You are on page 1of 2

LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ

Phương pháp kiểm tra đánh giá: giữa kì: thuyết trình nhóm (28/3), Cuối kì: viết bài luận.
Trước khi lên lớp trả lời câu hỏi, đọc sách, mỗi câu nửa trang giấy.

- Các đặc điểm chung của các nền văn minh cổ đại:
 Nền văn minh cổ đại rực rỡ hình thành trên lưu vực các con sông trù phú.
 Sự phát triển của giao thương
 Sự phát triển của xã hội: lao động xã hội dựa trên nô lệ
 Đẳng cấp xã hội phân chia ngặt nghèo  nguồn gốc của mâu thuẫn xã hội 
chiến tranh liên miên (bao gồm cả nội chiến, chiến tranh giữa các thành bang,..)
 Vương quyền, thần quyền nắm vai trò quan trọng – tất cả các nền văn minh cổ đại
đều phải dựa vào thần quyền để xây dựng vương quyền
 Quân đội bảo vệ vùng lãnh thổ.

- Một số tác phẩm nổi bật:


 Hammurabi (1800 năm TCN): bước phát triển bậc cao của tư duy chính trị và
quản lý xã hội ở Babylon: quan niệm cổ đại về công lý xã hội và trừng phát bằng
bạo lực.
 Luật Manu (1200 TCN – Ấn Độ): trật tự đẳng cấp làm nền tảng chế độ quân chủ
Arthashastra của tác giả Kautilya bàn về thuật trị quốc – quốc vương tức là quốc
gia – sự no ấm của trăm họ là quyền lợi quốc gia – sử dụng pháp luật trong cai trị
đất nước.

- Tư tưởng chính trị của Trung Quốc cổ đại:


 Mối quan tâm về nền chính trị đúng đắn  đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để có cai
trị tốt?  phương thức cai trị: nhân trị và pháp trị.
 Thuật cai trị, thuật dùng ngừoi:
o Nền cai trị vô vi – vô vi nhi trị: chỗ huyền diệu của Đạo, thuận theo quy
luật của tự nhiên; người cai trị không tự thấy có mình, không vì tư lợi (hữu
vi).
o Phê phán nền chính trị hữu vi: rườm tà, hà khắc, tham lam, tư lợi, cực
đoan, tham vọng và quyền lực.
 Nho gia – Khổng Tử:
o Tôn ti trật tự lấy Thiên tử làm trung tâm.
o Thiên mệnh và ý dân: cai trị bằng Lễ
o Chính trị nhân trị: lấy Nhân làm nền tảng – tính tự nguyện làm theo, lấy sự
thuyết phục để làm hiểu quả.
o Dạy Lễ: giáo hoá bằng nêu gương
o Học thuyết chính danh: vận hành bộ máy xác định rõ ràng quyền hạn và
trách nhiệm
o Nam giới: Tam cường, Ngũ thường
o Nữ giới: Tam tòng, Tứ đức.
 Nho gia – Mạnh Tử:
o Thuyết tính thiện: Nhân chi sơ, tính bản thiện.
o Dân vị quý, xã tắc vi thức, quân vi khinh
o Vương đạo – Bá đạo
o Thuyết hằng sản, hằng tâm: tạo cho người dân sản nghiệp vững chắc mới
đòi hỏi sư trung thành (tâm) với vua, chế độ.
 Nho gia – Tuân Tử:
o Thuyết tính ác: dùng Lễ và Hình để trị ác
o Thuyết tinh hoa: Chỉ có giới tinh hoa (Quân tử) mới sửa đổi được bản tính
ác, Kẻ tiểu nhân sẽ có nhiều dục vọng, ham lợi, hám sắc,…
o Học trò sau này của Tuân Tử là Hàn Phi.

 Mặc gia – Mặc tử:


o Phủ nhận Thiên mệnh
o Nguồn gốc của Nhà nước: con người chỉ lo lợi ích của mình, cướp đoạt và
đè nén nhau trong một tình trạng hỗn loạn, vô trật tự “như cầm thú”.
o Cần một nhà nước chuyên chế thống nhất, một ông vua để cai trị.
o Thuyết kiêm ái: thưởng phạt dựa trên công nghĩa và công lợi.
o Lên án chiến tranh và cướp đoạt.
 Pháp gia – Hàn phi:
o Lấy pháp làm nền tảng cho chính trị chuyên chế
o Dương Nho – Âm pháp
o Chính trị là đấu tranh lợi ích
o Chú ý sự bình đẳng trước Pháp
o Luật pháp là ý chí của nhà vua: Vương pháp
o Học thuyết pháp trị là hợp thể của thể, thuật và pháp.
o Lấy sự phục tùng, sợ hãi mà tuân theo.
 Thuyết trị nước: Thuyết hiện thực: Hàn Phi và Machiavelli.

- Tư tưởng chính trị ở Hy Lạp – La Mã cổ đại: Plato:


 Nhà nước lý tưởng là vì lợi ích chung và hạnh phúc của tất cả. Điều kiện: (1) công
bằng đẳng cấp, đúng phận sự; (2) người cầm quyền được đào tạo, tuyển lựa kỹ;
(3) cộng đồng về tài sản, phụ nữ, trẻ em (4) đề cao hoà bình, phản chiến; (5) phê
phán sự phân biệt giàu nghèo.
 Nhà nước có người cai trị đứng trên tất cả
 Nhà nước mà người cai trị bị pháp luật chế ước
 Pháp luật: xác định của lý tính, sự công bằng của trí tuệ.
 Nhà nước và công dân
 Phân loại thể chế chính trị: (1) số lượng người cầm quyền và (2) mục đích cầm
quyền – NN đúng và NN sai
 Chính thể quân chủ
 Chính thể quý tộc
 Chính thể dân chủ
 Chính thể cộng hoà.

You might also like