You are on page 1of 6

KỊCH BẢN TIỂU PHẨM VỀ CHỦ ĐỀ

BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH

“Trọng nam, khinh nữ” là một tư tưởng phân biệt đối xử theo giới tính, trong đó coi
trọng nam giới hơn phụ nữ. Mặc dù hiện nay, quyền của phụ nữ được công nhận
nhưng vẫn còn không ít người mang nặng tư tưởng này. Việt Nam là một đất nước
chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng phong kiến và Nho giáo. Không ít người vẫn quan niệm:
Nếu gia đình không có con trai nối dõi sẽ bị xem là“tuyệt tự” và khi bố mẹ hoặc ông
bà mất đi sẽ không có người thờ cúng. Và bởi vậy, nhiều gia đình vẫn phải cố đẻ cho
được con trai. . Phụ nữ sinh con trai cũng được coi trọng và yêu mến hơn. Việc thừa
kế tài sản trong gia đình cũng là để lại cho con trai là chủ yếu. Con gái thường không
có quyền thừa kế hoặc chỉ được những tài sản nhỏ..

Tiểu phẩm sau đây sẽ thể hiện những quan điểm tích cực và là tấm gương phản chiếu
cho những ai còn mang nặng tư tưởng “trọng nam khinh nữ”.

● Ông Sung:
● Bà Sướng: vợ ông Sung
● Linh: Con gái ông Sung
● Quý: Con trai ông Sung
● An: cô giáo của Linh

Tiểu phẩm của chúng em xin được phép bắt đầu

(Không có dẫn chuyện - những phần chữ nghiêng là để diễn/mô tả bối cảnh)

Cảnh 1:
Tối hôm đó, ông vừa đi làm về
Ông Sung: bà Sướng, con Linh, thằng Quý đâu, đi đâu hết rồi.
Linh (hớt hải chạy ra, vừa chạy vừa nói): Con đây ạ, con chào bố, bố đi làm về rồi ạ
Ông Sung: tao về rồi mà sao cơm nước chưa dọn lên. Mẹ con mày làm gì mà giờ này
chưa có cơm
Linh: dạ mẹ đi bán hàng vừa về, con đi học cũng mới về được một lúc. Con nấu sắp
xong rồi bố ngồi 1 nghỉ tí con dọn cơm lên luôn ạ
Quý(mới đi chơi về): con chào bố
Ông Sung: ơ con trai của bố về rồi à, vào rửa chân tay rồi ra ăn cơm đi con

Quý: vâng ạ
Linh(dọn cơm lên): con mời bố mẹ ra ăn cơm ạ

Trong mâm cơm:


Ông Sung: ơ thiếu tí cay cay của tao rồi, con Linh đi mua cho bố
Linh (mồ hôi nhễ nhại chạy đi mua): Vâng bố
Ông Sung: Quý đâu lên ăn cơm con ơi
Quý: vâng

(Bà Sướng xới cơm cho cả nhà, Quý ngồi vào bàn ăn chỉ chăm chăm vào cái điện
thoại không thèm ngó ngàng gì đến ai. Ông Sung thì cứ gắp thịt cá cho con trai)
Ông Sung: đây con trai ăn nhiều thịt cá vào để còn học hành cho tốt

(Linh cầm chai rượu về)


Bà Sướng: vào ăn cơm đi con
Quý(nhìn mâm cơm): ơ chả có món gì ngon, con chả muốn ăn
Ông Sung:ơ thế con trai yêu của bố thích ăn món gì nào
Quý: món sườn xào chua ngọt ạ
Ông Sung: con Linh xuống nấu cho em ăn nhanh
Bà Sướng: ơ kìa ông, con nó đi học về mệt rồi để cho nó ăn. Quý ăn tạm cá đi con

Ông Sung:Tạm cái gì mà tạm, con trai phải ăn uống đầy đủ sau này lớn mới đi làm
công to việc lớn được chứ

Linh(vì không muốn bố mẹ cãi nhau nên cũng bỏ dở bát cơm được vài miếng): Thôi
bố mẹ để con đi nấu cho em luôn ạ

Linh:(cầm đĩa sườn lên): sườn đây em ăn đi. À mà bố ơi, bố cho con xin 200 nghìn
để mua sách tham khảo nhé ạ.

Ông Sung : Chẳng phải mua cho đủ bộ sách giáo khoa rồi sao? Học mấy cuốn đó là
được rồi, mua thêm sách tham khảo để làm gì?

Linh: Dạ trong sách tham khảo có nhiều dạng đề hơn sách giáo khoa. Năm nay con
học lớp 12 rồi, dù không đi học thêm nhưng cũng cần thêm sách tài liệu.…
Ông Sung: Thôi nhiều chuyện quá, học là do mình chứ sách vở quan trọng gì.

Quý: Ở trường con đang tổ chức đi tham quan ngoại khoá. Bạn bè con đứa nào cũng
tham gia
Ông Sung: Vậy à? Đi cái đó có phải đăng kí gì không con?

Quý: Có ạ, mỗi người phải đóng phí là 1 triệu rưỡi. Thầy giáo con nói đi cái đó học
được nhiều thứ lắm

Ông Sung: Thầy nói vậy thì phải đi chứ con, lát bố đưa tiền cho con lên trường đóng
cho thầy nhé.

(Linh nghe ba nói vậy chỉ biết ngậm ngùi ăn cơm.)

Cảnh 2:

(Linh nhận được bảng điểm thi giữa kỳ, háo hức cầm về khoe với bố. Linh cầm bảng
điểm thi của mình đưa cho bố
Ông Sung đang ngồi đọc báo)
Linh: Bố ơi, bố xem điểm thi đợt này của con đi .

Ông Sung: Ờ thì cũng được. Mà học làm gì điểm cao vậy? Có được ích lợi gì đâu,
con gái chỉ cần biết chuyện bếp núc, dọn dẹp là được rồi. Học cho nhiều làm gì rồi
cũng chẳng làm được cái tích sự gì.

(Quý cũng vừa thi giữa kì xong, cũng cầm theo tờ giấy báo điểm thi về nhưng vì điểm
số không tốt nên không dám đưa luôn, chỉ dè dặt…)
Quý: Bố ơi điểm đợt này của con…
Ông Sung: Không sao đâu con. Điểm số đâu quan trọng, quan trọng là con hiểu bài
là được rồi.

Quý: Đúng rồi đó bố. À hôm nay con thấy ngoài nhà sách có mấy cuốn truyện tranh
mới, bố cho con tiền mua nha ba.

Ông Sung: Bố cho con 100 nghìn đủ không con?


Quý: Dạ đủ đủ rồi ạ
Linh: Bố ơi còn sách tham khảo của con.

Ông Sung: Không có sách vở gì hết, con là chị lớn mà còn tị với em à? Nó học hành
cực khổ bây giờ mới được giải trí mà cũng muốn giành phần của nó.
Linh: Dạ. À mà bố ơi con chuẩn bị thi đại học, nguyện vọng đầu tiên của con là
trường đại học Bách Khoa. Bố thấy có được không ạ?

Ông Sung: Gì? Mày có biết trường đó một học kỳ là bao nhiêu tiền không?
Linh: Bố ơi con muốn học trường đó lắm, con sẽ vừa học vừa làm để đỡ được phần
nào tiền cho bố mẹ ạ

Ông Sung: Có vừa học vừa làm đi chăng nữa thì cũng để làm gì? Bố cũng chẳng có ý
định cho mày học đại học.

Linh: Sao vậy bố? Con đã đăng ký nguyện vọng rồi ạ

Ông Sung: Nhìn nhà mình đi, bố mẹ chỉ có thể lo cho một đứa đi học đại học thôi.
Mày là con gái, sau này cũng phải đi lấy chồng làm nội trợ. Còn thằng Quý nó là con
trai nó phải học, mày học hành nhiều để làm gì?

Linh: Từ trước đến nay con chưa bao giờ đòi hỏi bố điều gì, con chỉ muốn được học
một trường đại học tốt thôi. Tại sao lúc nào bố cũng thiên vị cho em vậy bố?

Ông Sung: Tại vì nó là con trai, khi về già nó sẽ chăm sóc cho bố mẹ, còn mày thì
phải lo cho nhà chồng. Chuyện bố thiên vị nó thì có gì là sai đâu chứ?

Linh: Nếu bố không cần con thì bố còn để con ra đời để làm gì?

Ông Sung: Mày ăn nói với tao như vậy đó à? Tao cực khổ nuôi nấng mày để mày nói
chuyện với tao vậy hả Linh?

Linh: Những điều bố làm đều làm cho con thấy là bố không cần con.
Ông Sung: Vậy mày thử sống mà không có tiền của tao xem.

Cảnh 3:
(Linh vừa khóc vừa chạy khỏi nhà. Linh vừa đi vừa khóc trên đường thì gặp cô An là
cô giáo chủ nhiệm của Linh. Thấy Linh vừa đi vừa khóc cô liền hỏi chuyện)

Cô An: ơ Linh em làm sao thế? Có chuyện gì à nói cô nghe xem nào

Linh: Cô ơi em buồn quá em không muốn sống với bố mẹ nữa, bố chỉ thương mỗi
Quý thôi. Bố không cho em đi học đại học cũng chẳng cho em tiền mua sách vở, lúc
nào cũng dọn dẹp cơm nước phục vụ mọi người. Em thực sự không thể sống như thế
được nữa cô ạ

Cô An:Thôi nào chắc chắn là bố em có điều gì khó nói hay đang hiểu nhầm em thôi.
Giờ cô đưa em nói chuyện lại với bố nhé.

Cảnh 4:
(Về đến nhà, ông Sung đang ngồi uống rượu với 1 vài người bạn. Cô giáo đưa Linh
vào nhà )
Cô An: Chào mọi người ạ ạ
Ông Sung: Chào cô. Ơ cái con Linh này, tao tưởng mày không cần tao nữa cơ mà
còn vác mặt về đây làm gì? Mà cô đây là ai thế sao lại dắt nó về?

Cô An: Thưa anh, em là giáo viên chủ nhiệm của Linh, gặp Linh khóc ở trên đường
nên đã dắt em về nhà.

Ông Sung: À ra là cô giáo. Mời cô ngồi.


(Ông Sung kéo ghế ra. Cô giáo ngồi xuống trước rồi kéo Linh ngồi cạnh.)

Cô An: Linh đã kể lại mọi chuyện cho em nghe rồi ạ. Anh Sung ạ, con gái hay con
trai đều là con dứt ruột đẻ ra. Xã hội bây giờ người ta không nhìn vào giới tính để
đánh giá một con người hay một gia đình đâu. Anh xem có biết bao người phụ nữ
được người khác kính trọng vì học thức, đạo đức, cống hiến của họ cho xã hội. Bên
cạnh đó cũng có biết bao người đàn ông – lại trở thành tội phạm, bị xã hội lên án.
Gái hay trai, đều xứng đáng được yêu thương và nuôi dạy như nhau đó anh. Không
những thế em Linh còn là một học sinh ngoan giỏi có thành tích rất tốt, em rất mong
Linh có thể học tiếp lên đại học

Ông Sung: Nhưng nó học cao để làm gì? Con gái học nhiều rồi chẳng ma nào thèm
lấy!

Cô An: Không phải thế đâu anh ạ. Khi con gái học nhiều hơn, biết nhiều hơn thì sẽ
có nhiều sự lựa chọn hơn, cả về công việc lẫn gia đình. Với lại, con gái đi học không
phải là để lấy chồng, mà đi học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự
khẳng định mình. (nói to)

Ông Sung: Tôi cho nó học hành rồi sau nó lấy chồng lại là người nhà khác thôi chứ
có phải là con mình đâu. Người ta bảo con gái như bát nước đổ đi.
Cô An: Anh xem, con gái hay con trai…. Quan trọng là đứa con có hiếu, biết trước
biết sau, biết phải trái anh à.

Linh (nói chen vào): Như mẹ vẫn qua chăm bà ngoại ốm, vẫn qua làm giỗ chạp đấy
thây.

Cô An: (ngập ngừng): Vả lại, những người làm bố, làm mẹ như em hay anh, sinh con
ra, chăm sóc, nuôi nấng… đâu phải chỉ để mong 1 ngày nó phụng dưỡng khi về già.

(Ông Sung trầm tư một lúc rồi quay sang con gái)

Ông Sung: Bố xin lỗi con. Suy nghĩ của bố thật là nông cạn, chỉ biết coi trọng con
trai vì nghĩ chỉ có con trai mới lo được cho bố, còn con gái là con của người khác.
Đều là con cái trong nhà, lẽ ra bố không nên đối xử bất công với con như vậy. Cô
giáo nói đúng, tôi sẽ cho con gái tôi học lên đại học.Thật sự cảm ơn cô vì đã giải
thích cho tôi ,từ nay, tôi nhất định sẽ trở thành người cha tốt, yêu thương cả 2 chị em
Linh và Quý

Cô An: Anh nhận ra lỗi sai của mình như vậy là tôi cũng rất mừng.Tôi sẽ cố hết sức
để giúp em Linh đỗ vào trường Bách Khoa như nguyện vọng của em

Linh: Con cảm ơn Bố, em cảm ơn cô. Con hứa rằng sẽ cố gắng hết sức mình để
không phụ lòng bố mẹ và cô giáo ạ

You might also like