You are on page 1of 4

Đề xuất giải pháp cá nhân

Tên lớp: B16 Số thứ tự nhóm: 2 Tên thành viên: Lê Ngọc Nhất Phương
 Vấn đề nghiên cứu:  Sinh viên hút thuốc trong môi trường Đại học
 Nguyên nhân cụ thể:  Bị stress
 Mục tiêu giải quyết:  Giảm số lượng sinh viên hút thuốc trong khuôn viên và nơi học
tập của trường

Tên ý tưởng dự kiến: THỰC HIỆN THỬ THÁCH: “21 DAYS – BE BETTER”

DIỄN GIẢI GIẢI PHÁP:


1. Hình ảnh sơ bộ ý tưởng:

Hình 1: Booth truyền thông đặt tại cái cơ sở của trường ĐH

Hình 2: Bảng kế hoạch cụ thể cho SV tham gia


2. Diễn giải ý tưởng:
- Theo quan sát của bác sĩ Maxwell Maltz: “Các hiện tượng mà tôi nghiên cứu có
khuynh hướng  cần ít nhất 21 ngày thì những hình ảnh trong tư duy, hành vi cũ mới
biến mất và những hình ảnh trong tư duy, hành vi mới mới bắt đầu bám trụ”, từ đó
thấy được mỗi con người chúng ta cần 21 ngày để hình thành một thói quen mới. Vậy
nên, thay vì yêu cầu ai đó ngừng hút thuốc ngay lập tức thì em chọn phương pháp
thay đổi bản thân họ theo từng ngày, dựa vào quan sát của bác sĩ Maxwell Maltz.
- Thời gian thử thách sẽ được tính vào ngày bắt đầu đến hết ngày thứ 21.
Ví dụ: Bạn A bắt đầu thử thách vào ngày 1/1 thì đến hết ngày 21/1 là hết thử
thách.
- Cụ thể hoạt động thời gian trong 21 ngày (đối với những người hút trung bình mỗi
ngày khoảng 20 điếu thuốc) là:
 Chia sẻ ý định hoàn thành thử thách cho những người thân thiết xung quanh (cha,
mẹ, bạn bè,…) để họ có thể nhắc nhở bạn trong lúc bạn quên, sắp từ bỏ.
 Loại bỏ tất cả các “lý do biện minh” cho việc hút thuốc trong thời gian thực hiện
thử thách.
 Mỗi ngày giảm bớt 1-2 điếu thuốc (tùy vào tổng số lượng thuốc hút/ngày).
 Vào những lúc quá thèm thuốc hãy thử uống trà chanh mật ong, nước cam, ăn táo,
cà rốt, nhai sigum,… Đặc biệt là cà chua, khoai tây, cà tím để làm giảm cơn thèm
thuốc. Uống đủ nước mỗi ngày tùy vào nhu cầu cơ thể, cũng có thể giảm cơn
thèm. Đồng thời, bổ sung thêm chất xơ vào mỗi buổi ăn.
 Những người đang cố gắng bỏ hút thuốc đưa ra lời khuyên rằng hãy tìm hoạt
động, công việc nào đó để làm, khiến mình bận rộn để không còn thời gian nghĩ
đến thuốc nữa. Ví dụ như: đi làm thêm, tập thể dục, đọc sách,…
 Hãy lựa chọn đi chơi đến những địa điểm cấm hút thuốc như: những quán cà phê
máy lạnh, trung tâm thương mại, rạp phim,…
 Có thể tự thưởng cho bản thân khi hoàn thành được 1/3, 2/3 thử thách. Ví dụ: bữa
ăn ngon, quần áo, nước hoa,… (những điều tích cực).
- Việc theo dõi hoạt động của các cá nhân tham gia thử thách được thực hiện như sau:
 Tạo mã QR, để mọi người quét điền thông tin và tham gia thử thách.
 Tạo mục đăng ảnh, video cho người tham gia cập nhật mỗi ngày trong suốt thời
gian thực hiện thử thách.
 Tạo mục ghi chú, để người tham gia đưa ra cảm nhận về một ngày thực hiện thử
thách của mình.
 Tại những cột mốc 7,14,21 ngày, sẽ thiết lập chương trình vòng quay may mắn
trên web, link hay trang đó. Nếu người tham gia hoàn thành đầy đủ liên tục hoặc
đủ số ngày các hoạt động của những ngày trước đó sẽ được quay để nhận quà tại
booth được đặt tại trường ở các cơ sở.
 Đặc biệt, cuối thử thách ban tổ chức sẽ chọn ra 3 bạn tham gia năng nổ, tích cực,
đầy đủ,… để trao những phần quà đặc biệt.
- Hoạt động tuyên truyền thử thách gồm các hoạt động:
 Đặt booth để tuyên truyền tại các cơ sở của trường.
 Chia sẻ trên các trang mạng xã hội.
3. Mục đích của giải pháp:
- Phương pháp để giải quyết vấn đề này được thực hiện dựa trên việc loại bỏ thói quen
xấu một cách từ từ, để cho cơ thể và não bộ dần dần thích nghi với việc ít dung nạp
nicotine mỗi ngày. Từ đó bắt đầu hình thành thói quen tốt là hạn chế/ không hút
thuốc.
- Khi ai đó cai thuốc lá một cách đột ngột, não sẽ không còn tiết ra hormone “hạnh
phúc” dopamie như thường lệ, dẫn đến việc cơ thể chúng ta lo lắng, tâm trạng chán
nản, không tập trung, cáu kỉnh, bồn chồn, mất ngủ, đói, đau đầu, rối loạn tiêu hóa và
gián đoạn giấc ngủ.
Vậy nên việc giảm/cai thuốc lá theo kế hoạch, giảm mỗi ngày một ít như dự án “21
days – Be better” sẽ làm hạn chế hoặc có thể không xảy ra tình trạng như trên. Nên sẽ
không gặp vấn đề do bị stress mới hút thuốc mà cai thuốc lại còn stress hơn nữa.

4. Sự đáp ứng nhu cầu của vấn đề:


- Đối với giải pháp “21 days – Be Better”, giải pháp tập trung vào tính tự giác, quyết
tâm của người tham gia, người hút thuốc.
- Đây là thử thách giảm số lượng điếu thuốc dần dần cho đến khi còn 0, nên việc sắp
xếp khi nào hút, khi nào không là phụ thuộc vào đối tượng tham gia. Các sinh viên có
thể sẽ chọn hút trước khi vào trường hoặc sau khi ra khỏi khuôn viên trường để không
làm cho bản thân mình quá thèm thuốc.
 Thử thách này hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu: “Hạn chế tối đa việc hút thuốc
trong trường Đại học”

5. Đánh giá giải pháp:


 Điểm mạnh (S: STRENGTH):
1. Có tính lâu dài sau khi kết thúc thử thách
2. Rèn luyện ý chí
3. Hình thành được thói quen tốt
4. Không tốn chi phí khi tham gia
5. Dễ dàng thực hiện
 Điểm yếu (W: WEAKNESS):
1. Tính giám sát thấp
2. Mất nhiều thời gian, người tham gia dễ bỏ cuộc
3. Tốn chi phí để triển khai dự án
4. Người tham gia hoạt động dễ quên thử thách
 Cơ hội (O: OPPORTUNITY):
1. Tiếp cận được đến nhiều đối tượng không chỉ SV
2. Truyền thông mạnh mẽ sẽ giúp cho dự án được nhiều người biết đến và tham gia
3. Đa số các giải pháp trên mạng đều do chính bản thân người hút thuốc tự thực hiện
từ đầu đến cuối mà không có bạn đồng hành và nhắc nhở mỗi ngày như dự án “21
days – Be Better”
 Thách thức (T: THREAT):
1. Đề cao tinh thần tự giác, quyết tâm của người tham gia dự án
2. Cần động lực lớn để tham gia thử thách

6. Kết luận:
Giải pháp trên sẽ tùy vào mỗi người có mức độ hút thuốc khác nhau để thay đổi mục tiêu
từng ngày trong khoảng thời gian 21 ngày cho phù hợp. Không phải chỉ mỗi giải pháp này
mà tất cả các giải pháp khác đều cần tinh thần vững vàng, sự quyết tâm vững chắc và động
lực thật lớn thì mới có thể hoàn thành được thử thách. Nhưng em tin rằng bất kì ai đã muốn
tham gia vào thử thách, thì cũng đã nhận thấy sự ảnh hưởng của thuốc lá đến sức khỏe, các
mối quan hệ xung quanh,… đến bản thân mình như thế nào. Vậy nên, em nghĩ dự án này khả
thi và dễ thực hiện với sinh viên. Đặc biệt là không tạo quá nhiều áp lực cho người tham gia
nên họ sẽ có tâm lý khá thoải mái hơn.

You might also like