You are on page 1of 6

ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ

CỘNG ĐỒNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1. Yêu cầu phục vụ cộng đồng trong Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ
sở giáo dục đại học
Theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục theo Thông tư
12/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quy định về kiểm định chất
lượng cơ sở giáo dục đại học), những tiêu chuẩn có liên quan đến hoạt động
PVCĐ trong Bộ tiêu chuẩn này gồm Tiêu chuẩn 4, 5, 6, 7, 11, 12, 21, 24, 25, và
các tiêu chí đi kèm, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn 4: Quản trị chiến lược
Tiêu chí 4.1: Thực hiện việc lập kế hoạch chiến lược nhằm đạt được tầm
nhìn, sứ mạng và văn hóa cũng như các mục tiêu chiến lược trong đào tạo,
nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
Tiêu chuẩn 5: Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ
cộng đồng
Tiêu chí 5.1: Có hệ thống để xây dựng các chính sách về đào tạo, nghiên
cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
Tiêu chí 5.3: Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ
cộng đồng được rà soát thường xuyên.
Tiêu chí 5.4: Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ
cộng đồng được cải tiến nhằm tăng hiệu quả hoạt động của cơ sở giáo dục, đáp
ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.
Tiêu chuẩn 6: Quản lý nguồn nhân lực
Tiêu chí 6.1: Nguồn nhân lực được quy hoạch để đáp ứng đầy đủ nhu cầu
của hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
Tiêu chí 6.5: Hệ thống quản lý việc thực hiện nhiệm vụ (bao gồm chế độ
khen thưởng, ghi nhận và kế hoạch bồi dưỡng) được triển khai để thúc đẩy và hỗ
trợ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
Tiêu chí 6.7: Các chế độ, chính sách, quy trình và quy hoạch nguồn nhân
lực được cải tiến để hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
Tiêu chuẩn 7: Quản lý tài chính và cơ sở vật chất
Tiêu chí 7.1: Hệ thống lập kế hoạch, triển khai, kiểm toán, tăng cường các
nguồn lực tài chính của cơ sở giáo dục để hỗ trợ việc thực hiện tầm nhìn, sứ

1
mạng, các mục tiêu chiến lược trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ
cộng đồng được thiết lập và vận hành.
Tiêu chí 7.2: Hệ thống lập kế hoạch, bảo trì, đánh giá, nâng cấp cơ sở vật
chất và cơ sở hạ tầng bao gồm các phương tiện dạy và học, các phòng thí
nghiệm, thiết bị và công cụ v.v. để đáp ứng các nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu
khoa học và phục vụ cộng đồng được thiết lập và vận hành.
Tiêu chí 7.3: Hệ thống lập kế hoạch, bảo trì, kiểm toán, nâng cấp các thiết
bị công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng như máy tính, hệ thống mạng, hệ thống
dự phòng, bảo mật và quyền truy cập để đáp ứng các nhu cầu về đào tạo, nghiên
cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được thiết lập và vận hành.
Tiêu chí 7.4: Hệ thống lập kế hoạch, bảo trì, đánh giá và tăng cường các
nguồn lực học tập như nguồn học liệu của thư viện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy, cơ
sở dữ liệu trực tuyến, v.v. để đáp ứng các nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa
học và phục vụ cộng đồng được thiết lập và vận hành.
Tiêu chuẩn 11: Hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng bên trong
Tiêu chí 11.1: Kế hoạch quản lý thông tin đảm bảo chất lượng bên trong
bao gồm việc thu thập, xử lý, báo cáo, nhận và chuyển thông tin từ các bên liên
quan nhằm hỗ trợ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng
đồng được thiết lập.
Tiêu chí 11.4: Việc quản lý thông tin đảm bảo chất lượng bên trong cũng
như các chính sách, quy trình và kế hoạch quản lý thông tin đảm bảo chất lượng
bên trong được cải tiến để hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng
đồng.
Tiêu chuẩn 12: Nâng cao chất lượng
Tiêu chí 12.1: Xây dựng kế hoạch liên tục nâng cao chất lượng của cơ sở
giáo dục bao gồm các chính sách, hệ thống, quy trình, thủ tục và nguồn lực để
thực hiện tốt nhất hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng
đồng.
Tiêu chí 12.5: Quy trình lựa chọn, sử dụng các thông tin so chuẩn và đối
sánh được cải tiến để liên tục đạt được các kết quả tốt nhất trong đào tạo, nghiên
cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
Tiêu chuẩn 21: Kết nối và phục vụ cộng đồng
1. Tiêu chí 21.1: Xâydựng được kế hoạch kết nối và cung cấp các dịch vụ
phục vụ cộng đồng để thực hiện tầm nhìn và sứ mạng của cơ sở giáo dục.

2
2. Tiêu chí 21.2: Các chính sách và hướng dẫn cho hoạt động kết nối và
phục vụ cộng đồng được thực hiện.
3. Tiêu chí 21.3: Triển khai được hệ thống đo lường, giám sát việc kết nối
và phục vụ cộng đồng.
4. Tiêu chí 21.4: Việc cung cấp các dịch vụ phục vụ và kết nối cộng đồng
được cải tiến để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.
Tiêu chuẩn 24: Kết quả phục vụ cộng đồng
Tiêu chí 24.1: Loại hình và khối lượng tham gia vào hoạt động kết nối và
phục vụ cộng đồng, đóng góp cho xã hội được xác lập, giám sát và đối sánh để
cải tiến.
Tiêu chí 24.2: Tác động xã hội, kết quả của hoạt động kết nối và phục vụ
cộng đồng, đóng góp cho xã hội được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
Tiêu chí 24.3: Tác động của hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng đối
với người học và đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên được xác lập, giám sát
và đối sánh để cải tiến.
Tiêu chí 24.4: Sự hài lòng của các bên liên quan về hoạt động kết nối và
phục vụ cộng đồng, đóng góp cho xã hội được xác lập, giám sát và đối sánh để
cải tiến.
Tiêu chuẩn 25: Kết quả tài chính và thị trường
Tiêu chí 25.1: Kết quả và các chỉ số tài chính của hoạt động đào tạo,
nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được xác lập, giám sát và đối sánh
để cải tiến.
Tiêu chí 25.2: Kết quả và các chỉ số thị trường của hoạt động đào tạo,
nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được xác lập, giám sát và đối sánh
để cải tiến.
Số lượng các tiêu chuẩn, tiêu chí có liên quan đến PVCĐ (9/25 tiêu
chuẩn, 25/111 tiêu chí) trong Bộ tiêu chuẩn trên cho thấy tầm quan trọng của
hoạt động này trong các hoạt động của một trường đại học. Các tiêu chí được
phân bổ toàn diện cũng cho thấy đây là hoạt động cần được trường đại học đầu
tư một cách bài bản, từ xây dựng chính sách đến triển khai, giám sát, rà soát, đối
sánh và không ngừng cải tiến.
2. Chức năng phục vụ cộng đồng của trường đại học
Chức năng phục vụ cộng đồng (PVCĐ) của trường đại học đã được khẳng
định tại Luật Giáo dục đại học (sửa đổi 2018). Điều 4 (Giải thích từ ngữ) của
Luật chỉ rõ: Cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục

3
quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt
động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng.
Tuy vậy, lâu nay đa số các trường đại học của Việt Nam mới chỉ chú
trọng chính vào hai nhiệm vụ là đào tạo và NCKH, còn PVCĐ thường được
xem như là các hoạt động bổ trợ cho hai chức năng đào tạo và NCKH chứ chưa
coi đây là một nhiệm vụ chính của nhà trường. Cũng chính vì vậy, khi các
trường đại học xây dựng sứ mạng và tầm nhìn, nhiều trường cũng chỉ tập trung
vào hai nhiệm vụ đào tạo và NCKH, chẳng hạn:
- Sứ mạng của Đại học Huế: Sứ mạng của Đại học Huế là thực hiện
nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước;
phát huy truyền thống đào tạo tinh hoa, chất lượng cao kết hợp với
nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực, tạo ra các sản phẩm khoa
học - công nghệ tiên tiến, hiệu quả.
- Sứ mạng của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế: Trường ĐHNN
đào tạo, NCKH về ngôn ngữ và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao
năng lưc ngoại ngữ của người Việt Nam, trước hết là những người dân
miền Trung và Tây Nguyên, và người nước ngoài vì sự hiểu biết và
gắn kết các dân toocn trên toàn thế giới.
Tuy vậy, ĐH Huế cũng như trường ĐHNN cũng ra kịp thời ra các Quyết
định ban hành Quy định chế độ làm việc của giảng viên, trong đó có chỉ rõ các
hoạt động quy đổi ra giờ PVCĐ và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn khác. Ví dụ:
- Quyết định 2121/QĐ-ĐHH V/v ban hành Quy định chế độ làm việc
của giảng viên Đại học Huế (ký ngày 31/12/2020), Phụ lục IV có 24
hoạt động quy đổi ra giờ phục vụ cộng đồng và thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn khác.
- Trường ĐHNN ban hành quy định tạm thời về chế độ làm việc của GV
trường ĐHNN (QĐ số 1476/QĐ-ĐHNN ký ngày 12/8/2022). Phụ lục
IV có 35 hoạt động quy đổi ra giờ phục vụ cộng đồng và thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn khác.
- Quyết định 1458/QĐ-ĐHH V/v ban hành Quy định chế độ làm việc
của giảng viên Cơ quan Đại học Huế (ký ngày 12/10/2022). Phụ lục
IV có 40 hoạt động quy đổi ra giờ phục vụ cộng đồng và thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn khác.
3. Đề xuất giải pháp đáp ứng yêu cầu phục vụ cộng đồng của trường đại
học

4
Để hoạt động PVCĐ thực sự là một trong ba trụ cột chính trong trường
đại học trong bối cảnh giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay, chúng tôi đề xuất
một số giải pháp góp phần đáp ứng yêu cầu về PVCĐ trong Bộ tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học 2017 như sau:
- Cập nhật triết lý giáo dục, sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và chiến
lược phát triển của nhà trường có chứa nội hàm của hoạt động PVCĐ.
- Có kế hoạch triển khai, đánh giá cụ thể hàng năm về PVCĐ dựa theo
các tiêu chuẩn, tiêu chí nêu trên.
- Một Phòng chức năng chịu trách nhiệm chính liên quan PVCĐ để xây
dựng, tổ chức triển khai, đánh giá và cải tiến các hoạt động này. Định
kỳ khảo sát sự hài lòng của các bên liên quan về công tác PVCĐ.
- Lồng ghép hoạt động PVCĐ trong xây dựng và triển khai các CTĐT,
các dự án, nghiên cứu phục vụ cộng đồng (community-based
research), hoạt động tình nguyện (volunteerism) và hoạt động vì cộng
đồng (community outreach) cho sinh viên. 
4. Kiến nghị điều chỉnh giờ phục vụ cộng đồng của trường ĐHNN, ĐH Huế
Với các Quyết định được ĐH Huế nói chung cũng như Trường ĐHNN
nói riêng ban hành như đã nêu trên, có thể thấy các hoạt động quy đổi ra giờ
PVCĐ và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn khác được thường xuyên bổ sung,
cập nhật nhằm tạo điều kiện cho CBGV thực hiện đầy đủ và tốt hơn nữa các
hoạt động PVCĐ. Trên cơ sở đó, Khoa tiếng Trung có một số kiến nghị điều
chỉnh Quyết định số 1476/QĐ-ĐHNN ngày 12/8/2022 Quy định tạm thời về chế
độ làm việc của giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐH Huế như sau:
- Có mức giảm giờ chuẩn hợp lý đối với từng chức vụ trợ lý kiêm
nhiệm, cụ thể hóa khối lượng công việc của từng trợ lý và cố vấn học
tập để có mức giảm giờ chuẩn công bằng hợp lý đối với những Khoa
có sinh viên đông.
- Nhà trường xem xét tính giờ PVCĐ trên thực tế số lớp truyền thống
mà giảng viên làm công tác cố vấn học tập, ngoài 1 lớp CVHT đã tính
15% giảm chuẩn (Đặc thù Khoa có sinh viên đông các GV phải kiêm
nhiệm cố vấn học tập 2-3 lớp truyền thống).
- Giờ PVCĐ nếu dư của năm học cũ được chuyển sang năm học mới
(cao nhất 70%) như giờ NCKH, để giảng viên chuyên tâm vào công
tác giảng dạy và NCKH.

5
Việc chỉnh sửa, bổ sung các công việc, hoạt động quy đổi ra giờ PVCĐ để
đảm bảo quyền lợi cho giảng viên cụ thể như sau:
STT Tên công việc, Số giờ PVCĐ Hồ sơ Ghi chú
hoạt động và thực hiện minh chứng
nhiệm vụ
chuyên môn
khác quy đổi
1 Tham gia các 5 giờ/buổi - Nội dung cụ
cuộc họp thể có biên bản.
chuyên môn - Có danh sách
cấp khoa, hoặc đính kèm
tổ chuyên môn trưởng khoa xác
nhận.
2 Tổ chức hướng 10 giờ/ tín Xác nhận của Thay đổi số giờ
dẫn tự học cho chỉ/cán bộ phòng Đào tạo. so với quy định
sinh viên
3 Giảng viên 50 giờ/ cán bộ
Quyết định của Đặc thù của khoa
kiêm nhiệm Trường. có ít giảng viên
nhiều chức vụ nhưng khối lượng
(từ chức vụ thứ công việc nhiều,
2) một giảng viên
kiêm nhiệm nhiều
chức vụ nhưng
chỉ được tính
giảm chuẩn một
chức vụ cao nhất.
4 CVHT của 30 giờ/ một Quyết định cử Đặc thù của
nhiều lớp lớp/ cán bộ CVHT của những Khoa có ít
truyền thống phòng CTSV giảng viên nhưng
(từ 2 lớp trở số lớp truyền
lên) hoặc giảng thống nhiều.
viên là CVHT
có kiêm nhiệm
thêm chức vụ.

You might also like