You are on page 1of 2

Đề bài:

- Trình bày một thị trường mới nổi mà bạn biết (có VD điển hình ); Hãy nêu các nét đặc thù của
thị trường ấy
- Sức hấp dẫn của thị trường này đối với các MNC VN
Bài làm
Thị trường mới nổi là nền kinh tế của một quốc gia đang tăng trưởng mạnh, phát triển đang ngày
càng hội nhập sâu rộng với thị trường toàn cầu. Một nền kinh tế thị trường mới nổi thường
chuyển từ nền kinh tế tiền công nghiệp, kém phát triển, thu nhập thấp sang nền kinh tế công
nghiệp hiện đại với mức sống cao hơn. Ả-rập Xê-út cũng đã được đưa vào nhóm các nước có nền
kinh tế thị trường mới nổi.
Ả-rập Xê-út là nước có nền kinh tế lớn nhất trong khu vực Vùng Vịnh và là một trong những
nước sản xuất, xuất khẩu dầu khí lớn nhất thế giới. Tài nguyên chính của Ả-rập Xê-út là dầu lửa,
với trữ lượng lên đến 265 tỷ thùng tính đến tháng 1 năm 2013, chiếm hơn 16% và đứng thứ thứ
hai trên thế giới.
Trong năm 2012, Ả-rập Xê-út là nước sản xuất dầu thô lớn thứ 2 thế giới (đứng sau Nga), với sản
lượng đạt 4 tỷ thùng/năm. Sản lượng khai thác dầu thô đạt khoảng 12 triệu thùng/ngày, chiếm
17% sản lượng thế giới và 35% sản lượng của OPEC. Ngoài ra, Ả-rập Xê-út còn có hơi đốt,
đồng, vàng, bô xít.
Nhu cầu nhập khẩu của Ả-rập Xê-út tương đối lớn so với các nước trong khu vực GCC do dân số
đông. Trong 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng bình quân của nhập khẩu là 13,5%. Tăng
trưởng nhập khẩu chủ yếu là do sự mở rộng nền kinh tế sang lĩnh vực phi dầu khí dựa trên sự
phát triển trong lĩnh vực xây dựng và cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, phải kể đến nhu cầu sản xuất liên
quan đến dầu khí và nhu cầu tiêu dùng hàng hóa ngày một tăng. Tuy nhiên, cán cân thương mại
thặng dư do doanh thu xuất khẩu dầu tăng bù lại những thâm hụt về chuyển giao dịch vụ.
Nhờ có trữ lượng dầu khí và tận dụng yếu tố này để phát triển ngành công nghiệp dầu khí, trong
khi địa hình chủ yếu là sa mạc không thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp và sản
xuất, nền kinh tế Ả-rập Xê-út phụ thuộc chủ yếu vào việc xuất khẩu các sản phẩm dầu khí và
chiết xuất từ dầu khí. Ả-rập Xê-út nhập khẩu hầu hết các loại hàng hóa như: thiết bị máy móc và
giao thông (42,4%), hóa chất và các sản phẩm cơ khí cơ bản (21,9%), lương thực thực phẩm
(15,2%), các mặt hàng khác (20,5%).
Hiện đại hóa thị trường chứng khoán Saudi là một phần trong kế hoạch rộng lớn hơn của Thái tử
Mohammed Bin Salman nhằm thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia, tránh phụ thuộc vào dầu mỏ và
đa dạng hóa nguồn thu của chính phủ.
Tốc độ tăng trưởng cao dự kiến của Ả Rập Xê Út và vị thế tài chính tương đối mạnh của mình so
với các nước phát triển và đang phát triển khác đã làm cho Ả Rập Xê Út trở thành một điểm đến
ưa thích cho đầu tư nướcngoài, được minh chứng bằng một báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm
2009, nêu tên Ả Rập Xê Út là một trong 5 địa điểm hấp dẫn nhất cho đầu tư trực tiếp nước ngoài
cùng với Trung Quốc, Hoa Kỳ, Brazil và Nga. Chính phủ cho phép phê duyệt FDI tự động trong
nhiều lĩnh vực và đã dần dần mở rộng danh sách này theo thời gian. Các nhà đầu tư nước ngoài
không cần giấy phép hoặc phê duyệt của chính phủ đối với các lĩnh vực này và chỉ cần thông báo
về các khoản đầu tư của họ cho Ngân hàng. Một số lĩnh vực vẫn còn cần chính phủ phê duyệt từ
Hội đồng Xúc tiến Đầu tư nước ngoài hoặc Uỷ ban nội các về đầutư nước ngoài. Những thay
đổi gần đây trong chính sách FDI có xu hướng tự do hoá nhiều hơn. Những cải cách chính sách
công nghiệp đã giảm bớt đáng kể nhữngyêu cầu cấp phép công nghiệp, loại bỏ các hạn chế đối
với việc mở rộng hoạt động,và tạo điều kiện dễ dàng cho việc tiếp cận công nghệ nước ngoài và
FDI.Hiện vẫn còn những hạn chế đối với phần lớn các liên doanh hiện hữu, nhưng các liên
doanhmới có thể thương lượng các điều kiện riêng của mình trên cơ sở thương mại. Khả năng của
một công ty trong nước hạn chế chiến lược kinh doanh của đối tác nước ngoài của mình đã được
giảm bớt, nhưng chiến lược thoát ly và các thủ tục giải thểcho các liên doanh hiện tại vẫn còn
chưa rõ ràng.

Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-ut phát triển tích cực thời gian
qua. Thông qua các chuyến thăm và làm việc lẫn nhau, hai bên nỗ lực tăng cường thúc đẩy
thương mại song phương.

Các doanh nghiệp Ả-rập Xê-ut rất quan tâm đến làm ăn với thị trường, doanh nghiệp Việt Nam
và muốn nhập khẩu hàng lương thực thực phẩm, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, nông sản, chè, hạt tiêu,
thiết bị nội ngoại thất văn phòng và gia dụng, dệt may.... của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp Ả-
rập Xê-ut đã và đang tích cực đi khảo sát thị trường Việt Nam để tìm hiểu cơ hội kinh doanh và
gặp gỡ trực tiếp đối tác thảo luận hợp tác làm ăn. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã
sang khảo sát thị trường Ả-rập Xê-út và thiết lập mối quan hệ hợp tác kinh doanh với các đối tác
bạn hàng. Nhân các chuyến thăm, khảo sát thị trường, nhiều hội thảo/diễn đàn doanh nghiệp đã
được tổ chức tại hai nước nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước mở rộng khả
năng hợp tác với nhau, trong đó quan trọng nhất là một số hội thảo quan trọng trong khuôn khổ
các chương trình XTTM quốc gia.

Kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-ut tăng nhanh thời gian
qua. Từ chỗ mới đạt 36,3 triệu USD năm 2001 và tăng lên 181,2 triệu USD năm 2007, năm 2012
đạt 1,43 tỷ USD, năm 2013 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 1.7 tỷ USD (trong đó,
Việt Nam xuất khẩu đạt 471,1 triệu USD và nhập khẩu đạt 1,2 tỷ USD).

You might also like