You are on page 1of 28

KIỂM ĐỊNH

2
CHI BÌNH PHƯƠNG ( )
Mục đích áp dụng

Kiểm tra mức đồng nhất, ngẫu nhiên, độc


lập và sự phù hợp giữa tần suất thực tiễn
thu được từ thí nghiệm so với tần suất lý
thuyết tính được từ các quy luật sinh học.
Tần suất lý thuyết
Là giá trị tính toán được dựa theo một quy luật lý
thuyết nào đó mà quy luật đó đã được khẳng
định thành một quy luật sinh học.
- Định luật tỷ lệ đực và cái là 50:50%
- Sự phân ly độc lập của hai cặp tính trạng ở thế
hệ lai thứ hai (F2) là 9:3:3:1
Tần suất thực tiễn
- Là số liệu thực thu được trong thực tế, có thể
rút ra từ một quần thể hay thu được từ một thí
nghiệm.
Thí dụ:
Tần suất thực tiễn số bé nam trong tổng 1000 bé
sinh ra tại quận Ba Đình, Hà Nội trong tháng 5 năm
2001 là 501 bé.
 Tỷ lệ thực tiễn giữa con trai và con gái là
50,1:49,9
Giá trị χ2

(𝒕 −𝒍)𝟐
2 = Σ
𝒍

Σ : tổng cộng tất cả các giá trị


t : tần suất thực tiễn
l : tần suất lý thuyết (tần suất mong đợi)
Các kết luận khi so sánh 2 tính và 2 bảng

2 tính < 2 bảng ( = 0,05)  tần suất lý thuyết và


thực tế phù hợp nhau với độ tin cậy 95%

Х2 tính > 2 bảng ( = 0,05)  tần suất lý thuyết và


thực tế không phù hợp nhau với độ tin cậy 95%
Kiểm tra giả thuyết không (Ho) “có sự phù hợp giữa tần
suất thực tế và lý thuyết”
Nếu:

1. Giả thuyết không (H0) được chấp thuận


 có sự phù hợp giữa tần suất thực tiễn với lý
thuyết
2. Giả thuyết không (H0) không được chấp
thuận
 tần suất thực tế không phù hợp với lý thuyết.
Kiểm tra thí nghiệm dựa theo định luật
di truyền học
a. Kiểm tra thí nghiệm dựa theo định luật phân tính
một cặp tính trạng ở F2
Ví dụ 1. Nghiên cứu về khả năng kháng căn bệnh A do bản
chất di truyền gây ra: tổng đàn lợn thí nghiệm có 40 con,
trong đó có 26 con có khả năng kháng được bệnh và 14 lợn
bị nhiễm. Hãy kiểm tra bộ số liệu thu được trong thực tế thí
nghiệm đó có phù hợp với tỷ lệ lý thuyết 3:1 hay không?
Tần suất lý thuyết của mỗi nhóm lợn theo tỷ lệ lý thuyết 3:1
-Số lợn kháng bệnh là: 3/4 x 40 = 30
-Số lợn nhiễm bệnh là: 1/4 x 40 = 10

(26 – 30)2 (14 – 10)2 = 2,133


Х2tính = +
30 10
Х20,05 bảng (df=1) = 3,84 > 2,133

Kết luận: Như vậy, sự sai khác không có ý nghĩa qua thống
kê. Giả thuyết H0 được chấp nhận, nghĩa là tỷ lệ thực tiễn
phù hợp với tỷ lệ lý thuyết là 3:1.
b. Kiểm tra thí nghiệm theo định luật phân ly độc lập của
hai cặp tính trạng ở F2 (9:3:3:1)
Ví dụ 2. Hình dạng và màu sắc của hạt đậu Hà Lan ở thế hệ
lai thứ hai (bảng 1)
Bảng 1. Hình dạng và màu sắc của hạt đậu Hà Lan
Loại hình Số hạt thu được

Trơn và vàng (T và V) 315

Nhăn và vàng (N và V) 101

Trơn và xanh (T và X) 108

Nhăn và xanh (N và X) 32

Dựa vào định luật di truyền học ”phân ly độc lập của hai tính trạng ở thế
hệ lai thứ hai của Mendel” hãy phân tích kiểm tra bộ số liệu trên xem tỷ lệ
thực tiễn thí nghiệm đó có tuân theo lý thuyết phân ly độc lập ở thế hệ
thứ hai theo tỷ lệ 9:3:3:1 không?
Giả thuyết không (Ho): Số liệu hạt đậu thu được trong
thực tế của 4 loại hình trên tuân theo quy luật 9:3:3:1

Các bước thực hiện

Xác định tần xuất mong đợi:


Giá trị tần xuất mong đợi (E) :
E = np
n: tổng số hạt thu được
p: tỷ lệ của từng loại hạt phân theo hình dạng về độ nhẵn
và màu sắc hạt đã thu được
Bảng 2. Tần suất mong đợi về tỷ lệ thuộc hai cặp tính trạng
màu và dạng hạt

Loại hình T và V N và V T và X N và X

Số hạt E 556*9/16 556*3/16 556*3/16 556*1/16


= 312,8 = 104,2 = 104,2 = 34,8
Bảng 3. Tần suất lý thuyết (l) và (t), độ lệch giữa chúng

Loại hình T và V N và V T và X N và X Σ

Số hạt t 315,0 101,0 108,0 32,0 556,0

Số hạt l 312,8 104,2 104,2 34,8 556,0

Hiệu (t – l) 2,2 -3,2 3,8 -2,8 0,0

Ghi chú:
l : Tần suất lý thuyết
t : Tần suất thực tiễn
t – l : độ lệch giữa tần suất thực tiễn và lý thuyết
Tính giá trị
(2,2)2 (-3,2)2 (3,8)2 (-2,8)2
Х2tính = + + +
312,8 104,2 104,2 34,8

= 0,477

Tính độ tự do df:

Độ tự do df = 4 -1 = 3

Х20,05 bảng (df=3) = 7,81 > 0,477


 Giả thuyết không (Ho) được chấp thuận, nghĩa là không có
sự sai khác giữa tần suất lý thuyết và thực tiễn
Thí dụ:
Kết quả của một thí nghiệm dùng ba loại huyết
thanh kháng vi trùng uốn ván của bò, ngựa và cừu.
Với 498 người được đưa vào thí nghiệm hoàn toàn
ngẫu nhiên và thu được kết quả dưới đây (Bảng
1).
Hãy sử dụng phương pháp kiểm tra thống kê sinh
học Х2 để xét xem liệu các phản ứng giữa các loại
huyết thanh trên có khác nhau không?
Bảng 1. Kết quả phản ứng của ba loại huyết thanh

Huyết Số người Số người Tỷ lệ phản


thanh có phản ứng (%)
ứng
Bò 205 25 12,2

Ngựa 148 42 28,4

Cừu 145 17 11,7


Giả thuyết không (H0): khả năng phản ứng của ba loại huyết
thanh như nhau.

Tần suất lý thuyết (tần suất mong đợi)

Tổng của hàng x Tổng của cột


=
Tổng chung
Ví dụ:
- Khả năng có phản ứng với loại huyết thanh của bò:
= 205 * 84 / 498 = 34,6
- Khả năng có phản ứng với loại huyết thanh của ngựa:
= 148 * 84 / 498 = 25,0
Bảng 2. Tổng hợp hiệu quả của ba loại huyết thanh
Phản ứng Có Không Tổng hàng
Bò 25 180 205
Huyết
Ngựa 42 106 148
thanh
Cừu 17 128 145

Tổng cột 84 414 498


(Tổng chung)
Bảng 3. Tần suất lý thuyết
Phản ứng Có Không
Bò 34,6 170,4
Huyết Ngựa 25,0 123,0
thanh Cừu 24,5 120,5
(t – l)2
Χ2 = Σ
l
(25 - 34,6)2 (42 – 25,0)2 (17 – 24,5)2
Χ2 = Σ + +
34,6 25,0 24,5

(180 – 170,4)2 (106 – 123,0)2 (128 – 120,5 )2


+ + +
170,4 123,0 120,5

= 19,92
df = (r – 1) * (c – 1)
= (3 – 1) * (2 – 1) = 2

Х20,01 bảng (df=2) = 9,21 < 19,92  Vậy tần xuất của bộ số liệu
thu được trong thực tế sai khác so với số liệu tính toán lý
thuyết nên giả thuyết không (H0) không được chấp thuận,
nghĩa là khả năng phản ứng của ba loại huyết thanh
là khác nhau.
Ví dụ:
Trên cây lúa, rầy xanh được giả định là có sự ưa
thích khác nhau về thức ăn trên cây bị bệnh và cây
khỏe. Để chứng minh cho giả định này, các nhà
nghiên cứu đã làm thí nghiệm bằng cách: thả các
con rầy xanh vào trong lồng mà trong đó có một số
lượng cây bằng nhau giữa hai loại lúa khỏe và lúa
bệnh.
Sau hai giờ, đếm sự hiện diện của chúng trên cây
lúa bệnh và cây lúa khỏe. Trong số 239 con rầy
xanh ghi nhận được có 67 con được tìm thấy trên
cây khỏe và 172 con được tìm thấy trên cây bệnh.
Vậy có phải tỷ lệ 67:172 sai lệch một cách có ý
nghĩa so với giả thuyết 1:1
Hệ số điều chỉnh Yate:
Khi có hai nhân tố thí nghiệm trong một
sự phân bố mà độ tự do chỉ bằng 1 thì giá trị
thu được của phép kiểm tra sẽ rất lớn áp
dụng hệ số điều chỉnh Yate
Giả thuyết không (Ho): Số rầy xanh ưa thích cây bệnh và cây
khỏe là như nhau theo tỷ lệ 1:1

Giá trị χ2 có áp dụng hệ số điều chỉnh Yate:

Σ : tổng cộng tất cả các giá trị


(|t – l| – 0,5)2
Χ2 = Σ t : tần suất thực tiễn
l l : tần suất lý thuyết
| | : giá trị tuyệt đối
0,5 : hằng số
Tần suất lý thuyết của mỗi nhóm côn trùng theo tỷ lệ lý thuyết 1:1

67 + 172
l1 = l2 = = 119,5
1+1
(|67 – 119,5| – 0,5)2 (|172 – 119,5| – 0,5)2
Χ2 = +
119,5 119,5

= 45,26

Tính độ tự do df
df = n – 1 = 2 -1 = 1

Х20,05 bảng (df=1) = 3,84 < 45,26

Vậy tần xuất của bộ số liệu thu được trong thực tế sai khác
so với số liệu tính toán lý thuyết nên giả thuyết không (Ho)
không được chấp thuận

You might also like