You are on page 1of 29

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

CỤC THỐNG KÊ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI


Tháng 04 và 04 tháng năm 2021

I. CÔNG NGHIỆP
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 4 năm 2021 uớc tính tăng
3,3% so với tháng 3 năm 2021. Trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng
58,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,8%; sản xuất và phân phối điện tăng
25,6%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 1,0%.

Tính chung 4 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên
địa bàn Thành phố tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực
của tăng trưởng kinh tế Thành phố giữa lúc nhiều nước trên thế giới đang căng
mình đối phó làn sóng lây nhiễm dịch Covid-19 lần thứ 3. Trong mức tăng chung
9,7%, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,8%; sản xuất và phân phối điện
tăng 2,1%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 0,8%.

1
Xét theo ngành công nghiệp cấp II: có 24/30 ngành cấp II có chỉ số tăng so
với cùng kỳ năm trước, trong đó các ngành có mức tăng cao như: Chế biến gỗ và
sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) tăng 66,6%; sản xuất
kim loại tăng 41,0%; công nghệ chế biến, chế tạo khác tăng 38,2%; sản xuất than
cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh tế tăng 31,6%; sản xuất thiết bị điện tăng 30,1%; sản
xuất máy móc thiết bị chưa biết phân vào đâu tăng 28,5%. Có 6/30 ngành cấp II có
chỉ số sản xuất giảm so với cùng kỳ, trong đó: sản xuất trang phục giảm 12,6%; sản
xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 3,2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược
liệu giảm 7,8%; thoát nước và xử lý nước thải giảm 9,3%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp một số ngành chủ yếu
Đơn vị tính: %
Tháng 4/2021 4 tháng
so với so với
tháng 3/2021 cùng kỳ
Tổng số 103,3 109,7
Chia theo ngành cấp 1
1. Công nghiệp khai khoáng 158,4 38,9
2. Công nghiệp chế biến chế tạo 102,8 110,8
3. SX và phân phối điện 125,6 102,1
4. SX và phân phối nước, xử lý chất thải 101,0 100,8
Một số ngành chủ yếu
1. Sản xuất chế biến thực phẩm 103,8 105,3
2. Sản xuất đồ uống 100,6 111,1
3. Sản xuất trang phục 106,2 87,4
4. Sản xuất da và SP liên quan 111,7 96,8
5. SX hóa chất và SP hóa chất 106,8 102,1
6. Sản phẩm từ cao su và plastic 102,0 106,0
7. SP. từ khoáng kim loại 111,6 110,9
8. Sản xuất SP điện tử 97,0 127,7
9. Sản xuất thiết bị điện 107,0 130,1
10. Sản xuất xe có động cơ 100,0 124,2
Đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm, chỉ số sản xuất công nghiệp 4
tháng năm 2021 tăng 11,7% so với cùng kỳ năm truớc, tăng hơn 2,0 điểm phần
trăm so với chỉ số sản xuất chung của ngành công nghiệp. Trong đó, ngành sản xuất
hàng điện tử tăng 27,7%; ngành cơ khí tăng 17,5%; ngành lương thực thực phẩm
và đồ uống tăng 7,4%; ngành hóa dược tăng 2,4%.

2
Đối với ngành công nghiệp truyền thống, chỉ số sản xuất công nghiệp 4
tháng năm 2021 giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành dệt tăng
17,8%; ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 3,2%; sản xuất trang
phục giảm 12,6%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành truyền thống
Đơn vị tính: %
4 Tháng 2021
Tháng 4/2021 so với tháng
so với cùng
3/2021
kỳ
II. Nhóm ngành truyền thống 107,8 95,6
1. Dệt 102,8 117,8
2. Sản xuất trang phục 106,2 87,4
3. Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 111,7 96,8
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 4 năm
2021 ước tính giảm 0,2% so với tháng 3 năm 2021 và tăng 27,1% so với cùng kỳ
năm trước. Lũy kế 4 tháng năm 2021 chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp tăng
11,9% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao
như: Sản xuất kim loại tăng 52,6%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ, tre, nứa
(trừ giường tủ, bàn, ghế) tăng 47,8%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế
tăng 37,5%; sản xuất xe có động cơ tăng 32,9%; sản xuất máy móc thiết bị chưa
biết phân vào đâu tăng 29,6%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm
quang học tăng 26,5%. Một số ngành có mức tiêu thụ giảm mạnh so với cùng kỳ:
Sản xuất trang phục giảm 9,2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 4,6%;
3
công nghiệp chế biến chế tạo khác giảm 3,7%; sản xuất da và các sản phẩm có liên
quan giảm 0,1%.

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 4 năm
2021 ước tính tăng 13,3% so cùng thời điểm năm trước, trong đó một số ngành có
chỉ số tồn kho cao hơn mức tăng chung của toàn ngành công nghiệp như: Sản xuất
máy móc thiết bị chưa biết phân vào đâu tăng 108,7%; sản xuất da và các sản phẩm
có liên quan tăng 95,3%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 55,8%; sản
xuất phương tiện vận tải khác tăng 48,7%; sản xuất thiết bị điện tăng 44,2%. Tuy
nhiên, một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so với cùng kỳ năm trước như: In, sao
chép bản ghi các loại giảm 74,9%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế
giảm 33,3%; sản xuất xe có động cơ giảm 19,7%; sản xuất sản phẩm từ khoáng
kim loại khác giảm 11,8%.
Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Chính quyền Thành phố về
phòng chống Covid-19 đã góp phần đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh trên địa bàn Thành phố 4 tháng gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực,
chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc và tăng trưởng mạnh mẽ, doanh
nghiệp có niềm tin vào Chính quyền để tiếp tục đầu tư, nắm bắt thị trường, khôi

4
phục sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim
ngạch lớn.
II. NÔNG, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
1. Trồng trọt
Vụ Đông Xuân: Diện tích gieo trồng lúa ước đạt 4.886 ha, giảm 1,2% (60,6
ha) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó huyện Củ Chi 3.867 ha, Hóc Môn 964 ha và
Bình Tân 55 ha. Cây lúa hiện nay tập trung giai đoạn trổ 80 ha, 503 ha chín và 4.303
ha đã thu hoạch. Diện tích lúa Đông Xuân đã thu hoạch 4.303 ha, giảm 7,8% so với
cùng kỳ với năng suất thu hoạch ước đạt 52 tạ/ha.
Vụ Hè thu: Diện tích lúa đã xuống giống 550 ha, giảm 6,8% so với cùng kỳ.
Thời tiết hiện nay ngày nắng nóng, đêm lạnh, một số loại nấm bệnh trên lúa sẽ có
khả năng phát triển mạnh như bệnh bạc lá, lem lép hạt, đạo ô cổ bông trên trà lúa
giai đoạn đòng - trổ.
Diện tích gieo trồng các loại cây khác nhìn chung đều tăng so với cùng kỳ.
Diện tích rau đạt 3.448,9 ha, tăng 2,1% so với cùng kỳ, diện tích hoa, cây cảnh
596,1 ha tăng 1,1% so với cùng kỳ.
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2021, diện tích nhiễm sinh vật hại là 2.372,7 ha,
giảm 24,7% so với cùng kỳ, diện tích phòng trừ là 4.980,9 lượt ha, giảm 22% so
với cùng kỳ năm trước. Sinh vật hại chủ yếu gồm có: sâu xanh, sâu ăn tạp, dòi đục
lá, bọ trĩ, rầy xám, bệnh rỉ trắng, bệnh đốm lá, bệnh vàng lá và ốc bươu vàng. Các
sinh vật hại đều có mật số và tỉ lệ bệnh ở mức nhẹ.
2. Chăn nuôi
Chăn nuôi tiếp tục duy trì ổn định do có sự quan tâm của Thành phố về công
tác kiểm soát tình hình bệnh trên gia súc và gia cầm.
Đàn trâu ước tính có 4.625 con, xấp xỉ so với cùng kỳ.
Đàn bò ước tính 133.510 con, tăng 0,01% so với cùng kỳ, trong đó đàn bò
sữa có 87.100 con (chiếm 65,23% tổng đàn bò); đàn bò sữa tiếp tục duy trì sự ổn
định và cho năng suất sữa đạt chất lượng cao.

5
Đàn lợn con hiện có 221.830 con, tăng 0,2% so với cùng kỳ. Do nhu cầu về
sản lượng thịt heo tăng, đã khuyến khích người nuôi tái đàn nên tổng đàn heo có sự
hồi phục nhẹ.
Đàn gia cầm của Thành phố ước đạt 444 ngàn con, tăng 0,1%, trong đó
81,64% là đàn gà với 362,5 ngàn con. Tổng đàn gia cầm tiếp tục duy trì, đặc biệt là
đàn gà có mức tăng ổn định nên đủ cung cấp sản lượng thịt hơi cần thiết cho nhu
cầu thị trường. Đàn gà được nuôi chủ yếu ở địa bàn Huyện Củ Chi và số ít ở Hóc
Môn, thành phố Thủ Đức.
Trong tháng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành phố tăng cường kiểm tra tình
hình dịch tễ đàn gia súc, gia cầm. Tích cực phối hợp lực lượng các đoàn liên ngành
tăng cường kiểm tra tình hình vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm
động vật trái phép, nhất là tại các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống khu vực giáp
ranh giữa các quận huyện trên địa bàn thành phố;
3. Lâm nghiệp
Tổng diện tích đất có rừng là 36.770 ha (trong đó diện tích đất rừng 32.734
ha), tỷ lệ che phủ rừng và cây lâm nghiệp 17,55% (tăng 0,1% so với cùng kỳ).
Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng: Trong tháng,
Chi cục phối hợp các đơn vị tuần tra, kiểm tra 102 lượt phòng cháy, chữa cháy rừng
(lũy kế 4 tháng kiểm tra 418 lượt).
Trong 4 tháng, Chi cục đã phối hợp với địa phương xử lý 02 vụ vi phạm khai
thác rừng trái pháp luật.
4. Thủy sản
Lũy kế 04 tháng đầu năm 2021, sản lượng thủy sản ước thực hiện 16.964,9
tấn, đạt 99,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng cá ước đạt 5.770,4
tấn; sản lượng tôm ước đạt 3.855,3 tấn; sản lượng thủy sản khác ước đạt 7.339,2
tấn.
Sản lượng thủy sản khai thác 04 tháng ước thực hiện 5.336,3 tấn, giảm 2%
so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản biển ước đạt
4.423,2 tấn, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng khai thác thủy sản nội
địa ước đạt 913,1 tấn, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước.
6
Sản lượng thủy sản nuôi trồng 04 tháng ước đạt 11.628,6 tấn, tăng 0,5% so
với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng cá ước đạt 2.565,6 tấn; sản lượng tôm
ước đạt 2.961,0 tấn; sản lượng thủy sản khác ước đạt 6.102,0 tấn.
• Tình hình thả nuôi tôm: Tại huyện Cần Giờ tính đến ngày 10/4/2021
+ Tôm sú: Hiện có 290 lượt hộ thả nuôi với 52,9 triệu con giống trên diện
tích 3.302,9 ha. So với cùng kỳ diện tích giảm 0,2%, con giống giảm 1,2%.
+ Tôm thẻ chân trắng: Có 575 lượt hộ thả nuôi với 222,7 triệu con giống trên
diện tích 446,4 ha.
Tình hình dịch bệnh trên tôm (chủ yếu bệnh đốm trắng) tại huyện Cần Giờ
đang gây thiệt hại cho hộ nuôi tôm. Trong tháng 04, có 4 hộ nuôi có tôm bị bệnh
trên diện tích 3,15 ha làm thiệt hại 1,31 triệu con giống. Tính từ đầu năm đến nay,
có 20 lượt hộ nuôi có tôm bệnh trên diện tích 8,0 ha, làm thiệt hại 4,2 triệu con
giống. Toàn bộ diện tích thiệt hại được xử lý dập bằng 1.324 kg thuốc TTCA của
nguồn quỹ phòng ngừa dịch bệnh.
III. VỐN ĐẦU TƯ
1. Đầu tư xây dựng
Vốn đầu tư từ ngân sách thành phố tháng 4 ước thực hiện 2.504 tỷ đồng.
Bốn tháng ước thực hiện 6.524 tỷ đồng, tăng 35,5% so với cùng kỳ; so kế hoạch
năm đạt 18,3%. Trong đó, cấp thành phố ước thực hiện 4.298 tỷ đồng, chiếm
65,9%, so với cùng kỳ tăng 38,2%; cấp quận huyện ước thực hiện 2.226 tỷ đồng,
chiếm 34,1%, so với cùng kỳ tăng 30,6%.
Vốn đầu tư từ ngân sách địa phương
Thực hiện So với cùng
4 tháng/2021 kỳ 2020
(tỷ đồng) (%)
Tổng vốn đầu tư 6.524 135,5
Trong đó: Vốn sửa chữa lớn 245 111,4
Cấp thành phố 4.298 138,2
Trong đó: Vốn sửa chữa lớn 223 107,7
Cấp quận huyện 2.226 130,6
Trong đó: Vốn sửa chữa lớn 22 169,2

7
Tính chung 4 tháng năm 2021, khối lượng giải ngân vốn đầu tư công có
chuyển biến tích cực tăng hơn cùng kỳ năm trước. Một số dự án đang khởi công
như dự án hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Hữu Thọ; dự án
vệ sinh môi trường (giao đoạn 2); xây dựng mới Trung tâm chuyên sâu sơ sinh
(Khối 5B) của Bệnh viện Nhi đồng 1…. Riêng dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu
Cảnh, nối Quận 1 với Quận Bình Thạnh có tổng vốn đầu tư trên 473 tỷ, dự kiến
hoàn thành trước ngày 30/4/2021. Đây là dự án chống ngập rất quan trọng, nhằm
giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông ở cửa ngõ phía Đông thành phố.
Tình hình thực hiện một số công trình trọng điểm
- Dự án tuyến đường sắt Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên: Tiếp tục thi
công lắp dây cáp điện trên toàn tuyến; đang gấp rút hoàn thiện nhà ga Ba Son vào
cuối quý 2/2021. Tính chung khối lượng toàn tuyến đến nay đạt trên 85%; dự kiến
dự án sẽ đưa vào vận hành kỹ thuật cuối năm 2021 và đưa vào khai thác thương
mại năm 2022;
- Dự án tuyến đường sắt Metro số 2: Khối lượng giải tỏa mặt bằng cơ bản
đã xong, hiện đang di dời hạ tầng kỹ thuật trên toàn tuyến. Dự kiến sẽ khởi công
vào giữa năm 2022;
- Dự án cầu Thủ Thiêm 2 nối quận 1 với quận 2: Theo dự kiến dự án sẽ
khởi công lại ngày 15/4/2021 sau nhiều tháng tạm ngưng thi công, do vướng thủ
tục pháp lý và vướng giải phóng mặt bằng, đến nay dự án vẫn chưa khởi công lại.
- Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng: Hiện đang vướng các thủ tục pháp lý
và đang tạm ngừng thi công, tính chung toàn dự án khối lượng đã đạt trên 91%.
2. Cấp giấy phép xây dựng và sửa chữa lớn nhà ở hộ dân
Tính đến cuối tháng 3, toàn thành phố đã cấp 8.027 giấy phép xây dựng và
sửa chữa lớn, với diện tích sàn 1.400,4 nghìn m2. Trong đó cấp cho xây dựng mới
7.593 giấy phép, với diện tích 1.346,8 nghìn m2 và 434 giấy phép sửa chữa lớn, với
diện tích 53,6 nghìn m2.
So với cùng kỳ, số giấy phép giảm 9,9% (-886 giấy phép) và giảm 30,1% về
diện tích (-603,3 nghìn m2).

8
3. Đăng ký thành lập doanh nghiệp
Từ ngày 01/01/2021 đến 15/04/2021, thành phố đã cấp phép 10.949 doanh
nghiệp với tổng vốn đăng ký 205.416 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số giấy phép
tăng 0,5% và vốn tăng 41,1%. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới
trong 4 tháng đầu năm đạt 18,8 tỷ đồng, tăng 40,4% so với bình quân cùng kỳ năm
trước. Trong đó, 9 ngành dịch vụ chủ yếu có số lượng giấy phép là 7.942, chiếm 72,5%
trong tổng số, tăng 2,4% so với cùng kỳ; vốn đăng ký 120.708 tỷ đồng, chiếm 58,7%,
tăng 9,2%.
Phân theo loại hình: Công ty TNHH 9.452 đơn vị, chiếm 86% trong tổng số
doanh nghiệp được cấp phép mới, giảm 0,3% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng ký đạt
115.537 tỷ đồng, tăng 64,4% so với cùng kỳ năm trước. Công ty cổ phần có 1.403
đơn vị, tăng 4,4%; vốn đăng ký 89.798 tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ. Doanh
nghiệp tư nhân có 92 đơn vị, vốn đăng ký đạt 80 tỷ đồng; số giấy phép tăng 19,5%
và số vốn tăng 86,5%.
Phân theo ngành kinh tế:
− Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: số lượng doanh nghiệp
cấp phép là 53 đơn vị, tăng 17,8%; vốn đăng ký đạt 1.296 tỷ đồng, gấp 3,7 lần so
với cùng kỳ năm trước.
− Khu vực công nghiệp, xây dựng: cấp phép 2.198 doanh nghiệp, giảm
4,5% so với cùng kỳ; vốn đăng ký đạt 76.794 tỷ đồng, gần gấp 3 lần so với cùng kỳ
năm trước. Trong đó, ngành xây dựng có 1.033 doanh nghiệp, vốn đạt 18.325 tỷ
đồng, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước; ngành công nghiệp có 1.165 đơn vị,
giảm 4,7%, số vốn đăng ký đạt 58.469 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm
trước.
− Khu vực thương mại, dịch vụ: cấp phép 8.698 doanh nghiệp, tăng 1,7%
so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 127.326 tỷ đồng, tăng 7,2%. Trong đó,
hoạt động kinh doanh bất động sản 702 đơn vị, tăng 11,6%; vốn đăng ký 40.481
tỷ đồng, chiếm 31,8% tổng vốn khu vực, giảm 36,6%. Thương nghiệp có 4.116
doanh nghiệp, tăng 2,7%; vốn đăng ký đạt 38.298 tỷ đồng, chiếm 30,1%, tăng

9
76,6%. Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ 1.201 doanh nghiệp, vốn
đăng ký 18.306 tỷ đồng; so với cùng kỳ năm trước, số giấy phép tăng 0,3%, vốn
đăng ký tăng gấp đôi cùng kỳ.
4. Tình hình cấp phép đầu tư trực tiếp nước ngoài
Từ ngày 1/1/2021 đến ngày 20/04/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Thành
phố là 1,14 tỷ USD bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua
cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 12,92% so cùng kỳ năm trước. Trong đó:
- Cấp mới có 100 dự án cấp với vốn đăng ký đạt 360,1 triệu USD. Vốn đăng
ký tập trung chủ yếu ở 2 ngành là thương nghiệp với 46 dự án, vốn đạt 225,1 triệu
USD (chiếm 62,5% vốn cấp mới) và ngành kinh doanh bất động sản với 5 dự án, vốn
đạt 125,8 triệu USD (chiếm 34,9%). Một số quốc gia có vốn đầu tư cao gồm Nhật Bản
210 triệu USD (chiếm 58,3%); Hà Lan 80,7 triệu USD (chiếm 22,4%) và Singapore là
36,3 triệu USD (chiếm 10,1%).
- Điều chỉnh vốn đầu tư có 30 lượt dự án với số vốn tăng thêm là 403 triệu
USD. Trong đó có 1 dự án đến từ nhà đầu tư Nhật Bản hoạt động ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo điều chỉnh tăng vốn là 270 triệu USD, chiếm 67% vốn điều chỉnh.
- Góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài có 547 trường hợp với
tổng vốn đạt 377,6 triệu USD.
Theo ngành hoạt động: công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với vốn đăng
ký đạt 322 triệu USD, chiếm 28,2% tổng vốn (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều
chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài). Kế đến là ngành thương
nghiệp với vốn đạt 321,2 triệu USD, chiếm 28,1%; ngành kinh doanh bất động sản
196,3 triệu USD, chiếm 17,2%; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 175,4
triệu USD, chiếm 15,4%; giáo dục và đào tạo đạt 30,3 triệu USD, chiếm 2,7%;
Theo đối tác đầu tư: trên địa bàn Thành phố đã có 55 quốc gia và vùng lãnh
thổ có dự án đầu tư. Trong đó, Nhật Bản với vốn đầu tư là 494,4 triệu USD, chiếm
43,3% trong tổng vốn cấp mới; Singapore 281,6 triệu USD, chiếm 24,7%; Hàn Quốc
97,7 triệu USD, chiếm 8,6%; Hà Lan 82,4 triệu USD, chiếm 7,2%; Trung Quốc 40,9
triệu USD, chiếm 3,6%; Anh 27,9 dự án, vốn đầu tư chiếm 2,4%; Cayman Islands
25,8 triệu USD, chiếm 2,3%.
10
IV. NỘI THƯƠNG VÀ CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
1. Nội thương
Hoạt động thương mại dịch vụ tháng 4 năm 2021 dự báo tăng so tháng trước
và so với tháng 4 năm 2020. Nếu như năm trước, tháng 4 là thời điểm cách ly toàn
xã hội tại Việt Nam, doanh thu từ các đơn vị kinh doanh sụt giảm nghiêm trọng thì
năm nay tình hình dịch trong nước vẫn đang được kiểm soát tốt. Trong tháng là dịp
nghỉ lễ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Ngày
Quốc tế lao động 1/5, do đó, nhiều chương trình khuyến mãi được triển khai trên cả
kênh mua bán trực tuyến và truyền thống nhằm kích cầu tiêu dùng, đồng thời đáp
ứng nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao vào dịp nghỉ lễ kéo dài.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 4 dự ước đạt
90.153 tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 22,3% so với tháng cùng
kỳ năm trước. Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 4 ước đạt 50.530 tỷ đồng, tăng
1,8% so với tháng trước và tăng 11,9% so với tháng cùng kỳ năm trước. Doanh thu
dịch vụ ăn uống, lưu trú tháng 4 ước đạt 6.400 tỷ đồng, tăng 4,6% so với tháng
trước và gấp 3 lần so với tháng cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ lữ hành đạt
514 tỷ đồng, tăng 3,2% so với tháng trước, trong khi đó vào thời điểm tháng 4 năm
2020 không phát sinh doanh thu. Doanh thu dịch vụ khác là 32.709 tỷ đồng, tăng
0,8% so với tháng trước và tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ ước đạt 366.234 tỷ đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.
 Chia theo loại hình kinh tế: kinh tế nhà nước 4 tháng ước đạt 21.685 tỷ
đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế ngoài nhà nước đạt 281.585 tỷ
đồng, tăng 6,2%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 62.964 tỷ đồng, tăng
15,8%.
Chia theo ngành kinh tế:
− Thương nghiệp có doanh thu 4 tháng ước đạt 204.491 tỷ đồng, tăng 9% so
với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ nhóm hàng lương thực, thực phẩm ước đạt 34.768
tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; Nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia

11
đình đạt 29.095 tỷ đồng, tăng 9%; hàng may mặc đạt 14.404 tỷ đồng, tăng 9%; xăng
dầu các loại đạt 19.448 tỷ đồng, tăng 13,4%.
− Dịch vụ lưu trú và ăn uống có doanh thu ước đạt 26.764 tỷ đồng, tăng 26,3%
so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu từ dịch vụ lưu trú ước đạt 2.643 tỷ đồng,
tăng 21,5%; doanh thu từ dịch vụ ăn uống ước là 24.121 tỷ đồng, tăng 26,9%.
− Du lịch, lữ hành có doanh thu 4 tháng ước đạt 2.213 tỷ đồng, giảm 47% so
với cùng kỳ năm trước.
− Dịch vụ khác có doanh thu ước đạt 132.766 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ.
Trong đó, doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 63,4%, ước đạt
84.166 tỷ đồng, tăng 3,7%.
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng 4 năm năm 2021
Ước thực hiện 4 tháng % so sánh 4 tháng
(tỷ đồng) so với cùng kỳ
Kinh tế Kinh tế có Kinh tế Kinh tế có
Tổng Tổng
trong vốn đầu tư trong vốn đầu tư
số số
nước nước ngoài nước nước ngoài
Tổng mức 366.234 303.270 62.964 107,9 106,4 115,8
Trong đó:
Thương nghiệp 204.491 189.459 15.032 109,0 109,0 108,7
Khách sạn 2.643 1.862 781 121,5 141,9 90,5
Nhà hàng 24.121 21.635 2.487 126,9 125,8 137,1
Du lịch 2.213 2.132 81 53,0 53,4 44,5
2. Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 năm 2021 tăng 0,001% so với tháng trước.
Trong đó có 4/11 nhóm hàng giảm so với cùng kỳ năm trước bao gồm hàng ăn và
dịch vụ ăn uống giảm 0,02%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây
dựng giảm 0,29%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,07%; nhóm văn hóa, giải trí
và du lịch giảm 0,07%. Các nhóm còn lại nhìn chung tăng so với tháng trước, trong
đó cao nhất là nhóm giao thông tăng 0,99%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,37%.
Nhóm không biến động là nhóm thuốc và dịch vụ y tế.

12
Diễn biến giá cụ thể một số nhóm ngành hàng so với tháng trước:
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống: chỉ số giá của nhóm này giảm so với
tháng trước (-0,02%). Trong đó, lương thực tăng 0,04%, tập trung ở mặt hàng gạo
(+0.12%). Nhóm thực phẩm giảm (-0,20%) so tháng trước, trong đó giảm cao nhất
là thịt lợn (-1,45%).
Nhóm đồ uống và thuốc lá: tăng 0,37% so với tháng trước, cụ thể ở các
nhóm mặt hàng: nước khoáng và nước có ga (+0,99%); rượu bia (-0,55%), rượu bia
tăng 0,05%.
Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép: tăng 0,06% so với tháng trước. Trong
đó, quần áo may sẵn tăng 0,01%; dịch vụ may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,03%.
Riêng nhóm dịch vụ giầy, dép tăng 0,21% do điều chỉnh giá đầu vào.
Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng: giảm 0,29% so tháng
trước, giá điện sinh hoạt giảm 0,08%, giá nước sinh hoạt giảm 3,36%, gas và các
loại chất đốt giảm 4,87% do ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá xăng dầu. Giá gas
giảm 5,09%; giá dầu hỏa giảm 0,30%.
Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình: tăng 0,14% so với tháng trước do hết
các chương trình khuyến mãi và điều chỉnh giá bán đối với các mặt hàng cũ.
Nhóm giao thông: tăng 0,99% so tháng trước, cụ thể, phương tiện đi lại tăng
0,23%, nhóm nhiên liệu tăng 1,94% chủ yếu do tác động của ba lần điều chỉnh giá
xăng dầu vào ngày 27/3/2021, ngày 12/4/2021 và ngày 27/4/2021. Theo đó, giá
xăng tăng 2,20%, dầu diezel tăng 0,25% so tháng trước.
Chỉ số giá tiêu dùng, giá vàng và tỷ giá USD
Đơn vị tính: %
Tháng 4 so với tháng Chỉ số giá bình quân
cùng kỳ năm trước so năm trước
Năm Năm Năm Năm
2020 2021 2020 2021
1. Chỉ số giá tiêu dùng 102,33 103,10 104,36 101,40
Trong đó: Lương thực 103,55 102,18 102,04 103,69
Thực phẩm 108,81 101,74 107,86 102,42
2. Chỉ số giá vàng 131,24 115,26 124,02 123,15
3. Chỉ số giá USD 101,53 98,40 100,75 98,92

13
CPI tháng 04 năm 2021 tăng 0,93% so với tháng 12 năm 2020 và tăng
3,10% so với cùng kỳ năm trước, bình quân 04 tháng năm 2021 tăng 1,4% so với
bình quân năm 2020.
Chỉ số giá vàng tháng 04 năm 2021 giảm 1,11% so với tháng trước; tăng
0,11% so tháng 12 năm 2020 và tăng 15,26% so với cùng kỳ năm trước; bình quân
04 tháng năm 2021 tăng 23,15% so với năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 04
năm 2021 tăng 0,24% so với tháng trước; tăng 0,32% so với tháng 12 năm 2020 và
giảm 1,60% so với cùng kỳ năm trước; bình quân năm 2021 giảm 1,08% so với
cùng kỳ.
V. XUẤT - NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
Đại dịch Covid-19 vẫn tác động rất lớn đối với tất cả các nước trên thế giới,
đặc biệt tại Châu Âu tốc độ lây nhiễm đang ở mức báo động và một số quốc gia đã
đóng cửa biên giới. Mặc dù vậy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Thành phố vẫn
đạt được mức tăng trưởng dương. Trong 04 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch
xuất, nhập khẩu hàng hóa của Thành phố tăng 21,3% so với cùng kỳ năm trước,
trong đó xuất khẩu tăng 13,9% và nhập khẩu tăng 27,7%. Khu vực vốn đầu tư
nước ngoài được xem là động lực chính trong tăng trưởng xuất, nhập khẩu của
Thành phố với kim ngạch xuất khẩu tăng 20,5% và nhập khẩu tăng 11,7% so với
cùng kỳ.
1. Xuất khẩu hàng hóa
Ước tính tháng 04 năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của
doanh nghiệp Thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước đạt 3.994,3 triệu USD, giảm
11,3% so tháng trước.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp Thành phố xuất qua
cảng Thành phố (gồm cả dầu thô) trong tháng 04 năm 2021 đạt 3.911,1 triệu USD,
chiếm 97,9% tổng giá trị xuất khẩu của Thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước và
giảm 1,5% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt 67,2 triệu
USD, tăng 15,2%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 1.128,2 triệu USD, tăng
4,9%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.715,7 triệu USD, giảm 4,3%.

14
Tính chung 04 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của
doanh nghiệp Thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước đạt 15.470,5 triệu USD,
tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước; riêng xuất khẩu không tính dầu thô đạt
15.320,6 triệu USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Thành phố xuất
qua cảng Thành phố (gồm cả dầu thô) trong 04 tháng đầu năm 2021 đạt 14.204,7
triệu USD, chiếm 91,8% tổng giá trị xuất khẩu của Thành phố tại các cửa khẩu trên
cả nước và tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế nhà
nước đạt 338,8 triệu USD, giảm 58,7%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt
3.908,7 triệu USD, tăng 11,4%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt
9.957,2 triệu USD, tăng 20,5%.

Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu qua cảng Thành phố trong 04 tháng đầu năm
2021 của doanh nghiệp Thành phố (loại trừ dầu thô) gồm:
- Nhóm hàng nông sản có giá trị xuất khẩu đạt 1.087,5 triệu USD, giảm 14,9%
và chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó:
+ Cao su có sản lượng xuất khẩu đạt 93,2 ngàn tấn với giá trị đạt 181,8 triệu
USD, tăng 105,6% so với cùng kỳ năm 2020;

15
+ Gạo có sản lượng xuất khẩu đạt 558,8 ngàn tấn với giá trị đạt 303,1 triệu
USD, giảm 17,3% so với cùng kỳ;
+ Cà phê có sản lượng xuất khẩu đạt 90,4 ngàn tấn với giá trị đạt 147,2 triệu
USD, giảm 28,7%;
+ Hạt tiêu có sản lượng xuất khẩu đạt 22,7 ngàn tấn với giá trị đạt 69,0 triệu
USD, giảm 11,6%.
- Nhóm hàng lâm sản có giá trị xuất khẩu đạt 230,8 triệu USD, tăng 36,0% so
với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 1,6%;
- Nhóm hàng thủy hải sản có giá trị xuất khẩu đạt 223,2 triệu USD, giảm
22,8% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 1,6%;
- Nhóm hàng công nghiệp có giá trị xuất khẩu đạt 8.712,1 triệu USD, giảm
6,8% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 62,0%, trong đó:
+ Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có giá trị xuất khẩu đạt 5.317,1
triệu USD, tăng 0,2%.
+ Dệt, may có giá trị xuất khẩu đạt 964,9 triệu USD, giảm 32,5% so với cùng
kỳ năm 2020
+ Giày dép có giá trị xuất khẩu đạt 661,2 triệu USD, giảm 13,8% so với cùng
kỳ
+ Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác có giá trị xuất khẩu đạt 689,4
triệu USD, tăng 1,6%.
- Nhóm hàng hóa khác có giá trị xuất khẩu đạt 3.801,2 triệu USD, tăng
311,2% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 27,0%
Riêng mặt hàng dầu thô, sản lượng xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt
347,9 ngàn tấn với giá trị đạt 149,9 triệu USD, giảm 74,4% so với cùng kỳ.

16
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu
lớn nhất của các doanh nghiệp Thành phố với kim ngạch xuất khẩu trong 04 tháng
đầu năm 2021 đạt 3.525,2 triệu USD, tăng 11,0% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm
24,8% tỷ trọng xuất khẩu.
Thứ hai, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 2.195,1 triệu USD, tăng 4,9%
so với cùng kỳ, chiếm 15,5% tỷ trọng xuất khẩu.
Thứ ba, xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông đạt 1.517,2 triệu USD, tăng
105,0% so với cùng kỳ, chiếm 10,7% tỷ trọng xuất khẩu.
Thứ tư, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 889,9 triệu USD, giảm 13,3%
so với cùng kỳ, chiếm 6,3% tỷ trọng xuất khẩu.
Thứ năm, xuất khẩu sang thị trường EU đạt 1.863,4 triệu USD, tăng 22,1 % so
với cùng kỳ, chiếm 13,1% tỷ trọng xuất khẩu.

17
Kim ngạch xuất, nhập khẩu Thành phố sang các thị trường FTA 4 tháng năm 2021

Xuất khẩu Nhập khẩu


Tỷ Tỷ
Trị giá So sánh với Trị giá So sánh với
trọng trọng
(triệu USD) cùng kỳ (%) (triệu USD) cùng kỳ (%)
(%) (%)
Tổng số 14.204,7 100,0 112,8 16.385,4 100,0 120,6
Trong đó các FTA Việt Nam đã tham gia
1. AFTA (ASEAN) 1.403,3 9,9 114,1 3.868,9 23,6 81,7
2. ACFTA (ASEAN, Trung Quốc) 4.928,5 34,7 111,8 10.043,0 61,3 120,5
3. AKFTA (ASEAN, Hàn Quốc) 2.109,7 14,9 115,3 5.000,3 30,5 88,6
4. ẠJCEP (ASEAN, Nhật) 2.293,1 16,1 101,6 4.704,6 28,7 86,6
5. AIFTA (ASEAN, Ấn Độ) 1.575,8 11,1 112,8 4.267,6 26,0 84,4
6. AHKFTA (ASEAN, Hồng Kông) 2.920,4 20,6 148,2 4.327,9 26,4 83,1
7. AANZFTA ( ASEAN, Úc, New Zealand) 1.709,9 12,0 108,7 4.111,3 25,1 83,5
8. VJEPA (Việt Nam, Nhật) 889,9 6,3 86,7 835,7 5,1 119,9
9. VKFTA ( Việt Nam, Hàn Quốc) 706,4 5,0 117,8 1.131,4 6,9 124,0
10. VCFTA (Việt Nam, Chilê) 29,6 0,2 127,4 28,1 0,2 114,5
11. VN-EAEU FTA 191,4 1,3 145,4 127,1 0,8 315,2
12. CPTPP 2.067,2 14,6 103,3 3.424,3 20,9 78,7
13. EVFTA 1.863,4 13,1 122,1 1.060,6 6,5 123,8

2. Nhập khẩu hàng hóa


Ước tính tháng 04 năm 2021, tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp
Thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước đạt 5.265,6 triệu USD và giảm 6,6% so
với tháng trước.
Tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cảng Thành
phố đạt 4.148,6 triệu USD, chiếm 78,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh
nghiệp thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước và giảm 6,4% so với tháng trước;
trong đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 101,7 triệu USD, giảm 6,1%; khu vực kinh
tế ngoài nhà nước đạt 1.955,6 triệu USD, giảm 4,6%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài đạt 2.091,3 triệu USD, giảm 8,0%.
Lũy kế 04 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của
doanh nghiệp Thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước đạt 19.950,6 triệu USD,
tăng 27,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cảng Thành
phố đạt 16.385,4 triệu USD, chiếm 82,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh
nghiệp thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước và tăng 20,6% so với cùng kỳ năm
trước; trong đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 352,4 triệu USD, giảm 2,7%; khu vực

18
kinh tế ngoài nhà nước đạt 7.746,9 triệu USD, tăng 33,4%; khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài đạt 8.286,1 triệu USD, tăng 17,0%.
Cơ cấu nhóm hàng hóa nhập khẩu qua cảng Thành phố trong 04 tháng đầu
năm 2021 gồm:
- Nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu đạt 5.650,4 triệu USD, tăng 24,7% so với
cùng kỳ năm 2020, chiếm tỷ trọng 34,5%;
- Nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng đạt 8.432,0 triệu USD, tăng 16,4%,
chiếm tỷ trọng 51,5%;
- Nhóm hàng tiêu dùng đạt 610,4 triệu USD, tăng 11,6%, chiếm tỷ trọng
3,7%;
- Nhóm hàng hóa khác đạt 1.691,7 triệu USD, tăng 33,6% và chiếm 10,3% tỷ
trọng nhập khẩu.
Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của doanh nghiệp Thành phố qua
cảng Thành phố trong 04 tháng đầu năm 2021 gồm:
- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có trị giá nhập khẩu đạt 5.739,3
triệu USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 35,0% tỷ trọng nhập khẩu;
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác có trị giá nhập khẩu đạt 1.560,0
triệu USD, tăng 1,5%, chiếm tỷ trọng 9,5%;
- Vải các loại có trị giá nhập khẩu đạt 556,6 triệu USD, giảm 0,6%, chiếm tỷ
trọng 3,4%;
- Chất dẻo nguyên liệu có giá trị nhập khẩu đạt 804,8 triệu USD, tăng 45,9%,
chiếm tỷ trọng 4,9%;
- Sắt thép có trị giá nhập khẩu đạt 622,4 triệu USD, tăng 39,3% chiếm tỷ trọng
3,8%.
VI. VẬN TẢI
Tổng doanh thu vận tải hàng hóa, hành khách, bốc xếp và dịch vụ đại lý
vận tải tháng 4 ước đạt 20.993 tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 27,5%
so tháng cùng kỳ. Bốn tháng ước đạt 84.696 tỷ đồng, tăng 13,1% so với cùng kỳ.
Trong đó: Vận tải hàng hóa 22.335 tỷ đồng, tăng 23,6%; vận tải hành khách 4.109 tỷ
đồng, giảm 18,6%.
19
Doanh thu vận chuyển hàng hóa và hành khách 4 tháng đầu năm
Doanh thu 4 tháng So sánh với cùng kỳ
(tỷ đồng) năm 2020 (%)
Hàng hóa Hành khách Hàng hóa Hành khách
Tổng số 22.335 4.109 123,6 81,4
*Phân theo khu vực kinh tế
Kinh tế nhà nước 3.460 208 114,2 51,6
Kinh tế ngoài nhà nước 17.032 3.204 129,8 90,7
Kinh tế có vốn nước ngoài 1.843 697 95,7 63,1
*Phân theo phương tiện vận tải
Trong đó: Đường bộ 15.827 3.213 124,4 93,6
Đường sắt 134 191 138,9 51,8
Đường sông 1.603 125 165,2 141,0
Đường biển 4.756 6 106,8 4,6
Đường hàng không 15 574 45,6 56,3
* Vận tải hàng hóa: Doanh thu 4 tháng đầu năm ước đạt 22.335 tỷ đồng,
tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm 15,5%,
tăng 14,2% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 76,2%, tăng
29,8%; khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 8,3%, giảm 4,3%.
Trong đó: Vận tải đường bộ chiếm 70,9%, tăng 24,4%; vận tải đường biển
chiếm 21,3%, tăng 6,8% so với cùng kỳ; vận tải đường sông chiếm 7,2%, tăng
65,2%.
* Vận tải hành khách: Doanh thu 4 tháng đầu năm ước đạt 4.109 tỷ đồng,
giảm 18,6% so với cùng kỳ. Kinh tế ngoài nhà nước chiếm chủ yếu 78%, giảm
9,3% so với cùng kỳ; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 16,9%, giảm 36,9%
so với cùng kỳ.
Trong đó: Vận tải đường bộ chiếm 78,2%, giảm 6,4% so với cùng kỳ, đường
hàng không chiếm 14%, giảm 43,7% so với cùng kỳ.
2. Sản lượng vận tải hàng hóa và hành khách:
a. Sản lượng vận tải hàng hóa: tháng 4 ước đạt 30.172 ngàn tấn, so với
tháng trước tăng 7,2%. Bốn tháng đầu năm ước đạt 111.909 ngàn tấn, so với cùng
kỳ tăng 24,8%. Khu vực nhà nước chiếm 10%, tăng 21,7%; khu vực kinh tế ngoài

20
nhà nước chiếm 68,6%, tăng 37,3% và khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 21,4%,
giảm 2,8% so với cùng kỳ.
Trong đó: Vận tải đường bộ chiếm 68,7%, tăng 20,4% so với cùng kỳ; vận
tải đường sông chiếm 18,9%, tăng 58,8% so với cùng kỳ; vận tải đường biển chiếm
11,9%, tăng 10,3%.
b. Sản lượng vận tải hành khách: tháng 4 ước đạt 47.171 ngàn hành khách,
so với tháng trước tăng 9%. Bốn tháng ước đạt 173.011 ngàn hành khách, so với
cùng kỳ giảm 7,9%. Khu vực nhà nước chiếm 1,4%, giảm 50%; khu vực ngoài nhà
nước chiếm 95,8%, giảm 7,6% và khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 2,8%, tăng
23,6%.
Trong đó: Vận tải đường bộ chiếm 92,5%, giảm 10%; vận tải đường sông
chiếm 6,8%, tăng 40,6%.
VII. TÀI CHÍNH
1. Thu chi ngân sách
Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa thành phố trong 04 tháng
đầu năm 2021 ước đạt 140.293 tỷ đồng, đạt 39,4% dự toán và tăng 15,8% so với
cùng kỳ năm 2020. Trong đó:
- Thu nội địa ước đạt 101.493 tỷ đồng, đạt 40,9% dự toán, chiếm 72,3% tổng
thu ngân sách và tăng 14,5% so với cùng kỳ. Trong đó: Thu từ doanh nghiệp nhà nước
ước đạt 8.402 tỷ đồng, đạt 31,1% dự toán, chiếm 6% tổng thu ngân sách và tăng 6,1%
so với cùng kỳ; Thu từ khu vực ngoài nhà nước ước đạt 31.155 tỷ đồng, đạt 46% dự
toán, chiếm 22% tổng thu ngân sách và tăng 41,8% so với cùng kỳ; Thu từ khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 24.505 tỷ đồng, đạt 46% dự toán, chiếm 17,5% tổng
thu và tăng 6,9% so với cùng kỳ; Thu dầu thô ước đạt 4.515 tỷ đồng, đạt 52,8% dự
toán, chiếm 3,2% tổng thu ngân sách và giảm 14,1% so với cùng kỳ;
- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 38.800 tỷ đồng, đạt 35,9% dự toán,
chiếm 27,7% tổng thu ngân sách và tăng 19,4% so với cùng kỳ.
Thu cân đối ngân sách địa phương 04 tháng đầu năm 2021, ước đạt 28.452
tỷ đồng, đạt 34,6% dự toán, chiếm 20,3% tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn
và tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2020.
21
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố 4 tháng năm 2021
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Kỳ báo Cơ cấu
Số liệu Số liệu cáo so với Cơ cấu cùng
kỳ báo cùng kỳ cùng kỳ kỳ báo kỳ năm
cáo năm trước năm trước cáo (%) trước
(%) (%)
A 1 2 3 4 5
Tổng thu cân đối NSNN (I+II) 140.293 121.168 115,8 100,0 100,0
I. Thu nội địa 101.493 88.665 114,5 72,3 73,2
Trong đó:
- Doanh nghiệp nhà nước 8.402 7.921 106,1 6,0 6,5
- Khu vực ngoài nhà nước 31.155 21.973 141,8 22,2 18,1
- Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài 24.505 22.926 106,9 17,5 18,9
- Thuế thu nhập cá nhân 18.217 17.759 102,6 13,0 14,7
- Thu phí, lệ phí 3.838 3.405 112,7 2,7 2,8
Trong đó: Lệ phí trước bạ 1.758 1.774 99,1 1,3 1,5
- Các khoản thu về nhà, đất 4.390 2.516 174,5 3,1 2,1
- Thu từ dầu thô 4.515 5.256 85,9 3,2 4,3
II. Thu hoạt động xuất nhập
khẩu 38.800 32.503 119,4 27,7 26,8
Tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) 04 tháng đầu năm 2021 ước
thực hiện 19.165,9 tỷ đồng, đạt 19,8% dự toán và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó:
- Chi cho đầu tư phát triển ước thực hiện 5.811 tỷ đồng, đạt 15,2% dự toán,
chiếm 30,3% tổng chi ngân sách địa phương và tăng 15,2% so với cùng kỳ;
- Chi thường xuyên ước thực hiện 11.591,8 tỷ đồng, đạt 24,2% dự toán,
chiếm 60,5% tổng chi ngân sách địa phương và tăng 2,9% so với cùng kỳ. Trong đó:
Chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề ước thực hiện là 3.452 tỷ đồng,
chiếm 20,1% dự toán và tăng 4,3% so với cùng kỳ; chi cho sự nghiệp y tế ước thực
hiện 558,4 tỷ đồng, chiếm 18% dự toán và giảm 2% so với cùng kỳ; Chi khoa học và
công nghệ ước thực hiện 540,5 tỷ đồng, chiếm 52,6% dự toán và giảm 0,4% so với
cùng kỳ.

22
Chi ngân sách địa phương 04 tháng đầu năm 2021
Năm 2021 % thực hiện
(Tỷ đồng) 04 tháng 2021 so với
Ước TH Dự toán Cùng kỳ
Dự toán
04 tháng năm 2021 năm 2020
A 1 2 3 4
TỔNG CHI (trừ tạm ứng) 97.002 19.166 19,8 105,3
Trong đó:
1. Chi đầu tư phát triển 38.289 5.811 15,2 115,2
2. Chi thường xuyên 47.925 11.592 24,2 102,9
Trong đó:
- Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề 17.172 3.452 20,1 104,3
- Chi y tế, dân số và gia đình 3.094 558 18,0 98,0
- Chi khoa học và công nghệ 1.027 541 52,6 99,6
2. Ngân hàng
Lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố có dấu
hiệu tăng nhẹ đã tác động đến nguồn vốn huy động. Tính đến đầu tháng 4/2021,
tổng vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn Thành phố đạt
2.915,29 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 14,8% so với cùng
kỳ năm 2020. Trong đó,
- Vốn huy động của khối ngân hàng nhà nước đạt 833,53 nghìn tỷ đồng,
chiếm 28,6% tổng vốn huy động, tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 10,9% so
với cùng kỳ;
- Vốn huy động của khối ngân hàng thương mại cổ phần đạt 1.545,19 nghìn
tỷ đồng, chiếm 53% tổng vốn huy động, tăng 0,6% so với tháng trước và tăng
17,8% so với cùng kỳ;
- Vốn huy động của khối ngân hàng nước ngoài, liên doanh đạt 536,57
nghìn tỷ đồng, chiếm 18,4% tổng vốn huy động, giảm 1,8% so với tháng trước và
tăng 12,5% so với cùng kỳ.
Tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng phân theo loại
tiền, trong đó vốn huy động bằng VNĐ đạt 2.582,68 nghìn tỷ đồng, chiếm 88,6%
tổng vốn huy động, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 16,5% so với cùng kỳ
2020; Vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 332,61 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4% tổng
vốn huy động, giảm 4,6% so tháng trước và tăng 3,2% so với cùng kỳ.

23
Tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn Thành phố
tính đến 01/4/2021 đạt 2.595,08 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% so với tháng trước và
tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2020. Nhu cầu vốn được dự báo sẽ còn tăng trong
thời gian tới do hoạt động sản xuất kinh doanh đang trên đà phục hồi. Trong đó,
- Dư nợ tín dụng của khối ngân hàng nhà nước đạt 768,92 nghìn tỷ, chiếm
29,6% tổng dư nợ toàn hệ thống, tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 10,3% so
với cùng kỳ;
- Dư nợ tín dụng của khối ngân hàng cổ phần đạt 1.410,1 nghìn tỷ đồng,
chiếm 54,3% tổng dư nợ toàn hệ thống, tăng 1,8% so với tháng trước và tăng
14,5% so với cùng kỳ;
- Dư nợ tín dụng của khối ngân hàng nước ngoài, liên doanh đạt 416,06
nghìn tỷ đồng, chiếm 16,1% tổng dư nợ toàn hệ thống, tăng 1,4% so với tháng
trước và tăng 3,6% so với cùng kỳ.
Tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng phân theo loại tiền,
trong đó dư nợ tín dụng bằng VND đạt 2.418,73 nghìn tỷ đồng, chiếm 93,2% tổng
dư nợ toàn hệ thống, tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 11,9% so với cùng kỳ
năm 2020; Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 176,36 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,8%,
tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 4,6% so với cùng kỳ.

24
Tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng phân theo thời hạn cho
vay, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 1.203,37 nghìn tỷ đồng, chiếm 46,4% tổng dư nợ
tín dụng, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2020. Dư
nợ trung hạn, dài hạn đạt 1.391,72 nghìn tỷ đồng, chiếm 53,6% tổng dư nợ, tăng
1,2% so với tháng trước và tăng 15,4% so với cùng kỳ.
3. Thị trường chứng khoán
Tính đến ngày 31/3/2021, số lượng mã chứng khoán được phép giao dịch khớp
lệnh trên sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là 509 mã chứng khoán bao
gồm: 329 mã cổ phiếu, 10 mã chứng chỉ quỹ, 169 mã chứng quyền và 1 mã trái phiếu.
So với tháng trước số lượng mã chứng khoán giao dịch khớp lệnh đã giảm 1 mã cổ
phiếu và 14 mã chứng quyền.
Trong tháng 3/2021, trình trạng nghẽn lệnh giao dịch tại Sở giao dịch chứng
khoáng Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vẫn chưa được khắc phục triệt để. Trong
tháng chưa ghi nhận mã chứng khoán mới có phát sinh giao dịch đầu tiên, tuy nhiên có
25 mã chứng quyền hủy niêm yết.
Tháng 3 năm 2021, ghi nhận có 23 phiên giao dịch được thực hiện với tổng khối
lượng đạt 15.404,55 triệu chứng khoán, tăng 73,7% so với tháng trước và tổng giá trị
giao dịch đạt 363.526,89 tỷ đồng, tăng 69,5% so với tháng trước. Trong đó, giao dịch
khớp lệnh chiếm 91,7% tổng khối lượng và chiếm 87,8% tổng giá trị giao dịch trên thị
trường. Trung bình mỗi phiên có 669,8 triệu chứng khoán với giá trị 15.805,5 tỷ đồng
được giao dịch. So với tháng trước, khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên đã tăng
13,3% và tăng 10,5% giá trị.
Lũy kế 3 tháng đầu năm 2021, tổng khối lượng giao dịch đã đạt 39.999,32 triệu
chứng khoán với tổng giá trị giao dịch đạt 923.801,82 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch
khớp lệnh chiếm 92,7% tổng khối lượng và chiếm 89,3% tổng giá trị giao dịch trên thị
trường. Trung bình mỗi phiên có 689,6 triệu chứng khoán với giá trị 15.927,6 tỷ đồng
được giao dịch. So với cùng kỳ năm trước, tổng khối lượng giao dịch đã tăng gấp 3,01
lần và gấp 3,84 lần về tổng giá trị giao dịch.

25
Kết quả giao dịch từng loại chứng khoán như sau:

Quy mô giao dịch chứng khoán trên Sàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE)
Kết quả giao dịch % so sánh
Tháng 03/2021 Lũy kế 03
Tháng Lũy kế
so tháng 2021 so
03/2021 03 tháng 2021
tháng 02/2021 cùng kỳ
A. Tổng khối lượng giao dịch (Triệu CK) 15.404,55 39.999,32 173,7 301,6
1. Chia theo loại chứng khoán:
- Cổ phiếu 13.055,49 35.270,62 175,8 278,8
- Trái phiếu 29,44 75,07 141,7 77,6
- Chứng chỉ quỹ & ETF 137,34 579,14 79,2 289,6
- Chứng quyền 2.182,28 4.074,49 175,3 1.282,3
2. Chia theo hình thức giao dịch:
- Giao dịch khớp lệnh 14.119,84 37.069,96 171,9 343,0
- Giao dịch thoả thuận 1.284,71 2.929,36 197,1 119,3
B. Tổng giá trị giao dịch (Tỷ đồng) 363.526,89 923.801,82 169,5 384,2
1. Chia theo loại chứng khoán:
- Cổ phiếu 292.871,27 801.500,07 169,6 352,0
- Trái phiếu 2.371,72 6.577,82 145,2 66,1
- Chứng chỉ quỹ & ETF 2.677,18 10.660,55 85,8 424,0
- Chứng quyền 65.606,72 105.063,38 177,1 33.453,3
2. Chia theo hình thức giao dịch:
- Giao dịch khớp lệnh 319.075,27 824.686,34 164,4 474,5
- Giao dịch thoả thuận 44.451,62 99.115,48 217,1 148,7

Chỉ số VN-index trong tháng 3 năm 2021 ghi nhận những diễn biến tích cực khi
VN-Index vươn lên mạnh mẽ và vượt móc 1.200 điểm và sau đó đã trải qua những
phiên giằng co. Trong 23 phiên giao dịch chứng khoán được thực hiện trong tháng
3/2021 thì có 14 phiên tăng điểm và 9 phiên giảm điểm. Cụ thể: đầu tháng 3 năm 2021
VN-index đạt 1.186,17 điểm, các phiên giao dịch tiếp theo có xu hướng giảm và sau đó
phục hồi vươn lên lập đỉnh vào ngày 18/3 với 1.200,94 điểm, tăng 1,3% so với đầu
tháng 3/2021 (tương đương tăng 14,77 điểm); kết thúc phiên giao dịch cuối cùng trong
tháng VN-index đã giảm còn 1.191,44 điểm, giảm 0,8% so với đỉnh ngày 18/3 (tương
đương giảm 9,50 điểm).
Tính từ đầu năm đến cuối tháng 3/2021, VN-Index lập đỉnh vào ngày
18/3/2021 với 1.200,94 điểm, tăng 8,8% (tương ứng tăng 97,07 điểm) so thời điểm cuối
năm 2020 khi đó giá trị vốn hóa thị trường đạt 4.489.366 tỷ đồng, tương đương 3,3 lần
quy mô GRDP thành phố năm 2020. VN-Index đạt giá trị thấp nhất vào ngày
28/01/2021 với 1.023,94 điểm, giảm 7,2% (tương ứng giảm 79,93 điểm) so thời điểm
cuối năm 2020.

26
Tính đến ngày 15/4/2021, số lượng mã chứng khoán được phép giao dịch khớp
lệnh trên sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là 494 mã chứng khoán, trong
đó có 326 mã cổ phiếu, 10 mã chứng chỉ, 157 mã chứng quyền và 1 mã trái phiếu. Chỉ
số VN-index đã xác lập đỉnh mới vào ngày 14/4/2021 với 1.255,87 điểm, tăng 13,8%
(tương ứng tăng 113,77 điểm) so thời điểm cuối năm 2020 và vốn hóa thị trường đạt
4.700.634 tỷ đồng, tương đương 3,43 lần quy mô GRDP Thành phố năm 2020.
VIII. HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA XÃ HỘI
1. Tình hình trật tự an toàn xã hội (từ ngày 16/03/2021 đến ngày
16/04/2021)
• Vi phạm kinh tế: trong tháng, đã phát hiện và xử lý 58 vụ với 61 đối
tượng vi phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu; trị giá hàng hóa tạm giữ khoảng 14,8
tỷ đồng.
• Phạm pháp hình sự: trong tháng, ghi nhận xảy ra 382 vụ phạm pháp
hình sự, tăng 16,8% (+55 vụ) so với cùng kỳ năm 2020. Gồm các dự án: 13 vụ giết
người, 07 vụ cướp tài sản, 02 vụ hiếp dâm, 03 vụ cưỡng đoạt tài sản, 31 vụ cố ý
gây thương tích, 02 vụ bắt giữ người trái pháp luật, 03 vụ chống người thi hành
công vụ, 53 vụ cướp giật tài sản (53 vụ sử dụng phương tiện), 203 vụ trộm tài sản

27
(có 117 vụ trộm xe máy), 20 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 28 vụ cờ bạc, 02 vụ mại
dâm và 15 loại án khác.
• Tình hình hoạt động phòng, chống tội phạm ma túy: đã triệt phá 122
vụ với 227 đối tượng có hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển và tổ chức sử dụng
trái phép chất ma túy. Khởi tố 103 vụ với 125 bị can và xử lý hành chính 19 vụ với
102 đối tượng. Tang vật thu giữ gồm 18,827 kilogram Hêrôin; 30,748 kilogram ma
túy tổng hợp; 23,971 kilogram cần sa; 98,13 gram chất phức tạp; 312 lọ nước vui;
04 khẩu súng, 02 quả lựu đạn, 51 viên đạn và nhiều tang vật khác có liên quan.
• Trật tự an toàn giao thông (TTATGT): kịp thời phát hiện và giải tán
ngay từ đầu 08 vụ, 325 đối tượng tụ tập chạy xe thành đoàn gây rối trật tự công
cộng tại một số tuyến đường, vùng ven thành phố (đường Mai Chí Thọ, Quốc lộ 1,
Xa lộ Hà Nội – TP. Thủ Đức, Võ Văn Kiệt – Quận 1, Nguyễn Văn Linh – Quận 7,
Phạm Văn Đồng – Quận Bình Thạnh), đã xử lý được 24 trường hợp (lỗi lưu thông
thành đoàn). Lập biên bản xử lý 436.430 trường hợp vi phạm giao thông đường bộ
(trong đó có 6.321 trường hợp vi phạm nồng độ cồn), tạm giữ 8.700 phương tiện
các loại; kiểm tra phát hiện xử lý 1.470 trường hợp vi phạm giao thông đường thủy
với tổng số tiền phạt nộp ngân sách Nhà nước hơn 37,71 tỷ đồng.
Tai nạn giao thông đường bộ: Trong tháng đã xảy ra 67 vụ tai nạn giao thông
đường bộ từ ít nghiêm trọng trở lên tăng 52,27% so với cùng kỳ (+ 23 vụ), làm chết
61 người, bị thương nặng 16 người và 108 vụ va chạm, làm bị thương nhẹ 64
người, hư hỏng 271 phương tiện các loại.
Tai nạn giao thông đường sắt: Xảy ra 01 vụ, làm chết 01 người.
Tai nạn giao thông đường thủy: Xảy ra 01 vụ, không gây thiệt hại về người.
• Về tình hình cháy, nổ: Trong tháng đã xảy ra 25 vụ cháy, giảm 10,71%
(- 03 vụ) so với cùng kỳ; làm chết 09 người, làm bị thương 01 người; thiệt hại tài
sản ước tính hơn 34 triệu đồng (còn 21 vụ chưa ước tính thành tiền). Loại hình xảy
ra cháy nhiều nhất vẫn là nhà đơn lẻ (13 vụ) với nguyên nhân phần lớn do sự cố hệ
thống, thiết bị điện.
Trong tháng trên địa bàn thành phố không xảy ra vụ nổ nào.

28
2. Tình hình giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm: Trong tháng Thành phố đã giải quyết việc làm 27.159
lượt lao động; số việc làm mới tạo ra là 12.153 chỗ việc làm. Lũy kế 4 tháng đầu
năm 2021 đã giải quyết việc làm cho 103.501 lượt lao động, đạt 34,5% so với kế
hoạch và có 46.901 chỗ việc làm mới, đạt 33,5% so với kế hoạch năm 2021.
Tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Tính từ đầu năm đến
nay, đã có 27.588 người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp đã
tư vấn các chế độ cho người lao động theo quy định và có 27.055 người có quyết
định hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Tiếp tục tăng cường rà soát dữ liệu báo tăng của
Bảo hiểm Xã hội, dữ liệu báo cáo lao động, biến động lao động tại các doanh
nghiệp để hạn chế việc người lao động đã có việc làm nhưng vẫn nộp hồ sơ để
hưởng trợ cấp thất nghiệp.

29

You might also like