You are on page 1of 3

OLM.

VN
Họ và tên: …………………………… KHÓA HỌC HÈ LỚP 8 LÊN LỚP 9
Trường: ………………………………… Môn Ngữ văn - Tuần 6

Hướng dẫn giải phần Tự luận


Câu Gợi ý nội dung Điểm
1 a. Hình thức: 0,5
- Đoạn văn có dung lượng 200 chữ.
- Viết hoa chữ cái đầu dòng, lùi đầu dòng, chấm hết đoạn.
- Các câu trong đoạn văn có sự liên kết.
- Chú ý cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả hay mắc phải,…
b. Nội dung:
- Giải thích: Con người đang thúc đẩy nhanh quá trình tuyệt 0,5
chủng của chính mình khi can thiệp không đúng cách, không
đúng mức vào thiên nhiên. Hành động này từng bước tự đe
dọa chính sức khỏe, mạng sống của mình, thậm chí dẫn đến
“quá trình tuyệt chủng” của chính loài người.
- Bàn luận:
+ Chúng ta cần hiểu sự tác động qua lại giữa thiên nhiên và 1,5
con người; nhìn nhận khách quan rằng việc khai thác thiên
nhiên để phục vụ nhu cầu cuộc sống và đáp ứng quá trình
công nghiệp hóa là nhu cầu và hành động chính đáng. Thế
nhưng không được khai thác quá mức, lạm dụng, vơ vét tài
nguyên để phục vụ lợi ích mà không để tâm đến sự cải tạo
để phục hồi tự nhiên. Chúng ta cần lên tiếng trước những
can thiệp thô bạo, tránh gây ra mất cân bằng sinh thái.
+ Chúng ta cần phát hiện những hành vi tàn phá môi trường
như hiện tượng xả bừa bãi khí thải, nước thải công nghiệp từ
nhà máy, hiện tượng chôn vùi, thả vào đất các chất độc hại
và phun xịt thuốc hóa học trên đất quá giới hạn cho phép. Tố
giác kịp thời các hành vi để giúp cơ quan trừng phạt thật
nặng.
+ Mỗi học sinh phải tích cực tuyên truyền, tham gia giữ gìn
môi trường học đường, khu phố xanh – sạch – đẹp. Chính
bản thân chúng ta hãy luôn nhắc nhở mọi người không xả
rác bừa bãi, phân loại rác trước khi đổ; sử dụng các bao bì
thân thiện với môi trường; trồng cây xanh; tham gia các hoạt
động bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương để giữ
cho cuộc sống trong lành, khỏe mạnh.
- Bài học nhận thức và hành động 0,5

ÔN TẬP VIẾT TẬP LÀM VĂN (NGHỊ LUẬN XÃ HỘI) 1


+ Con người cần nhận thức môi trường là ngôi nhà chung,
cuộc sống có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người và
môi trường không thể tách rời.
+ Muốn bảo vệ môi trường, con người cần đồng lòng, chung
tay. Học sinh cần cố gắng tham gia các hoạt động bảo vệ
môi trường vì các bạn chính là tương lai của thế giới.
2 a. Hình thức: 1,0
- Bài văn không giới hạn về dung lượng.
- Đảm bảo đúng bố cục của một bài văn.
- Chú ý cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả hay mắc phải,…
b. Nội dung: 0,5
- Mở bài:
+ Dẫn dắt.
+ Giới thiệu vấn đề: Cách để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm.
+ Trích dẫn nguyên văn ý kiến.
- Thân bài:
+ Giải thích:
• “Xót bằng hành động” được hiểu là cách thể hiện sự 4,5
chia sẻ, đồng cảm bằng những hành động cụ thể.
• “Thương bằng lời nói” có mức độ thấp hơn, đó là
cách biểu hiện tình cảm với người khác đơn giản chỉ
bằng ngôn ngữ, thiếu đi những hành động thể hiện rõ
ràng, cần thiết.
• Đề bài đưa ra hai vấn đề “xót bằng hành động” và
“thương bằng lời nói”, với ý kiến đã nêu, có thể thấy
người phát ngôn muốn nhấn mạnh vào ý “xót bằng
hành động”.
+ Bàn luận:
• Biểu hiện: sự thương xót có biểu hiện phong phú, nó
là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu, cũng là sự cảm
thương, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ
bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống. Xót thương góp
phần tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với
người; bồi đắp cho tâm hồn tuổi trẻ trong sáng, cao
đẹp hơn.
• Vì sao phải “xót bằng hành động”?
§ Chính những hành động nhỏ bé, thiết thực sẽ như
những viên gạch xây nên tình cảm thực sự.
§ Không có sự xót thương nào chỉ được vẽ bằng
những lời nói xáo rỗng.
§ Mọi sự yêu thương sẽ trở thành giả dối khi thiếu
đi những hành động để chứng minh.

ÔN TẬP VIẾT TẬP LÀM VĂN (NGHỊ LUẬN XÃ HỘI) 2


• Minh chứng: Học sinh đưa ra những dẫn chứng minh
họa phù hợp.
• Phê phán hiện trạng đi ngược với “xót bằng hành
động”.
§ Những lời lẽ an ủi, chia sẻ xáo rỗng, chớp nhoáng
khi bình luận trên các trang mạng xã hội.
§ Những lời lẽ an ủi, chia sẻ để lấy lòng những
người xung quanh nhưng không có sự quan tâm
thực chất.
+ Bài học nhận thức và hành động:
• Khi yêu thương, xót xa cho nhau hãy biểu hiện bằng
hành động và cả lời nói. Tình cảm chân thành sẽ luôn
đi kèm với những hành động chân thành.
• Hãy chủ động hành động nếu như đã thương xót bất
cứ ai.
- Kết bài:
+ Khẳng định lại giá trị của câu nói, vấn đề nghị luận. 0,5
+ Liên hệ bản thân.

c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, 0,5
mới mẻ về vấn đề nghị luận.

ÔN TẬP VIẾT TẬP LÀM VĂN (NGHỊ LUẬN XÃ HỘI) 3

You might also like