You are on page 1of 20

1.

Hãy điền từ thích hợp để có được một định nghĩa đúng: “Cái riêng là một
phạm trù dùng để chỉ, …, …, … nhất định”?

a. Một sự vật, một hiện tượng, một quá trình

b. Những mặt, những thuộc tính, những yếu tố

c. Một số sự vật, một số hiện tượng, một số quá trình

d. Một số mặt, một số thuộc tính, một số yếu tố

2. Hãy điền từ thích hợp để có được một định nghĩa đúng: “Cái chung là
một phạm trù dùng để chỉ, …, …, … tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện
tượng”?

a. Một sự vật, một hiện tượng, một quá trình

b. Những mặt, những thuộc tính, những yếu tố

c. Một số sự vật, một số hiện tượng, một số quá trình

d. Một số mặt, một số thuộc tính, một số yếu tố

3. Hãy điền từ thích hợp để có được một định nghĩa đúng: “Nguyên nhân
dùng để chỉ … lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa
các sự vật, hiện tượng với nhau từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định”?

a. Sự ràng buộc

b. Sự phụ thuộc

c. Sự thống nhất

d. Sự tác động

4. Hãy điền từ thích hợp để có được một định nghĩa đúng: “Kết quả dùng để chỉ
những biến đổi xuất hiện do … giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện
tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng”?
a. Sự ràng buộc

b. Sự phụ thuộc

c. Sự thống nhất

d. Sự tác động

5. Hãy điền từ thích hợp để có được một định nghĩa đúng: “Phạm trù tất nhiên
dùng để chỉ cái do …. của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện
nhất định, nó phải xảy ra như thế, không thể khác”.

a. Những nguyên nhân cơ bản, bên trong

b. Những nguyên nhân bên ngoài

c. Những nguyên nhân chủ yếu

d. Những nguyên nhân thứ yếu

6. Hãy điền từ thích hợp để có được một định nghĩa đúng: “Phạm trù
ngẫu nhiên dùng để chỉ cái do … quyết định, do đó nó có thể xuất hiện hoặc
không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này hoặc như thế khác”?

a. Những nguyên nhân cơ bản, bên trong

b. Những nguyên nhân bên ngoài

c. Những nguyên nhân chủ yếu

d. Những nguyên nhân thứ yếu

7. Hãy điền từ thích hợp để có được một định nghĩa đúng: “Nội dung là
tổng hợp tất cả …, …, …, tạo nên sự vật”?

a. Những sự vật, những hiện tượng, những quá trình

b. Những mối liên hệ, sự tác động, chuyển hóa


c. Những mối liên hệ, sự tác động, những quá trình

d. Những mặt, những yếu tố, những quá trình

8. Hãy điền từ thích hợp để có được một định nghĩa đúng: “Hình thức dùng để
chỉ … và … của sự vật, hiện tượng nào đó, là hệ thống các mối liên hệ tương
đối bền vững giữa các yếu tố của nó”?

a. Phương thức tồn tại; phát triển

b. Các mặt; các yếu tố

c. Trình tự xuất hiện; mất đi

d. Mối liên hệ bên trong; mối liên hệ bên ngoài

9. Hãy điền từ thích hợp để có được một định nghĩa đúng: “Bản chất là
tổng hợp tất cả …, … ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của
sự vật đó”?

a. Những mặt, những yếu tố tương đối ổn định

b. Những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định

c. Những thuộc tính, những yếu tố tương đối ổn định

d. Những đặc điểm, những thuộc tính tương đối ổn định

10. Hãy điền từ thích hợp để có được một định nghĩa đúng: “Hiện tượng là sự
biểu hiện của …, … ra bên ngoài”?

a. Những mặt, những yếu tố tương đối ổn định

b. Những thuộc tính, những yếu tố tương đối ổn định

c. Những đặc điểm, những thuộc tính tương đối ổn định


d. Những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định

11. Hãy điền từ thích hợp để có được một định nghĩa đúng: “Hiện thực là phạm
trù dùng để chỉ những gì …, …”

a. Tồn tại khách quan, cảm tính

b. Hiện chưa có, nhưng sẽ có

c. Hiện có, hiện đang tồn tại thực sự

d. Hợp quy luật, hợp lý

12. Đâu là một luận điểm thể hiện quan niệm của triết học Mác – Lênin về mối
quan hệ giữa cái chung với cái riêng?

a. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng

b. Cái chung nằm ngoài cái riêng, bao trùm toàn bộ cái riêng

c. Cái chung có những đặc điểm giống với cái riêng

d. Cái chung quyết định sự tồn tại của cái riêng

13. Phát biểu nào sau đây được cho là đúng với quan niệm của triết học Mác –
Lênin về mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng?

a. Chỉ có cái chung tồn tại thực còn cái riêng không tồn tại

b. Chỉ có cái riêng tồn tại thực còn cái chung chỉ là tên gọi trống rỗng

c. Cái chung và cái riêng cùng tồn tại khách quan và giữa chúng có mối
quan hệ hữu cơ với nhau

d. Cái chung là cái cái bao trùm toàn bộ cái riêng

14. Vì sao trong hoạt động nhận thức, muốn hiểu cái chung thì phải nhận
thức từng cái riêng?
a. Vì cái chung tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự
tồn tại của nó

b. Vì cái riêng giữ vai trò quyết định đối với cái chung

c. Vì cái riêng chứa đựng nhiều đặc điểm, nhiều thuộc tính đa dạng,
phong phú.

d. Vì cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy vào những
điều kiện nhất định

15. Vì sao trong hoạt động thực tiễn chúng ta không được đề cao cái riêng, xem
nhẹ cái chung?

a. Vì cái chung thường là những đặc điểm mang tính bản chất, quy luật.

b. Vì cái chung tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự
tồn tại của nó

c. Vì cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy vào những
điều kiện nhất định.

d. Vì cái chung bao trùm toàn bộ cái riêng

16. Cái đơn nhất và cái chung có sự chuyển hóa lẫn nhau, vì vậy, trong hoạt
động thực tiễn, chúng ta cần chú ý tới điều gì?

a. Nắm vững cái đơn nhất và cái chung

b. Chủ động tạo ra những điều kiện thích hợp để thực hiện sự chuyển hóa
đó

c. Chủ động thúc đẩy cái đơn nhất thành cái chung

d. Chủ động hạn chế cái chung thành cái đơn nhất.
17. “Bất cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng nghìn sự chuyển hóa mà liên hệ
với những cái riêng thuộc loại khác (sự vật, hiện tượng, quá trình)” là cách diễn
đạt của triết gia nào?

a. C. Mác

b. Ph. Ăngghen

c. V.I.Lênin

d. Hêghen.

18. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của quan hệ nhân - quả?

a. Quan hệ được sắp xếp theo trình tự trước sau

b. Quan hệ sản sinh

c. Quan hệ một chiều

d. Quan hệ mang tính chủ quan

19. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, tính phức tạp trong quan hệ nhân –
quả được hiểu thế nào?

a. Nguyên nhân sinh ra kết quả

b. Quan hệ đa trị: một nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả, một kết quả do
nhiều nguyên nhân sinh ra

c. Nguyên nhân và kết quả có sự chuyển hóa lẫn nhau

d. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân

20. Vì sao kết quả có thể chuyển hóa thành nguyên nhân?

a. Vì quan hệ nhân quả biểu hiện tính liên tục và vô cùng tận trong sự
phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan
b. Vì đó là sự sắp đặt bởi các quy luật khách quan

c. Vì nó phụ thuộc vào lăng kính chủ quan của chủ thể nhận thức

d. Vì nguyên nhân là cái có trước, kết quả là cái có sau

21. Vì sao trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta không
được phủ nhận mối quan hệ nhân – quả?

a. Vì mối liên hệ nhân – quả biểu hiện rất phức tạp

b. Vì nguyên nhân và kết quả có sự chuyển hóa lẫn nhau

c. Vì nguyên nhân là cái có trước, kết quả là cái có sau

d. Vì mối liên hệ nhân – quả tồn tại khách quan

22. Vì sao trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải phân
tích, xem xét kỹ các nguyên nhân gây ra một kết quả nảo đó?

a. Vì một kết quả do nhiều nguyên nhân sinh ra và các nguyên nhân ấy có
vị trí, vai trò như nhau

b. Vì mọi kết quả đều có một nguyên nhân nào đó sinh ra

c. Vì một kết quả do nhiều nguyên nhân sinh ra và các nguyên nhân ấy có
vị trí, vai trò khác nhau

d. Vì một nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả và các kết quả có vị trí vai
trò khác nhau

23.Vì sao trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải phân
loại các nguyên nhân?

a. Vì mối liên hệ nhân – quả biểu hiện rất phức tạp

b. Vì nguyên nhân và kết quả có sự chuyển hóa lẫn nhau


c. Vì nguyên nhân là cái có trước, kết quả là cái có sau

d. Vì kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân

24. Cái tất nhiên có vai trò thế nào đối với sự vận động, phát triển của sự vật

a. Vai trò ảnh hưởng ở mức độ nhất định

b. Vai trò quyết định, chi phối

c. Vai trò hỗ trợ, bổ trợ cho sự vận động, phát triển của sự vật

d. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận động, phát triển của sự vật

25. Cái ngẫu nhiên có vai trò thế nào đối với sự vận động, phát triển của sự vật

a. Vai trò ảnh hưởng ở mức độ nhất định

b. Vai trò quyết định, chi phối

c. Vai trò kìm hãm sự vận động, phát triển của sự vật

d. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận động, phát triển của sự vật

26. Cái tất nhiên tự vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên,
còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên nghĩa là:

a. Cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên có sự thống nhất biện chứng với nhau

b. Cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên không có mối liên hệ với nhau

c. Cái tất nhiên giữ vai trò quyết định đối với cái ngẫu nhiên

d. Cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên có sự

27. Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, việc phân biệt cái tất nhiên và
cái ngẫu nhiên là mang tính:

a. Tuyệt đối
b. Tương đối

c. Lịch sử

d. Khách quan

28. Vì sao trong hoạt động thực tiễn, chúng ta không được xem nhẹ vai trò của
cái ngẫu nhiên?

a. Vì cái ngẫu nhiên quyết định đến sự vận động, phát triển của sự vật

b. Vì cái ngẫu nhiên là một bộ phận của cái tất nhiên

c. Vì cái ngẫu nhiên cũng ảnh hưởng ở mức độ nhất định đến sự vận động
và phát triển của sự vật.

d. Vì cái ngẫu nhiên có thể xuất hiện bất cứ lúc nào

29. Vì sao trong nhận thức chúng ta muốn nhận thức cái tất nhiên thì phải
nghiên cứu từng cái ngẫu nhiên?

a. Vì cái tất nhiên tự vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu
nhiên

b. Vì cái ngẫu nhiên có thể chuyển hóa thành cái tất nhiên

c. Vì cái ngẫu nhiên cũng ảnh hưởng ở mức độ nhất định đến sự vận
động, phát triển của sự vật

d. Vì cái ngẫu nhiên có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

30. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu
hiện của cái tất nhiên, điều đó nghĩa là gì?

a. Cái ngẫu nhiên là hình thức, cái tất nhiên là nội dung

b. Cái ngẫu nhiên tồn tại trong mối liên hệ với cái tất nhiên
c. Cái tất nhiên tồn tại thông qua cái hàng loạt cái ngẫu nhiên

d. Cái tất nhiên quyết định cái ngẫu nhiên

31. Trong tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, thành phần nào sau đây được
coi là nội dung?

a. Thể loại truyện ngắn

b. Tác phẩm văn học hiện thực phê phán

c. Cốt truyện và tính cách nhân vật

d. Có thể được dựng thành phim

32. Trong tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, thành phần nào sau đây được
coi là hình thức?

a. Thể loại truyện ngắn

b. Cốt truyện và tính cách nhân vật

c. Một cuốn sách được in bìa cứng có trang trí đẹp

d. Phản ánh hiện thực xã hội đương thời

33. Nội dung có vai trò thế nào đối với hình thức?

a. Phụ thuộc vào hình thức thể hiện

b. Quyết định hình thức

c. Làm phong phú hình thức

d. Tác động ngược trở lại hình thức

34. So với nội dung thì khuynh hướng của hình thức là gì?
a. Tồn tại bất biến

b. Vận động đi lên

c. Thường xuyên biến đổi

d. Ổn định hơn

35. Vì sao trong hoạt động nhận thức và thực tiễn ta phải căn cứ vào nội dung?

a. Vì nội dung quyết định hình thức

b. Vì nội dung là yếu tố thường xuyên biến đổi

c. Vì nội dung là yếu tố ổn định

d. Vì nội dung phụ thuộc vào hình thức

36. Vì sao trong hoạt động nhận thức và thực tiễn ta không được xem nhẹ hình
thức?

a. Vì hình thức là yếu tố thường xuyên biến đổi

b. Vì hình thức là yếu tố ổn định hơn nội dung

c. Vì hình thức có tính độc lập tương đối đối với nội dung

d. Vì hình thức quyết định nội dung

37. Khi bàn về mối quan hệ giữa bản chất với hiện tượng, phát biểu nào sau đây
được coi là đúng với quan điểm của triết học Mác - Lênin?

a. Mọi hiện tượng đều phản ánh đúng bản chất

b. Mọi hiện tượng đều phản ánh gần đúng bản chất

c. Mọi hiện tượng đều phản ánh không đúng bản chất
d. Có những hiện tượng phản ánh đúng bản chất, có hiện tượng phản ánh
xuyên tạc bản chất

38. Phát biểu nào sau đây là đúng với quan điểm của triết học Mác – Lênin khi
so sánh “bản chất” với “cái chung”?

a. Cái chung là cái bản chất nhưng không phải mọi cái chung đều là cái
bản chất

b. Cái chung đồng nhất với cái bản chất

c. Bản chất là cái chung nhưng không phải mọi cái chung đều là cái bản
chất

d. Bản chất khác biệt hoàn toàn với cái chung

39. Diễn đạt nào sau đây là đúng với quan điểm của triết học Mác – Lênin về
bản chất và hiện tượng?

a. Bản chất và hiện tượng đối lập nhau, tách rời nhau

b. Bản chất và hiện tượng là hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập với nhau

c. Bản chất và hiện tượng là sản phẩm của tư duy trừu tượng

d. Bản chất và hiện tượng là sản phẩm của ý niệm

40. Để nhận thức được bản chất của sự vật, ta phải làm gì?

a. Phải nghiên cứu, tổng kết nhiều hiện tượng

b. Chỉ cần nghiên cứu một hiện tượng nổi bật

c. Phải nghiên cứu sự vật – hiện tượng tồn tại khách quan

d. Phải đi sâu nghiên cứu các yếu tố cấu thành sự vật


41. Vì sao có những hiện tượng phản ánh không đúng với bản chất?

a. Vì hiện tượng và bản chất đối lập với nhau

b. Vì hiện tượng thường đánh lừa bản chất

c. Vì hiện tượng là cái phong phú, thường xuyên biến đổi

d. Vì hiện tượng quyết định xu thế biến đổi của cái bản chất

42. Phát biểu nào sau đây là đúng với quan điểm của triết học Mác - Lênin?

a. Bản chất là cái ổn định, không thay đổi

b. Bản chất là cái thường xuyên biến đổi

c. Bản chất là một bộ phận cấu thành của sự vật, gắn liền với sự tồn tại
của sự vật

d. Bản chất của sự vật sẽ thay đổi khi sự vật ấy chuyển hóa thành sự vật
khác

43. Trong đời sống xã hội, để khả năng trở thành hiện thực phải có đủ điều kiện
nào sau đây?

a. Điều kiện khách quan

b. Nhân tố chủ quan

c. Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan

d. Cơ sở vật chất của đời sống xã hội

44. Phát biểu nào sau đây là đúng với quan điểm của triết học Mác – Lênin khi
bàn về mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực?

a. Khả năng và hiện thực thống nhất với nhau, không tách rời nhau
b. Khả năng đối lập với hiện thực

c. Khả năng chắc chắn sẽ chuyển hóa thành hiện thực

d. Khả năng và hiện thực luôn bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau

45. Phát biểu nào sau đây là đúng với quan điểm của triết học Mác – Lênin?

a. Khả năng là cái không tồn tại

b. Khả năng là cái tồn tại dưới dạng tiềm ẩn trong hiện thực

c. Khả năng là cái chắc chắn sẽ thành hiện thực

d. Khả năng là sự hoài nghi của con người về sự tồn tại thực tế của sự vật.

46. Trong hoạt động thực tiễn, để biến khả năng thành hiện thực, chúng ta phải
chú ý điều gì?

a. Xem xét đầy đủ các điều kiện khách quan và phát huy nhân tố chủ
quan trong việc biến khả năng thành hiện thực theo mục đích nhất định

b. Để sự vật tự nó vận động, biến đổi theo quy luật khách quan

c. Điều chỉnh phương thức hoạt động của con người cho phù hợp với xu
thế vận động khách quan của sự vật

d. Chuẩn bị những điều kiện cần thiết khi khả năng chuyển thành hiện
thực

47. Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực, triết học Mác –
Lênin rút ra luận điểm nào sau đây?

a. Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta phải căn
cứ vào khả năng

b. Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta phải căn
cứ vào hiện thực
c. Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta phải căn
cứ vào khả năng tất nhiên

d. Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta phải căn
cứ vào khả năng ngẫu nhiên

48. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải của phạm trù?

a. Có nguồn gốc từ thực tiễn

b. Là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa trong tư duy

c. Phụ thuộc vào trình độ nhận thức của chủ thể nhận thức

d. Phản ánh những đặc điểm bề ngoài của sự vật

49. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, việc phân biệt “Khái niệm” và
“phạm trù” là mang tính tương đối, tuy nhiên, chúng khác nhau ở điểm nào?

a. Phạm trù rộng hơn khái niệm

b. Khái niệm rộng hơn phạm trù

c. Khái niệm phản ánh bản chất của sự vật còn phạm trù phản ánh mối
liên hệ của sự vật

d. Khái niệm là kết quả của sự khái quát hóa trong tư duy còn phạm trù
phản ánh bản chất của sự vật.

50. Việc Đảng và Nhà nước ta áp dụng mô hình XHCN ở Liên Xô và các nước
Đông Âu trước đây vi phạm nguyên tắc nào của triết học Mác – Lênin khi giải
quyết mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng?

a. Nóng vội trong việc xây dựng CNXH

b. Tuyệt đối hóa cái riêng

c. Tuyệt đối hóa cái chung


d. Tuyệt đối hóa cái đơn nhất

51. Trong bối cảnh toàn cầu hóa về văn hóa hiện nay, việc tiếp thu có chọn lọc
những tinh hoa của văn hóa nhân loại thực hiện theo nguyên tắc nào khi giải
quyết mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng?

a. Nguyên tắc cụ thể hóa (cá biệt hóa) cái chung

b. Nguyên tắc tuyệt đối hóa cái riêng

c. Nguyên tắc tuyệt đối hóa cái chung

d. Nguyên tắc tuyệt đối hóa cái đơn nhất

52. Đâu là nguyên nhân bên trong khiến Đảng và Nhà nước ta quyết định xóa
bỏ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN từ
những năm 80 của thế kỷ trước?

a. Sự khủng hoảng của hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu

b. Sự lớn mạnh của các cường quốc TBCN

c. Sự khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam

d. Sự khủng hoảng của mô hình XHCN

53. Nguyên nhân chủ yếu của sự khủng hoảng kinh tế dưới chế độ TBCN là do:

a. Mâu thuẫn giữa lao động có tính chất xã hội hóa ngày càng cao với
chiếm hữu có tính chất cá nhân

b. Mâu thuẫn giữa cung và cầu hàng hóa trên thị trường

c. Sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài

d. Mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa các cường quốc TBCN với các
nước nhỏ.
54. Nói rằng, sự thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 8/1945 ở nước ta là tất
nhiên là do:

a. Quân và dân ta có sự chuẩn bị và xây dựng lực lượng từ trước

b. Liên Xô thắng lợi trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai

c. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương

d. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp đạt đến đỉnh điểm.

55. Việc Hồ Chí Minh là người tìm ra con đường cứu nước mới được xem là cái
tất nhiên vì:

a. Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước

b. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Việt Nam khủng hoảng về đường lối
cách mạng

c. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) được đọc bản “Luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin

d. Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang chủ nghĩa đế quốc

56. Trong khung chương trình đào tạo bậc cử nhân của một ngành nào đó ở Đại
học Quốc gia Hà Nội thì nội dung được xác định là gì?

a. Cách giảng dạy của giảng viên đối với từng môn học cụ thể

b. Trình tự sắp xếp các môn học tiên quyết

c. Các môn học và sự liên kết giữa các môn học của ngành ấy

d. Văn bản ban hành quy chế và khung chương trình đào tạo

57. Trong những tình huống sau đây, tình huống nào được coi là thay đổi hình
thức cho phù hợp với nội dung chương trình đào tạo đại học?

a. Chuyển đổi phương thức đào tạo đại học từ niên chế sang tín chỉ
b. Thay đổi và mở rộng mục tiêu của từng môn học

c. Thay đổi cách thức kiểm tra đánh giá người học

d. Bổ sung học liệu cho từng môn học

58. Câu tục ngữ “Tình ngay lý gian” thể hiện rõ nét nhất về mối quan hệ phức
tạp của cặp phạm trù nào sau đây?

a. Nội dung và hình thức

b. Tất nhiên và ngẫu nhiên

c. Nguyên nhân và kết quả

d. Bản chất và hiện tượng

59. Trong trường hợp nào ta có thể nhận thức được bản chất của sự vật một
cách đầy đủ?

a. Khi sự vật đang trong thời quá độ, chuyển hóa

b. Khi sự vật đã hình thành, phát triển một cách đầy đủ

c. Khi sự vật mới ra đời

d. Khi sự vật đang trong giai đoạn suy thoái

60. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, đâu
được coi là khả năng?

a. Phân hóa xã hội đang diễn ra

b. Đa dạng hóa các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất

c. Lực lượng sản xuất ở trình độ thấp và phát triển không đồng đều

d. Chệch hướng xã hội chủ nghĩa


ĐÁP ÁN

1. A
2. B
3. D
4. D
5. A
6. B
7. D
8. A
9. B
10. D
11. C
12. A
13. C
14. A
15. A
16. B
17. C
18. B
19. B
20. A
21. D
22. C
23. A
24. B
25. A
26. A
27. B
28. C
29. A
30. C
31. C
32. A
33. B
34. D
35. A
36. C
37. D
38. C
39. B
40. A
41. C
42. D
43. C
44. A
45. B
46. A
47. B
48. D
49. A
50. C
51. A
52. C
53. A
54. A
55. B
56. C
57. A
58. D
59. B
60. D

You might also like