You are on page 1of 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẾ SẢN PHẨM NHÓM

NGHIÊN CỨU
1. Tên sản phẩm
Cà phê Foam muối đóng lon Trung Nguyên
2. Tính mới, sáng tạo trong sản phẩm
- Bản chất của các loại cà phê truyền thống của Việt Nam thường có vị đắng chiếm
phần lớn, kèm theo một chút vị chua. Tuy nhiên vị đắng nhiều hay ít sẽ còn tùy
thuộc vào cách pha của mỗi thương hiệu, theo cách truyền thống, người ta thường
thưởng thức cà phê theo kiểu cà phê đen nguyên chất hoặc cà phê sữa. Và với sự
phát triển không ngừng của ngành công nghiệp cà phê, những sản phẩm cà phê
mới được cho ra mắt liên tục như là cà phê trứng, latte machiato, Espresso Con
Panna,…trong đó, không thể không kể tới cà phê muối. Cà phê muối là một loại
thức uống được làm từ cà phê, sữa đặc, sữa tươi lên men và muối tinh. Cũng giống
như việc cho thêm sữa hay đường thì muối cũng là một thứ gia vị để giúp người
dùng làm dịu đi vị đắng của cà phê.
- Cà phê muối tuy được biết đến tại Việt Nam khoảng mười năm trở lại đây, nhưng
đã phổ biến từ lâu tại nhiều nước trên thế giới với nhiều loại tên gọi khác nhau.
Trong những năm gần đây, cà phê muối đang dần trở thành xu hướng của giới trẻ
vì hương vị độc đáo, mới lạ. Hiện nay, đã có một số cửa hàng cà phê đang kinh
doanh sản phẩm cà phê này. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có
bất kì sản phẩm cà phê muối đóng lon nào đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Cà phê đóng lon mang lại sự tiện lợi cho người dùng, không tốn thời gian pha
chế, tiết kiệm thời gian chờ đợi mà vẫn có cà phê để uống. Mặc dù vậy, loại hình
cà phê đóng lon tại Việt Nam chưa được phát triển rộng rãi và hương vị không quá
da dạng. Các sản phẩm cà phê đóng lon trên thị trường Việt Nam chủ yếu là các
loại cà phê truyền thống như cà phê đen, cà phê sữa,…
- Vì vậy, việc thiết kế và cho ra mắt sản phẩm “cà phê foam muối đóng lon Trung
Nguyên” giúp giải quyết đồng thời 2 vấn đề:
+ Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu nhanh và tiện lợi cho sản phẩm cà phê foam muối –
thức uống đang được ưa chuộng nhưng chưa có sản phẩm đóng lon nào xuất hiện
trên thị trường.
+ Thứ 2: Tạo nên tính đa dạng cho các sản phẩm cà phê đóng lon, khi mà người
tiêu dùng đã quá nhàm chán với các loại thức uống cà phê đóng lon thông thường.
- Hiện nay, trong thị trường cà phê đóng lon của Việt Nam chủ yếu là các loại cà
phê lon với thiết kế theo dạng “đòn bẩy cấp hai” với phần miệng lon là miếng tab
kim loại nhỏ, đây là loại thiết kế phổ biến đối với ngành công nghiệp cà phê đóng
lon nói riêng và ngành công nghiệp thức uống nói chung. Kiểu thiết kế này có mặt
ở hầu hết các sản phẩm như Cà phê Nestle đóng lon, Coca Cola, Pepsi, Mirinda,…

Mặc dù thiết kế này khá là thuận tiện cho người tiêu dùng ở khâu mở nắp
lon, nhưng lại gây bất tiện đối với những người không muốn thưởng thức
sản phẩm trong chỉ một lần. Thay vào đó, một số người tiêu dùng có nhu cầu
sử dụng loại lon có thể mở ra và đóng lại tùy ý để thuận tiện trong việc di
chuyển và bảo quản sản phẩm. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng,
Trung Nguyên quyết định sản xuất ra loại cà phê foam muối đóng lon với
phần miệng rộng được thiết kế có nắp vặn cho phép người tiêu dùng dễ dàng
thưởng thức hương thơm của cà phê và có thể bảo quản khi chưa sử dụng
hết.
3. Giới thiệu doanh nghiệp sản xuất
- Tập đoàn Trung Nguyên là một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực
sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê; nhượng quyền thương hiệu; dịch vụ
phân phối, bán lẻ hiện đại và du lịch. Cà phê Trung Nguyên là một trong
những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam và đang có mặt tại hơn
60 quốc gia trên thế giới.
- Hiện nay, Trung Nguyên Legend có vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng nắm
quyền kiểm soát 5 doanh nghiệp trong hệ thống bao gồm: Công ty CP Cà
phê Trung Nguyên Đắk Lắk, Công ty CP hòa tan Trung Nguyên, Công ty CP
Trung Nguyên Franchise, Công ty Đầu tư Du lịch Đặng Lê, Công ty CP
thương mại và dịch vụ G7.
- Một số sản phẩm cà phê Trung Nguyên:
CHƯƠNG 2: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CHUỖI
CUNG ỨNG CHO SẢN PHẨM
1. Hoạch định chiến lược kinh doanh cho sản phẩm
1.1. Điểm mạnh
- Có lợi thế rất lớn về nguồn nguyên liệu sản xuất cà phê ( Do công ty tự mình đầu
tư và quản lý trực tiếp các nông trại cà phê của người nông dân, biến các nông trại
cà phê trở thành một bộ phận trong doanh nghiệp, từ đó giúp công ty chủ động
trong nguồn nguyên liệu chiến lược)
- Có lợi thế sân nhà, tận dụng tinh thần dân tộc và yếu tố văn hóa, đánh mạnh vào
tâm lí người tiêu dùng “ Người Việt dùng hàng Việt”.
- Công nghệ hiện đại, bí quyết chế xuất đặc biệt.
- Sản phẩm cà phê Trung Nguyên được đánh giá rất cao từ phía người tiêu dùng.
- Trung Nguyên có mạng lưới phân phối rộng rãi với hơn 1000 cửa hàng trên khắp
cả nước.
- Trung Nguyên có rất nhiều tiềm năng để khai thác thị trường và xuất khẩu cà phê
sang nước ngoài.
1.2. Điểm yếu
- Hệ thống nhượng quyền của Trung Nguyên ồ ạt, thiếu nhất quán và đang bị vượt
quá tầm kiểm soát.
- Tập đoàn Trung Nguyên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc hợp tác với các
đối tác nước ngoài, gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở
thị trường nước ngoài và thậm chí họ từng đánh mất thương hiệu của mình ở nước
Mỹ.
- Đầu tư quá ồ ạt vào nhièu lĩnh vực dẫn đến thất bại (Thất bại với chuỗi cửa hàng
tiện ích G7 Mart)
- Đa số đội ngũ nhân viên trong công ty chưa có kinh nghiệm phát triển cà phê
dạng lon như các đối thủ đi trước là The Coffee House , Highland , Nes Café
1.3. Cơ hội
- Lượng khách hàng tiểm năng lớn, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt
Nam và uống cà phê 7 lần/tuần.
- Cà phê đóng lon trở thành xu hướng phổ biến từ giới trẻ tới các tầng lớp trung
niên.
- Với lợi thế thương hiệu, Trung Nguyên có thể có khả năng và cơ hội để thu hút
thêm nhiều nguồn vốn, tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực Châu Á.
- Thị trường cà phê lon đã có những ông lớn như Nes Café , The Coffee House ,
Birdy , Highland đi trước nhưng không phát triển lớn mạnh chung quy toàn là các
sản phẩm truyền thông
- Được nhà nước hậu thuẫn.
1.4 Thách thức
- Quá nhiều đối thủ cạnh tranh đối với cà phê hòa tan, cà phê hạt.
- Cà phê muối đóng lon là một loại sản phẩm mới chưa có mặt trên thị trường nên
Trung Nguyên phải làm thế nào cho người tiêu dùng ưa chuộng
- Lạm phát ngày một tăng cao dẫn đến việc Trung Nguyên khó có thể điều chỉnh
giá cũng như kiểm soát nguồn nguyên liệu cần thiết để sản xuất cà phê.
- Nhiều sản phẩm giả mạo sản phẩm của công ty gây mất uy tín.
- Thị trường của các loại thức uống đóng lon ngày càng nhiều và đa dạng (pepsi,
coca cola, redbull) làm cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.
2. Xây dựng ma trận SWOT và đề xuất chiến lược kinh doanh
OPPORTUNITIES THREATS
1. Cà phê đóng lon trở 1. Quá nhiều đối thủ cạnh
thành xu hướng tranh đối với các loại cà
phổ biến từ giới trẻ phê hòa tan, cà phê hạt.
tới các tầng lớp
2. Cà phê muối đóng lon
trung niên.
là một loại sản phẩm mới
2. Thị trường cà phê
chưa có mặt trên thị
lon có những đối
trường nên Trung Nguyên
thủ như The Coffee
phải làm thế nào cho
House , Highland ,
người tiêu dùng ưa
Nes Café ,Bridy
chuộng
nhưng không phát
triển lớn mạnh
STRENGTHS Kết hợp S1+O1:
1. Nguồn nguyên liệu tốt, Chiến lược phát triển sản
rẻ, công nghệ hiện đại. phẩm mới
WEAKNESSES Kết hợp W2+O2: Kết hợp W1+T1:
1. Hệ thống nhượng Chiến lược khác biệt hóa Chiến lược đa dạng hóa
quyền của Trung sản phẩm sản phẩm
Nguyên ồ ạt, thiếu
nhất quán và đang
bị vượt quá tầm
kiểm soát.
2. Đa số đội ngũ
nhân viên trong
công ty chưa có
kinh nghiệm phát
triển cà phê dạng
lon như các đối
thủ đi trước là The
Coffee House ,
Highland , Nes
Café

 Sử dụng chiến lược phát triển sản phẩm mới (S1+O1) : Vì nhận thấy
được Trung Nguyên là công ty có nguồn cà phê tự sản tự tiêu và công nghệ
hiện đại từ xưa đã được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng thêm vào đó
cà phê lon đang trở thành xu hướng của giới trẻ nên từ đó ta có thể đưa ra
mức giá phù hợp để hấp dẫn người tiêu dùng và cạnh tranh với các đối thủ
khác
 Sử dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm (W1+T1) : Hiện nay về mặt
hàng cà phê hạt , cà phê hòa tan có quá nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như đối
với mặt hàng phân khúc giá rẻ ta có Sơn Tùng phân khúc giá trung bình cao
có Highland , BeanCoffee , Coffee House ,.. và còn nhiều những tiệm cà phê
hạt khác  Số lượng tiêu thụ cà phê Trung Nguyên sẽ bị ảnh hưởng từ các
đối thủ này nên nhận thức điều đó Trung Nguyên phát triển sản phẩm cà phê
lon để đa dạng hóa sản phẩm để chung quy một mục đích là tiêu thụ cà phê
của mình
 Sử dụng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm (W2 + O2) : Thị trường cà
phê lon đa số hiện nay chỉ có các mặt hàng sản phẩm như cà phê đá , cà phê
sữa các loại cà phê truyền thống được các doanh nghiệp lớn như Nes Café ,
The Coffee House , Highland , Birdy nhưng không được người tiêu dụng ưa
chuộng nhiều và điểm yếu của Trung Nguyên là đội ngũ nhân viên chưa có
kinh nghiệm trong thị trường này nhưng với việc ra mắt cà phê muối dạng
lon dùng thách thức để khắc phục điểm yếu của công ty mình tạo ra một sản
phẩm mới mạng lại trải nghiệm cảm giác mới cho người tiêu dùng

You might also like