You are on page 1of 70

NHỮNG ĐIỀU ĐẶC BIỆT LƯU Ý KHI KINH DOANH QUÁN CÀ PHÊ, NHÀ

HÀNG QUY MÔ NHỎ


1. Nhân sự
Thường thì nhân sự làm việc ở ngành này ít có sự ổn định ngoại trừ các vị trí quản lý, đơn giản vì
thường các bạn làm trong nhà hàng, quán cafe chỉ xem đây là việc làm thêm kiếm thêm chứ không
phải là cái nghề vì thế cái tâm và sự nhiệt huyết họ dành cho công việc không cao. Vì thế chủ quán
hoặc quản lý sẽ phải xác định trước tư tưởng. Đừng kỳ vọng nhân viên sẽ gắn bó vs quán ngoài việc
lương tốt, thưởng phạt minh bạch và môi trường làm việc rõ ràng, đừng đòi hỏi quá nhiều ở họ. Còn
nếu quán của bạn có quy mô, có những vị trí quản lý cấp trung như Ca Trưởng, Tổ Trưởng, Phó Quản
Lý... Cho nhân viên thấy cái tương lai nếu họ cố gắng và đây sẽ là cái nghề nếu chuyên tâm làm việc.
Nhớ rằng tâm lý con người là 10 đồng tiền lương không bằng 2 đồng tiền thưởng... Nếu khéo léo
trong việc thưởng thì bạn sẽ giữ chân nhân viên tốt hơn việc tăng lương đấy...
2. Chiêu giữ chân nhân sự
Ngoài việc tăng lương là cách phổ biến nhất, nhưng mình không đánh giá cao việc chạy đua giữ nhân
viên bằng lương, vì mỗi quán mỗi công ty đều có một quỹ lương theo % doanh thu nhất định! Không
thể tăng lương mãi đúng không? Vậy bài toán đặt ra giữ chân nhân viên làm tốt và gắn bó thế nào
đây???
Nhân viên đồng nghĩa với lương thấp, họ có nhu cầu cuộc sống đúng không? Tuỳ theo khả năng kinh
tế của người chủ hoặc cơ sở kinh doanh mà đưa ra những chính sách như hỗ trợ mua trả góp điện
thoại, xe máy, laptop... Với cam kết của nhân viên đó làm gắn bó bao nhiêu lâu??? Như quán của
mình nhé: anh chàng tổ trưởng kia mơ ước có con Iphone X, ok mình mua cho nó IPhone X giá 20
triệu thời điểm đó, mỗi tháng trừ 1 triệu vào lương không tính lãi (lãi 1% của 20tr bằng 200k/tháng
thì xem như phần mình tăng lương cho em nó vì em nó xứng đáng) như vậy ít nhất bạn có một nhân
viên làm tốt gắn bó 20 tháng!!! Trường hợp mất, nghỉ ngang thì tuỳ theo trường hợp các bạn xử lý
(giữ cmnd hay hộ khẩu hay bản cam kết gì đó). Quản lý của mình đang đi EX mơ ước có một con SH,
ok cty cho mượn 50tr mua SH với điều kiện người của công ty đứng tên cà vẹt xe là mình. Mỗi tháng
trừ 2 triệu/lương vậy mình có 1 bạn nhân viên làm gắn bó 4 năm.
Ngoài ra các bạn có thể áp dụng chia sẻ lợi nhuận theo biên độ hiệu quả kinh doanh như mình hiện
nay là 2,5% doanh thu/tháng/quán cho toàn thể nhân viên. Vậy các em nó có sự phấn đấu vì thấy rằng
khách càng đông thì các em càng có tiền...
3. Nghiệp vụ quản lý
Đầu tiên phải hiểu thế nào là Quản Lý??? Quản Lý gồm 2 chữ Quản và chữ Lý:
- Quản: trông coi
- Lý: quy trình, quy định
Quản Lý: người trông coi quy trình quy định, vậy một người quản lý giỏi điều đầu tiên là phải xây
dựng được quy trình quy định. Không thể nói miệng. Phải lập một bộ quy trình và mô tả công việc
càng chi tiết càng tốt. Đào tạo nhân viên vận hành theo quy trình đó. Nói có sách mách có chứng.
Nhân viên làm đúng hay sai căn cứ theo quy trình như vậy nhân viên mới phục.
Ví dụ: Đi làm phải từ mấy giờ vào ca? Tóc tai thế nào? Giao tiếp khách ra sao? Sơn móng tay được
không??? Khi nào châm trà cho khách? Tính tiền đưa tay tận tay hay kẹp vào folder... Người quản lý
phải xây dựng toàn bộ tất cả cho một quán cafe hoặc nhà hàng để lấy đó là đề cương vận hành. Tiêu
chí đánh giá quản lý giỏi là người đó không làm gì hết mà quán xá nhân viên vẫn hoạt động trơn tru.
Còn quản lý mà chạy cắm đầu mồ hôi nhễ nhại, làm đắm đuối thì đó là người nhân viên giỏi chứ
không phải quản lý giỏi.
4. Kế hoạch tài chính
Thường một quán cafe hay nhà hàng, trước khi vào vận hành người đầu tàu (chủ hoặc quản lý) phải
lên bảng kế hoạch phân bổ doanh thu và chi phí chi tiết. Theo kinh nghiệm của mình cho quán cafe,
các bạn có thể tham khảo cách mình phân bổ như sau:
Ví dụ:
Doanh thu trung bình của quán cafe này là 1 tỷ/tháng.
- Cost vật tư: 27%
- Lương nhân viên: 25%
- Mặt bằng: 10%
- Thuế phí, điện nước: 10%
=> Total chi phí: 72%
=> Lợi nhuận 28%
Con số 72% là cao nhất, không thể để cao hơn. Như vậy các bạn nhìn thấy nếu kiếm được 10 triệu
doanh thu thì chúng ta chỉ có lời được 2,8 triệu. Vậy nếu tiết kiệm được 2,8 triệu chi phí thì sao???
Lợi nhuận luôn 2,8 triệu đó luôn đúng không?
Tiết kiệm cách nào?
- Phân bổ nhân viên tuỳ theo khung giờ khách đông khách vắng để bố trí tránh thừa nhân viên vì
lương nhân viên là một trong những chi phí cao nhất.
- Cost vật tư: kiểm soát mảng pha chế, kiểm soát thế nào? Người quản lý người chủ quán cafe hoặc
nhà hàng tối thiểu phải biết vào bếp làm. Để hiểu định lượng, hiểu được cái món uống món ăn đó làm
thế nào? Vào bếp làm 1-2 tuần để tự rút ra kinh nghiệm nhận định của mình.
Vd: 1kg cafe ra được bao nhiêu ly? 1 lon sữa đặc ra được bao nhiêu ly cafe sữa? 1kg cam ra được bao
nhiêu ly cam vắt? 1 bao ống hút được bao nhiêu ly sinh tố? Một chai si rô dâu pha được bao nhiêu ly
sữa dâu? Đấy!!! Phải nắm vững cái định lượng và kiểm soát đầu vào kỹ, cuối tháng thống kê ra là biết
đang bị phí chỗ nào? Ở đây chưa nói là nhân viên tham nhũng mà chính bản thân mình chưa nắm kỹ
để xảy ra phí phạm?
Ví dụ: 1kg cafe sẽ ra được 38-40 phin, hôm nay xuất thống kê bán được 200 ly cafe, nhìn lại nhập
hàng đầu ngày đến 6kg cafe bột. Thấy phí 1 kg chưa? Có thể nhân viên pha chế tham nhũng cũng có
thể do kiểm soát định lượng không chặt để nhân viên pha chế không đều tay bị dư thừa.
- Điện: tắt mở hợp lý các thiết bị, khu vực nào không có khách ngồi phải tắt giảm bớt. Sử dụng các
thiết bị tiết kiệm điện.
Chỉ cần bạn tiết kiệm được 20 triệu chi phí là lợi nhuận bằng với 100 triệu doanh thu tăng thêm. Mà
quán cafe hay nhà hàng có số lượng ghế và sức chứa nhất định muốn thêm cũng không được! Vậy
muốn tăng lợi nhuận hiệu quả nhất là giảm chi phí.
Nhiều bạn làm quán xá thấy khách đông nhưng quản lý chi phí không tốt cuối tháng không thấy lời
đâu.
5. Kinh doanh
Mỗi quán xá đều có những khung giờ cao điểm và thấp điểm. Quản lý hoặc chủ phải vẽ ra sơ đồ
khung giờ cao điểm và thấp điểm, phải hiểu cái quán của mình cao và thấp lúc nào. Phải chi tiết từng
giờ trong ngày. Để ra những chương trình kích khách vào thấp điểm, ví dụ quán của mình thấp điểm
6:00-8:00 sáng và 15:00-18:00 chiều. Mình ra chương trình giảm 20% tổng bill ở 2 khung giờ thấp
điểm này, cái chính không phải kiếm thêm lời ở 2 khung giờ này mà là kéo khách làm nền để quán
đông vui, đặc điểm chung của các quán thành công là phải Đông và Vui chuẩn bị cho những cung giờ
cao điểm.
Người chủ, người quản lý phải là người hiểu quán của mình nhất, phải hiểu rõ quán mình chỗ ngồi
nào, cái bàn nào cái ghế nào ở vị trí xấu, muốn biết thì dễ lắm: lựa lúc khách đông gần full đứng nhìn
cái bàn nào cái ghế nào mà khách chọn cuối cùng khi không còn sự lựa chọn, bất kì quán nào cũng sẽ
có vài cái bàn cái ghế mà mình gọi là góc chết, ít được khách chọn ngồi nhất. Xử lý chỗ đó bằng cách
sắp xếp lại hoặc bỏ luôn cái bàn đó mà thay vào chậu cây trang trí chẳng hạn!!!
Tiếp theo, lấy giấy viết ra lập một bảng câu hỏi: TẠI SAO KHÁCH HÀNG PHẢI BỎ TIỀN VÀO
QUÁN CỦA MÌNH? Trả lời được càng nhiều thì quán càng thành công!
Quán đẹp, view đẹp, tiện đường, khu sầm uất, có bãi để xe thuận lợi, thức uống ngon, nhân viên đẹp,
bàn ghế đẹp, góc sống ảo, ghế ngồi thoải mái, có hút thuốc hay không, mát hay nóng, ánh sáng lung
linh hay tối...
Trả lời được càng nhiều câu hỏi tại sao để nhận định khách quan cái quán của mình ưu và nhược cái
gì để tập trung xử lý tránh lan man... Ví dụ quán của bạn nằm ở đường cấm xe hơi, không tiện đường
giao thông vậy bạn quên luôn nhóm khách đi xe hơi đi, bận tâm chi cho nặng đầu để tập trung khai
thác khách phù hợp. Quán của bạn không hút thuốc, vậy quên luôn việc tập trung kêu gọi khách nam
hút thuốc vì có mời họ cũng không đến đâu. Thay vào đó tập trung khai thác khách gia đình, nhóm
bạn nữ, tuổi teen...
Khi lên được chi tiết những câu trả lời càng nhiều càng tốt, bạn sẽ nhận định được nhóm khách phù
hợp với cái quán của mình là ai, tránh lan man khai thác đại trà khiến cái quán mất đi cái concept và
định hướng của mình giống như một cái chợ thập cẩm.
Nói thêm, đừng nghĩ mình có nhiều bạn thì mình mở quán sẽ có bạn bè đến ủng hộ nhiều. Với kinh
nghiệm của mình lâu nay, khi bạn mở quán xá kinh doanh thì bạn bè của bạn chính là nhóm khách
đến một lần cho biết để ủng hộ lúc khai trương thôi, không đến thường xuyên đâu. Khách ruột thường
xuyên sẽ là những người xa lạ với bạn nhưng bạn trả lời được nhiều lí do họ đến quán, đến quán họ
thấy ok, phù hợp thì họ sẽ đến theo thói quen, ngồi quen chỗ... Đó mới là nguồn sống của quán.
Điều quản lý hoặc chủ một quán cafe hoặc nhà hàng phải học thuộc lòng và xem như là Khẩu Huyết
của mình đó là :
"Khách càng vắng thì phải càng vui, khách càng đông thì càng phải lo"
Giải thích:
Khách vắng => ít khách, quán sẽ buồn, nhân viên cũng buồn theo thì những người khách hiện tại
trong quán nhìn thấy chán chán sẽ không muốn đến quán bạn nữa, nếu cứ rầu rĩ u ám khi quán vắng
thì đảm bảo với bạn sau 1 - 2 tuần quán của bạn sẽ không vắng nữa mà là KHÔNG CÓ KHÁCH
luôn... Người quản lý lúc này cần làm là phải có tinh thần lạc quan, làm cho nhân viên tươi lên, vui
lên để triệt tiêu cái không khí buồn của quán đang vắng, làm sao cho khách đến quán thấy không
đông nhưng nhân viên tươi vui... Tự khắc khách sẽ đến đông vì đơn giản nơi này vui... Hầu như ai mở
quán kinh doanh đều mong ước quán của mình sẽ đông và vui... Mà muốn đông thì phải vui... Chả ai
đến quán cafe hay nhà hàng mà buồn như cái chùa vậy trừ những người tự kỷ...
Khách đông => người quản lý càng phải hết sức cảnh giác và lo lắng, lo lắng khách đông nhân viên
làm có tốt không, chất lượng đồ ăn thức uống bếp làm quá tải như vậy có đảm bảo khẩu vị cho khách
không, nhân viên có sơ sót gì không? Nhiều người chưa có kinh nghiệm, mở cái quán ra mấy ngày
đầu đông khách tưởng mình giỏi, mình gắp thời nhưng không hiểu là đông chẳng qua cho quán mới
nên khách đến thử cho biết mà thôi, phục vụ tệ, chất lượng sản phẩm tồi thì xin thua khách đến 1 lần
ko hài lòng thì bạn có trải thảm đỏ họ cũng chả quay lại lần 2 đâu... 2 tháng sau lại ngồi đuổi ruồi...
Đó là ảo tưởng... Luôn tâm niệm, khách càng đông càng phải lo lắng... Không lo xa thì sẽ chết gần là
vậy...
6. Quảng cáo
Quảng cáo là con dao 2 lưỡi, chỉ quảng cáo khi nào bạn đã tự tin chất lượng phục vụ, chất lượng đồ
ăn thức uống của mình đã ok, lúc đó quảng cáo để lôi kéo khách đến trải nghiệm và hài lòng, họ sẽ
đến những lần sau và dần dần thành khách quen... Cái nghề này sống nhờ khách quen chứ không phải
sống nhờ khách đến một lần cho biết...
Nếu dịch vụ của bạn chưa sẵn sàng, nhân viên chưa thuộc bài vở, quy trình quản lý chưa thông suốt,
chất lượng đồ ăn thức uống chưa đảm bảo, khuyên thật bạn đừng quảng cáo vội, chấp nhận hơi vắng
xíu mà hoàn thiện những điều thiếu xót trong quán của mình... Khi nào xử lý xong hết, tự tin rồi mới
quảng cáo, chứ chưa tốt mà quảng cáo người ta đến người ta chửi cho thì dẹp tiệm...
Mở quán xá kinh doanh, nói thật khó nhất là giữ khách, làm sao cho khách quay lại lần 2 lần 3 và
nhiều lần nữa chứ để khách đến một lần vài tạm biệt ko ngày tái ngộ thì quá dễ...
Vậy làm sao để khách hàng quay lại quán của mình?
Gồm những yếu tố sau:
a/ Chất lượng đồ ăn thức uống của bạn có phù hợp với họ? Nên nhớ mỗi người mỗi tính mỗi khẩu vị
và mỗi thẩm mỹ khác nhau, giống như vợ bạn thì bạn thấy đẹp nhưng thằng cha hàng xóm kêu xấu thì
cũng kệ nó… Bạn nhất định phải có công thức riêng của mình gồm định lượng, gia vị, thanh phần để
duy trì được chất lượng sản phẩm món ăn món nước của mình luôn ổn định, đừng hướng đến khách
hàng sử dụng phải khen ngon, cá nhân minh thích khách khen “Cũng được”, “Cũng ok đó” hơn là
khen ngon… Đồng thời phải kiêng định giữ vững cái gu của mình đừng chao theo sự góp ý của quá
nhiều người, cùng 1 món đó người thích ăn mặn thì chê nhạt, người thích ăn nhạt thì chê mặn, nếu
bạn không có kiến thức về ẩm thực về pha chế và cái gu của mình thì bạn sẽ như đẽo cày giữa
đường…
b/ Không gian decor quán: cái này mình thấy rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp mắc sai lầm… Chưa có
kinh nghiệm, thuê thiết kế quán với điểm nhất là góc sống ảo gì đó hướng đến khách chụp hình check
in… Xin thưa rằng chính những quán đó sẽ dẹp tiệm sớm nhất vì không ai tắm 2 lần trên 1 dòng sông
cũng chả có ai check in 2 lần ở cùng một tấm hình cả… Ok, quán bạn đẹp, thiết kế đẹp người ta tới
cho biết lúc đầu, mỗi người đến chụp hàng trăm kiểu ảnh ở quán của bạn check in, thời gian đầu quán
của bạn sẽ hót hòn họt kiểu: ”Lộ diện quán cafe với 1001 góc sống ảo… bla bla…” Rồi 1000 người
đến uống cafe là phụ chụp hình sống ảo là chính, nhưng sau 1 tháng, thì được bao nhiêu người trong
1000 người đó quay lại quán?
Có bạn nào ở trong group này đi cái chỗ Nấc thang lên thiên đường ở Đà Lạt bao giờ chưa? Mới mở,
báo chí cũng lăng xê, đến chen chúc nhau chụp hình đăng ngập FB, nhưng hầu như 99% người đã leo
lên đó chụp hình rồi thì khi đến Đà Lạt họ sẽ không bao giờ đến lại nơi đó nữa… Đơn giản vì không
có gì đặc biệt nữa…
Thay vào đó, để làm quán cafe hay quán ăn thành công, bạn nên đầu tư mạnh vào sự thoải mái và nhớ
câu CÔNG NĂNG TỐT HƠN THẨM MỸ.
Lựa từng mẫu ghế mẫu bàn không cần phải hot theo trend này nọ, chọn cái nào chinh bản thân bạn
ngồi thấy thoải mái ấy… Pha nước cho ngon, nấu món ăn cho ngon, ghế ngồi thoải mái, không gian
mát mẻ, âm nhạc phù hợp… Đừng mua một món đồ trang trí bạn cho là đẹp trị giá 5 triệu treo ở chỗ
nào đó hoặc để bàn thu ngân mà thay vào đó nghĩ xem 5 triệu đó mình làm được gì khác cho khách
không? Nếu là mình: giữa 1 món đồ trang trí vintage trị giá 5 triệu thì mình sẽ đầu tư 5 triệu đó vào
cây cảnh hoặc tường cây cho mát mẻ dễ chịu… Khách hàng không quan tâm giá trị món đồ trang trí
của bạn mà họ chỉ quan tâm quán của bạn ngồi có dễ chịu thoải mái phù hợp với họ hay không mà
thôi…
Đừng hướng đến việc khách hàng khen quán bạn đẹp, mà phải làm sao để khách đến quán của bạn chỉ
nói: quán này ngồi ok nè, quán này ngồi cũng được nè, quán này ngồi thoải mái nè, quán này ngồi
mát nè… Vậy là bạn thắng 50% rồi đó…
c/ Làm tư tưởng với nhân viên: cái này khó nhất, phải thường xuyên họp nhân viên vào đầu ca làm
việc và cuối ca làm việc để rút kinh nghiệm và chấn chỉnh ngay những cái chưa được tốt. Phải cho
nhân viên hiểu KHÁCH HÀNG LÀ NGƯỜI TRẢ LƯƠNG chứ không phải CHỦ hoặc QUẢN LÝ,
quán mà không có khách, kinh doanh lỗ thì có 10 ông chủ cũng không có tiền trả lương cho nhân viên
đâu… Thường xuyên hại não nhân viên cấp dưới để họ nâng cao ý thức và quý trọng khách hàng…
Bên cạnh đó phải có những hoạt động khích lệ tinh thần của nhân viên, các bạn có để ý ngay bản thân
mình khi bước vào một công việc mới hay vừa mở một cái gì đó ra kinh doanh các bạn có sung sức
ko? Có nhiệt huyết không? Nhưng chắc chắn một thời gian sau với tần suất hàng ngày cũng bao nhiêu
đó công việc chắc chắn sẽ làm cho chính quản lý và nhân viên thấy nhàm chán và mất dần độ sung
sức và nhiệt huyết… Cái này là điều hiển nhiên… Vậy nên Quản Lý hãy tổ chức các hoạt động nhằm
kích động tinh thần nhân viên tránh để họ bị nhàm chán công việc sẽ kiếm công việc mới hoặc làm
chỉ bằng một nửa lúc đầu khi đó chúng ta là người chịu thiệt hại… Không cần làm gì cao siêu cả, tổ
chức tổng vệ sinh quán xá, tổ chức trồng cây, tổ chức kỉ niệm ngày thành lập, ngày sinh nhật nhân
viên, tổ chức đổi chéo công việc của nhân viên v.v… Để nhân viên thấy sự mới lạ sẽ hết chán… Các
quán của mình ở khu vực nhân viên nội bộ luôn dán dòng chữ: “Ngày Mai Là Ngày Khai Trương” ở
chỗ dễ nhìn thấy nhất nhằm nhắc nhở nhân viên rằng tụi em đã từng sung sức nhiệt huyết và máu lửa
vào ngày khai trương như thế nào, đừng để mất đi cái đó…
Nguồn: Sưu tầm
Hình minh hoạ: Đồng Cafe
TẠI SAO PHẢI XÂY DỰNG CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG?
Có một sự thật rất nhiều chủ quán mắc phải, đấy là không chịu xây dựng chân dung khách hàng, hoặc
xây dựng một cách “tham lam”, khi đó nó không phải chân dung khách nữa, mà là toàn cảnh khách
rồi
Khi tư vấn, trong số những câu hỏi sơ bộ, mình hay hỏi khách một câu là “đối tượng khách quán nhà
mình anh chị định hướng đến ai ạ?”. Phần đa các câu trả lời kiểu kiểu như: “Chị muốn bán cho giới
trẻ, những bạn độ tuổi trẻ trung. Nhưng mà chị cũng muốn thu hút dân văn phòng nữa, quanh đây có
một số công ty. Với cả cuối tuần có nhiều cặp gia đình cho con đi uống nước, chị cũng muốn bán
được cho đối tượng đấy..”
Thế đâu là khách hàng mục tiêu của chị???
Các bạn hãy hiểu mô hình quán gắn rất chặt với chân dung khách hàng, là khách hàng mục tiêu bạn
hướng tới. Còn tệp khách hàng phụ hãy từ từ đã. Muốn biết concept quán mình đã đúng với chân
dung khách chưa thì bạn thử đặt mình là khách xem bạn nghĩ gì khi đến quán bạn? Ví dụ bạn là một
sinh viên, thích quay tiktok, thích check in, thích hiệu ứng, thích ảnh đẹp, không gian quán bạn đã
phù hợp chưa? Đồ uống quán bạn đã phù hợp chưa? Ngược lại, bạn là một người văn phòng, hằng
ngày bù đầu với giấy tờ, bạn cần một nơi yên tĩnh để trao đổi với khách hàng, bạn cần sự tỉnh táo, thì
không gian quán bạn đã phù hợp chưa? Hoặc bạn là một freelancer, cần sự sáng tạo, cần sự bay bổng,
hay đơn giản chỉ là cần chỗ để cắm sạc laptop, thì không gian quán bạn đã phù hợp chưa? Cũng có
thể bạn là một mẹ bỉm sữa, cuối tuần chồng rảnh cả nhà ôm con đi chơi, bạn cần chỗ cho bé chạy
nhảy vui chơi, bạn cần đồ uống cho bé thơ nhà bạn đảm bảo healthy, thì không gian và menu quán
bạn có thích hợp không?
Kinh doanh tất nhiên là phải tham và nên tham, làm gì có ai làm ăn mà không muốn bán được cho
càng nhiều khách càng tốt. Nhưng tham có chừng, dừng đúng mực các bạn ạ. Đừng để quán bạn như
một cái tạp hóa, khách hàng vào đó họ không biết không gian này có phù hợp với mình hay không?
Rồi nhanh chóng kết luận là không phù hợp và say goodbye với bạn, tiếc lắm.
Thử ngồi nhìn lại chân dung các khách hàng của The Coffee House, của Highlands, của Cộng, của
AHA, của Trung Nguyên Legends, của Starbucks… so sánh sự khác nhau giữa họ nữa nhé. Các chuỗi
không phải tự nhiên mà thành được chuỗi đâu.
Chúc các bác thành công!
Cre : Nguyễn Quang Tôm

KHỞI NGHIỆP KINH DOANH QUÁN CÀ PHÊ LÀ LÀM NHỮNG CÁI GÌ?
Nhiều bạn hỏi mình "các bước để mở quán cà phê là gì? Mở quán cafe cần chuẩn bị những gì...?
Chính vì vậy, mình đã dành thời gian đúc kết lại qui trình từ ý tưởng kinh doanh đến tổ chức được
một quán cà phê, nhà hàng hiệu quả. Mình tạm chia thành 20 bước như sau:
- Bước 1: Bắt đầu với một ý tưởng "điên rồ" nào đó rồi lên ý tưởng trong đầu và ghi ra giấy.
- Bước 2: Khảo sát thị trường về nhu cầu, khách hàng, đối thủ... và bắt đầu lên chiến lược kinh doanh
ngắn gọn nhưng phải đầy đủ thông tin.
- Bước 3: Phân tích ý tưởng, chiến lược kinh doanh và xác định mô hình kinh doanh cụ thể cho quán.
- Bước 4: Phân tích tính khả thi của dự án trong vai trò chủ đầu tư để quyết định làm hay dừng lại.
- Bước 5: Viết concept kinh doanh chi tiết.
- Bước 6: Tìm các đối tác chuyên môn.
- Bước 7: Xây dựng thực đơn kinh doanh.
- Bước 8: Xây dựng hệ thống quản lý quán.
- Bước 9: Lập kế hoạch marketing.
- Bước 10: Lập kế hoạch tài chính.
- Bước 11: Phản biện, điều chỉnh hoàn thiện kế hoạch.
- Bước 12: Chuẩn bị vốn đầu tư.
- Bước 13: Tìm mặt bằng phù hợp concept kinh doanh.
- Bước 14: Thiết kế và thi công mặt bằng.
- Bước 15: Mua sắm trang thiết bị, set up và hoàn thiện cơ sở vật chất.
- Bước 16: Triển khai kế hoạch marketing.
- Bước 17: Tuyển dụng và đào tạo nhân sự.
- Bước 18: Ráp quy trình và chạy thử.
- Bước 19: Tổ chức event khai trương.
- Bước 20: Điều hành hoạt động kinh doanh "dài lâu".
Đây chỉ là bài viết đầu tiên trong chuỗi bài “Quy trình set up quán cà phê, nhà hàng”. Mình sẽ dành
thời gian để viết chi tiết từng bước trong quy trình trên thành từng bài viết riêng. Hy vọng sẽ giúp ích
được phần nào cho các bạn tham gia khởi nghiệp ngành F&B.
Dù chủ đề này mình chia sẻ nhiều lần nhưng thỉnh thoảng vẫn có bạn vào nhắn tin hỏi muốn mở quán
cà phê cần làm gì? Bắt đầu từ đâu? Bao nhiêu tiền mới mở được quán? Thường thường thì biên độ lợi
nhuận của quán cà phê là bao nhiêu?… Nên hôm nay mình dành thời gian viết lại chủ đề này để các
bạn có thể đọc khi cần thiết.
Từ khi có ý tưởng kinh doanh quán, cho đến khi một quán cà phê chính thức ra đời, là cả một quá
trình dài. Chúng ta quen dùng cụm từ “mở quán cà phê”, “mở quán ăn”, "mở nhà hàng”… Nên nhiều
bạn khởi nghiệp ngành này cũng làm y chang, đầu tiên đi thuê mặt bằng, tìm người thiết kế và thi
công cho mình cái quán đẹp đẹp theo ý của mình, rồi mở ra bán... Mà không biết rằng mình đã sai
ngay từ bước đầu tiên - chưa kịp định hình việc kinh doanh của mình rõ ràng, đã chi tiền trước, rồi
chạy theo thời gian để giảm chi phí, nhưng vô tình chi phí phát sinh theo sau không kiểm soát được.
Chưa kể điều quan trọng nhất – chắc gì ý tưởng kinh doanh đã khả thi để có thể triển khai.
Mình đã từng ngồi nhiều quán cà phê, được các chủ nhân chia sẻ trong vòng 1 năm, bạn là chủ nhân
thứ ba, thứ tư của quán (vậy là trung bình 1 quán cà phê tồn tại khoảng 3 - 4 tháng rồi sang cho chủ
mới), nhưng khi được hỏi bạn có chắc chắn mình có thể làm tốt ở quán này không? - Các bạn trả lời
giống giống nhau và rất vô tư: kinh doanh mà, đâu nói chắc được điều gì! cố gắng thôi!… Và cứ mỗi
lần đổi chủ như vậy, quán cà phê được đắp thêm lớp áo mới, hay thay đổi vài chi tiết mới. Khách
hàng cũng mới ở những ngày đầu tiên - bạn bè và người thân ủng hộ, rồi lại giông giống nhau - đều
vắng. Sau một tháng gặp lại, chủ quán mặt buồn buồn tâm sự, em chỉ đủ tiền cầm cự thêm khoảng 1
tháng nữa thôi, cô có biết ai muốn sang quán giới thiệu cho em nhé!
Cũng có nhiều bạn chạy đôn chạy đáo tìm mặt bằng mở quán, nhưng chưa hề định vị rõ ràng mình
cần tìm mặt bằng ở đâu, giá thuê bao nhiêu là hợp lý nên cò cho thuê dắt đi xem khắp nơi, vừa mất
thời gian vừa bị rối, và đa phần chốt ở mặt bằng với giá thuê cao hơn dự kiến, chỉ đơn giản vì mặt
bằng này nhìn thích hơn. Nhưng khi mình hỏi về ý định kinh doanh, hỏi quán cà phê của bạn có gì
đặc biệt? thì bạn lúng túng trả lời rằng bạn nghĩ đầu tư sau thì phải đầu tư đẹp hơn mấy quán đầu tư
trước đó, thức uống phải ngon,… Hỏi tiếp, bạn đã có bản vẽ thiết kế quán chưa? - Trả lời rằng bạn chỉ
mới thuê được mặt bằng, giờ phải chờ bên thiết kế vẽ đã…, còn thức uống thì sao? bạn đã có công
thức riêng của mình rồi chứ? - bạn khoe với mình mới học xong lớp pha chế ở một cơ sở dạy nghề.
Lại buồn, vì hiện giờ các trường toàn dạy công thức của nhà cung cấp, đâu còn dạy nghề pha chế nữa,
nên lại sắp xuất hiện thêm một quán pha chế thức uống từ xi rô.
Chưa kể, có nhiều bạn khoe mới học xong lớp “Mở quán cà phê” và được dạy một mô hình quán đầu
tư nhẹ nhàng khoảng 300 triệu, cho mình xem giáo trình. Thì ra đây là lý do hàng loạt quán cà phê
xuất hiện trong vòng 3 năm trở lại đây, đều giống nhau ở mô hình, kể cả menu cũng giống, chỉ khác
nhau vị trí và cách vẽ tường. Giờ, bước ra ngõ là gặp quán, quán nào cũng giống quán nào, nên vào
quán nào tiện nhất là được…
Theo xu hướng “Quốc gia khởi nghiệp”, hàng loạt chương trình dạy khởi nghiệp ra đời, đa phần dạy
các bạn tinh thần khởi nghiệp theo kiểu khởi nghiệp để làm giàu, truyền cảm hứng khởi nghiệp. Học
xong, muốn bỏ ngay công việc văn phòng đang làm, muốn bỏ học nửa chừng để mà khởi nghiệp.
Trong số đó nhiều bạn chọn kinh doanh quán cà phê vì cho là ngành kinh doanh dễ kiếm tiền. Có bạn
còn nói kinh doanh thức uống lợi nhuận cao vì 1 vốn 4 lời, có bạn còn nói ngành này nhàn, vừa làm
vừa giải trí được,… Buồn thêm!
Đã qua cái thời mà chủ quán “chơi quán cà phê” - dùng từ “chơi” vì chưa nói tới lợi nhuận, họ mở
quán vì đam mê. Nhưng “chơi” mà ra tiền, vì chủ nhân đam mê thật sự, nên quán cà phê có gu riêng,
thu hút được lượng khách hàng hợp gu và trung thành. Chưa kể, vì đam mê mà chủ quán luôn chăm
chút cho quán mỗi ngày, khách hàng vì thế mà càng hài lòng, càng gắn bó…
Mình viết ra vài trường hợp trên chỉ để muốn bạn đọc kiểm lại xem mình có đang giống trường hợp
này trên đây không? Liệu dự định mở quán cà phê hay nhà hàng của mình có thật nghiêm túc? Liệu
mình đã sẵn sàng để thành công hay sắp gặp quá nhiều rủi ro chưa lường được?… Trên các buổi
talkshow của mình, nhiều bạn thắc mắc rằng, lẽ ra cần truyền cảm hứng nghề, sao mình chia sẻ rủi ro
nhiều quá! Mình cười, giờ nhiều chương trình truyền cảm hứng quá rồi, mình mong các bạn lắng lại
xem mình có thật sự hiểu về ngành kinh doanh này, sau khi nghe xong có còn sẵn sàng tham gia, và
nghiệm lại nghiêm túc lý do khởi nghiệp, vì sao chọn ngành này?…
Dĩ nhiên, ngoài các trường hợp mình kể ra ở trên cũng có rất nhiều bạn thật sự đam mê, mong muốn
tìm tòi kiến thức để làm đúng ngay từ đầu và nỗ lực khởi nghiệp với ngành kinh doanh tưởng dễ mà
không dễ này.
Nguồn: Nguyễn Trúc Chi & Cao Trung Hiếu

13 CHỈ SỐ CẦN BIẾT KHI KINH DOANH QUÁN CÀ PHÊ, NHÀ HÀNG
1. GIÁ VỐN HÀNG BÁN (COST OF GOOD SOLD)
Giá vốn hàng bán là chi phí cần thiết để xây dựng nên mỗi món ăn có trong menu của bạn. Giá vốn
hàng bán cũng đại diện cho tổng số lượng bạn cần phải chi cho hàng tồn kho để có được nguyên liệu
thô cần thiết cho việc chế biến trong một khoảng thời gian nhất định.
Ngoài ra, giá vốn hàng bán còn giúp bạn xác định liệu giá của món ăn trên menu có chính xác hay chi
phí thực phẩm quá cao. Đây là một trong những chỉ số tài chính quan trọng nhất đối với việc kinh
doanh nhà hàng, quán cà phê mà bạn cần phải theo dõi thường xuyên. Việc tính toán chỉ số này giúp
bạn xác định và có thể so sánh với giá vốn hàng bán trung bình của thị trường kinh doanh nhà hàng.
Cách tính giá vốn hàng bán:
Giá vốn hàng bán = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Mua vào trong kỳ – Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
Ví dụ: 320 triệu tiền hàng tồn kho đầu kỳ + 280 triệu chi phí nhập nguyên liệu - 295 triệu tiền hàng
tồn kho cuối kỳ = 305 triệu giá vốn hàng bán.
2. TỶ LỆ CHI PHÍ LAO ĐỘNG (LABOR COST PERCENTAGE)
Tỷ lệ chi phí lao động là tỷ lệ của nguồn doanh thu được chi trả cho nhân viên của nhà hàng, quán cà
phê. Đây là khoản chi phí lớn thứ hai trong kinh doanh, chỉ đứng sau chi phí dành cho nguyên liệu.
Để mang lại nhiều lợi nhuận nhất có thể, tỷ lệ chi phí lao động cần thấp nhất có thể.
Cách tính tỷ lệ chi phí lao động:
Tỷ lệ chi phí lao động = (Chi phí lao động ÷ Doanh thu) x 100
Ví dụ: (Tổng chi phí dành cho nhân công 1 tháng là 120 triệu ÷ Tổng doanh thu 1 tháng là 780 triệu)
x 100 = Tỷ lệ chi phí lao động chiếm khoảng 15% doanh thu.
3. CHI PHÍ GỐC (PRIME COST)
Chi phí gốc là chi phí tổng hợp các chi phí lao động và giá vốn hàng bán, bao gồm chi phí dành cho
thực phẩm, đồ uống. Đây là chi phí đóng vai trò là khoản chi lớn nhất của một nhà hàng, quán cà phê;
nó ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình kinh doanh của bạn, bao gồm việc bạn định giá món ăn trên menu,
lên ngân sách và đưa ra mục tiêu kinh doanh cho nhà hàng của mình.
Cách tính chi phí gốc:
Chi phí gốc = Giá vốn hàng bán + Tổng chi phí lao động
4. ĐIỂM HÒA VỐN (BREAK-EVEN POINT)
Điểm hòa vốn là một trong những chỉ số thiết yếu cần phải tính tới. Điểm hòa vốn sẽ giúp bạn xác
định hoạt động kinh doanh của mình cần thay đổi gì để có thể thu hồi số chi phí bạn đã bỏ ra. Bạn
cũng có thể sử dụng chỉ số điểm hòa vốn để dự đoán để hoàn lại vốn sẽ cần bao nhiêu thời gian.
Nếu nhà hàng, quán cà phê của bạn đang tìm kiếm những nhà đầu tư, thì đây sẽ là chỉ số vô cùng
quan trọng, quyết định liệu việc kinh doanh của bạn có đủ thu hút các nhà đầu tư hay không.
Cách tính điểm hòa vốn:
Điểm hòa vốn = Tổng chi phí cố định ÷ [(Tổng doanh thu – Tổng chi phí biến đổi) ÷ Tổng doanh thu]
Ví dụ: Tổng chi phí cố định như tiền thuê nhà, lãi vay 1 tháng là 250 triệu ÷ [(780 triệu doanh thu 1
tháng – 360 triệu tổng chi phí biến đổi như tiền nguyên liệu,...) ÷ 780 triệu doanh thu 1 tháng] =
464.28 triệu. Vậy doanh thu của bạn phải lớn hơn 464.28 triệu mới có thể bắt đầu có lãi.
5. TỶ LỆ CHI PHÍ NGUYÊN LIỆU (FOOD COST PERCENTAGE)
Tỷ lệ chi phí nguyên liệu là sự chênh lệch giữa chi phí để tạo nên một món ăn trên menu và giá bán
của món ăn đó. Đây là một chỉ số quan trọng trong việc kinh doanh vì bạn cần phải biết được bạn đã
bán món ăn của mình với giá hợp lý hay chưa và liệu mức giá bạn đưa ra đã đủ đem lại lợi nhuận cho
nhà hàng của mình.
Cách tính tỷ lệ chi phí nguyên liệu:
Tỷ lệ chi phí nguyên liệu = (Chi phí món ÷ Giá bán) x 100
6. LỢI NHUẬN GỘP (GROSS PROFIT)
Lợi nhuận gộp là số tiền mà nhà hàng, quán cà phê của bạn kiếm được sau khi đã khấu trừ đi giá vốn
hàng bán. Lợi nhuận gộp cho bạn biết rằng bạn còn lại bao nhiêu tiền để chi trả cho các khoản còn lại
như tiền thuê mặt bằng, điện, nước, v.v… sau khi đã khấu trừ giá vốn hàng bán.
Cách tính lợi nhuận gộp:
Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu – Giá vốn hàng bán
7. HỆ SỐ VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO (INVENTORY TURNOVER RATIO)
Hệ số vòng quay hàng tồn kho là một chỉ số kinh doanh quan trọng khi mà chỉ số này đề cập đến số
lần nhà hàng, quán cà phê của bạn sử dụng được hết lượng hàng tồn kho trong một khoảng thời gian
nhất định.
Theo dõi được chỉ số này giúp bạn ngăn chặn tình trạng tồn kho quá mức hoặc thiếu hàng. Bên cạnh
đó, hệ số vòng quay hàng tồn kho chỉ ra được rằng mất bao lâu thì bạn sẽ sử dụng hết lượng hàng tồn
kho của mình.
Cách tính hệ số quay vòng hàng tồn kho:
Hệ số quay vòng hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán ÷ [(Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Giá trị hàng tồn
kho cuối kỳ) ÷ 2]
Ví dụ: Giá vốn hàng bán 1 tháng là 450 triệu ÷ [(320 triệu giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + 270 triệu giá
trị hàng tồn kho cuối kỳ) ÷ 2] = 1.5. Vậy mỗi 2 tháng bạn sẽ phải quay vòng hàng tồn kho của mình 3
lần.
8. BIÊN LỢI NHUẬN RÒNG (NET PROFIT MARGIN)
Biên lợi nhuận ròng là số tiền mà việc kinh doanh của bạn thu về được sau khi đã trừ đi các khoản chi
phí như giá vốn hàng bán, tiền thuê mặt bằng, điện, nước, v.v... Đây là tỷ suất lợi nhuận của bạn và là
chỉ số quan trọng đối với việc kinh doanh.
Cách tính biên lợi nhuận ròng:
Biên lợi nhuận ròng = (Tổng doanh thu – Chi phí vận hành) ÷ Tổng doanh thu
9. ĐỘ PHỦ TRUNG BÌNH HAY DOANH THU NHÀ HÀNG TRÊN MỖI CHỖ NGỒI (AVERAGE
COVER OR RESTAURANT REVENUE PER SEAT)
Đây là chỉ số chỉ ra rằng mỗi một khách hàng chi bao nhiêu tiền khi dùng bữa tại nhà hàng, quán cà
phê của bạn. Chỉ số này cũng cho bạn biết được rằng liệu nhân viên của mình đã làm việc hết công
suất để khách hàng có trải nghiệm tốt, đem về doanh thu nhất có thể hơn hay chưa. Bạn cũng có thể
sử dụng chỉ số này để dự đoán doanh thu.
Cách tính độ phủ trung bình:
Độ phủ trung bình = Tổng doanh thu ÷ Số khách
Ví dụ: Tổng doanh thu 1 buổi tối là 50 triệu ÷ 100 khách dùng bữa tối hôm đó = 500 nghìn / 1 khách.
10. HỆ SỐ QUAY VÒNG BÀN (TABLE TURNOVER RATIO)
Đây là số lần bàn được dọn để phục vụ cho một khách hàng mới trong một khoảng thời gian nhất
định. Nếu nhà hàng, quán cà phê của bạn có một hệ số quay vòng bàn càng nhanh, tức là phục vụ
được một lượng khách hàng nhiều hơn trong một khoảng thời gian, từ đó doanh thu được tăng lên.
Khi tính toán được chỉ số này, bạn có thể chuẩn bị tốt hơn cho bếp của mình để phục vụ thực khách,
cũng như có được thông tin tạo điều kiện đặt bàn cho khách hàng.
Cách tính hệ số quay vòng bàn:
Hệ số quay vòng bàn = Số lượng khách được phục vụ trong một khoảng thời gian ÷ Số chỗ ngồi
Ví dụ: Tổng lượng khách dùng bữa trong 1 buổi tối là 120 người ÷ Khả năng phục vụ chỗ ngồi của
nhà hàng là 40 chỗ = 3. Vậy mỗi chỗ ngồi sẽ được quay vòng 3 lần, hay phục vụ 3 khách hàng trong
1 buổi tối.
11. TỶ LỆ NHÂN VIÊN NGHỈ VIỆC (EMPLOYEE TURNOVER RATIO)
Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc có nghĩa là số tần suất mà nhân viên của bạn nghỉ việc trong một khoảng
thời gian nhất định bao gồm việc tự ý nghỉ việc, bị sa thải hay nghỉ hưu. Tỷ lệ này không bao gồm
việc luân chuyển trong nội bộ. Chỉ số này cho bạn biết rằng liệu môi trường làm việc của nhân viên
có vấn đề nào không nếu như hệ số đổi nhân viên của bạn cao.
Cách tính tỷ lệ nhân viên nghỉ việc:
Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc = (Số nhân viên rời đi ÷ Tổng số nhân viên) x 100
12. CHI PHÍ THU VỀ KHÁCH HÀNG MỚI (CUSTOMER ACQUISITION COST)
Đây là chỉ số marketing cho bạn biết rằng bạn mất bao nhiêu chi phí để có được một khách hàng mới
cho nhà hàng, quán cà phê của bạn. Đây là một chỉ số quan trọng khi nó có thể giúp bạn xác định
được liệu chiến lược / hoạt động marketing của bạn có hiệu quả hay không.
Bằng cách so sánh sự chênh lệch về chi phí của mỗi chiến lược marketing, bạn có thể ưu tiên những
chiến lược marketing đem lại doanh thu lớn nhất so với chi phí bạn bỏ ra.
Cách tính chi phí thu về khách hàng mới:
Chi phí thu về khách hàng mới = Chi phí marketing ÷ Tổng số khách hàng mới
13. TỶ LỆ GIỮ CHÂN KHÁCH HÀNG (CUSTOMER RETENTION RATIO)
Chỉ số này cho bạn biết số lượng khách hàng mà bạn “giữ chân” được. Bên cạnh đó, chi phí bỏ ra để
thu về khách hàng mới luôn lớn hơn chi phí "giữ chân" khách hàng cũ. Mặt khác, việc liên tục đo
lường chỉ số thực khách và xác định những vấn đề còn đang gặp phải là vô cùng quan trọng trong
hoạt động kinh doanh.
Cách tính tỷ lệ giữ chân khách hàng:
Tỷ lệ giữ chân khách hàng = [(Tổng số khách hàng – Tổng số khách hàng mới) ÷ Tổng số khách
hàng] x 100
Cre : F&B Vietnam

CÁC THỦ TỤC KHI MỞ QUÁN


Rất nhiều bạn lúng túng không biết mở 1 cái quán cần phải có các giấy tờ gì. Nhiều bạn nghĩ đơn giản
chỉ cần Giấy phép kinh doanh là đủ (thậm chí có bạn còn không có cả GPKD).
Đến khi bị kiểm tra mới thấy mình thiếu đủ thứ, bị phạt nặng mới thấy: "Cuộc sống này không phải
của riêng mình mà muốn làm gì thì làm."
Để giúp các bạn mới vào nghề, mình xin liệt kê một số giấy tờ cơ bản (có địa phương còn yêu cầu
nhiều hơn).
1. Giấy phép xây dựng:
Nếu quán bạn xây hoành tráng thì phải có, còn nếu chỉ là tiền chế thì không cần. Tuy nhiên, tốt nhất
là bạn nên hỏi Đô thị phường/xã là công trình của bạn cần GPXD không, tránh tình trạng đang làm bị
đình chỉ hoặc phạt (lên đến 20 triệu).
Lưu ý: Nếu nhà bạn có sẵn chỉ decor, trang trí lại thì không cần GPXD, đô thị mà hành bạn thì bạn có
thể cãi lại là đây là sửa nội thất chứ không phải xây dựng mới.
Lưu ý 2: Đặc biệt đối với các thành phố lớn thì cần chú trọng khâu GPXD, cải tạo, tránh tình trạng
xây nữa chừng bị buộc tháo dỡ (nhiều người đã bị rồi đấy).
2. Giấy phép kinh doanh:
Trường hợp bạn đăng ký hộ kinh doanh thì phải có GPKD. Bạn đăng ký ở phòng Tài chính
quận/huyện (có địa phương phân cấp cho cấp phường/xã).
Khi làm GPKD, bạn chỉ nên đăng ký vốn là dưới 100tr (dù quán bạn hoành tráng) để sau này áp thuế
nhẹ hơn.
Nếu bạn lập và quản lý theo mô hình công ty thì khai báo vốn điều lệ theo số thật để sau này khấu hao
tài sản cố định vào thuế.
3. Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:
Đây là giấy phép rất quan trọng, bạn cần phải làm ngay sau khi khai trương. Lỡ trường hợp khách ăn
uống ở quán bán bị đau bụng (hoặc nghiêm trọng hơn là ngộ độc thực phẩm) mà bạn không có giấy
này thì xác định toang.
Để có giấy phép VSATTP, bạn lên phòng Y tế quận/huyện để họ hướng dẫn. Thường là phải đi học 1
khoá và họ sẽ kiểm tra trước khi cấp giấy (nhớ phong bì nhé bạn).
4. Kê khai thuế:
Bạn phải kê khai thuế với Đội thuế phường để họ áp thuế (trường hợp công ty thì thuế theo Luật
Thuế, phải có kế toán chuyên nghiệp, làm việc với Chi cục Thuế cấp huyện).
Cách đội thuế áp thuế là dựa vào Giấy phép kinh doanh của bạn (nếu đăng ký cao họ sẽ áp thuế cao)
+ kiểm tra doanh thu thực tế.
Bạn nên có sự chuẩn bị khi đội thuế kiểm tra (thường là mỗi năm 1 lần). Mình không chỉ các bạn
cách trốn thuế đâu, nhưng chỉ nói nhẹ: Muốn thuế thấp thì phải biết cách. Còn cách gì bạn tự suy nghĩ
nhé.
Đối với các quán đông khách + lâu năm thì thường thuế sẽ rất cao (như bản thân mình có những quán
thuế lên đến 30tr/tháng). Khi đó bạn phải chọn: hoặc là chấp nhận thuế cao, hoặc là xoá bàn làm lại
(nghĩa là đóng quán một thời gian, đổi GPKD sang người khác). Cái này tế nhị không dám chia sẻ
sâu.
5. Giấy phép bán thuốc lá, rượu bia:
Nếu quán bạn có bán thuốc lá và bia rượu thì phải có giấy phép do Chi cục Quản lý thị trường cấp.
Về thuốc lá bạn chỉ nên bán các loại thuốc lá sản xuất trong nước, đừng nên bán thuốc lá lậu, lỡ bị
kiểm tra mệt lắm. Tương tự đối với bia rượu, tuyệt đối không bán loại không rõ nguồn gốc (trừ khi
bạn đủ mạnh về quan hệ).
6. Hợp đồng lao động:
Dù là bạn tuyển nhân viên thời vụ thì cũng nên có Hợp đồng lao động. Khi chính quyền kiểm tra họ
sẽ yêu cầu cái này.
Lưu ý trong HĐLĐ phải ghi rõ làm việc part -time (nếu bạn không đóng BHXH cho nhân viên). Nếu
không rõ họ hỏi BHXH đâu là bạn mệt á. Thời gian làm việc trong HĐLĐ là dưới 8h/ngày và dưới 26
ngày/tháng nhé bạn.
7. Giấy phép sử dụng vỉa hè (nếu địa phương có chủ trương cho thuê vỉa hè).
Khi quán bạn mà chủ yếu sử dụng vỉa hè (để xe hoặc bàn ghế) thì bạn nên liên hệ với phường/xã về
vấn đề sử dụng vỉa hè. Có thể hợp pháp (bằng việc thuê) hoặc phi hợp pháp (bằng quan hệ).
Lưu ý: nếu bạn sử dụng vỉa hè nhiều thì phải quan hệ trước. Còn đợi bị bắt xe rồi mới quan hệ thì tiền
phạt khá nặng đấy (350k/1xe hoặc thậm chí có khi bị đình chỉ kinh doanh).
8. Các mối quan hệ nên ưu tiên:
- Công an khu vực
- Đô thị phường/xã
- Tổ trưởng dân phố
- Hàng xóm (nhất là hàng xóm có người cao tuổi không thích ồn ào).
- Lãnh đạo địa phương (nếu quán bạn có quy mô lớn).
Đối với các mối quan hệ thì mình chỉ khuyên bạn 1 câu: "Biết - nhiều - không - bằng - biết - điều."
Nhớ giúp mình câu thần chú này. Đừng có cãi lý, cãi luật nhé.
Sự chuẩn bị đầy đủ pháp lý và các mối quan hệ sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi kinh doanh. Còn không,
bạn đừng ngạc nhiên nếu tự nhiên thấy sao nhiều người quan tâm đến quán mình quá vậy./.
Nguồn: Nghia Binh

ĐÃ KINH DOANH THÌ ĐỪNG MONG BÁN CHO NGƯỜI QUEN
Mình kinh doanh một cái gì đó, có nên kêu gọi bạn bè, gia đình, người quen ủng hộ mình hem? Câu
trả lời là không. Chớ có dại dột.
Nhiều bạn ngạc nhiên, nhưng đó là sự thật. Tư duy của tiểu thương xưa nay nên khi mình mở ra làm
ăn buôn bán, khách hàng mình nghĩ đầu tiên là người quen. Ví dụ nói với bạn bè, "tao mới mở quán
bún bò trên đường X, mày nhớ ghé ủng hộ nha". Mở ra làm ăn là "nhờ 500 anh em ủng hộ".
Rồi nó ghé ăn, dẫn đến rất nhiều lúng túng. Mình bán phải đặc biệt tí, thêm thịt thêm bún, chứ giống
khách khác thì cũng không ổn. Nó ăn xong, mình không giảm giá cũng kỳ, mình lấy tiền cũng kỳ, mà
không lấy tiền thì cũng kỳ nốt. Cảm giác MANG ƠN, nợ 1 món nợ tình cảm nó đè nặng trên người.
Dưới góc độ người ủng hộ, họ sẽ suy nghĩ khác. Nếu mình lấy tiền, nó sẽ nói trời ơi nó là bạn thân,
giờ làm chủ quán, tao vô ăn mà nó cũng lấy tiền, giận. Còn nếu không lấy tiền, nó nói trời ơi sao
không lấy, ngại quá bữa sau tao không dám qua nữa. Đứa não phức tạp hơn nó còn nghĩ "nó ỷ nó làm
chủ rồi, khinh không lấy tiền tao", "ghét cái thái độ" nên đi kể tùm lum. Mà cái thể loại văn học này
thì nhiều vô kể. Cuối cùng phải làm sao cho vừa lòng người đây, người ơi?
TỐT NHẤT là KHÔNG KỂ, KHÔNG TÂM SỰ chuyện kinh doanh của mình cho người thân bạn bè,
kể cả cha mẹ vợ chồng con cái. Đó không phải là cái chia sẻ, nhiều bạn dại dột cái này, làm ăn mà cứ
chia sẻ, họ hỏi cũng không nói. Họ quan tâm thì cám ơn, cười cười rồi không nói, nói sẽ có gì kể sau.
Còn háng xóm làng giêng (bỏ lộn dấu roài, đúng là hàng xóm láng giềng) thì càng tuyệt đối không kể
chuyện làm ăn của mình. Họ sẽ tò mò qua hỏi, hoặc nghe ngóng thông tin, hỏi thăm thông tin của
người này người kia, nhưng mình cũng không chia sẻ. Ai muốn biết, kêu họ qua, nói ngồi xuống, giờ
muốn biết thông tin gì, mình cung cấp cho chính xác. Có cần văn bản này nọ có đóng dấu đỏ không?
Họ tò mò nhiều chuyện là do thiếu việc làm, không bận rộn, nhàn cư vi bất thiện. Mình tuyển họ vô
làm công nhân cho mình đi, giao việc từ sáng tới khuya là hết thời gian quan tâm đến xã hội.
Chuyện ai nấy làm. Không KÊU GỌI NGƯỜI THÂN ỦNG HỘ MUA HÀNG là nguyên tắc cơ bản
trong kinh doanh. Họ mua thì bán, nhưng nói rõ họ cũng là NGƯỜI MUA NHƯ MỌI NGƯỜI MUA
KHÁC. Ai vui vẻ OK thì làm, còn thấy khó chịu thì thôi sớm từ đầu, để khỏi rắc rối tốn thời gian về
sau.
CŨNG ĐỪNG BAO GIỜ TẬP TRUNG THỜI GIAN BÁN CHO ĐỐI TƯỢNG ỦNG HỘ. Ủng hộ
thì không lâu dài được. Nhớ nhé các bạn. Đừng có nghĩ chồng mình làm hiệu trưởng cái trường đó
mà mở căng tin bán cho học trò, giáo viên để họ ủng hộ. Họ ủng hộ cũng chỉ vài ba bữa, mà uy tín
của chồng mình lại không được tốt, lỡ nó ăn của vợ mình rồi thì chồng mình khiển trách họ không
mạnh miệng được nữa (tui ăn của vợ ông rồi, ông nói nặng lời là tui nghỉ ăn). Chưa kể là vài bữa
chồng thôi chức hiệu trưởng, thì căng tin đó bán cho ai? Họ ăn vì sợ ông chồng chứ có phải nhu cầu
ăn uống đâu?
Xưa thời bao cấp khó khăn, có nhiều thầy cô giáo vừa đi dạy vừa bán cà rem. Có lần học trò nó làm
sai, cô giáo cho nó 1 điểm, nó khóc nó nói, sao em mua hàng của cô mà cô cho em có 1 điểm? Bữa
sau em sẽ mua cà rem của bà Tư ngoài cổng trường cho cô biết mặt, I will let you know my face.
Đấy, nó khổ thế thấy, nó là học trò, tự dưng biến thành khách hàng, mua vì tình cảm hay cả nể sẽ
không lâu dài. Chưa kể là quan hệ công việc (dạy-học) sẽ không tốt do có business cà rem xen vào.
Người xưa khuyên dạy, nếu chồng có chức có quyền, vợ con chỉ nên ở nhà tỉa hoa tỉa củ, đừng có
tham lam mà kinh doanh trên quan hệ của chồng của cha. Trước mắt thì thuận lợi đó, nhưng ẩn chứa
sự nguy hại khôn lường về sau.
Làm kinh doanh, cách xây dựng khách hàng đúng là phải tìm khách ổn định, tìm khách có nhu cầu.
Việc mua hàng phải xuất phát từ NHU CẦU. Người ta không có nhu cầu thì tạo cho người ta nhu cầu.
Hãng xe Suzuki muốn bán xe ô tô cho Ấn Độ, họ đã viện trợ cho nước bạn xây dựng hệ thống chỗ
đậu xe, rồi đường sá cao tốc nối các tỉnh các vùng, quảng cáo sự tiện lợi của ô tô trên tivi mỗi ngày,
tạo ra nhu cầu mua xe cho người dân nước này tăng vọt. Suzuki hiện có thị phần rất lớn ở Ấn Độ.
Mấy lời nhắn nhủ cho các bạn mới khởi nghiệp. Tự xây dựng hệ thống khách mới toanh, rồi biến họ
thành khách ruột, khách quen, bạn hàng, mua vì NHU CẦU PHẢI MUA chứ không vì QUAN HỆ,
GIÚP ĐỠ, ỦNG HỘ.
Đã chọn làm kinh tế, thì phải có năng lực tạo nhu cầu cho người khác, biến không thành có thì mới
gọi là người có tài.
Cre : Tony Buổi Sáng

Đầu tiên bạn cần một mô hình kinh doanh có khả năng sinh lợi.
Lợi ở đây xét về ngắn hạn là lượng khách hàng và dài hạn là tiền bạc, giá trị mang lại cho xã hội (Giải
quyết lao động, đảm bảo đồ uống sạch, không gian sáng tạo tốt v.v) chứ không chỉ riêng tiền bạc nhé.
Mô hình kinh doanh ở đây không phải là cách thức Decor quán mà là sâu hơn về các thông tin để ra
chiến lược cho việc kinh doanh tốt nhất.
1. AI LÀ KHÁCH HÀNG CỦA BẠN?
Là người già, người trẻ?
Nam hay Nữ?
Người thích sách, thích chó mèo?
Người thích Cafe hay người thích nước ép?
Lao động phổ thông hay dân văn phòng?
Sinh viên hay người đã đi làm?
Là người chơi game hay cần nơi để làm việc?
Là người cần chỗ bàn chuyện làm ăn hay cần nơi cho gia đình?
Vân vân và mây mây…
Hãy liệt kê khách hàng mục tiêu của bạn để bạn có thể chọn menu, giá bán và phong cách phục vụ
phù hợp.
2. MENU CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO?
Gồm những món gì?
Định lượng nhiêu?
Giá Cost ra sao?
Giá bán bao nhiêu?
Khách hàng có chịu chi trả cho mức giá này không, nếu không thì cách nào để họ chấp nhận và quen
với mức giá này?
Menu của bạn có những món nào là mũi nhọn, làm sao để đẩy các món đó đến khách hàng.
3. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA BẠN LÀ AI?
Là các quán bán Cafe bẩn, tẩm ướp hóa chất hay là cứ ai mở quán Cafe là đối thủ của bạn?
Là các quán trong bán kính 500m và họ đang kinh doanh ra làm sao, giá bán bao nhiêu, phân khúc
của họ, họ có chỗ để xe tốt không?
Họ có gì khác biệt mà bạn không có?
Bạn có gì khác biệt mang lại giá trị cho khách hàng mà họ không có?
Một ngày họ bán được bao nhiêu ly, bạn có gì để bán được nhiều hơn họ?
4. ĐỐI TÁC CỦA BẠN LÀ AI?
Người khách hàng thấy bạn làm quán tốt, họ vui họ giới thiệu bạn bè người thân tới uống Cafe.
Là người bán nguyên vật liệu sạch giá tốt cho bạn.
Các nhân viên của bạn, họ cần được quan tâm làm sao.
Những nhà đầu tư cùng bạn, họ muốn chia tỉ lệ bao nhiêu, góp vốn, góp sức ra sao.
Là bà chủ cho thuê mặt bằng, có khi nào đùng 1 cái bà ấy đòi lại mặt bằng không.
Hay là cô lao công dọn vệ sinh hằng ngày cho quán có phương án nào back up khi cô ấy nghỉ không.
5. QUY TRÌNH ORDER CỦA BẠN RA SAO?
Order và thanh toán tại quầy hay là tại bàn.
Oder dùng giấy hay điện thoại nhân viên.
Bao nhiêu phút từ khi khách gọi món đến lúc họ có ly Cafe trên tay.
Tính tiền có in bill không, làm sao để nhân viên không gian lận tiền bạc.
6. TIÊU CHUẨN HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ CỦA BẠN LÀ GÌ?
Trong 3 tháng đầu đạt được lượng khách hòa vốn trung bình hay 1 tháng là phải có lời rồi?
Là 19 tháng phải hòa vốn hay chỉ cần 10 tháng thôi?
Hay là Page của bạn được 1000 like, 1 post đạt được ít nhất 1.000 tương tác hay không làm Page?
Hoặc là 50% khách hàng quay lại hay bạn chỉ cần khách qua đường?
Bạn sẽ bán Take Away chứ, kỳ vọng là bao nhiêu ly?
Tỉ suất lợi nhuận bạn mong muốn của việc đầu tư này ra sao?
Bạn muốn bao nhiêu người được uống Cafe sạch của bạn một ngày, một tháng, một năm?
Đó là một số câu hỏi căn bản bạn cần vạch ra trước khi thực hiện dự án của mình.
6. PHÂN TÍCH MẶT BẰNG KINH DOANH
Người đã có kinh nghiệm làm quán Cafe họ hay truyền cho nhau nguyên tắc 3P trong ngành FnB là
PLACE – PLACE – PLACE.
Có nghĩa là trong cái ngành này thì mặt bằng là yếu tố tiên quyết để đạt được hiệu quả. Căn bản mặt
bằng là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến tốc độ đạt được lượng khách hàng hòa vốn của quán.
Có những quán trong 1 tháng đã đạt được số lượng khách hòa vốn. Tuy nhiên câu chuyện khó chỗ
mặt bằng ở đây là:
- Đường xá ở Việt Nam mình sửa chữa, hỏng liên miên.
- Thời gian thuê mặt bằng ngắn, ở chỗ nào thuê được 5 năm là điều quá tuyệt vời nhưng đa phần chỉ
thuê được từ 2 – 3 năm trở lại mà thôi.
Vì thể câu chuyện mặt bằng đẹp phải đi cùng với tính toán cho kỹ các chỉ số hòa vốn. Làm sao đạt
được lượng khách hòa vốn càng nhanh càng tốt để bước sang giai đoạn bình ổn và khai thác.
Hãy chắc chắn rằng bạn đã khảo sát giá thuê mặt bằng ở 1 số nơi tương tự để không bị áp đảo bởi cơn
sốt ảo về mặt bằng.
Theo đánh giá hiện tại của Trung thì thuê được mặt bằng đẹp khó nhưng không phải bất khả thi. Các
chỉ số mặt bằng cần được đưa ra và đánh giá.
- Diện tích khai thác, số chỗ ngồi có thể bố trí tối đa để có thể tính toán sự khả thi về chỉ số hòa vốn.
- Để được tối đa bao nhiêu xe máy, xe hơi có đậu được không?
- Có thể đẩy xe Take Away ra ngoài hay không nếu bạn muốn kiếm thêm 1 lượng khách đi đường.
- Đường xá có khả năng bị sửa chữa hay không?
- Nhà vệ sinh, chất lượng nước, khả năng cung ứng nước cho pha chế. Gặp chỗ nào mà nước chảy
chậm thì tốt nhất nên dẹp ý định thuê.
- Khả năng cải tạo lại: Chủ nhà có cho sơn lại không, đóng đinh vào tường không. Bạn muốn bài trí
lại mà chủ cho thuê không cho thì tốt nhất vẫn không nên thuê.
- Đặt cọc bao nhiêu, đánh giá xem khả năng bị chủ đột ngột đòi mặt bằng và chịu phạt cọc ra sao để
có deal tốt nhất. Thường thì cọc 3 tháng là tốt nhất. Và nên nhớ khi bị đòi lại mặt bằng thì không bao
giờ bạn được đền bù về mặt Decor quán đâu nhé. Hãy nghĩ tới phương án di chuyển mặt bằng tốt nhất
để tránh rủi ro.
- Lưu lượng xe, người qua lại, các công trình như Khu công nghiệp, công ty, trường họp phù hợp với
mô hình kinh doanh.
…vv
7. DỰ TOÁN TÀI CHÍNH
Từ mô hình kinh doanh, phân khúc khách hàng, mặt bằng bạn sẽ lên 1 list các thứ cần báo chi phí để
tìm đối tác thực hiện.
Các loại chi phí gồm.
*Chi phí đầu tư ban đầu:
- Cọc mặt bằng + Tiền thuê mặt bằng
- Decor ban đầu (Bàn ghế, quầy pha chế, ly chén, bảng hiệu, máy lạnh, chậu cây, đèn, quạt v.v)
- Vật dụng pha chế (Máy pha cafe, máy xay Cafe, máy xay sinh tốt, tủ mát v.v)
- Phần mềm quản lý, máy tính, máy in
- Đồng phục nhân viên, tạp dề
- Loa phát nhạc
- Thuế môn bài, các loại phí v.v
*Chi phí duy trì hoạt động:
Cần đánh giá mức độ doanh thu của tháng đầu để chuẩn bị mức tài chính cụ thể để duy trì trong khi
chờ dòng doanh thu đổ về.
Bạn cần lên kế hoạch dòng tiền ra vào cho 1 tháng bao gồm các chỉ số:
- Tiền thuê mặt bằng.
- Khoản tiền điện nước, internet
- Chi tiền trả lương nhân sự
- Tiền mua nguyên vật liệu
- Doanh thu dự kiến
Từ đó chuẩn bị 1 khoản tiền dư ra để đắp vào phần chi phí những lúc doanh thu chưa về kịp để chi
trả.
Những người mới làm quán, ban đầu thì có 2 kiểu chọn phương án như sau:
Phương án 1:
Tự làm, tìm từng đối tác và cộng tất cả chi phí lại sẽ thành số tiền cần cho một quán. Cách này thỏa
mãn cho người chủ là được làm, được kiểm soát mọi thứ nhưng yêu cầu khả năng làm việc khoa học,
kỹ năng làm dự án.
Phương án 2:
An toàn hơn là tìm tới các đơn vị nhượng quyền phù hợp với giá trị và số tiền để làm 1 quán Cafe
dạng chìa khóa trao tay. Kiểu này sẽ giúp bạn ít tốn thời gian, công sức và rủi ro nhưng tính riêng của
bạn sẽ không cao.
8. TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO NHÂN SỰ
Bạn cần có hợp đồng thời vụ ký với nhân sự
- Thống nhất thời điểm trả lương
- Mô tả công việc của một vị trí
- Các tiêu chí tuyển dụng cho vị trí đó
- Số lượng vị trí cho một ca làm việc
- Mức lương, thưởng phù hợp
- Các check list bàn giao ca làm việc.
Một số chỉ số tham khảo giành cho bạn ở khu vực Tp. Hồ Chí Minh.
*Đối với nhân viên pha chế:
Mức lương pha chế : 22.000 – 25.000đ/giờ
Thưởng khoảng 300.000đ/tháng tùy theo hiệu quả công việc.
*Đối với nhân viên phục vụ:
Mức lương phục vụ: 16.000 – 20.000đ/giờ
Thưởng khoảng 200.000đ/tháng tùy theo hiệu quả công việc.
*Đối với trưởng ca:
Mức lương trưởng ca: 4.000.000đ/tháng
Thưởng khoảng 500.000đ/tháng tùy theo hiệu quả kinh doanh.
*Đối với quản lý:
Mức lương quản lý: 5.000.000đ/tháng
Thưởng theo lợi nhuận đạt được tùy vào bạn có tham gia nhiều vào việc kinh doanh hay giao cho
quản lý.
9. MARKETING, SOFT OPENING
Một lời khuyên chân thành là các anh chị hãy Ready to Sale chứ đừng theo ngày đẹp gì cả.
Khi mà quán, nhân viên, quy trình chưa sẵn sàng thì tốt nhất hãy chạy thử một thời gian để nhân viên
của anh chị quen với cường độ, biết cách phục vụ, giao tiếp với khách hàng rồi hãy tiến hành khai
trương.
Trung đã chứng kiến không ít quán khai trương gấp rút để rồi trở thành thảm họa vì mọi thứ đều rối
tung lên.
Hãy thiết kế các sản phẩm Post, Menu, hình ảnh quán, các tuyên bố về giá trị phục vụ với khách hàng
để gây ấn tượng và hút lượng người quen tới ủng hộ quán thời gian đầu.
Hãy làm cho mọi ngườii trên Mạng xã hội, đến quán cảm nhận được khác biệt của bạn với đối thủ.
Các hình ảnh đồ uống cần được chụp đẹp, đăng tải và cập nhật trên Page.
Hãy tạo địa điểm Google map, tìm cách để khách hàng check-in để tăng đánh giá tại địa điểm của
bạn.
10. KHUYẾN MÃI VÀ TRI ÂN
Đây là một cách dễ và đơn giản để thu hút khách hàng mà nhiều quán đang làm và Trung thấy hiệu
quả.
Bởi vì yếu tố này sẽ giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm, mức giá phù hợp khi mà các giá trị
của quán chưa được cảm nhật một cách chính xác và rõ rệt.
Hãy đảm bảo chi phí cảm xúc của khách hàng là tốt nhất thông quan sự quan tâm, nhanh nhẹn của
nhân viên để tri ân khách hàng ủng hộ bản tốt nhất.
Bản chất của 1 quán Cafe là nơi để có không gian thưởng thức một ly Cafe, là nơi bạn cung cấp cho
khách hàng những giá trị mà họ mong muốn về sản phẩm, cung cách phục vụ thật tốt.
11. GIẤY TỜ PHÁP LÝ
Bạn cần đăng ký kinh doanh, giấy phép An toàn thực phẩm (Kèm việc đi học và đào tạo nhân viên),
giấy đảm bảo phòng cháy chữa cháy. Bạn chỉ cần lên phường, xã liên hệ để được hướng dẫn cụ thể về
mặt giấy tờ.
Chúc các bạn lên kế hoạch cho quán Cafe của mình thật chỉnh chu và đúng từ đầu.
=============
Cre: F&B VN

CÂU CHUYỆN KHÔNG CỦA RIÊNG AI: "ANH ƠI, ĐỒ THỪA BỌN EM LÀM
ĂN/UỐNG ĐƯỢC KHÔNG?"
1. Điều đó có thể bị lạm dụng
Bố mẹ tôi sở hữu một cửa hàng bánh mì truyền thống nhỏ. Đó là một cửa hàng địa phương, không ở
tầm khu vực hay quốc tế như các thương hiệu pizza lớn.
Chúng tôi bán bánh mì do một người thợ làm bánh “ký gửi”. Cuối ngày, chúng tôi sẽ trả tiền cho số
bánh đã bán được, và người thợ làm bánh nhận lại số bánh tồn.
Một ngày nọ, một nhân viên của chúng tôi hỏi người thợ làm bánh, “Cho em xin bánh thừa được
không ạ? Em thấy để ăn cho đỡ phí của giời, còn hơn là vứt đi”.
Cô ấy hỏi xin “speekoek”, đó là một loại bánh khá ngon.
Thông thường, số bánh tồn là 1 hoặc 2 lát. Kể từ khi người thợ làm bánh cho phép cô nhân viên giữ
lại phần thừa, lượng bánh bán ra giảm nhanh chóng. Số bánh tồn tăng lên thành 15–20 lát, thường
xuyên.
Nguyên nhân? Cô nhân viên đã bí mật giấu 15–20 lát speekoek để chúng không bị bán, và sau đó xin
lại khi người thợ làm bánh đến lấy bánh tồn.
Đấy là với một cửa hàng bánh mì địa phương. Giờ hãy tưởng tượng nếu điều đó xảy ra ở quy mô lớn
hơn nhiều. Giả sử Pizza Hut. Không chỉ để ăn, thức ăn thừa giờ có thể được bán lại. Hãng có thể bị
giảm doanh thu toàn cầu bởi càng nhiều sản phẩm không bán được thì nhân viên càng thích, vì họ có
thể tiêu thụ và bán lại theo ý muốn sau đó.
Hoặc tệ hơn, một số nhân viên phụ trách nướng bánh có ý định xấu có thể sẽ cố tình phạm sai lầm
nào đó, chẳng hạn như thêm quá nhiều hành tây, nướng quá lửa,... để bánh bị vứt đi và thế tức là rơi
vào túi họ.
Nếu bạn không muốn lãng phí thức ăn thừa, thà rằng tặng cho những người cần, những người không
may mắn, còn hơn là để cho nhân viên ăn.
2. Nhiều câu trả lời đều có chung ý rằng nếu chủ sở hữu để nhân viên ăn ‘bánh lỗi’ thì số lượng bánh
lỗi sẽ tăng lên, vì nhiều bánh lỗi hơn tức là nhân viên được chén nhiều pizza miễn phí hơn.
Chuyện tương tự đã từng xảy ra (và ở một mức độ nào đó vẫn còn xảy ra) trong các cửa hàng tiện lợi
- kẹo thanh, sô-cô-la, thuốc lá thường xuyên bị "mất tích".
Một lý do để đọc những câu chuyện "hư cấu" - hầu hết đều có những sự thật nhỏ được chèn vào vì
các tác giả đã bỏ công nghiên cứu để làm cho cuốn sách trở nên đáng tin hơn… có thể thấy điều này
trong bất kỳ câu chuyện nào của Arthur Hailey, Cornelius Ryan, Robert Ludlum, John Grisham, Tom
Clancy….
Trong một cuốn sách nào đó, tôi đã đọc một "câu chuyện" về (hình như là) công ty 3M, và có liên
quan đến văn phòng phẩm. Trong câu chuyện, công ty giữ mọi thứ trong tủ khóa cẩn thận, bất kỳ ai
muốn lấy đồ dùng văn phòng thì phải ký sổ. Thế nên dĩ nhiên là, mọi người bắt đầu lấy nguyên một
hộp bút, cả tập giấy viết,.. bởi chẳng ai hơi đâu mất công ký sổ chỉ để lấy mỗi cây bút… và tất nhiên,
cả đống bút và giấy cũng theo chân các nhân viên về nhà họ luôn.
Một thiên tài nào đó đã nhận ra rằng nếu cứ thế để tủ đồ mở, mọi người sẽ chỉ lấy đủ thứ họ cần… và
thế là tèn ten, chi phí đồ dùng cung ứng đột ngột giảm ~30%.
Vì vậy, khi tự mình sở hữu các cửa hàng tiện lợi, tôi đã nói với nhân viên rằng thích ăn uống bao
nhiêu thanh sô-cô-la và nước ngọt thì tùy, nhưng phải bỏ giấy gói và lon rỗng vào hộp "hàng hư
hỏng" để tôi liệt kê chúng như một khoản khấu hao… và nếu họ có ca trực, họ có thể có một bao
thuốc loại họ muốn, nhưng bao thuốc đó phải được đưa bởi người mà họ sẽ thay thế.
Khi tôi sở hữu các cửa hàng pizza, vào mỗi ca nhân viên được phép làm thêm một chiếc bánh pizza
lớn, cho bất cứ thứ gì họ muốn vào đó, với điều kiện chiếc bánh phải được ăn hết - không lãng phí.
Tin tôi đi, khấu hao hàng tồn giảm hẳn - khi các nhân viên nhận ra rằng họ có thể tùy thích lấy một
lon Pepsi hay Coca, hoặc làm một chiếc pizza, "cảm giác hồi hộp" của hành vi lén lút sẽ không còn
chỗ sống. Trong vòng vài tuần, số lon rỗng từ 10 giảm xuống 3 hoặc 4. Việc làm bánh pizza vào
guồng đều đặn hơn, vì suy cho cùng, ngày nào cũng ăn pizza thì chả ngán, còn nếu thèm thì thích ăn
bất cứ lúc nào cũng được… chả cần phải "giấu giấu diếm diếm" không để ông chủ biết.
Điều THÚ VỊ nhất là nếu nhân viên bắt được một nhân viên khác thực sự ăn cắp, họ sẽ ‘trò chuyện’
với nhân viên đó, và điều chắc chắn tiếp theo sẽ là hoặc hành vi đó sẽ chấm dứt, hoặc nhân viên ăn
cắp sẽ bỏ việc một cách chóng vánh.
Nguồn: Giao Bui

Hai Điều Bắt Buộc Các Chủ Quán Cần Biết Để Mở Quán Thành Công
1- Kinh nghiệm kiến thức Về Sản Phẩm Đồ Uống
Các chủ quán không thể mở ra mà chúng ta lại không biết pha chế hoặc không tường tận về các sản
phẩm mà chúng ta sắp bán sẽ gây ra một sự nguy hiểm rất to lớn dẫn đến mất phương hướng và thất
bại trong kinh doanh
Thường thì các chủ quán cứ thấy các quán khác đông khách là cứ nghỉ đơn giản mở ra pha chế 1 vài
món học lỏm trên mạng hoặc thuê người về quản lý pha chế nhưng lại giao phó mặc định hết cho
nhân viên thì đó là 1 suy nghỉ rất sai lầm phổ biến khi mở quán
Để được một quán đồ uống điều bạn cần làm trước khi mở là bạn phải xác định chính bạn là người
làm ra và hiểu rõ sản phẩm đó chính bạn là người hiểu rõ xung quanh khu vực mình có bao nhiêu
quán và họ đang bán cái gì khách hàng họ là ai từ đó các bạn mới hình dung ra được mô hình bán cho
quán bạn
Dù bạn có làm quán lớn hay quán nhỏ thì bạn chính là người cần phải nắm rõ các sản phẩm mà mình
chuẩn bị bán và thiết lập được chuổi cung ứng sao cho tối ưu chi phí vận hành ban đầu một cách hiệu
quả nhất
Cuối cùng sự thành công hay thất bại của 1 quán lớn hay quán nhỏ kể cả vỉa hè chính là sản phẩm rồi
mới đến không gian quán và dịch vụ , nếu bạn làm 1 sản phẩm dở tệ dù bạn có đầu tư bao nhiêu tiền
cho không gian đẹp quán đó thì củng sẽ nhanh thất bại mà thôi
Các bạn có thể đi làm ở 1 thương hiệu lớn nào đó trong 1 thời gian để học các kinh nghiệm về quy
trình vận hành hoặc thậm chí các bạn có thể nhờ 1 bên thứ 3 đã có sự thành công về mở quán và nhờ
họ tư vấn về cách mở quán sao cho giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh
Năm đầu tiên khi tôi mở quán lớn ở Biên Hòa tôi cứ nghỉ mở quán đẹp lớn và sang chảnh thì sẽ thu
hút được nhiều khách nhưng mọi chuyện trở nên tồi tệ khi khách hàng liên tục chê sản phẩm không
ngon dở tệ , tôi bắt đầu lao vào nghiên cứu sản phẩm đứng ngay trong quầy ngày đêm nếm thử sản
phẩm xem nó như thế nào quy trình ra món có vấn đề gì không , hầu như năm đầu tiên mở quán tôi
phải luôn đứng trong quầy pha chế quản lý toàn bộ các khâu nó giúp tôi có cái nhìn toàn diện để xây
dựng lại quy trình pha chế mà tất cả do tôi sáng tạo từ các nền tảng mà tôi đã từng biết đến khi tôi còn
đi làm cho các quán khác
Dần dần tôi có kiến thức về nguyên liệu như trà , cà phê , syrup , mứt tôi bắt đầu lựa chọn và nghiên
cứu thử hàng trăm loại nguyên liệu để cho ra đời những đồ uống chất lượng phù hợp với địa phương
và thiết kế menu gọn gàng tối ưu đúng với giá cost sản phẩm nhằm mang đến sự linh hoạt thay đổi
theo thời gian của khách hàng theo nhu cầu thị yếu tại thời điểm đó
2- Kinh nghiệm quản trị nhân sự
Đặc thù trong ngành kinh doanh F&B nếu các bạn muốn mở rộng và gia tăng doanh thu cho quán
điều khó nhất là quản trị con người
Đúng vậy mở quán rất dể nhưng để duy trì quán đó lớn mạnh các bạn cần những con người là nhân
viên làm việc cho bạn 1 cách mạch lạc và chuyên nghiệp
Để làm được như vậy các bạn cần phải xây dựng được các quy trình và quy định cơ bản như lương ,
thưởng , phạt , hợp đồng rõ ràng ngay từ ngày đầu tiên mở quán
Hảy tạo ra một môi trường làm việc đề cao về sự năng lực của mỗi bản thân nhân viên của bạn đồng
thời kỉ luật và khen thưởng công bằng cho tất cả mọi thành viên mọi cấp bậc . Thường xuyên có các
cuộc họp về xây dựng quán và đóng góp ý kiến hàng tuần nó sẽ giúp cho tất cả nhân viên xích lại gần
nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn
Uyển chuyển trong quá trình quản trị trong công việc không phải lúc nào củng cứng nhắc tạo cho
quán mình đi làm như 1 gia đình thứ 2 , hướng dẫn cho các bạn nhân viên những kỉ năng làm việc mà
bắt buộc các chủ quán phải tập trung thường xuyên hàng tuần huấn luyện các bạn ấy
Mấu chốt thành công cuối cùng của 1 quán lớn hay nhỏ suy cho cùng có hai yếu tố chính là . Chất
lượng sản phẩm và con người nên mong muốn các bạn hảy hiểu rõ tường tận 2 điều đó trước khi mở
quán
LÀM THẾ NÀO TĂNG DOANH THU BỀN VỮNG CHO NHÀ HÀNG, QUÁN CÀ
PHÊ?
1. Tạo dựng mối quan hệ thật tốt với khách hàng
Đây là một cách marketing hiệu quả và ít tốn kém nhất. Giả sử bạn là một khách hàng khi bước vào
quán, chủ quán hoặc người quản lý đến nở với bạn một nụ cười thân thiện và chào hỏi bạn. Liệu lúc
ấy bạn sẽ nghĩ gì, tiếp theo nữa là nhân viên order hoặc mang đồ uống ra cho bạn, cũng với nụ cười
thân thiện ấy, và kết thúc bằng câu nói: "Em mời anh chị ạ". Chỉ nhiêu đó thôi cũng đánh mạnh vào
tử huyệt cảm xúc của bạn rồi. Và lần sau khi lên xe đi cafe bạn sẽ đến đâu, đến quán hôm ấy rồi chứ
còn gì nữa...
Lần thứ 2 bạn quay lại quán, vẫn người chủ ấy ra chào bạn, nhưng lần này họ đánh vào tử huyệt cao
hơn là gọi thẳng bằng tên của bạn, lúc ấy bảo đảm bạn sẽ ngây ngất ra cho mà coi... Chưa hết đâu,
nếu nhân viên ra chào bạn, và nói:" A Đỗ vẫn dùng cafe đen như hôm qua chứ ạ", ôi nghe mà khoái tê
tái... Chỉ 3 chiêu đơn giản thôi bạn cũng đánh trúng vào cảm xúc của khách hàng rồi: Nở nụ cười thân
thiện, nhớ tên, và nhớ sở thích của khách.
2. Giữ liên lạc thường xuyên với khách hàng
Chiến thuật này đòi hỏi bạn cần phải bỏ thời gian tạo dựng data khách hàng. Bằng các kênh mạng xã
hội, hoặc ứng dụng chatbot (cái này rất hay tuy nhiên hơi khó một chút). Hãy tìm cách kết bạn với họ,
chịu khó like, cmt hoặc gửi tin nhắn đến cho họ khi có chương trình khuyến mãi... Khách hàng bây
giờ có quá nhiều lựa chọn, và họ sẽ quên cửa hàng của bạn nếu như bạn không chịu khó kết nối và
liên lạc với họ thường xuyên hơn.
3. Tăng số tiền mua trung bình
Đây là một chiến thuật hết sức quan trọng mà bạn phải rèn thật kỹ cho nhân viên của mình. Đừng để
khách hàng đến quán với suy nghĩ uống cafe mà khi thanh toán cũng chỉ có 1 ly cafe.
Lấy ví dụ để bạn dể hiểu: Trích từ câu chuyện chàng trai trẻ người Ấn Độ đến thành phố lớn xin việc
và ông chủ đã giao cho anh ta bán hàng tại một tiệm bách hóa, trước khi đi ông chủ không quên dặn
anh nhân viên: Nếu có khách hỏi mua thùng sơn thì đừng quên giới thiệu cho anh ta 1 cây cọ nữa
nhé".
Sau 1 ngày làm việc, người chủ đến kiểm tra. Kết quả anh bán được hơn 100 ngàn $ chỉ cho 1 khách
hàng. Thấy thế người chủ liền hỏi: "Cậu làm thế nào mà bán được nhiều tiền cho 1 khách hàng vậy",
Chàng trai trẻ đáp:
"Đầu tiên, ông ta mua một lưỡi câu nhỏ. Sau đó tôi khuyên anh ta mua thêm một cái loại vừa và một
cái lớn. Mua xong lưỡi câu, tôi bảo anh ta nên mua thêm dây câu: loại nhỏ, loại nhỡ và loại to. Tiếp
đến là cần câu, lều câu, xuồng câu hai động cơ… Cuối cùng, thay vì chúng ta phải chở hàng đến tận
nhà cho khách, tôi khuyên anh ta nên mua luôn một chiếc microbus chuyên dùng để chở xuồng và đi
picnic.
- Như vậy là cậu đã thuyết phục và bán cho ông ta tất cả mọi thứ bắt đầu từ ý định chỉ mua một cái
lưỡi câu. Giỏi lắm!
- Không hẳn thế đâu ạ! Anh ta đến mục đích chính là mua một hộp băng vệ sinh cho vợ. Nhưng tôi
khuyên anh ta rằng: Ôi nếu thế thì ngày nghỉ cuối tuần của anh hỏng mất, anh có thể đi câu cá đấy. "
Nếu bạn muốn tăng doanh số, bạn phải huấn luyện nhân viên bán hàng như chàng trai trẻ kia, làm cho
khách hàng tăng số tiền mua trung bình của họ.
Quay trở lại với cửa hàng: Hãy luôn dặn nhân viên:
- Nếu khách hỏi cafe, thì phải luôn gợi ý là anh có dùng thêm thuốc lá không ạ.
- Nếu khách đi gia đình, cặp đôi... hãy hỏi anh chị có muốn dùng ít món ăn vặt hay hạt dưa không ạ.
- Hoặc nếu quán bạn có bán size lớn hơn thì hãy dặn nhân viên: Anh chị có muốn thêm 5k để có 1 lý
lớn gấp đôi không ạ...
- Nếu quán có bán điểm tâm sáng, hãy dặn nhân viên: Anh chị đã dùng điểm tâm sáng chưa ạ, nếu
khách nói chưa hãy tư vấn cho họ. Sau khi họ gọi món, hãy ân cần hỏi tiếp, anh chị dùng thêm cafe
chứ ạ...
Nguồn: sưu tầm
CẠNH TRANH BẰNG GIÁ CẢ CHÍNH LÀ MỘT THẤT BẠI
Tại sao thất bại?
Đơn giản thế này!
Bên cạnh nhà bạn mới mở một quán cà phê, bên đó bán luôn cả đồ ăn vặt. Ngày đầu khai trương nó
giảm 50%, hai ngày sau nó giảm 10%. Rồi cứ vậy nó bán thấp hơn bạn cả 10% so với bạn. Và bạn
mất khách, cả khách ruột người ta cũng qua đó.
Rồi bạn cũng giảm giá. Bạn nghĩ quán nó mới mở, quán mới hơn bạn, trang trí đẹp hơn bạn. Đồ uống
ngon hơn bạn. Và quan trọng hơn là kiểu gì nó cũng có nguồn hàng rẻ hơn nên nó mới có giá thấp
hơn.
Thật sự mà nói thì người ta mở quán mới, họ sẽ có một chiến lược để hút khách tới. Giảm giá là một
chiến lược thường thấy nhất, và hầu như tất cả mọi người đều áp dụng. Tại sao ư? Đó là tâm lí người
dùng, họ thích rẻ.
Nhưng giảm giá chính là một chiến lược thất bại. Chí ít là trong ngành kinh doanh đồ uống dịch vụ.
Bởi chi phí nguyên liệu trong ngành này rất cao nhưng lại có hạn sử dụng ngắn. Mà quán lại đòi hỏi
menu phải đa dạng. Cao hơn nữa là phải có những món đặc trưng. Ngoài ra hàng tháng bạn phải trả
chi phí cho điện nước, mặt bằng, nhân viên, tiền thuế... Chưa kể bạn phải thu tiền lời để đắp vào tiền
vốn ban đầu. Và bạn còn phải cạnh tranh giành khách với người khác.
Thường thường người kinh doanh sẽ có suy nghĩ như này:
- Đầu tư vào nhiều lĩnh vực, ví dụ: Để thêm bàn bi-A, lắp thêm dàn karaoke hát cho nhau nghe, hay
mở hẳn một phòng karaoke, làm thêm cái gác lửng ngồi trệt uống trà sữa riêng, thuê người về chơi
acoustic....
- Tìm nguồn nguyên liệu khác rẻ hơn, hay giảm thành phần tiết kiệm chi phí, tận dụng những nguyên
liệu rẻ tiền để thay đổi thành phần....
- Khuyến mãi thêm, chẳng hạn uống trà sữa thì cho thêm đĩa hạt dưa không tính tiền.
Và còn rất nhiều suy nghĩ khác nữa. Nếu bạn kết hợp những suy nghĩ này vói nhau một cách hợp lí
thì đó là một chiến lược kinh doanh. Nhưng nếu bạn làm không khéo thì nó là một bước đi sai lầm.
Một khi bạn giảm giá, bạn sẽ không thể nào tăng giá lên được. Nếu không sẽ mất khách. Bạn thấy
quán bên cạnh rẻ hơn bạn giảm giá, tức là bạn đã thua người ta về khí thế.
Có một điều bạn nên biết, trí tuệ cũng là một loại sản phẩm. Và không ai sẵn sàng đem trí tuệ của
mình ra cho không người khác để họ mang đi kiếm tiền đâu.
Như tôi có ý tưởng kinh doanh, ý tưởng của tôi là sản phẩm trí tuệ do tôi tạo ra, và nó có thể đem lại
tiền cho tôi. Tất nhiên tôi không sẵn lòng đem nó cho ai cả. Vì vậy bạn phải tự tao ra chiến lược kinh
doanh cho mình. Nếu bạn ở trong hoàn cảnh này bạn phải tìm ra nguyên nhân bạn thất bại từ đâu.
Những yếu tố chính thường là:
- Vốn: vốn bạn đã hao hết, bởi nếu có vốn bạn sẽ không lo âu như vậy mà bung vốn ra cạnh tranh với
người ta ngay. Đấu một sống một chết.
- Bạn không quản lí được việc kinh doanh của mình: Quản lí để tạo sự cân bằng yêu cầu bạn phải có
kiến thức.
- Phong cách của bạn đã quá nhàm.
- Đồ uống của bạn không quá đặc biệt và không ngon.
- Quan trọng hơn, ngon là một chuyện, ăn uống cũng phải có phong cách, và bạn không có. Đó là bạn
thiếu tính chuyên nghiệp.
- Bạn làm cho người ta phản cảm, không thích bạn, hay không thích nhân viên của bạn.
- Và còn một điều nữa, như diễn đàn của chúng ta, rất nhiều người, nhất là các bạn trẻ bây giờ có
phong trào thích làm đồ handmade. Nếu nói trà sữa thì có thể nói họ cũng biết làm, thậm chí ngon
hơn quán của bạn. Đôi khi họ có hiểu biết hơn bạn rất nhiều, họ có thể vào quán bạn và móc ra một
đống lỗi. Nhưng họ vẫn đến quán của bạn, bởi họ có nhu cầu của họ. Và bạn không nắm biết nhu cầu
này.
- Còn rất nhiều nguyên nhân nữa...
Bài viết này mình chỉ nói về chiến lược thôi. Một đống yếu tố này sẽ kéo giá cả của bạn xuống nếu
bạn không tìm được cách giải quyết, và dẫn đến việc bạn sẽ thất bại mà đóng cửa.
Mình có thể nói: Cạnh tranh về đẳng cấp bạn mới có thể tồn tại. Giá cả nó tạo ra đẳng cấp cho bạn.
Bạn nghĩ đồ mắc thì ai uống. Đó là suy nghĩ lỗi thời. Bởi bạn có thể biết, nguyên liệu tốt giá rất cao.
Nhưng bạn không biết, đôi khi có những khách lại thích có giá cao bởi nó làm họ yên tâm. Vậy bạn
hãy làm cho họ yên tâm hơn bằng cách khoe chính nguyên liệu mà mình sử dụng, và phải khoe cho
thật tinh tế.
Bạn phải tạo ra sự chuyên nghiệp qua cách phục vụ và chăm sóc khách hàng. Thu thập thông tin
khách hàng, thăm hỏi và chăm sóc dịch vụ cho họ... Đến chuyện họ không vừa lòng với bạn, hãy lắng
nghe chứ đừng giải thích.
Nếu bạn không có đủ vốn đầu tư thì tốt nhất hay thu hẹp phạm vi đối tượng khách phục vụ lại. Cố
gắng bắt lấy đối tượng tiềm năng và đầy khách mình không cần cho đối thủ. Để bắt lấy nhóm đối
tượng mình cần thì hãy tạo ra một không gian đặc trưng cho riêng họ.
Và cái bạn cần nhất là cái tâm. Một ánh mắt có chiến lược nhìn xa trông rộng và một cái tâm để phục
vụ người khác sẽ tạo ra thành công cho bạn. Những chiến lược này, bạn hãy cố gắng nắm bắt nhé.
Chúc các bạn may mắn và thành công.
Cre : Bùi Anh Tuấn

CÁCH TÍNH ĐIỂM HÒA VỐN


Quan sát một thời gian trong nhóm, mềnh nhận ra có nhiều bạn mở quán nhưng không biết mình
đang lỗ hay lãi. Rồi hay hỏi những câu kiểu như làm mãi không biết tiền đi đâu …
Chúng ta mở quán để làm gì? Hầu hết là để kiếm tiền. Vậy mà không biết mình được hay không,
kiếm được bao nhiêu, thì nguy hiểm quá.
Bài dưới đây hi vọng phần nào giúp các bạn đả thông vấn đề không phải dễ nhưng cũng không quá
khó này.
TÍNH ĐIỂM HÒA VỐN
Ta bắt đầu từ một ví dụ đơn giản nhất.
Bạn đang thất nghiệp ở nhà, loay hoay kiếm thêm, tự dưng đam mê bán café. Vốn còi (thất nghiệp
lấy đâu ra!), bạn mua mấy cái ghế nhựa, vài bộ phin nhôm pha café, phích nước sôi, ly thủy tinh,
thìa … rồi bày ra vỉa hè ngồi bán.
Tổng cộng số chi đầu tư ban đầu này là 600,000đ (có khi không đến đâu nhưng ví dụ thế). Vì đồ
nhựa, bạn cho rằng mấy đồ đạc này chỉ trụ được khoảng nửa năm là hỏng hết không còn giá trị gì.
Nghĩa là mỗi tháng trung bình bạn bay mất 100,000đ tiền khấu hao.
Tất nhiên ngồi vỉa hè không có nghĩa miễn phí đâu. Anh phường đẹp trai sẽ chạy ra và yêu cầu bạn
nộp 1,000,000đ mỗi tháng.
Con số 1,000,000d + 100,000đ = 1,100,000đ này gọi là chi phí cố định. Cho dù bạn có bán được
café hay không, bạn vẫn bị mất chừng này tiền.
Có đồ đạc rồi, bạn mua nguyên liệu hai túi 500g café bột, tổng là 1kg hết 200,000đ. Đường lấy trộm
ở nhà đem ra, thôi không tính chi phí.
Hôm khai trương, sản phẩm duy nhất của quán café THẤT NGHIỆP là những ly café đen nóng pha
phin.
Học lỏm đâu đó, bạn quyết định mỗi ly sử dụng 25g café bột, 100ml nước sôi, và một ít đường. Bỏ
qua chi phí nước sôi và đường, mỗi ly có mức cost = 200,000đ x 25/1000 = 5,000đ.
Vì không có chi phí nào khác, con số 5,000đ này chính là chi phí biến đổi. Bạn càng bán được
nhiều, bạn càng phải chi nhiều.
Với 1kg café bạn sẽ bán được 1,000g : 25g = 40 ly café thơm phức. Giá bán mỗi ly là 20,000đ, vỉa
hè chỉ thế thôi. Khi đó tỷ lệ cost sẽ là 5,000đ : 20,000đ = 25%.
BẮT ĐẦU ĐẾN CHỖ HAY RỒI!
Câu hỏi: Mỗi ngày, bạn sẽ cần bán ít nhất bao nhiêu ly café để cuối tháng không bị lỗ?
Nếu trả lời được câu này, bạn đã biết cách tính điểm hòa vốn. Nói nôm na, điểm hòa vốn là điểm
mà mức doanh số đủ bù đắp chi phí bỏ ra, không lãi và không lỗ.
Thôi không làm khó nhau nữa, công thức đơn giản nè:
Doanh số hòa vốn 1 tháng = Tổng chi phí cố định 1 tháng : (1 – tỷ lệ cost) = 1,100,000 : (1 – 25%) =
1,466,666đ /tháng
Mỗi tháng bạn phải bán được ít nhất 1,4666,666đ mới hòa vốn nhé. Điều này tương đương với
trung bình mỗi ngày phải bán được 48,888đ, hay cần bán được khoảng 2 ly rưỡi café.
Khà khà, mỗi ngày phải bán được 3 ly café mới có lãi nhé. Còn bán được 2 ly thì liệu câu kéo thêm
ông hàng xóm qua ủng hộ.
Nào, đến giờ bạn đã biết cách tính điểm hòa vốn chưa?
Tất nhiên trong đời thực mọi thứ phức tạp hơn nhiều, với đủ các khoản chi phí khác và bạn cũng
không chỉ bán mỗi ly café đen đá. Nhưng bạn hoàn toàn có thể phân loại các khoản chi ra thành chi
phí cố định và chi phí biến đổi.
Sau đó áp dụng công thức:
Doanh thu hòa vốn 1 tháng = Tổng chi phí cố định 1 tháng : (1 – tỷ lệ cost)
NHẮC LẠI:
Chi phí cố định là những khoản mà bạn dù bán được hàng hay không vẫn phải chi trả. (Khấu hao,
thuê nhà, lương cố định, tiền net …)
Chi phí biến đổi là những khoản thay đổi theo số lượng hàng bạn bán ra. (Nguyên liệu, lương theo
doanh số nếu có, tiền điện nước …)
Một câu hỏi khác nè:
Cần bán bao nhiêu ly café để sau 2 tháng thu hồi hết số vốn bỏ ra?
Không chỉ hòa vốn nữa rồi, bạn phải có lãi mới thu hồi vốn đầu tư được nha.
Công thức:
Lãi mỗi ngày = Vốn đầu tư ban đầu / Thời gian hoàn vốn mong muốn = 600,000 / 60 ngày =
10,000đ/ngày.
Ở trên với doanh thu 48,888đ/ngày bạn chỉ hòa vốn (lãi = 0). Nay muốn lãi mỗi ngày 10,000đ thì cần
đạt doanh thu 48,888đ + 10,000đ : (1-25%) = 48,888 + 13,333 = 62,222đ/ngày. Hay cứ bán 3-4 ly
café mỗi ngày là ok nha.
Hi vọng giúp ích ai đó cần.
Bao Nguyen

TẠI SAO PHẢI XÂY DỰNG CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG?


Có một sự thật rất nhiều chủ quán mắc phải, đấy là không chịu xây dựng chân dung khách hàng,
hoặc xây dựng một cách “tham lam”, khi đó nó không phải chân dung khách nữa, mà là toàn cảnh
khách rồi
Khi tư vấn, trong số những câu hỏi sơ bộ, mình hay hỏi khách một câu là “đối tượng khách quán nhà
mình anh chị định hướng đến ai ạ?”. Phần đa các câu trả lời kiểu kiểu như: “Chị muốn bán cho giới
trẻ, những bạn độ tuổi trẻ trung. Nhưng mà chị cũng muốn thu hút dân văn phòng nữa, quanh đây có
một số công ty. Với cả cuối tuần có nhiều cặp gia đình cho con đi uống nước, chị cũng muốn bán
được cho đối tượng đấy..”
Thế đâu là khách hàng mục tiêu của chị???
Các bạn hãy hiểu mô hình quán gắn rất chặt với chân dung khách hàng, là khách hàng mục tiêu bạn
hướng tới. Còn tệp khách hàng phụ hãy từ từ đã. Muốn biết concept quán mình đã đúng với chân
dung khách chưa thì bạn thử đặt mình là khách xem bạn nghĩ gì khi đến quán bạn? Ví dụ bạn là một
sinh viên, thích quay tiktok, thích check in, thích hiệu ứng, thích ảnh đẹp, không gian quán bạn đã
phù hợp chưa? Đồ uống quán bạn đã phù hợp chưa? Ngược lại, bạn là một người văn phòng, hằng
ngày bù đầu với giấy tờ, bạn cần một nơi yên tĩnh để trao đổi với khách hàng, bạn cần sự tỉnh táo,
thì không gian quán bạn đã phù hợp chưa? Hoặc bạn là một freelancer, cần sự sáng tạo, cần sự bay
bổng, hay đơn giản chỉ là cần chỗ để cắm sạc laptop, thì không gian quán bạn đã phù hợp chưa?
Cũng có thể bạn là một mẹ bỉm sữa, cuối tuần chồng rảnh cả nhà ôm con đi chơi, bạn cần chỗ cho
bé chạy nhảy vui chơi, bạn cần đồ uống cho bé thơ nhà bạn đảm bảo healthy, thì không gian và
menu quán bạn có thích hợp không?
Kinh doanh tất nhiên là phải tham và nên tham, làm gì có ai làm ăn mà không muốn bán được cho
càng nhiều khách càng tốt. Nhưng tham có chừng, dừng đúng mực các bạn ạ. Đừng để quán bạn
như một cái tạp hóa, khách hàng vào đó họ không biết không gian này có phù hợp với mình hay
không? Rồi nhanh chóng kết luận là không phù hợp và say goodbye với bạn, tiếc lắm.
Thử ngồi nhìn lại chân dung các khách hàng của The Coffee House, của Highlands, của Cộng, của
AHA, của Trung Nguyên Legends, của Starbucks… so sánh sự khác nhau giữa họ nữa nhé. Các
chuỗi không phải tự nhiên mà thành được chuỗi đâu.
Chúc các bác thành công!
Cre : Nguyễn Quang Tôm

BÍ QUYẾT LỰA CHỌN QUẦY BAR VỚI MÔ HÌNH QUÁN CAFE


Đối với mô hình kinh doanh quán cafe, quầy bar là yếu tố chính thu hút sự chú ý của khách hàng
nhất (hồn lỡ sa vào mắt ta, và chìm trong sự đê mê này:))). Quầy bar là nơi khách quan sát được các
công đoạn phục vụ order, pha chế, khâu chuẩn bị đồ uống và vệ sinh đồ dùng quán…. Và hiển
nhiên, quầy Bar được thiết kế ấn tượng, tinh tế, sạch sẽ, độc đáo sẽ mang lại ấn tượng mạnh cho
khách hàng.
1. Thiết kế quầy bar chữ L
Loại hình cơ bản nhưng dễ thu hút bởi sự thông thoáng và thuận tiện cho khách hàng.
Loại hình này bạn nên cân nhắc thiết kế mặt trên bằng đá hoặc kính sẽ thuận tiện lau chùi, tránh
bám bẩn.
Chiều dài quầy bar nên tính toán phù hợp với mặt bằng, quy mô và diện tích quán. Tính toán kích
thước hợp lý cho không gian chuẩn bị, pha chế, và phục vụ thức uống.
2. Thiết kế quầy bar chữ C
Loại chữ C khá thông dụng và thường được nhiều quán cafe lựa chọn thiết kế.
Phù hợp với không gian quán nhỏ, diện tích khiêm tốn. Phù hợp với thiết kế cho quán cafe mini, lựa
chọn thông minh cho chủ quán nhỏ.
Chiều cao chuẩn cho quầy từ 1-1,2m, mặt trong thấp hơn một chút ( xấp xỉ 0,8m).
Thiết kế ghế ngồi xoay quầy bar nên cao hơn nhân viên một chút thể hiển sự tôn trọng và không
gian tinh tế, dễ chịu cho đôi bên.
3. Thiết kế quầy bar chữ U
Loại hình mang tính nghệ thuật, độc đáo, dễ gây ấn tượng với khách hàng.
Tuy nhiên, quầy chữ U chiếm diện tích lớn sẽ thuận tiện cho không gian chứa đồ dụng cụ pha chế
và các tạo không gian ghế ngồi xung quay quầy bar. Điều này thu hút khách hàng khi họ được
chứng kiến trức quá trình pha chế đồ uống của mình và thưởng thức trực tiếp cafe tại quầy.
Tạo điều kiện thuận tiện giao lưu và tìm hiểu kiến thức về cafe.
4. Thiết kế quầy bar chữ O
Loại hình này có đôi chút giống với quầy chữ U, dành cho những quán cafe quy mô lớn, hiện đại,
sang trọng và mang nét cá tính riêng.
Quầy bar chữ O được thiết kế ở vị trí trung tâm, làm nổi bật nên sự chanh sả và là trung tâm phục
vụ thực khách.
Loại này cũng hãy xuất hiện trong các biệt thự, khu vực giải trí phá cách của gia chủ.
Bảo châu

4 TUYỆT CHIÊU GIỮ CHÂN KHÁCH HÀNG CHO MỌI QUÁN CAFÉ
Có câu 100 khách lạ không bằng 1 khách quen. Khách quen chính là những người sẽ mang lại
nguồn doanh thu ổn định lâu dài cho quán, cũng chính là người sẽ giới thiệu, lôi kéo, rủ rê bạn bè đến
quán của bạn.
Bản thân mình cũng là một khách quen của các quán café. Vậy thì quán như thế nào sẽ trở thành quán
quen (Lưu ý một tí thì đây là quan điểm cá nhân của mình nhé)
1. Có một món “Món” nước làm mình thích mê
Hiển nhiên là khi các bạn mở quán đều tập trung vào sản phẩm và làm đồ uống thật ngon là nguyên
tắc sống còn của quán.
Tuy nhiên món nước ngon nhất của bạn là gì?
Để khi khách hàng cần loại nước ấy thì nhớ về quán bạn ngay. Cái này gọi là sản phẩm cốt lõi.
- Mỗi sáng mình đều cần café cho tỉnh táo. Vì vậy mình sẽ chọn 1 quán có vị café mà mình yêu thích.
- Khi trời chuyển sang đông mình lại thích uống món trà sen nóng vô cùng. Vì vậy mình sẽ vào
highlands
- Nhiều hôm trời nóng, mình thích nhất món nước chanh xí muội. Và hiển nhiên là mình chọn 1 quán
có ly nước chanh ngon nhất để gọi.
Và mỗi ngày gọi 2-3 ly nước với 1 khách hàng thì cũng không phải là quá khó.
- Vậy món ngon nhất của quán bạn là gì?
2. Ghế ngồi thoải mái
Mình hay lựa chọn những quán có ghế ngồi êm, có thể ngồi lâu và thoải mái vì mình có thói quen
ngồi đọc sách.
Vì vậy có nhiều quán view rất đẹp, tuy nhiên mình cảm thấy ghế ngồi quán đau lưng nên thường
không lựa chọn nếu muốn ngồi lâu.
Hiển nhiên không phải ai cũng ngồi lâu, và không phải lúc nào mình cũng mọc rễ ở quán nhà người
ta. Tuy nhiên điều mình muốn nhấn mạnh ở đây khi setup cho quán ngoài việc Lựa chọn bàn ghế phù
hợp với không gian nhưng hãy chú trọng đến 1 chiếc ghế ngồi thoải mái nhé.
3. Nhà vệ sinh sạch
Là một nhu cầu thiết yếu và rất tế nhị của khách hàng, tuy nó có vẻ không liên quan lắm nhưng Chắc
chắn là khách hàng nữ họ sẽ hạn chế lựa chọn một quán không đảm bảo về nhu cầu thiết yếu này.
4. Ưu đãi thành viên
Sẽ có nhiều bạn nói rằng khách của mình họ đến uống café và không quan tâm đến mấy cái tích lũy,
ưu đãi hay quà tặng này đâu.
Mình nhớ hôm rồi nhóc em mình vào sáng sớm có chụp cái ảnh gửi vào nhóm chát và khoe.
Nhóc: Hôm nay quán tặng em ly café này không tính tiền, khách quen đó nha. Nó nói với giọng điệu
rất vui vẻ và đầy tự hào.
Vậy cái mà em mình nhận ở đây không phải là quà tặng, không phải ly café. Mà là sự thừa nhận. Và
cảm giác tự hào với bạn bè mình.
Và chỉ với 1 ly café free sáng hôm ấy quán đó lại có một khách hàng trung thành uống café 1 năm
tiếp theo.
Mở quán, để khách biết đến quán khó 1, để giữ chân khách hàng khó đến 10 lần. Sẽ chẳng là gì nếu
bạn bỏ tiền ra làm mọi thứ để có khách mà quên mất phải giữ chân khách hàng thế nào.
Mong rằng những chia sẻ của mình sẽ có ích cho những bạn cần.

**EM ĐỊNH SANG LẠI QUÁN CAFÉ NHƯNG LỖ 30TR TÍNH SAO ANH?**
Một người bạn khá lâu không gặp, tự nhiên thấy gọi điện hỏi như vậy.
Mình: Quán café đâu mà sang vậy em?
Bạn: 2 tháng trước em sang lại quán café 100tr, sửa sang lại hết 20tr, tổng cộng 120tr, bây giờ em
tính sang lại 90tr, lỗ 30tr.
Mình: Vì sao em lại kinh doanh café?
Bạn: Em tính mặt bằng 9tr/ tháng, điện nước và chi phí khác trung bình 500k/ ngày. Em tính mỗi
ngày em bán 100 ly, mỗi ly 15k, trừ hết mọi chi phí em vẫn lời ít nhất 500k. Nhưng bữa giờ mỗi ngày
bán được 30 – 50 ly, cứ bù lỗ ngày mấy trăm ngàn nên em tính dừng.
Mình: Em nghĩ đơn giản quá, vậy thì ai cũng bỏ ra 100tr (có thể vay mượn) mở một quán café, sau 6
tháng sẽ huề vốn, từ tháng thứ 7 trở đi cứ ngồi thu 15 – 20tr ngon lành, khỏi phải đi làm gì cho áp lực,
mưa nắng… Quán café của em có gì khác biệt?
Bạn: Café mà khác biệt gì anh? Quán em nhượng quyền café M. không có gì khác biệt cả. Ở đây
không phải khu dân cư nên người ta uống một lần, không quay lại.
Mình: Vậy em có biết có những quán café trong hẻm, ở trên rừng, ngoài ruộng đâu có nằm trong khu
dân cư đâu mà vẫn đông khách?
Bạn: Người ta có nhiều tiền, đầu tư lớn, khác biệt, em sửa sang có 20tr lấy gì khác biệt?
Mình: Khác biệt hay không là ở em ấy. OK, cho anh địa chỉ đi, anh sẽ ghé quán em xem sao.
Vài ngày sau mình ghé quán, rất nhiều vấn đề.
- Khách tới ngồi trong quán vừa chọt vừa nói vọng ra “Cứ để xe đó đi anh, ko sao đâu’’.
- Pha café xong mang ra đặt trên bàn cho khách ko nói năng gì
- Khách vừa café vừa “chọt’’ và chủ quán cũng tranh thủ “chọt’’.
- Ly thủy tinh màu trong trắng nhưng hơi ngả vàng
- Muỗng café sau gáy những vệt café bám đen.
- Một vài ly café khi pha làm vướng café lên miệng ly.
- Khi KH gọi ''cho ly trà đá'' không dạ, vâng hoặc có bất kỳ tín hiệu nào cho thấy mình đã tiếp nhận
thông tin, lẳng lặng đi lấy trà đá mang ra cho khách rồi đặt lên bàn không nói gì.
- Khi bưng đồ uống cho khách không đứng ngay ngắn đưa cho khách và mời khách sử dụng, vừa
tranh thủ đưa cho khách vừa tranh thủ đi cho nhanh.
- Nhà vệ sinh bẩn, không có giấy, không có sáp thơm.
- Khách về xong không lau bàn ngay…
- Khách về không chào hỏi, cảm ơn…
Sau khoảng 3h giờ ngồi quan sát và ghi chép, mình bắt đầu “phán”
- Khi thấy khách tới, em phải chạy ra và nói “Mời anh vào, để xe đó em dắt cho”.
- Khi pha café phải cẩn thận, ko được làm café vướng lên miệng ly, pha xong mang cho khách phải
bước đến gần bàn đặt nhẹ nhàng ly lên bàn và nói “Dạ, anh ơi! Em mời anh, café SỮA ĐÁ của anh
đây ah!”.
- Sau khoảng 5 – 10 phút sau thì hỏi khách “Dạ, anh ơi! Em mới học pha café, không biết café em
pha có vừa với anh không ah? Có nhạt quá hay đậm quá không?” Sau hi khách góp ý rồi thì nhớ hỏi
khách tên gì và cảm ơn khách, khi cảm ơn nhớ nhắc tên khách.
- Ly, thìa, muống, dụng cụ, vật dụng trong quán, nhà vệ sinh phải luôn lau chùi, đánh rửa sạch sẽ
hàng ngày, hàng giờ. Không để dơ bẩn với bất kỳ lý do gì.
- Khi khách ra về thì chạy ra dắt xe và nói “Cảm ơn anh ABC đã ghé quán, lần sau anh tới em sẽ pha
café đậm/ nhạt hơn để phù hợp với anh hơn ah”. Cúi chào và tạm biệt sau đó vào dọn và lau bàn
ngay.
Sau một hồi “giảng đạo”, người bạn của mình trách móc “Anh khó tính, khắt khe quá, có ly café 15k
mà phải thế này thế kia”… Mình nói rằng “Với cách làm của em hiện tại thì ly café của em bán 5k
anh thấy vẫn rất đắt. Trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt, người người nhà nhà bán cafe như em
nếu em không có bất kỳ khác biệt nào, mọi thứ của em không có bất kỳ thứ gì đặc sắc hơn quán bên
cạnh thì em lấy lý do gì để thuyết phục khách vào quán em thay vì vào quán bên cạnh? Chính thằng
bên cạnh nó cũng suy nghĩ như em, nó cũng nói anh quá khắt khe, nó nghĩ những điều anh nói là nhỏ
nhặt không cần thiết nên nó không làm. Đó là cơ hội cho em. Cái gì khó đối thủ nó không làm được
thì mình hãy làm nó, đó là bí quyết để mình xuất sắc và lớn mạnh hơn đối thủ".
Trước khi ra về mình dặn người bạn “Em cứ làm đúng như những gì anh dặn, tuy đơn giản nhưng
không phải ai cũng làm được. Làm được như vậy rồi 2 tháng nữa em muốn sang nhượng 150tr hay
180tr không khó.
Tuần trước người bạn gọi lại “Anh ơi! Hai tháng vừa rồi em lời được 13tr. Bữa nào anh rảnh ghé qua
em uống café nhé, em mời!’’.
Có nhiều người nghĩ kinh doanh chỉ cần có tiền, có mặt bằng, đặt vài bộ bàn ghế, vài cái kệ rồi
“phơi’’ ra cái gì đó, bán rẻ, không cần lời nhiều và cứ có người đi qua đi lại nhìn thấy thì sẽ bán được.
Họ không biết rằng, muốn kinh doanh thành công thì phải thấu hiểu khách hàng, mang tới cho khách
hàng những trải nghiệm thú vị và phục vụ khách hàng vượt mong đợi.
Kinh doanh hãy nghĩ lớn, ước mơ lớn để đi xa. Nhưng muốn lớn trước hết hãy làm thật xuất sắc
những việc nhỏ.
Nguồn:Mai Quốc Bình

4 mô hình hệ thống phân phối nhượng quyền F&B


Một trong những khó khăn lớn nhất khi khởi nghiệp đó chính là quá trình gian nan để biến ý tưởng
màu hồng trên giấy thành một dự án cụ thể. Trên thực tế, đối với những người chưa có nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực F&B thì nhượng quyền là cách tiếp cận thông minh và nhanh nhất để có được
một mô hình F&B cho riêng mình. Vậy trên thị trường hiện nay có những mô hình nhượng quyền nào
thường được sử dụng?
Dưới đây là 4 mô hình hệ thống phân phối nhượng quyền phổ biến nhất mà bạn có thể lựa chọn:
Master Franchise: Đại lý độc quyền phát triển nhượng quyền cho thương hiệu nhượng quyền, có thể
trực tiếp phát triển hệ thống cửa hàng do mình sở hữu hoặc nhượng quyền cho các đối tác thứ 3.
Area Development Franchise: Tự phát triển hệ thống cửa hàng nhượng quyền do mình sở hữu.
Multi-unit Franchise: Nhượng quyền cùng lúc nhiều cửa hàng.
Single-unit Franchise: Chỉ nhượng quyền một cửa hàng duy nhất.
Nguồn: Đỗ Duy Thanh - BrandsVietnam

𝐂𝐇𝐔𝐘𝐄̂̉𝐍 Đ𝐎̂̉𝐈 𝐐𝐔𝐀́𝐍 𝐓𝐔̛̀ 𝐎𝐅𝐅𝐋𝐈𝐍𝐄 𝐒𝐀𝐍𝐆 𝐎𝐍𝐋𝐈𝐍𝐄 𝐁𝐀̆́𝐓 Đ𝐀̂̀𝐔... 𝐓𝐔̛̀ Đ𝐀̂𝐔
----------
(Các bước chuyển dịch mô hình từ FnB Truyền Thống sang Online hiệu quả)
--
Việc kinh doanh F&B đang cạnh tranh ngày càng gay gắt, mô hình kinh doanh truyền thống đã không
còn phù hợp. Các chủ quán đang bắt đầu tìm cách dịch chuyển lên online.
Có bà chị nói với Son rằng "Mấy ngày nay do Co-vi khách hàng họ sợ, quán vắng lắm, chị đang tính
bán online, và đang tính chạy quảng cáo".
Son hơi hoảng, đâu ra mà dễ dàng đến vậy?
Khi nói đến việc đưa quán lên online Nhiều người chưa biết bắt đầu từ đâu, thế là nghe người này
người kia nói rồi nghĩ ngay đến việc chạy quảng cáo, bỏ ra mớ tiền làm website, hay là làm app riêng
cho quán... nhưng cũng không đâu vào đâu.
Vậy...
Chuyển đổi mô hình kinh doanh quán từ Offline sang online như thế nào và làm sao để kết nối khách
online với offline và offline với online.
𝟏. 𝐂𝐇𝐎̣𝐍 𝐒𝐀̉𝐍 𝐏𝐇𝐀̂̉𝐌 𝐌𝐔̃𝐢 𝐍𝐇𝐎̣𝐍 𝐕𝐀̀ (Đ𝐎́𝐍𝐆 𝐆𝐎́𝐈 𝐒𝐀̉𝐍 𝐏𝐇𝐀̂̉𝐌).
Ở đây không phải là bạn chỉ nên bán 1 sản phẩm trên online mà là trong số nhiều sản phẩm tại quán,
bạn nên chọn ra 1 sản phẩm mũi nhọn để truyền thông đến khách hàng. Sản phẩm mũi nhọn sẽ là sản
phẩm mà bạn cho rằng phù hợp với khách hàng mục tiêu của mình trên online nhất, và là sản phẩm
bạn tự tin nhất tại quán.
- Tiếp theo là đóng gói sản phẩm, ở đây Son không nói đến việc bỏ sản phẩm vô 1 cái bao thật đẹp,
mà đóng gói ở đây là việc bạn tạo ra những bộ ảnh, video, feedback khách hàng, bài viết hướng dẫn
làm ra món ăn đó... sao cho thật chất lượng xoay quanh sản phẩm chính. Và khiến những nội dung
này hiển thị liên tục làm cho khách hàng phải thật ấn tượng về sản phẩm này của bạn, kết hợp theo
một chương trình khuyến mãi sẽ làm cho khách hàng dù lạ nhất cũng tò mò và dễ đưa ra quyết định
dùng thử.
Bạn sẽ dễ dàng học được điều này từ ông lớn highland. Khi highland truyền thông về "Trà sen vàng"
tại thời điểm ấy bạn sẽ luôn bắt gặp hình ảnh của "Trà sen" trên facebook, trên mọi quảng cáo, trên
cửa ra vào của mọi cửa hàng và trên các chương trình khuyến mãi khi ấy.
Việc chọn ra 1 sản phẩm mũi nhọn để đưa lên online sẽ giống như một mũi tên dễ dàng xuyên vào
tâm trí của khách hàng, khiến khách hàng dễ nhớ và ấn tượng về quán nhất.
Khi khách hàng đã dùng thử sản phẩm và phù hợp thì hiển nhiên bạn đã có 1 điểm cộng vào sự lựa
chọn cho những lần tiếp theo.
𝟐. 𝐓𝐑𝐀𝐎 𝐓𝐇𝐄̂𝐌 𝐔̛𝐔 Đ𝐀̃𝐈 - 𝐓𝐀̣𝐎 𝐓𝐇𝐎́𝐈 𝐐𝐔𝐄𝐍 𝐌𝐔𝐀 𝐇𝐀̀𝐍𝐆
Khi bắt đầu có những khách hàng đầu tiên đến từ online lúc này khách sẽ có 2 lựa chọn là sử dụng tại
quán hoặc giao đi.
TH1: sử dụng tại quán
Khách đã tận tình, tận tâm đến quán để dùng thử sản phẩm, lúc này chẳng có lý do gì mà mình không
tặng thêm cho khách những Voucher ưu đãi khi khách quay lại lần 2, lần 3 cả. Khách hàng sử dụng
sản phẩm tại 1 cửa hàng nhiều lần sẽ tạo thành thói quen mua hàng, vì vậy phải luôn mời chào khách
đến quán lần tiếp theo. Ưu đãi này hãy đi kèm với những điều kiện như đi từ 2 người, 3 người... để
bạn có thể bán thêm các sản phẩm khác mà không bị lỗ.
TH2: Giao hàng
Giao hàng sẽ tùy thuộc vào từng địa phương mà có các cách giao hàng khác nhau:
Bên thứ 3 giao hàng: hiển nhiên không ai khác chính là các app giao hàng Now, Grap, Baemin…
Các đơn vị này giao hàng thì chúng ta sẽ mất đi 20 – 25% chiết khấu tùy quán. Vì vậy đây không phải
là kênh bán hàng lâu dài.
Thông tin khách hàng của app cũng vô cùng bảo mật. Tệp khách hàng này nếu không dẫn về data của
quán thì mãi mãi vẫn là khách hàng của app.
App có 1 lượng khách hàng khổng lồ để khai thác. Tạo ra những ưu đãi đi kèm như 1 voucher quà
tặng cho lần sau chỉ cần khách oder tại fanpage của quán.
Việc chúng ta cần làm là dẫn khách hàng về một kênh riêng để chăm sóc, bán hàng lại, và tạo thói
quen để học mua hàng trực tiếp trên fanpage của quán. Xây dựng dữ liệu khách hàng của riền mình.
- Quán giao hàng:
Quán giao hàng thì đơn giản hơn. Lúc này quán đã có thông tin của khách. Tuy nhiên vẫn là tặng kèm
thêm những voucher quà tặng cho lần sau, kích thích nhu cầu mua hàng của khách tại quán nhiều lần
từ đó tạo thói quen cho khách.
Khách mua đi mua lại nhiều lần mới là nền tẳng bền vững để phát triển kinh doanh lâu dài
𝟑. 𝐗𝐀̂𝐘 𝐃𝐔̛̣𝐍𝐆 𝐂𝐎𝐌𝐁𝐎, 𝐒𝐀̉𝐍 𝐏𝐇𝐀̂̉𝐌 𝐁𝐀́𝐍 𝐓𝐇𝐄̂𝐌 𝐓𝐀̆𝐍𝐆 𝐆𝐈𝐀́ 𝐓𝐑𝐈̣ Đ𝐎̛𝐍 𝐇𝐀̀𝐍𝐆
Khi bạn đã có được khách hàng và họ đã thân thuộc với bạn trên online, lúc này đừng ngần ngại giới
thiệu thêm đến tệp khách hàng này vô vàng những món ăn, dịch vụ khác tại quán bạn. Hãy giới thiệu
điều này với tệp khách quen thôi nhé, nhưng vậy sẽ tránh cho họ bị rối loạn và không định hình đươc
sản phẩm chính của quán ở giai đầu. và đã là khách quen thì rất dễ để sử dụng thêm các các sản phẩm
khác để cảm nhận sự đã dạng.
Đừng quên xây dựng các gói combo và bán kèm, bán chéo điều này sẽ giúp bạn gia tăng doanh thu
trên mỗi đơn hàng.
𝟒. 𝐗𝐀̂𝐘 𝐃𝐔̛̣𝐍𝐆 𝐍𝐇𝐀̂𝐍 𝐕𝐀̣𝐓 ̂ 𝐓𝐇𝐔 𝐇𝐔́𝐓
Khách hàng rất thích tiếp xúc, tương tác với chủ quán cả trên online và offline. Vì vậy đừng ngần
ngại tạo ra những video, những buổi chia sẻ về quán, về sản phẩm, lời cảm ơn…
Thường xuyên sáng tạo nội dung, tương tác, xuất hiện, comment đậm đà... gửi đến khách hàng của
mình.
Một chủ quán vui vẻ, năng động tận tâm thì khách hàng luôn yêu mến
Và đây sẽ là lợi thế cạnh tranh của bạn khi nhiều chủ quán khác còn đang bận ẩn mình
-----
Cảm ơn các bạn đã đọc hết

LÀM MỘT FANPAGE "CHẤT CHƠI" CHO QUÁN CÀ PHÊ CỦA BẠN
Một Fanpage nếu được chăm sóc tốt thì đó sẽ là nơi để khách hàng biết – hiểu – quan tâm – theo dõi
thương hiệu của bạn. Tại sao lại như vậy?
Thứ nhất, bạn không thể chăm sóc và truyền tải thông điệp đến tất cả khách hàng của mình khi họ
đến cửa hàng. Fanpage là nơi thực hiện điều đó, với Fanpage bạn sẽ dễ dàng thông báo với khách
hàng về những sự kiện, chương trình khuyến mãi sắp diễn ra, thảo luận với khách hàng những vấn
đề nóng hỏi của xã hội.
Thứ hai, Fanpage giúp kết nối những người bạn của những vị khách của bạn với nhau. Facebook có
tính năng gợi ý những gì mà bạn bè của bạn thích cho bạn. Nếu khách hàng thấy bạn của họ cũng
thích thương hiệu của bạn thì họ cũng muốn tò mò tìm hiểu.
Thứ ba, Fanpage có thể chạy quảng cáo theo yêu cầu của bạn, bạn có thể tiếp cận bao nhiêu người ở
khu vực nào, sở thích ra sao cũng được.
Nghe hay chưa? Nhưng mà để tạo ra một Fanpage chất lượng thì phải làm sao? Cần đầu tư những
gì? Thời gian bao lâu mới hiệu quả?
Fanpage phản ánh gần như 70% đối tượng khách hàng của bạn. Những người đã từng sử dụng
thương hiệu của bạn hoặc đã từng được bạn bè nhắc đến thì họ mới theo dõi Fanpage của bạn. Vì
vậy hãy trân quý từng khách hàng đã like Fanpage thương hiệu của bạn và cung cấp những giá trị
hữu ích nhất đến cho họ.
Sau đây là 10 kinh nghiệm để xây dựng 1 Fanpage chất lượng cho thương hiệu:
Thứ nhất: Đăng cái gì đăng, miễn sau có NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU là được. Kinh nghiệm thực
tế cho thấy các thương hiệu lớn họ đăng rất nhiều nội dung từ chia sẻ kiến thức cho đến quảng cáo.
Tuy nhiên tất cả các nội dung này cần phải liên tưởng đến hình ảnh nhận diện thương hiệu của bạn.
Thứ hai: CHIA SẺ những gì người đọc cần. Khách hàng lướt Facebook để giải trí chứ không phải
để mua hàng. Vì vậy hãy tôn trọng khách hàng, hãy khéo léo bán sản phẩm ở cuối 1 bài viết hữu ích
chứ đừng cứ mãi nói về sản phẩm của bạn trong cả bài viết. Cố gắng để hiểu khách hàng chứ đừng
ép họ mua, nhớ nhé! Nếu bạn đang hiểu rõ về quy trình rang cà phê thì hãy làm 1 video ngắn chỉ
khách cách rang cà phê tại nhà chẳng hạn.
Thứ ba: Giúp khách GIẢI TRÍ xong họ sẽ mua hàng của bạn. Bằng việc cung cấp các nội dung hấp
dẫn, hài hước xen lẫn quảng cáo bạn sẽ không những không làm phiền khách hàng mà còn giúp họ
tự nguyện mua các sản phẩm của bạn nữa.
Thứ tư: Khai thác các thông tin thời gian. Mạng xã hội là nơi cập nhật các thông tin thời sự nhanh và
có tốc độ lan truyền cao nhất. Vì vậy hãy xuất hiện bên cạnh khách hàng bất cứ lúc nào bằng việc
cập nhật các tình hình thời sự nói hỏi và cùng khách hàng thảo luận về vấn đề đó để tăng tương tác
cho Fanpage của bạn và giữ chân khách hàng ở lại bên bạn lâu hơn. Hãy tham khảo cách
THEGIOIDIDONG. COM họ đang làm nhé!
Thứ năm: càng NGẮN càng TỐT: ủa sao kỳ dạ? Nhớ dài mới tốt chứ (cấm nghĩ bậy nhé!). Thời đại
giờ khác rồi, ngắn mới tốt nhé, viết cái gì ngắn ngắn thôi nhưng phải chất nha. Theo nghiên cứu của
FACEBOOK thì những bài dưới 250 từ sẽ có lượt tương tác cao hơn 60%.
Thứ sáu: hình ảnh ẤN TƯỢNG. Làm sao để hình ảnh ấn tượng? Mỗi người sẽ có cách sáng tạo
riêng chứ đừng có chụp ảnh 1 ly cà phê đá mới pha xong bảo “cà phê quán tao ngon lắm, vô uống
đi” thì sao mà được?
Thứ BẢY: Hãy là một thằng CON TRAI, biết tại sao không? Bạn phải chủ động đề nghị khách chia
sẻ những cái hay ho bổ ích của mình nhé, chứ khách ít khi nào tự nguyện lắm. Việc này có thể ghi ở
đầu bài viết hoặc cuối bài viết.
Thứ TÁM: Biết về kỹ thuật để làm ĐẸP MẮT thượng đế. Bạn cần phải tôn trọng khách hàng bằng
việc tạo ra những sản phẩm đẹp và chất lượng. Khi quay video hãy điều chỉnh kích thước vuông để
được hiển thị tốt nhất trên FANPAGE. Hình ảnh cũng vậy, nếu đăng 1 ảnh hãy dùng ảnh có chất
lượng cao theo tỷ lệ vuông hoặc chữ nhất đứng để diện tích tiếp xúc với người dùng cao nhất.
Thứ CHÍN: Đừng tạo ra RÁC. Làm ít – chất lượng – đều thì sẽ thành công. Mỗi ngày chỉ cần Post 1
-2 bài chất lượng là đủ nhưng phải làm đều mỗi ngày kể cả thứ 7 và chủ nhật thì FANPAGE của
bạn chắc chắn sẽ lên TOP.
Thứ MƯỜI: QUẢNG CÁO. Facebook cũng cần tiền để sống mà, nên nếu bạn quảng cáo thì bạn tiếp
cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn và nhanh chóng có được khách hàng hơn. Tuy nhiên
đánh đổi lại bạn phải trả tiền.
Trên đây chỉ là những cái nền CƠ BẢN để xây dựng một Fanpage cho quán cà phê của mình. Từ cái
nền này thì các anh chị có thể sáng tạo vô hạn ra các ý tưởng hay ho để tạo nên sự khác biệt. Chúc
các anh chị thành công nhé!
Nguồn : Sưu tầm
MỞ QUÁN CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?
Tôi thấy mọi người có ý định kinh doanh đồ uống nhưng thường thì chẳng biết phải bắt đầu từ đâu
và làm như nào, sử dụng đồng tiền như nào sao cho vừa tiết kiệm lại vừa đem lại hiệu quả cao.
Mở một quán Trà hay Cafe bao nhiêu tiền là đủ? Câu hỏi này luôn là câu hỏi đầu tiên khi vừa có ý
tưởng kinh doanh đồ uống hiện nay.
Tổng hợp tất cả lại có thể chia thành các bước như sau:
1. Xác định nguồn vốn - dòng tiền
(theo từng thị trường, thị trường thành phố, tuyến huyện, tỉnh... mà khoản vốn dự trù ban đầu sẽ
khác nhau)
- Vốn ở đây không hoàn toàn phải là tiền, vốn còn là kinh nghiệm, hiện vật, mặt bằng, cơ sở vật chất
sẵn có. Mà khi hùn tất cả vào đều có thể quy ra thành vốn.
Ví dụ thế này, Tôi và 1 người bạn nữa cùng nhau lên ý tưởng mở quán, tôi có kinh nghiệm còn bạn
tôi có tiền. Thì với kinh nghiệm của tôi cũng có thể sở hữu từ 30 - 35% cổ phần của quán. Với điều
kiện sau khi trừ đi hết tất cả các chi phí hàng tháng nếu quán có lợi nhuận thì tôi trực tiếp nhận đc
30 - 35% lợi nhuận chia theo sở hữu cổ phần. Còn bạn tôi nhận 65 - 70% lợi nhuận còn lại. Cho tới
khi bạn tôi thu lại đủ số tiền đầu tư thì lúc đó tôi sẽ nhận được thêm "Lương Quản Lí".
Dòng tiền? Chính là tiền mặt mà bạn tôi bỏ vào. Thì lúc này lên kế hoạch để chi tiêu số tiền mặt đó
sao cho minh bạch, tiết kiệm và hợp lí theo từng giai đoạn: thuê nhà, xây lắp, decor, nhân lực,
nguyên vật liệu, khai trương... Rồi tiếp tục khi mở bán, phải quản lí được dòng tiền chi ra và dòng
tiền thu vào...
2. Xác định mô hình kinh doanh - Khách hàng mục tiêu - định vị sản phẩm - Xác định vị trí điểm
đứng
Bạn định bán cái gì? Trà hay Coffee? Thị trường thành phố? Tuyến tỉnh hay huyện? Bán cho ai?
Tuổi tác? Sở thích như thế nào? Thói quen sử dụng ra sao?
Họ thường tập trung ở đâu? Vị trí nào xây dựng cửa hàng là phù hợp? Nên chọn đường đại lộ,
nghách nhỏ hay tuyến đường giao nhau?
Bao nhiêu người tại khu vực đó đang kinh doanh sản phẩm đó? Điểm mạnh điểm yếu của họ là gì?
Làm thế nào để khác biệt? Lấy gì làm sản phẩm chủ đạo? Hình thành phong cách cửa hàng? Có cần
thiết kế nhận diện phù hợp với mô hình kinh doanh? Không gian có cần phù hợp với nhận diện sản
phẩm? Hay chỉ đơn giản là trang điểm cho hợp mắt là đc?
3. Lên menu - xây dựng sản phẩm theo ý tưởng mô hình kinh doanh - tìm nguồn nguyên liệu phù
hợp (nhập khẩu hay nội địa) ?
Đây là giai đoạn khó nhất, bởi xây dựng sản phẩm có tính riêng, độc đáo và phải ngon và LẠ !!
Tôi không nói đi học 1 khóa pha chế là dở, nhưng bạn thử nghĩ xem, người ta dạy cho bạn đc thì
thằng bên cạnh bạn người ta cũng dạy đc, nguyên liệu mua không khó nhưng để khác biệt, để có
tính riêng + cạnh tranh thì lại không phải dễ. Vậy bạn phải làm thế nào để xây dựng bộ sản phẩm có
CHẤT?
Tôi rất thích cạnh tranh, bởi cạnh tranh làm chúng ta khôn lên, phải thay đổi để sinh tồn. Cạnh tranh
không có nghĩa là tiêu diệt thằng bên cạnh, mà cạnh tranh lại giúp cho chúng ta phải liên tục cải
thiện mình cải tiến sản phẩm và chất lượng phục vụ ngày 1 tốt hơn chuyên nghiệp hơn, lấy tình cảm
của khách hàng bằng chính giá trị của mình thì dần dần được Khách Hàng công nhận từ đó mới trở
thành THƯƠNG HIỆU của 1 vùng và lan rộng !!
Nhớ ngày xưa, khi tôi còn làm ở (the TRÀ bubble tea room - Việt Trig) nào là Chago, Tocotoco,
Bobbabop, tới cả Dingtea... đều bị đánh bại cảm giác sướng lắm các bác.
Mà mỗi giai đoạn đánh bại họ, mình lại càng chuyên nghiệp hơn, lại càng được công nhận hơn, tự
hào lắm.
Tôi nghĩ đó mới là Giá Trị Của 1 Thương Hiệu
À quên... cuối cùng các bác khi lên đc sản phẩm xong thì phải lên kế hoạch xây dựng:
- Quy trình đào tạo
- Quy trình bán, chạy thử + khai trương nữa nhé.

13 CHỈ SỐ CẦN BIẾT KHI KINH DOANH QUÁN CÀ PHÊ, NHÀ HÀNG
1. GIÁ VỐN HÀNG BÁN (COST OF GOOD SOLD)
Giá vốn hàng bán là chi phí cần thiết để xây dựng nên mỗi món ăn có trong menu của bạn. Giá vốn
hàng bán cũng đại diện cho tổng số lượng bạn cần phải chi cho hàng tồn kho để có được nguyên liệu
thô cần thiết cho việc chế biến trong một khoảng thời gian nhất định.
Ngoài ra, giá vốn hàng bán còn giúp bạn xác định liệu giá của món ăn trên menu có chính xác hay chi
phí thực phẩm quá cao. Đây là một trong những chỉ số tài chính quan trọng nhất đối với việc kinh
doanh nhà hàng, quán cà phê mà bạn cần phải theo dõi thường xuyên. Việc tính toán chỉ số này giúp
bạn xác định và có thể so sánh với giá vốn hàng bán trung bình của thị trường kinh doanh nhà hàng.
Cách tính giá vốn hàng bán:
Giá vốn hàng bán = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Mua vào trong kỳ – Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
Ví dụ: 320 triệu tiền hàng tồn kho đầu kỳ + 280 triệu chi phí nhập nguyên liệu - 295 triệu tiền hàng
tồn kho cuối kỳ = 305 triệu giá vốn hàng bán.
2. TỶ LỆ CHI PHÍ LAO ĐỘNG (LABOR COST PERCENTAGE)
Tỷ lệ chi phí lao động là tỷ lệ của nguồn doanh thu được chi trả cho nhân viên của nhà hàng, quán cà
phê. Đây là khoản chi phí lớn thứ hai trong kinh doanh, chỉ đứng sau chi phí dành cho nguyên liệu.
Để mang lại nhiều lợi nhuận nhất có thể, tỷ lệ chi phí lao động cần thấp nhất có thể.
Cách tính tỷ lệ chi phí lao động:
Tỷ lệ chi phí lao động = (Chi phí lao động ÷ Doanh thu) x 100
Ví dụ: (Tổng chi phí dành cho nhân công 1 tháng là 120 triệu ÷ Tổng doanh thu 1 tháng là 780 triệu)
x 100 = Tỷ lệ chi phí lao động chiếm khoảng 15% doanh thu.
3. CHI PHÍ GỐC (PRIME COST)
Chi phí gốc là chi phí tổng hợp các chi phí lao động và giá vốn hàng bán, bao gồm chi phí dành cho
thực phẩm, đồ uống. Đây là chi phí đóng vai trò là khoản chi lớn nhất của một nhà hàng, quán cà phê;
nó ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình kinh doanh của bạn, bao gồm việc bạn định giá món ăn trên menu,
lên ngân sách và đưa ra mục tiêu kinh doanh cho nhà hàng của mình.
Cách tính chi phí gốc:
Chi phí gốc = Giá vốn hàng bán + Tổng chi phí lao động
4. ĐIỂM HÒA VỐN (BREAK-EVEN POINT)
Điểm hòa vốn là một trong những chỉ số thiết yếu cần phải tính tới. Điểm hòa vốn sẽ giúp bạn xác
định hoạt động kinh doanh của mình cần thay đổi gì để có thể thu hồi số chi phí bạn đã bỏ ra. Bạn
cũng có thể sử dụng chỉ số điểm hòa vốn để dự đoán để hoàn lại vốn sẽ cần bao nhiêu thời gian.
Nếu nhà hàng, quán cà phê của bạn đang tìm kiếm những nhà đầu tư, thì đây sẽ là chỉ số vô cùng
quan trọng, quyết định liệu việc kinh doanh của bạn có đủ thu hút các nhà đầu tư hay không.
Cách tính điểm hòa vốn:
Điểm hòa vốn = Tổng chi phí cố định ÷ [(Tổng doanh thu – Tổng chi phí biến đổi) ÷ Tổng doanh thu]
Ví dụ: Tổng chi phí cố định như tiền thuê nhà, lãi vay 1 tháng là 250 triệu ÷ [(780 triệu doanh thu 1
tháng – 360 triệu tổng chi phí biến đổi như tiền nguyên liệu,...) ÷ 780 triệu doanh thu 1 tháng] =
464.28 triệu. Vậy doanh thu của bạn phải lớn hơn 464.28 triệu mới có thể bắt đầu có lãi.
5. TỶ LỆ CHI PHÍ NGUYÊN LIỆU (FOOD COST PERCENTAGE)
Tỷ lệ chi phí nguyên liệu là sự chênh lệch giữa chi phí để tạo nên một món ăn trên menu và giá bán
của món ăn đó. Đây là một chỉ số quan trọng trong việc kinh doanh vì bạn cần phải biết được bạn đã
bán món ăn của mình với giá hợp lý hay chưa và liệu mức giá bạn đưa ra đã đủ đem lại lợi nhuận cho
nhà hàng của mình.
Cách tính tỷ lệ chi phí nguyên liệu:
Tỷ lệ chi phí nguyên liệu = (Chi phí món ÷ Giá bán) x 100
6. LỢI NHUẬN GỘP (GROSS PROFIT)
Lợi nhuận gộp là số tiền mà nhà hàng, quán cà phê của bạn kiếm được sau khi đã khấu trừ đi giá vốn
hàng bán. Lợi nhuận gộp cho bạn biết rằng bạn còn lại bao nhiêu tiền để chi trả cho các khoản còn lại
như tiền thuê mặt bằng, điện, nước, v.v… sau khi đã khấu trừ giá vốn hàng bán.
Cách tính lợi nhuận gộp:
Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu – Giá vốn hàng bán
7. HỆ SỐ VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO (INVENTORY TURNOVER RATIO)
Hệ số vòng quay hàng tồn kho là một chỉ số kinh doanh quan trọng khi mà chỉ số này đề cập đến số
lần nhà hàng, quán cà phê của bạn sử dụng được hết lượng hàng tồn kho trong một khoảng thời gian
nhất định.
Theo dõi được chỉ số này giúp bạn ngăn chặn tình trạng tồn kho quá mức hoặc thiếu hàng. Bên cạnh
đó, hệ số vòng quay hàng tồn kho chỉ ra được rằng mất bao lâu thì bạn sẽ sử dụng hết lượng hàng tồn
kho của mình.
Cách tính hệ số quay vòng hàng tồn kho:
Hệ số quay vòng hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán ÷ [(Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Giá trị hàng tồn
kho cuối kỳ) ÷ 2]
Ví dụ: Giá vốn hàng bán 1 tháng là 450 triệu ÷ [(320 triệu giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + 270 triệu giá
trị hàng tồn kho cuối kỳ) ÷ 2] = 1.5. Vậy mỗi 2 tháng bạn sẽ phải quay vòng hàng tồn kho của mình 3
lần.
8. BIÊN LỢI NHUẬN RÒNG (NET PROFIT MARGIN)
Biên lợi nhuận ròng là số tiền mà việc kinh doanh của bạn thu về được sau khi đã trừ đi các khoản chi
phí như giá vốn hàng bán, tiền thuê mặt bằng, điện, nước, v.v... Đây là tỷ suất lợi nhuận của bạn và là
chỉ số quan trọng đối với việc kinh doanh.
Cách tính biên lợi nhuận ròng:
Biên lợi nhuận ròng = (Tổng doanh thu – Chi phí vận hành) ÷ Tổng doanh thu
9. ĐỘ PHỦ TRUNG BÌNH HAY DOANH THU NHÀ HÀNG TRÊN MỖI CHỖ NGỒI (AVERAGE
COVER OR RESTAURANT REVENUE PER SEAT)
Đây là chỉ số chỉ ra rằng mỗi một khách hàng chi bao nhiêu tiền khi dùng bữa tại nhà hàng, quán cà
phê của bạn. Chỉ số này cũng cho bạn biết được rằng liệu nhân viên của mình đã làm việc hết công
suất để khách hàng có trải nghiệm tốt, đem về doanh thu nhất có thể hơn hay chưa. Bạn cũng có thể
sử dụng chỉ số này để dự đoán doanh thu.
Cách tính độ phủ trung bình:
Độ phủ trung bình = Tổng doanh thu ÷ Số khách
Ví dụ: Tổng doanh thu 1 buổi tối là 50 triệu ÷ 100 khách dùng bữa tối hôm đó = 500 nghìn / 1 khách.
10. HỆ SỐ QUAY VÒNG BÀN (TABLE TURNOVER RATIO)
Đây là số lần bàn được dọn để phục vụ cho một khách hàng mới trong một khoảng thời gian nhất
định. Nếu nhà hàng, quán cà phê của bạn có một hệ số quay vòng bàn càng nhanh, tức là phục vụ
được một lượng khách hàng nhiều hơn trong một khoảng thời gian, từ đó doanh thu được tăng lên.
Khi tính toán được chỉ số này, bạn có thể chuẩn bị tốt hơn cho bếp của mình để phục vụ thực khách,
cũng như có được thông tin tạo điều kiện đặt bàn cho khách hàng.
Cách tính hệ số quay vòng bàn:
Hệ số quay vòng bàn = Số lượng khách được phục vụ trong một khoảng thời gian ÷ Số chỗ ngồi
Ví dụ: Tổng lượng khách dùng bữa trong 1 buổi tối là 120 người ÷ Khả năng phục vụ chỗ ngồi của
nhà hàng là 40 chỗ = 3. Vậy mỗi chỗ ngồi sẽ được quay vòng 3 lần, hay phục vụ 3 khách hàng trong
1 buổi tối.
11. TỶ LỆ NHÂN VIÊN NGHỈ VIỆC (EMPLOYEE TURNOVER RATIO)
Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc có nghĩa là số tần suất mà nhân viên của bạn nghỉ việc trong một khoảng
thời gian nhất định bao gồm việc tự ý nghỉ việc, bị sa thải hay nghỉ hưu. Tỷ lệ này không bao gồm
việc luân chuyển trong nội bộ. Chỉ số này cho bạn biết rằng liệu môi trường làm việc của nhân viên
có vấn đề nào không nếu như hệ số đổi nhân viên của bạn cao.
Cách tính tỷ lệ nhân viên nghỉ việc:
Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc = (Số nhân viên rời đi ÷ Tổng số nhân viên) x 100
12. CHI PHÍ THU VỀ KHÁCH HÀNG MỚI (CUSTOMER ACQUISITION COST)
Đây là chỉ số marketing cho bạn biết rằng bạn mất bao nhiêu chi phí để có được một khách hàng mới
cho nhà hàng, quán cà phê của bạn. Đây là một chỉ số quan trọng khi nó có thể giúp bạn xác định
được liệu chiến lược / hoạt động marketing của bạn có hiệu quả hay không.
Bằng cách so sánh sự chênh lệch về chi phí của mỗi chiến lược marketing, bạn có thể ưu tiên những
chiến lược marketing đem lại doanh thu lớn nhất so với chi phí bạn bỏ ra.
Cách tính chi phí thu về khách hàng mới:
Chi phí thu về khách hàng mới = Chi phí marketing ÷ Tổng số khách hàng mới
13. TỶ LỆ GIỮ CHÂN KHÁCH HÀNG (CUSTOMER RETENTION RATIO)
Chỉ số này cho bạn biết số lượng khách hàng mà bạn “giữ chân” được. Bên cạnh đó, chi phí bỏ ra để
thu về khách hàng mới luôn lớn hơn chi phí "giữ chân" khách hàng cũ. Mặt khác, việc liên tục đo
lường chỉ số thực khách và xác định những vấn đề còn đang gặp phải là vô cùng quan trọng trong
hoạt động kinh doanh.
Cách tính tỷ lệ giữ chân khách hàng:
Tỷ lệ giữ chân khách hàng = [(Tổng số khách hàng – Tổng số khách hàng mới) ÷ Tổng số khách
hàng] x 100
Cre : F&B Vietnam

𝐁𝐀̣𝐍 𝐏𝐇𝐀̉𝐈 𝐁𝐈𝐄̂́𝐓 Đ𝐄̂̉ 𝐊𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐌𝐀̂́𝐓 𝐓𝐈𝐄̂̀𝐍 𝐎𝐀𝐍 𝐕𝐀̀𝐎 𝐐𝐔𝐀̉𝐍𝐆 𝐂𝐀́𝐎 𝐅𝐀𝐂𝐄𝐁𝐎𝐎𝐊
Dịch bệnh quay trở lại làm nhiều hàng quán trở nên ế ẩm. Hơn 2 năm chống chọi với dịch các quán
đều đã thấm đòn. Nhiều quán kinh doanh theo phương pháp truyền thống thì nay cũng đã bắt đầu
nghĩ cách chủ động tìm kiếm khách hàng.
Nghe bạn bè,người thân khuyên là hãy chạy quảng cáo mới có khách, thế là bắt đầu làm nhưng không
hiểu những điều dưới đây bạn sẽ chỉ tốn tiền mà không thu được gì cả
𝟏. 𝐊𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐱𝐚́𝐜 đ𝐢̣𝐧𝐡 𝐫𝐨̃ 𝐭𝐞̣̂𝐩 𝐤𝐡𝐚́𝐜𝐡 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐦𝐮̣𝐜 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐬𝐞̃ 𝐡𝐮̛𝐨̛́𝐧𝐠 đ𝐞̂𝐧
́ 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤
Cũng giống như ở offline, khi quảng cáo, bạn cần phải rõ ràng để khách hàng mục tiêu đặc biệt độ
tuổi, giới tính, khu vực, sở thích, hành vi, mong muốn.
Sẽ không có chuyện khách hàng của tui từ 16-60 tuổi được. Vì với quảng cáo facebook mỗi lượt hiển
thị bạn đều mất phí. Hiển thị sai người, sai thông điệp, sai sản phẩm sẽ chỉ làm cho bạn mất tiền mà
chẳng thu lại được gì.
𝟐. 𝐊𝐡𝐨̂𝐧𝐠 đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐮̛ 𝐯𝐚̀𝐨 𝐡𝐢̀𝐧𝐡 𝐚̉𝐧𝐡 𝐯𝐚̀ 𝐯𝐢𝐝𝐞𝐨
Hình Ảnh và video là điểm chạm đầu tiên của khách hàng và quán. Chính vì vậy một hình ảnh đẹp sẽ
khiến khách hàng dễ bị thu hút, ghi nhớ và dễ đưa ra quyết định mua hàng.
Tuyệt đối đừng sử dụng những hình ảnh được chụp sơ sài không qua chỉnh sửa, ảnh copy trên mạng,
hoặc những bức ảnh sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần.
Điều này sẽ chỉ khiến khách hàng nhàm chán với quảng cáo của bạn.
𝟑. 𝐊𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐚̣̂𝐩 𝐭𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐯𝐚̀𝐨 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐚̉𝐧 𝐩𝐡𝐚̂̉𝐦 𝐦𝐮̃𝐢 𝐧𝐡𝐨̣𝐧
Tâm lý chủ quán khi quảng cáo đều muốn giới thiệu nhiều nhất đến khách hàng sản phẩm của quán,
để khách có nhiều sự lựa chọn.
Tuy nhiên vì quá nhiều sản phẩm nên bạn trở nên nhạt nhoà, không có gì đặc biệt, và không có gì ấn
tượng để khách hàng ghi nhớ. Vì vậy lời khuyên của mình ở đây là tập trung vào 1 sản phẩm mũi
nhọn mà bạn cảm thấy tự tin nhất trong chuỗi sản phẩm của mình.
Sau đó chuẩn bị thật kỹ những hình ảnh, video Feedback hài lòng của khách hàng, video hướng dẫn
làm ra sản phẩm hoặc các khâu chuẩn bị... liên quan đến sản phẩm đó. Việc chuẩn bị chu đáo và tập
trung cho một sản phẩm sẽ giúp bạn có màn chào sân ấn tượng.
Chuẩn bị bao bì thật đẹp mắt để giao đến cho khách và quan trọng hãy đảm bảo đó là những món
ăn/uống mà khi được giao đến nhà khách thì ăn vẫn ngon như tại quán.
Việc này sẽ giúp bạn gây ấn tượng sâu sắc với khách hàng. Và định vị quán bạn với món ăn, đồ uống
đó.
- Ngoài ra tập trung vào 1 sản phẩm sẽ giúp bạn tránh được những hao phí không đáng có về tồn kho
nguyên vật liệu
𝟒. 𝐂𝐡𝐮̛𝐚 𝐬𝐚̆̃𝐧 𝐬𝐚̀𝐧𝐠 đ𝐞̂̉ 𝐭𝐡𝐚𝐲 đ𝐨̂̉𝐢
Nếu bạn quảng cáo với tâm lý "Làm thử xem thế nào" sẽ làm bạn vừa làm và vừa nghi ngờ.
Quảng cáo không phải là liều thuốc thánh, nó cần có thời gian để phát triển.
Tâm lý "Thử xem thế nào" sẽ làm bạn bắt đầu với ngân sách thấp và thời gian ngắn.
- Ngân sách thấp sẽ hạn chế người tiếp cận
- Thời gian quảng cáo quá ngắn sẽ làm cho khách hàng chưa kịp nhớ về bạn thì đã không thấy quán
xuất hiện nữa. Và quán lại rơi vào lãng quên.
Covid sẽ còn kéo dài, và học cách thích nghi là điều cần thiết.
Đây là cơ hội để chúng ta bắt đầu tìm cách "Thay đổi" để phù hợp và phát triển.
-----
Lời kết: Mình không khuyên các bạn phải quảng cáo Facebook mới được. Mà chỉ mong các bạn hiểu
đúng, làm đúng để không phải mất tiền oan vào quảng cáo
Chúc cả nhà mình bình an vượt bão.

8 BƯỚC CHỌN MẶT BẰNG ĐỂ MỞ QUÁN CÀ PHÊ


1. Chi phí đầu tư
Khi quyết định kinh doanh một ngành nghề nào đó, việc đầu tiên là bạn cần một số vốn cần thiết để
đầu tư cho công việc kinh doanh. Đối với việc chọn địa điểm để mở quán cafe, nhà hàng thì chi phí
thuê mặt bằng là một trong những khoảng chi phí lớn và sẽ quyết định đến việc kinh doanh có phát
triển không. Có thể chọn một trong hai phương án để trả chi phí thuê mặt bằng:
Trả trong thời gian dài: thuê và trả tiền 1 lần/năm hoặc trả theo mốc thời gian. Với hình thức này thì
người thuê hoàn toàn yên tâm, không sợ bị ảnh hưởng về việc bị lấy lại mặt bằng kinh doanh bất cứ
lúc nào. Và khuyết điểm của hình thức này là các chi phí bỏ ra lúc đầu quá lớn, và không tận dụng
linh hoạt được nguồn vốn, bị đóng băng vốn.
Trả chi phí linh hoạt hàng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng, nhưng phải cam kết thời gian thuê lâu dài với
chủ. Thuê và trả tiền theo cách này thì ưu điểm là chi phí ban đầu không quá lớn, không bị ứ đọng
vốn, nhưng khuyết điểm là mặt bằng quán cafe, nhà hàng có thể bị lấy bất kì lúc nào.
2. Tìm và thuê mặt bằng mở quán cafe
Vị trí mở quán cafe là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của quán. Thông thường
để xem xét vị trí của nơi cho thuê mặt bằng quán cafe có tốt hay không, chúng ta cần xét đến 2 yếu tố:
Mặt bằng bán quán cafe ở gần những khu vực tập trung nhiều tòa nhà văn phòng, các trung tâm
thương mại, những trung tâm mua sắm, những nơi có nhiều người qua lại,.. Khảo sát xem mặt bằng
đó có nằm trong khu vực quy hoạch hay không, hệ thống cống thoát nước, đường điện nước, đường
gas, có đảm bảo hay không…
Địa điểm thuê mặt bằng không nên nằm trong hẻm cụt, khu vực hay kẹt đường,hay mặt bằng ở những
vị trí nhỏ không có chỗ để xe,... sẽ gây bất tiện cho khách hàng khi họ vào sử uống cafe tại quán bạn.
Thuê mặt bằng mở quán cafe thường đồng nghĩa với việc chủ quán sẽ phải tu sửa lại mặt bằng theo ý
mình. Trước khi thuê mặt bằng hãy xác định trước xem mặt bằng đó có cần tu sửa nhiều không? Chủ
nhà có thể hỗ trợ gì không? Từ đó cân nhắc cho phù hợp với ngân sách đầu tư của các bạn. Bạn cũng
nên trình bày ý muốn tu sửa của mình cho chủ nhà để thuyết phục họ đồng ý cho phép bạn thay đổi
không gian mặt bằng đó.
3. Xem xét kỹ hiện trạng mặt bằng
Đừng vội quyết đặt thuê mặt bằng kể cả khi thấy giá cả và địa điểm hợp lý. Bạn cần kiểm tra kỹ càng
tình trạng hiện tại của mặt bằng đó. Xem xét xem cho chỗ gửi xe không? Sức chứa tối đa là bao
nhiêu? Cần khoảng chi phí như thế nào để cải tạo và sửa chữa lại?
Bạn không nên bỏ qua yếu tố bãi đậu xe của khách. Với văn hóa giao thông của Việt Nam yêu thích
phương tiện cá nhân hơn thì mỗi khách hàng đến quán bạn đều có 1 xe. Bạn cần sắp xếp chỗ để xe
phù hợp tránh làm ảnh hưởng đến trật tự giao thông.
4. Diện tích mặt bằng kinh doanh quán cafe
Sau khi quyết định ngân sách đầu tư chọn địa điểm để mở quán cafe thì việc đầu tiên bạn cần chú ý
đó chính là diện tích mặt bằng quán cafe. Việc lựa chọn diện tích mặt bằng nhỏ hay lớn tùy thuộc vào
hình thức kinh doanh và khả năng tài chính của bạn. Tùy vào mục đích sử dụng và phong cách của
quán để lựa chọn diện tích phù hợp.
Nếu bạn muốn mở quán cafe sân vườn thì phải chọn diện tích rộng rãi, thoáng mát, và ngược lại nếu
bạn chọn phong cách sang trọng thì diện tích quán có thể nhỏ hơn chút nhưng vẫn phải đảm bảo
không gian trang trí bên trong.
Ngoài ra, quán cafe cũng cần bố trí đủ ánh sáng và thoáng đãng, cách bày trí nội thất phải thể hiện
được sự sáng tạo và gu thẩm mỹ của chủ quán. Có thể tham khảo các chuyên gia thiết kế về những ý
tưởng của mình để họ có thể tư vấn cho bạn.
5. Xác định đối tượng khách hàng
Để lựa chọn địa điểm mở quán cafe phù hợp, các bạn cần định hướng được chính xác đâu là đối
tượng khách hàng chủ yếu mà quán cafe đang muốn hướng tới?
Nếu bạn có ý định chọn mặt bằng kinh doanh quán cafe văn phòng, thì đối tượng khách hàng chính là
nhân viên văn phòng. Do đó bạn cần thuê mặt bằng kinh doanh ở gần những khu vực tập trung nhiều
tòa nhà văn phòng, các trung tâm thương mại.
Nếu khách hàng bạn muốn nhắm tới là sinh viên, bạn nên tìm địa điểm ở gần các trường Đại học, nhà
văn hóa,…Tuy nhiên, chi phí thuê mặt bằng ở đây có thể hơi mắc nhưng bù lại bạn có thể thu hút
nhiều khách hàng hơn và bán giá cao hơn.
Nếu khách hàng bạn muốn hướng tới là tầng lớp bình dân, xe ôm, công nhân, thợ hồ,... thì bạn chọn
mặt bằng để mở quán ở khu vực buôn bán hay gần các chợ, các xí nghiệp và nên kinh doanh theo
hướng cafe cóc, cafe vỉa hè, hoặc nhà trệt không cần máy lạnh.
6. Hợp đồng cho thuê và thời hạn thuê
Để kinh doanh ổn định và bắt đầu có lời thì ít nhất hoạt động kinh doanh của bạn phải hoạt động ít
nhất từ một năm trở lên. Để yên tâm hơn về địa điểm kinh doanh thì nhà bạn nên chọn thời gian ký
hợp đồng khoảng 2 năm, nếu công việc kinh doanh tốt và phát triển hãy tiếp tục gia hạn hợp đồng, lúc
này có thể từ 5 đến 10 năm, tùy vào khả năng tài chính và có thể mua lại nếu có điều kiện.
7. Giấy phép xây dựng, tưởng dễ mà lại phức tạp không tưởng
Các vấn đề liên quan đến Giấy phép xây dựng thực sự là phức tạp và khó hiểu đối với các chủ đầu tư
tay ngang. Đây là điều mà rất nhiều Chủ đầu tư không hiểu và không lường trước được trong kế
hoạch kinh doanh vì sự thiếu am hiểu về các thủ tục, quy định về giấy phép xây dựng. Nếu bạn thuê
một căn nhà và gần như hoàn thiện không cần sửa chữa nhiều thì gần như bạn có thể tiến hành kinh
doanh được ngay. Bằng không, bạn hãy đọc thật kỹ bài viết này để có thêm kiến thức trước khi triển
khai kinh doanh nhé.
Khi bạn thuê một mặt bằng, rất có thể bạn đang ở một trong những trường hợp bên dưới.
+ Trường hợp 1:
Bạn thuê được căn nhà ưng ý với mô hình và hầu như không cần thay đổi nhiều, chỉ cần đặt để bàn
ghế, trang thiết bị và trang trí nhẹ mà không thay đổi khả năng chịu lực, kiến trúc và diện tích xây
dựng, không thay đổi kiến trúc bề mặt đường thì tôi chúc mừng bạn. Hãy nhanh chóng bắt tay vào
việc chuẩn bị chạy thử rồi khai trương.
+ Trường hợp 2:
Sửa nhà nâng tầng, tăng diện tích xây dựng, thay đổi kết cấu công trình. Bạn cần xin Giấy phép sửa
chữa cải tạo nhà ở hoặc công trình. Việc thay đổi kết cấu công trình khá phức tạp, bạn cần phải có
báo cáo thẩm định kết cấu móng của đơn vị chuyên nghiệp thì mới đủ hồ sơ làm giấy phép.
+ Trường hợp 3:
Xây mới – Theo mô hình nhà ở. Có khả năng không cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Chỉ cần
xin giấy phép xây dựng.
+ Trường hợp 4:
Xây mới theo mô hình kinh doanh F&B. Cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất trước khi xin Giấy
phép xây dựng.
Các thủ tục bạn có thể cần giải quyết bao gồm:
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Xin Giấy phép xây dựng
8. Để xe nhân viên và khách hàng trên vỉa hè có hợp pháp?
Dân gian có câu “Phép vua thua lệ làng” văn hoá ấy vẫn luôn được gìn giữ và phát triển đến ngày
hôm nay. “Lệ làng” là một thể loại văn hoá độc đáo tại mỗi địa phương và chỉ nên được đưa ra chém
gió ở các quán trà chanh, café. Giới hạn của bài này đề cập đến “Phép vua” tức là Luật và các quy
định của nhà nước mà Chủ đầu tư F&B cần nắm vững.
Không khó để bạn bắt gặp những địa điểm kinh doanh F&B sử dụng vỉa hè làm khu vực đậu xe
chính. Một số thì chấp hành tốt quy định giúp cho người đi bộ qua lại được dễ dàng nhưng không ít
cơ sở kinh doanh lấn chiếm hết vỉa hè khiến người đi bộ không còn lối đi riêng và dễ gặp nguy hiểm
khi lưu thông. Câu hỏi được đặt ra là việc để xe máy trên vỉa hè có hợp pháp?
Theo các quy định nhà nước, vỉa hè là tài sản công, tài sản chung do nhà nước quản lý, việc lấn chiếm
nhằm bất cứ mục đích gì không có sự cấp phép của cơ quan quản lý chức năng đều có thể coi là bất
hợp pháp. Do thực tế chung của các đô thị lớn là quỹ đất hạn hẹp không đảm bảo chỗ để xe máy nên
UBND Tp.HCM và các đô thị lớn đã ra quy định cho phép sử dụng một phần vỉa hè làm chỗ đậu xe
máy nhưng nếu muốn sử dụng thì phải được cấp một loại giấy phép mang tên “GIẤY PHÉP SỬ
DỤNG TẠM THỜI VỈA HÈ”.
Cre : Linh Nguyễn

BẠN CÓ PHẢI LÀ MỘT CHỦ QUÁN TINH TẾ?


Mở một quán ra, khách tìm đến mình trước hết vì tò mò, vì khuyến mãi, vì quán đẹp để check in.
Nhưng chụp ảnh mãi rồi cũng sẽ chán, khuyến mãi thì không thể ngày nào cũng có được. Thế thì làm
thế nào cho khách quay lại với mình?
Rất nhiều người tư duy rằng đồ uống phải độc, phải lạ, quán xá phải đẹp, thì khách mới đến. Điều đó
không sai. Nhưng nó chỉ độc, chỉ lạ, chỉ đẹp thời gian đầu thôi. Lâu dần, khi khách thấy họ hợp với
quán mình, thì họ lại quay lại vì họ đã quen, chứ không phải độc lạ hay đẹp nữa. Chính vì thế, rất
nhiều lần mình nhắc đến yếu tố xác định tệp khách hàng mục tiêu, do chủ quán thường hay tham, ai
cũng muốn bán. Nhưng để khách quay lại vì họ đã quen với mình, thì mình phải tạo được “điểm
chạm” với họ. Từ đó, họ thân với mình, vào quán mình, họ cảm thấy quen thuộc, thoải mái.
Để tạo được những điều đó, bạn phải hiểu được thói quen, sở thích của nhóm khách hàng mình hướng
tới. Những yếu tố nho nhỏ trong quán, nhưng nếu để ý, sẽ tạo nên sự khác biệt. Dần dần, nó trở thành
điểm cạnh tranh, giá trị gia tăng, hình thành nên “tính cách quán” cho bạn. Thử điểm qua xem có
những yếu tố như thế nào nhé.
1. Âm nhạc
Để cho nhân viên tùy ý bật nhạc là một cái sự dở không thể nào dở hơn! Hôm trước đi công tác, mình
còn gặp một quán mà nhân viên bật hẳn karaoke lên để hát. Hát hay đã đành, đằng này… Thật sự
không khác gì đuổi khách, team mình ngồi trao đổi công việc mà không ai nghe ai nói gì, nhắc rồi mà
nhân viên vẫn nhơn nhơn. Âm nhạc là thứ đầu tiên tác động đến thính giác của khách hàng. Nhạc cho
giới trẻ là nhạc thị trường, sôi động. Nhạc cho người đi làm là nhạc nhẹ nhàng. Nhạc cho người thư
giãn là nhạc êm dịu. Âm nhạc của mỗi mô hình khác nhau rất nhiều. Nên có một vài list nhạc chuẩn
bị sẵn vào USB để chạy trong quán bạn nhé.
2. Mùi hương
Những địa điểm chụp ảnh đẹp ở Hà Nội đang phủ sóng mạng xã hội
Tác động đến khứu giác của khách hàng, đương nhiên là mùi hương. Nếu bạn vào Starbucks, đảm
bảo bạn sẽ thấy một mùi hương café thơm dịu, mùi hương làm người ta cảm nhận được ngay rằng “À,
đây là quán cà phê!”. Xử lý mùi hương trong quán không đơn giản. Vì không gian nếu bí quá, sẽ tạo
cảm giác ngột ngạt, không gian thoáng quá thì mùi lại bay mất, chưa kể nhiều quán không có không
gian hút thuốc tách biệt. Có những quán tuy gọi là quán cà phê, nhưng trong quán quá bí, cà phê bán
lại ít hơn các nhóm đồ uống khác, thành ra thay vì mùi cà phê, là mùi của hỗn tạp rất nhiều thứ. Quán
không gian quá hẹp, đôi khi còn bị sực nức mùi nước hoa của khách hàng, tệ hơn là của nhân viên.
Nhân viên không nên sử dụng nước hoa mùi nồng là vì vậy, nó có thể làm ảnh hưởng đến trải nghiệm
về khứu giác của khách.
3. Nhà vệ sinh
Mình đã có một bài viết nói lên quan điểm về nhà vệ sinh của quán. Mình xấu tính, rất hay soi nhà vệ
sinh. Quán nào đẹp đến mấy mà để cái toilet bẩn, mình cạch mặt luôn. Trong nhà vệ sinh có khăn lau,
hoặc giấy lau tay, khách hàng sẽ cảm thấy khác biệt rất nhiều. Nếu bạn đã từng đến Sườn Mười, một
cửa hàng chuyên các món sườn ở HN, bạn sẽ thấy khu vực rửa tay luôn có giấy lau tay. Khi ăn sườn,
khách sẽ cầm miếng sườn trực tiếp bằng tay, nên việc rửa tay là đương nhiên. Loại giấy được lựa
chọn để lau cũng là giấy không bám bụi, rất phù hợp cho việc lau tay ướt. Toilet cũng là nơi nên được
dọn dẹp thường xuyên và xử lý mùi cẩn thận đó.
4. Và những trải nghiệm xúc giác nho nhỏ khác
Nếu bạn để ý, ở All Day, mỗi bàn sẽ có móc treo đồ ẩn dưới gầm bàn. Khách đến đây thường mang
theo laptop làm việc. Một cái móc treo cặp thật sự là rất tiện lợi. Một chiếc bánh ngọt của quán cũng
kèm thêm một miếng tag nhỏ gắn trên bánh với nội dung tiếng anh rằng “Hi vọng bạn sẽ thích chiếc
bánh này”. Hay đã có lần mình up những tấm ảnh về sự quan tâm đến khách hàng của S Chicken,
tiệm cơm chuyên các món gà. Họ có kẹp tóc, dây buộc tóc cho khách hàng nữ, có giá đỡ điện thoại
cho những người đi ăn một mình. Hoặc nếu vào Highlands hoặc The Coffee House, bạn sẽ thấy ổ
điện ở khắp nơi. Khách hàng không bao giờ phải hỏi “Em ơi, ở đây có ổ điện không, cho anh cắm
nhờ cái sạc”. Chính những điểm chạm nho nhỏ đó, tuy không nhiều nhặt, không phải cái gì đó quá to
tát, nhưng lại ghi điểm rất lớn trong lòng khách. Rồi họ quay lại, vì sự tiện lợi, vì họ cảm thấy “À,
đây chính là nơi dành cho mình.”
Quán đẹp đánh vào thị giác. Đồ uống ngon đánh vào vị giác. Nhưng đừng quên, con người còn ba
giác quan nữa. Quan tâm được đầy đủ những giác quan ấy, thể hiện được bạn là một cửa hàng tinh tế.
Và đó, họ đến với bạn vì bạn có tính cách riêng, vì bạn là chính bạn. Hãy cạnh tranh bằng những giá
trị như vậy nhé. Đừng cố chạy theo những gì cao siêu, khi những điều nhỏ bé mà bạn còn chưa làm
được.
Cre : Nguyễn Quang Tôm
MỞ QUÁN CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?
Tôi thấy mọi người có ý định kinh doanh đồ uống nhưng thường thì chẳng biết phải bắt đầu từ đâu và
làm như nào, sử dụng đồng tiền như nào sao cho vừa tiết kiệm lại vừa đem lại hiệu quả cao.
Mở một quán Trà hay Cafe bao nhiêu tiền là đủ? Câu hỏi này luôn là câu hỏi đầu tiên khi vừa có ý
tưởng kinh doanh đồ uống hiện nay.
Tổng hợp tất cả lại có thể chia thành các bước như sau:
1. Xác định nguồn vốn - dòng tiền
(theo từng thị trường, thị trường thành phố, tuyến huyện, tỉnh... mà khoản vốn dự trù ban đầu sẽ khác
nhau)
- Vốn ở đây không hoàn toàn phải là tiền, vốn còn là kinh nghiệm, hiện vật, mặt bằng, cơ sở vật chất
sẵn có. Mà khi hùn tất cả vào đều có thể quy ra thành vốn.
Ví dụ thế này, Tôi và 1 người bạn nữa cùng nhau lên ý tưởng mở quán, tôi có kinh nghiệm còn bạn
tôi có tiền. Thì với kinh nghiệm của tôi cũng có thể sở hữu từ 30 - 35% cổ phần của quán. Với điều
kiện sau khi trừ đi hết tất cả các chi phí hàng tháng nếu quán có lợi nhuận thì tôi trực tiếp nhận đc 30
- 35% lợi nhuận chia theo sở hữu cổ phần. Còn bạn tôi nhận 65 - 70% lợi nhuận còn lại. Cho tới khi
bạn tôi thu lại đủ số tiền đầu tư thì lúc đó tôi sẽ nhận được thêm "Lương Quản Lí".
Dòng tiền? Chính là tiền mặt mà bạn tôi bỏ vào. Thì lúc này lên kế hoạch để chi tiêu số tiền mặt đó
sao cho minh bạch, tiết kiệm và hợp lí theo từng giai đoạn: thuê nhà, xây lắp, decor, nhân lực, nguyên
vật liệu, khai trương... Rồi tiếp tục khi mở bán, phải quản lí được dòng tiền chi ra và dòng tiền thu
vào...
2. Xác định mô hình kinh doanh - Khách hàng mục tiêu - định vị sản phẩm - Xác định vị trí điểm
đứng
Bạn định bán cái gì? Trà hay Coffee? Thị trường thành phố? Tuyến tỉnh hay huyện? Bán cho ai? Tuổi
tác? Sở thích như thế nào? Thói quen sử dụng ra sao?
Họ thường tập trung ở đâu? Vị trí nào xây dựng cửa hàng là phù hợp? Nên chọn đường đại lộ, nghách
nhỏ hay tuyến đường giao nhau?
Bao nhiêu người tại khu vực đó đang kinh doanh sản phẩm đó? Điểm mạnh điểm yếu của họ là gì?
Làm thế nào để khác biệt? Lấy gì làm sản phẩm chủ đạo? Hình thành phong cách cửa hàng? Có cần
thiết kế nhận diện phù hợp với mô hình kinh doanh? Không gian có cần phù hợp với nhận diện sản
phẩm? Hay chỉ đơn giản là trang điểm cho hợp mắt là đc?
3. Lên menu - xây dựng sản phẩm theo ý tưởng mô hình kinh doanh - tìm nguồn nguyên liệu phù hợp
(nhập khẩu hay nội địa) ?
Đây là giai đoạn khó nhất, bởi xây dựng sản phẩm có tính riêng, độc đáo và phải ngon và LẠ !!
Tôi không nói đi học 1 khóa pha chế là dở, nhưng bạn thử nghĩ xem, người ta dạy cho bạn đc thì
thằng bên cạnh bạn người ta cũng dạy đc, nguyên liệu mua không khó nhưng để khác biệt, để có tính
riêng + cạnh tranh thì lại không phải dễ. Vậy bạn phải làm thế nào để xây dựng bộ sản phẩm có
CHẤT?
Tôi rất thích cạnh tranh, bởi cạnh tranh làm chúng ta khôn lên, phải thay đổi để sinh tồn. Cạnh tranh
không có nghĩa là tiêu diệt thằng bên cạnh, mà cạnh tranh lại giúp cho chúng ta phải liên tục cải thiện
mình cải tiến sản phẩm và chất lượng phục vụ ngày 1 tốt hơn chuyên nghiệp hơn, lấy tình cảm của
khách hàng bằng chính giá trị của mình thì dần dần được Khách Hàng công nhận từ đó mới trở thành
THƯƠNG HIỆU của 1 vùng và lan rộng !!
Nhớ ngày xưa, khi tôi còn làm ở (the TRÀ bubble tea room - Việt Trig) nào là Chago, Tocotoco,
Bobbabop, tới cả Dingtea... đều bị đánh bại cảm giác sướng lắm các bác.
Mà mỗi giai đoạn đánh bại họ, mình lại càng chuyên nghiệp hơn, lại càng được công nhận hơn, tự
hào lắm.
Tôi nghĩ đó mới là Giá Trị Của 1 Thương Hiệu
À quên... cuối cùng các bác khi lên đc sản phẩm xong thì phải lên kế hoạch xây dựng:
- Quy trình đào tạo
- Quy trình bán, chạy thử + khai trương nữa nhé.
Cre : Nguyễn Minh Tuấn

NHỮNG HOẠT ĐỘNG MARKETING NHỎ VÀ HÀNG NGÀY CHO QUÁN CÀ


PHÊ/NHÀ HÀNG
Hôm nay em định viết review về quyển "Dốc hết trái tim" của Starbucks, cơ mà cả ngày em viết mấy
bài PR mệt quá rồi, nên thôi hôm nay em chỉ chia sẻ những hoạt động marketing dành cho quán cafe/
nhà hàng mà em đã thực hiện và kiểm chứng hiệu quả. Bác nào có thêm chiêu gì khác thì chia sẻ với
bà con nữa nhé.
1. Today’s specials
Nếu quán café/nhà hàng của các bạn có nấu các món mới và đặc biệt hàng ngày, thì nên update lên
Facebook thường xuyên. Khách hàng không phải gọi điện để hỏi hàng ngày. Nếu có tích hợp
facebook ở website thì thông báo món ăn mới sẽ tự động hiển thị trên website luôn.
2. Các mẹo hữu ích của Barista:
Các bạn có thể chia sẻ những mẹo hay thú vị về pha chế café tại nhà, lưu trữ café sao cho ngon, art
café,…
Tất cả những thứ gì khiến khách hàng hứng thú về café (vì đó là sản phẩm kinh doanh của bạn) đều
có thể là thông tin hữu ích. Mỗi tuần có thể hướng dẫn họ làm 1 loại nước uống đặc biệt và post lên
web site, mạng xã hội của quán.
3. Discounts
Chỉ dành riêng cho những người tương tác với quán trên mạng xã hội. Khách hàng muốn biết họ
được gì nếu tương tác với bạn qua mạng xã hội, nên bạn có thể cung cấp QR code cho khách hàng
trên facebook và cho giới hạn thời gian.
4. Off(line) mà On(Line), On mà OFF (theo gợi ý của anh Bình Nguyễn)
Mời các nhóm hoạt động trên facebook đến tụ họp ở quán café của bạn, ghi lại contact và đưa thẻ
giảm giá cho các thành viên cho những lần đến sau, trưởng nhóm nên được giảm giá nhiều hơn.
5. Khảo sát khách hàng
Tham khảo ý kiến phản hồi của khách hang về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của quán. Có thể sử
dụng cách này để quảng bá cho món mới “Lần trước ghé qua quán, bạn đã thử dùng món waffle mới
chưa? Nếu chưa thì bạn có thấy món này trên menu không? Hay có được nhân viên giới thiệu món
này chưa?
6. Quảng cáo trong phòng vệ sinh
Dán poster vào phía sau của cánh cửa nhà vệ sinh. Chỉ nên dán quảng cáo về sự kiện sắp diễn ra,
không nên quảng cáo đồ ăn, đồ uống ở đây.
7. Hoá đơn
In thông tin giảm giá đặc biệt trên hoá đơn cho lần tiếp theo khách tới quán.
8. Thẻ khách hàng trung thành
Để khuyến khích khách đến lần sau, thẻ tích điểm có tác dụng rất tốt: mua 10 tặng 1. Khuyến khích
khách hang mang bạn bè và người thân để mua 1 tặng 1 hoặc giảm giá cho nhóm.
9. Có các combo cho sáng, trưa, tối hoặc đồ ăn đặc biệt cho các dịp như xem bóng đá,…
10. Happy hour: Giảm giá nhiều hơn vào các giờ vắng khách
11. VIP party: Thỉnh thoảng có 1 party miễn phí đồ ăn + đồ uống dành cho khách hàng lâu dài và
trung thành, có thể cho họ mang theo 1 người nữa. Rất hiệu quả nhé.
Tạm vậy, nhớ thêm được gì em sẽ bổ sung sau.
P/s: Các bác nên đọc quyển Dốc hết trái tim, nó hơi cân não tí, ý là đòi hỏi suy ngẫm nhiều, cơ mà
nhiều điều bổ ích lắm, em sẽ cố gắng viết review sớm.
Cre : Nguyễn Thuỳ Chi
LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH – SAI LẦM KHÔNG THỂ SỬA CHỮA
(P2)
Ô MẤT LƯỢT SỐ 2: “NHÀ NÀY RẺ QUÁ MÀ CÒN RỘNG NỮA, KHÔNG THUÊ THÌ PHÍ” với
“CỐ KIẾM CHỦ NHÀ DỄ TÍNH SẼ DỄ LÀM VIỆC HƠN”
Một tâm lý dễ thấy ở rất nhiều người là dù đã đặt ra tiêu chí, chỉ tiêu rõ ràng trước khi đi thuê nhưng
thực tế khi đi xem một địa điểm mà chỗ đó có thể thiếu 1 tiêu chí hoặc mức giá nhỉnh hơn chút so với
ngân sách ban đầu nhưng vì diện tích lại quá rộng rãi thế là lại “cố đấm ăn xôi”, tự nhủ với lòng mình
”mấy khi tìm được chỗ rộng thế này, cố thêm tý sau này làm được nhiều thứ, bla bla”. Nhưng, cái sự
“rộng rãi” đó sẽ thường đi liền với các việc sau:
- Chi phí đầu tư sửa chữa & trang bị công cụ bán hàng tăng.
- Rộng hơn thì sữa lâu hơn => thời gian đó cũng bị tính tiền nhà => lại tăng tiền thuê nhà.
- Thậm chí là plan kinh doanh của bạn cũng phải thay đổi theo (thời gian hòa vốn, giá bán sản phẩm,
áp lực về quản lý quy mô lớn…).
Tin mình đi, không ai thuê nhà đẹp rộng rãi mà kìm nén được việc đổ tiền vào sửa sang cho nó tới
luôn, những người mà nghĩ được việc: “thôi thuê làm trước 1 nửa sau đấy tiến triển tốt thì sửa tiếp
làm tiếp” chắc hiếm lắm ạ.
Tất nhiên không ai đi kinh doanh lại chỉ chăm chăm nghĩ đến chuyện rủi ro, nhưng đi thuê nhà cũng
như đi shopping vậy đó các bạn. Cần có sự tỉnh táo để biết thế nào là đủ.
Ngoài sai lầm lớn này thì trong quá trình đi thuê, người mới thuê còn thường gặp vấn đề với CHỦ
NHÀ.
“CỐ KIẾM CHỦ NHÀ DỄ TÍNH SẼ DỄ LÀM VIỆC VỚI NHAU”. Nên nhớ “dễ tính” hay “khó
tính” không phải là thước đo cho việc thuê nhà kinh doanh. Tư tưởng này rất hay gặp ở các bạn trẻ
mới khởi nghiệp. Hãy nhớ những cái quan trọng khi làm việc với chủ nhà là:
1. KHÔNG ĐƯỢC NGẠI khi trao đổi, khi thấy lấn cấn là bạn phải đề cập và làm rõ ngay. Có chủ
nhà khó tính nhưng họ sòng phẳng thì lại dễ làm việc được lâu dài vì mọi thứ rõ ràng với nhau ngay
từ đầu.
Một số bạn nghĩ chủ nhà đưa ra hợp đồng không quá phức tạp là “dễ tính” nhưng thật chất đó lại là
con dao hai lưỡi. Khi mọi thứ được viết trong hợp đồng quá “chung chung mơ hồ” thì càng làm việc
lâu dài sẽ càng vướng nhiều vấn đề tranh chấp, thua thiệt. Nên nhớ, đã là người đi thuê là đã thiệt rồi
nên càng rõ ràng mọi thứ trong hợp đồng càng tốt cho mình về sau.
2. CHỈ KÝ HỢP ĐỒNG KHI ĐỒNG THUẬN CẢ 2 BÊN, trong trường hợp chủ nhà quá khó và
không tạo nhiều điều kiện, không có được thống nhất chung nhất giữa 2 bên thì đừng nên vì tiếc mặt
bằng mà nhắm mắt kí hợp đồng. Khi đã ký vào hợp đồng, người không quay đầu lại được chính là
bạn.
3. CHỦ ĐỘNG đưa ra hợp đồng. Hợp đồng nên theo hợp đồng do mình chuẩn bị, các điều khoản cần
rõ ràng và thỏa thuận đúng những gì đã nói. Thậm chí, có thể làm bản thỏa thuận chốt viết tay, sau
khi đã trình bày quan điểm và “hoàn cảnh” (nếu có) và chốt được những lợi ích mình đã đạt được
ngay tại lúc đó.
Mình đã từng bị “thẫn thờ, sững sờ” với nhiều cô chú khi mà hôm trước đã từng rất xởi lởi tưởng như
đã xong xuôi, mình cũng bỏ cọc nhà chỗ khác luôn rồi thì hôm sau sang gặp ký, cô chú “hồn nhiên”
nói chưa chốt gì, hoặc là cô thì không sao nhưng chú không đồng ý nên cuối cùng là không cho thuê
nữa.
Phải làm trực tiếp với người có sự quyết định, cả về pháp luật lẫn “gia đình luật” chứ không là dễ ê
chề lắm.
Túm lại, để thuê địa điểm kinh doanh sao cho phù hợp nhất và thuận lợi cho việc làm ăn sau này nhất
thì bạn phải nhất quán hành động dựa trên kế hoạch kinh doanh của mình. Đừng nên vì 1 lí do gì đó
quá cảm tính, đến trong lúc nhất thời mà dẫn đến những chi phí đầu tư hoặc những sai hướng trong
kinh doanh sau này. Vì thuê nhà sai là 1 trong những sai lầm khó hoặc có thể nói là không thể sửa
chữa được.
Cre : Lê Thuỳ Trang

LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH – SAI LẦM KHÔNG THỂ SỬA CHỮA
(P1)
Một trong những action đầu tiên khi bắt tay vào kinh doanh F&B chính là “Tìm thuê địa điểm kinh
doanh” (thuê nhà). Nếu như bạn đã có sẵn thì quá tuyệt vời vì bạn đã thành công được 1/3 quãng
đường kinh doanh rồi.
Khi chia sẻ cho các bạn về kinh nghiệm đi thuê địa điểm, thì mình cũng đã phải trả giá cho những sai
lầm bằng tiền mặt. Sơ sơ bản thân mình đã đi thuê tầm 10-12 căn nhà để kinh doanh, bán nửa số đó là
những lần quay vào ô mất lượt.
Ô MẤT LƯỢT SỐ 1: THUÊ NHÀ PHẢI THUÊ CHỖ ĐÔNG ĐÚC, TRAFFIC PHẢI TỐT MỚI
KINH DOANH ĐƯỢC
Vì biết tâm lý này ở nhiều người mà bất cứ bản tin cho thuê bất động sản nào cũng đều có những
thông tin như: khu vực đông dân cư, gần trường học, gần khu văn phòng, gần chợ, gần bệnh viện. Đa
phần người mới thuê sẽ ham chọn những cái “đông” này vì “chắc mình kinh doanh ở đó kiểu gì cũng
được hưởng cái sự “đông” ấy, không ít thì nhiều”.
Tuy vậy, người kinh doanh phải nhớ: Đông thôi chưa đủ, đông nhưng phải là đúng tệp khách hàng
mục tiêu thì bạn mới có thể bán được sản phẩm nhé!
Vậy khách hàng mục tiêu của bạn là ai? (Nam/Nữ, độ tuổi, mức chi tiêu, sở thích, nhu cầu tiêu thụ
sản phẩm..v...v...v...). Sau khi chọn được tệp khách hàng mục tiêu của bạn rồi thì khi chọn địa điểm
kinh doanh, bạn phải chọn chỗ “Khách hàng mục tiêu của bạn ĐÔNG” chứ không phải CHỖ ĐÔNG
NGƯỜI.
Một cách khảo sát đơn giản mà mình hay làm, hãy chọn 1 brand lớn thật lớn mà tệp khách hàng mục
tiêu của bạn là 1 trong những tệp khách hàng của họ. Rồi bạn vào Map tìm các location của họ, bạn sẽ
thấy ngạc nhiên vì những vị trí thực tế đặt chi nhánh của họ đó, sẽ có những khu vực mà bạn sẽ nghĩ
“ơ sao ở chỗ này đông thế mà không có nhỉ?”, "chỗ này mà cũng có nhỉ?"
Ví dụ:
Với Su-il Sweets - tiệm bánh online của mình. Dù không có location mà chỉ bán online thôi, nhiều
bạn sẽ nghĩ online thì đặt đâu chả được miễn rẻ là được. Nhưng nếu bạn có suy nghĩ như vậy là rất sai
đó, chọn vị trí cho hình thức kinh doanh online cũng không kém phần quan trọng. Thậm chí với
phòng bánh Su-il, giá thuê như hiện tại mình hoàn toàn có thể thuê 1 căn rộng rãi, mặt ngõ rộng đôi
ba tầng khu vực Bách Khoa, Thanh Nhàn so với bếp bánh của mình đang ở Quang Trung cũng cách
khoảng 1-1,5km thôi. Nhưng tại sao mình vẫn chọn bếp ở Quang Trung thì cùng so sánh nhé.
- Về mức giá: như nhau
- Về diện tích: 40m2 x2 tầng ở Thanh Nhàn sẽ ăn đứt 25m2 x1 tầng ở Quang Trung
- Về thuận tiện: Đều nhà mặt ngõ ko sâu, ngõ rộng.
Thế nhưng,
Đầu tiên, mình xây dựng Su-il là 1 tiệm bánh sinh nhật online theo style Hàn Quốc, phục vụ theo hình
thức Bake to Order. Tiêu chí ngon – bổ - hợp lý nên mức giá của mình không phải quá rẻ (400-600k
cho 1 bánh sinh nhật cỡ trung).
Tiếp đến thì tệp khách hàng mục tiêu của mình, cụ thể là: Nữ từ 25-40t, các bạn mới đi làm hoặc dân
văn phòng, có mức thu nhập ổn định mức trung bình cao, lối sống hiện đại, tỷ lệ và tần xuất mua hàng
cũng sẽ nhiều. Vậy là khách hàng của Su-il bạn đã tưởng tượng được rồi đúng không.
Từ đó quay lại với chủ đề về location trong kinh doanh, 1 cửa hàng online vẫn sẽ cần cân nhắc chọn
địa điểm sát với “trọng tâm” các khu vực có khách hàng mục tiêu của mình. Trong trường hợp của
mình, phố Quang Trung hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu trên. Khi nó gần các khu văn phòng nằm
trong trung tâm sang xịn mịn và thuận tiện việc đi lại cho ship hàng vì bánh là sản phẩm ship cần rất
cẩn thận. Ngoài ra, con phố này cũng không ảnh hưởng nhiều từ “khái niệm giờ tan tầm”. Bán kính đi
các quận nội thành khác cũng khá tương xứng để mình có thể dễ lên các CTKM “Freeship” hay báo 1
giá ship đủ đẹp để khách hàng chốt đơn ngay lập tức.
Còn với khu vực Bạch Mai, dù khá đông đúc nhưng cái đông này lại thành trở ngại cho Su-il khi ship
bánh vì gần như nó lại đông bất kể giờ giấc nào đến mức tắc đường.
Ngoài ra, dù Su-il có rất nhiều khách hàng trẻ tuổi, học sinh sinh viên rất thích bánh của mình, nhưng
với mức chi tiêu hiện tại, các bạn chưa phải khách hàng mục tiêu của mình dù đã là khách hàng tiềm
năng.
Vậy qua ví dụ của mình, các bạn hãy nhớ một điều “thuê được địa điểm đông là tốt nhưng phải đông
khách hàng mục tiêu” của mình nhé.
Cre : Lê Thuỳ Trang

BÀI HỌC MỞ QUÁN CAFE NHỎ ĐẮT KHÁCH TỪ CÂU CHUYỆN THỰC TẾ
Gia đình em có 2 anh em sống với mẹ, ba mất từ lâu, mẹ cũng có của ăn của để. Em thì từ xưa giờ
sống như thiếu gia không làm gì nặng nhọc, chỉ rửa chén, lau nhà hàng ngày. Tiền thì không kiếm ra
nhưng món gì em thích là có. Má nói con cứ lo học hành cho tử tế, chuyện tài chính cứ để má lo! Do
được cưng như trứng nên hầu như kiến thức, va chạm xã hội của em cực ít.
Má em có một ước mơ cực kỳ cháy bỏng là mở quán cafe nhỏ rồi trang trí theo ý thích. Giờ cũng 55
tuổi rồi mà vẫn còn nhiệt huyết với ước mơ đó.
Trời không phụ lòng người!
Có một anh hàng xóm cạnh nhà em có ý tưởng mở quán cafe nhỏ dạng nhạc kịch mà chưa đủ vốn
muốn hùn hạp làm ăn với mẹ. Người ta đưa 1 kế hoạch cực kỳ chi tiết mà em đọc còn khoái nữa. Kế
hoạch mở quán cafe 6 tháng như sau:
• Tiền vốn 300 triệu
• Tính toán chi li vật dụng vật chất khoảng 100 triệu
• Dự tính 1 ngày thu được 60 khách (tới giờ vẫn thấy nó viển vông)
• Pha chế, phục vụ, bảo vệ, kế toán 50 triệu
• Tiền thuê mặt bằng 78 triệu 2 tháng (18 triệu/ tháng, cọc trước 2 tháng)
2 ý tưởng lớn gặp nhau, mẹ em đã quyết định hùn vốn mở quán cafe nhỏ cùng ông anh hàng xóm. Và
để hiện thực hóa ý tưởng mở quán cafe cần những gì?
Bước 1: Tìm mặt bằng mở quán cafe nhỏ
Hai địa điểm mà em hướng tới là Quận 3 và Quận Gò Vấp. Mặt bằng Quận 3 giá quá mắc nên em
quyết định mướn nhà nguyên căn cho tiện. Chạy 1 tuần trên thành phố thì kiếm được 1 chỗ giá thuê
18 triệu/ tháng, cọc 2 tháng trước. Nhà 3 tầng có hầm xe rất ngon và rộng rãi.
Than ôi nhà rất ngon nhưng khốn nỗi nó lại nằm ngay con hẻm vắng, bao bọc bởi hàng chục quán cà
phê khách nườm nượp. Em nói hẻm vắng như thế thì sao có khách vãng lai hả anh?
Một câu nói mà tới giờ em vẫn còn cay đắng và ghim trong lòng: “Mình không cần khách vãng lai”.
Sau này em mới biết ông anh em đã bị lừa bởi “cò” thuê nhà. Tiền cọc và tiền thuê quá cao.
Bài học kinh nghiệm: Phải luôn tham khảo giá trước khi thuê mướn gì. Và khách vãng lai là nguồn
sống của một quán cà phê. Không có khách vãng lai thì sẽ không có khách quen.
Bước 2: Tìm nhân sự khi mở quán cafe nhỏ
Nhà nguyên căn thì cần một vú em đích thực để trông nom quán. Quét dọn làm việc vặt, nấu ăn, giặt
đồ. Ông anh em thuê một người làm tất cả việc đó lương 3 triệu/tháng, bao cơm. Một bảo vệ giữ xe,
lương tháng 2 triệu, làm buổi tối từ 18h – 23h. Buổi sáng tự em canh.
Một phục vụ, ngày trả 65k bao cơm. Một pha chế, lương 2,5 triệu/tháng. Nhân sự như thế thì bình
thường cũng tạm chấp nhận được. Nhưng có ai ngờ ẩn chứa bên trong là mối hiếm họa không lường.
Cái này em xin giữ bí mật.
Bài học kinh nghiệm: Khi mới mở quán cafe không nên thuê người lung tung. Rất nguy hiểm. Kinh
nghiệm về cách mở quán cafe dành cho bạn là nên nhờ bạn bè thân thiết trợ giúp và tốt nhất là thuê
những người quen, người mình tin tưởng và đã biết trước đó là tốt nhất.
Bước 3: Trang trí quán, mua sắm vật dụng trước khi mở quán cafe nhỏ
Khoản này cực kỳ tốn kém. Số lần em vào ngân hàng rút tiền nhiều vô kể. Chỉ trong 2 ngày mua mấy
đồ trang trí linh tinh mà mất vài chục triệu (Tới giờ em vẫn không hiểu tiêu gì mà nhiều vậy). Từ lúc
mướn nhà cho đến ngày khai trương chỉ cách nhau có 2 tuần.
Một kế hoạch lớn, nhưng làm quá gấp gáp, không có người hỗ trợ. Em với ông anh chạy kiếm mặt
bằng 1 tuần, mua ly tách hết 1 ngày, mua quầy bar 1 ngày, đồ trang trí ngày nào cũng tất tưởi chạy đi
chạy về. Thật sự mệt rã rời, tới nỗi cơm ăn không nổi. Mà không làm thì chẳng có ai làm.
Bài học kinh nghiệm: Khi mở quán cafe nhỏ thì bạn cần nhớ kỹ: Phải có nhân sự sẵn sàng đứng nghe
bạn giao công việc. Nếu một mình tự lo từ A-Z sẽ không ôm hết đâu, và khi phải trực tiếp làm tất cả
mọi thứ, đầu óc chúng ta sẽ không còn tỉnh táo để nhìn thấy hướng đi cho mình là sai hay đúng. Đây
là cách mở quán cafe hiệu quả mà bạn nên ghi nhớ.
Hai anh em đi chợ Bình Tây mua sắm ly tách cafe mất gần 10 triệu. Lúc đó trong túi đang có cả vài
trăm triệu nên thấy bình thường. Qua cửa hàng phong thủy mua 1 con ngựa, bà chủ quán hỏi ông anh
tuổi gì!!!
Tuổi ngọ. Bả phán ngay, năm nay bị sao Thái Tuất chiếu, lại là năm tuổi nên làm gì thì đừng khoa
trương, đừng làm ăn lớn nguy cơ lắm. Rồi bả hỏi mình tuổi gì, Tuổi mùi 91, em tam tai nhé. Ông anh
em phán thẳng 1 câu cả phố nghe thấy: Không bao giờ tin mấy thứ vớ vẩn này.
Bài học kinh nghiệm: Đừng bao giờ nói không tin hay nhạo báng trước thế lực tâm linh. Có thờ có
thiêng, có kiêng có lành. Nhất là chuyện làm ăn, buôn bán thì càng phải cẩn trọng. Mở quán cafe nhỏ
cũng nên xem ngày, xem tuổi.
Điện! Sự khủng khiếp kinh hoàng. Tính bài tiết kiệm, nên ông anh nhờ 1 người bạn đi dây diện cho
nguyên nhà. Chuyên môn không có, nên cứ gọi lại “đụng gì làm nấy”, sau 1 tuần thì hoàn thiện.
Nhưng chỉ được vài hôm thì bùm banh cái ổ cắm, điện sập toàn bộ. Hoảng loạn, gọi thợ điện sửa mất
một tuần rưỡi, tiền công thanh toán tính ra tốn kém hơn cả thuê lắp mới.
Nước! Nhà mới chào mừng em bằng cách hư cái bồn nước sửa mất 300k. Internet: 650k tiền cọc FPT,
400k tháng. Cáp :65k… Có 1 điều là những thứ lặt vặt vài trăm ấy lại là ác mộng. Cộng hết số lẻ này
lại cũng là 1 con số kinh khủng mà trước giờ em luôn cho nó là không đáng bận tâm.
Bài học kinh nghiệm: 1 ngàn cũng là tiền, nhiều tờ 1 ngàn sẽ thành 1 cọc và khi bạn trắng tay 1 ngàn
cũng cực quý. Vì thế khi lên kế hoạch tài chính mở quán cafe nhỏ cần những gì, 100 đồng bạn cũng
phải liệt kê, không được bỏ sót bất cứ khoản nào.
Chính những thứ nhỏ nhặt chúng ta không quan tâm lại là thứ tốn kém không tưởng. Cách mở quán
cafe tốt nhất là bạn nên quản lý tài chính thật tốt nhé!
Bàn ghế cho em 1 bài học cực kỳ cay đắng. Đóng bàn ghế thì đừng vội vàng cứ từ từ khảo sát giá cả
và kiểu mẫu. Trung bình 1 bộ bàn của em là 1 triệu rưỡi, 10 bộ em mua đặt trên tầng 2, nhà dưới 4 bộ,
tổng thiệt hại hết 21 triệu. Bàn trên lầu giống kiểu bàn ngồi trà sữa, tầng trệt là bàn cao. Chất lượng
bàn thoạt đầu nhìn rất tốt nhưng càng về sau thì bong tróc tùm lum.
Quán em là 1 quán cafe nhỏ dạng Acoustic + kịch nói nên phải chăm chút làm sân khấu. Dù thuê
người quen những vẫn bị hét giá 6 triệu. Máy lạnh inverter 19 triệu. Tivi ông anh em chọn 1 cái 32
inch, nhưng em gàn và khuyên nên lắp cái to hơn.
Ông anh quả quyết không nghe và khi mang về lắp thì nó quá nhỏ và không phù hợp với phòng. Sau
đó mới hoảng mang đi đổi chiếc 40 inch thì chịu phạt 500k. Tủ lạnh 8 triệu. Máy tính 6 triệu. Tổng
cộng 50 triệu ra đi cho vật chất.
Bài học kinh nghiệm: Có 1 sự thật là khi các bạn làm 1 chuyện lớn thì mọi lời nói góp ý của người
khác bạn thường xem nó là lời chống đối. Vì vậy cách mở quán cafe nhỏ tốt nhất là hãy luôn bình
tĩnh ứng xử và lắng nghe đóng góp của mọi người, nó luôn có lợi cho bạn.
Bước 4: Hiện thực hóa giấc mơ quán cafe sân khấu
Ngẫm lại thì phòng cà phê của em trang trí rất đẹp và rất rất đẹp nhé!!! Em hoàn toàn không có bất kỳ
phê bình gì về năng khiếu thẩm mỹ của anh em. Dán tường 3 triệu. Lên hình cực đẹp. Mọi chuyện
hoàn thành êm xuôi. Quán đã hình thành.
Bài học kinh nghiệm: Trang trí quán cafe đẹp để làm gì khi chả ai biết quán của bạn ở đâu?
Bước 5: Đăng ký giấy phép kinh doanh mở quán cafe nhỏ
Đăng ký quá dễ dàng vì nhà nước khuyến khích chúng ta làm ăn. “Đút” trước 200k cho trơn tru giấy
tờ (nếu không muốn đợi dài cổ). Quận sẽ đưa về Phường xử lý, Phường đưa về khu phố.
Sau 1 tuần rất êm xuôi thì bà trưởng khu phố tới mắng té tát kêu không cho che dù trước cửa. Lót
100k đổi giọng luôn: Con cứ làm thoải mái có gì nói cô, cô giải quyết giùm cho.
Công an! Họ xông vào quán em như bắt trộm ấy. Nạt nộ tịch thu 2 cái bàn em mới mua. Xong quay
ra nói không có tạm vắng tạm trú thì lên phường giải quyết. Lên gặp anh tý nhé. Em hiểu vấn đề. Mất
200k. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng lót tay mất 200k.
Bài học kinh nghiệm: Để mở quán cafe nhỏ được thuận lợi thì bạn nên biết đi “cửa sau”. Ông nào trên
chức bạn thì cứ “mồi” một ít cho nhẹ nhàng, tình cảm. Họ không ngại lấy đâu, nhưng cứ thử “không
cho” xem, rồi bạn sẽ thấy.
Bước 6: Ngày định mệnh! Khai trương quán cafe nhỏ
Sau khi tiêu xài kha khá em còn lại khoảng 50 triệu. Buổi sáng khai trương không một ai tới vì quán
chả ai biết mà em cũng không thèm PR gì. Buổi tối người quen tới rất đông, khoảng 30 người.
Nhân viên pha chế chưa có, em phải tự làm, nhưng mần từ lúc phát nhạc cho đến khi nhạc xong mà
nước chưa có nữa. Thôi quen biết cũng “ù xọe” cho qua. Tổng kết ngày khai trương thu được 1,7
triệu, tính ra hòa vốn.
Bài học kinh nghiệm: Khách quen không đến uống cafe ủng hộ mãi được, cách mở quán cafe nhỏ đắt
khách là bạn phải quảng cáo và đẩy mạnh PR để nhiều người biết đến bạn.
Sau ngày khai trương khách lèo tèo mấy người quen đến quán. Trong tuần đầu diễn kịch thì số tiền
thu chỉ đủ chi trả cho nhóm kịch.
Bài học kinh nghiệm: Đừng gán suy nghĩ ý thích của mình cho người khác. Cần tìm hiểu xu hướng
thị trường để biết họ thích gì, cần gì để phục vụ.
Tuần thứ 2 của em thật thảm sầu! Chỉ mở cửa chờ đến tối để mong khách đến. Ông anh em bắt đầu có
sự chuyển biến về tâm lý, nhưng chưa rõ ràng. Tiền ăn thì 4 người ngày cũng 150K, rồi điện nước,
tiền mạng. Tiền mua vật dụng trang trí thêm thì vẫn ra đi dần đều.
Bước 7: Quảng cáo
Sau cú hoảng loạn và bi ai thì mọi người mới sực nhớ 1 điều là mình chưa quảng cáo PR cho quán
cafe. Hot Deal, Cungmua, Chợ Tốt… được huy động tối đa!!!
Bài học kinh nghiệm: Quảng cáo là yếu tố quyết định sinh tử trong kinh doanh, không có nó thì chỉ có
bại. Phải PR và làm mạnh ngay từ lúc trang trí quán.
Thành quả sau 1 tháng hoạt động
Một tuần diễn kịch 2 lần, mỗi lần diễn cũng mất chi phí khoảng 1 triệu. Quán có 3 khách cũng phải
diễn. Em bắt đầu phải trích tiền từ 50 triệu còn lại ra để duy trì. Quá cay đắng. Tiền bảo vệ 2 triệu,
giúp việc 3 triệu, tiền mạng internet 400K, tiền điện 1,8 triệu, tiền nước 300K. Tới giờ trong túi em
chỉ còn khoảng 20 triệu.
Thực sự tháng đầu chẳng bán được gì cả. Không khách vãng lai, khách quen thì ủng hộ được 1,2 lần
đầu rồi mất hút. Ông anh em chán nản, vẻ mặt thất thần.
Bước 8: Chuyển địa điểm quán
Ông anh em ra sắc phong chuyển quán cafe qua CMT8. Đồng nghĩa với 72 triệu tiền thuê nhà và tiền
đặt cọc một đi không trở lại. Làm lại từ đầu và quan tâm nhiều hơn tới PR. Quyết toán kỹ lưỡng hơn.
Quá trình di chuyển cực kỳ khó khăn. Hết tiền thuê chuyển nhà trọn gói nên em chọn chuyển bằng xe
ba gác, và 2 anh em tự bốc vác.
Sai lầm vẫn mắc sai lầm
Quá trình tìm kiếm mặt bằng mới còn khó khăn hơn. Cuối cùng cũng tìm được 1 văn phòng cho thuê
ở lầu 1 hướng nhìn ra đường CMT8. Quán không quá khó tìm. Nhìn có vẻ rất thơm.
Không thể tin được! Lúc đi xem nhà là buổi chiều, view đẹp. Thế mà buổi sáng nó là 1 cái chợ tự
phát mở từ 5h sáng đến 11h trưa. Không tin vào mắt mình luôn, giống như nhân tính không bằng trời
tính ấy. Lúc đi em ký hợp đồng cũng là vào buổi chiều nên có thấy cái chợ nào đâu.
Vậy là lại vướng vào sai lầm như lần đầu. Giờ tiền không có nên có gì trang trí nấy. Gia đình em trích
thêm cho 30 triệu để tu sửa quán. Nhờ tài thiết kế của ông anh quán thiết kế vẫn lung linh hơn cả
ngày xưa. Cái sai thứ 2 khi lựa chọn địa điểm nữa là kế bên quán em là 1 quán nhạc nổi tiếng nữa mới
đau lòng.
Sau bữa khai trương hoành tráng lỗ vốn. Ông anh em ra quyết định giải tán. Em nghe như sét đánh
bên tai. “Anh bỏ thì em làm”, em gọi cho má xin 1 tháng tiền nhà, tiền điện, nước, bảo vệ…
Hy vọng rằng với suy nghĩ khác, cách làm khác, việc mở quán cafe nhỏ trong tương lai của em sẽ cho
ra một kết quả tốt đẹp hơn.
Cre : Sưu tầm

𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐗𝐀̂𝐘 𝐃𝐔̛̣𝐍𝐆 𝐅𝐀𝐍𝐏𝐀𝐆𝐄 𝐊𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐂𝐇𝐀̣𝐘 𝐐𝐔𝐀̉𝐍𝐆 𝐂𝐀́𝐎 𝐕𝐀̂̃𝐍 𝐂𝐎́ 𝐊𝐇𝐀́𝐂𝐇
Nếu bạn đang kinh doanh và sử dụng Fanpage để bán hàng, tuy nhiên vì một lý do nào đó mà bạn
chưa dùng đến “quảng cáo” nhưng vẫn muốn Fanpage hoạt động chuẩn SEO. Thì dưới đây là 5 bước
dành cho bạn.
1. Page chuẩn SEO là gì?
Chuẩn SEO nôm na là các page xếp hạng đầu tiên khi khách hàng gõ từ khóa tìm kiếm trên fb
Thông qua việc tìm kiếm này khách vào page và tiếp cận được sản phẩm mình bán.
Ví dụ mình có nhu cầu mua "đầm dự tiệc" chẳng hạn. Mình sẽ lên fb gõ vào ô tìm kiếm chữ "đầm dự
tiệc”
Sẽ có hàng loạt các fanpage bán “Đầm dự tiệc” hiện ra.
---
2. Quy trình nuôi page "chuẩn seo" như nào?
Đây quy trình nuôi page đơn giản nhất cho mọi người, dù là người mới để các bạn đều áp dụng được.
Còn khái niệm SEO vốn dĩ mơ hồ và nhiều yếu tố. Mình ko bàn tới kỹ thuật hàn lâm
---BƯỚC 1----
Đặt tên fanpage
Tên page phải chứa các từ khóa mà khách hay tìm kiếm khi có nhu cầu liên quan tới sản phẩm, dịch
vụ.
Đây là điều đặc biệt quan trọng. Song ngoài từ khóa tìm kiếm ra bạn phải có yếu tố kích thích người
ta chú ý hơn.
Ví dụ b tìm "Đầm dự tiệc" sẽ ra các page sau:
- Đầm dự tiệc cho người mập
- Đầm dự tiệc cho người trung niên
- Đầm dự tiệc sang chảnh
- …..
Bạn sẽ chọn page nào???
Mình sẽ chọn theo nhu cầu của mình lúc này. Nếu mập bạn sẽ chọn Đầm dự tiệc cho người mập, nếu
đẹp bạn sẽ chọn Đầm dự tiệc sang chành… hoặc "Quảng Ngãi" nếu như mình đang ở Quảng Ngãi.
Vì vậy mẹo nhỏ chia sẻ cho các bạn khi đặt tên page đó là có thể đặt theo 2 hướng:
-> Tên sản phẩm/ dịch vụ + địa lý
VD: Đầm dự tiệc Quảng Ngãi, Kem tan mỡ Miền Trung....
-> Chức năng sản phẩm/ điểm độc đáo của dịch vụ + địa lý
VD: Siêu trị nám, X spa - chuyên trị nám Quảng Ngãi
Nếu bạn có nhiều sản phẩm, dịch vụ thì hãy đặc sản phẩm dịch vụ chính của bạn cho tên page
---BƯỚC 2---
Tối ưu link page rút gọn
Sau khi b lập page thì thường b sẽ thấy link page có dạng: fb.com/xxx (xxx rất dài). Phần này b vào
chỗ chỉnh sửa tên người dùng để rút gọn nó lại.
Ngoài ra lúc lập page các bạn nên khai báo đầy đủ thông tin địa chỉ, số đt, và 1 page chỉ dùng 1 số đt,
tránh dùng 1 số lập nhiều page, dễ bị hủy đăng lắm.
--- BƯỚC 3---
Content (bài viết) cho page chuẩn seo
Cũng giống như content bán hàng thông thường, cần dựa vào tâm lý khách hàng là chủ yếu. Tùy từng
lĩnh vực và sản phẩm. Song các bạn nên xen kẽ 3 loại bài chính:
- Bài giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ mình kinh doanh
- Bài chia sẻ kiến thức xung quanh sản phẩm, dịch vụ kinh doanh
- Bài feedback khách hàng
- Nên có cả bài ảnh, bài video hoặc thi thoảng phát trực tiếp
Mục đích tạo cho khách hàng có cái nhìn tổng quan về sp, dv mình đang kinh doanh.
Tuy nhiên page chuẩn seo thì cần lưu ý thêm:
- Các bài viết phải có hastag liên quan.
Đây là các từ khóa mà mọi người thường hay tìm kiếm khi nghĩ về sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang
kinh doanh
- Thường thấy nhất là hastag về tên sản phẩm,
- các câu hỏi khách hay hỏi,
- tên thương hiệu, shop, spa....
Các bạn có thể nhờ 1 số các web gợi ý từ khóa (keywordtool.io) hoặc Google để xem thống kê các từ
khóa mà khách hàng thường hay tìm kiếm liên quan.
Ví dụ: Một Spa khách hay quan tâm về:
- Cách khắc phục da nám
- Cách điều trị nám tại nhà
- Các loại nám
- Nguyên nhân gây nám da…
Bạn cũng có thể sử dụng công cụ gợi ý từ khóa đó để viết các bài viết cho fanpage.
- Các bài viết phải có tần suất đều đặn.
Bạn có thể không cần đăng nhiều song nhất thiết phải ĐỀU. Ví dụ tuần 2 bài hoặc 10 ngày 1 bài..
Giống như cửa hàng tới giờ mở cửa, page phải có bài viết cập nhập để biết nó vẫn hoạt động đều đặn
và đang đc duy trì
Fanpage có chế độ đặt lịch đăng bài nên các bạn có thể đặt lịch sẵn khi rảnh cho cả tháng cũng được.
Nếu nuôi nhiều page đồng thời thì mình thường soạn ra 1 loạt bài lưu lại.
Sau đó đặt lịch đăng bài các page lệch thứ tự nhau. Mỗi bài đăng lại trên page khác chỉ cần thay đổi
1-2 câu đầu là được.
(Không phải viết mới toàn bộ, nhưng tránh sao chép 100%)
--- BƯỚC 4---
Đánh giá page + tạo tương tác mồi cho page
Đây là phần đặc biệt quan trọng.
Còm-men, like mồi đều đặn hằng ngày chính là tiêu chí giúp thứ hạng của page được đánh giá cao.
Ngoài ra còn giúp tạo được độ uy tín cho fanpage dưới góc độ tâm lý khách hàng.
Tạo cảm giác page đông khách, đắt hàng, sản phẩm tốt. Giúp kích thích khách mua hàng và chốt đơn
nhanh hơn.
Bởi khách hàng ko chỉ vào 1 page của bạn mà sẽ đánh võng vài page khác nhau cùng sản phẩm. Nên
quyết định ib hay ko nằm ở vấn đề lòng tin nữa.
Mẹo dành cho các bạn khi sử dụng đánh giá và tương tác mồi:
- Nên đánh giá rải rác cho tự nhiên, ví dụ 1 tuần 2-3 lượt đánh giá, ko nên làm quá nhiều.
- Cmt like bài mồi nên sử dụng sau khi đăng bài vài tiếng.
- Cmt like mồi nên rải rác cả ngày, ko nên cmt dồn dập vào 1 thời điểm.
- Kịch bản cmt mồi cần làm tỉ mỉ. Mặc dù page của bạn chỉ mới lập và nick cmt chỉ toàn là nick mồi
Hãy diễn sao để kích thích cho khách hàng thấy sp/dv của b thực sự tốt, và bạn là nơi đáng để họ lựa
chọn.
Ví dụ ==> ( Sp tốt lắm, nhiều người dùng hiệu quả)
- Nick mồi: E được bạn giới thiệu nên biết page, tư vấn giúp em nhé, e bị nám sau sinh (kèm hình ảnh
mặt nám)
- Chủ page: Chào em, e sinh lâu chưa? trước khi sinh có bị nám ko e?
- Nick mồi: c add zalo em với nhé
- Chủ page: ok em cho c số hoặc add c số này 094xxxxxx
--- BƯỚC 5---
Tăng like page
Fb ưu tiên bài viết có chứa từ khóa tìm kiếm liên quan tới bạn bè, những ng like page hoặc tương tác
với page
Vì vậy để gia tăng đc việc tìm kiếm thấy page thì bạn có thể tăng like page bằng 1 số cách free như:
1. Trao đổi like page ( vào các hội nhóm trao đổi like)
2. Mời bạn bè like fanpage
3. Đăng bài giới thiệu về page + link page trên fb cá nhân
4. Chia sẻ các bài viết hay có giá trị trên fanpage về tường fb cá nhân
5. Đăng nội dung hữu ích lên fanpage, sau đó dùng nick cá nhân chia sẻ lại vào các group cộng đồng
có đối tượng KH trong đó
6. Tổ chức minigame, giveaway, tặng tài liệu free (yêu cầu like fanpage, like share comment bài viết,
tag bạn bè)
7. Tạo nội dung tương tác: câu hỏi, khảo sát, game, theo trend, nội dung deep…
8. Dùng nick cá nhân, đăng bài chia sẻ hữu ích ở các group, nhắc đến fanpage của mình, tag fanpage
vào
-------
Trên đây là sương sương 5 bước cơ bản.
Nếu như bạn chưa muốn quảng cáo, Vì một lý do nào đó thì đây là những bước cơ bản để bạn xây
dựng page hiệu quả. Tuy nhiên vì không mất tiền quảng cáo nên mất thời gian để "NUÔI" và chờ đợi
"lên top".
Việc lên top có nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào độ canh tranh của từ khóa mà bạn lựa chọn.
Và việc ra đơn nhiều hay ít phụ thuộc vào khách hàng tìm kiếm từ khóa mà mình đã lên top được.
Vì thế nếu bạn muốn vừa kết hợp nuôi page vừa muốn ra đơn ngay mà KHÔNG CHẠY QUẢNG
CÁO thì có thể áp dụng thêm các việc sau:
- Tham gia hội nhóm dưới tư cách page và tích cực cmt dạo chém gió để gây ấn tượng với các thành
viên.
Họ đọc cmt thấy ấn tượng tốt tất yếu sẽ tò mò về page và click vào xem page của bạn.
Thấy page có nội dung tốt, tương tác tốt ấn tượng => có khả năng sẽ mua.
Đây cũng là 1 cách để có thể tăng like page tự nhiên.
- Seeding group kéo khách về page.
Dùng nick mồi (nick seeding) tham gia hội nhóm mà bạn thấy có nhiều khách tiềm năng của mình.
Sau đó đăng bài "thả thính" liên quan tới sản phẩm hay dịch vụ bạn đang kinh doanh để thu hút sự
quan tâm của khách hàng thật. Rồi dùng các nick mồi khác cmt tag page, dẫn link page.. để khách
thật họ đọc cmt sẽ tự có thiện cảm với page của ace và tìm sang page.
Cách này thu hút khách hiệu quả nhất và nhanh nhất. Chỉ là hơi mất thời gian của bạn tí thôi.
TOP 15 CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI HIỆU QUẢ, DỄ DÙNG NHẤT CHO
QUÁN CAFE
Phần lớn những quán cafe, trà sữa thường gặp phải tình trạng, áp dụng quá nhiều chương trình
khuyến mãi hoặc áp dụng một chương trình khuyến mãi nhiều lần. Điều này vô hình chung khiến cho
khách hàng của bạn cảm thấy nhàm chán, thiếu hấp dẫn. Trong bài viết này, mình sẽ tổng hợp 15
chương trình khuyến mãi hiệu quả cho quán cafe. Bên cạnh đó là cách thức áp dụng, mô hình nào thì
phù hợp và phù hợp với thời gian nào.
15. BỐC THĂM MAY MẮN CHO KHÁCH HÀNG
Hình thức này, bạn có thể áp dụng trong những dịp đặc biệt của quán, có thể là sinh nhật, khai trương
hoặc chào đón thêm các thành viên, chi nhánh mới. Phần thưởng có thể là voucher giảm tiền mặt,
tặng miễn phí đồ uống hoặc đồ lưu niệm. Hình thức này được xem là một trong những khuyến mãi
cho quán cafe mang lại doanh thu cao cho các quán cafe
Phụ thuộc vào quy mô, mục đích và ngân sách của chương trình mà bạn có thể sắp xếp cơ cấu và giá
trị giải thưởng. Mục đích để gây chú ý, thú hút khách hàng ghé thăm quán, những giải thưởng hấp
dẫn, gắn liền với đối tượng khách hàng mục tiêu (ipad, balo, túi xách, cốc, tiền mặt).
Nếu mục đích để gia tăng lượng khách hàng tiêu thụ, giải thưởng của bạn có thể là voucher giảm giá,
khuyến mãi cho những lần sử dụng tiếp theo. Điều này vừa kích thích khách hàng quay trở lại quán
của bạn sử dụng thức uống vừa giúp nhận diện và nhắc nhớ về thương hiệu.
14. ĐỔI VỎ CHAI LẤY ĐỒ UỐNG MIỄN PHÍ
Nhiều quán cafe sử dụng chai, cốc thủy tinh thay cho đồ nhựa để bảo vệ môi trường, cũng như việc
khuyến khích khách hàng tái sử dụng đồ thủy tinh. Việc làm này vừa là hoạt động marketing cộng
đồng vừa giúp quán của bạn ghi điểm nhiều hơn với khách hàng.
Việc tích điểm thông qua hình thức đổi trả vỏ chai khiến tâm lý người tiêu dùng muốn uống nhiều
hơn để nhận được ưu đãi cũng là việc để khách hàng cảm thấy có trách nhiệm hơn với việc bảo vệ
môi trường. Điều đó hoàn toàn được khách hàng hài lòng, ủng hộ
13. TÍCH ĐIỂM NÂNG HẠNG THẺ
Thẻ thành viên của bạn có những ưu đãi nhất định với các thứ hạng thành viên, vàng, bạc, kim cương.
Bạn đặt quyền lợi riêng cho họ, trong đó có những đặc quyền ưu tiên vào các dịp cá nhân như sinh
nhật, hội nhóm hoặc các hoạt động chi tiêu trong hệ thống. Đặc biệt mỗi khi có chương trình khuyến
mãi dành cho hội viên, khách hàng sẽ là người được nhận tin đầu tiên. Việc làm thẻ thành viên không
khó, tuy nhiên việc làm thế nào để khách hàng sử dụng thẻ thành viên của bạn lại là cả một câu
chuyện.
Hãy gửi cho họ những chương trình đặc biệt, những bản tin họ đã sử dụng những thức uống gì, ghé
thăm bao nhiêu lần và trung bình một tháng và gửi họ những mini voucher.
12. SỬ DỤNG HÓA ĐƠN NHƯ MỘT VOUCHER GIẢM GIÁ
Hình thức này tận dụng hóa đơn đã sử dụng của khách hàng như một voucher giảm giá. Điều này có
ưu điểm là giảm thiểu chi phí in ấn voucher, một mặt là giảm thiểu được việc gian lận của nhân viên.
Những trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn, nhân viên sử dụng hóa đơn đó cho khách hàng
khác để kiếm lợi cá nhân.
Tình trạng này khá phổ biến với những quán trà sữa. Bởi vậy việc khuyến khích khách hàng nhận hóa
đơn sau mỗi lần thanh toán được hợp thức hóa thông qua dạng voucher giảm giá vừa để bảo vệ quyền
lợi khách hàng, vừa để phòng chống gian lận.
11. MIỄN PHÍ UPSIZE
Chiêu thức này chuẩn chỉnh dành cho những tín đồ ưa thích đồ uống quán của bạn. Bạn có thể tổ
chức vào ngày hội thành viên. Đặc biệt những ngày áp dụng hình thức khuyến mãi này, việc chuẩn bị
nguồn lực và nguyên liệu cần có sự tính toán kỹ.
Việc mang khách hàng đến quán phụ thuộc vào chương trình quảng cáo có hấp dẫn không, còn việc
có giữ chân và khiến họ ra quyết định mua hàng hay không lại dựa vào câu chuyện của dịch vụ và
chất lượng sản phẩm. Điều gì xuất phát từ khách hàng sẽ ở lại với khách hàng mãi. Chủ quán đừng
quên khi đông khách nhất cũng là khi dễ mất khách nhất.
10. FREESHIP
Thời đại của sự tiện lợi lên ngôi, nếu trước đây người ta tìm kiếm đến các hàng quán để thưởng thức
món ăn mình yêu thích thì hiện giờ, đồ ăn, thức uống chỉ trong vòng vài thao tác có thể hô biến trước
mặt họ. Câu chuyện khách hàng sẵn sàng bỏ thêm tiền, chi trả cho nhiều món hơn so với dự định để
nhận được ưu đãi freeship thay vì việc chấp nhận phải trả thêm phí vận chuyển. Bởi chính tâm lý đó,
hãy áp dụng phạm vi ship hàng để việc bảo quản thực phẩm được hợp lý nhất, cũng như giá trị đơn
hàng đơn hàng đủ hấp dẫn với người tiêu dùng.
9. MUA 1 ĐỒ UỐNG TẶNG 1 ĐỒ UỐNG
Quán của bạn đang ra mắt sản phẩm mới hoặc bạn muốn thúc đẩy doanh số của một sản phẩm đã có
mặt từ trước nhưng khách hàng ít khi chọn lựa thì đây là hình thức hoàn toàn hợp lý. Khách hàng ngại
thử những thức uống mới và có thói quen duy trì thưởng thức đồ uống mình cho là đặc sắc. Bởi vậy
sẽ có những thức uống mãi mãi không được gọi tên.
Bởi vậy, việc kết hợp chúng với một thức uống được mọi người ưa thích có thể giúp sản phẩm này
được có sức bán mạnh mẽ hơn. khi áp dụng hình thức khuyến mãi cho quán cafe này tuy không mới
nhưng vào thời điểm có ra mắt sản phẩm lại có chiêu cực kỳ hữu dụng.
8. MUA THEO COMBO ĐẶC BIỆT
Bạn có thể gia tăng lợi nhuận bằng việc bán thêm các đồ ăn kèm. Điển hình với các cửa hàng cà phê
là mặt hàng bánh ngọt hoặc các sản phẩm từ cafe đóng gói, đồ ăn vặt… Khách hàng sẽ không gọi
riêng lẻ những mặt hàng trên bởi vậy hầu bao thực khách sẽ rủng rỉnh hơn nếu có thêm lợi ích khi
mua theo combo. Hiệu quả của combo được thể hiện rõ rệt khi lượng bán của bạn nhiều gấp 1, 2 – 1,5
lần cho một đơn hàng.
7. ĐI THEO NHÓM ĐÔNG ĐƯỢC ƯU ĐÃI
Combo mua 8 tặng 3 hoặc việc đi 4 tặng 1… thường thấy trong những combo của các quán kinh
doanh nướng lẩu thì nay được áp dụng với các quán cafe. Tại sao không? Hình thức gọi món theo
nhóm này hiệu quả với những khách hàng gọi mang về. Đánh trúng tâm lý đám đông, vừa có thể
giảm thiểu phí vận chuyển vừa có thể được hưởng những chương trình ưu đãi khi đặt theo nhóm.
Việc áp dụng những combo cho nhóm cũng giống việc bạn chấp nhận bán 100 cốc/ngày lãi 100 nghìn
so với bán 10 cốc/ngày, mỗi cốc lãi 10 nghìn. Cái bạn có không chỉ là lãi nhiều hay ít mà số lượng
khách hàng của bạn nhiều hơn, biết đến bạn nhiều hơn. Việc nhận diện thương hiệu nhờ đó mà cũng
hiệu quả hơn.
6. ĐỒNG GIÁ
Cơn bão siêu cấp mang tên đồng giá không những không hạ nhiệt mà còn được chủ nhà hàng tích cực
áp dụng vào mỗi dịp khai trương. Người ta không ngần ngại đặt ra những mức giá “sốc” để thu hút
khách hàng tham gia như: 49k, 39k, 29k thậm chí là miễn phí. Khoan bàn đến chuyện lãi lỗ ra sao,
chỉ biết chắc chắn một điều, số lượng đơn hàng và số lượng khách hàng đến tham dự đáng ngưỡng
mộ. Tuy nhiên, việc lạm dụng những chương trình khuyến mại này khiến người dùng ngày càng thờ ơ
và giảm mức độ hứng thú khi có chương trình mới. Khách hàng hình thành suy nghĩ, hãng này hôm
nào cũng giảm giá. Không hôm nay thì có ngày mai, khuyến mãi cả tuần.
Vậy điều gì khiến sản phẩm đồng giá mà vẫn có giá trị? Chính bởi chất lượng và mật độ ưu đãi của
bạn. Không nhất thiết phải đồng giá cho mọi sản phẩm, bạn có thể đồng giá 0 đồng, 9k, 19k cho
những sản phẩm thứ 2, 3… Còn với những dịch vụ giao hàng tận nơi, bạn có thể tận dụng chương
trình đồng giá để khách hàng yên tâm gọi, và nhớ việc cho khách hàng thấy rõ được lợi ích của họ khi
sử dụng ưu đãi của bạn.
5. MIỄN PHÍ TOPPING
Việc áp dụng khuyến mãi cho quán cafe đâu chỉ đánh trực tiếp vào các nhóm sản phẩm chính. Bổ
sung vào danh sách những món ăn khiến khách hàng cảm thấy thích thú nhiều hơn, các quán cafe là
các loại topping phù hợp với trà, trà sữa của mình. Tuy nhiên chi phí dành cho những món topping
này thường dao động từ 5 – 10 nghìn. Đôi khi khiến việc chọn lựa của khách hàng gặp trở ngại. Bởi
vậy việc miễn phí topping được thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng và khiến họ cảm thấy hài
lòng hơn
4. GIẢM % HÓA ĐƠN
Việc giảm % hóa đơn áp dụng cho những lần mua kế tiếp bởi vậy mà việc khơi gợi nhu cầu khách
hàng để họ quyết định quay lại sử dụng dịch vụ của bạn. Mức độ giảm % thường trong khoảng 30 –
50%. Đặc biệt là với những mặt hàng bánh ngọt, những sản phẩm sử dụng trong ngày. Nhiều quán có
ưu đãi giảm giá cho các loại bánh ngọt sau 20h.
3. GIẢM GIÁ CHO ĐƠN HÀNG
Những voucher này dùng để chăm sóc khách hàng định kỳ. Bạn có thể cung cấp các mã voucher giảm
20k, 50k cho các đơn hàng khi khách hàng sử dụng dịch vụ tại quán như một lời nhắc nhớ, để kích
thích khách hàng quay lại. Đối với các chiêu khuyến mại cho quán cafe, để biến khách hàng thành
khách hàng thân thiết, bạn cần những hoạt động duy trì. Điều này khiến các voucher giảm tiền mặt
thu hút, hấp dẫn khách hàng hơn hẳn.
2. CHECK IN, LIKE, CHIA SẺ FANPAGE
Việc check in, giảm giá không quá xa lạ với thực khách, vấn đề là lợi ích nhận được từ việc check in
của khách hàng có thực sự nhiều hay không để thôi thúc họ hành động. Mục đích của hoạt động này
là nhân rộng hình ảnh của quán đến bạn bè, cộng đồng của khách hàng trên các trang mạng xã hội.
Hiệu quả đối với những quán mới khai trương, thay đổi cơ sở hoặc mở thêm chi nhánh. Việc xuất
hiện với mật độ nhiều trên các trang mạng xã hội, lâu dẫn khiến cho người đọc quan tâm và có khả
năng gây nhắc nhớ cho người đọc nhiều hơn.
1. NHẬN THƯỞNG HIỆN VẬT TRỰC TIẾP
Tặng hiện vật đặc trưng cửa hàng như cốc, mũ, balo, thú bông. Đơn giản là những phần quà đi kèm
như vậy khiến khách hàng tuy không chủ đích mua nhiều hơn dự định nhưng lại rủng rỉnh hầu bao
nếu nhận được quà. Hình thức tặng này có thể có điều kiện hoặc không có điều kiện. Cũng giống việc
bạn tặng áo in logo quán của bạn, khách hàng mặc và đi đường cũng là một lần để những đối tượng
công chúng nhìn thấy và tiếp xúc với thương hiệu của bạn.
Cre : Cukcuk

Marketing Truyền Miệng


– Tối nay đi uống cà phê đi mày .
– Ok. Tối đến quán TM đi quán đấy đồ uống ngon mà nhân viên cũng xinh lắm !
Người tiêu dùng cho biết họ tin tưởng các đề xuất từ bạn bè và gia đình hơn tất cả các hình thức
quảng cáo khác
1. Marketing truyền miệng là gì?
Marketing truyền miệng đơn giản chỉ là tạo nên câu chuyện để mọi người nói chuyện về quán của
bạn, và tạo điều kiện cho câu chuyện đó được diễn ra dễ dàng nhất.
Marketing truyền miệng chỉ hiệu quả khi sản phẩm/dịch vụ của bạn thực sự tốt. Đôi khi, sự truyền
miệng của khách hàng diễn ra khi sản phẩm hay dịch vụ của bạn quá tốt, khiến họ trở tự nguyện trở
thành “người hâm mộ” và nói tốt về cửa hàng của bạn bất cứ khi nào họ có cơ hội.
2. Nguyên tắc của marketing truyền miệng
* Sự khác biệt
Hãy thử tưởng tượng xem, sẽ chẳng ai nói về một quán cafe quá đỗi bình thường hoặc quá nhàm
chán. Hãy tạo ra nhiều điểu để mọi người bàn tán về quán của bạn
* Hóa thân vào khách hàng
Bằng cách đặt mình vào vị trí của khách hàng bạn sẽ có cái nhìn khách quan về sản phẩm và dịch vụ
của bạn . Liệu quán của bạn đã đủ thu hút chưa , đồ uống có thực sự ngon không ?
* Sự đơn giản
Mọi người sẽ chẳng có ai đủ thời gian và kiên nhẫn để nói về thứ gì đó quá khó hiểu và khó nhớ.
Tìm thông điệp đơn giản nhất và làm mọi việc để giúp thông điệp đó được lan truyền.
Hãy cố gắng truyền tải những thông điệp ngắn gọn , mạnh và dễ nhớ nhất cho khách hàng
Ví dụ : Quán này đồ uống ngon , nhân viên xinh .
* Làm hài lòng khách hàng
Khách hàng thật sự đên quán của bạn khi họ tin sản phẩm và dịch vụ của bạn của bạn. Vì thế bạn
cần thấu hiểu và làm hài lòng tất cả khách hàng của bạn.
Cố gắng làm cho họ hài lòng hơn cả sự mong đợi khi vào quán
Hãy khiến cho khách hàng thật vui vẻ khi ra khỏi quán của bạn
* Lấy lòng tin và sự tôn trọng từ khách hàng
Bản chất của việc truyền miệng là khi ai đó nói tốt về quán của bạn, đồng nghĩa với việc người đó
mang cả danh dự và uy tín cá nhân ra để nói tốt cho bạn. Việc của bạn là khiến cho sự hi sinh đó trở
nên thiết thực. Nghĩa là bạn phải bảo vệ uy tín của người nói,hãy cung cấp dịch vụ luôn tốt như
những gì họ nói với bạn bè.
3. Các lý do để mọi người nói về quán bạn
Có rất nhiều lý do để mọi người nói về quán của bạn. Phân tích kĩ hơn theo tâm lý học thì mọi
người nói là vì các lý do sau:
* Họ nói vì quán bạn
Khách hàng khi nói về quán của bạn thì có thể vì các lý do sau:
– Họ yêu thích dịch vụ/đồ uống của quán bạn. Hoặc họ yêu mến chủ quán hay nhân viên
– Họ ghét quán bạn . Đã ghét thì chả có gì họ ưa nổi dù tốt đến mấy , vậy nên tránh làm họ ghét
(kkk)
– Cho họ chủ đề để bàn tán:
Khi khách hàng chưa yêu cũng chẳng ghét bạn thì bạn rất dễ bị trôi vào quên lãng. Vậy nên, nếu
muốn họ nói về bạn thì cần cho họ lý do để nói.
Ví Dụ : Tạo ra các gói khuyến mãi để họ có lý do bàn tán rủ rê nhau đến quán bạn
– Giúp họ dễ dàng hơn để nói:
Tất nhiên. Ta hiểu việc truyền miệng 80% là từ miệng . Nhưng để thúc đẩy việc truyền miệng mạnh
mẽ hơn, trong “thế giới phẳng” này thì tận dụng sức mạnh của các công cụ online là điều tất yếu
phải dung.
Ví Dụ : Bằng cách đăng bài giảm giá lên MXH yêu cầu họ chia sẻ thông tin để nhận các gói khuyễn
mãi của quán
* Họ nói là vì chính họ
Tất nhiên, khi ai đó làm gì thì đương nhiên họ phải làm vì họ rồi. Khi ai đó muốn kể về quán bạn
cho bạn bè (sản phẩm dịch vụ của bạn tốt đến mức người đó tự nguyện) thì tức là họ đang muốn:
– Họ cảm thấy họ thông minh:
Ví dụ: khi họ chia sẻ kiến thức về cà phê như một chuyên gia , đồng nghĩa với việc họ muốn nói
rằng họ là người am hiểu về cà phê
– Họ cảm thấy mình quan trọng:
Ai cũng muốn mọi người nhìn mình với con mắt ngưỡng mộ.
Ví dụ : Chủ quán này thấy tôi đến thì cháo đón rất nhiệt tình …
– Họ muốn giúp đỡ mọi người:
Khi khách hàng chia sẻ bạn với bạn bè của họ, nghĩa là họ đã cực kì tin tưởng và yêu mến sản phẩm
và dịch vụ của bạn. Họ cho rằng quán bạn làm họ cực kì hài lòng và họ muốn người thân họ cũng
nhận được điều đó .
– Họ muốn gắn kết với cộng đồng riêng của họ:
Họ đến đây vì bạn bè của họ thường đến đây , những người có cùng sở thích với họ thường đến
đây
4. Những điều cần tránh khi làm marketing truyền miệng
* Đừng bao giờ để truyền miệng gắn liền với lợi ích
Nhiều quán , khi muốn khách hàng của mình kể về mình với bạn bè thì liền đưa cho họ một lợi ích
nào đó.
Ví dụ :Voucher , tiền mặt , quà … Bạn sẽ làm họ cảm thấy không thoải mái gì khi lan truyền thông
tin về quán bạn. Bạn sẽ làm họ cảm thấy bẩn thỉu khi nhận những thứ đó . Hơn nữa, khi lời truyền
miệng đi kèm lợi ích thường khó tin hơn tại họ nói vì phần thưởng chứ không phải sự thật là vậy.
Việc bạn chi tiền để khách hàng nói về quán bạn có thể mang lại những lời truyền miệng tiêu cực.
“Quán này tệ đến nỗi họ phải chi tiền để tôi nói về họ” là một ví dụ. Nếu bạn chi tiền một cách thô
thiển cho khách hàng trung thành nói về bạn, thì đó là một sự xúc phạm ghê gớm. Và bạn có thể mất
luôn khách hàng này.
* Tiếp xúc quá nhiều
Sau một thời gian quá lâu mọi người đã quá quen với mọi thứ ở quán của bạn rồi thì người ta sẽ
không bàn tán nữa . Vậy nên bạn phải tạo ra sự mới mẻ để mọi người tiếp tục bàn tán .
* Quên mất điều gì khiến mọi người nói về quán bạn
Có những điều đã thành định vị riêng của quán bạn. Khách hàng nói rất nhiều về điều đó. Vi dụ :
Quán bạn được khách hàng nhắc đến là đồ uống ngon và lạ,những sau một thời gian bạn không còn
tập trung vào đồ uống nữa mà tập trung vào không gian nhiều hơn chẳng hạn .
Đây là chiến lược mà tôi sự dụng xuyên suốt khi kinh doanh quán café và tôi cảm thấy Marketing
truyền miệng thực sự là chiến lươc marketing hiệu quả nhất trong các cách marketing

TỔNG HỢP NHỮNG NGUYÊN NHÂN HÀNG ĐẦU GÂY THẤT BẠI KHI KINH
DOANH CÀ PHÊ, TRÀ SỮA
1. LÝ DO ĐẦU TIÊN - TIỀN ĐÂU?
Theo kinh nghiệm của cá nhân mình, thì vốn là 1 trong những nguyên nhân đầu tiên khiến bạn thất
bại. Lý do cơ bản khi các bạn bắt đầu mở quán: các bạn không có 1 bảng kế hoạch chi tiết để đầu
tư, mua sắm.
Hầu như ai ai khi mở quán cũng dành tiền để mua vật dụng cho quán. Cứ đi này nọ hay lên mạng
thấy đẹp thì đặt mua (tất nhiên mình đang nói các bạn có kinh phí hạn hẹp). Rồi đến khi quán cơ
bản hoàn thành thì lại thiếu tiền để mua sắm các vật dụng, đầu tư các chi phí quan trọng khác (Như
máy móc thiết bị, vật dụng chất lượng, đồng phục, chi phí marketing...) Thiếu vốn sẽ khiến đầu óc
bạn quay vòng mãi, không tập trung lên kế hoạch cho quán được... (tin mình đi, thiếu tiền thì không
làm được gì nên hồn ấy)
2. LÝ DO CƠ BẢN
Bạn có từng rơi vào trường hợp này chưa: Khi bắt đầu xây dựng quán, bạn hăng máu lắm, cứ suốt
ngày đi tìm tòi mua bàn ghế, mua vật dụng trang trí cho quán. Vì sao bạn biết không, vì cái này nó
thấy được, sờ được, bạn cảm thấy sướng khi nhìn quán sang chảnh...
Nhưng quá lạm dụng và đầu tư nhiều thì đó là một sai lầm lớn. Chúng ta phải biết phân bổ hợp lý
về thời gian và sự chuẩn bị.
Một bảng kế hoạch công việc rõ ràng bao gồm: Làm quán, học nâng cao kiến thức về chuyên ngành:
quản lý nhân sự, pha chế, phục vụ... học về marketing, PR cho quán khi quán còn đang trong quá
trình xây dựng (điều này rất hữu ích cho việc gieo trong tiềm thức khách hàng). Kế đến là khâu
tuyển dụng và đào tạo nhân viên, mô phỏng quá trình hoạt động... Nhưng hầu như chẳng ai làm cả.
Đọc đến đây chắc bạn sẽ thấy mình trong đó đúng không. Bạn đã là người làm chủ rồi thì nên nhìn
rộng ra một chút xíu, hãy dành nhiều thời gian để học hỏi, nghiên cứu, phát triển và tầm nhìn xa một
chút...
Facebook cá nhân này, fanpage này, chat bot này, zalo này, insta này sao không lo làm sớm đi. Sao
phải đợi quán xong xuôi mới làm. Marketing 0 đồng này nó đòi hỏi thời gian chứ đâu phải mần phát
ăn được ngay đâu.
3. MENU
Mình nói một số nhỏ thôi nhé. Các bạn bán hàng nhưng lại không biết khách hàng mình thích gì,
mình bán cái cho khách cần hay bán cái mình thích... Cũng giống như việc đi câu cá mà lại móc cơm
vào lưỡi câu vậy.
Có nhiều bạn trẻ hay lắm, chưa biết một tí gì cũng đi học rồi về mở quán như ai. Tất nhiên mở quán
nhỏ nhỏ thôi thì mình khuyến khích, còn quán lớn trong khi bạn phải đi vay mượn thì thật sự không
nên. Đi học người ta đâu biết bạn ở đâu, bạn sẽ bán cái gì. Mà học dạy cái bạn cần học ở họ kia kìa.
Thế là đi học được bao nhiêu món về quất hết vào menu. Xin thứ lỗi nếu mình nói hơi quá.
4. NGÀY KHAI TRƯƠNG
Ôi trời, bạn đã gặp trường hợp này chưa: 3 ngày khai trương đông nghẹt người, quán không có chỗ
ngồi khách phải bỏ về, nhưng qua mấy ngày khai trương thì quán vắng như chùa bà đanh.
Vì sao lại như vậy???
Vì các bạn không có sự chuẩn bị kỹ càng. Cứ nghĩ ah, ta đã học được pha chế rồi, dễ ợt. Quán đông
đã có người nhà ta phụ rồi, lo gì thuê nhiều người cho tốn tiền, rồi thì chắc họ không đến nhiều đâu,
mua nguyên vật liệu gì cho nhiều rồi lại hư... Loạn xì ngầu lên, đến khi chính thức ra trận thì... này
thì bạn thấm rồi nên mình không xát muối vào nỗi đau nữa nha.
Lấy 1 ví dụ thôi: Khách vào 1 lúc 10 bàn, order 10 nhát, mỗi nhát 5 món khác nhau. Thử hỏi lúc ấy
bạn sẽ như nào nếu không có kinh nghiệm xử lý (Chắc bỏ luôn về đóng cửa khóc quá), gặp mình
đến cả chục năm làm ngề đôi khi còn phải quíu lên nữa là...
Thôi nhiêu đó chắc cũng đủ rồi. Chúc bạn thành công, mong rằng bạn sẽ phản hồi lại bài viết này để
chia sẻ cho nhiều anh chị em ngoài kia còn chưa nắm nhiều kiến thức. Cho đi là nhận lại.
Cre : Đỗ Nguyễn

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG TRỞ THÀNH CHỦ QUÁN?


Cảnh báo: Bài viết dài, ngôn ngữ có lẽ hơi gắt và có thể động chạm nhiều người. Hãy dừng đọc
ngay khi cảm thấy khó chịu để không bị ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn.
Có một bài viết nào đó mình đã đọc được, “Tại sao khi muốn bắt đầu kinh doanh người ta hay chọn
bán quần áo hoặc mở quán cà phê?”. Lý do thì có lẽ là vì rào cảo gia nhập ngành của cả hai ngành
này đều thấp. Mọi người hình dung rất đơn giản: kiếm mối, nhập quần áo về, mở shop, lên giá, bán;
Xây sửa quán, mua bàn ghế, lên menu, định giá, bán.
Nhưng không bạn ơi, 2020 rồi! Thế giới người ta tiếp cận làn sóng cà phê thứ 3 rồi. Việt Nam mình
bắt sóng văn minh cũng nhanh lắm. Quán cà phê bây giờ không chỉ đơn thuần là “quán nước giải
khát” như cách đây 10 – 20 năm nữa đâu. Bạn có một mớ tiền, bạn thành công trong rất nhiều lĩnh
vực khác, nhưng không có nghĩa là bạn đã sẵn sàng trở thành chủ quán. Thế cần trang bị gì để sẵn
sàng trở thành chủ quán?
1. Tìm hiểu kỹ về ngành
Như đã nói ở trên đó, quán cà phê bây giờ không còn là quán nước giải khát nữa. Chưa kể 2020 năm
của nhượng quyền, rất nhiều các ông lớn mở chuỗi. Thế mà bạn vẫn còn suy nghĩ đơn giản rằng mở
đồ uống là kê bàn kê ghế về lên cái menu và bán đơn giản là xong? Nô nồ! Bạn cần biết thực trạng
ngành này nói chung đang như thế nào, và riêng ở địa phương mình thì ra làm sao, và đánh giá
khách quan để xem nó có tiềm năng không trước khi quăng một mớ tiền vào rồi đau đầu vì không
biết bao giờ mới rút lại được vốn. Những cái cơ bản như bán cho ai, bán cái gì, bán như thế nào,
bạn phải nắm được. Có những người khi mình trò chuyện xong, ngay lập tức không muốn mở quán
nữa, vì “chị không nghĩ là lại khó như thế!”. Đúng rồi đấy ạ, kinh doanh thì làm gì có gì dễ, lại càng
không có công thức thành công. Vì nghĩ nó đơn giản quá, nên có đến 90% quán sập sau 1 năm mở
bán đấy!
2. Trang bị kiến thức kinh doanh đặc thù cơ bản
Tại vì sao nói là đặc thù? Vì kinh doanh FnB không giống kinh doanh thương mại. Về cơ bản tất
nhiên cũng có những khái niệm, khoản chi phí trên lý thuyết sách vở như: chi phí đầu tư ban đầu,
chi phí khấu hao, chi phí vận hành… Nhưng mà, nó còn là ngành dịch vụ, nó phục vụ cho nhu cầu
của con người, phục vụ sự trải nghiệm của họ. Tại sao khách phải quay lại quán bạn? Người ta có
tìm đến bạn vì bạn là chính bạn hay không? Ngoài ra, bạn có phải kế toán không, bạn đã lên bài toán
tài chính chưa? Thật buồn cười khi bạn cứ quăng tiền vào mà không tính kỹ càng, rồi cứ ngẩn ngơ
hàng tháng không biết tiền chảy đi đâu vì không ghi chép cẩn thận? Vì bạn thiếu kiến thức kinh
doanh cơ bản đó bạn. Cái này không phải là một cốc nước cam mất 15K, bán 30K là mình có lãi
đâu. Có lãi hay không phải ngồi xuống đặt bút mà tính bạn ơi! Đừng lười, đừng nghĩ những cái đó
chỉ có lý thuyết đi học còn thực tế nó sẽ khác. Đồng ý là thực tế nó sẽ khác, nhưng nó khác là khác
cái sự biến động, ví dụ ở trường lớp không ai dạy bạn khoản “chi phí bôi trơn” cả, nếu bạn hiểu ý
mình.
3. Hãy biết nhận trách nhiệm và ngưng đổ lỗi
Trong cuộc sống nói chung và trong công cuộc làm chủ quán nói riêng, việc nhận trách nhiệm và
ngưng đổ lỗi không phải ai cũng làm được. Nói mồm thì rất dễ, nhưng để thực hành thì không dễ
chút nào. Để xác định việc này có thuộc trách nhiệm của mình không thì lại rất đơn giản, hãy nghĩ lại
xem quyết định của bạn có ảnh hưởng tới nó hay không. Ví dụ nhé: nhân viên làm sai quy trình,
quản lý phải có trách nhiệm đào tạo và sửa chữa lỗi sai. Nếu nhân viên làm sai quá nhiều lần, bạn
phải xem lại năng lực người quản lý, lúc đó bạn là người có trách nhiệm với cậu quản lý đó một
cách trực tiếp, và nhân viên đó một cách gián tiếp. Suy cho cùng, bạn là chủ quán, bạn là ông to
nhất, mọi quyết định lớn đều phải là ở bạn. Ở bạn thì bạn có trách nhiệm là đúng rồi còn gì nữa, bạn
đổ lỗi cho ai nếu nhân viên làm sai? Đặt câu hỏi xem bạn đã có quy trình cho họ chưa? Có rồi thì hỏi
quản lý tại sao nhân viên sai mãi thế? Quản lý không trả lời được? Thì rõ ràng vẫn là do bạn chọn
quản lý không tốt đúng chưa?
Ngày mình còn đi làm, 6 năm trước, doanh thu trung bình đêm noel chỉ có 4 triệu, khi giá bán trung
bình một ly nước là 50k. Công suất 2 pha chế + 4 phục vụ + 1 thu ngân và khách liên tục bỏ về vì
đợi đồ uống lâu. Cuối ngày sếp đã xin lỗi chúng tôi. Đó là một hành động rất bất ngờ, nhưng ông
nói đó là lỗi của tao, tao đã không chuẩn bị kỹ, trang bị kỹ những kĩ năng cần thiết cho chúng mày,
khiến chúng mày pha chế bị lâu. Sau đó ông tính công suất của mỗi nhân viên pha chế và nói tốc độ
này là không nhanh cũng không chậm, lỗi do tao vì tao đã quá chủ quan. Đó có lẽ là một trong những
bài học lớn nhất mình học được mọi người ạ.
4. Hãy làm gương, làm việc công bằng và biết nói lời cảm ơn
Đừng có bắt nhân viên phải theo quy trình khi chính bạn là người nhảy vào phá vỡ nó. Đừng có bắt
nhân viên dọn dẹp sạch sẽ khi bạn là người bừa bãi. Nếu bạn là người làm thuê, bạn sẽ nghĩ gì khi
chủ quán mình như vậy? Làm thế nào để nhân viên nể bạn mà nghe bạn? Hay bạn muốn họ làm việc
một cách chống đối? Đồng ý bạn là chủ quán, bạn có thể pha cốc nước nhưng không muốn dọn, bạn
có thể uống cốc nước nhưng không muốn rửa. Nhưng hãy để nhân viên làm những việc đó khi họ
đã nhận được lời cảm ơn. “Dọn hộ anh/chị với nhé”, là một câu nói chỉ có 5 chữ nhưng diệu kỳ hơn
bạn tưởng. Đừng bao giờ nghĩ rằng không có bạn thì nhân viên chết. Quán nào có thể hoạt động nếu
không có nhân viên? Cuộc sống trên đời này là con người phục vụ lẫn nhau bạn ạ. Một nhân viên
ngân hàng bước vào quán, họ là khách, nhân viên là người phục vụ. Thời điểm khác, nhân viên phục
vụ bước vào ngân hàng gửi tiền, người đó lại là khách. Quan hệ giữa bạn và nhân viên cũng vậy,
bạn mua sức lao động của họ, bạn và họ đang hợp tác, chứ người ta không làm không công cho bạn
và bạn cũng không trả tiền oan cho người ta. Hãy tôn trọng người khác theo cái cách bạn muốn
người khác tôn trọng mình, đừng phân biệt mình là chủ và người ta là nhân viên. Vốn chủ quán và
nhân viên đã có một bức tường vô hình rồi, không nên làm cho nó dày thêm nữa.
5. Nhìn và làm việc bằng con mắt của người quản trị
Đừng nghĩ rằng mình là thánh, mình làm được hết, mấy cái này đơn giản không ấy mà. Không, đừng
bao giờ nghĩ thế bạn ạ! Bạn nghĩ pha chế là dễ à, thế thì vào làm đi, xem những vấn đề ngoài kia ai
giải quyết? Bạn nghĩ phục vụ là dễ à? Thế thì vào làm đi, xem cùng lúc bạn phục vụ được bao nhiêu
người? Bạn nghĩ trông xe là dễ à? Thế thì vào làm đi, xem bạn có đứng dắt xe mãi được không?
Người quản trị là người ở cái quán đó, cái gì cũng biết, và cái gì cũng không biết. Bạn có thể biết
quy trình pha chế, nhưng không cần thiết phải nhớ công thức. Bạn có thể biết quy trình phục vụ,
nhưng không cần thiết phải ra phục vụ từng người. Bạn nhảy vào can thiệp vào công việc của nhân
viên, ôm đồm công việc của họ, đâu có khác gì bạn mua việc vào người. Bạn thuê nhân viên để họ
làm công việc của chính họ cơ mà? Người quản trị là người hiểu cái quán hoạt động ra sao, nhìn ra
được chỗ nào chưa ổn, chỗ nào cần sửa, để tìm cách khắc phục, chứ không phải chăm chăm cắt xén
người bằng cách nhảy vào tranh việc của nhân viên, bắt người này làm công việc của người khác,
cái quán không khác gì cái chợ!
6. Là một người chủ có chính kiến
Tiền bạc phân minh, ái tình sòng phẳng! Anh đến uống nước, anh là khách, tôi là chủ nhà. Tôi phục
vụ anh, nhưng đừng quên anh vẫn là khách, anh vẫn phải theo quy định của quán chúng tôi. Phòng
không hút thuốc, không phải khách cứ khó tính quá thì tặc lưỡi cho qua, vậy mặt mũi đâu bạn tiếp
đón những khách hàng hút thuốc khác? Khách đòi món không có trong menu, bằng mọi cách chiều
khách không cần biết hậu quả, rồi lúc kiểm kho bạn làm sao cho khớp? Khách vào trước làm đồ
trước, bạn nhảy vào ưu tiên hóa đơn người nhà. Vậy làm sao mà đảm bảo quy trình, làm sao nói
được nhân viên? Những hành động đấy tuy nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động
lâu dài, tạo tiền đề vững chãi cho việc biến cái quán của bạn thành cái tạp hóa đấy!
Cảm ơn nếu bạn đã đọc đến tận đây. Phần lớn các quán mất khách vì không giữ chân được họ,
nhưng cái đáng lo là chủ đầu tư không biết lý do vì sao. Cũng phần lớn các quán không giữ chân
được nhân viên, vài năm thì chả dám nói, nhưng nhân viên chỉ làm một vài tháng thì đúng là có vấn
đề, và chủ đầu tư cũng không nhìn nhận được nguyên nhân. Vì những góc khuất trên kia không phải
ai cũng nhận ra được. Nó là những giọt nước nhỏ mỗi ngày, quán bé thì nhỏ vào chiếc ly, quán to thì
nhỏ vào cái bát. Rồi đến một ngày nó tràn, rất tiếc, bạn phải rời cuộc chơi và đương nhiên không ai
muốn như vậy trừ đối thủ của bạn.
Cái câu “có tâm thì sẽ có tầm” là câu nói được nhắc đi nhắc lại nhiều nhưng không phải ai cũng thật
sự hiểu nó. Những chủ quán mà mình quen biết, có người còn đưa cả ô tô cho nhân viên đi, nhân
viên bỏ, rồi lại quay lại vì không tìm được nơi khác tốt hơn; có người suốt 3 4 tháng đầu không có
lợi nhuận, nhưng vẫn kiên trì theo đuổi định hướng và giữ nguyên công thức, rồi trở thành một trong
những cửa hàng thành công nhất khu vực; cũng có người nhắn tin tâm sự sao nhân viên em xin nghỉ
một loạt, chỉ cách xong bèn hiểu ra vấn đề;…
Làm chủ quán không dễ, hãy thật sự sẵn sàng trước khi khoác lên người chiếc áo đó, bạn nhé!
Cre : Nguyễn Quang Tôm

CÁCH ĐIỀU CHỈNH GIÁ COST MÓN PHÙ HỢP


Nếu bạn chưa biết, COST là giá vốn hàng bán. Ở quán cà phê, cost đồ uống là giá nguyên liệu mua
vào để làm nên cốc đồ uống đó.
Ví dụ: Cà phê sữa đá
Cà phê : 150.000đ/kg/1000g
Sữa đặc : 65.000đ/hộp/1000ml
Cost cà phê : 25g x 150.000đ/1000 = 3.750đ
Cost sữa đặc : 20ml x 65.000đ/1000 = 1.300đ
Cost đá : 150 đ
Tổng cost “Cà phê sữa đá” = 3.750đ + 1.300đ + 150đ = 5.200đ
Đây là một bài toán rất đơn giản mà trẻ con lớp 4 cũng có thể làm được.
Tuy nhiên, bài toán đặt ra cho chủ quán không phải là tính cost của mỗi đồ uống, mà là “cost đồ
uống bao nhiêu tiền mới là hợp lý?”
Việc giá vốn đồ uống bao nhiêu tiền có sự liên kết rất chặt chẽ với bài toán kinh doanh tổng của
bạn.
Bạn sẽ đọc được rất nhiều tài liệu nói rằng con số nên dao động không quá 30% doanh thu. Điều
này không sai, tuy nhiên hãy tính con số này trên giá vốn và giá bán trung bình để định giá dễ dàng
hơn, và tất nhiên đừng quên chi phí hao hụt. Và không phải món nào bạn cũng áp dụng giá cost bằng
30% giá bán.
Việc bán bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào mô hình quán bạn sang trọng hay bình dân, khách bạn
khả năng chi trả bao nhiêu, chi phí vận hành của bạn ra sao và bao lâu bạn muốn thu hồi vốn.
Bước 1: liệt kê giá bán trung bình của mỗi NHÓM đồ uống trong menu
- Cà phê truyền thống: 23K
- Sinh tố: 35K
- Nước ép 35K
- Trà 30K
Bước 2: tính giá bán TRUNG BÌNH mong muốn của menu trên, là 31K. Như vậy giá cost trung bình
sẽ điều chỉnh vào khoảng cao nhất là 9,3K
Bước 3: hãy làm bài toán trên tương tự, nhưng là với COST của menu.
- Cà phê truyền thống: 5K
- Sinh tố: 15K
- Nước ép: 10K
- Trà: 12K
Giá cost trung bình của cả menu đang là 10,5K, con số này bằng 34% so với giá bán mong muốn.
Như vậy có thể thấy giá cost đang cao vượt quá 30% so với giá bán. Câu hỏi đặt ra là “điều chỉnh
như thế nào”. Hãy sang bước 4.
Bước 4: hãy tính phần trăm cost/giá bán của mỗi nhóm, bạn sẽ thấy nhóm nào cost đang bị cao.
- Cà phê truyền thống: 5/23 x 100% = 21,7%
- Sinh tố: 15/35 x 100% = 42%
- Nước ép: 10/35 x 100% = 28%
- Trà: 12/30 x 100% = 40%
Ta có thể thấy nhóm sinh tố và nhóm trà là hai nhóm có giá cost đang cao quá mức cho phép. Như
vậy bạn cần điều chỉnh giảm cho cost của hai nhóm này bằng cách cân đối lại tỷ lệ nguyên liệu hoặc
thay thế chúng.
Để có thể cân đối lại tỷ lệ nguyên liệu hoặc thay thế nguyên liệu phù hợp, việc trang bị những kiến
thức nền tảng về nguyên liệu hay cân đong đo đếm trong pha chế là rất quan trọng.
Ngoài ra, cần phải cân đối giá bán dựa trên tệp khách hàng.
Ví dụ nếu khách của bạn có xu hướng uống nhiều cà phê, những đồ uống khác bạn có thể để cost
cao một chút, vì xu hướng khách gọi nhóm đó là ít.
Giá bán của các món trong menu cũng không nên lệch nhau quá nhiều, tránh tình trạng mất cân bằng
giá bán.
Nhưng đừng quên, 30% là con số giá cost bạn nên dừng lại, và con số này đã bao gồm hao hụt trong
pha chế rồi nhé.
Cre : Toong

CHIA SẺ BÍ QUYẾT LÀM QUÁN ĂN NHỎ THÀNH CÔNG


Tôi bước chân vào ngành ăn uống cách đây 4 năm, với mô hình kinh doanh quán bò bít tết. Quán đầu
tiên tôi mở quy mô nhỏ khoảng 15 bàn, vốn đầu tư dao động 500 triệu đồng. Như các bạn trẻ khác,
thời gian đầu tôi cũng khó khăn để duy trì hoạt động, nhưng rồi khoảng 2 năm sau đó thì tôi đã có thể
thu hồi được vốn. Và ba năm sau, tôi tiếp tục mở quán thứ 2 với số vốn khoảng 600 triệu đồng, với
quy mô lớn hơn (25 bàn), đủ phục vụ 100 khách cùng lúc.
Với hai quán ăn trên, hiện nay tôi đã có khoảng lợi nhuận ổn định (khoảng trên 50 triệu đồng một
tháng) và có thể dùng tiền kiếm được để đầu tư thêm vài loại hình kinh doanh khác như đầu tư chứng
khoán, đầu tư trồng lan...
Tuy những thành công nhỏ trên chưa phải là điều gì lớn lao nhưng tôi cũng thấy được an ủi là đã có
thể nuôi sống bản thân và giúp được một số lao động trong xã hội. Điều tôi trăn trở là có quá nhiều
người trẻ như tôi, khó khăn lắm mới dành dụm được một số tiền, cũng cầu tiến, cũng tham vọng,
cũng ước mơ… nhưng mô hình kinh doanh vừa ra đời, sau đó không tồn tại được lâu.
Do vậy, tôi muốn chia sẻ vài kinh nghiệm đúc kết được sau 4 năm lăn lộn với nghề, để phần nào giúp
các bạn trẻ muốn khởi nghiệp với lĩnh vực kinh doanh này.
Trước hết, tôi cho rằng khi có một số vốn, các bạn cần xác định xem mình thích lĩnh vực kinh doanh
gì? Năng lực mình có phù hợp với việc kinh doanh này không? Với định phí hàng tháng chi trả, bạn
có thể tồn tại được thời gian bao lâu? Sau đó tính đến sản phẩm kinh doanh có gì cạnh tranh so với thị
trường? Bạn làm gì để tạo nên sự khác biệt? Định hướng thương hiệu? Đối tượng khách hàng nào bạn
hướng đến? Vị trí đặt cơ sở? Yêu cầu mặt bằng? Ai sẽ là cánh tay trái của bạn?...
Trả lời lần lượt các câu hỏi xong, bạn sẽ cân đối phần tài chính bằng các chỉ số, quyết định giá bán,
giá thành, doanh thu hòa vốn để tính ra thời gian thu hồi. Bạn làm tất cả bằng một bản kế hoạch chi
tiết, dự trù mình sẽ trụ được trong vòng bao lâu với dữ liệu này.Bản thân tôi sau 3 năm kinh doanh đã
mở thêm cửa hàng thứ 2.
Bí quyết của tôi là định hướng kinh doanh sau 4 năm vẫn không thay đổi so với bản kế hoạch ban
đầu. Có người bạn ở quê, khi tôi khai trương quán mới đã tranh thủ lên ủng hộ và hỏi một câu: “Sao
gần 4 năm mà quán không thay đổi giá?” Tôi liền trả lời: “Vẫn còn trong khoảng chỉ số lợi nhuận an
toàn đặt ra”. Điều này có nghĩa rằng, bạn đừng bao giờ tăng giá bán hàng trong khả năng có thể. Bởi
đó là một cách giúp quán giữ chân khách.
Thế nhưng, nhìn vào thực tế hiện nay, rất nhiều người làm kinh doanh thường vội vã lên giá khi sẵn
dịp lễ tết, giá xăng và gas tăng, hàng hóa cuối năm tăng… nhưng khi giá giảm, họ thường không giảm
cho khách hàng. Đây là nguyên nhân khiến cho không ít mô hình kinh doanh ăn uống "chết non".
Ngoài giá cả, cách thức phục vụ và những chính sách tặng kèm khách cũng rất quan trọng trong việc
có tạo được thiện cảm cho khách quay lại quán lần sau hay không. Tôi kể câu chuyện tuần rồi đi ăn ở
một quán tại quận 1, mỗi phần gần 200 nghìn đồng. Trong lúc đợi bạn, các nhân viên phục vụ cứ hỏi
đi hỏi lại tôi dùng nước gì mặc dù tôi nói đợi bạn đến gọi luôn. Thế nhưng, khi các bạn ấy hỏi lần thứ
3, vì ngại quá tôi đành gọi một ly lipton đá (giá thấp nhất menu). Đến khi bạn tôi đến, cũng tình trạng
tương tự, nhưng bạn ấy nhất quyết không uống vì nguyên tắc là không uống nước bên ngoài. Đến lúc
này, mấy nhân viên phục vụ mới đem ra cho bạn ly trà đá (phần tặng của quán).
Qua tình huống này, tôi muốn nhắn nhủ rằng, kinh doanh ai cũng phải tính, nhưng nếu có chính sách
tặng nước miễn phí thì đừng đặt khách hàng bị khó xử như tình huống kể trên. Riêng ở quán tôi, trà
đá miễn phí, khi khách uống cạn, không châm thêm là nhân viên phục vụ đã vi phạm quy định. Khách
tính tiền rồi mà còn ngồi nói chuyện thì cũng phải tiếp nước liên tục cho đến khi nào khách ra về.
Chưa kể, khăn giấy ở các cửa hàng lớn đều để cho khách dùng thoải mái. Bạn hãy tính lợi nhuận từ
sản phẩm bạn kinh doanh chứ không phải ở cái khăn, hay ly nước trà. Trong khi đó, đúng ra bạn phải
chuẩn bị cho khách khi khách sử dụng sản phẩm.
Ngoài ra, tôi cho rằng cũng cần lưu ý đến vấn đề giữ xe miễn phí cho khách. Tôi nhớ một lần đi chợ,
nóng quá ghé vào quán ché ăn một ly cho mát, giá 18.000 đồng. Nhưng sau đó tôi phải trả thêm tiền
giữ xe 6.000 đồng, lúc ấy ly chè không còn mát nữa, mà đổi lại là sự "nóng trong người". Và tất
nhiên, theo chân các quán ăn lớn, quán ăn của tôi cũng giữ xe miễn phí, hướng dẫn cho nhân viên giữ
xe luôn có thái độ phục vụ dễ thương nhất.
Điều cuối cùng, tôi không khuyên các bạn nên bán giá cao hay thấp vì còn tuỳ đối tượng khách hàng
phục vụ như thế nào và chiến lược kinh doanh của mỗi người đang hướng đến. Nhưng điều tôi lưu ý
những người muốn bước vào lĩnh vực kinh doanh ăn uống nhỏ chính là cái tâm. Bởi cái tâm trong
mọi ngành nghề thật sự rất quan trọng, đặc biệt là lĩnh vực ăn uống.
Tôi rất muốn dân Việt mình ủng hộ dân Việt, để tiền người Việt không chuyển đi ra khỏi đất nước bởi
các "ông lớn ngoại nhập". Muốn vậy, các bạn trẻ hãy cố gắng hoàn thiện kỹ năng kinh doanh để có
thể cạnh tranh với những ông trùm thế giới.

KINH DOANH THEO BẢN NĂNG, TƯỞNG KHÔNG HẠI MÀ HẠI KHÔNG
TƯỞNG
“Ở nhà nhờ cha mẹ, ra đường nhờ anh em” nếu bạn kinh doanh dựa theo cảm tính như vậy thì rất
nhanh quán nhà bạn sẽ nhanh chóng đi đến hồi kết.
Điểm qua những sai lầm khi kinh doanh cảm tính tưởng không hại mà hại không tưởng cùng
KinhdoanhFnB.Vn nhé.
1. Bán thứ mình muốn
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến kinh doanh thất bại. Nhiều người khi khởi
nghiệp kinh doanh thường chọn bán những mặt hàng mà mình cho là dễ bán hoặc có sẵn mà không
điều tra nhu cầu thực sự của thị trường.
2. Chạy theo số đông
Thấy người khác kinh doanh đắt khách thì cũng đổ xô đi làm theo mà không xét xem có phù hợp với
bản thân hay không.
3. Quản lý nhân sự mang tính áp đặt
Bạn là chủ cửa hàng nhưng không có nghĩa là có thể ra lệnh bắt ép nhân viên phải thế này phải thế
kia. Cảm tính có thể khiến nội bộ của bạn lục đục và thường xuyên “thay máu” vì nhân viên không
phục, làm chống đối.
Quản lý nhân sự là một bộ môn nghệ thuật đấy nhé.
4. Nhờ người quen quản lý
Thay vì chọn những người có chuyên môn và kinh nghiệm thì nhiều người kinh doanh nhà hàng lại
chọn NGƯỜI TH N vào làm việc. Nhưng việc quản lý theo hình thức gia đình đôi khi sẽ khiến việc
kinh doanh của bạn đi vào bế tắc. Cả nể trong công việc có thể khiến việc kinh doanh của bạn gặp
những điều đáng tiếc và sự bất hòa tiềm ẩn với nhân sự khác khi làm việc với con ông cháu cha.
BÀI HỌC RÚT RA KHI BẠN KINH DOANH BẰNG CẢM TÍNH:
1. Đừng mở quán ăn với CÁI TÔI cao ngất: Khu vực này cần một quán ăn ngon như quán của mình.
-> Món ăn là dựa vào cảm nhận, sở thích của mỗi người nên dù bạn có sở hữu đầu bếp cấp thế giới và
nguồn nguyên liệu cao cấp quý hiếm đi chăng nữa thì không phải ai cũng thích những món này. Khẩu
vị và thói quen khác nhau sẽ đưa ra sở thích - hành vi đánh giá khác nhau.
2. Đừng đối chiếu khập khiễng
Nhiều bạn kinh doanh nhà hàng thường hay đi “tham quan” đối thủ của mình và về so sánh với nhà
mình. Nhà hàng A làm không bằng mình mà vẫn đông khách? Hoặc đi học mót mỗi chỗ một tí rồi áp
dụng cho nhà hàng mình.
Bạn nên biết, chỉ nằm trong chăn mới biết chăn có giận. Những thứ bạn nhìn chỉ là biểu hiện bề ngoài
chứ không phải bản chất bên trong. Kinh doanh không hiệu quả thì hãy xem lại chính mình và tái cấu
trúc lại sao cho phù hợp để đạt hiệu quả.
3. Đừng thể hiện cá tính bản thân quá đà
Thái độ rất quan trọng. Một người quản lý hòa nhã trong cuộc sống và thiết diện vô tư sẽ khiến nhân
viên vừa nể vừa phục. Và một nhân viên làm việc quy củ và luôn tôn trọng khách hàng sẽ khiến quán
ăn của bạn tạo được ấn tượng tốt. Đồ ăn của bạn có thể không hợp khẩu vị với khách nhưng một thái
độ tốt khách có thể bỏ qua điểm trừ này. Nhưng thái độ không tốt thì bạn rất dễ bị bóc phốt trên
MXH. Đương nhiên, những đánh giá tiêu cực có thể khiến quán của bạn “bay màu”.
Kinh doanh nhà hàng cần phải có một kế hoạch đánh giá khách quan về thị trường, xu hướng và hành
vi tiêu dùng.
Kinh doanh là một chiến trường mà người tự tin mù quáng sẽ giống như Mạnh Hoạch liên tục 7 lần
thất bại trước Gia Cát Lượng. Hãy kinh doanh có chiến lược thay vì “tôi cảm thấy là….”
Chúc bạn thành công!!!
Cre : F&B VN

KINH DOANH THÀNH CÔNG KHI BẠN LẤY KHÁCH HÀNG LÀM TRUNG
TÂM
1. 81% khách hàng thích sử dụng lại dịch vụ khi có trải nghiệm tốt
2. Tăng 5% khách hàng quay lại giúp tăng 125% lợi nhuận cho công ty
3. Doanh nghiệp chú trọng đến trải nghiệm khách hàng có lợi nhuận tốt hơn tới 60% đối thủ
4. Tăng 2% số khách hàng quay lại tương đương cắt giảm 10% chi phí
5. Một khách hàng trung thành giá trị gấp 10 lần so với khi họ mua lần đầu
6. Chi phí tìm 1 khách hàng mới gấp 6-7 lần so với giữ khách hiện tại
7. 9/10 khách hàng mong muốn có trải nghiệm nhất quán trên các kênh khác nhau của doanh nghiệp
8. Kênh phục vụ được khách hàng ưa thích nhất lần lượt là: điện thoại (40%); trực tiếp (29%); Email
(18%); Online Chat/Social (13%)
9. 90% khách hàng luôn check website trước khi liên hệ với bạn
10. 85% người dùng thất vọng với trả nghiệm qua điện thoại, 67% người dùng gác máy vì bực mình
khi không thể nói chuyện điện thoại với người thực.
11. 88% người dùng không muốn mua từ các doanh nghiệp lờ đi than phiền của người dùng trên
mạng xã hội
12. Người ta sẽ nói với 9 người khác về một trải nghiệm tốt, nhưng sẽ nói với 16 người về trải
nghiệm tồi!
13. Phải mất 12 trải nghiệm tích cực để bù đắp một trải nghiệp tiêu cực
14. 73% khách hàng yêu thương hiệu vì dịch vụ thân thiện
15. 70% trải nghiệm mua dựa trên việc khách hàng cảm nhận được đối xử như thế nào
16. 82% người dùng sẽ ngừng làm việc với doanh nghiệp có dịch vụ tồi
17. 60% người dùng bị ảnh hưởng bởi comment của người dùng khác
18. 55% khách hàng giới thiệu một công ty vì trải nghiệm dịch vụ của họ
19. Trải nghiệm tồi làm mất 83 tỷ đô cho các doanh nghiệp Mỹ
20. 71% người dùng muốn được chat online trong vòng 5 phút
21. 41% người dùng mong muốn email được trả lời trong vòng 6 giờ; 36% mong muốn nhanh hơn
thế.
Nguồn: Salesforces

MỘT SỐ GỢI Ý MARKETING NGÀY KHAI TRƯƠNG QUÁN CÀ PHÊ


Khai trương là một sự kiện mang ý nghĩa quan trọng đối với nhà hàng, quán cà phê, mở đầu cho các
hoạt động thu hút khách hàng và kinh doanh.
Đây là dịp quan trọng để chủ quán, chủ nhà hàng có cơ hội quảng bá thương hiệu, sản phẩm của
mình, tạo ấn tượng đối với khách hàng chưa có cơ hội sử dụng dịch vụ quán.
Dưới đây là một số Case xây dựng chiến dịch marketing khai trương hiệu quả:
1. Soft openning - Grand opening (Chạy thử - khai trương chính thức)
Soft Opening:
- Mở bán đơn giản, chưa đặt nặng mục tiêu doanh thu, thu thận phản hồi của khách hàng.
- Là thời gian củng cố, ổn định đội ngũ nhân sự, tác phong làm việc của nhân viên, chỉnh sửa và ổn
định công thức. Kiểm tra khấu hao nguyên liệu.
Một số lưu ý khi chạy Soft opening:
- Luôn thông báo với khách hàng rằng: Chúng tôi đang trong thời gian chạy thử, mọi ý kiến phản hồi
của khách hàng sẽ được chúng tôi tiếp nhận để phục vụ khách hàng tốt hơn sau khi khai trương
chính thức.
- Luôn có người quản lý 24/24 tại quán, đây là thời gian nhạy cảm để các chủ quán hiểu rõ tình hình
kinh doanh, giải quyết các tình huống xảy ra tại quán, trực tiếp nhận phản hồi từ khách hàng.
Việc chạy thử mang ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển lâu dài dành cho quán cà phê, nhà hàng.
Là thời gian để thử nghiệm và nhận phản hồi từ khách hàng nhằm tạo ra một trải nghiệm dịch vụ tốt
nhất dành cho khách hàng trong khu vực.
Grand opening: Sau thời gian chạy thử, chủ quán, chủ nhà hàng họp bàn với người setup, marketing
và nhân viên của mình, thống nhất toàn bộ quy trình, chốt menu, công thức và giá.
Grand opening là thời gian hoàn hảo để tung ra toàn bộ các phương pháp truyền thông - quảng cáo
2. Các phương pháp truyền thông - quảng cáo trước khai trương
Tờ rơi, standee, banner, voucher:
- Những phương pháp quảng cáo cơ bản này rất dễ tiếp cận khách hàng xung quang khu vực quán,
thông báo về sự hiện diện của quán bạn. Nhấn mạnh thời gian và chương trình khuyến mãi trên các
phương tiện này.
Chạy quảng cáo: Fb - ads, Google ads:
- Thời gian chạy ổn định nhất theo thực tế là từ 5 - 7 ngày trước Grand opening. Tiếp cận khách
hàng trong bán kính ~7 km xung quanh khu vực quán.
- Nên có từ 2 - 3 content: Hình ảnh, video, Mỗi content phân chia 3,4 nhóm đối tượng chạy.
Review marketing: Vì đã có hình ảnh, và trải nghiệm thực của khách hàng khi chạy thử, bạn hoàn
toàn có thể book các bài viết trên các kênh review nhằm thu hút khách hàng.
Tuy nhiên qua thực tế thì trong quá trình khai trương, việc làm Review marketing sẽ lãng phí và
không đạt hiệu quả cao, do đó bạn nên cân nhắc để dành cho các hoạt động nhằm thúc đẩy doanh
thu sau này.
3. Tạo ấn tượng trong ngày khai trương
- Âm thanh, band nhạc: Thu hút khách hàng bằng các hoạt động ca nhạc, Show nhạc.
Chi phí từ 5 - 7 tr/ đêm ( bao gồm âm thanh, ánh sáng. Band nhạc chuyên nghiệp).
- Influencer marketing; Marketing bằng cách sử dụng người nổi tiếng, những người có tầm ảnh
hưởng. Chi phí cao, viral tốt.
Tuy nhiên việc lựa chọn Inlfluencer cần sự tính toán kỹ lưỡng và kinh nghiệm từ chủ quán hoặc đơn
vị tư vấn, nếu không muốn bị “tiền mất, tật mang”.
4. Lên time-line ổn định
Đã hình dung được cần phải làm gì rồi, chủ quán nên có một bảng time line, nhắc nhở về công việc,
thời gian cần làm. Việc này giúp mọi kế hoạch của chú quán được thực hiện trơn chu hơn, hoàn
thiện một cách chính xác hơn.
Một bảng time line sẽ bao gồm các mốc thời gian: Chạy thử, thiết kế, in ấn các ấn phẩm quảng cáo,
thời gian phát tờ rơi, voucher, thời gian chạy quảng cáo, thời gian khai trương chính thức,
Kết: Đầu xuôi, đuôi lọt, hy vọng bài viết này có giúp các chủ quán hình dung ra những việc cần làm
trước khi khai trương.

CÁCH TÍNH ĐIỂM HÒA VỐN TRONG KINH DOANH


Khi mở tiệm, cửa hàng kinh doanh mà bạn không nắm rõ điểm hòa vốn để có kế hoạch, mục tiêu
tháng, ngày thì xem như bạn giống như một người nhảy xuống hồ nước bơi mà không biết điểm
đến ở đâu. Nay tôi chia sẻ các bạn xác định điểm hòa vốn cho kinh doanh dịch vụ theo cách tính đơn
giản nhất mà bạn không cần phải là chuyên gia tài chính.
Trước tiên bạn cần có chính xác 3 số liệu gồm: Định phí, biến phí, lợi nhuận trên 1 đơn vị sản phẩm
hay dịch vụ.
1. Định phí hàng tháng: Là các chi phí cố định hàng tháng dù bạn có bán được sản phẩm hay không
bạn vẫn phải chi. Ví dụ như: Thuê mặt bằng, lương nhân viên, điện nước, thuê kho bãi, thuê xe, dịch
vụ bảo vệ, rác, PCCC, bảo kê…
2. Biến phí hàng tháng: Là các khoảng chi phí biến đổi theo số lượng sản phẩm dịch vụ tiêu thụ
trung bình hàng tháng. Có thể hiểu bao gồm: phí hủy hàng, khấu hao tài sản, khấu hao sản phẩm,
khuyến mãi, hoa hồng cho bên thứ 3, marketing… Nói chung biến phí này bạn có thể chủ động thay
đổi hàng tháng, ngược lại Định phí bạn không thể thay đổi. Bạn có thể gộp chung 2 cái này nếu biến
phí hàng tháng của bạn duy trì ổn định. Chú ý là phần biến phí này không tính giá cốt sản phẩm vì
tôi sẽ đưa nó vào mục số 3.
3. Lợi nhuận trên 1 dịch vụ = giá bán - giá gốc (chi phí sản phẩm DV) - hoa hồng nhân viên (nếu có).
Sau khi có 3 thông số này bạn chỉ cần làm theo công thức sau:
Điểm hòa vốn = (Định phí + Biến phí)/LN 1 dịch vụ
Ví dụ: Một spa thực hiện nhiều gói sản phẩm khác nhau, tỷ lệ bán ra các sản phẩm này cũng tương
đương nhau.
1. Lợi nhuận trung bình là 500.000 đồng/gói dịch vụ (Giá cốt là 200k, giá bán 700k)
2. Định phí là 64.000.000
3. Biến phí 38.000.000
Vậy điểm hòa vốn = 64.000.000 + 38.000.000/500.000 = 204
Vậy mỗi tháng bạn phải bán ra được 204 gói dịch vụ. Trung bình 1 ngày bạn phải bán là 204/30 =
6,8 dịch vụ (làm tròn 7 gói DV). Bạn hãy làm phép tính lại thử xem đúng không nhé.
(1) Doanh thu 204 gói DV x 700.000 = 142.800.000 đồng
(2) Định phí: 64.000.000
(3) Biến phí: 38.000.000
(4) Giá gốc SPDV: 204 x 200.000 = 40.800.000
(5) Điểm hòa vốn = (1) - (2) - (3) - (4) = 142,8 tr - 64 tr - 38 tr - 40,8 tr = 0
Vậy cứ mỗi ngày mà bạn kinh doanh không bán ra được 6,8 gói dịch vụ này xem như bạn ăn không
ngon ngủ không yên rồi. Nếu biết cách tính này bạn có thể biết được khả năng lãi hay lỗ trong từng
ngày chứ không nhất thiết đến cuối tháng mới biết lời lỗ. Từ điều này bạn sẽ có kế hoạch thay đổi
chiến lược tốt hơn.
Bạn có thể từ điểm hòa vốn này mà thiết lập mục tiêu lợi nhuận mong muốn hàng tháng là bao
nhiêu. Ví dụ trường hợp trên bạn muốn 1 tháng lãi 50 triệu thì công thức như sau:
Số DV mục tiêu = (Định phí + Biến phí + 50 triệu)/500.000 = 304
Vậy mỗi tháng bạn phải bán ra 304 gói dịch vụ tương đương 1 ngày phải bán ra 10,1 gói. Nếu thấp
hơn số này xem như không đạt chỉ tiêu, vượt số này xem như lãi vượt mong đợi.
Sẽ có nhiều ngành kinh doanh khác nhau và tỷ lệ lợi nhuận hoa hồng khác nhau. Trên đây chỉ là 1 ví
dụ cơ bản của 1 gói dịch vụ hay 1 sản phẩm cụ thể. Nếu có quá nhiều thì cứ tính mức trung bình lợi
nhuận. Nếu bạn là cửa hàng tiện ích hay tạp hóa thì bạn có thể tính LN là tỷ lệ trung bình % trên sản
phẩm.
Ngoài ra từ cách tính điểm hòa vốn, các bạn có thể tính đến việc tuyển dụng bao nhiêu nhân viên
sales và chỉ tiêu giao cho họ là bao nhiêu.

1. Sai lầm trong lựa chọn mặt bằng


Kinh doanh quán cà phê cũng giống như những loại hình kinh doanh khác, việc chọn địa điểm là cực
kỳ quan trọng.
Sai lầm thường gặp ở đây là vì quá nôn nóng sở hữu một quán cà phê và không xác định khách hàng
của quán nên không suy tính đến hiệu quả của mặt bằng, kết quả là chọn bừa một địa điểm với giá
thuê vừa phải hoặc tận dụng cửa hàng có sẵn của gia đình.
Ví dụ, chọn đường một chiều vì đến 80% số người đi qua quán sẽ không quay một vòng để đến đó
nữa. Trừ khi quán có view đẹp và nhiều người đi bộ vào buổi sáng hoặc buổi tối.
Hoặc chọn mặt bằng có vỉa hè quá nhỏ: câu hỏi đặt ra ở đây là khách của bạn đỗ xe ở đâu và một điều
quan trọng nữa là nếu vỉa hè lớn và không có nhiều khói bụi do xe đi qua thì bạn có thể để bàn ghế ra
vỉa hè.
Chọn mặt bằng mà buổi tối có quá ít người qua lại, thế thì bạn sẽ mất một lượng khách rất lớn vào
buổi tối.
2. Sai lầm trong thiết kế
Nếu bạn nghĩ rằng để mở quán cà phê thành công, chỉ cần đồ uống ngon thì bạn đã sai. Yếu tố không
gian quán, nội thất cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành công. Một quán cà phê có thiết kế đẹp và
hợp lý sẽ là một điểm nhấn khiến khách hàng thường xuyên lui tới.
Thiết kế quán phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới.
Ví dụ nếu bạn chú trọng vào đối tượng là nam thì bạn không nên chọn phong cách thiết kế nữ tính. Vì
chắc chắn rằng 99,99% là không có người đàn ông nào muốn vào đó ngồi uống cà phê cả.
Thiết kế đẹp và hợp lý là một điểm nhấn thu hút khách hàng lui tới quán cà phê của bạn
Ngược lại, bạn đánh vào giới trẻ, những cặp đôi, tình nhân thì bạn nên thiết kế mang xu hướng lãng
mạn, nhẹ nhàng.
Đánh vào độ tuổi trung niên thì thiết kế đơn giản, không cần màu mè và tập trung vào chất lượng
nước uống.
Đừng copy nguyên phong cách quán cà phê của một thương hiệu đã rất lớn và đang tồn tại. Kinh
nghiệm trong kinh doanh cà phê là phải tạo được phong cách của riêng mình, để khách hàng nói đến
bạn là nhớ ngay đến hình ảnh quán của bạn.
3. Không có tiền lương
Nếu trước đây bạn đi làm thuê thì việc có một khoản lương cố định vào mỗi tháng là điều không khó
để có được. Tuy nhiên, khi bạn quyết định khởi nghiệp quán cà phê, bạn sẽ không còn thời gian cho
công việc đi làm ăn lương nữa, bạn buộc phải nghỉ để tập trung cho việc kinh doanh của mình. Điều
này cũng có nghĩa bạn sẽ không có tiền lương cố định nữa.
Khi bắt đầu mở quán sẽ có vô vàn khó khăn và việc thua lỗ trong thời gian đầu là không khó tránh
khỏi. Lúc này bạn cần dự phòng trước cho mình một khoản tiền nhất định để có thể tiếp tục duy trì
cuộc sống và quán của mình trong một khoảng thời gian nào đó.
4. Không còn tiền tiết kiệm cá nhân
Bắt đầu khởi nghiệp cũng đồng nghĩa với việc bạn cần huy động vốn, trước khi đi kêu gọi vốn từ
người thân, bạn bè, các nguồn vốn cho vay thì bạn cần phải hy sinh nguồn tiền tiết kiệm cá nhân của
mình trước. Rủi ro xấu nhất có thể xảy ra mà bạn cần chấp nhận là số tiền này sẽ hoàn toàn không
còn nữa.
5. Mất kiểm soát dòng tiền
Khi mới kinh doanh quán cà phê 1-2 năm đầu, việc để mất kiểm soát dòng tiền là rất dễ xảy ra, dòng
tiền chi ra thực tế luôn bị vượt so với dự kiến, kế hoạch ban đầu. Lý do là bạn chưa có nhiều kinh
nghiệm kinh doanh cũng như bên cạnh tài chính để kinh doanh, bạn cũng cần chi tiêu cho cuộc sống
hàng ngày. Và hai thứ này thường đôi khi bạn không làm rạch ròi được.
6. Không bắt trúng nhu cầu thị trường
Đây là rủi ro mà bạn rất cần chấp nhận ngay từ khi mới mở quán để có những chiến lược đúng đắn
bởi nhu cầu thị trường thay đổi một cách thường xuyên đôi khi khiến bạn không thể nắm bắt kịp. Hãy
có những phương án thay thế ngay từ đầu để giải quyết rủi ro này.
Quán cà phê có vỉa hè lớn và ít khói bụi do xe cộ đi qua là một điểm cộng lớn
7. Quá phụ thuộc vào cộng sự
Thời gian đầu kinh doanh, quy mô quán còn nhỏ, số lượng nhân viên cũng ít và bạn rất trân trọng họ,
coi họ là những người cộng sự tuyệt vời của mình, cùng nhau nỗ lực làm việc để phát triển quán.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn đặt niềm tin vào họ rất nhiều nhưng đây cũng là một điểm yếu
dễ tạo thành rủi ro trong kinh doanh khi nhân viên nghỉ việc hoặc làm việc không đúng quy định.
8. Áp lực thời gian
Dĩ nhiên ai bắt đầu kinh doanh cũng đều nóng lòng nhanh chóng thu hái được lợi nhuận tối đa nhất có
thể. Họ thường bị "tham lam" quá mức khi cùng một lúc muốn đạt được nhiều mục tiêu. Điều này có
một mặt rủi ro là dẫn đến người chủ thường có những quyết định thiếu chính xác khi áp lực thời gian
đè nặng trên vai.
9. Không có thời gian riêng cho bản thân
Khi bạn bắt đầu mở quán cũng đồng nghĩa với việc bạn không còn nhiều thời gian rảnh cho bản thân
như trước đó nữa. Sẽ không còn nhiều cuộc tụ tập với bạn bè, không còn nhiều những chuyến đi chơi
xa hay shopping,…
Bạn sẽ phải tập trung toàn bộ thời gian cho việc kinh doanh đến mức gặp nhiều căng thẳng. Điều này
cũng không hẳn là tốt, bạn cần cân bằng cuộc sống để không gây hại cho sức khỏe cũng như chất
lượng cuộc sống.
Kết luận, không phải quán cà phê nào mở ra cũng thu hút được khách hàng và đem lại lợi nhuận cao
và rủi ro trong kinh doanh quán cà phê là điều không thể tránh khỏi. Con đường dẫn đến thành công
không hề trải hoa hồng, điều cơ bản là bạn có thể đứng lên và bước tiếp được hay không?

𝐒𝐀̉𝐍 𝐏𝐇𝐀̂̉𝐌 𝐌𝐎̂̀𝐈 - 𝐂𝐇𝐈𝐄̂́𝐍 𝐋𝐔̛𝐎̛̣𝐂 𝐓𝐇𝐔 𝐇𝐔́𝐓 𝐊𝐇𝐀́𝐂𝐇 𝐇𝐀̀𝐍𝐆 Đ𝐄̂́𝐍 𝐐𝐔𝐀́𝐍
Gần đây 3 món "Trà Dâu Đông Du", "Trân Châu Phô Mai Viên" và "Sữa Tươi Trân Châu Bánh Mật"
đang HOT rần rần với các bạn trẻ. Biết được điều này Son lên mạng tìm tòi học và làm thử 3 món
này. Biết được những sản phẩm Hot trend sẽ là những "sản phẩm mồi" thu hút khách hàng đến quán
vô cùng hiệu quả nên son đã áp dụng một chiến lượt marketing cực kì đơn giản như sau.
Đầu tiên Son chọn "Trà Dâu Đông Du" để làm "Chương trình thu hút khách hàng" Bước 2: Son
chuẩn bị một bộ ảnh xinh lung về "Trà", thiết kế các poster đẹp mắt với thông điệp "Checkin tại
quán nhận một Trà Dâu" áp dụng cho bàn đi từ 2 người.
Bước 3: Son xin trước một số cảm nhận của bạn bè và khách quen về trà dâu (tất nhiên là những trải
nghiệm tốt). Sau đó Son tìm hiểu thêm về công dụng của dâu, trà dâu trong việc giúp chị em "giữ
dáng - đẹp da"
Bước 4: Để nhiều khách hàng biết đến chương trình và món mới của quán Son chạy quảng cáo
Facebook. Và lấy những gì đã tìm hiểu ở bước 3 chạy thêm một quảng cáo khác tên là "Quảng cáo
bám đuổi" để tăng thêm điểm chạm và sự kích thích đến khách hàng, giúp khách đến quán nhiều
hơn
- Chưa dừng lại ở đó Khách đến quán sau khi thưởng thức "Trà Dâu Đông Du" Son tặng thêm khách
mỗi người 01 Voucher "Tặng miễn phí "Trân Châu Phô Mai Viên" khi uống trà sữa tại quán vào lần
sau.
Bằng cách này Son vừa thu hút được khách hàng mới đến quán, vừa tăng trải nghiệm với khách
hàng, chăm sóc khách hàng cũ, và vừa tăng được số lần quay lại mua hàng của khách vào lần sau, và
đồng thời giới thiệu các món mới của quán đến khách
Với chiến lược Marketing này cho giá cost mỗi ly "Trà Dâu Đông Du" vd là 12.000k
Mỗi ngày có 50 khách checkin thì chi phí của Son (ví dụ trong 7 ngày) sẽ là 4.200.000 cộng với chi
phí quảng cáo đâu đó Son mất tầm 7.000.000 nhưng hiển nhiên là Son sẽ không lỗ vì Chương trình
áp dụng cho bàn đi từ 2 người. Son còn có thêm 350 lượt checkin tại quán, và khách quay lại uống
trà sữa vào lần sau
Nguồn : Son Nguyễn.

QUÁN CƠM VĂN PHÒNG ĐÔNG KHÁCH NHỜ MỘT CHIẾN LƯỢC
MARKETING ĐƠN GIẢN.
Son là chủ một quán cơm văn phòng nằm trong hẻm. Vì vậy lượng khách hàng qua lại của quán rất
vắng, nên khách hàng của Son cũng ít. Son đang mong muốn tăng doanh thu lên nhưng chưa biết làm
thế nào?
Sau đó Son nghĩ ra một cách. Vì khách hàng của Son là nhân viên văn phòng làm việc gần đó. Nên
ngày nào cũng có nhu cầu ăn trưa. Thay vì bán mỗi suất cơm có giá 40.000 Son tư vấn cho khách
hàng sử dụng phiếu tháng để có giá ưu đãi hơn.
Lúc này mỗi phần cơm chỉ còn giá 30.000đ/phần. Khách hàng sau khi nghe Son tư vấn thì cảm thấy
nếu mua tháng thì mình sẽ có lợi hơn rất nhiều nên đã đồng ý sử dụng.
Sau khi trừ đi chi phí nguyên vật liệu 25.000đ Son vẫn lời 5.000đ/phần cơm.
Mỗi ngày khách đều đến ăn cơm Son upsell thêm bằng các loại nước uống để gia tăng doanh số và lợi
nhuận.
Bằng chiến lược đơn giản này. Tuy rằng lợi nhuận của Son/phần cơm có giảm đi nhưng lại gia tăng
số lần sử dụng của khách hàng. Và tăng lợi nhuận từ việc bán thêm các loại nước uống. Sau một thời
gian quán của Son đã đông khách hơn rất nhiều.
Nguồn: HMC
Son là một nhân viên văn phòng, sau khi đi làm tích luỹ được một số tiền nhỏ Son dự định sẽ mở một
quán ăn nhỏ tại thành phố. Nhưng Son chưa biết phải bắt đầu từ đâu
Son tìm đọc và tham khảo thông tin thấy nhiều anh chị khuyên rằng nên xác định rõ "Khách hàng
mục tiêu mình phục vụ là ai" trước khi quyết định kinh doanh gì và lựa chọn mô hình ra sao.
Vì là người mới nên S tìm hiểu và dưới đây là những cách đơn giản để Son vẽ ra chân dung khách
hàng, và phát thảo sơ qua mô hình kinh doanh trong đầu mình trước khi hành động chi tiết.
- Với thế mạnh từng là nhân viên văn phòng nên Son có một số hiểu biết về phân khúc khách hàng
này, Son lựa chọn phục vụ cho "Khách hàng NV Văn phòng"
- Tiếp theo Son phát thảo sơ qua chân dung của họ:
- Nhu cầu: Trong việc ăn uống khách hàng văn phòng có nhu cầu ăn sáng, trưa, ăn vặt và tối.
- Buổi sáng: Ăn sáng nhanh - Gọn, mang đi tiện lợi, cả uống cafe cũng nhanh hoặc có thể mua mang
đi.
- Buổi trưa: Khách cần ăn no, ngon, một số bạn ngại nắng, mưa thì có thói quen ăn tại chổ, ăn xong
thì cần nghỉ ngơi tám chuyện một tí. Có nhiều bạn sẽ chọn ăn Healthy vì sợ béo.
- Xế chiều: Chị em hay gọi đồ ăn vặt, trà sữa...
- Buổi tối: Hẹn hò, tụ tập, cần nơi đẹp và lãng mạng, hoặc ăn ngon, và 1 số điểm hẹn hò cặp đôi...
- Thói quen: Lướt facebook, xem youtube, Tittok,
- Sở thích: checkin sống ảo tụ tập bạn bè, ăn vặt, rủ rê lôi kéo mọi người ăn cùng, khám phá quán
mới, thử các món mới lạ...
- Mong muốn: Ăn ngon, giá hợp lý, đảm bảo vệ sinh, ăn mà không lo mập, Giao hàng "miễn phí",
nhận hàng nhanh, khuyến mãi tặng kèm càng thích...
- Sợ: Không có thời gian, ngại đi lại, sợ nắng, sợ mưa, sợ béo, sợ dở, sợ đắt, sợ không chất lượng...
Với những phát thảo sơ qua về chân dung khách hàng như trên. Giờ Son nhìn lại xem bản thân mình
liệu có thế mạnh và hạn chế gì.
Vì từng có kinh nghiệm giảm cân lâu năm nên Son hiểu được nhu cầu của chị em trong việc muốn
được ăn ngon nhưng vẫn không bị béo. Nên Son bắt đầu ngồi vẽ lại những gì mình có thể phục vụ
cho khách:
- Khách hàng Son tập trung phục vụ lúc này là chị em văn phòng từ 22-35 tuổi.
Địa điểm: Son dự định thuê mặt bằng ở Khu vực tập trung nhiều văn phòng làm việc, phòng gym. Có
bán kính gần đó từ 2km
+ Sản phẩm của Son: Các món ăn, đồ uống không gây béo, nước detox, sữa hạt mix" để hấp dẫn
khách hàng Son sẽ thay đổi nhiều thực đơn, và phải thật bắt mắt.
+ Thời điểm bán: Trưa - Tối
+ Hình thức phục vụ: Vì chỉ có một số tiền nhỏ tích cóp nên Son không đủ kinh tế mở ra một quán to
đẹp. Mặt bằng Son lựa chọn sẽ nhỏ, có thể để một vài bàn cho khách sử dụng tại quán khi có nhu cầu.
Còn lại Son sẽ giao hàng tận nơi cho khách. (Free ship trong bán kính... với đơn hàng từ...) mục đích
còn để upsell
+ Kênh truyền thông chính: Vì khách hàng có thói quen lướt Tittok, và Facebook nên Son lựa chọn
Facebook ads làm kênh truyền thông chính để Chủ động tiếp cận khách hàng.
+ Nội dung truyền thông:
* Lợi ích của đồ ăn - uống healthy
* Hình ảnh, video sản phẩm của quán
* Quy trình làm ra sản phẩm
* Món hôm nay có tác dụng gì cho sức khoẻ
* Hình ảnh khách sử dụng và phản hồi
* Những video hài hước
* ...
+ Bán các Voucher ăn tháng cho khách, thẻ thành viên (cùng ưu đãi đi kèm)
+ Các combo (Upsell)...
+ Sản phẩm bán kèm: Các loại hạt ăn vặt, bánh heathy ăn vặt...
Từ những phân tích cơ bản trên Son đã vẽ sơ qua được chân dung khách hàng mục tiêu cho mình, và
trả lời được câu hỏi muốn mở quán nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Tiếp theo sẽ là những bước
nghiêm cứu thị trường, sản phẩm, bản kế hoạch kinh doanh chi tiết...
Cảm ơn mọi người đã đọc, giờ Son bắt tay vào làm tiếp đây

𝗡𝗛𝗨̛̃𝗡𝗚 𝗛𝗢𝗔̣𝗧 Đ𝗢̣̂𝗡𝗚 𝗠𝗔𝗥𝗞𝗘𝗧𝗜𝗡𝗚 𝗡𝗛𝗢̉ 𝗩𝗔̀ 𝗛𝗔̀𝗡𝗚 𝗡𝗚𝗔̀𝗬 𝗖𝗛𝗢 𝗤𝗨𝗔́𝗡 𝗖𝗔̀ 𝗣𝗛𝗘̂/𝗡𝗛𝗔̀
𝗛𝗔̀𝗡𝗚
Mách bạn một số hoạt động marketing be bé mà ai cũng làm được cho quán của mình.
1. Món đặc biệt vào một ngày cụ thể
Để tạo sự mới lạ cho quán, thì vào một ngày nào đó trong tuần quán sẽ có một món đặc biệt, điều này
có thể kích thích được sự chú ý cũng như sự "thèm" của khách hàng.
Bạn có thể Update lên Facebook để khách nắm thông tin.
2. Các mẹo hữu ích của Barista:
Chia sẻ những mẹo hay về pha chế café tại nhà, lưu trữ cafe sao cho ngon, art cafe...
Tất cả những thứ gì khiến khách hàng hứng thú về cafe, đồ uống (vì đó là sản phẩm kinh doanh của
bạn) đều có thể là thông tin hữu ích. Mỗi tuần có thể hướng dẫn họ làm 1 loại nước uống đặc biệt và
post lên mạng xã hội của quán, Son chắc chắn sẽ có rất rất nhiều người yêu thích điều này
3. Giảm giá
Bạn có thể sử dụng Chiến lược dành riêng cho các khách hàng tương tác với quán bạn thông qua
mạng xã hội.
Khách hàng muốn biết họ được gì nếu tương tác với bạn qua mạng xã hội (và nhớ giới hạn thời gian
để tăng tỉ lệ chuyển đổi nhé)
4. Quảng cáo trong phòng vệ sinh
Dán poster vào phía sau của cánh cửa nhà vệ sinh. Chỉ nên dán quảng cáo về sự kiện sắp diễn ra,
không nên quảng cáo đồ ăn, đồ uống ở đây.
5. Hoá đơn
In thông tin giảm giá đặc biệt trên hoá đơn cho lần tiếp theo khách tới quán.
6. Thẻ khách hàng thành viên
Để khuyến khích khách đến lần sau, thẻ tích điểm có tác dụng rất tốt: mua 10 tặng 1, hoặc tích 5%/
hoá đơn... Khuyến khích khách hàng quay trở lại
7. Có các combo cho sáng, trưa, tối hoặc đồ ăn đặc biệt cho các dịp như xem bóng đá,…
8. Happy hour: Giảm giá nhiều hơn vào các giờ vắng khách, bạn nhớ là hãy giảm giá những món bán
chạy nhất tại quán nhé.
9. VIP party: Một party miễn phí đồ ăn + đồ uống dành cho khách hàng lâu dài và trung thành, có thể
cho họ mang theo 1 bạn

𝐊𝐈𝐍𝐇 𝐃𝐎𝐀𝐍𝐇 𝐍𝐇𝐀̀ 𝐇𝐀̀𝐍𝐆 – 𝐐𝐔𝐀́𝐍 𝐂𝐀𝐅𝐄 𝟏𝟎 𝐒𝐔̛̣ 𝐓𝐇𝐀̣̂𝐓 𝐊𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐏𝐇𝐀̉𝐈 𝐀𝐈 𝐂𝐔̃𝐍𝐆
𝐁𝐈𝐄̂́𝐓
1. Kinh doanh nhà hàng – quán cafe là ngành khó làm, không thể hoàn vốn nhanh mà cần tính lâu
dài. Đối với các mô hình kinh doanh 5 năm thời gian hoàn vốn phải đạt ở năm 3. Nếu trên bản phát
thảo kế hoạch kinh doanh không đạt được thì dứt khoát không làm bởi vì trên thực tế sẽ khác nữa.
2. Kinh doanh nhà hàng – quán cafe để thật sự thành công mấu chốt là:
- Vốn
- Mô hình kinh doanh
- Địa điểm
- Và quan trọng nhất là con người.
Nếu người chủ, người đầu tư chưa chuyên nghiệp, chưa đối xử với nhân viên tốt thì đừng đòi hỏi
quá nhiều nhân viên sẽ phục vụ khách hàng tốt.
3. Phải có kế hoạch Exit rõ ràng cho các tính huống trước khi nghĩ tới thành công.
4. Phải làm việc Full time với dự án, trường hợp chân nọ chân kia chắc chắn sẽ thất bại.
5.Đừng keo kiệt với các chi phí Marketing, Công cụ quản lý, nâng cao năng suất. Vì đó là 1 khoảng
đâu tư mang lại lợi nhuận, lợi ích chứ không phải 1 khoảng chi vô nghĩa
6. Phải nghiên cứu dân cư, đối thủ, khách hàng rõ ràng. Khách của bạn là ai, thu nhập bao nhiêu, sẵn
sàng chi trả bao nhiêu, họ cần cái gì, họ ở đâu, làm thế nào để chạm được họ, tại sao họ chọn bạn
mà không chọn đối thủ.
7. Đừng cố gắng bán hàng cho người quen. Doanh thu và góp ý chính xác sẽ đến từ người lạ.
8. Làm ăn chung phải phù hợp, phân chia rõ ràng nếu không tốt nhất đừng làm chung. Vừa mất tiền,
vừa mất bạn.
9. Khai trương lúc đã sẵn sàng, đừng dại nghe theo thầy bói rồi có 1 ngày khai trương thảm họa.
Mọi thứ phải được sẵn sàng thì mới hành động.
10. Hãy đi theo bước: Nghiên cứu, thiết kế mô hình kinh doanh, tìm kiếm con người rồi mới lo mặt
bằng. Đừng cố gắng làm ngược lại. Chết rất nhanh.
Nguồn: st

KHAI TRƯƠNG QUÁN CAFE - NHÀ HÀNG


NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Khai trương là sự kiện quan trọng đối với mọi quán xá. Mở đầu cho các hoạt động thu hút khách
hàng.
Đây là dịp quan trọng để chủ quán, có cơ hội quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình, tạo ấn tượng
đối với khách hàng chưa có cơ hội sử dụng dịch vụ quán.
Dưới đây là một số Case xây dựng chiến dịch marketing khai trương hiệu quả:
1. Các phương pháp truyền thông - quảng cáo trước khai trương
- Tại cửa hàng:
Tờ rơi, standee, banner, voucher:
- Những phương pháp quảng cáo cơ bản này rất dễ tiếp cận khách hàng xung quang khu vực quán,
thông báo về sự hiện diện của quán bạn. Nhấn mạnh thời gian và chương trình khuyến mãi trên các
phương tiện này.
- Online: Chạy quảng cáo: Face book ads
- Thời gian chạy ổn định nhất theo thực tế là từ 5 - 7 ngày trước Grand opening. Tiếp cận khách hàng
trong bán kính ~3km xung quanh khu vực quán (tuỳ tỉnh thành)
- Nên có từ 2 - 3 content: Hình ảnh, video, Mỗi content phân chia 3,4 nhóm đối tượng chạy và đo
lường
Review marketing: Vì đã có hình ảnh, và trải nghiệm thực của khách hàng khi chạy thử, bạn hoàn
toàn có thể book các bài viết trên các kênh review nhằm thu hút khách hàng. (Tuy nhiên việc này gây
lãng phí, và không mang tính hiệu quả lắm, nên các bạn cân nhắc dành cho các hoạt động thúc đẩy
doanh thu sau này)
2. Soft Opening:
- Mở bán đơn giản, chưa đặt nặng mục tiêu doanh thu, thu nhận phản hồi của khách hàng.
- Là thời gian củng cố, ổn định đội ngũ nhân sự, tác phong làm việc của nhân viên, chỉnh sửa và ổn
định công thức. Kiểm tra khấu hao nguyên liệu.
Một số lưu ý khi chạy Soft opening:
- Luôn thông báo với khách hàng rằng: Chúng tôi đang trong thời gian chạy thử, mọi ý kiến phản hồi
của khách hàng sẽ được chúng tôi tiếp nhận để phục vụ khách hàng tốt hơn sau khi khai trương chính
thức.
- Luôn có người quản lý 24/24 tại quán, đây là thời gian nhạy cảm để các chủ quán hiểu rõ tình hình
kinh doanh, giải quyết các tình huống xảy ra tại quán, trực tiếp nhận phản hồi từ khách hàng.
Việc chạy thử mang ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển lâu dài dành cho quán cà phê, nhà hàng.
Là thời gian để thử nghiệm và nhận phản hồi từ khách hàng nhằm tạo ra một trải nghiệm dịch vụ tốt
nhất dành cho khách hàng trong khu vực.
Grand opening: Sau thời gian chạy thử, chủ quán, chủ nhà hàng họp bàn với người setup, marketing
và nhân viên của mình, thống nhất toàn bộ quy trình, chốt menu, công thức và giá.
Grand opening là thời gian hoàn hảo để tung ra toàn bộ các phương pháp truyền thông - quảng cáo
3. Tạo ấn tượng trong ngày khai trương
- Âm thanh, band nhạc: Thu hút khách hàng bằng các hoạt động ca nhạc, Show nhạc.
4. Lên time-line ổn định
Đã hình dung được cần phải làm gì rồi, chủ quán nên có một bảng time line, nhắc nhở về công việc,
thời gian cần làm. Việc này giúp mọi kế hoạch của chú quán được thực hiện trơn chu hơn, hoàn thiện
một cách chính xác hơn.
Một bảng time line sẽ bao gồm các mốc thời gian: Chạy thử, thiết kế, in ấn các ấn phẩm quảng cáo,
thời gian phát tờ rơi, voucher, thời gian chạy quảng cáo, thời gian khai trương chính thức,
Đầu xuôi, đuôi lọt, hy vọng bài viết này có giúp các chủ quán hình dung ra những việc cần làm trước
khi khai trương.
Nguồn: st

𝟏𝟐 𝐓𝐈𝐄̂𝐔 Đ𝐄̂̀ 𝐌𝐀̂̃𝐔 𝐃𝐔̀𝐍𝐆 𝐕𝐈𝐄̂́𝐓 𝐂𝐎𝐍𝐓𝐄𝐍𝐓 𝐓𝐇𝐔 𝐇𝐔́𝐓 𝐂𝐇𝐎 𝐍𝐇𝐀̀ 𝐇𝐀̀𝐍𝐆 𝐐𝐔𝐀́𝐍
𝐂𝐀𝐅𝐄
Content của chủ quán sẽ trở nên thu hút hấp dẫn hơn nhiều với 12 tiêu đề sau đây
𝟲 𝗠𝗔̂̃𝗨 𝗧𝗜𝗘̂𝗨 Đ𝗘̂̀ 𝗖𝗢̛ 𝗕𝗔̉𝗡:
1. Hướng dẫn bí mật
- Hé lộ sự thật về ly trà sữa HOT nhất hiện nay
- Thật khó tin tô mỳ cay rẻ, ngon mà đầy ấp tô.
- Bí mật đằng sau tô hoành thánh gia truyền 50 năm
2. Mệnh lệnh
- Mua ngay nếu không muốn lỡ mất dịp giảm giá này
- Đừng đọc nếu bạn không muốn mập lên vì Bún đậu
3. Toplist
- 5 lý do chọn nhà hàng AU tổ chức sinh nhật
- 5 quán bánh mì ngon nhất Đà Nẵng;
- 7 điều cần biết để thưởng thức rượu vang sành điệu.
4. Thông tin mới
VD:
- 5 xu hướng ăn Eat clean hiện nay
- 5 phát hiện mới về ly trà sữa bạn uống hàng ngày.
5. Bằng chứng
VD:
- 4 điều chứng minh AU là điểm đến lý tưởng ngày Tết
- 1000 khách hàng đã tin dùng, còn bạn thì sao?
6. Số liệu
- 90% khách hàng đã quay trở lại khi dùng bữa tại Nhà hàng Chay Đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm 100%.
𝟲 𝗟𝗢𝗔̣𝗜 𝗧𝗜𝗘̂𝗨 Đ𝗘̂̀ 𝗡𝗔̂𝗡𝗚 𝗖𝗔𝗢
7. Đặt câu hỏi?
- Bạn đang tìm kiếm điểm hẹn hò cùng gấu mùa Giáng sinh này?
8. Thời gian/con số
- 2 tiếng đồng hồ để tự làm món Eat clean giảm cân
- 3 món eat clean không thể qua
9. Cảnh báo
- Ăn ngay 10 món này nếu bạn không muốn tăng cân
10. Ngôn từ gây sốc
- Siêu ưu đãi cho mùa Tết này
- Cực sốc với khuyến mãi nhân dịp khai trương.
11. Đối tượng
- Người ăn chay nên biết 5 địa điểm này
- Giới trẻ Đà Thành không nên bỏ qua 5 quán trà sữa này.
12. PR ngược
- AU bị khách hàng trách móc vì quá mệt do khách đông.
-----
Cafe Coc - Nơi chia sẽ kinh nghiệm kinh doanh F&B

ĐỌC VỊ KHÁCH HÀNG ĐỂ UPSELLING (P1)


“Bạn có muốn đổi sang Coca size lớn không, mình chỉ cần thêm 5k thôi ạ.”
“Bạn có muốn ăn khoai tây chiên với món đó không?”
Những câu hỏi tưởng chừng ngẫu nhiên này thực chất là thủ thuật mà các nhãn hàng vẫn thường sử
dụng để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng để đạt được mục tiêu tối thượng là tăng lợi
nhuận lên.
Đương nhiên, ai cũng muốn khách hàng mua nhiều nhất có thể trong một lần mua nhưng làm sao để
“Nhân viên của bạn ĐỌC VỊ TÂM LÝ KHÁCH HÀNG giúp upsell hiệu quả nhất” thì là một câu
chuyện rất dài. Và bài hôm nay Chang sẽ chia sẻ chi tiết về vấn đề này.
A. CHUẨN BỊ ĐẦY ĐỦ "CÔNG CỤ" CHO NHÂN VIÊN
Đầu tiên, bất kể bạn muốn áp một quy trình gì cho nhân viên thì bạn phải giúp họ thực sự hiểu việc
họ cần làm. Trong trường hợp này là thật sự thấu hiểu sản phẩm đang upsell:
- Món ăn đang bán có điểm đặc biệt độc đáo gì?
- Hạn chế của món ăn?
Ra một kịch bản “định nghĩa” sản phẩm hoàn hảo mà ở đó, điểm độc đáo đặc biệt thì phải show ra
và hạn chế thì đi kèm một sự bù đắp phù hợp.
Ví dụ: Với chuỗi Gà nướng Ò Ó O bên mình, món Gà nướng Ớt cay Địa Trung Hải được định nghĩa:
“Món gà cay bên em được chế biến từ 9 loại ớt khác nhau nên dù cay nhưng vẫn có hậu ngọt rất
ngon ạ..” => Show điểm độc đáo đặc biệt.
Tiếp theo: “Dạ gà nhà em khi order mới bắt đầu nướng nên thời gian nướng sẽ khoảng 15 phút để
sốt ngấm và đạt độ giòn, anh/chị vui lòng đợi lâu một chút được không ạ?" => Nói về hạn chế đợi
món sẽ lâu nhưng theo hướng giúp món ăn ngon hơn.
Khi bạn đưa ra “lợi ích” của “hạn chế” thì có khách nào không cố đợi để có 1 món ăn ngon miệng
nhất?
Chốt đơn: “Dạ trong thời gian đợi nướng gà, bên em gửi TẶNG anh/chị phần chân gà sả ớt chua
ngọt để mình dùng ạ. Mình dùng kèm với món A, B thì sẽ ngon ạ.”
Tới đây thì 15 phút chờ đợi của khách sẽ “bay màu” nhờ kịch bản của bạn!
Note: Cho bạn nào sẽ hỏi về chi phí thêm cho phần ăn kèm thì do gà bên mình nướng không sử dụng
chân và phần NVL này chỉ thêm 1 chút chi phí là có thể tạo ra 1 món ăn tặng kèm cho khách rồi nha.
Lưu ý: Hãy dựa vào đặc điểm của món ăn bên bạn để có một kịch bản phù hợp nhất nhưng nhớ là
phải chuẩn bị cho nhân viên một kiến thức đầy đủ về thứ họ đang muốn upsell!
Tiếp theo, xây dựng menu có mục đích và rõ ràng thông tin
Điều này giúp khách hàng hiểu cơ bản bạn đang bán gì và cái gì có vẻ là sẽ ngon, hấp dẫn (dựa vào
việc bạn sắp xếp, điều hướng thông tin trên menu). Nó cũng sẽ giúp nhân viên bạn đi được nửa
chặng đường để chốt đơn vì lúc này khách đã có sự tò mò “tích cực” với món ăn của bạn.
Bật mí: 2 brand bên mình cài cắm các thông tin upsell = các combo “tiện lợi” vốn đã được tính toán
kỹ lưỡng với nhiều option (lựa chọn) để khách hàng muốn chọn vì tiện và giá hấp dẫn. Các combo
này thường được đặt ở ngay trang đầu tiên menu thay vì nằm ở đằng sau như nhiều chuỗi nhà hàng
đang làm (Khai vị - Món chính – Tráng miệng/ Đồ uống).
Một menu hấp dẫn + nhân viên giới thiệu thêm sẽ giúp khách hàng chốt đơn nhanh nhất.
Cách này cũng đang được sử dụng nhiều ở các chuỗi nhà hàng bán Chả cá. Bạn cứ để ý mà xem,
phải có đến 90% khách chọn ăn combo mà không phải order lẻ từng món.
Phần 2 sẽ tiếp tục với các việc cần CHUẨN BỊ & đi tới TỪNG BƯỚC ĐỌC VỊ khách hàng nhé mọi
người!
Nguồn: Lê Thuỳ Trang

80% DOANH THU ĐẾN TỪ KHÁCH HÀNG CŨ - CHIẾN LƯỢC GIỮ CHÂN
KHÁCH HÀNG CHO QUÁN CÀ PHÊ/NHÀ HÀNG
Khi nói đến doanh thu, chắc hẳn các bạn sẽ nghĩ đến ngay lượng khách đến quán, tuy nhiên lại ít quan
tâm xem những vị khách mang đến doanh thu chính trong thời điểm hiện tại là:
+ Khách hàng cũ hay
+ Khách hàng mới
Một sự thật là tìm kiếm một khách hàng mới tốn gấp bốn lần chi phí so với giữ chân một khách hàng
cũ.
Và 80% doanh thu của quán lại đến từ khách hàng cũ chứ không phải khách hàng mới.
Bởi vậy, việc biết được ai là khách hàng và xây dựng các dịch vụ hậu mãi sao cho tốt để khách hàng
thực sự hài lòng và tiếp tục quay lại với nhà hàng, quán cà phê là yếu tố tiên quyết để quyết định sự
sống còn của quán bạn.
Để chuẩn bị tốt cho việc này bạn cần phải có ngân sách riêng, để tránh việc vừa làm vừa xót tiền
Vì chi phí này không hề nhỏ, nhất là lượng khách hàng của bạn ngày một nhiều
Thế nhưng, hiệu quả ngoài mong đợi của các hoạt động này có thể tạo nên nhiều cải thiện rõ rệt trong
công việc kinh doanh của bạn.
1. Chương trình khách hàng thân thiết
Đây có lẽ là ý tưởng quen thuộc nhất, đơn giản nhất nhưng cũng chứng minh được hiệu quả lớn nhất
trong việc xây dựng quan hệ khách hàng sau dịch vụ. Mỗi quán lại có các biến tấu khác nhau về chính
sách khách hàng thân thiết như tích điểm theo số cốc đồ uống hay số tiền mỗi giao dịch để nhận được
ưu đãi về quà tặng, voucher hay giảm giá vào những lần quay lại tiếp theo.
Vào thời đại số hiện nay, nhiều quán chọn tích hợp chương trình này vào các ứng dụng điện thoại, hệ
thống tích điểm trên Internet. Điều này vừa khiến khách hàng thuận tiện hơn trong việc sử dụng dịch
vụ, vừa giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả CRM (quản trị quan hệ khách hàng).
2. Tặng những món quà bất ngờ đặc biệt dịp sinh nhật
Đó sẽ là 1 trải nghiệm WOW mà khách hàng phải thốt lên.
Sự “đặc biệt” kích thích niềm vui và cảm giác được tôn trọng, tự hào trong mỗi con người.
Những món quà lúc này có giá trị lớn nhỏ không quan trọng, quan trọng là bạn vừa ghi 1 điểm +
trong lòng khách hàng
3. Áp dụng những chế độ ưu đãi đặc biệt cho khách hàng thân thiết ngày lễ, Tết hay Ưu đãi dùng thử
khi ra món mới
Lúc này thứ bạn tạo ra chính là sự hãnh diện dành cho khách hàng với người bạn đi cùng với họ.
Họ đặt biệt ở chính nơi này. Tại quán bạn
4. Ưu đãi khi giới thiệu bạn bè đến với nhà hàng
Đa số khách hàng Việt Nam có thói quen chia sẻ “truyền miệng” với bạn bè về những trải nghiệm ăn
uống, địa chỉ bán đồ ăn ngon rẻ mình đã từng nếm thử. Thấu hiểu điều này, các nhà hàng, quán cà
phê có thể tăng doanh thu nhờ các chính sách phù hợp dành cho khách hàng giới thiệu bạn bè đến với
quán.
Mỗi lần khách hàng đến và mời thêm một người bạn mới đi cùng, các cơ sở kinh doanh có thể gửi
tặng họ một mức ưu đãi giảm giá, một món đồ tráng miệng miễn phí hay một phần quà nhỏ để cảm
ơn.
5. Tổ chức chương trình, sự kiện dành riêng cho nhóm khách hàng
Một bữa tiệc thân mật, ấm cúng bất ngờ được tổ chức để tri ân riêng có thể là lý do để những thực
khách thân thiết cảm thấy gắn kết và nhớ mãi về trải nghiệm của họ tại một nhà hàng, quán cà phê.
Gần đây nhất mình có thấy 1 số quán làm rất hay tại HCM đó là ELSOL MEAT & WINE
Quảng ngãi hôm rồi thì có trà sữa HEY TEA quán làm tiệc trà cũng khá dễ thương nhân dịp kỉ niệm
thành lập quán.
Khách hàng thường ít quan tâm đến các chính sách hậu mãi. Và nhiều chủ quán cũng vì thế mà không
quan tâm. Tuy nhiên nếu bạn là 1 chủ quán sáng suốt thì "chính sách hậu mãi" sẽ là điểm +++ trong
mắt khách hàng đấy. Tăng thêm trải nghiệm và thúc đẩy sự quay lại của khách hàng thì doanh thu của
quán nhất định tăng
Chúc các chủ quán làm tốt nhé

You might also like