You are on page 1of 4

NHỮNG NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH 

I/ Cơ sở xây dựng các nguyên tắc hoạt động Đội TNTP HCM
– Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, lí luận giáo dục học, lí luận thực tiễn và kinh
nghiệm hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh hơn nửa thế kỉ qua
II/ Những nguyên tắc hoạt động của Đội TNTP HCM
          1/ Nguyên tắc đảm bảo định hướng chính trị – xã hội
– Ý nghĩa:
          + Là nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt trong các hoạt động của Đội
+ Nhằm giữ vững mục tiêu giáo dục của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh, để rèn luyện
đội viên trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, bạn tốt, người công dân tốt, con
người mới xã hội chủ nghĩa, phấn đấu cho lí tưởng độc lập dân tộc, dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
– Yêu cầu Hoạt động đội:
          + Phải góp phần hình thành cho đội viên thế giới quan khoa học, giúp các em định
hướng mục đích cuộc sống đúng đắn, lành mạnh.
          + Từng bước hình thành và củng cố niềm tin cho các em vào sự nghiệp đấu tranh xây
dựng và bảo vệ đất nước của Đảng và nhân dân ta.
+ Phải nhằm giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống đấu tranh anh dũng của
Đảng và nhân dân ta, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc.
          + Giúp các em thêm yêu quý cuộc sống, ra sức rèn luyện phẩm chất, năng lực, sẵn sàng
tham gia vào công cuộc đổi mới đất nước.
 
          2/ Nguyên tắc đảm bảo tính tự nguyện gia nhập Đội và tích cực tham gia vào các
hoạt động Đội của thiếu niên và đội viên
– Ý nghĩa:
          + Khẳng định tổ chức Đội đích thực là tổ chức quần chúng của trẻ em.
          + Mọi hoạt động Đội phải do các em quyết định.
          + Mọi thiếu niên đều có thể tự nguyện viết đơn xin gia nhập vào Đội, khi thấy mình
có đủ điều kiện và tiêu chuẩn quy định theo Điều lệ Đội.
          + Thiếu nhi có quyền được tham gia vào các hoạt động do Đội tổ chức một cách chủ
động, sáng tạo.
– Yêu cầu Hoạt động Đội:
          + Cần đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, hấp dẫn và vui tươi có như thế
thì mới huy động được đông đảo các em tham gia.
          + Phải phù hợp với thực tiễn, có khả năng lôi kéo toàn thể thiếu nhi tham gia, kể cả
những em bị khuyết tật, hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ.
          + Phải hướng vào việc xây dựng tập thể đoàn kết, tương thân, tương ái. Có như vậy,
mỗi đội viên mới thực sự có điều kiện phát huy hết khả năng, sức lực của mình cho công tác
Đội.
          + Cần tạo điều kiện cho các em hoạt động và thực hiện mục đích giáo dục nâng cao
trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
          3/ Nguyên tắc đảm bảo tính tự quản và phát huy năng lực sáng tạo của đội viên,
trên cơ sở có sự phụ trách trực tiếp của Đoàn và sự hướng dẫn sư phạm của người lớn
– Ý nghĩa:
          + Phát huy vai trò dân chủ, năng lực sáng tạo của tổ chức Đội và đội viên.
          + Ở lứa tuổi này, do nhận thức của các em chưa sâu sắc, chưa đủ kinh nghiệm, không
có tư duy khoa học, thiếu phương pháp làm việc, nên phải có sự hướng dẫn của các nhà sư
phạm và sự lãnh đạo của Đoàn TNCS HCM.
– Yêu cầu:
          + Quan tâm, bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội để các em có thể hoàn toàn chủ động, tự
quản và điều hành các công việc, phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của đội viên và tập thể
đội trong mọi hoạt động.
          + Tin tưởng vào khả năng của tập thể Đội và đội viên, chỉ hướng dẫn các em khi cần
thiết.
          + Động viên kịp thời những cố gắng, sáng tạo của các em. Đánh giá đúng mức thành
tích mà tập thể hoặc cá nhân đạt được. Giúp đỡ, động viên những thiếu nhi nhút nhát hoặc
có mặc cảm, tự ti về hoàn cảnh khó khăn của mình.
          + Khi thực hiện kế hoạch càng hạn chế chỉ bảo bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, nhằm
phát huy vai trò tự quản của các em.
          4/ Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân của
đội viên
– Ý nghĩa:
          + Lứa tuổi thiếu niên – nhi đồng từ 6 – 14 tuổi có nhiều biến đổi về thể chất – tâm sinh
lý. Vì vậy khi tổ chức các hoạt động và giao nhiệm vụ thì phải tính đến đặc điểm lứa tuổi,
đặc điểm cá nhân của đối tượng giáo dục sao cho phù hợp.
– Yêu cầu:
          + Dựa vào đặc điểm lứa tuổi. Đội TNTP HCM  đã thống nhất chia ra thành 3 loại:
                   ~ Thiếu niên nhỏ tuổi: 9 – 10 tuổi
                   ~ Thiếu niên tuổi vừa: 11 – 12 tuổi
                   ~ Thiếu niên lớn tuổi: 13 – 14 – 15 tuổi
          + Sự phân chia như trên chính là thực hiện nguyên tắc tính đến đặc điểm lứa tuổi đội
viên. Trên cơ sở đó, nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động Đội được xây dựng
sao cho phù hợp với từng lứa tuổi.
          + Đặc điểm cá nhân đội viên không chỉ là cá tính, giới tính, cơ thể…mà bao gồm cả
hoàn cảnh và môi trường sống.
          + Để thực hiện nguyên tắc này, người phụ trách Đội phải có những tri thức về tâm
lí học, giáo dục học và có phương pháp sư phạm khéo léo, sâu sát đến từng đội viên. Cũng
cần quan tâm đến việc thực hiện “Chương trình rèn luyện đội viên”, “Chương trình hoạt
động Đội hàng năm”, “Chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp” Trên cơ sở đó biết lựa
chọn nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động phù hợp với từng lứa tuổi, giới tính và phù
hợp với từng bậc học, cấp học.
          5/ Nguyên tắc đảm bảo tính lãng mạn, gây hứng thú, mang màu sắc vui chơi trong
các hoạt động Đội
– Ý nghĩa:
          + Nguyên tắc này phù hợp với lý luận giáo dục nói chung và phù hợp với tính chất
của tổ chức Đội và thực tiễn công tác Đội “Học mà chơi, chơi mà học”là hoạt động phù hợp
với đặc điểm hoạt động của lứa tuổi thiếu nhi, thông qua đó để giáo dục và rèn luyện cho
các em.
          + Trong hoạt động Đội vui chơi tạo một liên kết hấp dẫn, lôi kéo sự tò mò của các em.
          + Tính lãng mạn trong công tác Đội thể hiện sự tươi trẻ, lành mạnh chứ hoàn toàn
không mang tính phiêu lưu, huyền bí, viễn vong.
          + Tính lãng mạn, gây hứng thú, mang màu sắc vui chơi thể hiện ngay từ chủ đề của
mỗi hoạt động (VD: Đi tìm địa chỉ đỏ, Chiến sĩ Điện Biên, Theo bước chân những người anh
hùng, hoa điểm 10…)
 
          6/ Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong các hoạt động Đội
– Ý nghĩa:
          +Hoạt động Đội là một hoạt động giáo dục. Giáo dục là một quá trình liên tục, có
hệ thống, có kế hoạch. Quá trình đó diễn ra qua các giai đoạn từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ chỗ chưa hoàn thiện đến chỗ hoàn thiện, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa
tuổi, nhận thức của đối tượng giáo dục.
          + Tính hệ thống và liên tục trong hoạt động Đội còn thể hiện ở sự thống nhất giữa
hoạt động giáo dục của gia đình, nhà trường và của xã hội với hoạt động của Đội.
– Yêu cầu:
          + Phải có cái nhìn tổng thể, toàn diện về hoạt động giáo dục trong nhà trường, ở địa
phương và hoạt động giáo dục của Đội để từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp.
          + Xây dựng kế hoạch hoạt động phải có sự thống nhất giữa kế hoạch Liên đội, Chi
đội với kế hoạch của đội viên.
          +Hoạt động của Đội phải gắn chặt với hoạt động của nhà trường và hoạt động của
Đoàn cơ sở. Các nghị quyết của Đoàn về công tác thiếu nhi và chương trình rèn luyện đội
viên là một thể thống nhất, gắn bó với nhau.

You might also like