You are on page 1of 11

Lớp văn chị Ngọc Mai 2022

1 Tài liệu lưu hành nội bộ | Lớp Văn chị Ngọc Mai | Khóa học chinh phục 8+ Ngữ Văn
Lớp văn chị Ngọc Mai 2022

1. Xuất thân, ngoại ● Đó là một ông đò Lai Châu đã ngoài bảy mươi, với
hình của ông đò hơn 10 năm kinh nghiệm lái đò trên sông Đà. Dưới
ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân hình ảnh ông đò
hiện lên với dáng vẻ phong sương như khảm vào
thịt ra thứ hương sắc của sông nước gắn liền với
nghề nghiệp của ông. 
● Ngoại hình của ông cũng thật đặc biệt: “tay lêu
nghêu như cái sào, chân khuỳnh ra như kẹp lấy một
cái bánh lái tưởng tượng, giọng nói ào ào như thác
lũ sông Đà, nhãn giới vời vợi như nhìn về một bến
xa nào đó,...”  Thân hình ông lái đò vẫn được ví
như một pho tượng tạc bằng đá cẩm thạch, nước da
ánh lên chất sừng mun, ánh lên cả những phong vị
nắng mưa sương gió của đất trời Tây Bắc. Một điều
đặc biệt ở ông đò đó chính là là đôi mắt sáng. Ở cái
tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng ánh mắt ông đò
vẫn sáng như một phiến gương, đôi mắt ấy tinh anh
và thông thạo mọi đường đi nước bước trên sóng
nước sông Đà. Không những thế trên ngực Ông
còn xuất hiện nhiều củ nâu mà Nguyễn Tuân gọi đó
là “những huân chương lao động siêu hạng” đó
chính là những vết tích của một thập kỉ ông đò đã
chiến đấu, vật lộn với con sông Tây Bắc đời đời
kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người. 
=> Khi bắt tay vào xây dựng hình tượng ông lái đò,
Nguyễn Tuân đã có nhận xét ban đầu như sau: “Cuộc
sống của người lái đò sông Đà quả là một cuộc chiến đấu
hàng ngày với thiên nhiên một vùng thiên nhiên Tây Bắc
có nhiều lúc trong nó thành ra diện mạo và tâm địa của
kẻ thù số một”. Bằng nghệ thuật xây dựng hình tượng
nhân vật độc đáo qua Trang viết của Nguyễn Tuân ta thấy
được một ông đò đã lớn tuổi, ông lão đã dành một phần
cuộc đời của mình mình cho những chuyến du miên trên
sóng nước Đà giang. Trong suốt 70 năm cuộc đời, ông đã
có 10 năm  lái đò trên sông với không dưới trăm lần rẽ
mái chèo xuôi ngược trên sông và có tới 60 lần ông cầm

2 Tài liệu lưu hành nội bộ | Lớp Văn chị Ngọc Mai | Khóa học chinh phục 8+ Ngữ Văn
Lớp văn chị Ngọc Mai 2022

lái chính. Những con số nhưng 10 năm - trăm lần - 60 lần


lái chính đã là minh chứng sáng rực cho kinh nghiệm dày
dặn của ông đò Lai Châu - một con người nhỏ bé giữa
điệp trùng núi non Tây Bắc. 

3 Tài liệu lưu hành nội bộ | Lớp Văn chị Ngọc Mai | Khóa học chinh phục 8+ Ngữ Văn
Lớp văn chị Ngọc Mai 2022

1. Vẻ đẹp trí dũng ● Ông lái đò là người vô cùng tinh thạo, giàu kinh
của Người lái đò sông nghiệm, am hiểu sâu sắc về luồng lạch ngõ ngách
Đà trên sông Đà:

“Ông lái đò nắm chắc quy luật của thần sông thần đá.
Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá.” Ông lão thạo
nghề thuộc lòng từng đặc điểm dù nhỏ nhất của con sông
Đà: “Nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào tất cả các luồng nước
của tất cả những con thác hiểm trở”, theo Nguyễn Tuân
con sông Đà “như một thiên anh hùng ca mà ông đò
thuộc đến cả những cái chấm than, chấm câu và những
đoạn xuống dòng”. 

● Ông lái đò là người trí dũng song toàn, linh hoạt và


khéo léo trong nghệ thuật vượt thác sông Đà:

● Ở trùng vi thứ nhất: Hình ảnh ông lái đò hiện lên


với một chữ Dũng đầy kiêu bạc, hào hoa, dũng
cảm: Ở cuộc hỗn chiến đầu tiên, Ông đồ đã ra trận
với khí thế nghênh chiến cùng quyết tâm thắng
trận. Một bên là ông đò đã lớn tuổi, một bên lại là
thiên nhiên Tây Bắc với đại diện là con sông Đà
cũng không kém phần mạnh bạo với những hòn đá
đá to lớn “bệ vệ, oai phong lẫm liệt”, lại có thêm
nước thác “reo hò làm thanh viện”, và dường như
đã trở thành bản chất được hun đúc từ trăm ngàn
năm có lẻ, lúc này đây chúng tỏ ra liều mạng,  từ
trong bụng nước có tới hàng vạn luồng sóng  hung
tợn cứ thế xông vào tới tấp,  chúng giở ra món đòn
“đá trái” rồi lại “thúc gối” liên tiếp vào bụng và
hông thuyền, chúng còn “đội cả thuyền lên” như
muốn nuốt chửng con thuyền vào trong cái bụng
òng ọc sóng nước. Đặt trong trường hợp nếu như
ông lái đò là một người non tay, thiếu kinh nghiệm

4 Tài liệu lưu hành nội bộ | Lớp Văn chị Ngọc Mai | Khóa học chinh phục 8+ Ngữ Văn
Lớp văn chị Ngọc Mai 2022

thì có lẽ ngay từ lúc này con thuyền của ông đã bị


“trồng cây chuối ngược” ngay giữa dòng và người
ta cũng không còn thấy được một ông đò lênh đênh
sóng nước thêm một lần nào nữa. Nhưng với sự
bình tĩnh của mình, ông đò vẫn vững lòng giữ mái
chèo bằng cả hai tay, ghì chặt lấy con thuyền nhằm
chống lại cái sức mạnh của sóng dữ. Chưa dừng lại
ở đó đó là sông Đà ở tư thế chủ động tiếp tục tung
ra những món đòn hiểm hóc: “Nước bám lấy
thuyền như đô vật tuổi thắt lưng ông đò đòi lật
ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la
não bạt. Sóng thác đã đánh đến những đòn hiểm
độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất trí ấy bóp
chặt lấy hạ bộ người lái đò…”. Dẫu vậy “ông đò
vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy
cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng
đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ
hiểm.” Quả không ngoa khi người ta nói sông Đà
là một con sông tử thần. Ở trùng vi thứ nhất, thần
sông mở ra 5 cửa đá thì có đến 4 cửa tử, duy chỉ có
một cửa sinh nằm sát bờ trái và huy động hết sức
mạnh của sóng khác đánh vỗ vào mặt con thuyền.
Con sông Đà hung bạo là thế nhưng đến đây nó vẫn
phải chào thua một người lái đò lớn tuổi, Ông lái
đò đã hóa thân trở thành một vị thuyền trưởng lão
làng làng và bằng sức mạnh trí  dũng của mình ông
đò đã vượt qua thác đá sông Đà một cách ngoạn
mục.

- Ở trùng vi thứ hai: Đến với trùng vi thạch trận thứ


hai sau lần đầu tiên thách thức thất bại, con sông
Tây Bắc không chịu đầu hàng mà tiếp tục thay đổi
chiến thuật và sơ đồ phục kích nhằm hạ gục ông lái
đò. Dẫu vậy,  qua thử thách của dòng sông chữ Trí
của ông lái đò lại hiện lên vô cùng rõ nét. Ở vòng
này, con sông nham hiểm đã tăng thêm nhiều cửa

5 Tài liệu lưu hành nội bộ | Lớp Văn chị Ngọc Mai | Khóa học chinh phục 8+ Ngữ Văn
Lớp văn chị Ngọc Mai 2022

tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố


trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Mức độ đáng sợ của
con sông mỗi lúc một tăng thế nhưng đối thủ của
nó - một lão lái đò đã ngoài bảy mươi cũng chính là
một đối thủ đáng gờm. “Ông lái đò đã nắm chắc
binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc
quy luật phục kích của lũ đá nơi ở nước hiểm trở
này.” Và như một chiến tướng dũng cảm, ông lái
đò bắt đầu cuộc tấn công bằng cách ghì cương lái,
bám chắc lấy luồng nước đúng là sóng nhanh vào
cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa
đá ấy sau khi nắm chặt được cái bờm sóng đúng
luồng. Với kinh nghiệm của ông đò để “cưỡi lên
thác sông Đà phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ.”
Lúc này đây “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế
mạnh trên sông đá”. Dòng sông như đang thách
thức thức, chúng quyết bám riết lấy ông lái đò như
thế đối với chúng, ông lão chính là kẻ thù số 1.
Trong khi ông đò đang điều khiển con thuyền
hướng về phía cửa sinh thì có tới “bốn năm bọn
thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định
níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa từ”. Thác đá sông
Đà quả thật vô cùng đáng sợ, thế nhưng với kinh
nghiệm 10 năm chinh chiến trên sông ông đó đã
“nhớ mặt bọn này” nên “đứa thì ông tránh mà rẻo
bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra
để mở đường tiến.” Đối mặt với thác đá sông Đà
dữ tợn là thế, nhưng ông đò lại không hề lo sợ, run
rẩy trước những luồng nước dữ đang trực chờ ăn
tươi nuốt sống chính ông và con thuyền. Bằng trí
tuệ,  sự tính toán  và cả kinh nghiệm lâu năm, ông
lão đã vượt qua được thạch trận thứ hai, bỏ lại hết
những đường những luồng   tử ở phía sau con
thuyền. Bấy giờ, chỉ còn những tiếng hò reo sung
sướng phát ra từ phía cửa sinh, để mặc cho cái
thằng đã tưởng đứng chiến ở cửa từ đã tiu nghỉu cái

6 Tài liệu lưu hành nội bộ | Lớp Văn chị Ngọc Mai | Khóa học chinh phục 8+ Ngữ Văn
Lớp văn chị Ngọc Mai 2022

mặt xanh lè thất vọng đã đánh trúng vào cửa sưng


nó trấn lấy. Như vậy, bằng sự mưu trí ông lão lái đò
đã chiến thắng thêm một lần nữa, nhưng vẫn còn
một thạch trận đang chờ ông ở phía trước. Liệu
rằng phần thắng sẽ thuộc về ông đò hay con sông
hùng vĩ, dự tợn này đây?

7 Tài liệu lưu hành nội bộ | Lớp Văn chị Ngọc Mai | Khóa học chinh phục 8+ Ngữ Văn
Lớp văn chị Ngọc Mai 2022

● Ở trùng vi thạch trận thứ 3: Quả không sai khi


người ta nói rằng con sông Đà là dòng sông nguy
hiểm bậc nhất Tây Bắc.  Ở vòng vây thứ ba, con
sông bố trí nhiều cửa tử hơn, nhìn sang trái sang
phải đều là luồng chết. Luồng sinh được bố trí ở
giữa dòng sông,  bốn bề quanh nó đều là đám đá
hậu vệ trực chờ sẵn nhằm “bắt chết con thuyền”. 
Bằng sự mưu trí vốn có,  ông lão “cứ phóng thẳng
thuyền” rồi “chọc thủng” vào  giữa trùng vi rồi
“vút qua cổng đá cánh mở cánh khép”. Lúc này
đây chiếc thuyền giống hệt như một mũi tên tre cứ
thế “vút vút” xuyên nhanh qua làn nước bạc. Cứ
thế, nó vun vút lao đi hết cửa ngoài lại đến cửa
trong rồi lại cửa trong cùng, con thuyền “vừa
xuyên vừa tự động lái được lượn được”. Như một
tiếng thở phào được phả ra từ tấm ngực đã thấm
ướt nước sông Đà “thế là hết thác”. Con sông lại
trở về với dáng vẻ bình yên, êm ả. Tất nhiên phần
thắng thuộc về phía người lái đò và người ta nhìn
ông giống hệt một vị thuyền trưởng tài hoa đã vững
tay lái, chắc đôi chân để đưa con thuyền lên bậc
vinh danh người thắng trận. Hoặc, ta lại thấy ông
có nét hao hao giống với những bậc anh hùng lẫm
liệt buổi trước đã quyết xông pha, ghì chặt yên
ngựa để giành lấy chiến thắng trong buổi đất trời
chập choạng màu tro. 
=> Trận thắng của ông đò không phải là phần thắng thuộc
về riêng bất cứ cá nhân nào mà nó thuộc về cả một thế hệ,
cả một lớp người. Có thể thấy con người đã vươn xa,
vươn cao hơn cả thiên nhiên, để rồi cũng chính con người
đã dùng trí tuệ cùng sự tài hoa của mình để chiếm lĩnh lấy
thiên nhiên. Sức mạnh của những con người lao động
bình thường ấy nay đã vững hơn đá trên núi Tản Viên, đã
mạnh hơn thác nước Đà giang bốn mùa cuồn cuộn chảy.
Đúng  như Tố Hữu đã từng ca ngợi: 
 

8 Tài liệu lưu hành nội bộ | Lớp Văn chị Ngọc Mai | Khóa học chinh phục 8+ Ngữ Văn
Lớp văn chị Ngọc Mai 2022

Yêu biết mấy, những bước đi dáng đứng 


Của đời ta chập chững buổi đầu tiên 
Tập làm chủ, tập làm người xây dựng
 Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên!
Yêu biết mấy, những con người đi tới
 Hai cánh tay như hai cánh bay lên
 Ngực dám đón những phong ba dữ dội 
Chân đạp bùn không sợ các loài sên!

9 Tài liệu lưu hành nội bộ | Lớp Văn chị Ngọc Mai | Khóa học chinh phục 8+ Ngữ Văn
Lớp văn chị Ngọc Mai 2022

1. Ông lái đò với


vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ  – Ông lái đò có tính cách phóng khoáng, thích đối mặt
với thử thách, mạo hiểm, gian nguy.
– Ông nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá như một
nghệ sĩ điêu luyện, cao cường.
– Cuộc băng ghềnh vượt thác ngoạn mục đã khẳng định
vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của một “tay lái ra hoa”:
+ Vòng vây thứ nhất, sông Đà bày ra nhiều cạm bẫy. Ông
lái đò bị sóng thác đánh miếng đòn độc hiểm. Nhưng
bằng tinh thần dũng cảm, ông đã tỉnh táo chỉ huy sáu bơi
chèo, chiến thắng trùng vi thạch trận đầy nguy hiểm.
+ Vòng vây thứ hai, sông Đà thay đổi chiến thuật. Ông lái
đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, xác
định đúng cửa sinh và chiến thắng thằng đá tướng đứng
chiến ở cửa giữa.
+ Vòng vây thứ ba, sông Đà tiếp tục thay đổi chiến thuật,
bên phải bên trái đều là cửa tử. Ông lái đò phóng thẳng
thuyền, chọc thủng cửa giữa. Thuyền như một mũi tên tre
xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái
được, lượn được. Thế là hết thác.

1. Ông lái đò trong


dáng vẻ của một người – Ông lái đò sinh ra bên bờ sông Đà và gắn bó với nghề
lao động bình thường  sông nước như bao người lái đò khác nơi thượng nguồn
sông Đà khuất nẻo.
– Đời sống tâm hồn giản dị: không nói nhiều về chiến
công; dù đi đâu cũng luôn nhớ về nương ruộng, bản
mường. 
 

10 Tài liệu lưu hành nội bộ | Lớp Văn chị Ngọc Mai | Khóa học chinh phục 8+ Ngữ Văn
Lớp văn chị Ngọc Mai 2022

“Đi ta đi! Khai phá rừng hoang


Hỏi núi non cao, đâu sắt đâu vàng?
Hỏi biển khơi xa, đâu luồng cá chạy?
Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy
Hỏi đâu thác nhảy, cho điện quay chiều?”
(Tố Hữu)

Hòa chung vào nhịp đập của lịch sử những ngày đất nước đổi mới, “Người
lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân thực sự đã trở thành một thiên tùy bút lưu
lại dấu ấn ngàn đời của một người nghệ sĩ cả đời đi tìm cái đẹp. Xuyên suốt
cuộc đời cầm bút, bằng sự sáng tạo không ngừng nghỉ Nguyễn Tuân đã để
lại những áng văn chương bất hủ cùng những hình tượng nghệ thuật nổi bật
được xây dựng để sống mãi cùng năm tháng, để vươn cao, vươn xa hơn mọi
thành trì, vượt lên trên tất cả những thách thức về sự băng hoại của thời gian.
Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, hậu thế ngày hôm nay khi lật rồi lại từng trang
sách của Nguyễn Tuân, nâng niu trên đôi cánh tay những tập sách đã đi cùng
năm tháng, lại ngồi bên một tán cây rợp bóng mát, nghe trong gió thoang
thoảng cái phong vị cuộc đời như mời gọi một chuyến đi xa, như thèm
thuồng một lần du miên Nam Bắc, như khao khát một buổi phiêu lãng giang
hồ đến muôn vùng xứ sở; ta mới thấy “bậc thầy sáng tạo ngôn ngữ ấy” tài
hoa đến bậc nào. Ví như  Kinh Thư xưa có câu: “Thẩm sở mộng chi nhân,
khắc kì hình tượng, dĩ tứ phương băng cửu chi ư dân gian” (Xem xét người
thấy trong mộng, khắc lấy hình tượng của người ấy để đi tìm khắp bốn
phương trong dân gian), thì liệu rằng sau bao nhiêu năm nữa ta sẽ bắt gặp
được một Nguyễn Tuân uyên bác tài hoa ra như suốt dải đời qua ta vẫn hằng
ngưỡng mộ? Liệu rằng sau bao nhiêu năm nữa ta sẽ gặp lại một người lái đò
đã ngoài bảy mươi, cầm vững tay chèo mà xuôi ngược khắp miền Đà giang,
để ta ngân một câu hỏi hỏi giữa bao la Tây Bắc:  Ông đò ơi ơi, bình dị thôi
sao mà đẹp đến thế! 

11 Tài liệu lưu hành nội bộ | Lớp Văn chị Ngọc Mai | Khóa học chinh phục 8+ Ngữ Văn

You might also like