You are on page 1of 2

GIẢI ĐỀ THI PPNCKH

Câu 1: Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế là gì


Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế là quá trình tìm hiểu và phân tích dữ liệu liên quan
đến việc sản xuất, phân phối và tiêu dùng các tài nguyên kinh tế. Nó bao gồm việc tạo ra các mô
hình và lý thuyết để giải thích các hiện tượng kinh tế và đưa ra các giải pháp và đề xuất chính
sách cụ thể để cải thiện hoặc tối ưu hóa hoạt động kinh tế. Các phương pháp nghiên cứu và công
cụ thường được sử dụng bao gồm các phương pháp thống kê, phân tích định lượng, phân tích
định tính, mô hình hóa và mô phỏng, và các nguồn dữ liệu từ các tài liệu thống kê, báo cáo ,
khảo sát hoặc nghiên cứu trước đó.
Câu 2: Hãy viết mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu cho vấn đề sau:
“Hiện nay, toàn ngành nông nghiệp đang chịu sự tác động trực diện trong bối cảnh đại dịch
Covid-19 ngày càng nghiêm trọng, chưa dự báo được thời điểm kết thúc, tác động tiêu cực đến
hoạt động xuất khẩu và tiêu thụ nông sản. Đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh đến
thời điểm này bao gồm cả các doanh nghiệp xuất khẩu các loại nông sản và các sản phẩm liên
quan đến nông sản, và người sản xuất chịu ảnh hưởng do thiếu thị trưởng tiêu thụ, giá các loại
nông sản giảm sâu.”
Mục tiêu nghiên cứu:

- Đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đến hoạt động xuất khẩu và tiêu thụ nông sản
của Việt Nam.
- Vuốt ra các giải pháp hỗ trợ ngành nông nghiệp Giảm thiểu tác động tiêu cực của đại
dịch Covid-19 tới hoạt động xuất khẩu và tiêu thụ nông sản tại Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu:

- Tác động của đại dịch Covid-19 đến hoạt động xuất khẩu và tiêu thụ nông sản của Việt
Nam như thế nào?
- Liệu ngành nông nghiệp có thể điều chỉnh kế hoạch sản xuất và kinh doanh trong bối
cảnh đại dịch Covid-19 để giảm thiểu tác động tiêu cực?
- Những chính sách hỗ trợ nào cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu và người
sản xuất nông sản ứng phó với đại dịch Covid-19 trong hoạt động sản xuất và kinh
doanh?
- Các sản phẩm nông sản nào chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong bối cảnh đại dịch
Covid-19 tại Việt Nam? và làm cách nào để giúp các sản phẩm này vượt qua khó khăn
trong thời gian tới?

Câu 3: Định nghĩa thang đo danh nghĩa và thang đo thứ bậc


1: Thang đo danh nghĩa: là việc áp dụng dặc tính phân loại của việc đo lường. Đung để thu thập
thông tin của một biến nào đó có thể chia thành 2 nhóm thuộc tính hoặc nhiều hơn. Sử dụng
thang đo này chỉ có được thông tin là số đếm hay tỉ lệ các thành viên trong mỗi nhóm thuộc tính.
Thường áp dụng để phân loại đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu. Vd: giới tính , nghề
nghiệp
2: Thang đo thứ bậc: Là thang đo thứ bậc có các tính chất của thang đo danh nghĩa và khả năng
chỉ thị thứ bậc. Có thể chỉ ra khái niệm “ lớn hơn “ , “ nhỏ hơn “ mà không cần nói chính xác lớn
hơn / nhỏ hơn bao nhiêu . Có thể biểu thị được các trạng thái “ cao hơn “ ,” tốt hơn “ , “ tệ hơn “,
“ kém hơn “ , “ quan trọng hơn “ hoặc “ kém quan trọng hơn “ . Có thể sử dụng giá trị trung vị
( median) để đo lường xu hướng trung tâm của dãy số biểu thị
Câu 4: Trình bày và giải thích cấu trúc cơ bản của đè cương nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu là gì:

Đề cương nghiên cứu là văn bản chỉ ra cơ sở thực hiện nghiên cứu và cách thức tiến hành tổ chức thực
hiện nghiên cứu

Đề cương là một kế hoạch chi tiết tất cả các nội dụng sẽ thực hiện khi tiến hành nghiên cứu

Đề cương bao gồm: tên đề tài, lý chọn chọn đề tại, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi, đối tượng,
tổng quan tài liệu, cơ sở lí luận, phương pháp nghiên cứu, và kết quả dự kiến

Vì vậy, để cương chính là báo cáo thể hiện tính khả thi của một đề tài

Nội dung và cấu trúc của đề cương ( trình bày chi tiết ở chương 7 nha )

Mở đầu:

- Đặt vấn đề/ tính cáp thiết của đề tài


- Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu

Tổng quan:

- Tổng quan tài liệu có liên quan


- Tổng quan địa bàn nghiên cứu , tổng quan về vấn dề nghiên cứu

Cơ sở lí luận và PPNC

- Cơ sở lí luận
- Khung phân tích ( nếu có )
- Phương pháp nghiên cứu

You might also like