You are on page 1of 3

BÀI TẬP CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT

Tên: TRỊNH ĐĂNG ANH DŨNG

MSSV: 191304043

Lớp: OS19DHB - OS2

I. TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG


- Bệnh nhân T.M, nam, 9 tuổi, đến khám vì hô hàm trên.
- Hỏi bệnh sử nhận thấy trẻ có vị viêm V.A. chưa điều trị và có thói quen thở miệng.
- Khám lâm sàng cho thấy hô hàm trên.

II. CÂU HỎI THẢO LUẬN


1. Mô tả đặc điểm kiểu mặt V.A., tình trạng sai lệch răng, hàm và khớp cắn ở bệnh nhân
thở miệng trong tình huống lâm sàng nêu trên.
2. Liệt kê các nguyên nhân gây chứng thở miệng.
3. Giải thích cơ chế sai lệch răng, hàm ở bệnh nhân thở miệng.

Câu 1:

- Kiểu mặt viêm V.A: Triệu chứng của viêm V.A ảnh hưởng đến răng – mặt của trẻ là
nghẹt mũi. Trẻ thở khó khăn, nên thường xuyên phải thở bằng miệng, thở khụt khịt, khóc,
nói giọng mũi kín, trẻ thường xuyên dùng miệng để thở, mũi ít được sử dụng nên qua
nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, trẻ thở sâu sẽ không thấy cánh mũi di động, trán
dô, môi khô nứt nẻ, cằm lùi vào trong, mặt dài, hàm trên hô, hàm dưới kém phát triển,
xoay xuống dưới, khó khép miệng, luôn trong trạng thái môi hở lộ răng, quầng thâm dưới
mắt, mặt kém lanh lợi do tình trạng thiếu oxy kéo dài, mệt mỏi vì không ngủ sâu và có tư
thế ngồi hơi đưa đầu ra trước.
- Tình trạng hàm, răng và khớp cắn:
 Hàm trên phát triển hơn hàm dưới, răng cửa hàm trên nghiêng ngoài, hô, mọc
thưa.
 Hàm dưới kém phát triển, các răng của dưới cụp vào trong
 2 hàm có xu hướng hình chữ V
 Khớp cắn sâu, cắn chìa, khớp cắn loại II theo Angle
 Nướu răng của trước hơi viêm

Câu 2:

- Một số tác giả cho rằng hai nguyên nhân chính gây ra thở bằng miệng ở trẻ em
trước hết là viêm mũi dị ứng và thứ hai là phì đại V.A.
- Thói quen thở miệng được hình thành do trẻ gặp bệnh đường hô hấp như có khối
viêm Amidan lớn, tắc nghẽn mũi thường xuyên do dị ứng, cảm lạnh,… gây khó
khăn khi thở bằng mũi và trẻ thích nghi với việc đó bằng cách là chuyển qua thở
bằng miệng để đủ oxy cưng cấp cho cơ thể. Điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ
tạo thành thói quen xấu và trẻ sẽ duy trì việc thở bằng miệng ngay cả khi không bị
nghẹt mũi.

Câu 3:

Cơ chế sai lệch răng, hàm ở bệnh nhân thở miệng:

- Khi thở miệng thì lưỡi sẽ hạ xuống dưới chứ không đặt lên vòm họng, việc hạ lưỡi là để
mở rộng đường thở khoang miệng. Và khi đặt sai tư thế lưỡi khiến hàm trên bị hẹp dần,
đặc điểm của bệnh nhân thở miệng là hàm trên hơi khấp khểnh, các răng đưa ra trước do
bị thu nhỏ kích thước hàm. Đồng thời lưỡi cũng tràn sang 2 bên, chèn vào giữa các răng
hàm khiến lưỡi bị to, gây trồi răng cửa hàm dưới. Sự trồi răng cửa dưới khiến đường
cong cắn khớp gập khúc, không đều đặn. Xuất hiện nhiều điểm cản trở khớp cắn, khớp
cắn sâu khiến hàm bị khóa và gây lực nén lên vùng mô sau đĩa của khớp Thái Dương
Hàm, từ đó có thể ảnh hưởng đến khớp Thái Dương hàm và khiến chúng gặp vấn đề, có
thể nghe thấy các tiếng kêu ở khớp khi há ngậm, đồng thời đau khớp Thái Dương khi há
miệng, ăn nhai. Khi tình trạng trở nên mãn tính có thể có hiện tượng thủng mô sau đĩa,
tiếng kêu khớp lạo xạo, lồi cầu tiêu dạng hình mỏ chim, động tác này để thích nghi giảm
nén mô sau đĩa.
- Không khí khi thở ra bằng miệng sẽ tạo ra lực tác động vào mặt trong các răng cửa khiến
cho răng cửa nghiêng ngoài làm sai lệch răng và gây cản trở đóng môi trên và môi dưới.

You might also like