You are on page 1of 25

Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

BÀI I
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG ĐÁ:


Bóng đá do người Trung Quốc phát minh ra vào thế kỷ thứ 2 trước công
nguyên & gọi môn thể thao này là “ CUJU ”, vốn là một bài tập luyện của Quân
đội nhà Hán thời đó. Các binh sĩ tranh giành nhau trái bóng bằng da, tìm cách sút
vào cầu môn làm bằng vải lụa có khoét lỗ. Mãi đến năm 2004, FIFA mới chính
thức công nhận Trung Quốc là “cái nôi ” của bóng đá.
Nước Anh trong suốt thời gian dài vốn được mệnh danh là” Quê hương
của bóng đá”, Trên thực tế đã đóng vai trò mấu chốt trong việc tôn vinh và phát
triển môn thể thao này
- Để phục vụ cho trận cầu, người Trung Quốc cổ đã biết chế quả
bóng đá bằng da. Trái bóng được làm đầy bằng lông hoặc tóc.
* Bóng hơi lần đầu tiên lại xuất hiện tại Hy lạp, được thổi căng với lớp
bọc bằng da lợn hoặc da hươu.
* Năm 1844, nhà khoa học người Mỹ Charles Goodyear mới phát minh
ra cách lưu hoá cao su Ấn độ. Nhờ đó, trái bóng mới bắt đầu tạo ra với hai lớp vỏ
bọc.
* Năm 1886, nước Anh phát minh ra van và bơm hơi.
* Năm1970 quả bóng đen trắng ngày nay với lớp vỏ 6 góc là một phát
minh của người Đức.
* Mỹ đóng góp 2 cải tiến lớn với trái bóng vỏ bọc nhiều lớp và chức
năng tự làm căng, bằng cách gắn trực tiếp một cái bơm tự động.
* Năm 2003, trái bóng biệt danh” trái bóng thông minh” có khả năng
phát sóng định vị được đăng ký bản quyền phát minh ở Đức.
- Năm 1860. Chiếc còi đồng được phát minh, vốn được sản xuất để
phục vụ cho cảnh sát Anh và ngay năm 1878 lần đầu tiên được sử dụng trong
trận đấu của đội bóng Nottingham Forest. Sau đó, còi đồng nhanh chóng được
cải tiến với âm thanh cao và rung hơn.
- Thẻ vàng, thẻ đỏ: sau vụ bạo động tại trận đấu giữa Argentina và Anh
tại giải vô địch 1966, thẻ đỏ, thẻ vàng lần đầu tiên được sử dụng tại giải vô địch
thế giới năm 1970.
- Cầu môn: không có một tài liệu lịch sử nào cho thấy cầu môn được
phát minh như thế nào và bản quyền thuộc về ai. Điều thú vị là luật bóng đá thế
giới hiện nay không ép buộc phải có lưới.
Năm 1988, Tây Ban Nha phát minh ra cầu môn có gắn camera.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Năm 2003, vòm cầu môn nhấp nháy khi bàn thắng được ghi đã xuất hiện
tại Đức
- Giày thi đấu: Giữa thế kỷ 19, bóng đá trở thành môn thể thao chính
thức tại các trường học ở Anh. Để tạo sự khác biệt với bóng đá nghiệp dư, các
học sinh Anh mang những chiếc giày với đế gắn đinh. Những cố gắng phát triển
nguyên liệu mới đã giúp giày thi đấu trở nên nhẹ nhàng, thoải mái cho cầu thủ.
Bên cạnh đó là sự cải tiến cấu trúc bề mặt giúp chống trơn trượt khi giày tiếp xúc
với trái bóng trong điều kiện thời tiết hay mặt sân ẩm ướt. Tại đây xuất hiện một
ý tưởng độc đáo từ Đức khi sử dụng nguyên liệu thiên nhiên là da cá sụn.

II. TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH & QUẢN LÝ BÓNG ĐÁ TOÀN THẾ


GIỚI
Đó là: LIÊN ĐOÀN BÓNG ĐÁ THẾ GIỚI( FIFA). FIFA chính thức
thành lập ngày 21/5/1904 tại trụ sở của Hiệp hội TDTT Pháp ở Paris. FIFA đặt
trụ sở tại Zurich, Thuỵ Sĩ.
Có 6 liên đoàn bóng đá châu lục trực thuộc FIFA bao gồm:
1. Châu Á: Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC)
2. Châu Âu: liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA)
3. Châu Đại Dương: Liên đoàn bóng đá Châu Đại Dương (OFC)
4. Bắc,Trung Mỹ và Caribe: Liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mỹ và
Caribe (CONCACAF)
5. Nam Mỹ: Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL)
6. Châu Phi: Liên đoàn bóng đá Châu Phi (CAF)

III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ BẢN CỦA BÓNG ĐÁ HIỆN ĐẠI

1. Xu thế phát triển tổng hợp của bóng đá hiện đại

- Tính đối kháng trong hoạt động công, thủ ngày càng quyết liệt hơn:
+ Giai đoạn xung kích (1863-1930).
+ Giai đoạn phân công (1830-1974).
+ Giai đoạn toàn diện hóa (từ 1974 đến nay).
- Hoạt động công, thủ ngày càng trở nên cân bằng hơn
- Tốc độ công, thủ ngày càng được tăng cao
- Năng lực thi đấu của các cầu thủ đã đạt tới mức phát triển toàn diện và
đồng bộ.
- Ảnh hưởng tác động của những “ngôi sao” và tập thể toàn đội.
2. Xu thế phát triển về kỹ thuật: Có 4 điểm chủ yếu:
- Kỹ thuật vừa toàn diện lại vừa có sở trường riêng.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Kỹ thuật và tốc độ hòa hợp thành một thể thống nhất.
- Kỹ thuật ngày một thuần thục và mang tính kỹ xảo cao hơn.
- Kỹ thuật được thực hiện với một hợp lý, độ chuẩn xác, sức mạnh và
tính thực dụng cao.
3. Xu thế phát triển của chiến thuật
- Chiến thuật công, thủ toàn diện chặt chẽ với tốc độ cao được phát triển
mạnh mẽ.
- Sự thay đổi trong chiến thuật công, thủ đã được coi trọng và ngày càng
được phát triển với tốc độ nhanh hơn.
- Sự sắp xếp vị trí của các cầu thủ vẫn được duy trì, nhưng đội hình đã
có nhiều biến hóa và linh hoạt hơn.
- Chiến thuật tấn công ở tuyến 2, tuyến 3 cũng đã được phát triển một
cách nhanh chóng.
- Chiến thuật tấn công trong các tình huống cố định ngày càng tỏ rõ uy
lực vốn có của mình.

IV. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG CỦA BÓNG ĐÁ

Bóng đá là môn thể thao chủ yếu sử dụng chân để khống chế và điều khiển
bóng. Đặc điểm của bóng đá là có tính đối kháng mạnh, có kỹ thuật đa dạng,
chiến thuật phong phú, dễ triển khai... Đặc điểm thể hiện qua các đặc tính sau:

1. Tính phổ cập rộng rãi


Liên đoàn Bóng đá Thế giới, tổ chức vẫn thường được gọi là “Liên hợp quốc
nhỏ” là tổ chức thể thao lớn nhất trên thế giới, với 208 thành viên.
2. Có ảnh hưởng rất lớn
3. Tính tranh đua quyết liệt: Khái quát thành 3 đặc điểm : sân bóng có
kích thước lớn nhất, lượng vận động lớn nhất và độ khó cao nhất.
Sự cạnh tranh trong thi đấu bóng đá còn thể hiện ở:
- Thứ nhất là mức độ chuyên nghiệp hóa ngày càng được nâng cao.
- Thứ hai là xu hướng chuyên nghiệp hóa ngày càng được thể hiện rõ
nét.
4. Giàu tính nghệ thuật
Trong thi đấu bóng đá có 5 yếu tố cơ bản là: thể chất, kỹ thuật, chiến thuật,
phong cách và ý thức. Do kết quả thi đấu phụ thuộc vào kết quả của sự tổng hợp
và phát huy 5 nhân tố này, nên thi đấu bóng đá thường biến ảo khôn lường,
thắng, thua khó phân định và các tình huống gay cấn liên tiếp xảy ra.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI II
NHỮNG KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BÓNG ĐÁ VÀ
PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN

Kỹ thuật cơ bản là hệ thống những kỹ thuật nền tảng & mỗi cầu thủ đều
cần phải nắm vững để có thể phối hợp được với đồng đội một cách hiệu quả
trong thi đấu. Nhìn chung kỹ thuật cơ bản trong bóng đá rất đa dạng, phong phú
& không ngừng được bổ sung, hoàn thiện nhằm hạn chế dần những động tác yếu
kém để phù hợp với xu thế phát triển của bóng đá hiện đại.
Kỹ thuật là tổng hợp những động tác hợp lý mà vận động viên sử dụng
trong khi thi đấu. Kỹ thuật bóng đá ngoài việc dùng mu và mũi bàn chân để đá
bóng, các cầu thủ còn sử dụng cả mu trong để đá bóng và bắt đầu chú ý tới lực và
hướng tiếp xúc bóng.
Về thực chất kỹ thuật đá bóng cơ bản là những động tác & phương pháp
tối ưu mà mỗi cầu thủ thường vận dụng trong quá trình thi đấu như: di chuyển,
tâng bóng, đá bóng, đánh đầu, đỡ dừng bóng, dẫn bóng, động tác giả, tranh cướp
bóng, ném biên & kỹ thuật thủ môn. Do mỗi kỹ thuật đều có đặc tính riêng cho
nên phương pháp thực hiện cũng có sự khác biệt nhất định & vì vậy muốn trở
thành một cầu thủ giỏi thì không có con đường nào khác ngoài sự kiên trì tập
luyện với sự quyết tâm cao để vươn tới làm chủ kỹ thuật trong mọi tình huống.

I. KỸ THUẬT DI CHUYỂN:
Kỹ thuật di chuyển chính là kỹ thuật hoạt động không bóng của các cầu
thủ. Do trong quá trình thi đấu thời gian hoạt động không bóng của các cầu thủ là
rất lớn, cho nên họ phải thường xuyên phải thực hiện các hoạt động như đi bộ,
chạy, nhảy…. để phối hợp hiệu quả với đồng đội trong tấn công & phòng ngự
1. Chạy: Chạy là phương tiện tối ưu duy nhất để di chuyển trên sân. Do
đặc điểm của môn thể thao chuyên sâu cho nên chạy trong bóng đá có sự khác
biệt rất lớn so với cách chạy ở trong các môn thể thao khác. Tuỳ thuộc vào tình
hình cụ thể trên sân mà các cầu thủ có thể lựa chọn & vận dụng các kiểu chạy
cho phù hợp như: Chạy thẳng, chạy dật lùi, chạy ngang, chạy vòng, chạy chéo,
chạy tăng tốc hoặc chạy bình thường & chạy bước trượt để đón bóng.
2. Nhảy: Trong bóng đá kỹ thuật di chuyển thường rất hay được kết hợp
với bước nhảy về trước, sang ngang bằng 1,2 chân hay nhảy dừng chuyển hướng,
hoặc bước vượt dừng sang bên.
3. Đi bộ: Trong thi đấu bóng đá hình thức đi bộ chủ yếu được sử dụng để
nghỉ ngơi, hồi phục sau một pha tăng tốc với cường độ cao, khi bóng vẫn còn
đang ở xa & chưa cần thiết phải có sự di chuyển nhanh. Bằng các bước đi bộ câu

----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 4--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
thủ có thể phán đoán & lựa chọn vị trí phù hợp để có thể lập tức thực hiện sự di
chuyển nhanh & phối hợp hiệu quả cùng đồng đội.
1. Phương pháp tập luyện:
- Di chuyển không bóng theo các hướng: về trước, sang bên & lùi sau.
- Di chuyển bật nhảy.
- Di chuyển bật nhảy về trước & dừng lại.
- Phối hợp các kỹ thuật với sự biến hoá về tốc độ
2. Những sai lầm thường mắc & phương pháp khắc phục
* Sai lầm:
- Khi dừng đột ngột, người không ngả về sau nên dừng không nhanh &
dễ bị mất thăng bằng.
- Khi di chuyển ngang, chân phối hợp không nhịp nhàng.
- Khi di chuyển mắt không quan sát bóng
* Phương pháp khắc phục:
- Thực hiện động tác với tốc độ chậm & chú ý để gót chân chạm đất
trước.
- Thực hiện chậm động tác bước lướt nhiều lần.
- Trong khi thực hiện chú ý quan sát bóng.
- Tập phối hợp di chuyển với đồng đội.
- Tập di chuyển đón một số đường bóng cụ thể.

II. KỸ THUẬT TÂNG BÓNG:


Do bóng đá là môn thể thao mang tính đối kháng & tranh đua quyết liệt
nên để có thể lập tức ứng phó hiệu quả được với mọi tình huống thì cầu thủ nhất
thiết phải am hiểu & nắm vững được tính năng cũng như đặc điểm về đường bay
của bóng.
Tập kỹ thuật tâng bóng bằng các bộ phận trên cơ thể là biện pháp tối ưu
nhất để giúp các cầu thủ có được cảm giác bóng, nâng cao khả năng khống chế,
tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trong cơ thể & độ linh hoạt cuả các
khớp xương, đặc biệt là khớp gối, cổ chân, khớp hông…
Thuần thục kỹ thuật tâng bóng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp
thu & thực hiện các kỹ thuật chuyền bóng, sút bóng, giữ bóng & dẫn bóng sút
cầu môn, cho nên kỹ thuật này luôn được coi là bài tập nhập môn đối với tất cả
những người mới tập & nó luôn đòi hỏi phải được tiến hành tập luyện hàng ngày.
Trong thực tế thi đấu, kỹ thuật tâng bóng thường được thực hiện bằng các
phương pháp như:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Tâng bóng bằng mu chính diện
- Tâng bóng bằng má trong
- Tâng bóng bằng má ngoài
- Tâng bóng bằng đùi
- Tâng bóng bằng đầu

2.1 Tâng bóng bằng mu chính diện:


+ Tư thế: Đứng thẳng rồi hơi khuỵu gối & dồn trọng tâm cơ thể lên chân
trụ (chân không tâng bóng). Khi bóng rơi xuống ngang tầm đầu gối thì thả lỏng
khớp gối & cổ chân rồi đẩy nhẹ cẳng chân về trước lên trên, hơi bẻ mũi bàn chân
& dùng mu bàn chân đá nhẹ vào phần dưới của bóng để tâng bóng lên trên. Cứ
như vậy tiếp tục thực hiện bằng chân vừa tâng hoặc chân trụ & trong khi tâng
bóng tay đưa sang bên.
Chú ý: Trong khi thực hiện kỹ thuật lực đá vào bóng không nên quá mạnh
làm bóng nảy lên quá cao & đưa bóng đi phải hơi xoáy vào trong, xuống dưới.
+ Phương pháp tập luyện:
- Đầu tiên phải đứng đúng tư thế & thực hiện động tác không bóng để
tạo cảm giác & ghi nhớ kỹ thuật.
- Tiếp đó là đứng tại chỗ thực hiện động tác với bóng treo cố định hoặc
cho bóng vào túi lưới cầm dây túi thực hiện.
- Khi đã quen với kỹ thuật có thể dùng tay thả bóng hoặc tung bóng lên
để thực hiện. Lúc đầu chỉ lên tập tâng bóng bằng 1 chân, rồi sau đó mới dần
chuyển sang luân phiên bằng cả 2 chân.
- Khi đã hoàn thiện kỹ thuật có thể phối hợp nhiều bộ phận để tâng bóng
(mu, lòng, đùi, đầu).
- Tiếp đó thực hiện kỹ thuật tâng bóng kết hợp với các hình thức di
chuyển khác nhau (theo đường thẳng, đường zích zắc, đường tròn…)
- Cuối cùng là thực hiện phối hợp với nhiều người.
2.2 Tâng bóng bằng má trong
+ Tư thế: Chân trụ hơi khuỵu gối, chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trụ.
Khi bóng rơi xuống ngang đầu gối, chân tâng bóng nhấc gối, lắc má trong lòng
bàn chân lên phía trên (lòng bàn chân ở ngang bằng với đầu gối) rồi dùng má
trong lòng bàn chân đá nhẹ vào phần dưới của bóng để tâng bóng lên phía trên.
2.3 Tâng bóng bằng má ngoài
+ Tư thế: Chân trụ hơi khuỵu gối, ngả người về phía chân trụ và chuyển
trọng tâm cơ thể sang chân trụ. Khi bóng rơi xuống ngang đầu gối, chân tâng
bóng nâng đầu gối lên, lắc má ngoài bàn chân lên phía trên xoay ngang đá nhẹ
vào phần dưới của bóng để tâng bóng lên phía trên.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 6--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2.4 Tâng bóng bằng đùi
+ Tư thế: Chân trụ hơi khuỵu gối, chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trụ
đồng thời hai cánh tay để mở tự nhiên. Khi bóng rơi xuống ngang hông, đùi của
chân tâng bóng nâng lên phía trên, khi đùi nâng đến ngang hông, dùng chính diện
đùi đá nhẹ vào phần dưới của bóng để tâng bóng lên phía trên.
2.5 Tâng bóng bằng đầu
+ Tư thế: Hai chân đứng, chân trước chân sau, khớp gối hơi khuỵu, trọng tâm
cơ thể rơi vào giữa hai chân, hai tay mở tự nhiên, đầu ngửa ra sau, phần trước
trán hướng thẳng lên trên. Khi bóng rơi xuống gần trán, hai chân đồng thời nhẹ
nhàng dậm đất đẩy người lên phía trên, dùng chính diện trán đánh nhẹ vào phần
dưới của bóng để tâng bóng lên phía trên.
+ Phương pháp tập luyện tâng bóng:
- Hai chân tâng bóng trong túi lưới: Một tay nâng dây túi lưới, lần lượt
dùng chính diện mu bàn chân của hai chân để tâng bóng, rồi chuyển sang tâng
bóng bằng má trong, má ngoài của lòng bàn chân.
- Đứng nguyên trên mặt đất thực hiện kỹ thuật tranh cướp bóng rồi hai
chân tuần tự thay đổi nhau tiến hành tâng bóng.
- Khi tâng bóng thực hiện xen kẽ giữa tâng bóng cao và thấp hoặc liên
tục tâng bóng thấp không vượt quá đầu gối.
- Tâng bóng liên tục bằng nhiều bộ phận của cơ thể như chính diện mu
bàn chân, má trong, má ngoài chân, đầu, đùi…
- Tâng bóng phối hợp với các bước di chuyển hoặc chạy dọc theo những
đường thẳng và đường gấp khúc.
- Hai hoặc nhiều người liên tục thay nhau tiến hành tâng bóng: Từng
người luân phiên tiến hành tâng bóng hoặc đứng thành vòng tròn liên tục thay
nhau tiến hành tâng bóng (bóng không chạm đất).

III. KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG:

Kỹ thuật đá bóng là kỹ thuật cơ bản nhất & cũng là kỹ thuật được sử dụng
nhiều nhất trong quá trình tập luyện & thi đấu. Do kỹ thuật đá bóng thường rất đa
dạng & phong phú cho nên để thu được hiệu quả cao đòi hỏi mỗi cầu thủ không
những cần phải biết & nắm vững được từng dạng kỹ thuật mà còn phải vận dụng
được một cách hợp lý vào từng tình huống diễn ra trên sân.
Căn cứ vào vị trí tiếp xúc của chân khi đá bóng, vào tính năng & đặc điểm
của từng kỹ thuật mà người ta có thể phân kỹ thuật đá bóng ra thành: Đá bóng
bằng lòng bàn chân, mu trong, mu chính diện, mu ngoài, mũi chân & bằng gót.
Tuy mỗi kỹ thuật lại có một đặc điểm & phương pháp tập luyện khác nhau,
nhưng nhìn chung cấu trúc tổng thể của 4 kỹ thuật chủ yếu là: đá lòng, mu chính

----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 7--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
diện, má trong & mu ngoài đều vẫn phải bao gồm 5 bước chủ yếu là: chạy đà,
đặt chân trụ, vung chân đá, tiếp xúc với bóng & động tác kết thúc. (Đối với
những động tác kỹ thuật khác có thể căn cứ vào diễn biến & yêu cầu thực tiễn để
loại bỏ bớt một số các bước trên).
3.1 Đá bóng bằng má trong lòng bàn chân
Kỹ thuật đá lòng thường được vận dụng nhiều trong thi đấu ở tất cả các
tuyến để chuyền hoặc đá bóng vào cầu môn đối phương. Tuy nhiên do cấu trúc
của động tác đòi hỏi khi tiếp xúc bóng cần phải xoay bẻ bàn chân cho nên hạn
chế biên độ lăng chân, không tạo được gia tốc lớn để đá bóng đi xa & vì vậy kỹ
thuật đá bóng bằng lòng chủ yếu chỉ được sử dụng để chuyền hoặc đá bóng ở cự
ly gần
3.1.1 Yếu lĩnh động tác:
Cự ly chạy đà khoảng từ 3- 5m với hướng trùng với hướng đá, bước chạy
tự nhiên tốc độ tăng dần & mắt luôn quan sát bóng cũng như mục tiêu định đá
tới. Khi chạy đà phải xác định khoảng cách chính xác để phân phối bước chạy
cho phù hợp. Khi ở bước cuối cùng, nếu đá bóng bằng chân phải thì lấy chân trái
làm trụ, gót chân tiếp đất trước, mũi bàn chân hướng thẳng về trước cách bóng
khoảng 20- 25cm ở ngang tầm hoặc mép sau của bóng. Đầu gối chân trụ hơi
khuỵu xuống để hạ thấp trọng tâm cơ thể & giảm xung, 2 tay vung sang ngang để
gĩư thăng bằng & tạo điều kiện thuận lợi cho động tác lăng chân về sau. Cuối
giai đoạn lăng chân về sau cũng là lúc bắt đầu xoay đầu gối, bàn chân ra ngoài &
tăng dần tốc độ lăng của đùi, cẳng chân về phía trước. Lúc này người thực hiện
cảm thấy gót chân vung về trước nhanh hơn mũi bàn chân & khi tiếp xúc bóng
phải lập tức xoay ngang bàn chân 90 o so với hướng đá. Khi tiếp xúc bóng phải
gồng cứng cổ chân & phải tiếp tục vung chân về trước sau khi rời bóng. Sử dụng
phần tam giác phía trong lòng bàn chân để đá thẳng vào sau tâm bóng làm bóng
đi thẳng & mạnh về phía trước.
Chú ý: Nếu muốn đường bóng đi bổng thì khi tiếp xúc thân người phải hơi
ngả về sau & điểm chạm là phải ở dưới tâm bóng. Sau khi kết thúc kỹ thuật chân
đá theo quán tính tiếp tục vung về trước để tăng thêm lực rồi nhanh chóng xoay
cổ, chân & đùi về tư thế ban đầu chuẩn bị cho động tác tiếp theo.
3.1.2 Phương pháp tập luyện:
- Đứng tại chỗ thực hiện động tác lăng & xoay bẻ bàn chân ra ngoài.
- Thực hiện kỹ thuật chạy đà, đặt chân trụ, lăng chân: lúc đầu làm chậm
sau đó nhanh dần & tập trung chú ý vào khoảng cách & động tác đặt chân trụ.
- Tại chỗ lăng chân đá bóng cố định bằng lòng bàn chân.
- Chạy đà 2- 3 bước, đặt chân trụ, lăng chân đá bóng đi (lúc đầu không
cần dùng lực mạnh).
- Chạy đà bình thường đá bóng chết về trước.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 8--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- 2 người 1 bóng luân phiên thực hiện kỹ thuật đá lòng.
3.1.3 Những sai lầm thường mắc & phương pháp khắc phục:
* Sai lầm:
- Đặt chân trụ quá xa bóng hoặc mũi chân không đúng hướng đá bóng đi
làm mất thăng bằng, khiến đường bóng đá đi không chuẩn xác.
- Bàn chân không vuông góc với hướng đá, đầu gối không mở ra ngoài
làm đường bóng đi xoáy & chệch hướng
* Phương pháp khắc phục:
- Đứng cách xa bóng 4- 5m thực hiện chạy đà chậm rồi đặt chân trụ
chuẩn xác.
- Thực hiện chậm toàn bộ động tác, chú ý vào điểm đặt chân trụ & động
tác bẻ chân khi tiếp xúc bóng.

3.2 Kỹ thuật đá má trong


Đá bóng bằng má trong thường rất hay được sử dụng vì động tác dễ thực
hiện & thuận lợi trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên do kỹ thuật này thường tạo ra
các đường bóng chính xác & căng cho nên nó thường được sử dụng để sút vào
cầu môn, phá bóng hoặc chuyền bóng cho đồng đội ở cự ly xa.
3.2.1 Yếu lĩnh động tác: Do đặc điểm cấu trúc kỹ thuật cho nên khi thực
hiện phải chạy đà chếch 45o so với hướng đá & tốc độ phải tăng dần, bước ngắn
với tần số cao để dễ điều chỉnh ở bước cuối cùng khi đặt chân trụ (bước cuối
cùng hơi dài). Do hướng chạy đà hơi chếch cho nên đường chạy phải hơi vòng &
thân người phải hơi ngả vào trong. Ở bước cuối cùng khi đặt chân trụ phải bẻ bàn
chân ra ngoài để mũi bàn chân thẳng với hướng đá, gót chân đặt trước rồi mới tới
má ngoài & mũi bàn chân, đầu gối hơi khuỵu để giữ thăng bằng, trọng tâm dồn
lên chân trụ, bàn chân trụ đặt cách bóng khoảng 30- 35cm về bên cạnh & hơi lùi
về sau.
Khi chân trụ đã đặt vững chắc xuống đất thì chân đá sẽ bắt đầu lăng về sau
& đùi hơi mở ra ngoài do động tác của các cơ duỗi dạng, đường lăng hơi chếch
về phía chân trụ. Động tác lăng chân về trước sẽ làm cho đùi hơi khép lại & khi
đùi nằm trên mặt phẳng đứng thì đường chuyển động của chân gần như trùng với
hướng đá, bàn chân lúc này duỗi bẻ ra ngoài để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp xúc
bóng, 2 tay đánh tự nhiên sang ngang để giữ thăng bằng
Phần tiếp xúc bóng là cạnh trong của bàn chân đoạn từ ngón chân cái đến
phía trong mắt cá , mũi bàn chân lúc này phải xoay bẻ ra ngoài & hơi chúc xuống
đất. Chú ý khi tiếp xúc bóng cổ chân phải gồng cứng & đá thẳng vào sau tâm
bóng.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 9--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khi bóng rời chân, chân đá theo đà tiếp tục lăng về trước & sau đó tiếp đất
tiếp tục bước về trước 1- 2 bước để giảm tốc độ & trở lại hoạt động bình thường.
3.2.2 Phương pháp tập luyện:
- Tại chỗ thực hiện động tác lăng chân đá bóng, chú ý động tác duỗi bẻ
của bàn chân.
- Tại chỗ lăng chân tiếp xúc bóng cố định (có người giữ hoặc bóng đặc).
- Chạy đà 3-4m, đặt chân trụ, lăng chân tiếp xúc bóng cố định.
- Hai người đứng cách nhau 20- 25m đá bóng cho nhau.
3.2.3 Những sai lầm thường mắc & phương pháp khắc phục:
* Sai lầm: Chạy đà không theo đường chếch & vòng cung nên chân đá không
tiếp xúc đúng bóng. Mũi bàn chân không duỗi căng, chúc xuống dưới nên không
đá bóng đúng vào má trong mà bằng đầu ngón chân hoặc lòng bàn chân.
Khi đá thân người ngửa về sau quá nhiều, làm bóng bổng.
* Phương pháp khắc phục:
- Đặt bóng, sau đó vẽ đường chạy đà chếch 45 độ & chạy theo đường
này từ 5- 10 lần để làm quen.
- Đặt bóng sau đó chạy đà chậm, vung chân nhưng không đá bóng đi mà
chỉ chạm nhẹ vào bóng kiểm tra độ duỗi của bàn chân.

3.3 Kỹ thuật đánh đầu


Trong thi đấu nhiều khi cầu thủ phải sử dụng các kỹ thuật đánh đầu để
tranh cướp bóng trên cao, chuyền bóng cho đồng đội hoặc đánh nối các đường
bóng chuyền đến để tấn công cầu môn đối phương….Thực tế đã chứng mimh
rằng đánh đầu ở khu vực trước cầu môn đối phương có một sức uy hiếp rất lớn &
thường mang lại hiệu quả rất cao do nó được thực hiện nhanh & mang tính bất
ngờ với thủ môn đối phương.
Tuỳ thuộc vào tư thế chuẩn bị, vị trí tiếp xúc bóng & hướng bóng đi mà
người ta có thể phân kỹ thuật đánh đầu ra thành:
- Tại chỗ đánh bóng về trước bằng trán giữa.
- Tại chỗ đánh bóng sang bên bằng trán giữa.
- Nhảy lên đánh đầu bằng trán giữa.
- Tại chỗ (hoặc nhảy lên) đánh đầu bằng trán bên.
- Bay người đánh đầu (đánh đầu ở tầm thấp).
Tuy mỗi kỹ thuật trên đều có một đặc điểm riêng & được vận dụng rất linh
hoạt trong từng trường hợp cụ thể, nhưng chúng đều có chung một mục đích là

----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 10--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
phòng thủ kín bên mình & phối hợp với đồng đội để tấn công cầu môn đối
phương.

* Kỹ thuật tại chỗ đánh đầu về trước bằng trán giữa:


Yếu lĩnh động tác: Cầu thủ đứng chân trước chân sau với khoảng cách
thích hợp để tạo ra một chân đế vững chắc, trọng tâm có thể chủ yếu dồn lên
chân sau, thân trên thẳng góc với hướng bóng đi, 2 tay dang tự nhiên, thân người
hơi ngả về sau, đầu & cổ cũng ngả theo, mắt quan sát bóng. Khi bóng đến đúng
tầm chân sau đạp đất chuyển trọng tâm lên chân trước & nhanh chóng đẩy cơ thể
về trước, khi thân người vừa qua tư thế thẳng đứng hơi đổ về trước lập tức dùng
phần chính giữa trán đánh mạnh vào phần giữa phía sau của bóng. Cần chú ý:
Khi tiếp xúc bóng cằm thu vào, gồng cứng cổ. Sau khi rời bóng thân người tiếp
tục theo đà xô về trước.
Nếu vị trí tiếp xúc giữa trán & bóng ở phía dưới bóng thì bóng sẽ bay cao
về trước.
Nếu đánh vào phần trên sau bóng, thì bóng sẽ bay chếch xuống dưới.
Nếu đánh đúng sau tâm bóng thì bóng đi mạnh và gần như song song với
mặt đất.
3.4 Kỹ thuật đỡ bóng:
Kỹ thuật dừng bóng “chết” được thay thế hoàn toàn bằng kỹ thuật đỡ
bóng. Khi đỡ bóng phải đồng thời phối hợp với các động tác tiếp theo để tạo
thành một thể thống nhất và hình thành một tổ hợp kỹ thuật.
* Các kỹ thuật đỡ bóng thường sử dụng trong thi đấu:
- Đỡ bóng bằng má trong
- Đỡ bóng bằng lòng bàn chân
- Đỡ bóng bằng má ngoài
- Đỡ bóng bằng mu chính diện
- Đỡ bóng bằng đùi
- Đỡ bóng bằng ngực
* Những điều lưu ý khi thực hiện các kỹ thuật đỡ bóng:
- Căn cứ vào tình hình cụ thể trên sân để lựa chọn những phương pháp
hợp lý nhất nhằm đơn giản hóa kỹ thuật và tăng thêm tính hiệu quả trong thi đấu.
- Trước khi đỡ bóng phải tạo thói quen quan sát tình huống xung quanh
để dừng bóng ở vị trí thích hợp nhất.
- Các bộ phận tiếp xúc bóng phải thả lỏng hợp lý và phải căn cứ vào
đường bóng đến để thực hiện tốt động tác đón, đỡ hoặc thay đổi đường đi của
bóng.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 11--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Khi đỡ bóng có thể kết hợp với việc thực hiện động tác giả để che dấu
ý đồ của bản thân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thoát khỏi sự kèm cặp và
khống chế của đối phương.
- Sau khi đỡ bóng nhanh chóng di chuyển theo hướng bóng, để tiện cho
việc thực hiện những động tác tiếp theo như dẫn bóng, chuyền bóng, qua người
và sút cầu môn, đồng thời thoát khỏi sự kèm cặp và tranh cướp bóng của đối
phương.
* Phương pháp luyện tập kỹ thuật đỡ bóng:
- Luyện tập đỡ bóng đang lăn trên mặt đất.
- Luyện tập đỡ bóng bật đất.
- Luyện tập đỡ bóng trên không.
3.5 Kỹ thuật dẫn bóng
Cùng với sự phát triển chung của trình độ kỹ thuật, kỹ thuật dẫn bóng
cũng đạt đến một trình độ rất cao & thường xuyên được vận dụng trong thi đấu.
Vì vậy tất cả cầu thủ, đặc biệt là các tiền đạo phải không ngừng tập luyện để nắm
vững & thực hiện điêu luyện kỹ thuật này.
Ngày nay do kỹ thuật dẫn bóng thường được phối hợp với các kỹ thuật
khác nên đòi hỏi cầu thủ phải có sự phát triển toàn diện về kỹ thuật thì mới có thể
hoàn thành được nhiệm vụ được giao.
+ Kỹ thuật dẫn bóng bằng mu chính diện
+ Kỹ thuật dẫn bóng bằng mu má trong
+ Kỹ thuật đỡ bóng trên cao bằng đầu….
Trình độ dẫn bóng của các cầu thủ có mấy đặc điểm sau:
- Kỹ thuật dẫn bóng đơn ngày càng bị thu hẹp và các kỹ thuật tổ hợp
ngày một tăng lên.
- Sử dụng hợp lý các bộ phận của cơ thể để dẫn bóng qua người.
- Động tác ngày càng được phát triển theo xu hướng hợp lý và thực
dụng.
- Thực hiện động tác một cách nhanh chóng và thành thục.
3.6 Kỹ thuật ném biên
Ném biên được sử dụng khi đối phương đá bóng ra ngoài biên dọc & đây
là kỹ thuật duy nhất cho phép các cầu thủ (trừ thủ môn) được dùng tay chơi
bóng.
3.9.1 Yếu lĩnh động tác: Cầu thủ đứng chân trước, chân sau hoặc hai chân
song song ngoài đường biên dọc, 2 chân hơi khuỵu gối, 2 tay cầm bóng đưa ra
sau đầu & gập khớp khuỷu để chuẩn bị ném bóng đi.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 12--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khi ném tại chỗ dùng lực của cả 2 tay ném bóng mạnh qua đầu lên trên về
trước kết hợp với gập thân. Độ xa của bóng phụ thuộc vào sự phối hợp nhịp
nhàng giữa lực đạp chân duỗi gối, gập thân về trước & độ cao ra tay ném bóng.
Khi ném có đà, cũng thực hiện tương tự như tại chỗ ném bóng, nhưng cần
chú ý là khi chạy đà có thể cầm bóng một tay, song ở bước cuối cùng nhất thiết
phải chuyển bóng ra sau bằng 2 tay
Nếu vi phạm một trong các điểm sau cầu thủ ném biên bị coi là phạm luật
& mất quyền ném biên:
- Dùng một tay ném bóng, hoặc khi ném tay trước tay sau.
- Khi ném bóng không đưa qua đầu
- Nhấc chân khỏi mặt đất khi bóng chưa chạm sân hoặc cầu thủ.
- Đứng trên đường biên ném bóng.
3.9.2 Phương pháp tập luyện:
- Tại chỗ thực hiện động tác cầm bóng (xác định vị trí của tay cầm bóng).
- Tại chỗ thực hiện tư thế ném bóng (lúc đầu tập chậm, sau đó nhanh).
- Chạy đà, bước cuối cùng đưa bóng bằng 2 tay ra sau đầu.
- Chạy đà ném bóng
- Thực hiện ném bóng xa & chuẩn
3.9.3 Những sai lầm thường mắc & phương pháp khắc phục:
* Sai lầm:
+ Hai tay ném bóng không đều.
+ Khi ném có đà thường nhấc chân, và không có sự phối hợp giữa các bộ
phận làm cho bóng không đi được xa.
* Phương pháp khắc phục:
+ Tại chỗ thực hiện chậm nhiều lần
+ Tại chỗ thực hiện kỹ thuật ném bóng
+ Thực hiện chạy đà, dừng ở bước cuối thực hiện động tác ném biên.

BÀI IV
----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 13--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
LUẬT THI ĐẤU BÓNG ĐÁ

A. LUẬT THI ĐẤU BÓNG ĐÁ 11 NGƯỜI

PHẦN I: CÁC ĐIỀU LUẬT


Luật I: SÂN THI ĐẤU
1. Kích thước:105mx68m
2. Các đường giới hạn : 12cm
3. Khu cầu môn
4. Khu phạt đền
5. Cột cờ góc
6. Cung phạt góc
7. Cầu môn :7m32x2m44
8. Sự an toàn
Luật II: BÓNG
1. Chất lượng và kích thước :Nặng 410-450g , Chu vi:68 -70cm
2. Quy định việc thay thế khi bóng hỏng
Luật III: SỐ LƯỢNG CẦU THỦ
1. Cầu thủ
2. Trong những giải chính thức
3. Trong những giải chính không
chính thức
4. Trong tất cả các trận đấu
5. Quy định về việc thay thế cầu thủ
6. Quy định về việc thay thế thủ môn
Luật IV: TRANG PHỤC CỦA CẦU THỦ
1. Sự an toàn
2. Trang phục cơ bản
3. Bọc ống chân
4. Thủ môn
5. Việc cho phép cầu thủ đeo kính thi đấu

----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 14--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luật V: TRỌNG TÀI
1. Quyền hạn và nhiệm vụ
2. Những quyết định của trọng tài
Luật VI: TRỢ LÝ TRỌNG TÀI
Luật VII: THỜI GIAN TRẬN ĐẤU
1. Thời gian trận đấu
2. Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp
3. Bù thời gian
4. Đá phạt đền
5. Hiệp phụ
6. Trận đấu bị đình chỉ
Luật VIII. BẮT ĐẦU & BẮT ĐẦU LẠI
1. Mở đầu trận đấu
2. Quả giao bóng
3. Quá trình tiến hành quả giao bóng
4. Phạt những lỗi vi phạm
5. Quả “thả bóng chạm đất”
6. Quá trình tiến hành quả “thả bóng chạm đất”
7. Phạt những vi phạm
8. Trường hợp đặc biệt
Luật IX: BÓNG TRONG CUỘC & BÓNG NGOÀI CUỘC
1. Bóng ngoài cuộc (Ball out of play)
2. Bóng trong cuộc (Ball in play)
Luật X. BÀN THẮNG HỢP LỆ
1. Bàn thắng hợp lệ (Goal)
2. Điều lệ thi đấu
Luật XI. VIỆT VỊ
1. Vị trí việt vị
2. Phạm lỗi
3. Không phạm lỗi
4. Phạt những vi phạm

----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 15--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luật XII. LỖI & HÀNH VI KHIẾM NHÃ
1. Những lỗi phạt trực tiếp
2. Phạt đền
3. Quả phạt gián tiếp
4. Xử phạt kỷ luật
+ Những lỗi bị phạt cảnh cáo (thẻ vàng)
+ Những lỗi bị truất quyền thi đấu (thẻ đỏ)
Luật XIII. NHỮNG QUẢ PHẠT
1. Những loại quả phạt
2. Quả phạt trực tiếp
3. Quả phạt gián tiếp
4. Vị trí đá phạt
5. Xử phạt những vi phạm
Luật XIV. QUẢ PHẠT ĐỀN
1. Vị trí bóng & cầu thủ
2. Trọng tài
3. Trình tự thực hiện quả phạt đền
4. Những vi phạm & xử lý
Luật XV. NÉM BIÊN
1. Được thực hiện quả ném biên khi
2. Thực hiện quả ném biên
3. Những vi phạm & xử phạt
Luật XVI. QUẢ PHÁT BÓNG
1. Quả phát bóng được thực hiện khi
2. Quá trình thực hiện
3. Những vi phạm & xử lý
Luật XVII. QUẢ PHẠT GÓC
1. Quả phạt góc được thực hiện khi
2. Quá trình thực hiện
3. Những vi phạm & xử lý

----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 16--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
B. LUẬT THI ĐẤU 7 NGƯỜI

Luật I. SÂN THI ĐẤU


1. Sân thi đấu hình chữ nhật có kích thước:
- Đường biên dọc: 50m -70m
- Đường biên ngang: 40m - 55m
2. Đường 13m:
3. Các đường giới hạn
4. Đường giới hạn nửa sân
5. Khu cầu môn
6. Khu phạt đền
7. Cột cờ góc
8. Cung phạt góc
9. Cầu môn
Luật II. BÓNG:
- Bóng dùng trong thi đấu 7 người được sử dụng tương ứng với độ
tuổi của các cầu thủ.
- Bóng số 4 có kích thước:
Chu vi: Tối đa 66cm & tối thiểu 63,5cm
Trọng lượng: tối đa 390gr & tối thiểu 350gr
Áp suất: 0,6 -1,1 Kg/cm2
Luật III. SỐ LƯỢNG CẦU THỦ
- Trong một trận đấu mỗi đội có tối đa 7 cầu thủ
- Lúc bắt đầu trận đấu, đội bóng phải có tốt thiểu 6 người
- Quy định về thay cầu thủ:
Mỗi trận đấu, đội bóng được phép đăng ký tối đa 7 cầu thủ dự bị
Trong mỗi trận đấu, đội bóng được phép thay thế 7 cầu thủ dự bị
không kể vị trí & thời gian. Cầu thủ thay ra không được phép trở lại sân thi đấu
nữa.
Muốn thay thế cầu thủ phải báo trọng tài.
Luật IV. TRANG PHỤC CỦA CẦU THỦ
a. Trang phục bắt buộc & cơ bản của 1 cầu thủ gồm có: áo,
quần, bít tất bọc ống quyển & giày vải hoặc giày vải đế có núm su.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 17--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
b. Thủ môn phải mặc áo khác màu với các cầu thủ khác, trọng
tài & thủ môn đội bạn.
Luật V. TRỌNG TÀI
1. Nhiệm vụ & quyền hạn của trọng tài chính
2. Những quyết định thi hành luật
Luật VI. TRỢ LÝ TRỌNG TÀI & TRỌNG TÀI THỨ TƯ
1. Tr
ợ lý trọng tài
2. Tr
ọng tài thứ tư
Luật VII. THỜI GIAN TRẬN ĐẤU
Mỗi trận đấu được chia làm 2 hiệp
Đối với thiếu niên: Mỗi hiệp 25 phút
Đối với nhi đồng: Mỗi hiệp 20 phút
Giữa 2 hiệp nghỉ 10 phút
Luật VIII. QUẢ GIAO BÓNG & “THẢ BÓNG CHẠM ĐẤT”
I. Quả giao bóng:
1. Việc chọn sân & đá quả giao bóng được xác định bằng cách tung
đồng xu. Cầu thủ đá quả giao bóng phải đá bóng về phía trước & không được
chạm bóng 2 lần. Bóng vào cuộc ngay khi được đá đi & di chuyển.
2. Sau bàn thua, đội vừa bị thua được đá giao bóng.
3. Bắt đầu hiệp 2, hai đội đổi sân & đội không được giao bóng ở hiệp
1 Đuợc quyền giao bóng ở hiệp 2.
4. Một bàn thắng có thể được ghi trực tiếp từ quả giao bóng
II. Quả “thả bóng chạm đất”:
Sau mỗi lần tạm dừng trận đấu vì bất cứ lý do gì không ghi trong luật,
mà bóng còn trong cuộc, trọng tài sẽ thực hiện quả “thả bóng chạm đất”.
Luật IX. BÓNG TRONG CUỘC & BÓNG NGOÀI CUỘC
1. Bó
ng ngoài cuộc là:
Khi bóng đã hoàn toàn ra ngoài đường biên dọc, biên ngang dù ở
mặt sân hay trên không
Khi trọng tài đã thổi còi dừng trận đấu.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 18--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2. Bó
ng trong cuộc là: Bóng được kể là trong cuộc từ lúc bắt đầu trận đấu đến khi kết
thúc trận đấu kể cả các trường hợp sau:
Bóng bật vào sân từ cột dọc, xà ngang, cột cờ góc, trọng tài đứng
trong sân.
Khi trọng tài chưa thổi còi dừng trận đấu sau mỗi hành động được
coi là phạm lỗi
Luật X. BÀN THẮNG HỢP LỆ
Bàn thắng được công nhận khi quả bóng đã hoàn toàn vượt qua
đường cầu môn dưới xà ngang dù ở trên không hay dưới mặt đất trừ:
Những trường hợp đặc biệt do luật quy định
Bóng do cầu thủ tấn công dùng tay hoặc cánh tay ôm, ném, đấm
vào cầu môn.
Luật XI. VIỆT VỊ
Trong bóng đá 7 người luật việt vị được quy định cụ thể như sau:
Một cầu thủ ở vị trí việt vị khi cầu thủ đó đã di chuyển qua đường 13m
thuộc phần sân đối phương & chiếm vị trí gần đường biên ngang sân đối phương
hơn bóng trừ trường hợp:
Nếu có 2 cầu thủ đối phương cùng đứng gần đường biên ngang như
mình.
Nhận bóng do cầu thủ đối phương chủ động chuyền đến
Nếu nhận bóng trực tiếp từ quả phát bóng, ném biên, phạt góc, thả
bóng của trọng tài.
Luật XII. LỖI & HÀNH VI KHIẾM NHÃ
1. Những lỗi thô bạo bị phạt trực tiếp
2. Những lõi thông thường bị phạtquả trực tiếp
3. Những lỗi bị cảnh cáo
4. Những lỗi bị truất quyền thi đấu
Luật XIII. NHỮNG QUẢ PHẠT
1. Tr
ong bóng đá 7 người, tất cả những quả phạt đều là trực tiếp & bàn thắng được
công nhận khi cầu thủ đá phạt sút thẳng vào cầu môn đối phương
2. Th
ực hiện quả phạt, cầu thủ đối phương phải đứng cách xa bóng tối thiểu 6m.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 19--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
3. Qu
y định về thực hiện quả phạt trên vạch 13m.
Luật XIV. PHẠT ĐỀN
1. Vị
trí bóng & cầu thủ
2. Tr
ọng tài
3. Trì
nh tự thực hiện quả phạt đền
4. Th
ể thức thi đá phạt luân lưu 9m
Luật XV. NÉM BIÊN
Khi bóng hoàn toàn vượt khỏi đường biên dọc dù ở mặt sân hoặc ở trên
không, cầu thủ của đội không chạm bóng cuối cùng được ném biên từ vị trí bóng
vượt khỏi đường biên dọc, về bất kỳ hướng nào
Luật XVI. QUẢ PHÁT BÓNG
Khi bóng hoàn toàn vượt khỏi đường biên ngang phía ngoài khu cầu
môn,dù ở mặt sân hoặc ở trên không, do người chạm chạm bóng cuối cùng là cầu
thủ của đội tấn thực hiện quả phát bóng ở bất cứ vị trí nào trong khu vực cầu
môn
Luật XVII. QUẢ PHẠT GÓC
Khi bóng hoàn toàn vượt khỏi đường biên ngang phía ngoài khu cầu
môn, dù ở mặt sân hoặc ở trên không do người chạm cuối cùng là cầu thủ của đội
phòng thủ, thì đội tấn công sẽ được đá phạt góc.

C. LUẬT THI ĐẤU 5 NGƯỜI


Luật I. SÂN THI ĐẤU
1. Kích thước: Sân hình chữ nhật, chiều dọc tối đa 42m & tối thiểu 25m,
chiều ngang tối đa 25m & tối thiểu 15m. trong mọi trường hợp chiều dọc sân
phải lớn hơn chiều ngang sân.
2. Các đường giới hạn: Các đường giới hạn trên sân phải kẻ rõ ràng & có
bề rộng 8cm.
3. Khu phạt đền: Từ biên ngang của mỗi phần sân, lấy chân 2 cột dọc cầu
môn làm tâm kẻ vào trong sân 1/4 đường tròn có bán kính 6m, nối điểm cuối của
2 cung ¼ đường tròn được đoạn thẳng dài 3,16m song song & cách đều đường
biên ngang 6m.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 20--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
4. Chấm phạt đền thứ 1: Nằm trên đường 6m & ở đoạn giữa đường
3,16m.
5. Chấm phạt đền thứ 2: nằm chính giữa trên đường thẳng góc với biên
ngang, cách biên ngang 10m.
6. Cung đá phạt góc: Lấy tâm là giao điểm của biên dọc & biên ngang
của mỗi góc sân. Kẻ phía trong sân 1/4 đường tròn bán kinh 25cm, đây là vị trí
đặt bóng khi đá phạt góc. Có thể phía ngoài sân một đoạn thẳng vuông góc với
đường biên ngang cách điểm góc sân 5m để xác định vị trí đứng của cầu thủ đội
phòng thủ khi đối phương thực hiện quả phạt góc.
7. Khu vực thay cầu thủ dự bị của mỗi đội bóng: Khu vực này nằm trên
đường biên dọc có độ dài 5m, cách đường giới hạn nửa sân 5m, được xác định
bởi 2 đoạn thẳng vuông góc với đường biên dọc & có độ dài 80cm (40cm ở phía
trong & 40cm ở phía ngoài. Trong giờ nghỉ giữa 2 hiệp, khu vực thay người của
2 đội sẽ hoán đổi để việc thay người của đội bóng được thuận lợi.
8. Khung cầu môn: Tính mép trong là 3m x 2m. Bề rộng & bề dày của cột
dọc, xà ngang phải cùng kích thước là 8cm.
9. Mặt sân: mặt sân phải bằng phẳng & không thô nhám.
Luật II. BÓNG
Bóng phải hình tròn có áp suất: Từ 400 – 600gr/cm 2.
Chu vi bóng tối thiểu: 62cm & tối đa: 64cm
Trọng lượng bóng lúc bắt đầu thi đấu: không được nặng hơn 440g & nhẹ
hơn 400g.
Luật III. SỐ LƯỢNG CẦU THỦ
1. Mỗi trận đấu phải có 2 đội, mỗi đội có tối đa 5 cầu thủ trong đó có 1
thủ môn.
2. Số lượng cầu thủ dự bị tối đa 7 người.
3. Số lần thay đổi cầu thủ dự bị trong 1 trận đấu không hạn chế.
4. Cầu thủ nào cũng có thể thay thủ môn nhưng phải báo trước cho trọng
tài biết.
Luật IV. TRANG PHỤC CỦA CẦU THỦ
1. Cầu thủ không được mang bất kỳ vật gì gây nguy hiểm cho các cầu thủ
khác.
2. Trang phục cơ bản: áo thun, quần đùi, bít tất dài, bọc ống quyển &
giày. Chỉ loại giày bằng vải, da mềm hay giày thể thao đế su mềm hoặc chất liệu
tương tự mới được sử dụng. Việc mang giày là bắt buộc.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 21--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
3. Áo cầu thủ phải có số & các cầu thủ phải khác số của nhau. Màu áo 2
đội phải khác màu nhau & khác màu trọng tài.
4. Thủ môn được quyền mặc quần dài song phải mặc áo có màu khác với
các cầu thủ & trọng tài.
Luật V. TRỌNG TÀI CHÍNH
Trọng tài có quyền xử phạt tất cả các lỗi vi phạm kể cả trong những
lúc trận đấu tạm dừng hoặc khi bóng ngoài cuộc. Mọi quyết định của trọng tài
trong trận đấu, kể cả kết quả trận đấu là những quyết định cuối cùng.
Luật VI. TRỌNG TÀI THỨ HAI
Trọng tài thứ 2 cũng có quyền hạn như trọng tài chính trừ những nội dung
được đề cập trong mục 4 Luật V. Trọng tài thứ 2 còn có quyền dừng trận đấu vì
bất kỳ vi phạm nào của luật bóng đá như phần đầu mục 5 Luật V đã ghi.
Trọng tài thứ 2 phải trang bị còi.
Luật VII. THƯ KÝ BẤM GIỜ & TRỌNG TÀI THỨ BA
Trong những trận đấu quốc tế phải có trọng tài thứ 3 hoạt động cùng
với thư ký bấm giờ.
1. Đảm bảo thời gian thi đấu theo đúng các điều khoản của luật VIII
2. Theo dõi thời gian hội ý 1 phút & thời gian 2 phút dành cho đội có cầu
thủ bị truất quyền thi đấu.
3. Dùng ký hiệu báo hiệu khi kết thúc hiệp, thời gian hội ý.
4. Theo dõi lần hội ý của mỗi đội.
5. Theo dõi việc trọng tài xử phạt 5 lỗi đồng đội.
6. Theo dõi những lần dừng trận đấu có lý do cụ thể, ghi biên bản những
cầu thủ ghi bàn, bị cảnh cáo, truất quyền thi đấu…
Luật VIII. THỜI GIAN TRẬN ĐẤU
1. M
ỗi trận đấu gồm 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút
2. Vi
ệc theo dõi từng trận đấu do thư ký bấm giờ chịu trách nhiệm như quy định của
luật VII.
3. Ng
ay trước khi kết thúc mỗi hiệp đấu một đội được quả đá phạt đền, hiệp đấu đó
phải kéo dài đủ để thực hiện xong quả phạt đó.
4. Tr
ong mỗi hiệp đấu mỗi đội được quyền hội ý 1 lần với thời gian 1 phút nhưng phải
tuân thủ nguyên tắc sau:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 22--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Huấn luyện viên của đội mới được quyền yêu cầu hội ý
Thư ký bấm giờ chỉ cho phép hội ý khi đội bóng đang khống chế
bóng (được quyền đá biên, đá phạt…)
Khi hội ý , cầu thủ phải tập trung ở trong sân
5. Th
ời gian nghỉ giữa 2 hiệp không quá 15 phút
Luật IX. BẮT ĐẦU & BẮT ĐẦU LẠI TRẬN ĐẤU
1. Bắ
t đầu trận đấu:
Trước khi trận đấu bắt đầu, việc chọn sân phải xác định bằng cách
tung đồng xu. Cầu thủ giao bóng không được chạm bóng lần thứ 2 nếu chưa
chạm hoặc đá bởi cầu thủ khác & bóng vào cuộc sau khi được đá và di chuyển.
Sau mỗi bàn thắng
Bắt đầu hiệp
2. Bắ
t đầu lại trận đấu:
Sau lúc tạm dừng trận đấu vì bất kỳ lý do nào
Bóng được tính là trong cuộc khi chạm mặt sân
Luật X. BÓNG TRONG CUỘC & BÓNG NGOÀI CUỘC
Bóng ngoài cuộc là:
Khi bóng đá vượt hẳn ra khỏi biên dọc, biên ngang dù ở trên sân
hay trong không gian.
Sau tiêng còi dừng của trọng tài
Đội không có cầu thủ đá bóng chạm trần sẽ được thực hiện quả đá
biên tại giao điểm giữa đường biên dọc với đường “tưởng tượng” song song với
biên ngang, đi qua điểm đối diện (trên mặt sân) với điểm bóng chạm trần
Luật XI. BÀN THẮNG HỢP LỆ
Bàn thắng hợp lệ được công nhận khi quả bóng đã hoàn toàn vượt khỏi
biên ngang giữa 2 cột & dưới xà ngang cuả cầu môn, trừ những trường hợp đặc
biệt do luật quy định hay cầu thủ dùng tay chơi bóng.
Luật XII. LỖI & HÀNH VI THIẾU ĐẠO ĐỨC
1. Tr
ực tiếp:
2. Gi
án tiếp:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 23--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luật XIII. NHỮNG QUẢ PHẠT
Những quả phạt được phân 2 loại: Trực tiếp (bàn thắng được công
nhận), gián tiếp (bàn thắng không được công nhận).
Luật XIV. LỖI “TỔNG HỢP”
1. Chỉ những lỗi phạt trực tiếp được ghi trong Luật XII mới được tính vào
số lỗi “tổng hợp”.
2. Năm lỗi “tổng hợp” đầu tiên của mỗi đội trong mỗi hiệp phải được ghi
vào biên bản khi kết thúc trận đấu.
3. Trong 5 lỗi “tổng hợp” đầu cuả mỗi đội ở mỗi hiệp khi thực hiện quả
phạt,đối phương được làm “hàng rào”.
4. Từ lỗi thứ 6 trở đi, đối phương không được làm “hàng rào” & thủ môn
phải ở lại trong khu phạt đền và cách xa bóng tối thiểu 5m.
Luật XV. PHẠT ĐỀN
Từ quả phạt đền, bóng được đá trực tiếp vào cầu môn đội phạm lỗi, bàn
thắng được công nhận.
Khi quả phạt đền ở phút cuối của mỗi hiệp chính, hiệp phụ, phải bù thêm
thời gian để thực hiện xong quả phạt đền.

Luật XVI. ĐÁ BIÊN


Các cầu thủ đối phương phải đứng cách bóng tối thiểu 5m
Bàn thắng không được công nhận từ quả đá biên trực tiếp vào cầu
môn
Luật XVII. QUẢ NÉM PHÁT BÓNG
Thủ môn ném phát bóng bằng tay có thể đưa bóng trực tiếp sang sân đối
phương. Các cầu thủ đội đối phương phải đứng ngoài khu phạt đền khi thủ môn
ném phát bóng.
Luật XVIII. QUẢ PHẠT GÓC
1. Cầu thủ đá phạt góc phải đặt bóng trong cung đá phạt góc.
2. Cầu thủ đối phương phải đứng cách bóng 5m.
3. Bàn thắng được công nhận nếu bóng trực tiếp đi vào cầu môn đội đối
phương.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 24--
Giáo trình môn Bóng đá Tôn Long Cường
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 25--

You might also like