phân vào nhóm viên nang nanô.
Gần đây người ta đã áp dụng công nghệ hỗn hợp để điều chế loại chế phẩm hạt phân tán trong nước
(WG) bằng cách bao nang theo cách phun sương. Ví dụ trifluralin được nhũ hóa vào nước và người ta
tiến hành sấy phun nhũ tương tạo ra cùng với một polyme tạo màng tan trong nước.
Một số phương pháp bao nang
Hiện có nhiều phương pháp bao nang, cả hóa học và vật lý.
Một số quá trình như polyme hóa tại chỗ và polyme hóa bề mặt phân cách... được áp dụng rộng rãi để
bao nang các chế phẩm, kể cả chế phẩm BVTV. Một số công nghệ đã được thương mại hóa. Dưới đây
là một số phương pháp bao nang dùng cho chế phẩm thuốc BVTV.
a. Polyme hóa bề mặt tiếp giáp các pha (gọi tắt là polyme hóa bề mặt) là phương pháp được áp dụng
rộng rãi để chế tạo các polyme ngưng tụ. Phương pháp này khác các phương pháp tổng hợp polyme
khác ở chỗ phản ứng polyme hóa chỉ xảy ra trên vùng tiếp giáp giữa 2 pha không trộn lẫn mà không
xảy ra trong lòng một pha đơn lẻ.
Thủ thuật cơ bản để bao nang một vật liệu khá đơn giản. Đầu tiên một monome được hòa tan trong vật
liệu tạo vỏ. Sau đó dung dịch được phân tán trong một pha liên tục (thường là nước) có chứa một vài
tác nhân phân tán hoặc/ và tác nhân nhũ hóa. Monome thứ hai được bổ sung vào pha nước của nhũ
tương nhận được bên trên. Khi đó sẽ xảy ra phản ứng tạo vỏ tại vùng tiếp giáp pha dầu/ nước của các
vi hạt nhũ. Huyền phù nhận được (vi nang) có thể được xử lý tiếp để nhận được sản phẩm cuối.
Công nghệ polyme hóa bề mặt tiếp giáp các pha là công nghệ quan trọng nhất để bao nang các thuốc
BVTV.
Một trong những quá trình tạo huyền phù vi nang theo phương pháp này được áp dụng trên thực tế có
thể được mô tả như sau:
Hoạt chất, thường là các chất lỏng hoặc chất rắn dạng sáp, được hòa tan trong dung môi thơm (chứa 9
hoặc 10 nguyên tử cacbon, thường dùng cho EC). Một monome tan trong dầu (như toluen diisoxyanat
- TDI) được hòa tan tiếp tục vào hỗn hợp. Người ta nhận được một nhũ tương dầu nước (O/W) bằng
cách khuấy cao tốc một dung dịch nước chứa chất nhũ hóa và một amin phản ứng (như etylen điamin
chẳng hạn). Hệ nhũ tương chứa các vi giọt có đường kính 10 - 30 µm được hình thành và quá trình

15
polyme hóa giữa isoxyanat với amin sẽ xảy ra tại bề mặt tiếp xúc pha dầu - nước để tạo ra màng
polyme bao quanh các vi giọt. Còn một phương pháp khác nữa để polyme hóa là cho isoxyanat phản
ứng với nước tại bề mặt tiếp xúc để tạo ra amin tại chỗ, sau đó amin lại phản ứng tiếp với isoxyanat để
tạo ra màng polyurê[6].
b. Phương pháp đồng phát triển phức (complex coacervation). Trong phương pháp này vỏ bao nang
xung quanh hạt hoạt chất không tan trong nước được tạo ra khi một polyme anionic tan trong nước
phản ứng với vật liệu cationic (có thể là polyme thứ hai). Kết quả là tạo ra các tập hợp không tan trong
nước và tách khỏi dung dịch. Nếu có một pha phân tán trong dung dịch thì vật liệu copolyme tạo ra có
xu hướng bọc các tiểu phân lại và tạo thành các vi nang. Một ví dụ hay được biết đến về quá trình tạo
copolyme là phản ứng của gelatin với gôm arabic. Đây là phản ứng quen thuộc để sản xuất các chế
phẩm áp dụng quá trình polyme hóa bề mặt các pha.
c. Phương pháp bay hơi dung môi. Phương pháp này thường được áp dụng cho chế tạo dược phẩm và
hầu như chưa được áp dụng cho các chất nông hóa. Trong phương pháp này vỏ nang được tạo thành
khi polyme được hòa tan vào một dung môi không tan trong nước. Cả hoạt chất và polyme đều tan
được trong dung môi song không tan trong nhau. Dung dịch hoạt chất và dung dịch polyme được nhũ
hóa trong nước với một chất HĐBM thích hợp. Sau đó cho bay hơi dung môi (đun nóng, giảm áp suất,
v.v...) polyme tách ra sẽ tạo nên một lớp trên bề mặt của vi giọt nhũ tương.
d. Tạo nang bằng cách phun. Đây là một kỹ thuật tạo nang lâu đời nhất và hiện nay được chia ra nhiều
phương pháp thực hiện. Hầu hết các phương pháp tạo nang theo kỹ thuật này dùng không khí làm pha
liên tục khi phun. Kỹ thuật này được áp dụng để sản xuất các chế phẩm dạng khô. Kỹ thuật chính được
áp dụng là sấy phun một hệ nhũ tương (hoặc huyền phù) có vật liệu nhân nang (hoạt chất BVTV) được
phân tán trong một dung dịch nước. Khi nước bay hơi, vật liệu tạo vỏ sẽ lưu lại và bao bọc vật liệu
nhân. Tạo nang bằng kỹ thuật này sẽ nhận được các vi nang kích thước cỡ 10 ÷ 150µm; lớn hơn so
với bằng một số phương pháp khác.
Tuy phương pháp này đã được sử dụng từ lâu nhưng hiện vẫn ít dùng để sản xuất các chế phẩm thuốc
BVTV do cỡ hạt nang thường lớn và công suất sản xuất của hầu hết các thiết bị hiện có kiểu này
thường nhỏ, khó đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất.
e. Polyme hóa tại chỗ: Là một công nghệ được áp dụng để nang hóa tại chỗ. Thực ra thuật ngữ này bao
gồm 2 quá trình tạo nang khác nhau sử dụng cho hoạt chất BVTV không tan trong nước. Một phương
pháp là áp dụng quá trình tạo vỏ nang nhờ polyme hóa polyamin với một andehyd trong môi trường
nước (melamin formaldehyd hoặc urê formaldehyd). Phương pháp còn lại là nang hóa tại chỗ, trong đó
vỏ polyme được tạo thành ngay trong pha dầu có chứa hoạt chất BVTV phân tán do sự thủy phân của
một isocyanat.
Phản ứng tạo vỏ nang trong trường hợp phương pháp đầu được mô tả kỹ qua phản ứng tạo polyamin
formaldehyd[7][8][9] còn quá trình tạo vỏ nang bằng thủy pha isocyanat [10][11][12].
Ngoài ra còn một số công nghệ bao nang khác.
Một số ưu điểm của các chế phẩm vi nang
Người ta sản xuất các chế phẩm vi nang theo nhiều yêu cầu khác nhau, chẳng hạn để làm giảm độ độc
cấp của chế phẩm, hạn chế sự biến chất, giảm sự bay hơi hoặc làm biến tính hoạt tính sinh học của
hoạt chất và làm giảm khả năng rửa trôi hoạt chất do mưa, v.v...
Các ưu điểm nổi trội của các chế phẩm vi nang là:
* Kiểm soát được sự phóng hoạt chất: Điều này sẽ góp phần làm cho thuốc BVTV có hiệu lực lâu dài
hơn.

16
* Có khả năng tăng tính chọn lọc của thuốc BVTV, hướng tác động của thuốc vào mục tiêu.
* Giảm độ độc cấp tính của chế phẩm đối với người và gia súc.
* Làm chậm sự biến chất của hoạt chất.
* Giảm sử dụng dung môi.
* Giảm sự thất thoát hoạt chất do bay hơi.
* Giảm sự rò rỉ hoạt chất độc ra môi trường.
* Giảm mùi (khó chịu) của chế phẩm.
* Cải thiện độ bền của hoạt chất, tăng hiệu lực của chế phẩm.
* Giảm khả năng bị rửa trôi do mưa, v.v...
Một số chế phẩm dạng vi nang hiện đang có mặt trên thị trường thuốc BVTV quốc tế
Bảng 4. Một số chế phẩm thuốc BVTV dạng vi nang trên thị trường

Hoạt chất Tên thương mại Polyme tạo vỏ nang Hãng sản xuất

Thuốc diệt cỏ Micro - Tech Polyurê Monsanto


Alaclo Bullet Polyurê Monsanto
Alaclo Partner Polyurê Monsanto
Alaclo Capsolane Polyurê Zeneca
EPTC

Thuốc trừ sâu Empire 20 Polyurê Dow Elanco


Clorpyrifos Pyrinex Polyurê Mahkteshim
Clorpyrifos Kaya tack MC Polyurê Nippon Kayaku
Clorpyrifos Pennphos Polyurê Elf Atochem
Clorpyrifos Knox - out 2 FM Polyamid/ Polyurê Elf Atochem
Dianizon No - Roach Polyurê Kedem Chems
Dianizon Kareit MC Polyurêtan Sumimoto
Fenitrothion Dyfonate MS Polyurê Zeneca
Fonofos Penncap - E Polyamid/ Polyurê Elf Atochem
Parathion Penncap - M Polyamid/ Polyurê Elf Atochem
Parathion - metyl Parashoot Polyurê Cheminova
Parathion - metyl Penncapthrin 200 Polyamid/ Polyurê Elf Atochem
Permethrin Actellic M20 Polyurê Zeneka
Pirimiphosmetyl Tefluthrin CS Polyurê Zeneka

17
Tefluthrin

Xu hướng tương lai của công nghệ vi nang


Có 2 vấn đề quan trọng quyết định tương lai phát triển của công nghệ vi nang, đó là phát triển về kiểu
và sự cải tiến, thay đổi và hoàn thiện về công nghệ.
Sự hoàn thiện công nghệ sẽ tạo ra cơ hội để sản phẩm này vượt qua các điểm yếu của công nghệ hiện
tại và làm tăng tính hữu dụng của chế phẩm.
7. Sử dụng bao bì tan trong nước
Hiện người ta chú ý đến khả năng đóng gói các chế phẩm nền dầu dưới dạng một chất gel bằng các
bao bì tan trong nước. Kiểu đóng gói này được Dez và các cộng sự đưa ra [13]. Người ta dùng chất làm
đặc để tăng độ nhớt của gel. Điều này sẽ tạo điều kiện để dễ dàng chuyên chở chế phẩm, đồng thời
cũng hạn chế sự rò rỉ chế phẩm khỏi các lỗ khuyết tật của bao đựng. Đựng chế phẩm trong bao đựng
tan trong nước sẽ tạo điều kiện để dễ dàng tiếp xúc với chế phẩm, tăng độ an toàn cho người sử dụng
và dễ dàng tiêu hủy các hộp đựng bên ngoài.
8. Các chế phẩm có dùng các chất phụ gia đặc biệt
Hiện nay ở nhiều nước các phụ gia (thường là các chất HĐBM) trong các chế phẩm thuốc BVTV được
lựa chọn kỹ với mục đích tối ưu hóa hoạt tính sinh học và giảm tỷ lệ cần sử dụng của các hoạt chất.
Một số chất HĐBM có tính thấm ướt và tạo cho các chế phẩm thuốc BVTV các tính năng vượt trội
như sau:
- Phun tốt.
- Các giọt thuốc bám dính tốt vào đối tượng.
- Giảm cỡ hạt sương của thuốc.
- Tăng thời gian khô và giữ ẩm tốt hơn.
Các chất HĐBM loại non-ionic thường được dùng làm chất thấm ướt thích hợp. Chúng có thể làm
tăng độ tan của hoạt chất vào trong vi hạt do có sự mixel hóa. Chính điều này làm cho hoạt chất thấm
sâu vào đối tượng bị phun thuốc.
Các chất thấm ướt "dính" thích hợp với các hoạt chất ưa nước (như paraquat và glyphosate) và chúng
có tác dụng nâng độ ngấm thuốc lên toàn bộ tán lá cây. Các chất thấm ướt dạng này cũng cải thiện độ
tương hợp của nhiều chế phẩm BVTV khác nhau của hỗn hợp hòa tan trong bình phun. Tuy nhiên
không thể có một loại chất thấm ướt đa năng nào phù hợp với tất cả các hoạt chất vì vậy người ta cần
phải làm các phép thử (test) về độ bền và về hoạt tính sinh học trên một loạt chất HĐBM để tìm ra hệ
tối ưu. Người ta hay dùng các chất HĐBM dạng etoxylat của alcol aliphatic hoặc etoxylat của amin
alifatic. Cơ chế tác động của phụ gia HĐBM với cơ thể đối tượng (sâu bệnh) hiện còn nhiều điều chưa
rõ, nhưng có lẽ là theo cơ chế làm giảm sức căng bề mặt làm giảm góc tiếp xúc và làm tăng sự chuyển
dịch của hoạt chất xuyên qua bề mặt lá.

18

You might also like