You are on page 1of 19

TÓM TẮT KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN


I. HỆ THỐNG MỘT SỐ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. BIỆN PHÁP TU TỪ
- Khái niệm BPTT: là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt
hay, đẹp, biểu cảm và hấp dẫn.
- Các BPTT thường gặp:
+ Tu từ ngữ âm: điệp âm, điệp vần, hài thanh, nhịp điệu, giọng điệu…
+ Tu từ từ vựng – ngữ nghĩa: So sánh, liên tưởng, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, chơi
chữ, nói quá, nói giảm nói tránh, tương phản – đối lập…
+ Tu từ cú pháp: lặp cú pháp, phép liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ…

Biện Tác dụng


pháp

So sánh Tăng sự gợi hình, gợi cảm, sinh động, biểu hiện tư tưởng tình cảm sâu sắc.
•A như B
VD:
Cổ tay em trắng như ngà
Đôi mắt em liếc như dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
(Ca dao)
•A bao nhiêu B bấy nhiêu
VD:
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
(Ca dao)
• A là B
VD:
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nằng xuống dòng sông lấp loáng.
(Tế Hanh)
• A (giấu đi từ so sánh) B
VD:
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng non nước

Nhân Làm thế giới loài vật, cây cỏ…gần gũi với suy nghĩ, tình cảm của con người
1
hóa Ví dụ:
• Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của người để biểu thị những tính chất, hoạt động của
đối tượng không phải là người.
VD:
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiêng sầu”
(Vũ Đình Liên)
• Xem đối tượng không phải là người như con người để tâm tình trò chuyện.
VD:
“Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”
(Ca dao)

Ẩn dụ Gợi hình, gợi cảm tinh tế


Ví dụ: “Trong đạn bom đổ nát
Bừng tươi nụ ngói hồng”
(Vũ Duy Thông)

Hoán dụ Tăng sự gợi hình, gợi cảm


VD: “Áo chàm đưa buổi phân li”
(Tố Hữu)
-Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay một nét tiêu biểu nào
đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng đó dựa vào mối quan hệ liên tưởng logic khách
quan giữa hai đối tượng.
- Giống ẩn dụ tu từ, hoán dụ tu từ chỉ có một vế biểu hiện, vế được biểu hiện không phô ra.
- Tác dụng: Khiến đối tượng được miêu tả trở nên cụ thể, sinh động; gợi lên những cảm xúc
thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc.
- Một số mối quan hệ logic khách quan thường được dùng để cấu tạo nên hoán dụ tu từ.
• Quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng
VD: “Trước bộ óc vĩ đại tôi cúi đầu, trước trái tim vĩ đại tôi quì gối.”
(W.Goeth)
• Quan hệ giữa bộ phận và toàn thể
VD:
“Một tay gây dựng cơ đồ
Bấy lâu bể Sở song Ngô tung hoành”
(Nguyễn Du)
• Quan hệ giữa cái đựng và vật được chứa đựng
2
VD:
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chin nhớ mười mong một người.”
(Nguyễn Bính)
• Quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật, hiện tượng và sự vật, hiện tượng
VD:
“Áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy
Nắng mênh mang mấy nhịp Tràng Tiền
Em rất thật mà nắng thì hư ảo
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng”
(Thu Bồn)

Điệp ngữ Nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh


- Là biện pháp lặp đi lặp lại những từ ngữ nào đó nhằm mục đích mở rộng, nhấn mạnh ý nghĩa
hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc.
- Phân loại;
Điệp ngữ nối tiếp (từ được lặp lại nối tiếp)
VD:
“Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai
(Đoàn Thị Điểm)
Điệp ngữ cách quãng (từ được lặp lại có ngăn cách bởi các từ khác)
VD:
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa!
(Trần Đăng Khoa)

Liệt kê Diễn đạt đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng tình
cảm
“Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi
thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa…”
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB
Giáo dục, 2015, tr.70 – 71)

Từ Tính sinh động, giá trị biểu cảm cao


tượng Ví dụ: móm mém, xồng xộc, vật vã, rữ rượi, xộc xệch, sòng sọc..
hình

3
Từ Ví dụ: hu hu, ư ử .
tượng
thanh

Nói quá/ Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng biểu cảm


thậm “Thò tay mà ngắt ngọn ngò
xưng Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ.”
(Ca dao)

Câu hỏi Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng định…)
tu từ “Mình về mình có nhớ ta”
Việt Bắc – Tố Hữu

Nói giảm Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể hiện sự trân trọng

“Bác Dương thôi đã thôi rồi !


Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.”
Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến
Đảo ngữ Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên
Ví dụ: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
Tây Tiến

Chơi chữ Chơi chữ là BPTT lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài
hước… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Tương Là cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt
phản/ Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những cảnh tượng, hành
đối lập đông, tính cách trái ngược nhau để làm nổi bật một ý tưởng hoặc tư tưởng của tác giả.
“Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”
Việt Bắc – Tố Hữu

2. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ

Phong
cách Đặc trưng
ngôn
ngữ

PCNN tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể


sinh Ví dụ: Đức Phổ 25/7/69
4
hoạt Ba má và gia đình yêu thương. Con viết thư này giữa tiếng phản lực gào xé không gian…Chiều
nay con đang chạy càn, bọn địch ở cách con chừng hai mươi phút đi bộ. Con xách giỏ ra đi, chiếc
giỏ nhựa trong một cái võng dù, một hộp dụng cụ cấp cứu, một chiếc ống nghe, một bộ quần áo,
một cái túi transitor. Với bấy nhiêu con có thể ở đâu cũng được rồi. Chạy càn nhưng vẫn rất đàng
hoàng, vẫn đôi dép nhựa (như dép Trung Quốc các cô Hà Nội thường đi), vẫn bộ quần áo và một
chiếc áo mưa bằng thứ nilon đắt tiền…Con đi ung dung trên con đường mặc cho những chiếc
trực thăng rà trên đầu..
(Trích nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm)

PCNN tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa
nghệ
thuật

3. PHÉP LIÊN KẾT

Các Đặc điểm nhận diện


phép
liên kết

Phép Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước
lặp từ - Định nghĩa: Phép lặp từ vựng là cách dùng trong 2 câu khác nhau những từ ngữ về cơ bản
ngữ không khác nghĩa nhau để liên kết 2 câu với nhau

- Cách lặp từ vựng:

+ Lặp lai y nguyên: lặp lại chính những từ ngữ ấy. VD: “Tre hy sinh để bảo vệ con người.
Tre, anh hùng chiến đấu!” (Thép Mới)

+ Lặp bằng từ đồng nghĩa, gần nghĩa

Ví dụ: Một cái mũ len xanh nếu chị sinh con gái. Chiếc mũ sẽ đỏ nếu chị đẻ con trai.

Bệnh ung thư có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Căn bệnh này đã lấy đi sinh mạng của khác
nhiều người.

-Tác dụng của phép lặp từ vựng:

+ Liên kết câu

+ Nhấn mạnh ý

Ví dụ:Hãy tìm những nguyên tố thuộc phép lặp từ vựng có tác dụng liên kết trong đoạn trích
dưới đây,cho biết cách lặp của chúng:

(a)Cây sắt thứ hai đập vào trước ngực Mai, Chị lật đứa bé ra sau lưng. (b) Nó (= “một thằng lính
to béo”) lại đánh sau lưng, chị lật thằng bé ra trước ngực. (c) Trận mưa cây sắt mỗi lúc một dồn
dập. (d)Không nghe tiếng khóc thét của Mai nữa. (đ) Chỉ nghe đứa bé khóc ré lên một tiếng rồi

5
im bặt. (e) chỉ còn tiếng cây sắt nện xuống hừ hự.

(Nguyễn Trung Thành)

Cây sắt (lặp 3 lần): lặp lại y nguyên

Trước ngực (lặp 2 lần): lặp lại y nguyên

Lật (lặp 2 lần): lặp lại y nguyên

Sau lưng (lặp 2 lần): lặp lại y nguyên

Đứa bé (lặp 2 lần): lặp lại y nguyên

Đứa bé – Thằng bé: lặp bằng từ gần nghĩa

Đập – Đánh – nện: Lặp bằng từ đồng nghĩa

Tại sao ở đây tác giả lại dùng nhiều từ ngữ lặp lại y nguyên như vậy?

Sử dụng nhiều từ ngữ lặp lại y nguyên để:

-Nhấn mạnh tội ác dã man của kẻ thù và nổi đau khổ mà dân làng xô Man phải chịu đựng

-Gây cảm xúc mạnh cho người đọc.

Phép Phép liên tưởng là dùng các yếu tố từ vựng cùng xuất hiện trong một tình huống sử dụng trong
liên văn bản (yếu tố này xuất hiện ta lập tức nghĩ đến yếu tố kia)
tưởng Ví dụ:

“Những ngày không gặp nhau,

Biển bạc đầu thương nhớ.

Những ngày không gặp nhau,

Lòng thuyền đau rạn vỡ.

Nếu từ giã thuyền rồi,

Biển chỉ còn sóng gió.

Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố”.

(“Thuyền và biển” Xuân Quỳnh)

6
Phép Phép thế là cách dùng những đại từ và những từ ngữ tương đương với đại từ thay thế nối ý các
thế câu với nhau

Tác dụng của phép thế:

+ Liên kết câu

+Tránh lặp từ ngữ

Ví dụ: “Điền nghĩ đến cái tính bủn xỉn của đàn bà. Họ may áo để cất đi”. (Nam Cao)

“Họ” thay thế cho “đàn bà”

Phép Phép nối là cách dùng những từ ngữ chỉ quan hệ để nối ý của các câu lại với nhau
nối - Có 2 nhóm từ ngữ liên kết:

a.Quan hệ từ: và, hay, hoặc là, còn, thì, nhưng.

Ví dụ: Tôi mời lão hút thuốc. Nhưng lão không nghe (Nam Cao)

“Nhưng”: quan hệ từ chỉ ra mối quan hệ tương phản giữa 2 câu

b. Từ ngữ chuyển tiếp:

+ Những đại từ: vậy, thế.

+ Những tổ hợp (quan hệ từ + đại từ): do đó, tuy vậy.

+ Những tổ hợp: ngoài ra, vả lại, hơn nữa.

Ví dụ: Ông có xe hơi, có nhà lầu, có đồn điền, lại có cả trang trại ở nhà quê. Vậy thì chính
là người giàu đứt đi rồi. (Nam cao)

“Vậy thì”: Tổ hợp từ chuyển tiếp chỉ ra mối quan hệ nhân - quả giữa 2 câu

Tác dụng của phép nối:

+ Liên kết câu

+ Tạo nên quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu: quan hệ bổ sung, tương phản, nguyên nhân – hệ
quả, thời gian

Phép Phép tính lược là cách rút bỏ những từ ngữ có ý nghĩa xác định ở những chỗ có thể rút bỏ và
tính muốn hiểu được thì phải tìm những từ ngữ có ý nghĩa xác định ấy có những câu khác.

7
lược Ví dụ: Chị tôi rất thích ăn khoai lang luộc. Ngày nào má tôi cũng mua về cho chị.

Ở câu trên ta thấy: câu 2 bị lược mất hai từ “khoai lang” nhưng người đọc vẫn hiểu là “Ngày
nào má tôi cũng mua khoai lang vế cho chị”

-Tác dụng của phép tinh lược:

+ Liên kết câu

+ Tránh lặp từ

4. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

Phương Đặc điểm nhận diện Thể loại


thức

Tự sự Trình bày các sự việc (sự kiện) - Bản tin báo chí
có quan hệ nhân quả dẫn đến kết - Bản tường thuật, tường trình
quả (diễn biến sự việc)
- Tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện, tiểu
thuyết)
Ví dụ: Nước Việt, thời Xuân Thu, có một cô gái tuyệt đẹp tên là Tây Thi, nhất cử nhất động của cô nàng vô
cùng duyên dáng. Mỗi lần Tây Thi đau ốm có thói quen lấy tay ôm ngực, đôi chân mày nhăn lại trông càng
say đắm lòng người. Vì thế, người trong vùng lưu truyền thành ngữ là bệnh Tây Thi, ám chỉ người đẹp thì cử
chỉ nào củng đẹp.
Thôn gần đó, có cô gái tên là Đông Nhi, người xấu xí, cô ta biết chuyện, liền tìm đến bắt chước cử chỉ của
Tây Thi. Bắt chước đã thành thạo, Đông Nhi liền giả bệnh, vừa kêu rên, vừa nhăn chân mày và lấy tay ôm
ngực. Mấy chàng trai làng nghe tin vội đến thăm. Đông Nhi ngày thường đã xấu, nay trông càng tệ hơn, mấy
chàng trai vội lảng xa và che miệng cười.
Miêu tả Tái hiện các tính chất, thuộc tính - Văn tả cảnh, tả người, vật...
sự vật, hiện tượng, giúp con - Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.
người cảm nhận và hiểu được
chúng.
Ví dụ: Tháng tư về để tiễn đưa mùa khô đi. Hơi nước trong gió chưa đủ khiến trận mưa rào đổ xuống mỗi
chiều, nhưng đủ để đánh thức những củ huệ, cả lan đất trỗi dậy, nhú lên những mầm hoa như mũi lao màu
xanh ngọc, xuyên qua lớp đất khô phủ lá mục, ở nơi ít ai ngờ nhất.Rồi một sớm mai rộn ràng mặt đất nở
bừng cả một thảm hoa. Lan đất là tình nhân của gió tháng tư. Mỗi năm chỉ một lần, hoa nở vài ngày vào thời
điểm giáp mí giữa mùa khô và mùa mưa. Khi mưa xuống, lá xanh như giấc mơ trẻ. Mưa đi lá rụi tàn, không
để lại mội dấu vết gì trên mặt đất suốt mùa khô. Chờ đến tháng tư…
Biểu cảm Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình - Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn
cảm, cảm xúc của con người trước - Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút.
những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự
vật...
Ví dụ: Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
8
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ như thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi.
(Hoàng Nhuận Cầm)
Chiều chiều chim rét kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chin chiều ruột đau.
(Ca dao)

Thuyết Trình bày thuộc tính, cấu tạo, - Thuyết minh sản phẩm
minh nguyên nhân, kết quả có ích hoặc - Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật
có hại của sự vật hiện tượng, để
người đọc có tri thức và có thái độ - Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa
đúng đắn với chúng. học.
Ví dụ: Sa kê còn gọi là cây bánh mì, tên khoa học Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Ở
nước ta thấy nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trái sa kê nấu chín là món ăn khá ngon. Cây sa kê rất
giàu dược tính, bộ phận được sử dụng làm thuốc trị bệnh là lá, rễ, vỏ và nhựa cây. Theo Đông y, rễ sa kê
có tính làm dịu, sát khuẩn, dùng để trị ho, hen suyễn, các chứng rối loạn dạ dày, đau răng hay bệnh về da
rất tốt. Vỏ cây sa kê có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, dùng để trị ghẻ, nhựa cây sa kê pha loãng trị
tiêu chảy, lị,lá sa kê phối hợp với lá đu đủ non tươi, giã với vôi để đắp trị mụn nhọt. Trong dân gian còn sử
dụng lá sa kê để trị phù thũng hay viêm gan vàng da bằng cách lấy lá tươi nấu uống. Lá sa kê còn có thể
phối hợp với một số vị thuốc khác trị gút, sỏi thận, tiểu đường, tăng huyết áp...
(BS.Hoàng Xuân Đại)

Nghị luận Trình bày ý kiến đánh giá, bàn - Cáo, hịch, chiếu, biểu.
luận, trình bày tư tưởng, chủ - Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.
trương quan điểm của con người
đối với tự nhiên, xã hội, qua các - Sách lí luận.
luận điểm, luận cứ và lập luận - Tranh luận về một vấn đề chính trị, xã hội,
thuyết phục. văn hóa.
Ví dụ: Gây ấn tượng, bỏ qua tính hợp lí trong các mẩu quảng cáo là điều có thể hiểu, nhưng gây ấn tượng
mà bất chấp những yếu tố văn hóa thì quả thật khó chấp nhận. Trước đây, hãng dầu gội S tung ra một slogan
“Sống là không chờ đợi” khiến nhiều người người bị “sốc”. Thế nhưng sau đó có một điều chỉnh nhỏ: “Vì
cuộc sống là không chờ đợi” khiến câu slogan này trở nên dễ chịu hơn nhiều. Và, như thế chỉ cần một hai
chữ trong cấu trúc thay đổi đó đã thể hiện một tinh thần cầu thị của người làm quảng cáo, câu slogan cũng
chuyên chở giá trị tinh thần tốt đẹp hơn.
(Trần Nhã Thụy)

9
Hành chính - Trình bày theo mẫu chung và - Đơn từ
– công vụ chịu trách nhiệm về pháp lí các ý - Báo cáo
kiến, nguyện vọng của cá nhân,
tập thể đối với cơ quan quản lí. - Đề nghị

5. THAO TÁC LẬP LUẬN

Thao tác Đặc điểm nhận diện


lập luận

Giải Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp
thích người khác hiểu đúng ý của mình.
Ví dụ: Chủ nghĩa nhân đạo là tư tưởng lấy con người làm gốc, tôn trọng, đề cao giá trị con
người. Tư tưởng này một mặt chống thần quyền, mặt khác chống quân quyền (quyền của vua),
khẳng định cá tính và quyền sống con người, trở thành tư tưởng tiêu biểu của thời đại Phục
Hưng ở phương Tây.
(Ngữ văn 10, tập hai)

Phân Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ
tích để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.
Ví dụ: “Có một loại người như thể giếng nước.
Mới nhìn, cái giếng ấy chẳng qua là một vũng nước đọng, mãi lặng yên, dù gió có thổi đến
cũng như không hề gợn song. Kẻ qua đường chẳng mấy ai dừng lại ngắm xem.
Nhưng có một ngày, nếu bạn khát nước, lấy gàu đến múc uống, bây giờ bạn kinh ngạc phát
hiện: cái giếng ấy sao mà sâu, nước múc lên sao mà trong, mà mát, vị nước ấy thật ngọt
ngào.”

Chứng Chứng minh là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ
minh một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề. (Đưa lí lẽ
trước - Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để
lập luận CM thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau.)
Ví dụ: “Vậy lí do nào khiến nhà đầu tư Phố Wall ưu thích cổ phiếu Facebook dù mức giá đã
quá cao? Câu trả lời rất đơn giản, do kết quả kinh doanh của mảng điện thoại di động. Lĩnh
vực quảng cáo trên điện thoại di động của Facebook hiện chiếm 76% tổng doanh thu, cao hơn
so với mức 72% của năm trước.
Theo khảo sát của ComScore, ứng dụng Facebook và Facebook Messenger dành cho điện
thoại di động luôn đứng đầu tại thị trường Mỹ. Nghiên cứu của hãng này cũng cho thấy người
sử dụng điện thoại thông minh tốn 50% thời gian cho những ứng dụng họ hay vào nhất và
80% thời gian cho 3 ứng dụng mà họ thường xuyên dùng.
Ngoài ra, xu thế đăng quảng cáo bằng video trên Facebook cũng đang ngày càng thịnh
hành tại Mỹ và có khả năng đe dọa vị thế của ngành truyền hình cũng như các ứng dụng
quảng cáo khác. Một thống kê của hãng IAB cho thấy ngành quảng cáo trực tuyến tại Mỹ
10
trong quý II/2015 tăng trưởng 23% so với cùng kì năm trước, mức tăng mạnh nhất kể từ quý
II/2011.”
(Theo Tri thức trẻ)

Bác bỏ Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và
bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
Ví dụ: “Tự do bản thân không có nghĩa là muốn làm gì thì làm, không có nghĩa là làm phiền
hoặc cản trở người khác. Ví dụ như có người nói: “Tiền tôi thích uống rượu tôi uống, thích
mua “hoa” tôi mua. Đó là quyền tự do của tôi, chứ đụng chạm gì tới ai”. Suy nghĩ như vậy là
sai. Ham mê tửu sắc làm ảnh hưởng tới người khác, lại lôi kéo bạn bè, làm hại nền giáo dục
xã hội.Cứ cho là tiền tôi tôi xài, nhưng không phải vì thế mà bỏ qua những hành vi tội lỗi gây
ra cho xã hội. Tự do và đọc lập không chỉ liên quan tới từng cá nhân mà còn là vấn đề của
quốc gia nữa.”
(Fukuzawa Yukichi)

Bình Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai, hay / dở; tốt /
luận xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành
động đúng.

So sánh So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các
mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị
của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều
điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.

6. THỂ THƠ
Một số thể thơ: lục bát, song thất lục bát, thất ngôn bát cú Đường luật, thất ngôn tứ tuyệt Đường
luật,…
Quy luật nhận biết các thể thơ căn cứ vào:
- Số tiếng trong câu, số câu trong một bài thơ;
- Cách gieo vần (vần chân, vần lưng, vần cách);
- Cách ngắt nhịp (nhịp chẵn, nhịp lẻ);
- Quy luật phối thanh bằng - trắc.
6.1.Thể lục bát:
- Số tiếng: mỗi cặp lục bát gồm 2 dòng (dòng lục: 6 tiếng; dòng bát: 8 tiếng). Bài thơ lục bát là sự kế tiếp
của các cặp như thế.
- Vần: Hiệp vần ở tiếng thứ 6 của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.
- Nhịp: nhịp chẵn.
- Hài thanh: có sự cân đối xứng luân phiên B – T – B (Bằng – Trắc – Bằng) ở các tiếng 2, 4, 6 trong dòng
thơ; đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát.
VD:
11
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
(Nguyễn Du)
6.2. Thể song thất lục bát:
- Số tiếng: cặp song thất (7 tiếng) và cặp lục bát (6 – 8 tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.
- Vần: Hiệp vần ở mỗi cặp (lọc – mọc, buồn – khôn); cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có văn bằng.
Giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền (non – buồn).
- Nhịp: 3/4 ở hai câu thất và 2/2/2 ở cặp lục bát.
- Hài thanh: Cặp song thất lấy tiếng thứ ba làm chuẩn, có thể có thanh bằng (câu thất – bằng) hoặc trắc
(câu thất –trắc) nhưng không bắt buộc. Còn cặp lục bát thì sự đối xứng bằng – trắc chặt chẽ hơn (giống
như ở thể lục bát).
VD:
Ngòi đầu cầu nước trong như ngọc
Đường bên cầu cỏ mọc còn non
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.
(Đoàn Thị Điểm)
6.3.Các thể thất ngôn Đường luật:
a. Ngũ ngôn tứ tuyệt
- Số tiếng: 5 tiếng; số dòng; 4 dòng
- Vần: 1 vần (độc vần), gieo vần cách
- Nhịp lẻ: 2/3
VD:
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sang
Cúi đầu nhớ quê hương.
(Lí Bạch)
b. Thất ngôn tứ tuyệt
- Số tiếng: 7 tiếng; số dòng: 4 dòng
- Vần: vần chân, độc vận, gieo vần cách.
- Nhịp: 4/3
VD:
Cửa đây năm ngoái cũng ngày này,
Má phấn, hoa đào ửng đỏ hây.
Má phấn giờ đâu, đâu vắng tá,
Hoa đào còn bỡn gió xuân đây.
(Thôi Hộ - bản dịch của Tương Như)
c. Thất ngôn bát cú
- Số tiếng: 7 tiếng; số dòng: 8 dòng (chia thành 4 phần: đề, thực, luận, kết)
- Vần: vần chân, độc vận.
- Nhịp: 4/3
12
VD:
“Năm ngoái, năm kia đói muốn chết,
Năm nay phong lưu đã ra phết!
Thóc mùa, thóc chiêm hãy còn nhiều
Tiền nợ, tiền công chưa trả hết.
Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng
Ngoài ngõ bi bô rủ chung thịt.
Ta ước gì được mãi như thế,
Hễ hết Tết rồi, thời lại Tết!”
(Nguyễn Khuyến)
6.4.Các thể thơ hiện đại (thơ tự do): số tiếng trong dòng thơ thay linh hoạt
VD:
“Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đitrên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào miền xa nào…
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa
kì lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nết nhăn đan vào nhau, mỗi nết nhăn chứa đựng bao nỗi
cực nhọc gắng gỏi một đời,
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.”
(Nguyễn Đình Thi)
II. CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỌC – HIỂU (CẦN NHỚ)
1. CÂU HỎI NHẬN BIẾT
Câu 1: Nhận biết kiến thức, khái niệm chung thể hiện qua văn bản
- Các dạng thường gặp:
+ Xác định/nêu/chỉ ra Phong cách ngôn ngữ + Xác định/nêu/chỉ ra Phương thức biểu đạt
+ Xác định/nêu/chỉ ra Thao tác lập luận + Xác định/nêu/chỉ ra Biện pháp tu từ
+ Xác định Thể thơ…
- Cách làm:
 Nhớ lại: + Khái niệm + Đặc trưng + Dấu hiệu nhận biết…
Câu 2: Nhận biết những thông tin cụ thể của văn bản
- Các dạng thường gặp:
+ Theo tác giả/ nhân vật hoặc đối tượng được nhắc đến trong ngữ liệu…
+ ……trong đoạn trích
- Cách làm:
+ Xác định từ khóa quan trọng trong câu hỏi

13
+ Lần theo từ khóa trong văn bản  Liệt kê đầy đủ các ý liên quan.
2. CÂU HỎI THÔNG HIỂU
- Các dạng thường gặp:
+ Tác giả đã thể hiện tình cảm, thái độ gì trong văn bản?
+ Xác định nội dung chính của văn bản.
+ Nêu tác dụng của biện pháp tu từ (lưu ý: biện pháp tư từ từ vựng/ biện pháp tu từ cú pháp)
+ Nêu ý nghĩa của một từ ngữ/ hình ảnh/ câu văn được nêu ra trong văn bản….
+ Theo anh/ chị, tại sao tác giả cho rằng…
- Cách làm:
+ Tác giả đã thể hiện tình cảm, thái độ gì trong văn bản?
Khi làm bài cần tuân thủ 3 bước sau:
Bước 1: Đọc văn bản, cố gắng xác định thái độ chung (nội dung của văn bản đề cập đến vấn đề:
tốt/xấu, phải/trái, đúng/sai) (tích cực – trung hòa – tiêu cực)
Bước 2: Căn cứ thái độ ấy lựa chọn cụm từ phù hợp để nêu quan điểm/tư tưởng/tình cảm, thái độ
của tác giả
+ Tích cực: ngợi ca, đề cao, trân trọng, khâm phục, xót xa, đồng cảm, chia sẻ...
+ Trung hòa: khẳng định, lo ngại, cảnh báo, cảnh tỉnh...
+ Tiêu cực: lên án, phê phán, đả kích, châm biếm...
Bước 3: (Trả lời trong bài làm) Căn cứ vào phần trên phát biểu nội dung với cụm từ phù hợp
Thông qua văn bản, tác giả đã... Đồng thời người viết cũng thể hiện thái độ...
+ Xác định nội dung chính của văn bản.
• Văn bản nói (đề cập, nhấn mạnh) về điều gì?
• Nói như vậy nhằm mục đích gì?/ Nói với thái độ nào?
+ Nêu tác dụng của biện pháp tu từ.
• Nêu tên biện pháp tu từ, chỉ rõ trong ngữ liệu
• Nêu tác dụng của biện pháp tu từ về phương diện hình thức và nội dung
Cần diễn đạt trong bài làm như sau: Biện pháp tu từ này làm cho lời thơ/ câu văn/ lời diễn đạt
trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm, hấp dẫn, có hồn, cụ thể, ấn tượng hơn, đồng thời nhấn mạnh
vào.... (nội dung của phép tu từ), tạo ra nhịp điệu, âm hưởng (tác dụng về nghệ thuật) qua đó thể
hiện... (tư tưởng tình cảm về đối tượng) của tác giả.

Biện pháp Tác dụng về mặt hình thức

So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ Miêu tả cụ thể, sinh động,...gợi lên cảm xúc thẩm mĩ trong
người đọc

Thậm xưng, đảo ngữ, liệt kê, điệp từ/ Mở rộng ý nghĩa, nhấn mạnh...(yếu tố nào đó được nhắc đến)

14
ngữ/ cấu trúc gợi ra những ấn tượng trong lòng người đọc.

Các hình thức điệp, tiểu đối Tăng sức biểu hiện, tăng nhạc tính cho câu văn/ thơ.

+ Nêu ý nghĩa của một từ ngữ/ hình ảnh/ câu văn được nêu ra trong văn bản.
• Giải thích nghĩa đen/ nghĩa tường minh
• Giải thích nghĩa bóng/ nghĩa hàm ẩn
• Đưa ra bài học giáo dục
+ Theo anh/ chị, tại sao tác giả cho rằng…Trả lời dựa trên ba căn cứ cơ bản sau:
• Thứ nhất: Căn cứ vào nghĩa của câu được trích trong câu hỏi
• Thứ hai: Căn cứ vào nghĩa của câu được trích đặt trong ngữ liệu
• Thứ ba: Căn cứ vào sự hiểu biết, suy luận của bản thân
+ Đặt nhan đề
• Trước hết, học sinh cần hiểu nghĩa của đoạn văn bản đó.
• Tìm những câu văn mang nội dung của chủ đề.
• Viết lại câu văn đó (câu chủ đề) và tự tóm gọn lại thành nhan đề hoặc một câu chủ đề thật
ngắn gọn nhan đề
3. CÂU HỎI VẬN DỤNG
- Các dạng thường gặp:
+ Nêu thông điệp.
+ Điều anh/chị tâm đắc/ một số hành động hoặc việc làm cụ thể.
+ Anh/chị có đồng ý/ đồng tình với ý kiến/ quan điểm…?
+ Qua đoạn trích, tác giả đã…/ anh chị hãy rút ra …?
- Cách làm:
+ Nêu thông điệp.
 Nêu thông điệp:
• Lấy 1 câu nguyên văn trong văn bản có ý nghĩa
• Chủ đề/ý nghĩa của cả ngữ liệu
• Căn cứ vào phần trả lời các câu hỏi trên (câu hỏi 2,3 phần đọc hiểu)/ vấn đề được nêu ra trong
câu NLXH
• Lí giải:Tác giả nhắn nhủ điều gì?
• Ý nghĩa của thông điệp?
• Rút ra bài học gì?
+ Điều anh/chị tâm đắc/ một số hành động hoặc việc làm cụ thể.
 Tâm đắc điều gì?

15
 Vì sao tâm đắc?
 Nêu những việc làm cụ thể để thực hiện điều đó.
+ Qua đoạn trích, tác giả đã…/ anh chị hãy rút ra …?
o Trình bày nội dung về phần dẫn/ đối tượng được đề cập trong câu hỏi
o Trả lời trực tiếp vào yêu cầu câu hỏi
*MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐỌC HIỂU
1. Đọc có định hướng: Đọc câu hỏi trước, đọc ngữ liệu sau và hướng đến việc trả lời các câu hỏi. Có
thể lấy bút đánh dấu câu trả lời vào đề, hoặc ghi ra giấy nháp trước khi chính thức trả lời vào giấy làm
bài.
2. Không trả lời dài dòng, đúng vào trọng tâm câu hỏi (lưu ý câu hỏi mức độ vận dụng)
3. Nếu câu hỏi có nhiều vế thì không nên viết thành đoạn văn, mà nên trả lời bằng các ý lùi đầu dòng.
4. Câu đọc hiểu văn bản có thang điểm là 3/10 điểm, nên chỉ dành khoảng 20 - 25 phút cho câu hỏi
này.
5. Sử dụng kí hiệu thống nhất như đề bài (câu 1, 2.../ câu a, b,…).
III. BÀI TẬP THỰC HÀNH
PHẦN I. ĐỌC HIỂU
ĐỀ 1
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
"Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. Không đọc
sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn có nhu cầu đó nữa thì đời
sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi và cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây
là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc,
lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta,
bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên
cả nước và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong
trào trong toàn quốc, mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế,
hoặc vận động mỗi người trong một năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không
quá khó. Việc nhỏ đấy, nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công việc lớn"
  ( Theo Nguyên Ngọc,“Một đề nghị”, tạp chí điện tử tiasang.com.vn)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa“?
Câu 3. Theo anh/chị “việc nhỏ” và “công cuộc lớn” mà tác giả đề cập trong đoạn văn là gì?
16
Câu 4. Từ nội dung của đoạn trích trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng từ 7 đến 10 dòng đưa
ra các giải pháp khả thi để nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường phổ thông hiện nay?

ĐỀ 2:
PHẦN I: ĐỌC-HIỂU
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Làm sao để loại trừ cái ác? Câu trả lời thường thấy là hãy tránh xa nó, và nếu bắt gặp thì trừng
trị thích đáng. Nhưng còn một cách nữa, đó là đừng để người khác có cơ hội trở thành người xấu.
Đừng bỏ rơi, đừng ép uổng, đừng khinh bỉ. Đừng lừa gạt, đừng lợi dụng, đừng phản bội. Đừng gây tổn
thương. Đừng dồn ai vào đường cùng...
Tôi không dám nói rằng cái thiện luôn mạnh hơn cái ác. Tôi không biết chắc. Đôi khi tôi nhìn
thấy cái thiện bị đánh nốc ao trên sàn đấu trong cuộc chiến đơn độc. Nhưng tại sao chúng ta lại để nó
trở thành cuộc chiến đơn độc? Tôi biết chúng ta đông hơn. Những người mong muốn điều tốt đẹp cho
cuộc sống này, luôn luôn đông hơn.
Vậy thì hãy làm cho chúng ta mạnh hơn. Hãy tìm đến nhau, bạn bè, người thân, đồng nghiệp,
đồng hương, đồng loại… Hãy giúp đỡ và xin được giúp đỡ, hãy xiết chặt những mối dây liên hệ và
đừng để ai thành kẻ lạc loài. Những kẻ lạc loài thường dễ thành thủ phạm, hoặc trở thành nạn nhân.
Thế cho nên, giữa cuộc sống bộn bề đôi khi cũng cần nhìn lại, để tự hỏi lòng xem, phải chăng
ngay bên cạnh đời ta vẫn còn ai đó lạc loài?
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2016)

Câu Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 Cho biết tác dụng của phép điệp và liệt kê trong câu: Đừng bỏ rơi, đừng ép uổng, đừng khinh bỉ.
Đừng lừa gạt, đừng lợi dụng, đừng phản bội. Đừng gây tổn thương. Đừng dồn ai vào đường cùng.
Câu 3 Vì sao tác giả cho tằng: Những kẻ lạc loài thường dễ thành thủ phạm, hoặc trở thành nạn nhân ?
Câu 4 Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?

ĐỀ 3
Đọc hiểu văn bản
Đọc đoạn trích  sau và thực hiện các yêu cầu: 
“...Tôi đứng lặng trước em
Không phải trước lỗi lầm
biến em thành đá cuội
Nhớ vận nước có một thời chìm nổi
Bắt đầu từ một tình yêu
Em hoá đá trong truyền thuyết
Cho bao cô gái sau em
Không còn phải hoá đá trong đời
Có những lỗi lầm phải trả bằng cả
một kiếp người
17
Nhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng
máu toàn dân tộc
Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc
Vó ngựa Triệu Đà còn đau đến hôm nay...”
    (Trước đá Mị Châu - Trần Đăng Khoa - )
a. Câu 1.  Đoạn trích trên gợi liên tưởng đến truyền thuyết nào của Việt Nam mà anh/chị đã học
trong chương trình Ngữ văn 10 (tập 1) ?
b. Câu 2. Câu thơ “Em hoá đá trong truyền thuyết” gợi đến chi tiết nào trong truyền thuyết mà
anh/chị vừa tìm được? Vì sao?
c. Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau:
“Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc
Vó ngựa Triệu Đà còn đau đến hôm nay...”
d. Câu 4: Anh/chị tâm đắc nhất điều gì trong đoạn trích trên? Tại sao?

ĐỀ 4: Đọc bài thơ: 


Chỉ là một bát canh thôi
Mà anh đi tận cuối trời không quên
Vườn quê rau rệu rau dền
Tập tàng ngọt ánh mắt hiền em tôi
Mặn mòi đất mẹ em ơi
Nuôi lúa lúa tốt nuôi người người duyên
Mang theo một nắm đất hiền
Và đôi mắt ấy trao duyên thuở nào
Vợi đi nỗi nhớ nao nao
Vợi cơn nắng lửa xối vào lòng tôi
 Ước ao một bát canh thôi
Xa quê nhớ đất nhớ người tôi yêu.
(Bát canh tập tàng - Trần Vân Hạc)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Trong bài thơ trên, quê hương và con người được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau:
Vợi đi nỗi nhớ nao nao
Vợi cơn nắng lửa xối vào lòng tôi
Câu 3. Theo anh/chị, tại sao nhà thơ khẳng định:
Chỉ là một bát canh thôi
Mà anh đi tận cuối trời không quên?
Câu 4. Điều nhà thơ “Ước ao” trong hai dòng thơ cuối bài gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
HẾT

18
19

You might also like