You are on page 1of 18

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

1. TÊN ĐỀ TÀI: Cải thiện khả năng hấp phụ kim loại nặng của màng 2. MÃ SỐ
poly (vinyl alcohol) thông qua phương pháp biến tính hóa học bằng
L-glutamic acid và tạo xốp bằng poly (ethylene glycol)
3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 4. LOẠI HÌNH NGHIÊN
Khoa học Tự √ Khoa học Kỹ thuật và CỨU
nhiên Công nghệ Cơ Ứng
Khoa học Y, bản dụng
Khoa học Nông nghiệp
dược
Khoa học Xã
Khoa học Nhân văn
hội
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN 24 tháng
Từ tháng 01 năm 2024 đến tháng 12 năm 2025
6. TỔ CHỨC CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
Tên tổ chức chủ trì: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Điện thoại: (024) 38692136
E-mail: khcn@hust.edu.vn
Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt- Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức chủ trì: Huỳnh Quyết Thắng
7. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ và tên: Trần Thị Thúy Học vị: Tiến sỹ
Chức danh khoa học: PGS Năm sinh: 1975
Địa chỉ cơ quan: C10, 1 Đại Cồ Việt, Điện thoại di động: 0977120602
Điện thoại cơ quan: 024-38682206 Fax: 024-3860070
E-mail: thuy.tranthi3@hust.edu.vn
8. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Đơn vị công tác và Nội dung nghiên cứu


TT Họ và tên lĩnh vực chuyên môn Chữ ký
cụ thể được giao
1 Trần Thị Thúy ĐHBKHN, Hóa phân tích Chủ nhiệm đề tài

2 Trần Quang Tùng ĐHBKHN, Hóa phân tích Thư ký KH đề tài

3 Nguyễn Ngọc Mai ĐHBKHN, Hóa học Thành viên chính

4 Trương Dực Đức ĐHBKHN, Hóa phân tích Thành viên

5 Phạm Thu Phương ĐHBKHN, Hóa môi trường Thành viên


6 Trương Hoài Nam ĐHBKHN, học viên cao học Nghiên cứu viên

9. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH


Tên đơn vị Họ và tên người
Nội dung phối hợp nghiên cứu
trong và ngoài nước đại diện đơn vị

không không không

10. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI
Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

10.1. Ngoài nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trên thế giới,
liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh
giá tổng quan)

Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về việc sử dụng PVA trong ứng dụng hấp phụ kim
loại nặng. Điển hình có thể kể tới các hướng tiếp cận như blend PVA với những polymer
khác có khả năng hấp phụ kim loại nặng như Chitosan, Poly (acrylic acid),
Poly(ethyleneimine), Poly(aniline); hoặc tạo composite với các chất gia cường có khả năng
hấp phụ kim loại nặng như Graphene Oxide, Metal-organic frameworks (MOFs), bùn
khoáng; hoặc kết hợp cả blend với polymer và tạo compound với chất gia cường đều có khả
năng hấp phụ kim loại nặng. Hoặc sử dụng PVA kết hợp các tác nhân khâu mạch nhằm tăng
độ bền và khả năng hấp phụ kim loại nặng của PVA.

Một số nghiên cứu điển hình trong việc sử dụng PVA blend với các polymer khác có thể
kể ra như tạo Hydrogel PVA/chitosan compounded với graphene oxide ứng dụng hấp phụ
Cu (II) trong dung dịch của Luzhong Li et al., hydrogel tạo ra có khả năng hấp phụ đồng lên
tới 162 mg/g Hydrogel tại 30 oC [1]. Nghiên cứu tạo composite chitosan/PVA – Fe3O4 của
Hatice Karaer et al. như một vật liệu có tính từ tính ứng dụng trong hấp phụ Cu (II) cho kết
quả hấp phụ tối ưu là 143 mg/g [2]. Mahendra Kumar et al. chế tạo hạt blend giữa
PVA/chitosan bằng cách hòa tan trong hệ dung môi toluene và chlorobenzen, sử dụng
glutaraldehyde làm tác nhân khâu mạch, nghiên cứu cho kết quả hấp phụ Cd (II) trong dung
dịch đạt hiệu quả lên tới 73,75% tại pH = 6 [3]. Nghiên cứu chế tạo composite
PVA/chitosan/Talc của Katayoon Kalantari & Amalina M. Afifi năm 2018, nghiên cứu của
hai tác giả cho kết quả ấn tượng với khả năng hấp phụ Pb (II) và Cr (II) lần lượt là 88% và
92% [4]. Một nghiên cứu cũng sử dụng hệ PVA/chitosan trong ứng dụng hấp phụ kim loại
nặng khác là của Yosthanase Tassanapukdee et al., trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng
hệ blend PVA/chitosan/PVP (polyvinylpyrrolidone) và sử dụng tác nhân khâu mạch là
epichlorohydrin tạo hydrogel trong ứng dụng hấp phụ Pb (II), Cu (II), Ni (II) và Cd (II) cho
ra kết quả lần lượt là 80.02, 33.07, 15.13, và 8.36 mg/g [5]. Năm 2014, Xiaohuan Wang và
các cộng sự đã sử dụng chitosan, PVA và đất sét khoáng Bentonite để chế tạo
nanocomposite ứng dụng trong hấp phụ Hg (II), kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng hấp
phụ Hg (II) dao động từ 360,73 tới 460,18 mg/g tùy thuộc vào hàm lượng bentonite [6].
Ngoài chitosan, một số nghiên cứu khác cũng sử dụng PVA như tạo co-polymer giữa PVA
và acrylic acid (AAc) của Yahya H.F. Al-qudah năm 2013, trong nghiên cứu này, tác giả sử
dụng tia gamma để tạo phản ứng đồng trùng hợp giữa PVA và acrylic acid (AAc), kết quả
nghiên cứu cho ra khả năng hấp phụ Zn (II), Co (II) và Mn (II) trong dung dịch lần lượt là
338, 245 và 152 mg/g [7]. Năm 2021, Jinhua Xie và cộng sự đã tạo sợi Nano composite từ
NiFeAl-LDHs, PVA và poly (arcylic acid) sử dụng kỹ thuật electrospining trong ứng dụng
hấp phụ uranium, kết quả của nghiên cứu cho thấy khả năng hấp phụ uranium là 203.32mg/g
tại pH = 6 [8]. Ngoài chitosan và poly (arcylic acid) các nhà nghiên cứu cũng sử dụng
poly(ethyleneimine) kết hợp với PVA trong ứng dụng hấp phụ kim loại nặng. Điển hình như
Elnaz Bavel et al. đã chế tạo microfibers nanocomposite sử dụng PVA, poly(ethyleneimine)
và Fe3O4 nhằm loại bỏ Pb (II) ra khỏi dung dịch, kết quả của nghiên cứu đạt 370.9mg/g [9].

Ngoài sử dụng các polymer có khả năng hấp phụ kim loại nặng, một số nghiên cứu cũng
sử dụng các chất gia cường vô cơ nhằm tăng độ bền và khả năng hấp phụ kim loại nặng của
PVA. Jiang-bo-Huo và cộng sự đã sử dụng PVA và graphene oxide (GO) để chết tạo aerogel
ứng dụng trong hấp phụ Sr (II) từ dung dịch, động học của quá trình hấp phụ tuân theo mô
hình langmuir (R2 = 0.9042), mô hình Freundlich (R2 = 0.9598) [10].

Các nghiên cứu về tăng cường độ bền và khả năng hấp phụ kim loại nặng của PVA sử
dụng tác nhân khâu mạch cũng đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
trên thế giới. Điển hình như nghiên cứu của Sana Ullah et al. sử dụng glutaraldehyde làm tác
nhân khâu mạch cho PVA, trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành chế tạo crosslinked
PVA nanofibers sử dụng hấp phụ Cu (II) và Pb (II) cho kết quả lần lượt là 58.3 mg/g và
167.7 mg/g [11]. Năm 2019, tác giả Lelin Zeng đã tiến hành ghép acrylonitrile với PVA đã
được khâu mạch bởi glutaraldehyde, ông cũng sử dụng cericammonium nitrate làm chất khơi
mào cho phản ứng trùng hợp, kết quả nghiên cứu cho thấy co-polymer có khả năng hấp phụ
Cu (II) từ dung dịch là 40.7mg/g sau 40 giờ [12]. Huafeng et al. sử dụng glutarandehyde để
crosslink sợi nano PVA chế tạo bằng Electrospinning, ứng dụng hấp phụ Cu (II) và Pb (II)
trong nước. Sau khi crosslink, độ bền cơ học của vải PVA đạt 7.99 MPa sau
20 h crosslink, trong khi vải PVA không crosslink có độ bền rất kém và không thể kiểm tra.
Mặc dù vậy, khả năng hấp phụ ion kim loại giảm xuống khi tăng thời gian crosslink, 105 mg
Pb2+/g của sản phẩm crosslink trong 20 h, so với 165 mg Pb 2+/g của PVA chưa crosslink
[13]. Trong khi đó, một số nghiên cứu khác sử dụng tác nhân crosslink mang nhóm chức để
cải thiện khả năng hấp phụ, trong khi vẫn giúp ổn định vật liệu trong nước. Ji et al. sử dụng
sulfosuccinic acid (SSA) để crosslink màng PVA và sử dụng sản phẩm để lọc Sr (II) trong
nước [14], kết quả cho thấy khả năng hấp phụ ion kim loại ban đầu tăng lên khi tăng hàm
lượng SSA, đạt cực đại tại 10% SSA với kết quả hấp phụ 56.3 mg/g, sau đó có xu hướng
giảm nhẹ khi hàm lượng SSA lớn [14]. Fabiana et al. so ánh ảnh hưởng của citric acid (CA)
và succinic acid (SA) tới các tính chất của PVA crosslink, trong đó nghiên cứu khả năng trao
đổi ion dương của màng PVA crosslink bởi SA cho dung lượng trao đổi ion gấp đôi sản
phẩm crosslink bởi CA, tương ứng với 4.87 và 2.25 meq/g, trong khi PVA không biến tính
cho khả năng trao đổi ion không đáng kể với 0.06 meq/g [15].

Dưới đây là danh mục các tài liệu và công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài:
[1] L. Li, Z. Wang, P. Ma, H. Bai, W. Dong, and M. Chen, Journal of Polymer Research,
vol. 22, pp. 1-10, 2015.

[2] H. Karaer and İ. Kaya, Journal of Molecular Liquids, vol. 230, pp. 152-162, 2017.
[3] M. Kumar, B. P. Tripathi, and V. K. Shahi, Journal of Hazardous Materials, vol. 172, no.
2-3, pp. 1041-1048, 2009.
[4] K. Kalantari and A. M. Afifi, Separation Science and Technology, vol. 53, no. 16, pp.
2527-2535, 2018.
[5] Y. Tassanapukdee, P. Prayongpan, and K. Songsrirote, Environmental Technology &
Innovation, vol. 24, p. 101898, 2021.
[6] X. Wang, L. Yang, J. Zhang, C. Wang, and Q. Li, Chemical Engineering Journal, vol.
251, pp. 404-412, 2014.
[7] Y. H. F. Al-qudah, G. A. Mahmoud, and M. A. A. Khalek, Journal of Radiation
Research and Applied Sciences, vol. 7, no. 2, pp. 135-145, 2014.
[8] J. Xie et al., Journal of Radioanalytical and Nuclear Chemistry, vol. 329, no. 2, pp. 1103-
1117, 2021.
[9] E. Bavel, A. Afkhami, and T. Madrakian, Journal of Polymers and the Environment, vol.
28, pp. 614-623, 2020.
[10] J.-b. Huo, G. Yu, and J. Wang, Chemosphere, vol. 278, p. 130492, 2021.
[11] S. Ullah et al., Journal of Water Process Engineering, vol. 33, p. 101111, 2020.
[12] L. Zeng, Q. Liu, W. Xu, G. Wang, Y. Xu, and E. Liang, Journal of Polymers and
the Environment, vol. 28, pp. 116-122, 2020.
[13] H. Tian et al., Journal of hazardous materials, vol. 378, p. 120751, 2019.
[14] J. Y. Yoon, H. Zhang, Y. K. Kim, D. Harbottle, and J. W. Lee, Journal of
Environmental Chemical Engineering, vol. 7, no. 1, p. 102824, 2019.
[15] F. C. do Nascimento et al., Polymer Bulletin, vol. 78, no. 2, pp. 917-929, 2021.

10.2. Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở
Việt Nam, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài
được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)

Dựa trên các nghiên cứu có sẵn trên thế giới, một số tác giả ở Việt Nam cũng tiến hành
nghiên cứu ứng dụng PVA trong xử lý kim loại nặng.Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể
tới như nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Vĩnh Hoàng và Lê Diệu Thư chế tạo màng PVA
sử dụng Graphene oxide làm chất gia cường, nghiên cứu cho kết quả khả năng hấp phụ của
màng với dung dịch Co(II) nồng độ 20 mg/l là 99.5% [16]. Năm 2018, hai tác giả Nguyễn
Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Phương Thu cũng tiến hành chế tạo sợi Nano từ chitosan và
PVA trong ứng dụng hấp phụ Cu (II) và Pb (II) trong dung dịch cho kết quả lần lượt là 39.5
và 40.9 mg/g [17].

Danh mục các tài liệu và công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài:
[16] T. Le Dieu and H. T. Vinh, Vietnam Journal of Catalysis and Adsorption, vol.
10, no. 3, pp. 6-10, 2021.
[17] T. T. T. Nguyễn and T. P. T. Nguyễn, Tạp chí Khoa Học và Công Nghệ, vol. 49,
2018.
10.3. Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và
những thành viên tham gia nghiên cứu (họ và tên tác giả; bài báo; ấn phẩm; các yếu tố
về xuất bản)
a) Của chủ nhiệm đề tài
1. Anh Nguyen Thi Ngoc, Nam Vu Trung, Duy Khanh Pham, Quyet Phan Minh, Hau Than Van, Quynh Thi
Nguyen, Tung Tran Quang, Thu Ha Nguyen, Mai Nguyen Ngoc, Thuy Tran Thi, Improvement of
thermal and mechanical properties of Vietnam deproteinized natural rubber via graft
copolymerization with styrene/acrylonitrile and diimide transfer hydrogenation, Polymer Bulletin, in
press (2023)
2. Nguyen Thu Ha, Tran Van Chuc, Nguyen Manh Trung, Cao Anh Quan, Tran Thi Thuy, Preparation of
green material based on sugarcane bagasse and epoxidized natural rubber, Polymer Bulletin, in press
(2022) ISSN: 1436-2449
3. Tran Thi Thuy, Dinh Ngoc Duong, Nguyen Quynh Vi, Nguyen Duc Duong, Tran Duc Thinh, Nguyen
Cong Bang, Pham Hung Vuong, Nguyen Ngoc Mai, Catalytic dye oxidation over CeO2 nanoparticles
supported on regenerated cellulose membrane, Bulletin of Chemical Reaction Engineering &
Catalysis, Vol.17(3) p554-564 (2022) ISSN: 1978-2993
4. Nguyen Ngoc Mai, Tran Thi Tuyet, Nguyen Thi Quynh, Tran Thi Thuy, Nguyen Cong Bang, Dirk
Hollmann, Simple synthesis of cellulose hydrogels based on the direct dissolution cellulose in
tetrabytylphosphonium hydroxide followed by cross-linking, Polymers for Advances Technology,
(2022) ISSN: 1099-1581
5. Vu Trung Nam, Pham Thi Ni, Nguyen Thu Ha, Pham Thi Mai, Tran Anh Dung, Nguyen Trung Thanh,
Tran Quang Tung, Than Van Hau, Tran Thi Thuy, Tuning of biodegradable poly vinyl alcohol
properties by cross-link with bio-based 2,5 furandicarboxylic acid monomer. Polymer Journal, Vol.
54(3), p335-343 (2022) ISSN: 1349-0540
6. Nam Vu Trung, Mai Ngoc Nguyen, Anh Nguyen Thi Ngoc, Ni Pham Thi, Tung Tran Quang and Thuy
Tran Thi, Synthesis and characterizations of bio-based copolyme poly(ethylene-co-butylene 2,5-
furadicarboxylate), International Journal of Polymer Science, Vol. 2021, Article ID 9104546, 8
pages (2021) ISSN 1867-9422
7. Niratchaporn Rimdusit, Chanchira Jubsilp, Phattarin Mora, Kasinee Hemvichian, Tran Thi Thuy,
Panagiotis Karagiannidis, Sarawut Rimdusit, Radiation graft-copolymerization of ultrafine fully
vulcanized powdered natural rubber: Effects of styrene and acrylonitrile contents on thermal stability,
Polymers, 13, 3447 (2021) ISSN: 2238-7854
8. Nguyen Duy Hieu, Niratchaporn Rimdusit, Tran Quang Tung, Phan Minh Quyet, Vu Trung Nam,
Nguyen Thu Ha, Sarawut Rimdusit, Toshiaki Ougizawa, Tran Thi Thuy, Improvement of Thermal
Properties of Vietnam deproteinized natural rubber via graft copolymerization with
styrene/acrylonitrile and diimide transfer hydrogenation, Polymers for Advanced Technologies, Vol.32
(2), p736-747 (2021) ISSN: 1042-7147
9. Nguyen Thu Ha, Tran Ngoc Anh, Tran Thi Thuy, Seiichi Kawahara, Toshiaki Ougizawa, Preparation
and Application of epoxidized natural rubber artocarpus heterophyllus gum, Polymer Bulletin, in
press (2020) ISSN: 1436-2449
10. Nguyen Thu Ha, Tran Thi Thuy, Seiichi Kawahara, Toshiaki Ougizawa, Preparation of polyaniline
nanomatrix formed in natural rubber, Polymer Journal, Vol. 52, p1357-1365 (2020) ISSN: 1349-0540

11. Nguyen Thu Ha, Cao Hong Ha, Do Le Viet Hung, Nguyen Pham Duy Linh, Tran Thi Thuy, Nghia Phan
Trung, Seiichi Kawahara, Toshiaki Ougizawa, Preparation of electromagnetic Shielding Coating Based
on Natural Rubber, Materials Transactions, Vol.61(8), p1544-1549 (2020) ISSN: 1347-5302
12. Thi Nhan Nguyen, Hieu Nguyen Duy, Dung Tran Anh, Thuong Nghiem Thi, Thu Ha Nguyen, Nam
Nguyen Van, Tung Tran Quang, Tung Nguyen Huy, Thuy Tran Thi, Improvement of thermal and
mechanical properties of Vietnam natural rubber via graft copolymerization with methyl
methacrylate, International Journal of Polymer Science, Vol. 2020, Article ID 9037827, 11
pages (2020) ISSN 1867-9422
13. Anh-Tuan Vu, Thi Anh Tuyet Pham, Thi Thuy Tran, Xuan Truong Nguyen, Thu Quynh Tran, Quang
Tung Tran, Trong Nghia Nguyen, Tuan Van Doan, Vi Thao Duong, Cong Long Nguyen, Minh Viet
Nguyen and Chang-Ha Lee, Synthesis of nano-flakes preparation of Ag .ZnO.AC composite from rice
husk as a photocatalyst under solar light, Bulletin of Chemical Reaction Engineering & Catalyst, Vol.
15(1), p264-279 (2020) ISSN: 1978-2993
14. Swarup Ghosh, Thi Nhan Nguyen, Thuy Tran Thi, Esteban Mejia, Re-evaluation of the ring - opening
polymerization of ε-Caprolactone catalyzed by dialkylmagnesium reagents, European Polymer
Journal, Vol. 122 (2019) p45-50 ISSN: 0014-3057
b) Của các thành viên tham gia nghiên cứu
……
(Những công trình được công bố trong 5 năm gần nhất)
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sự tích lũy một lượng lớn kim loại nặng trong nước thải công nghiệp đang là vấn đề
được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia. Kim loại nặng không thể tự phân hủy .
Ngoài ra, sự có mặt của chúng trong nguồn nước có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng và đặc biệt còn còn gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của con người thông qua sự tích
tụ của chúng trong chuỗi thức ăn. Khi con người bị phơi nhiễm kim loại nặng ở một hàm
lượng vượt quá ngưỡng cho phép, ion kim loại nặng có thể chuyển hóa thành “chất độc, điều
này trực tiếp gây ra rối loạn bên trong cơ thể bằng cách kích hoạt quá trình oxi hóa [18,19].

Ví dụ, Đồng (Cu) là một nguyên tố vi lượng cần thết cho sự phát triển của con người. Cu
và Fe là hai nguyên tố cấu tạo nên tế bào hồng cầu. Hơn thế, đồng còn giúp cơ thể con người
duy trì một bộ xương khỏe mạnh, tuần hoàn máu…Tuy nhiên, khi hàm lượng đồng trong cơ
thể vượt quá ngưỡng cho phép có thể gây nên những triệu chứng như tổn thương gan, chuột
rút, buồn nôn, tiêu chảy.

Do đó, việc loại bỏ kim loại nặng ra khỏi nước thải trước khi xả ra môi trường là việc
làm rất cấp thiết. Đã có nhiều nghiên cứu về các phương pháp loại bỏ kim loại nặng ra khỏi
nước thải như kết tủa, khử điện hóa, trao đổi ion, và thẩm thấu ngược [20,21]. Tuy nhiên, các
phương pháp này thường đi kèm với một vài nhược điểm như kém chọn lọc, tạo ra sản phẩm
phụ, tiêu tốn năng lượng, yêu cầu sử dụng nhiều hóa chất và thời gian nhả hấp phụ dài, được
cho là có thể tạo ra những chất có hại không mong muốn [20,21,22]. Hiện nay sử dụng công
nghệ hấp phụ là một phương pháp lý tưởng để đáp ứng nhu cầu về mặt công nghệ và giá cả
phải chăng. Hấp phụ là một phương pháp chứa nhiều ưu điểm như dễ quản lý, vận hành đơn
giản, hiệu quả cao, động học hóa học diễn ra nhanh [21]. Có rất nhiều vật liệu đã từng được
nghiên cứu trong công nghệ hấp phụ như silica gel, carbon hoạt tính, MOFs, nhựa, đất sét,
màng polymer [23]. Trong số đó, sử dùng màng polymer có chứa nhóm chức hấp phụ được
coi là một trong những vật liệu mang lại tính hiệu quả cao trong việc hấp phụ hoặc loại bỏ
ion kim loại ra khỏi nước thải do chúng có tính chọn lọc cao [24]. Ưu điểm của việc sử dụng
màng polymer so với các vật liệu hấp phụ khác là chúng có khả năng loại bỏ kim loại nặng ở
nồng độ thấp ra khỏi nước thải rất hiệu quả [25]. Hiện nay tại Việt Nam, xử lý nước thải sử
dụng màng polyme cũng đã được ứng dụng, phổ biến nhất là phương pháp thẩm thấu ngược
RO. Tuy nhiên ở đây, màng lọc chỉ đóng vai trò ngăn ion kim loại không đi qua màng.
Phương pháp sử dụng màng lọc hoạt tính có ái lực mạnh với ion kim loại giúp tăng tính chọn
lọc và khả năng thu hồi, tiết kiệm năng lượng tạo áp suất đẩy chất lỏng so với phương pháp
RO. Với ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội đang được nâng cao trong những năm gần
đây, thúc đẩy sự phát triển của vật liệu xanh, việc sử dụng các loại polyme phân hủy sinh
học có khả năng hấp phụ kim loại nặng đã và đang đặc biệt được quan tâm và phát triển
trong nghiên cứu và ứng dụng.

Poly(vinyl alcohol) (PVA) là một trong những polymer thu hút được nhiều quan tâm của
các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài cho mục đích hấp phụ kim loại nặng. PVA là
một polymer tổng hợp, không độc hại, có khả năng phân hủy sinh học, tính ổn nhiệt, ổn định
ở các môi trường pH khác nhau, có khả năng tạo màng [26-29]. PVA chứa 1 nhóm -OH trên
mỗi mắt xích phân tử, cặp electron tự do trên nguyên tử O của nhóm –OH hoạt động như
một ligand giúp PVA có khả năng hấp phụ ion kim loại nặng thông qua phản ứng tạo phức
[30] .
Một trong những nhược điểm của PVA là do có nhiều nhóm -OH trong mạch chính, nên
PVA rất dễ bị hòa tan trong nước, nói cách khác màng PVA không biến tính rất kém bền
trong nước. Bên cạnh đó, tính chất cơ học của PVA khá khiêm tốn khi so sánh với các
polyme tổng hợp không phân hủy sinh học phổ biến [31].

Để khắc phục nhược điểm kém bền của PVA trong nước, phương pháp tạo liên kết
ngang giữa các chuỗi mắt xích phân tử (crosslinking) đang được sử dụng rộng rãi. Không chỉ
độ bền trong nước của PVA được cải thiện, mà phương pháp này còn giúp độ bền nhiệt và
tính chất cơ học của vật liệu cũng được tăng cường [32]. Trong thực tế, các tác nhân khâu
mạch sử dụng phổ biến cho mục đích trên như sulfosuccinic acid, glutaraldehyde (GA),
trisodium trimetaphosphate, sodium hexametaphosphate, dianhydrides, dianhydrides, 2, 5-
furan dicarboxylic acid (FDCA) [32]. Tuy nhiên, các tác nhân khâu mạch trên hoặc không có
nguồn gốc tự nhiên, hoặc không có chưa các nhóm chức tự do có khả năng tạo phức với ion
kim loại nặng. Acid L– glutamic là một diacid có nguồn gốc tự nhiên và chứa nhóm chức tự
do -NH2 trên mạch chính. Nhóm chức -NH 2 là tác nhân tạo phức với kim loại mạnh hơn so
với nhóm –OH của PVA. Do đó, acid L-glutamic là tác nhân khâu mạch lý tưởng, hoàn toàn
thân thiện với môi trường. Nó không những cải thiện độ bền trong nước mà còn giúp tăng
cường khả năng hấp phụ kim loại nặng của màng PVA biến tính.

Tuy nhiên, việc khâu mạch PVA cũng đi kèm với sự giảm khả năng hấp phụ của màng
PVA do giảm thể tích tự do trong cấu trúc của vật liệu [31]. Do đó, để tối ưu hóa khả năng
hấp phụ kim loại của màng PVA, chúng tôi cũng sử dụng poly(ethylene glycol) (PEG) đóng
vai trò là tác nhân tạo xốp nhằm tăng diện tích bề mặt cho màng PVA, giảm độ kết tinh qua
đó làm tăng thể tích tự do trong cấu trúc của màng [31]. Điều này, dẫn tới độ trương của
màng sẽ tăng lên [32]. Nói cách khác, lượng phân tử nước đi qua màng sẽ tăng, kéo theo đó
là khả năng hấp phụ của màng sẽ được cải thiện. Theo một nghiên cứu gần đây của Fahad
H.Falqi et al., PVA và PEG là hai polymer có khả năng tương hợp một phần ở hàm lượng 5
và 10% khối lượng PEG tính theo PVA, các tính chất về độ bền kéo và độ dãn dài được cải
thiện. Tuy nhiên, khi hàm lượng PEG đưa vào vượt quá 15%, sự tách pha giữa 2 polymer đã
xảy ra [33]. Dựa trên ý tưởng này, chúng tôi tiến hành chế tạo blend PVA/PEG ở tỷ lệ 50:50.
Sau khi sự tách pha diễn ra, sử dụng nước để trích ly PEG trong màng sẽ tạo ra mao quản tại
những vị trí mà PEG đã chiếm chỗ.

Do đó, đề tài nghiên cứu chúng tôi lựa chọn là: Cải thiện khả năng hấp phụ kim loại
nặng của màng poly(vinyl alcohol) thông qua phương pháp biến tính hóa học bằng L-
glutamic acid và tạo xốp bằng poly(ethylene glycol).
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Mục tiêu chung: Chế tạo được vật liệu polymer phân hủy sinh học trên cơ sở biến tính PVA
bằng L-glutamic acid và tạo xốp bằng PEG (PVA-crosslink-Glutamic acid) ứng dụng làm
sạch ion kim loại nặng trong nước thải.

Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ phân hủy sinh học hoàn toàn thân
thiện với môi trường trên cơ sở biến tính PVA bằng L-glutamic acid và tạo xốp bằng PEG
(PVA-crosslink-Glu). Vật liệu có độ bền nhiệt tốt (nhiệt độ phân hủy T d>300 °C cao hơn >30
°C so với PVA chưa biến tính). Vật liệu hấp phụ chế tạo có khả năng hấp phụ tới 90% Cu
(II) từ dụng dịch Cu (II) 10–3M (so với khả năng hấp phụ < 10% của PVA).

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Tiến hành chế tạo, nghiên cứu, từ đó so sánh khả năng hấp phụ Cu (II) của ba loại màng:

- Vật liệu màng PVA được tạo ra bằng cách cho bay hơi dung dịch PVA trong dung
môi nước.

- Vật liệu màng crosslinked PVA bằng L-glutamic acid được tạo ra bằng cách cho bay
hơi dung dịch PVA và L-glutamic acid trong dung môi nước với các hàm lượng L-
glutmic acid khác nhau tính theo theo khối lượng PVA, sau đó màng PVA, L-
glutamic acid tiếp tục tiến hành crosslink tại 120 oC trong vòng 2h. Tiếp tục trích ly
phần L-glutamic acid trong màng crosslinked PVA trong nước và sấy khô để đạt
được sản phẩm cuối là màng crosslinked PVA bằng L – glutamic acid.

- Vật liệu màng crosslinked PVA/PEG (polyethylene glycol) được chế tạo bằng
phương pháp cho bay hơi hỗn hợp dung dịch PVA, PEG, L-glutamic acid với các
hàm lượng L-glutamic acid, PEG khác nhau tính theo khối lượng PVA. Màng sau
bay hơi được cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 120 oC trong 2h để tiến hành phản ứng
crosslink. Màng sau crosslink được trích ly trong nước để loại bỏ PEG và L-
glutamic acid dư, sau đó màng tiếp tục được sấy khô để tạo sản phẩm cuối.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ Cu (II) của vật liệu: ảnh
hưởng của nhiệt độ thí nghiệm, ảnh hưởng của nồng độ ban đầu của dung dịch, ảnh
hưởng của khối lượng màng vật liệu, ảnh hưởng của pH môi trường, ảnh hương của
hàm lượng L-glutamic acid, ảnh hưởng của thời gian hấp phụ.

- Nghiên cứu các tính chất của vật liệu polymer: khảo sát độ trương của vật liệu,
nghiên cứu khả năng khâu mạch của vật liệu, nghiên cứu cấu trúc và hình thái của
vật liệu, nghiên cứu về tính chất nhiệt của vật liệu.

- Nghiên cứu về khả năng nhả hấp phụ của vật liệu.

- Nghiên cứu quá trình phân hủy của vật liệu


4. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Cách tiếp cận

Cách tiếp cận của nghiên cứu được xây dựng trên việc khảo sát và nghiên cứu các công trình
đã công bố liên quan đến đề tài (trong và ngoài nước). Chúng tôi tiến hành xem xét và
nghiên cứu các cách tiếp cận cũ và mới. Phân tích ưu và nhược điểm của PVA trong ứng
dụng hấp phụ kim loại nặng từ đó đưa ra ý tưởng nhằm sửa đổi cấu trúc của màng PVA sao
cho vật liệu chế tạo cho hiệu quả hấp phụ kim loại nặng là tối ưu nhất.

Từ phương pháp được xây dựng, chúng tôi tiến hành thực nghiệm để chế tạo màng vật liệu,
thay đổi điều kiện chế tạo để phù hợp với điều kiện thí nghiệm, sau đó tiến hành khảo sát khả
năng hấp phụ của màng vật liệu. Ngoài nghiên cứu các điều kiện thí nghiệm ảnh hưởng đến
khả năng hấp phụ của vật liệu, chúng tôi còn tiến hành phân tích các tính chất đặc trưng của
vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến quá hình hấp phụ kim loại nặng như độ trương của màng,
hình thái học của vật liệu, cấu trúc của vật liệu, khả năng khâu mạch của vật liệu, tính chất
nhiệt của vật liệu.

Thực nghiệm về quy trình chế tạo màng cũng như các điều kiện ảnh hưởng tới khả năng hấp
phụ Cu (II) của vật liệu trong điều kiện phòng thí nghiệm, đánh giá khả năng ứng dụng sản
xuất trong nhà máy. Trên cơ sở kết quả thực nghiệm ở phòng thí nghiệm, chúng tôi điều
chỉnh và đề xuất quy trình công nghệ ở quy mô lớn hơn.

Các kết quả của thí nghiệm/nghiên cứu trước sẽ là cơ sở cho việc khảo sát và phát triển các
nghiên cứu về sau. polyethylene glycol

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu thực nghiệm:

- Phát triển và ứng dụng

5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

5.1. Nội dung nghiên cứu (Mô tả chi tiết những nội dung nghiên cứu của đề tài)

Nội dung 1. Tổng quan tài liệu, đánh giá cơ sở khoa học và kinh nghiệm quốc tế về …. trong
nghiên cứu ….

Nội dung 2. Chế tạo vật liệu PVA-crosslink-Glu xốp từ PVA, L-glutamic acid và PEG
Hình 1: Sơ đồ chế tạo vật liệu PVA-crosslink-Glu xốp từ PVA, L-glutamic và PEG

- Khảo sát khả năng hấp phụ nước và mật độ liên kết ngang trong màng thông qua phép
đo độ trương.
- Khảo sát khả năng khâu mạch của màng thông qua phép đo hàm lượng phần gel
- Nghiên cứu cấu trúc của vật liệu thu được được phân tích bằng phổ ATR, XRD,
13
C NMR, FTIR
- Nghiên cứu hình thái học của vật liệu được phân tích bằng phép đo SEM
- Tính chất nhiệt được phân tích thông qua phép đo TGA, DSC.

Hình 2. Sơ đồ biến tính hóa học PVA bằng cách crosslink với L-glutamic acid
Nội dung 3. Nghiên cứu khả năng hấp phụ kim loại nặng của vật liệu PVA-crosslink-Glu
xốp đã chế tạo
Đồng (II) được lựa chọn làm kim loại để khảo sát khả năng hấp phụ của vật liệu.
Ngâm m(g) vật liệu polymer biến tính trong V (L) dung dịch CuSO 4 với nồng độ xác
định. Sau 24 h, nồng độ của Cu (II) trong dung dịch được kiểm tra lại bằng phân tích UV-Vis
trong vùng trông thấy sử dụng phản ứng tạo phức với thuốc thử nitrozo R-sol.
Khả năng hấp phụ đồng của vật liệu được đặc trưng bằng dung lượng hấp phụ
(adsorption capacity) Qe. Qe được tính toán từ phương trình: [5]

Trong đó:
là dung lượng hấp phụ (mg/g); là nồng độ Cu (II) ban đầu trong dung dịch (mg/L);

là nồng độ Cu (II) trong dung dịch sau khi hấp phụ (mg/L); là khối lượng vật liệu hấp

phụ đưa vào (g); V là thể tích dung dịch hấp phụ (L)
Các nội dung nghiên cứu:
- Khảo sát ảnh hưởng của pH, nồng độ dung dịch Cu 2+ và thời gian hấp phụ tới khả năng
hấp phụ của vật liệu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng L-glutamic crosslink và khối lượng vật liệu hấp
phụ tới khả năng hấp phụ của vật liệu.
- Nghiên cứu động học của quá trình hấp phụ.
Nội dung 4. Nghiên cứu về quá trình nhả hấp phụ của màng
Tại pH hấp phụ, màng PVA có ái lực mạnh với ion kim loại nặng, do đó tốc độ nhả hấp
phụ của màng không đáng kể. Quá trình nhả hấp phụ có thể thực hiện tại pH thấp, lúc này
nồng độ [H+] lớn, [H+] sẽ cạnh tranh quá trình liên kết với phối tử của ion kim loại nặng và
đẩy ion kim loại ra ngoài màng.
Sau quá trình hấp phụ hoàn toàn. Màng PVA-crosslinked Glu x% sẽ được nhúng trong
dung dịch nitric acid nồng độ z (M). Sau một khoảng thời gian xác định, tiến hành trích xuất
dung dịch và phân tích nồng độ kim loại trong dịch ngâm.
Khả năng nhả hấp phụ của màng được tính toán từ phương trình:

Trong đó: là hiệu suất nhả hấp phụ (%); là nồng độ kim loại trong dung dịch acid sau

khi nhả hấp phụ (mg/L); là thể tích dung dịch acid (L); là dung lượng hấp phụ (mg/g);

là dung lượng hấp phụ (mg/g);

Nội dung 5. Nghiên cứu khả năng phân hủy sinh học của vật liệu PVA biến tính bằng acid
L-glutamic
Môi trường nuôi cấy được chuẩn bị từ dịch chiết thịt bò, dịch chiết men, pepton và
NaCl. Chủng P. putida được nuôi cấy trong môi trường này để phát triển tới số lượng cần
thiết. Sau đó, vi khuẩn được tách ra từ môi trường nuôi cấy bằng li tâm, rồi phân tán trở lại
trong môi trường nước.
Mẫu PVA khảo sát phân huỷ sinh học được tiệt trùng trong bình thủy nhiệt tại 120
°C, sau đó được vùi trong đất tiệt trùng rồi bổ sung vi khuẩn. Hệ được ủ tại 30 °C trong 60
ngày. Sau đó film được lấy ra khỏi đất, rửa sạch với nước deion rồi sấy trong tủ sấy để loại
nước. Khả năng phân huỷ sinh học được đánh giá bằng so sánh khối lượng còn lại và khối
lượng ban đầu của mẫu.

Nội dung 6. Viết báo cáo tổng kết đề tài

5.2. Tiến độ thực hiện


Thời
gian
Các nội dung, công việc Sản phẩm Người thực
STT (bắt
thực hiện hiện
đầu-kết
thúc)
1 Tổng quan tài liệu, đánh giá cơ sở khoa Báo cáo chuyên đề nghiên T. T. Thúy
học và kinh nghiệm quốc tế …. cứu tổng quan ….
1-4/2024

2 … 4-9/2024 …

Báo cáo chuyên đề về …


2.1 … Báo cáo chuyên đề về …


2.2 … Báo cáo chuyên đề về …


2.3 … Báo cáo chuyên đề …

3. … Bộ số liệu về các giá trị 4-9/2019 …


EC50 của các kim loại được
lựa chọn

3.1 … Báo các chuyên đề về kết 9- …


quả đánh giá khả năng hấp 12/2024
phụ kim loại nặng của vật
liệu chế tạo

3.2 … Báo cáo chuyên đề về kết 12- …


quả đánh giá khả năng hấp 3/2024
phụ kim loại nặng của vật
liệu chế tạo

3.3 … Báo cáo chuyên đề về kết 3-7/2025 …


quả đánh giá khả năng phân
hủy sinh học của vật liệu
chế tạo được.

4 … 11- …
3/2025
4.1 … Báo cáo chuyên đề … 8- …
11/2025
4.2 … Báo cáo chuyên đề … …

5 … Báo cáo chuyên đề ….. 3- …


12/2025

5.1 …

5.2 …

5.3 P.T.Hồng

6 … Tài liệu hướng dẫn sử dụng 5-6/2025 …


….

7 Báo cáo tổng kết đề tài Báo cáo tổng kết 9- T. T. Thúy
12/2025
T. Q. Tùng
N. N. Mai

6. SẢN PHẨM
Yêu cầu chất lượng sản
phẩm
(mô tả chi tiết chất lượng
Stt Tên sản phẩm Số lượng sản phẩm đạt được như nội
dung, hình thức, các chỉ
tiêu, thông số kỹ thuật,...)

I Sản phẩm khoa học (Các công trình khoa học sẽ được công bố: sách, bài báo khoa học...)

Bài báo được đăng (hoặc


chấp nhận đăng) trên tạp chí
Bài báo khoa học đăng trên tạp chí
1.1 02 khoa học có trong chỉ mục
nước ngoài
trích dẫn của WoS, thứ hạng
tạp chí: 02 (hai) bài Q1/Q2
1.2 Bài báo đăng trên tạp chí trong nước 01 Bài báo được đăng (hoặc
chấp nhận đăng) trên tạp chí
được HĐGSNN tính điểm
01 bài (≥ 0,75 điểm).
II Sản phẩm đào tạo (Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ,...)

Luận văn theo hướng nghiên


2.1 Thạc sĩ 01 cứu của đề tài và bảo vệ
thành công
Góp phần đào tào NCS
2.2 Tiến sĩ 01 (theo hướng nghiên cứu của
đề tài)

III Sản phẩm ứng dụng

Quy trình chế tạo vật liệu hấp phụ kim


loại nặng chế tạo từ polyme phân hủy
3.1 01 Được công nhận cấp cơ sở
sinh học (PVA, PEG) cùng với một
amino acid tự nhiên (L-glutamic acid).
Vật liệu PVA biến tính bằng L-glutamic
Được xác nhận bởi phòng
3.2 acid và bộ số liệu đo đạc, phân tích đủ 500 (g)
các tính năng đặc trưng.
thí nghiệm độc lập

7. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG
7.1. Phương thức chuyển giao
- Chuyển giao công nghệ trọn gói kèm theo đào tạo cán bộ kỹ thuật hoặc chuyển giao theo hình
thức trả dần theo tỷ lệ doanh thu.
7.2. Địa chỉ ứng dụng
- Các cơ sở đào tạo
- Các viện, trung tâm nghiên cứu ứng dụng về lĩnh vực xử lý nước thải.
8. TÁC ĐỘNG VÀ LỢI ÍCH MANG LẠI CỦA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
8.1. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Chủ nhiệm đề tài và các thành viên tham gia đều là những cán bộ đang trực tiếp giảng dạy, công
tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, do đó hoàn toàn có thể phát huy tối đa lợi ích của kết quả
nghiên cứu đối với lĩnh vực mình đang hoạt động. Một số tác động có thể kể ra như sau:
- Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao (cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ, NCS…) để làm chủ công
nghệ chế tạo vật liệu polymer phân hủy sinh học.
- Tạo sự kết nối, trao đổi học thuật giữa những nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài khi
đề tài nghiên cứu có tính thời sự và khoa học cao.
8.2. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan
Chủ nhiệm đề tài và các thành viên tham gia đang thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu trong
lĩnh vực kỹ thuật hoá học, vật liệu và môi trường. Kết quả của đề tài sẽ có những đóng góp mới cho
lĩnh vực này. Cụ thể là:
- Phát triển xanh, thân thiện môi trường và phân hủy sinh học có tiềm năng thay thế những
polyme có nguồn gốc dầu mỏ. Vật liệu chế tạo được có tiềm năng ứng dụng trong lĩnh
vực xử lý nước thải.
- Sử dụng các vật liệu an toàn với môi trường và cơ thể con người để biến tính polymer
phân hủy sinh học PVA tạo ra vật liệu có giá trị khoa học và công nghệ cao, hoàn toàn
thân thiện môi trường.
- Tạo ra tiềm năng cạnh tranh về khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và các nước trên
thế giới.
8.3. Đối với phát triển kinh tế-xã hội
Đề tài nhằm giải quyết vấn đề đặt ra thực tiễn trong đời sống. Những đóng góp của đề tài đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội có thể kể ra như sau:
- Góp phần giải quyết bài toán về vấn đề tích lũy và dư thừa kim loại nặng trong nguồn
nước do quá trình xử lý nước thải công nghiệp chưa hiệu quả.
- Nghiên cứu này tạo ra một vật liệu mới có nguồn gốc hoàn toàn thân thiện môi trường.
Quy trình chế tạo vật liệu này có tiềm năng lớn để ứng dụng ở quy mô công nghiệp. Ví
dụ như khi sử dụng kỹ thuật electrospinning vật liệu tạo ra có thể ứng dụng trong y sinh
như kỹ thuật mô, phân tán thuốc.
8.4. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Đối với tổ chức chủ trì: Phát triển hướng nghiên cứu về phát triển vật liệu mới polymer phân hủy
sinh học nằm trong số các định hướng phát triển khoa học công nghệ của trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội liên quan đến vật liệu mới.
- Đối với các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu: Ứng dụng Xử lý nước ở các nguồn nước có phát
thải ion kim loại nặng của một nhà máy có hoạt động sản xuất công nghiệp.
19. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện đề tài: 670.000.000 đồng
(Sáu trăm bảy mươi triệu đồng chẵn)
Trong đó:
Ngân sách Nhà nước: 670.000.000 đồng
Các nguồn khác: 0 đồng
Stt Khoản chi, nội dung chi Thời gian Tổng kinh Nguồn kinh phí GC
thực hiện phí
(triệu đồng) Kinh phí Các
từ NSNN nguồn
khác
1 Chi tiền công lao động trực tiếp … …  
2 Chi mua vật tư, nguyên, nhiên, vật
liệu … …. 0
3 Chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định 0 0 0
4 Chi hội thảo khoa học, công tác phí 0 0 0
5 Chi trả dịch vụ thuê ngoài phục vụ
0 0 0
hoạt động nghiên cứu
6 Chi điều tra, khảo sát thu thập số liệu 0 0 0
7 Chi văn phòng, phẩm, thông tin liên
7 7 0
lạc, in ấn
8 Chi họp hội đồng đánh giá, nghiệm
5,35 5,35  
thu cấp cơ sở
9 Chi quản lý phí (5%) 33,5

Tổng cộng 670 670 0

(Dự toán chi tiết các mục chi kèm theo và xác nhận của cơ quan chủ trì).
Ngày…tháng…năm…… Ngày…tháng…năm……
Tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên, đóng dấu) (ký, họ và tên)

Ngày…tháng…năm……
Cơ quan chủ quản duyệt
TL. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
[18] M. Jaishankar, T. Tseten, N. Anbalagan, B. B. Mathew, and K. N. Beeregowda, (in eng), Interdiscip
Toxicol, vol. 7, no. 2, pp. 60-72, Jun 2014.
[19] Z. Fu and S. Xi Toxicology mechanisms and methods, vol. 30, no. 3, pp. 167-176, 2020.
[20] Zheng, Yian, and Aiqin Wang. Chemical Engineering Journal 162.1 (2010): 186-193.
[21] Trikkaliotis, Dimitrios G., et al Macromol 2.3 (2022): 403-425.
[22] Kumar, Mahendra, Bijay P. Tripathi, and Vinod K. Shahi.  Journal of Hazardous Materials 172.2-3
(2009): 1041-1048.
[23] Kavaklı, Pınar Akkaş, and Olgun Güven. Journal of applied polymer science 93.4 (2004): 1705-1710.
[24] Salgado‐Chavarría, David, and Joaquín Palacios‐Alquisira ChemistrySelect 5.16 (2020): 4826-4838.
[25] Rivas, B. L., et al Journal of applied polymer science 58.12 (1995): 2201-2205.
[26] Aslam, Muhammad, Mazhar Ali Kalyar, and Zulfiqar Ali Raza. Polymer Engineering & Science 58.12
(2018): 2119-2132.
[27] Rajeswari, A., A. Amalraj, and A. Pius. Chapter 21.
[28] Jain, Naman, Vinay Kumar Singh, and Sakshi Chauhan. Journal of the Mechanical Behavior of
Materials 26.5-6 (2017): 213-222.
[29] Casey, Lewis S. Journal of Geoscience and Environment Protection 3.02 (2015): 78.
[30] Muller, Julien, et al. Separation and Purification Technology 255 (2021): 117747.
[31] Vu Trung, Nam, et al. Polymer Journal 54.3 (2022): 335-343.
[32] do Nascimento, Fabiana Campos, et al. Polymer Bulletin 78.2 (2021): 917-929.
[33] Falqi, Fahad H., et al International Journal of Polymer Science 2018 (2018).

You might also like