You are on page 1of 10

ĐỀ ÔN TẬP TRIẾT HỌC (Cô Giang)

1) Điền chỗ trống để hoàn thành định nghĩa về phạm trù: “ Phạm trù là những….. phản ánh những
mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của sự vật hiện tượng thuộc một lĩnh
vực nhất định”.
a. Khái niệm
b. Khái niệm rộng nhất
c. Khái niệm cơ bản nhất
d. Khái niệm rộng nhất và cơ bản nhất
2) Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm như thế nào về sự tồn tại của cái chung và cái riêng?
a. Chỉ có cái chung là tồn tại khách quan và vĩnh viễn
b. Chỉ có cái riêng là tồn tại khách quan và thật sự
c. Cái chung và cái riêng đều tồn tại khách quan và không tách rời nhau
d. Cái chung và cái riêng đều tồn tại chủ quan, không tách rời nhau trong ý thức của con người
3) Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng thể hiện như thế nào?
a. Cái chung và cái riêng hoàn toàn tách rời nhau
b. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, không có cái riêng độc lập, tuyệt đối tách rời cái
chung
c. Cái chung bao hàm cái riêng, cái riêng là một bộ phận của cái chung
d. Cái riêng và cái chung thể hiện những khía cạnh khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng
4) Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung?
a. Cái riêng cái bộ phận nhưng sâu sắc, cái chung là cái toàn bộ, phong phú hơn cái riêng
b. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình
c. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung
d. Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung, còn cái chung là cái bộ phận
nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng
5) Điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm nguyên nhân: “Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ….
giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau để từ đó tạo
ra….”.
a. Sự tác động lẫn nhau – sự biến đổi nhất định
b. Sự liên hệ lẫn nhau – một sự vật mới
c. Sự tương tác – một sự vật mới
d. Sự chuyển hóa lẫn nhau – sự biến đổi nhất định
6) Điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm kết quả: “Phạm trù kết quả dùng để chỉ những….
xuất hiện do….giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật hiện
tượng”.
a. Biến đổi – sự tác động
b. Sự vật, hiện tượng mới – sự kết hợp
c. Mối liên hệ - sự chuyển hóa
d. Sự vật, hiện tượng mới – sự liên hệ
7) Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả. Chọn sai?
a. Nguyên nhân sinh ra kết quả, mọi mối liên hệ trước sau đều là mối liên hệ nhân quả
b. Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả
c. Một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên
d. Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì xu hướng hình thành kết quả nhanh hơn, còn
nếu tác động ngược chiều thi sẽ hạn chế hoặc triệt tiêu sự hình thành kết quả
8) Trong quan hệ nhân quả, phán đoán nào sai?
a. Nguyên nhân xuất hiện cùng kết quả
b. Tùy thuộc vào điều kiện khác nhau mà một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả
c. Nguyên nhân có trước kết quả
d. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra
9) Phạm trù nào dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn
định ở bên trong, quy định sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng đó?
a. Bản chấto
b. Hiện tượng
c. Nội dung
d. Chất
10) Điền vào chỗ trống:”Phạm trù tất nhiên dùng để chỉ cái do những nguyên nhân….của kết cấu vật
chất quyết định và trong những điều kiện nhất định, nó phải xảy ra như thế, không thể khác”?
a. Cơ bản
b. Bên trong
c. Cơ bản, bên trong
d. Bên trong, trực tiếp
11) Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên. Chọn sai?
a. Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai trò nhất định đối với sự phát
triển của sự vật và hiện tượng. Trong đó, tất nhiên đóng vai trò quyết định
b. Tất nhiên và ngẫu nhiên là hai mặt vừa thống nhất, vừa độc lập
c. Ranh giới giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên có tính chất tuyệt đối. Trong mọi điều kiện
chúng không thể chuyển hóa lẫn nhau
d. Ranh giới giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên có tính chất tương đối
12) Điền vào chỗ trống:” Phạm trù nội dung dùng để chỉ…..tất cả những mặt, những yếu tố, những
quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng”.
a. Sự tổng hợp
b. Tập hợp
c. Sự kết hợp
d. Sự tồn tại
13) Điền vào chỗ trống:”Phạm trù hình thức dùng để chỉ…..của sự vật, hiện tượng, là hệ thống……..
giữa các yếu tố đó”.
a. Các mặt, các yếu tố - các mối liên hệ
b. Phương thức tồn tại và phát triển – các mối liên hệ tương đối bền vững
c. Sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố - các mối liên hệ bền vững
d. Phương thức liên kết giữa các yếu tố - các mối liên hệ
14) Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức biểu hiện như thế nào?
a. Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ với nhau nên có sự phù hợp tuyệt đối giữa chúng
b. Khuya hướng của nội dung là ổn định, còn hình thức thì thường xuyên biến đổi
c. Hình thức phụ thuộc tuyệt đối vào nội dung
d. Nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung
15) Phán đoán nào không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức?
a. Không có một hình thức nào không chứa đựng nội dung, không có nội dung nào lại không
tồn tại trong một hình thức nhất định
b. Cùng một nội dung có thể biểu hiện trong nhiều hình thức, cùng một hình thức có thể chứa
đựng nhiều nội dung
c. Trong một số trường hợp nội dung và hình thức không thể tác động đến nhau
d. Hình thức phù hợp với nội dung thì sẽ thúc đẩy nội dung phát triển, hình thức không phù
hợp thì sẽ kiềm hãm sự phát triển của nội dung
16) Điền vào chỗ trống:” Phạm trù bản chất dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối
liên hệ…. Ở bên trong, quy định….của sự vật, hiện tượng đó”.
a. Chung – sự vận động và phát triển
b. Ngẫu nhiên – sự tồn tại và phát triển
c. Tất nhiên, tương đối ổn định – sự vận động và phát triển
d. Cơ bản, ổn định – sự tồn tại và phát triển
17) Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng biểu hiện như thế nào?
a. Bản chất và hiện tượng vừa thống nhất vừa đối lập nhau
b. Bản chất là cái riêng, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái chung, phong phú đa dạng
c. Bản chất là cái khách quan, hiện tượng là cái chủ quan, phụ thuộc vào ý chí của con người
d. Có bản chất thuần túy tách rời hiện tượng
18) Phán đoán nào không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng?
a. Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là hai mặt vừa thống nhất và đối lập với
nhau
b. Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu
hiện của một bản chất nhất định
c. Không có bản chất tồn tại thuần túy tách rời hiện tượng, cũng như không có hiện tượng lại
không biểu hiện của một bản chất nào đó
d. Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau một cách tuyệt đối
19) Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng. Chọn sai?
a. Bản chất là cái chung, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái riêng biệt phong phú và đa dạng
b. Bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài
c. Bản chất là cái tương đối ổn định, còn hiện tượng là cái thường xuyên là cái thường xuyên
biến đổi
d. Hiện tượng thì hiện ra, còn bản chất mang tính hiện tượng
20) Phạm trù hiện thực dùng để chỉ cái gì?
a. Những gì hiện có, hiện đang tồn tại thật sự
b. Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng
c. Một sự vật, hiện tượng, quá trình nhất định nào đó
d. Tính quy định khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng
21) Phạm trù khả năng dùng để chỉ cái gì?
a. Những tiền đề tạo nên sự vật, hiện tượng mới
b. Trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong tương lai
c. Những gì hiện chưa có nhưng sẽ có, sẽ tới khi các điều kiện tương ứng
d. Không thể có
22) Quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực. Chọn sai?
a. Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, không tách rời, luôn luôn
chuyển hóa lẫn nhau
b. Khả năng chuyển hóa thành hiện thực và hiện thực lại chứa đựng những khả năng mới, khả
năng mới, trong những điều kiện nhất định, lại chuyển hóa thành hiện thực,..v..v.
c. Trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, hiện tượng, có thể tồn tại một hoặc
nhiều khả năng, khả năng thực tế, khả năng tất nhiên, khả năng ngẫu nhiên, khả năng gần,
khả năng xa,..v..v.
d. Trong đời sống xã hội, khả năng chuyển hóa thành hiện thực là vô điều kiện
23) Ý nghĩa của phương pháp luận rút ra từ mối quna hệ giữa khả năng và hiện thực
a. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải dựa vào hiện thực, không cần tính đến khả
năng
b. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải dựa vào hiện thực, đồng thời phải nhận thức
các khả năng từ trong hiện thực
c. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải dựa vào khả năng để xây dựng chiến lược, kế
hoạch phù hợp
d. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải dựa vào nhu cầu và mục đích của chủ thế
24) Quy luật nào đóng vai trò hạt nhân của PBCDV?
a. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược
lại
b. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
25) Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây sai?
a. Chất và lượng của sự vật tồn tại khách quan
b. Không có chất và lượng thuần túy tồn tại bên ngoài sự vật
c. Sự phân biệt giữa chất và lượng phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của con người
d. Sự phân biệt giữa chất và lượng của sự vật có tính chất tương đối
26) Cách mạng tháng 8/1945 của Việt Nam là bước nhảy gì?
a. Lớn, dần dần
b. Nhỏ, cục bộ
c. Lớn, toàn bộ, đột biến
d. Lớn, cục bộ
27) Quan hệ giữa chất và lượng. Chọn sai?
a. Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối
b. Mọi sự vật hiện tượng đều là sự thống nhất giữa chất và lượng
c. Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng đến sự thay đổi về chất của nó và ngược lại,
sự thay đổi về chất của sự vật cũng thay đổi về lượng tương ứng
d. Sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất của sự vật là độc lập tương đối, không quan hệ
tác động lẫn nhau
28) Chọn đúng về Độ?
a. Độ là phạm trù triết học chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng có thể làm biến
đổi về chất
b. Độ thể hiện sự thống nhất giữa lượng và chất của sự vật, để chỉ khoảng giới hạn trong đó
sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy
c. Độ là phạm trù triết học chỉ sự biến đổi về chất và lượng
d. Độ là một sự biểu hiện khác của chất
29) Phạm trù dùng để chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới
hạn trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng?
a. Độ
b. Điểm nút
c. Bước nhảy
30) Việc không dám thực hiện những bước nhảy cần thiết khi tích lũy về lượng đã đạt đến giới hạn
Độ là biểu hiện của xu hướng nào?
a. Hữu khuynh
b. Vừa tả khuynh vừa hữu khuynh
c. Tả khuynh
d. Quan điểm trung dung
31) Trong đời sống xã hội, quy luật lượng – chất được thực hiện với điều kiện gì?
a. Vì là quy luật nên sự tác động là tất nhiên, không cần đến hoạt động có ý thức của con
người
b. Cần hoạt động có ý thức của con người
c. Không cần bất cứ điều kiện nào
d. Cần có sự tham gia của con người chỉ trong một số trường hợp nhất định
32) Lượng của sự vật là gì?
a. Là số lượng của sự vật
b. Là phạm trù của số học
c. Là phạm trù của khoa học cụ thể để đo lường sự vật
d. Là phạm trù của triết học, chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt số lượng,
quy mô
33) Trong một mối quan hệ xác định, sự vật được xác định bởi yếu tố nào?
a. Tính quy định về lượng
b. Tính quy định về chất
c. Thuộc tính của sự vật
d. Phương thức liên kết của các yếu tố cấu thành
34) Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng thể hiện như thế nào?
a. Mọi sự thay đổi về lượng đều tất yếu dẫn đến sự biến đổi về chất
b. Mọi sự thay đổi về lượng đều không tác động gì đến chất, vì chất biểu hiện tính ổn định
của sự vật
c. Sự thay đổi về lượng phải đạt đến một giới hạn nhất định, thông qua bước nhảy mới làm
cho chất của sự vật biến đổi
d. Sự ra đời của chất mới phụ thuộc vào sự tích lũy về lượng, chất không có ảnh hưởng gì đến
lượng
35) Mặt đối lập có nguồn gốc từ đâu?
a. Do ý thức, cảm giác của con người sinh ra
b. Do sự sang tạo của Thượng đế
c. Là cái vốn có của thế giới vật chất
d. Do sự ngẫu hợp những đặc điểm khác biệt nhau của thế giới vật chất
36) Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Chọn sai?
a. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển
b. Có thể định nghĩa vắn tắt: Phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối
lập
c. Mọi sự vật hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành
những mâu thuẫn trong bản thân nó
d. Mọi sự vật hiện tượng tồn tại do chứa đựng những mặt, những khuynh hướng thống nhất
với nhau không hề có mâu thuẫn
37) Mâu thuẫn nỗi lên hang đầu ở một giai đoạn phát triển của sự vật và chi phối các mâu thuẫn khác
trong giai đoạn đó gọi là mâu thuẫn gì?
a. Mâu thuẫn đối kháng
b. Mâu thuẫn thứ yếu
c. Mâu thuẫn chủ yếu
d. Mâu thuẫn cơ bản
38) Hãy chọn phán đoán đúng về mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập?
a. Không có sự thống nhất giữa các mặt đối lập thì vẫn có sự đấu tranh của các mặt đối lập
b. Không có sự đấu tranh giữa các mặt đối lập thì vẫn có sự thống nhất của các mặt đối lập
c. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau. Không có
thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa các mặt đối lập
d. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai quá trình tách rời nhau
39) Hãy chọn phán đoán đúng về mặt đối lâp?
a. Mặt đối lập là những mặt khác nhau cùng tồn tại
b. Mặt đối lập là những mặt có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau trong cùng một sự vật
c. Những mặt nằm chung trong cùng một sự vật đều coi là mặt đối lập
d. Mặt đối lập là những mặt khác nhau không thể cùng tồn tại trong một sự vật, hiện tượng
40) Sự đấu tranh của các mặt đối lập. Chọn đúng?
a. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là tạm thời
b. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối
c. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là tương đối
d. Đấu tranh giữa các mặt đối lập vừa tương đối vừa tuyệt đối
41) Mâu thuẫn đối kháng tồn tại ở đâu?
a. Trong tư duy
b. Trong tự nhiên
c. Trong xã hội đấu tranh có giai cấp
d. Trong mọi hình thái kinh tế - xã hội
42) Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập nói lên đặc tính nào của sự vận động và phát
triển?
a. Khuynh hướng của sự vận động và phát triển
b. Cách thức của sự vận động và phát triển
c. Nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển
d. Mâu thuẫn của sự vật
43) Quan điểm ủng hộ cái mới, tiến bộ, chống lại cái cũ, cái lỗi thời kìm hãm sự phát triển là quan
điểm được rút ra trực tiếp từ quy luật nào của phép biện chứng duy vật?
a. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
b. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại
c. Quy luật phủ định của phủ định
d. Cả ba phán đoán trên đều đúng
44) Khái niệm mâu thuẫn biện chứng?
a. Sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện
chứng
b. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng
c. Sự đấu tranh và chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng
d. Sự đấu tranh dẫn đến hủy diệt nhau giữa các mặt đối lập chính là mâu thuận biện chứng
45) Mâu thuẫn biện chứng có tính chất gì?
a. Tính khách quan, tính phổ biến, tính liên tục
b. Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng phong phú
c. Tính phổ biến, tính đa dạng, tính ngẫu nhiên
d. Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng
46) Trong mâu thuẫn biện chứng, các mặt đối lập quan hệ với nhau như thế nào?
a. Thống nhất với nhau, vì cùng nằm trong một sự vật hiện tượng
b. Đấu tranh, bài trừ, phủ định lẫn nhau
c. Vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau và chuyển hóa lẫn nhau
d. Chúng chuyển hóa lẫn nhau một cách tất yếu mà không cần phải đấu tranh
47) Trong hai xu hướng tác động của các mặt đối lập, xu hướng nào quy định sự ổn định tương đối
của sự vật?
a. Xu hướng thống nhất
b. Xu hướng đấu tranh
c. Cả xu hướng thống nhất và xu hướng đấu tranh
d. Sự ổn định là cái vốn có của sự vật hiện tượng, không do các mặt đối lập quy định
48) Chọn quan điểm sai về phủ định biện chứng
a. Phủ định biện chứng mang tính khách quan
b. Phủ định biện chứng mang tính kế thừa
c. Phủ định biện chứng là sự phủ định đồng thời mang tính khẳng định
d. Phủ định biện chứng là sự phủ định toàn bộ cái cũ để xây dựng cái mới
49) Vai trò của quy luật phủ định của phủ định trong PBCDV?
a. Chỉ ra phương thức chung của các quá trình vận động và phát triển
b. Chỉ ra nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển
c. Chỉ ra khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật
d. Chỉ ra con đường biện chứng của quá trình vận động và phát triển
50) Phạm trù nào thể hiện sự thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác, thay thế
hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật?
a. Vận động
b. Phủ định
c. Phủ định biện chứng
d. Phủ định của phủ định
51) Phạm trù nào thể hiện sự phủ định tạo điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật?
a. Phủ định của phủ định
b. Phủ định siêu hình
c. Phủ định biện chứng
d. Biến đổi
52) Phủ định biện chứng có đặc điểm gì?
a. Tính khách quan và tính kế thừa
b. Tính chủ quan và tính kế thừa
c. Tính liên tục và tính kế thừa
d. Tính khách quan và tính loại trừ
53) Phủ định biện chứng diễn ra như thế nào?
a. Phụ định biện chứng xóa bỏ cái cũ hoàn toàn
b. Phủ định biện chứng giữ lại và cải biến những nhân tố tích cực của cái cũ
c. Phủ định biện chứng cải biến những nhân tố tích cực, lỗi thời cho phù hợp với tình hình
mới
d. Phủ định biện chứng tạo tiền đề cho sự phát triển nên nó không thể loại bỏ cái cũ
54) Tính chất”phủ định của phủ định” là gì?
a. Tính chu kì b.Tính biến đổi
c. Tính loại trừ d.Tính tương tác
55) Trong PBCDV, sự tự phủ định để đưa sự vật dường như quay lại điểm xuất phát ban đầu nhưng
cao hơn được gọi là gì?
a. Phủ định biện chứng b.Phủ định siêu hình
c.Phủ định của phủ định d.Sự chuyển hóa
56) Con đường phát triển của sự vật mà quy luật phủ định của phủ định vạch ra là con đường nào?
a. Đường thẳng đi lên
b. Đường tròn khép kín
c. Con đường “Xoắn ốc”
d. Con đường ziczac
57) Tính chất biện chứng của sự phát triển theo quy luật phủ định của phủ định?
a. Tính khách quan, tính kế thừa, tính tiến lên
b. Tính bảo thủ, tính lặp lại, tính tiến lên
c. Tính khách quan, tính cải tạo, tính kế thừa
d. Tính khách quan, tính kế thừa, tính biến đổi
58) Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không. Chọn đúng?
a. Có khả năng nhận thức nhưng nhận thức là một quá trình
b. Không có khả năng nhận thức
c. Có nhận thức được nhưng do Thượng đế mách bảo
d. Chỉ nhận thức được các hiện tượng không nhận thức được bản chất của sự vật
59) Cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức là gì?
a. Hoạt động lý luận
b. Hoạt động văn hóa nghệ thuật
c. Hoạt động khoa học
d. Hoạt động thực tiễn
60) Hãy điền vào chỗ thiếu câu nói của V.I Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý:
“Từ trực quan sinh động đến…., và từ….. đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận
thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”?
a. Nhận thức cảm tính
b. Tư duy logic
c. Tư duy trừu tượng
d. Tư duy cụ thể
61) Trường phái triết học nào cho thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp của nhận thức?
a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
d. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
62) Điền vào chỗ trống:”Thực tiễn là toàn bộ những….. có mục đích mang tính lịch sử xã hội của con
người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội”.
a. Hoạt động
b. Hoạt động vật chất
c. Hoạt động tinh thần
d. Hoạt động sang tạo
63) Thực tiễn là gì? Chọn đúng?
a. Là hoạt động sản xuất vật chất của con người
b. Là hoạt động vật chất và tinh thần của con người
c. Là hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo
tự nhiên và xã hội
d. Là hoạt động của con người nhằm cải tạo xã hội
64) Trong các hình thức của hoạt động thực tiễn hoạt động nào giữ vai trò quyết định? Chọn đúng?
a. Hoạt động sản xuất vật chất
b. Hoạt động chính trị - xã hội
c. Thực nghiệm khoa học
d. Chúng có vai trò như nhau
65) Hoạt động nguyên thủy nhất, thường xuyên nhất trong đời sống của con người là gì?
a. Hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo
b. Hoạt động sản xuất vật chất
c. Hoạt động thực nghiệm khoa học
d. Hoạt động chính trị - xã hội
66) Ba hình thức cơ bản của thực tiễn là gì?
a. HĐ sản xuất vật chất, HĐ chính trị - xã hội, thực nghiệm khoa học
b. HĐ sản xuất vật chất, HĐ chính trị - xã hội, sáng tạo nghệ thuật
c. HĐ sản xuất vật chất, HĐ sáng tạo nghệ thuật, HĐ tín ngưỡng tôn giáo
d. HĐ quản lý xã hội. HĐ tín ngưỡng tôn giáo, thực nghiệm khoa học
67) Các hình thức cơ bản của thực tiễn. Chọn sai?
a. Hoạt động sản xuất vật chất
b. Hoạt động chính trị xã hội
c. Hoạt động thực nghiệm khoa học
d. Hoạt động văn hóa nghệ thuật
68) Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Chọn sai?
a. Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
b. Thực tiễn là nơi nhận thức áp đặt những tri thức do con người sáng tạo ra để cái tạo hiện
thực
c. Thực tiễn là mục đích của nhận thức
d. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức
69) Trường phái triết học nào cho rằng nhận thức là sự kết hợp các cảm giác của con người?
a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
d. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
70) Trường phái triết học nào cho rằng nhận thức của con người là sự hồi tưởng của linh hồn về thế
giới ý niệm?
a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
d. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
71) Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tiêu chuẩn của chân lý là gì?
a. Thực tiễn b. Tính hợp logic
c. Được nhiều người thừa nhận d. Được các vĩ nhân thừa nhận
72) Giai đoạn nhận thức diễn ra trên cơ sở sự tác động trực tiếp của các sự vật lên các giác quan của
con người là giai đoạn nhận thức nào?
a. Nhận thức lý tính b. Nhận thức kinh nghiệm
c.Nhận thức thông thường d. Nhận thức cảm tính
73) Nhận thức cảm tính là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức được thực hiện qua các hình
thức cơ bản nào? Chọn đúng?
a. Cảm giác, tri giác, biểu tượng b. Cảm giác, tri giác, phán đoán
c. Cảm giác, biểu tượng, suy lý d. Cảm giác, tri giác, suy lý
74) Sắp xếp theo trình tự từ thấp đến cao các hình thức cơ bản trong giai đoạn nhận thức cảm tính?
a. Cảm giác, biểu tượng, tri giác
b. Biểu tượng, cảm giác, tri giác
c. Tri giác, biểu tượng, cảm giác
d. Cảm giác, tri giác, biểu tượng
75) Giai đoạn nhận thức nào phản ánh trừu tượng, khái quát hóa những đặc điểm chung, bản chất của
sự vật, hiện tượng?
a. Nhận thức lý tính b. Nhận thức lý luận
c.Nhận thức khoa học d. Nhận thức cảm tính
76) Nhận thức lý tính là nhận thức được thực hiện thông qua các hình thức cơ bản nào? Chọn đúng?
a. Khái niệm, phán đoán, suy lý b. Khái niệm, phán đoán, tri giác
c. Biểu tượng, khái niệm, suy lý d. Phán đoán, tri giác, suy lý
77) Sắp xếp theo trình tự từ thấp đến cao các hình thức cơ bản trong giai đoạn nhận thức lý tính?
a. Khái niệm – suy lý – phán đoán
b. Khái niệm – phán đoán – suy lý
c. Phán đoán – suy lý – khái niệm
d. Suy lý – khái niệm – phán đoán
78) Giai đoạn nhận thức nào gắn liền trực tiếp với thực tiễn?
a. Nhận thức cảm tính
b. Nhận thức lý tính
c. Cả nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều gắn liền với thực tiễn
d. Nhận thức và thực tiễn là hai quá trình riêng biệt nên không có giai đoạn nào của nhận thức
gắn liền với thực tiễn
79) Chọn phán đoán sai về nhận thức cảm tính?
a. Nhận thức cảm tính chỉ phản ánh được cái biểu hiện ra bên ngoài của sự vật cụ thể với tất
cả tính phong phú, đa dạng của nó
b. Nhận thức cảm tính chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật chi phối sự vận động và
phát triển của sự vật
c. Nhận thức cảm tính gắn liền với thực tiễn nên nó phản ánh đúng bản chất, quy luật của sự
vật
d. Nhận thức cảm tính chưa phân biệt được cái bản chất và cái không bản chất
80) Chọn phán đoán đúng về nhận thức lý tính?
a. Nhận thức lý tính phản ánh được cái bản chất, cái quy luật, của sự vật một cách sâu sắc
b. Nhận thức lý tính luôn đạt được đến chân lý mà không mắc phải sai lầm
c. Nhận thức lý tính là cơ sở, nền tảng của nhận thức cảm tính
d. Nhận thức lý tính không thể đạt đến bản chất, quy luật của sự vật vì nó không gắn liền với
thực tiễn
81) Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Chọn sai?
a. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là những nấc thang hợp thành quá trình nhận thức
b. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều có những chức năng và nhiệm vụ giống nhau
c. Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính, còn nhận thức lý tính, giúp cho nhận
thức cảm tính có được sự định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn
d. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai quá trình vừa tách biệt vừa thống nhất nhau
82) Chọn phán đoán đúng về chân lý
a. Khái niệm chân lý đồng nhất với khái niệm tri thức
b. Chân lý là một quá trình
c. Chân lý bao gồm cả những giả thiết khoa học
d. Chân lý là vĩnh cửu, tức không phụ thuộc vào trình độ nhận thức của con người
83) Chân lý có tính chất gì? Chọn sai?
a. Tính khách quan b.Tính tương đối
c.Tính trừu tượng d. Tính cụ thể
84) Để tránh bớt sai lầm trong hoạt động thực tiễn cần phải làm gì trong nhận thức? Chọn đúng?
a. Coi trọng cả nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận
b. Cả ba đều đúng
c. Chống chủ nghĩa giáo điều
d. Chống chủ nghĩa kinh nghiệm
85) Theo quan điểm của triết học Mác – Lenin, sự khác biệt căn bản giữa vận động và sự phát triển là
gì?
a. Sự vận động và sự phát triển là hai quá trình độc lập, tách rời nhau
b. Sự phát triển là trường hợp đặc biệt của sự vận động, sự phát triển là sự vận động theo
chiều hướng tiến lên
c. Sự vận động là nội dung, sự phát triển là hình thức
d. Sự phát triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của sự vật, nên nó bao hàm
mọi sự vận động

You might also like