You are on page 1of 34

TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC

BỘ MÔN: ĐIỆN-CƠ KHÍ

ASSIGNMENT

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN


VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

MÔN:  Điều khiển thủy lực & khí nén

ĐỀ TÀI: “Tìm hiểu khí nén đóng/mở cửa cho xe bus”

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN NGỌC TUẤN


SINH VIÊN THỰC HIỆN:
TRẦN HUY HOÀNG - PH24934
TRẦN NGỌC SƠN - PH25140
PHẠM VĂN AN – PH24856

1
LỚP: AC17303
HÀ NỘI: 2023.
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Tên người Nội dung công việc Deadline

1 Trần Huy Hoàng Nghiên cứu thiết kế mô hình đồ án 13/4

Trần Huy Hoàng,


2 Lựa chọn thiết bị điện tử, cảm biến và các linh kiện khác 13/4
Trần Ngọc Sơn
Trần Huy Hoàng,
3 Lắp đặt và thiết lập mạch điện tử 13/4
Phạm Văn An

4 Trần Ngọc Sơn Viết báo cáo 13/4

Phạm Văn An,


5 Thiết kế bản vẽ 13/4
Trần Huy Hoàng
Trần Huy Hoàng,
6 Hiệu chỉnh, vận hành và kiểm tra hoạt động của đồ án 13/4
Phạm Văn An

2
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.....................................3

1.1 Giới thiệu chung về khí nén......................................................................... 3

1.2 Vai trò của hệ thống khí nén........................................................................3

1.3 Hệ thống khí nén trong đóng/mở cửa xe buýt............................................3

1.4 Các thành phần chủ yếu của hệ thống đóng mở cửa của xe bus..............3

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ SẢN PHẨM............................................................3

2.1 Lựa chọn phương án thiết kế.......................................................................3

2.2 Các bản vẽ thiết kế........................................................................................3

2.3 Các phần tử trên sơ đồ................................................................................. 3

2.4 Nguyên lý hoạt động và quy trình công nghệ.............................................3

CHƯƠNG III: THI CÔNG SẢN PHẨM..........................................................3

3.1 Thi công lắp ráp sản phẩm..........................................................................3

3.2 Sản phẩm hoàn thiện....................................................................................3

3.3 Hướng dẫn vận hành sản phẩm...................................................................3

3.4 Các lỗi và cách khắc phục............................................................................3

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN................................................................................3

4.1 Những gì đã làm được gì..............................................................................3

4.2 Những gì chưa làm được gì..........................................................................3

3
LỜI NÓI ĐẦU
Khí nén là một lĩnh vực kỹ thuật quan trọng và phổ biến trong nhiều ngành
công nghiệp và dân dụng. khí nén là cách áp suất không khí cung cấp năng
lượng và di chuyển một thứ gì đó. về cơ bản, khí nén đưa không khí được nén
lại vào sử dụng thực tế bằng cách chuyển động các công cụ và máy móc được
sử dụng trong các ngành kỹ thuật, sản xuất và xây dựng. khí nén có nhiều ưu
điểm như tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường, an toàn và bền bỉ. tuy
nhiên, khí nén cũng có một số nhược điểm như yêu cầu hệ thống bôi trơn và
làm mát tốt, phải duy trì áp suất không khí ổn định và cao, có tiếng ồn và rung
động lớn. để hiểu rõ hơn về khí nén, chúng ta cần tìm hiểu về các nguyên lý cơ
bản, các thành phần và ứng dụng của hệ thống khí nén. Khí nén là một nguồn
năng lượng rẻ tiền, an toàn và dễ sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và
dân dụng. một trong những ứng dụng phổ biến của khí nén là hệ thống
mở/đóng cửa tự động trên các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt.
hệ thống này sử dụng xi lanh khí nén để điều khiển chuyển động của cửa theo
hướng mong muốn khi nhận tín hiệu từ cảm biến hoặc nút bấm. hệ thống này
giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao an toàn và thoải mái cho hành khách và lái
xe. đề tài này sẽ trình bày về nguyên lý hoạt động, cấu tạo và ưu nhược điểm

4
của hệ thống khí nén mở/đóng cửa xe buýt.

5
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1. Giới thiệu chung về khí nén
1.1. Khái quát chung về hệ thống khí nén
-Hiện nay số lượng xe Buýt công cộng trên địa bàn các tỉnh thành phố lớn đang
hoạt động rất nhiều, tần suất khai thác rất cao. Chính vì vậy để đáp ứng được
lịch trình khai thác như vậy thì áp lực thời gian đón, trả khách cho các bác tài là
rất lớn. Dẫn đến tình trạng đua tuyến, phóng nhanh, vượt ẩu, nhiều xe đã “rà
rút” để rước khách. Có nghĩa là sau khi xuất bến thì xe chạy từ từ hoặc dừng ở
trạm thêm một vài phút để đón khách, sau đó mới tăng tốc chạy đua về trạm
cho kịp giờ đã ghi trên biểu đồ.
Đáng lo ngại nhất là khi xe buýt tấp vào trạm đột ngột và quay đầu xe rất
nhanh khiến các xe gắn máy đang chạy trước hoặc chạy sau lúng túng. Có xe
buýt còn bóp còi hơi inh ỏi khiến người đi đường giật mình.
Đáng kể hơn đó là tình trạng tài xế xe buýt đón, trả khách không dừng xe hẳn
mà hối thúc khách lên, xuống xe gây nguy hiểm cho hành khách. Đa số xe buýt
khi cho khách xuống đều chạy rề rề chứ không dừng hẳn, ngoại trừ khi nhiều
khách cùng xuống một lúc.
Với thanh niên thì dễ nhưng với trẻ em hoặc người lớn tuổi, bà bầu… thì điều
này rất dễ gây ra tai nạn. Để giải quyết tình trạng này cần có một hệ thống điều
khiển cửa tự động trên xe buýt. Nghĩa là xe bắt buộc phải dừng hẳn thì cửa
mới mở và cửa phải đóng hẳn thì xe mới được di chuyển.
-Hệ thống khí nén là một hệ thống sử dụng khí nén để thực hiện các tác vụ
công nghiệp và thương mại. Khí nén được tạo ra bằng cách sử dụng máy nén
khí, trong đó không khí được ấn đến áp suất cao hơn áp suất khí trời. Máy nén
khí được bảo trì để đảm bảo rằng không khí được nén đầy đủ và không bị rò rỉ.
-Hệ thống khí nén thường sử dụng các thiết bị điều khiển áp suất để kiểm soát
áp suất khí trong hệ thống. Các loại thiết bị điều khiển áp suất bao gồm van áp

6
suất, bộ điều khiển áp suất tự động và bộ điều khiển định thời. Hệ thống khí
nén có thể được sử dụng để thực hiện hàng loạt tác vụ như đóng mở van, tưới
nước, sơn phun, khí nén đẩy và cung cấp khí cho máy móc, dụng cụ sản xuất.
-Được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như sản xuất ô tô, sản
xuất điện tử, sản xuất chế biến thực phẩm và sản xuất trong các nhà máy lớn.
Một trong những lợi ích chính của hệ thống khí nén là tiết kiệm năng lượng và
chi phí thay vì sử dụng các nguồn năng lượng khác như điện hoặc dầu. Hệ
thống khí nén cũng có thể được điều khiển bằng các bộ điều khiển tự động để
tăng tính hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.
-Khí nén cũng được sử dụng trong hệ thống phanh của các xe tải và xe hơi,
thay vì sử dụng dầu để tạo áp suất phanh. Hệ thống khí nén có thể được liên
kết với hệ thống điện để thực hiện các tác vụ tự động trong sản xuất và sản
xuất lượng lớn các sản phẩm. Khí nén có tính năng ổn định và độ tin cậy cao và
đáp ứng tốt với các tác vụ yêu cầu sự chính xác.
-Hệ thống khí nén yêu cầu bảo trì định kỳ, bao gồm việc thay thế bộ lọc để
ngăn chặn sự tồn tại của bụi, axit hoặc các tạp chất khác trong khí. Sự rò rỉ khí
trong hệ thống khí nén có thể dẫn đến mất áp suất và làm giảm hiệu suất của
hệ thống nén khí.
-Khí nén cũng có thể được sử dụng để thổi bụi, giữ vệ sinh cho các sản phẩm và
các hệ thống sản xuất. Hệ thống khí nén có thể được điều khiển bằng các bộ
điều khiển đường ống, bộ điều khiển plc hoặc bộ điều khiển hmi để tăng tính
hiệu quả và chi phí. Hệ thống khí nén cần phải được lắp đặt và vận hành đúng
cách để đảm bảo hiệu quả và độ tin cậy.
-Điều khoản tối thiểu cho khí vào hệ thống khí nén là 7kg/cm2; áp suất tối đa
của hệ thống khí nén là 10kg / cm2. Hệ thống khí nén nên được sử dụng trong
một môi trường an toàn để tránh các tai nạn hoặc thương tích cho nhân viên.
Các từ điển của các thuật ngữ khí nén có sẵn để giúp bạn hiểu sâu hơn về hệ

7
thống khí nén và các thuật ngữ liên quan.

1.2. Vai trò của hệ thống khí nén


Hệ thống khí nén là một hệ thống chuyển động điện tử được sử dụng phổ biến
trong các ứng dụng công nghiệp, đặc biệt là trong ngành cơ khí. Hệ thống này
sử dụng khí nén để tạo ra sức mạnh cơ học và di chuyển các chi tiết khác nhau
của máy móc. Với áp suất cao và ổn định, khí nén có thể thực hiện các tác vụ
như cắt, khoan, mài, nén ép, đóng mở van, đóng mở cửa, ...
1.3. Hệ thống khí nén trong đóng/mở cửa xe buýt
Trong xe buýt, hệ thống khí nén thường được sử dụng để đóng hoặc mở cửa.
Đây là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của hệ thống khí nén trong
ngành giao thông. Việc sử dụng cơ chế đóng/mở cửa bằng khí nén thay vì cơ
chế thủy lực giúp giảm thiểu sự rung lắc và tiếng ồn, đồng thời tăng độ bền và
tuổi thọ của hệ thống.
-Yêu cầu kỹ thuật:
1. Đảm bảo an toàn: Hệ thống phải đảm bảo an toàn cho hành khách khi sử
dụng, không gây ra tai nạn khi mở/đóng cửa.
2. Độ tin cậy cao: Hệ thống phải hoạt động ổn định, ít xảy ra lỗi.
3. Dễ dàng bảo trì và sửa chữa: Các thành phần của hệ thống phải dễ dàng
thay thế và sửa chữa khi có lỗi xảy ra.
4. Tiết kiệm năng lượng: Hệ thống phải hoạt động với hiệu suất cao và tiết
kiệm năng lượng.

8
Hình 1.1 Hệ thống khí nén đóng mở cửa xe buýt
-Các loại Cửa tự động trên xe buýt công cộng
Hiện nay trên các xe buýt công cộng chủ yếu sử dụng các loại cửa tự động điều
khiển bằng khí nén và điều khiển bằng điện.
Loại điều khiển bằng khí nén
Hệ thống cửa xe buýt Circle (áp dụng trên các loại xe Yutong, Higer, Kinglong,
Dongfeng, Shaolin,…)

9
Hình 1.2 Mô tơ cửa tự động điều khiển bằng khí nén
Thông số kỹ thuật:
     + Áp suất vận hành: 4-10 bar, Nhiệt độ xung quanh: -50C đến +500C
     + Nguồn điện: 24V DC
     + Thời gian đóng/ mở: ~4 giây
Nguyên lý hoạt động:
– Cơ chế đóng/mở cửa thông qua hai xilanh tác động kép, được kích hoạt từ van
điện từ. Chuyển động tịnh tiến của xilanh chuyển đổi thành chuyển động xoay
trục cửa thông qua cánh tay xoay cùng với các con lăn dẫn hướng làm cửa được
đóng vào hoặc mở ra.
– Khi hành khách hoặc các vật dụng bị kẹt trong quá trình đóng cửa, hệ thống
cửa thông qua các cảm biến, điều khiển đảo ngược chiều chuyển động để mở
cửa.
– Vận hành bằng tay: trong trường hợp khẩn cấp hoặc cửa gấp ở bất kì vị trí
nào, xoay van khẩn cấp 90 độ (hoặc nút xả áp suất) để giải phóng áp suất khí
trong xilanh, lúc này thao tác mở cửa có thể thực hiện bằng tay.

10
Hình 1.3 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của mô tơ cửa điều khiển bằng khí nén
Loại điều khiển bằng motor điện
Nguyên lý hoạt động: 
– Khi nhấn công tắc đóng/ mở, động cơ điện sẽ được kích hoạt, điều khiển hoạt
động của bánh răng và đòn đẩy. Chuyển động song phẳng của đòn đẩy đến trục
quay của cửa, cùng với các con lăn dẫn hướng làm trục cửa xoay đóng hoặc
mở. 
– Vận hành bằng tay: khi gặp các trường hợp khẩn cấp, gạt tay gạt ở phía trên
cửa để đóng/ mở cửa bằng tay.

11
Hình 1.4 Mô tơ cửa điều khiển bằng điện
Cơ cấu đóng mở cửa trên xe Bus:
– Tự động điều khiển: Việc đóng mở cửa thông qua công tắc đóng/ mở để điều
khiển hướng xoay của động cơ. 
– Điều khiển bằng tay: Nếu cần đóng/ mở cửa xe buýt bằng tay, chỉ cần đẩy tay
cầm về vị trí “Manual”, thì cửa có thể dễ dàng đóng/ mở.

Hình 1.5 Mô tơ đóng mở cửa EFD5300 được sử dụng trên xe buýt 

12
– Cơ chế chống mắc kẹt: Trong quá trình đóng cửa xe buýt, nếu có vật bị mắc
kẹt, động cơ ngay lập tức ngưng hoạt động thông qua các tín hiệu chuyển đến
bộ điều khiển. Cửa được dừng lại cho đến khi bật công tắc đóng/ mở.

Hình 1.6 Hình ảnh thực tế lắp đặt trên xe


Hệ thống mạch điều khiển cửa tự động cho xe buýt
Dựa trên nguyên lý hoạt động của các loại mô tơ đóng mở cửa đã phân tích ở
trên, ta có thể chế tạo được hệ thống mạch đóng/mở cửa tự động trên xe buýt
dựa trên các điều kiện an toàn bắt buộc như sau:
– Điều kiện mở cửa đón/trả khách: Xe bắt buộc phải dừng hẳn thì cửa mới được
mở.
– Điều kiện xe chạy trong khi cửa chưa đóng kín: sẽ có chuông cảnh báo cho tài
xế biết đồng thời kích hoạt đóng cửa trong vòng 10 giây.

13
-Sơ đồ nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển cửa tự động:

Hình 1.7 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển cửa tự động
Hoạt động:
Khi người điều khiển đưa tín hiệu mở hoặc đóng cửa, van điều khiển cửa mở
hoặc đóng. Khí nén từ bình khí nén thông qua hệ thống ống dẫn khí được điều
khiển bởi van điều khiển cửa di chuyển qua piston trong xi lanh và đẩy bảng
cửa mở hoặc đóng.
Ưu điểm:
 Tính an toàn cao, vì khó bị hư hỏng hoặc hư hại do va chạm hoặc va đập.
 Tiết kiệm nhiên liệu, vì không cần một nguồn năng lượng gia tốc để đóng
cửa.
 Độ bền và độ tin cậy cao.
 Dễ dàng điều khiển và hoạt động.
Nhược điểm:
 Cần bảo trì và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hiệu quả và độ tin cậy
của hệ thống.
 Có thể tốn chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với các hệ thống khác.

14
 Phải sử dụng một nguồn điện để hoạt động máy nén khí.
1.4. Các thành phần chủ yếu của hệ thống đóng mở cửa của xe buýt
Hệ thống đóng/mở cửa bằng khí nén trong xe buýt thường bao gồm các thành
phần sau:
 Bơm khí: Là thành phần tạo áp suất khí nén. Có thể sử dụng bơm khí tay
hoặc bơm khí tự động để tạo áp suất.
 Bình chứa khí: Là nơi chứa khí nén. Bình thường được đặt trên xe và có
thể được kiểm soát bằng van khí.
 Van khí: Là thành phần kiểm soát lưu lượng khí nén. Van khí được đặt ở
các điểm khác nhau trên hệ thống để kiểm soát việc đóng/mở cửa.
 Các cảm biến áp suất: Dùng để đo lượng khí nén hiện có trong các bình
chứa khí và các đường ống truyền dẫn khí nén.
 Hệ thống đóng/mở cửa: Gồm các bộ phận cơ khí và điện tử được kết nối
với hệ thống khí nén để thực hiện việc đóng mở cửa.
 Gioăng và ống nối: Để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hệ thống khí
nén, các bộ phận ống nối và gioăng cần được sử dụng và lắp đặt đúng
cách. Chúng giúp tránh rò rỉ khí và giữ cho áp suất khí nén ổn định.
 Hệ thống điều khiển: Đây là thành phần quan trọng giúp điều khiển hệ
thống đóng/mở cửa bằng khí nén. Hệ thống này sử dụng các thiết bị
điều khiển bằng điện tử để phân phối khí đến các van nút bấm, van đóng
cửa và van áp suất máy nén.
 Các van điều khiển: Để đóng mở cửa và cân bằng áp suất khí nén, hệ
thống sử dụng các van điều khiển khí. Các van này được kết nối với các
thiết bị điều khiển để điều chỉnh lưu lượng khí nén trong hệ thống.
 Các bộ phận chính: Bao gồm các bộ phận cơ khí như trục, bánh răng và
bánh xe để định hình và thực hiện các tác vụ đóng/mở cửa.
 Nhờ các thành phần trên, hệ thống đóng/mở cửa xe buýt bằng khí nén

15
có thể hoạt động chính xác, đáng tin cậy và an toàn. Tuy nhiên, nếu
không được bảo trì và sửa chữa đúng cách, cũng như sử dụng tài liệu và
linh kiện không đáng tin cậy, hệ thống có thể gây ra những sự cố nguy
hiểm
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ SẢN PHẨM
2.1 Lựa chọn phương án thiết kế
-Các phương án thiết kế:
 Phương án điều khiển tự động bằng
-Trong hệ thống này, khí nén được sử dụng để đóng/mở van khí nén, từ đó
điều khiển quá trình mở/đóng cửa xe buýt. Áp suất khí nén được đặt ở mức
cao, từ 7 đến 8 bar. Hệ thống khí nén này sử dụng một bộ lọc khí nén để loại
bỏ bụi và độ ẩm trong khí nén để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của khí nén
cao.
Sử dụng bộ điều khiển PLC để tự động hóa quá trình mở/đóng cửa xe buýt.
 Các tín hiệu cần thiết sẽ được đưa vào bộ điều khiển PLC thông qua các
cảm biến và công tác
 Bộ điều khiển PLC sử dụng chương trình đã được lập trình sẵn để điều
khiển van khí nén và đóng/mở cửa.
 Ưu điểm: Tự động hóa hoàn toàn, đạt được độ chính xác cao, tốc độ
đóng/mở cửa nhanh.
 Nhược điểm: Chi phí đầu tư và bảo trì cao hơn so với các phương án
khác.
 Phương án điều khiển bằng vi điều khiển
-Phương án này cũng sử dụng khí nén để đẩy (hoặc kéo) bảng cửa, tuy nhiên
áp suất khí nén được đặt ở mức thấp hơn so với phương án điều khiển tự động
bằng PLC. Thông thường, áp suất khí nén từ 4 đến 5 bar, tùy thuộc vào yêu cầu
của hệ thống. Hệ thống khí nén sử dụng van khí nén để kiểm soát lưu lượng khí

16
nén qua các đường ống. Các van khí nén liên kết với bộ điều khiển vi điều
khiển và được điều khiển bằng các tín hiệu điện.
Sử dụng vi điều khiển để điều khiển các van khí nén và đóng/mở cửa.
 Người sử dụng cần phải thao tác trực tiếp trên nút nhấn để điều khiển vi
điều khiển.
 Ưu điểm: Tốc độ đóng/mở cửa nhanh hơn so với phương án điều khiển
bằng tay, chi phí đầu tư và bảo trì thấp hơn so với phương án tự động
bằng PLC.
 Nhược điểm: Tính linh hoạt khiều hành thấp hơn phương án tự động
bằng PLC, độ chính xác không cao.
 Phương án điều khiển bằng tay
 Người sử dụng cần phải thao tác trực tiếp bằng tay để điều khiển van khí
nén và đóng/mở cửa.
 Ưu điểm: Chi phí đầu tư và bảo trì thấp nhất so với các phương án khác.
 Nhược điểm: Tốc độ đóng/mở cửa thấp, không đảm bảo an toàn cao, dễ
bị hư hỏng hoặc gặp sự cố.
Tùy vào yêu cầu về tốc độ, độ chính xác và chi phí đầu tư, ta có thể chọn
phương án điều khiển phù hợp. Phương án điều khiển tự động bằng PLC sẽ
đảm bảo hoàn toàn tính tự động hóa và độ chính xác cao, tuy nhiên chi phí đầu
tư và bảo trì cũng cao nhất. Phương án điều khiển bằng tay chi phí thấp nhất
nhưng tốc độ đóng/mở cửa lại không đảm bảo. Vì vậy, để đạt được sự cân
bằng giữa chi phí đầu tư, tốc độ đóng/mở cửa và độ chính xác, ta có thể chọn
phương án điều khiển bằng vi điều khiển.
-Nhóm sẽ chọn phương án tối ưu nhất trong 3 phương án trên là phương án
điều khiển bằng nút nhấn và relay, vì nó có nhiều ưu điểm như sau:
 Đơn giản và dễ dàng lắp đặt: Phương án sử dụng công tắc và relay
đóng/mở cửa xe buýt cực kỳ đơn giản, dễ dàng lắp đặt và sửa chữa. Các

17
phương tiện điện tử có sẵn trên thị trường và các kỹ thuật viên giỏi có
thể lắp đặt các phần này một cách nhanh chóng và dễ dàng.
 Thân thiện với người dùng: Phương án sử dụng công tắc và relay rất
thân thiện với người dùng và dễ sử dụng. Các hành khách có thể dễ dàng
tìm thấy nút bấm để mở hoặc đóng cửa, giúp tăng tính tiện lợi và giảm
thiểu sự nhầm lẫn.
 Tiết kiệm chi phí: Phương án này không đòi hỏi quá nhiều chi phí cho
những thiết bị điện tử và vật liệu cần thiết. Điều này giúp tiết kiệm chi
phí đáng kể so với phương án khác.
 Dễ dàng bảo trì và sữa chữa: Khi cần thay thế hoặc sửa chữa các bộ
phận, phương án sử dụng công tắc và relay rất dễ dàng để sửa chữa.
Người sử dụng có thể tự thay thế các bộ phận này mà không cần đến sự
trợ giúp của những kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
 Hiệu quả và tin cậy: Phương án này đáp ứng được các yêu cầu về hiệu
quả và tin cậy khi sử dụng trong xe buýt, đảm bảo cửa xe luôn hoạt động
được ổn định và liên tục.
Vì vậy, phương án điều khiển đóng mở cửa xe buýt dùng công tắc và relay là
phương án tối ưu để điều khiển cửa xe buýt.

2.2 Các bản vẽ kỹ thuật


-sơ đồ bố trí thiết bị:

18
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thiết bị

-sơ đồ mạch động lực

19
Hình 2.2 Sơ đồ mạch động lực
-sơ đồ mạch điều khiển:

Hình 2.3 Sơ đồ mạch điều khiển


-sơ đồ mạch nguồn

20
Hình 2.4 Sơ đồ mạch nguồn
- Sơ đồ đèn báo

21
-sơ đồ khí nén:

Hình 2.5 Sơ đồ khí nén

22
2.3 Các phần tử trên sơ đồ

-Xy lanh khí nén: Xi lanh khí nén hay còn gọi là ben khí nén, xi lanh khí là một
thiết bị cơ học, sử dụng sức mạnh của khí nén để tạo ra lực cung cấp cho chuyển
động. Xi lanh khí nén giúp chuyển hóa năng lượng của khí nén thành động
năng, tác dụng làm piston của xi lanh chuyển động, thông qua đó truyền động
đến thiết bị hoạt động.

Xi lanh khí nén có cấu tạo gồm các bộ phận chính như sau:
+ Thân trụ (barrel)
+ Piston
+ Trục piston (piston rod)
+ Lỗ cấp khí (cap-end port)
+ Lỗ thoát khí (rod-end port)

23
-Van điện từ: Thiết bị dùng để điều khiển áp suất khí nén trong hệ thống. Áp
suất làm việc của van khí thường được tùy chỉnh để phù hợp với cấu trúc và nhu
cầu của dòng khí trong hệ thống. Khi được kích hoạt, van khí sẽ giúp cho dòng
khí trôi qua vào hoặc ra khỏi hệ thống theo các đường dẫn đã được thiết kế
trước đó để điều khiển cơ cấu cửa ra vào.

Hình 2.6 Van điện từ 5/2


Thông Số Kỹ Thuật:
-Kích thước cổng (In, Out): 1/4''.(ren 13)
-Kích thước cổng xả (Exhaust): 1/8" (ren 9.6)
-Áp suất hoạt động: 0.15 - 0.8 MPa .
-Loại van 5 cửa 3 vị trí, 2 đầu coil điện
-Nhiệt độ hoạt động: -20~70oC 

24
-Nút nhấn:
Là loại nút nhấn duy trì trạng thái và đảo trạng thái sau mỗi lần bị tác động.
Loại nút này rất tiện lợi trong đóng mở các thiết bị mà không cần phải qua các
hệ thống mạch tự giữ. Giúp tiết kiệm dây dẫn trong các mạch điều khiển, đóng
cắt nhanh các thiết bị. Tiết kiệm diện tích mặt tủ điện vì chỉ cần một nút nhấn
hai công dụng. Sử dụng để khởi động và dừng hệ thống cấp phôi hình trụ

 Hình 2.11 Nút nhấn


 Thông số tiếp điểm của Nút nhấn đèn và nhấn không đèn.
 Điện trở tiếp điểm: Nhỏ hơn 50 mohm.
 Hành trình: 5.8mm.
 Cách điện: 660VAC/DC.
 Tiếp điểm: Đồng.
 Nhiệt độ: -25-70 độ C.
 Dòng định mức: 24V 10A, 110V 8A, 220V 6A, 380V 4A, 500V 2.5A.
 Điện áp đèn: 24VAC/DC, 220VAC
25
-Đèn báo:

sss
-Tín hiệu ON, OFF của thiết bị (trạng thái hoạt động của thiết bị màu xanh chạy
, màu đỏ dừng....).
Các loại Đèn báo pha, đèn tủ điện loại thông thường hay được sử dụng phi
22, điện áp 220 vac/vdc , hoặc 24vdc...Thiết kế theo chuẩn công nghiệp cho độ
bền, độ chính xác cao....
Đèn được thiết kế dạng Led nên có màu sắc tươi và có tuổi thọ cao hơn so với
các loại đèn báo khác.
 Thông số kỹ thuật Đèn báo pha, đèn báo tủ điện phi 22.
 Điện áp:  220VAC/220VDC hoặc nguồn cấp 24VDC, 24VAC, 110VDC,
110VAC (tùy chọn theo nhu cầu..)
 Dòng tiêu thụ: Nhỏ hơn 20mA.
 Tuổi thọ: Trên 100.000 giờ sáng liên tục.
 Nhiệt độ hoạt động: -25~70 độ C.
 Tiêu chuẩn kín nước: IP65 chống nước và chống bụi.

26
-Relay: Thiết bị dùng để điều khiển các tín hiệu điện từ các thiết bị khác trong
hệ thống như nút nhấn, cảm biến vật cản và công tắc hành trình. Loại relay được
sử dụng trong hệ thống là loại 2 cầu NO với điện áp 24VDC và dòng điện 10A
để đảm bảo kích thước phù hợp với các thiết bị khác trong hệ thống.

Hình 2.9 Relay trung gian


Thông Số Kỹ Thuật:
Điện áp kích coil: 24 VDC
Tiếp điểm: DPDT
Cách gắn: Tháo lắp
Dòng điện chuyển mạch: 5A
Điện áp chuyển mạch: max AC 250 VAC
Điện áp chuyển mạch: max DC 30 Vdc
Chiều cao: 41.7mm
Chiều sâu: 13mm
Công suất max AC: 1.25 kVA
Chiều dài: 29mm
Số cực: 2

27
2.4 Nguyên lý hoạt động và quy trình công nghệ

-Nguyên lý hoạt động:


1. Khi người lái xe nhấn nút ON (xanh), tín hiệu điện được gửi đến relay
trung gian 1, mở nó và đóng relay trung gian 2.
2. Relay trung gian 2 kích hoạt van khí 5/2, cho phép khí nén chảy qua xy
lanh khí nén, đẩy cánh cửa ra khỏi khung cửa và mở cửa.
3. Đèn cửa 1 (xanh) sáng để báo hiệu rằng cửa đã mở.
4. Khi người lái xe nhấn nút OFF (đỏ), tín hiệu điện được gửi đến relay
trung gian 2, mở nó và đóng relay trung gian 1.
5. Relay trung gian 1 kích hoạt van khí 5/2, cho phép khí nén chảy vào xy
lanh khí nén, kéo cánh cửa lại gần khung cửa và đóng cửa.
6. Đèn cửa 2 (đỏ) sáng để báo hiệu rằng cửa đã đóng.
7. Nếu có lỗi xảy ra trong quá trình đóng mở cửa, đèn báo sẽ sáng để thông
báo cho người lái xe biết.
8. Đèn nguồn (vàng) chỉ sáng khi hệ thống được cấp điện và hoạt động bình
thường.
-Quy trình công nghệ sử dụng trong việc thiết kế và cài đặt hệ thống khí nén
đóng/mở cửa xe buýt bao gồm các bước cơ bản như sau:
1) Đánh giá nhu cầu của đối tác: Tìm hiểu các yêu cầu của đối tác để phát
triển hệ thống sử dụng khí nén. Các yêu cầu này có thể bao gồm khối
lượng, áp suất, dòng khí, tốc độ mở cửa,...
2) Thiết kế hệ thống: Từ các yêu cầu của đối tác, chuyên gia sẽ thiết kế hệ
thống và chọn các thiết bị phù hợp với quy cách khí nén của hệ thống,
như van khí, van cửa, ống dẫn khí nén, nút nhấn, công tắc hành trình và
cảm biến vật cản.
3) Lắp đặt thiết bị: Sau khi đã thiết kế hệ thống, chuyên gia sẽ lắp đặt tất cả
các thiết bị trong hệ thống khí nén đóng/mở cửa xe buýt.
4) Kiểm tra kỹ thuật và thử nghiệm: Chuyên gia sẽ kiểm tra tất cả các thiết
28
bị trong hệ thống trên sân bay để đảm bảo chúng hoạt động tốt.
CHƯƠNG III: THI CÔNG SẢN PHẨM
Bảng vật tư thiết bị

STT Tên thiết bị Số lượng

1 Xy lanh 1

2 Van 5/2 1

3 Nút nhấn 2

4 Dây điện 5m

5 Bảng gỗ 1

6 Đèn báo 3

7 Nguồn tổ ong 220V AC to 24V DC 1

8 Relay 2

29
3.1 Thi công lắp ráp sản phẩm

30
3.2 Sản phẩm hoàn thiện

3.3 Hướng dẫn vận hành sản phẩm

Để sử dụng hệ thống đóng/mở cửa xe buýt trên, làm theo các bước sau:

1. Bắt đầu với tình trạng tất cả đèn báo và đèn nguồn đều sáng màu vàng,
đèn cửa 1 và cửa 2 đều đóng cửa.

2. Để mở cửa xe buýt, bạn hãy ấn vào nút nhấn on (xanh). Đèn cửa 1 sẽ
chuyển sang màu xanh, van khí 5/2 được kích hoạt thông qua relay trung
gian số 1, cho phép khí nén truyền vào xy lanh khí nén và đẩy thanh trượt

31
để mở cửa xe buýt.

3. Khi cửa xe buýt mở hoàn toàn, bạn sẽ thấy đèn cửa 1 sáng xanh, đèn cửa
2 tắt và đèn báo cửa mở sáng.

4. Để đóng cửa xe buýt, bạn cần ấn vào nút nhấn off (đỏ), điện tín hiệu được
truyền đến relay trung gian số 2 kích hoạt van khí 5/2 để cho phép khí
nén truyền vào xy lanh khí nén và đóng cửa xe buýt.

5. Khi cửa xe buýt đóng hoàn toàn, bạn sẽ thấy đèn cửa 2 sáng đỏ, đèn cửa 1
tắt và đèn báo cửa đóng sáng.

6. Nếu có sự cố xảy ra trong quá trình đóng/mở cửa, đèn báo sẽ sáng màu
đỏ để cảnh báo và đèn cửa và đèn báo tương ứng sẽ thay đổi màu đỏ hoặc
xanh phụ thuộc vào trạng thái của cửa xe buýt.

3.4 Các lỗi và cách khắc phục

Lỗi Nguyên nhân Cách khắc phục


Kiểm tra van điện từ để xác định hư hỏng
Cửa không mở Van điện từ bị hỏng
hoặc bị tắc khí, nếu cần thay thế van mới
hoặc đóng hoặc bị tắc
hoặc vệ sinh van
Kiểm tra relay để xác định hư hỏng hồ
Lỗi Relay Relay bị hư
hoặc cần thay thế relay mới
Công tắc hành Sự cố với công tắc
Kiểm tra và sửa chữa công tắc hành trình
trình và cảm biến hành trình hoặc cảm
hoặc cảm biến vật cản nếu cần
không hoạt động biến vật cản
Kiểm tra đường dẫn khí để xác đinh
Đường dẫn khí bị
Không có khí đường dẫn bị đứt, nếu cần thay thế ống
đứt
dẫn khí mới và sửa chữa kịp thời
Cửa khó di chuyển Khí nén không đủ Kiểm tra áp suất khí nén để xác định áp
áp suất hoặc không suất khí đủ mạnh hoặc không, nếu cần

32
Lỗi Nguyên nhân Cách khắc phục
tăng áp suất khí hoặc hiệu chỉnh vận hành
đủ mạnh
của hệ thống
Không hoạt động
Cáp dây hoặc nút Kiểm tra và thay thế cáp dây hoặc nút
khi nhấn nút hoặc
nhấn bị hỏng nhấn mới nếu cần
công tắc
Không thể điều Relay hoặc bộ điều Kiểm traật relay hoặc bộ điều khiển để
khiển khiển bị hỏng xác định bị hỏng hoặc cần sửa chữa
Dịch vụ cửa xe Relay hoặc bộ điều Kiểm tra và điều chỉnh relay hoặc bộ điều
buýt hoạt động khiển hoạt động khiển để đảm bảo hoạt động đồng bộ của
không đồng bộ không đồng bộ hệ thống
Lỗi Van Khí Van khí bị hư Kiểm tra và thay thế van khí mới nếu cần
Kiểm tra đường dẫn khí để tìm hiểu mức
Ống dẫn khí nén bị
Ống dẫn mất hơi độ rò rỉ và sửa chữa kịp thời để ngăn ngừa
rò rỉ
tình trạng gây nguy hiểm

33
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN

4.1 Những gì đã làm được gì

 Đã thiết kế, lắp đặt và kiểm tra phương án đóng/mở cửa xe buýt bằng
công tắc và relay.
 Đã thử nghiệm và xác nhận tính hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống
đóng/mở cửa.
 Các bộ phận công tắc và relay đã được cài đặt và sử dụng một cách ổn
định, giúp cửa xe buýt đóng mở một cách nhanh chóng và tiện lợi.
4.2 Những gì chưa làm được gì

 Chưa kiểm soát được chính xác lượng điện tiêu thụ của hệ thống
đóng/mở cửa, vì vậy cần phải kiểm tra định kỳ để đảm bảo tính đáng tin
cậy và bảo trì hệ thống.
 Còn thời gian để kiểm tra và xác nhận phương án đóng/mở cửa xe buýt
bằng công tắc và relay trong mọi tình huống, bao gồm cả các trường hợp
khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho hành khách.
 Chưa có giải pháp dự phòng cho trường hợp nếu hệ thống đóng/mở cửa
bị hỏng hoặc bị tạm ngừng hoạt động, cần phải xác định và ghi nhớ cách
tiếp cận để xử lý các sự cố này một cách nhanh chóng và hiệu quả.

34

You might also like