You are on page 1of 21

MARKETING

RESEARCH
NGHIÊN CỨU MARKETING
1.Khái niệm về nghiên cứu Marketing

2. Các loại hình nghiên cứu Marketing

3. Quy trình nghiên cứu Marketing


Khái niệm về
nghiên cứu Marketing
Khái niệm

Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (American


Marketing Association): Nghiên cứu Marketing là
quá trình thu thập và phân tích có hệ thống những
dữ liệu về các vấn đề liên quan đến hoạt động
Marketing

Phân tích và
Xác định và đo lựa chọn
lường
cơ hội kinh doanh

Cung cấp
thông tin

Đo lường
đánh giá
Các loại hình nghiên
cứu Marketing
Phân loại

01 Dựa vào mục tiêu nghiên cứu có nghiên cứu


cơ bản và nghiên cứu ứng dụng

02 Dựa vào cách thức nghiên cứu có nghiên cứu


tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường

03 Dựa vào đặc điểm thông tin có nghiên cứu


định tính và nghiên cứu định lượng

04 Dựa vào mức độ am hiểu thị trường có nghiên c ứu


khám phá, nghiên cứu sơ b ộ và nghiên c ứu thăm dò

05 Dựa vào cách thức xử lý số liệu định lượng có


nghiên cứu mô tả và nghiên cứu nhân qu ả

06 Dựa vào tần suất có nghiên cứu đột xuất và


nghiên cứu thường xuyên
Phân loại

1. Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng


-Nghiên cứu cơ bản là các nghiên cứu nhằm mục đích
phát triển toàn thể các hiểu biết cho mọi người nói chung
và cho một ngành nói riêng. Nghiên cứu cơ bản thường
được công bố công khai và mọi người đều có thể sử dụng
kết quả nghiên cứu này cho việc nghiên cứu của mình
-Nghiên cứu ứng dụng chỉ được dùng để giải quyết một
vấn đề đặc biệt hay hướng dẫn để đi đến một quyết định
đặc biệt mang tính chất cá biệt của một người hay một tổ
chức nào đó.
Phân loại

2. Nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường


-Nghiên cứu tại bàn là phương pháp nghiên cứu mà các
dữ liệu cần thu thập là các dữ liệu thứ cấp. Đó là các dữ liệu
đã được thu thập và xử lý cho mục đích nào đó trước đây
và được nhà nghiên cứu tiếp tục sử dụng để phục vụ cho
việc nghiên cứu của mình
-Nghiên cứu tại hiện trường là nghiên cứu mà các dữ liệu
thu thập và xử lý là các dữ liệu sơ cấp. Đó là những dữ liệu
được công ty thu thập trực tiếp từ hiện trường chứ không
phải những dữ liệu được sử dụng hay xử lý trước đây
Phân loại

3. Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng


-Nghiên cứu định tính là một phương pháp dùng để khảo
sát một vấn đề nào đó để biết tiềm thức của người tiêu
dùng. Kỹ thuật phân tích định tính áp dụng trong nghiên
cứu động cơ khi thực hiện việc phỏng vấn trực tiếp người
tiêu dùng
-Nghiên cứu định lượng là các nghiên cứu mà thông tin
thu thập mang tính định lượng, những là có thể đo lường
chúng bằng những con số cụ thể, có ý nghĩa thống kê
Phân loại

4. Nghiên cứu khám phá, nghiên cứu sơ bộ và nghiên


cứu thăm dò
-Nghiên cứu khám phá là bước đầu tiên của việc nghiên
cứu. Mục đích của nó là phát hiện vấn đề cần nghiên cứu
-Nghiên cứu sơ bộ nhằm làm rõ vấn đề
-Nghiên cứu thăm dò nhằm tìm hiểu một cách sâu sắc
những sự cố và mức độ rủi ro có thể xảy ra
Phân loại

5. Nghiên cứu mô tả và nghiên cứu nhân quả


-Nghiên cứu mô tả dùng để diễn tả thị trường như đặc điểm, thói
quen tiêu dùng, thái độ của họ đối với các thành phần Marketing
của công ty và với đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu mô tả là dạng
nghiên cứu phổ biến nhất và thường được thưc hiện thông qua kỹ
thuật nghiên cứu định lượng
-Nghiên cứu nhân quả là các nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra
mối quan hệ nhân quả giữa các biến số của thị trường như mối
quan hệ của chi phí quảng cáo với mức độ nhận biết nhãn hiệu,
doanh số hay tác động của một chương trình khuyến mãi đối với
mức tiêu thụ. nghiên cứu nhân quả thường được thực hiện thông
qua các kỹ thuật thực nghiệm.
Phân loại

6. Nghiên cứu đột xuất và nghiên cứu thường xuyên


-Nghiên cứu đột xuất là các nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề
cụ thể nảy sinh mà công ty đang vướng phải, thường được thực hiện
theo đơn đặc hàng hay theo yêu cầu riêng biệt của doanh nghiệp
-Nghiên cứu thường xuyên là nghiên cứu được thực hiện điều đặn
theo kế hoạch định trước để theo dõi việc kinh doanh của doanh
nghiệp.
Quy trình nghiên cứu
Marketing
Quy trình

2
Xây dựng
4
kế hoạch
1 3 Trình bày báo
cáo kết quả
Xác định vấn Thực hiện
đề và mục tiêu nghiên cứu
Quy trình

1. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu


-Là bước đầu tiên và khó nhất trong quá trình nghiên cứu. Đôi khi
giám đốc Marketing biết công ty đang gặp một số khó khăn nhưng
có thể không biết cụ thể những khó khăn đó xuất phát từ những
nguyên nhân cụ thể nào
-Sự sụt giảm doanh số có thể xuất phát từ những nguyên nhân như
sản phẩm kém chất lượng, quảng cáo yếu kém, hệ thống cửa hàng
quá ít, giá cả quá cao và có thể do sản phẩm không thích hợp với thị
trường mục tiêu
Quy trình

2. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu


-Để việc nghiên cứu đạt hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải thiết kế
bản kế hoạch nghiên cứu bao gồm các nội dung:
+Xác định các dữ liệu cần thu thập
+Xác định phương pháp thu thập dữ liệu
+Xác định các kỹ thuật dùng để xử lý dữ liệu
+Xác định ngân sách nghiên cứu
Quy trình

3. Thực hiện nghiên cứu


-Thực hiện nghiên cứu bao gồm thu thập và xử lí dữ liệu
-Việc thu thập có thể do công ty tiến hành hoặc thuê người ngoài.
Nếu công ty thu thập thì dữ liệu sẽ đảm bảo tính bí mật hơn. Nếu
thuê người ngoài thì việc thu thập dữ liệu có thể sẽ nhanh hơn
-Cần phải được quản lý kĩ để đảm bảo tính chính xác của số liệu
Quy trình

3.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp


Là các nguồn dữ liệu có sẵn
-Nguồn dữ liệu nội bộ: các báo cáo của công ty về chi phí, doanh
thu, lợi nhuận,...
-Nguồn dữ liệu bên ngoài: thư viện (sách báo, tạp chí, báo cáo
nghiên cứu,...) và tổ hợp thông tin về người tiêu dùng, bán buôn,
bán lẻ... do các công ty nghiên cứu thị trường thực hiện để bán cho
khách hàng mà không xuất bản
Quy trình

3.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp


Được thu thập qua một trong ba kỹ thuật chính sau:
-Quan sát: là phương pháp thu thập thông tin trong đó nhà
nghiên cứu tiến hành quan sát đối tượng nghiên cứu
-Nghiên cứu thử nghiệm: là phương pháp thích hợp nhất để
thu thập các thông tin về quan hệ nhân quả bằng cách tác
động những thử nghiệm khác nhau vào các nhóm thử nghiệm
khác nhau, kiểm tra yếu tố ngoại lai và kiểm tra s ự khác biệt của
các nhóm sau thử nghiệm
-Điều tra: có thể thực hiện trực tiếp hay gián tiếp.
+Phương pháp trực tiếp bao gồm hai hình thức phỏng vấn:
Phỏng vấn tay đôi và Phỏng vấn nhóm
+Phương pháp gián tiếp bao gồm điều tra qua điện thoại,
bưu điện và qua internet
Quy trình

4. Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu


Yêu cầu của bảng báo cáo là phải rõ ràng, gọn, chính xác. Cấu trúc
bao gồm các nội dung sau:
-Trang nhan đề
-Mục lục
-Lời giới thiệu
-Tóm tắt báo cáo
-Phương pháp áp dụng trong thu thập và phân tích
-Kết quả nghiên cứu
-Kết luận và đề xuất giải pháp
-Phụ lục
Tóm tắt chương 4
Nghiên cứu thị trường là công cụ doanh nghiệp thường sử dụng
để nắm bắt được những thông tin từ những thay đổi, tác động từ
môi trường bên ngoài và thấu hiểu khách hàng mục tiêu. Để thực
hiện một dự án nghiên cứu thị trường hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp
phải nắm rõ được các kỹ thuật từ việc nhận dạng vấn đề cần nghiên
cứu cho tới việc thiết kế mẫu, bảng câu hỏi và phân tích dữ liệu.

You might also like