You are on page 1of 1

Thiên chức của nhà văn là khơi nguồn cho cái đẹp tràn vào trang viết.

Bởi lẽ, từ cuộc 


sống đến văn học, cái đẹp vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng, chi phối cảm quan con 
người. Cái đẹp từ ngoài thực tại bước vào trang văn nó đã nâng tầm lên thành giá trị thẩm 
mĩ và khi ấy nó đã mang hình hài cần có của bản thân và đi “cứu rỗi cả thế  giới”  (Ác-xi-
tốt). Những nghệ sĩ chân chính qua hoạt động nghệ thuật của mình đã khẳng định những tư 
tưởng tiến bộ; nhằm phục vụ điều thiện và chính nghĩa. Thiếu khát khao vươn tới cái đẹp,
nghệ thuật sẽ mất đi sức mạnh cơ bản của nó; nó sẽ không thể thanh lọc tâm hồn con người
và cải tạo xã hội. Vì vậy, nghệ thuật không phản ánh quỵ luật của đời sống mà còn phản
ánh  cách đánh giá thẩm mĩ về đời sống. Nếu không có khát khao tìm đến cái đẹp thì làm
sao có  ‘Vạng bóng một thời”? Nếu không có lòng tôn thờ cái đẹp thì ắt gì đã có cảnh cho
chữ lung  linh giữa ngục tù tăm tối? Do đó, xuất phát từ đặc trưng của văn học: Phản ánh
hiện thực   theo quy luật của cái đẹp nên: “Đã là vãn chương thì phải đẹp, đẹp là chức năng
hàng đầu là I đạo đức của văn chương ’ (Nguyên Ngọc).  Cuộc sống con người không bao
giờ là trọn vẹn, đủ đẩy, có những tâm   hồn nhuốm đầy mùi chia li; màu tang thương; vị tiếc
nuối nên họ rất cần, rất cần cái đẹp chạm khẽ trái tim mình, làm xóa nhòa những vết thương
còn hằn sấu trong ấy và để làm  phong phú hơn cho đời sống tinh thần. Khi cuộc sống
không cho ta thứ ta cần, ta lại tìm ; về với văn chương; nhìn vào cuộc đời của nàng Tấm
(Tấm Cám) ta lại thấỵ mạnh mẽ hơn  nhiều; chiêm ngưỡng cảnh ngày hè bình dị (Cảnh
ngày hè -Nguyễn Trãi) ta sẽ trân quý biết   bao cuộc sống này; và khi nhìn vào Liên và An
(Hai đứa trẻ – Thạch Lam) ta nhận ra bản  thân mình đã quá may mắn rồi! Chính vì lẽ đó,
văn chương viết về cái đẹp là để thỏa mãn nhu cầu cảm thụ và thưởng thức cái đẹp của con
người. Tuy nhiên, cái đẹp ở đây không  hiểu đơn thuần chỉ là những điều tốt đẹp lớn lao mà
thay vào đó, nó là một trường đa dạng   với những cung bậc khác nhau, cái bi, cái hài; cái
xấu, cái ác… đôi khi cũng là những nốt nhạc   đẹp ngân lên trên cung đàn ấy. Tác phẩm văn
học thoát thai từ cuộc sống xô bồ; nó dứt khoát   phải chào đời trên thân thể của cái đẹp. Vì
vậy, cái đẹp không chỉ đơn thuần là phép cộng   của những địều tươi sáng mà nó là tổ hợp
thống nhất của cái chân và cái thiện, đúng như  Nguyên Ngọc đã nói: “Đã là văn chương thì
phải đẹp.
Léc-môn-tốp đã từng tâm sự rằng: “Nếu những nỗi đau khổ kia bị kiềm chế, nay sôi
sục dâng lên trong lòng vì có những đêm không ngủ, mắt rực cháy và thôi thúc lòng ngập
tràn nhớ nhung, khi ấy tôi viết”. Thật vậy, tác phẩm văn học chính là đứa con tinh thần của
nhà văn, là kết tinh từ những giọt nước mắt đau đời và những dòng máu ấm nồng từ trái tim
vĩ đại trong người thi sĩ. Thế nến; tác phẩm văn học dù muốn hay không đểu phải mang dấu
ấn của người đã tạo ra chúng. 
Mặt khác, văn học là lĩnh vực của cái độc đáo, mỗi tác phẩm đích thực phải là những tác phẩm được
xây dựng từ ngòi bứt chân chính, mới lạ và sáng tạo, nó nhất thiết phải là: “Một phát minh về hình thức,
một khám phá về nội dung ‘ (Lê-ô-nit Lề-ô-nốp). Lao động của nhà văn là lao động sáng tạo nên khi đã
chấp nhận nối nghiệp văn chương thì mỗi nhà văn phải có một giọng điệu riêng biệt vì: “Điều  còn lại của
mỗi nhà văn là cái giọng nói của riêng mình”. 
Điểm đến Hồ Chí Minh, Nam  Cao, Thạch Lam… ta không thể quên nhắc đến Nguyễn Tụân –
người đi lượm lặt những cánh hoạ tàn của thời quá khứ. Ông là một trong những nhà văn có ý thức sớm
nhất về nghề văn trong tác phẩm củạ mình. Có người coi trọng cái chân, có  người coi trọng cái thiện
nhưng Nguyễn Tuân lại tôn thờ cái mĩ. Ông luôn nhìn cuộc đời và con  người dưới góc độ thẩm mĩ, tiếp
nhận cuộc sống từ nhiều góc độ văn hóa, nghệ thuật. Chính vì  vậy mà trong sáng,tác của Nguyễn Tuân,
đâu đâu ta cũng thấy được những chân dung và hình : tượng con người tuỵệt đẹp. Mỗi hình ảnh của cuộc
sống mà nhà văn tái hiện trọng tác phẩm  bao giờ cũng chứa đựng một thái độ sống  một ước mơ, khát
vọng về lẽ phải, về cái đẹp. Nghệ   thuật đòi hỏi nhà văn phải miêu tả cái đang có là vì  cái nên có, cái cần
phải có.      

You might also like