You are on page 1of 2

Bản tóm 6

Triết học tôn giáo


Giuse Bùi Quang Minh, SJ

Immanuel Kant: từ tôn giáo của lý tính thuần tuý đến tôn giáo mặc khải

Tôn giáo trong các tác phẩm của Kant


1. Giai đoạn tiền phê phán: chịu ảnh hưởng từ Leibniz và Wolff
2. Phê bình lý tính thuần tuý: tri thức về Thiên Chúa
3. Phê bình lý tính thực hành: tôn giáo và đạo đức
4. Phê bình năng lực phán đoán: tôn giáo và tự nhiên
5. Tôn giáo trong pham vi của lí tính thuần tuý: tôn giáo lịch sử và chính trị
6. Khai sáng là gì: đặc nét của triết học tôn giáo Khai sáng

Năm đặc điểm về bối cảnh mà chúng ta cần xem xét khi bàn về triết học tôn giáo theo Kant
1. Sự gắn bó của ông với phong trào mộ đạo (pietism) của giáo hội Tin Lành
2. Nỗ lực gìn giữ một sự quân bình hợp lý giữa tôn giáo (Kitô giáo) và khoa học, đặc biệt là thế
giới quan Newton
3. Mở một lối dung hoà giữa những thái cực của chủ nghĩa giáo điều hiện đại và chủ nghĩa duy
nghiệm
4. Là người chủ trương Khai Sáng cho đến cùng
5. Những rắc rối trong quan niệm về tôn giáo của ông với sự kiểm duyệt của nhà nước

Tóm tắt

Nơi Kant ta thấy một mối tương quan chặt chẽ giữa tôn giáo và đạo đức. Đối với ông, chính nơi
tôn giáo mà chúng ta nhận ra được những nghĩa vụ của chúng ta, được coi như là “điều răn của
Thiên Chúa”. Người có niềm tin là người biết rằng “bản chất của mọi sự tôn kính Thiên Chúa hệ
tại ở chính tính luân lý của con người.” Điều này, theo tinh thần Khai Sáng, không bao gồm những
giáo thuyết chắc chắn (định tín) đến từ mặc khải (của tôn giáo lịch sử), cũng không đến từ diễn
dịch thần học, cho bằng bao hàm những nghĩa vụ và những phương châm mà ta phải theo. Từ
góc nhìn đạo đức, chỉ có một tôn giáo, tôn giáo của lý tính thuần tuý, vốn phân biệt với các tôn
giáo trở thành định chế (statutarische Religion). Kant nói đến hai vòng tròn giao nhau với bên
trong là tôn giáo đặt nền trên lý tính và sự liên kết với vòng tròn bên ngoài, hiểu như là diễn tả
lịch sử của tôn giáo lý tính bên trong.

Liên quan đến quy luật đạo đức thuần tuý thì bất cứ ai cũng có thể thấy được ý muốn của
Thượng đế từ lương tri của mình, vốn là điều đổ nền cho tôn giáo.

»Denn eigentlich entspringt der Begriff von der Gottheit nur aus dem Bewußtsein dieser Gesetze
und dem Vernunftbedürfnisse, eine Macht anzunehmen, welche diesen den ganzen in einer Welt
möglichen, zum sittlichen Endzweck zusammenstimmenden Effekt verschaffen kann. Der Begriff
eines nach bloßen rein moralischen Gesetzen bestimmten göttlichen Willens läßt uns nur einen
Gott, also auch nur eine Religion denken, die rein moralisch ist.«

“each individual can know through his own reason the will of God that his religion is based on; for
the concept of the deity arises from consciousness of these laws, and from reason’s need to
postulate a power that can procure for these laws every result that is possible in a world and
squares with their final goal.The concept of a divine will whose content comes from pure moral
laws alone won’t let us think of more than one purely moral religion, any more than to think of
more than one God. (Third Essay, Part E)
Trong con người có một dạng “cái ác triệt để” và là một xu hướng (propensity – Hang), một dạng
nghiêng chiều, trong khi cũng con người có một tâm thế của cái thiện (predisposition – Anlage).
Trong cuộc chiến để thiết lập lại (restoration) lại sự thiện nơi mình, hình tượng cái tốt được
nhân hoá như là biểu tượng của chiến thắng trên sự dữ - Đức Kitô

Đức Kitô là hình ảnh của con người làm đẹp lòng Thiên Chúa, là hình ảnh của sự toàn hảo về
mặt đạo đức của con người, và vì vậy chúng ta cần tin vào một Đấng Kitô như vậy. Giáo hội “vô
hình” là ý tưởng về sự thống nhất của những người đạo đức dưới sự tập hợp của cộng đồng
được Thiên Chúa dẫn dắt – “nước Thiên Chúa”. “Đoàn dân Thiên Chúa sống dưới chế độ luật
đạo đức” . Đức tin của một Giáo hội phải được dựa trên hai nền tảng chính: lý tính và Lời Chúa.
Một nền phụng tự lệch lạc (Afterdienst) của đức tin được định chế hoá không gì khác hơn là xa
rời cái tinh ròng của đạo đức lý tính và bị rơi vào chủ nghĩa hình thức và dị đoan.

Gs Nguyễn Quang Hưng nhận định:

“Sự gá n ké t giữa trié t họ c tô n giá o với đạ o đức họ c củ a I.Kant cà ng thẻ hiệ n rõ khi ô ng khả ng
định Đức Chú a Trời là Đá ng bả o toà n cá c giá trị đạ o đức xã hộ i củ a con người. I.Kant vié t: “Đó
là quan niệ m vè Chú a Trời vó n là mộ t Đá ng ngự trị thé giới [chú ng ta] vè mạ t đạ o đức. Đó cò n
là Đá ng đạ o đức chung hay mộ t dâ n tộ c được sự dã n dá t bởi cá c điè u ran củ a Đức Chú a, tức là
mộ t dâ n tộ c được Đức Chú a chọ n theo những quy luậ t luâ n lý là điè u hoà n toà n có thẻ xả y ra.
Người ta cũ ng có thẻ nghĩ tới mộ t dâ n tộ c được Chú a chọ n theo những luậ t định”. Việ c coi trié t
họ c tô n giá o cũ ng như trié t họ c lịch sử và trié t họ c phá p quyè n đè u chỉ là “đạ o đức họ c ứng
dụ ng” cà ng cho thá y ý nguyệ n đè cao những giá trị đạ o đức Kitô giá o củ a Kant.”

(Nguyễn Quang Hưng. Triết học tôn giáo của I. Kant, Qua khảo cứu một số tác phẩm tiêu biểu,
nguồn: vientriet.com, truy cập 11.03.2020)

You might also like