You are on page 1of 5

DIỄN GIẢI BIỂU TƯỢNG

Diễn giải biểu tượng: giải thích ý nghĩa của các biểu tượng trong các nền văn hóa và sử dụng
những lý giải ấy như những phương tiện trung gian để hiểu xa hơn về các tiến trình trong
đời sống xã hội” (Firth 1973: 25).

Liên kết và giải thích về các sự kiện thông qua biểu tượng luận với các cấu trúc xã hội và các sự
kiện xã hội trong những điều kiện cụ thể (dẫn từ Đinh Hồng Hải – tài liệu buổi 1b)

a. Trường phái Cấu trúc

Chú trọng mô hình các văn bản (texts)

+ Ferdinand de Saussure

Cái biểu đạt (Signifier)


Ký hiệu (Sign)
= Cái được biểu đạt
(Signified)
(Saussure 1915, tr.16; 1959 tr.117).
+ Louis Hjelmslev (1899-1965): “trường nghĩa” (logistics)

Ký hiệu Ý nghĩa

Nghĩa 1

1 ký hiệu Nghĩa 2

Nghĩa 3...
ð định hướng Saussuro-Hjelmslev: định hướng nhị nguyên

+ Roland Barthes: biểu tượng = cấu trúc hai tầng: tầng cơ sở và tầng nâng cao (tầng phái sinh)

+ Charles S. Peirce (1839-1914) đề xuất mô hình tam nguyên, mấn mạnh vai trò người diễn giải với
nền tảng văn hóa - xã hội và tư tưởng của họ

Mô hình Tam nguyên của Pierce (inetrpretant: ý nghĩa biểu trưng; representamen: mẫu đại diện;
object: đối tương khách thể) (Lorusso 2015, tr.128)
+ Umberto Eco (1932-2016): mã (của ký hiệu) = “dạng thông tín” có hai quy luật: luật giải mã
(decoding rule) và luật tạo nghĩa (production rule)

Từ Charles Sander Peirce: lý thuyết “tín hiệu vô hạn định” à Umberto Eco: “chuỗi tín hiệu vô
hạn định, gắn chặt với bối cảnh văn hoá của đời sống xã hội loài người” (Huyền Sâm-Ngọc Anh
2009)

Thông tin từ người gửi sẽ được mã hoá qua một sốbước trước khi trở thành một loại thông tin
mới (thông tin cấp 2). Thông tin cấp 2 là cái biểu đạt nhưng chứa đựng cái được biểu đạt. thông
tin cấp 2 thông qua các kênh truyền dẫn được biến thành một loại thông tin mới khác (thông tin
cấp 3) được tiếp nhận như cái biểu đạt mới. Từ đây nó lại trải qua các bước mã hoá để đến với
người nhận trong vai trò là cái được biểu đạt mới hơn (xem Đinh Hồng Hải

tín hiệu Morse, công nghệ số


+ Jurij Lotman (1922-1993): Văn hóa/biểu tượng không mang ý nghĩa gì khi đặt bên ngoài hệ
thống quan hệ ấy cũng như bên ngoài các “kho lưu trữ”. mối quan hệ giữa đối tượng và bối cảnh.

Biểu tượng/ văn bản có chức năng giao tiếp - xã hội phức tạp:
1. Giao tiếp giữa người phát và người nhận. Văn bản thực hiện chức năng thông báo,
chuyển từ người đại diện thông tin tới cử tọa.
2. Giao tiếp giữa cử toạ và truyền thống văn hoá. Văn bản thực hiện chức năng của ký
ức văn hoá tập thể. Với tư cách ấy, một mặt nó có được khả năng bổ sung liên tục, mặt
khác nó đánh thức một loạt bình diện của thông tin được đưa vào đó và một loạt bình
diện khác tạm thời bị lãng quên hay bị quên hoàn toàn.
3. Giao tiếp của người đọc với chính bản thân mình. Văn bản - điều này đặc biệt quan
trọng với các văn bản truyền thống, cổ xưa, mang tính cách luật cao độ - khởi động
những bình diện nhân cách của cá nhân người tiếp nhận. Trong quá trình giao tiếp này
của người nhận thông tin với bản thân mình, văn bản thực hiện vai trò của nhân tố trung
gian giúp tái tạo nhân cách của người đọc, làm thay đổi sự tự định hướng cấu trúc của cá
nhân và trình độ kết nối giữa nó với các cấu trúc siêu văn hóa.
4. Giao tiếp giữa người đọc với văn bản. Bộc lộ những thuộc tính trí tuệ, văn bản có
tổ chức cao không còn là nhân vật trung gian trong hành vi giao tiếp. Nó trở thành người
đối thoại bình đẳng có trình độ độc lập cao. Nó có thể hoạt động như một tổ chức trí tuệ
độc lập, giữ vai trò tích cực, không lệ thuộc trong đối thoại, cả với tác giả (người gửi), lẫn
người đọc (người tiếp nhận). Về mặt này, ẩn dụ thời xưa “đàm đạo với sách” hoá ra có ý
nghĩa sâu sắc.
5. Giao tiếp giữa văn bản với ngữ cảnh văn hoá. Ở trường hợp này, văn bản hoạt động
trong hành vi giao tiếp không như một thông tin, mà như một chủ thể, một người tham
gia có đủ quyền năng - của nguồn cội hay là người tiếp nhận thông tin (xem Lotman, Lã Nguyên
dịch 2020)

“Văn hóa chưa bao giờ là một tập hợp phổ quát mà chỉ là những tập hợp con ứng với từng tổ chức
nhất định” (Lotman và Uspenskij 1971).

Phương pháp tiếp cận của Saussure là ngôn ngữ học và với Peirce đó là logic học theo hướng
tiếp cận đangành

b. Trường phái Hậu cấu trúc: Derrida sang Michel Foucault, Jacques Lacan, Roland Barthes,
Jacques Derrida và Jean-Francois Lyotard: chuyển dịch mối quan tâm từ cái được biểu đạt (signified)
sang cái biểu đạt (signifier), từ nội dung phát ngôn sang cơ chế biểu thị, từ chuỗi không gian sang
thời gian, và từ cấu trúc sang quá trình cấu trúc.

Hậu cấu trúc không hài lòng với cách diễn giải biểu tượng dựa trên tính bảo toàn hệ thống ý nghĩa
của văn hóa và hệ thống chức năng “theo giả định” của biểu tượng, nó tìm kiếm những “điểm không
bình thường” của sự biểu thị và diễn giải biểu tượng để bàn tới các đặc điểm tại chỗ, cập nhật của xã
hội.
+ Derrida: Nếu như Saussure nhấn mạnh mối quan hệ khác biệt giữa các biểu tượng (ký hiệu) thì
Jacques Derrida (1930-2004) chú trọng các quan hệ ấy trong cùng một biểu tượng. Theo ông, quá
trình cấu thành biểu tượng vốn dĩ là một sự dịch chuyển liên tục, dấu vết của nó (trace) hằn lại chuỗi
các ý nghĩa bất ổn định trong bối cảnh liên văn bản (intertextuality) không có ranh giới

Biểu tượng = “siêu hình học của sự hiện diện” (metaphysics of presence). Giải cấu trúc là một nỗ lực
phơi bày và làm suy yếu phép “siêu hình học” nói trên

+ Michel Foucault: đi tìm những hàm ý ẩn giấu đằng sau những hình thức thể hiện của ngôn ngữ,
dần dà phát triển thành quan điểm phân tích diễn ngôn

mọi biểu tượng (hoặc ký hiệu) được tạo nghĩa trong hệ thống các logic tại cơ sở (thực tiễn) và mang
tính cục bộ

các đối tượng bị các “văn bản” (mở rộng ra là hệ thống biểu tượng, nghi lễ) “nuốt chửng” hay “chết
đi” vì “ngôn ngữ đã thác lời (họ) vào đó” (dẫn theo Phạm Quỳnh Phương, Hoàng Cầm 2013, tr.60)

Diễn ngôn là các thực hành có thể hình thành các chủ đề mà con người muốn nói một cách có hệ
thống (Foucault 1972, tr.49); nó che giấu những sự can thiệp mà nó chủ trương thực hiện.

Phân tích diễn ngôn = quá trình nắm bắt quy luật ý nghĩa (qua mô thức sử dụng ngôn ngữ) bởi vì
những quy luật này là “thành phần của diễn ngôn và cho thấy cách diễn ngôn cấu thành các khía
cạnh của xã hội và con người trong xã hội” (xem Taylor 2001, tr.6, 9)

Nghiên cứu biểu tượng cần thiết kết hợp hai hướng tiếp cận văn bản (text) và thực tại xã hội (social
fact).

Carlyle trong Sartor Resartus tin rằng trong một biểu tượng luôn có cả “sự che giấu” và “sự bộc
lộ” (Raymond Firth, Đinh Hồng Hải dịch 2011)

Văn hóa “có thể thúc đẩy sự phân biệt các ký hiệu và đặc tính có tính cuốn hút bằng cách tập trung
sự chú ý cũng như cung cấp các quy phạm để diễn giải và kiến nghị con người tiếp nhận, thưởng
thức các đặc tính này” (Shils 1975, tr.128).

Văn hóa được cho là “bắt nguồn từ những ý nghĩa liên tục được kiến tạo và tái tạo, được thỏa hiệp,
được sử dụng có chọn lọc và được diễn giải hợp lý”; văn hóa không chỉ là những “ý nghĩa”

Quan điểm hậu hiện đại giống như hậu cấu trúc - giải kiến tạo ở chỗ luôn biết “nghi ngờ” các quan
điểm được định dạng là “chính thống” và cái gọi là “tri thức khách quan” (khoa học) và “sự thật
tuyệt đối”. Quan điểm hậu hiện đại có thiên hướng phủ nhận những “đại tự sự” (grand narratives)
hay những lý thuyết phổ quát (xem thêm Lyotard, 1924-1998) được sản sinh ra

HHĐ cổ súy cho các “tiểu tự sự”, tính đa dạng, tính địa phương, sự không đồng nhất, tính ngoại diên,
trân trọng sự sáng tạo, sự khác biệt và tính đặc thù của hiện thực văn hóa - xã hội
Trào lưu Hậu nhân văn đặt lại vấn đề tính chủ thể của con người trong trật tự vũ trụ và trong mối
quan hệ tương tác giữa con người với tự nhiên, đả kích anthropocentrism, để cao anthropocosmic
(Nhân vũ luận) – xem cuốn Nghi lễ và biểu tượng trong nghi lễ (Nguyễn Ngọc Thơ, 2020, NXB
ĐHQG-HCM)

You might also like