You are on page 1of 84

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


--------------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM


ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN


TRƯƠNG KHÁNH VĨNH XUYÊN TRẦN PHAN ĐOAN KHÁNH
MSSV: 4054135
LỚP: KTNN 1 – K31

Cần Thơ, 5/2009


Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em xin chân thành
cảm ơn quý thầy cô của Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh cũng
như quý thầy cô của Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt kiến thức lẫn phương pháp cho em trong suốt bốn năm học
qua. Đây là niềm tin và là cơ sở vững chắc nhất để em hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Trân trọng cảm ơn cô Trương Khánh Vĩnh Xuyên đã hướng
dẫn nhiệt tình và bổ sung cho em những kiến thức còn khiếm khuyết
để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này trong thời gian nhanh nhất
và hiệu quả nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo của Công ty cổ
phần Tân Tân, các Cô, Chú, Anh, Chị ở các phòng ban. Đặc biệt là
Anh Linh, chị Quyên ở bộ phận kế toán đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng
dẫn, cung cấp những số liệu cần thiết để em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp của mình đúng thời hạn, đúng yêu cầu, giúp em tìm hiểu thực
tế về quá trình hoạt động của Công Ty.
Sau cùng em xin gởi lời chúc sức khoẻ và lòng biết ơn sâu
sắc đến quý Thầy cô trường Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh
Đại học Cần Thơ cũng như các cô chú anh chị trong công ty.
Xin chân thành cảm ơn!

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên i SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

LỜI CAM ĐOAN


---  ---

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu
thu thập và kết quả phân tích được trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng
với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 25 tháng 4 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Trần Phan Đoan Khánh

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên ii SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


---  ---

..........................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên iii SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


---  ---

 Họ và tên người hướng dẫn: ..................................................................................


 Học vị: ..................................................................................................................
 Chuyên ngành: ......................................................................................................
 Cơ quan công tác: .................................................................................................

 Tên học viên: ........................................................................................................


 Mã số sinh viên: ....................................................................................................
 Chuyên ngành: ......................................................................................................
 Tên đề tài: .............................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
2. Về hình thức
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
7. Kết luận
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……. tháng ……năm …….
NGƯỜI NHẬN XÉT

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên iv SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


---  ---

..........................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm….
NGƯỜI NHẬN XÉT

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên v SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu.................................................................................. 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu................................................................... 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn .......................................................... 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................. 3
1.3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu .................................... 3
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định .......................................................... 3
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.4.1. Không gian .................................................................................... 4
1.4.2. Thời gian ........................................................................................ 4
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 4
1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu .................................. 4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 6
2.1. Phương pháp luận ........................................................................................ 6
2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm ........ 6
2.1.2. Các chỉ tiêu để đánh giá sự ảnh hưởng
đến tình hình tiêu thụ được sử dụng trong phân tích.................................. 7
2.1.3. Các chỉ tiêu để nâng cao khối lượng tiêu thụ
được sử dụng trong phân tích.................................................................... 8
2.1.4. Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích...................................................... 10
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 11
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 11
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................... 11
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN TÂN..................... 15
3.1. Khái quát chung về Công ty Cổ Phần Tân Tân ........................................... 15
3.1.1. Tóm tắc quá trình hình thành và phát triển .................................... 15

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên vi SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, loại hình và lĩnh vực kinh doanh ................ 16
3.1.3. Cơ cấu mặt hàng kinh doanh (sản phẩm)....................................... 18
3.1.4. Cơ cấu thị trường .......................................................................... 18
3.1.5. Cơ cấu tổ chức và quản lí của công ty Cổ phần Tân Tân ............... 19
3.1.6. Tình hình nhân sự ......................................................................... 21
3.2. Khái quát tình hình hoạt động công ty ........................................................ 22
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ ĐẬU PHỘNG
CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN TÂN................................................................... 25
4.1. Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng ................................................. 25
4.2. Sơ đồ kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm đậu phộng ......................................30
4.3. Phân tích tiêu thụ sản phẩm đậu phộng theo thị trường..................................31
4.4. Phân tích chi phí trong tiêu thụ .................................................................. 34
4.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm ......................................... 36
4.5.1. Đánh giá dựa vào kế hoạch ........................................................... 36
4.5.2. Đánh giá dựa vào các thông số/ chỉ số kinh tế ............................... 42
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH
TIÊU THỤ SẢN PHẨM ................................................................................ 44
5.1. Nguyên nhân chủ quan (thuộc về công ty) .................................................. 44
5.1.1. Tình hình cung cấp ( thu mua) ...................................................... 44
5.1.2. Giá bán ......................................................................................... 44
5.1.3. Chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty trên thương trường ...........46
5.1.4. Phương thức tiêu thụ và phương thức thanh toán .......................... 46
5.2. Nhân tố khách quan ................................................................................... 47
5.2.1. Thuộc chính sách nhà nước........................................................... 47
5.2.2. Các yếu tố kinh tế ......................................................................... 48
5.2.3. Phân tích độ co giãn của cầu ......................................................... 49
5.2.4. Nhân tố khách hàng ...................................................................... 50
5.3. Dự báo lượng tiêu thụ năm 2009 ................................................................ 50
5.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ thông qua phương trình
hồi quy ............................................................................................................. 52
5.5. Điểm mạnh và điểm yếu trong khâu tiêu thụ sản phẩm .............................. 54
5.5.1. Điểm mạnh .................................................................................. 54

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên vii SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

5.5.2. Điểm yếu ..................................................................................... 54


CHƯƠNG 6: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG
CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM .................................................................. 56
6.1. Giá cả ........................................................................................................ 56
6.2. Đảm bảo chất lượng sản phẩm........................................................................... 57
6.3. Đẩy mạnh tiến độ sản xuất, tăng sản lượng sản xuất ............................................58
6.4. Tình hình tồn kho........................................................................................ 59
6.5. Phương thức tiêu thụ và phương thức thanh toán ....................................... 59
6.6. Định vị thị trường mục tiêu......................................................................... 60
6.7. Tấn công thị trường nội địa ........................................................................ 62
6.8. Chiến lược xúc tiến trợ bán hàng................................................................ 64
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 65
7.1. Kết luận ..........................................................................................................65
7.2. Kiến nghị .................................................................................................... 65
7.2.1. Đối với ban lãnh đạo công ty............................................................... 65
7.2.2. Đối với nhà nước ................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 67
PHỤ LỤC

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên viii SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

DANH MỤC BẢNG


Trang
Bảng 1: Tình hình nhân sự của công ty năm 2008 ............................................ 21
Bảng 2: Bảng tỷ lệ trình độ lao động ................................................................ 21
Bảng 3: Khái quát tình hình hoạt động của công ty............................................ 23
Bảng 4: Bảng doanh thu theo cơ cấu mặt hàng 2006-2008 ................................ 26
Bảng 5: Bảng tiêu thụ sản phẩm đậu phộng theo thị trường............................... 31
Bảng 6: Bảng chi phí trong tiêu thụ hàng hóa .................................................... 35
Bảng 7: Bảng xuất - nhập - tồn sản phẩm đậu phộng ........................................ 37
Bảng 8: Bảng chênh lệch xuất- nhập - tồn giữa thực hiện và kế hoạch............... 37
Bảng 9: Bảng xuất - nhập - tồn .......................................................................... 39
Bảng 11: Bảng tiêu thụ sản phẩm của công ty 2006-2008.................................. 40
Bảng 12: Bảng các thông số / tỷ số kinh tế ........................................................ 43
Bảng 13: Bảng giá đậu phộng nước cốt dừa 18gr/400gói................................... 46
Bảng 14: Bảng chi phí bán hàng và khối lượng hàng bán (2007-2008) .............. 51
Bảng 15: Bảng các trị số cơ sở thống kê ............................................................ 51
Bảng 17: Bảng số lượng sản phẩm tiêu thụ theo giá và chi phí quảng cáo ......... 53

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên ix SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

DANH MỤC HÌNH


Trang
Hình 1: Sơ đồ marketing hỗn hợp...................................................................... 10
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu mặt hàng kinh doanh (sản phẩm) ..................................... 18
Hình 3: Sơ đồ tổ chức công ty ........................................................................... 20
Hình 4: Biểu đồ tình hình nhân sự năm 2008..................................................... 21
Hình 5: Biểu đồ tỷ lệ trình độ lao động.............................................................. 22
Hình 6: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận ............................................................ 24
Hình 7: Biểu đồ tỷ trọng doanh thu theo cơ cấu mặt hàng 2006-2008................ 28
Hình 8: Sơ đồ kênh phân phối hàng hoá trong nước ......................................... 29
Hình 9: Sơ đồ kênh phân phối hàng hoá ngoài nước ......................................... 30
Hình 10: Biểu đồ tỷ trọng doanh thu đậu phộng theo cơ cấu thị trường giai đoạn
2006-2008 ......................................................................................................... 33
Hình 11: Biểu đồ tình hình tiêu thụ sản phẩm đậu phộng nước dừa (2006-2008)41
Hình 12: Đường cầu co giãn ............................................................................. 49

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên x SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Trong tình hình nền kinh tế hiện nay, công ty nào cũng vậy tiêu thụ luôn
là mối quan tâm cần thiết. Mặc dù sản xuất là chức năng trực tiếp tạo ra sản
phẩm song tiêu thụ lại đóng vai trò là điều kiện tiền đề không thể thiếu được để
sản xuất đạt hiệu quả. Tiêu thụ là sự tồn tại và phát triển của công ty, tiêu thụ
giúp thu hồi những chi phí liên quan đến quá trình sản xuất. Có tiêu thụ được sản
phẩm thì các hoạt động của công ty mới có thể diễn ra một cách liên tục, đảm
bảo cho công ty đạt được mục tiêu và phát triển. Một công ty có khối lượng tiêu
thụ lớn sẽ mang lại lợi nhuận cao nhờ vậy công ty có thể mở rộng thêm quy mô.
Mặc khác môi trường kinh doanh luôn biến động, thị trường luôn vận
động theo những quy luật vốn có của nó. Trong khi đó mọi công ty đều muốn
chiến thắng trong cạnh tranh và dành thắng lợi trong thị trường. Muốn vậy chỉ có
cách là cũng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay khi mà mọi công ty gắn mình
với thị trường thì hoạt động tiêu thụ lại càng có vị trí quan trọng hơn nó có ý
nghĩa quyết định đến mọi hoạt động của công ty. Hoà mình với thị trường, mọi
công ty luôn luôn muốn thông qua tiêu thụ để nâng cao lợi nhuận. Chính vì vậy
mọi công ty đều có phương châm “Chỉ bán cái mà thị trường cần chứ không phải
bán cái mà công ty có”. Vì thế muốn đạt được hiệu quả thì nhà quản lý cần phải
nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu thị
trường. Muốn vậy các công ty cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ
và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tiêu thụ của công ty. Điều
này được thực hiện dựa trên cơ sở “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm”.
Từ những nhận định ở trên, thấy được tầm quan trọng của tiêu thụ. Và với
mong muốn đóng góp một phần kiến thức của mình để nâng cao sản lượng tiêu
thụ sản phẩm của nền kinh tế nói chung và của công ty nói riêng, em chọn đề tài
“Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm đậu phộng tại Công ty cổ phần Tân
Tân” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 1 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn


Trong thời điểm cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những khó khăn
trong nước đã đặt nền kinh tế Việt Nam trước nhiều thách thức, khó khăn có thể
sẽ tiếp tục kéo dài. Trước hoàn cảnh đó, Việt Nam không thể đi ngược dòng bão
tố. Những tác động của khủng hoảng chắc chắn sẽ không tránh khỏi. Nếu như
tháng 3-2008 chúng ta ngồi bàn chống lạm phát thì giờ ngồi bàn ngăn chặn suy
giảm kinh tế. Nhiều công ty đã giảm phân nửa công suất do bán hàng không
được, số khác bắt đầu sa thải công nhân... Hiện nay nhìn chung tình hình sản xuất
kinh doanh của các ngành đều có chiều hướng suy giảm. Nền kinh tế Việt Nam
đang đối mặt với cả những khó khăn của biến động kinh tế thế giới và những hạn
chế nội tại trong nước. Những chính sách thắt chặt tiền tệ một mặt góp phần hạn
chế lạm phát nhưng cũng khó khăn cho phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng
và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Vì thế, đã làm cho lượng tiêu thụ trong cả nước bị giảm đi. Người dân
không tiêu sài nhiều như trước nữa. “Ông Bùi Bá Cường-vụ trưởng Vụ Hệ thông
tài khoản quốc gia (Tổng cục thông kê) – cho biết lượng hàng tồn kho của các
công ty Việt Nam tính đến cuối năm 2008 đã lên tới 5% GDP (tức khoản 4,5 tỉ
USD) - một mức rất cao so với trung bình 2% của các năm trước.”
Chúng ta đang đối mặt với những biến động phức tạp của tình hình kinh tế
thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của tiêu thụ nên nhiều công ty hiện nay
đã không ngừng chú trọng đến khâu tiêu thụ. Tuy nhiên việc áp dụng phương
pháp nào để thúc đẩy công tác tiêu thụ lại hoàn toàn không giống nhau ở các
công ty. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc điểm của sản phẩm mà công
ty sản xuất, các điều kiện hiện có của công ty…Công ty phải biết lựa chọn các
biện pháp phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ. Có
như vậy thì hiệu quả kinh doanh của công ty mới nâng cao và giúp công ty thực
hiện các mục tiêu đề ra.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 2 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Tân Tân, đồng
thời tìm các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1. Phân tích chung về tình hình tiêu thụ hàng hoá tại công ty
2. Tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ
3. Phân tích độ co giãn ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ
4. Dự báo lượng tiêu thụ hàng hoá
5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản
phẩm
Với những mục tiêu cụ thể trên nhằm giúp công ty có thể mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm, tăng thị phần trên thị trường, tăng năng lực cạnh tranh
với các loại sản phẩm khác trên thị trường.
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
1. Giá của sản phẩm tăng lên sẽ dẫn đến giảm khối lượng tiêu thụ của công
ty
2. Chi phí quảng cáo tăng lên thì khối lượng tiêu thụ tăng lên
3. Tình hình cung cấp (đầu vào) không ổn định ảnh hưởng đến tình hình tiêu
thụ sản phẩm của công ty
4. Phương thức tiêu thụ và phương thức thanh toán khá linh hoạt sẽ tăng khối
lượng tiêu thụ sản phẩm.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
1. Hàng tồn kho có ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
hay không?
2. Chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ sản phẩm không?
3. Công ty phải đưa ra chính sách gì để nâng cao mối quan hệ giữa công ty
và khách hàng?
4. Giá cả đầu ra của sản phẩm ảnh hưởng như thế nào đến việc tiêu thụ?

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 3 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU


1.4.1. Không gian
Đề tài được thực hiện xoay quanh vấn đề phân tích tình hình tiêu thụ sản
phẩm của Cty Cổ phần Tân Tân nên giới hạn trong phạm vi của Công ty.
1.4.2. Thời gian
Số liệu đề tài được thu thập từ năm 2006 đến năm 2008.
Luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 02/02/2008 đến ngày
25/4/2008.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Công ty cổ phần Tân Tân với sản phẩm đa dạng, phong phú nhưng vì số
lượng trang nghiên cứu của đề tài có giới hạn nên trong đề tài này chỉ đề cập và
nghiên cứu tình hình tiêu thụ của một nhóm loại sản phẩm chính là đậu phộng
trong đó tập trung nghiên cứu sản phẩm đậu phộng nước cốt 18gr và đây là sản
phẩm được tiêu thụ với số lượng lớn trong công ty.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề về tình hình tiêu thụ
của công ty. Tôi đã tham khảo nhiều bài viết của các nhà kinh tế đầu ngành, của
thầy cô, của các anh (chị) sinh viên các khóa trước và trên một số báo tạp chí.
Nhìn chung mỗi vấn đề nghiên cứu đề thể hiện được thực trạng, và đưa ra giải
pháp ở một khía cạnh cụ thể nào đó, đều giúp cho người nghiên cứu, người đọc
có cái nhìn đúng đắn hơn về nền kinh tế đất nước. Cụ thể như sau:
Chuyên đề tốt nghiệp “Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Cty
TNHH Cao Thắng” năm 2004 của Trần Đình Nguyên khoa Kinh Tế Trường Đại
Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. Đề tài khái quát được tình hình tiêu thụ của
công ty có tiến triển nhưng bên cạnh đó công ty gặp không ít những khó khăn
ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ. Trước những khó khăn đó tác giả đã đề ra
những giải pháp nhằm nâng cao sản lượng tiêu thụ. Nhưng chuyên đề chưa phân
tích sâu sắc tình hình tiêu thụ chỉ khái quát được sản phẩm tiêu thụ qua các năm
và đưa ra những ảnh hưởng không bám sát với thực tế nên gặp khó khăn trong
việc đề ra giải pháp.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 4 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Và trong đề tài nghiên cứu này chủ yếu là xoáy sâu phân tích tình hình
tiêu thụ, tìm hiểu về dạng kênh phân phối tiêu thụ và đánh giá được hiệu quả hoạt
động của công ty. Đề tài còn sử dụng công cụ phân tích như mô hình hồi quy
(dùng phần mềm SPSS) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ
nên làm cho cho việc phân tích dễ hiểu hơn. Bên cạnh đó đề tài còn đưa ra điểm
mạnh và điểm yếu của công ty từ đó đưa ra giải pháp một cách dễ dàng hơn.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 5 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
2.1.1.1. Tiêu thụ
Hiểu theo nghĩa rộng: tiêu thụ hàng hoá là một quá trình kinh tế bao gồm
nhiều khâu bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu công ty cần
thỏa mãn, xác định mặt hàng kinh doanh và tổ chức sản xuất (Công ty sản xuất)
hoặc các tổ chức hoặc tổ chức cung ứng hàng hoá (Công ty thương mại) và cuối
cùng là việc thực hiện các nghiệp vụ bán hàng nhằm đạt mục đích cao nhất.
Hiểu theo nghĩa hẹp: tiêu thụ sản phẩm hàng hoá được hiểu như là hoạt
động bán hàng và việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá của công ty cho khách
hàng đồng thời thu tiền về.
Vậy tiêu thụ hàng hoá được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng của
công ty nhờ đó hàng hoá được chuyển thành tiền thực hiện vòng chu chuyển vốn
trong công ty và chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu
của xã hội.
Tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng của chu kì sản xuất kinh doanh, là
yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty.
2.1.1.2. Sản phẩm
Theo C.Mác: Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động dùng để phục vụ
cho việc làm thỏa mãn nhu cầu của con người. Trong nền kinh tế thị trường,
người ta quan niệm sản phẩm là bất cứ cái gì đó có thể đáp ứng nhu cầu thị
trường và đem lại lợi nhuận.
Theo TCVN 5814: sản phẩm là “kết quả của các hoạt động hoặc các quá
trình” (Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng- Thuật ngữ và định nghĩa-
TCVN 6814-1994).
Có nhiều cách phân loại sản phẩm theo những quan điểm khác nhau. Một
trong cách phân loại phổ biến là người ta chia sản phẩm thành 2 nhóm lớn:
Nhóm sản phẩm thuần vật chất: là những vật phẩm mang đặc tính
lý hóa nhất định.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 6 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Nhóm sản phẩm phi vật phẩm: đó là các dịch vụ. Dịch vụ là “kết
quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa người cung ứng và khách
hàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng”. (Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng-
Thuật ngữ và định nghĩa- TCVN5814-1994). Hoạt động dịch vụ
phát triển theo trình độ phát triển kinh tế và xã hội. Ở các nước
phát triển thu nhập qua dịch vụ có thể đạt tới 60-70% tổng thu nhập
xã hội.
2.1.2. Các chỉ tiêu để đánh giá sự ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ được
sử dụng trong phân tích
Hệ số co giãn đo lường mức độ nhạy cảm của một biến số này đối với một
biến số khác. Cụ thể, hệ số co giãn cho chúng ta biết tỷ lệ phần trăm thay đổi của
một biến số tương ứng với phần trăm thay đổi của biến cố kia.
Giả sử biến cố y phụ thuộc vào biến cố x theo hàm số y = f(x). Khi đó, hệ
số co giãn của y theo x được định nghĩa như sau:
y / y (%) y x dy x x
ey , x       f ()x 
x / x(%) x y dx y y

Vì y/y(%) cho biết số phần trăm thay đổi của y và x / x(%) cho biết số
phần trăm thay đổi của x nên hệ số co giãn của y theo x ( ey , x ) cho biết số phần

trăm thay đổi của y do 1% thay đổi của x, nếu các yếu tố khác không đổi.
Hệ số co giãn cầu theo giá:
Dựa vào nguyên lí trên, công thức tính hệ số co giãn của cầu theo giá:
QD / QD (%) QD P dQD P P P
eQD , P       f ()()
P   f P 
P / P (%)() P QD dP QD QD f P

Với QD=f(P)
Công thức trên, tử số chính là phần trăm thay đổi của số cầu (QD) và mẫu
số chính là phần trăm thay đổi của giá (P). Từ công thức này ta rút ra được ý
nghĩa của hệ số co giãn như sau: hệ số co giãn của cầu theo giá cho biết số phần
trăm thay đổi của hệ số cầu khi giá thay đổi 1%.
1. Hệ số co giãn của cầu theo giá có giá trị âm hay bằng không do giá cả và
số cầu luôn thay đổi nghịch chiều nhau.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 7 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

2. Nếu eQ D ,P
 1 hay eQD ,P  1 , các nhà kinh tế định nghĩa là cầu có co giãn

vì số phần trăm thay đổi của cầu lớn hơn số phần trăm thay đổi của giá.
3. Nếu eQ D ,P
 1 hay eQD ,P  1 , các nhà kinh tế định nghĩa là cầu co giãn đơn

vị. Khi đó, số phần trăm thay đổi của số lượng cầu bằng bằng đúng với tỷ
lệ thay đổi của giá.
4. Nếu eQ D ,P
 1 hay eQD ,P  1 các nhà kinh tế định nghĩa là cầu không co

giãn vì số phần trăm thay đổi của lượng cầu nhỏ hơn số phần trăm thay
đổi của tăng giá.
Độ co giãn là tỷ lệ so sánh giữa sự thay đổi của biến kết quả và của biến
kia là tác nhân. Qua đó, độ co giãn chỉ ra rằng cứ một phần trăm thay đổi trong
biến độc lập (nguyên nhân) sẽ làm thay đổi bao nhiêu phần trăm trong biến phụ
thuộc (đối tượng phân tích).
2.1.3. Các chỉ tiêu để nâng cao khối lượng tiêu thụ được sử dụng trong
phân tích: (Marketing)
2.1.3.1. Sản phẩm (product)
Sản phẩm bao gồm sản phẩm hữu hình và dịch vụ (mang tính chất vô
hình). Nội dung nghiên cứu về chính sách sản phẩm trong marketing gồm: Xác
định chủng loại kiểu dáng, tính năng tác dụng của sản phẩm
Các chỉ tiêu chất lượng
Màu sắc sản phẩm, thành phần
Nhãn hiệu sản phẩm
Bao bì sản phẩm
Chu kỳ sống sản phẩm
Sản phẩm mới
Thiết kế sản phẩm phải dựa trên cơ sở của những kết luận nghiên
cứu thị trường nhằm bảo đảm cung cấp sản phẩm thoả mãn nhu
cầu, thị hiếu và các yêu cầu khác xuất hiện trong quá trình lựa chọn
sản phẩm cho người tiêu dùng.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 8 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

2.1.3.2. Giá cả (price)


Số tiền mà khách hàng phải trả khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ. Nội dung
nghiên cứu của chính sách giá trong hoạt động marketing gồm:
Lựa chọn chính sách giá và định giá
Nghiên cứu chi phí sản xuất kinh doanh làm cơ sở cho việc định
giá
Nghiên cứu giá cả hàng hóa cùng loại trên thị trường
Nghiên cứu cung cầu và thị hiếu khách hàng để có quyết định về
giá hợp lý
Chính sách bù lỗ
Điều chỉnh giá theo sự biến động của thị trường
2.1.3.3. Phân phối (place)
Là quá trình đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng qua hai dạng:
Các kênh phân phối
Phân phối trực tiếp
Nội dung nghiên cứu về chính sách phân phối trong marketing bao gồm:
Thiết kế và lựa chọn kênh phân phối hàng hóa
Mạng lưới phân phối
Vận chuyển và dự trữ hàng hóa
Tổ chức hoạt động bán hàng
Các dịch vụ sau khi bán hàng (lắp đặt, bảo hành, cung cấp phụ
tùng…)
Trả lương cho nhân viên bán hàng
Trưng bày và giới thiệu hàng hóa
2.1.3.4. Yểm trợ bán hàng (promotion)
Là tập hợp những hoạt động mang tính chất thông tin nhằm gây ấn tượng
đối với người mua và tạo uy tín đối với công ty. Nó được thực hiện thông qua
những hình thức như quảng cáo, chào hàng, tổ chức hội chợ, triển lãm, các hình
thức khuyến mãi, tuyên truyền, cổ động và mở rộng quan hệ với công chúng....
Những hoạt động yểm trợ phải thích hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể
nhằm hướng vào phục vụ tối đa những mong muốn của khách hàng. Vì vậy, biết
chọn lựa những hình thức phương tiện thích hợp cho từng hoạt động yểm trợ,

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 9 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

tính toán ngân sách yểm trợ đối với từng mặt hàng có tầm quan trọng đặc biệt
trong kinh doanh. Chiến lược 4P được tóm tắt theo sơ đồ 2.1

MARKETING HỖN HỢP

Thị trường mục tiêu


Chiến lược Chiến lược
sản phẩm phân phối
-Sản phẩm đa -Tạo ra kênh
dạng Chiến lược giá Chiến lược xúc -Bao trùm
-Chất lượng cả tiến trợ bán thị trường
-Thiết kế -Bảng giá hàng -Phân loại
-Tên nhãn hiệu -Các chiết khấu -Xúc tiến bán thị trường
-Bao bì đóng gói -Mức lương hàng -Xác định vị trí
-Kích cỡ sản -Thời kỳ thanh -Quảng cáo thị trường
phẩm toán -Nguồn lực -Kiểm tra
-Dịch vụ sản -Những hình bán hàng thị trường
phẩm thức tín dụng -Hoạt động quan -Vận chuyển HH
-Doanh số hệ xã hội (giao thông)
-Marketing trực
tiếp

Hình 2.1: SƠ ĐỒ MARKETING HỖN HỢP


2.1.4. Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản
phẩm hàng hóa. Qua tiêu thụ sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình
thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có
vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn nâng
cao hiệu quả việc sử dụng vốn.
Qua tiêu thụ tính chất hữu tích của sản phẩm mới được xác định một cách
hoàn toàn. Có tiêu thụ được sản phẩm mới chứng tỏ năng lực kinh doanh của
công ty, thể hiện kết quả công tác nghiên cứu thị trường v.v….
Mặc khác qua tiêu thụ doanh nghiệp không những thu hồi được những chi
phí vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn thực hiện được giá trị lao
động thặng dư, đây là nguồn quan trọng nhằm tích luỹ vào ngân sách, vào các

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 10 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

quỹ của công ty nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống cán bộ
nhân viên.
Như vậy, nhiệm vụ của người phân tích tình hình tiêu thụ của công ty gồm
các công việc chủ yếu sau đây:
Đánh giá đúng tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng mặt
hàng, đánh giá tính kịp thời của tiêu thụ.
Tìm ra nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến tình hình tiêu thụ.
Đề ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng
khối lượng sản phẩm tiêu thụ về số lượng và chất lượng.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập chủ
yếu trong các báo cáo tài chính, báo cáo xuất khẩu của công ty, tạp chí sách báo
liên quan đến kinh tế, từ nguồn internet, đồng thời, thông qua việc ghi nhận các
nhận xét, các đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty do các
phòng ban cung cấp.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu (theo từng mục tiêu)
2.2.2.1. Phương pháp so sánh:
Là phương pháp xem xét chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một
chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) nhằm xác định xu hướng và mức độ biến động của
các chỉ tiêu. Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong mọi
công đoạn của phân tích hoạt động kinh tế.
 Sử dụng phương pháp này cần nắm vững 2 nguyên tắc:
• Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn so sánh được chọn làm căn
cứ so sánh gọi là so sánh gốc, các gốc so sánh có thể là:
 Số liệu năm trước, kỳ trước nhằm đánh giá xu hướng phát triển của
các chỉ tiêu.
 Các chỉ tiêu trung bình ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn
đặt hàng nhằm khẳng định vị trí của công ty và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị
trường.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 11 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

 Số liệu kế hoạch.
• Điều kiện so sánh: cần quan tâm đến cả thời gian và không gian.
 Về thời gian: Các chỉ tiêu được tính trong cùng một thời gian hạch
toán, phải thống nhất trên cả 3 mặt.
 Cùng nội dung phản ánh.
 Cùng một phương pháp tính.
 Cùng đơn vị đo lường.
 Về không gian: Các chỉ tiêu này cần quy đổi về cùng quy mô và
điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
 Phương pháp so sánh cụ thể:
• So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ
thực hiện so với kỳ kế hoạch của các chỉ tiêu kinh tế. Số tuyệt đối là một chỉ tiêu
tổng hợp nhằm phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện.
Tác dụng của so sánh: Phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch sự
biến động về quy mô, khối lượng.
Tăng (+) Giảm (-) tuyệt đối = Chỉ tiêu thực tế - Chỉ tiêu kế hoạch
• So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của
kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch của các chỉ tiêu kinh tế, là một chỉ tiêu tổng hợp
biểu hiện bằng số lần (%)... phản ánh tình hình của sự kiện, khi số tuyệt đối
không thể nói lên được.
Tác dụng của so sánh: nhằm nghiên cứu tốc độ phát triển, tỷ trọng
trong cơ cấu tổng thể của các chỉ tiêu này.
Có các loại số tương đối:
 Số tương đối kế hoạch
 Số tương đối hoàn thành kế hoạch

Chỉ tiêu thực tế


Mức độ hoàn thành kế hoạch =
Chỉ tiêu kế hoạch

• So sánh mức biến động có điều chỉnh: Là kết quả của phép trừ giữa
trị số của kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc đã được điều chỉnh theo hệ số.
Tăng (+) giảm (-) = Chỉ tiêu thực tế - Chỉ tiêu kế hoạch x Hệ số điều chỉnh

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 12 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

 Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu giữa các năm:


Phân tích và đánh giá các số liệu thứ cấp thu được từ các bảng báo cáo
hàng năm của công ty cổ phần Tân Tân và số liệu thứ cấp thu thập được thông
qua sách báo, tạp chí, internet,…
2.2.2.3. Phương pháp liên hệ cân đối
Là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà
giữa chúng có mối liên hệ cân đối và chúng là nhân tố độc lập. Một lượng thay
đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng
tương ứng.
Những liên hệ cân đối thường gặp trong phân tích như: tài sản và nguồn
vốn; cân đối hàng tồn kho; đẳng thức quá trình kinh doanh; nhu cầu vốn và sử
dụng vốn….
Ta có liên hệ cân đối
Tồn đầu kì + nhập trong kì = xuất trong kì + tồn cuối kì
Suy ra:
Tồn cuối kì = tồn đầu kì + nhập trong kì - xuất trong kì
2.2.2.4. Phương pháp hồi quy bội
Còn gọi là phương pháp hồi quy đa biến, dùng phân tích mối quan hệ giữa
nhiều biến số độc lập (tức biến giải thích hay biến nguyên nhân) ảnh hưởng đến
một biến phụ thuộc (tức biến phân tích hay biến kết quả).
Trong thực tế có rất nhiều bài toán kinh tế - cả lĩnh vực kinh doanh và
kinh tế học, phải cần đến phương pháp hồi quy đa biến.
Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động cùng lúc của rất nhiều nhân tố thuận
chiều và trái chiều nhau. Mặc khác, giữa những nhân tố lại cũng có sự tương
quan tuyến tính nội tại với nhau. Phân tích hồi quy giúp ta vừa kiểm định lại giả
thuyết về những nhân tố tác động và mức độ ảnh hưởng, vừa định lượng được
các quan hệ kinh tế giữa chúng. Từ đó làm nền tảng cho phân tích dự báo và có
những quyết sách, phù hợp, hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng….

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 13 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Phương trình hồi quy đa biến dưới dạng tuyến tính:


Y  b0  b1 X1  b2 X 2  ....  bi X i  bn X n  e
Trong đó: Y là biến số phụ (kết quả phân tích)
b0: là tung độ gốc
b1: Các độ gốc của phương trình theo các biến Xi
Xi: Các biến số (các nhân tố ảnh hưởng)
e: các sai số
Lưu ý: Y trong phương trình trên được biểu hiện là Y ước lượng, người ta

thường viết dưới hình thức có nón ( Y )
Mục tiêu của phương pháp hồi quy đa biến là dựa vào dữ liệu lịch sử các
biến số Yi, Xi dùng thuật toán để đi tìm các thông số b0 và bi xây dựng phương
trình hồi quy để dự báo cho ước lượng trung bình của biến Yi.
Phần mềm được sử dụng để chạy chương trình hồi quy: SPSS

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 14 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN TÂN
3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN TÂN
3.1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
3.1.1.1. Vài nét sơ lược
Công ty được thành lập theo giấy phép số 176/GP-TLDN do Ủy ban nhân
dân tỉnh Bình Dương cấp ngày 15/07/1997 và đăng kí giấy phép kinh doanh số
042913 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 02/12/1997. Ngày
11/03/2002 công ty đã được Phòng Đăng kí kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu
tư cấp đổi giấy đăng kí kinh doanh số 4602000414.
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Tân Tân
Tên giao dịch: TANTAN CORPORATION
Tổng giám đốc: Trần Quốc Tân
Trụ sở chính đặt tại: 32C Ấp Nội Hóa, xã Bình An, huyện Dĩ An,
tỉnh Bình Duơng
Điện thoại: 0650-3781968
Fax: 0650-3781928
Địa chỉ văn phòng: 780-720 Nguyễn Duy, Phường 12, Quận 8, Tp.
Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 38559407/3846232/39504726
Fax: (84-8) 38577488
Email: tantan.co@tantan.vn
Website: http://www.tantan.com.vn
Hình thức kinh doanh: chế biến, sản xuất lương thực thực phẩm chế
biến, các loại bánh kẹo.
Hệ thống nhà xưởng: trên 45,000m2
3.1.1.2. Quá trình hình thành
Công ty được xây dựng từ năm 1984: Với xuất phát điểm là một cơ
sở chế biến sản phẩm đậu phộng chiên, Tân Tân đã không ngừng
học hỏi, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 15 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Năm 1997: Xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Bình Dương với diện
tích trên 45.000 m² với 600 nhân viên.
Năm 1999: Cty thành lập chi nhánh đặt tại số 47/52A Lũy Bán
Bích, Phường 20, quận Tân Bình, tp. Hồ Chí Minh
Đầu năm 2002 Cty thành lập thêm chi nhánh hoạt động tại Hà Nội.
Cuối năm 2005 Cty Tân Tân đã làm thủ tục bổ sung tăng vốn để
đạt mức vốn điều lệ 80 tỷ đồng.
Đầu năm 2008 Cty tiến hành cổ phần hóa và chính thức đổi tên
thành Cty CP Tân Tân
Tân Tân đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thỏa mãn những
yêu cầu khắt khe của tổ chức quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA). Với mục
đích đảm bảo sản lượng và chất lượng đậu phộng - nguyên vật liệu chính trong
sản xuất, Tân Tân đã và đang đầu tư hỗ trợ cung cấp giống đậu mới cho nông dân
ở các địa phương như Bình Dương, Củ Chi, Trà Vinh và Nghệ An. Hơn thế nữa,
việc này cũng giúp người nông dân yên tâm hơn về năng suất sản lượng cây
trồng sau mỗi vụ thu hoạch trước khi cung cấp sản phẩm cho nhà máy.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, loại hình và lĩnh vực kinh doanh
3.1.2.1. Chức năng
Kinh doanh hàng công nghệ, thực phẩm công nghệ…
Sản xuất kinh doanh lương thực thực phẩm chế biến.
Mua bán hương liệu, thực phẩm đã chế biến, sản xuất các loại bánh
kẹo.
Cho thuê nhà xưởng
Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
Nghiên cứu khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ ngành chế
biến thực phẩm.
3.1.2.2. Mục tiêu
Để tạo thế cạnh tranh vững mạnh và chỗ đứng vững chắc trên thị trường,
công ty luôn hướng tới mục tiêu là phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, bảo đảm
chất lượng phù hợp với nhu cầu trong nước, đảm bảo có lãi, ổn định và nâng cao
đời sống của cán bộ công nhân viên, đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ kinh tế và

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 16 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

tích lũy đầu tư. Đồng thời công ty đã và đang cố gắng mở rộng thị trường tiêu thụ
ra nước ngoài ngày càng mạnh hơn.
3.1.2.3. Nhiệm vụ
Tổ chức và thực hiện các hợp đồng giao dịch đã kí kết.
Hoạt động kinh doanh dựa trên nguồn vốn của công ty, không được
nhà nước rót vốn vào.
Công ty tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh, khách hàng trong và ngoài
nước.
Thực hiện các chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và
các chế độ khác theo quy định của nhà nước Việt Nam đối với tất
cả cán bộ, công nhân viên trong công ty.
Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên để không ngừng nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên.
Quan hệ chặc chẽ và làm tròn nghĩa vụ với các cơ quan nhà nước
và chính quyền địa phương.
3.1.2.4. Quyền hạn
Công ty tự quyết định thực hiện các hợp đồng trong phạm vi, lĩnh
vực, chức năng được quy định rõ ràng trong Giấy phép kinh doanh.
Công ty tự chịu trách nhiệm về kế quả hoạt động kinh doanh của
mình
Thiết bị, máy móc, vật tư xây dựng và phương tiện vận chuyển do
công ty nhập khẩu, phải là sản phẩm mới.
Trường hợp nhập thiết bị đã qua sử dụng phải tuân thủ các quy
định của pháp luật Việt Nam.
Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài
khoản tại ngân hàng theo các quy định của pháp luật Việt Nam
Công ty có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập công ty và các loại thuế
khác theo quy định hiện hành tại thời điểm nộp thuế hàng năm cho
Nhà nước.
Công ty được quyền liên doanh, liên kết với các công ty khác.
Công ty được quyền thành lập và đặt văn phòng đại diện ở nước
ngoài.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 17 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

3.1.2.5. Loại hình công ty và quy mô


Công ty Cổ phần Tân Tân là công ty chế biến, sản xuất 100% vốn
trong nước
Hình thức kinh doanh: chế biến, sản xuất lương thực thực phẩm chế
biến, các loại bánh kẹo.
Lĩnh vực kinh doanh: tất cả các sản phẩm lương thực thực phẩm
chế biến, các loại bánh kẹo.
3.1.3. Cơ cấu mặt hàng kinh doanh (sản phẩm)

SẢN PHẨM

Đậu phộng Snack Bánh Các loại khác 5 Happiness

Nước cốt Snack Nice Swett Rau câu Đậuphộng


dừa always Socola trái cây thập cẩm

Cà phê Snack Socola Snack +


Nutri Cracker đậu phộng đậu phộng
sữa + thập cẩm
Đậu phộng
Nice Sweet Cappuccin
muối o

Đậu phộng Socola
Amero Quy Bơ thập cẩm
Dừa
Socola

Rau cải Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu mặt hàng kinh doanh (sản phẩm)
3.1.4. Cơ cấu thị trường
Bao gồm thị trường trong nước và ngoài nước. Công ty Cổ phần Tân Tân
xuất khẩu thành công đến thị trường của hơn 20 quốc gia trên thế giới như Mỹ,
Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Thụy Điển, Đài Loan, Hongkong, Cộng hòa
Czech, Ukraine, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Nigeria, Nam Phi và
Campuchia. Những thành quả này có được là nhờ sự nỗ lực của guồng máy R&D
trong việc cải tiến quy trình sản xuất theo dây chuyền công nghệ tiên tiến từ các
nước Italia, Mỹ, Malaysia, Tây Ban Nha, Thái Lan, Nhật và Trung Quốc.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 18 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

3.1.5. Cơ cấu tổ chức và quản lí của Công ty Cổ phần Tân Tân


Cơ chế tổ chức của công ty do tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc và Ban
kiểm soát phụ trách. Tổng giám đốc là người có quyền quyết định và chịu trách
nhiệm cao nhất về tình hình hoạt động của công ty. Các phó tổng giám đốc cùng
ban kiểm soát điều tra, giám sát tổng thể tất cả các phòng ban, giúp Tổng giám
đốc điều hành và quản lí công ty, giám đốc các phòng ban là người điều hành,
quản lí toàn bộ các phòng ban. Giúp tổng giám đốc xây dựng và tổ chức thực
hiện các chương trình công tác của công ty. Tổ chức phối hợp các phòng ban với
nhau.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 19 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 20 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

3.1.6. Tình hình nhân sự


Hiện nay công ty có đội ngũ nhân viên với trình độ tương đối cao. Lực
lượng công nhân lao động tốt, chăm chỉ thạo nghề.
Bảng 3.1: Tình hình nhân sự của công ty năm 2008
Chức vụ Số lượng Tỷ trọng
Văn phòng 80 10%
Sản xuất 720 90%
Tổng số 800 100%
Nguồn: Phòng nhân sự
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng số lượng nhân công trong công ty
là rất lớn một phần nào chứng tỏ sự vững mạnh và quy mô của công ty.
Hình 3.3: Biểu đồ tình hình nhân sự năm 2008

TÌNH HÌNH NHÂN SỰ


10%

Văn phòng
Sản xuất
90%

Nguồn phòng nhân sự


Trong đó:
Bảng 3.2: Bảng tỷ lệ trình độ lao động
Trình độ Số lượng Tỷ trọng
Sau đại học 4 0,50%
Đại học 111 13,88%
Cao đẳng 10 1,25%
Phổ thông 675 84,38%
Nguồn phòng nhân sự
Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy được rằng trình độ lao động của công
ty cũng khá cao đa số đều trên bật Phổ thông số nhân viên có trình độ cao cũng
chiếm tỷ trọng đáng kể trong công ty.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 21 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Hình 3.4: Biểu đồ tỷ lệ trình độ lao động

BIỂU ĐỒ TỶ LỆ TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG

0 .50 % 13 .8 8 %

1.2 5%

Sau đại học


Đại học
Cao đẳng
Phổ thông

8 4 .3 8 %

Nguồn: Phòng nhân sự


Hiện nay công ty có chương trình đào tạo thêm cho nhân viên về nghiệp
vụ để nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ tốt cho công việc, nhưng kèm theo
đó là quy định nhân viên được đào tạo phải gắn kết với công ty tối thiểu là một
năm. Chương trình này rất có hiệu quả, và là cách đầu tư nhân lực tốt mà các
công ty khác trong nước đang áp dụng.
3.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 22 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 23 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Hình 3.5: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận

BIỂU ĐỒ DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN

300000
261079
250000 215768

200000 184596

triệu đồng
Doanh thu
150000 Lợi nhuận

100000

50000
4391 5693 7685
0
2006 2007 2008
Năm

Nguồn: Bộ phận KT-TC


Nhận xét:
Từ bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy rằng tình hình doanh thu và lợi
nhuận của công ty tăng dần qua các năm, tiến triển rất tốt. Cụ thể:
Về mặt doanh thu năm 2007 tốc độ tăng là 16,89% so với năm 2006 tương
ứng với phần tăng trị giá là 31.172 triệu đồng. Sang năm 2008 tốc độ tăng so với
năm 2007 là 21% tương ứng với phần tăng giá trị là 45.311 triệu đồng.
Về mặt lợi nhuận năm 2007 tốc độ tăng là 29,65% so với năm 2006 tương
ứng với phần tăng trị giá là 1.302 triệu đồng. Sang năm 2008 tốc độ tăng so với
năm 2007 là 35% tương ứng với phần tăng giá trị là 1.992 triệu đồng.
=> Với số liệu này ta thấy tình hình hoạt động của công ty đi lên.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 24 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ ĐẬU PHỘNG
CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN TÂN
4.1. PHÂN TÍCH DOANH THU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG
Với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh khá dài của mình, Công ty đã
xây dựng được vị thế của mình trên thương trường, có mối quan hệ tốt đẹp với
khách hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định. Công ty với uy tín và
thương hiệu của mình đã không ngừng phát triển và ngày càng đa dạng các sản
phẩm để đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 25 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 26 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy có sự chênh lệch rất lớn về doanh thu tiêu thụ giữa
các mặt hàng. Nhóm mặt hàng đậu phộng là nhóm mặt hàng chủ lực và mang lại
doanh thu chủ yếu cho Công ty. Năm 2006: tổng doanh thu toàn Công ty là 184.597
triệu đồng trong đó từ đậu phộng là 163.848 triệu đồng cao gấp nhiều lần so với
các sản phẩm khác. Doanh thu từ nhóm sản phẩm Snack và 5 Happines còn quá
thấp trong tổng doanh thu toàn Công ty. Tương tự các năm khác cũng như vậy.
Năm 2007: toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty cố gắng phấn đấu
nhằm mục tiêu tăng doanh số và lợi nhuận, kết quả là tổng doanh thu toàn Công ty
đạt 215.768 triệu đồng, tăng về mặt giá trị là 31.171 triệu đồng (tức tăng 16,89%)
so với năm 2006. Doanh thu từ đậu phộng tăng cao nhất 20.828 triệu đồng (tức
tăng 12,71%). Trong đó tốc độ tăng doanh thu của nhóm Snack là cao nhất
41,72%. Nhóm mặt hàng đậu phộng là nhóm sản phẩm đã có từ lâu, thị trường tiêu
thụ tương đối ổn định nên tuy doanh thu có tăng nhiều nhất nhưng tốc độ có xu
hướng chậm lại.
Năm 2008: Xét về tổng doanh thu toàn Công ty thì tình hình tiêu thụ năm
2008 là tốt và đạt 261.079 triệu đồng, tăng 45.311 triệu đồng (tức tăng 21,00%),
trong đó doanh thu từ đậu phộng tăng cao nhất 33.117 triệu đồng (tức tăng
17,93%). Nhưng mặt hàng chiếm tỷ trọng tăng cao nhất là nhóm các mặt hàng
khác và bánh vì Công ty đã có đủ khả năng cạnh tranh về mặt hàng bánh so với
các công ty khác trong ngành.
Qua bảng trên cũng khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của sản phẩm đậu
phộng đối với công ty. Trong cơ cấu doanh thu toàn công ty thì doanh thu từ đậu
phộng chiếm tỷ lệ rất cao từ 83,42%-88,76% trong khi doanh thu từ mặt hàng còn
lại chiếm tỉ lệ thấp đặc biệt là Snach và 5 Happiness dao động 1,03% - 2,42%.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu của thị trường về mặt hàng đậu phộng thì
cao trong khi đó không có nhiều công ty cạnh tranh về mặt hàng này thêm vào
đó đậu phộng Tân Tân với uy tín và thương hiệu đã lâu đời. Còn những sản
phẩm còn lại chỉ tạo thêm sự đa dạng sản phẩm của công ty bên cạnh đó lại có
nhiều công ty danh tiến khác cạnh tranh với thương hiệu rất vững như Kinh Đô,
Bibica v.v…Nhưng không vì thế hạn chế tiêu thụ các mặt hàng đó mà Công ty
đã cố gắng thúc đẩy tiêu thụ. Cụ thể như sau:

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 27 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Hình 4.1: Biểu đồ tỷ trọng doanh thu theo cơ cấu mặt hàng 2006-2008

TỶ TRỌNG DOANH THU 2006 TỶ TRỌNG DOANH THU 2007

5.63% 3.52% 1.06% 6.73% 4.23% 1.32%


1.03% 2.13%

Đậu phộng
Đậu phộng
Snack Snack
Bánh Bánh
88.76% Các loại khác 85.59% Các loại khác
5 Happiness 5 Happiness

TỶ TRỌNG DOANH THU 2008

5.02% 1.25%
7.89%
2.42%

Đậu phộng
Snack
Bánh
83.42% Các loại khác
5 Happiness

Nguồn: Bộ phận KT -TC


Năm 2006: Nhìn vào biểu đồ ta nhận xét được rằng doanh thu từ đậu
phộng là lớn nhất tương ứng với tỷ trọng là 88,76%, kế đó là bánh 5,63%, Các
loại khác 3,52%, 5 Happiness 1,06% và thấp nhất là Snack 1,03%
Trong năm 2007: tỷ trọng doanh thu từ đậu phộng giảm dần nhưng vẫn
chiếm tỷ trọng cao nhất 85,59%, các nhóm mặt hàng khác có tỷ trọng doanh thu
cao dần bánh chiếm tỷ trọng doanh thu 6,73%, các loại khác 4,23%, Snack
2,13%, 5 Happiness 1,32%
Cuối năm 2008 thì tỷ trọng doanh thu của các nhóm sản phẩm có biến đổi
dần, mặt dù tỷ trọng doanh thu của đậu phộng có giảm so với các năm trước
nhưng vẫn chiếm tỷ trọng doanh thu cao. Bên cạnh đó công ty cũng không ngừng
phát triển các nhóm mặt hàng khác nên các tỷ trọng doanh thu của các nhóm mặt
hàng còn lại tăng đều qua các năm cụ thể Bánh đã tăng lên chiếm tỷ trọng doanh
thu là 7,89%, kế đó các loại khác 5,02%, Snack 2,42%, 5 Happiness1,25%.
So sánh tỷ trọng doanh thu qua các năm ta có nhận xét được rằng tỷ trọng
doanh thu từ đậu phộng giảm đều qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng doanh
thu chủ yếu và lớn nhất. Thêm vào đó, các nhóm mặt hàng khác tỷ trọng vẫn tăng
nhẹ qua các năm. Cụ thể như sau:

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 28 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

-Nhóm mặt hàng đậu phộng trong giai đoạn 2006-2008 thì tỷ trọng
doanh thu giảm từ 88,76% (năm 2006) xuống 83,42% (năm 2008)
- Nhóm mặt hàng Snack trong giai đoạn 2006-2008 thì tỷ trọng doanh
thu tăng từ 1,03% (năm 2006) lên 2,42% (năm 2008)
- Nhóm mặt hàng bánh trong giai đoạn 2006-2008 thì tỷ trọng doanh thu
tăng từ 5,63% (năm 2006) lên 7,89% (năm 2008)
- Nhóm mặt hàng 5 happiness trong giai đoạn 2006-2008 thì tỷ trọng
doanh thu giảm từ 1,06% (năm 2006) xuống 1,25% (năm 2008)
- Nhóm các loại khác trong giai đoạn 2006-2008 thì tỷ trọng doanh thu
tăng từ 3,52% (năm 2006) lên 5,02% (năm 2008)
Nhìn chung, tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty là rất tốt. Doanh thu
tiêu thụ sản phẩm liên tục tăng trong suốt giai đoạn 2006-2008. Điều này thể hiện sự
phấn đấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tính hiệu quả trong công tác tiêu
thụ sản phẩm của Công ty. Nhưng trong đó nhóm đậu phộng chiếm ưu thế nhiều
nhất về doanh thu dựa vào đó chúng ta nên tập trung phát triển sản phẩm đậu phộng.
4.2. SƠ ĐỒ KÊNH PHÂN PHỐI TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG
Kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm là một khâu rất quan trọng trong công ty.
Như ta đã biết thị trường tiêu thụ sản phẩm đậu phộng của công ty rất lớn trong
nước lẫn ngoài nước vì thế công ty phải lựa chọn kênh phôi phối nào gọn nhẹ tiết
kiệm được chi phí vận chuyển thời gian phân phối để đảm bảo chất lượng hàng bán
và giảm chi phí bán hàng nhằm để giảm giá hàng bán nâng cao năng lực cạnh tranh.
Và công ty đã áp dụng các dạng kênh phân phối sau:
Trong nước:
Hình 4.2: Sơ đồ kênh phân phối hàng hóa

Nhà sản xuất Người tiêu dùng (1)

Nhà sản xuất Nhà buôn lẻ Người tiêu dùng (2)

Nhà buôn sỉ

Nhà sản xuất Buôn lẻ Người tiêu dùng (3)


Đại lí
Nguồn: Bộ phận Marketing
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 29 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Công ty áp dụng 3 hình thức kênh phân phối hàng hóa trên nhưng tùy thuộc
vào vùng miền và điều kiện thích hợp mà công ty áp dụng kênh phân phối nào.
Đối với các tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ công ty áp dụng hình thức kênh
phân phối (2) không thông qua nhà buôn sỉ hay đại lí vì trụ sở của công ty tại tỉnh
Bình Dương trung tâm của vùng Đông Nam Bộ và vì thế công ty đã rút gọn được
khâu trung gian là nhà buôn sỉ hay đại lí vì thế đã tiết kiệm chi phí trung gian nhằm
hạ giá thành sản phẩm. Công ty phân phối trực tiếp đến các kênh siêu thị trong
vùng này.
Còn nếu phân phối cho người tiêu dùng ở các miền vùng khác trong nước
công ty phải thông qua khâu trung gian là nhà buôn sỉ hay đại lí nhằm để đảm bảo
hàng hóa đến tay người tiêu dùng nhanh nhất cung ứng hàng hóa kịp thời và cũng
đảm bảo chất lượng. Công ty có các nhà phân phối lớn đặt tại các vùng này.
Công ty cũng dùng kênh phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng với
hình thức là để tìm khách hàng mới.
Ngoài nước:
Hình 4.3: Kênh phân phối hàng hóa

Nhà sản xuất Nhà buôn lẻ Người tiêu dùng

Nguồn: Bộ phận Marketing


Công ty áp dụng hình thức này vì thị trường xuất khẩu đậu phộng của công
ty không chủ yếu nên công ty không xây dựng hệ thống phân phối ở nước ngoài vì
thế công ty giao hàng trực tiếp đến công ty hay tập đoàn muốn đặt hàng. Công ty sẽ
giao hàng trực tiếp đến đó thông qua công ty vận chuyển. Vì không phải là thị
trường chủ yếu nên công ty không tập trung đầu tư nhà phân phối ở nước ngoài
nhằm để tiết kiệm chi phí. Nhưng nếu thị trường ngoài nước tiêu thụ lượng hàng
của công ty ngày một nhiều thì để tiết kiệm chi phí cũng như chất lượng thì công ty
sẽ thành lập nhà phân phối ở nước ngoài. Và trong tương lai có thể là nước
Campuchia vì doanh số tiêu thụ mặt hàng này ở nước bạn tương đối lớn. Doanh thu
mang lại cũng nhiều.
Nhưng nhìn chung lại hình thức chủ yếu được công ty sử dụng là kênh phối
hàng hóa không thông qua thông trung gian (nhà buôn sỉ hoặc đại lí) vì chủ yếu
công ty phân phối hàng hóa của mình nhiều nhất là các kênh siêu thị (nhà buôn lẻ).

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 30 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 31 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Nhận xét:
Qua bảng cơ cấu doanh thu đậu phộng theo thị trường trên ta thấy rằng công
ty có một thị trường khá rộng lớn. Tình hình doanh thu của công ty qua các thị
trường có nhiều chiều hướng tăng giảm không đồng đều. Tình hình doanh thu xuất
khẩu của công ty trong những năm qua có tiến triển, tỷ trọng doanh thu xuất khẩu
qua các năm tăng. Cụ thể năm 2007 tốc độ tăng là 13,00% so với năm 2006 tương
ứng với phần tăng trị giá là 1.631 triệu đồng. Sang năm 2008 tốc độ tăng doanh thu
xuất khẩu so với năm 2007 là 19,93% tương ứng với phần tăng giá trị là 2.823 triệu
đồng.
Trong 2006 với tổng doanh thu đậu phộng là 163.848 triệu đồng bao gồm thị
trường ngoài nước và trong nước trong đó doanh thu từ thị trường trong nước là
chủ yếu 151.314 triệu đồng bao gồm 3 thị trường chính là miền Bắc, miền
Trung, miền Nam. Trong đó thị trường miền Nam là không có biến động nhiều
và doanh thu luôn tăng nhẹ qua các năm. Cụ thể năm 2007 tốc độ tăng là 13,79%
so với năm 2006 tương ứng với phần tăng trị giá là 8.504 triệu đồng. Sang năm
2008 tốc độ tăng doanh thu so với năm 2007 là 17,53% tương ứng với phần tăng
giá trị là 12.301 triệu đồng. Trong khi đó thị trường miền Bắc và miền Trung tình
hình doanh thu có nhiều biến động thay đổi thất thường. Cụ thể ở miền Bắc năm
2007 tốc độ tăng là 51,66% so với năm 2006 tương ứng với phần tăng trị giá là
21.874 triệu đồng. Nhưng sang năm 2008 tốc độ doanh thu so với năm 2007 giảm
là 17,92% tương ứng với phần giảm giá trị là 11.506 triệu đồng. Miền Trung năm
2007 tốc độ doanh thu so với năm 2006 giảm là 23,64% tương ứng với phần giảm
giá trị là 11.181 triệu đồng. Nhưng sang năm 2008 tốc độ tăng là 81,66% so với
năm 2007 tương ứng với phần tăng trị giá là 29.499 triệu đồng. Nhưng nhìn chung
ta thấy tình hình doanh thu của tổng công ty đi lên.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 32 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Hình 4.4: Biểu đồ tỷ trọng doanh thu đậu phộng


theo cơ cấu thị trường giai đoạn 2006-2008

TỶ TR ỌN G D OAN H THU Đ ẬU PHỘN G TỶ TRỌNG DOANH THU ĐẬU PHỘNG


THEO THỊ TR Ư ỜN G 2006 THEO THỊ TRƯỜNG 2007

7.67%
7.65% 34.77%
25.84%

37.64% 38.00%
N goài nước Ngoài nước
28.87% M iề n N am M iền Nam
M iề n Trung 19.56% M iền Trung
M iề n Bắc M iền Bắc

TỶ TR ỌN G D OAN H THU Đ ẬU PHỘN G


THEO THỊ TR Ư ỜN G 2008

7 .8 0 %
2 4 .2 %

3 7 .8 7 %
N goài nư ớc
3 0 .1 3 % M iề n N am
M iề n Trung
M iề n B ắc

Nguồn: Bộ phận KT-TC

Qua biểu đồ cơ cấu doanh thu theo thị trường trên càng khẳng định vai trò

đặc biệt quan trọng tiêu thụ đậu phộng trong nước đối với công ty. Trong cơ cấu
doanh thu từ đậu phộng của công ty thì doanh thu trong nước chiếm tỷ lệ rất cao
từ 92,20%-92,35% bao gồm 3 miền chủ yếu Bắc, Trung, Nam tình hình biến
động về cơ cấu doanh thu theo thị trường cụ thể như sau:
Cụ thể như sau:
- Miền Nam trong giai đoạn 2006-2008 thì tỷ trọng doanh thu có tăng
giảm nhẹ cụ thể từ 37,64% (năm 2006) lên 38,00% (năm 2007) sau đó lại xuống
37,87%. Nhưng biến động đó không nhiều, chiếm tỷ trọng cao trong các miền và
ổn định.
- Miền Trung trong giai đoạn 2006-2008 thì tỷ trọng doanh thu có tăng
giảm nhiều cụ thể từ 28,87% (năm 2006) giảm xuống 19,56% (năm 2007) sau đó
lại tăng lên 30,13%.
- Miền Bắc trong giai đoạn 2006-2008 thì tỷ trọng doanh thu có tăng
giảm nhiều biến động cao cụ thể từ 25,84% (năm 2006) lên 34,77% (năm 2007)
sau đó lại xuống 24,20%.
Trong khi doanh thu từ thị trường ngoài nước thì chiếm tỉ lệ nhỏ 7,65%-
7,80%.
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 33 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

4.4. PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRONG TIÊU THỤ


Trong tiêu thụ công ty phải tốn một khoản lớn về chi phí tiêu thụ như chi
phí Marketing (chiếm 9% trong tổng chi phí) và chi phí bán hàng (chiếm 4%
trong tổng chi phí) trong đó:

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 34 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 35 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Nhận xét:
Qua bảng chi phí trong tiêu thụ hàng hóa trên ta thấy rằng công ty đầu tư
vào chi phí tiêu thụ khá lớn. Trong đó chi phí marketing là 16.121 triệu đồng
(chiếm 9% trong tổng chi phí) và chi phí bán hàng là 7.165 triệu đồng (chiếm 4%
trong tổng chi phí).
Trong chi phí marketing thì chi phí quảng cáo chiếm tỷ trọng cao nhất và
tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2006 chi phí quảng cáo là 4.836,30 triệu đồng
(chiếm 30% trong tổng chi phí marketing) và đến năm 2008 chi phí quảng cáo tăng
lên là 8.375,32 triệu đồng (chiếm 37% trong tổng chi phí marketing). Trong khi đó
chi phí khuyến mãi qua kênh chiếm tỷ trọng ít nhất và giảm đều qua các năm. Cụ
thể năm 2006 chi phí khuyến mãi qua kênh là 1.612,10 triệu đồng (chiếm 10%
trong tổng chi phí marketing) và đến năm 2008 chi phí khuyến mãi qua kênh đã
giảm xuống là 905,44 triệu đồng (chiếm 4% trong tổng chi phí marketing).
Trong chi phí bán hàng thì chi phí biến phí phân phối hàng bán chiếm tỷ
trọng cao nhất và giảm đều qua các năm. Cụ thể năm 2006 chi phí biến phí phân
phối hàng bán là 2.651,05 triệu đồng (chiếm 37% trong tổng chi phí bán hàng) và
đến năm 2008 chi phí biến phí phân phối hàng bán đã giảm xuống và chiếm 30%
trong tổng chi phí bán hàng. Trong khi đó chi phí giải trí tiếp khách chiếm tỷ trọng
ít nhất và tăng giảm không đồng đều qua các năm. Cụ thể năm 2006 chi phí giải trí
tiếp khách chiếm 1% trong tổng chi phí bán hàng, năm 2007 chi phí giải trí tiếp
khách tăng lên và chiếm 3% trong tổng chi phí bán hàng và đến năm 2008 chi phí
giải trí tiếp khách giảm xuống là 2%.
Nhưng nhìn chung khi mà doanh thu của công ty tăng lên thì chi chí trong
tiêu thụ hàng hóa cũng tăng lên và chi phí marketing lớn hơn chi phí bán hàng.
4.5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
4.5.1. Đánh giá dựa vào kế hoạch
Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ hàng hoá được phân tích ở hai mặt
số lượng và giá trị. Phân tích mặt giá trị để đánh giá tổng quát tình hình hoạt
động mức độ hoàn thành chung về kế hoạch tiêu thụ. Phân tích mặt số lượng để
xem xét chi tiêu từng mặt hàng và sự ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và các
nhân tố khách quan.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 36 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Mối quan hệ giữa tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ và tồn cuối kỳ trong đẳng
thức kế toán để xác định ảnh hưởng của mua vào và dữ trữ đến việc thực hiện
bán ra, ta có công thức sau:
Tồn đầu kỳ + sản xuất (nhập) trong kỳ = xuất trong kỳ + tồn cuối kỳ
4.5.1.1. Đánh giá theo số lượng tiêu thụ
Phân tích tình hình tiêu thụ theo hình thức số lượng: các số liệu phân tích
tình hình tiêu thụ theo hình thức số lượng được thu thập trong một năm (2008)
Bảng 4.4: Bảng xuất - nhập - tồn sản phẩm đậu phộng

Tồn đầu kì Nhập trong kì Xuất tiêu thụ Tồn cuối kì


Sản phẩm ĐVT
K/H T/H K/H T/H K/H T/H K/H T/H
Đậu phộng cà phê 72 100 3380 3292 3380 3297 72 95
Thùng
330gr/24lon
Đậu phộng nước 420 420 3296 3405 3296 3296 420 529
Thùng
dừa 150gr/48lon in
Đậu cay nóng 100 69 1650 1866 1500 1547 250 388
Thùng
30gr/10gói/8 túi
Đậu Funmix 876 1007 3395 3253 3918 3836 353 424
Thùng
800gr/8hủ
Nguồn: Bộ phận KT-TC
Thực hiện phương pháp so sánh, ta có bảng sau:
Bảng 4.5: Bảng chênh lệch xuất- nhập - tồn giữa thực hiện và kế hoạch
Tồn đầu kì Nhập trong kì Xuất tiêu thụ Tồn cuối kì
Sản phẩm Chênh Tỉ lệ Chênh Tỉ lệ Chênh Tỉ lệ Chênh
Tỉ lệ
lệch (%) lệch (%) lệch (%) lệch
Đậu phộng cà phê
28 38,89 -88 -2,60 -83 -2,46 23 31,94
330gr/24lon
Đậu phộng nước
0 0 109 3,31 0 0 109 25,95
dừa 150gr/48lon in
Đậu cay nóng
-31 -31 216 13,09 47 3,13 138 55,20
30gr/10gói/8 túi
Đậu Funmix
131 14,95 -142 -4,18 -82 -2,09 71 20,11
800gr/8hủ
Nguồn: Bộ phận KT-TC

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 37 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Nhận xét:
Đối với sản phẩm đậu phộng cà phê 330gr/24lon: tồn kho đầu kì tăng 28
thùng (tức tăng 38,89% so với kế hoạch); nhập trong kì đã giảm 88 thùng (tức
giảm 2,60% so với kế hoạch); xuất tiêu thụ trong kì giảm 83 thùng (tức giảm
2,46% so với kế hoạch); tồn cuối kì tăng 23 thùng (tức tăng 31,94% so với kế
hoạch). Mức tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ biến động theo chiều hướng có lợi cho
công ty. Tuy nhiên cần nghiên cứu thêm các nguyên nhân đã làm khối lượng tiêu
thụ giảm để điều chỉnh kịp thời. Đó có thể là nguyên nhân chủ quan (chất lượng
hàng hóa, giá cả, phương thức bán...) hoặc khách quan (xu hướng xã hội, thu
nhập, lạm phát, suy thoái kinh tế...)
Đối với sản phẩm đậu phộng nước dừa 150gr/48lon in: các chỉ tiêu có
biến động tốt và cân đối (nhập, xuất, tồn…). Tuy nhiên trong kỳ nhập tăng 109
thùng (tức tăng 3,31% so với kế hoạch nhập) đã làm cho tồn cuối kì tăng 109
thùng (tức tăng 25,95% so với kế hoạch tồn)
Đối với đậu cay nóng 30gr/10gói/8 túi: Nhập trong kì và tiêu thụ trong kì
đều tăng so với kế hoạch, tuy nhiên do tốc độ tăng của hàng nhập khẩu trong kì
cao hơn xuất tiêu thụ trong kì (13,09% > 3,13%) và mặc dù chỉ tiêu tồn đầu kì
giảm 31 thùng (tức đã giảm 31% so với kế hoạch) vẫn làm cho tồn cuối kì tăng
rất cao 138 thùng (tức tăng 55,20% so với kế hoạch) gây ứ động vốn cho công ty.
Đối với đậu Funmix 800gr/8hủ: tồn kho đầu kì tăng 131 thùng (tức tăng
14,95% so với kế hoạch); nhập trong kì đã giảm 142 thùng (tức giảm 4,18% so
với kế hoạch); xuất tiêu thụ trong kì giảm 82 thùng (tức giảm 2,09% so với kế
hoạch); tồn cuối kì tăng 71 thùng (tức 20,11% so với kế hoạch). Mức tồn kho đầu
kỳ và cuối kỳ biến động theo chiều hướng có lợi cho công ty. Tuy nhiên cần
nghiên cứu thêm các nguyên nhân đã làm khối lượng tiêu thụ giảm để điều chỉnh
kịp thời.
Như vậy, tình hình tiêu thụ diễn biến không đều. Ngoại trừ sản phẩm đậu
phộng nước dừa 150gr/48lon in đạt kết quả tiêu thụ, sản phẩm đậu cay nóng
30gr/10gói/8 túi vượt kế hoạch 3,13%, trong khi đó sản phẩm đậu phộng cà phê
330gr/24lon, đậu Funmix 800gr/8hủ không đạt được kế hoạch tiêu thụ đã đề ra
lần lượt 2,46%; 2,09%
4.5.1.2. Đánh giá theo giá trị tiêu thụ

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 38 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 39 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Nhận xét:
Tình hình chung về tiêu thụ đạt 98,13% là tương đối tốt (chỉ giảm 1,87%
so với kế hoạch) trong đó mặt hàng có tỷ trọng cao đạt kế hoạch là đậu cay nóng
30gr/10gói/8túi.
Tuy nhiên tồn kho đầu kì vượt kế hoạch là 9,67% và nhập trong kì giảm
so với kế hoạch là 0,11%. Do không đẩy mạnh tiêu thụ nhất là những mặt hàng
có tỷ trọng cao đối với sản phẩm đậu phộng nước cốt dừa 150gr/48 lon in. Đã
làm cho giá trị hàng hóa hàng tồn kho cuối kì vượt so với kế hoạch cao 34,54%
cần xem xét lại khả năng tiêu thụ các loại hàng hóa trên thị trường, tình hình thực
hiện các hợp đồng hoặc xem xét lại chất lượng sản phẩm, phương thức bán hàng,
tổ chức kĩ thuật thương mại.
4.5.1.3. So sánh tổng thể về tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các năm
Theo các số liệu được thu thập ta có tình hình tiêu thụ sản phẩm đậu
phộng Nước Dừa qua các năm như sau:
Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty:
Bảng 4.7: Bảng tiêu thụ sản phẩm của công ty 2006-2008

2006 2007 2008


Số lượng (thùng) 65.438 85.439 81.045
Tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ 31% -5%
Nguồn: Bộ phận KT-TC

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 40 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Hình 4.5: Biểu đồ tình hình tiêu thụ sản phẩm đậu phộng nước cốt dừa
(2006-2008)

TÌN H H ÌN H TIÊ U TH Ụ S Ả N P H Ẩ M
Đ Ậ U PH Ộ N G N Ư Ớ C D Ừ A 18G R / 400
GÓI QUA CÁC NĂM

85439
81045
90000
80000 65438
70000
60000 S ố lư ợn g
50000
Th ù n g
40000
30000
20000
10000
0
2006 2007 2008
Nă m

Nguồn: Bộ phận KT-TC


Nhận xét:
Nhìn vào biểu đồ và số lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm ta thấy rằng
năm 2007 tốc độ tăng là 31% so với năm 2005 và tương ứng với phần tăng giá trị
là 20.001 thùng. Sang năm 2008 tốc độ giảm đi so với năm 2007 là 5% tương
ứng với phần giá trị bị giảm đi là 4.394 thùng. Từ số này ta phải tìm ra nguyên
nhân tại sao số lượng tiêu thụ lại bị giảm và từ đó ta phải tìm ra những biện pháp
kịp thời cho công ty. Nhằm để nâng cao sản lượng tiêu thụ.
4.5.1.4. Phân tích bộ phận
Phương pháp phân tích chủ yếu dùng phương pháp so sánh
Ý nghĩa: Kết quả phân tích là cơ sở cho các quyết định quản trị
Dựa vào tài liệu phân tích: Các hợp đồng mua bán (hợp đồng ngoại
thương); tình tình và kết quả thực hiện (các bảng thanh lí hợp đồng) để phân tích
toàn diện
Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch mặt hàng chủ yếu (mặt hàng theo
nhóm hàng) về mặt tiêu thụ:

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 41 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch mặt hàng chủ yếu (về mặt tiêu thụ)
SL T/H xuất TK (không tính vượt mức) x đơn giá
Mức độ hoàn thành X 100%
=
KH tiêu thụ mặt hàng SL K/H xuất TK (không tính vượt mức) x đơn giá
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch mặt hàng chủ yếu (về mặt tiêu thụ)
3297  564000  3296  600000  1500  176000  3836  424000
  100%  98, 60%
3380  564000  3296  600000  1500  176000  3918  424000

So sánh với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chung (về mặt tiêu thụ)
3297  564000  3296  600000  1547  176000  3836  424000
  100%  98, 73%
3380  564000  3296  600000  1500  176000  3918  424000

Nhận xét: Mặt dù tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chung 98,73% tuy nhiên tỷ lệ
hoàn thành kế hoạch mặt hàng chủ yếu chỉ đạt 98,60%
Căn cứ vào cách tính toán trên, ta thấy rằng: chỉ cần có một mặt hàng
(hoặc một nhóm hàng không đạt kế hoạch tiêu thụ sẽ làm cho tỷ lệ hoàn thành kế
hoạch mặt hàng chủ yếu không đạt kế hoạch để trình bày giải pháp.
4.5.2. Đánh giá dựa vào các thông số/ chỉ số kinh tế
+ Tình hình luân chuyển hàng tồn kho:

Giá vốn hàng bán ra


Số vòng luân chuyển hàng hóa =
Hàng tồn kho bình quân

360
Kì luân chuyển hàng hóa =
Số vòng luân chuyển hàng hóa

+ Tình hình lợi nhuận theo doanh thu:


Lợi nhuận thuần
Tỷ số lợi nhuận thuần trên doanh thu =
Doanh thu thuần

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 42 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Bảng 3.8: Bảng các thông số /tỷ số kinh tế


Đvt: nghìn đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ 163.847.722 184.675.845 217.792.352
Các khoản giảm trừ doanh thu 255.602 202.968 8.515
Doanh thu thuần BH&CCDV 163.592.120 184.472.877 217.783.837
Giá vốn hàng bán 164.688.187 167.187.895 188.714.528
Giá trị tồn kho bình quân 974.486 1.257.052 1.072.245
Số vòng quay hàng tồn kho (vòng) 169 133 176
Kì luân chuyển hàng hóa (ngày) 2,13 2,70 2,05
Lợi nhuận gộp về 146.136.840 17.284.983 29.069.309
Lợi nhuận thuần 4.855.192 6.070.119 7.986.898
Lợi nhuận sau thuế 3.897.263 4.872.485 6.411.082
Tỷ số LN thuần trên doanh thu thuần 2,97 3,29 3,67
Nguồn: Bộ phận KT-TC
Từ bảng số liệu trên ta nhận xét được rằng:
Nhìn chung tình hình luân chuyển hàng hóa của công ty giai đoạn 2006-
2008 là không ổn định, tốc độ luân chuyển hàng hóa năm 2007 chỉ đạt 133 vòng
(2,7 ngày/vòng), thấp hơn 36 vòng so với năm 2006. Sang năm 2008, Ban lãnh
đạo công ty chú trọng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nâng cao tốc độ luân chuyển
hàng hóa lên 176 vòng (giảm xuống chỉ còn 2,05 ngày/vòng), đảm bảo vòng quay
của hàng hóa, thu hồi vốn để tái đầu tư sản xuất sản phẩm phục vụ kịp thời cho nhu
cầu của thị trường.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu thuần mỗi năm đều có tăng lên nhưng rất
ít: năm 2006 là 2,97% trong 100% doanh thu bán ra có 2,97% lợi nhuận đạt
được, năm 2007 là 3,29%, năm 2008 là 3,67%

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 43 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
5.1. NHÂN TỐ CHỦ QUAN (THUỘC VỀ CÔNG TY)
5.1.1. Tình hình cung cấp (thu mua)
Tình hình tiêu thụ, trước hết lệ thuộc vào tình hình cung cấp (đầu vào)
Khối lượng hàng hóa mua thực tế luôn luôn đáp ứng đủ nhu cầu của công
ty vì nguyên vật liệu chủ yếu của sản phẩm đậu phộng là đậu và dừa. Mà công ty
có chi nhánh ở Trà Vinh, Bến Tre nơi đó hoạt động của công ty là cung cấp
nguyên vật liệu. Công ty thuê công nhân ở đó trồng đậu phộng theo yêu cầu của
công ty. Mục đích của công ty phát triển chi nhánh ở Trà Vinh là để gần nguồn
cung cấp quan trọng thứ 2 là dừa. Ngoài ra với mục đích đảm bảo sản lượng và
chất lượng đậu phộng - nguyên vật liệu chính trong sản xuất, Tân Tân đã và đang
đầu tư hỗ trợ cung cấp giống đậu mới cho nông dân ở các địa phương như Bình
Dương, Củ Chi, Nghệ An. Ngoài đậu phộng công ty cũng sử dụng một số nguyên
vật liệu khác để sản xuất sản phẩm nhưng chiếm tỷ trọng không nhiều. Vì thế
công ty rất yên tâm trong phần cung cấp nguyên vật liệu của mình. Đảm bảo cho
sản phẩm sản xuất ra đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó nguồn vốn công ty dồi dào đảm bảo nhu cầu đầu vào ổn định,
nhưng trong năm 2008 thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn cầu đã gây
không ít khó khăn về nguồn vốn đầu vào vì sự biến động của nó làm ảnh hưởng
đến tình hình sản xuất.
Và khó khăn khác mà Công ty gặp phải là chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu
tố thời tiết. Vì nguồn liêu liệu chính của công ty chủ yếu là lương thực thực phẩm
vì thế khi có thiên tai, bão lụt, sâu bệnh, nguồn nguyên liệu không đảm bảo chất
lượng v.v… tình hình cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho công ty bị hạn
chế.
5.1.2. Giá bán
Giá bán ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Đặt biệt đậu phộng là nhóm sản phẩm đem lại nhiều doanh thu là lợi nhuận cho
công ty. Từ đó càng đánh giá tầm quan trọng sự thay đổi giá bán của đậu phộng.
Sự thay đổi nhỏ của giá bán sẽ làm thay đổi số lượng đậu phộng tiêu thụ. Trong

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 44 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

thời khủng hoảng kinh tế toàn cầu giá cả tiêu dùng tăng lên rất nhiều vì thế nó
càng ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Bên cạnh
đó khủng hoảng làm giảm sức mua của người tiêu dùng từ hai yếu tố trên ta nhận
định rằng giá bán trong thời điểm này mang tính chất quyết định.
Các nguyên nhân làm giá tiêu dùng tăng:
 Về tiền tệ, năm 2007, tổng dư nợ cho vay tăng tới 53,80%, cao gấp rưỡi
tốc độ tăng vốn huy động và cao gấp trên 6 lần tốc độ tăng GDP. Năm tháng đầu
năm 2008, dư nợ cho vay tăng 18%, cao gấp trên 4 lần tốc độ tăng vốn huy động
và cao gấp khoảng 2,5 lần tốc độ tăng GDP. Mãi tới 19/5/2008 mới bỏ trần lãi
suất huy động, nên tiền từ lưu thông vào ngân hàng có thể tăng cao hơn tiền từ
ngân hàng ra lưu thông.
 Về chi phí đẩy vẫn tiếp tục tăng cao, trong đó có chi phí vay vốn, chi
phí thuê nhà xưởng, chi phí nguyên nhiên vật liệu, vận chuyển, làm tăng chi phí
sản xuất, lưu thông hàng hoá, dịch vụ.
 Về cầu kéo, nếu tính theo giá thực tế, tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch
vụ tiêu dùng tăng tới 29,50%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ vẫn
còn tăng trên 10%, tuy tăng thấp hơn mấy năm trước, nhưng vẫn cao gấp rưỡi tốc
độ tăng trưởng kinh tế.
 “Nhập khẩu lạm phát” tiếp tục gia tăng do hàng nhập khẩu tính bằng
ngoại tệ tăng, do tỷ giá triệu đồng/ngoại tệ của nhiều nước tăng mà nước ta nhập
khẩu lớn; riêng tỷ giá triệu đồng/USD tăng thấp, có thời gian ngắn giảm, nhưng
gần đây lại tăng trở lại.
 Một lượng tiền lớn đầu tư vào chứng khoán trong năm trước và đầu tư
vào bất động sản từ năm trước đến đầu năm nay, nay do hai thị trường này giảm
giá nên đã chuyển sang thị trường hàng hoá, dịch vụ, tạo áp lực tăng giá tiêu
dùng.
Từ những nguyên nhân trên kéo theo giá bán phải tăng làm cho số doanh
thu cao hơn do giá bán tăng cao nhưng số lượng tiêu thụ đã giảm so với cùng kì
năm ngoái làm cho lượng tồn kho tăng lên gây ứ động hàng hóa.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 45 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Bảng 5.1: Bảng giá mặt hàng đậu phộng nước cốt dừa 18gr/400gói
giao động trong năm 2008 như sau:
ĐVT: đồng
Quý Giá (thùng)
I 442.000
II 446.000
III 451.000
IV 455.000
Nguồn: Bộ phận KT-TC
Đứng trước tình hình giá cả nguyên vật liệu leo thang từng ngày làm gia
giá đầu ra tăng trong khi đồng lương của người tiêu dùng lại không tăng thêm.
Họ chỉ còn các lựa chọn là cắt giảm chi tiêu, tiêu sài. Từ người thu nhập trung
bình, khá, cao đều có cách tiêu tiền phù hợp với thời lạm phát…gây ảnh hưởng
lớn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.
5.1.3. Chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty trên thương trường
Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm có vai trò quyết định sự
thành công của chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh và uy tín của công
ty trên thương trường. Một công ty sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu như sản
xuất ra những sản phẩm không đạt chất lượng, ngược lại công ty sẽ ngày càng phát
triển và nâng cao uy tín khi họ luôn luôn đảm bảo được chất lượng sản phẩm hàng
hóa cung cấp cho thị trường. Chất lượng sản phẩm của công ty luôn đảm bảo hợp
vệ sinh phù hợp khẩu vị với tất cả mọi đối tượng.
Và những khó khăn mà công ty luôn gặp phải đối với sản phẩm đậu phộng nói
chung là khách hàng phiền hà về trọng lượng đã bị giảm đi để lâu không được vì dễ ra
dầu.
5.1.4. Phương thức tiêu thụ và phương thức thanh toán
+ Tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty:
Tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm là vấn đề không thể thiếu trong tổ chức
hoạt động kinh doanh, có ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng và thị trường tiêu thụ
sản phẩm của Công ty. Công ty không ngừng tăng cường các hình thức khuyến mãi
và tạo quan hệ với khách hàng bằng các hình thức như tặng thêm hay giảm giá sản
phẩm khi khách hàng đạt doanh số tiêu thụ nhất định, tặng quà cho những khách

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 46 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

hàng có doanh số tiêu thụ cao, tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm, rút thăm
trúng thưởng, tặng áo, lịch có in logo của Công ty.
+ Về phương thức bán hàng và phương thức thanh toán:
Khá linh hoạt. Khách hàng có thể đến mua trực tiếp tại công ty hoặc đặt
hàng qua điện thoại và thanh toán bằng chuyển khoản. Phương thức này tiện lợi và
tiết kiệm chi phí cũng như thời gian cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng ở
xa. Ngoài ra, công ty luôn đảm bảo cung cấp sản phẩm đủ lượng và kịp thời nhu
cầu của khách hàng. Tất cả các vấn đề nêu trên đều có tác động nhiều hay ít thúc đẩy
tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua, góp phần làm tăng
doanh số tiêu thụ.
5.2. NHÂN TỐ KHÁCH QUAN
5.2.1. Thuộc chính sách nhà nước
Năm 2008 là một năm đầy biến động, với nhiều khó khăn thách thức gần
như không thể lường trước, từ thiên tai, dịch bệnh, cho đến khủng hoảng kinh tế
toàn cầu.
Trước các diễn biến của thế giới, lúc đầu ai cũng cho rằng đây là một cuộc
khủng hoảng lương thực, khủng hoảng năng lượng, do thiếu lương thực, thiếu
năng lượng mà giá cả tăng cao. Nhưng những gì diễn ra tiếp theo đã không phải
như vậy, mà là khủng hoảng tài chính, khởi nguồn từ Mỹ rồi lan ra toàn cầu.
Tiếp theo đó, không dừng lại ở khủng hoảng tài chính nữa, mà là suy
thoái, khủng hoảng kinh tế không phải là khủng hoảng kinh tế toàn cầu bình
thường nữa, mà là đại khủng hoảng.
Vấn đề khó khăn kinh tế Việt Nam ở một mức nhất định khá giống Mỹ:
tiêu nhiều hơn có (ngân sách thiếu hụt lớn, có thể là 6%), xuất ngày càng thấp
hơn nhập (thiếu hụt lớn tới 10% GDP), giá cả tăng rất cao. Đáng lẽ thiếu thanh
khoản như Mỹ, nhưng do đầu tư tài chính nước ngoài đổ vào nên làm lạm phát
tăng mạnh, đồng tiền thay vì mất giá như ở Mỹ lại lên giá, càng làm cho thiếu hụt
cán cân thanh toán lớn hơn và các mất cân đối phình to thêm. Việc tăng giá đồng
tiền Việt là điều khó tránh, nó giúp giảm áp lực lạm phát nhưng nó không thể là
công cụ thị trường đưa nền kinh tế đến chỗ tự cân đối như ở Mỹ. Bởi vì các mất
cân đối lớn về ngân sách và xuất nhập khẩu là do bàn tay nhà nước tạo ra, nằm

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 47 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

ngoài sự điều động của thị trường. Thu hút dòng vốn nước ngoài vào có tác dụng
như đổ thêm dầu vào lửa khi cơ chế không có khả năng xử lý.
Trước tình hình đó công ty đã trải qua một giai đoạn đầy khó khăn tiêu thụ
sản phẩm biến động thất thường không đoán trước được. Nguồn vốn vay thì bất
ổn do tình hình tài chính trong nước lẫn quốc tế đang bị khủng hoảng làm sản
xuất cũng bị ảnh hưởng.
5.2.2. Các yếu tố kinh tế
Chẳng hạn như lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế có ảnh
hưởng tới xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, do vậy sẽ ảnh hưởng tới hoạt
động của các công ty. Trước tình hình khủng hoảng như hiện nay nhà nước đang
thực hiện biện pháp cắt giảm lãi suất để cứu vãng công ty tăng nhu cầu cầu vay
vốn để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh, để làm tăng lợi nhuận của công ty.
Ngoài ra sẽ khuyến khích người dân không gửi tiền vào ngân hàng nhiều và
khuyến khích tiêu thụ, vì thế sẽ làm cho nhu cầu cầu tiêu dùng tăng lên.
Trong giai đoạn này mức độ lạm phát rất cao làm ảnh hưởng rất nhiều đến
tình hình tiêu thụ của công ty. Vì nó sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra
những rủi ro lớn cho sự đầu tư của công ty, bên cạnh đó sức mua của xã hội cũng
bị giảm sút và làm cho nền kinh tế bị đình trệ.
Ông Ngô Văn Hải, Phó giám đốc kinh doanh siêu thị Citimart cho biết,
lượng khách vào mua sắm tuy không giảm nhưng sức mua thì giảm rất mạnh, từ
15 -20%. Nếu như trước đây trung bình mỗi hoá đơn thanh toán thường có giá trị
500.000 đồng, thì nay chỉ còn dao động 200.000 – 250.000 đồng.
Theo Sở Công Thương TPHCM, 6 tháng đầu năm sức mua tiêu thụ của
mặt hàng thực phẩm được thống kê là giảm nhiều nhất.
Trong khi đó đối với công ty Tân Tân kênh phân phối đến Siêu thị chiếm
một khối lượng lớn nên việc giảm tiêu dùng của người dân như trên gây không ít
khó khăn trong công ty làm lượng hàng tiêu thụ bị giảm.
Trước tình hình đó nhà nước đã đưa ra các biện pháp nhằm kích thích
người dân tiêu thụ trở lại.
Năm biện pháp kích thích người dân tiêu thụ trở lại
Tặng phiếu mua hàng
Giảm thuế giá trị gia tăng (VAT)

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 48 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Giảm thuế trực thâu


Tăng trợ cấp thất nghiệp
Tăng lương cho nhân viên chức
Nếu nhà nước thực hiện được các chính sách trên dẫn đến tiêu thụ trong
nước được tăng lên nói chung và tiêu thụ nhóm mặt hàng đậu phộng của Tân Tân
nói riêng sẽ tăng lên.
5.2.3. Phân tích độ co giãn của cầu
Ta có số liệu về loại hàng hóa đậu phộng nước cốt dừa 18gr/400gói như
sau:
Khối lượng tiêu thụ là 4.564 thùng tại giá bán là 455.000 đồng
Khối lượng tiêu thụ là 4.813 thùng tại giá bán là 441.000 đồng
Độ co giãn của cầu so với giá của loại hàng hóa này sẽ là:
 4813  4564 
4564 0, 055
ED     1, 773
  455 
441  0, 031
441
ED<-1 hay ED  1 , nên cầu có co giãn vì số phần trăm thay đổi của cầu

lớn hơn số phần trăm thay đổi của giá.


P

P0

P1
D

0 Q
Q0 Q1

Hình 5.1: Đồ thị đường cầu co giãn

Nhìn vào đồ thị ta nhận xét được rằng khi giá đậu phộng thay đổi dẫn đến
sự thay đổi lớn về sản lượng tiêu thụ. Vì thế ta không nên tăng giá sản phẩm khi
không cần thiết.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 49 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

5.2.4. Nhân tố khách hàng


Vấn đề khách hàng là một bộ phận không tách rời trong môi trường cạnh
tranh. Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của công ty.
Sự tín nhiệm đó đạt được do biết thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách
hàng so với với các đối thủ cạnh tranh.
Một vấn đề mấu chốt khác liên quan đến khách hàng là khả năng trả giá
của họ. Người mua có ưu thế có thể làm cho lợi nhuận của ngành hàng giảm
bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và phải làm nhiều công
việc dịch vụ hơn.
Như đối với công ty Tân Tân vì khách hàng chủ yếu nhất của công ty là
trẻ em và phụ nữ, vì vậy để nâng cao sản lượng tiêu thụ công ty phải tập trung
đầu tư vào thiết kế mẫu mã, sản phẩm cho sinh động, vui tươi đa dạng các sản
phẩm đậu phộng, bên cạnh đó cần phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm
càng giòn, càng ngon và hợp vệ sinh thực phẩm, bảo quản được lâu và không bị
hôi dầu. Đặt biệt đậu phộng thì ăn dễ bị nóng trong người đây là vấn đề khó khăn
để nâng cao sản lượng tiêu thụ . Vì:
Người mua có tương đối nhiều thế mạnh hơn khi họ có các điều kiện sau:
 Lượng hàng người mua chiếm tỷ lệ lớn trong khối lượng hàng bán ra của
các công ty
 Việc chuyển sang mua hàng của người khác không gây nhiều tốn kém
 Sản phẩm của người bán ít ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của người
mua.
Vì thế công ty cũng cần lập bảng phân loại các khách hàng hiện tại và
tương lai. Các thông tin thu được từ bảng phân loại này là cơ sở định hướng quan
trọng cho việc hoạch định kế hoạch, nhất là các kế hoạch liên quan trực tiếp đến
marketing.
5.3. DỰ BÁO LƯỢNG TIÊU THỤ TRONG NĂM 2009
Phương trình hồi quy: y = ax + b
y: số lượng thùng bán ra
a: độ dốc của đường xu hướng
b: tung độ gốc
n: số lần quan sát

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 50 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Ta có bảng số liệu về tình hình chi phí hoạt động và số lượng thùng đậu
phộng 18gr/400gói
Bảng 5.2: Bảng chi phí bán hàng và khối lượng hàng bán (2008)

Tháng Khối lượng HB (thùng) Chi phí bán hàng (triệu đồng)
1 9.975 15,50
2 7.336 11,90
3 8.150 13,53
4 7.590 7,36
5 8.325 15,32
6 8.248 14,02
7 5.060 8,90
8 5.187 7,25
9 5.354 9,47
10 5.484 8,30
11 4.541 8,02
12 4.431 7,67
Nguồn: Bộ phận KT-TC
Bảng 5.3 : Bảng các trị số cơ sở thống kê
n Y X XY XX
1 9.975 15,50 154.612,50 240,25
2 7.336 11,90 87.298,40 141,61
3 8.150 13,53 110.269,50 183,06
4 7.590 7,36 55.862,40 54,17
5 8.325 15,32 127.539 234,70
6 8.248 14,02 115.636,96 196,56
7 5.060 8,90 45.034 79,21
8 5.187 7,25 37.605,75 52,56
9 5.354 9,47 50.702,38 89,68
10 5.484 8,30 45.517,20 68,89
11 4.541 8,02 36.418,82 64,32
12 4.431 7,67 33.985,77 58,83
∑ 79.681 127,24 900.482,68 1.463,85

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 51 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Dự báo tiêu thụ theo phương pháp hồi quy, ta có:

n xy   x  y
10.805.792  10.138.610 667.182
a 2
   484,82
  17.566  16.190 1.376
n x 2    x 
 

n x 2  y   x  xy
116.640.713  114.577.416 2.063.297
b 2
   1499,34
  17.566  16.190 1.376
n x 2    x 
 
Phương trình : y = 484,82x + 1499,34
Dự báo quý I, II trong năm 2009
 Y13 = 484,82*13 + 1499,34 = 7.802 (thùng)
 Y14 = 484,82*14 + 1499,34 = 8.287 (thùng)
 Y15 = 484,82*15 + 1499,34 = 8.772 (thùng)
 Y16 = 484,82*16 + 1499,34 = 9.357 (thùng)
 Y17 = 484,82*17 + 1499,34 = 9.741 (thùng)
 Y18 = 484,82*18 + 1499,34 = 10.226 (thùng)
5.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG TIÊU
THỤ THÔNG QUA PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY
Số liệu quan sát về tình hình thực hiện khối lượng hàng bán, đơn giá bán
và chi phí quảng cáo được thu thập như sau: Đậu phộng nước dừa 18gr/400gói.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 52 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Bảng 5.4 : Bảng số lượng sản phẩm tiêu thụ theo giá và chi phí quảng cáo
Khối lượng hàng Giá bán Chi phí quảng
Kì (tháng) bán (thùng) (1000đ) cáo (1000đ)
Y X1 X2
7/2007 6.346 447 8.719,10
8/2007 5.702 449 7.917,09
9/2007 11.339 430 17.495,40
10/2007 5.251 452 4.709,07
11/2007 6.190 448 9.214,04
12/2007 6.259 447,60 5.580,83
1/2008 9.975 445 15.498,70
2/2008 7.336 446,20 11.893,10
3/2008 8.150 444 13.525,30
4/2008 7.590 446 12.959,80
5/2008 8.325 445 15.323,10
6/2008 8.248 445,70 14.015,70
7/2008 5.060 453 8.902,48
8/2008 5.187 453 7.250,71
9/2008 5.354 450 9.471,32
10/2008 5.484 449 8.297,08
11/2008 4.541 454 8.019,84
12/2008 4.431 455,80 7.466,35
Nguồn: Bộ phận KT-TC
Theo kết quả hồi quy trên, ta có phương trình hồi quy, biểu diễn mối quan
hệ giữa biến kết quả và biến giải thích là:
Y = 85.036,519 – 180,805X1 + 0,255X2
Giải thích các thông số:
Giá trị thông số b1= -180,805 khi giá bán sản phẩm thay đổi tăng 1 đơn vị
thì khối lượng tiêu thụ sẽ giảm đi một lượng là 180,805 đơn vị, với các yếu tố
khác không đổi.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 53 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Giá trị thông số b2= 0,255 khi chi phí quảng cáo thay đổi tăng 1 đơn vị thì
khối lượng tiêu thụ sẽ tăng một lượng là 0,255 đơn vị, với các yếu tố khác không
đổi.
Kết luận: Nhìn vào kết quả hồi quy như trên ta nhận xét được rằng giá bán
có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty vì thế chúng ta
phải đảm bảo rằng không nên tăng giá bán sản phẩm khi không cần thiết và
muốn nâng cao số lượng tiêu thụ thêm nữa bên cạnh hạ giá bán sản phẩm nếu
được hay duy trì giá bán trong một khoản thời gian dài chúng ta cần phải tăng
thêm chi phí quảng cáo.
5.5. ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU TRONG KHÂU TIÊU THỤ SẢN
PHẨM
5.5.1. Điểm mạnh
Được cấp những chứng chỉ về chất lượng
Sản phẩm đa dạng (trên 140 loại)
Chất lượng sản phẩm tốt
Thị trường tiêu thụ rộng lớn
Hệ thống bán hàng rộng khắp trong nước
Khả năng thanh toán tốt
Có kinh nghiệm lâu năm
Có uy tín cao với khách hàng
Đội ngũ quản lý có trình độ & kinh nghiệm, NV trẻ, khoẻ, năng nổ,
sáng tạo
Linh hoạt trong việc nắm bắt các cơ hội
Chính sách đào tạo tốt
Công nghệ tiên tiến hiện đại
Chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào
Thương hiệu nổi tiếng trong nước, sản phẩm có chỗ đứng trên thị
trường
5.5.2. Điểm yếu
Một phần nguyên liệu phải mua từ bên ngoài
Chi phí lớn cho đầu tư công nghệ mới

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 54 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Nguồn nguyên liệu không đáp ứng kịp sản xuất (xa nơi cung cấp
nguyên liệu và không đồng bộ)
Chiến lược quảng cáo không mạnh
Nguyên liệu tươi khó bảo quản nên tốn nhiều chi phí bảo quản
Khả năng thu thập thông tin yếu, chưa có văn phòng đại diện nước
ngoài
Khó khăn về giá cả sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu cao bên cạnh
đó tiêu dùng trong xã hội giảm do khủng hoảng kinh tế
Nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao vì thế càng phải tập trung
nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu
của khách hàng thêm nhiều chi phí dịch vụ
Do biến động thời khủng hoảng kinh tế nên khó khăn trong việc
xác định dữ trữ hàng tồn kho, hay hàng tồn kho quá lớn

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 55 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

CHƯƠNG 6
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Khủng hoảng kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu ngưng lại nếu không nói là
càng trầm trọng thêm ở một số quốc gia. Ngày càng có nhiều kinh tế gia, thuộc
đủ trường phái, đề cập tới một biện pháp ngăn cản suy thoái kinh tế được coi là
hữu hiệu : kích thích tiêu thụ.
Tay bút bình luận có uy tín của tờ báo Mỹ Financial Times, Martin Wolf
mới đây đã nhận định “nên làm mọi cách để đảo ngược tình thế sụp đổ mức cầu
hiện nay thay vì nỗ lực cải tổ cơ cấu kinh tế thế giới” Nhà bình luận kêu gọi các
chính phủ dành những phương tiện mạnh nhất, tung ra một chiến dịch kích cầu
đại quy mô gây sốc và kinh ngạc.
Các phương thức phổ biến hiện nay tại một số quốc gia được thực hiện để
kích cầu như như tặng phiếu mua hàng, giảm thuế trị giá gia tăng VAT, tăng tiền
trợ cấp cho các gia đình nghèo v.v..
Dựa vào các yếu tố kích cầu của nhà nước ở trên công ty phải biết vận
dụng tối đa thời cơ đó để nắm tăng lượng tiêu thụ hàng hóa của công ty để ổn
định lại và nâng cao tình hình hoạt động của công ty. Bên cạnh đó công ty có
quá trình hoạt động kinh doanh khá dài, đã tạo được vị thế trên thương
trường, thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Đối với sản phẩm đậu phộng đây
là sản phẩm mang lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho Công ty (trên 86%
doanh thu và trên 92% lợi nhuận của Công ty). Do đậu phộng đã trải qua thời gian
tồn tại khá lâu và đang ở giai đoạn trưởng thành nên nhu cầu trên thị trường về đậu
phộng là khá ổn định, sản lượng tiêu thụ và doanh thu tăng nhưng có xu hướng
chậm lại, cần cố gắng kéo dài giai đoạn này.
Trong đó yếu tố :
6.1. GIÁ CẢ
Là nhân tố ảnh hưởng không ít đến khối lượng hàng hoá tiêu thụ, ảnh
hưởng đến lợi nhuận của công ty. Nếu công ty định mức giá bán quá cao sẽ làm
cho khối lượng tiêu thụ bị giảm sút.
Khi giá bán tăng lên thì khối lượng tiêu thụ còn phụ thuộc vào mức đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của từng loại hàng hoá, những sản phẩm thiết yếu cho tiêu

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 56 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

dùng như lương thực thực phẩm, thì khối lượng tiêu thụ phụ thuộc vào giá cả.
Ngược lại, những sản phẩm cao cấp, xa xỉ, khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ giảm
nếu giá cả tăng lên.
Vì vậy, Công ty cần quyết định khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá cả
như thế nào cho thật hợp lí nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nhìn vào phương trình hồi quy đã phân tích ở trên ta thấy rằng sự thay đổi
nhỏ của giá cả làm cho số lượng tiêu thụ thay đổi theo vì thế chúng ta phải định
giá cho hợp lí trong thời khủng hoảng này chúng ta không cần lợi nhuận đạt tối ta
mà phải định giá làm sao cho tiêu thụ khối lượng sản phẩm ổn định để giữ chân
khách hàng và nâng cao uy tín thương hiệu của mình để khách hàng không lãng
quên sản phẩm của mình. Chúng ta có thể thực hiện biện pháp tăng cường khuyến
mãi như giảm giá bán, tặng quà hay tặng thêm sản phẩm khi khách hàng mua với
số lượng sản phẩm nhất định nhằm giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút thêm
khách hàng mới, kích thích tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
6.2. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Việc tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm
qua việc chất lượng sản phẩm kém hơn với các loại sản phẩm khác cùng loại trên
thị trường thì người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm có chất lượng tốt hơn.
Nhu cầu xã hội Việt Nam ngày càng tăng, cuộc sống của mỗi người ngày
được nâng cao, đòi hỏi chất lượng hàng hóa ngày càng cao và giá cả ổn định và
hợp lí, không đáp ứng được nhu cầu thì hàng hóa không bán được gây ứ đọng
vốn.
Nhu cầu đòi hỏi trong quản lí sản xuất, nếu hao phí quá lớn, giá thành cao
thì hàng hoá sẽ khó tiêu thụ được, do đó phải giải quyết hài hoà giữa vấn đề chất
lượng, chi phí nhằm đảm bảo cho hàng hoá tiêu thụ được.
Nâng cao uy tín sản phẩm công ty là nhân tố quan trọng cho các nhà kinh
doanh và ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ. Công ty chỉ có thể nâng cao uy tín
cho sản phẩm khi đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, giá cả tương đối ổn
định, luôn luôn có đủ hàng cung ứng cho thị trường và các dịch vụ mua bán tốt.
Uy tín là nhân tố quyết định đẩy mạnh hàng hoá tiêu thụ có chất lượng cao.
Chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quyết định sự thành công của hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Công ty luôn

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 57 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

chú trọng đến vấn đề chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất
và ổn định. Công ty liên tục phát động những sáng kiến cải tiến kỹ thuật và duy trì
chế độ bảo dưỡng máy định kỳ 6 lần/năm để nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm. Bên cạnh đó, Công ty có bộ phận kiểm nghiệm chai, hủ, lon để kiểm tra sự an
toàn của các vỏ chai, hủ, lon trước khi đưa vào sử dụng. Một biện pháp khác là
Công ty có thể thực hiện cải tiến sản phẩm dựa trên sản phẩm hiện có. Hiện nay,
Công ty đang nghiên cứu lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất đậu phộng chất lượng
hơn đỡ tốn nguyên vật liệu và tiết kiệm thời gian hơn. Sản phẩm mới này sẽ mang lại
hiệu quả kinh tế xã hội hơn, giúp đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng doanh thu cho
Công ty. Công ty cần giữ vững chất lượng sản phẩm và phát huy công tác này nhằm
nâng cao uy tín của Công ty.
Chúng ta biết rằng tâm lí của người tiêu dùng Việt Nam rất thích nguồn thực
phẩm tươi mát, thanh nhiệt trong cơ thể. Mặt dù đậu phộng là nhóm mặt hàng dễ ăn,
dễ chế biến nhưng cũng dễ nóng trong người gây tâm lí lo ngại cho người tiêu dùng.
Vì vậy, muốn nâng cao sản phẩm chúng ta nên nghiên cứu thêm mặt hàng mới hay
cải tiến công nghệ khuyến khích tạo sản phẩm làm giảm độ gây nóng cho cơ thể
người tiêu dùng
Và điều cần thiết trong đều kiện này chúng ta phải tập trung vào chất
lượng sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo ổn định giá cả và khi kinh tế càng khó khăn
thì sự tiêu thụ của khách hàng có sự lựa chọn rất cao và khó khăn. Biết như vậy
ta phải biết đánh vào tâm lí người tiêu dùng là đảm bảo chất lượng sản phẩm để
chiếm ưu thế và giữ chân khách hàng.
6. 3. ĐẨY MẠNH TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT, TĂNG SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT
Sản xuất sản phẩm trước tiên là nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường với
mục tiêu đạt được doanh thu và lợi nhuận tối đa. Cùng với tốc độ phát triển ngày
càng nhanh của nền kinh tế khu vực thì nhu cầu về các sản phẩm của Công ty sẽ
ngày càng tăng cao.
Do đó, Công ty cần phát huy hơn nữa năng lực sản xuất để tăng sản lượng
sản phẩm sản xuất. Từ đó, phối hợp với công tác tiếp thị sẽ tăng khối lượng sản
phẩm tiêu thụ. Điều cơ bản nhất của công tác sản xuất là đảm bảo cung cấp đúng
lượng, đúng loại và đúng lúc cho nhu cầu của thị trường.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 58 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Như rà soát cơ cấu sản phẩm theo hướng tập trung vào những sản phẩm
chủ lực như đậu phộng, có cơ hội tiết giảm chi phí và ổn định được thị trường
tiêu thụ, xem xét lại năng lực sinh ra giá trị gia tăng của các nhóm sản phẩm -
dịch vụ, vì thường chỉ một nhóm sản phẩm chủ lực tạo ra phần lớn lợi nhuận,
giống như việc khoang khách hạng nhất - thương gia của một máy bay tạo ra tới
70 - 80% lợi nhuận ròng cho một chuyến bay; phát triển các dòng sản phẩm –
dịch vụ thay thế/liên quan mà không lệ thuộc vào các khoản đầu tư lớn, có thể
giúp ổn định hoặc khai thác thêm nhu cầu thị trường đang tồn tại.
6.4. TÌNH HÌNH TỒN KHO
Hàng tồn kho phải đảm bảo không để tình trạng thiếu hụt, không đủ khối
lượng, làm mất khách hàng và cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên tồn kho quá lớn làm
ứ động vốn (tăng chi phí sử dụng vốn) và tăng chi phí bảo quản hàng tồn kho,
gây ảnh hưởng đến hiệu quả chung. Tồn kho phải luôn kịp thời và vừa đủ ( chứ
không phải đầy đủ). Vì vậy, công ty cần có bên cạnh các nhà cung cấp uy tín và
bằng các hợp đồng lâu dài, ổn định. Tất nhiên, điều này không đơn giản - đặc
biệt trong nền kinh tế thị trường, luôn chịu nhiều biến động bất định.
Để đảm bảo nguồn cung cấp và giá cả hàng hoá, nguyên vật liệu, một số
công ty đặt biệt là các công ty sản xuất chế biến hàng xuất khẩu thường có những
kế hoạch gìn giữ nguồn hàng thông qua việc đầu tư, ứng trước cho các nhà cung
cấp hoặc trực tiếp tổ chức sản xuất và xuất khẩu.
Hệ thống tồn kho kịp thời – JIT: Just in time – mà người Nhật sử dụng rất
thành công, có thể được tóm tắc rằng: cung ứng phải đúng lúc và đúng khối
lượng cần thiết để chi phí hàng tồn kho thấp nhất và tiến đến bằng không. Nhưng
sử dụng chúng để đạt được hiểu quả là cả một nghệ thuật và không phải là điều
dễ dàng.
6.5. PHƯƠNG THỨC TIÊU THỤ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
Phương thức tiêu thụ: phương thức tiêu thụ cũng ảnh hưởng rất lớn đến
việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá như: bán trực tiếp hoặc bán qua các tổ chức
trung gian, bán sỉ và lẻ…Công ty phải áp dụng linh động các phương thức và
phải quan tâm nhiều đến công tác chăm sóc khách hàng.
Phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán cũng ảnh hưởng đến
việc tiêu thụ như: bán thu tiền mặt, bán trả góp, bán theo phương thức chuyển

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 59 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

tiền (T/T), chờ thu (D/P) hay thư tín dụng (L/C). Việc áp dụng theo phương thức
nào còn tuỳ thuộc vào tình hình tài chính hiện tại của công ty. Đối với những
khách hàng tiềm năng, có nhiều cơ hội sinh lời và tăng trưởng, công ty nên dành
những điều kiện thanh toán thuận lợi để thu hút họ. Đối với những nơi ít hấp dẫn
thì đương nhiên cần siết chặt hơn.
6.6. ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
Đừng quá nhầm lẫn và lạc quan rằng tất cả mọi người sẽ là khách hàng
của mình. Sự khẳng định này sẽ kéo theo hàng loạt những quyết định sai lầm
ngay sau nó chẳng hạn như về vấn đề giá cả, chiến lược marketing và hậu quả
lớn nhất là thất bại trong kinh doanh.
Những công ty kinh doanh muốn thành công thì phải hiểu được rằng sẽ
chỉ có một số số thị trường nhất định mua sản phẩm của họ với số lượng lớn và
ổn định. Vậy nên, nhiệm vụ phải làm đầu tiên là tìm hiểu rõ xem những khách
hàng đó là ai và sau đó tập trung nguồn lực tiếp thị cũng như ngân sách của công
ty vào nhóm khách hàng đó. Từ đó các hoạt động kinh doanh có thể được xây
dựng một cách tốt và vững chắc hơn.
Một trong những điều cần lưu ý đó là cần chọn lọc các sản phẩm và dịch
vụ của mình sao cho phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu đã định. Hãy
chuyên biệt hoá các sản phẩm của mình.
Và đối với công ty Tân Tân như phân tích ở trên thì thị trường mục tiêu
của họ là ở miền Nam còn ở miền Trung và ở miền Bắc lượng tiêu thụ luôn luôn
biến động và không phải là thị trường mục tiêu. Khi đã xác định thị trường mục
tiêu ta nên quyết định mở thêm dịch vụ tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm,
tìm hiểu nhu cầu và sự hài lòng về sản phẩm thông qua các bảng câu hỏi hay tiếp
xúc trực tiếp, từ đó có kế hoạch sản xuất, cải tiến phương thức bán hàng, phương
thức thanh toán linh hoạt nhằm phục vụ kịp thời và tốt hơn nữa nhu cầu của
khách hàng. Thông qua đó, Công ty có thể thiết lập mối quan hệ thân thiết với
khách hàng, nhằm giữ chân khách hàng trung thành với sản phẩm của Công ty.
Khi nền kinh tế suy thoái, công ty thường hành động theo hai hướng
chính: hoặc giảm bớt các dự định, và áp dụng những biện pháp phòng vệ, cắt
giảm chi phí. Mục tiêu đơn giản là vượt qua được suy thoái, hay cố gắng bảo

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 60 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

toàn được nguồn thu và tăng trưởng hiện thời; hoặc nhanh chóng chuyển hướng
chiến lược, tấn công đối thủ cạnh tranh.
Kinh tế suy thoái sẽ làm lộ ra điểm yếu của mỗi công ty. Công ty theo
chiến lược tấn công đối thủ sẽ tìm kiếm những điểm yếu của đối thủ, phát hiện ra
cơ hội để thâm nhập thị trường. Họ giảm giá một số sản phẩm/dịch vụ để tăng
thêm thị phần, hoặc thậm chí tăng giá có chọn lọc để thu thêm lợi nhuận.
Công ty Tân Tân có một bảng cân đối tài chính ấn tượng, có nhiều tiền
mặt và không phải đi vay nợ, nên hành động theo hướng này. Họ sẽ tận dụng thời
kỳ suy thoái như là cơ hội để trở nên mạnh mẽ hơn trong cạnh tranh, tìm kiếm
nhiều phương thức để nâng cao năng lực cốt lõi và tay nghề chuyên môn ở những
lĩnh vực mới trong các ngành công nghệ hoặc các phân đoạn thị trường.
Dù theo hướng nào, trong thời kỳ suy thoái, công ty phải hành động nhanh
hơn, tập trung hơn, hiệu quả hơn để giành lợi thế cạnh tranh lâu dài trên nền tảng
kiểm soát chặt chẽ từ nhiều nguồn. Để làm được điều này, công ty có thể hành
động như sau:
Trước nhất, công ty phân tích mức độ chịu đựng của mình đến đâu khi suy
thoái tác động đến doanh số bán, chi phí, lợi nhuận cũng như chu kỳ kinh doanh.
Cụ thể, đánh giá lại từng sản phẩm, xem xét các ngành kinh doanh và toàn
bộ phạm vi hoạt động, mối liên kết giữa các chuỗi giá trị, sự co dãn của các nhà
cung cấp và khách hàng, thị trường để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của mình,
cũng như cơ hội và mối đe dọa từ thị trường, từ đối thủ cạnh tranh, nhìn ra ai là
đối thủ mạnh nhất và họ sẽ phản ứng ra sao.
Từ đó, xem xét chỗ nào cần cải tiến hoạt động, cắt giảm chi phí, thêm giá
trị gia tăng, có thể khai thác nguồn lực rẻ ở đâu... để tạo ra giá thành thấp cũng
như đa dạng hóa rủi ro về tiền tệ và khách hàng để có sự ưu tiên trong ngắn hạn,
trung và dài hạn. Nếu công ty thấy không thể vượt qua giai đoạn khủng hoảng
phải biết chấp nhận thất bại, khó khăn, và biết chờ đợi, hay thay đổi lĩnh vực kinh
doanh.
Thứ hai, soạn ra một loạt kịch bản trong suy thoái dựa theo kinh nghiệm
đã qua và dự kiến cho tương lai, chọn ra ngành kinh doanh hay sản phẩm nào bị
tác động nhiều nhất bởi suy thoái và tìm hướng xử lý.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 61 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Thứ ba, theo sát các khách hàng của đối thủ cạnh tranh để thâm nhập khi
có cơ hội. Nếu tài chính cho phép, thì tăng thêm đầu tư cho công tác tiếp thị, hoạt
động nghiên cứu và phát triển (R&D), tăng chi tiêu cho một số lĩnh vực để sẵn
sàng đạt các mục tiêu chiến lược như thay đổi mô hình kinh doanh, các kênh
phân phối...
Công ty phải đa dạng hóa khách hàng, vùng tiêu thụ như thế nào để đối
phó với những biến động.
Nếu như tình hình hoạt động của công ty trong giai đoạn này chúng ta nên
tấn công sản phẩm đậu phộng của nước mình sang thị trường Châu Phi đây là thị
trường tiềm năng. Đây là thị trường rất thích hợp để chúng ta tấn công sản phẩm
của mình vào thị trường này. Vì thị trường này nhập khẩu dễ dàng.
Thứ tư, những công việc nào tạo ra giá trị nhanh hơn phải được ưu tiên, vì
thời gian phản ứng là yếu tố quyết định thành công. Hơn nữa, cũng cần đẩy mạnh
hoặc tăng tốc các dự án có thể hoàn vốn nhanh nhất khi kinh tế bắt đầu hồi phục.
Thứ năm, tập trung sức lực vào việc xây dựng một chiến lược dài hạn một
cách bài bản, chuẩn bị nguồn lực cho cuộc chạy đua, nắm bắt trước những lĩnh
vực cần tuyển dụng và hướng nỗ lực của công ty vào phía đó, khi khủng hoảng
kết thúc.
6.7. TẤN CÔNG THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
Các công ty đang vượt khó bằng cách tích cực khai thác thêm thị trường
xuất khẩu mới, đồng thời “hướng nội” để bù đắp lại các thị trường xuất khẩu đã
bị thu hẹp do suy thoái kinh tế toàn cầu.
Xây dựng hệ thống phân phối, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm,
tìm lại các khách hàng cũ... là những biện pháp được các công ty khai thác để tìm
chỗ đứng tại thị trường nội địa.
Ông Chu Thanh Khơi, giám đốc Công ty cổ phần xuất khẩu thực phẩm
Tân Bình (TP.HCM), cho biết đang nhận làm hàng gia công. Hiện mỗi ngày công
ty nhận làm khoảng 3-4 tấn thủy sản các loại. Nhờ các đơn hàng với các đối tác
trong nước, tuy lợi nhuận không nhiều như khi xuất khẩu nhưng đã giải quyết
được việc làm thường xuyên cho trên 70% công nhân. Ngoài ra, công ty đang
đưa các mặt hàng rau quả đóng hộp thâm nhập thị trường nội địa thay vì chỉ xuất
khẩu như trước đây.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 62 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Còn theo bà Huỳnh Thị Thanh Giang - phó tổng giám đốc phụ trách thị
trường nội địa Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish),
mục tiêu chiến lược của công ty là khai thác thị trường nội địa. Trong giai đoạn
khó khăn, dự định của công ty là phát triển nhiều mặt hàng mới có giá bình dân,
đồng thời khai thác những thị trường mới như khu vực Tây Nguyên.
Và thị trường nội địa là thị trường chủ lực của công ty vì thế công ty dựa
vào điểm mạnh này của mình mà mở rộng thêm quy mô và đừng quên bạn hàng
cũ.
Công ty có thể gửi email chào mua cho các siêu thị, các hiệu buôn bán sỉ
và lẻ trên toàn quốc, các quán ăn uống, khách sạn, resort v.v….để giới thiệu sản
phẩm, chào mời hợp tác.
Khai thác thị trường nông thôn
Theo bà Huỳnh Thị Thanh Giang, để thành công vấn đề cốt lõi là hệ thống
phân phối. Công ty chia bốn vùng phân phối: phía Bắc từ đèo Hải Vân trở ra, khu
vực thứ hai từ đèo Hải Vân vào đến Đồng Nai, vùng ba là TP.HCM và các khu
vực lân cận, khu vực còn lại là địa bàn miền Tây. Mỗi khu vực có chiến lược
phân phối khác nhau. Tại miền Bắc, do khoảng cách địa lý nên sản phẩm ở các
đại lý bán lẻ sẽ do tổng đại lý miền Bắc đảm nhận. Tổng đại lý này sẽ phân phối
hàng xuống các đại lý nhỏ và cửa hàng tại Hà Nội và toàn khu vực.
Ở Nam Trung bộ và khu vực TP.HCM, Agifish sẽ trực tiếp phân phối
hàng tới những siêu thị lớn tại trung tâm, các đại lý ở ngoại thành sẽ do các tổng
đại lý đảm nhận.
Riêng khu vực miền Tây, tổng công ty phân phối trực tiếp đến tất cả siêu
thị, đại lý và cửa hàng.
Ở thị trường nông thôn đưa hàng hóa về các huyện, vùng sâu vùng xa,
công ty không tập trung nhiều vào việc phân phối qua hệ thống siêu thị. Không
bán lẻ trực tiếp, công ty khảo sát và nắm những đầu mối làm khâu trung gian, lấy
hàng từ các nhà sản xuất rồi đem ra các tỉnh, huyện đổ cho các cửa hàng bán lẻ,
các chợ. Cách phân phối này phù hợp với vùng nông thôn, mô hình kinh doanh
chủ yếu là các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ, chợ truyền thống.
Đối với công ty Tân Tân thì thị trường chủ yếu của công ty là thị trường
nội địa vì thế trong tình trạng khủng hoảng kinh tế như hiện nay công ty nên tấn

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 63 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

công vào thị trường nông thôn để giải quyết lượng hàng tồn kho và nâng cao sản
lượng tiêu thụ.
6.8. CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN TRỢ BÁN HÀNG
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, công ty nào cũng cần đến chiến
lược đẩy mạnh tiêu thụ nhằm chiếm lĩnh thị trường, thiết lập, quảng bá thông tin
về hình ảnh, nét đặc sắc của sản phẩm và của công ty.
Đẩy mạnh tiêu thụ là việc sử dụng các hình thức quảng bá thông tin thông
qua con người hoặc các phương tiện khác. Nó có ảnh hưởng và sức hấp dẫn lớn
đến người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó; nói cách khác, đó là
sự tín nhiệm hay tình cảm của khách hàng đối với các sản phẩm của công ty.
Vì thế chúng ta nên thực hiện các hình thức quảng cáo mang tính nhắc nhở.
Bên cạnh đó, vấn đề thu thập thông tin, nắm bắt nhu cầu thị trường cũng quan
trọng không kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 64 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

CHƯƠNG 7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1. KẾT LUẬN
Qua phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của Công ty giai
đoạn 2006-2008 cho thấy công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian
qua là có hiệu quả, sản lượng tiêu thụ tăng nhưng tốc độ tăng 2008 đã giảm so với
năm 2007. Nhóm sản phẩm đậu phộng là mặt hàng có sản lượng tiêu thụ nhiều nhất,
trong đó đậu phộng nước cốt dừa 18gr là sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất. Và
miền Nam là thị trường tiêu thụ lớn nhất, mang lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu
cho Công ty. Cùng với việc gia tăng nguồn vốn kinh doanh, cố gắng giảm thiểu các
chi phí hoạt động để gia tăng lợi nhuận, Công ty còn linh hoạt trong sản xuất,
phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, và giữ ổn định giá bán các nhóm
sản phẩm và đặt biệt là nhóm sản phẩm đậu phộng nhằm đạt mục tiêu tăng cường
công tác tiêu thụ, mở rộng thị trường, phục vụ đúng, đủ và kịp thời nhu cầu của
khách hàng, nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của Công ty trên thương
trường.
Bên cạnh đó công ty đã gặp không ít những khó khăn trong tình hình nền kinh
tế bị suy giảm hiện nay. Mặc dù nhìn chung doanh thu và lợi nhuận của công ty qua
các năm phân tích có tăng nhưng tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ lại giảm do lạm phát
tăng cao, thị trường chứng khoán ảm đạm, người tiêu dùng hạn chế tiêu dùng do mức
lương thấp. Bên cạnh đó sự phân phối sản phẩm của công ty còn rất nhiều biến động
giữa các miền nhất là miền Trung và miền Bắc do thiên tai, dịch bệnh v.v…làm khó
khăn trong việc hoạch định sản xuất sản phẩm và dữ trữ hàng tồn kho cho thích hợp.
7.2. KIẾN NGHỊ
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm đậu phộng
của Công ty, tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy tình hình tiêu thụ sản
phẩm, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như
sau:
7.2.1. Đối với Ban lãnh đạo Công ty
Tạo môi tường làm việc thân thiện và an toàn, tạo sự đoàn kết nhất trí trong
tập thể cán bộ công nhân viên, làm cho mục tiêu phấn đấu của họ thống nhất với
mục tiêu kinh doanh của Công ty. Quan tâm đến đào tạo, nâng cao trình độ

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 65 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

chuyên môn, tay nghề cho nhân viên.


Giữ vững chất lượng sản phẩm, ổn định giá bán sản phẩm, nâng cao uy tín
và khả năng cạnh tranh của Công ty.
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ:
Mở rộng thị trường tiêu thụ là vấn đề mấu chốt trong việc gia tăng doanh thu
và lợi nhuận cho Công ty. Công ty cần đầu tư hơn nữa cho việc nghiên cứu thị
trường và quảng cáo giới thiệu sản phẩm của Công ty. Thành lập bộ phận
marketing chuyên biệt nhằm phục vụ có hiệu quả trong việc xúc tiến công tác
nghiên cứu và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Áp dụng phương thức kinh doanh thuận tiện nhất cho khách hàng như
giao hàng tận nơi, bán hàng trả chậm.
Nâng cao lợi nhuận của Công ty bằng cách giảm các chi phí.
Đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc nhằm nâng cao năng suất sản xuất,
giảm thiểu hao phí nguyên vật liệu, giá thành hạ, nâng cao khả năng cạnh tranh
cho Công ty trên thương trường.
Khuyến khích nhân viên nâng cao năng suất lao động thông qua hình
thức trả lương, khen thưởng hợp lý.
Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhất các chi phí vận chuyển và phương
tiện vận chuyển.
7.2.2. Đối với Nhà nước
Ban lãnh đạo Tỉnh cần quan tâm hỗ trợ, thường xuyên gặp gỡ, tổ chức lấy ý
kiến, giải quyết những vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của các công ty. Tạo
điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các công ty.
Ban lãnh đạo Tỉnh cần tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo nâng cao
năng lực lãnh đạo và phổ biến kiến thức pháp luật, cung cấp thông tin kịp thời
cho các công ty.
Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy sự phát triển công nghiệp trong vùng
đặt biệt tỉnh Bình Dương là tỉnh đang được nhà nước khuyến khích đầu tư.
Cần có chính sách khuyến khích công tác nghiên cứu khoa học phục vụ
sự phát triển chung của đất nước.

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 66 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phạm Văn Dược (2005) Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tổng Hợp
TP.HCM
2. Huỳnh Đức Lộng (1997), Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, Nhà
xuất bản Thống Kê
3. Nguyễn Năng Phúc ( 2003), Phân tích kinh tế doanh nghiệp, NXB Tài
Chính.
4. Bùi Văn Trịnh (2007), Bài giảng phân tích hoạt động kinh doanh
5. Công ty CP Tân Tân: http://www.tantan.com.vn/
6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Tân Tân (2006-
2008)

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 67 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát Phó TGĐ

Khối Khối Nhà Khối KDQT Khối Khối Khối KDND Khối Khối TC- Khối đầu
nguồn Máy SX Marketing QLCL hậu cần KT tư & phát
nhân lực triển

Ban P. P. Phát P. P. CN P. Cung P. P.


ISO HCSX triển Brand QA Hà Nội ứng K Toán Dự án
thị Mting
Phòng trường Bánh M. Nam P. P. P.
HCQT P. Kĩ quốc P. Logicstic TC-TD
thuật cơ QC Đầu tư
tế P. M.trung
điện
P. Brand P. Kế
Nhân M Đậu P.RD hoạch P.
Phân P. SPhẩm Tp&
sự Kiến
xưởng Dịch miền đông
P tạo
Đậu vụ
P.Pháp khách Thiết kế P.RD M. Tây
chế Phân hàng Bao bì
xưởng P.
Nghiên Siêu thị
P. IT rau câu toàn quốc
cứu thị
trường
Phân P.
P.Đào xưởng H Chánh
tạo bánh
Horeka &
Hình 3.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN TÂN KA

P.đào tạo
&Ptriển TT
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Bảng 3.3: Bảng tình hình hoạt động của công ty


Đvt: Triệu đồng
Chênh lệch (07-06) Chênh lệch (08-07)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Giá trị % Giá trị %
Doanh thu 184.596 215.768 261.079 31.172 16,89 45.311 21,00
Chi phí 179.126 208.676 251.505 29.550 16,50 42.829 20,52
Lợi nhuận trước thuế 5.470 7.092 9.574 1.622 29,65 2.482 35,00
Lợi nhuận sau thuế 4.391 5.693 7.685 1.302 29,65 1.992 35,00

Nguồn: Bộ phận KT-TC

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 23 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

4.3. PHÂN TÍCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG THEO CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG
Bảng 4.2 : Doanh thu tiêu thụ nhóm mặt hàng đậu phộng theo thị trường giai đoạn 2006-2008

ĐVT: Triệu đồng


DOANH THU Chênh lệch (07-06) Chênh lệch (08-07)
THỊ TRƯỜNG
2006 2007 2008
Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu %
Ngoài nước  12.534 7,65 14.165 7,67 16.988 7,80 1.631 13,00 2.823 19,93
Trong nước 151.314 92,35 170.511 92,33 200.805 92,20 19.197 12,69 30.294 17,77
Miền Nam 61.673 37,64 70.177 38,00 82.478 37,87 8.504 13,79 12.301 17,53
Miền Trung 42.338 28,87 64.212 19,56 52.706 30,13 21.874 51,66 -11.506 -17,92
Miền Bắc 47.303 25,84 36.122 34,77 65.621 24,20 -11.181 -23,64 29.499 81,66
TỔNG CỘNG 163.848 100,00 184.676 100,00 217.793 100,00 20.828 12,71 33.117 17,93

Nguồn: Bộ phận KT-TC

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 31 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Đánh giá tình hình tiêu thụ theo hình thức giá trị:
Bảng 4.6: Bảng xuất - nhập - tồn

Giá bán Tồn đầu kì Sản xuất trong kì Tiêu thụ trong kì Tồn cuối kì
Sản phẩm cố định
K/H T/H K/H T/H K/H T/H K/H T/H
(1000 đồng)
-Đậu phộng cà phê
564 40.608 56.400 1.906.320 1.856.688 1.906.320 1.859.508 40.608 53.580
330gr/24lon
-Đậu phộng nước dừa
600 252.000 252.000 1.977.600 2.043.000 1.977.600 1.977.600 252.000 317.400
150gr/48lon in
-Đậu cay nóng
176 17.600 12.144 290.400 328.416 264.000 237.072 44.000 103.488
30gr/10gói/8 túi
-Đậu Funmix 800gr/8hủ 424 371.424 426.968 1.439.480 1.379.272 1.661.232 1.626.464 149.672 179.776
Tổng cộng 681.632 747.512 5.613.800 5.607.376 5.809.152 5.700.644 486.280 654.244
So sánh 109,67% 99,89% 98,13% 134,54%

Nguồn: Bộ phận KT-TC

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 39 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng:

Bảng 4.1 : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2006-2008
ĐVT: Triệu đồng

Chênh lệch (07-06) Chênh lệch (08-07)


SẢN PHẨM
2006 2007 2008
Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu %
Đậu phộng 163.848 88,76 184.676 85,59 217.793 83,42 20.828 12,71 33.116 17,93
Snack 1.901 1,03 4.596 2,13 6.318 2,42 2.695 141,72 1.722 37,47
Bánh 10.393 5,63 14.521 6,73 20.599 7,89 4.128 39,72 6.078 41,86
5 Happiness 1.957 1,06 2.848 1,32 3.263 1,25 891 45,56 415 14,58
Các loại khác 6.498 3,52 9.127 4,23 13.106 5,02 2.629 40,46 3.979 43,60
TỔNG CỘNG 184.597 100,00 215.768 100,00 261.079 100.00 31.171 16,89 45.311 21,00

Nguồn: Bộ phận KT-TC

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 26 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Bảng 4.3: Bảng chi phí trong tiêu thụ hàng hóa
Đvt: Triệu đồng
CHI PHÍ Chênh lệch (07-06) Chênh lệch (08-07)
CÁC LOẠI CHI PHÍ
2006 2007 2008
Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Chi phí % Chi phí % Chi phí %
Chi phí Marketing 16.121,00 100 18.781,00 100 22.636,00 100 2.660,00 16,50 3.855,00 20,53
- CP quảng cáo 4.836,30 30 6.385,54 34 8.375,32 37 1.549,24 32,03 1.989,78 31,16
- KM người tiêu dùng 4.030,25 25 5.070,87 27 5.432,64 24 1.040,62 25,82 361,77 7,13
- KM trên kênh 1.612,10 10 1.314,67 7 905,44 4 -297,43 -18,45 -409,23 -31,13
- Hội chợ 773,31 11 1.126,86 6 1.131,80 5 -646,45 -36,45 4,94 0,44
- Nghiên cứu thị trường 2.740,57 17 3.756,20 20 4.979,92 22 1.015,63 37,06 1.223,72 32,58
- Tài trợ chương trình PR 1.128,47 7 1.126,86 6 1.810,88 8 -1,61 -0,14 684,02 60,70
 Chi phí Selling 7.165,00 100 8.347,00 100 10.060,00 100 1.182,00 16,50 1.713,00 20,52
- Biến phí PP hàng bán 2.651,05 37 2.837,98 34 3.018 30 186,93 7,05 180,02 6,34
- CP lương nhân viên 1.146,40 16 2.086,75 25 2.816,80 28 940,35 82,03 730,05 34,99
- CP thuê ngoài 644,85 9 500,82 6 704,20 7 -144,03 -22,34 203,38 40,61
- CP hành chính 644,85 9 417,35 5 402,40 4 -227,50 -35,28 -14,95 -3,58
- CP IT và điện thoại 1.003,10 14 1.585,93 19 2.313,80 23 582,83 58,10 727,87 45,90
- CP công tác 1.003,10 14 667,76 8 603,60 6 -335,34 -33,43 -64,16 -9,61
- Giải trí, tiếp khách 71,65 1 250,41 3 201,20 2 178,76 249,49 -49,21 -19,65
TỔNG CỘNG 23.286 27.128 32.696 3.842 16,50 5.568 20,52
Nguồn: Bộ phận KT – TC

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 35 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh

You might also like