You are on page 1of 157

Đề cương

Trang bị điện

Hồng Đức Linh, Phạm Mạnh Huy, Ngô Huỳnh Anh, Phạm Thế Hùng
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MẠCH ĐIỆN CƠ BẢN ................................................................................ 3


1.1. CÁC KHÁI NIỆM ................................................................................................... 4
1.2. CÁC ĐỊNH LUẬT VỀ ĐIỆN .................................................................................. 9
1.3. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU ................................................................................ 12
1.4. HỆ THỐNG SAO – TAM GIÁC ........................................................................... 17
1.5. MỞ RỘNG 1: CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI TƯƠNG ĐƯƠNG MẠCH ...................... 18
1.6. MỞ RỘNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MẠCH ............................... 21

CHƯƠNG 2: MÁY ĐIỆN TRONG CÔNG NGHIỆP ...................................................... 25


2.1. TỔNG QUAN VỀ MÁY ĐIỆN ............................................................................. 26
2.2. ĐỘNG CƠ DC CÓ CHỔI THAN .......................................................................... 27
2.3. ĐỘNG CƠ BƯỚC ................................................................................................. 32
2.4. ĐỘNG CƠ BLDC .................................................................................................. 36
2.5. ĐỘNG CƠ BA PHA KHÔNG ĐỒNG BỘ ........................................................... 40
2.6. ĐỘNG CƠ MỘT PHA KHÔNG ĐỒNG BỘ ........................................................ 46
2.7. ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ........................................................................................... 47
2.8. HAO HỤT NĂNG LƯỢNG TRONG MÁY ĐIỆN .............................................. 48

CHƯƠNG 3: LINH KIỆN BÁN DẪN ............................................................................. 49


3.1. CHẤT BÁN DẪN .................................................................................................. 50
3.2. DIODE ................................................................................................................... 50
3.3. TRANSISTOR ....................................................................................................... 57
3.4. LINH KIỆN LOẠI FET ......................................................................................... 66

CHƯƠNG 4: OPAMP ....................................................................................................... 74


4.1. KHÁI NIỆM ........................................................................................................... 75
4.2. PHÂN TÍCH MẠCH.............................................................................................. 76
4.3. KHẢO SÁT CÁC MẠCH SỬ DỤNG OPAMP .................................................... 78

Trang 1
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG SỐ .......................................................................................... 84


5.1. HỆ THỐNG SỐ ĐẾM ........................................................................................... 85
5.2. CÁC PHÉP TÍNH SỐ NHỊ PHÂN ........................................................................ 91
5.3. CỔNG LOGIC ....................................................................................................... 94
5.4. PHƯƠNG PHÁP ĐẠI SỐ BOOLEAN ............................................................... 105
5.5. PHƯƠNG PHÁP BÌA KARNAUGH .................................................................. 112
5.6. MẠCH FLIP-FLOPS ........................................................................................... 118
5.7. MẠCH ĐẾM TUẦN TỰ ..................................................................................... 123

CHƯƠNG 6: KHÍ CỤ ĐIỆN .......................................................................................... 128


6.1. TỔNG QUAN ...................................................................................................... 129
6.2. KHÍ CỤ ĐIỆN ĐÓNG NGẮT THỦ CÔNG ....................................................... 130
6.3. KHÍ CỤ ĐIỆN ĐÓNG NGẮT TỰ ĐỘNG .......................................................... 137
6.4. KHÍ CỤ ĐIỆN CHUYỂN ĐỔI TÍN HIỆU THỦ CÔNG .................................... 143
6.5. KHÍ CỤ ĐIỆN BẢO VỆ MẠCH ĐIỆN ............................................................. 147
6.6. KHÍ CỤ ĐIỆN CHỈ THỊ ...................................................................................... 149
6.7. KHÍ CỤ ĐIỆN CHUYỂN ĐỔI CÔNG SUẤT .................................................... 153
6.8. KHÍ CỤ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN.............................................................................. 154

Trang 2
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Chương 1

MẠCH ĐIỆN CƠ BẢN

Nội dung:
1.1. Các khái niệm
1.2. Các định luật về điện
1.3. Dòng điện xoay chiều
1.4. Hệ thống sao – tam giác
1.5. Mở rộng 1: Các phép biến đổi tương đương mạch
1.6. Mở tộng 2: Các phương pháp phân tích mạch

Trang 3
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

1.1. CÁC KHÁI NIỆM


1.1.1. Nguồn điện một chiều: (nguồn DC)
Định nghĩa: Là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang electron (tích điện âm)
với:

- Chiều di chuyển của các electron: từ cực ○


– sang cực ○
+ .

- Chiều dòng điện: từ cực ○


+ sang cực ○
- .

Đơn vị: Coulomb/second (C/s) hoặc Ampere (A)


Ký hiệu thông số: I
Công thức:
dQ
I
dt
với Q là số điện tích của dòng electron (C).

(Hình 1.1: Biểu đồ pha của dòng điện một chiều)

(Hình 1.2: Sự chuyển dời của dòng electron trong mạch)

Trang 4
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

1.1.2. Nguồn điện xoay chiều: (nguồn AC)


Định nghĩa: Là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang electron mà chiều của
nó thay đổi theo chu kỳ.
Phương trình:
V(t)  V0sin2ft
I(t)  I 0sin2ft

với f là tần số mang thường mang giá trị 50Hz hoặc 60Hz (tại Việt Nam: 50Hz).

(Hình 1.3: Biểu đồ pha của dòng điện xoay chiều)

(Hình 1.4: Sự chuyển dời của dòng electron trong mạch xoay chiều)

Trang 5
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

1.1.3. Điện áp:


Định nghĩa: Là sự chênh lệch thế năng về điện giữa hai điểm bất kỳ trên mạch.
Đơn vị: Voltage (V)
Ký hiệu thông số: V, U hoặc E
Ký hiệu trên mạch:

Lưu ý: Để dễ dàng hình dung về điện áp, ta xét hai bình thông nhau với sự chênh
lệch mực nước giữa hai bình chính là điện áp.

(Hình 1.3: Mô hình hai bình thông nhau)

1.1.4. Các linh kiện thụ động:


1.1.4.1. Điện trở: (resistor)
Chức năng: Hạn chế dòng điện chạy qua trong mạch.
Đơn vị trở kháng: Ohm (  )
Ký hiệu thông số: R
Ký hiệu trong mạch:

Trang 6
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Điện trở tương đương:


Mắc nối tiếp Mắc song song

R eq  R1  R 2 R1 R 2
R eq 
R1  R 2

1.1.4.2. Tụ điện: (capacitor)


Chức năng: Lưu trữ năng lượng để ổn áp dòng điện khi quá tải và lọc nhiễu.
Đơn vị cảm kháng: Farad (F)
Ký hiệu thông số: C
Ký hiệu trong mạch:

(Tụ phân cực) (Tụ không phân cực)

Giá trị tương đương:


Mắc nối tiếp Mắc song song

C3 C 4 R eq  C1  C2
R eq 
C3  C 4

Trang 7
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Lưu ý: Đối với dòng điện một chiều, tụ điện ngăn không cho dòng điện chạy qua.
Nhưng với dòng điện xoay chiều thì dòng điện có thể chạy qua.

(Hình 1.4: Sự ngăn cản dòng điện của tụ điện)

1.1.4.3. Cuộn cảm: (inductor)


Chức năng: Lưu trữ năng lượng như tụ điện nhưng khi mắc thì mắc trực tiếp với
tải.
Đơn vị dung kháng: Henri (H)
Ký hiệu thông số: L
Ký hiệu trong mạch:

Điện trở tương đương:


Mắc nối tiếp Mắc song song

R eq  L1  L 2 L1L 2
R eq 
L1  L 2

Trang 8
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Lưu ý: Một số ký hiệu khác của cuộn cảm trong mạch điện:

1.2. CÁC ĐỊNH LUẬT VỀ ĐIỆN


1.2.1. Các định luật Ohm:
1.2.1.1. Định luật Ohm cho điện trở:
V
R
I
với V là điện áp hai đầu điện trở và I là cường độ dòng điện qua điện trở.

(Hình 1.5: Mạch chứa điện trở)

1.2.1.2. Định luật Ohm cho công suất phát nhiệt:

P  I.V  I 2 .R
với P là công suất phát nhiệt (W).
1.2.1.3. Định luật Ohm cho tụ điện:
Q  C.V
dV
IC
dt

Trang 9
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

1.2.1.4. Định luật Ohm cho cuộn cảm:


dI
VL
dt
1.2.2. Hai định luật Kirchhoff:
1.2.2.1. Định luật Kirchhoff về dòng điện: (KCL)
Trong một nhánh song song, tổng dòng điện đi vào bằng tổng dòng điện đi ra tại
một nút giao.

i
k
k,in
  i l,out
l

(Hình 1.6: Định luật Kirchhoff về dòng điện)

1.2.2.2. Định luật Kirchhoff về điện áp: (KVL)


Trong một mạch kín (không thể phân chia nhỏ hơn) thì tổng điện áp của các thành
phần là bằng không.

iR1  iR 2  V  0
V  VAB  VBC

(Hình 1.7: Định luật Kirchhoff về điện áp)

Trang 10
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

1.2.3. Mạch có tụ điện:


1.2.3.1. Trạng thái nạp của tụ điện:
Khi công tắc đóng khóa dưới, dòng điện chạy qua điện trở R với điện áp V.
Áp dụng định luật Kirchhoff về điện áp:
V  iR  Vc (t)

Từ định luật Ohm cho tụ điện, ta có:


dVc
V  RC  Vc (t)
dt
Do Vc (0)  0 nên ta có phương trình điện áp của tụ điện tại trạng thái nạp:

 
t

Vc (t)  V  1  e RC 
 

(Hình 1.8: Tụ điện ở trạng thái nạp)

1.2.3.2. Trạng thái xả của tụ điện:


Khi công tắc đóng khóa trên, điện áp V bị cô lập và khi đó C đóng vai trò là nguồn
và phóng điện qua điện trở khiến điện trở sinh nhiệt.
Áp dụng định luật Kirchhoff về điện áp:
iR  Vc (t)  0

Từ định luật Ohm cho tụ điện, ta có:


dVc
RC  Vc (t)  0
dt
Do Vc (0)  V  Vs nên ta có phương trình điện áp của tụ điện tại trạng thái xả:
t

Vc (t)  Ve RC

Trang 11
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 1.9: Tụ điện ở trạng thái xả)

1.2.4. Định luật Joule:


Nhiệt lượng sinh ra trên một đơn vị thời gian tỉ lệ với giá trị điện trở của một linh
kiện và bình phương dòng điện qua nó.

Q  I 2 Rt
1.3. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
1.3.1. Các linh kiện thụ động trong bài toán điện xoay chiều:
1.3.1.1. Điện trở:
Điện áp:
VR (t)  V0 sin t

Trong đó:
V0 : điện áp đỉnh (V)

  2 f : tốc độ góc (rad/s)

(Hình 1.10: Mạch AC chứa điện trở)

Dòng điện:
I R (t)  I 0 sin t

V0
với I 0 .
R

Trang 12
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Giản đồ pha:

1.3.1.2. Tụ điện:
Điện áp:
VC (t)  V0 sin t

(Hình 1.11: Mạch AC chứa tụ điện)

Điện tích:
q(t)  CV0 sin t

Dòng điện:
 
i C (t)  I 0 sin  t    I 0 cos t
 2

với I 0 CV0 .

Dung kháng:
V0 1
XC 
I 0 C

Trang 13
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Giá trị hiệu dụng: (RMS – Root mean square)


I0
I RMS 
2
V0
VRMS 
2
Giản đồ pha:

1.3.1.3. Cuộn cảm:


Điện áp:
VL (t)  V0 sin t

(Hình 1.12: Mạch AC chứa cuộn cảm)

Dòng điện:
 
i L (t)  I 0 sin  t    I 0 cos t
 2

V0
với I 0 .
L

Trang 14
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Cảm kháng:
V0
XL  L
I0

Giản đồ pha:

Hiện tượng cộng hưởng: xảy ra khi dòng điện đạt đến giá trị cực đại. Khi đó:
1
- XL  XC  L 
C
1
- Tần số cộng hưởng: 0 
LC
- Tổng trở kháng của mạch: Z  R
V0 V0
- Dòng điện cực đại: I 0  
Z R
1.3.2. Mạch điện RLC:

(Hình 1.13: Mạch điện RLC)

Trang 15
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM
Thông số Công thức Ghi chú
Toàn mạch

Điện áp Điện trở


Cuộn cảm
Tụ điện
Tổng trở kháng

Hệ số công suất - Đại lượng vô thứ nguyên.


- Phản ánh chất lượng hệ
thống điện, thường lớn hơn
0,9.
- Trong trường hợp hệ số
công suất nhỏ hơn 0.9 thì
bắt buộc phải mua công
Công suất phảng kháng bằng
suất cách lắp thêm tụ bù (PFC).
Công suất hiệu dụng Đơn vị: VA

Công suất thực Đơn vị: W

ME2005 – TỔNG HỢP


- Đơn vị: VAR
Công suất phản kháng - Không phát sinh từ điện
trở R.
Trang 16
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

1.4. HỆ THỐNG SAO – TAM GIÁC


1.4.1. Hệ thống điện ba pha:

Là hệ thống có ba pha đôi một lệch pha một góc 120 . Với:
Vs  VRMS
Va  Vs0
Vb  Vs  120
Vc  Vs  120

(Hình 1.14: Hệ thống điện ba pha)

1.4.2. Hệ thống sao – tam giác:


Đấu kiểu sao (Y) Đấu kiểu tam giác ()
Sơ đồ dây

Điện áp dây Vline  3Vphase Vline  Vphase

Vab  3Vs30
Vbc  3Vs  90
Vca  3Vs  210
Dòng điện I line  I phase I line  3I phase30
dây

Trang 17
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

1.5. MỞ RỘNG 1: CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI TƯƠNG ĐƯƠNG MẠCH


1.5.1. Định nghĩa biến đổi tương đương:
Hai phần mạch được gọi là tương tương nếu quan hệ giữa dòng điện và điện áp trên
các lực của hai phần mạch là như nhau.
Một phép biến đổi mạch tương đương sẽ không làm thay đổi dòng điện và điện áp
trên các nhánh ở phần của sơ đồ không tham gia vào phép biến đổi.
1.5.2. Biến đổi tương đương các nguồn sức điện động mắc nối tiếp:
Các nguồn sức điện động mắc nối tiếp sẽ tương đương với một nguồn sức điện động
duy nhất có trị số bằng tổng đại số các sức điện động đó.

etd    e k

(Hình 1.15: Biến đổi tương đương các nguồn sức điện động mắc nối tiếp)

1.5.3. Biến đổi tương đương các nguồn dòng điện mắc song song:
Các nguồn điện dòng mắc song song sẽ tương đương với một nguồn dòng duy nhất
có trị số bằng tổng đại số các nguồn dòng đó.

i td    i k

Trang 18
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 1.16: Biến đổi tương đương các nguồn dòng điện mắc song song)

1.5.4. Biến đổi nguồn sức điện động mắc nối tiếp với một điện trở:
Nguồn sức điện động mắc nối tiếp với một điện trở sẽ tương đương với một nguồn
nguồn dòng mắc song song với điện trở đó và ngược lại.

(Hình 1.17: Biến đổi nguồn sức điện động mắc nối tiếp với điện trở)

Ở mạch (1) ta có hệ thức [1]:


u  e  ri
Tương tự ở mạch 2 ta có hệ thức [2]:
 j  i  i1

 u
 i1 
 r
 u  rj  ri

Từ [1] và [2] ta thấy hai mạch sẽ tương đương nhau nếu:


e  rj

1.5.5. Biển đổi sao – tam giác: (biến đổi Y - )


Trang 19
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Ba điện trở R1 ,R 2 ,R 3 mắc sao (Y) như hình (3) có thể được biến đổi tương đương
thành ba điện trở R12 ,R 23 ,R 31 mắc tam giác () như hình (4) và ngược lại.

(Hình 1.18: Biến đổi sao – tam giác)

Ta có quan hệ giữa các điện trở:


 sang Y Y sang 
R 31R12 RR
R1  R12  R1  R 2  1 2
R12  R 23  R 31 R3
R12 R 23 R2R3
R2  R 23  R 2  R 3 
R12  R 23  R 31 R1
R 23 R 31 R 3 R1
R3  R 31  R 3  R1 
R12  R 23  R 31 R2

Trang 20
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

1.6. MỞ RỘNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MẠCH


1.6.1. Phương pháp chia dòng:
Cho mạch như hình:

Thực hiện biến đổi tương đương:

R1R 2
với R td  .
R1  R 2

Áp dụng định luật Ohm, ta có hệ thức [1]:


V V
i   R  R2 
R td R1R 2 1

Áp dụng định luật Ohm trên hai điện trở R1 ,R 2 , ta có các hệ thức [2] và [3]:

V
i1 
R1
V
i2 
R2

Từ các hệ thức [1], [2] và [3], ta có:

Trang 21
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

R2
i1  i
R1  R 2
R1
i2  i
R1  R 2

Hệ quả trên cũng là nội dung của phương pháp chia dòng.
1.6.2. Phương pháp điện thế nút: (KCL mở rộng)
Cho mạch như hình:

Chọn một nút trong mạch và gọi nó là nút gốc (thường chọn nút có nhiều nhánh nối
tới nhất làm gốc), ở đây ta chọn nút o làm nút gốc.
Nút gốc có điện thế Vo  0 . Lần lượt viết phương trình điện thế cho các nút i có dạng
như sau:

 1   1 
Vi      Vj      i current source
 R  R 
 beside i   relative i 
Phương trình điện thế tại nút a và b:

 1 1 1   1  V1
Va      Vb    i
R
 1 R 2
R 3 
R
 3 R 1

 1 1 1   1  V2
Vb      Va    i
 R3 R 4 R5   R3  R5

Trang 22
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Từ hai phương trình trên giải được các ẩn Va ,Vb .

Quy ước chiều dòng điện trên các nhánh có xu hướng đi ra các nút đang xét (cùng
chiều với Va ,Vb đã được quy ước sẵn). Ta có dòng điện tại các nút được tính như sau:

Va  V1
i1 
R1
Va  0
i2 
R2
Va  Vb
i3 
R3
Vb  0
i4 
R4
Vb  V2
i5 
R5

1.6.3. Phương pháp dòng mắt lưới: (KVL mở rộng)


Cho mạch như hình:

Phương pháp này chỉ áp dụng được cho các mạch điện phẳng mà ở đó ta có thể định
nghĩa khái niệm mắt lưới. Theo phương pháp này, đối với mỗi mắt lưới (vòng) ta gán
cho nó một biến “ảo” gọi là dòng điện mắt lưới ( I m1 ,I m 2 ) tưởng tượng chảy dọc theo các
nhánh thuộc mắt lưới.
Chiều của các dòng mắt lưới thường chọn cùng chiều với nhau.
Trang 23
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Ta lần lượt viết các phương trình tại các vòng mắc lưới có dạng sau:
I mi   R mi   I mjR hc  Vmi

Trong đó:
I mi : dòng mắt lưới của lưới đang xét

R mi
: tổng điện trở trong lưới đang xét

I mj : dòng mắt lưới tại các lưới còn lại

R hc : điện trở hỗ cảm của lưới j với lưới i đang xét

Vmi   Vi : tổng diện áp của lưới đang xét

Theo mạch điện như hình, ta có các phương trình dòng mắc lưới:

R  R  I  R  I  V  V
1 3 m1 3 m2 1 3

  R  I   R  R   V  V
3 m1 2 3 2 3

Giải hệ phương trình trên ta có được I m1 ,I m 2 .

Khi đó, ta có:

i1  I m1
i2  I m 2
i3  I m1  I m 2

Trang 24
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Chương 2

MÁY ĐIỆN TRONG CÔNG NGHIỆP

Nội dung:
2.1. Tổng quan về máy điện
2.2. Động cơ DC có chổi than
2.3. Động cơ bước
2.4. Động cơ BLDC
2.5. Động cơ ba pha không đồng bộ
2.6. Động cơ một pha không đồng bộ
2.7. Động cơ đồng bộ
2.8. Hao hụt năng lượng trong máy điện

Trang 25
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

2.1. TỔNG QUAN VỀ MÁY ĐIỆN


2.1.1. Định nghĩa:
Là động cơ có chức năng biến đổi điện năng thành cơ năng.
Năng lượng trong quá trình làm việc bao gồm điện năng làm việc và nhiệt lượng tỏa
ra do ma sát.
Có ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực:
- Động cơ điện
- Đồ gia dụng
- Thiết bị văn phòng
- Thiết bị công nghiệp
- Trang thiết bị y tế
2.1.2. Phân loại:

(Hình 2.1: Bảng phân loại máy điện)

Trang 26
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

2.2. ĐỘNG CƠ DC CÓ CHỔI THAN


2.2.1. Cấu tạo:
Gồm hai phần rotor (phần quay) và stator (phần tĩnh):
- Stator: có cấu tạo là một nam châm vĩnh cửu hoặc là cuộn dây (thường sử dụng
nam châm).
- Rotor: có cấu tạo là mạch điện phần ứng (Armature), trên đó có cổ góp (ma sát
với chổi than) và chổi than (để cấp điện DC).

(Hình 2.2: Cấu tạo động cơ DC có chổi than)

Các dạng cấu tạo:


- Dạng kích từ độc lập: với phần cảm là cuộn dây. Khi thay đổi dòng điện qua phần
cảm thì từ thông trên phần ứng thay đổi.
- Dạng nam châm vĩnh cửu: với stator là nam châm vĩnh cửu. Đây là dạng hay
được sử dụng trong thực tế.
- Dạng tự kích từ: với cuộn dây phần cảm mắc song song với mạch điện phần ứng.
- Dạng cuộn kích từ: với cuộn dây phần cảm mắc nối tiếp với phần ứng.
- Dạng kết hợp: kết hợp của dạng tự kích từ và cuộn kích từ.

Kích từ độc lập Nam châm vĩnh cửu

Trang 27
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Tự kích từ Cuộn kích từ Kết hợp

(Hình 2.3: Các dạng cấu tạo của động cơ DC có chổi than)

2.2.2. Nguyên lý hoạt động:


Hoạt động dựa theo nguyên tắc cảm ứng điện từ, khi cho dòng điện đi qua phần cảm
(cuộn dây hoặc nam châm) thì xung quanh nó sẽ tồn tại một từ trường với chiều xác
định theo nguyên tắc bàn tay phải.
Từ trường này sẽ sinh ra lực từ Lorentz làm quay rotor (chiều xác định theo nguyên
tắc tam diện thuận):

F  q  v  B

(Hình 2.4: Nguyên lý hoạt động)

(Hình 2.5: Gắn thêm hộp số để gia tăng tốc độ và giảm moment trên động cơ)

Trang 28
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

2.2.3. Các thông số lưu ý:


2.2.3.1. Điện áp cấp cho động cơ:
Vin  E b  I a R a

Trong đó:
E b : suất điện động cảm ứng sinh ra trong phần ứng (điện áp có ích), V

I a R a : điện áp hao hụt do tỏa nhiệt trên phần ứng, V

I a : dòng điện qua phần ứng, A

R a : điện trở nội tại phần ứng, 

Lưu ý: Khi làm bài tập, phần ứng (Armature) của động cơ có thể xem như là hệ
gồm một nguồn suất điện động E b mắc nối tiếp với một điện trở R a .

2.2.3.2. Công suất cấp cho động cơ:

Pin  I a V  Pm  Ploss  I aE b  I a2 R a

Trong đó:
Pm  I a E b  T : công suất có ích của motor, W

Ploss  I a2 R a : công suất hao hụt do tỏa nhiệt (ngoài ra còn một phần hao hụt do ma
sát cơ khí), W
2.2.3.3. Suất điện động cảm ứng:

ZnP
Eb 
60A
60AE b E b 60A
n  ,K
ZP K ZP
Trong đó:
 : từ thông gửi qua trên mỗi cực, Wb

Z : số vòng dây quấn trong động cơ


n: số vòng quay của rotor, vg/ph

Trang 29
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

P: số cực của động cơ


A: số nhánh song song quấn trong động cơ
2.2.3.4. Moment của động cơ:

ZPI a ZP
T  K a I a ,K a
2A 2A
2.2.4. Vận hành động cơ:
2.2.4.1. Điều khiển chiều quay động cơ:
Đóng các tiếp điểm S1 và S4 hoặc S2 và S3 để tạo thành mạch kín ứng với các
chiều quay khác nhau.

Theo chiều kim đồng hồ Ngược chiều kim đồng hồ

(Hình 2.6: Điều khiển chiều quay động cơ)

2.2.4.2. Hãm và dừng động cơ:


Để hãm động cơ, ta chập hai đầu của động cơ lại với nhau (đóng S1 và S3 hoặc S2
và S4). Khi này, tồn tại sức điện động gây cản trở chiều quay của rotor và rotor sẽ
dừng lại trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc dừng khẩn cấp vậy sẽ gây ra
ngoại lực lớn có thể gây rung lắc trong quá trình hãm.
Để dừng động cơ, ta ngắt toàn bộ tiếp điểm, khi này không có nguồn cung cấp cho
động cơ thì rotor sẽ ngừng quay dần.

(Hình 2.7: Hãm và dừng động cơ)


Trang 30
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

2.2.4.3. Thay đổi tốc độ động cơ:


Theo công thức số vòng quay của động cơ ở mục 2.2.3.3, để thay đổi tốc độ của
động cơ thì ta thay đổi nguồn sức điện động hay là thay đổi điện áp cấp vào ban đầu.

(Hình 2.8: Thay đổi tốc độ động cơ)

2.2.5. Đặc điểm:


2.2.5.1. Ưu điểm:
- Dễ sử dụng.
- Giá thành rẻ.
- Phổ biến.
- Cấu tạo đơn giản, quá trình chế tạo ít tốn kém.
2.2.5.2. Nhược điểm:
- Hiệu suất thấp do hao hụt vì tỏa nhiệt và do ma sát cơ khí.
- Tuổi thọ ngắn do có sự ma sát liên tục giữa chổi than và cổ góp.
- Phát sinh tia lửa do sự mài mòn khi ma sát giữa chổi than và cổ góp. Điều này có
thể dẫn đến gây nhiễu hoặc thậm chí gây cháy các thiết bị trong động cơ.
2.2.6. Ứng dụng:
Do tính chất tuổi thọ ngắn của động cơ chổi than nên thường động cơ này được ứng
dụng trong các thiết bị không yêu cầu tính liên tục hay hoạt động lâu khi vận hành.
- Máy khoan điện
- Động cơ đề của xe máy
- Động cơ kéo kính ô-tô
- Cửa trời ô-tô
- Lau kính tự động ô-tô
Trang 31
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

2.3. ĐỘNG CƠ BƯỚC


2.3.1. Cấu tạo:
Stator: bao gồm một hoặc nhiều lớp xếp chồng lên nhau. Trên mỗi lớp là các cuộn
dây quấn cách đều nhau với số lượng bằng với số pha của động cơ.
Rotor: là các nam châm vĩnh cửu với số lượng cực trên mỗi nam châm là 2 cực (bắc,
nam).

(Hình 2.9: Xét động cơ bước 4 pha, 5 dây, 2 cực, 1 lớp)

2.3.2. Nguyên lý hoạt động:


Hoạt động theo nguyên tắc đóng ngắt các tiếp điểm của nguồn cung cấp cho các dây
pha. Việc đóng ngắt các tiếp điểm và thay đổi dòng điện cấp cho các dây pha sẽ cho ta
những vị trí khác nhau của rotor.
Hoạt động trong một hệ thống điều khiển vòng hở: khi đưa một xung điện từ từ bộ
điều khiển đến các dây pha sẽ cho phép trục động cơ di chuyển từ vị trí thẳng hàng cực
này đến vị trí thẳng hàng với cực khác (dạng Align) hoặc đến vị trí giữa hai cực.
Xét động cơ bước như hình 2.9:
- Ban đầu, khi ta cung cấp xung điện cho nguồn SA (tiếp điểm đóng) thì cuộn dây
A sẽ sinh ra từ trường kéo rotor về phía nó (nằm ở vị trí thẳng hàng).
- Sau đó, tiếp tục cung cấp xung điện có cường độ như nguồn SA đến nguồn SB
thì trên cả hai cuộn dây A và B sinh ra từ trường với lực từ như nhau định vị rotor ở
vị trí góc 45 .

Trang 32
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

- Tương tự, thực hiện đóng/ngắt các tiếp điểm luân phiên B, BC, C, CD, D, DA sẽ
khiến rotor quay được một vòng của nó. Đây cũng là nguyên lý điều khiển của động
cơ bước.
- Lưu ý rằng, việc đảo thứ tự cung cấp cho các nguồn cũng sẽ đảo chiều quay của
rotor.

(Hình 2.10: Hoạt động của động cơ bước)

2.3.3. Bước của động cơ: (step angle)


Là thông số đặc trưng cho động cơ bước. Phản ánh tính linh hoạt và độ chính xác của
động cơ bước (bước càng nhỏ thì càng chính xác).

360
S 
NN

Trong đó:

N : số cực của động cơ

N  : số pha

2.3.4. Vận hành động cơ:


Chế độ một pha – toàn bước: chỉ cung cấp điện cho một pha và mỗi khi đổi nguồn
cung cấp thì sẽ rotor quay toàn bước (vị trí dừng thẳng).
Chế độ hai pha – toàn bước: cung cấp điện cho hai pha kế tiếp nhau và mỗi khi đổi
nguồn cung cấp thì rotor sẽ quay toàn bước (vị trí dừng xiên). Tuy nhiên khác với chế
độ một pha – toàn bước, với cùng điện áp cung cấp thì nguồn hai pha với điện trở lớn
hơn sẽ chia nhỏ dòng điện gửi qua mỗi cuộn (tránh tình trạng quá tải).

Trang 33
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Chế độ 1/2 pha – nửa bước: luân phiên cung cấp điện một pha và hai pha như ví dụ
ở mục 2.3.2 và mỗi lần đổi nguồn cung cấp thì rotor sẽ quay nửa bước.
Chế độ bước nhỏ (micro step): không quy định S cụ thể. Kết hợp thêm điều khiển
nguồn cấp cho mỗi cuộn dây mà rotor sẽ quay về cực có lực từ lớn hơn.

Chế độ một pha – toàn bước Chế độ hai pha – toàn bước

Chế độ 1/2 pha – nửa bước

Chế độ bước nhỏ

(Hình 2.11: Các chế độ vận hành của động cơ bước)

Trang 34
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

2.3.5. Đặc điểm:


2.3.5.1. Ưu điểm:
- Mang tính linh hoạt cao do góc quay của rotor có thể kiểm soát được nên có thể
biết được vị trí cũng như tốc độ của rotor.
- Giá thành rẻ.
- An toàn khi quá tải do không ảnh hưởng đến các chi tiết cơ khí trong động cơ mà
chỉ xuất hiện hiện tượng trượt từ giữa rotor và stator (góc quay thực tế khác với
góc quay lý thuyết).
2.3.5.2. Nhược điểm:
- Hiệu quả, hiệu suất thấp do hiện tượng trượt bước của động cơ.
- Độ chính xác có thể bị sai lệch lớn.
2.3.6. Ứng dụng:
- Động cơ cuốn giấy trong máy photocopy
- Máy phay CNC mini
- Máy in 3D
- Camera quan sát
- Cây ATM
- Trong các dây chuyền lắp ráp

Trang 35
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

2.4. ĐỘNG CƠ BLDC


2.4.1. Cấu tạo:
Gồm hai dạng cấu tạo: rotor nằm bên ngoài và rotor nằm bên trong.
Rotor gồm 2 đến 8 nam châm vĩnh cửu trái cực đặt xen kẽ với nhau (thường là 8 nam
châm vĩnh cửu).
Stator là các cuộn dây có số lượng là bội số của 3 (thường là 9 hoặc 12 cuộn dây).
Có khe hở giữa rotor và stator để giảm ma sát cơ khí khi rotor quay.

Rotor nằm bên ngoài Rotor nằm bên trong

(Hình 2.12: Các dạng cấu tạo của động cơ BLDC)

2.4.2. Đấu nối dây trong động cơ:


Đối với dạng rotor nằm bên trong: Sử dụng đấu dây kiểu sao (Y) để giảm tốc độ quay
và tăng moment quay của động cơ.
Đối với dạng stator nằm bên ngoài: Sử dụng đấu dây kiểu tam giác () để tăng tốc
độ quay và giảm moment quay của động cơ.

Đấu nối Y với rotor nằm bên ngoài Đấu nối  với rotor nằm trong

(Hình 2.13: Các kiểu đấu dây ứng với các dạng của động cơ BLDC)

Trang 36
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

2.4.3. Nguyên lý hoạt động:


Hoạt động dựa trên nguyên lý tương tác từ trường giữa cuộn dây và nam châm. Khi
ta đặt điện áp (+) vào cuộn dây A, điện áp (-) vào cuộn dây B và cuộn dây còn lại C
không cấp điện; lúc này xuất hiện dòng điện chạy từ A đến B và từ trường sinh ra theo
quy tắc bàn tay phải. Lúc này, do có tương tác từ trường nên rotor sẽ quay theo chiều
kim đồng hồ như trong hình 2.14.
Khi đến rotor đến vị trí xác định, thực hiện đảo pha bằng cách cấp điện áp (-) cho
cuộn A và điện áp (+) cho cuộn C (ngưng cấp điện cho cuộn B). Tương tự rotor sẽ tiếp
tục quay và lại thực hiện đảo pha tương ứng với cuộn C và B mà rotor sẽ quay được một
chu kỳ.

(Hình 2.14: Nguyên lý hoạt động của động cơ BLDC)

Lưu ý:
- Vị trí của rotor trong khi hoạt động rất quan trọng vì nó quyết định thời điểm giữa
hai lần đảo pha và thứ tự đảo pha.
- Thứ tự đảo pha cũng nên chú ý nếu thực hiện kích điện sai cuộn dây sẽ dẫn đến
đảo chiều của động cơ.
2.4.4. Phương pháp xác định vị trí của rotor trong động cơ BLDC:
2.4.4.1. Sử dụng cảm biến Hall:
Cảm biến Hall hoạt động dựa theo nguyên lý Hall. Thường sử dụng trong các động
cơ BLDC có rotor nằm bên trong do moment lớn. Với ba cảm biến Hall sẽ lắp đặt
liên tiếp nhau. Khi cực của nam châm tiếp xúc với cảm biến thì sẽ phát ra xung điện
báo hiệu vị trí của rotor.

Trang 37
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 2.15: Sử dụng cảm biến Hall để định vị rotor)

2.4.4.2. Không sử dụng cảm biến:


Phương pháp này được sử dụng đối với các động cơ không yêu cầu moment lớn
như dạng rotor nằm ngoài. Bằng cấp một hiệu đến thế đối với cuộn dây còn lại không
được cấp pha ban đầu. Khi này xuất hiện suất điện động cảm ứng trong cuộn dây này.
Và khi nam châm quay đến vị trí thẳng hàng với cuộn dây này (dạng Align) thì khi
này suất điện động trên cuộn dây E b  0 và ta định vị được vị trí của rotor trong lần
đảo pha tiếp theo.

(Hình 2.16: Phương pháp không sử dụng cảm biến)

2.4.5. Vận hành động cơ:


Đối với những động cơ BLDC không sử dụng cảm biến Hall. Để điều khiển nguồn
cấp cho các cuộn dây, ta sẽ điều khiển 6 tiếp điểm trong mạch như hình 2.17 thông qua
các khí cụ điện. Các tiếp điểm này đóng vai trò như là khóa cơ với tần số đóng ngắt cao
nên sẽ linh hoạt trong quá trình đảo pha các cuộn dây trong động cơ.
Theo hình 2.17, khi ta thực hiện đóng các tiếp điểm Q3 và Q5 thì sẽ tạo thành một
mạch kín và xuất hiện dòng điện và điện áp trên hai cuộn A và B. Tương tự dòng điện
cũng xuất hiện khi ta thực hiện đóng các cặp tiếp điểm Q1-Q6 và Q2-Q4.

Trang 38
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 2.17: Vận hành động cơ BLDC thông qua các tiếp điểm)

2.4.6. Đặc điểm:


2.4.6.1. Ưu điểm:
- Tốc độ cao do rotor có khối lượng nhỏ nên moment quán tính nhỏ. Tốc độ quay
của rotor trong động cơ BLDC có thể đạt đến hàng ngàn vg/ph.
- Hiệu suất cao do giữa rotor và stator có khe hở nên tránh được ma sát cơ khí.
- Tuổi thọ cao do không sử dụng chổi than tránh mài mòn do ma sát, ưu điểm này
có thể giải thích tại sao động cơ này được ứng dụng trong các thiết bị hoạt động
với tần số cao.
- Ít gây ồn.
- Tăng hoặc giảm tốc độ dễ dàng do moment quán tính thấp.
- Không tạo ra tia lửa điện do không có chổi than.
2.4.6.2. Nhược điểm:
- Giá thành cao.
- Quá trình điều khiển phức tạp do đòi hỏi cần có driver điều khiển.
2.4.7. Ứng dụng:
Do các ưu điểm vượt trội so với các loại động cơ khác nên động cơ BLDC có ứng
dụng mạnh mẽ trong các thiết bị chuyên dụng với tần số hoạt động cao. Có thể kể đến
một số ứng dụng sau:
- Phương tiện: xe đạp điện, flycam, các bộ phận bơm nén khí trong ô-tô,…
- Nhà xưởng: robot vận chuyển AGV, các khớp của robot phỏng sinh học,…
- Y tế: máy thở, mặt nạ thông minh,…

Trang 39
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

2.5. ĐỘNG CƠ BA PHA KHÔNG ĐỒNG BỘ


2.5.1. Cấu tạo:

(Hình 2.18: Cấu tạo động cơ không đồng bộ ba pha)

2.5.1.1. Stator:
Bao gồm vỏ máy, lõi thép và dây quấn.
- Vỏ máy: có tác dụng cố định lõi thép và dây quấn. Thường đúc bằng gang và
với những máy với công suất cao thường dùng thép tấm hàn lại. Trên vỏ máy có
các lá tản nhiệt để tản nhiệt cho động cơ.
- Lõi thép: là những lá thép kỹ thuật điện chiều dày mỏng ép lại với nhau và phủ
lớp sơn cách điện trên bề mặt để tránh tổn hao dòng Eddy gây ra (sẽ nói rõ ở mục
2.8).
- Dây quấn: được đặt vào các rãnh của lõi thép và cách điện tốt với lõi thép. Số
dây quấn trên các rãnh stator càng nhiều thì số cực của động cơ càng nhiều. Số cực
của động cơ cũng tỷ lệ với tốc độ của động cơ.

(Hình 2.19: Cấu tạo của stator)

Trang 40
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

2.5.1.2. Rotor:
Gồm lõi thép và dây quấn.
- Lõi thép: là các lá thép kỹ thuật điện như ở stator được ép trực tiếp lên trục
động cơ hoặc gián tiếp lên một giá rotor của máy. Phía ngoài các lá thép có sẻ rãnh
để đặt dây quấn.
- Dây quấn: được quấn theo hai dạng là kiểu dây quấn hoặc kiểu lồng sóc.

(Hình 2.20: Các dạng dây quấn của rotor)

2.5.2. Nguyên lý hoạt động:


Động cơ ba pha không đồng bộ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Khi
ta cấp dòng điện xoay chiều vào mỗi cuộn dây thì sẽ sinh ra từ trường biến thiên liên
tục. Và do thứ tự cấp pha trên mỗi dây là lệch nhau nên những từ trường biến thiên này
cũng sẽ lệch pha nhau dẫn đến hình thành một hệ từ trường chung gọi là từ trường xoay.
Khi mạch kín là lồng sóc được đặt trong từ trường xoay này, tồn tại suất điện động
cảm ứng (back EMF) theo định luật Faraday. Suất điện động sinh ra lực từ Lorentz làm
quay lồng sóc với tốc độ “bám” theo tốc độ từ trường xoay (nói cách khác tốc độ rotor
khi này sẽ nhỏ hơn tốc độ từ trường xoay).

(Hình 2.21: Từ trường xoay làm rotor xoay)


Trang 41
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

2.5.3. Các thông số lưu ý:


2.5.3.1. Tốc độ lý thuyết: (tốc độ từ trường xoay)

120f
Ns 
P
Trong đó:
Ns : tốc độ lý thuyết (vg/ph)

f: tần số của dòng điện xoay chiều 3 pha


P: số cực động cơ
2.5.3.2. Thông số trượt:
Đây là đại lượng đặc trưng của động cơ ba pha không đồng bộ. Nó thể hiện sự
trượt từ giữa tốc độ rotor và tốc độ của từ trường xoay và thể hiện chế độ làm việc
của động cơ (sẽ nói rõ ở mục 2.5.4).

Ns  N r
S
Ns

Trong đó:
S : thông số trượt
Ns : tốc độ từ trường xoay (vg/ph)

N r : tốc độ xoay rotor (vg/ph)

2.5.3.3. Công suất đầu vào:


Pin  3VI s cos s

Trong đó:
Pin : công suất cấp cho động cơ (W)

V: hiệu điện thế cấp cho động cơ (V)


I s : dòng điện cấp cho động cơ (A)

cos s : hệ số công suất

Trang 42
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

2.5.4. Vận hành động cơ:


2.5.4.1. Các chế độ hoạt động:
Dựa vào thông số trượt S của động cơ mà ta có thể biết được động cơ đang hoạt
động ở chế độ làm việc nào:
- Chế độ hãm ( s  1 ): tốc độ từ trường có chiều xoay ngược với tốc độ rotor, khi
đó tồn tại lực hãm cản trở rotor quay.
- Chế độ làm việc bình thường ( 0  s  1 ): tốc độ rotor nhỏ hơn tốc độ từ trường.
- Chế độ máy phát ( s  0 ): tốc độ rotor lớn hơn tốc độ từ trường do có ngoại lực
bên ngoài tác động rotor làm rotor quay nhanh hơn từ trường xoay.

(Hình 2.22: Các chế độ làm việc của động cơ ba pha không đồng bộ)

2.5.4.2. Khởi động sao – tam giác:


Trong các nhà máy phát điện trong công nghiệp, người ta thường kết hợp cả hai
kiểu đấu dây sao và đấu dây tam giác để thực hiện khởi động cho động cơ.
Như đã được biết ở chương 1 về các cách mắc sao và tam giác, ta có các công
thức để tính toán điện áp và dòng điện qua hai cách mắc sau:
Mắc kiểu Y Mắc kiểu 
Vline  3Vphase,Y Vline  Vphase
I line,Y  I phase,Y I line,  3I phase,
Vline Vline
 I line,Y  I phase,Y   I line,  3
3Z Z

Trang 43
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

1
Từ đó, ta có I line,Y  I line, .
3
Như vậy, dòng điện khi đưa vào động cơ theo cách mắc Y sẽ chỉ bằng 1/3 lần so
với cách mắc . Do đó, ta sử dụng cách mắc Y khi khởi động động cơ để phân chia
dòng điện khi khởi động và đổi thành cách mắc  khi động cơ đã hoạt động ổn định
thông qua các thiết bị đóng cắt.

Đấu phát hình sao

Đấu phát hình tam giác

(Hình 2.23: Đấu nối sao – tam giác trong động cơ ba pha không đồng bộ)

2.5.4.3. Điều khiển chiều quay – hãm động cơ:


Để thay đổi chiều quay của động cơ, ta đổi hai dây pha bất kỳ của nguồn với nhau
để làm thay đổi chiều quay của từ trường, khi đó chiều của động cơ sẽ thay đổi.

Trang 44
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Bên cạnh đó, ta có thể kết hợp sử dụng biến tần (Inverter) hoặc khởi động mềm để
đảo chiều động cơ, hãm động cơ, thay đổi tốc độ động cơ, thay đổi cách mắc sao –
tam giác,… hoặc khởi động mềm (Soft starter) để thay đổi cách mắc sao – tam giác
nhưng vẫn duy trì ở tốc độ, công suất cao nhất.
Các chế độ hãm của động cơ: hãm ngược, hãm tái sinh, hãm tái sinh bằng dòng
DC.

Biến tần Khởi động mềm

(Hình 2.24: Kết hợp các khí cụ điện để điều khiển động cơ)

2.5.5. Ứng dụng:


Động cơ ba pha không đồng bộ có ứng dụng rộng rãi từ công nghiệp đến dân dụng
có thể kể đến như:
- Hệ thống cầu trục
- Hệ thống thủy lực
- Hệ thống băng tải
- Bơm tăng áp nước
- Nguồn cung cấp khí nén trong các nhà xưởng

Trang 45
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

2.6. ĐỘNG CƠ MỘT PHA KHÔNG ĐỒNG BỘ


2.6.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
Động cơ một pha không đồng bộ có cấu tạo giống với động cơ ba pha nhưng nguồn
cấp là dòng điện một pha nên chỉ có duy nhất một cuộn dây.
Tuy nhiên, ở động cơ một pha thì không thể tự khởi động được do từ trường biến
thiên sinh ra không mang tính chất xoay nên không đủ moment để làm quay rotor. Vì
thế, để khởi động động cơ thì người ta phải kết hợp với việc tạo ngoại lực tác động làm
cho rotor quay thông qua cuộn dây phụ. Cuộn dây phụ này với chức năng tạo thêm một
từ trường biến thiên nữa kết hợp với từ trường cuộn dây chính tạo thành từ trường xoay
làm quay rotor.
Và khi rotor đã quay thì sẽ tiếp tục được quay tiếp thông qua các con tụ được mắc nối
tiếp với cuộn dây phụ. Khi rotor đã quay thì lực ly tâm sẽ tách tiếp điểm NC trên tụ đề
và chỉ còn lại tụ ngậm. Và với chỉ tụ ngậm hoạt động thì sẽ gia tăng moment quay làm
duy trì sự quay cảu rotor.

(Hình 2.25: Mạch điện cấu tạo của động cơ một pha không đồng bộ)

2.6.2. Ứng dụng:


Vì sử dụng dòng điện một pha nên động cơ một pha không đồng bộ có ứng dụng
trong các thiết bị điện gia đình như quạt máy, máy hút bụi, máy giặt, máy bơm,…

Trang 46
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

2.7. ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ


2.7.1. Đặc điểm:
- Động cơ đồng bộ không thể tự khởi động.
- Chuyển động xoay của động cơ được đồng bộ với nguồn điện cung cấp ( N r  N s ).

- Các dạng của động cơ:


 Không kích từ
 Kích từ bằng điện DC
 Kích từ bằng nam châm vĩnh cửu
 Động cơ cưỡng bức
 Động cơ từ trễ

(Hình 2.26: Động cơ kích từ bằng điện DC)


2.7.2. Khởi động động cơ:
Phương pháp 1: dùng động cơ kéo để kéo trục động cơ quay đến khi đồng bộ với tốc
độ từ trường thì động cơ kéo ngắt hoạt động.
Phương pháp 2: sử dụng cuộn dây damper để chuyển động cơ khởi động từ không
đồng bộ sang đồng bộ.
Phương pháp 3: sử dụng động cơ DC nhỏ để kéo trục động cơ quay.
2.7.3. Ứng dụng:
Động cơ đồng bộ thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu tốc độ không đổi
và chính xác. Ứng dụng điển hình của các động cơ công suất thấp này là máy định vị.
Chúng cũng được sử dụng trong thiết bị truyền động của robot. Động cơ đồng bộ cũng
được sử dụng trong máy nghiền bi, đồng hồ, máy ghi âm và bàn xoay. Chúng cũng được
sử dụng làm động cơ servo và máy định thời.

Trang 47
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

2.8. HAO HỤT NĂNG LƯỢNG TRONG MÁY ĐIỆN


2.8.1. Các dạng hao hụt năng lượng trong máy điện:
Hao hụt trên cuộn dây đồng: cuộn dây phần ứng, cuộn dây kích từ.

Ploss, armature  I a2 R a
2
Ploss, shunt  I sh R sh
2
Ploss, series  I se R se

Hao hụt trên lõi thép kích từ: hao hụt do từ hóa, hao hụt do dòng điện Eddy.
Hao hụt cơ khí: hiện tượng ma sát giữa rotor và stator hay giữa cổ góp và chổi than.
2.8.3. Hao hụt do hiện tượng từ hóa:
Phát sinh bởi hiện tượng từ hóa và giải phóng từ hóa: khi cho dòng điện đi qua cuộn
dây thì trong lõi cuộn dây xuất hiện dòng điện . Khi đảo chiều động cơ thì sẽ mất mộ
khoảng thời gian để có thể giải phóng được hết lượng từ trên lõi cuộn dây. Sự thất thoát
năng lượng nãy rõ ràng là không có ích trong việc vận hành động cơ.
2.8.2. Hao hụt do dòng điện Eddy:
Phát sinh dựa trên định luật Faraday: bất kỳ sự thay đổi nào trong môi trường từ
trường của cuộn dây thì cũng sẽ sinh ra điện áp.
Điện áp này rõ ràng là không có ích và nó sẽ sinh ra dòng điện chạy trong lõi thép
cuộn dây gọi là dòng điện Eddy. Và tùy theo tiết diện lõi cuộn dây mà độ lớn dòng Eddy
này sẽ khác nhau. Do đó, người ta thường chế tạo lõi cuộn dây từ các lá thép kỹ thuật
ép vào với nhau để hạn chế dòng điện này sinh ra thay vì để nguyên khối thép liền nhau.

I e, solid  I e, stack

(Hình 2.27: Dòng điện Eddy sinh ra ở hai trường hợp của lõi thép)

Trang 48
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Chương 3

LINH KIỆN BÁN DẪN

Nội dung:
3.1. Chất bán dẫn
3.2. Diode
3.3. Transistor
3.4. Linh kiện loại FET

Trang 49
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

3.1. CHẤT BÁN DẪN


Chất bán dẫn là chất có độ dẫn điện ở mức trung gian giữa chất dẫn điện và chất cách
điện. Vật liệu chủ yếu để làm chất bán dẫn là Germanium (Ge) và Silicon (Si). Có hai loại
chất bán dẫn chính:
- Chất bán dẫn loại N (N-type): Có vật liệu nền là Ge (hoặc Si) pha thêm các chất
hóa trị V như Antimony (Sb), Arsenic (As) hay Photpho (P).
- Chất bán dẫn loại P (P-type): Có vật liệu nền là Ge (hoặc Si) pha thêm các chất hóa
trị III như Galium (Ga), Boron (B) hay Indium (In).
3.2. DIODE
3.2.1. Diode phân cực:
3.2.1.1. Cấu tạo:
Cấu tạo bên trong gồm có 2 chất bán dẫn loại P và N tiếp xúc nhau. Vùng giữa là
vùng cạn kiệt (vùng nghèo) do các electron tự do ở chất bán dẫn loại N di chuyển
sang lỗ trống bên chất bán dẫn loại P và tạo nên 1 vùng trung hòa về điện (tại vùng
này dòng điện không thể đi qua).

(Hình 3.1: Cấu tạo của diode phân cực)

Kí hiệu của diode:

3.2.1.2. Hai trạng thái phân cực:


Khi ta đặt một điện áp DC vào hai đầu diode, tùy vào dấu của điện áp mà trạng
thái phân cực sẽ khác nhau:
Trạng thái phân cực thuận (Forward bias): Do ban đầu các lỗ trống ở P-type không
đủ nhiều để tạo ra điện áp đủ lớn hút các electron trên vùng cạn kiệt nên khi được nối
Trang 50
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

với cực dương với điện áp cao hơn “điện áp cản” VF thì các electron trên vùng cạn
kiệt bị hút và di chuyển về phía P-type và cực dương, lấp đầy vùng cạn kiệt. Electron
ở cực âm sẽ đẩy các electron tự do của N-type đi về phía P-type, từ đó dòng điện
được lưu thông qua diode. Nếu vật liệu nền làm từ Ge thì VF vào khoảng 0,3V và sẽ
bằng 0,7V nếu là Si.
Trạng thái phân cực ngược (Reverse bias): Khi phân cực ngược, các electron tự
do của cực âm sẽ điền đầy vào các lỗ trống của P-type khiến cho P-type trung hòa về
điện. Ngoài ra các electron tự do của kênh N sẽ bị hút về cực dương làm cho N-type
cũng trở nên trung hòa về điện. Vì cả N-type và P-type đều trung hòa về điện nên
vùng cạn kiệt được mở rộng khiến cho dòng điện không thể đi qua diode.

(Hình 3.2: Hai trạng thái phân cực của diode)

Tuy nhiên, tại trạng thái phân cực ngược nếu phân cực ngược cho diode với điện
áp đủ lớn hơn cả điện áp đánh thủng trên diode (  Vbr ) thì diode sẽ bị đánh thủng,
cấu trúc chất bán dẫn bị phá vỡ và trở thành chất dẫn diện. Lúc này dù có phân cực
thuận hay phân cực ngược thì diode vẫn sẽ dẫn điện (diode hỏng).

(Hình 3.3: Sự đánh thủng của diode)


3.2.1.3. Khảo sát diode trên các mạch đặc trưng:

Trang 51
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

3.2.1.3.1. Mạch chỉnh lưu bán kì: (Half wave rectifier)


Vì diode chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nên trong một chu kì của dòng
điện xoay chiều, pha âm của dòng điện bị diode ngăn cản. Từ đó dòng điện chỉ đi
qua điện trở R theo đúng một chiều với VD  VF . Vì một phần điện áp của Vin đã
được dùng để phân cực thuận cho diode nên đỉnh của đồ thị V0 sẽ thấp hơn đỉnh
của đồ thị Vin một khoảng VD .

(Hình 3.4: Khảo sát điện áp trên mạch chỉnh lưu bán kì)

3.2.1.3.2. Mạch chỉnh lưu toàn kì: (Full wave rectifier)


Xét một pha bất kì, khi cực phía trên của Vin  0 thì dòng điện sẽ di chuyển theo
thứ tự: D1  R  D 4 và quay về cực phía dưới của Vin . Nếu cực phía dưới của
Vin  0 thì dòng điện sẽ đi theo thứ tự D3  R  D2 và quay về cực phía trên của
Vin . Vậy pha nào của dòng điện cũng sẽ đi qua R theo một chiều nhất định. Vì khi
bất cứ pha nào dòng điện cũng phải đi qua 2 diode nên điện áp bị thất thoát một
lượng điện áp 2VD .

(Hình 3.5: Khảo sát điện áp trên mạch chỉnh lưu toàn kì)

Trang 52
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Ứng dụng của mạch chỉnh lưu toàn kì rất phổ biến trong các Adapter dùng để
biến đổi dòng điện xoay chiều từ điện dân dụng thành điện một chiều sạc cho các
thiết bị điện.

(Hỉnh 3.6: Adapter)

Trong hình 3.6 là một adapter đơn giản, ấu tạo của nó gồm một biến áp để giảm
điện áp xoay chiều xuống mức cần thiết (thường là 220V xuống còn 12V). Tiếp
theo đó là một mạch cầu chỉnh lưu toàn kì với 4 diode để đưa dòng điện từ xoay
chiều thành 1 chiều (đồ thị thứ 3 từ trái sang). Tuy điện áp một chiều nhưng độ lớn
không được ổn định, do đó ta cần có thêm một tụ điện để ổn định điện áp. Từ đó
Vout ở đầu ra cho tải là xấp xỉ một hằng số. Trong thực tế người ta còn sử dụng
thêm cuộn cảm để ổn định cường độ dòng điện và một IC ổn áp.
3.2.2. Diode schottky:
Về cấu trúc thì Schottky Diode không dùng P-type mà thay vào đó là một miếng kim
loại. Từ đó nó có các đặc điểm khác như điện áp phân cực ngược thấp hơn một chút
(0,25-0,5V). Điện áp đánh thủng thấp hơn rất nhiều (chỉ khoảng 20-100V) nhưng bù lại
tần số đóng ngắt rất cao do có thời gian hồi phục ngắn (thời gian chuyển từ phân cực
ngược sang thuận và ngược lại). Do đó diode schottky thường được sử dụng trong các
mạch có tần số dòng điện cao.

Trang 53
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 3.7: Datasheet của một diode schottky)

3.2.3. Diode zenner:


Diode zenner là một loại diode hoạt động được cả khi ở trạng thái phân cực ngược
đến một mức điện áp nhất định (lớn hơn mức điện áp này thì diode không dẫn điện nữa).

(Hình 3.8: Ký hiệu diode zenner trong mạch)

3.2.4. Diode phát quang: (LED)


Hoạt động như một diode chỉnh lưu nhưng có thể phát sáng. Để led phát sáng thì điện
áp của nguồn phải lớn hơn điện áp rơi trên led ( V  VF ).

Để đảm bảo tuổi thọ của LED thì dòng điện qua diode cho phép thường nhỏ hơn
20mA.

Trang 54
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 3.9: Ký hiệu của diode phát quang)

3.2.5. Photodiode:
Đây là một loại diode bình thường nhưng chúng có cấu tạo phức tạp hơn để có thể
thay đổi tần số dòng điện theo tần số ánh sáng chiếu vào nó. Photodiode thường được
ứng dụng trong cảm biến báo cháy.

(Hình 3.10: Cấu tạo và ký hiệu photodiode)

(Hình 3.11: Ứng dụng trong hệ thống báo cháy)


Trang 55
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

3.2.6. Diode phát quang hồng ngoại:


Là một diode phát quang nhưng ánh sáng nằm ở vùng hồng ngoại. Thường được sử
dụng trong remote điều khiển và tương tác với quang trở (LDR).

(Hình 3.12: Diode phát quang hồng ngoại và quang trở)

3.2.7. DIAC:
Diac có cấu tạo là một cụm 2 diode song song ngược chiều nhau. Nó cho phép dòng
điện đi qua theo cả hai chiều với điện áp cản VF khá lớn (thường là 30V). Vì tính chất
cho dòng điện đi qua cả 2 chiều nên nó không hoạt động độc lập mà thường dùng để
kích đóng/mở cho các linh kiện khác như transistor.

(Hình 3.13: Ký hiệu của diac)

Trang 56
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

3.3. TRANSISTOR
3.3.1. Transistor loại N:
3.3.1.1. Cấu tạo:
Có cấu tạo giống như hai diode gắn nối tiếp ngược nhau. Transistor có 3 cực là cực
nền B, cực thu C và cực phát E. Tranistor hoạt động như một van điện tử thường đóng,
tải chính thường lắp với chân C. Để kích mở được transistor thì điện áp ở chân B
phần lớn hơn chân E 0,7V trờ lên (với vật liệu nền Si) để có một dòng điện từ B sang
E. Từ đó, dòng điện cũng được lưu thông từ C sang E…

(Hình 3.14: Cấu tạo và kí hiệu của transistor loại P)

3.3.1.2. Trạng thái hoạt động:


Khi điện áp trên hai đầu BE lớn hơn điện áp ghim trên transistor ( VBE  VF ) thì
transistor dẫn điện. Khi này, dòng điện đổ vào cực B và đổ ra cực E, đồng thời dòng
điện cũng đổ vào cực C và đổ ra cực E (ta nói dòng điện đổ vào cực B là dòng điện
“mồi” cho dòng điện đổ vào cực C).
Lý giải cho điều trên là do tại trạng thái phân cực thuận ( VBE  0 ) có sự chênh lệch
điện áp giữa hai cực dẫn đến sự thu hẹp của vùng cạn kiệt và cho phép dòng điện đi
qua BE đồng thời cũng cho phép dòng điện đi từ cực C qua cực E.

(Hình 3.15: Trạng thái dẫn điện của transistor loại N)

Trang 57
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

3.3.1.3. Các chế độ hoạt động:


Chế độ khuếch đại: vì cực B có dòng điện với cường độ nhỏ nhưng lại có vai trò
đóng ngắt transistor nên tần số ở vòng mạch chính (chân C và E) sẽ là tần số của chân
B. Khi đó, transistor sẽ khuếch đại tần số điều khiển với hệ số khuếch đại  . Chế độ
này thường ứng dụng để khuếch đại tín hiệu điện.

(Hình 3.16: Mạch khuếch đại tín hiệu điện)

Chế độ bão hòa: tại chế độ này thì transistor hoạt động đóng vai trò như một khóa
mềm với hai trạng thái chính.
- Trạng thái OFF: khi transistor không hoạt động ( V1  VBE ). Khi này, VCE  V2 .

- Trạng thái ON: khi transistor hoạt động với dòng I C đủ lớn để VCE  0 . Khi
này thì transistor hoạt động với chế độ bão hòa đóng vai trò như một khóa mềm
và không mang chức năng khuếch đại.

(Hình 3.17: Chế độ bão hòa của transistor)

Trang 58
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

3.3.2. Transistor loại P:


Cấu tạo tương tự như transistor loại N nhưng vòng mạch có chiều ngược lại. Tải chính
vẫn thường được lắp ở chân C như N-type transistor. Transistor loại này ít phổ biến hơn
loại N. Tại trạng thái dẫn điện thì VEB  VF .

(Hình 3.18: Trạng thái hoạt động của transistor loại P)

3.3.3. Phototransistor:
Phototransistor có chân B (cực base) cấu tạo khác biệt để có thể tương tác với ánh
sáng đóng mở transistor. Khi có ánh sáng kích thích vào cực nền của phototransistor thì
transistor chuyển sang trạng thái dẫn điện (tạo thành mạch kín).

(Hình 3.19: Ký hiệu của phototransistor trong mạch)

Phototransistor có ứng dụng trong cảm biến báo khói bao gồm một led phát hồng
ngoại và một phototransistor thu ánh sáng với một vách ngang. Khi có khói, ánh sáng
từ led hồng ngoại phản xạ vào photodiode và truyền tín hiệu đến hệ thống báo cháy.

Trang 59
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 3.20: Cảm biến báo khói)

Bên cạnh đó, phototransistor là phần tử trong photocoupler hay còn gọi là phần tử
cách ly quang (cách ly tín hiệu điện của hai phần mạch khác nhau bằng ánh sáng).

(Hình 3.21: Photocoupler)

3.3.4. SCR: (Silicon controlled rectifier)


3.3.4.1. Cấu tạo:
Có cấu tạo giống như một diode có thể điều khiển đóng hoặc mở. Nó tương đương
đoạn mạch có 2 transistor loại P và loại N ghép với nhau kiểu Darlington. Khi được
kích mở thì điện áp rơi trên SCR khoảng 0.8V.
Trang 60
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 3.22: Cấu tạo và ký hiệu SCR)

3.3.4.2. Trạng thái hoạt động:


Để hoạt động triac thì cần hai điều kiện:
- Điều kiện cần: SCR ở trạng thái phân cực thuận.
- Điều kiện đủ: có dòng điện đi qua kích thích cực nền.
Sau khi hoạt động thì SCR sẽ ở trạng thái duy trì. Dựa vào hình 3.22, ta thấy cấu
tạo của SCR bản chất là 2 transistor loại P và N ghép với nhau. Khi có dòng điện kích
thích cực G thì sẽ xuất hiện dòng điện I C đi qua transistor N. Điều này dẫn đến sự
xuất hiện dòng I B đi qua transistor P và dẫn đến dòng điện từ cực C của PNP đổ về
cực E của nó tạo thành một hiệu ứng dây chuyền tạo thành trạng thái duy trì của SCR.
Và khi ta ngưng cung cấp dòng điện vào cực G của SCR thì nó vẫn ở trạng thái
dẫn điện. Trừ phi ta ngắt nguồn cung cấp điện cho hai đầu anode và cathode của nó
thì trạng thái này mới không còn duy trì nữa.

(Hình 3.23: Sơ đồ mô phỏng hoạt động của SCR)


Trang 61
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

3.3.4.3. Ứng dụng:


- Mạch chỉnh lưu bán kì sử dụng diode để điều khiển SCR: trong nửa chu kỳ đầu
của mạch thì SCR và diode cùng phân cực thuận nên sẽ có dòng điện đi từ diode kích
thích cực nền của SCR và SCR cũng dẫn điện. Trong nửa chu kỳ sau của mạch thì
SCR và diode cùng phân cực nghịch nên SCR không dẫn điện.

(Hình 3.24: Mạch chỉnh lưu bán kì)

- Còi báo động: với công tắc switch khi đóng lại thì SCR sẽ được kích dẫn và còi
báo sẽ kêu dù cho switch có mở ra đi chăng nữa. Lúc này để còi hết kêu thì ta phải
bấm nút reset để ngắt điện cho còi và đưa SCR về trạng thái không dẫn.

(Hình 3.25: Mạch báo động)

Trang 62
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

3.3.5. Triac:
3.3.5.1. Cấu tạo:
Có cấu tạo như hai SCR mắc song song nhau với 4 transistor mắc Darlington với
nhau nên cho dòng điện đi qua theo 2 chiều và điều khiển bằng chân G (Gate). Vì
điều này nên Triac là sự kết hợp giữa hai linh kiện là Diac và SCR.

(Hình 3.26: Cấu tạo và kí hiệu của Triac)

3.3.5.2. Trạng thái hoạt động:


Đối với nguồn cấp là điện DC, Triac có 4 trạng thái hoạt động:
- Chế độ [I+]: MT2 điện dương ( V  0 ) , cực G điện dương ( V  0 ).
- Chế độ [I-]: MT2 điện dương ( V  0 ) , cực G điện âm ( V  0 ).
- Chế độ [III+]: MT2 điện âm ( V  0 ) , cực G điện dương ( V  0 ).
- Chế độ [III-]: MT2 điện âm ( V  0 ) , cực G điện âm ( V  0 ).

(Hình 3.27: Các trạng thái hoạt động của Triac)

Trang 63
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Đối với nguồn cấp là điện AC:


- Trong mạch hình 3.28, cực Gate được nối với mạch điều khiển để nhận tín
hiệu. Khi mạch kín thì Triac không dẫn. Khi có tín hiệu điện từ cực Gate ( I G  0 )
thì TRIAC dẫn điện, tiếp theo khi ngưng cấp nguồn cực G ( I G  0 ) thì Triac vẫn
tiếp tục dẫn như SCR. Triac chỉ ngừng dẫn khi VS  0 (AC đảo chiều). Vùng xanh
trong mạch là điện áp trên tải R L .

- Trong mạch hình 3.29, do Triac cho dòng điện đi qua hai chiều nên ta có thể
kích điện vào cực Gate cho Triac dẫn lúc điện áp nguồn đang ở pha âm. Và vì ta
vẫn không duy trì điện ở cực Gate nên Triac sẽ chỉ dẫn cho đến khi điện áp nguồn
đảo chiều. Lúc này điện áp của R L là trung bình của phần diện tích xanh kia.

(Hình 3.28)

(Hình 3.29)

3.3.5.3. Ứng dụng:


Triac có ứng dụng trong các mạch thay đổi độ sáng của đèn (mạch dimmer) hay
trong điều khiển tốc độ motor.

Trang 64
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Trong một pha bất kì của nguồn (âm hoặc dương) sẽ có khoảng thời gian tụ điện
trong trạng thái nạp (lâu hay nhanh tùy vào việc ta thay đổi giá trị biến trở). Sau đó
tụ sẽ phóng điện qua Diac khi điện áp đủ lớn và kích mở cho Triac tại pha đó. Vì Diac
cho dòng điện đi theo hai chiều nên tụ phóng điện âm (ở pha âm) hay dương (ở pha
dương) thì đều có thể đi qua Diac (khi điện áp đủ lớn). Bằng việc thay đổi thời gian
nạp của tụ thông qua biến trở ta sẽ điều khiển được tốc độ của động cơ.

(Hình 3.30: Mạch dimmer)

(Hình 3.31: Mạch điều khiển motor)

Trang 65
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

3.4. LINH KIỆN LOẠI FET


3.4.1. JFET: (Junction Field Effect Transistor)
3.4.1.1. Cấu tạo:
Khác với transistor BJT hoạt động dựa vào sự khuếch đại dòng điện, JFET hoạt
động dựa trên hiệu ứng từ trường. Có hai loại JFET là JFET kênh N và JFET kênh P.

(Hình 3.32: Cấu tạo của JFET)

3.4.1.2. Trạng thái hoạt động:


Nguyên lý hoạt động khá giống transistor nhưng JFET có 2 vùng cạn kiệt. Nếu
phân cực thuận thì vùng cạn kiệt sẽ được thu hẹp cho dòng điện đi qua. Nếu phân cực
ngược thì vùng cạn kiệt sẽ mở rộng và ngăn dòng điện đi qua. Với JFET kênh N thì
điện áp VGS cần phải đủ nhỏ để có thể kích dẫn JFET. Khác với transistor có hai vòng
mạch, cực G của JFET chỉ cần có điện áp phù hợp để dẫn, tức là không có dòng điện
qua cực G của JFET (điều khiển bằng điện áp).

(Hình 3.33: Hai trạng thái hoạt động của JFET)

Trang 66
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Xét mạch hình 3.34, có thể thấy với mỗi một giá trị VGS sẽ có một giá trị VP tương
ứng và giá trị đánh thủng VBR tương ứng. Nếu VDS  VP thì JFET sẽ dẫn ở chế độ
khuếch đại hoặc không dẫn. Nếu VDS  VP thì JFET dẫn ở chế độ bão hòa (saturation
mode). Nếu VDS  VBR thì JFET bị đánh thủng.

(Hình 3.34: Khảo sát điện áp trên JFET)

3.4.1.3. Thông số lưu ý:


Dưới dây là một số thông số lưu ý dành cho JFET kênh N. Ta có thể thấy dòng
điện đi từ D qua S là không đổi bởi vì cổng Gate không có dòng điện đi qua. JFET
hoạt đông như một công tắ thường đóng NC. Với JFET kênh N, để JFET ngừng dẫn
thì điểu chỉnh VGS  VP ( VP có giá trị âm). Còn nếu là JFET kênh P thì VGS  VP
( VP có giá trị dương).

Dòng điện cực Drain:


2
 V 
I D  I S  I DSS  1  GS 
 VP 

Trong đó:
I D : dòng điện cực Drain

I DSS : dòng tối đa trên cực Drain

VGS : điện áp giữa cực Gate và cực Source

VP : điện áp hoạt động của JFET

Trang 67
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Tại trạng thái hoạt động:

VP  VGS  0

Tại trạng thái cut-off:

VGS  VP ,I D  0

3.4.1.4. Khác biệt với BJT:


JFET BJT
Đơn cực. Khi hoạt động chỉ có một Lưỡng cực. Khi hoạt động có hai vòng
vòng mạch chính (chân D với chân S) mạch chính (chân C với chân E) và phụ
(chân B với chân E)
Được điều khiển bằng điện áp Được điều khiển bằng dòng điện
3 cực của JFET là S (source), D (drain), 3 cực của BJT là C (collector), E
Gate (gate) (emitter), B (base)
Trở kháng cực điều khiển (G) rất lớn, Trở kháng cực điều khiển (B) nhỏ, tạo
không có dòng điện đi qua cực G. ra thêm 1 vòng mạch phụ B-E
Không cần vòng mạch phụ nên tỏa Cần dòng điện nhỏ (trong vòng mạch
nhiệt ít hơn BJT phụ) để điều khiển nên tỏa nhiệt tương
đối nhiều
Dùng cho những mạch có điện áp thấp Dùng cho những mạch có dòng tải thấp
(cường độ dòng điện thấp)
Đơn cực. Khi hoạt động chỉ có một Hệ số khuếch đại cao
vòng mạch chính (chân D với chân S)

3.4.2. MOSFET: (Metal Oxide Field Effect Transistor)


3.4.2.1. Cấu tạo:
Mang cấu tạo của một linh kiện dạng FET, tức là một transistor hoạt động dựa trên
hiệu ứng từ trường. Nhưng trong cấu tạo có dùng 1 lớp oxit kim loại và cách sắp xếp
vùng tiếp giáp khác khiến nó trở thành một khóa thường mở NO (nếu không có tác
động thì sệ không dẫn điện). MOSFET có hai loại kênh N và kênh P.

(Hình 3.35: Ký hiệu hai loại MOSFET)

Trang 68
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

3.4.2.2. Trạng thái hoạt động:


Ở MOSFET kênh N, khi chưa có điện áp ở cực G thì vùng cạn kiệt chính là hai
vùng chữ U (tiếp giáp giữa N-type và P-type). Hai vùng cạn kiệt chữ U (màu xanh
đậm) bọc toàn bộ 2 cực D và S khiến dòng điện không thể đi qua. Khi đặt một điện
áp dương vào cực G thì các electron tự do bị hút về phía cực G nhiều đến khi lấp đầy
các lỗ trống của P-type tại đây và vẫn còn dư một lượng electron tự do. Khi đó, hai
vùng cạn kiệt chữ U được nối lại với nhau tạo thành vùng dẫn điện từ D sang S. Do
có lớp oxit, dòng điện không thể lưu thông qua cực G.

(Hình 3.36: Hai trạng thái hoạt động của MOSFET)

3.4.2.3. Các chế độ hoạt động:


Chế độ cut-off: (fully OFF)

VGS  Vthreshold

với Vthreshold là điện áp ngưỡng của MOSFET.

Chế độ tuyến tính thuần trở:

VGS  Vthreshold
VGS  VDS

Chế độ bão hòa: (fully ON)

VGS  Vthreshold
VGS  VDS
I D  I DSS

Trang 69
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 3.37: Khảo sát điện áp trên MOSFET)

3.4.2.4. Ứng dụng:


- Mạch khuếch đại tín hiệu với tụ điện có chức năng lọc nhiễu:

(Hình 3.38: Mạch khuếch đại tín hiệu)

Trang 70
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

- Mạch điều khiển động cơ có sử dụng diode zenner:

(Hình 3.39: Mạch điều khiển động cơ sử dụng diode zenner)

Bằng việc thay đổi VR1 , ta có thể thay đổi điện áp của cực G, từ đó làm thay đổi
cường độ dòng điện đi qua động cơ.
Điện trở kéo xuống (pull-down resistor): khi biến trở R1 không hoạt động, cực
G của MOSFET sẽ có điện áp bằng 0 nhưng hoạt động ở trạng thái mờ (dòng điện
không xác định, lơ lửng) vì không có kết nối. Lúc này, xảy ra hiện tượng rò điện
mà tay con người nếu vô tình chạm vào cực G hoặc những thiết bị có kết nối với
nó cũng có thể làm cho động cơ quay ngoài ý muốn. Vì vậy lắp thêm điện trở R 2
để cực G luôn được nối với điểm có điện áp bằng 0, đưa MOSFET trở về trạng
thái không dẫn điện.
Diode zenner: ngắt mạch qua D và S khi điện áp quá lớn, bảo vệ MOSFET.
Flyback diode: do motor có nhiều cuộn dây, nên khi khởi động hoặc tắt sẽ sinh
ra điện áp đột ngột. Flyback diode có tác dụng để loại bỏ điện áp này.

Trang 71
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

- Mạch điều khiển động cơ chữ H:

(Hình 3.40: Mạch điều khiển động cơ chữ H)

Mạch với 4 MOSFET hoạt động như các công tắc để đảo chiều, hãm và thay
đổi tốc độ động cơ.

3.4.3. IGBT: (Insulated Gate Bipolar Transistor)


Là sự kết hợp giữa MOSFET và BJT với trở kháng đầu vào cao do không có dòng
điện qua cực G, tần số đóng ngắt nhanh, dẫn bão hòa ở điện áp thấp. Do không có dòng
điện đi qua G nên IGBT được điều khiển bằng điện áp. Có nguyên lý hoạt động tương
tự như MOSFET.

(Hình 3.41: Cấu tạo và kí hiệu của IGBT)

Trang 72
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 3.42: Khảo sát điện áp trên IGBT)

Do có tần số đóng ngắt nhanh nên IGBT thường được sử dụng để điều khiển các thiết
bị đòi hỏi tính kỹ thuật cao như: thang máy, biến tần, động cơ AC servo, máy tiện, UPS,
SMPS,…

Trang 73
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Chương 4

OPAMP

Nội dung:
4.1. Khái niệm
4.2. Phân tích mạch
4.3. Khảo sát các mạch sử dụng Opamp

Trang 74
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

4.1. KHÁI NIỆM


Như chúng ta đã biết, transistor BJT có chức năng khuếch đại dòng điện qua nó thì
OPAMP lại có chức năng khuếch đại điện áp. Khi ta cung cấp một tín hiệu điện áp với biên
độ nhỏ vào OPAMP thì nó sẽ khuếch đại điện áp này lên cũng với một hệ số khuếch đại
xác định.
Ký hiệu của OPAMP trong mạch điện:

(Hình 4.1: Ký hiệu OPAMP)

Trong đó:
Vi  : đầu cấp tín hiệu không đảo

Vi  : đầu cấp tín hiệu đảo

Vo : điện áp ngõ ra

V ,V : đầu cấp điện áp nguồn

Nhưng trong thực tế, một OPAMP sẽ có 8 chân để đấu dây với chức năng trên mỗi chân
là khác nhau:
- Chân NC (not connect): chân này không sử dụng
- Chân offset null: để lấy ngưỡng offset về 0
- Chân V , V : chân cấp nguồn cho OPAMP

- Chân output: ngõ ra của OPAMP


- Chân inverting input: cấp tín hiệu đảo
- Chân non-inverting input: cấp tín hiệu không đảo

Trang 75
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 4.2: OPAMP trong thực tế)

4.2. PHÂN TÍCH MẠCH


4.2.1. Đối với OPAMP thông thường:
Điện áp chênh lệch giữa hai tín hiệu đầu vào:

Vi  Vi   Vi 

Trở kháng đầu vào R i : mang giá trị rất lớn (  1M ).

Trở kháng đầu ra R o : mang giá trị rất nhỏ (  100  ).

Hệ số khuếch đại vòng hở A v (khi OPAMP không hồi tiếp): mang giá trị rất lớn
(>100000).
Điện áp ngõ ra:

Vo  A v Vi  A v  Vi   Vi  

(Hình 4.3: Mạch tương đương trong OPAMP)

Trang 76
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

4.2.2. Đối với OPAMP ở trạng thái lý tưởng:


Tại trạng thái lý tưởng, trở kháng đầu vào R i của OPAMP tiến đến vô cực tạo nên
sự hở mạch giữa hai đầu Vi  và Vi  . Do không có sự kết nối này nên điện áp chênh
lệch Vi  0 . Khi này thì Vi   Vi  và ta nói hai điện áp đầu vào đã cân bằng nhau.

Các đặc điểm của OPAMP lý tưởng:


- Không có dòng điện đầu vào: I   I   0

- Trở kháng đầu vào vô cùng lớn: R i  

- Trở kháng đầu ra bằng 0: R o  0

- Hệ số khuếch đại vòng hở vô cùng lớn: A v  

- Không có sự chênh lệch điện áp đầu vào: Vi  0 ( Vi   Vi  )

Trang 77
Loại mạch Mạch hình vẽ Ghi chú
Mạch khuếch đại
không đảo

Mạch khuếch đại


đảo
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM

Mạch lặp điện áp


4.3. KHẢO SÁT CÁC MẠCH SỬ DỤNG OPAMP

Mạch tổng

Nếu áp logic thì là điện áp mức logic


(0,1) được qui định trước.
Ví trí logic:
- Số của số nhị phân đầu tiên từ trái qua
ME2005 – TỔNG HỢP

phải ứng với .

Trang 78
- Số của số nhị phân thứ n từ trái qua
phải tương ứng với .
Loại mạch Mạch hình vẽ Ghi chú
Mạch tổng đặc
biệt

Nếu áp logic thì là điện áp mức logic


(0,1) được qui định trước.
Ví trí logic:
- Số của số nhị phân đầu tiên từ trái qua
phải ứng với .
- Số của số nhị phân thứ n từ trái qua phải
tương ứng với .

Mạch trừ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM

Mạch so sánh Nếu , mang mức logic 1.


đơn
Nếu , mang mức logic 0.
ME2005 – TỔNG HỢP

Trang 79
Loại mạch Mạch hình vẽ Ghi chú
Mạch so sánh kép Nếu , mang mức logic 1.
Nếu , mang mức logic 0.

Mạch Smith Với : (hình trái)


trigger
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM

Với : (hình phải)

Bài toán thiết kế, khi biết:

- Phiên thành .
- Tìm :

- Tìm dãy tỉ lệ thức


ME2005 – TỔNG HỢP

- Chọn theo tiêu chuẩn

Trang 80
- Kiểm tra lại
Loại mạch Mạch hình vẽ Ghi chú
Mạch tích phân

Mạch vi phân
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM

Mạch lọc cực Không khuếch đại: Hằng số thời gian:


một tầng

Tần số cắt:

Miền phức:

Có khuếch đại:
Lưu ý nếu đề cho tần số f:
ME2005 – TỔNG HỢP

Trang 81
Loại mạch Mạch hình vẽ Ghi chú
Mạch lọc cực Không khuếch đại: Hằng số thời gian:
hai tầng

Tần số cắt:

Miền phức:
Có khuếch đại:
Lưu ý nếu đề cho tần số f:
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM

Mạch lọc tích Độ suy giảm:


cực thông thấp

Miền phức:

Độ lệch pha:

Độ lợi:
ME2005 – TỔNG HỢP

Băng thông:

Trang 82
Loại mạch Mạch hình vẽ Ghi chú
Mạch lọc tích Độ suy giảm:
cực thông cao

Miền phức:

Độ lệch pha:

Độ lợi:
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM

Băng thông:

Mạch lấy mẫu Để lấy mẫu, công tắc được đóng lại
và giữ trong một khoảng thời gian đủ để tụ điện
nạp đến giá trị . Khi công tắc được nhả
ra, giá trị điện thế được giữ nguyên.
Thời gian công tắc đóng lại (t) được xác
định như sau (trong khoảng thời gian này,
tụ có thể nạp đến 99% giá trị ):
ME2005 – TỔNG HỢP

Trang 83
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Chương 5

HỆ THỐNG SỐ

Nội dung:
5.1. Hệ thống số đếm
5.2. Phép tính số nhị phân
5.3. Cổng logic
5.4. Phương pháp đại số Boolean
5.5. Phương pháp bìa Karnaugh
5.6. Mạch Flip-Flops
5.7. Mạch đếm tuần tự

Trang 84
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

5.1. HỆ THỐNG SỐ ĐẾM


5.1.1. Các khái niệm:
5.1.1.1. Tín hiệu tương tự và tín hiệu số:
Tín hiệu tương tự (analog signal): là tín hiệu có điện áp biến đổi liên tục không cố
định theo thời gian và đặc trưng đồ thị điện áp dạng sóng hình sin với giá trị điện áp
giới hạn trong một khoảng nào đó.

(Hình 5.1: Điện áp tín hiệu tương tự)

Tín hiệu số (digital signal): là tín hiệu có điện áp duy trì tại một giá trị xác định
trong một khoảng thời gian và được đặc trưng bởi dạng sóng xung vuông. Tín hiệu
số chỉ có hai mức giá trị LOW và HIGH (hay có hai mức logic là 0 và 1 tương ứng).

(Hình 5.2: Điện áp tín hiệu số)

5.1.1.2. Các tiêu chuẩn logic:


Tiêu chuẩn logic TTL: thường áp dụng đối với các linh kiện như IC số, vi điều
khiển,… với quy ước điện áp làm việc từ 0 đến 5V và mức tín hiệu đáp ứng như sau:

Trang 85
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Mức logic INPUT OUTPUT


High 0 – 0.8V 0 – 0.5V
Low 2 – 5V 2.7 – 5V

(Hình 5.3: Tiêu chuẩn logic TTL)

Lưu ý rằng, với các tín hiệu chẳng hạn tại INPUT có mức điện áp từ 0.8 – 2V thì
được gọi là tín hiệu ở trạng thái lơ lửng (don’t care status) không xác định được mức
logic là 0 hay 1 (hay có thể xem là mức 0 hoặc 1) cần phải hạn chế xảy ra trong quá
trình sản xuất hay điều khiển tín hiệu.
Tiêu chuẩn logic CMOS: thường áp dụng trong các OPAMP với quy ước điện áp
làm việc từ 0 đến 15V và mức tín hiệu đáp ứng như sau:
Mức logic INPUT OUTPUT
High 0 – 4V 0 – 0.05V
Low 11 – 15V 14.95 – 15V

(Hình 5.4: Tiêu chuẩn logic CMOS)


Trang 86
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

5.1.2. Hệ đếm thập phân: (Decimal Number)


5.1.2.1. Khái niệm:
Là hệ đếm được biểu diễn từ 10 ký tự số là 0,1,2,…,8,9. Đây là hệ đếm được sử
dụng rộng rãi trong đời sống.
5.1.2.2. Biểu diễn:
Dạng số nguyên:

an an 1 ...a2a1  an  10 n 1  an 1  10 n 2  ...  a2  101  a1  10 0

Trong đó:

ai ;i  1,n : hệ số

10 i 1; i  1,n : cơ số 10 với trọng số  i  1 .

 Ví dụ 5.1: 255  2  10 2  5  101  5  10 0

Dạng thập phân:

a1a2a3 .b1b2 b3  a1  10 2  a2  101  a3  10 0  b1  10 1  b 2  10 2  b3  10 3

 Ví dụ 5.2: 255.123  2  10 2  5  101  5  10 0  1  10 1  2  10 2  3  10 3


5.1.3. Hệ đếm nhị phân: (Binary Number)
5.1.3.1. Khái niệm:
Là hệ đếm được biểu diễn từ 2 ký tự số là 0 và 1. Đây là hệ đếm được sử dụng
trong các ngành kỹ thuật, nhất là trong các thiết bị điện tử máy tính hoặc các linh kiện
bán dẫn với hai trạng thái dẫn điện (mức logic 1) và không dẫn điện (mức logic 0).
5.1.3.2. Biểu diễn:
Số nhị phân được biểu diễn bởi các bit số có dạng như sau:
Prefix 27 26 25 24 23 22 21 20
0 b 1 1 0 0 1 1 1 1
Nhận dạng 8 bit = 1 byte
nhị phân

Trang 87
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Lưu ý:
8bit  1byte
2byte  1word
2word  1Dword
2Dword  1Qword
5.1.3.3. Chuyển đổi hệ đếm:
BIN sang DEC:

0b11001111  1  2 7  1  2 6  0  2 5  0  2 4  1  23  1  2 2  1  21  1  2 0  207

1101.1012  1  23  1  2 2  0  21  1  2 0  1  2 1  0  2 2  1  2 3  13.625

DEC sang BIN:


25010  0b11111010

 Phương pháp:

250  28  chæ coù 8bit


250  2 7  bit 1
250  2 7  122  2 6  bit 1
122  2 6  58  2 5  bit 1
58  2 5  26  2 4  bit 1
26  2 4  10  23  bit 1
10  23  2  2 2  bit 0
2  21  bit 1
2  21  0  2 0  bit 0
5.1.4. Hệ đếm bát phân: (Octal Number)
5.1.4.1. Khái niệm:
Là hệ đếm được biểu diễn từ 8 ký tự số từ 0 đến 7.
5.1.4.2. Biểu diễn:
Số bát phân được biểu diễn bởi các bit số có dạng như sau:

Trang 88
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Prefix 81 80
0 O 5 2
Nhận dạng
bát phân

5.1.4.3. Chuyển đổi hệ đếm:


OCT sang DEC:

0O52  5  81  2  80  42
DEC sang OCT:
25010  0O372 (phương pháp như DEC sang BIN)

OCT sang BIN:


Quy đổi 1 bit OCT tương ứng với 3 bit BIN:
0O52  0b101010
5.1.5. Hệ đếm thập lục phân: (Hexadecimal Number)
5.1.5.1. Khái niệm:
Là hệ đếm được biểu diễn từ 16 ký tự bao gồm 10 ký tự số từ 0 đến 9 và 6 ký tự
chữ từ A đến F (ứng với 10 đến 15).
5.1.5.2. Biểu diễn:
Số thập lục phân được biểu diễn bởi các bit số có dạng như sau:
Prefix 161 16 0
0 X 1 F
Nhận dạng
thập lục phân

5.1.5.3. Chuyển đổi hệ đếm:


HEX sang DEC:

0x1F  1  161  15  16 0  31
DEC sang HEX:
25010  0xFA (phương pháp như DEC sang BIN)

Trang 89
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

HEX sang BIN:


Quy đổi 1 bit HEX tương ứng với 4 bit BIN:
0x1F  0b00011111
5.1.6. Hệ đếm BCD: (Binary Coded Decimal)
Khác với các hệ đếm trên, BCD là hệ đếm kết hợp giữa hai hệ BIN và HEX với cách
biểu diễn như BIN và cách quy đổi như HEX. Hệ đếm này thường có ứng dụng hiển thị
trong LED 7 đoạn.
Biểu diễn BCD:

Bảng quy đổi số đếm:


0 0000 5 0101
1 0001 6 0110
2 0010 7 0111
3 0011 8 1000
4 0100 9 1001

Không biểu diễn: 1010, 1011, 1100, 1110, 1111.


 Ví dụ 5.3:
8510  1000 0101BCD
57210  0101 0111 0010 BCD

Trang 90
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

5.2. CÁC PHÉP TÍNH SỐ NHỊ PHÂN


5.2.1. Phép cộng số nhị phân:
Đối với phép cộng, thực hiện cộng giữa hai số nhị phân theo thứ tự từ bit có trọng số
thấp đến bit có trọng số cao.
Một số quy tắc trong phép cộng nhị phân:
00 0
1 0  1
0 1  1
1  1  0 nhôù 1
1  1  1  1 nhôù 1
Các ví dụ:
11 1  Carry bits 11  Carry bits
1001101 1001001 1000111
 0010010  0011001  0010110
1011111 1100010 1011101

5.2.2. Phép trừ số nhị phân:


5.2.2.1. Chuyển một số sang số âm:
- Viết số cần chuyển dưới dạng nhị phân.
- Thực hiện đảo tất cả các bit (1 thành 0 và 0 thành 1).
- Thực hiện cộng đại số cho số vừa đảo thêm 1 đơn vị.
- Thêm bit mở rộng phía bên trái của số nhị phân 1 (chuyển số âm) hoặc 0 (chuyển
số dương).
- Trong trường hợp bit mở rộng là 1 thì trọng số của bit này mang giá trị âm.
 Ví dụ 5.4:
510  00001012  1111010 2  11110112  111110112
111110112  2 7  2 6  2 5  2 4  2 3  21  2 0  510

Trang 91
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

5.2.2.2. Thực hiện phép trừ nhị phân:

Lấy phép trừ 710  510 hay có thể biểu diễn 710   510  .

Chuyển thành số nhị phân có dấu:


710  01112
510  10112

Thực hiện tính toán như phép cộng nhị phân:


1111
0111
 1011
10010
 00102

Bit 1 ngoài cùng bên trái là bit dư nên ta loại bit này, còn lại sẽ là kết quả tính toán.
 Ví dụ 5.5: 2510  1810

11
100111
 010010
111001

Trong trường hợp này không có bit dư nên tổng khi này là kết quả.
5.2.3. Phép nhân số nhị phân:
Đối với phép nhân, khi nhân hai số nhị phân với nhau ta thực hiện nhân từng bit của
số thứ hai từ bit thấp nhất với số thứ nhất. Sau khi nhân xong thì ta thực hiện cộng tất
cả các phần tử với nhau.
Một số quy tắc trong phép nhân nhị phân:
00  0
0 1  0
1 0  0
11  1

Trang 92
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

 Ví dụ 5.6:

5.2.4. Phép chia số nhị phân:


Đối với phép nhân, khi chia hai số nhị phân với nhau ta thực hiện chia từ các bit ngoài
cùng bên trái của số bị chia rồi hạ các phần tử qua phép trừ đến khi nào không thể thực
hiện được phép chia nữa.
Một số quy tắc trong phép chia nhị phân: (không có phép chia cho 0)
0 :1  0
1 :1  1
Một số quy tắc trong phép trừ nhị phân:
0  1  1 möôïn 1
00  0
11  0
1 0  0
 Ví dụ 5.7:

Trang 93
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

5.3. CỔNG LOGIC


5.3.1. Bảng sự thật: (bảng chân trị)
Có chức năng mô tả ngõ ra của một cổng logic hay một mạch logic từ nhiều tín hiệu
ngõ vào. Bảng sự thật vừa mô tả hoạt động của hệ thống logic vừa mô tả yêu cầu của
phương trình logic ban đầu. Thường đối với các mạch trong các thiết bị không có khả
năng lập trình thì việc lập bảng sự thật là rất cần thiết.
Bảng sự thật hiển thị bao gồm hai trạng thái hoạt động là 0 (low/false) và 1 (high/true).
Số trường hợp hiển thị trong bảng là 2 n với n là số tín hiệu ngõ vào. Cột bên phải ngoài
cùng biểu thị tín hiệu ngõ ra Q của hệ thống logic.

2 tín hiệu INPUT 3 tín hiệu INPUT

(Hình 5.5: Bảng sự thật với số lượng tín hiệu ngõ vào tương ứng)

5.3.2. Cổng logic OR:


Nguyên tắc hoạt động: nếu tín hiệu A hoặc B là mức 1 thì ngõ ra Q là mức 1.

(Hình 5.6: Ký hiệu của cổng OR)

Biểu thức ngõ ra:


QAB
Q  A  BC

Trang 94
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Bảng sự thật:

Q AB

Q  A  BC

(Hình 5.7: Một cổng OR trong thực tế)

Để dễ dàng hình dung cho nguyên lý hoạt động của cổng OR, ta có thể hình dung
một mạch đóng ngắt với hai tiếp điểm mắc song song nối tiếp với một đèn (đại diện
cho tín hiệu ngõ ra). Hoặc ta cũng có thể hình dung mạch sử dụng hai transistor mắc
song song với nhau với ngõ ra X.

Trang 95
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 5.8: Hình dung cổng OR qua các mạch điều khiển)

5.3.3. Cổng logic AND:


Nguyên tắc hoạt động: chỉ khi tín hiệu A và B là mức 1 thì ngõ ra Q là mức 1.

(Hình 5.9: Ký hiệu của cổng AND)

Biểu thức ngõ ra:


Q  A.B
Q  A.B.C

Bảng sự thật:

Q  A.B

Q  A.B.C

Trang 96
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 5.10: Một cổng AND trong thực tế)

Để dễ dàng hình dung cho nguyên lý hoạt động của cổng AND, ta có thể hình dung
một mạch đóng ngắt với hai tiếp điểm mắc nối tiếp với nhau và nối tiếp với một đèn
(đại diện cho tín hiệu ngõ ra). Hoặc ta cũng có thể hình dung mạch sử dụng hai
transistor mắc nối tiếp với nhau với ngõ ra X.

(Hình 5.11: Hình dung cổng AND qua các mạch điều khiển)

5.3.4. Cổng logic NOT:


Nguyên tắc hoạt động: nếu tín hiệu A là mức 0 thì tín hiệu ngõ ra Q là mức 1 và
ngược lại.

Trang 97
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 5.12: Ký hiệu của cổng AND)

Biểu thức ngõ ra:

QA

Bảng sự thật:

QA

(Hình 5.13: Một cổng NOT trong thực tế)

Để dễ dàng hình dung cho nguyên lý hoạt động của cổng NOT, ta có thể hình dung
mạch sử dụng transistor với ngõ ra Q như hình sau.

Trang 98
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 5.14: Hình dung cổng NOT qua mạch điều khiển)

5.3.5. Cổng logic NOR:


Nguyên tắc hoạt động: nếu cả tín hiệu A và B không phải mức 1 thì ngõ ra Q là
mức 1.

(Hình 5.15: Ký hiệu của cổng AND)

Biểu thức ngõ ra:

Q AB
Q  A  BC

Bảng sự thật:

Q AB

Trang 99
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 5.16: Một cổng NOR trong thực tế)

Để dễ dàng hình dung cho nguyên lý hoạt động của cổng NOR, ta có thể hình dung
mạch sử dụng hai transistor với ngõ ra Q như sau.

(Hình 5.17: Hình dung cổng NOR qua mạch điều khiển)

5.3.6. Cổng logic NAND:


Nguyên tắc hoạt động: nếu cả tín hiệu A và B mức 1 thì ngõ ra Q không là mức 1.

(Hình 5.18: Ký hiệu của cổng NAND)


Trang 100
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Biểu thức ngõ ra:

Q  A.B
Q  A.B.C
Bảng sự thật:

Q  A.B

Q  A.B.C

(Hình 5.19: Một cổng NAND trong thực tế)

Để dễ dàng hình dung cho nguyên lý hoạt động của cổng NAND, ta có thể hình
dung mạch sử dụng hai transistor với ngõ ra Q như sau.

Trang 101
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 5.20: Hình dung cổng NAND qua mạch điều khiển)

5.3.7. Cổng logic EX-OR:

(Hình 5.21: Ký hiệu của cổng EX-OR)


Biểu thức ngõ ra:

Q  A  B  AB  AB
Q  A  B  C  ABC  ABC  ABC  ABC
Bảng sự thật:

Q  AB  AB

Q  ABC  ABC  ABC  ABC

Trang 102
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 5.22: Một cổng EX-OR trong thực tế)

5.3.8. Cổng logic EX-NOR:

(Hình 5.23: Ký hiệu của cổng EX-NOR)


Biểu thức ngõ ra:

Q  A  B  AB  AB
Q  A  B  C  ABC  ABC  ABC  ABC
Bảng sự thật:

Q  AB  AB

Q  ABC  ABC  ABC  ABC

Trang 103
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 5.24: Một cổng EX-NOR trong thực tế)

5.3.9. Cổng logic Buffer:


Nguyên tắc hoạt động: tín hiệu đầu vào và tín hiệu đầu ra là như nhau. Cổng buffer
sử dụng dòng tín hiệu thấp từ cảm biến hay vi điều khiển sau đó khuếch đại tín hiệu
này và đưa đến trực tiếp tải.

(Hình 5.25: Ký hiệu của cổng Buffer)


Biểu thức ngõ ra:
QA

Bảng sự thật:

QA

(Hình 5.26: Một cổng Buffer trong thực tế)

Trang 104
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

5.4. PHƯƠNG PHÁP ĐẠI SỐ BOOLEAN


Phương pháp đại số Boolean là một trong hai phương pháp sử dụng dùng để rút gọn
phương trình logic. Bao gồm các phép toán logic, định luật DeMorgan, phương pháp SOP,
phương pháp POS,… mà ta sẽ tìm hiểu trong mục này.
5.4.1. Các phép tính cơ bản:
Phép tính Biểu thức Minh họa
A0A 5.27a
Phép cộng A 1  1 5.27b
AA A 5.27c
AA A 5.27d
0.A  0 5.27e
Phép nhân 1.A  A 5.27f
A.A  A 5.27g
A.A  0 5.27h

(e)
(a)

(f)
(b)

(g)
(c)

(d) (h)

(Hình 5.27: Minh họa cho các phép tính cơ bản)

Trang 105
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

5.4.2. Phủ định hai lần tín hiệu:

AA

(Hình 5.28: Minh họa phép tính)

5.4.3. Các tính chất giao hoán – phân phối – kết hợp:
Phép tính Biểu thức Minh họa
Giao hoán A  B  B A 5.29a
AB  BA 5.29b
Phân phối A   B  C    A  B  C 5.29c
A  BC    AB C 5.29d
Kết hợp A  B  C   AB  AC 5.29e

(b)
(a)

Trang 106
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(d)
(c)

(e)

(Hình 5.29: Minh họa cho các tính chất)

5.4.4. Các phép biến đổi tương đương:


Biểu thức Chứng minh Minh họa
A  AB  A 5.30a

Trang 107
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

A  AB  A  B 5.30b

 A  B A  C   A  BC 5.30c

(a)

(b)

Trang 108
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(c)

(Hình 5.30: Minh họa cho các phép biến đổi tương đương)

5.4.5. Xác định phương trình logic từ mạch logic:


Để xác định phương trình logic từ mạch logic, ta thực hiện đọc các tín hiệu từ các
cổng logic gần INPUT nhất rồi đọc dần đến các cổng logic đầu ra. Sau khi có đã có
phương trình logic ta thực hiện thu gọn bằng phương pháp đại số Boolean.

(Hình 5.31: Đọc phương trình logic từ mạch logic ban đầu)

Trang 109
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

5.4.6. Định luật DeMorgan:


Nội dung Biểu thức
Tích thành tổng AB  A  B
Tổng thành tích A  B  A.B

 Ví dụ 5.8:

A  BC  A.BC  ABC

 
A  BC  A  B  C  A.B.C  ABC

5.4.7. Mạch logic tổ hợp:


Mạch logic tổ hợp là mạch thể hiện phương trình logic tổ hợp với mối quan hệ giữa
tín hiệu input và tín hiệu output qua các cổng logic AND, OR và NOT.
Phương trình logic tổ hợp gồm hai dạng là SOP (Sum of Product) và POS (Product
of Sum). Tùy vào yêu cầu của tín hiệu output mà ta chọn phương pháp xác định phương
trình logic tổ hợp thích hợp.

(Hình 5.32: Mô hình thể hiện input và output qua mạch logic tổ hợp)

5.4.8. Phương pháp SOP: (Sum of Product)


Còn gọi là phương pháp Minterms hay Product terms với mạch logic sử dụng một
cổng OR chính kết hợp với hai hay nhiều cổng AND với yêu cầu ngõ ra output là mức
1. Các cổng này khi đưa các tín hiệu ngõ vào sẽ tạo thành một phương trình logic tổ hợp
dạng SOP (tổng của các tích). Ví dụ: Q  A.B  A.B  A.B .

Trang 110
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Từ phương trình logic ban đầu ta thực hiện chuyển đổi về dạng SOP. Sau đó tùy vào
số tín hiệu đầu vào mà ta sẽ lập bảng sự thật với kích cỡ tương ứng và biểu diễn các
trạng thái tín hiệu m i theo thứ tự nhị phân.

Sau đó, ta đánh giá các tín hiệu ngõ vào input sao cho output là 1 với quy ước
A  0,A  1 . Tức là ta thực hiện đánh giá từng phần tử trong phương trình bằng 1. Cuối
cùng ta thực hiện viết lại phương trình ở dạng rút gọn với các phần tử bằng 1:

Q   mi
i

Từ phương trình rút gọn ta có thể dễ dàng thiết kế mạch logic với các mạch logic
thích hợp.

Chẳng hạn, với phương trình logic Q  A.B  A.B  A.B . Ta có bảng sự thật:

Thứ tự thập phân A B Q Phần tử Minterm


0 0 0 0 AB
1 0 1 1 AB
2 1 0 1 AB
3 1 1 1 AB

Ta có phương trình ở dạng rút gọn:

Q   m 1,2,3   m1  m 2  m 3

5.4.9. Phương pháp POS: (Product of Sum)


Còn gọi là phương pháp Maxterms hay Sum terms với mạch logic sử dụng một cổng
AND chính kết hợp với hai hay nhiều cổng OR với yêu cầu ngõ ra output là mức 0. Các
cổng này khi đưa các tín hiệu ngõ vào sẽ tạo thành một phương trình logic tổ hợp dạng

POS (tích của các tổng). Ví dụ: Q   A  B A  B . 
Từ phương trình logic ban đầu ta thực hiện chuyển đổi về dạng POS. Sau đó tùy vào
số tín hiệu đầu vào mà ta sẽ lập bảng sự thật với kích cỡ tương ứng và biểu diễn các
trạng thái tín hiệu M i theo thứ tự nhị phân.

Sau đó, ta đánh giá các tín hiệu ngõ vào input sao cho output là 0 với quy ước
A  0,A  1 . Tức là ta thực hiện đánh giá từng phần tử trong phương trình bằng 0. Cuối
cùng ta thực hiện viết lại phương trình ở dạng rút gọn với các phần tử bằng 0:

Trang 111
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Q   Mi
i

Từ phương trình rút gọn ta có thể dễ dàng thiết kế mạch logic với các mạch logic
thích hợp.

 
Chẳng hạn, với phương trình logic Q   A  B A  B . Ta có bảng sự thật:

Thứ tự thập phân A B Q Phần tử Maxterm


0 0 0 0 AB
1 0 1 1 AB
2 1 0 1 AB
3 1 1 0 AB

Ta có phương trình ở dạng rút gọn:

Q   M  0,3   M 0 M 3

5.5. PHƯƠNG PHÁP BÌA KARNAUGH


Tiếp nối phương pháp đại số Boolean, phương pháp bìa Karnaugh cũng là một phương
pháp sử dụng dùng để rút gọn phương trình logic. Đối với những bài toán mà phương trình
logic có nhiều tín hiệu (từ 3 tín hiệu trở lên) thì phương pháp bìa Karnaugh sẽ hiệu quả hơn
so với đại số Boolean trong việc rút gọn phương trình logic. Tuy nhiên, để sử dụng được
phương pháp này ta cần phải biến đổi phương trình logic ban đầu về một trong hai dạng
SOP hoặc POS.
5.5.1. Giới thiệu về bìa Karnaugh:
Bìa Karnaugh là khối chữ nhật bao gồm các ô vuông nhỏ bên trong với số lượng là
2 ô (n là số tín hiệu input). Trên mỗi đầu hàng (cột) của những dãy ô vuông này có các
n

kí hiệu mức tín hiệu input tương ứng (quy ước A  0,A  1 đối với bài toán SOP và
A  1,A  0 đối với bài toán POS). Sau đây là biểu diễn một số dạng bìa Karnaugh với
số lượng tín hiệu input khác nhau.

2 tín hiệu input

Trang 112
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

3 tín hiệu input

(Hình 5.33: Bìa Karnaugh ứng với số lượng tín hiệu khác nhau)

5.5.2. Các bước thực hiện rút gọn phương trình logic:
- Xác định dạng bìa Karnaugh thích hợp ứng với số lượng tín hiệu input.
- Xác định dạng bài toán (POS hoặc SOP).
- Với SOP, đặt các tín hiệu mức 1 vào những ô tương ứng trên bảng mà phần tử tương
ứng trong phương trình logic bằng 1 (những ô còn lại trong bìa là mức 0).
- Với SOP, đặt các tín hiệu mức 0 vào những ô tương ứng trên bảng mà phần tử tương
ứng trong phương trình logic bằng 0 (những ô còn lại trong bìa là mức 1).

- Thực hiện nhóm các nhóm chữ nhật kích thước 2 n ô (cụ thể hơn ở mục 5.5.3).
- Tìm những tín hiệu chung trong mỗi nhóm đã khoanh.
- Từ những tín hiệu chung, viết lại phương trình rút gọn dưới dạng SOP hoặc POS.
5.5.3. Nguyên tắc nhóm các tín hiệu:
- Không nhóm ô 0 (đối với SOP) hoặc không nhóm ô 1 (đối với POS).
- Không nhóm ô theo đường chéo.

Trang 113
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

- Chỉ thực hiện nhóm với số lượng ô là 1, 2, 4, 8, 16,… ( 2 n ô) trong mỗi nhóm.
- Thực hiện nhóm với số lượng ô nhiều nhất có thể trong mỗi nhóm.
- Không để dư bất kì số 1 (đối với SOP) hoặc số 0 (đối với POS) khi kết thúc nhóm.
- Một ô có thể được chia sẻ cho nhiều nhóm cùng nhóm với nhau ô này.
- Có thể thực hiện nhóm giữa hai đầu mút của bìa Karnaugh theo phương X hoặc
phương Y (cuộn tròn bìa).
- Số lượng nhóm tạo ra phải là tối thiểu.
5.5.4. Xử lý tín hiệu lơ lửng trong bìa Karnaugh:
Như đã tìm hiểu ở mục 5.1.1.2, ta biết rằng các tín hiệu trạng thái lửng (don’t care)
thì có thể mang cả hai mức tín hiệu 0 và 1. Do đó, trong bìa Karnaugh ta có thể xem đây
là tín hiệu mức 1 (bài toán SOP) hoặc là mức 0 (bài toán POS) và nó có ký hiệu là “x”
hoặc “*” trong bìa.
5.5.5. Một số ví dụ điển hình:
5.5.5.1. Bài toán SOP:
Thực hiện rút gọn phương trình logic sau sử dụng phương pháp bìa Karnaugh:

f(A,B,C)   m  3,6,7 

Lập bảng sự thật:


Thứ tự thập INPUT Phần tử OUTPUT
phân A B C Y
0 0 0 0
1 0 0 1
2 0 1 0
3 0 1 1 ABC 1
4 1 0 0
5 1 0 1
6 1 1 0 ABC 1
7 1 1 1 ABC 1

Phương trình logic dạng SOP: Y  ABC  ABC  ABC .


Lập bìa Karnaugh và thực hiện nhóm tín hiệu:

Trang 114
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

AB 00 01 11 10
C
0 1
1 1 1

Tìm tín hiệu chung trong các nhóm:


- Nhóm chữ nhật: AB
- Nhóm bầu dục: AC
Phương trình rút gọn: Y  AB  AC
5.5.5.2. Bài toán POS:
Thực hiện rút gọn phương trình logic sau sử dụng phương pháp bìa Karnaugh:

  
Y  A  B A  B  A  B

Lập bảng sự thật:


Thứ tự thập INPUT Phần tử OUTPUT
phân A B Y
0 0 0 AB 0
1 0 1
2 1 0 AB 0
3 1 1 AB 0

Lập bìa Karnaugh và thực hiện nhóm tín hiệu:


A 0 1
B
0 0 0
1 0

Tìm tín hiệu chung trong các nhóm:


- Nhóm chữ nhật: A
- Nhóm bầu dục: B
Phương trình rút gọn: Y  AB

Trang 115
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

5.5.5.3. Bài toán có tín hiệu lơ lửng:


Thiết kế mạch logic với yêu cầu ngõ ra là mức 0 nếu 4 bit nhị phân ngõ vào là số
chia hết cho 3, còn lại là mức 1. Giá trị ngõ ra chỉ xác định khi 4 bit nhị phân là số
lớn hơn 2. Sử dụng phương pháp Minterm và Maxterm để giải bài toán.

Lập bảng sự thật:


Thứ tự thập INPUT Phần tử OUTPUT
phân A B C D Y
0 0 0 0 0 *
1 0 0 0 1 *
2 0 0 1 0 *
3 0 0 1 1 0
4 0 1 0 0 1
5 0 1 0 1 1
6 0 1 1 0 0
7 0 1 1 1 1
8 1 0 0 0 1
9 1 0 0 1 0
10 1 0 1 0 1
11 1 0 1 1 1
12 1 1 0 0 0
13 1 1 0 1 1
14 1 1 1 0 1
15 1 1 1 1 0

Phương trình logic:

- Dạng SOP: Y   m  4,5,7,8,10,11,13,14    d  0,1,2 

- Dạng POS: Y   M  3,6,9,12,15    D  0,1,2 

Lập bìa Karnaugh và thực hiện nhóm tín hiệu:

Trang 116
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

- Dạng SOP:
AB 00 01 11 10
CD
00 x x x
01 1 1 1
11 1 1
10 1 1 1

- Dạng POS:
AB 00 01 11 10
CD
00 x x 0 x
01 0
11 0 0
10 0

Phương trình rút gọn:

YSOP  AC  BD  ABD  BCD  ACD  ABC

   
YPOS   C  D  A  B  C A  B  C  D A  B  C  D A  B  C  D 

Trang 117
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

5.6. MẠCH FLIP-FLOPS


Mạch flip-flops là mạch logic sử dụng các cổng logic để hoạt động và thường được trang
bị tích hợp trong các mạch IC. Các mạch flip-flops thường có chức năng tạo bộ đếm hoặc
làm thanh ghi dịch mở rộng trong các mạch IC này. Có nhiều loại flip-flops với cấu tạo và
chức năng khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là luôn sử dụng chốt S-R trong cấu
tạo các mạch này.
5.6.1. Chốt S-R: (S-R Latches)
Chốt S-R luôn được trang bị trong các mạch flip-flops với cấu tạo là hai cổng NOR
với hai tín hiệu đầu vào R (reset) và S (set) có sử dụng tín hiệu hồi tiếp cho đầu input
còn lại trên mỗi cổng qua tín hiệu output. Có hai tín hiệu output là Q và Q .

(Hình 5.34: Chốt S-R và bảng sự thật)

Giả sử ban đầu hai tín hiệu output Q và Q lần lượt là 0 và 1. Khi ta thực hiện cấp tín
hiệu hai input R  1,S  0 thì tín hiệu 1 từ Q sẽ được hồi tiếp về đầu input còn lại của
cổng NOR R và cho ra output là 0. Tín hiệu 0 này sẽ lại được hồi tiếp về đầu input còn
lại của cổng NOR S và cho ra output là 1. Tương tự khi ta đảo trạng thái cho các input
ở các trường hợp khác thì nguyên lý hoạt động cũng xảy ra tương tự.
Tuy nhiên, khi ta cấp hai tín hiệu input R  1,S  1 thì chốt sẽ không hoạt động do ở
trường hợp này đầu ra output là Q  Q  0 thì vô lý.

Trang 118
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 5.35: Biểu đồ thời gian của chốt S-R)

5.6.2. Mạch Flip-Flops S-R:


Mạch Flip-Flops S-R cấu tạo gồm chốt S-R kết hợp với hai cổng AND với các tín
hiệu input là S, R và CLK (clock). Tín hiệu CKC hay gọi là xung clock này với chức
năng diều khiển hoạt động mạch flip-flops và luôn có ở các mạch flip-flops.

(Hình 5.36: Mạch FF S-R và bảng sự thật)

Ở mạch FF S-R, ta có thể dự đoán được tín hiệu ở trạng thái tiếp theo Q(t+1) của
mạch khi biết được các tín hiệu S, R và Q(t) (trạng thái hiện tại của mạch). Thông qua
phương pháp bìa Karnaugh mà ta có thể tìm được phương trình ngõ ra Q(t+1) theo ba
tín hiệu này.

Q  t  1  S  RQ(t)

Trang 119
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 5.37: Sử dụng bìa Karnaugh để xác định output của mạch FF S-R)

5.6.3. Mạch Flip-Flops D:


Mạch Flip-Flops D có cấu tạo gồm chốt S-R kết hợp với hai cổng AND cùng một
cổng NOT với chỉ duy nhất một tín hiệu input D.

(Hình 5.38: Mạch FF D và bảng sự thật)

Ở mạch FF D, ta có phương trình ngõ ra:


Q(t  1)  D

Sự bằng nhau về mức tín hiệu này là do sự góp mặt của tín hiệu xung clock CKC luôn
đảo trạng thái liên tục. Với hệ quả này, FF D có chức năng đệm dòng để nâng dòng tải
lên với các tín hiệu input từ các vi điều khiển vói dòng điện chỉ vào khoảng 25mA.

Trang 120
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 5.39: Biểu đồ thời gian của mạch FF D)

5.6.4. Mạch Flip-Flops JK:


Mạch Flip-Flops JK có cấu tạo gồm chốt S-R kết hợp với hai cổng AND với hai tín
hiệu đầu vào J và K cùng với sự hồi tiếp tín hiệu giữa các cổng AND với các cổng OR
trong chốt.

(Hình 5.40: Mạch FF JK và bảng sự thật)

Ở FF JK, ta có phương trình ngõ ra:

Q(t  1)  JQ  t   KQ  t 

Tuy nhiên, khi tín hiệu input J  1,K  1 thì sẽ xảy ra sự đảo tín hiệu liên tục giữa
trạng thái hiện tại Q(t) và trạng thái tiếp theo Q(t+1). Chính sự đảo tín hiệu liên tục này
mà FF JK có ứng dụng trong các mạch đếm tuần tự (sẽ trình bày cụ thể ở mục 5.7).

Trang 121
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 5.41: Biểu đồ thời gian của mạch FF JK)

5.6.5. Mạch Flip-Flops T:


Mạch Flip-Flops T có cấu tạo gồm chốt S-R kết hợp với hai cổng AND với duy nhất
tín hiệu input là T.

(Hình 5.42: Mạch FF T và bảng sự thật)

Ở mạch FF T, ta có phương trình ngõ ra:

Q  t  1  TQ(t)  TQ(t)  T  Q(t)

(Hình 5.43: Biểu đồ thời gian của mạch FF T)

Trang 122
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

5.7. MẠCH ĐẾM TUẦN TỰ


5.7.1. Mạch đếm nhị phân:
Sử dụng mạch Flip-Flops JK với các chân J và K được nối với nguồn điện áp ở mức
logic HIGH (mức 1). Chân C (clock) được mắc với một bộ tạo xung với các tín hiệu
mức 0 và 1 đảo nhau liên tục.

(Hình 5.44: Mạch đếm nhị phân và biểu đồ thời gian giữa chân C và chân Q)

5.7.2. Mạch đếm không đồng bộ:


5.7.2.1. Bộ đếm lên 4bit:
Sử dụng 4 Flip-Flops JK để tạo thành bộ đếm. Các FFJK này được mắc với ngõ ra
của FF trước sẽ là ngõ vào chân C của FF sau tạo thành một trạng thái thay đổi tín
hiệu không đồng bộ (xuất hiện độ trễ khi chuyển tín hiệu giữa các FF).

(Hình 5.45: Bộ đếm lên 4bit và biểu đồ thời gian)

Trang 123
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Dựa vào biểu đồ thời gian, ta có thể thấy ngõ ra Q0 (LSB) của FFJK số 1 chỉ thay
đổi khi xung C đảo trạng thái cụ thể là tác động theo cạnh RE (rising edge hay cạnh
sườn dương) từ mức 0 lên mức 1. Còn các ngõ ra Q1, Q2, Q3 (MSB) chỉ thay đổi
trạng thái khi các xung trước đó Q0, Q1, Q2 tương ứng đảo trạng thái theo kiểu tác
động cạnh FE (falling edge hay cạnh sườn xuống).
Nguyên lý hoạt động tương tự đối với bộ đếm xuống 4bit.
5.7.2.2. Bộ đếm đồng thời lên và xuống:

Cấu tạo tương tự bộ đếm lên nhưng khác nguồn đầu vào sử dụng thêm chân Q i để
thực hiện cấp tín hiệu input cho FF phía sau. Do có sử dụng chân Q nên khi Q đảo
trạng thái lên hoặc xuống thì Q cũng sẽ đồng thời đảo trạng thái xuống hoặc lên
tương ứng.

(Hình 5.46: Bộ đếm đồng thời lên và xuống)

(Hình 5.47: Biểu đồ thời gian của mạch đếm lên và mạch đếm xuống)
Trang 124
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

5.7.3. Mạch đếm đồng bộ:


Với tín hiệu xung C được nối song song với tất cả FFJK nên tín hiệu sẽ truyền vào
đồng thời tạo sự đếm đồng bộ với nhau (không có độ trễ).

(Hình 5.48: Bộ đếm lên đồng bộ)

(Hình 5.49: Bộ đếm xuống đồng bộ)

Count Up: HIGH

Count Down: LOW

(Hình 5.50: Bộ đếm lên và xuống đồng bộ)

Trang 125
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

5.7.4. Mạch đếm với encoder:


5.7.4.1. Encoder:
Encoder bao gồm một đĩa tròn kim loại được lắp chặt vào trục của nó thông qua
mối ghép hàn. Trên đĩa tròn này người ta đục nhiều lỗ nhỏ, số lỗ nhỏ này cũng chính
là độ phân giải của encoder.

(Hình 5.51: Cấu tạo của encoder)

Encoder gồm hai dạng chính:


Dạng tích hợp trong các động cơ điện: luôn xuất hiện trong các động cơ AC
servo với chức năng đo vị trí, góc quay cũng như tốc độ quay của rotor.
Dạng lắp rời: dùng để đo vị trí, góc quay và tốc độ của các cơ cấu như bánh đai,
puly, trục, động cơ,…
5.7.4.2. Encoder trong bộ đếm:

(Hình 5.52: Mạch đếm sử dụng encoder)

Trang 126
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Trên encoder có gắn các led phát sáng và trên mạch đếm gắn các phototransistor
để thu ánh sáng phát ra từ led của encoder. Khi endoder quay đến các vị trí lỗ nhỏ thì
ánh sáng từ led sẽ xuyên qua lỗ và phototransistor nhận tín hiệu này và sẽ gửi đi tín
hiệu xung mức 1 (khi ánh sáng không lọt qua nữa thì là mức 0).
Dựa vào tần số phát xung này ta có thể xác định được tốc độ quay của đĩa và dựa
vào số lượng xung tạo ra mà xác định được số vòng quay của encoder. Các số liệu
này được hiển thị qua led 7 đoạn thông qua mạch đếm.

Encoder Mitsubishi
Độ phân giải: 218

(Hình 5.53: Encoder với độ phân giải cao sử dụng mạ hóa từ kết hợp đầu đọc từ)

Encoder thường có 3 kênh chính:


Kênh A: hiển thị số xung đọc được.
Kênh B: cũng hiển thị số xung nhưng nó thể hiện sự lệch pha với kênh A từ đó
xác định được chiều quay của encoder.
Kênh Z: khi encoder quay hết một vòng thì kênh này sẽ tính là một xung.
Kênh Z có chức năng reset số xung trên hai kênh A và B để tránh tràn bộ nhớ
trên hai kênh này. Đồng thời, nó cũng đóng chức năng về home cho máy để đảm
bảo encoder luôn trong trạng thái an toàn.

Trang 127
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Chương 6

KHÍ CỤ ĐIỆN

Nội dung:
6.1. Tổng quan
6.2. Khí cụ điện đóng ngắt thủ công
6.3. Khí cụ điện đóng ngắt tự động
6.4. Khí cụ điện chuyển đổi tín hiệu thủ công
6.5. Khí cụ điện bảo vệ mạch điện
6.6. Khí cụ điện chỉ thị
6.7. Khí cụ điện chuyển đổi công suất
6.8. Khí cụ điện điều khiển

Trang 128
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

6.1. TỔNG QUAN


6.1.1. Định nghĩa:
Khí cụ điện được sử dụng để đóng ngắt, điều khiển, điều chỉnh và bảo vệ mạch điện.
6.1.2. Phân loại:
Theo chức năng:
- Đóng ngắt lưới điện
- Khởi động, điều khiển tốc độ, dòng điện và điện áp của máy điện
- Bảo vệ lưới điện
- Duy trì tham số của hệ thống điện là tham số (chẳng hạn duy trì cos   0.9 )
- Hiển thị hoặc đo hệ thống điện
Theo điện áp:
- Điện cao thế: có giá trị hiệu dụng VRMS  100kV (trong các nhà máy phát điện)

- Điện trung thế: có giá trị hiệu dụng 1000V  VRMS  100kV

- Điện hạ thế: có giá trị hiệu dụng VRMS  1000V (trong các nhà máy, hộ gia đình)

Theo dòng điện:


- Điện DC
- Điện AC
Theo nguyên lý làm việc:
- Điện cơ
- Điện từ
- Điện nhiệt

Theo điều kiện làm việc:
- Vùng nhiệt đới
- Vùng ôn đới

Trang 129
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

6.2. KHÍ CỤ ĐIỆN ĐÓNG NGẮT THỦ CÔNG


6.2.1. MCB: (Miniature circuit breakers)
6.2.1.1. Cấu tạo – đấu dây:
MCB lả thiết bị cơ điện tự động có chức năng bảo vệ mạch điện khi bị quá dòng.
Tùy theo số cực mà MCB có cấu tạo và đối tượng làm việc khác nhau:
- Một cực (1P): sử dụng cho điện DC hoặc điện AC với chức năng ngắt 1 dây
nguồn.
- Hai cực (2P): sử dụng cho điện DC hoặc điện AC với chức năng ngắt cả 2 dây
nguồn.
- Ba cực (3P): sử dụng đối với điện AC ba pha mắc kiểu sao (Y).
- Bốn cực (4P): sử dụng đối với điện AC ba pha mắc kiểu tam giác ().

Nét đứt thể hiện các tiếp


điểm được tác động
đồng thời

(Hình 6.1: Kí hiệu của MCB có số tiếp điểm ứng với số pha tương ứng)

(Hình 6.2: MCB với các số cực khác nhau)

Trang 130
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Khi đấu dây vào các tiếp điểm (terminal) của MCB thường sử dụng đầu cos (dạng
chữ Y hoặc tròn) để cố định dây nguồn trong quá trình hoạt động không bị tuột hoặc
đứt.

(Hình 6.3: Đầu cos chữ Y và đầu cos tròn)

6.2.1.2. Thông số lưu ý:


Công suất:
- Công suất biểu kiến:

Apparent power  3.V.I (three phase)


 V.I (sin gle phase)

- Công suất thực:


Real power  Apparent power  cos 
 0.745  Horse power

Dòng điện định mức: từ 0.5A đến 100A (thường thấp hơn 125A)
Dãy dòng điện định mức tiêu chuẩn:
1, 2, 3, 4, 6, 10, 13, 16, 20, 25, 32, 40, 50, 63, 100 (A)
Điện áp hệ thống: 240V (nếu nguồn là 220V) hoặc 400V (nếu nguồn là 380V)
6.2.1.3. Nguyên lý hoạt động:
Hoạt động dựa trên nguyên tắc đóng ngắt tiếp điểm thông qua cần gạt (level arm):
- Chế độ ON: tiếp điểm thường đóng (NC) nên dòng điện có thể đi qua.
- Chế độ OFF: tiếp điểm thường mở (NO) nên ngăn dòng điện đi qua.
Cơ chế bảo vệ quá dòng (trip): khi dòng điện có giá trị lớn hơn giá trị định mức
của MCB thì MCB sẽ thực hiện chức năng bảo vệ quá dòng (overcurrent). Do trong
MCB có một thanh lưỡng kim (bimetalic) được thiết kế đảm bảo dòng điện qua MCB
nhỏ hơn giá trị định mức. Vì thế, khi I  I rated thì thanh lưỡng kim này sẽ sinh nhiệt
và biến dạng để ngắt duy trì trạng thái của thanh gài (thanh gài hạ xuống) dẫn đến
Trang 131
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

tiếp điểm khi này hở ra ngăn dòng điện đi qua MCB (tại trạng thái này thì cần gạt sẽ
nằm lơ lửng giữa hai vị trí ON và OFF).

(Hình 6.4: Nguyên lý hoạt động của MCB)

6.2.1.4. Phân loại:


Loại B C D K
Dòng điện  3  5 I rated  5  10  I rated 10  20  I rated  8  10  I rated
quá tải ( I trip )
Thời gian  0.4  13 s  0.4  5 s  0.4  3 s  0.4  3 s
chờ kích
hoạt trip
Loại tải áp Bóng đèn Máy điện Biến áp nhỏ Tải cảm ứng
dụng Lò sưởi Tủ lạnh UPS
Quạt Động cơ nhỏ
Máy bơm
(công suất nhỏ
nhưng dòng
khởi động lớn)

6.2.1.5. Đặc điểm:


Ưu điểm:
- An toàn khi đóng ngắt so với cầu dao sứ (do có khay ngăn cách)
- Thời gian hồi phục nhanh (chỉ điều chỉnh cần gạt khi trip diễn ra)
- Khi mạch quá tải sẽ tự động ngắt
- Dễ dàng phát hiện nếu bị trip

Trang 132
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Nhược điểm:
- Cần thời gian để trip (cầu dao sứ có thể trip ngay)
- Cấu tạo cồng kềnh
- Có khả năng tỏa nhiệt trên thanh lưỡng kim
- Chi phí cao so với cầu dao thông thường
- Không có chức năng bảo vệ rò dòng (chống giật)
6.2.1.6. Bài tập thiết kế:
Bài tập 6.1: Thiết kế MCB thích hợp với tải là động cơ một pha có công suất 2HP,
điện áp 220V, cos   0.8 ( xác định các thông số dòng định mức, điện áp hệ thống,
số cực, loại)
Lời giải
Preal  0.745  Phorse  0.745  2  1.5kW
Preal 1.5
Papparent    1.875kW
cos  0.8
Papparent 1.875
I rated    8.52A
V 220
I s tan dard
rated
 10A
Vsystem  240V
Pole : 2P / 1P
Type : C
Bài tập 6.2: Thiết kế MCB thích hợp với tải là 10 bóng đèn 40W, 2 tivi 90W, 1 tủ
lạnh 150W và 1 máy lạnh 1HP, cos   0.8 (xác định các thông số dòng định mức,
điện áp hệ thống, số cực, loại)
Lời giải:
cos   0.8
Preal  10  40  2  90  150  745  1475W
Preal 1475
Papparent    1843W
cos  0.8

Trang 133
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Papparent 1843
I rated    8.4A
V 220
I s tan dard
rated
 10A
Vsystem  240V
Pole : 2P / 1P
Type : C
6.2.2. MCCB: (Molded case circuit breakers)
Có nguyên lý hoạt động gần giống với MCB (có cơ chế bảo vệ quá tải và không có
chức năng chống rò dòng) nhưng hoạt động với công suất lớn hơn (dòng tải từ 63 đến
3000A) nên thường được sử dụng trong các hệ thống lớn có nhiều phụ tải.
Đối với các MCCB có dòng tải định mức trên 500A thường sử dụng kèm theo ACB
(air circuit breakers) để đóng ngắt cần gạt của MCCB bằng khí nén.

(Hình 6.5: MCCB với số cực khác nhau)

(Hình 6.6: ACB – Air circuit breakers)

Trang 134
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

6.2.3. ELCB: (Earth leakage circuit breakers)


Là khí cụ điện có chức năng chính là phát hiện dòng rò và bảo vệ mạch điện khỏi
dòng rò (bảo vệ con người khỏi điện giật).
Có hai loại ELCB:
- ELCB hoạt động dựa trên điện áp (VOELCB – Voltage operated ELCB)
- ELCB hoạt động dựa trên dòng điện (RCD – Residual current device)

Điều chỉnh
dòng rò

Dòng rò
cố định

Test chức
năng trip

Terminal Terminal nối


nối nguồn vỏ và nối đất

(Hình 6.7: VOELCB và RCD)

6.2.3.1. VOELCB: (Voltage operated ELCB)

(Hình 6.8: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của VOELCB)

Hai tiếp điểm nối nguồn với chức năng đóng ngắt VOELCB. Bên cạnh đó, cuộn
dây nối đất (earth rod) với hai tiếp điểm nối đất và nối đến vỏ hộp có chức năng phát

Trang 135
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

hiện dòng rò. Trong trường hợp xảy ra dòng rò, khi con người đặt tay vào vỏ hộp thì
dòng rò sẽ đi qua người và không có dòng điện qua dây rò (màu lục) nữa dẫn đến sự
sụt áp trên cuộn dây. Khi này các tiếp điểm nguồn sẽ bị ngắt để bào vệ rò dòng.
Lưu ý rằng, VOELCB cũng như RCD không có cơ chế bảo vệ quá dòng như
MCCB và VOELCB thường được sử dụng trong các nhà máy do yêu cầu có dây nối
đất.
6.2.3.2. RCCB: (Residual current circuit device)

(Hình 6.9: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của RCD)

Còn được gọi là RCD, RCB hay RCBO. Hoạt động dựa trên định luật Kirchhoff
về dòng điện (KCL). Khi chưa xảy ra rò dòng, dòng điện ngõ vào trên cuộn sơ cấp
bằng dòng điện ngõ ra trên cuộn thứ cấp ( I in  I out ) thì cuộn dây cảm ứng (sensing
coil) không có điện áp chênh lệch và không tác động đến các tiếp điểm nguồn. Khi
xảy ra hiện tượng rò dòng, dòng điện từ cuộn sơ cấp đi vào con người và chỉ một
phần đi vào cuộn thứ cấp nên sẽ xuất hiện chênh lệch điện áp trên cuộn dây cảm ứng
( I in  I out ) và cuộn dây cảm ứng tạo tín hiệu tác động đến các tiếp điểm nguồn để
ngắt các tiếp điểm này bảo vệ con người khỏi dòng rò.
Khi nhấn nút Test, dòng điện qua cuộn sơ cấp và bỏ qua cuộn thứ cấp (by pass)
tạo sự chênh lệch điện áp trên cuộn cảm ứng và thực hiện ngắt các tiếp điểm nguồn.
RCCB thích hợp sử dụng trong các hộ gia đình do không yêu cầu nối dất.
Trong thiết kế mạch điện, người ta luôn lắp mạch theo thứ tự MCB – RCCB – Tải
để luôn đảm bảo các trường hợp ngắn mạch hay giật điện không xảy ra đảm bảo an
toàn cho người sử dụng và hệ thống.

Trang 136
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

6.3. KHÍ CỤ ĐIỆN ĐÓNG NGẮT TỰ ĐỘNG


6.3.1. Công tắc cơ: (Contactor)
6.3.1.1. Khái niệm – cấu tạo:
Contactor là khí cụ điện được sử dụng để đóng ngắt nguồn cho cả hệ thống điện
hoặc tải.
Cấu tạo của contactor bao gồm các tiếp điểm chính thường mở (NO) hoạt động
đồng thời cùng với các tiếp điểm phụ với chức năng duy trì trạng thái hoặc báo trạng
thái của contactor. Bên cạnh đó contactor còn có cuộn dây để cấp điện DC hoặc AC
có chức năng điều khiển trạng thái đóng ngắt của các tiếp điểm.

Tiếp điểm
chính

Tiếp điểm
Nút ấn kiểm phụ NO
tra trạng thái
tiếp điểm
Tiếp điểm
phụ NC

Đầu cấp điện áp


vào cuộn dây

(Hình 6.10: Contactor)

(Hình 6.11: Ký hiệu của contactor)

Trang 137
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

6.3.1.2. Nguyên lý hoạt động:

(Hình 6.12: Nguyên lý hoạt động của contactor)

Hoạt động dựa trên nguyên lý điện cơ. Khi đưa dòng điện vào cuộn dây (màu cam)
thì xuất hiện lực từ trong cuộn dây, lực từ này lớn hơn lực đàn hồi của lò xo nên sẽ
hút các tiếp điểm của contactor đóng lại và cho phép dòng điện đi qua. Khi ngừng
cấp dòng cho cuộn dây, lực từ khi này biến mất và lực hồi phục từ lò xo đẩy các tiếp
điểm này trở về trạng thái hở ban đầu và dòng điện không thể lưu thông.
Trong quá trình vận hành contactor nên lưu ý những điều sau:
- Nếu điện áp trên cuộn dây cấp vào ban đầu không đạt mức yêu cầu của
contactor thì lực từ dù xuất hiện cũng không đủ lớn để thắng được lực đàn hồi
của lò xo nên contactor không dẫn điện.
- Do contactor hoạt động dựa trên các tiếp điểm cơ khí nên khi contactor hoạt
động với thường xuyên với tần số đóng ngắt cao sẽ làm giảm tuổi thọ của
contactor.
- Khi dòng điện qua contactor vượt quá giá trị định mức cho phép của contactor
thì sẽ xảy ra hiện tượng nóng chảy trên các tiếp điểm làm các tiếp điểm này dính
chặt với nhau dẫn đến lò xo không thể trở về được vị trí ban đầu của nó
(contactor hỏng).

Trang 138
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

6.3.2. Relay điện cơ: (Electromechanical relay)


Relay điện cớ bao gồm phần vỏ trong suốt bằng nhựa để có thể quan sát được tình
trạng của các tiếp điểm trong đó và phần đế (socket) để cố định phần vỏ thông qua thanh
gài và để nối dây với các tiếp điểm (terminal).

(Hình 6.13: Relay điện cơ có 4 tiếp điểm)

(Hình 6.14: Kí hiệu relay điện cơ)

Có nguyên lý hoạt động tương tự như contactor (nguyên lý điện cơ) là sử dụng lực từ
của cuộn dây để điều khiển đóng ngắt các tiếp điểm. Dựa trên số tiếp điểm mà relay điện
cơ được chia thành nhiều loại: SPDT (single point double throw – 1 tiếp điểm), DPDT
(double point double throw – 2 tiếp điểm),…

(Hình 6.15: Nguyên lý làm việc của relay điện cơ)

Trang 139
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Nhưng về yêu cầu dòng tải thì relay điện cơ chịu được dòng tải không lớn (tối đa
10A) trong khi contactor thì cho phép dòng tải công suất rất lớn. Do vậy, relay điện cơ
có cấu tạo nhỏ, gọn, chi phí thấp và được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình.

(Hình 6.16: Sơ đồ đấu dây của relay điện cơ 4 tiếp điểm)

Các chân 4, 3, 2, 1: tiếp điểm thường đóng NC


Các chân 8, 7, 6, 5: tiếp điểm thường mở NO
Các chân 13, 14: terminal nối cuộn dây
Các chân 12, 11, 10, 9: chân com
Các chân 14, 13: chân input

6.3.3. Relay bán dẫn: (Solid state relay)


Relay bán dẫn không sử dụng tiếp điểm cơ học như contactor hay relay điện cơ mà
thay vào đó là các linh kiện bán dẫn. Các tín hiệu ngõ vào và ngõ ra cũng được cách ly
bằng tín hiệu quang học (ánh sáng).
Nhờ những đặc điểm trên mà relay bán dẫn khắc phục được các khuyết điểm của
contactor và relay điện cơ::
- Có thể hoạt động với tần số đóng ngắt cao (đạt 100Hz).
- Có chức năng tản nhiệt hạn chế nóng chảy trên các tiếp điểm bán dẫn.

(Hình 6.17: Kí hiệu của relay bán dẫn)


Trang 140
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Tín hiệu Input


và Output

(Hình 6.18: Relay bán dẫn)

6.3.4. Relay bảo vệ quá tải: (Overload relay)


Overload relay (còn gọi là đuôi nhiệt) có chức năng bảo vệ quá tải (tải động cơ) và
thường được mắc kết hợp với contactor. Khi hiện tượng quá tải xảy ra thì trạng thái thì
overload relay sẽ kích hoạt trạng thái trip bằng cách đảo trạng thái các cặp tiếp điểm 95-
96 và 97-98.

(Hình 6.19: Kí hiệu của overload relay 1P và 3P)

(Hình 6.20: Mắc kết hợp giữa overload relay và contactor)


Trang 141
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Tuy nhiên, overload relay chỉ có thể chịu được dòng tải trên dưới 10A. Trong trường
hợp dòng tải lớn hơn thì overload relay phải sử dụng kèm với bộ biến dòng CT (current
transformer) để hạ dòng tải xuống trước khi đưa vào overload relay.

(Hình 6.21: CT – Current transformer)

6.3.5. Relay hẹn giờ: (Timer relay)


Khi cấp nguồn cho relay hẹn giờ thì relay này sẽ thực hiện đếm thời gian đến khi
đúng thời điểm sẽ đảo trạng thái của tiếp điểm. Thường được ứng dụng trong điều khiển
động cơ không đồng bộ ba pha trong việc thực hiện chuyển đổi khởi động sao – tam
giác. Để reset lại relay hẹn giờ thì thực hiện ngắt nguồn cấp cho relay.

(Hình 6.22: Kí hiệu của relay hẹn giờ thường mở và thường đóng)

(Hình 6.23: Relay hẹn giờ)


Trang 142
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

6.4. KHÍ CỤ ĐIỆN CHUYỂN ĐỔI TÍN HIỆU THỦ CÔNG


6.4.1. Nút nhấn: (Push button)
Có chức năng thay đổi trạng thái của hệ thống tùy vào chức năng của mỗi nút nhấn
(run, stop, reset). Nút nhấn gồm lò xo giúp các tiếp điểm có thể trở về trạng thái ban đầu
sau khi đảo trạng thái. Có hai loại nút nhấn chính:
- Nút nhấn có chốt trạng thái: giữ trạng thái của nút nhấn sau khi đảo trạng thái.
- Nút nhấn không có chốt trạng thái: không giữ trạng thái của nút nhấn sau khi đảo
trạng thái (khi thả tay ra thì trở về trạng thái ban đầu).

(Hình 6.24: Kí hiệu của nút nhấn có chốt trạng thái và không có chốt trạng thái)

(Hình 6.25: Nút nhấn)

6.4.2. Nút dừng khẩn cấp: (Emergency button)


Còn được gọi là công tắc E-stop. Được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp máy cần
phải được dừng khẩn cấp. Khi nhấn vào E-stop thì toàn bộ chi tiết trong hệ thống phải
đứng yên lập tức không được hoạt động. Vì tính khẩn cấp khi sử dụng nên E-stop có nút
nhấn với kích thước lớn và màu nổi bật để người vận hành có thể thấy và nhấn ngay lập
tức. Tiếp điểm trên E-stop thường là tiếp điểm thường đóng NC.

Trang 143
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 6.26: Nút dừng khẩn cấp)

Để E-stop trở về trạng thái ban đầu (reset), thì ta vặn E-stop theo chiều kim đồng hồ
để thực hiện reset trạng thái cho E-stop. Điều này cũng tạo nên quy trình phức tạp khi
khởi động hệ thống máy trong các nhà máy qua nhiều quy trình khi khởi động một hệ
thống máy (càng nhiều quy trình khởi động thì hệ thống càng đảm bảo tính an toàn).
6.4.3. Núm vặn công tắc: (Selector)
Có chức năng điều chỉnh hai hay nhiều chế độ hoạt động khác nhau (2 vị trí, 3 vị
trí,…) trong mạch điện bằng cách xoay núm vặn.

(Hình 6.27: Kí hiệu núm vặn công tắc có chốt trạng thái và không có chốt trạng thái)

(Hình 6.28: Núm vặn công tắc)


Trang 144
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

6.4.4. Cần gạt điều khiển: (Joystick switch level)


Cần gạt điều khiển có chức năng tương tự như núm vặn công tắc. Khi gạt hết mức
cần gạt về một vị trí nhất định thì tương ứng với mỗi chế độ hoạt động của mạch điện.

(Hình 6.29: Ký hiệu của cần gạt điều khiển)

(Hình 6.30: Cần gạt điều khiển)

6.4.5 . Công tắc hành trình: (Limit switch)


Công tắc hành trình là thiết bị điện cơ dùng để phát hiện ra đối tượng khi đối tượng
tác động lên đầu công tác của công tắc. Gồm nhiều loại:
- Dạng con lăn (roller)
- Dạng cần gạt có con lăn (lever)
- Dạng tịnh tiến (plunger)
- Dạng cần lắc (whisker)

Trang 145
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 6.31: Kí hiệu của công tắc hành trình)

(Hình 6.32: Các dạng của công tắc hành trình)

Khi cần gạt công tác của công tắc hành trình tiếp xúc với đối tượng khiến đầu công
tác này chuyển dời đến một đoạn. Khi đến sự chuển dời này đến vị trí xác định thì công
tắc hành trình thực hiện đảo trạng thái. Đối với công tắc dạng tịnh tiến thì nên lắp thêm
cửa chặn cơ khí trên đầu công tác để tránh tiếp xúc trực tiếp với lực tác động từ đối
tượng.

(Hình 6.33: Nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình dạng cần gạt con lăn)

Trang 146
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

6.5. KHÍ CỤ ĐIỆN BẢO VỆ MẠCH ĐIỆN


6.5.1. Cầu chì: (Fuse)
Cầu chì có chức năng bảo vệ tránh quá dòng trên mạch điện. Gồm hai loại chính:
- Cầu chì ống: với vỏ thủy tinh và lõi là vật liệu dẫn điện có nhiệt độ nóng chảy
thấp. Nếu dòng điện qua cầu chì lớn hơn chỉ số cho phép của cầu chì thì lõi sẽ nóng
chảy và đứt để bảo vệ mạch (cầu chì bị phá hủy). Khi này ta phải thay thế bằng
một cầu chì mới.
- Cầu chì sứ: chức năng tương tự cầu chì ống và được thiết kế trong hộp đựng
(holder) để tiện cho việc thay thế cầu chì.

(Hình 6.34: Kí hiệu cầu chì thông thường và cầu chì có thể đóng ngắt)

(Hình 6.35: Cầu chì ống và hộp đựng)

(Hình 6.36: Cầu chì sứ và hộp đựng)

Trang 147
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

6.5.2. Khí cụ chống sét lan truyền: (SPD – Surge protector)


Có chức năng bảo vệ các thiết bị điện trong lưới điện khỏi điện áp cao từ sấm sét bằng
cách hấp thụ lượng điện áp này (tránh được sự quá áp, cháy nổ trong lưới điện). Thường
được trang bị trong các lưới điện gia đình trong trường hợp không có cột thu lôi gần đó
hay trong các hệ thống điện mặt trời (bảo vệ inverter của hệ thống mặt trời).

(Hình 6.37: Kí hiệu và lắp đặt SPD)

Trang 148
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

6.6. KHÍ CỤ ĐIỆN CHỈ THỊ


6.6.1. Đèn báo pha: (Pilot lamp)
Đèn báo pha có chức năng cảnh báo, hiện thị, xác nhận điện áp trên các đoạn mạch
có ở trạng thái hoạt động tương ứng hay không (trạng thái run, stop, standby). Nếu trạng
thái được kích hoạt thì đèn sáng và ngược lại.

(Hình 6.38: Kí hiệu đèn báo pha đỏ và lục)

(Hình 6.39: Đèn báo pha)

6.6.2. Đèn tháp: (Tower lamp)


Đèn tháp được dùng để báo hiệu các trạng thái hoạt động khác nhau của máy hoặc hệ
thống (đặc biệt trong các máy có chức năng tự động). Có nhiều loại đèn tháp dựa trên
số tầng như đèn tháp một tầng, đèn tháp hai tầng,… (phổ biến nhất là đèn tháp ba tầng)
Đèn tháp thường được đặt tại đỉnh của thân máy hoặc tủ điện để người vận hành dễ
quan sát nhất. Một số đèn tháp cũng được trang bị ở các robot có chức năng vận chuyển
trong các nhà xưởng.

Trang 149
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

(Hình 6.40: Kí hiệu và các loại đèn tháp)

Tín hiệu đỏ: trạng thái alarm (dừng hoạt động)


Tín hiệu vàng: trạng thái stand-by (chờ), trạng thái về home hoặc manual (thủ công)
Tín hiệu xanh: trạng thái auto (tự động)

6.6.3. Đèn và quạt thông gió: (Light bulbs and Ventilators fan)
Thường là đèn huỳnh quang hoặc đèn led, thông thường được lắp trên trần của tủ điện
để tiện cho người bảo trì hệ thống điện có thể kiểm tra các khí cụ điện bên trong tủ điện
(do nhà máy, công xưởng là môi trường thiếu sáng). Đèn được lắp đặt sao cho khi tủ
điện đóng thì đèn tắt và khi tủ điện mở thì đèn sáng với mục đích duy trì tuổi thọ còn
đèn.

(Hình 6.41: Kí hiệu của đèn led)

Bên cạnh đèn led, tủ điện còn được trang bị thêm quạt thông gió (hoặc máy lạnh di
động) với chức năng tản nhiệt cho tủ điện (nguồn nhiệt do tỏa nhiệt từ các khí cụ điện)
và được lắp trên cửa của tủ điện. Quạt thông gió được lắp đặt sao cho khi tủ điện đóng
thì quạt hoạt động và khi tủ điện mở thì quạt tắt (ngược với đèn). Quạt thông gió thường
được dùng kèm với lưới lọc bụi để tạo dòng đối lưu lý tưởng làm mát các khí cụ điện.
Để điều khiển hoạt động của đèn và quạt thông gió thường sử dụng công tắc hành
trình với các tiêp1 điểm tương ứng tác động vào cửa mở của tủ điện.
Trang 150
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

6.6.4. Còi báo động: (Buzzer)


Còi báo động dùng âm thanh để báo động khi trạng thái arlarm của máy xảy ra để thu
hút sự chú ý của người vận hành.

(Hình 6.42: Kí hiệu còi báo động)

6.6.5. Đồng hồ báo dòng: (Current indicator)


Đồng hồ báo dòng dùng để hiển thị hệ thống điện đang sử dụng dòng tải với cường
độ ampere là bao nhiêu và thường lắp tại cửa tủ của tủ điện. Gồm hai loại là đồng hồ
báo dòng sử dụng kèm với biến dòng (CT) và đồng hồ báo dòng có tích hợp biến dòng.

(Hình 6.43: Kí hiệu đồng hồ báo dòng)

Dùng kèm với CT Tích hợp CT

(Hình 6.44: Đồng hồ báo dòng)

Trang 151
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Đồng hồ báo dòng sử dụng kèm với CT khi sử dụng hai đầu terminal trên mặt sau
đồng hồ nối song song với hai terminal trên cuộn dây của CT. Nguyên lý đo dòng dựa
trên hiệu ứng Hall, dòng điện tải chạy trên dây qua nối qua CT được đo bởi cuộn dây
của CT và gửi tín hiệu hồi tiếp về đồng hồ để hiển thị chỉ số dòng điện thực tế.
Đồng hồ báo dòng có tích hợp CT khi lắp thì hai terminal được lắp nối tiếp trong
mạch và đo trực tiếp dòng điện qua đồng hồ.

(Hình 6.45: Đo dòng dựa vào hiệu ứng Hall)

6.6.6. Đồng hồ đo áp: (Voltage indicator)


Đồng hồ đo áp có chức năng đo điện áp trên các dây pha và hiển thị qua màn hình.
Đồng hồ đo áp không sử dụng CT khi hoạt động như đồng hồ báo dòng. Để đo điện áp
ta nối hai terminal của đồng hồ đền hai dây pha bất kì trong hệ thống điện ba pha.

(Hình 6.46: Đồng hồ đo áp)


Trang 152
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

6.7. KHÍ CỤ ĐIỆN CHUYỂN ĐỔI CÔNG SUẤT


6.7.1. Biến áp tự ngẫu: (Transformer)
Biến áp tự ngẫu có chức năng biến đổi điện áp từ cao xuống thấp và ngược lại (thay
đổi mức điện áp) hoặc chuyển từ điện ba pha 380V thành điện ba pha 220V (máy biến
áp ba pha). Biến áp tự ngẫu thường có khối lượng lớn do cấu tạo từ các lá thép kỹ thuật
xếp chồng lên nhau (dù hoạt động với công suất nhỏ).

(Hình 6.47: Kí hiệu biến áp tự ngẫu)

Biến áp một pha Biến áp ba pha

(Hình 6.48: Biến áp tự ngẫu)

6.7.2. Nguồn xung: (DC power supply)


Trong một hệ thống điện thường yêu cầu sử dụng cả nguồn điện DC và AC (DC đối
với các nguồn có công suất nhỏ như cảm biến, đèn báo, PLC,…; AC đối với các tải có
công suất lớn như động cơ, van thủy lực,…) thì thường dùng nguồn xung để tạo nguồn
DC từ nguồn AC.
Cấu tạo nguồn xung bao gồm:
- Biến áp xung: với lõi bằng nhựa khối lượng không lớn được quấn bằng dây đồng,
được điều khiển đóng ngắt thông qua MOSFET. Qua đó điều khiển được điện áp
mong muốn và giảm được tỏa nhiệt trên biến áp.
- Đèn báo trạng thái hoạt động

Trang 153
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

- Núm vặn biến trở để điều chỉnh áp ra chính xác.


- Các terminal để nối nguồn AC, DC và nối đất.

(Hình 6.49: Nguồn xung)

Nguồn xung có kích thước nhẹ và nhỏ gọn và ít tỏa nhiệt nên phù hợp lắp đặt trong
các tủ điện. Nhưng nguồn xung lại dễ nhạy khi có nhiễu xảy ra gây ra điện áp đầu ra
không chính xác cao.
6.8. KHÍ CỤ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN
6.8.1. PLC: (Progarammable logic controller)
Là thiết bị điều khiển logic có khả năng lập trình. Thường đi kèm với bộ filter một
pha để lọc nhiễu cho PLC (nếu nguồn cấp là điện AC).

(Hình 6.50: PLC)

Trang 154
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

6.8.2. Khởi động mềm: (Soft starter)


Thường được sử dụng trong động cơ ba pha không đồng bộ với chức năng khởi động
động cơ (khởi động mềm hơn so với contactor). Khởi động mềm tính toán tốc độ động
cơ và thời điểm để chuyển chế độ khởi động động cơ từ dạng sao sang dạng tam giác
với công suất và tốc độ quay tối đa. Khi động cơ đã vào trạng thái ổn định thì khởi động
mềm ngưng hoạt động và contactor sẽ duy trì động cơ ở chế độ hoạt động.

Điều chỉnh thời


gian hoạt động

(Hình 6.51: Khởi động mềm)

6.8.3. Biến tần: (Inverter)


Biến tần thường được sử dụng trong các động cơ ba pha không đồng bộ và động cơ
AC servo có driver kèm theo. Biến tần có chức năng điều chỉnh tần số qua đó thay đổi
tốc độ của động cơ (thường ứng dụng trong các hệ thống yêu cầu thay đổi tốc độ như hệ
thống băng tải). Bên cạnh đó, biến tần còn các chức năng đảo chiều, hãm, dừng hoặc đo
dòng tải trên động cơ (thông qua điều chỉnh các parameter trên biến tần).

Handle hiển thị


tần số, điện áp
hoạt động, chế độ
làm việc của biến
tần Terminal nối với
PLC hoặc động cơ

(Hình 6.52: Biến tần)


Trang 155
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ME2005 – TỔNG HỢP

Có hai dạng biến tần chính:


- Biến tần dạng stand alone (chỉ sử dụng biến tần)
- Biến tần tự động hóa: kết nối với PLC hoặc nút nhấn khi sử dụng, biến tần được
kết nối với PLC thông qua tiêu chuẩn giao tiếp TCB hoặc GTU (kết nối chỉ thông
qua một dây hoặc không dây)
Lưu ý rằng, khi chọn biến tần ta nên chọn đúng điện áp hoạt động tương thích với
động cơ (điện áp nguồn, số pha) và luôn chọn biến tần có công suất không bé hơn công
suất động cơ để chống quá tải trên driver động cơ.
6.8.4. Bộ điều khiển hệ số công suất: (Power factor controller)
Thường được sử dụng trong những hệ thống lớn với dòng tải thay đổi liên tục cần
phải sử dụng các tụ bù để duy trì hệ số công suất lớn hơn 0.7. Bộ điều khiển hệ số công
suất với chức năng điều khiển đóng ngắt các tụ bù này để hệ thống luôn duy trì hệ số
công suất lớn hơn 0.7.
Bộ điều khiển công suất không đóng trực tiếp các tụ bù mà thông qua các contactor
bằng cách đưa tín hiệu đến các cuộn cảm của contactor để các tiếp điểm của contactor
hòa lưới cho các tụ bù hoạt động.

(Hình 6.53: Bộ điều khiển hệ số công suất)

Trang 156

You might also like