You are on page 1of 1

Tìm kiếm...

Đăng nhập

Trang chủ Pháp luật Biểu mẫu Tài liệu Học tập

❭ Học tập ❭ Lớp 11

Suy nghĩ của em về lối sống vô cảm trong giới trẻ


hiện nay
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về lối sống vô cảm

Quảng cáo

Suy nghĩ của em về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay

1. Nêu suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay
2. Trình bày suy nghĩ của em về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay
3. Suy nghĩ của em về bệnh vô cảm - mẫu 1
4. Suy nghĩ của em về bệnh vô cảm - mẫu 2

“Bệnh vô cảm” không phải là căn bệnh trong y học mà nó là một căn bệnh xã hội
nguy hiểm cần loại bỏ. Đây là thái độ, là cách sống tiêu cực đáng phê phán, dần làm
mờ nhạt “lòng nhân ái” của con người. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn
đọc các bài văn mẫu suy nghĩ của em về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay siêu hay
giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác động tiêu cực của căn bệnh vô cảm trong đời sống
ngày nay.

! " # -10:16 Quảng cáo

Quảng cáo

Sale tưng bừng


- Mừng đại lễ
Nhận ngay Evoucher
10tr khi mua sp Coex,
Roler + ưu đãi 20% mua
kèm giá treo TV chất
lượng

Media Ma! Mua ngay


Mới nhất trong tuần
Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương
Đề thi Công nghệ 11 cuối học kì 2
con người
có đáp án

1. Nêu suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện
nay
Yếu tố kìm hãm sự phát triển của
Có một nhà văn nổi tiếng từng nói "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà chính là chủ nghĩa tư bản ở Nga đầu thế
nơi không có tình thương" để nhắc nhở con người về cái giá phải trả của sự vô cảm. kỷ 20 là?
Thế nhưng cuộc sống càng hiện đại, con người càng trở nên vô cảm hơn. Vô cảm vô
hình đã trở thành căn bệnh nguy hiểm trong xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống
Tại sao ở nước ta công nghiệp
của chúng ta.
hóa phải gắn liền với hiện đại
Bạn hiểu gì về vô cảm? Vô cảm là thờ ơ, không mảy may rung động, không quan tâm hóa?
đến mọi việc, mọi người xung quanh. Đây là thái độ sống tiêu cực, ích kỉ trong cuộc
sống, hoàn tòa trái ngược với tình thương của con người với con người. Người vô cảm
sống lạnh lùng, thờ ơ, dường như chủ động tách mình khỏi tất cả các mối quan hệ với Viết một bài phóng sự ngắn
cuộc đời. Vô cảm trong xã hội hiện đại giống như một loại virus ăn sâu vào các tầng mang tính thời sự lớp 11
lớp xã hội, trở thành vấn đề đáng lo cho toàn xã hội.
Quảng cáo

Tại sao sâu bướm phá hoại mùa


Quà tặng 4 tỷ đón hè 2023 màng trong khi bướm trưởng
Thiết kế tinh tế, công nghệ thông minh. SK thành không gây hại?
Gold Inve!er đồng hành khẳng định chất
sống
Quảng cáo
SK Sumikura Mở

Vô cảm được biểu hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau, song cái cốt lõi là sự ích
kỉ, sự đề cao cái tôi cá nhân hơn cả cái ta chung, sống chỉ vì bản thân mà không nghĩ
cho người khác. Vô cảm sẽ thờ ơ, dửng dưng trước cả niềm vui lẫn nỗi buồn của
người khác, kể cả khi người ta đã lâm vào đường cùng, phải đối mặt với những mất
mát, đau thương tột cùng, họ cũng không đồng cảm, không mảy may rung động. Thậm
chí ngay cả với vấn đề của bản thân, người vô cảm cũng sẽ không thể hiện bất cứ cảm
xúc gì.

Tệ hơn, những người vô cảm còn tỏ thái độ tiêu cực, khinh bỉ, vô tình khoét sâu thêm
nỗi đau của người khác. Họ không ý thức được hành động và thái độ của mình có thể
gây ra tổn thương cho mọi người xung quanh. Chúng ta có thể bắt gặp căn bệnh này
qua nhiều hoàn cảnh trong cuộc sống như nam thanh niên không nhường ghế cho Quảng cáo
người lớn tuổi hay những lời lẽ vô tình trước nỗi buồn của người khác.

Vô cảm gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trong xã hội. Sự thờ ơ, vô cảm khiến
cho mối quan hệ giữa người với người trở nên lạnh lùng, xa cách. Bản thân người vô
cảm cũng trở nên ích kỉ và xấu xa hơn, nhân cách sẽ dần biến chất, sớm muộn cũng bị
mọi người xa lánh, xã hội lên án. Sẽ ra sao nếu mỗi người chỉ biết nghĩ cho bản thân
mình, không quan tâm đến bất cứ ai khác. Xã hội hiện nay, trầm cảm đang trở thành
hồi chuông báo động. Một trong những nguyên nhân của trầm cảm là do sự vô tâm vô
cảm của mọi người, không lắng nghe không tin tưởng vào những khó khăn mà người
khác đang chịu đựng, Thậm chí buông lời lẽ nhục mạ, mỉa mai. Những vụ việc tự tử
thương tâm vì dư luận xã hội chính là bằng chứng xác thực nhất. Trong môi trường
học đường, sự vô tâm với bạn bè cùng trang lứa cũng là nguyên nhân của tình trạng
cô lập và bạo lực học đường. Xã hội vô cảm sẽ tràn đầy ghen ghét đố kị, tổn thương
và bạo lực, chiến tranh. Có thể bạn quan tâm
Quảng cáo

01. Soạn Văn lớp 10 bài Chuyện chức


Sale tưng bừng - Mừng đại lễ phán sự đền Tản Viên
Nhận ngay Evoucher 10tr khi mua sp Coex, Soạn bài Chuyện chức phán sự đ…
Roler + ưu đãi 20% mua kèm giá treo TV chất 02. Suy nghĩ của em về lối sống vô cảm
lượng trong giới trẻ hiện nay
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ v…
Media Ma! Mua ngay
03. Phân tích đoạn 2 phú sông Bạch
Đằng siêu hay
Cảm nhận đoạn 2 trong bài phú s…
Nhưng nguyên nhân do đâu vô cảm lại trở thành một căn bệnh? Nguyên nhân đầu tiên 04. Top 10 mẫu phân tích Phú sông
là do chính bản thân mỗi người, do sự ích kỉ của mình. Họ không vượt qua được Bạch Đằng siêu hay
những cám dỗ, những tham vọng của bản thân. Ngoài ra cũng có nhiều nguyên nhân Phân tích nhân vật khách trong Ph…
khách quan khác. Xã hội phát triển quá nhanh, nhịp sống trở nên vội vã, con người bị 05. Cảm nhận về hình tượng nhân vật
khách trong bài Phú sông Bạch
cuốn vào những guồng quay, dần trở nên lạnh lùng, vô cảm hơn. Hay do sự nhút nhát,
Đằng
dễ dàng chạy theo hiệu ứng đám đông, vô tình đánh mất bản thân mình. Cũng có
06. Top
Cảm9nhận
bài phân tích chị
của anh Chuyện chức
về hình tư…
những người do được nuông chiều mà trở nên bướng bỉnh, coi thường mọi người, phán sự đền Tản Viên hay chọn lọc
không dễ cảm thông với người khác. Phân tích bài Chuyện chức phán s…
Song dù vì nguyên nhân gì đi chăng nữa, vô cảm cũng là căn bệnh nguy hiểm cần 07. Top 9 mẫu tóm tắt Chuyện chức
phán sự đền Tản Viên hay và đầy
được điều trị tận gốc. Làm thế nào để xóa bỏ nó, đẩy lui nó? Đầu tiên, xã hội cộng
đủ
đồng cần nâng đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyện truyền về tinh thần tương thân
08. Top
Tóm3tắt
bàivăn
phân
bảntích đoạn chức
Chuyện 1 Phúph…
sông
tương ái, đùm bọc lẫn nhau, nhất là cho thế hệ trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà
Bạch Đằng
trường. Gia đình và trường học cần quan tâm đến con em mình, giúp các em hiểu Phân tích bài Phú sông Bạch Đằn…
được những giá trị đạo đức tốt đẹp, giá trị thực sự của tình yêu thương. Quan trọng
Quảng cáo
nhất là bản thân mỗi người cũng cần có ý thức, lý tưởng của mình. Sống trong xã hội
cần biết yêu thương quan tâm mọi người xung quanh. Có rất nhiều tấm gương về lòng
vị tha, yêu thương người khác nhưng cũng có không ít người lạnh lùng vô cảm. trước
những hành động vô tâm đó cần lên án và phê phán để xã hội ấm áp tình người hơn.

Mỗi chúng ta không thể sống mà tách biệt khỏi cộng đồng. Cuộc sống vội vã vô tình
khiến chúng ta quên đi nhiều giá trị tốt đẹp khác. Hãy sống chậm lại và yêu thương
nhiều hơn, bởi lẽ “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Quảng cáo

Quà tặng 4 tỷ đón hè 2023


Thiết kế tinh tế, công nghệ thông minh. SK
Gold Inve!er đồng hành khẳng định chất
sống
Quảng cáo

SK Sumikura Mở

2. Trình bày suy nghĩ của em về bệnh vô cảm trong xã hội


hiện nay
Trong đời sống đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ, máy móc, con người có thể
kiếm được nhiều tiền hơn, giàu có hơn, nhưng có một thứ dường như có biểu hiện vơi
đi, đó là sự quan tâm giữa người với người? Cuộc sống công nghiệp với những tất bật
và tốc độ vận động quá nhanh khiến người ta hẫng hụt đến mức ít quan tâm đến nhau
hơn. Phải chăng những tất bật ấy là nguyên nhân khiến “bệnh vô cảm” có cơ hội lan
rộng?

Vô cảm là một căn bệnh hiện không có trong danh sách của ngành y học, nhưng nó đã
ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con người. Vậy “bệnh vô cảm” là gì? Vô là không,
cảm là tình cảm, cảm xúc. Vô cảm là trạng thái con người không có tình cảm. Sống
khép mình lại, thờ ơ lạnh nhạt với tất cả mọi việc xung quanh. Trong nhịp sốhg hiện đại
ngày nay, một sô' người chỉ lo vun vén cho đời sống cá nhân và quay lưng lại với cộng
đồng xã hội. Một số người tự làm mình trở nên xa lánh, không quan tâm đến ai, không
biết đến niềm vui nỗi buồn của người khác. Đó là “bệnh vô cảm”. Chỉ lo chạy theo giá
trị vật chất, đôi khi con người ta đã vô tình đánh mất đi vẻ đẹp đích thực của tâm hồn.
Cuộc sống dù có sung túc hơn, giàu sang hơn, nhưng khi con người không biết quan
tâm yêu thương nhau, thì đó vẫn không được xem là cuộc sống trọn vẹn được. Ngại
giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, cuộc sống của chúng ta dần đi ngược
lại với truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân từ xưa “Lá lành đùm lá rách”.

Ngày nay, một số người chỉ biết sống và nghĩ cho riêng mình. Như khi thấy bao người
hành khất bên đường, họ không giúp đỡ, thậm chí còn khinh miệt, dè bỉu chế nhạo
trước nỗi bất hạnh của những mảnh đời đáng thương đó. Và cũng như bao tệ nạn, mọi
việc xấu xa cướp giật giữa đời thường vẫn xảy ra hằng ngày đấy thôi, nhưng không ai
dám can ngăn. Vì sao? Vì sao con người lại vô cảm như vậy? Phải chăng cũng vì họ
sợ, sợ sẽ gặp rắc rối liên lụy, cho nên không dại gì lo nghĩ đến chuyện của người khác.
Nhưng đc không là “chuyện của người khác”, đó chính là những vấn đề chung của xã
hội. Sao con người lại có thể quay lưng lại với chính cộng đồng mình đang sống được
kia chứ! Và không chỉ dừng lại ở một vài cá nhân, bộ phận nhà nước cũng có lối sống
ích kỉ như vậy. Một vài cơ quan giàu sang luôn tìm cách bóc lột người dân, như về việc
chiếm đất đai, tài sản... Rồi sau đó, hc ngoảnh mặt đi một cách lạnh lùng, bỏ lại sau
lưng những mảnh đời khốn khổ khi cùng bao giọt nước mắt hờn trách cuộc đời không
thể sẻ chia cùng ai. Đó không phải là biểu hiện của “bệnh vô cảm” hay sao!
Quảng cáo

Quà tặng 4 tỷ đón hè 2023


Thiết kế tinh tế, công nghệ thông minh. SK
Gold Inve!er đồng hành khẳng định chất
sống

SK Sumikura Mở

Nếu cứ mãi tiếp tục như vậy, cuộc sống này sẽ mất hết tình thương, mất hết niềm cảm
thông san sẻ, mất đi cả truyền thống đạo đức quý báu ngày xưa. Sẽ không còn là “một
con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ nữa”, mà chỉ còn lại sự lạnh nhạt, sự thờ ơ vô cảm. “Tình
thương là hạnh phúc của con người”, liệu cuộc sống này có còn ý nghĩa nữa hay
không nếu con người cứ tự khép mình lại và chỉ biết sống cho bản thân? Liệu bạn có
cảm thấy hạnh phúc nếu xung quanh mình chỉ toàn là giọt nước mắt cùng với nỗi bất
hạnh của bao người? Thomas Merton đã từng nói: “Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh
phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích
thực là biết sống vì người khác". Bạn giàu sang u? Bạn thành công ư? Nhưng khi đã
trở nên vô cảm, bạn chỉ thấy mỗi bản thân mình mà thôi. Sự giàu sang, sự thành công
như vậy có mang lại hạnh phúc cho bạn không khi bạn chỉ sống một mình, hay đúng
hơn là bạn tự tách mình ra khỏi cộng đồng, sống không sẻ chia.

Sống đôi khi đơn giản là học cách yêu thương. Hãy thử một lần trải lòng mình ra dù chỉ
là chút ít ỏi. Bởi vì, khổ đau được san sẻ sẽ vơi đi một nửa, còn hạnh phúc được san
sẻ sẽ nhân đôi. Hãy thử nghĩ xem, cụ già trên đường kia sẽ có thể qua đường nếu bạn
chịu bỏ chút ít thời gian dừng xe lại và dắt cụ qua. Em bé sẽ không lạc giữa chợ nô'u
bạn chịu bỏ chút ít thời gian đưa em về phường công an tìm mẹ... Mỗi ngày đến
trường, bạn có thể dành dụm một chút ít tiền cho quỹ “Vì người nghèo". Nhiều, rất
nhiều những việc bạn có thể làm nếu bạn chịu bỏ “chút ít”. Những đóng góp của bạn
đôi khi rất nhỏ nhặt nhưng quan trọng hơn hết, đó là tình thương, là sự quan tâm chia
sẻ, là cả một tấm lòng. Hãy làm những gì có thể để giúp cho nỗi đau của bao người
được vơi đi. Sự trao đi yêu thương đôi khi cũng là điều mang lại hạnh phúc. Phải nói
rằng, xã hội càng văn minh, thì con người đối xử với nhau nhân ái hơn, văn minh hơn.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại đâu đó lối sống thực dụng, ích kỉ đã làm tổn thương đến truyền
thông “nhiễu điều phủ lấy giá gương” của dân tộc ta. Vì vậy, chúng ta không nên nói
đời sống công nghiệp đã làm nảy sinh “bệnh vô cảm”, mà căn bệnh ấy xuất phát từ
việc giáo dục con em và công dân chúng ta chưa thật nghiêm túc. Thật khó tìm nguyên
nhân đầy đủ, nên xin trao câu hỏi này cho các nhà giáo dục và xã hội học, tâm lí học,.

Trong ca khúc “Mưa hồng”, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Cuộc đời đó có
bao lâu mà hững hờ”. Vâng, đừng sống quá vội vã! Đừng để dòng đời hối hả có thể
cuốn bạn đi! Đừng quay lưng lại với tất cả! Đừng để dòng màu đỏ chảy trong con
người bạn trở nên lạnh đen. Đừng để một khi nào đó dừng lại, bạn chợt nhận ra mình
đã vô tình đánh mất quá nhiều thứ! Hãy nuôi dưỡng lòng nhân ái, tình thương của
mình cùng mọi người đẩy lùi “căn bệnh vô cảm” kia. Và cũng bởi vì ngày mai có thể sẽ
không bao giờ đến nên hãy cho và nhận những gì bạn có trong ngày hôm nay.
Quảng cáo

Quà tặng 4 tỷ đón hè 2023


Thiết kế tinh tế, công nghệ thông minh. SK
Gold Inve!er đồng hành khẳng định chất
sống

SK Sumikura Mở

3. Suy nghĩ của em về bệnh vô cảm - mẫu 1


Nếu sống không có tình cảm thì khác nào tự huỷ hoại hai tiếng "con người". Truyền
thống người Việt từ xưa "thương người như thể thương thân". Đó là truyền thống tốt
đẹp từ ngàn đời mà dân ta giữ gìn. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, lại xuất hiện
những con người có lối sống gặm nhấm dần mòn những truyền thống tốt đẹp ấy. Đó là
những con người mang trong mình căn bệnh vô cảm - một căn bệnh cực kì nguy hiểm.

Bệnh vô cảm không hề có trong danh sách bệnh của y học. Vậy nhưng điều đáng nói
là những điều đó gây ra lại khiến con người ta phải xót xa, đau đớn thay. Có thể những
căn bệnh hiểm nghèo, bệnh thế kỉ AIDS là sự quan tâm hàng đầu của y học hiện nay
bởi sự nguy hiểm chết người của chúng. Tuy nhiên nó vẫn chỉ là căn bệnh và với sự
tiến bộ y học vẫn hy vọng có thể được chữa khỏi. Còn bệnh vô cảm? không đơn giản
là sự sống còn của một ai đó mà nó là cả một vấn đề của xã hội - vấn đề nhân đạo.

Những "biểu hiện lâm sàng" của căn bệnh này rất dễ nhận biết. Ngày qua ngày biết
bao nhiêu những ứng xử vô cảm diễn ra mà đôi khi người ta coi chúng như những việc
bình thường. Người ta thấy việc làm càn không ngăn, thấy người yếu bị ức hiếp cũng
không bênh vực. Những líu do "đó là việc của kẻ khác, hơi đâu quan tâm.." càng tiếp
tay cho những kẻ xấu, việc xấu lấn tới. Cụ thể, thấy người bị nạn lại bỏ đi, đưa những
ánh nhìn lạnh lùng, vô cảm, thậm chí có kẻ lợi dụng cơ hội để ăn cắp, lấy tài sản của
họ. Đó là những kẻ không biết động lòng trước nỗi đau của người khác, không biết
phẫn nộ, bất bình trước cái xấu. Những cách sống khô khan nghèo nàn và khan hiếm
tình cảm như vậy thất đáng buồn. Càng đáng buồn hơn nữa khi nó tồn tại ở mọi tầng
lớp, lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn. Một đứa trẻ có thể bắt con chuồn chuồn và vặt
cánh, ngắt đuôi nó, lấy đó xem nhu một thú vui. Chúng không hề biết nghĩ hay thất sợ
sệt mà ngần ngại. Nhiều bậc cha mẹ cũng nghĩ chuyện bình thương, nó chỉ biết chơi
với con vật vậy thôi. Nhưng chác chắn một điều rằng , vô tình đã gieo vào mình ít
nhiều mầm mống bệnh vô cảm. Chẳng hạn những cử động, thoát khỏi bàn tay đứa trẻ
của con chuồn chuồn một cách bất lực không làm cho đứa trẻ động lòng thương. Liệu
có chắc rằng sau này nó không hành động với con người như vậy. Nói một cách khác
có thể bạn cho hơi quá nhưng không hề vô lí, nó có thể đối xử với người ta như đã
từng đối xử với con chuồn chuồn khi nó lớn lên ai biết được?

Nhiều khi người ta nghĩ rằng giới trẻ là những người văn minh nhất vì họ có tri thức.
Nhưng điều đó là chưa hẳn. Người ta chỉ dạy cho họ những tri thức khoa học, mấy khi
họ được học những điều về cách sống tình cảm, cách đối nhân xử thế. Có chăng cũng
những câu lí thuyết nhàm chán, dần ra cũng chẳng còn tác dụng. Họ chỉ biết sống tốt
hơn nếu họ được sống trong môi trương ứng xử tình cảm giữa mọi người. Vậy nên
những cảnh xua đuổi người hành khuất, bố thí với ánh mắt dè bĩu, khinh thường của
các bạn trẻ cũng không hiếm khi ta bắt gặp. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng trăm thậm chí
hàng triệu để tiêu xài vào những thứ vô bổ mà không dám bỏ ra vài nghìn để mua một
tờ báo hay một tờ vé số mà các em nhỏ đang nài nỉ khàn cả cổ...Ai dám bảo văn minh
là thế?

Những người dân thường đã thế, nếu những người nằm trong đội ngũ lãnh đạo cũng
có những người vô cảm, những người thờ ơ trước nỗi khổ dân nghèo, những con
người làm các ngành nghề lương tâm như bác sĩ, giáo viên... mà vô cảm thì thế nào?
Cuộc sống ngày càng xô bồ, hối hả. Mọi người cứ chạy theo cái vòng quay của cuộc
sống. NGười ta mưu sinh chạy theo đồng tiền mà nhiều khi lại bị chính nó điều khiển.
Những bản chất truyền thống tốt đẹp của con người bị đồng tiền che lấp. Người ta chỉ
nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi người khác. Dần ra, họ sống cuộc sống vô cảm,
thậm chí vô nhân đạo , không biết quan tâm, chia sẻ với mọi người. Một người sống
trong môi trường không có sự quan tâm chia sẻ giữa mọi người lẫn nhau thì càng có
nguy cơ mắc bệnh vô cảm. Không có gì nguy hiểm hơn là một xã hội toàn những
người vô cảm.
Quảng cáo

Trường tiểu học quốc tế


Everest School quan tâm tới sự hạnh
phúc của mỗi học sinh. Trường liên cấp
số 1 Hà Nội

Everest School Mở

Ta vẫn thường nghe đâu đó có câu: "Người với người sống để yêu nhau" không có
tình yêu của con người với nhau thì đâu thể gọi là xã hội loài người. Vậy nên phải tao
ra môi trường sống đầy tình yêu, sự quan tâm, san sẻ với nhau, có như thế căn bệnh
vô cảm mới có thể được chữa.

4. Suy nghĩ của em về bệnh vô cảm - mẫu 2


“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng

Để làm gì, em biết không?

Để gió cuốn đi...”

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã gửi gắm qua những nốt nhạc của mình một sợi chỉ đỏ
để gắn kết con người với nhau. Đó chính là “tấm lòng” theo gió cuốn đi. Thế nhưng,
thực trạng của xã hội hiện đại lại không đẹp như lời bài hát, bởi căn bệnh vô cảm đã và
đang lan truyền một cách chóng mặt - một căn bệnh nguy hiểm mà ai trong số chúng ta
cũng có thể mắc phải.

Yêu thương nhau mới khó, chứ xa cách nhau thì chẳng phải là chuyện quá dễ dàng
sao? Vô cảm là trạng thái cảm xúc mang tính tiêu cực, là sự tuyệt đối của thờ ơ, lạnh
lùng. Sự bình thản một cách đáng sợ của chúng ta trước mọi biến đổi của cuộc sống
xung quanh đã tạo nên những bức tưởng kiên cố ngăn cách ta với thế giới. Benjamin
Franklin đã nhắc tới những con người với căn bệnh vô cảm ấy qua câu nói “Có những
người chết ở tuổi 25 và đến 75 tuổi mới được chôn”. Câu nói có khiến ai đó giật mình?
Ta có ở trong đó không? Ta chết khi còn quá trẻ. Vì tâm hồn ta mục ruỗng, héo úa, tàn
tạ. Lẽ sống của ta cũng không còn vì ta chưa bao giờ cho đi để nhận lại yêu thương.
Yêu thương sẽ chỉ được nảy mầm khi nó được gieo xuống và được chăm sóc hàng
ngày. Vô cảm chính là thứ thuốc độc giết chết tâm hồn của ta, khi chúng chưa kịp gieo
xuống đất và lớn lên.

Xã hội càng hiện đại, lượng thông tin mà chúng ta nhận được từ nó lại càng nhiều.
Nhưng đáng buồn thay, ngày qua ngày những thông tin ấy chỉ toàn là mặt tối của hiện
đại, của phát triển. Ta rùng mình ớn lạnh khi nghe tin một đứa bé 12,13 tuổi dám thẳng
tay giết hại người bà của mình chỉ vì vài chục nghìn thỏa mãn đam mê với những trò
chơi ảo trên mạng. Người yêu cũ sẵn sàng giết hại cả nhà bạn gái chỉ vì sự ngăn cản
từ phía gia đình. Bao nhiêu cái chết thương tâm, bao nhiêu mạng người vô tội chỉ vì
những con quỷ dữ máu lạnh tồn tại trong tâm hồn và chỉ một phút lơ là, nó đã cướp đi
phần lương thiện trong ta.

Còn đau đớn hơn khi ngày ngày trên mặt báo là những khuôn mặt ngây thơ vẫn còn
đang ngồi trên ghế nhà trường đã sẵn sàng hành hung bạn bằng dao, bằng kiếm, bằng
những trận ẩu đả đậm chất giang hồ chỉ vì bạn lỡ lời trên mạng xã hội hay vì nhắn tin
vụng trộm với “bạn trai”, “bạn gái” của mình. Nhưng buồn hơn nữa là bạn bè đứng đó,
không những không can ngăn, không tìm cách giúp bạn hòa giải mà lại cổ vũ, xúi bẩy,
quay clip đăng lên mạng để nhận được những ánh nhìn mà đối với chúng là sự
ngưỡng mộ, là sự nể phục. Điều gì đã khiến những cô cậu học trò áo trắng đơn thuần
mang trong mình một tâm hồn hiếu chiến đến thế? Sẽ ra sao nếu các em vẫn cứ tiếp
tục thờ ơ với chính mình, tiếp tục sống với những tháng ngày bồng bột, thiếu suy nghĩ,
với sự vô cảm cứ lớn dần lên không cách nào kìm hãm lại được? Thật khó mà tưởng
tưởng một đất nước với những con người lấy thách thức làm bản lĩnh, lấy chiến tích
của những cuộc ẩu đả làm thước đo giá trị của con người, đất nước ấy không biết sẽ
đi về đâu.

Ta quên làm sao được tiếng khóc nức nở, tiếng van xin đầy bất lực của anh tài xế
trong vụ hôi bia ở Đồng Nai tháng 12/2013. Nhìn đôi mắt ngỡ ngàng, đôi tay run rẩy và
sự níu kéo tuyệt vọng của anh ta có thấy nhói lòng? Người ta bỏ qua hết những âm
thanh ấy, bước qua giá trị đạo đức thường ngày, đạp đổ lằn ranh của sự lương thiện
mà bước chân sang bờ bên kia của cái ác. Đôi khi, ranh giới giữa thiện và ác cũng chỉ
mong manh như một tấm màn mỏng. Vậy mà ta vẫn không đủ lý trí để xé toạc tấm
màn mà sống với đúng lương tri của mình.

Tố Hữu đã từng viết:

“Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người với người sống để yêu nhau...”

Lương thiện là bản tính vốn có của mỗi người. Mới sinh ra chúng ta có ai là người
xấu? Nhưng dòng đời xuôi ngược bon chen với gánh nặng cơm áo gạo tiền khiến ta
thay đổi, biến chất. Con người bị những thứ vật chất phù phiếm che mắt để rồi sa ngã,
đánh mất chính mình. Tiền tài, danh lợi lại là thứ được xếp trước đạo đức và nhân
cách con người. Sự tác động khách quan từ cuộc sống cũng chỉ là một phần nhưng
quan trọng nhất vẫn là cá nhân mỗi chúng ta. Nếu chúng ta đủ lý trí và bản lĩnh đã
không bị cám dỗ bởi những thứ phù hoa ấy. Hoặc giả như ta kiên định ngay từ đầu với
quan điểm sống của riêng mình thì ta còn dễ bị lung lay bới những tác động trong chốc
lát từ ngoại cảnh sao?
Quảng cáo

Sale tưng bừng


- Mừng đại lễ
Nhận ngay Evoucher
10tr khi mua sp Coex,
Roler + ưu đãi 20% mua
kèm giá treo TV chất
lượng

Media Ma! Mua ngay

Hệ lụy tất yếu của căn bệnh vô cảm là mọi sự kết nối trở nên màu mè, vô nghĩa. Con
người sống với nhau bằng sự giả dối, hời hợt. Những mối quan hệ dần rạn nứt, mờ
nhòe bởi ta thu mình lại trong vỏ ốc chật hẹp, chỉ đủ chỗ cho những toan tính nhỏ nhen
và ích kỷ. Con người không còn rung động trước cái đẹp mong manh, khó nắm bắt của
thiên nhiên như màu “trắng điểm” hoa lê trong Truyện Kiều vì họ chỉ đi lướt qua, chứ
không dừng lại để cảm nhận. Con người cũng sẽ không yêu bằng sự cao thượng như
Puskin, nồng nàn, mãnh liệt như Xuân Diệu, cũng chẳng phải là sự quê mùa chân thật
như Nguyễn Bính nữa, thay vào đó là một tình yêu đầy thực dụng của tình - tiền - tài.
Chao ôi! Xã hội bây giờ sao mà loạn quá!

Thế nhưng, ta vẫn hãy giữ niềm tin vào tình yêu và tấm lòng. Bởi đâu đó xung quanh
ta vẫn có những người nguyện ươm những mầm lương thiện vào đất, ấp ủ nó từng
ngày, từng giờ; nâng niu, chia sẻ từng miếng cơm, manh áo cho những người kém
may mắn hơn ta. Cũng có thể chỉ là một lời an ủi, động viên rất nhỏ từ một người xa lạ
lúc ta đang lạc đường, lỡ bước cũng đủ để kéo một tâm hồn lạc về lại với cuộc sống.
Chỉ có yêu thương mới đủ sức đánh bại được bệnh vô cảm đang ăn sâu vào suy nghĩ
những con người hiện đại. Mà yêu thương ở đâu được? Trong mỗi chúng ta vẫn luôn
có một hạt mầm, chỉ cầm ươm cho nó lớn lên....

Bệnh vô cảm đang hủy hoại cộng đồng từng ngày và nó sẽ còn phát triển không ngừng
nếu chúng ta vẫn ích kỷ, nhỏ nhen với suy nghĩ bó hẹp trong cái giếng của mình. Yêu
thương và chia sẻ, dù nhỏ nhưng tôi tin nó vẫn sẽ đủ sức để lan truyền tới trái tim của
tất cả mọi người. Giống như ở đâu đó trên Trái Đất này, Chí Phèo sẽ vẫn gặp Thị Nở ở
một thời điểm nào đó trong cuộc đời mình.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu
của HoaTieu.vn.
Quảng cáo

Tham khảo thêm

Top 3 bài phân tích đoạn 1 Phú sông Bạch Đằng


Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng đoạn 1

Cảm nhận về hình tượng nhân vật khách trong bài Phú sông Bạch Đằng
Cảm nhận của anh chị về hình tượng nhân vật khách trong bài Phú sông Bạch Đằng

Top 9 mẫu tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên hay và đầy đủ
Tóm tắt văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên theo nhân vật Ngô Tử Văn

Phân tích đoạn 2 phú sông Bạch Đằng siêu hay


Cảm nhận đoạn 2 trong bài phú sông Bạch Đằng

Soạn Văn lớp 10 bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Top 9 bài phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên hay chọn lọc
Phân tích bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Top 10 mẫu phân tích Phú sông Bạch Đằng siêu hay
Phân tích nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng

Đánh giá bài viết Chia sẻ bài viết

Facebook Zalo

17.052 26

Chia sẻ bởi: Nam Nguyễn Ngày: 10/02/2023

Quảng cáo
-2
-4
-4

7%
0%
%5

Máy cạo râu Bộ kích sóng wifi Máy tập cơ bụng


-2
-4

-4
0%
%3

7%

0 Bình luận Sắp xếp theo Mặc định


-4
-4

7%
%9

Thêm bình luận...

Quảng cáo

Văn học Văn xuôi Học tập Lớp 11

Lớp 11

Top 4 bài phân tích 2 Phân tích sự vận động Vị trí của quy luật giá Đọc truyện Tấm Cám Đề kiểm tra giữa kì 1
câu đề bài Tự tình siêu tâm trạng của nhân vật trị? anh chị suy nghĩ gì về môn GDCD 11 có đáp
hay trữ tình trong bài thơ cuộc đấu tranh giữa cái án 2023
Chiều tối thiện và cái ác
Xem thêm

Giới thiệu Chính sách Theo dõi chúng tôi Chứng nhận

Về chúng tôi Điều khoản sử dụng Facebook


Liên hệ Chính sách bảo mật Youtube
Quảng cáo DMCA Pinterest
Twitter

Giấy phép số 582/GP-BTTTT. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 31/08/2021. Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG TRỰC TUYẾN META.
Địa chỉ: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 2242 6188. Email: hotro@hoatieu.vn. Bản quyền © 2023 hoatieu.vn.

You might also like