You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Môn học: LÃNH ĐẠO HỌC

TIỂU LUẬN

Đề tài: Theo dõi một nhà lãnh đạo yêu thích qua phương tiện truyền thông xã
hội (Twitter, Facebook hoặc blog) và vận dụng các lý thuyết đã học trên lớp
để phân tích phẩm chất, năng lực, hành vi, phong cách lãnh đạo của người
này. Từ đó, rút ra bài học cho bản thân.

GVHD: TS. TRỊNH HOÀNG HỒNG HUỆ

Mã học phần: EC09

Lớp học phần: 222EC0901

Nhóm: 9

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 04 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Mã số sinh viên Mức độ hoàn thành

1 Lương Quốc Thắng K204030157 100%

2 Nguyễn Phương Duyên K214030191 100%

3 Trần Thị Quỳnh Giao K214030194 100%

4 Phạm Lan Khanh K214030198 100%

5 Huỳnh Thị Thục Quyên K214031233 100%

6 Hứa Thị Ngọc Lam K214031517 100%

7 Nguyễn Thị Mỹ Lan K214031519 100%

8 Lê Nguyễn Uyên My K214031525 100%

9 Nguyễn Thị Hồng Ngọc K214031533 100%

1
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, Nhóm 9 chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn –
Cô Trịnh Hoàng Hồng Huệ đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho nhóm chúng em
trong thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Lãnh đạo học vừa qua,
nhóm em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích. Đây chắc chắn sẽ là những kiến
thức quý báu, là hành trang để nhóm em có thể vững bước sau này.

Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn
nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng có lẽ bài khó có thể tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong cô xem xét và góp ý để bài của chúng em được hoàn thiện
hơn.

Thông qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, chúng em có thể rút ra được những bài
học quý báu, rèn luyện khả năng cũng như các thành viên tham gia có thời gian và cơ hội
để gặp gỡ, bồi dưỡng thêm những cách xử lý tình huống.

Một lần nữa, Nhóm 9 chúng em xin chân thành cảm ơn cô. Nhóm xin được chúc cô
và gia đình có nhiều sức khỏe!

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

2
Nhận xét của giáo viên:

………………………………………………………………………
…….……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....………………………………………

Điểm: ………

3
Nhóm trưởng Giảng viên

(Ký và ghi rõ họ và tên) (Ký và ghi rõ họ và tên)

4
MỤC LỤC

NỘI DUNG....................................................................................................................................................5

1. Giới thiệu chung về lý do tại sao chọn nhà lãnh đạo......................................................................5

2. Áp dụng lý thuyết đã học để phân tích................................................................................................9


2.1. Phẩm chất.................................................................................................................................................. 9

2.3. Hành vi:................................................................................................................................................... 12

2.4. Phong cách lãnh đạo............................................................................................................................. 15

3. Đánh giá chung.....................................................................................................................................19

4. Bài học rút ra cho bản thân................................................................................................................19

KẾT LUẬN.................................................................................................................................................20

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................21

5
NỘI DUNG

1. Giới thiệu chung về lý do tại sao chọn nhà lãnh đạo

Đối với những người sắp bước chân vào con đường kinh doanh hay đầu tư, Warren
Buffett hẳn là một nguồn cảm hứng. Ông là người đã chứng minh rằng thành công không
chỉ dựa trên khả năng đọc số liệu tài chính, mà còn dựa trên nhân phẩm và đạo đức kinh
doanh. Ông cũng đã coi trọng việc chia sẻ thành công của mình, thông qua việc từ thiện
và đóng góp cho cộng đồng.

Ảnh 1.l. Warren Buffett (Nguồn: báo Vietnamnet)

Warren Buffett, tên đầy đủ là Warren Adward, hiện đang là CEO, giám đốc điều
hành của tập đoàn Đa quốc gia Berkshire Hathaway và nằm trong top 4 những người giàu
nhất hành tinh khi sở hữu khối tài sản hơn 90 tỷ USD. Ông được biết đến với biệt danh
“Nhà tiên tri xứ Omaha” vì khả năng dự đoán chính xác xu hướng thị trường tài chính và
các quyết định đầu tư đột phá của mình, và ông cũng được mệnh danh là nhà đầu tư thành
công nhất lịch sử khi là người duy nhất liên tục đứng đầu trong thị trường tài chính trong
suốt hơn 40 năm qua, không hề có đối thủ và lọt top những người giàu có nhất thế giới ở
tuổi 32.

6
Ảnh 1.2.Trải qua nhiều nỗ lực kinh doanh khác nhau, Buffett đã tạo dựng được một
gia tài nhỏ khoảng 53,000 USD trước khi ông bước sang tuổi 16.

Ông đã bộc lộ khả năng thiên bẩm về kinh doanh khi chỉ mới 6 tuổi, ở độ tuổi mà
những người bạn cùng trang lứa chỉ biết quấn quýt bên cha mẹ hoặc là mê mẩn với những
món đồ chơi. 5 năm sau, Warren Buffett đã chứng minh cho mọi người thấy về khả năng
của mình khi chính thức bước chân vào thị trường tài chính và kiếm được 175 USD/
tháng ở tuổi 11. Với khả năng vượt trội của mình, trước khi bước qua sinh nhật tuổi 16,
ông đã sở hữu hơn 53 nghìn USD. Đây cũng chính là những bước đi đầu tiên trên con
đường trở thành một ông hoàng đầu tư của Warren Buffett.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Nebraska (B.S., 1950), ông theo học với Benjamin
Graham tại Trường Kinh doanh Đại học Columbia (M.S., 1951). Năm 1956, Buffett quay
trở lại Omaha và năm 1965 ông đã nắm kiểm soát chủ động của công ty sản xuất vải
Berkshire Hathaway Inc., biến nó trở thành phương tiện đầu tư chính của mình. Từ những
năm 1960 đến 1990, chỉ số chứng khoán chủ yếu tăng trung bình hàng năm khoảng 11%,
nhưng cổ phiếu công khai của Berkshire Hathaway tăng trung bình mỗi năm khoảng
28%. Dù thành công của Buffett với Berkshire Hathaway đã giúp ông trở thành một trong
những người giàu nhất thế giới, ông không ưa xa xỉ và đã chỉ trích các chính sách chính
phủ và chính sách thuế ưu đãi cho tầng lớp giàu hơn là tầng lớp trung và dưới.

7
Ảnh 1.3.Buffett kết hôn vào năm 1952

Vào tháng 6 năm 2006, Buffett thông báo rằng ông dự định quyên góp hơn 80% tài
sản của mình cho các quỹ từ thiện; đến năm 2020, ông đã tăng số này lên 99%. Người
nhận chính là Quỹ Bill & Melinda Gates - do nhà sáng lập Microsoft Bill Gates và vợ cũ
Melinda thành lập - tập trung vào các vấn đề sức khỏe và giáo dục toàn cầu; Bill và
Buffett đã duy trì một mối quan hệ thân thiết từ những năm 1990. Các tổ chức khác nhận
quyên góp bao gồm các tổ chức do ba con của Buffett điều hành và Quỹ Susan
Thompson Buffett, được đặt theo tên người vợ đã qua đời của ông, tập trung vào quyền
sinh sản của phụ nữ và tài trợ cho chương trình học bổng đại học. Năm 2010, ông và Bill
Gates đã phát động Giving Pledge, yêu cầu các tỷ phú cam kết quyên góp ít nhất một nửa
tài sản của họ cho các hoạt động từ thiện.

8
Ảnh 1.4. Khi Benjamin Graham đóng cửa công ty vào năm 1956, Buffett mở công ty
riêng ở quê nhà Ohama với tên là Buffett Partnership Ltd.

Warren Buffett là một hình mẫu về thành công và nhân cách trong lĩnh vực kinh
doanh và đầu tư. Công thức thành công của ông dựa trên sự thông minh, tinh thần tiết
kiệm, sự đồng cảm và trách nhiệm đối với cộng đồng. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi
Warren Buffett đã, đang và sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng cho nhiều người bước chân vào
con đường kinh doanh hay đầu tư.

Bên cạnh đó, các thành công xung quanh nhà đầu tư vĩ đại này cũng liên quan đến
lĩnh vực mà chúng em đang học tập và nghiên cứu. Các quyết định kinh tế mà ông lựa
chọn xuyên suốt quá trình lãnh đạo của mình còn cho thấy rằng ông còn là một nhà kinh
tế học tài ba. Vì vậy, với bài báo cáo này, nhóm chúng em thống nhất trong việc lựa chọn
và phân tích Warren Buffett như một hình mẫu phù hợp nhất cho đề tài của bài báo cáo,
đồng thời muốn chia sẻ các lời khuyên bổ ích của ông đến thế hệ trẻ tương lai.

9
2. Áp dụng lý thuyết đã học để phân tích

2.1. Phẩm chất


Thông minh: là một trong những phẩm chất quan trọng mà những ai tìm hiểu về
đầu tư kinh doanh nói chung, đặc biệt là các nhà đầu tư trên thị trường mua bán cổ phiếu
nói riêng đều biết khi nói đến Warren Buffett. Không chỉ trình độ học vấn cao khi ông tốt
nghiệp bằng kinh tế tại đại học Nebraska và sau đó nhận bằng thạc sĩ kinh tế của đại học
Columbia, mà ông còn thông minh trong các quyết định lựa chọn đầu tư của mình cũng
như nhận thấy được xu hướng phát triển của thị trường để đem về nguồn lợi nhuận khổng
lồ và vì vậy đến năm 1959, tổng số công ty mà ông đang điều hành và quản lý lên đến 7
công ty.
Tài năng xuất chúng kết hợp với kinh nghiệm phong phú, ông từ một nhân viên
kinh doanh mảng đầu tư thì đến năm 1999, Warren Buffett đã trở thành một trong những
nhà quản trị tài chính giỏi nhất thế kỷ 20 do hãng Carson bầu chọn. Năm 2007, ông được
tạp chí Time đưa vào danh sách “100 người nhiều ảnh hưởng nhất thế giới”. Ông trở
thành người giàu nhất thế giới năm 2008 với tổng tài sản ròng ước tính trị giá 62 tỷ đô la
theo công bố của Forbes, vượt qua Bill Gates. Ông vinh dự được cựu Tổng thống Barack
Obama trao tặng Huân chương Tự do vào năm 2011.
Những kế hoạch phía trước: đối với thị trường đầu tư kinh doanh luôn biến động
không ngừng thì việc hoạch định một số chiến lược trước để có thể thay đổi, ứng biến bất
cứ lúc nào là điều vô cùng quan trọng. Nên đây là một trong những phẩm chất giúp
Warren Buffett đạt được thành công như hiện tại. Kế hoạch của Buffett là chọn một thời
điểm để bắt đầu mua khi một doanh nghiệp tốt đang gặp phải thời điểm khó khăn và quan
điểm của ông là một khi quyết định đầu tư thì phải cầm giữ cổ phần với thời gian lâu dài
không chạy theo tâm lý đám đông.
Một trong những khoản đầu tư thành công nhất trong sự nghiệp của ông cho thấy
việc ông luôn lên kế hoạch trước. Đó là vào năm 1988, Buffett đã dự đoán được tiềm
năng về sau của Coca- Cola rất lớn nên ông bắt đầu mua cổ phiếu Coca- Cola sau khi
công ty thất bại với sản phẩm New Coke, giá đã giảm 25% so với mức trước đó.

10
Chăm chỉ học hỏi: luôn trao dồi, tiếp thu những kiến thức mới cho bản thân là một
phẩm chất quý giá của tất cả mọi người, đặc biệt là một nhà lãnh đạo thì đối với Buffett
đây là điều vô cùng cần thiết, bởi nói đến đầu tư thì có rất nhiều lĩnh vực, cũng như việc
thị trường luôn biến động nếu không nắm rõ hết chúng thì việc dẫn đến đầu tư sai là điều
hiển nhiên. Ngoài việc phục vụ cho công việc, đây còn là cách truyền động lực cho cấp
dưới tạo ra một tổ chức không ngừng học hỏi. Buffett đã nói rằng sợ diễn thuyết trước
đám đông. Nhưng ông đã khắc phục nhược điểm này bằng cách đăng ký khóa học nói
trước công chúng của Dale Carnegie, từ đây ông đã tự tin khi diễn thuyết trước mọi
người. Ở tuổi 92, vị tỷ phú người Mỹ đã dành 80% thời gian làm việc trong ngày để đọc
và nghiền ngẫm.
2.2. Năng lực
  Năng lực liên quan đến truyền thông và điều hành

Warren Buffett - một trong những nhà đầu tư thành công nhất thế giới và là một
trong những nhà lãnh đạo hàng đầu của thế kỷ 21. Ông có năng lực liên quan đến truyền
thông và điều hành rất đáng kể với vai trò của một nhà lãnh đạo.

Năng lực giao tiếp: Với khả năng giao tiếp tốt và diễn đạt ý tưởng của mình một
cách rõ ràng và dễ hiểu, Buffett là một diễn giả giỏi. Điều này giúp ông tạo được sự đồng
cảm và tín nhiệm từ nhân viên, đối tác và cổ đông.

Năng lực quản lý nhân sự: Ông có khả năng tuyển dụng và giữ chân những nhân
viên giỏi nhất, và xây dựng một đội ngũ nhân viên có năng lực cao. Ông cũng biết cách
phân công công việc và trao đổi ý kiến với các nhân viên của mình để đạt được mục tiêu
chung của công ty.

Năng lực tư duy chiến lược: Ông là một người tư duy chiến lược với tầm nhìn dài
hạn, có khả năng nhìn xa trông rộng và đưa ra những quyết định chiến lược có lợi cho
công ty và cổ đông trong tương lai.

Năng lực tập trung vào cốt lõi: Buffett tập trung vào những lĩnh vực chính của
công ty và không phân tán quá nhiều tài nguyên vào các hoạt động không liên quan. 

Năng lực kiểm soát rủi ro: Cùng với khả năng đánh giá và kiểm soát rủi ro một
cách chính xác, ông là một nhà đầu tư và nhà kinh doanh có kinh nghiệm. Ông luôn có kế
hoạch dự phòng và cũng không quá mạo hiểm trong việc đưa ra quyết định để hạn chế rủi
ro.
11
  Thực hiện gắn với kết quả

  Điều hành tập trung vào cốt lõi: Buffett tập trung vào những lĩnh vực chính của
công ty và không phân tán quá nhiều tài nguyên vào các hoạt động không liên quan. Ông
cũng đầu tư vào những công ty mà ông có kiến thức và hiểu rõ hoạt động của chúng.

Tư duy chiến lược: Ông có tầm nhìn dài hạn và nhìn xa trông rộng, có khả năng
đánh giá và lựa chọn các công ty có tiềm năng phát triển và đầu tư vào chúng với tư duy
chiến lược; thường xuyên đưa ra quyết định khó khăn nhưng đúng đắn để cải thiện hiệu
quả hoạt động của công ty.

Kiểm soát rủi ro: Ông có kinh nghiệm đầu tư và kinh doanh, có khả năng đánh giá
và kiểm soát rủi ro một cách chính xác, không quá mạo hiểm trong việc đưa ra quyết định
và luôn có kế hoạch dự phòng để giảm thiểu rủi ro.

Giao tiếp và tạo đồng thuận: Buffett là một diễn giả giỏi và có khả năng giao tiếp
tốt. Ông tạo ra sự đồng thuận với các nhân viên, đối tác và cổ đông bằng cách diễn đạt ý
tưởng của mình một cách rõ ràng và dễ hiểu.

  Tầm ảnh hưởng

Tập trung vào giá trị dài hạn: Thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn,
Buffett tập trung vào đầu tư vào các công ty có tiềm năng phát triển lâu dài nhằm giúp
ông tạo ra một danh mục đầu tư đa dạng và thịnh vượng.

Khả năng lựa chọn đúng đắn: Ông có khả năng đánh giá và lựa chọn các công ty
có tiềm năng phát triển.

Kiểm soát rủi ro: Buffett luôn kiểm soát rủi ro một cách chặt chẽ và không đầu tư
quá nhiều vào một công ty hoặc một ngành. Ông cũng thường xuyên đưa ra quyết định
khó khăn nhưng đúng đắn để giảm thiểu rủi ro cho danh mục đầu tư của mình.

Quản lý tài chính hiệu quả: Ông là một trong tỷ phú tài ba nhất trên thế giới
nhưng vẫn giữ một lối sống giản dị: không đầu tư vào các dự án không rõ ràng hoặc
không liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình và luôn dùng tiền một cách tiết kiệm
và hiệu quả.

12
Tạo đồng thuận: Buffett tạo ra sự đồng thuận với các nhân viên, đối tác và cổ
đông bằng cách diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng và dễ hiểu đồng thời cũng
tạo ra một môi trường làm việc tích cực và đội ngũ nhân viên trung thành.

Tất cả những minh chứng trên đã chứng tỏ chương trình lãnh đạo của Warren
Buffett là thành công và có hiệu quả. Công ty của ông, Berkshire Hathaway, đã trở thành
một trong những công ty lớn nhất thế giới với giá trị vốn hóa trên 600 tỷ USD. Ông đã
trở thành một trong số những nhà đầu tư và nhà lãnh đạo hàng đầu của thế giới và có
ảnh hưởng lớn đến cộng đồng đầu tư và là một người hùng trong ngành đầu tư tài chính.

2.3. Hành vi:

 Khái niệm hóa, lên ý tưởng: 


"Chọn sai người lãnh đạo là rủi ro số 1 đối với các doanh nghiệp" - Warren
Buffett.
 Theo như ông cho biết, qua 5 thập kỷ điều hành tập đoàn đa quốc gia Berkshire
Hathaway, ông đã chứng kiến sự thất bại đến từ các công ty, nhà máy dệt, cửa hàng bách
hóa. Bài học ông rút ra từ những công ty này là chọn phải lãnh đạo tồi. 
"Bạn tìm được một người đàn ông hoặc một phụ nữ chịu trách nhiệm cho doanh
nghiệp. Họ có khả năng giao tiếp tốt và hội đồng quản trị thích họ. Họ không biết mình
đang làm gì nhưng lại giỏi thể hiện. Đó chính là rủi ro lớn nhất", tỷ phú 90 tuổi phân tích.
Tại cuộc họp cổ đông hằng năm của Berkshire gần đây nhất, Warren Buffett cùng
với Charlie Munger - người bạn lâu năm và được xem là "cánh tay phải" của ông. Cả hai
tỷ phú đều cùng đưa ra sự chỉ trích đối với các doanh nghiệp cũng như sự bành trướng
của bộ máy quan liêu. Đứng trên cương vị là thành viên hội đồng quản trị của 20 doanh
nghiệp, Warren Buffett đặc biệt lưu ý những hậu quả của việc chọn sai người lãnh đạo.
Không những thế, vị tỷ phú quyền lực này cũng phê phán một cách nghiêm trọng các
CEO, những thành phần phụ thuộc phần lớn vào các nhà phân tích hoặc nhà đầu tư, trong
khi các mối liên hệ với thực tế thì họ lại chẳng có. Tầm quan trọng của chất lượng quản
trị doanh nghiệp là điều mà Warren Buffett liên tục nhấn mạnh bởi đây là yếu tố bắt buộc
để quyết định cổ phiếu của doanh nghiệp có thực sự đáng đầu tư?
Hai yếu tố để đánh giá chất lượng quản trị mà Warren Buffett từng cho biết trong
cuộc họp đại cổ đông 1994: Thứ nhất là xem cách họ quản lý doanh nghiệp qua những
điều họ làm được trước đây như thế nào. Thứ hai là xem cách họ phân bổ vốn ra sao qua

13
thời gian. Bên cạnh đó, ông cũng cho thấy sự cần thiết cho việc quan tâm tới cách đối xử
một nhà lãnh đạo với cổ đông của mình trước đây.
Vị tỷ phú này chia sẻ cần một người điều hành hội tụ đủ những yếu tố trên đồng
thời “được lập trình gen” để có thể nhanh chóng nhận ra và kịp thời tránh được những rủi
ro nghiêm trọng, ngay cả khi những rủi ro chưa từng gặp phải trong quá khứ để tạo nên
giá trị bền vững cho một doanh nghiệp.
 Hàn gắn cảm xúc:
Không dừng lại ở việc được xem là một thiên tài xuất chúng trong các phương pháp
đầu tư, Warren Buffett còn được đánh giá rất cao bởi sự tài hoa trong cách sống.
Buffett đã chia sẻ một bài học quan trọng không thể thiếu mà Murphy đã truyền đạt,
bài học đề cập tới trí tuệ cảm xúc trong cuốn sách “Getting There: A Book of Mentors”.
Không bao giờ la hét, tức tối hay điều gì tương tự, thực hiện mọi thứ một cách rất
thoải mái là những điều mà ông thấy được ở cách ứng xử trong kinh doanh của Murphy.
Ngay từ những năm đầu, Warren Buffett khẳng định bản thân ông không hề có các kỹ
năng xã hội. Và chính Murphy là người đã dạy ông một bài học không thể thiếu được về
tầm quan trọng của việc nhận ra và kiểm soát cảm xúc của bản thân. 
Điều này không có nghĩa là bạn phải kiềm chế cảm xúc của mình khi bạn mắc sai
lầm. Ở đây ông muốn truyền tải: Bạn sẽ thấu hiểu được cảm xúc bản thân trong bất kỳ
trường hợp nào và đưa ra lời nói phù hợp chứ không phải trong cơn tức giận bằng cách tự
nhận thức chính mình. Không nên xúc động đồng thời phải làm chủ được cảm xúc là
những gì mà Warren Buffett khuyên mọi người. Ông nhấn mạnh những lợi ích của việc
thừa nhận, kiểm tra và hiểu cảm xúc của bản thân nhằm có thêm không gian, thời gian để
suy nghĩ rõ ràng và đưa ra những quyết định khôn ngoan hơn. Đây là chìa khóa để trong
mọi tình huống bạn luôn tìm được cách ứng xử khéo léo.
Từ đó, Buffett đã dần phát huy khả năng tự nhận thức của mình - đây là một trong
những kỹ năng then chốt và có lẽ là kỹ năng quan trọng nhất mà ông cần làm chủ được
nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo đích thực.
 Quan tâm và coi trọng nhân viên:
Các chủ sở hữu bán công ty cho Warren Buffett vì lý do đã đến độ tuổi nghỉ hưu,
vấn đề sức khoẻ nên cần nghỉ ngơi, thư giãn. Đó là điều hết sức cần thiết và hiển nhiên.
Tuy nhiên, những nhà quản lý ở độ tuổi trung niên đang điều hành tại các công ty con
thuộc tập đoàn Berkshire Hathaway do Buffett làm chủ tịch đều vẫn đang tiếp tục công
14
việc của mình. Điều đáng nói ở đây là họ xem nhẹ vấn đề tuổi tác hoặc bất kỳ lý do nào
làm ảnh hưởng đến công việc của họ. Vậy nguyên nhân tạo ra được động lực hiếm có này
là gì? Chính là từ quy tắc “ba không” khi sở hữu các công ty con của Berkshire
Hathaway: Không họp hành, không can thiệp, không rắc rối nào khác, trừ việc công ty
con sẽ được tiếp cận nguồn vốn không giới hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh. 
Warren trao toàn quyền quản lý công ty cho nhà quản lý và luôn khích lệ tinh thần,
tạo động lực, khen ngợi những công việc họ đang làm. Điều này xuất phát từ sự tôn
trọng, tin tưởng và ngưỡng mộ của Buffett tới các nhà quản lý. Và trên tất cả, Buffett
chính là một hình mẫu lý tưởng cho tinh thần làm việc không ngừng nghỉ, luôn trong tâm
thế sẵn sàng làm việc. Đây chắc chắn là nguồn động lực lớn nhất cho các nhà quản lý của
ông khi xác định nghỉ hưu vào độ tuổi 100.
Quan điểm này được thể hiện rõ qua câu nói của Andrew Carnegie - ông vua ngành
đường sắt: “Tôi không hiểu máy chạy bằng hơi nước, nhưng tôi cố hiểu một cơ chế phức
tạp hơn nhiều, đó chính là con người"
 Tạo giá trị cho cộng đồng:
Qua nhiều năm, Warren Buffett đã 16 lần thiện nguyện cho 5 tổ chức với tổng số
tiền 41 tỷ USD…
Ngày 23/6, tỷ phú Buffett đã tuyên bố sẽ quyên góp 4,1 tỷ USD bằng cổ phiếu của
Công ty đầu tư Berkshire Hathaway cho 5 tổ chức từ thiện gồm Bill & Melinda Gates
Foundation, Susan Thompson Buffett Foundation, Sherwood Foundation, Howard G.
Buffett Foundation và NoVo Foundation. Đây là cột mốc đánh dấu một nửa chặng đường
thực hiện quyên góp từ thiện của nhà đầu tư đáng khâm phục này.

Buffett cùng với vợ chồng nhà Gates đã cùng lập ra sáng kiến Giving Pledge nhằm
kêu gọi người giàu dành một nửa tài sản của họ để làm từ thiện.

Tuy giản dị trong lối sống nhưng tỷ phú này lại vô cùng hào phóng với các hoạt
động thiện nguyện. Hiện ông đang cùng ca sĩ nổi tiếng Bono tham gia tích cực vào các
hoạt động chống AIDS trên phạm vi toàn cầu.

Warren Buffett cũng tiết lộ là sẽ dành 99% tài sản của mình đóng góp vào quỹ từ
thiện mang tên ông, “Quỹ Buffett”, cũng như tặng cho các tổ chức hoạt động từ thiện
khác. 

15
Ông cho rằng hoạt động từ thiện của mình là "việc làm dễ dàng nhất thế giới" bởi
"việc cho đi không gây đau đớn và có thể mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho cả bạn và
con cái của bạn".

2.4. Phong cách lãnh đạo


Với các phân tích như trên, ta có thể đánh giá phong cách lãnh đạo của ông Warren
Buffett phù hợp với phong cách lãnh đạo đích thực.
Đặc điểm của phong cách lãnh đạo đích thực: Năng lực tâm lý tích cực ( sự tự tin,
lạc quan, hy vọng, khả năng phục hồi) , lý luận đạo đức, các sự kiện quan trọng trong
cuộc sống (tự nhận thức, quan điểm đạo đức nội tại, xử lý cân bằng).
● Sự tự tin:
Trong tuyển dụng nhân sự, Buffett nhấn mạnh tầm quan trọng khi tuyển đúng
người. khi đó ông sẽ giao cho người đó một trách nhiệm lớn. Ông muốn họ hàng động và
quản lý như chủ của công ty. Hơn thế ông còn cho họ 10-20% cổ phần của công ty mà họ
quản lý như là một động lực để tăng năng suất làm việc.
Tuy tập đoàn ông có nhiều công ty con nhưng Buffett gắn hiệu suất của mỗi người
quản lý với mảng kinh doanh của họ chứ không gắn với Berkshire Hathaway. Nếu không
có việc nhận báo cáo thường xuyên từ các công ty thì những lúc khó khăn là sự liên lạc
duy nhất của ông và họ. Buffett yêu cầu họ báo cáo cho ông sớm nếu có bất kỳ tin xấu
nào.
Buffett thường gửi tin nhắn nói rằng ông hoàn toàn tin tưởng vào cán bộ quản lý. Vì
vậy, phương pháp tiếp cận của ông giúp cho học có động lực lớn để thành công: cho phép
quản lý có quyền hành động như chủ sở hữu và ra quyết định kinh doanh.
Ông thường nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trung thực và chính trực trong việc
điều hành doanh nghiệp của mình. Ví dụ, Buffett viết thư hàng năm cho các cổ đông chia
sẻ những thông tin một cách thẳng thắn với các nhà đầu tư của mình ( tốt hay xấu). Quy
tắc của ông phải mất 20 năm để xây dựng danh tiếng và năm phút để hủy hoại nó. Rõ
ràng, Buffett đang nói về niềm tin, bằng cách này ông đã tạo dựng được niềm tin và sự uy
tín với các cổ đông.

16
Ảnh 2.4.1. Tỷ phú Warren Buffett bơm tiền vào loạt doanh nghiệp Nhật Bản
Nguồn: nguoiduatin.vn

● Lạc quan:
Warren Buffett sẽ kiên nhẫn chờ đợi trừ khi ông tìm được một khoản đầu tư với giá
hấp dẫn để bán. Nguyên tác của ông là mua một công ty tuyệt vời với mức giá hợp lý sẽ
tốt hơn. Đức tính kiên nhẫn, lạc quan này của ông là một trong những nền tảng cho sự
nghiệp đầu tư thành công của ông.

● Hy vọng:
Buffett cân nhắc mọi quyết định về tác động của nó trên bảng cân đối kế toán để đạt
mục tiêu sử dụng hiệu quả tài sản khi kiếm lợi nhuận trên đầu tư lớn hơn chi phí vốn.
Bằng cách chú ý đến cách tính toán và cân nhắc đến bảng cân đối, Warren Buffett mong
rằng các nhà quản lý hãy chủ động hoạt động hiệu quả bởi vì ông hi vọng đó là cách tốt
nhất để công ty đạt được hiệu suất cao nhất.

17
Ảnh 2.4.2. Warren Buffett đầu tư nửa tỷ USD vào ngân hàng kỹ thuật số Brazil

● Khả năng phục hồi:


Không có người thành công nào là không mắc lỗi, đó là điều tốt. Mỗi vấp ngã là
một cơ hội để học hỏi và là lời cảnh báo khi bạn đang bị lôi kéo làm việc có không đúng
trong tương lai. Như Warren Buffett đã mua một công ty với giá 400 triệu USD vào
những năm 90, là Dexter Shoe. Và nó rớt xuống con số 0. Ông mất 400 triệu USD giá trị
cổ phiếu Berkshire ( bây giờ có thể là 400 tỷ USD). Đó là một trong nhiều quyết định ngớ
ngẩn của ông, chỉ làm một phần “trò chơi” của ông.

Ảnh 2.4.3. Công ty của tỷ phú Warren Buffett mua hơn 4,1 tỷ USD cổ phiếu TSMC.

Nguồn: Mekongasean.vn
18
Điều đặc biệt về Warren Buffett là khi ông được hỏi về bí quyết cho sự thành công,
giàu có của mình, ông chỉ nói rằng hãy biết “không’’ để được “có”. Nghe qua thì có vẻ
khó hiểu nhưng chính lời khuyên này cũng được Bill Gates- người giàu nhất thế giới tán
thành. Warren Buffett giải thích câu nói của mình rằng phải biết chọn lọc những thứ tốt
nhất, thì mình mới không tốn quá nhiều công sức và tài nguyên cho quá nhiều thứ khác.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc phải biết cách từ chối, nói không với rất nhiều thứ để
đưa ra lựa chọn bám sát vào mục tiêu của mình. Không cần phải cố gắng giữ quá nhiều
mối quan hệ thật gần gũi, ông khuyên hãy đầu tư thời gian đó để mở rộng sự kết nối trong
công việc và tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài. Những mối quan hệ tích cực trong kinh
doanh sẽ mang lại những giá trị bền vững cho thương hiệu của công ty mà chúng ta đang
điều hành.

Ảnh 2.4.4. “Bài học vàng” từ tỷ phú Warren Buffett

Warren Buffett không hề ngần ngại khi chia sẻ về những “Bài học vàng” mà ông
tích lũy được trong suốt quá trình kinh doanh của mình. Những doanh nghiệp trẻ khi
nghe được những lời khuyên này của ông cũng cảm thấy khá bất ngờ vì nó khá chân thật.
Cách ông cân bằng cuộc sống và công việc cũng là một trong những điều khiến mọi
người kính nể. Ông không cho các con của mình sống trong sự giàu có mà muốn con của
mình phải tự lực kiếm tiền cho cuộc sống của mình, chỉ đến khi những người con của ông
19
bắt đầu trưởng thành và có những bài học kinh nghiệm, họ mới vỡ lẽ ra thân thế của
người cha mình và càng cảm thấy trân trọng ông hơn. Ba người con sau này của ông đều
trở nên cực kì thành công, góp mặt trong danh sách “những người nắm giữ tài sản nhiều
nhất trên thế giới”, cho thấy cách dạy con tuy được xem là kì lạ của Warren Buffett lại
giúp ích rất nhiều trong việc xác định hướng đi của các người con sau này. Điều này có
thể được giải thích rằng bản thân ông muốn những người con phải tự tìm cách xoay xở
với những vấn đề của riêng mình. Càng nhiều khó khăn, cơ hội để phát triển càng tìm đến
với bản thân của mỗi người. Đây là quan điểm cá nhân mà ông nhận ra và lấy nó làm kim
chỉ nam cho bản thân từ lúc chỉ là thanh niên giao báo cho đến doanh nhân vĩ đại như
ngày nay.

3. Đánh giá chung


Thông qua phân tích trên, ta có thể thấy Warren Buffett là một nhà lãnh đạo hội tụ
đủ cả bốn phương diện: tự nhận thức, minh bạch quan hệ, xử lý cân bằng và quan điểm
đạo đức nội tại, là một nhà lãnh đạo theo phong cách đích thực. Với phong cách lãnh đạo
này, Warren Buffett không quan trọng hóa việc ra lệnh và chỉ định các cấp dưới, mà ông
đề cao sự gắn kết, tin tưởng và sự hài lòng của nhân viên với tổ chức, công ty của họ, từ
đó có thể nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa cấp dưới và doanh nghiệp họ đang làm
việc.
Điểm đặc biệt của nhà tỷ phú Warren Buffett là ông lãnh đạo bằng hành động. Thay vì
chỉ đơn thuần nêu lên tầm quan trọng của việc từ thiện, thì chính bản thân ông đã dẫn đầu
quyên góp hơn 80% tài sản của mình cho các quỹ từ thiện và duy trì việc đó cho đến tận
hiện tại. Ta có thể thấy, tỷ phú - nhà lãnh đạo Warren Buffett là một hình mẫu tiêu biểu
trong phương diện là một nhà lãnh đạo cũng như một nhà xã hội cộng đồng.

4. Bài học rút ra cho bản thân


Warren Buffett đã từng nói "Chọn sai người lãnh đạo là rủi ro số 1 đối với các
doanh nghiệp", đây là kinh nghiệm được tích lũy sau suốt 5 thập kỷ ông tham gia vào
con đường kinh doanh và chứng kiến rất nhiều doanh nghiệp bị sụp đổ chỉ vì một lý do:
chọn sai người lãnh đạo tồi. Đây là bài học cũng như là kim chỉ nam để chúng em học
theo, biết được tầm quan trọng của một lãnh đạo tốt và biết cách chọn một lãnh đạo phù
hợp cho doanh nghiệp của mình. Đồng thời Warren Buffett cũng là một tấm gương sáng

20
trong phong cách lãnh đạo đích thực, giúp nhóm chúng em học được cách kiên nhẫn,
phân tích rõ mọi chuyện trong việc kinh doanh. Đồng thời biết phương pháp cổ vũ, tạo sự
tin tưởng và sự tín nhiệm của cấp dưới dành cho công ty của mình.
KẾT LUẬN
Ưu điểm:
Nó đáp ứng nhu cầu rõ ràng về sự lãnh đạo đáng tin cậy trong xã hội. Nhà lãnh đạo
đích thực là những người luôn luôn phát triển bản thân để tăng khả năng tự nhận thức và
cải thiện các mối quan hệ với mọi người. Họ không che giấu những khuyết điểm của bản
thân, mà thay vào đó, họ chủ động tìm hiểu những thiếu sót và tìm cách khắc phục chúng.
Tìm kiếm những phản hồi, thành thạo việc điều chỉnh phong cách lãnh đạo phù hợp với
từng đối tượng, tình huống và sự sẵn sàng chấp nhận những cách tiếp cận khác nhau của
đồng đội, trung thực về bản thân và về cách lãnh đạo của mình từ bạn bè, đồng nghiệp
các cấp.
Đưa ra những hướng dẫn rộng rãi cho những cá nhân muốn trở thành nhà lãnh đạo
đích thực. Tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống, những giá trị cốt lõi, và đi từ việc lập mục
tiêu đến tạo ra ảnh hưởng. Sự thấu hiểu sâu sắc hơn về chính mình để trở thành nhà lãnh
đạo đích thực.
Có một khía cạnh đạo đức rõ ràng. Những nhà lãnh đạo đích thực biết kiểm soát lời
nói và hành động của mình một cách cẩn thận, giúp mọi người hiểu rõ thông điệp truyền
đạt và khơi dậy mong muốn trở thành đồng đội, tham gia cùng với họ. Điều này cho thấy
nhà lãnh đạo đích thực có sự cân bằng giữa việc trung thực và quan tâm đến quyền lợi,
cảm xúc của người khác.
Hạn chế:
Không được chứng minh đầy đủ, không được giải thích đầy đủ. Thiếu phát triển do
lý thuyết này còn non trẻ và theo đuổi đam mê có thể dẫn đến theo đuổi mù quáng. Liệu
năng lực tâm lý tích cực nên được bao gồm như các thành phần của lãnh đạo đích thực.
Có những thời điểm nhà lãnh đạo phải đưa ra các quyết định khó khăn và những
phản hồi quyết liệt, những điều chắc chắn sẽ làm mất lòng những người xung quanh. Và
cũng có những lúc nhà lãnh đạo phải là người dẫn dắt, khơi gợi cảm hứng và kiến tạo sự
đồng thuận. Sự linh hoạt này không hề đối lập với tính đích thực một khi chúng đến từ sự
chân thành và nhất quán với tính cách của nhà lãnh đạo. Bằng cách đó, các nhà lãnh đạo

21
đích thực sẽ góp phần tạo ra ngày càng nhiều thay đổi tích cực đến cuộc sống của những
người mà họ phục vụ.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hành trình gây dựng sự nghiệp lừng lẫy của “Thiên tài” đầu tư Warren Buffett,
<https://www.bsc.com.vn/tin-tuc/tin-chi-tiet/919242-hanh-trinh-gay-dung-su-nghiep-
lung-lay-cua-thien-tai-dau-tu-warren-buffett>

[2] Phương pháp định giá Coca-Cola của Warren Buffett, <https://happy.live/phuong-
phap-dinh-gia-coca-cola-cua-warren-buffett/>

[3] Warren Buffett khuyên trau dồi 1 kỹ năng này để trở nên nổi bật,
<https://tuoitre.vn/warren-buffet-khuyen-trau-doi-1-ky-nang-nay-de-tro-nen-noi-bat-
20230302134626563.htm>

[4] Phạm Thống Nhất, “Điểm mạnh, điểm yếu trong phong cách lãnh đạo của Warren
Buffett”,<https://phamthongnhat.com/diem-manh-diem-yeu-va-phong-cach-lanh-dao-
cua-warren-buffett/>

[5] Ngọc Trang, VnEconomy, Warren Buffett: "Rủi ro lớn nhất với doanh nghiệp là lãnh
đạo tồi", (22/05/2021),<https://vneconomy.vn/warren-buffett-rui-ro-lon-nhat-voi-doanh-
nghiep-la-lanh-dao-toi.htm>

[6] Lưu Ly, Tri thức trẻ, “Tỷ phú Warren Buffett gọi đây là "lời khuyên cuộc sống không
thể thiếu": Cảm xúc là "kẻ điều khiển" cuộc chơi, muốn thắng lợi bạn phải học cách kiểm
soát nó", (12/01/2020), <https://cafebiz.vn/ty-phu-warren-buffett-goi-day-la-loi-khuyen-
cuoc-song-khong-the-thieu-cam-xuc-la-ke-dieu-khien-cuoc-choi-muon-thang-loi-ban-
phai-hoc-cach-kiem-soat-no>

[7] Lưu Ly, Tri thức trẻ, “Bài học về EQ thần chứng khoán Warren Buffett đã áp dụng
thành công suốt 40 năm qua: Lời khuyên tốt nhất cho dành cho bạn ngày hôm nay!”,
(09/02/2022),<https://cafef.vn/bai-hoc-ve-eq-than-chung-khoan-warren-buffett-da-ap-
dung-thanh-cong-suot-40-nam-qua-loi-khuyen-tot-nhat-danh-cho-ban-ngay-hom-nay-
20220208135637063.chn>

23
[8] Trí thức trẻ, “Học cách tạo động lực cho nhân viên từ Steve Jobs và Warren Buffett”,
(18/10/2016),<https://www.ihcm.vn/tin-tuc/tin-tuc/quan-tri-doanh-nghiep/581-hoc-cach-
tao-dong-luc-cho-nhan-vien-tu-steve-jobs-va-warren-buffett.html>

[9] Khánh Hà, diendandoanhnghiep.vn,“Tỷ phú Warren Buffett: Từ thiện là "việc làm dễ
dàng nhất thế giới"”, (26/11/2021), <https://diendandoanhnghiep.vn/ty-phu-warren-
buffett-tu-thien-la-viec-lam-de-dang-nhat-the-gioi-211738.html>

[10] 7 điều Warren Buffett có thể dạy bạn về thuật lãnh đạo, <http://tinbaihay.net/7-dieu-
warren-buffett-co-the-day-ban-ve-thuat-lanh-dao/post-4764455093857651692.htm>

[11] Cuộc đời và sự nghiệp “không thể tin được” của Warren Buffett,
<https://vietstock.vn/2017/05/cuoc-doi-va-su-nghiep-khong-the-tin-duoc-cua-warren-
buffett-3355-535764.htm>

[12] Warren Buffett đầu tư nửa tỷ USD vào ngân hàng kỹ thuật số Brazil,
<https://vnexpress.net/warren-buffett-dau-tu-nua-ty-usd-vao-ngan-hang-ky-thuat-so-
brazil-4291500.html>

[13] Bài học vàng từ tỷ phú Warren Buffett, <https://camnangceo.com/bai-hoc-vang-tu-


ty-phu-warren-buffett/>

[14] Ts. Trịnh Hoàng Hồng Huệ, Bài giảng lãnh đạo học, Trường ĐH Kinh Tế - Luật,
2022.

24

You might also like