You are on page 1of 39

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM



TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: KEO DÁN GỖ

MÔN: CÔNG NGHỆ SƠN

Mã học phần: TPAI426303

GVHD: Ths. Nguyễn Hưng Thủy

SVTH:

Nguyễn Hữu Duy Tài 20128048

Phùng Thị Anh Thư 20128047

Đỗ Ngọc Phúc 20128004

Thành phố Thủ Đức, Tháng 4, năm 2023


ĐIỂM SỐ:

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN:

Ký tên

Ths. Nguyễn Hưng Thủy


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ:

STT Tên Nhiệm vụ Thực hiện Đánh giá


- Phân chia công việc cho nhóm
- Đúng thời hạn
1 Nguyễn Hữu Duy Tài - Tìm hiểu phần 1: Cơ bản về 100%
- Đúng yêu cầu
keo dán gỗ
- Tìm hiểu phần 2: Sản xuất và - Đúng thời hạn
2 Đỗ Ngọc Phúc 100%
thi công keo PVAc - Đúng yêu cầu
- Tìm hiểu phần 3: Tính chất
lớp keo dán gỗ PVAc
- Tìm hiểu phần 4: Thị trường - Đúng thời hạn
3 Phùng Thị Anh Thư 100%
và tiềm năng phát triển của - Đúng yêu cầu
PVAc
- Tổng hợp word và powerpoint
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
B. PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................2
Chương 1: CƠ BẢN VỀ KEO DÁN GỖ................................................................2
1. Tổng quan về keo dán gỗ....................................................................................2
1.1. Định nghĩa....................................................................................................2
1.2. Lý thuyết kết dính.........................................................................................2
1.2.1. Lý thuyết liên kết cơ học........................................................................2
1.2.2. Lý thuyết điện tử...................................................................................2
1.2.3. Lý thuyết đường ranh giới và miền tiếp xúc...........................................3
1.2.4. Lý thuyết khuếch tán..............................................................................3
1.2.5. Lý thuyết hấp phụ...................................................................................3
1.2.6. Lý thuyết liên kết hóa học......................................................................4
1.3. Phân loại keo dán gỗ.....................................................................................5
1.3.1. Phân loại theo nguồn gốc........................................................................5
1.3.2. Phân loại theo cơ chế đóng rắn...............................................................6
1.3.3. Phân loại theo độ bền..............................................................................7
1.3.4. Phân loại theo tính chất mối dán và đặc tính sử dụng.............................7
2. Keo Polyvinyl Acetate (PVAc).........................................................................11
2.1. Khái niệm...................................................................................................11
2.2. Nguyên liệu sơn PVAc...............................................................................11
Chương 2: SẢN XUẤT, THI CÔNG KEO PVAC...............................................14
1. Cơ chế hình thành keo PVAc............................................................................14
1.1. Khơi mào....................................................................................................14
1.2. Phát triển mạch...........................................................................................14
1.3 Ngắt mạch....................................................................................................14
2. Tổng hợp PVAc................................................................................................15
2.1. Tổng hợp keo PVAc...................................................................................15
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng PVAc..............................................17
2.3. Thi công keo PVAc.....................................................................................19
2.4. Một số tiêu chuẩn đánh giá độ bền dán dính của màng keo........................19
2.4.1 Tiêu chuẩn EN 204:2001.......................................................................19
2.4.2 JAS Type 2............................................................................................21
2.5. Một số khuyết tật chủ yếu trong sử dụng keo dán và nguyên nhân.............22
Chương 3: TÍNH CHẤT LỚP KEO DÁN GỖ PVAC.........................................24
1. Tính chất màng..................................................................................................24
2. Độ bền hóa lý....................................................................................................25
3. Màu sắc và mùi.................................................................................................26
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ kết dính..............................................................26
4.1. Các yếu tố thuộc về vật dán (gỗ).................................................................26
4.2. Các yếu tố thuộc về chất kết dính...............................................................27
4.3. Các yếu tố thuộc về điều kiện dán ép..........................................................28
4.4. Các yếu tố thuộc về môi trường sử dụng.....................................................29
Chương 4: THỊ TRƯỜNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KEO PVAC.......30
C. PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................32
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong ngành công nghiệp gỗ, việc chọn lựa và sử dụng các loại keo dán phù hợp có
vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong quá trình sản xuất đồ nội thất, xây dựng và
các ứng dụng liên quan khác. Keo dán gỗ không chỉ đóng vai trò kết nối các tấm gỗ lại
với nhau mà còn giúp tăng độ bền và đảm bảo tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Trong số
các loại keo dán gỗ phổ biến hiện nay, Polyvinyl Acetate (PVA) là một loại keo được
sử dụng rộng rãi và đáng chú ý bởi nhiều ưu điểm nổi bật. Tiểu luận này sẽ tập trung
phân tích về Polyvinyl Acetate, còn được gọi là keo dán sữa, từ cấu trúc hóa học, tính
chất vật lý, phương pháp tổng hợp, gia công đến các ứng dụng trong ngành công
nghiệp gỗ. Bên cạnh đó, tiểu luận cũng đề cập đến những hạn chế của keo dán PVA,
cũng như các biện pháp cải tiến và phát triển các sản phẩm keo dán gỗ hiệu quả hơn
trong tương lai.

1
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ BẢN VỀ KEO DÁN GỖ
1. Tổng quan về keo dán gỗ
1.1. Định nghĩa
Keo dán gỗ - Wood Clue là hợp chất kết dính được sử dụng trong việc liên kết các
mảnh gỗ với nhau, không thể thiếu trong ngành sản xuất gỗ nội thất. Keo dán gỗ được
làm từ nhiều hợp chất khác nhau và có những đặc tính khác nhau phù hợp cho nhiều
nhu cầu dán dính riêng biệt.
Trong thực tế, loại keo này không chỉ là chất kết dính giữa các miếng gỗ mà nó còn
thể hiện sự linh hoạt của mình khi còn có thể dán gỗ với một số vật liệu khác như
nhựa, sứ,… Và đặc biệt, mặc dù cùng được gọi là keo dán gỗ song không phải tất cả
các dòng sản phẩm này đều sử dụng cho cùng 1 mục đích. Có những loại được thiết kế
dùng cho các công việc sửa chữa đồ gỗ, đồ nội thất trong nhà. Song cũng có những
loại được đặc chế để dùng cho các hạng mục ngoài trời.
1.2. Lý thuyết kết dính
1.2.1. Lý thuyết liên kết cơ học
Lý thuyết liên kết cơ học được McBain và Hopkins đề xuất vào năm 1925, cơ chế
của liên kết này là quá trình dán dính xảy ra đầu tiên giữa keo dán và bề mặt gỗ. Khi
đưa keo dán dạng lỏng lên bề mặt gỗ, vì tính chất bề mặt gỗ mấp mô không đồng đều
trong quá trình gia công, gỗ có cấu trúc rỗng, xốp nên dung dịch keo sẽ thấm vào gỗ
sau đó đóng rắn tạo thành các đinh keo. Keo càng thấm sâu vào gỗ thì diện tích tiếp
xúc giữa gỗ và keo càng lớn làm tăng khả năng kết dính của keo. Liên kết đinh keo sẽ
bền nhất khi mà keo dán đã thấm vào phần rỗng trong ruột tế bào và vách tế bào để tạo
nên tiếp xúc ở mức phân tử giữa phân tử keo cùng với cellulose, hemicellulose và
lignin. Tuy nhiên, quan điểm trên không thể giải thích được khi sử dụng keo dán vào
những bề mặt phẳng, nhẵn. Do đó, Gent, Schultz và Wake đã đề xuất quá trình dán
dính được hình thành bởi tác động kép giữa liên kết cơ học và tương tác nhiệt động
học bề mặt. Độ bền dán dính được thể hiện
G = C.M.I
Trong đó:G – độ bền liên kết của mối dán;
C – hệ số phụ thuộc vào điều kiện dán ép;
M – liên kết cơ học;
I - liên kết tương tác bề mặt.
1.2.2. Lý thuyết điện tử
Lý thuyết điện tử của sự dán dính được Derjaguin và cộng sự trình bày vào năm
1948. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một cơ chế chuyển giao điện tử giữ chất nền
và chất kết dính khi chúng mang điện tích trái dấu. Hiện tượng này có thể hình thành

2
một lớp điện tích trái dấu tại bề mặt tiếp xúc. Theo các nhà nghiên cứu thì kết quả lực
tĩnh điện ảnh hưởng đáng kể vào độ bền bám dính giữa chất nền và chất kết dính.

Hình 1: Mô hình liên kết tĩnh điện


Lực liên kết tĩnh điện phụ thuộc vào chất lượng bề mặt dán dính (độ phẳng, độ
nhẵn), độ ẩm của vật dán và các thông số của chất kết dính.
1.2.3. Lý thuyết đường ranh giới và miền tiếp xúc
Khi gắn kết hai bề mặt gỗ bởi một màng keo sẽ hình thành nên miền tiếp xúc keo gỗ
và bề mặt tiếp xúc keo – gỗ hay còn gọi là là bề mặt liên kết hay miền liên kết. Độ bền
liên kết phụ thuộc vào độ bền liên kết trong nội tại màng keo và độ bền liên kết của bề
mặt tiếp xúc và miền tiếp xúc.
Thực tế cho thấy, do chiều dày màng keo rất nhỏ nên mối dán thường bị phá hủy ở
miền liên kết hay bề mặt liên kết. Khi lượng keo sử dụng ít, lượng keo thẩm thấu vào
gỗ lớn sẽ làm giảm độ bền liên kết tại bề mặt liên kết keo – gỗ. Đồng thời lý thuyết về
đường ranh giới và miền tiếp xúc cho rằng bề mặt vật dán sạch sẽ tạo nên mối dán tốt,
một vài tạp chất như lớp gỉ, lớp dầu, nhựa có thể dẫn đến đường biên yếu; tuy nhiên
một số trường hợp tạp chất không làm ảnh hưởng đến khả năng kết dính thậm chí còn
nâng cao nó.
1.2.4. Lý thuyết khuếch tán
Đây là lý thuyết giải thích sự liên kết phổ biến của chất kết dính với bề mặt vật dán.
Theo lý thuyết này, để tạo nên liên kết thì đòi hỏi các phân tử của chất kết dính và bề
mặt vật dán phải có khả năng chuyển động, tương thích với nhau và có thể sáp nhập
vào nhau.
Lý thuyết khuếch tán khẳng định khả năng dán dính phụ thuộc vào thời gian tiếp
xúc, áp suất, nhiệt độ, độ ẩm gỗ, tính chất của vật dán, keo dán. Khi áp suất ép lớn các
khoảng cách các phân tử gần nhau hơn, sự khuếch tán tốt hơn nên cường độ dán dính
lớn. Các phân tử ngắn, nhỏ chuyển động tốt hơn song cường độ dán dính nhỏ hơn. Các
kết cấu chặt chẽ, bền vững thì sự chuyển động của các phân tử nhỏ nên cường độ dán
dính nhỏ. Các chất có độ phân cực lớn sẽ có tác dụng làm tăng cường khả năng dính.

3
1.2.5. Lý thuyết hấp phụ
Lý thuyết hấp thụ hay mô hình nhiệt động lực của quá trình dán dính được Sharpe
và Schonhorn đề xuất. Lý thuyết hấp phụ là một hướng tiếp cận mà nhiều nhà khoa
học dùng để giải thích cơ chế dán dính. Theo đó, lực liên kết bề mặt vật dán và chất
kết dính là kết quả của lực Van de Waals; độ lớn của lực này thường liên quan đến
năng lượng nhiệt động lực cơ bản. Lực liên kết bề mặt phụ thuộc vào sự tiếp xúc của
hai pha lỏng – rắn; vì vậy tiêu chí đầu tiên để hình thành mối liên kết là khả năng thấm
ướt tốt của bề mặt vật dán.
Khi dán dính các vật đán bằng mồi liên kết keo, để có một màng keo mỏng, đều và
liên tục cần tạo bề mặt vật dán phẳng nhẫn, có độ ẩm thích hợp và keo dán phải có trị
số độ nhớt thấp. Tuy nhiên khi độ ẩm vật dán cao, độ nhớt của keo nhỏ sẽ kéo dài thời
gian đóng rắn của keo, độ bền dán đính thấp. Để khắc phục vấn đề này, trong công
nghệ dán ép thường phải sử dụng các nguồn lực hỗ trợ như: tạo áp lực ép lên màng
keo, lên vật dán và hoặc kết hợp với gia nhiệt làm mềm bề mặt vật dán và giảm độ
nhớt của keo dán. Đặc biệt, khi độ nhẵn bề mặt vật dán thấp, độ nhớt của keo dán lớn
cần phải tăng áp lực ép và nhiệt độ ép cho vật dán và mảng keo.
1.2.6. Lý thuyết liên kết hóa học
Liên kết hóa học hình thành nên một mối liên kết ngang tại bề mặt tiếp xúc giữa vật
dán và keo dán; nó được coi là mối liên kết chính quyết định nhất đến độ bền mỗi đán.
Liên kết hóa học (gồm liên kết cộng hóa trị và liên kết ion) có độ bên lớn hơn so với
liên kết hydro hay liên kết bởi lực Van der Waals.
Trong liên kết cộng hóa trị, các dạng liên kết hóa học được phân biệt bởi khoảng
không gian mà các điện tử tập trung hay phân tán giữa các nguyên tử của chất đó. Các
điện tử nằm trong liên kết không gắn với các nguyên tử riêng biệt, mà chúng được
phân bổ trong cấu trúc ngang qua phân tử. Không giống như liên kết ion thuần túy, các
liên kết cộng hóa trị có thể có các thuộc tính không đắng hướng do đó đây là mồi liên
kết bền vững.
Liên kết ion là liên kết hóa học giữa hai ion mang điện tích trái dấu tác động qua lại
lẫn nhau. ion mất điện tích hình thành ion dương, ion nhận được điện tích hình thành
ion âm, các ion trái dấu được hút lại gần nhau nhờ lực hút tĩnh điện, khi các ion gần
nhau hết mức, tầng mây ion của các điện tích trái dầu cũng tương hỗ triệt tiêu, khi sự
hấp dẫn và triệt tiêu tương tác bằng nhau thì hình thành một động thái cân bằng, cũng
là hình thành liên kết ion.
Liên kết hydro là một loại lực đặc biệt do nguyên tử hydro hấp dẫn nguyên tử hydro
trong các hợp chất có nguyên tử hydro. Ví dụ, trong lúc thủy phân, hình thức liên kết
cộng hóa trị của hydro và oxi, đo điện tích dương của hydro lớn hơn của oxi rất nhiều,
điện tử cộng hưởng thì nghiêng nhiều về phía nguyên tử oxi, mà nhân nguyên tử hydro
gần như bị lộ ra, hạt nhân mang điện tích dương này do không có điện tích nội lực, vì
vậy không thể bị đám mây điện tử của điện tử khác bài xích, mà có thể hấp dẫn điện tử
4
độc lập phân tử oxi trong phân tử nước khác. Lực được hình thành lên đó là liên kết
hydro. Liên kết hydro làm cho phân tử nước phát sinh tác dụng kết hợp.
Liên kết hóa học giữa phân tử keo và gỗ được thực hiện qua các cầu nối như: (-CH 2-
O-CH2-); nếu trong chất kết dính có chứa nhóm isocyanate và vật dán là gỗ sẽ hình
thành nên cầu nối liên kết C-O (năng lượng liên kết 351 kJ.mo])); hoặc nếu trong chất
kết dính có chứa nhóm chức epoxy và bề mặt vật dán có chứa nhóm amine sẽ hình
thành nên cầu nối liên kết C-N (năng lượng liên kết 291 kJ.mol')).
Để nâng cao độ bền liên kết hóa học giữa keo và gỗ thì các yếu tố thuộc về keo dán,
vật dán và điều kiện phản ứng là rất quan trọng. Các loại keo dán khi đóng rắn hoặc
khi liên kết với gỗ hình thành nên cấu trúc mạng không gian (hình 9) sẽ cho độ bền
liên kết cao hơn so với cầu trúc dạng mạch thẳng. Bề mặt vật dán cần được làm sạch,
độ phẳng, nhẫn cao, không có chất dầu nhựa ức chế quá trình phản ứng... ĐỀ tạo môi
trường phản ứng, rút ngắn thời gian đóng rắn, một số loại keo dán có sử dụng thêm
chất đóng rắn như các dòng keo UF, PF, epoxy, emulsion polyme isocyanate....
1.3. Phân loại keo dán gỗ
1.3.1. Phân loại theo nguồn gốc
Nguồn gốc Dòng keo Một số loại keo chủ yếu
Tổng hợp:
Nhiệt rắn Amino Urea – formaldehyde
(UF)
Melamine –
formaldehyde (MF)
Melamine – Urea –
Phenolic formaldehyde (MUF)
Phenol – formaldehyde
(PF)
Resorcinol–
formaldehyde (RF)
Phenol – Resorcinol –
Isocyanate
formaldehyde (PRF)
Diphenylmethane –
Epoxy
discocyanate (MDI)
Bisphenol A – based
Elastomeric
epoxy resins
Styrene butadiene
rubber (SBR)
Nhiệt dẻo Vinyl Polyvinyl Acetate

5
(PVAc)
Nóng chảy Polyvinyl Alcohol
(PVA)
Ethylene vinyl Acetate
(EVA)
Tự nhiên Protein Casein
Keo đậu tương
Keo máu
Keo động vật

1.3.2. Phân loại theo cơ chế đóng rắn


Loại keo Lĩnh vực áp Cơ chế đóng Ưu/ nhược điểm
dụng rắn/ thời gian đóng chủ yếu
rắn
Keo nhiệt dẻo
Protein và tinh Đồ gỗ nội thất - Bay hơi nước - Lấp đầy các
bột và trang trí - Từ 2 – 4 giờ khoảng trống của
mối ghép
- Không chịu ẩm
Tanin và lignin Đồ gỗ nội thất Đóng rắn nhiệt Cần phối trộn
nhiệt dẻo với các loại keo
khác
Casein Đồ gỗ nội thất - Bay hơi nước - Giá rẻ
- Từ 2 – 4 giờ - Không chịu ẩm
Polyvinyl Đồ gỗ nội thất - Bay hơi nước Dễ sử dụng
Acetate - 40 phút ở nhiệt
độ môi trường
Polyvinyl Đồ gỗ nội thất - Bay hơi nước Dễ sử dụng
Acetate xúc tác và ngoại thất - 40 phút ở nhiệt
độ môi trường
Keo từ nhựa cao Dán gỗ với kim Bay hơi dung - Dán dính ngay
su loại, nhựa, sợi thủy môi sau khi tiếp xúc vật
tinh dán.
- Độ bền dán
dính thấp

6
Keo nóng chảy Dây chuyền dán Đóng rắn khi Độ bền dán dính
ép tốc độ cao (dán làm nguội giảm khi nhiệt độ
cạnh, dán phủ cao
nhựa)
Keo đóng rắn ở nhiệt độ cao và nhiệt độ bình thường
Phenol và Sản xuất ván Đóng rắn trong - Chịu nước
Resorcinol nhân tạo thời gian 2 phút ở - Giá rẻ
formaldehyde nhiệt độ cao và 6
giờ ở nhiệt độ
thường
Urea và Sản xuất ván Đóng rắn ở thời - Chịu ẩm
Melamine nhân tạo gian 2 phút ở nhiệt - Giá rẻ
formaldehyde độ cao và 6 giờ ở
nhiệt độ thường.
Epoxy (2 thành Sản xuất sản 5 phút ở nhiệt - Độ bền dán
phần) phẩm cần độ bền độ môi trường dính cao
cao - Chịu ẩm, nhiệt
- Giá cao

1.3.3. Phân loại theo độ bền


Độ bền trong điều kiện môi trường khác nhau là tiêu chí quan trọng nhất để xem xét
khi lựa chọn chất kết dính. Muthike, GM và Githiomi, JK (2011) đã đề xuất phân loại
keo theo độ bền thành 3 nhóm.
Nhóm 1: Keo chịu ẩm, nhiệt và sử dụng ngoài trời
Chất kết dính trong nhóm này không bị phá hủy trong nhiều năm, chịu được môi
trường ngoài trời, chịu được nước nóng và nước lạnh, chịu được môi trường ẩm –
nhiệt và môi trường khô nóng; chống được vi sinh vật phá hoại. Nhóm 1 bao gồm các
loại keo chủ yếu sau: Phenol – formaldehyde, Resorciol – formaldehyde và Phenol –
Resorciol – formaldehyde.
Nhóm 2: Keo chịu ẩm và sử dụng ở ngoài trời ở mức độ vừa phải
Chất kết dính nhóm 2 sẽ chịu được môi trường ngoài trời trong một vài năm, chịu
được nước lạnh trong 1 thời gian dài, chịu được nước nóng trong thời gian ngắn,
chống được vi sinh vật phá hoại, nhưng không chịu được nước sôi. Ví dụ: UF, PF và
MUF
Nhóm 3: Keo sử dụng nội thất và điều kiện khô
Chất kết dính nhóm này sẽ có độ bền dán dính tốt đối với các sản phẩm dùng trong
điều kiện khô, nhiệt độ bình thường. Tuy nhiên chúng sẽ không chịu được ẩm – nhiệt,
7
dễ bị vi sinh vật phá hoại. Ví dụ: keo có nguồn gốc động vật, casein, dẫn xuất tinh bột,
polyvinyl acetate…
1.3.4. Phân loại theo tính chất mối dán và đặc tính sử dụng
Loại keo Dạng và màu Sử dụng Tính chất Ứng dụng
sắc keo mối dán
Keo - Rắn hoặc lỏng - Dạng rắn - Độ bền - Đồ mộc
Protein động - Màng keo có cho thêm dán dính tốt ở - Nhạc cụ
vật màu nâu hoặc nước và làm điều kiện khô - Sửa chữa
trắng nóng chảy - Khả năng đồ gỗ
bằng cách gia chịu ẩm, chịu
nhiệt nhiệt kém
- Dạng
lỏng sử dụng
trực tiếp
- Đóng rắn
ở nhiệt độ
thường
Keo máu - Tồn tại ở dạng - Hòa tan - Độ bền - Đồ mộc
rắn với nước, dán dính tốt ở - Nhạc cụ
- Màu nâu sẫm soda và các điều kiện khô - Sửa chữa
hoặc nâu đen chất khác - Khả năng đồ gỗ
- Sử dụng chịu ẩm, chịu - Sản xuất
keo và ép ván nhiệt trung ván dán sử
ở nhiệt độ bình dụng trong
thường hoặc - Dễ bị vi nhà
cao sinh vật phá
hoại
Keo - Dạng bột - Hòa tan - Độ bền - Đồ mộc
casein - Màu trắng với nước, dán dính tốt ở - nếu biến
hoặc xám nâu soda và các điều kiện khô tính có thể
chất khác - Khả năng ghép gỗ có độ
- Sử dụng chịu ẩm, chịu bền dán dính
keo và ép ván nhiệt trung tốt
ở nhiệt độ bình
thường hoặc - Không
cao phù hợp các
sản phẩm
ngoài trời
8
Keo đậu - Dạng bột - Hòa tan - Độ bền - Sản xuất
- Màu trắng với nước, dán dính tốt ở ván dán sử
hoặc xám nâu soda và các điều kiện khô dụng trong
chất khác - Khả năng nhà
- Sử dụng chịu ẩm, chịu - Hỗn hợp
keo và ép ván nhiệt trung với resorcinol
ở nhiệt độ bình để sản xuất
thường hoặc - Không ván ghép
cao độc hại và thanh hoặc
- Khi trộn không chứa glulam
với keo máu formaldehyde
có thể ép ở tự do
nhiệt độ cao
Keo - Dạng nhũ - Sử dụng - Độ bền - Đồ mộc
Polyvinyl tương màu trắng trực tiếp hoặc dán dính tốt - Ứng dụng
Acetate - Khi đóng rắn thêm xúc tác. - Khả năng trong công
màng keo trong, - Dán ép ở chịu ẩm, chịu trình kiến trúc
không màu nhiệt độ nhiệt trung - Dán phủ
thường và có bình bề mặt bằng
thể ép nóng - Không ván, giấy
tới 80 C, có độc hại và
0

thể ép bằng không chứa


dòng cao tần formaldehyde
tự do
Keo - Polymer dạng - sử dụng - Độ bền - Công
Polymer/ nhũ tương và để trực tiếp sau dán dính rất nghiệp gỗ
isocyanate riêng biệt với chất khi trộn chất tốt - Công
kết dính Isocyanate đóng rắn - Khả năng trình gỗ ngoài
-Polymer màu - Dán ép ở chịu ẩm, chịu trời
trắng nhiệt độ nhiệt tốt - Công
Isocyanate màu thường và có - Không trình kiến trúc
trắng ngà hoặc thể ép nóng độc hại và - Dùng để
màu nâu tới 800C, có không chứa dán phủ kim
- Khi đóng rắn thể ép bằng formaldehyde loại, nhựa,
màng keo trong, dòng cao tần tự do ván lạng, lên
không màu. - Có thể dán bề mặt gỗ,
kim loại và ván dán, ván
plastic sợi

9
Keo - Là loại keo 2 - sử dụng - Màng keo - Công
Epoxy thành phần dạng trực tiếp sau siêu bền nghiệp gỗ
lỏng để riêng biệt khi trộn chất - Khả năng - Công
- Khi đóng rắn đóng rắn chịu ẩm, chịu trình gỗ ngoài
màng keo trong, - Dán ép ở nhiệt tốt trời
không màu. nhiệt độ - Không - Dùng
thường và có độc hại và trong công
thể ép nóng không chứa nghiệp đóng
tới 80 C, có formaldehyde
0
tàu, máy bay
thể ép bằng tự do - Dùng để
dòng cao tần - Có thể dán dán ép đồ gỗ
kim loại và cho các công
plastic trình thể thao
Phenolic - Dạng bột hoặc - Dạng bột - Độ bền - Ván dán,
dạng lỏng hoặc cần hòa tan dán dính tốt ở
ván dăm, ván
dạng màng mỏng với nước; điều kiện khô
sợi sử dụng
- Màu nâu đỏ dạng lỏng và điều kiệnngoài trời
khi đóng rắn màng dùng trực tiếp ướt hoặc nơi có
keo có màu đen - Keo được - Khả năng độ ẩm cao
trộn với chất chịu ẩm, chịu - Glulam
độn, phụ pha nhiệt tốt dầm chịu lực
- Ép nhiệt - Có khả
và ép cao tần năng chống
120-1500C chịu sự ăn
với ván dán mòn hóa học
và 180-2200C - Thường
với ván dăm, tồn tai
ván sợi formaldehyde
tự do

Resorcino - Dạng bột hoặc - Dạng bột - Độ bền - Công


l dạng lỏng cần hòa tan dán dính tốt ở nghiệp gỗ
- Màu nâu nhạt với nước; điều kiện khô - Glulam
khi đóng rắn màng dạng lỏng và điều kiện - Có thể
keo không màu dùng trực tiếp ướt hỗn hợp tốt
- Keo được - Khả năng với các loại
trộn với chất chịu ẩm, chịu keo khác như
đóng rắn, nhiệt tốt PVAc,

10
chất độn, chất - Có khả phenol,
phụ gia năng chống Melamine
- Có thể ép chịu sự ăn
nguội, ép mòn hóa học
nhiệt hoặc ép
cao tầng
Melamine - Dạng bột hoặc - Dạng bột - Độ bền - Công
và Melamine dạng lỏng cần hòa tan dán dính tốt ở nghiệp gỗ
– Urea - Màu trắng với nước;điều kiện khô - Ván dán
xám khi đóng rắn dạng lỏngvà điều kiện chất lượng
màng keo không dùng trực tiếp
ướt - Chất phủ
màu - Đóng rắn - Khả năng trang sức, sản
ở nhiệt độ chịu ẩm, chịu phẩm
cao 120- nhiệt rất tốt
150 C
0

Keo dán gỗ là một trong những vật liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp gỗ
và sản xuất đồ nội thất. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại keo dán gỗ khác nhau
với rất nhiều các ưu và nhược điểm. Trong đó keo Polyvinyl acetate (PVAc) là một
trong những loại keo được sử dụng phổ biến nhất. Keo PVAc được sử dụng rộng rãi
bởi tính năng dính chắc và nhanh, dễ sử dụng, an toàn cho sức khỏe và môi trường,
đặc biệt là trong sản xuất các sản phẩm nội thất và đồ gỗ nơi độ bền và tính thẩm mỹ
rất quan trọng.
2. Keo Polyvinyl Acetate (PVAc)
2.1. Khái niệm
Keo Polyvinyl acetate (PVAc) do các đơn phân vinyl acetate C 4H6O2 qua phản ứng
trùng hợp thu được dung dịch keo có tính nhiệt dẻo, thông thường gọi là keo sữa.
Trong công nghiệp chế biến gỗ, keo PVAc có ứng dụng rất rộng rãi, đã gần như thay
thế cho keo động vật trong công nghiệp gỗ. PVAc là loại keo có tính chịu nước, có thể
sử dụng ngay, không có chất đóng rắn và đóng rắn ở nhiệt độ thường.
Keo PVAc là dung dịch nhớt màu trắng, tính acid nhẹ, có thể tan trong dung dịch
hữu cơ, chịu được kiềm và acid nhẹ, những khi gặp acid và kiềm mạnh sẽ phát sinh
phản ứng thủy phân thành Polyvinyl Alcohol [C2H4O]n.
Ưu điểm của keo PVAc: Tính chất vật lý, hóa học của PVAc có nhiều ưu điểm, quy
trình thực hiện dán cũng an toàn. Bởi vì nước là chất phân tán được PVAc, nên những
thiết bị sản xuất keo, dụng cụ chứa và dụng cụ tráng keo có thể được rửa dễ dàng bằng
nước. PVAc là loại keo không độc, không có tính ăn mòn, không có khả năng gây hỏa
hoạn hay cháy nổ. Ở nhiệt độ thường PVAc có tốc độ dán dính nhanh do quá trình
đóng rắn dựa vào sự bay hơi của nước trong keo. Khi cắt gọt mối dán vì có tính đàn
hồi tốt nên công cụ cắt ít hao mòn, quá trình gia công thuận tiện
11
Nhược điểm: không chịu được nước ở nhiệt độ cao, ở nhiệt độ thường thì màng keo
có khả năng chống chịu nhất định. Trong không khí màng keo dễ hút ẩm. Là keo nhiệt
dẻo, điểm nóng chảy là 60-800C; do đó khi nhiệt độ màng keo vượt quá điểm nóng
chảy, lớp keo sẽ mềm hóa làm cường độ dán dính giảm đáng kể. Trong thời gian dài
thì màng keo dần bị trượt xuất hiện biến dạng dẽo. Khi nhiệt độ thấp dễ xuất hiện nhũ
tương hoặc bị kết đông ảnh hưởng quá trình thi công.
2.2. Nguyên liệu keo PVAc
Vinyl Acetate (C4H6O2) có công thức hóa học là CH2=CH-OCOCH3. Là chất lỏng
không màu, rất linh động, có mùi Ether và là chất lỏng có khả năng cháy. Hơi của
Vinyl Acetate có thể gây tổn thương đến mắt bởi sự thủy phân của nó tạo thành Acetic
acid và Acetaldehyde.
Một số tính chất vật lý quan trọng của Vinyl Acetate:
- Nhiệt độ sôi: 72,70C
- Nhiệt độ đóng rắn: -840C
- Trọng lượng phân tử: 86,09 kg/kmol
- Trọng lượng riêng ở 200C: 0,932 g/mL
- Độ nhớt (200C): 0,42 cP
- Nhiệt độ tới hạn: 2520C
- Nhiệt hóa hơi ở 72,70C: 96,6 cal/g
Vinyl Acetate ít hòa tan trong nước, hòa tan được trong rượu và diethylene. Ở
nhiệt độ thường chất này kém ổn dịnh và dễ bị trùng hợp tạo thành Polyvinyl
Acetate.
Môi trường phân tán: nước – Khi dung dịch keo PVAc trùng hợp, là đơn thể tiến
hành trong nước, thông thường nước chiếm khoảng 60-80% trọng lượng dung dịch
phản ứng.
Chất dẫn: Là hợp chất dễ phân tán, làm sản sinh các gốc tự do. Thường dùng
hợp chất hóa học có nhóm peroxide [-(O-O)-] làm chất dẫn. Hiện nay K 2S2O8,
(NH4)2S2O8 thường được dùng làm chất dẫn. Lượng dùng khoảng 0,1-1% trọng
lượng.
Chất nhũ hóa: là chất làm cho C 4H6O2 tan ít trong nước và hạt keo PVAc không
tan trong nước có thể phân tán trong nước và có độ đồng đều, ổn định nhất định.
Thường dùng những hợp chất mà phân tử của chúng có một đầu có nhóm chức ưu
nước và một đầu có gốc ưa dầu. Như Polyvinyl Alcohol, Natri
dodecybenzenesulfonate C18H29NaO3S. Trong đó, polyvinyl Alcohol là chất nhũ
hóa tương đối lý tưởng, thường phối thành dung dịch để dùng, lượng dùng khoảng
9% trọng lượng.
Polyvinyl Alcohol [C2H4O]n: là hợp chất bảo vệ cho keo PVAc, chúng tạo thành
lớp vỏ bọc bên ngoài, ngăn cản keo trong quá trình bảo quản tiếp tục phản ứng đa
tụ, làm cho dung dịch keo có tính ổn định cao trong thời gian bảo quản.
12
Chất điều tiết: là các hợp chất có những nhiệm vụ khác nhau trong quá trình
tổng hợp keo, giúp cho quá trình tổng hợp được thuận lợi, tạo sản phẩm đáp ứng
được yêu cầu công nghệ. Bao gồm chất điều chỉnh sức căng bề mặt dung dịch, chất
điều chỉnh độ pH, chất làm tăng độ dẻo, chất tiêu bọt khí…
Đơn pha chế keo Polyvinyl Acetate [2]
Nguyên liệu Lượng dùng (phần khối lượng)
Vinyl Acetate 100
Polyvinyl Alcohol 9 – 11
Nước 125
(NH4)2S2O8 0,1 – 0,3
Octanol 0,3 – 0,6
Dibutyl Phthalate 8 – 12
Đơn pha chế keo Polyvinyl Acetate (Air Products and Chemical)
Nguyên liệu Lượng dùng (phần trăm khối lượng)
Nước 41%
Tripotassium orthophosphate 0,08%
Tributyl phosphate 0,07%
ASP-100 aluminum silicate 4,70%
Corn starch 5,70%
Polyvinyl alcohol 0,15%
Preservative 0,30%
Vinyl acetate 48%

Tính hàm lượng rắn và lượng chất hữu cơ bay lên của đơn pha chế PVAc [2]
100+ 9+0,1
HLR = . 100% = 45%
100+9+0,1+125+0,3+ 8
0,3+8
VOCs = .100% = 3,4%
100+9+0,1+125+0,3+ 8
Hàm lượng rắn 45% nằm trong khoảng thường xuất hiện ở keo PVAc là 40 – 60%.
Lượng chất hữu cơ bay hơi ít nên ít ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe con
người. Và cũng không có Formaldehyde nên độ an toàn cũng rất cao.

13
Chương 2: SẢN XUẤT, THI CÔNG KEO PVAC
1. Cơ chế hình thành keo PVAc
Keo PVAc hình thành do đơn thể C 4H5O2 (gốc tự do) phản ứng trùng hợp, vì vậy nó
tuân thủ theo quy luật chung của phản ứng trùng hợp gốc tự do; quá trình này thông
qua 3 giai đoạn: khơi mào, phát triển mạch và đóng mạch. Trong hệ thống phản ứng
trùng hợp có các thành phần không thể thiếu là đơn thể, nước, chất dẫn và chất nhũ
hóa. Các thành phần do phân tử hòa tan, bó keo, tăn dung lượng bó keo và trạng thái
dung dịch phân tán trong nước.
1.1. Khơi mào
Thông qua (NH4)2SO4 khi tăng nhiệt, chúng tiến hành phản ứng nhiệt phân thành
gốc tự do SO42- (gốc tự do sơ cấp)
(NH4)2S2O8  2NH4SO4  2NH4+ + 2SO42-
Gốc tự do SO42- lại kết hợp cùng với đơn thể C4H6O2 hình thành gốc tự do đơn
thể:
SO42-B + CH3COOCH2=CH2  SO4-  CH2  CHBCH3COO
1.2. Phát triển mạch
Gốc tự do đơn thể lại cùng với đơn thể kết hợp, hình thành gốc liên kết tự do, sau
đó lại kết hợp với các đơn thể hình thành gốc liên kết tự do mới. Như vậy phản ứng

+ CH3COOCH = CH2

+ nCH3COOCH = CH2

không ngừng, làm cho gốc liên kết tự do không ngừng dài thêm.

1.3 Ngắt mạch


Gốc tự do không ngừng tăng thêm làm mất đi hoạt tính trung tâm, liên kết dài ra cần
phải kết thúc. Liên kết kết thúc của phản ứng trùng hợp C 4H6O2 và phản ứng trùng hợp
giống nhau có 3 phương pháp phản ứng:
14
Kết thúc bằng hai gốc kết hợp
Hai gốc liên kết tự do va chạm vào nhau, sản sinh một phân tử ổn định dài, đây là

+1 +1

hai đoạn phân tử đều có thành phần của gốc chất dẫn.

Lúc này, độ dài của phân tử là sự kết hợp giữa hai gốc liên kết tự do, đồ trùng hợp
bình quân cũng có thể là hợp của hai nhóm trên. Đây là phương thức kết thúc chủ yếu.
Kết thúc bằng hai gốc oxi hóa khử
Hai gốc liên kết tự do tác động qua lại lẫn nhau, một gốc mất đi hydro biến thành
đoạn gốc không bão hòa, gốc khác thì thu được một hydro trở thành gốc bão hòa, hai
gốc đều mất đi hoạt tính trung tâm, mà độ dài phân tử không thay đổi.

15
Kết thúc bằng sự va chạm tương hỗ của gốc liên kết tự do và gốc tự do sơ cấp
Gốc liên kết tự do và gốc tự do SO 42- va chạm, hình thành chuỗi polymer ổn định
khi đó phản ứng trùng hợp kết thúc. Do thời kỳ đầu gốc tự do rất ít, nên loại phản ứng
kết thúc này rất ít. Khi phản ứng kết thúc, tạo thành màng keo PVAc hoàn chỉnh.
2. Tổng hợp PVAc
2.1. Tổng hợp keo PVAc
Phương thức cho nguyên liệu và khống chế nhiệt độ phản ứng trong quá trình đã tụ
keo là những thao tác then chốt, quyết định đến chất lượng dung dịch keo sau đa tụ và
cường độ dán dính của chúng. Có ba phương pháp cho nguyên liệu chính: Một loại là
một lần cho toàn bộ nguyên liệu tham gia phản ứng vào nồi phản ứng sau đó tăng
nhiệt, khuấy đều làm cho phản ứng được tiến hành; loại thứ hai là cho chất nhũ hóa,
chất điều tiết sức căng bề mặt, chất dẫn... vào nước trong nồi phản ứng, khuấy đều, sau
đó rót liên tục vinyl acetate vào dung dịch phản ứng, tiếp tục khuấy đều và tăng nhiệt
tiến hành phản ứng; loại thứ ba là cho chất nhũ hóa chất điều tiết sức căng bề mặt...
vào nước trong nổi phản ứng, khuấy đều, cho (5 -15)% tổng trọng lượng đơn thể vinyl
acetate và chất dẫn khoảng 30%, khuấy, điều chỉnh nhiệt độ cho đến khi bằng nhiệt độ
môi trường, tiếp tục rót đơn thể vinyl acetate. Thời gian rót lượng vinyl acetate còn lại
vào trong nổi phản ứng trong khoảng (4-9) giờ. Lượng chất dẫn còn lại được đưa vào
thời điểm nhất định trong thời gian rót vinyl acetate.
Hiện nay, chủ yếu sử dụng phương pháp thứ ba, phương pháp này tạo ra dung dịch
keo có hạt nhũ tương nhỏ, tính ổn định tốt. Các chất điều chỉnh độ pH, chất tăng độ
dẻo và chất ổn định khi dung dịch keo ở nhiệt độ thấp... được đưa vào nổi phản ứng
sau khi kết thúc phản ứng, ngừng gia nhiệt và nhiệt độ giảm xuống 50°C; sau đó khuấy
đều và cho ra sản phẩm.
Thời kỳ đầu, nhiệt độ phản ứng trong khoảng (70 - 80)0C, thời kỳ sau phản ứng sau
khi vinyl acetate được rót hết, thường dựa vào phản ứng tỏa nhiệt thông qua thời gian
nhất định tăng nhiệt độ lên đến (90 – 95)0C, nếu không tự tăng nhiệt độ lên nhiệt độ đó
thì tiến hành gia nhiệt. Giữ nhiệt độ trong một thời gian nhất định sau làm lạnh xuống
dưới.

16
Raw Material
Inspection Storage Tank Granulation

Raw Material Dry


WareHouse Vacuumize Weight & Pack

Material Pump Purify via


with Filter Distilation Metal Detector

Material Feed
Packing Finished Products
to Mixing Tank Polymerization
Palleting WareHouse

Hình 2: Quy trình sản xuất keo PVAc


Bước 1: Dự trữ nguyên liệu
Nguyên liệu thô (VAc) sẽ được kiểm tra hàng loạt theo tiêu chuẩn của Tiêu chuẩn
kiểm tra Polyvinyl Acetate SH/T1623.1-1996. Nguyên liệu đủ tiêu chuẩn được chuyển
đến kho nguyên liệu thô để nhập kho nhằm đảm bảo chất lượng thành phẩm.
Bước 2: Chuyển nguyên liệu lên bồn chứa
Nguyên liệu (VAC) từ nhà kho nguyên liệu thô được bơm lên bồn trộn. Một bộ lọc
với 200 lưới được trang bị trong quy trình này để ngăn chặn và lọc ô nhiễm vật lý giữa
các vật liệu từ bên ngoài.  
Bước 3: Phản ứng trùng hợp
Cho nước vào trong nồi phản ứng, sau đó cho polyvinyl alcohol [C 2H4O]n tăng nhiệt
đến (902)0C. giữ nhiệt đến khi polyvinyl alcohol hòa tan toàn bộ. Giảm nhiệt độ
xuống (70-75)°C, thêm C3(C2H5)C5H10OH và (NH4)2S2O8 (dùng 5 lần lượng dung dịch
nước hòa tan, 2/3 tổng lượng), từ từ cho đơn thể vinyl acetate. Dựa vào tốc độ trào
ngược và tình trạng sôi bọt để điều chế tốc độ cho nguyên liệu, thời gian hoàn thành
đưa vinyl acetate trong khoảng (3 - 5) giờ. Nhiệt độ phản ứng giữ ở trong khoảng (68-
82)0C. Sau khi cho hết đơn thể, giữ trong 10 phút, sau đó tăng nhiệt. Đồng thời từ cho
phần (NH4)2S2O8 còn lại. Điều chỉnh nhiệt tăng đến khoảng (90-95)°C, giữ nguyên
trong 10 phút rồi giảm nhiệt. Khi nhiệt độ giảm xuống đến 70°C, cho C 16H22O4. Tiếp
tục làm lạnh đến 40°C rồi cho sản phẩm ra.
Bước 4: Kiểm tra chất lượng

17
Kiểm tra lần cuối các thông số kỹ thuật cần thiết trước khi đóng gói sản phẩm
nhằm đảm bảo độ an toàn về chất lượng cho sản phẩm khi đưa ra thị trường.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng PVAc
Dung dịch keo PVAc đóng rắn là thực hiện quá trình mất nước của keo. Có thể nói
nước trong dung dịch keo sau khi bôi tráng dần thấm vào trong gỗ hoặc bay hơi làm
cho hàm lượng khô của lớp keo bôi không ngừng tăng lên; cuối cùng dưới tác dụng
của sức căng bề mặt, các hạt phân tử polymer dần dần đóng rắn. Do đó, khi sử dụng
keo PVAc làm chất kết dính, độ ẩm của gỗ nguyên liệu thường trong khoảng 5-12%,
khi độ ẩm trong khoảng 12-17% thời gian đóng rắn kéo dài; khi độ ẩm lớn hơn 17%,
cường độ bám dính của keo giảm xuống rõ rệt.

Ảnh hưởng của lượng dùng chất dẫn


Lượng dùng chất dẫn ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ, tỷ lệ của phản ứng trùng hợp
keo PVAc và độ lớn nhỏ của phân tử lượng polyme - gọi là độ trùng hợp. Khi lượng
dùng chất dẫn quá nhiều, gốc tự do sơ cấp cũng hình thành nhiều, vì vậy làm cho tốc
độ phản ứng trùng hợp tăng nhanh. Độ đồng đều của các phân tử trong phản ứng trùng
hợp tỉ lệ nghịch với nồng độ chất dẫn. Vì vậy lượng chất dẫn quá nhiều, tuy tăng thêm
số lượng của gốc liên kết tự do, nhưng đồng thời cũng tăng thêm cơ hội của liên kết
kết thúc, làm cho gốc liên kết tự do và gốc tự do sơ cấp va chạm tạo thành liên kết kết
thúc. Mà hai loại tác dụng đều có thể làm cho phân tử lượng giảm, từ đó ảnh hưởng
đến cường độ dán dính của dung dịch keo. Vì vậy, để bảo đảm độ trùng hợp nhất định,
cần giảm lượng chất dẫn, khi đó có thể nâng cao độ trùng hợp của sản phẩm, tạo ra sản
phẩm có phân tử lượng cao. Ngoài ra, chất dẫn thường dùng là muối axit, khi lượng
dùng nhiều làm tăng tính axit, ảnh hưởng đến tính ổn định của dung dịch. Khi lượng
dùng quá ít, do những tạp chất trong nguyên liệu gây tổn hao một phần, làm cho thời
gian dẫn bị kéo dài, hoặc không được thực hiện. Thông thường lượng dùng khoảng
0,2%.
Ảnh hưởng của đặc tính và lượng dùng chất nhũ hóa
Khi lượng dùng vinyl acetate, nhiệt độ, chất dẫn và một số chất khác trong điều kiện
cố định, lượng dùng chất nhũ hóa tăng, có thể nâng cao tốc độ phản ứng trùng hợp. Do
độ đồng đều của phân tử polyme trong quá trình trùng hợp tỷ lệ thuận với tốc độ phản
ứng, vì vậy có thể tăng tính đồng đều của phân tử polyme. Với lượng dùng chất nhũ
hóa nhiều, làm cho bề mặt có tính ổn định cao, thuận lợi cho việc tổng hợp và sản xuất
keo dạng hạt, đồng thời keo dụng dung dịch có tính ổn định tương đối cao. Nhưng nếu
sử dụng lượng quá nhiều sẽ làm giảm tính chịu nước của dung dịch keo sau tổng hợp.
Thông thường, lượng dùng chất nhũ hóa thích hợp trong khoảng 10%.
Sử dụng polyvinyl alcohol [C2H4O]n, làm chất nhũ hóa, dung dịch thu được đều có
tính ổn định và tính chịu nước tốt hơn các loại khác. Nồng độ của polyvinyl alcohol
[C2H4O]n không giống nhau, hiệu quả nhũ hóa cũng không giống nhau, nồng độ của
18
chất nhũ hóa polyvinyl alcohol [C2H4O]n phải lớn hơn 85%, thường dùng là 88% và
99%. Trong đó polyvinyl alcohol [C2H4O]n, có nồng độ thấp, do đặc điểm thân nước,
nên hiệu quả nhũ hóa tốt, dung dịch hình thành có tính ổn định tốt, nhưng khả năng
kháng nước bị giảm. Nếu nồng độ quá thấp hiệu quả nhũ hóa kém.
Ảnh hưởng của nhiệt độ trùng hợp
Khi tăng nhiệt độ, làm cho tốc độ và tỷ lệ sản sinh gốc tự do tăng, dẫn đến tốc độ
khuếch tán của hạt vinyl acetate tăng và nồng độ của vinyl acetate trong dung dịch
tăng thêm, đồng thời làm tăng khả năng khuếch tán của các gốc tự do trong dung dịch;
vì nhiệt độ tăng cao, số lượng bó keo hình thành tăng, do đó số hạt nhũ tương tăng.
Như vậy, khi tăng nhiệt độ làm cho hiệu suất phản ứng trùng hợp tăng, phân tử lượng
giảm. Nhưng nếu nhiệt độ tăng quá cao, mỗi đơn thể đều có nhiệt độ trung hợp cao
nhất nhất định, vượt quá giới hạn đó, tốc độ tăng độ dài liên kết không những không
tăng, mà còn có xu hướng giảm xuống. Đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng
tạo liên kết nhánh trong phân tử polyme hay hiện tượng keo có độ nhớt quả cao; đồng
thời khi nhiệt độ quá cao, dễ làm cho cơ hội va chạm giữa các phân tử tăng lên, dễ sản
sinh hiện tượng động keo, làm cho tính ổn định của dung dịch bị giảm.
Những nhân tố ảnh hưởng khác (ảnh hưởng của thao tác công nghệ)
 Tốc độ khuấy
Trong quá trình đã tụ keo, thao tác khuấy trộn có hai mục đích: thứ nhất là giữ cho
độ phản ứng được đồng đều, tránh hiện tượng vón cục; thứ hai là có thể làm cho toàn
bộ dung dịch trong nỗi phản ứng giữ được nhiệt độ ổn định. Khi tốc độ khuấy tăng, tốc
độ phản ứng giảm, thời gian dẫn tăng, vì vậy quá trình đa tụ được thực hiện trong điều
kiện khuấy nhẹ nhất định; nhưng ở mặt khác, để đảm bảo chất lượng sản phẩm, cần
điều chỉnh tốc độ khuấy sao cho nhiệt độ của dung dịch phản ứng tương đối đồng đều.
 Đơn thể vinyl acetate hoặc điều kiện cho chất dẫn
Trong quá trình đa tụ keo, thời gian cho vinyl acetate càng ngắn, tốc độ đưa vào
cảng nhanh, dung dịch keo hình thành có độ nhớt càng nhỏ, cùng với việc tăng thời
gian đưa vào, độ nhớt càng tăng, tính kết cấu lớn. Trong cùng một điều kiện đưa đơn
thể vinyl acetate, nếu lượng cho chất dẫn thời kỳ đầu giống nhau, lượng cho chất dẫn
thời kỳ sau cùng nhiều, độ nhớt càng cao, tính kết cấu càng lớn. Nếu lượng cho chất
dẫn thời kỷ sau giống nhau, lượng cho chất dẫn thời kỳ đầu càng nhiều, độ nhớt càng
cao, tính kết cấu càng lớn.
 Nồng độ đơn thể
Nồng độ đơn vinyl acetate thể cảng cao, tốc độ trùng hợp càng cao, độ dài phân tử
polyme càng lớn. Căn cứ vào tỉnh toán động lực học, độ đồng đều của phân tử polyme
và tốc độ trùng hợp tỉ lệ thuận với nồng độ đơn thể.
 Tác động của oxi

19
Trong quá trình trùng hợp keo PVAc, oxi có tác dụng rất đặc biệt, ở những điều
kiện khác nhau, nó có tác dụng của chất dẫn, có khi lại là chất chống trùng hợp.
Nguyên nhân là do phân tử hoạt hóa của keo PVAc rất dễ kết hợp với oxi để hình
thành liên kết peroxy (-O-O-). Liên kết peoxy này không ổn định khi trong môi trường
nhiệt độ cao, chúng bị phân giải hình thành gốc tự do, tạo thuận lợi cho thực hiện phản
ứng trùng hợp (tác dụng dẫn); có khi ngược lại, liên kết peoxy làm cho các phân tử
polyme khó kéo dài độ polyme do mất đi các nhóm chức hoạt tính. Oxi phản ứng trong
quá trình đa tụ diễn ra theo chiều hướng nào phụ thuộc vào nhiệt độ phản ứng, lượng
hấp thụ oxi và các điều kiện khác. Khi nhiệt độ phản ứng tăng cao, mức độ phân giải
của liên kết peroxy tăng, sản sinh một số nhóm hoạt tính mới, làm cho phản ứng trùng
hợp được nhanh hơn. Ở nhiệt độ thường, liên kết peroxy ít phân giải, làm tăng tác
dụng cản trở quá trình trùng hợp. Như vậy, lượng oxi nhiều có tác dụng là chất dẫn,
còn lượng oxi ít có tác dụng làm chất chống trùng hợp
2.3. Thi công keo PVAc
Quá trình dán gỗ bao gồm: chuẩn bị bề mặt, phủ keo, ghép và ép.
Là vật liệu hút ẩm, độ ẩm của gỗ dao động trong một giới hạn khá rộng và chính
đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến độ bền của mối dán. Người ta đã quy ước độ ẩm
của gỗ khi dán không được vượt quá 18%. Vì vậy không những phải sấy khô gỗ trước
khi dán mà còn phải tiến hành dán trong những phòng có độ ẩm khống chế (50-65)%
thì độ bền của mối dán mới cao và ổn định.
Để tạo độ sần sùi trên bề mặt gỗ, trong công nghiệp người ta phu cát hoặc cào bằng
bàn chải sắt.
Keo có thể phủ trên một hoặc cả hai bề mặt. Sau đó người ta cho dung môi bay hơi
tự do (khi đã áp hai bề mặt) trong 4-15 phút, trước khi ép ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt
độ cao với lực nén khác nhau.
2.4. Một số tiêu chuẩn đánh giá độ bền dán dính của màng keo
2.4.1 Tiêu chuẩn EN 204:2001
Tiêu chuẩn đánh giá các loại keo dánh gỗ nhiệt dẻo, sử dụng cho công trình
không chịu lực cao.
Chuẩn bị mẫu:
 Số lượng mẫu: 20
 Chiều dài: 150mm
 Chiều rộng: 20 mm
 Chiều dày: 5mm
 Loại gỗ: beech (gỗ dẻ dai hay gỗ dẻ dai châu âu)
Loại Ứng dụng
D1 Trong nhà và độ ẩm của gỗ không quá 15%

20
Trong nhà hoặc sử dụng ngoài trời/nơi có độ ẩm cao trong thời gian
D2
ngắn; độ ẩm của gỗ không quá 18%
Trong nhà hoặc thường xuyên ngoài trời trong thời gian ngắn hoặc
D3
nơi có độ ẩm cao trong thời gian ngắn. Ngoài trời có mái che.
Trong nhà và thường xuyên tiếp xúc với nước trên bề mặt. Ngoài
D4
trời có mái che và được bảo vệ bề mặt bởi một lớp sơn phủ.

Hình 3: Mẫu kiểm tra độ bền kéo trượt


Cho mẫu gỗ đã được chuẩn bị theo các yêu cầu khác nhau vào thiết bị thử kéo trượt
trong đó điều kiện tiêu chuẩn thực hiện là nhiệt độ 2320C độ ẩm 505% hoặc nhiệt độ
2220C độ ẩm 655% và nước lạnh ở đây là 2050C
F
Độ bến kéo trượt=
i.b
trong đó F là lực kéo đứt, N
i là chiều dài vùng thử, mm
b là chiều rộng vùng thử, mm

Độ bền kéo trượt, N/mm2


Điều kiện theo EN 205(trước khi
EN 205
kiểm tra kéo trượt)
D1 D2 D3 D4

1 7 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn ≥ 10 ≥ 10 ≥ 10 ≥10


7 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn
2 3 giờ trong nước lạnh - ≥8 - -
7 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn
3 7 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn - - ≥2 ≥4

21
4 ngày trong nước lạnh
7 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn
4 4 ngày trong nước lạnh - - ≥8 -
7 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn
7 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn
5 6 giờ trong nước sôi - - - ≥4
2 giờ trong nước lạnh

2.4.2 JAS Type 2


Kiểm tra bong tách màng keo theo phương pháp ngâm sấy
Tiêu chuẩn Áp dụng Mẫu kiểm tra Độ ẩm mẫu
Tối thiểu 4 mẫu
JAS 233:2003 Ván sàn Kích thước < 14%
(75x75)mm
Tối thiểu 4 mẫu
JAS 240:2003 Ván sàn Kích thước < 14%
(75x75)mm
Tối thiểu 4 mẫu
Nội bộ CASCO Gỗ ép định hình Kích thước < 14%
(75x75)mm
Tối thiểu 4 mẫu
Gỗ ghép thanh,
Nội bộ CASCO Kích thước < 14%
ghép khối
(75x75)mm

75mm >300mm

22
2 giờ trong nước 3 giờ saasy trong
nóng nhiệt độ lò sấy ở nhiệt độ
(703)0C (603)0C

Các mẫu kiểm tra Sấy đến khối lượng


được cân trước khi bằng (102-105)% khối
ngâm(khối lượng lượng ban đầu
ban đầu)

Yêu cầu: chiều dài bóng tách trong cùng một màng keo phải nhỏ hơn 1/3 trên mỗi
cạnh của mẫu. Trên 90% số mẫu phải đạt yêu cầu về mức độ bong tách màng keo.
2.5. Một số khuyết tật chủ yếu trong sử dụng keo dán và nguyên nhân

STT Khuyết tật Nguyên nhân


- Keo hết thời hạn sử dụng;
Keo không có khả năng tráng, - Độ nhớt của keo quá cao;
1
phun - Độ ph của keo và gỗ khác
nhau quá lớn.
- Nhiệt độ của môi trường , của
bề mặt gỗ quá cao;
2 Keo đóng rắng trước khi ép
- Thời gian để ráo màng keo
quá dài.
3 Keo không đóng rắng sau khi ép - Lượng keo sử dụng ít;
- Keo khô trước khi sử dụng;
- Nhiệt độ ép không thích hợp;
- Thời gian ép ngắn;
- Áp suất ép thấp. bề mặt vật
23
dán tiếp xúc thấp;
- Độ ẩm gỗ quá cao
- Độ nhớt của keo thấp;
- Lượng cao tráng quá nhiều;
4 Keo bị tràn ra ngoài khi ép
- Độ ẩm gỗ quá cao;
- Áp suất ép quá lớn.
- Độ ẩm gỗ quá cao;
Nổ mối dán và bong tách màng
5 - Giảm áp suất ép đột ngột;
keo
- Thời gian ép ngắn.
- Độ ẩm gỗ lớn;
Độ bám dính thấp trên toàn bộ tấm - Tráng keo không đều
6
ván - Độ mấp mô bề mặt dán thấp;
- Nhiệt độ bàn ép quá cao.
- Độ ẩm gỗ cao
- Sai số chiều dày vật dán lớn
- Áp suất ép lớn
- Bàn ép không đồng phẳng
Độ bền dán dính thấp ở các góc hoặc 2 bàn ép không song
7
tấm ván song
- Nhiệt độ ép quá cao và thời
gian ép lớn
- Khả năng thoát ẩm khi ép
kém (đối với mặt ép nhiệt)

24
Chương 3: TÍNH CHẤT LỚP KEO DÁN GỖ PVAC
1. Tính chất màng
Quá trình hình thành màng keo là do sự bay hơi của nước, các phân tử keo phát sinh
tính liên kết lưu động, mất đi tính lưu động, khi nước tiếp tục bay hơi, nhiệt độ mối
dán cao hơn nhiệt độ nhất định nào đó, các phân tử polyme phát sinh biến dạng hợp
nhất tạo thành màng keo liên tục, nếu nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nhất định nào đó, làm
cho nước bay hơi, các phân tử polyme không phát sinh biến dạng hợp nhất, vì vậy
không thể hình thành màng keo liên tục. Nhiệt độ thấp nhất có thể làm cho dung dịch
keo sau khi đóng rắn hình thành màng keo liên tục gọi là nhiệt độ thấp nhất hình thành
màng keo (MFT), nhiệt độ thấp nhất để thành màng keo của keo PVAc mà không
thêm chất phụ gia là 20°C, nếu cho chất tăng tính dẻo hoặc chất làm tan, nhiệt độ thấp
nhất hình thành màng keo có thể hạ xuống 0°C. Dung dịch keo PVAc đóng rắn ở nhiệt
độ thường, yêu cầu nhiệt độ môi trường dán dính phải cao hơn nhiệt độ hình thành
màng keo của nó.
Khi màng keo được hình thành nó sẽ trở thành một lớp màng có độ trong suốt tương
đối cao, liên kết chắc chắn, giữ cho các mảnh gỗ được dán lại với nhau một cách chắc
chắn và không bị lộ vân keo. Theo một số nghiên cứu, lực chịu kéo của PVAc có thể
đạt đến khoảng 20-25 MPa (megapascal) với độ dày lớp keo khoảng 1mm. Điều này
có nghĩa là PVAc có khả năng chịu kéo khá tốt và có thể được sử dụng trong nhiều
ứng dụng yêu cầu sự bền chặt của kết cấu.
Keo PVAc là một trong những loại keo nhiệt dẻo, điểm mềm hóa tương đối thấp,
quá trình tổng hợp dùng polyvinyl alcohol [C2H4O]n của hydrophilicity làm chất nhũ
hóa, do đó có hai nhược điểm lớn đó là: Tính chịu nhiệt và tính chịu nước kém. Đây là
hạn chế phạm vi sử dụng và làm giảm giá trị sử dụng. Để có thể cải thiện tính chịu
nhiệt và chịu nước, thường dùng hai phương pháp là thêm chất liên kết trong và thêm
chất liên kết ngoài. Mục đích của hai phương pháp này là chuyển hóa từ keo nhiệt dẻo
sang keo nhiệt rắn.
Chất liên kết trong là chất mà trong quá trình tổng hợp người ta thêm một hoặc
nhiều loại hóa chất có thể cùng với đơn thể C.HO, tạo phản ứng trùng hợp; thu được
dung dịch keo nhiệt rắn, trong quá trình dán dính phân tử tiến thêm một bước liên kết,
tạo phản ứng đóng rắn, hình thành màng keo không tan không chảy, làm cho cường độ
dán dính, khả năng chịu nước, chịu nhiệt được nâng cao. Hóa chất có thể cùng với đơn
thể C4H6O2 đồng trùng hợp có axit C3H4O2, axit C4H6O2, C4H6O2, C5H8O2,
C4H7NO2, n - hydroxymetyl acrylamide. Có thể dùng một loại hoặc nhiều loại hóa
chất kết hợp với C4H6O2, đồng trùng hợp, hiện nay thường dùng một hoặc hai hóa
chất kết hợp với C4H6O2. Khi dùng n - hydroxymetyl acrylamide C4H7NO2, với
C4H6O2 đồng trùng hợp thu được dung dịch keo dùng làm chất kết dính để dán mặt
ván dán, kết quả kiểm tra cường độ dán dính, tính chịu nước, chịu nhiệt và chịu nhu
động biến tinh so với dung dịch keo trùng hợp C4H6O2, được nâng cao rất nhiều; khi

25
thử ngâm nước nhiệt độ 63C trong 3 giờ, cường độ dán dính là (1,8 - 2,8)MPa; cường
độ dán dính là (1,32 - 1,83)MPa nếu luộc trong nước trong thời gian 1 giờ.
Chất liên kết ngoài là chất đưa vào trong dung dịch keo PVAc sau khi tổng hợp làm
cho đại phân tử tiến thêm một bước liên kết, làm cho tính nhiệt dẻo của keo PAVc
chuyển hóa thành tính nhiệt rắn. Chất liên kết ngoài thường dùng để giúp keo PVAc
chuyển thành keo nhiệt rắn như keo PF, keo dihydroxyl benzene, keo MF, keo UF...
Keo PVAc sử dụng keo PF hoặc keo melamin làm chất liên kết ngoài tạo ra hỗn
hợp keo có thể dùng để dán dính ván dán loại 1 (các sản phẩm ngoại thất); làm cho
tinh chịu nhiệt, chịu nước của mối dán tăng lên rất nhiều. Nếu dùng keo UF làm chất
liên kết ngoài, mối dán có thể đạt được keo yêu cầu keo loại 2 cho ván dán (sản phẩm
nội thất), mối dán có tính chịu nước, ẩm tốt. Do giá thành của kẹo UF thấp hơn so với
keo PVAc. Vì vậy phương pháp sử dụng keo UF làm chất liên kết ngoài có ý nghĩa
thực tế rất lớn. Tỉ lệ pha trộn của hai loại keo trên có thể căn cứ vào yêu cầu thực tế và
giả thành để quyết định. Keo UF có tính giòn cao và tính chống lão hóa kém, nhưng
tính chống nước tốt hơn keo PVAc, ngược lại tính dẻo của keo PVAc tương đối tốt,
nhưng tính chống nước lại kém; hỗn hợp hai loại keo này có thể bù đắp được những
nhược điểm của nhau, làm cho tính năng của hỗn hợp keo mới có nhiều ưu điểm hơn
keo ban đầu. Khi pha chế nên phối trộn chúng với nhau trước khi cho chất đóng rắn.
2. Độ bền hóa lý
Keo polyvinyl axetat (PVAc) thường được coi là chất kết dính ổn định với tính ổn
định hóa lý tốt. Khi khô keo sẽ tạo thành lớp màng có độ cứng tốt, độ bền ẩm tương
đối tối, không bị bong tróc khi tiếp xúc với nước và có thể chịu được nhiệt lên đến 80
độ. Tuy nhiên, giống như bất kỳ vật liệu nào, nó có thể xuống cấp theo thời gian do
nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện môi trường, tiếp xúc với ánh sáng và độ ẩm.
Keo PVAc có thể nhạy cảm với các điều kiện môi trường như nhiệt độ và độ ẩm.
Lưu trữ ở nhiệt độ ngoài phạm vi được khuyến nghị có thể làm cho chất kết dính bị
biến chất, dẫn đến những thay đổi về đặc tính của nó.
Tia UV có thể khiến keo PVAc chuyển sang màu vàng và trở nên giòn theo thời
gian. Do đó, điều quan trọng là tránh để chất kết dính tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng
mặt trời hoặc các nguồn tia UV khác. Vì vậy, keo PVAc được khuyến nghị làm keo
cho các sản phẩm nội thất.
Tương tự như ánh sáng, độ ẩm có thể ảnh hưởng đến tính ổn định hóa lý của keo
PVAc. Tiếp xúc với độ ẩm cao có thể làm cho chất kết dính bị mềm và mất đi đặc tính
kết dính của nó.
Độ pH của môi trường sử dụng keo PVAc có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của
keo. Chất kết dính ổn định trong môi trường trung tính đến hơi axit, nhưng tiếp xúc
với môi trường có tính axit hoặc kiềm cao có thể khiến nó bị phân hủy.

26
Nhìn chung, keo PVAc là chất kết dính ổn định với tính ổn định hóa lý tốt. Tuy
nhiên, điều quan trọng là phải tính đến các yếu tố trên để đảm bảo rằng chất kết dính
vẫn hiệu quả theo thời gian.
Để đảm bảo hiệu quả kết dính, dung dịch keo dán PVAc nên được cất giữ vào dụng
cụ thủy tinh, gốm sứ, nhựa, ngoài dùng thùng sắt hoặc thùng gỗ để bảo quản, cũng có
thể trực tiếp cho vào thùng nhựa. Trong thời gian bảo quản cần được đậy kín, tránh
hiện tượng tạo lớp màng phía trên gây lãng phí keo. Trên bề mặt có thể tưới một lớp
nước mỏng làm lớp bảo vệ để tránh hiện tượng tạo màng, khi sử dụng lưu ý phải
khuấy đều; không nên để ngoài trời, tránh ánh nắng trực tiếp. Đặc biệt không nên để
nơi có nhiệt độ thấp, tránh hiện tượng keo đông lại. Dung dịch keo khi bị lạnh cấu tạo
của các phân tử keo thay đổi có thể làm hỏng keo, lực liên kết của keo bị giảm. Nhiệt
độ nơi bảo quản và trong quá trình vận chuyển nên trong khoảng (10 - 40)°C. Nếu
trong quá trình bảo quản hoặc vận chuyển dung dịch keo bị lạnh, làm keo bị đông,
trước khi giã động không được thêm nước hoặc chất phụ gia khác, cũng không được
khuấy trộn, mà cho dung dịch này vào trong phòng ấm có nhiệt độ (30 - 40)°C, đến khi
toàn bộ keo giã đông. Cũng có thể để dung dịch đóng đông cùng với dụng cụ đựng
ngâm vào trong nước ấm có nhiệt độ (50 - 60)°C, đến khi tất cả keo giã đông. Dung
dịch keo sau khi giã đông có các thông số ngoại quan khối phục bình thường, có thể sử
dụng.
3. Màu sắc và mùi
Keo PVAc không có màu chuẩn định nào, nó thường có màu trắng hoặc trắng nhạt
ở dạng nguyên chất. Về mùi thì PVAc không độc chỉ có mùi hơi chua.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ kết dính
Độ kết dính của keo PVAc rất tốt, đặc biệt là khi dùng để kết dính các vật liệu như
gỗ, giấy, vải và các vật liệu khác. Keo PVAc thường được sử dụng để dán các vật liệu
trong sản xuất đồ gỗ, sản xuất giấy, sản xuất đồ chơi và các ứng dụng khác.
Độ kết dính của keo PVAc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại keo, chất lượng và
độ ẩm của các vật liệu cần kết dính, thời gian chờ cho keo khô, nhiệt độ và độ ẩm của
môi trường sử dụng keo và cách thức sử dụng keo.
4.1. Các yếu tố thuộc về vật dán (gỗ)
Các yếu tố thuộc về vật dán bao gồm: loại gỗ, chất lượng bề mặt, độ ẩm,..
Với mỗi loại gỗ khác nhau do chúng có cấu tạo, tính chất và thành phần cơ bản khác
nhau nên khả năng thực hiện quá trình thẩm thấu chất kết dính là khác nhau.
Độ rỗng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng mỗi dán. Cấu tạo gỗ tạo nên độ rỗng
trong gỗ do giữa các mixen trên vách tế bào, ruột tế bào và lỗ thông ngang tạo nên.
Khi tráng keo khả năng thẩm thấu dung môi của keo vào gỗ phụ thuộc nhiều vào độ
rỗng. Nếu độ rỗng quá lớn, chiều dày vật dán nhỏ, keo có độ nhớt thấp gỗ sẽ hút dung
môi của keo, làm cho độ ẩm gỗ vượt quả điểm bão hòa thớ gỗ, dẫn tới làm chậm quá
trình đóng rắn của keo, làm cho liên kết keo dán với gỗ giảm.
27
Theo lý thuyết dán dính, bề mặt vật dán càng phẳng, nhẵn thi khả năng dán dính
càng tốt. Với bề mặt vật dán có độ nhẵn cảng cao thì khả năng bôi tráng càng dễ dàng,
lượng keo tiêu hao ít, màng keo mỏng, đều liên tục, khe hở là nhỏ nhất giữa hai vật
dán làm cho chất lượng mối dán tăng. Ngược lại, nếu chất lượng bề mặt vật dẫn kém,
độ nhẫn không cao sẽ không chỉ làm tăng lượng keo tráng mà còn gây ra khuyết tật
mảng keo (liên quan tới mức độ tiếp xúc giữa keo dán và vật dân). Lúc này, mảng keo
dày, giòn làm ảnh hưởng đến chất lượng mối dán.
Nhiệt độ vật dẫn là một trong những yếu tố ảnh hưởng rõ nét đến độ bền mối dán.
Nhiệt độ vật dẫn quá cao sẽ làm keo đóng rắn sớm, không đủ thời gian cho keo thẩm
thấu và khuếch tán vào vật dán. Thông thường, nhiệt độ vật dán thích hợp ở trong
khoảng (15 - 35)C, trong khoảng nhiệt độ này thì các phản ứng xảy ra trong dung dịch
keo rất chậm, tính chất của dung dịch keo không bị thay đổi. Nhiệt độ vật dán quả thấp
làm khả năng dàn trải của keo trên bề mặt vật dẫn kém, các phản ứng hóa học giữa keo
và gỗ diễn ra chậm, kéo dài thời gian đóng rắn của keo.
Độ ẩm vật dẫn có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành mối dán, nó có ảnh
hưởng đến khả năng thẩm thấu dung môi của keo vào vật dẫn, ảnh hưởng tới khả năng
dàn trải và khả năng da keo. Độ ẩm thích hợp sẽ giúp cho vật dản ổn định kích thước
và do đó hạn chế hiện tượng bong tách mảng keo. Khi độ ẩm vật dán thấp làm cho
chúng dễ dàng thấm hút dung môi dẫn đến khả năng dàn trải keo giảm, màng keo dễ bị
đóng rắn cục bộ hoặc bị khô trước khi đóng rắn. Mặt khác, khi độ ẩm vật dán thấp sẽ
làm tăng độ cứng của bề mặt vật dán, khả năng tiếp xúc giảm, màng keo dễ bị tràn ra
ngoài nếu nhiệt độ và áp suất ép cao. Ngược lại, khi độ ẩm vật dán cao làm cho lượng
nước trên bề mặt vật dán và trong màng keo lớn, các phản ứng đóng rắn keo rất khó
thực hiện; hơn nữa, độ ẩm vật dẫn cao gỗ sẽ bị co rút mạnh khi độ ẩm môi trường sử
dụng giảm, mảng keo rất dễ bị bong tách. Đối với quá trình dẫn ép thông thường thì độ
ẩm vật dán thích hợp từ (8 - 15%.)
4.2. Các yếu tố thuộc về chất kết dính
Trên cơ sở lý thuyết dán dính cho thấy các lực liên kết của mối dán phụ thuộc rất
nhiều vào sự hình thành các cầu nổi hóa học giữa chúng. Mỗi loại keo có cấu trúc phân
tử khác nhau thì có các cầu nối hóa học khác nhau về số lượng và cầu nối, kết quả là
cường độ dán dính sẽ khác nhau. Vì vậy, cần lựa chọn keo dán phù hợp với công nghệ,
với mục đích sử dụng, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Khi thực hiện quá trình dán ép các lực liên kết của mối dán phụ thuộc rất nhiều vào
sự hình thành các cầu nối hóa học giữa chúng. Số lượng các cầu nối phụ thuộc vào
lượng keo tráng. Lượng keo tráng trên một diện tích bề mặt không đủ sẽ không tạo ra
được tính liên tục của màng keo, sẽ không đủ số lượng các cầu nối hóa học, làm cho
chất lượng mối dán kém, trương nở chiều dày lớn, khả năng bong tách lớn. Lượng keo
tăng lên, trương nở chiều dày giảm, bong tách giảm, nhưng nếu lượng keo quá lớn làm

28
chiều dày màng keo tăng, sinh ra nội ứng suất trong màng keo khi đã đóng rắn dẫn đến
các khuyết tật như giòn, bong tách và lãng phí keo dán.
Lượng kẹo tráng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mối dán, công
nghệ sản xuất và giá thành sản phẩm. Trong điều kiện nguyên liệu và công nghệ sản
xuất cụ thể, xác định và lựa chọn lượng keo tráng trước tiên là phải căn cứ vào yêu cầu
cường độ mối dán và sau đó là các chỉ tiêu kinh tế.
Độ nhớt của keo là nội lực của dung dịch hình thành do tổng hợp các lực sinh ra
trong lòng dung dịch. Nó được biểu hiện qua khả năng thấm ướt của dung dịch keo lên
bề mặt vật dán; vì vậy độ nhớt của kẹo ảnh hưởng rất lớn đến công nghệ sản xuất, ảnh
hưởng đến khả năng tráng keo, chiều dày màng keo và chất lượng mối dán.
Nếu độ nhớt của keo quá lớn, quá trình tráng keo lên bề mặt rất khó, màng keo khó
dàn trải đều, khó liên tục; do đó chất lượng mối dán giảm, độ bền màng keo thấp. Nếu
độ nhớt keo quá thấp đồng nghĩa với mức độ đa tụ của keo thấp, tuy khả năng tráng
kẹo lên bề mặt vật dán dễ dàng nhưng lượng keo tráng thấm vào vật dán tăng lên, làm
nghèo lượng keo trên bề mặt vật dán, cấu trúc phân tử màng keo khi đóng rắn đơn
giản, dễ phá huy.
Trị số độ nhớt của keo khi sử dụng phụ thuộc vào công thức và quy trình đa tụ keo,
yêu cầu độ bền dán dính, yêu cầu công nghệ... Ví dụ: Đối với sản xuất ván dán, ván
ghép thanh, độ nhớt của keo thường lớn 600 mPas; đối với sản xuất ván dăm, ván sợi,
độ nhớt của keo biến động trong khoảng (150 - 500) mPas.
Ảnh hưởng độ pH của keo dán: Độ pH của keo dán là một trong những đại lượng
đặc trưng cho tính chất hóa học, nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền mối dán. Tính
bazơ mạnh hoặc axit mạnh (pH lớn hoặc nhỏ) đều phá hoại các tổ chức tế bảo của gỗ,
làm tăng tốc độ lão hóa của bản thân keo. Hoặc sẽ dẫn đến hiện tượng keo không có
khả năng đóng rắn hoặc keo đóng rắn quá nhanh không phù hợp với công nghệ sản
xuất.
4.3. Các yếu tố thuộc về điều kiện dán ép
Về nguyên lý, tùy theo loại keo có thể dán ép ở nhiệt độ bình thưởng hoặc ở nhiệt
độ cao. Song thực tế cho thấy ép ván ở nhiệt độ cao ván có tất cả các tính chất thường
tốt hơn ép ở nhiệt độ bình thường. Do ép vẫn ở nhiệt độ cao gỗ được mềm hóa, khi
năng tiếp xúc giữa các lớp ván mỏng tốt hơn. Ép ở nhiệt độ cao, độ nhớt của keo giảm
khả năng trải đều của keo tăng, thời gian đóng rắn giảm.
Trong sản xuất ván nhân tạo, mục đích của việc sử dụng áp lực là làm cho nguyên
liệu tạo ván và keo dán có tiếp xúc chặt chẽ, keo lưu động đồng đều trên bề một
nguyên liệu, thẩm thấu vào các lỗ hồng của nguyên liệu, sau khi keo đóng rắn sẽ hình
thành lớp keo liên tục, mỏng đồng đều. Vì vậy, trong quá trình ép ván, sử dụng áp lực
lớn hay nhỏ phải căn cứ vào tính chất của keo, lượng keo đòng, trạng thái bề mặt
nguyên liệu, tình trạng lão hóa của nguyên liệu tạo ván... Ví dụ khi ép gỗ mềm áp lực
ép có thể thấp hơn gỗ cứng. Đối với keo có tính lưu động thấp, keo có tính dàn trải kéo
29
dài kém cần tăng áp lực một ít. Áp lực có ảnh hưởng đến quá trình hình thành trạng
thái của lớp keo, áp lực càng lớn lớp keo càng mỏng, độ bền dán dính càng cao.
Nhưng nếu áp lực quá cao, keo sẽ rất nhanh thẩm thấu vào bên trong đơn nguyên hình
thành ván nhân tạo, sản sinh hiện tượng khuyết keo, làm cho độ chắc keo dán giảm
xuống. Áp lực cao cũng làm cho ván nhân tạo bị biến dạng, biến dạng du lớn làm giảm
chất lượng ván.
Thời gian ép là khoảng thời gian cần thiết phải duy trì áp lực ép để thu được cường
độ dán dính tốt nhất. Để cho quá trình đóng rắn keo được hoàn toàn, các loại keo nói
chung đều cần có thời gian và ở một nhiệt độ nhất định. Với lượng keo khoảng (150 -
220) g/m2, lực ép là 0,5MPa, thời gian ép và nhiệt độ ép có quan hệ với nhau, keo
PVAc thường được ép ở nhiệt độ thường, vào mùa hè thời gian ép (1 - 2) giờ, mùa
đông thời gian ép (2 - 6) giờ. Nếu ở nhiệt độ là 12°C thời gian ép là (2 - 3) giờ; ở nhiệt
độ 25°C, thời gian ép chỉ cần (20 - 90) phút; khi ép nhiệt, nên ép ở nhiệt độ dưới 80°C,
nếu ép ván mỏng, thời gian ép ngắn, chỉ tính bằng phút, mục đích của việc tăng nhiệt
là làm cho thời gian bay hơi của nước nhanh hơn. Nếu dán ép dưới điều kiện nhiệt độ
thường, sau khi ép cần để một thời gian nhất định mới có thể đạt được cường độ dán
dính theo yêu cầu công nghệ, thông thường vào mùa hè thời gian để nguyên vào
khoảng 8 giờ, mà mùa đông cần một ngày một đêm.
4.4. Các yếu tố thuộc về môi trường sử dụng
Nếu độ ẩm môi trường quá cao làm cho gỗ hút ẩm, khả năng dung môi keo bay hơi
khó, thời gian đóng rắn keo dài. Ngược lại, nếu độ ẩm môi trường thấp làm cho keo
khô nhanh, phản ứng đóng rắn không triệt để và màng keo dễ bị đóng rắn cục bộ.
Nhiệt độ môi trường cao hay thấp đều ảnh hưởng không tốt đến chất lượng mỗi dán.
Khi nhiệt độ môi trường quá cao sẽ làm thúc đẩy khả năng thẩm thấu, khuếch tán của
keo vào gỗ đồng thời các phản ứng xảy ra nhanh thời gian đóng rắn keo giảm. Ngược
lại khi nhiệt độ môi trường thấp khả năng dàn trải màng keo kém, khó hình thành
mảng keo mỏng và đều, khả năng thẩm thấu dung môi của keo vào gỗ tăng, tốc độ
phản ứng giữa keo và gỗ cũng như trong nội tại mảng keo diễn ra chậm; ảnh hưởng
đến chất lượng mối dán và năng suất dán ép.

30
Chương 4: THỊ TRƯỜNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KEO PVAC
Thị trường keo sữa dán gỗ ở Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng trong những
năm gần đây. Keo sữa dán gỗ được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất đồ gỗ, từ nội
thất đến đồ dùng gia đình, và còn được ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác
như sản xuất giấy, bao bì, đóng tàu, ô tô, máy móc, vv.
Trong những năm qua, thị trường keo sữa dán gỗ tại Việt Nam đã có sự phát triển
mạnh mẽ, với nhiều công ty và doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào ngành
này. Các sản phẩm keo sữa dán gỗ của Việt Nam đang được xuất khẩu sang nhiều thị
trường trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Theo thống kê của Hiệp hội Gỗ và Sản phẩm gỗ Việt Nam, keo sữa dán gỗ chiếm
khoảng 70-75% thị phần của thị trường keo dán gỗ tại Việt Nam. Điều này cho thấy
rằng keo sữa dán gỗ là sản phẩm chủ lực trong ngành công nghiệp dán gỗ tại Việt
Nam.
Tuy nhiên, thị trường keo sữa dán gỗ ở Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều
thách thức, bao gồm cạnh tranh từ các sản phẩm nhập khẩu và khả năng cải thiện chất
lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế. Do đó, để giữ vững và
phát triển thị trường keo sữa dán gỗ tại Việt Nam, các doanh nghiệp cần tập trung vào
nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời tìm kiếm các cơ hội hợp tác và phát triển thị
trường mới.

31
C. PHẦN KẾT LUẬN
Nhờ vào cấu trúc của mình mà keo polyvinyl acetate có những tính năng như kháng
nước, dẻo dai, khả năng bám dính tốt và dễ sử dụng, keo PVAc đã trở thành lựa chọn
hàng đầu của trong việc sử dụng để dán, hoàn thiện các sản phẩm gỗ . Cách tổng hợp
và chế biến loại keo dán gỗ này cũng tương đối đơn giản với nguồn nguyên liệu dễ
tìm. Thậm chí chúng ta có thể điều chế PVAc tại nhà vì nó không độc hại. Điều quan
trọng cần lưu ý khi sử dụng keo PVAc là nên tuân thủ đúng quy trình sử dụng và bảo
quản để đảm bảo độ bền và hiệu quả sử dụng của keo, mối dán lên sản phẩm. Ngoài ra,
việc lựa chọn loại keo phù hợp với mục đích sử dụng cũng rất quan trọng. Bên cạnh
những ưu điểm trên thì keo polyvinul acetate còn có nhược điểm như là không chịu
được nước ở nhiệt độ cao, ở nhiệt độ thường thì màng keo có khả năng chống chịu
nhất định, hy vọng trong trong tương lai sẽ nghiên cứu phát triển ra các sản phẩm keo
dán gỗ PVAc khắc phục được những nhược điểm đó.

32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đơn pha chế Low cost PVAc by Air Products and Chemicals
2. Phạm Văn Chương và Nguyễn Trọng Kiên (2013). Keo dán gỗ. NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.
3. Pizzi, A. (1989). Wood adhesives: Chemistry and Technology. Marcel Dekker.
4. Williams, M. L., & Ferry, J. D. (1954). Dynamic Mechanical Properties of
polyvinyl acetate. Journal of Colloid Science, 9(5), 479–492.
https://doi.org/10.1016/0095-8522(54)90035-5
5. Nguyễn Văn Khôi (2006). Keo dán Hóa học và Công nghệ. Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.
6. Pocius, A. V. (2012). Adhesion and adhesives technology: An introduction. Hanser
Publishers.
7. Abdulsalam, S. (2015). Production of emulsion house paint using polyvinyl acetate
and GumArabic as binder. International Journal of Materials Science and
Applications, 4(5), 350. (https://doi.org/10.11648/j.ijmsa.20150405.20)
8. Nguyễn Quốc Tín, Phạm Lê Dũng (1999). Kỹ thuật Keo dán. NXB Thanh Niên.
9. Nguyễn Trọng Kiên, Phạm Văn Chương, Nguyễn Thị Vĩnh Khánh, Lê Ngọc
Phước, Vũ Mạnh Tường (2020). ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI KEO VÀ LƯỢNG
TRẢI KEO ĐẾN ĐỘ BỀN DÁN DÍNH CỦA GỖ BẠCH ĐÀN URÔ (Eucalyptus
urophylla) BIẾN TÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHIỆT-CƠ. Tạp chí Khoa học và
Công nghệ Lâm nghiệp. Số 4: 151-157.

33

You might also like