You are on page 1of 30

0

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................... 2

NỘI DUNG .......................................................................................................................................................... 2

A - Giới thiệu ................................................................................................................................................... 2

B - Nội dung ..................................................................................................................................................... 3

I. Nguyên nhân và điều kiện của những cuộc phát kiến địa lý ............................................................... 3

II. Các cuộc phát kiến địa lý ...................................................................................................................... 4

1. Bồ Đào Nha và công cuộc phát kiến địa lý ........................................................................................ 4

1.1. Prince Henry - Henry the Navigator (1394 - 1460) ................................................................... 4

1.2. Bartolomeu Dias (1450-1500) ...................................................................................................... 7

1.3. Vasco da Gama (1460-1524) ........................................................................................................ 9

2. Tây Ban Nha và các cuộc phát kiến địa lý ...................................................................................... 12

2.1. Christopher Columbus (1451 - 1506) ....................................................................................... 12

2.2. Amerigo Vespucci (1454-1512) ................................................................................................. 14

2.3. Ferdinand Magellan (1480-1521) .............................................................................................. 16

3. Các nước khác trong công cuộc phát kiến địa lý............................................................................ 19

3.1. Nước Anh - Francis Drake (1540-1596) ................................................................................... 19

3.2. Nước Pháp - Jacques Cartier (1491-1557) ............................................................................... 20

3.3. Trung Quốc - Zheng He (1371-1433)........................................................................................ 22

III. Ảnh hưởng của công cuộc phát kiến địa lý đến quan hệ quốc tế thời trung đại........................... 24

LỜI KẾT............................................................................................................................................................ 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................................ 29

1
LỜI MỞ ĐẦU
Theo Bách khoa toàn thư, "Văn minh" là sự kết hợp các yếu tố tiên tiến để tạo nên, duy trì,
vận hành và tiến hóa xã hội loài người. Các yếu tố văn minh là những di sản tích lũy tri thức, tinh
thần và vật chất của con người kể từ khi hình thành cho đến thời điểm được xét đến.

Lịch sử văn minh thế giới là lịch sử phát triển của loài người qua nhiều thế kỷ, từ khi con
người xuất hiện với những hoạt động sơ khai như săn bắt, hái lượm bằng các công cụ thô sơ. Con
người với trí tuệ và óc sáng tạo của mình, đã phát triển lên một nền văn minh mới. Có thể nói, lịch
sử văn minh thế giới cũng chính là lịch sử của trí tuệ và sự sáng tạo của loài người. Trong suốt
thời kỳ lịch sử, các nền văn minh nổi lên ở nhiều vùng mà ở đó nhiều giá trị tiên tiến, vượt trội.
Chỉ riêng thời kỳ Cổ đại đã có tám nền văn minh lớn: văn minh Ai cập cổ đại, văn minh Hy Lạp,
văn minh La Mã, văn minh Tây Á, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa, văn minh Maya và văn
minh Andes.

Nhắc đến lịch sử văn minh thế giới, không thể không nhắc đến sự đóng góp quan trọng của
các cuộc phát kiến địa lý thời trung đại, đặc biệt là các cuộc phát kiến của châu Âu. Trước đó, con
người đã có nhiều lần khám phá thế giới chỉ bằng bộ não của mình: Cortes đã đi qua hơn 1000
dặm qua trung tâm châu Mỹ chỉ bằng một tấm bản đồ được vẽ bởi một tù trường địa phương; một
người Eskimo tên Kalliherey đã vẽ ra bản đồ bờ biển giữa Smith Channel và Cape York từ chính
kiến thức của anh ta, nó chỉ khác biệt đôi chút với bản đồ của bộ Hải quân… Từ khi các cuộc phát
kiến địa lý được đẩy mạnh, con người đã bắt đầu hiểu biết hơn về thế giới, vẽ thêm vào bản đồ thế
giới những miền đất mới. Con người bắt đầu chinh phục những vùng đất xa xôi, sự giao lưu thương
mại phát triển dẫn đến sự xuất hiện của giai cấp tư sản và vô sản. Những cuộc phát kiến này là tiền
đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Vậy những nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý,
các cuộc phát kiến tiêu biểu và ảnh hưởng của nó đến toàn cảnh thế giới, đặc biệt là quan hệ quốc
tế ra sao? Thông qua bài tiểu luận, những vấn đề này sẽ được làm rõ hơn.

NỘI DUNG
A - Giới thiệu
Các cuộc phát kiến địa lý chủ yếu diễn ra ở châu Âu vào hậu kỳ trung đại. Thời kỳ trung
đại - hay còn gọi là thời kỳ trung cổ bị xem là "thời kỳ của sự ngu dốt và mê tín" "lời nói của
những thế lực tôn giáo đặt lên trên trải nghiệm cá nhân và hoạt động lý trí", "mông muội", "tăm
tối"… bị các học giả thời kỳ Phục hưng sau này lên án mạnh mẽ. Tuy nhiên, ở thời kỳ hiện đại với
cái nhìn khách quan hơn, những thành tựu của thời kỳ này đã giúp cho thời kỳ Phục hưng phát

2
triển phồn thịnh đến vậy. Một trong những thành tựu quan trọng nhất là các cuộc phát kiến địa lý,
mở đường cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản và mở đầu cho sự ra đời của chủ nghĩa thực dân cận
đại.

Ở thời kỳ này, một số nước (Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha…) đã xây dựng chế độ
quân chủ chuyên chế. Đây cũng là thời kỳ bắt đầu những cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hóa
sâu sắc, các cuộc đấu tranh giữa hai ý thức hệ: tôn giáo phản động - tư sản tiến bộ, tiêu biểu qua
các phong trào cải cách, phục hưng văn hóa. Do tác động của kinh tế - xã hội và tư tưởng, phong
trào nông dân và thị dân bùng nổ mạnh mẽ, biến thành cuộc chiến tranh nông dân thật sự với mục
đích thủ tiêu chế độ phong kiến.

Vì thế, giai đoạn hậu kì trung đại là giai đoạn đặc biệt trong lịch sử, vừa khác với giai đoạn
phong kiến trước, vừa khác với giai đoạn chủ nghĩa tư bản tiếp theo.

B - Nội dung
I. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ
Vào thế kỉ XIV, với sự phát triển công thương, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần dần
hình thành và ngày càng lớn mạnh. Các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản không còn chấp nhận
những giáo lí phong kiến lạc hậu, họ nổi dậy vận động khôi phục sự huy hoàng của Tây Âu thời
cổ đại. Bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa tư bản, xã hội Tây Âu nảy sinh nhiều mâu thuẫn về
kinh tế, xã hội. Không chỉ thế, sự phát triển mạnh của sản xuất đòi hỏi nhu cầu lớn hơn về nguyên
liệu, vàng bạc của các nước Tây Âu. Trong thời gian này, thị trường của họ vẫn chỉ thu hẹp ở châu
Âu và vùng phụ cận với phương Đông. Việc giao thương giữa phương Tây và phương Đông xa
xôi như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản lúc bấy giờ chủ yếu thông qua "con đường tơ lụa". Con
đường tơ lụa đã được hình thành từ thế kỷ II TCN, người Trung Hoa chủ yếu mang vải lụa, gấm
vóc… đến Ba Tư và La Mã, các doanh nhân từ các nơi khác cũng bắt đầu đến Trung Hoa. Bắt
nguồn từ Phúc Châu, Bắc Kinh phát triển đến Mông Cổ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp rồi ra đời
con đường tơ lụa trên biển, các quốc gia như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp… cũng lần lượt giao thương
ngày một nhiều. Tuy nhiên, con đường tơ lụa chủ yếu nằm trên đất liền, mất thời gian trong việc
vận chuyển hàng hóa. Mặt khác, sự phát triển của đế chế Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) khiến cho tuyến
đường giao thương Đông - Tây bị chặn đứng, con đường qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người
Thổ Nhĩ Kỳ chiếm độc quyền, họ áp đặt thuế rất nặng đối với hàng hóa. Con đường vận chuyển
tơ lụa xuyên qua châu Á để đến Trung Quốc cũng bị du mục Afghanistan chiếm giữ. Để có được

3
hàng hóa phương Đông, người châu Âu phải mua lại qua tay người Ả Rập với cái giá đắt gấp chục
lần. Vì vậy, việc tìm ra một tuyến đường biển nhanh hơn, an toàn hơn là việc hết sức cần thiết.

Dưới chế độ quân chủ chuyên chế, các vị vua hùng mạnh ở châu Âu đã tập trung quyền lực
và sự giàu có vào đất nước họ. Họ tham vọng có thêm nhiều tiền, vàng và nhu cầu về các mặt hàng
của phương Đông như tiêu, quế, lụa tơ tằm, ngà voi… tăng vọt. Phương Đông trong tưởng tượng
của người châu Âu là một thế giới diệu kì giàu có như trong Nghìn lẻ một đêm. Vàng và các gia
vị hiếm luôn thôi thúc họ khám phá những vùng đất mới. Các vị vua, quý tộc giàu có thời đó đã
sử dụng khối tài sản khổng lồ của mình để tài trợ cho các chuyến thám hiểm của nhiều thủy thủ
gan dạ. Ví dụ như Christopher Columbus được tài trợ bởi Vua Ferdinand và Nữ hoàng Isabella
của Tây Ban Nha.

Lúc bấy giờ, người châu Âu đã có những tiến bộ đáng kể về khoa học - kỹ thuật. Ngày càng
có nhiều người tin vào giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ bắt đầu nghiên cứu các dòng hải lưu và
hướng gió, hiểu biết thêm về địa lí của các đại dương. Họ cũng đã đóng được những con tàu buồm
đáy nhọn thành cao, hệ thống buồn lợi dụng được các loại gió, có bánh lái có khả năng vượt đại
dương như tàu Caravel, tàu Santa Maria, họ còn biết sử dụng la bàn của người Trung Quốc, bản
đồ của người Hy Lạp,… Những tài liệu của Marco Polo về hành trình đến châu Á cũng giúp họ có
được cái nhìn tốt hơn. Mọi điều kiện về vật chất và tinh thần đã đầy đủ, họ bắt đầu tiến hành những
cuộc khám phá vượt đại dương để tìm ra con đường mới, vùng đất mới.

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước tiên phong trong công cuộc phát kiến địa lý. Cả
hai đều nằm ở cực tây nam châu Âu tiếp giáp với Đại Tây Dương, là đất nước của những thủy thủ
gan dạ và một tầng lớp vua chúa hiếu chiến. Không những thế, trong khi các nước khác đang xoay
sở với các cuộc nội chiến, khôi phục chiến tranh thì Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã hoàn thành
việc khôi phục chiến tranh, đang ngày càng phát triển thành một cường quốc. Giai cấp thống trị
của các nước này cũng rất khuyến khích, ủng hộ những chuyến thám hiển, nhiều hứa hẹn, tiền
thưởng được ban hành để khuyến khích các cuộc khám phá.

II. CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ


1. Bồ Đào Nha và công cuộc phát kiến địa lý
1.1. Prince Henry - Henry the Navigator (1394 - 1460)
a. Tiểu sử
Hoàng tử Henry sinh năm 1394, là con trai thứ 3 của vua John I và nữ hoàng Philippa. Ông
là một tín đồ Cơ đốc sùng đạo. Ông không kết hôn hay có bất kì một đứa con nào, cuộc đời của

4
ông dành riêng cho việc khám phá, xây dựng đế chế của mình ngày càng hùng mạnh. Trong trận
đánh chiếm Ceuta, Henry được phong tước hiệp sĩ . Năm 1415, ông được phong làm Công tước
của Viseu và đến năm 1420 ông được bổ nhiệm làm quản lí của Order of Christ. Với khối tài sản
kếch xù và địa vị cao, ông có tham vọng muốn vươn ra cả thế giới.

Hoàng tử Henry đặc biệt quan tâm đến việc khám phá lãnh thổ châu Âu, thách thức Đế chế
Hồi giáo caliphate ở Bắc Phi và Trung Đông. Ông đã đặt một cơ sở khảo cứu trên mỏm cực nam
Bồ Đào Nha, mỏm đất này có tầm nhìn bao la nhìn ra ngoài đại dương bát ngát. Năm 1419, ông
đã tập hợp một nhóm chuyên gia về bản đồ học, hàng hải, thiên văn học, toán học và thiết kế tàu,
trong đó có cả người Thiên chúa giáo và Do Thái. Thật ra, không có một trường học hàng hải nào
ở đây theo truyền thuyết1.

Ông đã cho thiết kế một loại tàu mới có thể đi theo hướng gió và khám phá các bờ đá nguy
hiểm chưa được biết tới, thậm chí là các tuyến đường thủy nội đại và đại dương rộng lớn. Con tàu
caravela ra đời từ đó, dựa trên một loại tàu đánh cá của Bồ Đào Nha. Caravel là một loại tàu trung
bình có cánh buồm hình tam giác. Nó rất linh động và chỉ cần một nhóm nhỏ thủy thủ đoàn để
chèo thuyền. Cánh buồm lateen là một phần quan trọng trong thiết ké của Henry, được lấy cảm
hứng từ cánh buồm của các tàu buôn Ả Rập. Những cánh buồm cuối mềm dẻo cho phép một con
tàu đi trong vòng 5 điểm gió và thậm chí có thể chịu đựng khi ngược gió.

1Cartwright, M. (2022). Prince Henry the Navigator. World History Encyclopedia. Retrieved 21 August 2022, from
https://www.worldhistory.org/Prince_Henry_the_Navigator/.

5
Các con tàu của ông chất đầy vải lụa, hương liệu từ phương Đông, hàng tá vàng, ngà voi
và cả nô lệ da đen từ châu Phi. Nhưng ông lại hứng thú hơn cả với các vùng đất chưa biết đến, ông
sẵn sàng chi một số tiền thưởng lớn cho những thông tin có liên quan đến bờ biển phía Tây châu
Phi, tới hướng gió và các luồng nước chảy trên Đại Tây Dương. Ông chính là người đã mở đầu
công cuộc phát kiến địa lý của Bồ Đào Nha. Dù vậy, ông chưa từng một lần thật sự đi tàu và chỉ
huy, ông được biết đến vào sự tài trợ nhiệt tình cho các chuyến thám hiểm.

Hình 2: Chân dung hoàng tử Henry - Henry the Navigator Hình 1: con tàu Caravel với biểu tượng chữ
thập trên cánh bu ồm

b. Cuộc hành trình của Hoàng tử Henry


Năm 1415, người Bồ Đào Nha chiếm được Ceuta trên bờ biển châu Phi, từ đó, mỗi năm họ
sẽ tổ chức những đoàn thám hiểm đi về phía Nam dọc theo bờ biển châu Phi. Họ đã khám phá ra
các hòn đảo Canaries, Madeira, Azores khi tìm đường sang Ấn Độ. Hai thuyền trưởng trên tàu của
Henry đã cập cảng Porto trên quần đảo Madeira không một bóng người trong một cơn bão vào
năm 1418. Họ nhanh chóng nhìn ra tiềm năng của nơi này, họ gọi đây là "một khu vườn lớn".
Hoàng tử Henry sau khi được trao quyền thống đốc Madeira, ông đã lên ý tưởng trồng mía trên
đảo, tạo ra một hệ thống đồn điền mà sau này được các thuộc địa khác làm theo. Một thuyền trưởng
khác của Henry đã mô tả những dòng nước mạnh của đảo Canaries, sau khi biết tin, Henry đã ngay
lập tức đi tìm hiểu "nguyên nhân của dòng nước", ông cũng là người đầu tiên tìm hiểu về các quy
luật của đại dương.

6
Năm 1419, họ chiếm được hòn đảo Porto Xanto do người Ý tìm ra và biến nó thành thuộc
địa. Đến 1472, họ đến Vịnh Guinée và bắt đầu khai thác vàng, bắt đầu buôn bán ngà voi, vàng bạc,
nô lệ ở đây. Họ nhầm tưởng đây là mỏm cực Nam châu Phi và cho xây dựng đồn Mina để cướp
bóc.

Trong 12 năm, Henry đã tài trợ cho 14 cuộc thám hiểm với sự tham gia của nhiều thủy thủ
và các quý tộc. Tất cả các con tàu của họ đều được trang trí bằng chữ thập đỏ của các hiệp sĩ,
nhưng có vẻ nó không mang lại may mắn khi cả 14 hạm đội đều thất bại. Họ phải mất tới 82 năm
để đến được Ấn Độ (1416-1498), trong đó có 2 cuộc thám hiểm lớn là của B.Dias (1450-1500) và
Vasco da Gama (1469-1524).

Hình 3: Hành trình của hoàng tử Henry

1.2. Bartolomeu Dias (1450-1500)


a. Tiểu sử
Có rất ít thông tin về thời trẻ của ông, được biết ông sinh
ra ở Lisbon, Bồ Đào Nha trong một gia đình quý tộc. Người ta
tin rằng Dias đến từ một gia đình thủy thủ có truyền thống thám
hiểm bao gồm Joao Dias - người đi thuyền quanh Cape Bojador
năm 1434 và Diniz Dias - người phát hiện ra các quần đảo Cape
Verde. Dias từ nhỏ đã được tiếp thu một nền giáo dục rất tốt từ
gia đình, ông là thành viên của tòa án Bồ Đào Nha hoàng gia.
Năm 1481, ông đã có một chuyến đi với một nhà quý tộc tên là
Diogo de Azambuja, họ đi xuống Bờ biển Vàng ở Châu Phi để
đến một pháo đài của Bồ Đào Nha trên Vịnh Guinea.
Hình 4: chân dung Bartolomeu Dias

Năm 1481, vua John II của Bồ Đào Nha bắt đầu gửi các
cuộc thám hiểm để tìm một con đường biển quanh bờ biển phía nam của châu Phi. Diogo Cão là

7
một trong những thuyền trưởng đầu tiên thực hiện chuyến đi này. Ông đến sông Congo, và đi
thuyền dọc theo bờ biển Angola, nơi ông đã cắm một tấm bia ghi tên Vua John. Ông tiếp tục đi về
phía nam xuống Namibia nơi một điểm đánh dấu khác được để lại ở Cape Cross. Sau đó, không
có nhiều người biết chuyện gì đã xảy ra với Cão. Tuy nhiên, ông ta đã không đến được Ấn Độ
Dương. Vào tháng 10 năm 1486, Vua John II đã bổ nhiệm Dias làm trưởng đoàn thám hiểm để
tìm con đường thương mại đến Ấn Độ. Phải mất một năm chuẩn bị trước khi Bartolomeu Dias bắt
đầu cuộc hành trình của mình.

b. Cuộc hành trình của Bartolomeu Dias


Tháng 8 năm 1487, Dias khởi hành từ Lisbon, Bồ Đào Nha với ba tàu thám hiểm. Ông chỉ
huy tàu caravel São Cristóvão. Hạm đội của ông đi xuống bờ biển Tây Phi, vượt qua các điểm
đánh dấu của Cão. Dias đến Vịnh Walvis, Namibia vào ngày 8 tháng 12. Anh ta tiếp tục và đến
được Vịnh Elizabeth vào ngày 26 tháng 12. Tuy nhiên, vào năm 1488, những cơn bão dữ dội đã
đẩy hạm đội của anh ta về phía nam. Vì Dias đã tìm đường đến những vùng nước cách xa bờ biển
và đi thuyền đến đó trong vài ngày. Mất dấu vùng đất, Dias thay đổi hướng đi và đi về phía bắc.
Cuối cùng, vào ngày 3 tháng 2 năm 1488, Dias đến được vịnh Mossel, Nam Phi. Anh ta đã đi qua
mũi phía nam của Châu Phi.

Ông dừng chân ở một vịnh vào ngày lễ Thánh Blaise, vì thế ông đặt tên địa điểm này là
Angra de São Brás - tiếng Bồ Đào Nha cho Vịnh St. Blaise. Dias tiếp tục ra khơi. Ông mang theo
sáu người châu Phi đã từng có mặt trong các cuộc thám hiểm trước đây. Ông cho họ ăn uống tử tế,
mặc đồ theo kiểu người Âu rồi để họ ở dọc các bờ biển cùng với vàng bạc, gia vị và các sản phẩm
khác của châu Phi, để họ dùng kiểu "buôn bán câm" chỉ những người bản xứ biết người Bồ Đào
Nha cần những loại hàng hóa nào. Sau khi làm xong nhiệm vụ, đoàn tùa của ông gặp phỉa một cơn
cuồng phong dữ dội, trong 13 ngày liền đoàn tàu lênh đênh trên biển và bị sóng gió đưa xuống
phía nam. Đoàn thủy thủy đã quen sống ở vùng ôn đới nay phải chịu cái nóng của vùng xích đạo
trở nên cực hoảng loạn. "Vì các tàu khá nhỏ và biển thì càng lúc càng lạnh hơn không giống như
lúc họ ở Guinea, họ chỉ nằm trên tàu chờ chết". May mắn là cơn bão đã đi qua, ông lại căng buồm
quay về phía Đông, nhưng sau nhiều ngày vẫn không thấy được đất liền. Có vẻ do ý trời, cơn bão
đã đưa ông đến cực nam châu Phi. Khi đoàn thám hiểm lên đến bờ, họ bị dân bản xứ đánh đuổi,
Dias phải dùng cung bắn chết một người bản xứ để đuổi họ đi. Ông men theo bờ biển, đi thêm ba
trăm dặm nữa đến cửa Great Fish River và vào vịnh Algoa. Họ đã dựng lên một cây thánh giá bằng
đá lớn và tuyên bố quyền sở hữu cho Bồ Đào Nha. Dias đã quyết tâm tìm đường đến Ấn Độ. Anh

8
ta muốn tiếp tục, nhưng thủy thủ đoàn của anh ta mệt mỏi và sắp hết nguồn cung cấp nên họ từ
chối đi xa hơn. Dias không còn lựa chọn nào khác ngoài việc quay trở lại Bồ Đào Nha.

Trong chuyến trở về, ông phát hiện ra mũi đất nơi Đại Tây Dương gặp Ấn Độ Dương, nơi
đây luôn luôn hứng chịu những cơn bão dữ, cũng vì thế ông đã đặt tên là Mũi Bão Tố (sau được
đổi thành mũi Hảo Vọng). 9 năm sau khi trở về Bồ Đào Nha, ông lại tiếp tục ra khơi, nhà thám
hiểm đã dành những năm tháng ở quê nhà để đóng
tàu, ông đã có công trong việc đóng 2 con tàu, bao
gồm cả con tàu São Gabriel, được sử dụng bởi Vasco
da Gama. Năm 1497, B.Dias gia nhập đoàn thủy thủ
của Vasco da Gama trong chuyến thám hiểm vòng
quay châu Phi để đến Ấn Độ. Tuy nhiên đến quần đảo
Cape Verde, ông đã chia tay với đoàn của Gama. Hình 5: mũi Hảo Vọng

Tuy chưa thể đến được Ấn Độ, nhưng ông đã phát hiện ra rằng con đường thương mại bằng
biển đến châu Á có thể thực hiện bằng cách đi vòng quanh châu Phi. Chuyến đi của ông đã thay
đổi bản đồ thế giới vào thời điểm đó. Ông đã cho thấy lục địa châu Phi tới đó đã kết thúc và có
một liên kết giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, mở ra một con đường cho các nhà thám hiểm
tương lai. Những đóng góp của Dias được vinh danh tại Khu phức hợp Bảo tàng Bartolomeu Dias
ở Vịnh Mossel, nơi Dias dừng chân đầu tiên sau khi đi vòng qua mũi trong chuyến hành trình của
mình.

1.3. Vasco da Gama (1460-1524)


a. Tiểu sử
Vasco da Gama sinh ra tại Sines, Bồ Đào Nha2, ông là con thứ ba của một hiệp sĩ trong
triều đình của Công tước Viseu - Estêvão da Gama và một phụ nữ quý tộc tên là Isabel Sodré. Có
rất ít ghi chép về ông thời còn nhỏ. Ông sống ở gần một thị trấn cảng biển nên rất quen thuộc với
những con tàu buôn bán cập cảng, ở đó có lẽ ông đã học toán học và nghề hàng hải, ông cũng hiểu
biết rất sâu về thiên văn học nhờ học hỏi từ nhà thiên văn nổi tiếng Abraham Zacuto.

2 Emmanuel Akyeampong and Henry Louis Gates, Dictionary of African Biography (Oxford : Oxford University Press, 2012), 415

9
Sự nghiệp hàng hải của Vasco da Gama là trong thời kỳ Bồ
Đào Nha đang tìm kiếm con đường thương mại vòng quanh châu
Phi đến Ấn Độ. Đế chế Ottoman kiểm soát gần như tất cả các tuyến
đường thương mại của châu Âu đến châu Á. Năm 1481, vua John II
của Bồ Đào Nha bắt đầu gửi các cuộc thám hiểm để tìm một con
đường biển quanh bờ biển phía nam của châu Phi. Nhiều nhà thám
hiểm đã thử nhiều lần. Bartolomeu Dias là người đầu tiên đi vòng
quanh châu Phi và đến được Ấn Độ Dương vào năm 1488. Nhưng
ông buộc phải quay trở lại Bồ Đào Nha trước khi có thể đến Ấn Độ.
Khi Manuel I trở thành vua của Bồ Đào Nha vào năm 1495, ông tiếp Hình 6: chân dung Vasco da Gama

tục nỗ lực mở con đường thương mại đến Ấn Độ bằng cách đi vòng quanh châu Phi. Mặc dù có
nhiều ứng cử viên sáng giá, Manuel I vẫn chọn Vasco da Gama lúc này được ba mươi bảy tuổi
đảm nhận nhiệm vụ này.

b. Cuộc hành trình của Vasco da Gama


Ngày 8 tháng 7 năm 1497, Vasco da Gama khởi hành từ Lisbon với một hạm đội 4 tàu,
170 thủy thủ. Da Gama chỉ huy Sao Gabriel, Paulo da Gama - anh trai của Vasco - chỉ huy São
Rafael , một con tàu ba cột buồm. Ngoài ra còn có caravel Berrio , và một kho hàng São Maria.
Bartolomeu Dias cũng đi thuyền với da Gama, và đưa ra lời khuyên hữu ích để điều hướng xuống
bờ biển châu Phi. Họ đi thuyền qua quần đảo Canary, và đến quần đảo Cape Verde vào ngày 26
tháng 7. Họ ở lại khoảng một tuần, sau đó tiếp tục đi thuyền vào ngày 3 tháng 8. Để tránh bão và
dòng chảy mạnh gần Vịnh Guinea, da Gama và hạm đội của mình đã đi thuyền ra Nam Đại Tây
Dương và xoáy xuống Mũi Hảo Vọng. Bão vẫn trì hoãn họ trong một thời gian. Họ vòng qua mũi
vào ngày 22 tháng 11 và ba ngày sau đó thả neo tại Vịnh Mossel, Nam Phi. Họ bắt đầu đi thuyền
trở lại vào ngày 8 tháng 12. Họ thả neo gần Mozambique tại Rio do Cobre (Sông Đồng) và tiếp
tục đi cho đến khi đến Rio dos Bons Sinais (Sông Good Omens). Tại đây họ đã dựng một bức
tượng nhân danh người Bồ Đào Nha.

Ngày 16 tháng 12 năm 1497, hạm đội tiếp tục vượt qua sông White (Nam Phi), nơi mà
Dias đã phải quay trở lại, cả đoàn tiếp tục đi đến một vùng đất mà người châu Âu chưa từng được
biết tới, vì gần lễ Giáng sinh, họ quyết định đặt tên cho bờ biển là Natal. Vì lo sợ dân địa phương
sẽ căm ghét người theo đạo Thiên chúa, ông đã giả làm một người Hồi giáo để tiếp kiến Sultan
của Mozambique. Ông chỉ mang theo những hàng hóa tầm thường và không có một cống vật tốt

10
nào, người dân bắt đầu nhận ra trò lừa bịp của ông, Vasco da Gama bị buộc phải rời khỏi
Mozambique.

Khi đặt chân đến địa phận Kenya ngày nay, đoàn thám hiểm đã cướp bóc những tàu buôn
Ả Rập vốn ít được trang bị vũ khí. Dù trở thành những người châu Âu đầu tiên đặt chân đến cảng
Mombasa, họ lại gặp phải sự căm ghét của dân địa phương buộc họ nhanh chóng rời đi. Đến tháng
2 năm 1498, da Gama cập cảng Malindi, người dân ở đây có vẻ thân thiện hơn vì họ cũng đang có
xung đột với Mombasa. Họ đã thuê một nhà hàng hải vẽ giúp bản đồ, chính nó đã giúp đoàn thám
hiểm đặt chân đến được Calicut ở bờ biển phía Tây Nam Ấn Độ.

Đoàn thám hiểm đến Calicut ngày 20 tháng 5 năm 1498, họ phải đụng độ rất dữ dội với
những nhà buôn Ả Rập để có thể thương lượng với giới chức địa phương. Dù lấy được một lá thư
nhượng quyền trao đổi hàng hóa, ông và đoàn thủy thủ phải rời đi ngay vì bị cho rằng hàng hóa
trên tàu của họ là đồ phạm pháp. Vasco giữ được hàng hóa nhưng phải để lại vài người Bồ Đào
Nha để làm con tin giao dịch. Ông còn thực hiện thêm chuyến du hành thứ hai đến Ấn Độ, nhưng
trước khi thực hiện chuyến du hành thứ ba, ông đã mắc bệnh sốt rét và qua đời vào đêm giáng sinh
năm 1524.

Ông là người đã mở đầu "kỷ nguyên vàng" trong công cuộc phát kiến địa lý của Bồ Đào
Nha. Vasco da Gama đã mang lại cho người châu Âu các quan niệm mới về thế giới, một nơi
không còn bị giới hạn bởi bốn lục địa, thế giới đã được mở rộng hơn rất nhiều.

Hình 7: hành trình của Vasco da Gama

11
2. Tây Ban Nha và các cuộc phát kiến địa lý
2.1. Christopher Columbus (1451 - 1506)
a. Tiểu sử
Christopher Columbus sinh ra ở Genoa, một phần của Ý ngày nay, vào năm 1451. Tên cha
mẹ của ông là Dominico Colombo và Susanna Fontanarossa. Ông có ba anh em trai: Bartholomew,
Giovanni và Giacomo; và một em gái tên là Bianchinetta. Christopher trở thành người học việc
trong công việc dệt len của cha mình, nhưng ông cũng học vẽ bản đồ và chèo thuyền. Cuối cùng,
ông rời công việc kinh doanh của cha mình để gia nhập hạm đội Genova và đi thuyền trên biển
Địa Trung Hải. Christopher Columbus sở hữu một bản sao của cuốn sách nổi tiếng của Marco
Polo, và nó mang lại cho ông niềm yêu thích khám phá.

Vào thời điểm này, Bồ Đào Nha đang cố gắng tìm ra con đường mới để đến châu Á sau
khi con đường giao lưu chính bị người Ottoman độc chiếm. Có tin đồn từ các thủy thủ khác rằng
có thể đến được châu Á bằng cách đi thuyền về phía tây. Nghe vậy, Christopher Columbus quyết
định tự mình thực hiện cuộc hành trình mang tính cách mạng này. Ông đến gặp vui John của nước
Bồ Đào Nha để ngỏ ý tài trợ cho cuộc thám hiểm nhưng không được chấp nhận, ông cũng bị từ
chối ở Anh và Pháp. Sau bảy năm cố gắng, cuối cùng ông đã được tài trợ bởi Vua Ferdinand và
Nữ hoàng Isabella của Tây Ban Nha.

b. Cuộc hành trình của Christopher Columbus


Ngày 3 tháng 8 năm 1492, Columbus cùng với 3 chiếc thuyền lớn: Niña, Pinta và Santa
María. Columbus chỉ huy tàu Santa María, trong khi tàu Niña do Vicente Yanez Pinzon chỉ huy
và tàu Pinta do Martin Pinzon chỉ huy và 90 thủy thủ đoàn rời Tây Ban Nha, vượt Đại Tây Dương
và đi về hướng Tây. Ông đã đặt tên cho hòn đảo đầu tiên mà ông đặt chân đến là San Salvador,
mặc dù người dân bản địa gọi nó là Guanahani3. Columbus tin rằng ông đang ở châu Á, nhưng
thực sự đang ở vùng biển Caribê. Ông thậm chí còn đề xuất rằng đảo Cuba là một phần của Trung
Quốc. Vì nghĩ rằng mình đang ở Ấn Độ, nên anh ấy đã gọi những người bản địa là “thổ dân da
đỏ”. Trong một số bức thư ông viết cho Tây Ban Nha, ông đã mô tả cảnh quan và những cuộc gặp
gỡ của mình với người bản xứ. Ông tiếp tục đi thuyền khắp vùng Caribê và đặt tên cho nhiều hòn
đảo mà ông gặp theo tên con tàu, vị vua và nữ hoàng của mình: La Isla de Santa María de
Concepción, Fernandina và Isabella.

3 Phillips and Phillips, The Worlds of Christopher Columbus, 155

12
Tháng 1 năm 1493, Columbus quyết định cho tàu quay trở về. Hai con tàu Nina và Pinta
chất đầu vàng bạc, nữ trang và nhiều thổ dân bị bắt cóc. Đến ngày 15 tháng 3 năm 1493, đoàn tàu
cập cảng Palos, họ được vua và nữ hoàng Tây Ban Nha đón tiếp tại triều đình Barcelona. Columbus
đã mô tả về vài hòn đảo nhỏ nằm ngoài khơi mà ông đặt chân đến, và cho rằng sâu bên trong đất
liền là nước Trung Hoa. Ông được tài trợ để tổ chức 3 cuộc thám hiểm nữa. Tháng 9 năm 1493,
ông bắt đầu cuộc hành trình thứ hai, ông tới được phía bắc của quần đảo Windward mà ông đặt
tên là Dominica. Sau đó theo đường vòng cung của các đảo Leeward tới tận Puerto Rico và đặt tên
các đảo này là Santa Maria de Guadalupe, Santa Maria de Monserrate, Santa Cruz, ngoài ra ông
còn khám phá ra đảo Jamaica. Tháng 5 năm 1498, Christopher Columbus lại ra đi lần thứ 3, đi về
hướng nam. Lần này họ đã tới đảo Trinidad, vài ngày sau đoàn thám hiểm đến được đồng bằng
Orinoco, tiến hành khảo sát Vịnh Paria và nhận ra đây là một lục địa lớn. Năm 1502, ông đã đến
được Honduras mà ông tưởng nhầm là bán đảo Mã Lai. Trong cuộc thám hiểm lần này, Columbus
đã thất bại trong việc tìm đường qua châu Á.

Christopher Columbus chưa bao giờ đến được châu Á, ông cũng không thực sự khám phá
ra châu Mỹ. Tuy nhiên, ông đã truyền cảm hứng cho một kỉ nguyên mới về việc khám phá lục địa
châu Mỹ. Có lẽ đóng góp lớn nhất của ông là những chuyến đi của ông đã mở ra sự trao đổi hàng
hóa giữa châu Âu và châu Mỹ cả trong và sau chuyến hành trình của ông4. Bất chấp những lời chỉ
trích về cách đối xử của ông với các dân tộc bản địa, không thể phủ nhận rằng các cuộc thám hiểm
của ông đã thay đổi cả châu Âu và châu Mỹ. Ngày Columbus được coi là một ngày lễ liên bang
vào năm 1971. Nó được công nhận vào ngày thứ Hai thứ hai của tháng Mười.

Hình 8: hành trình của Christopher Columbus

4 Robin S. Doak, Christopher Columbus: Explorer of the New World (Minneapolis: Compass Point Books, 2005), 92

13
2.2. Amerigo Vespucci (1454-1512)
a. Tiểu sử
Mặc dù Christopher Columbus được ghi nhận vì đã khám phá ra “Thế giới mới”, nhưng
ông luôn tin rằng mình đã đến được châu Á. Tuy nhiên, Amerigo Vespucci đã thực sự xác nhận
rằng đó không phải là châu Á, mà thay vào đó là một lục địa hoàn toàn mới.

Amerigo Vespucci sinh ngày 9 tháng 3 năm


1454 tại Florence, Ý. Cha của ông là một công chứng
viên trong chính phủ Florence. Gia đình Vespucci có
mối quan hệ tốt, và Amerigo nhận được một nền giáo
dục xuất sắc của người chú Giorgio Antonio. Ông trở
nên thông thạo một số ngôn ngữ và quan tâm nhiều
đến bản đồ học, thiên văn học và kỹ thuật điều hướng.
Ông quen biết với Berardi và được Berardi giới thiệu
với Christopher Columbus trước chuyến đi đầu tiên
của Columbus vào năm 1492. Vespucci đã giúp chuẩn Hình 9: chân dung Amerigo Vespucci

bị chuyến đi thứ ba của Columbus vào tháng 5 năm 1498. Đến năm 1499, vua và hoàng hậu của
Tây Ban Nha thất vọng về Columbus khi ông ta đã trở lại lần thứ ba mà không có sự giàu có rộng
lớn như đã hứa với họ. Thêm vào đó, họ biết được rằng những người thực dân mà Columbus cai
trị ở Hispaniola không thích ông ta. Vì vậy, những người cai trị đã cử một đội khác đi về phía tây.
Họ gửi tàu đến Hispaniola (đảo ngày nay của Cộng hòa Dominica và Haiti), và một số xa hơn về
phía nam để khám phá các khu vực mới. Nhà vua yêu cầu Amerigo làm hoa tiêu trên một trong
những con tàu đi về phía nam để thăm dò. Nhiệm vụ của anh ấy sẽ bao gồm đo đạc bản đồ và thiên
văn học để giúp điều hướng cho đoàn thám hiểm.

b. Cuộc hành trình của Amerigo Vespucci


Vespucci bắt đầu chuyến đi của mình vào ngày 18 tháng 5 năm 1499. Không rõ có bao
nhiêu tàu trong hạm đội, nhưng người ta tin rằng có khoảng từ 2 đến 4. Alonso Ojeda là thuyền
trưởng của chuyến thám hiểm, và Juan de la Cosa là một phi công. Rời khỏi Cadiz, Tây Ban Nha,
đội đi thuyền dọc theo bờ biển phía tây của châu Phi, sau đó băng qua Đại Tây Dương trong khoảng
24 ngày. Họ đổ bộ vào quốc gia Nam Mỹ Guiana5. Tại đây, đoàn thám hiểm chia đôi. Vespucci đã
đi du ngoạn về phía nam và khám phá bờ biển của Brazil ngày nay. Ojeda và de la Cosa đi về phía

5 Kurt Ray, Amerigo Vespucci: Italian Explorer of Americas (New York: The Rosen Publishing Group, Inc, 2004)

14
tây, khám phá bờ biển của Venezuela ngày nay. Vespucci đã vẽ biểu đồ các ngôi sao và các chòm
sao ở Nam bán cầu. Ông nhận thấy rằng chúng khác với các chòm sao thường thấy ở châu Âu. Họ
đã ghi lại những loài thực vật và động vật hoang dã mà họ nhìn thấy. Họ cũng gặp phải một số bộ
lạc bản địa trên đường đi. Trên hòn đảo Curacao, Vespucci kể về những người bản địa dường như
là những người khổng lồ. Tại một thời điểm, người của Vespucci đã cố gắng bắt cóc một số phụ
nữ bản địa để đưa về Tây Ban Nha. Nhưng họ đã không thành công vì những người bản địa nam
đã chiến đấu chống lại họ.

Trong chuyến đi trở về Tây Ban Nha vào tháng 6 năm 1500, Vespucci đã viết một bức thư
chi tiết cho người bạn Lorenzo di Pierfrancesco de Medici mô tả chuyến đi của ông về người bản
xứ và địa lý của những nơi ông đã đến thăm. Trước tiên, ông cũng mô tả một con sông rất lớn mà
chúng ta ngày nay gọi là sông Amazon. Một bộ tộc mà ông gặp phải là những người đàn ông và
phụ nữ khỏa thân là những kẻ ăn thịt người. Ông không coi “người da đỏ” là những kẻ man rợ, mà
chỉ ghi lại hành động của họ mà không phán xét. Không lâu sau khi trở về Tây Ban Nha, Vespucci
đã đến Bồ Đào Nha, nơi ông gặp vua Manuel. Đến tháng 5 năm 1501, Vespucci thực hiện một
chuyến đi khác. Hạm đội của Vespucci đi dọc bờ biển Brazil và dọc theo bờ biển Argentina. Ông
một lần nữa lưu ý đến các chòm sao khác nhau không thể nhìn thấy ở châu Âu. Khi họ không tìm
thấy bất kỳ của cải nào được cho là được tìm thấy ở Ấn Độ, hạm đội đã trở về Bồ Đào Nha. Dựa
trên kiến thức của mình về bản đồ, Vespucci bắt đầu tin rằng họ không ở Ấn Độ.

Vespucci quay trở lại Lisbon, Bồ Đào Nha vào tháng 9 năm 1502. Ông viết trong một bức
thư khác cho Lorenzo Medici rằng vùng đất mà họ khám phá không phải là một hòn đảo, mà là
một lục địa. Ông gọi nó là Mundus Novus - tiếng Latinh có nghĩa là “thế giới mới”. Ông tiếp tục
mô tả rằng lục địa này có nhiều ngọc trai và đá quý. Nhà vua yêu cầu Vespucci đi thuyền một lần
nữa vào năm 1503 với hy vọng tìm được đường đến Ấn Độ. Hạm đội rời đi ngày 10 tháng 5 năm
1503 dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Gonzalo Coelho. Họ dừng lại ở những hòn đảo khác nhau
ngoài khơi Tân Thế giới. Trên đường đi, họ nhìn thấy nhiều loại động vật hoang dã và gặp thêm
một số người bản địa. Họ cũng phát hiện ra một bến cảng mà Vespucci đặt tên là "Vịnh của tất cả
các vị thánh." Chuyến đi kéo dài khoảng mười hai tháng trước khi họ về nhà. Tháng 6 năm 1504,
họ trở về Lisbon. Đây là chuyến đi cuối cùng của Amerigo Vespucci.

Amerigo Vespucci là người đã khám phá cửa sông Amazon, ông cũng phát triển một
phương pháp xác định kinh độ. Tuy nhiên, có lẽ đóng góp quan trọng nhất của Vespucci là việc

15
ông nhận ra rằng lục địa mà ông đang khám phá không phải là châu Á. Trên thực tế, đó là một lục
địa mà hầu hết người châu Âu trước đây chưa biết đến. Để tưởng nhớ công lao của ông, vùng đất
này được đặt theo tên của ông - Amerigo Vespucci mà ngày nay là America.

2.3. Ferdinand Magellan (1480-1521)


a. Tiểu sử
Ferdinand Magellan sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp quý tộc nhỏ người Bồ Đào
Nha ở Tras os Montes vào khoảng năm 1480. Cha của Ferdinand là cảnh sát trưởng của cảng
Aveiro, còn mẹ của ông được gọi là Alda de Mesquita. 12 tuổi, Ferdinand được gửi đến Lisbon để
phục vụ nữ hoàng, sau đó ông trở thành người phục vụ vua Manuel I của Bồ Đào Nha. Nhờ làm
việc trong tòa án, ông đã nhận được một nền giáo dục xuất sắc về toán học, thiên văn học và cả
hàng hải. Ông đã tiếp xúc với nhiều câu chuyện về sự cạnh tranh việc khám phá đại dương và
thống trị ngành buôn bán gia vị ở Đông Ấn của hai nước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Bị hấp dẫn
bởi những hứa hẹn về sự nổi tiếng và giàu có, Magellan bắt đầu quan tâm đến việc khám phá hàng
hải trong những năm làm việc.

Ở thời của Magellan, đinh hương là loại gia vị có giá trị nhất, nó
được sử dụng để làm hương vị cho thực phẩm, người ta còn tin rằng
tinh chất của nó có thể cải thiện thị lực, bột của nó có thể làm dịu
cơn sốt và có thể tăng khả năng sinh lực khi trộn với sữa.
Hình 10: cây Đinh h ương - gia vị g iá trị n hất
thời bấy g iờ Năm 1505, Magellan và anh trai được bổ nhiệm vào một hạm đội
Bồ Đào Nha hướng đến Ấn Độ. Trong bảy năm tiếp theo, Magellan
tham gia một số cuộc thám hiểm ở Ấn Độ và Châu Phi và bị thương trong một số trận chiến. Năm
1513, ông gia nhập lực lượng khổng lồ gồm 500 tàu, 15.000 binh sĩ do Vua Manuel cử đến Maroc
để cảnh cáo thống đốc Maroc, người đã từ chối cống nạp hàng năm cho đế chế Bồ Đào Nha. Người
Bồ Đào Nha dễ dàng áp đảo lực lượng Maroc, và Magellan ở lại Morocco. Trong khi ở đó, ông đã
bị thương nặng trong một trận giao tranh, khiến anh ta phải đi khập khiễng trong suốt phần đời
còn lại của mình. Cũng trong thời gian ở Maroc, Magellan bị buộc tội ăn trộm. Mắc dù đã được
chứng minh vô tội, nhưng vụ việc đã hủy hoại danh tiếng của ông với nhà vua Bồ Đào Nha.
Magellan muốn chỉ huy một chuyến đi đến quần đảo Spice và ông tin rằng có thể đến được đó
bằng cách đi thuyền về phía tây. Khi trở về Bồ Đào Nha, ông đã ba lần cầu xin Vua Manuel I để
ông ra đi nhưng không được chấp nhận. Sau đó Ferdinand Magellan đến gặp Vua Charles I của
Tây Ban Nha và được nhà vua đồng ý tài trợ cho chuyến đi vòng quanh thế giới của mình.

16
Vào thế kỷ 15, gia vị là tâm điểm của nền kinh tế thế
giới, giống như dầu ngày nay. Được đánh giá cao trong việc
tạo hương vị và bảo quản thực phẩm cũng như gia tăng vị
ngon của thịt, các loại gia vị như quế, đinh hương, nhục đậu
khấu và đặc biệt là hạt tiêu đen vô cùng quý giá. Vì các loại
gia vị không thể được trồng trọt ở châu Âu khô cằn và lạnh
giá, nên đã có nhiều nỗ lực để khám phá con đường biển
nhanh nhất đến Quần đảo Spice. Bồ Đào Nha và Tây Ban
Nha dẫn đầu cuộc cạnh tranh giành quyền kiểm soát sớm Hình 11: chân dung Ferdinand Magellan
đối với mặt hàng quan trọng này. Người châu Âu đã đến
Quần đảo Spice bằng cách đi thuyền về phía đông, nhưng không ai chưa đi thuyền về phía tây từ
châu Âu để đến bên kia địa cầu. Magellan được xác định là người đầu tiên làm như vậy.

b. Cuộc hành trình của Ferdinand Magellan


Ferdinand Magellan ra khơi vào ngày 20 tháng 9 năm 1519 với một hạm đội năm tàu và
khoảng 200 người. Năm con tàu là: Trinidad, do Magellan làm thuyền trưởng; San Antonio, do
Juan de Cartagena làm đội trưởng; Concepción, do Gaspar de Quesada làm đội trưởng; Victoria,
đội trưởng bởi Luis de Mendoza; và Santiago, do Juan Serrano làm đội trưởng. Họ dừng lại ở quần
đảo Canary để lấy một số vật tư, và sau đó tiếp tục tiến vào Đại Tây Dương. Magellan nhận được
một lá thư rằng các sĩ quan Tây Ban Nha đã lên kế hoạch giết anh ta sau khi rời khỏi Canaries.
Magellan vẫn đề phòng tính mạng của mình trong suốt phần lớn chuyến đi. Họ đi thuyền trong vài
tuần, và đến ngày 20 tháng 11, họ băng qua đường xích đạo vào Nam bán cầu6. Vào tháng 12, họ
dừng lại ở Vịnh Guanabara ở đông nam Brazil để tiếp tế một lần nữa.

Vào ngày 21 tháng 10 năm 1520 Magellan cuối cùng đã đi vào eo biển mà ông đã tìm kiếm
đặt tên cho eo biển bằng tên của mình. Chuyến đi qua eo biển Magellan đầy gian khổ và lạnh lẽo,
nhiều thủy thủ tiếp tục không tin tưởng người lãnh đạo của họ và càu nhàu về những nguy hiểm
của cuộc hành trình phía trước. Trong những ngày đầu của cuộc hành trình qua eo biển, thủy thủ
đoàn của tàu San Antonio buộc thuyền trưởng của nó phải đào ngũ, và con tàu quay đầu bỏ chạy
qua Đại Tây Dương để trở về Tây Ban Nha. Tại thời điểm này, chỉ có ba trong số năm tàu ban đầu
còn lại trong hạm đội của Magellan. Sau hơn một tháng đi qua eo biển, tàu chiến còn lại của

6 Nancy Smiler Levinson, Magellan and the First Voyage Around the World (New York: Clarion Books, 2001), 55

17
Magellan chứng kiến một đại dương rộng lớn trước mặt họ. Họ là những người châu Âu đầu tiên
được biết đến nhìn thấy đại dương mới, mà Magellan đặt tên là Mar Pacifico - Thái Bình Dương,
vì sự yên bình rõ ràng của nó, trái ngược hoàn toàn với vùng nước nguy hiểm của eo biển mà ông
vừa đi qua. Trên thực tế, vùng biển cực kỳ hung dữ không phải là hiếm ở Thái Bình Dương, nơi
sóng thần, bão và cuồng phong đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các đảo Thái Bình Dương và
các quốc gia ở Vành đai Thái Bình Dương trong suốt lịch sử.

Sau đó, hạm đội của Magellan lên đường đến quần đảo Philippines, đổ bộ lên đảo Cebu,
nơi Magellan kết bạn với người dân địa phương có lòng nhiệt thành tôn giáo, ông tìm cách cải đạo
họ sang Cơ đốc giáo. Magellan giờ đã gần đến được Quần đảo Spice hơn bao giờ hết, nhưng khi
người Cebu yêu cầu anh giúp đỡ trong việc chống lại các nước láng giềng của họ trên đảo Mactan,
Magellan đã đồng ý. Ông cho rằng mình sẽ chỉ huy và chiến thắng nhanh chóng với vũ khí tối tân
của châu Âu, chống lại lời khuyên của người của mình, chính Magellan đã dẫn đầu cuộc tấn công.
Các Mactan chiến đấu ác liệt, và Magellan ngã xuống khi bị bắn bằng một mũi tên độc. Ferdinand
Magellan qua đời vào ngày 27 tháng 4 năm 1521.

Vị thuyền trưởng tội nghiệp không thể đặt chân


đến quần đảo Spice, ngày 5/11/1521, hai con tàu cuối
cùng cũng đã đến được Moluccas. Đến cuối cùng, chỉ có
tàu Victoria hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới và
trở về Tây Ban Nha vào cuối năm 1522 với rất nhiều hàng
hóa, gia vị nhưng chỉ có 18 thủy thủ đoàn. Hình 12: con tàu Victoria của Magellan

Mặc dù đã qua đời ở Philippines, nhưng ông được công nhận là người châu Âu đầu tiên đi
thuyền vòng quanh thế giới. Eo biển Magellan, ngoài khơi bờ biển phía nam của Nam Mỹ, đã trở
thành một tuyến đường hàng hải quan trọng. Khám phá của ông về gió mậu dịch được xếp vào
hàng những phát hiện hữu ích và quan trọng nhất của ông7. Chuyến thám hiểm đã giúp người châu
Âu hiểu rõ hơn nhiều về kích thước của Trái đất. Ông đã giúp con người biết rằng Trái Đất thật sự
hình cầu và lớn hơn rất nhiều so với tưởng tượng của người châu Âu trước đây.

7 Laurence Bergreen, Magellan: Over the Edge of the World (New York: Roaring Brook Press, 2017), 89

18
3. Các nước khác trong công cuộc phát kiến địa lý
3.1. Nước Anh - Francis Drake (1540-1596)
Cuộc đời phiêu lưu của Francis Drake đã đạt được nhiều thành
tựu. Ông đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt và đánh bại
Armada Tây Ban Nha hùng mạnh. Điều này đã giúp nước Anh tạo ra
một đế chế vĩ đại ở Tân Thế giới. Ông cũng trở thành người Anh đầu
tiên đi vòng quanh thế giới. Trong chuyến đi vòng quanh thế giới của
mình, Drake đã khám phá phần lớn vùng tây bắc của Hoa Kỳ hiện đại.
Sự căm ghét mạnh mẽ của Drake đối với người Tây Ban Nha đã thúc
Hình 13: chân dung Francis Drake
đẩy ông ta phá hủy và cướp phá rất nhiều tàu thuyền của Tây Ban Nha.
Một số người sẽ gọi Francis Drake là một tên cướp biển ương ngạnh, những người khác sẽ gọi ông
ta là một kẻ tư nhân. Nhưng với người Anh, hầu hết đều coi ông là một anh hùng.

Francis Drake sinh ra tại Tavistock, Devonshire, Anh vào khoảng năm 1540, là con cả
trong một gia đình 12 người con trai. Vào đầu những năm 1550, chàng trai trẻ Francis bắt đầu làm
việc như một người học việc trên một con tàu buôn bán. Khi ở đây, Drake đã được dạy một số kỹ
năng mà một thủy thủ sẽ có, bao gồm cách chèo thuyền và cách điều hướng, đồng thời được cung
cấp thức ăn và nơi ở. Năm 1567, ông đến làm việc cho người anh họ của mình John Hawkins từng
là một người buôn bán nô lệ. Họ sẽ đến Châu Phi, nơi họ sẽ bắt và xích người Châu Phi, đi thuyền
qua Đại Tây Dương và bán người Châu Phi cho thực dân Châu Âu. Drake đã tham gia cùng anh
ta trong các chuyến đi buôn bán đến Tân thế giới.

Vào thời điểm này, phần lớn các đảo Caribe, Nam Mỹ và Mexico đều do đế chế Tây Ban
Nha kiểm soát. Anh và Tây Ban Nha thường xuyên chiến tranh với nhau, và do đó, người Tây Ban
Nha cấm giao dịch với người Anh trong các thuộc địa của họ. Nhưng điều này không ngăn được
những người như Hawkins và Drake tuy nhiên họ cũng thường xuyên gặp phải vấn đề. Vào tháng
10 năm 1567, Hawkins và Drake đến San Juan de Ulúa trên bờ biển Mexico để sẵn sàng giao dịch.
Họ có sáu con tàu bao gồm Minion - do Hawkins chỉ huy và Judith - do Drake làm thuyền trưởng.
Không lâu trước khi người Tây Ban Nha tấn công hạm đội Anh. Bốn trong số các con tàu đã bị
phá hủy. May mắn Hawkins cũng trốn thoát được. Trận chiến này là nguyên nhân tạo ra một mối
hận thù sâu sắc đối với người Tây Ban Nha ở Drake.

Năm 1577, chiến tranh lại nổ ra giữa Anh và Tây Ban Nha. Elizabeth I đã giao cho Drake
quyền chỉ huy một cuộc thám hiểm để thiết lập các trạm giao dịch của người Anh ở Thái Bình

19
Dương8. Ông ta lên kế hoạch tiếp tục đánh phá các hạm đội Tây Ban Nha và tấn công các khu định
cư của người Tây Ban Nha ở Nam Mỹ. Drake và hạm đội của ông rời cảng Plymouth ở Anh vào
ngày 13 tháng 12 năm 1577. Ông có năm con tàu: Elizabeth, Swan, Christopher, Marigold và
Pelican do Drake chỉ huy. Họ đi thuyền qua Đại Tây Dương đến Brazil, sau đó xuôi về phía nam
theo bờ biển đến Argentina đến một khu vực có tên là Patagonia. Khi ở đây, tại Cảng St. Julian,
một cuộc đọ súng giữa người Anh và người bản địa đã nổ ra, cả hai bên đều có thiệt hại về tính
mạng. Đến ngày 20 tháng 8 năm 1578, Drake và hạm đội của ông tiến vào eo biển Magellan, băng
qua Thái Bình Dương. Trong khi Ferdinand Magellan đã mất một tháng để đi qua Eo biển thì
Drake chỉ mất 16 ngày9. Ông cũng đã đổi tên con tàu của mình là Golden Hind. Hạm đội sau đó
đi lên phía bắc lên bờ biển phía tây của Nam Mỹ.

Sau khi đi qua eo biển Magellan, Drake bắt đầu đi qua bờ biển phía tây Hoa Kỳ, ông đã
đến tận đảo Vancouver ngày nay trước khi quay ngược về phía Nam. Trong thời gian thám hiểm,
ông đã vẽ lại biểu đồ phần lớn bờ biển phía tây Bắc Mỹ chưa được biết đến trước đây. Vào tháng
6 năm 1579, Drake dừng chân tại Point Reyes, gần San Francisco, California ngày nay, và tuyên
bố đất đai cho Nữ hoàng Elizabeth và nước Anh. Tại đây, người Anh đã giao lưu với những người
bản xứ Miwok thân thiện trong vài tuần. Golden Hind rời vùng đất mới và trở lại quê hương ngày
23 tháng 7 năm 1579. Gần 2 tháng trời họ không thấy đất. Cuối cùng họ đã đến được quần đảo
Molucca (Indonesia ngày nay). Sau một thời gian ngắn ở lại, họ lại tiếp tục cuộc hành trình vòng
qua mũi phía nam của châu Phi và đi về phía bắc đến Anh. Sau gần ba năm đi thuyền vòng quanh
thế giới, Golden Hind đã đến được nước Anh vào ngày 26 tháng 9 năm 1580. Mặc dù là người thứ
hai đi vòng quanh thế giới nhưng Francis Drake là người Anh đầu tiên làm được điều đó.

Đóng góp của Francis Drake đã củng cố sự thống trị của thực dân Anh trên biển, thiết lập
một đế chế vĩ đại. Ngoài những thành tựu quân sự của mình, ông còn là một nhà thám hiểm nổi
tiếng, người đã tuyên bố chủ quyền một phần bờ biển phía tây của Bắc Mỹ cho nước Anh. Vịnh
Drakes gần San Francisco mang tên của nhà thám hiểm người Anh vĩ đại, người đã giúp tuyên bố
những vùng đất này cho người Anh.

3.2. Nước Pháp - Jacques Cartier (1491-1557)


Jacques Cartier được nhớ đến nhiều nhất vì đã khám phá các vùng của Canada. Ông cũng
là người đặt tên cho đất nước này. Từ "Canada" bắt nguồn từ ngôn ngữ Iroquois-Huron. Những

8 Richard E. Bohlander, ed, World Explorers and Discoverers (New York: MacMillan Publishing Company, 1992), 156
9 Bohlander, World Explorers and Discoverers, 157

20
người bản địa này gọi làng Stacona của họ là kanata - có nghĩa đơn giản là "làng" hoặc "khu định
cư". Cartier đã sử dụng từ này để chỉ tất cả những khu vực mà ông đã khám phá, và nó được người
Pháp sau này dùng để gọi vùng đất này.

Jacques Cartier sinh ngày 31 tháng 12 năm 1491 tại


Saint-Malo, một thị trấn cảng của Brittany, nước Pháp. Vì vậy,
Jacques khi còn trẻ có lẽ đã học được các kỹ năng định hướng
và đi biển từ rất sớm. Nhiều học giả tin rằng Cartier đã thực
hiện một số chuyến đi xuyên Đại Tây Dương trong những năm
đầu của mình. Nhiều người đồng ý rằng Cartier đã lên đường
đến Brazil khi còn trẻ10. Tuy nhiên, không có bằng chứng cụ
thể nào chứng minh điều này. Vào tháng 5 năm 1519, Hình 14: chân dung Jacques Cartier

Cartier kết hôn với Catherine des Graches. Catherine xuất thân từ tầng lớp cao hơn Cartier. Vì vậy,
khi họ kết hôn, địa vị xã hội và vị thế của Cartier trong xã hội càng tăng lên.

Ngày 20 tháng 4 năm 1534, Cartier khởi hành từ Saint-Malo với 2 tàu và 61 người. Chỉ
sau 20 ngày chèo thuyền, đoàn thám hiểm đã đến được khu vực ngày nay là Newfoundland vào
đầu tháng 5. Hạm đội đi về phía bắc dọc theo đường bờ biển trong một thời gian ngắn trước khi
quay đầu và hướng về phía nam. Cartier tiếp tục khám phá bờ biển phía tây của Newfoundland.
Sau khi đi qua eo biển Belle Isle, Cartier và hạm đội của ông đã khám phá Vịnh St. Lawrence. Vào
tháng 6 năm 1534, ông đã có khám phá quan trọng đầu tiên khi đến một khu vực mà chúng ta biết
ngày nay là Prince Edward Island11, đây là một hòn đảo lớn của Canada ngày nay. Địa điểm cuối
cùng mà Cartier dừng chân trước khi trở về Pháp là trên bán đảo Gaspé ngày nay. Tại đây, họ gặp
những người bản địa Mimac thân thiện sống trong khu vực và bắt đầu buôn bán lông thú cũng như
các mặt hàng khác cho người dân ở đây. Đoàn thám hiểm đi vòng quanh Đảo Anticosti trước khi
tiếp tục ra khỏi Vịnh St. Lawrence. Họ lên đường trở về nhà và đến Saint-Malo, Pháp vào ngày 5
tháng 9 năm 1534.

Sau khi Cartier trở về Pháp và gặp Vua Francis, một chuyến đi thứ hai đến Bắc Mỹ đã
được tài trợ. Cả Cartier và nhà vua đều phấn khích trước những phát hiện của Cartier trong chuyến
hành trình đầu tiên và cảm thấy rằng những khám phá của mình đầy hứa hẹn. Nhà vua đã cho

10 Jeff Donaldson-Forbes, Jacques Cartier (New York: The Rosen Publishing Group, Inc., 2006), 6
11 James Stuart Olson, Historical Dictionary of European Imperialism (New York: Greenwood Press, 1991), 118

21
Cartier thêm nhiều tàu và thủy thủ để thực hiện chuyến đi. Họ được giao nhiệm vụ khám phá thêm
phần đất liền của những nơi mới được khám phá. Một số người bản xứ Huron đã đi cùng Cartier
với tư cách là hướng dẫn viên. Họ đi thuyền ngược dòng sông St. Lawrence và vào ngày 2 tháng
10 năm 1535, họ đến được Hochelaga (nay là Montréal). Những người bản xứ nói với Cartier về
một nơi giàu có tên là Saguenay, nhưng nó không thể đến được bằng những con tàu lớn của Cartier.
Vì vậy, ông và người của mình quay trở lại cửa sông St. Charles, đến một pháo đài mà họ đã xây
dựng trước đó có tên là Saint Croix. Đến tháng 11, các tuyến đường thủy bị đóng băng. Cartier và
đoàn thủy thủ phải ở lại đây cho đến tháng 4 năm 1536. Trong mùa đông, nhiều người đàn ông bị
bệnh scorbut (một bệnh do thiếu hụt vitamin C) và chết. Trước khi trở về Pháp, Cartier đã bắt cóc
Donnaconna (tù trưởng của thổ dân Huron) và hai con trai của ông ta để ông ta có thể đích thân
nói với Vua Francis I về sự giàu có của Saguenay. Ngày 6 tháng 5 năm 1536 Cartier lên đường
đến Pháp.

Jacques Cartier đã có công tìm ra những vùng đất mới cho nước Pháp, nhưng cách đối xử
của ông với những người bản xứ đôi khi không thể chấp nhận. Trong suốt ba chuyến đi của mình,
Cartier trở thành người châu Âu đầu tiên khám phá Vịnh St. Lawrence và Sông St. Lawrence. Mặc
dù nỗ lực của ông để thiết lập một thuộc địa của Pháp gần Thành phố Quebec ngày nay đã thất bại,
nhưng khám phá của ông đã dẫn đến việc khám phá châu Âu sâu hơn trong suốt thế kỷ 16 và 17.
Người Pháp sẽ tiếp tục thuộc địa hóa khu vực này và thiết lập một cơ sở buôn bán lông thú phong
phú. Một số nơi ở Canada tôn vinh ông, bao gồm Cầu Jacques Cartier bắc qua sông St. Lawrence
từ Montreal đến Quebec. Một bức tượng được đặt tại nơi sinh của ông ở Saint Malo, Pháp để tưởng
nhớ đến công lao của ông.

3.3. Trung Quốc - Zheng He (1371-1433)


Mặc dù các cuộc phát kiến địa lý chủ yếu từ các nước phương Tây, nhưng cũng có nhiều
phát kiến đến từ phương Đông, Zheng He là một trong những nhà thám hiểm đó. Zheng He là một
nhà thám hiểm Trung Quốc, người thay mặt hoàng đế Trung Quốc dẫn đầu bảy chuyến du hành vĩ
đại. Những chuyến đi này đã đi qua Biển Đông, Ấn Độ Dương, Biển Ả Rập, Biển Đỏ, và dọc theo
bờ biển phía đông của Châu Phi. Tổng cộng bảy chuyến đi của ông là ngoại giao, quân sự và
thương mại kéo dài từ năm 1405 - 1433. Tuy nhiên, hầu hết các sử gia đều đồng ý rằng mục đích
chính của họ là quảng bá cho sự vinh quang của triều đại nhà Minh ở Trung Quốc12.

12Leo Suryadinata, ed., Admiral Zheng He & Southeast China (Pasir Panjang, Singapore: Institute of Southeast Asian Studies,
2005), 44

22
Zheng He, hay còn gọi là Trịnh Hòa sinh năm 1371 tại tỉnh Vân Nam, miền nam Trung
Quốc, được đặt tên là Mã Hòa (Ma He). Cha mẹ ông theo đạo Hồi và thuộc nhóm người Hồi thiểu
số. Cả ông và cha mình đều từng thực hiện chuyến hành hương đến thánh địa Mecca tại Ả Rập
Xê-út cách Trung Quốc hơn 5.000 km. Năm 1403, Zhu Di, ra lệnh xây dựng Hạm đội Kho báu -
một đội tàu buôn, tàu chiến và tàu hỗ trợ. Hạm đội này đã đi qua các khu vực Biển Đông và Ấn
Độ Dương. Hoàng đế quyết định chọn Trịnh Hòa chỉ huy hạm đội này. Ông sẽ là đại sứ chính thức
của triều đình ở nước ngoài. Từ đây sự nghiệp hàng hải của Trịnh Hòa bắt đầu với một số cuộc
hành trình khám phá ấn tượng nhất trong lịch sử.

Vào tháng 7 năm 1405, họ ra khơi từ Cảng Liujiagan ở Taicang của tỉnh Giang Tô và đi
về hướng tây. Hạm đội có tổng cộng 208 tàu, trong đó có 62 Tàu kho báu và hơn 27.800 thủy thủ
đoàn. Đoàn thám hiểm đã đi đến Việt Nam ngày nay, tại đây, họ đã gặp gỡ nhà vua và tặng cho
ông những món quà. Nhà vua hài lòng với Trịnh Hòa và cử chỉ tử tế của hoàng đế, và chuyến thăm
là một chuyến thăm thân thiện. Sau khi rời đi, hạm đội đi đến Java, Sumatra; Malacca; băng qua
Ấn Độ Dương và đi thuyền về phía tây đến Cochin và Calicut, Ấn Độ. Họ đã dừng lại ở nhiều nơi
để buôn bán gia vị và các hàng hóa khác, cùng với việc viếng thăm các tòa án hoàng gia và xây
dựng quan hệ cho hoàng đế Trung Quốc. Chuyến đi đầu tiên của Trịnh Hòa kết thúc khi ông trở
về Trung Quốc vào năm 1407.

Chuyến đi thứ hai (1408-1409) và thứ ba (1409-1411) của Zheng He đi theo lộ trình tương
tự như chuyến đi đầu tiên của ông. Ông dừng chân ở những nơi như Java, Sumatra; và thăm các
cảng trên bờ biển Xiêm (ngày nay gọi là Thái Lan) và Bán đảo Mã Lai13. Chuyến đi thứ tư của
Trịnh Hòa (1413-1415) sẽ là chuyến đi ấn tượng nhất của ông. Hoàng đế Trung Quốc thực sự
muốn phô trương sự giàu có và quyền lực mà Trung Quốc đạt được. Với 63 con tàu lớn và thủy
thủ đoàn hơn 27.000 người, Zheng He đã ra khơi. Một lần nữa, ông đi thuyền đến Bán đảo Mã
Lai, đến Sri Lanka, và đến Calicut ở Ấn Độ. Thay vì ở lại Calicut như những chuyến đi trước,
Zheng He và hạm đội của ông cũng đi thuyền đến các quần đảo Maldive và Laccadive đến Hormuz
trên Vịnh Ba Tư. Trên đường đi, họ buôn bán các mặt hàng như lụa và gia vị cho quý tộc của các
nước khác. Ông trở lại Nam Kinh vào năm 1415. Ông cũng mang theo một số sứ thần hoặc đại
diện của các quốc gia khác nhau để hoàng đế gặp gỡ và học hỏi.

13Brian Fagan, Beyond the Blue Horizon: How the Earliest Mariners Unlocked the Secrets of the Oceans (New York: Bloomsbury
Press, 2012), 157

23
Zheng He đã góp công rất lớn trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc với thế
giới. Ông đã phát triển mối quan hệ hữu nghị với các quốc gia khác, đồng thời thúc đẩy cơ hội
giao thương giữa phương Đông và phương Tây. Dù các hồ sơ chi tiết về các cuộc hành trình của
ông đã bị phá hủy, ông vẫn được người đời biết đến với khả năng lãnh đạo tài ba. Ngày 11 tháng
7 là Ngày Hàng hải Quốc gia của Trung Quốc để kỷ niệm chuyến đi đầu tiên của ông.

Hình 15: hành trình thứ tư của Zheng He - hành trình ấn tượng nhất

III. ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ ĐẾN QUAN HỆ QUỐC TẾ
THỜI TRUNG ĐẠI
Những phát kiến địa lý đã ảnh hưởng sâu rộng đến con người và các quốc gia, khi cuộc
sống của họ trải qua những thay đổi hoàn toàn về kinh tế - xã hội và chính trị. Nó đã mở ra một
nguồn tri thức mới. Khi những khám phá mở rộng sự học hỏi và kiến thức về thế giới, quan điểm
và thái độ của con người đã thay đổi. Khi những ý tưởng về Thế giới Mới ảnh hưởng đến người
châu Âu, những tác động đó đã được nhìn thấy trong cách hiểu của họ về loài người. Tinh thần
học hỏi và ham học hỏi đã mang lại những thay đổi mang tính cách mạng trong cuộc sống của
người dân khắp châu Âu. Những khám phá đã mở ra một khối tài sản lớn, cả về thực tế cũng như
tiềm năng của những vùng đất mới. Sự giàu có này đã giúp họ tham gia vào các cuộc chiến tranh
châu Âu và giữa các quyền tối cao về hàng hải. Hầu hết các cuộc chiến tranh diễn ra trong thế kỷ

24
17 đến thế kỷ 18 mà nguyên nhân của chúng là xung đột lợi ích và tranh giành giữa các quốc gia.
Kết quả chính của điều này đã được nhìn thấy khi người Châu Âu bắt đầu 'Âu hóa' nhân loại.

Khía cạnh chịu tác động lớn nữa là kinh tế, nền kinh tế rơi vào tình trạng hỗn loạn ở châu
Âu. Cơ sở của sự giàu có ở châu Âu thời trung cổ là đất đai, và chủ sở hữu đất đai sống khá tốt
bằng cách cho thuê đất của họ và yêu cầu người thuê cung cấp dịch vụ và một phần hoa màu cho
họ. Đột nhiên, vàng và bạc, vốn bị thiếu hụt, bắt đầu tràn từ Tân Thế giới trở lại châu Âu với kết
quả là giá bắt đầu tăng vọt (Việc càng có nhiều tiền lưu thông thì giá trị của nó càng ít so với giá
trị hàng hóa, và do đó giá của hàng hóa tăng lên). Điều này gây ra cái mà các nhà sử học gọi là
Cuộc cách mạng giá cả, trong đó những người có thu nhập cố định, như chủ nhà, có khả năng phá
sản và những người có thu nhập không cố định, như người đi thuê, nhận thấy rằng giá trị thực của
các khoản nợ của họ đang giảm nhanh chóng. Điều xảy ra là các quốc gia mua được vàng và bạc
này - Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha - không có nhiều sản xuất và cần giao dịch hàng hóa và vật tư
cho các thuộc địa mới của họ. Anh, Pháp và Hà Lan đã phát triển các cơ sở sản xuất để cung cấp
các mặt hàng này, và trung tâm của sức mạnh công nghiệp và tài chính chuyển sang các nước đó,
nơi nó vẫn duy trì cho đến ngày nay.

Các thuộc địa mới không chỉ tìm kiếm vàng và bạc mà còn khai thác các nguồn tài nguyên
khác của Tân Thế giới. Các tàu chở hàng được nhồi nhét bằng ván lợp bằng gỗ, gỗ đóng tàu, dây
gai dầu, nhựa đường và nhựa thông, lông thú, thuốc nhuộm như gỗ chàm Brazil, cá khô, dầu hạt
lanh, da sống và một loạt các nguyên liệu thô khác để cung cấp cho sự phát triển của kinh tế công
nghiệp châu Âu và cung cấp cho người Châu Âu hàng hóa sản xuất để buôn bán với người da đỏ
(của Ấn Độ) và người Trung Quốc. Những người khám phá và thám hiểm và giới quý tộc sở hữu
đất cũ, nhanh chóng bị thay thế bởi các nhà sản xuất và thương gia như là giới thượng lưu mới của
Châu Âu. Trong khi đó, châu Âu đã tìm thấy một nơi để đổ dân số không mong muốn của họ.
Những người bất đồng chính kiến, tội phạm, những kẻ khốn nạn, những kẻ xấu tính, những kẻ
cuồng tín tôn giáo, và những người khác đã bị đưa đi, bằng cách này hay cách khác. Thực tế là
một nửa trong số họ đã chết trong năm đầu tiên không để lại hậu quả gì. Do đó, tác động của những
khám phá là lớn nhất trên mặt trận kinh tế. Những thay đổi kinh tế nhanh chóng sau đó đã mang
lại một cuộc cách mạng thương mại. Tác động của cuộc cách mạng đã được nhìn thấy đối với các
phương thức thương mại hàng hóa, sự thay đổi của các tuyến đường thậm chí còn được nhìn thấy
cùng với phương thức tạo ra chúng. Có một niềm tin phổ biến giữa các nhà sử học rằng "Rome là
trung tâm của vũ trụ, Venice và Geneva là trung tâm thương mại của nó và Florence là quê hương

25
của nghệ thuật và thư từ của nó." Người dân bắt đầu rời xa Ý và Địa Trung Hải, sau cuộc xâm
lược của người Thổ Nhĩ Kỳ. Từ từ các quốc gia gần bờ biển đã trở thành những trung tâm thương
mại và kinh doanh quan trọng. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trở thành những cửa ngõ quan trọng
dẫn đến Thế giới Mới rộng lớn.

Chinh phục thế giới mới. Khởi đầu kỷ nguyên của những khám phá địa lý vĩ đại là năm
1492, khi Christopher Columbus khám phá ra châu Mỹ. Gần như toàn bộ Tân Thế giới đã được
tuyên bố là thuộc sở hữu của Tây Ban Nha. Đối với các tàu châu Âu, đất đai ở nước ngoài là một
nguồn thu nhập và các nguồn tài nguyên quý hiếm, bao gồm cả kim loại quý. Hậu quả đầu tiên của
những Khám phá Địa lý Vĩ đại là sự bóc lột của thực dân phương Tây đối với châu Mĩ. Thực dân
Tây Ban Nha đã tàn phá không thương tiếc cư dân bản địa hoặc bắt họ làm nô lệ. Chính sách như
vậy đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của toàn lục địa. Trong 150 năm kể từ khi xuất hiện người
lạ ở Mỹ, dân số bản địa đã giảm khoảng 15 lần. Những người đàn ông có thể bị dồn đến các mỏ,
nơi họ phải làm việc trong những điều kiện vô nhân đạo. Kết quả là, mức sinh giảm và các hình
thức nông nghiệp truyền thống bị suy giảm. Những hậu quả tiêu cực khác của các khám phá địa lý
là thường xuyên xảy ra các vụ dịch bệnh chết người do người da đỏ mắc các bệnh châu Âu.

Giảm dân số bản địa ở châu Mỹ. Vào giữa thế kỷ thứ XVI, người Tây Ban Nha bắt đầu
đưa các cư dân địa phương vào trong các khu định cư đặc biệt nằm gần các khu mỏ. Những người
này, một mặt, để thực hiện các công việc công cộng, và mặt khác - để tìm kiếm thức ăn cho gia
đình của họ. Dòng người Tây Ban Nha đến thuộc địa là rất nhỏ. Dần dần hình thành một tầng dân
cư đặc biệt - người châu Âu, sinh ra đã ở Tân Thế giới và hầu như không có mối liên hệ nào với
đô thị. Những người này bắt đầu được gọi là Creoles. Danh tính của họ đã được bảo tồn do thực
tế là họ sống xa người da đỏ. Dân số người bản xứ ngày càng giảm đi. Toàn bộ các nhóm dân tộc
và bộ lạc biến mất. Các ngôn ngữ địa phương đã được thay thế bằng tiếng Tây Ban Nha. Ngoài
người Creoles, còn có một nhóm Métis - hậu duệ của những cuộc hôn nhân hỗn hợp giữa người
châu Âu và người da đỏ. Vào thế kỷ 17, một quá trình tương tự bắt đầu với một nhóm người da
đen xuất hiện ở Mỹ vì buôn bán nô lệ. Dân số đáng kể của người da trắng và người châu Phi đã
phát sinh ở Tân Thế giới mà trước đây không có. Dân số bản địa của Mỹ phần lớn là hỗn hợp với
người châu Âu hoặc người da đen, điều này đã dẫn đến sự hình thành các nền văn hóa hỗn hợp
bao gồm Mestizos, Zambo và Melungeon (Liebmann et al, 2016). Mặt khác, thực tế không có sự
di chuyển lớn của các gen của người Mỹ bản địa đến lục địa cũ (Liebmann et al, 2016). Di cư từ
Mỹ Latinh đến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vẫn còn ít.

26
Cơ đốc giáo hóa. Sự khởi đầu, lịch sử, hậu quả của những Khám phá Địa lý Vĩ đại - tất cả
những điều này không thể làm được nếu không có ảnh hưởng của Giáo hội Châu Âu trên các lục
địa mở. Người Bồ Đào Nha và người Tây Ban Nha là những người đầu tiên ép buộc Công giáo ở
các vùng bị chinh phục của Châu Mỹ. Các linh mục đã cố tình phá hủy không chỉ các tôn giáo
ngoại giáo, mà còn cả văn hóa của người dân bản địa của Tân Thế giới. Các tượng đài cổ và các
biểu tượng khác của quá khứ tiền Thiên chúa giáo đã bị phá hủy. Các cuộc bạo động thường xuyên
buộc các linh mục và giám mục phải thay đổi phần nào chính sách của họ, khiến nó trở nên nhẹ
nhàng hơn và mang tính thỏa hiệp hơn. Bằng cách này hay cách khác, nhưng nền văn hóa Ấn Độ,
sau cuộc tấn công khủng khiếp của người châu Âu, vẫn tồn tại vững chắc đến ngày nay.

Người da đen bị hành hạ không thương tiếc. Thế giới Mới đã trở thành một nguồn cung
cấp tài nguyên to lớn cho người châu Âu. Nhiều nô lệ được yêu cầu cho việc khai thác và sản xuất
của họ. Như đã nói ở trên, dân số Hoa Kỳ đã giảm một cách thảm hại. Những người da đỏ bị nô lệ
quá ít, không thể đáp ứng nhu cầu của các quốc gia đô thị. Giải pháp cho mâu thuẫn này là sự xuất
hiện của buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương. Vào giữa thế kỷ thứ XVI, toàn bộ hệ thống đã
được hình thành nhằm bắt giữ nô lệ ở Tây Phi và vận chuyển họ đến châu Mỹ (chủ yếu đến Brazil,
Colombia, các đảo Caribe và phía nam Hoa Kỳ). Hầu hết họ đều đến từ lưu vực sông Congo.

Trung tâm giao dịch mới. Từ các thành phố của Ý, vị thế của các trung tâm thương mại
hàng hải quốc tế được chuyển đến Seville, Lisbon và Antwerp. Một ví dụ về cảng Hà Lan này đặc
biệt được tiết lộ. Ngay cả trong thế kỷ XV, Antwerp đã trở thành một điểm bán hàng quan trọng
cho vải của Anh, len của Pháp và kim loại của Đức. Với việc mở ra các lục địa mới, cảng Hà Lan
tập trung buôn bán hàng hóa và gia vị được lấy từ các thuộc địa. Antwerp đã trở thành nơi tập
trung tiền của Châu Âu. Ngân hàng được thành lập cho các thương nhân khắp nước, và có cả một
sàn giao dịch chứng khoán. Hậu quả quan trọng của những khám phá địa lý là sự ra đời của một
hệ thống cấp các khoản tín dụng thương mại quốc tế cần thiết cho thương mại, có những chứng
khoán đến ngày nay vẫn đang sử dụng: trái phiếu, tín phiếu và cổ phiếu.

Chủ nghĩa tư bản thay thế chế độ phong kiến. Với diện tích nhỏ, Hà Lan nhanh chóng trở
thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Châu Âu. Hệ thống tư bản của họ tỏ ra hiệu quả hơn
chế độ phong kiến (đặc trưng của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha). Các đế chế thuộc địa đầu tiên
nhận được những khoản thu khổng lồ, nhưng họ lại chi nó vào việc duy trì tầng lớp quý tộc và

27
hoàng gia. Tận dụng các cơ hội thuộc địa mới, các doanh nhân tự do người Anh và Hà Lan đã giúp
đất nước của họ trở thành những quốc gia giàu có và thịnh vượng nhất của Thế giới mới.

Mầm mống hình thành chủ nghĩa đế quốc. Nhờ các cuộc chinh phục thuộc địa, các cường
quốc châu Âu bắt đầu kiểm soát hầu hết thế giới. Đây là cách một trật tự chính trị mới xuất hiện -
chủ nghĩa đế quốc. Bước đi đầu tiên của chủ nghĩa đế quốc là Tây Ban Nha. Quốc gia này đã tiêu
diệt các quốc gia hùng mạnh của người Inca và người Aztec và thay thế họ, tạo ra trong các tài sản
của người Mỹ một hệ thống cưỡng bức và lao động nô lệ cứng nhắc. Sau đó, ví dụ của Tây Ban
Nha được dùng làm nguyên mẫu cho chính sách thuộc địa của Hà Lan, Anh, Pháp và một số nước
khác. Các dân tộc thổ dân bị tiêu diệt, các tôn giáo bị nhổ tận gốc. Người châu Âu đã chinh phục
tất cả các nơi trên thế giới ngoại trừ Trung Đông và Đông Á. Trong khu vực này, các nền văn minh
Trung Quốc và Nhật Bản đã tồn tại. Cả hai quốc gia đều cố gắng đi theo con đường của chủ nghĩa
biệt lập khỏi những kẻ thực dân hiếu chiến.

LỜI KẾT
Trong suốt thời kì lịch sử, không một quốc gia hay vùng đất nào có thể tồn tại độc lập. Sự
ảnh hưởng của nó dù ít hay nhiều đều góp phần trong công cuộc giao lưu văn hóa, thương mại. Dù
bằng cách thức gì thì công cuộc phát triển đã tạo nên những tiền đề cho sự giao lưu giữa các nền
văn minh lớn, ở đây có thể nói đến sự tiếp xúc văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Không
thể không nói đến vai trò của phát kiến địa lí, nó đã thúc đẩy sự giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ
hơn. Con người đã tìm ra những vùng đất mới, con đường mới và lục địa mới - châu Mỹ, mở ra
những con đường để giao lưu với các châu lục. Nó đem lại những khả năng mới cho sự giao lưu
kinh tế và văn hóa, tạo điều kiện cho sự tiếp xúc giữa các nền văn minh thế giới. Đó là thành tựu
của ý chí con người và những tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Nhìn chung, công cuộc phát kiến địa lý đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nhân loại,
đã vẽ lại bản đồ thế giới, mở rộng giao lưu kinh tế trên toàn thế giới, tạo tiền đề cho sự ra đời của
chủ nghĩa tư bản. Song nó cũng để lại không ít hậu quả đau khổ cho một phần nhân loại mà nhiều
thế hệ sau vẫn phải chịu đựng.

28
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các cuộc phát kiến địa lý trong quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa Đông – Tây. Nghiên Cứu Lịch Sử. (2022).
Retrieved 23 August 2022, from https://nghiencuulichsu.com/2021/04/19/cac-cuoc-phat-kien-dia-ly-trong-
qua-trinh-giao-luu-tiep-xuc-van-hoa-dong-tay/.
2. Exploration.marinersmuseum.org. (2022). Retrieved 23 August 2022, from
https://exploration.marinersmuseum.org/type/age-of-discovery/.
3. Kurt Ray, Amerigo Vespucci: Italian Explorer of Americas (New York: The Rosen Publishing Group, Inc, 2004)
4. Cartwright, M. (2022). Ferdinand Magellan. World History Encyclopedia. Retrieved 23 August 2022, from
https://www.worldhistory.org/Ferdinand_Magellan/#google_vignette.
5. centuries, T. (2022). The Geographical Discoveries of the 15th and 16th centuries. BrainKart. Retrieved 23
August 2022, from https://www.brainkart.com/article/The-Geographical-Discoveries-of-the-15th-and-16th-
centuries_1377/.
6. Brian Fagan, Beyond the Blue Horizon: How the Earliest Mariners Unlocked the Secrets of the Oceans (New York:
Bloomsbury Press, 2012
7. Congo River | river, Africa. Encyclopedia Britannica. (2022). Retrieved 23 August 2022, from
https://www.britannica.com/place/Congo-River.
8. Richard E. Bohlander, ed, World Explorers and Discoverers (New York: MacMillan Publishing Company, 1992)
9. Exploration.marinersmuseum.org. (2022). Retrieved 23 August 2022, from
https://exploration.marinersmuseum.org/subject/zheng-he/.
10. Cartwright, M. (2022). Prince Henry the Navigator. World History Encyclopedia. Retrieved 21 August 2022,
from https://www.worldhistory.org/Prince_Henry_the_Navigator/.
11. Leo Suryadinata, ed., Admiral Zheng He & Southeast China (Pasir Panjang, Singapore: Institute of Southeast Asian Studies,
2005)
12. THE IMPACT OF DISCOVERY ON EUROPE. Vlib.iue.it. (2022). Retrieved 23 August 2022, from
http://vlib.iue.it/carrie/reference/worldhistory/sections/19impact.html.
13. Robin S. Doak, Christopher Columbus: Explorer of the New World (Minneapolis: Compass Point Books, 2005
14. Đề tài Những cuộc phát kiến địa lý châu Âu thời trung đại - Luận văn, đồ án, luan van, do an. Doan.edu.vn.
(2022). Retrieved 23 August 2022, from https://doan.edu.vn/do-an/de-tai-nhung-cuoc-phat-kien-dia-ly-chau-
au-thoi-trung-dai-2576/.
15. Nancy Smiler Levinson, Magellan and the First Voyage Around the World (New York: Clarion Books, 2001
16. Phillips and Phillips, The Worlds of Christopher Columbus

29

You might also like