You are on page 1of 4

SINH LÝ HỒNG CẦU

1. TỔNG QUAN
1.1. Hình thể
- Không nhân, hình dĩa, lõm 2 mặt  Phù hợp vận chuyển khí vì:
+ Tăng S tiếp xúc lên 30%  Tổng S tiếp xúc của hc là 3000 m2
+ Tăng tốc độ khuếch tán khí, khí ra vào dễ hơn
+ Hồng cầu có thể biến dạng khi qua mao mạch nhỏ

1.2. Cấu tạo


- Hồng cầu có màng bán thấm bao quanh, màng hc gồm 3 lớp: lớp ngoài, lớp
lipid, lớp trong cùng
Tính thấm của các chất với màng hc
- Protein, lipid: không thấm
- Ion:
+ H, OH, HCO3, 1 số anion hữu cơ: thấm dễ
+ K, Na, Ca: thấm ít, chậm
+ Ca, Mg: không thấm

Độ bền hồng cầu


- Trong dd đẳng trương: không thay đổi
- Ưu trương: hc teo
- Nhược trương: hc trương to, vỡ
- Hồng cầu rửa có độ bền thấp hơn hồng cầu trong máu toàn phần
- Hc trong máu động mạch độ bền cao hơn trong máu TM
- Độ bền hc tăng sau khi cắt lách, giảm trong bệnh vàng da tán huyết
Lớp ngoài
- Glycoprotein
- Glycolipid
- Acid sialic: tích điện âm  hc không dính vào nhau
* Trong một số bệnh lí về màng hc hoặc dùng các thuốc có kết hợp với acid
sialic  mất điện âm, hc dính lại, tăng tốc độ lắng
- Có nhiều lỗ nhỏ, đường kính 3-4 A°  Nếu số lỗ tăng (hc lưỡi liềm)  trao
đổi chất tăng, mất nhiều năng lượng  hc dễ bể

Lớp lipid
- Giúp giữ nguyên hình dạng hồng cầu
- Gồm:
+ 65% phospholipid, chủ yếu 4 loại: phosphatidyl ethanolamin,
phosphatidyl cholin, phosphatidyl serin, sphingomyelin
+ 25% cholesterol
+ 10% glycolipid

Lớp trong cùng gồm:


- Sợi vi thể, ống vi thể
- Phân tử calmodulin: điều hoà hoạt động các enzyme ở màng hc
- Protein gắn Hb
- Ngoài ra còn có men G6PD (glucose 6-phosphat-dehydrogenase), anhydrase
cacbonic
1.3. Số lượng
- Người VN trưởng thành:
+ Nam: 4.200.000 ± 210.000 / mm3 máu
+ Nữ: 3.800.000 ± 160.000 / mm3 máu
- Hct:
+ Nam: 44% ± 3%
+ Nữ: 41% ± 3%
+ Trẻ em 3-18 tháng: 27 - 39%
+ Nữ có thai: 29 - 37%

Số lượng hc phụ thuộc


- O2 cho mô: số lượng hc luôn được điều hoà để cung cấp đủ O2 cho mô
* Giảm Oxy đến mô  Tăng sản xuất hc
 Sống vùng núi cao (phân áp O2 thấp)  số lượng hc tăng
- Mức độ hoạt động của mỗi người: thấp khi ngủ, tăng khi lao động
- Lứa tuổi:
+ Sơ sinh: 5.000.000 - 7.000.000 / mm3 máu
+ 1-2 tuần sau sinh, số lượng lớn hc bị tiêu huỷ  vàng da tán huyết sinh
lý  Sau vài tháng, số lượng hc xấp xỉ người lớn
- Hormone:
+ Erythropoietin: tác động lên tuỷ tăng sx hồng cầu
+ Testosteron: kích thích sx Erythropoietin  nam nhiều hc hơn nữ
- Bệnh lý:
+ Số lượng hc tăng trong: bệnh đa hồng cầu (Vaquez), ngạt, mất nước do
tiêu chảy, nôn ói, phỏng (mất huyết tương), các bệnh lý gây thiếu O2 do giảm
lượng máu đến mô (suy tim…)
+ Số lượng hc giảm trong: thiếu máu, xuất huyết
2. HEMOGLOBIN
- Hb:
+ Globin: 94%
+ Heme: 5-6% (0,34% Fe, 4,66% protoporphyrin)
- Hb bình thường: 13 - 16 g/100ml máu:
+ Nam: 14,6 ± 0,6 g/100ml máu
+ Nữ: 13,2 ± 0,5 g/100ml máu

2.1. Sự thành lập Hb


Succinyl-CoA + 2 glycin  pyrol
4 pyrol  protoporphyrin
Protoporphyrin IX + Fe  Heme (sắc tố đỏ)
4 Heme + globin (protein không màu)  Hemoglobin (Hb)

2.2. Các loại Hb


- Ở người bình thuờng có 2 loại Hb:
+ HbF (ở bào thai): globin gồm 2 chuỗi (2 γ 2)
+ HbA (người trưởng thành): gồm 2 chuỗi (22)
- Nếu bất thường gen, có thể sản xuất các Hb không bình thường: HbS, HbC,…
* HbS: hồng cầu hình liềm
Sự thoái biến Hb

You might also like