You are on page 1of 235

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG TRUNG THƯƠNG MẠI

Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo

của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Hà Nội – 03/2021
i

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................ v


PHẦN I: KHÁI QUÁT ............................................................................................................. 1
PHẦN II: TỰ ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ ................................ 22
Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.................................. 22
Tiêu chí 1.1. .............................................................................................................................. 22
Tiêu chí 1.2.. ............................................................................................................................. 25
Tiêu chí 1.3. .............................................................................................................................. 28
Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả chương trình đào tạo ................................................................... 34
Tiêu chí 2.1. .............................................................................................................................. 34
Tiêu chí 2.2. .............................................................................................................................. 40
Tiêu chí 2.3.. ............................................................................................................................. 43
Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học................................................ 45
Tiêu chí 3.1.. ............................................................................................................................. 45
Tiêu chí 3.2. .............................................................................................................................. 47
Tiêu chí 3.3.. ............................................................................................................................. 56
Tiêu chuẩn 4: Phương pháp tiếp cận trong dạy và học ...................................................... 61
Tiêu chí 4.1.. ............................................................................................................................. 61
Tiêu chí 4.2. .............................................................................................................................. 62
Tiêu chí 4.3.. ............................................................................................................................. 65
Tiêu chuẩn 5: Đánh giá kết quả học tập của người học ...................................................... 67
Tiêu chí 5.1.. ............................................................................................................................. 67
Tiêu chí 5.2.. ............................................................................................................................. 71
Tiêu chí 5.3.. ............................................................................................................................. 73
Tiêu chí 5.4. .............................................................................................................................. 77
Tiêu chí 5.5. .............................................................................................................................. 79
Tiêu chuẩn 6. Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên ............................................................. 81
Tiêu chí 6.1. .............................................................................................................................. 82
Tiêu chí 6.2.. ............................................................................................................................. 83
Tiêu chí 6.3.. ............................................................................................................................. 86
Tiêu chí 6.4. .............................................................................................................................. 88
ii

Tiêu chí 6.5. .............................................................................................................................. 91


Tiêu chí 6.6.. ............................................................................................................................. 93
Tiêu chí 6.7.. ............................................................................................................................. 94
Tiêu chuẩn 7: Đội ngũ nhân viên .......................................................................................... 97
Tiêu chí 7.1.. ............................................................................................................................. 97
Tiêu chí 7.2.. ........................................................................................................................... 101
Tiêu chí 7.3.. ........................................................................................................................... 102
Tiêu chí 7.4.. ........................................................................................................................... 105
Tiêu chí 7.5.. ........................................................................................................................... 108
Tiêu chuẩn 8: Người học và hoạt động hỗ trợ người học ................................................. 111
Tiêu chí 8.1.. ........................................................................................................................... 112
Tiêu chí 8.2.. ........................................................................................................................... 114
Tiêu chí 8.3.. ........................................................................................................................... 118
Tiêu chí 8.4.. ........................................................................................................................... 121
Tiêu chí 8.5.. ........................................................................................................................... 126
Tiêu chuẩn 9: Cơ sở vật chất và trang thiết bị................................................................... 128
Tiêu chí 9.1.. ........................................................................................................................... 128
Tiêu chí 9.2.. ........................................................................................................................... 130
Tiêu chí 9.3.. ........................................................................................................................... 133
Tiêu chí 9.4. ............................................................................................................................ 135
Tiêu chí 9.5.. ........................................................................................................................... 137
Tiêu chuẩn 10. Nâng cao chất lượng ................................................................................... 140
Tiêu chí 10.1.. ......................................................................................................................... 140
Tiêu chí 10.2.. ......................................................................................................................... 143
Tiêu chí 10.3. .......................................................................................................................... 149
Tiêu chí 10.4. .......................................................................................................................... 151
Tiêu chí 10.5. .......................................................................................................................... 154
Tiêu chí 10.6.. ......................................................................................................................... 156
Tiêu chuẩn 11: Kết quả đầu ra............................................................................................ 162
Tiêu chí 11.1.. ......................................................................................................................... 162
Tiêu chí 11.2. .......................................................................................................................... 165
Tiêu chí 11.3.. ......................................................................................................................... 168
iii

Tiêu chí 11.4.. ......................................................................................................................... 171


Tiêu chí 11.5.. ......................................................................................................................... 173
PHẦN III: KẾT LUẬN ........................................................................................................ 178
3.1. Tóm tắt điểm mạnh ....................................................................................................... 178
3.2. Tóm tắt điểm tồn tại ...................................................................................................... 186
3.3. Kế hoạch hành động ...................................................................................................... 193
3.4.Tổng hợp kết quả tự đánh giá CTĐT ........................................................................... 201
PHỤ LỤC 1. CƠ SỞ DỮ LIỆU KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO ....................................................................................................................................... 204
PHỤ LỤC 2. KẾ HOẠCH TỰ ĐÁNH GIÁ 04 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NĂM 2020
THEO TIÊU CHUẨN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .......................................... 228
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ .................... 236
iv

DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ
(Kèm theo Quyết định số 531/QĐ-ĐHNT ngày 16 tháng 03 năm 2021
của Hiệu trưởng trường ĐHNT)

STT Họ và tên Nhiệm vụ Ký tên


1. PGS, TS Bùi Anh Tuấn Chủ tịch
2. PGS, TS Phạm Thu Hương Phó Chủ tịch TT
3. PGS, TS Đào Ngọc Tiến Phó Chủ tịch
4. TS Lê Quang Sáng Phó Chủ tịch
5. TS Võ Sỹ Mạnh Thành viên TT
6. PGS, TS Vũ Thị Hiền Ủy viên
7. ThS Nguyễn Văn Triệu Ủy viên
8. ThS Hoàng Vũ Ủy viên
9. PGS, TS Vũ Hoàng Nam Ủy viên
10. TS Bùi Liên Hà Ủy viên
11. ThS Trần Thị Mỹ Hạnh Ủy viên
12. ThS Bùi Ngọc Dũng Ủy viên
13. PGS, TS Nguyễn Văn Thoan Ủy viên
14. PGS, TS Bùi Thị Lý Ủy viên
15. PGS, TS Lê Thái Phong Ủy viên
16. PGS, TS Nguyễn Việt Dũng Ủy viên
17. PGS, TS Từ Thúy Anh Ủy viên
18. PGS, TS Trần Thị Kim Anh Ủy viên
19. PGS, TS Nguyễn Minh Hằng Ủy viên
20. TS Đinh Ngọc Lâm Ủy viên
21. TS Trần Thị Thu Thủy Ủy viên
22. TS Nguyễn Thị Dung Huệ Ủy viên
23. TS Hoàng Thị Hòa Ủy viên
24. TS Phùng Duy Quang Ủy viên
25. TS Thân Thị Hạnh Ủy viên
26. ThS Hoàng Tuấn Dũng Ủy viên
27. Nguyễn Minh Ngọc Ủy viên

(Danh sách gồm 27 thành viên)


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Nghĩa
BGH Ban giám hiệu
CĐR Chuẩn đầu ra
CLB Câu lạc bộ
CLC Chất lượng cao
CNTT Công nghệ thông tin
CSVC Cơ sở vật chất
CTĐT Chương trình đào tạo
CTTT Chương trình tiên tiến
CTTT&SV Phòng Công tác chính trị và sinh viên
ĐCCTHP Đề cương chi tiết học phần
ĐBCL Đảm bảo chất lượng
ĐHNT Trường Đại học Ngoại Thương
GDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
GDĐH Giáo dục Đại học
GS Giáo sư
GV Giảng viên
GVC Giảng viên chính
GVCC Giảng viên cao cấp
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
HTQT Hợp tác quốc tế
KH&ĐT Khoa học và đào tạo
KHTC Kế hoạch tài chính
KQHT Kết quả học tập
KT&ĐBCL Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng
KTĐG Kiểm tra đánh giá
NCKH Nghiên cứu khoa học
NCS Nghiên cứu sinh
NTD Nhà tuyển dụng
PGS Phó giáo sư
PVCĐ Phục vụ cộng đồng
QLĐT Quản lý đào tạo
QLKH Quản lý khoa học
QTTB Quản trị thiết bị
SV Sinh viên
TC Tín chỉ
TCHC Tổ chức hành chính
TĐG Tự đánh giá
THPT Trung học phổ thông
THPTQG Trung học phổ thông quốc gia
ThS Thạc sĩ
TS Tiến sĩ
TSKH Tiến sĩ khoa học
TTQ Tiếng Trung Quốc
TTTM Tiếng Trung thương mại
VC Viên chức
YT Phòng Y tế
1

PHẦN I: KHÁI QUÁT

1.1 Đặt vấn đề

1.1.1 Tóm tắt Báo cáo tự đánh giá CTĐT

Cấu trúc của báo cáo TĐG CTĐT TTTM gồm có 4 phần như sau:

Phần I. Khái quát

Phần này mô tả tóm tắt Báo cáo TĐG CTĐT; mục đích, quy trình TĐG CTĐT,
phương pháp và công cụ đánh giá để cung cấp thông tin về bối cảnh của hoạt động TĐG,
mô tả sự tham gia của các bên liên quan trong các hoạt động TĐG CTĐT TTTM.

Phần II. Tự đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí

Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Mục tiêu đào tạo của CTĐT TTTM được xây dựng rõ ràng, phù hợp với sứ mạng
và tầm nhìn của Trường ĐHNT cũng như của Khoa, đồng thời cũng tương thích với
mục tiêu đào tạo GDĐH của Luật GDĐH Việt Nam. CĐR của CTĐT với các yêu cầu
chung và yêu cầu chuyên biệt được xác định rõ ràng trong Bản mô tả CTĐT, bao gồm
chuẩn về kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ, trách nhiệm của SV sau khi tốt nghiệp,
đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Mục tiêu đào tạo và CĐR được rà soát,
điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của các bên liên quan. Định kỳ KT&ĐBCL và Khoa
đều tổ chức khảo sát và lấy ý kiến của các bên liên quan nhưng trên số lượng mẫu tham
gia khảo sát và lấy ý kiến còn hạn chế. Hội đồng Khoa cũng thường xuyên tổ chức họp
đánh giá, góp ý và đưa ra các đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với CTĐT TTTM. Mục tiêu
đào tạo cũng như CĐR của CTĐT TTTM về cơ bản được công bố đầy đủ và công khai
trên các phương tiện thông tin, kênh truyền thông chính thống, từ đó tạo điều kiện cho
GV, SV và các bên liên quan có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng.

Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả chương trình đào tạo

Bản mô tả CTĐT TTTM và ĐCCTHP đầy đủ thông tin và cập nhật, đáp ứng đầy
đủ các quy định của GDĐT. CTĐT và các đề cương chi tiết được cập nhật các phiên
bản có đổi mới, cụ thể hóa hơn các tài liệu tham khảo và chi tiết hơn về nội dung, kế
hoạch cũng như phương pháp giảng dạy cho từng môn học. Các nội dung chính trong
bản mô tả CTĐT và ĐCCTHP cũng được công bố công khai và được truyền tải rộng rãi
2

đến các bên liên quan qua nhiều phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, bản mô tả CTĐT
chưa được khảo sát ý kiến của các bên liên quan về khả năng tiếp cận và cách thức sử
dụng. Bản mô tả CTĐT cũng cần làm rõ hơn về vấn đề tiến độ học vượt của người học.

Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học

Cấu trúc và nội dung CT dạy học TTTM được xây dựng tương thích chặt chẽ với
CĐR của CTĐT TTTM. CT dạy học được thiết kế chi tiết và đầy đủ với các CĐR được
phân bố rõ ràng theo các nội dung về kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ trách nhiệm,
phù hợp với yêu cầu của thị trường sử dụng lao động. Nội dung CT dạy học được rà
soát, điều chỉnh và cập nhật bổ sung nội dung trên cơ sở tham khảo đối sánh với CT dạy
học của các trường đại học nổi tiếng trong nước và quốc tế, từ đó trang bị cho SV lương
kiến thức và các kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu công việc và học tập nâng cao.

Tuy nhiên, một vài học phần trong CTĐT vẫn còn mang nặng tính lý thuyết như
các môn thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương. Bên cạnh đó, CTĐT cần được cập
nhật thường xuyên trên cơ sở khảo sát các bên liên quan và SV.

Tiêu chuẩn 4: Phương pháp tiếp cận trong dạy và học

CTĐT TTTM của Khoa thể hiện được tính tương thích có định hướng khi CĐR
của CTĐT bám sát với triết lý giáo dục của Trường ĐHNT trong đó đề cao tính tự do
sáng tạo, phẩm chất trung thực, trách nhiệm và khai phóng gắn kiến thức với thực tiễn.
Quá trình dạy và học đã thúc đẩy người học rèn luyện các kỹ năng, nâng cao ý thức học
tập suốt đời. Tuy nhiên, điểm hạn chế chính là các môn học tự chọn yêu cầu kỹ năng
phân tích, tổng hợp, nghiên cứu cao vẫn chưa được đưa vào giảng dạy.

Tiêu chuẩn 5: Đánh giá kết quả học tập của người học

Đánh giá KQHT của người học được thiết kế phù hợp với CĐR. Các quy định
đánh giá KQHT được thông báo công khai tới người học. Phương pháp đánh giá KQHT
đa dạng, đảm bảo sự tin cậy công bằng, phản hồi kịp thời để người học cải thiện việc
học tập và dễ dàng tiếp cận với quy trình phúc tra điểm nếu chưa thỏa đáng. Tuy nhiên,
điểm hạn chế là việc phúc tra còn phải thông qua văn bản, Khoa chưa có Bộ công cụ
trực tuyến giúp SV gửi đi nhanh chóng các yêu cầu về khiếu nại học tập để rút ngắn thời
gian và thủ tục hành chính.

Tiêu chuẩn 6: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên


3

Với định hướng người thầy đóng vai trò quyết định đối với chất lượng đào tạo
nhân tài, nhiều năm liền Khoa và Nhà trường coi trọng nâng cao trình độ, chất lượng
dạy học, nghiên cứu và các hoạt động PVCĐ, kết quả là năm 2012 Khoa mới có 1 TS,
nhưng tới nay Khoa đã có 05 TS, 06 NCS, tỷ lệ TS phát triển nhanh, đồng thời chất
lượng đào tạo được nâng lên rõ rệt, thể hiện ở đầu vào tuyển sinh ngày càng cao, số
lượng tuyển sinh ngày càng mở rộng, SV đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi trong
nước và quốc tế tổ chức, tỷ lệ việc làm cao và mức thu nhập của SV sau khi ra trường
ngày càng cao. NCKH tăng cả về số lượng và chất lượng, thể hiện qua các bài báo quốc
tế, hội thảo quốc tế, bài báo trong nước ngày càng tăng. Các đề tài nghiên cứu cũng tăng
nhiều, hơn nữa phong trào NCKH của SV cũng phát triển mạnh mẽ, bắt đầu từ năm
2016 năm nào cũng có giải cao cấp Trường và cấp Bộ.

Tiêu chuẩn 7: Đội ngũ nhân viên

Đội ngũ nhân viên hỗ trợ CTĐT đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ GV và SV. Quy
trình bổ nhiệm công khai, rõ ràng, đúng quy định, quy trình đánh giá phân loại VC chặt
chẽ, và được phổ biến tới toàn thể cán bộ, GV, nhân viên. Hơn nữa, chế độ làm việc của
công chức, VC được Nhà trường quy định rõ ràng, cùng với việc xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng, đào tạo công chức, VC trong các năm học được thực hiện công khai tới tất cả
các bộ phận trong Trường. Tuy nhiên, hiện nay Nhà trường chưa có đội ngũ nhân viên
hỗ trợ riêng cho CTĐT TTTM, đồng thời ngân sách cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
và phát triển kĩ năng chuyên môn chưa được phân bổ nhiều.

Tiêu chuẩn 8: Người học và hoạt động hỗ trợ người học

CTĐT đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội, được các NTD đánh giá cao. Các
tiêu chí tuyển sinh được cập nhật và ngày càng sát với tiêu chuẩn đầu vào quốc tế, đảm
bảo lựa chọn SV có năng lực phù hợp với yêu cầu hội nhập. Bên cạnh đó, hoạt động hợp
tác và hỗ trợ SV do Nhà trường, Đoàn thanh niên thực hiện được quan tâm và đánh giá
tốt. SV CTĐT TTTM được tham gia các hoạt động ngoại khoá đảm bảo môi trường học
hiện đại và năng động. Tuy nhiên, CSVC của trường còn hạn chế, các trang thiết bị vẫn
còn đang trong quá trình hoàn thiện. Nhà trường và Khoa cần có sự đầu tư nhiều hơn
vào hoạt động tư vấn, hỗ trợ người học trong quá trình học.

Tiêu chuẩn 9: Cơ sở vật chất và trang thiết bị


4

Nhà trường luôn chú trọng đầu tư CSVC, trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng
dạy, học tập và NCKH. Hệ thống phòng học, phòng làm việc, trang thiết bị phục vụ hoạt
động đào tạo và nghiên cứu luôn được quản trị và bảo dưỡng định kỳ. Tài liệu thông tin
trong thư viện ngày càng đa dạng và phong phú. Công tác đảm bảo môi trường, sức khỏe
và an toàn trong Nhà trường cũng luôn được đầu tư, đảm bảo an toàn về môi trường,
sức khỏe cho con người và tài sản. Tuy nhiên, trong dài hạn Nhà trường cần có chiến
lược phát triển CSVC, khắc phục hạn chế như chưa có phòng tự học riêng, phòng tiếp
SV riêng cho từng CTĐT; số lượng phần mềm có bản quyền được sử dụng còn ít, chưa
lưu ý đến yêu cầu đặc biệt của người khuyết tật...

Tiêu chuẩn 10: Nâng cao chất lượng

Nhìn chung, hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo luôn được Nhà trường và
Khoa quan tâm. Khoa đã tích cực lấy ý kiến các bên liên quan thông qua kết quả khảo
sát hàng năm từ KT&ĐBCL để tiến hành điều chỉnh CTĐT nhằm đảm bảo tính tương
thích và phù hợp với CĐR cũng như cải thiện kết quả đầu ra của CTĐT TTTM. Tuy
nhiên, Nhà trường mới chỉ có một cổng thông tin nhận phản hồi duy nhất qua web. Các
cuộc khảo sát cũng chưa thu thập được nhiều ý kiến đóng góp của các bên liên quan và
mới chỉ dừng lại ở các chuyên ngành kinh tế, chưa được tiến hành với chuyên ngành
Ngoại ngữ, ở đây là TTTM.

Tiêu chuẩn 11: Kết quả đầu ra

Những thông tin về kết quả đầu ra của SV CTĐT TTTM đều được xác định, giám
sát và đối sánh liên tục trong các năm thuộc giai đoạn 2015-2019. Nhìn chung, tỷ lệ tốt
nghiệp của SV CTĐT TTTM luôn ở mức cao, tỷ lệ thôi học không đáng kể. SV nắm
vững kiến thức được học để tham gia vào thị trường lao động. Đặc biệt, hoạt động đánh
giá mức độ hài lòng của các bên liên quan được Nhà trường cũng như Khoa đặc biệt
quan tâm. GV, SV, cựu SV và NTD đều đánh giá hài lòng về CTĐT. Tuy nhiên, khảo
sát ý kiến chưa thu hút rộng rãi các bên liên quan tham gia trả lời. Điều này ảnh hưởng
tới tính đại diện và độ tin cậy của kết quả thống kê trong báo cáo.

Phần III. Kết luận

Phần này mô tả tóm tắt những điểm mạnh, điểm cần phát huy của CTĐT cũng
như điểm tồn tại và những vấn đề cần cải tiến chất lượng của CTĐT theo từng tiêu
5

chuẩn; kế hoạch cải tiến chất lượng CTĐT.

Phần IV. Phụ lục

Phần Phụ lục của báo cáo TĐG CTĐT gồm các nội dung sau:

- Cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng giáo dục CTĐT;

- Các tài liệu liên quan: Các quyết định thành lập Hội đồng TĐG, Ban Thư ký…
Kế hoạch TĐG (Phụ lục 3); các bảng biểu tổng hợp, thống kê...

- Danh mục minh chứng sử dụng trong quá trình TĐG và viết báo cáo TĐG.

1.1.2. Mục đích, quy trình tự đánh giá chương trình đào tạo, phương pháp và công
cụ đánh giá

* Mục đích của TĐG CTĐT:

Hoạt động TĐG chất lượng CTĐT nhằm tự rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng
của CTĐT; xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động nhằm cải tiến và nâng cao
chất lượng CTĐT; từ đó điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo theo hướng cao
hơn.

* Quy trình TĐG CTĐT

Hoạt động TĐG CTĐT của Nhà trường được thực hiện theo chu trình PDCA,
căn cứ Công văn số 1075/ KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 28/6/2016 của Cục Khảo thí và
Kiểm định chất lượng giáo dục (nay là Cục Quản lý chất lượng) về việc hướng dẫn TĐG
CTĐT, cụ thể:

Bước 1. Thành lập Hội đồng TĐG

Kế hoạch 31/KH-ĐHNT ngày 01/03/2019 về kiểm định chất lượng các CTĐT
giai đoạn 2019 – 2025 đã xác định kiểm định 4 CTĐT, cụ thể: Tiếng Trung thương mại,
Tiếng Anh thương mại, Tiếng Nhật thương mại và Tiếng Pháp thương mại.. Căn cứ Kế
hoạch số 31/KH-ĐHNT, Nhà trường đã thành lập Hội đồng TĐG, Ban Thư ký và các
Nhóm chuyên trách TĐG 4 CTĐT theo Quyết định số 2548/QĐ-ĐHNT ngày
19/09/2019 của Hiệu trưởng Trường ĐHNT.

Hội đồng TĐG 4 CTĐT gồm 25 thành viên, gồm: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu
trưởng, Giám đốc KT&ĐBCL, Trưởng các Khoa/Khoa quản lý CTĐT được đánh giá
6

(TTTM, TATM, TNTM, TPTM), Trưởng các Khoa tham gia giảng dạy CTĐT, Trưởng
các đơn vị hành chính có liên quan (TCHC, QLĐT, QLKH, KH-TC, QTTB, Thư Khoa
, Công tác Chính trị và SV, Trung tâm Hỗ trợ SV, Trung tâm Thông tin) và đại diện SV.

Ban Thư ký gồm 09 thành viên do Giám đốc KT&ĐBCL làm Trưởng Ban. Thành
viên của Ban Thư ký là cán bộ KT&ĐBCL, đại diện Phòng QLĐT.

Bốn (04) Nhóm chuyên trách TĐG tương ứng với 4 CTĐT, trong đó nhóm
chuyên trách TĐG CTĐT chuyên ngành TTTM gồm 14 thành viên, trong đó có sự tham
gia của 02 đại diện SV. Với sự tham gia của các bên liên quan như SV, các VC của đơn
vị, BGH và các phòng ban có liên quan, nhóm chuyên trách có một số các nhiệm vụ như
sau: (i) thu thập minh chứng, rà soát các hoạt động và đối chiếu kết quả đạt được với
mục tiêu CTĐT, đánh giá mức độ đạt được, xác định các điểm mạnh, điểm tồn tại của
CTĐT, đề xuất kế hoạch cải tiến và nâng cao chất lượng CTĐT; (ii) đối chiếu kết quả
đạt được với các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT thông tư số 04/2016/TT-
BGDĐT, viết báo cáo TĐG

Bước 2. Lập kế hoạch TĐG

Căn cứ Kế hoạch số 31/KH-ĐHNT ngày 1/3/2019 về kiểm định chất lượng các
CTĐT giai đoạn 2019-2025; căn cứ Quyết định Điều chỉnh kế hoạch TĐG 04 CTĐT đại
trà trình độ đại học năm 2020 theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT của Bộ
GĐ&ĐT; căn cứ Công văn số 95/KĐCL-HTPT ngày 11/3/2019 và Công văn số
100/KĐCL-HTPT ngày 20/3/2019 của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hội đồng TĐG ban hành kế hoạch Kế hoạch số 60/KH-ĐHNT
ngày 2/4/2019 TĐG CTĐT đại trà trình độ đại học năm 2019, 2020 theo tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng CTĐT của GDĐT.

Bước 3. Phân tích tiêu chí, thu thập thông tin và minh chứng

Căn cứ vào các tiêu chí của các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT, các nhóm
chuyên trách TĐG CTĐT tiến hành phân tích nội hàm của tiêu chí, thu thập thông tin
và minh chứng.

Bước 4. Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin thu thập

Các nhóm chuyên trách TĐG tiến hành sử dụng ngay và/hoặc xử lý, phân tích,
tổng hợp thông tin để làm minh chứng cho các nhận định đưa ra trong báo cáo TĐG.
7

Bước 5. Viết báo cáo TĐG

Nhóm chuyên trách TĐG viết báo cáo TĐG. Sau đó, Ban thư ký hội đồng tập
hợp Báo cáo TĐG CTĐT trình Hội đồng TĐG xem xét, góp ý.

Bước 6. Rà soát, góp ý hoàn thiện Báo cáo TĐG

Sau khi hoàn thiện Báo cáo lần 1, Khoa đã gửi Báo cáo TĐG cho KT&ĐBCL và
các thành viên Hội đồng tự đánh cho ý kiến để hoàn thiện Báo cáo. Sau khi có ý kiến
của các đơn vị bên trong trường, Khoa đã hoàn thiện Báo cáo lần 2 và gửi cho tổ chức
kiểm định bên ngoài thẩm định và hoàn thiện Báo cáo.

* Công cụ TĐG

Công cụ TĐG là Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH
của GDĐT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/03/2016.
* Cách mã hóa minh chứng:

Mỗi tiêu chí sẽ có một hệ thống các thông tin, MC đi kèm. Mã MC được ký hiệu
bằng chuỗi có ít nhất 11 ký tự bao gồm một chữ cái, ba dấu chấm và 7 chữ số, cứ 2 chữ
số cách nhau bởi một dấu chấm theo công thức sau: [H.số tiêu chuẩn.số tiêu chuẩn.số
tiêu chí. số thứ tự của tiêu chí]. Ví dụ MC [H3.03.01.05] nghĩa là MC của Tiêu chuẩn
3, Tiêu chí 3.1 và MC này có số thứ tự 5 trong Tiêu chí 3.1.

* Phương pháp đánh giá CTĐT:

Phương pháp được sử dụng trong TĐG của CTĐT TATM là: i) so chuẩn với
công cụ sử dụng để so chuẩn là bộ tiêu chuẩn được sử dụng là Tiêu chuẩn Đánh giá chất
lượng CTĐT của Bộ GD&ĐT được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-
BGDĐT ngày 14/3/2016; ii) nghiên cứu thực trạng các hoạt động, hồ sơ, tài liệu của
Nhà trường, CTĐT theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí; iii) thu thập, xử lý thông tin MC theo
tiêu chuẩn, tiêu chí.

1.2. Tổng quan chung

1.2.1. Giới thiệu về Trường Đại học Ngoại Thương

Trường ĐHNT là trường đại học công lập nằm trong hệ thống GDĐH Việt Nam,
được thành lập vào năm 1960. Trụ sở chính của Trường đặt tại Hà Nội.
8

* Sứ mạng

Đào tạo nhân tài và cung cấp nguồn nhân lực CLC trong các lĩnh vực kinh tế,
kinh doanh, QTKD, tài chính - ngân hàng, luật, công nghệ và ngoại ngữ; sáng tạo và
chuyển giao tri thức khoa học đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước; phát triển năng lực học tập, NCKH của SV; rèn luyện kỹ năng làm việc
và lối sống trong môi trường quốc tế hiện đại. Trường còn là nơi phổ biến tri thức khoa
học, nghề nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, là trung tâm giao lưu học thuật
và văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới.

* Tầm nhìn

Đến năm 2030, Trường ĐHNT là trường đại học tự chủ, theo định hướng nghiên
cứu, nằm trong nhóm các trường đại học hàng đầu của khu vực.

* Mục tiêu chiến lược

Đến năm 2030, ĐHNT cần đạt các mục tiêu sau:

- Uy tín và danh tiến được giữ vững và nâng cao.

- Chất lượng đào tạo được nâng cao; một số CTĐT được kiểm định quốc tế trước
năm 2020.

- Năng lực nghiên cứu được phát triển và nâng cao, trường dần trở thành trường
đại học định hướng nghiên cứu vào năm 2030.

- Năng lực quản trị và điều hành được nâng cao.

- Đội ngũ GV, nhà khoa học và cán bộ quản lý có đạo đức tốt, yêu nghề và đạt
chuẩn chất lượng quốc gia, khu vực.

- Văn hóa, văn minh ĐHNT được phát triển, hợp tác trong nước và quốc tế được
mở rộng.

* Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ, GV và ngành/chuyên ngành đào tạo

Cơ cấu tổ chức của ĐHNT bao gồm: Hội đồng trường, BGH, Hội đồng KH&ĐT,
2 Cơ sở (Cơ sở II tại Tp.HCM và Cơ sở Quảng Ninh); 16 Khoa/Khoa /Bộ môn; 21
phòng, khoa, trung tâm chức năng và tương đương.

Về đội ngũ cán bộ, GV: Tính đến thời điểm tháng 10/2020, tổng số cán bộ, GV
9

của Nhà trường là 815 người, trong đó 541 GV cơ hữu và 274 cán bộ hành chính. Ngoài
ra, Trường còn có đội ngũ GV thỉnh giảng đến từ các cơ sở GDĐH trong nước và nước
ngoài – các đối tác liên kết với Nhà trường.

Về ngành/chuyên ngành đào tạo: Nhà trường có 11 ngành đào tạo trình độ đại
học (26 CTĐT các chuyên ngành, trong đó 3 CTTT, 5 CTĐT CLC, 3 CT định hướng
nghề nghiệp và 15 CTĐT đại trà), 11 chuyên ngành đào tạo trình độ ThS và 02 chuyên
ngành đào tạo TS. Trường cũng liên kết đào tạo nhiều CTĐT trình độ đại học, ThS với
các cơ sở GDĐH nước ngoài (Anh, Mỹ, Đan Mạch, Pháp…). Nhà trường có hình thức
đào tạo chính quy, vừa làm vừa học và đào tạo từ xa.

* Chính sách chất lượng

- Chất lượng là yếu tố hàng đầu trong mọi hoạt động, chiến lược phát triển của
Nhà trường.

- Đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo trong tất cả các trình độ
đào tạo và trong tất cả các CTĐT, hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

- Đảm bảo sự tham gia và hợp tác ở tất cả các cấp ĐBCL của cán bộ, công chức,
VC, người lao động người học và các bên liên quan.

- Thực hiện nghiêm túc quy trình, chuẩn mực đào tạo để đảm bảo văn bằng, chứng
chỉ được cấp là thực chất và chất lượng

- Chất lượng phải được giám sát, cải tiến thường xuyên, liên tục để không ngừng
nâng cao chất lượng và hiệu quả; hình thành văn hóa chất lượng Nhà trường.

* Nguyên tắc ĐBCL bên trong

- Cá nhân, đơn vị trong toàn trường có trách nhiệm chính về chất lượng của hoạt
động, lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Hoạt động của Nhà trường đảm bảo phù hợp tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Nhà trường trong từng giai đoạn; hướng tới
đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và nhu cầu của các bên liên quan.

- Hoạt động của các cá nhân, đơn vị trong toàn trường phải đảm bảo tuân thủ quy
trình Lập kế hoạch – Thực hiện – Rà soát, đánh giá – Cải tiến (Plan-Do-Check-Act):
10

(a) Lập kế hoạch: Các hoạt động của cá nhân, đơn vị phải xây dựng kế hoạch phù
hợp với mục tiêu, kế hoạch chiến lược, ngắn hạn, dài hạn và hàng năm của Nhà trường.
Kế hoạch phải đảm bảo các chỉ tiêu thực hiện, chỉ số đánh giá cụ thể và trả lời được các
câu hỏi: Việc gì? Tại sao? Chỉ tiêu thực hiện? Ai thực hiện? Thời hạn thực hiện/hoàn
thành? Thực hiện như thế nào? Sản phẩm/kết quả là gì? Nguồn lực để thực hiện? Cơ chế
kiểm tra, giám sát? Kế hoạch của đơn vị phải được ban hành hoặc phê duyệt bởi lãnh
đạo Nhà trường; (b) Thực hiện: Cá nhân, đơn vị triển khai thực hiện kế hoạch đã đề ra
và thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công việc theo kế hoạch; (c)
Rà soát, đánh giá: Cá nhân, đơn vị phải định kỳ (hàng năm) hoặc khi hoàn thành kế
hoạch phải tiến hành rà soát, đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch và các vấn đề khác
để có giải pháp cải tiến hoạt động của cá nhân, đơn vị. Việc rà soát, đánh giá kế hoạch
phải được lập thành báo cáo rà soát, đánh giá; (d) Cải tiến: Trên cơ sở kết quả rà soát,
đánh giá, cá nhân, đơn vị triển khai các hoạt động cải tiến chất lượng.

- Đảm bảo hoạt động ĐBCL bên trong theo 2 cấp độ, cụ thể:

+ ĐBCL Trường: là cấp ĐBCL toàn diện, tổng thể, có tính hệ thống mọi hoạt
động của Nhà trường, đặc biệt là ĐBCL sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, văn hóa, quản
trị chiến lược, quản lý và lãnh đạo và các hoạt động cốt lõi (hoạt động đào tạo, NCKH
và PVCĐ);

+ ĐBCL CTĐT: là cấp ĐBCL cụ thể, trực tiếp, tương thích có định hướng mục
tiêu đào tạo, CĐR.

- Nhu cầu của các bên liên quan là căn cứ, xuất phát điểm cho các hoạt động
ĐBCL bên trong của Nhà trường. Các nhu cầu này được xem xét, tích hợp trong từng
hoạt động của cá nhân, đơn vị; định kỳ đối sánh trong trường, trong nước và quốc tế.

- Văn hóa chất lượng là nền tảng cho mọi hoạt động đào tạo, NCKH và PVCĐ
của Nhà trường.

* Hệ thống tổ chức ĐBCL bên trong gồm 2 cấp:

(a) Cấp trường: KT&ĐBCL là đơn vị đầu mối tham mưu cho BGHchỉ đạo, điều
phối tổng thể, toàn diện các hoạt động ĐBCL bên trong Nhà trường; hướng dẫn hoạt
động của Tổ ĐBCL đơn vị.

(b) Cấp đơn vị: Tổ ĐBCL đơn vị (Cơ sở, Khoa, Khoa , Phòng, Trung tâm và
11

tương đương) do Hiệu trưởng phê duyệt trên cơ sở đề xuất của đơn vị. Tổ ĐBCL đơn vị
là bộ phận đầu mối, điều phối các hoạt động ĐBCL bên trong đơn vị. Tổ ĐBCL đơn vị
gồm: Tổ trưởng – Trưởng hoặc Phó trưởng đơn vị và các thành viên – VC có kinh
nghiệm công tác trong đơn vị.

* Một số hoạt động ĐBCL và kiểm định chất lượng

- Đào tạo đội ngũ cán bộ về công tác ĐBCL

Trường ĐHNT có 3 kiểm định viên, 8 cán bộ có chứng chỉ hoàn thành khóa đào
tạo kiểm định viên và 01 cán bộ có chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo đánh giá CTĐT
của AUN (Tier 1). Đội ngũ cán bộ phụ trách công tác ĐBCL gồm 128 cán bộ, trong đó
8 cán bộ của Trung tâm KT& ĐBCL và 123 cán bộ thuộc Tổ ĐBCL đơn vị.

- Nhà trường đã ban hành chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm
triển khai công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục, cụ thể:

+ Chiến lược ĐBCL Trường ĐHNT giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn 2030 ban
hành kèm theo Quyết định số 830/QĐ-ĐHNT ngày 22/5/2017;

+ Kế hoạch số 193/KH-ĐHNT-ĐBCL ngày 20/6/2017 về đào tạo, bồi dưỡng


chuyên môn, nghiệp vụ công tác ĐBCL kiểm định chất lượng cho cán bộ, VC của
Trường ĐHNT giai đoạn 2017-2020;

+ Kế hoạch số 41/KH-ĐHNT-ĐBCL ngày 03/04/2017 về triển khai rà soát, TĐG


các CTĐT;

+ Kế hoạch số 78/KH-ĐHNT ngày 17/5/2018 về cải tiến chất lượng cơ sở giáo


dục sau đánh giá giai đoạn 2018 – 2020;

+ Kế hoạch số 31/KH-ĐHNT ngày 1/3/2019 kiểm định các CTĐT tại Trường
ĐHNT giai đoạn 2019 – 2025;

- Nhà trường đã ban hành quy định, hướng dẫn để triển khai công tác đảm bảo và
kiểm định chất lượng: Quy định về ĐBCL bên trong kèm theo Quyết định số 219/QĐ-
ĐHNT ngày 18/1/2019; Quy trình thi kết thúc học phần trình độ đại học ban hành kèm
theo Quyết định số 1212/QĐ-ĐHNT ngày 20/5/2018; các Hướng dẫn triển khai rà soát,
TĐG và cải tiến CTĐT.

- Hàng năm, Nhà trường triển khai thu thập thông tin phản hồi của các bên liên
12

quan gồm GV, người học, cựu người học, NTD. Các khảo sát thực hiện thông qua hệ
thống khảo sát trực tuyến (http:khaosat.edu.vn) và thông báo kết quả trực tuyến
(http:khaosat.edu.vn/ketqua). Các khảo sát hàng năm được thực hiện gồm: chất lượng
giảng dạy của GV, chất lượng đào tạo, tình hình việc làm của SV tốt nghiệp, mức độ
đáp ứng nhu cầu của cán bộ, GV và người học của Khoa, mức độ tiếp nhận quy định
của tân SV, chất lượng hoạt động hỗ trợ của VC hành chính…

- Nhà trường đã triển khai kiểm định chất lượng trường và được cấp Giấy chứng
nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục (Giấy chứng nhận số 12/GCN-CSGD ngày
7/4/2017).

- Nhà trường đã triển khai và đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng 4 CTĐT CLC
(Kinh tế đối ngoại, QTKD quốc tế, Ngân hàng và tài chính quốc tế, Kinh tế quốc tế) của
Mạng lưới ĐBCL các trường đại học ASEAN (AUN-QA) các giấy chứng nhận được
cấp ngày 18/2/2019, 4 CTĐT CT tiêu chuẩn (Kinh doanh quốc tế, Luật Thương mại
Quốc tế, Kinh tế và Phát triển quốc tế, và Phân tích và Đầu tư tài chính) của Trung tâm
kiểm định chất lượng giáo dục – ĐHQG Hà nội các giâý chứng nhận được cấp ngày
27/3/2020

* Một số thay đổi, điều chỉnh của Nhà trường so với lần TĐG trường năm
2015, đánh giá ngoài năm 2016 và kiểm định chương trình đào tạo Bộ tiêu chuẩn
đánh giá chương trình đào tạo của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á
(năm 2019) và của Bộ Giáo dục và Đào tạo (năm 2020)

Dựa trên các khuyến nghị của Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục, Trung
tâm kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà nội, Nhà trường đã Ban hành
kế hoạch số 78/KH-ĐHNT ngày 17/05/2018 về kế hoạch cải tiến hoạt động toàn trường
giai đoạn 2018 – 2020, trong đó tập trung vào cải tiến CTĐT các trình độ tại trường từ
việc xây dựng CĐR, đề cương chi tiết, quy trình xây dựng, điều chỉnh CTĐT. Để cụ thể
hóa các cải tiến chất lượng về CTĐT, Nhà trường đã thành lập Ban rà soát CTĐT và
Ban đã đưa ra Hướng dẫn số 69/HD-ĐHNT-ĐBCL ngày 25/05/2017 về hướng dẫn triển
khai, rà soát TĐG CTĐT các trình độ tại Nhà trường. Trên cơ sở các kế hoạch và hướng
dẫn cải tiến CTĐT của Nhà trường, các CTĐT trong Nhà trường nói chung và CTĐT
TTTM đã từng bước chuẩn hóa và phù hợp với các yêu cầu của GDĐT. Cụ thể, vào các
năm 2017 và 2019 Khoa đã rà soát và đề xuất điều chỉnh dựa trên việc lấy ý kiến từ các
13

nhà khoa học, người học và NTD để hoàn thiện CTĐT phù hợp với mong muốn của
người học và xu thế của thị trường lao động. Để phục vụ cho công tác phát triển đội ngũ
GV trong đó có đội ngũ tham gia CTĐT TTTM. Nhà trường đã xây dựng Kế hoạch
chiến lược phát triển nguồn nhân lực Trường ĐHNT giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến
năm 2030. Kế hoạch xây dựng đội ngũ có cơ cấu hợp lý về độ tuổi, giới tính, trình độ
chuyên môn của GV. Đối với công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, Nhà trường triển
khai thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV đang ở nước ngoài, tham gia CTĐT
TTTM, tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, mở các lớp tập huấn bồi
dưỡng trong Trường. Khoa luôn tạo điều kiện cho các GV được nâng cao trình độ, tay
nghề. Hầu hết tất cả các GV trong Khoa đều được tu nghiệp tại một trường đại học danh
tiếng ở nước bản ngữ Trung Quốc, Đài Loan.

Về kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn cho các GV, Khoa đã đặt ra mục tiêu
đến năm 2020, số lượng các GV có trình độ TS 30% và đang làm Luận án TS sẽ chiếm
khoảng 50%/ tổng số GV, kế hoạch năm 2021, nâng tỷ lệ TS lên 50%. Để tuyển dụng,
phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ, Trường đã thực hiện “Đề án vị trí việc làm của
trường ĐHNT” và ban hành “Quy định cụ thể về chế độ làm việc của công chức, VC
Trường ĐHNT”. Để ĐBCL SV đầu vào, trong giai đoạn vừa qua, CT tuyển sinh không
ngừng được cập nhật. Thứ nhất, phương thức xét tuyển kết hợp thu hút học sinh có năng
lực tiếng Trung tương đương HSK4 (280 điểm trở lên) và điểm trung bình chung học
tập của từng năm lớp 10, 11, 12 từ 8 trở lên, kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và điểm thi
toán, văn. Thứ hai, phương thức xét tuyển như thông thường. CSVC của Nhà trường
được trang bị ngày càng khang trang, hiện đại, các phòng học, phòng hội thảo đáp ứng
yêu cầu học tập và sinh hoạt ngoại khóa. Các phòng học được bố trí hợp lý, số lượng
phòng học bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và giảng dạy. Về trang thiết bị phục
vụ giảng dạy và học tập, đảm bảo 100% phòng học có điều hòa không khí, có đủ thiết
bị trình chiếu hiện đại phục vụ tốt cho nhu cầu giảng dạy và học tập của SV CT TTTM.
Bên cạnh đó đối với các trang thiết bị hiện có, Nhà trường thường xuyên cho tiến hành
kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để kịp thời sửa chữa và thay thế các trang thiết bị hỏng hóc,
gặp sự cố để ĐBCL phục vụ học tập.

Trong giai đoạn 5 năm gần đây, CTĐT TTTM được điều chỉnh, cập nhật theo
khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục (2017) và kiểm định các chương
14

trình đào tạo (2019, 2020). Theo ý kiến của các GV như: cần phải chú trọng hơn đến
phương pháp giảng dạy tích cực gây hứng thú và cung cấp nhiều thông tin, kỹ năng bổ
ích cho SV, giúp SV đạt được các CĐR trong các học phần và CĐR chung của CTĐT;
theo ý kiến của SV, cựu SV và NTD như: cần sát với thức tế, gắn kết với thực tiễn và
có tính mới trong CTDH, phù hợp với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cao, Khoa đã
phân tích, xem xét và quyết định đưa ra một số cải tiến cho CTĐT. Kết quả sau quá trình
điều chỉnh, CTĐT chuyên ngành TTTM được áp dụng từ năm 2017 và 2019 đã có sự
cụ thể hóa trong phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá nhằm minh bạch hóa thông
tin về CTĐT cũng như bổ sung các phương pháp giảng dạy tăng cường sự chủ động của
người học, củng cố các kỹ năng mềm, sát với thực tiễn sử dụng lao động. Những thay
đổi trong việc phân bổ các học phần của Bản mô tả so với Khung CTĐT năm 2015 bao
gồm:

- Giảm thời lượng kiến thức giáo dục học đại cương xuống còn 34 TC, chiếm
23%;

- Tăng kiến thức giáo dục chuyên nghiệp lên 114 TC, chếm 77%, cụ thể là kiến
thức cơ sở ngành: 15 TC; kiến thức ngành 33 TC; kiến thức chuyên ngành 42 TC; kiến
thức bổ trợ 12 TC;

- Tiến hành kết hợp, chia tách và tăng cường thêm một số môn, đặc biệt là các
môn thuộc kiến thức chuyên ngành như: Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 5- biên dịch 1
và Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 6- biên dịch 2 và Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 7 –
Tài Chính Đầu tư Quốc tế để phù hợp hơn nhu cầu của SV cũng như nhu cầu của thị
trường.

1.2.2. Giới thiệu về Khoa tiếng Trung Quốc

* Cơ cấu tổ chức, đội ngũ, ngành đào tạo

Ngay từ những năm đầu thành lập, Đảng ủy, BGH Trường ĐHNT đã rất chú
trọng đến phát triển và đào tạo ngoại ngữ, coi việc đào tạo ngoại ngữ là một trong những
chiến lược quan trọng của Nhà trường. TTQ là một trong những ngoại ngữ có số lượng
người sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Do đó, để phục vụ cho hoạt động kinh tế đối
ngoại chung của đất nước trong thời kỳ đó, năm 1996, Trường ĐHNT quyết định thành
lập Bộ môn Trung văn – trực thuộc Khoa Ngoại ngữ. Bộ môn Trung văn đã trở thành
15

một trong những địa chỉ đào tạo tiếng Trung sớm nhất trong cả nước, đặc biệt là tiếng
Trung chuyên ngành Kinh tế đối ngoại. Năm 2006, Trường ĐHNT quyết định thành lập
Khoa để thực hiện tốt hơn nữa sứ mạng, mục tiêu đào tạo và nghiên cứu của Nhà trường,
Khoa xây dựng CTĐT TTTM, mở ra một chuyên ngành mới, đáp dứng nhu cầu hội
nhập, nhất là nguồn nhân lực kép vừa giỏi chuyên môn và nghiệp vụ ngoại thương.
Cơ cấu tổ chức của Khoa: Ban Chủ nhiệm Khoa, Hội đồng khoa, Tổ ĐBCL,
thư ký và 3 Bộ môn, bao gồm: Bộ môn tiếng Thực hành tiếng, Bộ môn Lý thuyết tiếng,
Bộ môn TTTM. Khoa có 14 GV cơ hữu, bao gồm 5 TS và 9 ThS, trong đó có 7 NCS và
sau TS.

Chi bộ Ban Chủ nhiệm Hội đồng


Khoa Khoa

Bộ môn Bộ môn Bộ môn


Thư ký Khoa
TTTM Thực hành tiếng Lý thuyết tiếng

Hình 0. 1: Cơ cấu tổ chức Khoa

Đội ngũ cán bộ, GV:

Khoa có đội ngũ GV được đào tạo bài bản, đều được tu nghiệp tại nước bản ngữ
Trung Quốc, Đài Loan, có trình độ chuyên môn đều từ ThS trở lên. Với chiến lược coi
trọng năng lực của người thầy, Khoa luôn động viên GV trong khoa không ngừng học
tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và các kỹ năng khác, có kế hoạch
rõ ràng. Đến nay, Khoa đã có 05/14 TS, 07/14 NCS, phấn đấu tới năm 2022 tỷ lệ TS đạt
60%, là một trong những khoa có tỷ lệ TS cao nhất toàn trường.

Ngành đào tạo

Khoa phụ trách đào tạo 02 CTĐT trình độ đại học, trong đó 01 CTĐT CLC
TTTM, 01 CTĐT đại trà TTTM; và giảng dạy ngoại ngữ 2 cho Khối ngành Kinh tế
thương mại và Ngôn ngữ thương mại.

CTĐT TTTM được triển khai từ năm học 2006 và đã trải qua nhiều lần rà soát,
điều chỉnh, gần đây vào năm 2014, 2016, 2017, 2018, 2019, trong đó năm 2016, 2018
16

ghi nhận các điểm cần điều chỉnh (chưa thực hiện điều chỉnh thực tế), năm 2017, 2019
tiến hành điều chỉnh căn cứ vào ý kiến phản hồi của các bên liên quan về CTĐT. Việc
điều chỉnh này đã nâng cao chất lượng của CTĐT, đưa CTĐT tiếp cận được gần hơn
với người học và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của NTD.

CTĐT được thiết kế theo mô hình liên ngành, kết hợp đa ngành và tuân thủ các
quy định chuẩn của GDĐT. CTĐT được xây dựng trên nguyên tắc đào tạo nền tảng cơ
bản, mở, linh hoạt, có sự tham khảo CTĐT của các trường đại học trong và ngoài nước,
đảm bảo CT vừa có điểm tương đồng, vừa có điểm khác biệt, vừa đảm bảo được tính
liên thông, vừa ĐBCL, trang bị kiến thức, kỹ năng toàn diện, CLC về ngôn ngữ Trung
Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, có phẩm chất, chính trị đạo đức tốt. Sau khi
tốt nghiệp, SV có thể sử dụng thành thạo TTTM, có khả năng vận dụng các kiến thức
cơ bản về kinh tế, thương mại trong giao tiếp và công việc, có năng lực biên dịch, phiên
dịch, nghiên cứu trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại; có kỹ năng làm việc, kỹ năng
phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, có năng lực tự chủ và chịu trách
nhiệm,đáp ứng được với yêu cầu của xã hội trong xu thế hội nhập.

- Về giáo viên: Giáo viên tham gia giảng dạy đều có trình độ từ ThS trở lên ở các
chuyên ngành ngôn ngữ Hán, các chuyên ngành Kinh tế/ Kinh doanh/ QTKD/ Thương
mại/ Tài chính Ngân hàng/ Marketing v.v...; có năng lực giảng dạy tốt, trách nhiệm và
lòng yêu nghề.

- Về phương pháp giảng dạy: Với phương châm lấy thước đo CĐR đào tạo phục
vụ tốt cho doanh nghiệp và xã hội, nên phương pháp giảng học chủ yếu áp dụng phương
pháp chủ động tích cực, lấy học sinh là trung tâm; chú trọng phát triển các kỹ năng nghề
nghiệp, kỹ năng mềm, giờ học thực hành có thể áp dụng các hình thức: thảo luận nhóm,
thực hành tại cơ sở thực hành của trường, khảo sát thực tế, thực hành, thực tập tại cơ
quan, doanh nghiệp và viết báo cáo.

- Về người học: Có động lực học tập, có tinh thần học hỏi, tích cực chủ động tự
nghiên cứu trong học tập.

- Về CSVC: Có đủ và đảm bảo tiêu chuẩn về phòng học lý thuyết, thực hành,
phòng tin học, ngoại ngữ, thiết bị dụng cụ nghe nhìn,…; Khoa có đầy đủ giáo trình, sách
báo, tạp chí, để giáo viên và SV nghiên cứu, cập nhật kiến thức; có cơ hội cho giáo viên,
17

SV tham gia thực tập, tham quan, khảo sát tại các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài
nước.

Với định hướng liên ngành và đa ngành, SV tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị
trí việc làm liên quan tới tiếng Trung (phiên dịch, biên dịch, giảng dạy) hoặc các vị trí
việc làm liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại tại các cơ quan Nhà nước,
các Bộ, Ngành, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, các doanh nghiệp, các văn phòng đại
diện, các công ty trong văn phòng đại diện, các doanh nghiệp trong và ngoài nước có sử
dụng TTQ và có thể tiếp tục học lên bậc ThS và TS ở trong nước hoặc nước ngoài với
định hướng ngôn ngữ hoặc thương mại quốc tế.

* Hoạt động ĐBCL

Tổ ĐBCL của Khoa gồm 06 thành viên do Phó Trưởng khoa làm Tổ trưởng, là
bộ phận trực tiếp phụ trách công tác ĐBCL của Khoa. Nhiệm vụ của Tổ ĐBCL của
Khoa bao gồm: (i) Tham mưu và giúp Lãnh đạo đơn vị trong việc quản lý, tổng hợp, đề
xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 41 Quy định về
Hệ thống ĐBCL bên trong tại Trường ĐHNT; (ii) Phổ biến thông tin, kiến thức về
ĐBCL với các cán bộ, VC, người lao động của đơn vị thông qua các buổi họp đơn vị,
hoặc tập huấn nội bộ tại đơn vị, hoặc theo hình thức khác do đơn vị quy định;(iii) Phối
hợp với KT&ĐBCL trong việc phổ biến thông tin và tổ chức thực hiện, kế hoạch công
tác ĐBCL bên trong của Nhà trường; duy trì, kiểm soát và không ngừng nâng cao chất
lượng hệ thống ĐBCL bên trong của Nhà trường; (iv) Định kỳ tham gia đầy đủ các đợt
tập huấn, nâng cao năng lực đội ngũ thực hiện công tác ĐBCL theo kế hoạch của Nhà
trường.

Hàng năm, bên cạnh thực hiện các hoạt động ĐBCL đào tạo, NCKH và dịch vụ
cộng đồng theo kế hoạch của ĐHNT, Khoa còn thực hiện hoạt động ĐBCL như: hàng
năm Khoa chủ động căn cứ vào mục tiêu dạy học, đối tượng học, CĐR, tiến hành rà soát
đề cương, nội dung dạy học, điều chỉnh phương pháp dạy học, phương thức kiểm tra,
đánh giá chất lượng giảng dạy của GV, đánh giá rèn luyện của SV, nhất là kỹ năng mềm,
kỹ năng giao tiếp, ứng xử, chất lượng SV tốt nghiệp, chất lượng CTĐT, từng bước xây
dựng văn hóa chất lượng trong dạy học, nghiên cứu.

* Một số thành tích nổi bật


18

Nhận thức được người thầy là một trong những nhân tố quan trọng quyết định
đến chất lượng đào tạo, nên trong suốt quá trình phát triển, Nhà trường và Khoa đã rất
chú trọng công tác xây dựng đội ngũ. Từ lúc đội ngũ GV rất mỏng chỉ có 2 đến 3 thầy
cô, đến nay Khoa đã xây dựng được một đội ngũ những con người tâm huyết với nghề,
chuyên nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu, năng động trong cuộc sống với 15 cán bộ,
GV đều có trình độ từ ThS lên, trong đó có 5 TS , 06 NCS. Về đào tạo, Khoa liên tục
đổi mới, hoàn thiện CTĐT theo yêu cầu của Nhà trường và xã hội. Với hai chuyên ngành
đào tạo chính là TTTM, TTTM CLC, ngoài ra còn đào tạo ngoại ngữ Tiếng Trung cho
khối ngành kinh tế, thương mại và khối ngành ngoại ngữ thương mại, đào tạo cho các
tổ chức và doanh nghiệp. Với định hướng liên ngành và đa ngành, đào tạo nhân tài kép
hướng tới hội nhập, đào tạo nhân tài có thể làm việc ở môi trường quốc tế, CTĐT với
nội dung đa dạng, phong phú, mang bản sắc riêng của ĐHNT, SV khoa Trung không
chỉ giỏi TTQ mà còn nắm vững các kiến thức về kinh tế thương mại. Sau khi ra trường,
các em có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công tác trong các lĩnh vực: Kinh doanh, Kinh tế
thương mại, Tài chính Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Bảo hiểm, Giáo dục,.. được các
doanh nghiệp sử dụng lao động đánh giá cao. Ngoài công tác giảng dạy và học tập, các
GV, SV cũng rất tích cực, say mê NCKH, đã đạt được một số thành tích và giải thưởng
nhất định. Trong xu thế hội nhập - hợp tác để phát triển, với nguyên tắc cộng sinh, Khoa
trú trọng trong liên kết, trao đổi trong đào tạo và NCKH với các trường đại học trong và
ngoài nước. Nhằm nâng cao trình độ đội ngũ GV, môi trường học tập và giao lưu quốc
tế cho SV, Khoa thường xuyên có mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, tăng cường
gắn kết đào tạo với thực tiễn, tạo cơ hội việc làm cho SV. Hàng năm, Khoa thường
xuyên tổ chức các cuộc thi, tọa đàm, các hoạt động thực tế thu hút được sự quan tâm
của các tổ chức quốc tế, các trường bạn và các doanh nghiệp. Với chặng đường hơn 50
năm xây dựng và phát triển, Khoa đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, hàng năm
đều đạt được danh hiệu tiên tiến. Khoa đã thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu chiến lược
quan trọng của Nhà trường, góp phần đưa trường ĐHNT nhanh chóng hội nhập với quốc
tế.
Các CTĐT được tổ chức và có bộ máy

- Chuyên ngành TTTM hệ tiêu chuẩn: khoảng 300 SV

- CTĐT CLC TTTM


19

- CTĐT ngoại ngữ tiếng Trung cho khối ngành kinh tế, thương mại: khoảng 70
SV.

- CTĐT khối ngành ngôn ngữ thương mại: khoảng 170 SV

- Tổng số hiện nay SV của Khoa: khoảng 550 SV.

Chất lượng đào tạo ngày càng được khẳng định, tỷ lệ việc làm sau khi ra trường
đạt khoảng trên 97%, mức lương khởi điểm ngày càng cao, được doanh nghiệp và xã
hội ghi nhận, uy tín của khoa và Nhà trường ngày càng được khẳng định.

Hoạt động NCKH:

Khoa là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn trường về số giờ NCKH (thường
vượt 200% số giờ NCKH theo định mức). GV trong Khoa chủ trì và tham gia nhiều đề
tài các cấp từ cấp bộ, cấp cơ sở và các đề tài liên kết với nước ngoài. Ngoài ra, Khoa
cũng hợp tác với các trường đại học, khoa nghiên cứu trong và ngoài nước tổ chức các
hội thảo khao học về các vấn đề ngôn ngữ, ngôn ngữ thương mại, ngôn ngữ tiếng Hán
và tiếng Việt, dạy học, xây dựng CT, phương pháp, kiểm tra, đánh giá, ĐBCL (trung
bình mỗi năm Khoa tổ chức 01 hội thảo). GV của Khoa cũng tích cực tham gia vào các
hội thảo khoa học do Trường và các đơn vị ngoài trường tổ chức, đặc biệt là các hội thảo
quốc tế, cụ thể như sau:

Bảng 0.1: Thống kê số lượng công trình GV trong Khoa:


Đề tài tham gia 12
Đề tài NCKH SV 5
Đề tài NCKH với nước ngoài 2
Giáo trình sách tham khảo, chuyên khảo 13
Bài báo quốc tế 5
Bài báo trong nước 37
Bài hội thảo quốc tế 2
Bài hội thảo trong nước 42
Tổng 118
Nguồn: Phòng QLKH.

Phong trào NCKH SV phát triển mạnh mẽ, có 5 nhóm NCKH SV đạt giải cấp bộ
trở lên, cụ thể:
20

Bảng 0.2: Thành tích nghiên cứu khoa học của sinh viên 2015 – 2020
Năm học
Giải SV NCKH 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020
Số lượng đạt giải - 2 1 1 -
Giải cấp bộ - - - 1 -
Trường - - - - -
Bài báo - 2 1 2 -
Hoạt động hỗ trợ SV:

- Công tác tư vấn học tập và giáo viên chủ nhiệm: Ngày càng chuyên nghiệp, GV
thực sự là người bạn sau giờ lên lớp, thường xuyên trao đổi, nắm bắt tình hình học tập
và tư tưởng của SV, hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời, đặc biệt trong việc hỗ trợ hướng dẫn SV
khi tham gia các hoạt động ngoài trường như Đạo chúa trời, giúp các em có tư tưởng
vững vàng trong cuộc sống.

- Công tác hướng dẫn SV tham gia các cuộc thi NCKH, các cuộc thi tiếng Hán:
Nhiệm kỳ trước phong trào NCKH SV gần như không có. Với mục tiêu NCKH là nhiệm
vụ quan trọng trong đào tạo đại học, Khoa đã phát động SV NCKH, có cơ chế hỗ trợ
SV, GV hướng dẫn, phấn đấu có các giải thưởng của Khoa, Nhà trường bằng cách lập
Quỹ tài năng Khoa Trung, có cơ chế hỗ trợ, khen thưởng khi có giải.

- Công tác hỗ trợ thực hành, thực tập, việc làm sau khi tốt nghiệp: Khoa giữ mối
liên mối liên hệ với đối tác, doanh nghiệp, tăng cường mở rộng hợp tác với các trường
Trung Quốc, Đài Loan, các doanh nghiệp có sử dụng TTQ, làm nơi tham quan, thực
hành, thực tập cho SV, giới thiệu việc làm cho SV. Thường xuyên gửi các thông tin
tuyển dụng cho các em SV qua các kênh giáo viên chủ nhiệm, qua kênh FTU Khoa
Trung (facebook), trên trang web của Khoa.

- Tổ chức các buổi tư vấn việc làm chính thức từ phía Trường, phối hợp với doanh
nghiệp tổ chức các buổi tư vấn du học, việc làm cho SV, hỗ trợ SV tham gia các khóa
học trao đổi, ngắn hạn ở Trung Quốc và công tác tư vấn, thủ tục, thư giới thiệu.

- Với mục tiêu hỗ trợ và phát triển tài năng Khoa, Quỹ tài năng Khoa Trung chính
thức thành lập tháng 2/9/2018 có quy chế hoạt động riêng theo nguyên tắc phi lợi nhuận,
ban đầu kêu gọi các thầy cô trong Khoa ủng hộ và đã đi vào hoạt động, hỗ trợ cho phong
trào SV NCKH, các cuộc thi của SV tham gia như cuộc thi Tranh biện tiếng Hoa, Hùng
21

biện tiếng Hoa, Cầu Hán ngữ, thi viết chữ đẹp, văn nghệ, thể thao v.v...

- Dưới sự chỉ đạo, quản lý, tư vấn, hỗ trợ của Khoa, CLB tiếng Trung đã phát
triển ngày càng chuyên nghiệp, giúp đỡ nhiều SV khoa học tập, sinh hoạt. Tổ chức được
04 kỳ thi Tranh biện tiếng Hoa cho các trường phía Bắc tham gia, tạo uy tín lớn trong
và ngoài nước, thực sự là nòng cốt hỗ trợ trong các CT tổ chức của khoa như kỷ niệm
50 năm thành lập khoa, chào đón tân SV, dạ hội tiếng Hoa, hội trại và văn nghệ với
Khoa Đào tạo quốc tế ... Qua hoạt động, SV rèn luyện tốt được các kỹ năng tổ chức, kỹ
năng chuyên môn, kỹ năng truyền đạt và giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm...

Hoạt động truyền thông và quan hệ đối ngoại:


Với phương châm đào tạo gắn với thực tiễn, Khoa chú trọng phát triển môi trường
thực hành thực tập ngôn ngữ, thực tập tại doanh nghiệp, có sự tham gia mật thiết của
các đối tác nước ngoài và doanh nghiệp có sử dụng TTQ. Vì vậy, công tác này cũng
luôn được coi trọng và mở rộng. Cụ thể:
- Xây dựng xong trang web của Khoa và trang FTU Khoa Trung (facebook), là
kênh truyền thông chính thức của Khoa.
- Có quan hệ hợp tác với các trường mới như Đại học Quốc Lập Đài Loan, ĐHNT
Bắc Kinh, Đại học Tài chính Thượng Hải, Đại học Quế Điện Trung Quốc, Đại học Thụ
Đức Đài Loan....
- Kết nối với các cơ quan của Trung Quốc như Đại sứ quán Trung Quốc, Văn
phòng thương mại Vân Nam, có mối liên hệ mật thiết với Văn phòng Đài Bắc, Hội
thương gia Đài Loan. Hàng năm Văn phòng Đài Bắc hỗ trợ công tác giáo viên tình
nguyện từ phía Bộ giáo dục Đài Loan, Hội thương gia Đài Loan luôn ủng hộ, tài trợ nhất
là cuộc thi Tranh biện tiếng Hoa.
- Xây dựng được mối liên hệ với các doanh nghiệp có sử dụng TTQ: 07 doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp đã luôn đồng hành cùng Khoa trong một số sự kiện của Khoa
và SV, môi tạo môi trường học tập năng động và thực tiễn cho SV. Kết nối với Ban liên
lạc cựu SV, cầu nối hợp tác với các doanh nghiệp, chuyên gia, cùng tham gia tư vấn,
đào tạo, nghiên cứu, hỗ trợ SV trong đào tạo và cầu nối thực hành, thực tập, việc làm
sau khi ra trường.
- Có quan hệ tốt với các trường Đại học có đào tạo TTQ trong nước, tạo được
môi trường giao lưu, trao đổi học thuật, hợp tác giảng dạy, NCKH.
22

PHẦN II: TỰ ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ

Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Mở đầu

CTĐT TTTM được Nhà trường và trực tiếp là Khoa xây dựng một cách bài bản,
có khoa học nhằm hiện thực hóa tầm nhìn phát triển của Nhà trường tới 2030. CTĐT có
sự tham khảo CTĐT của các trường đại học có uy tín trên thế giới, thể hiện mục tiêu rõ
ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách có hệ thống, đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ đại học. Mục tiêu và CĐR của
CTĐT đã được sự góp ý và thông qua của Hội đồng KH&ĐT của Nhà trường cũng như
sự góp ý từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để đáp ứng linh hoạt hơn nhu cầu của
thị trường lao động.

Tiêu chí 1.1. Mục tiêu của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, phù
hợp với sứ mạng và tầm nhìn của cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với Mục tiêu của
giáo dục đại học quy định tại Luật giáo dục đại học.

1. Mô tả

Mục tiêu của CTĐT tiếng Trung thương mại (TTTM) được xác định rõ và được
thể hiện tại CTĐT chuyên ngành TTTM qua các năm 2014, 2017 và 2019 [H1.01.01.01].

CTĐT TTTM có mục tiêu đào tạo ra những SV tốt nghiệp có đầy đủ phẩm chất
chính trị, đạo đức và năng lực chuyên môn về ngôn ngữ TTQ, đặc biệt có thể sử dụng
thành thạo TTTM trong giao tiếp và công việc. CTĐT TTTM được thiết kế nhằm đảm
bảo SV sau khi tốt nghiệp: có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản về kinh tế thương
mại; có năng lực biên dịch, phiên dịch, nghiên cứu trong các lĩnh vực kinh tế thương
mại, có kỹ năng làm việc, phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin; có năng
lực tự chủ và chịu trách nhiệm đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong xu thế hội nhập.

Các mục tiêu nêu trên phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ đại học của Trường
ĐHNT là “Đào tạo nguồn nhân lực CLC, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp,
thành thạo ngoại ngữ; có khả năng làm việc, giải quyết những vấn đề thuộc ngành đào
tạo một cách độc lập, sáng tạo; có trách nhiệm xã hội, ý thức PVCĐ và khả năng tham
gia thị trường lao động toàn cầu” và triết lý giáo dục “Giáo dục hướng tới khai phóng,
gắn với thực tiễn; nuôi dưỡng tính trung thực, tinh thần trách nhiệm và năng lực sáng
23

tạo” tại trường ĐHNT .

Các mục tiêu nêu trên phù hợp và góp phần thực hiện sứ mạng của trường ĐHNT
thể hiện trong Chiến lược phát triển Trường ĐHNT đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 “Sứ
mạng của trường ĐHNT là đào tạo nhân tài và cung cấp nguồn nhân lực CLC trong
các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, QTKD, tài chính - ngân hàng, luật, công nghệ và ngoại
ngữ; sáng tạo và chuyển giao tri thức khoa học đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển năng lực học tập, NCKH của SV; rèn
luyện kỹ năng làm việc và lối sống trong môi trường quốc tế hiện đại. Trường còn là
nơi phổ biến tri thức khoa học, nghề nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, là
trung tâm giao lưu học thuật và văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới”
[H1.01.01.02].

Mục tiêu của CTĐT cũng phù hợp với mục tiêu của GDĐH quy định tại điều 5,
Luật GDĐH 2012 "Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; NCKH, công
nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo
đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển
ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả
năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức
phục vụ nhân dân" [H1.01.01.03].

Mục tiêu của CTĐT được xây dựng đáp ứng các nhu cầu của thị trường lao động
đối với nhân lực ngành TTTM, phát triển vừa có kỹ năng nghề nghiệp tốt, vừa có các
kỹ năng mềm đảm bảo khả năng thích nghi, tổ chức và hợp tác trong công việc
[H1.01.01.04], [H1.01.01.05], [H1.01.01.07] (xem thêm tại tiêu chí 1.3).

Mục tiêu của CTĐT được cụ thể hóa bằng các nội dung về kiến thức, kỹ năng và
thái độ mà người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp, trình bày cụ thể trong CTĐT
chuyên ngành TTTM năm 2019 [H1.01.01.01]. Các CĐR của CTĐT được xây dựng bao
gồm 05 CĐR về kiến thức, 08 CĐR về kỹ năng (bao gồm cả kỹ năng tin học và ngoại
ngữ) và 04 CĐR về năng lực tự chủ và trách nhiệm (xem Bảng 1.1). Đặc biệt, ngoài kiến
thức chuyên môn, CTĐT chú trọng trang bị cho người học các kỹ năng nghiên cứu cơ
bản (ví dụ: CĐR 08, 09; xem Bảng 1.1) hướng tới tầm nhìn 2030 đưa Trường trở thành
trường đại học định hướng nghiên cứu [H1.01.01.02].
24

2. Điểm mạnh

CĐR CTĐT của CTĐT TTTM đã nêu rõ

Đạt chuẩn đẩu ra về kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ, tin học, năng lực tự
chủ và trách nhiệm;

Đảm nhận các vị trí công việc như: Phiên dịch, biên dịch tiếng Trung – Việt hoặc
Việt – Trung, đặc biệt liên quan đến lĩnh vực kinh tế, thương mại tại các cơ quan, các tổ
chức và doanh nghiệp; Nhân viên, chuyên viên phòng xuất nhập khẩu tại các Bộ, Ban,
Ngành, UBND các cấp, các doanh nghiệp, các văn phòng đại diện, các công ty trong
nước hoặc các doanh nghiệp của Trung Quốc, Đài Loan, Singapore tại Việt Nam;
Chuyên viên nghiên cứu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tại các cơ quan, trung tâm nghiên
cứu hoặc tại các doanh nghiệp; GV giảng dạy tiếng Trung cơ sở, TTTM; khởi nghiệp
kinh doanh dựa trên ưu thế của Việt Nam và Trung Quốc.

Nhìn lại về sứ mạng của trường ĐHNT là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực
CLC trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng,
luật, công nghệ và ngoại ngữ。 Như vậy, có thể thấy mục tiêu của CTĐT TTTM đã xác
định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của trường ĐHNT, Khoa, phù hợp với
mục tiêu của GDĐH quy định tại Luật GDĐH.

3. Điểm tồn tại

Quá trình rà soát, điều chỉnh và cập nhật mục tiêu của CTĐT còn gặp khó khăn
do chưa lấy được số lượng lớn ý kiến phản hồi từ cựu người học. Trường và Khoa chưa
tiến hành điều tra hàng năm nhằm nắm bắt và đánh giá những thay đổi trong nhu cầu
của thị trường lao động.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2019-2020, Khoa sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ phận của Nhà
trường tổ chức đánh giá, rà soát lại mục tiêu của CTĐT theo hướng phù hợp hơn với sứ
mạng, tầm nhìn của Trường ĐHNT, với Luật GDĐH. Khoa sẽ tiến hành mở rộng mạng
lưới kết nối cựu người học nhằm tăng cường kênh tiếp nhận ý kiến phản hồi của cựu
người học sau khi tốt nghiệp và các NTD, doanh nghiệp về các mục tiêu của CTĐT.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7


25

Tiêu chí 1.2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng,
bao quát được cả các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt mà người học cần đạt
được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.

1. Mô tả

Từ năm 2014, trên cơ sở mục tiêu đào tạo, các CĐR của CTĐT TTTM được xây
dựng, ban hành và công bố [H1.01.02.01], [H1.01.02.02], [H1.01.02.03]. CĐR của
CTĐT được xác định rõ ràng bao gồm chuẩn về kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ
và trách nhiệm. Trải qua các đợt rà soát, điều chỉnh trong các năm 2017, 2019, CĐR của
CTĐT hiện nay bao gồm 05 CĐR về kiến thức, 08 CĐR về kỹ năng (bao gồm cả kỹ
năng tin học và ngoại ngữ) và 04 CĐR về năng lực tự chủ và trách nhiệm như tổng hợp
tại bảng dưới đây.

Bảng 1.2.1: CĐR của CTĐT


KIẾN THỨC
(CĐR 01) Vận dụng được các kiến thức về thế giới quan, nhân sinh quan, phương
pháp luận vào thực tiễn, hiểu được đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh.
(CĐR 02) Vận dụng được các kiến thức liên quan đến kỹ năng học tập, nghiên
cứu, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm trong các học phần, các hoạt động ngoại khóa,
kiến tập, thực tập, góp phần hình thành các kỹ năng, đáp ứng tốt công việc sau khi ra
trường sau khi ra trường.
(CĐR 03) Vận dụng được các kiến thức ngữ âm, văn tự, từ vựng, ngữ pháp, văn
hóa vào giao tiếp, giao dịch thương mại.
(CĐR 04) Hiểu và phân tích được các vấn đề về kinh tế, thương mại bằng tiếng
Trung, có thể vận dụng các kiến thức về kinh tế, thương mại, thương mại quốc tế, pháp
luật, tài chính tiền tệ, thanh toán, vận tải và bảo hiểm vào công việc liên quan đến hoạt
động kinh tế, thương mại.
(CĐR 05) Đạt chứng chỉ HSK bậc 5 do Hanban Trung Quốc cấp, sử dụng chuẩn
xác thuật ngữ kinh tế, thương mại, có khả năng biên phiên dịch, đặc biệt trong lĩnh vực
kinh tế, thương mại, đảm nhận được các công việc liên quan đến ngôn ngữ và các hoạt
động kinh tế thương mại.
KỸ NĂNG
(CĐR 06) Có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Trung thành thạo.
(CĐR 07) Có năng lực biên phiên dịch, dịch đúng các thuật ngữ chuyên ngành.
(CĐR 08) Có kỹ năng tư duy hệ thống, loogic và phản biện, có khả năng tổng
hợp, phân tích, đánh giá thông tin và dữ liệu.
(CĐR 09) Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức
lý thuyết và thực tiễn trong những bối cảnh khác nhau; có khả năng xử lý văn bản đến
và đi, biết cách lưu trữ, quản lý hồ sơ và dữ liệu; linh hoạt, sáng tạo giải quyết các vấn
đề phát sinh trong đàm phán và hoạt động thương mại để đạt hiệu quả.
(CĐR 10) Có kỹ năng giao tiếp, sắp xếp thời gian, quản lý công việc cá nhân một
26

hợp lý. Có năng lực tổ chức, biết cách thiết lập mối quan hệ, phối hợp với cộng sự để
đạt hiệu quả trong công việc.
(CĐR 11) Sử dụng thành thạo tiếng Trung tối thiểu đạt bậc 5/6 KNLNNVN ban
hành kèm theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014, tương đương bậc 5 HSK
theo khung 6 bậc của Trung Quốc và sử dụng thành thạo TTTM trong lĩnh vực kinh tế
và thương mại quốc tế.
(CĐR 12) Sử dụng ngoại ngữ thứ 2 (một trong các thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng
Pháp, tiếng Nga, tiếng Nhật) tương đương bậc 3/6 KNLNNVN ban hành kèm theo
Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014.
(CĐR 13) Sử dụng tin học văn phòng cơ bản (trình độ CNTT cơ bản theo quy
định Thông tư 03/2014/TT-BTTTT).
NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM
(CĐR 14) Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc
thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
(CĐR 15) Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.
(CĐR 16) Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được
quan điểm cá nhân.
(CĐR 17) Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện
hiệu quả các hoạt động.
CĐR CTĐT tương thích các học phần trong CĐR CTĐT. Cấu trúc CTĐT được
xây dựng để thực hiện mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của CTĐT. CĐR của các
học phần được xây dựng dựa trên nền tảng mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của CTĐT
trên cả ba phương diện kiến thức, kỹ năng và thái độ. CĐR của các học là những mảnh
ghép nhỏ, kiểm soát đầu ra, góp phần thực hiện mục tiêu chung của CTĐT.CĐR được
xác định rõ ràng bao gồm các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt thể hiện chi tiết tại
ma trận tích hợp CĐR của các môn học thuộc CTĐT, bao gồm khối kiến thức chung,
khối kiến thức cơ sở ngành và khối kiến thức chuyên ngành [H1.01.02.02].

Đối với cả yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt, quá trình xây dựng CTĐT đảm
bảo việc SV được tiếp cận kiến thức và kỹ năng từ nền tảng tới chuyên sâu. CĐR của
CTĐT TTTM hiện nay được thực hiện thông qua 148 TC (không bao gồm Giáo dục thể
chất và Giáo dục quốc phòng), cụ thể: (i) 40 TC về kiến thức giáo dục đại cương, chiếm
27%; (ii) 12 TC về kiến thức cơ sở ngành, chiếm 8,2%; (iii) 33 TC về kiến thức ngành,
chiếm 22,3%; (iv) 42 TC về kiến thức chuyên ngành, gồm 36 TC bắt buộc và 6 TC tự
chọn, chiếm 28,3%; (v) 9 TC kiến thức bổ trợ, chiếm 6 %; (vi) 3 TC thực tập giữa khóa,
chiếm 2%; (vii) 9 TC học phần tốt nghiệp, chiếm 6% (xem hình 1.2.1).
27

Hình 1.2.1: Phân bổ TC của CTĐT theo khối kiến thức

0%
Kiến thức giáo dục đại cương
3%
8% 40TC
11% Kiếnthức cơ sở 12TC
8% Kiến thức ngành 33TC

Kiến thức chuyên ngành 42TC


31%
Kiến thức bổ trợ 9TC

39% Thực tập giữa khóa 3TC

Học phần tốt nghiệp 9TC

Các TC về kiến thức chung và kiến thức ngành phục vụ việc đạt các kiến thức -
kỹ năng ở cấp độ nền tảng (ví dụ CĐR 01 tới CĐR 03) được thiết kế tập trung trong 1,5-
2 năm học đầu tiên [H1.01.02.02].

Chỉ khi đã hoàn thành các học phần tiên quyết này, SV mới tiếp tục đăng ký các
môn học chuyên ngành nhằm đạt được các CĐR tổng quát hay CĐR chuyên ngành ở
cấp độ chuyên sâu hơn. Danh mục các môn học tiên quyết được thể hiện tại CTĐT.

CĐR của CTĐT là cơ sở xây dựng các CĐR của các môn học của CTĐT và được
tích lũy theo từng kỳ học, năm học. Mức độ đóng góp của từng học phần vào CĐR của
CTĐT được cụ thể hóa tại ma trận CĐR. Các môn học và nội dung giảng dạy của từng
buổi học được lựa chọn nhằm đảm bảo đạt được các CĐR của CTĐT từ chung đến
chuyên biệt, từ những kiến thức cơ bản đến các kiến thức chuyên sâu và được sắp xếp
theo thứ tự tăng dần về năng lực tư duy Bloom (từ nhớ, hiểu, áp dụng, phân tích, đánh
giá, và sáng tạo). Vì thế, các môn học được sắp xếp một cách logic, tích hợp và nâng
cấp lên theo từng kỳ trong suốt 4 năm học của SV. Việc đánh giá mức độ đạt CĐR được
tiến hành thông qua các hình thức KTĐG phù hợp cho từng học phần với thang điểm rõ
ràng [H1.01.02.05], [H1.01.02.06].

Các CĐR của CTĐT khái quát các kiến thức và kỹ năng cần thiết giúp người học
trở thành nguồn nhân lực CLC về ngôn ngữ Trung Quốc. Đặc biệt sau khi tốt nghiệp,
SV có thể sử dụng thành thạo TTTM; có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản về
kinh tế, thương mại trong giao tiếp và công việc; có năng lực đảm nhận các vị trí công
việc như: phiên dịch, biên dịch, xuất nhập khẩu, kinh doanh, giảng dạy và nghiên cứu
28

TTQ tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước; có kỹ năng làm việc,
kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, có năng lực tự chủ và chịu
trách nhiệm,đáp ứng được với yêu cầu của xã hội trong xu thế hội nhập; Có khả năng tự
học suốt đời; học tiếp các CTĐT sau đại học trong và ngoài nước các chuyên ngành
ngôn ngữ Trung, thương mại, kinh tế.

2. Điểm mạnh

CĐR được xác định rõ ràng, súc tích, phản ánh được mục tiêu của CTĐT và xác
định cụ thể mức năng lực SV tốt nghiệp cần đạt được, bao gồm cả các yêu cầu chung và
yêu cầu chuyên biệt. Các môn học tương ứng với các mức kiến thức và kỹ năng khác
nhau được phân bổ khoa học trong suốt quá trình đào tạo nhằm đảm bảo người học có
thể tiếp nhận tốt nhất các kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, đáp ứng nhu cầu của thị
trường lao động.

3. Điểm tồn tại

Do số lượng SV tốt nghiệp còn ít, việc lấy ý kiến phản hồi của cựu người học còn
chưa đảm bảo về quy mô. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, thị trường có những
biến động lớn trong xu hướng sử dụng lao động. Do đó, CĐR cần được cập nhật thường
xuyên hơn.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2019 - 2020, Khoa TTTM sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ phận của
Nhà Trường tổ chức đánh giá, rà soát lại CĐR của CTĐT và có đề xuất điều chỉnh theo
hướng hiện đại hóa, cập nhật, tiếp cận quốc tế cũng như đáp ứng nhu cầu của thị trường
lao động.

Cũng từ năm học tới, ngoài việc phối hợp với KT&ĐBCL, Khoa dự kiến xây
dựng và củng cố kênh tiếp cận bổ sung với cựu người học để tăng cường mức độ đóng
góp của cựu người học và NTD của cựu người học vào quá trình điều chỉnh, cập nhật
CĐR.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Tiêu chí 1.3. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo phản ánh được yêu cầu
của các bên liên quan, được định kỳ rà soát, điều chỉnh và được công bố công khai.
29

1. Mô tả

CĐR CTĐT được ban hành lần đầu năm 2017 và được rà soát, điều chỉnh trong
các năm 2019 [H1.01.01.01], [H1.01.03.01]. Quá trình xây dựng và điều chỉnh CĐR
tuân thủ quy trình xây dựng và đánh giá CTĐT tại Thông tư 07/2015/TT- BGDĐT.

Quá trình xây dựng CTĐT đối với CTĐT cử nhân Ngôn ngữ Trung, chuyên
ngành TTTM được tiến hành theo quy trình 8 bước bao gồm (xem Hình 1.2):

Bước 1: Khảo sát, xác định nhu cầu nhân lực; khảo sát nhu cầu của người sử
dụng lao động đối với người tốt nghiệp chuyên ngành TTTM [H1.01.03.04] kết hợp với
yêu cầu về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực người học đạt được
sau khi tốt nghiệp [H1.01.03.05];

Bước 2: Xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và CĐR của CTĐT;

Bước 3: Xác định cấu trúc, khối lượng kiến thức cần thiết của CTĐT, xây dựng
CTĐT đảm bảo mục tiêu đào tạo và CĐR [H1.01.03.09];

Bước 4: Đối chiếu, so sánh với CTĐT cùng trình độ, cùng chuyên ngành của các
cơ sở đào tạo khác ở trong nước và nước ngoài để hoàn CTĐT [H1.01.03.14];

Bước 5: Thiết kế Đề cương chi tiết các học phần theo CTĐT đã xác định
[H1.01.03.13], [H1.01.03.17];

Bước 6: Tổ chức tọa đàm, họp khoa lấy ý kiến của GV, cán bộ quản lý trong và
ngoài cơ sở đào tạo, các nhà khoa học [H1.01.03.11], đại diện đơn vị sử dụng lao động
liên quan [H1.01.03.12] và người đã tốt nghiệp về CTĐT;

Bước 7: Hoàn thiện dự thảo CTĐT trên cơ sở tiếp thu ý kiến phản hồi của các
bên liên quan và trình Hội đồng KH&ĐT của cơ sở đào tạo xem xét tiến hành các thủ
tục thẩm định và áp dụng;

Bước 8: Đánh giá và cập nhật thường xuyên nội dung CT môn học và phương
pháp giảng dạy dựa trên các tiến bộ mới của lĩnh vực chuyên ngành và yêu cầu của việc
sử dụng lao động [H1.01.03.13]. [H1.01.03.19]. [H1.01.03.20]

.
30

Hình 1.3.1: Quy trình xây dựng CĐR

Hoạt động cập nhật, đánh giá CTĐT đối với CTĐT cử nhân TTTM trong các
năm 2017 và 2019 được tiến hành theo các bước sau (xem Hình 1.3):

Bước 1: Lập kế hoạch cập nhật, đánh giá CTĐT [H1.01.03.10];

Bước 2: Thu thập thông tin, minh chứng liên quan đến sự cần thiết phải cập nhật
CTĐT [H1.01.03.07], [H1.01.03.08] (những thay đổi trong quy định của Nhà nước, của
cơ sở đào tạo về CTĐT; những tiến bộ mới trong lĩnh vực khoa học thuộc ngành, chuyên
ngành; các vấn đề kinh tế - xã hội, kết quả nghiên cứu liên quan đến CTĐT; phản hồi
của các bên liên quan [H1.01.03.12]; những thay đổi học phần, môn học hoặc nội dung
chuyên môn…) [H1.01.03.11], [H1.01.03.13];

Bước 3: Đánh giá và xây dựng báo cáo đánh giá về tính hiệu quả của CTĐT đang
thực hiện (đáp ứng so với CĐR và mục tiêu đã xác định; sự thống nhất và gắn kết giữa
nội dung CT, phương pháp KTĐG, nguồn tài liệu phục vụ học tập và giảng dạy…); so
sánh giữa kết quả nghiên cứu về yêu cầu phát triển CTĐT và mức độ đáp ứng yêu cầu
của CTĐT đang thực hiện; dự kiến tác động của việc thay đổi, cập nhật CTĐT;

Bước 4: Dự thảo những nội dung cần sửa đổi, cập nhật CTĐT [H1.01.03.13] và
trình Hội đồng KH&ĐT xem xét thông qua;

Bước 5: Hội đồng KH&ĐT xem xét, thông qua nội dung sửa đổi, cập nhật CTĐT
và trình Thủ trưởng cơ sở đào tạo ban hành CTĐT sửa đổi, bổ sung [H1.01.03.08]. Nếu
cần thiết, Hội đồng KH&ĐT quyết định việc thẩm định CTĐT sửa đổi, bổ sung theo
Điều 7 của Quy định này [H1.01.03.15].
31

Hình 1.3.2: Quy trình điều chỉnh, cập nhật CĐR

Trong quá trình xây dựng và điều chỉnh CĐR của CTĐT, các bên liên quan được
xác định bao gồm: GV, SV, SV đã tốt nghiệp, NTD, các cơ quan, tổ chức khác.

- Ý kiến của các nhà khoa học về CTĐT được thu thập thông tin hoạt động trao
đổi trực tiếp và phiếu đánh giá [H1.01.03.13];

- Ý kiến của GV được thu thập thông qua Bộ môn [H1.01.03.11] và Hội đồng
Khoa [H1.01.03.11], [H1.01.03.13];

- Ý kiến của SV được thu thập qua khảo sát ý kiến SV đối với chất lượng CTĐT
do KT&ĐBCL thực hiện định kỳ hàng năm [H1.01.03.12];

- Ý kiến của SV đã tốt nghiệp được thu thập thông qua khảo sát tình trạng việc
làm của SV một năm sau khi tốt nghiệp do KT&ĐBCL và Khoa TTTM tiến hành định
kỳ hàng năm [H1.01.03.02];

- Ý kiến của NTD thu thập thông qua khảo sát do KT&ĐBCL thực hiện
[H1.01.03.01] và tọa đàm do Khoa trực tiếp tổ chức [H1.01.03.12].

Bên cạnh đó, Khoa còn tham khảo các báo cáo đánh giá thị trường lao động và
dự báo về nhu cầu lao động được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Các báo
cáo đánh giá nêu trên cho thấy ngoài kỹ năng mềm liên quan trực tiếp đến công việc,
người sử dụng lao động cũng tìm kiếm các kỹ năng nhận thức (kỹ năng giải quyết vấn
đề, tư duy phản biện) và các kỹ năng hành vi (kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao
tiếp). Các nhận định này cũng tương đối trùng khớp với kết quả khảo sát nhu cầu NTD
do KT&ĐBCL tiến hành [H1.01.03.04]. Các yêu cầu của NTD đã được truyền tải trong
32

CĐR của CTĐT theo hướng cân bằng giữa kiến thức và kỹ năng, tăng cường kỹ năng
hành vi và năng lực tự chủ giúp người học ứng dụng kiến thức linh hoạt hơn và tăng khả
năng thích nghi trong môi trường làm quốc tế. Thông qua các lần điều chỉnh, cập nhật
CĐR hiện đã được trình bày một cách ngắn gọn và cô đọng hơn [H1.01.03.18]. Đồng
thời các CĐR ngày càng đáp ứng tốt hơn những yêu cầu thiết yếu của các bên liên quan
(xem bảng dưới đây).

Bảng 1.3.1: Mức độ tương thích giữa CĐR và yêu cầu của các bên liên quan
NỘI BỘ CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGOÀI CƠ SỞ ĐÀO TẠO
GV SV Cựu Sinh GDĐT Thị NTD
viên (i) trường lao
động
(CĐR 1) - - - *** - -
(CĐR 2) *** *** *** *** - ***
(CĐR 3) *** *** *** *** - ***
(CĐR 4) *** ** ** *** - **
(CĐR 5) *** ** ** *** - **
(CĐR 6) *** ** ** *** - **
(CĐR 7) *** *** *** *** *** ***
(CĐR 8) *** *** *** *** - ***
(CĐR 9) *** *** *** *** - ***
(CĐR 10) ** ** *** *** *** ***
(CĐR 11) ** ** *** *** *** ***
(CĐR 12) *** ** ** *** *** ***
(CĐR 13) ** ** ** *** - **
Ghi chú:

***: Tương thích hoàn toàn; **: Tương thích một phần; (-): Không có thông tin.

(i) Điều 5. Yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi
trình độ của GDĐH, Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT

Sau khi các CĐR của CTĐT được xây dựng, ban hành và điều chỉnh sẽ được
công bố [H1.01.03.06] công khai trên website của Trường, Khoa và các kênh thông tin
khác như giới thiệu cho SV trong các buổi tư vấn hướng nghiệp [H1.01.03.19] hay khi
GV lên lớp, giới thiệu trong các buổi tọa đàm với các NTD ... [H1.01.03.12].

Với các kênh công bố CĐR rộng rãi như trên đã giúp GV cũng như SV dễ dàng
tìm kiếm các yêu cầu về CĐR. Kết quả là hầu hết GV đều nắm bắt được những yêu cầu
cơ bản của CĐR để có thể tư vấn và giới thiệu cho SV, còn SV thì hiểu và lĩnh hội đầy
33

đủ các yêu cầu của CĐR. Từ đó người học tự hoàn thiện kiến thức và kỹ năng của bản
thân để có thể đáp ứng các yêu cầu của CĐR khi ra trường.

2. Điểm mạnh

Thứ nhất, CTĐT đã đáp ứng tốt các yêu cầu về CĐR đối với người học và nhu
cầu của các bên liên quan. Cử nhân chuyên ngành TTTM có khả năng học tập, nghiên
cứu và làm việc độc lập, có kỹ năng làm việc nhóm. Bên cạnh đó, SV tốt nghiệp có kiến
thức, kỹ năng chuyên môn và có khả năng ngoại ngữ, tin học đủ để đáp ứng các yêu cầu
của NTD.

Thứ hai, các ý kiến đóng góp của các bên liên quan về CTĐT được ghi nhận và
cập nhật kịp thời. Định kỳ KT&ĐBCL và Khoa tổ chức khảo sát và lấy ý kiến của các
bên liên quan. Từ đó tổng hợp, rút kinh nghiệm và điều chỉnh CTĐT cho phù hợp với
các yêu cầu mới.

3. Điểm tồn tại

Mặc dù Khoa định kỳ tổ chức khảo sát và lấy ý kiến các NTD về mức độ tương
thích của CĐR với yêu cầu của các NTD nhưng do kinh phí và thời gian hạn chế nên số
lượng NTD tham gia khảo sát và lấy ý kiến với quy mô và số lượng chưa nhiều. Do đó
các ý kiến đóng góp của họ đưa ra có thể chưa đầy đủ và toàn diện.

Bên cạnh đó, việc khảo sát SV đã tốt nghiệp về tình trạng việc làm được tổ chức
thường xuyên song đôi khi có những SV trả lời phiếu khảo sát chỉ mang tính hình thức
với những câu trả lời có/không mà không đưa ra ý kiến đóng góp cụ thể về CTĐT.

4. Kế hoạch hành động

Năm học 2020-2021, Khoa tiến hành khảo sát các NTD và doanh nghiệp với quy
mô lớn hơn. Bên cạnh đó, để khuyến khích các cựu SV trả lời khảo sát, Khoa sẽ có các
phần thưởng đối với những SV đưa ra ý kiến đóng góp cụ thể và xác đáng.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5 /7

Kết luận chung về Tiêu chuẩn 1

Trong quá trình xây dựng và điều chỉnh CĐR CTĐT cử nhân chuyên ngành
TTTM, Nhà trường và Khoa đã chú trọng xây dựng một cách có khoa học dựa trên sự
tham khảo CĐR của các trường đại học có uy tín tại Trung Quốc, cùng với sự đóng góp
34

xây dựng của các nhà khoa học có uy tín, các nhà quản lý và các doanh nghiệp sử dụng
người học của Khoa sau khi tốt nghiệp.

Mục tiêu của CTĐT TTTM đã xác định rõ ràng các hướng đào tạo chuyên sâu
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nhân lực trong lĩnh vực ngôn ngữ, kinh tế, thương
mại. CĐR sau khi xây dựng lần đầu đã được rà soát, điều chỉnh đáp ứng mục tiêu đặt ra
của sứ mạng và tầm nhìn của Nhà Trường cũng như của Khoa. Tuy nhiên, quá trình xây
dựng CĐR của CTĐT còn gặp phải hạn chế trong việc xây dựng hệ thống đánh giá lấy
ý kiến đầy đủ của các bên liên quan, khảo sát ý kiến của các NTD và cựu người học.

Tổng hợp kết quả TĐG tiêu chuẩn 1 theo thang đánh giá có kết quả như sau:
Thang đánh giá Tổng hợp theo tiêu chuẩn 1
Tiêu chuẩn, Chưa đạt Đạt Mức Tỷ lệ số
trung Số tiêu
tiêu chí tiêu chí
       chí đạt
bình đạt (%)
Tiêu chuẩn 1
Tiêu chí 1.1 5
5 3 100%
Tiêu chí 1.2 5
Tiêu chí 1.3 5

Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả chương trình đào tạo

Mở đầu

Bản mô tả CTĐT cùng với ĐCCTHP là những yếu tố quan trọng đóng góp vào
sự thành công của CTĐT. Việc đánh giá chất lượng và tính cập nhật của CTĐT cùng
ĐCCTHP là việc làm cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của CTĐT.

Tiêu chí 2.1. Bản mô tả chương trình đào tạo đầy đủ thông tin và cập nhật.

1. Mô tả

CTĐT TTTM được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo các CTĐT đối sánh. Khi
thông tư 04/2016/TT-BGDĐT được ban hành, Nhà trường đã có yêu cầu Khoa tiến hành
rà soát và hoàn thiện bản mô tả CTĐT chuyên ngành TTTM.

Theo yêu cầu của Nhà trường, Khoa đã tiến hành rà soát CTĐT chuyên ngành
TTTM dưới sự hướng dẫn của Phòng QLKH, để kịp thời đệ trình Hội đồng Khoa học
Nhà trường thông qua CT mới. Tại cuộc họp ngày 27/11/2017, bản mô tả CTĐT chuyên
35

ngành TTTM đã được đưa ra hội đồng xin ý kiến đánh giá của các bên liên quan, bao
gồm đại diện các Khoa (Luật, Lý luận chính trị, Kinh tế kinh doanh quốc tế, TTQ) và
các Phòng ban (QLĐT, QLKH, Trung tâm ĐBCL). Nội dung cuộc họp đã thảo luận về
mục tiêu của CTĐT, nội dung CTĐT và việc KTĐG KQHT của SV. Kết luận cuộc họp
ngày 27/11/2017 nhấn mạnh 6 điểm sau: Thứ nhất, khối kiến thức giáo dục đại cương
là cần thiết cho SV nên giữ nguyên không điều chỉnh cắt ghép môn học. Môn Dẫn luận
ngôn ngữ đưa vào Kiến thức Bổ trợ tự chọn; Thứ hai, bổ sung môn Tin học theo yêu cầu
của Thông tư của BGDĐT; Thứ ba, bổ sung hai học phần ngoại ngữ theo yêu cầu của
Thông tư của BGDĐT; Thứ tư, điều chỉnh CT Khung TTTM từ 139 TC thành 148TC;
Thứ năm, xem xét sử dụng thang đo Bloom vào việc xác định mục tiêu cụ thể về kiến
thức và kỹ năng của CTĐT; Thứ sáu, mục tiêu CTĐT Cử nhân TTTM cần thể hiện kiến
thức người học đạt được trong lĩnh vực kinh tế thương mại và năng lực ngoại ngữ trong
Khung 6 bậc. Bản CTĐT năm 2017 đã rà soát chỉnh sửa theo kết luận trên [H2.02.01.05].

Xuất phát từ: (1) Sự thay đổi trong quy định của nhà nước, của cơ sở đào tạo về
CTĐT và thực hiện các quy định hiện hành về xây dựng và phát triển CTĐT đại học của
Bộ GĐ&ĐT; (2) Thực trạng hiệu quả dạy học, cải tiến CT, đổi mới nội dung, phương
pháp dạy học, CĐR, kiểm tra, đánh giá; (3) Nhu cầu của xã hôi và doanh nghiệp về năng
lực người học sau khi ra trường, khả năng đáp ứng việc làm; (4) Phản hồi của các bên
liên quan gồm SV, tổ chức, doanh nghiệp, người sử dụng lao động, chuyên gia, các khoa
và phòng ban. Đến nay, CTĐT năm 2017 lại tồn tại một số điểm chưa phù hợp, cần thiết
rà soát và sửa đổi. Khoa lại tiến hành tổ chức buổi tọa đàm xin ý kiến các bên liên quan
về CĐR CTĐT Cử nhân tiếng Trung Chuyên ngành TTTM xây dựng năm 2017, để đệ
trình Hội đồng Khoa học Nhà trường thông qua CT năm 2019. Tham dự buổi tọa đàm
ngày 5 tháng 3 năm 2019 có đại diện Ban lãnh đạo nhà trường ĐHNT (Hiệu trưởng và
Hiệu phó), đại diện các Khoa và phòng ban ĐHNT (Khoa đào tạo sau đại học, Phòng
QLĐT, Phòng quản lý dự án, Trung tâm ĐBCL, Khoa), đại diện Khoa Ngôn ngữ và Văn
hóa Trung Quốc Đại học Ngoại ngữ ĐHQG. Cuộc họp đã thảo luận về các vấn đề: (1)
Xác định chuyên ngành (chuyên ngành Ngôn ngữ định hướng thương mại); (2) Xây
dựng bộ đề thi đánh giá CĐR riêng cho SV Khoa tiếng Trung Quốc ĐHNT; (3) Hợp tác
với các trường ngoài, hợp tác với chuyên gia chia sẻ học liệu; (4) Đề xuất biên soạn giáo
trình cho phù hợp với đặc thù ĐHNT, phát huy đặc trưng riêng của ĐHNT; (5) Cân nhắc
36

sử dụng HSK mới làm tiêu chuẩn đánh giá CĐR [H2.02.01.05].

Sau khi tổng hợp các ý kiến góp ý ở trên, Khoa đã hoàn thiện Đề án và bản mô
tả CTĐT đã có kết quả điều chỉnh như sau [H2.02.01.06]:

Bảng 2.1.1: Bảng liệt kê những nội dung điều chỉnh trong bản mô tả chương trình
đào tạo
TT Nội dung điều chỉnh Lý do điều chỉnh
(1) Bổ sung học phần Tin học Theo yêu cầu của thông tư 07/2015/TT-BGDĐT
trong khối kiến thức giáo ngày 16/4/2015 của Bộ GĐ&ĐT, sau khi tốt
dục đại cương. nghiệp đại học, người học phải đạt chuẩn kỹ
năng sử dụng CNTT cơ bản theo quy định hiện
hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT do Bộ
thông tin và truyền thông ban hành.
(2) Bổ sung học phần Ngoại ngữ Theo yêu cầu của thông tư 07/2015/TT-BGDĐT
trong khối kiến thức giáo ngày 16/4/2015 của Bộ GĐ&ĐT, sau khi tốt
dục đại cương. nghiệp đại học, người học phải có kỹ năng ngoại
ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một
báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen
thuộc trong công việc liên quan đến ngành được
đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử
lý một số tình huống chuyên môn thông thường;
có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản;
trình bày ý kiến có liên quan đến công việc
chuyên môn.
(3) Môn Dẫn luận ngôn ngữ Khối kiến thức đại cương được hiểu là khối kiến
chuyển sang Kiến thức cơ sở thức nền móng cho mọi ngành học. Trong khi
17. đó, học phần Dẫn luận ngôn ngữ là học phần chỉ
có ý nghĩa nền tảng đối với ngành ngôn ngữ. Do
đó, đối với ngành TTTM, xếp học phần này vào
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp-nhóm
Kiến thức cơ sở sẽ phù hợp hơn là xếp trong
Khối kiến thức đại cương.
(4) Môn Ngữ pháp học tiếng Nhằm tăng cường cho khối kiến thức ngôn ngữ
Trung Quốc chuyển sang chuyên ngành. Do đó, từ khối ngôn ngữ cơ bản
Kiến thức cơ sở 20. đẩy mạnh thành kiến thức ngôn ngữ thương mại,
đáp ứng nhu cầu thực tế.
(5) Môn Viết II đổi thành:
33.Viết II - Thư tín Hợp
đồng.
(6) Môn Nghe hiểu III đổi
thành: 34.Nghe hiểu III - Tin
tức thương mại.
37

TT Nội dung điều chỉnh Lý do điều chỉnh


(7) Môn Nói III đổi thành: 35.
Nói III - Đàm phán thương
mại.
(8) Môn Đọc hiểu III đổi thành:
36. Đọc hiểu III - Ngôn ngữ
báo chí thương mại.

(9) Các môn: ngữ âm văn tự Gộp thành môn: Ngữ âm văn tự và từ vựng tiếng
tiếng Trung Quốc; Từ vựng Trung Quốc thuộc bộ môn Lý thuyết tiếng để
tiếng Trung Quốc. phù hợp với nhu cầu thực tế.

(10) Lược bỏ môn Kinh tế lượng. Theo phản hồi của các khoa ngoại ngữ nên đưa
các môn có liên quan trực tiếp đến CTĐT ngôn
ngữ thương mại.
(11) Lược bỏ môn Bảo hiểm
trong kinh doanh.

(12) Môn Văn hóa giao tiếp kinh Nhằm tăng cường một trong những kỹ năng cần
doanh chuyển sang Kiến thiết cho SV ngành thương mại, nên chuyển môn
thức cơ sở 18. Văn hóa giao tiếp kinh doanh thành môn thuộc
khối kiến thức cơ sở.
(13) Lược bỏ: Ngôn ngữ kinh tế Thư tín hợp đồng đã được bổ sung cho kiến thức
thương mại 4 –Thư tín hợp môn Viết 2, nên lược bỏ môn này để dành thời
đồng thương mại. lượng cho các môn học khác.
(14) Thêm môn: Thương mại Tăng tính thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của SV tìm
Trung Quốc -Việt Nam. hiểu kiến thức thương mại 2 nước Trung- Việt.
(15) Chuyển môn Đất nước học Phù hợp với yêu cầu về cấu trúc kiến thức, đáp
sang kiến thức cơ sở 21. ứng nhu cầu SV tìm hiểu sâu về kiến thức
chuyên ngành: Văn hóa Trung Quốc để sau khi
tốt nghiệp, SV có thể làm việc tại các cơ quan
quản lý Nhà nước, cơ quan nghiên cứu, các văn
phòng đại diện, tổ chức kinh tế Trung Quốc.
(16) Môn Ngôn ngữ Kinh tế Cập nhật nhu cầu thực tiến đối với các giao dịch
thương mại 5 – Lý thuyết và thương mại Trung –Việt, cũng như đáp ứng một
thực hành dịch 1 trong những kỹ năng giao dịch thương mại quốc
Đổi thành: 41. Ngôn ngữ tế, Khoa Trung cần tăng cường các môn học có
Kinh tế thương mại 5 – Biên tính ứng dụng thực tế cao cụ thể là các môn biên
dịch 1. – phiên dịch, góp phần nâng cao chất lượng
(17) Môn Ngôn ngữ Kinh tế CĐR.
thương mại 6 – Lý thuyết và
thực hành dịch 2
Đổi thành:
42. Ngôn ngữ Kinh tế
thương mại 6 – Biên dịch 2.
38

TT Nội dung điều chỉnh Lý do điều chỉnh


(18) Môn Ngôn ngữ Kinh tế
thương mại 6 – Lý thuyết và
thực hành dịch 3
Đổi thành:
43. Ngôn ngữ Kinh tế
thương mại 7 – Phiên dịch 1.
(19) Bổ sung môn: Chính sách SV học các môn trên bằng Tiếng Việt để nắm
thương mại quốc tế. vững kiến thức thực tiễn, đạt trình độ có thể vận
dụng kiến thức vào các học phần Tiếng Trung
(20) Bổ sung môn: Giao dịch nhằm đảm bảo CĐR.
thương mại điện tử Trung
Quốc và Việt Nam.
(22) Bổ sung môn: Giao dịch
thương mại Quốc tế.

Sau một quá trình làm việc nghiêm túc [H2.02.01.01], bản mô tả CTĐT chuyên
ngành TTTM đã được ban hành ngày 23/5/2019, kèm theo quyết định số 1961/QĐ-
ĐHNT của Hiệu trưởng Trường ĐHNT. Cụ thể, bản mô tả CTĐT có đầy đủ các thông
tin như sau:

Thứ nhất, về mô tả chung CTĐT, bản mô tả CTĐT [H2.02.01.01] có đầy đủ các


thông tin về: đơn vị cấp bằng (Trường ĐHNT), đơn vị phụ trách chuyên môn: (Khoa
Tiếng Trung Quốc), tên văn bằng được cấp sau khi tốt nghiệp: (Cử nhân chuyên ngành
TTTM, tên ngành đào tạo (Ngôn ngữ Trung Quốc), mã số ngành đào tạo 7220204), số
lượng TC cần đạt (148 TC), ngôn ngữ đào tạo (Tiếng Việt và Tiếng Trung) và thời gian
đào tạo (4 năm). Bên cạnh đó, triết lý đào tạo hướng tới khai phóng, gắn với thực tiễn,
nuôi dưỡng tính trung thực, tinh thần trách nhiệm và năng lực sáng tạo của người học
cũng được đề cập trong phần thông tin chung. Ngoài ra, các mục tiêu đào tạo và CĐRvề
kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ tin học và năng lực tự chủ cũng được làm rõ. Nhờ
đó, người học có thể biết được các vị trí có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp, và các cơ
quan tuyển dụng lao động có thể biết rõ về phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn,
kỹ năng của SV tốt nghiệp chuyên ngành TTTM.

Bản mô tả CTĐT còn mô tả về trình độ ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp đảm bảo sử
dụng thành thạo tiếng Trung tối thiểu đạt bậc 5/6 KNLNNVN ban hành kèm theo Thông
tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 [H2.02.01.04], tương đương với bậc 5 HSK 6
bậc của Trung Quốc và TTTM tương đương BCT của Trung Quốc.
39

Cùng với đó, bản mô tả CTĐT chuyên ngành TTTM cũng đề cập đến ma trận
đáp ứng mục tiêu đào tạo, các CTĐT đối sánh cùng các thông tin về tuyển sinh, quá
trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp. Các phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá
phong phú, với mục tiêu lấy SV làm trung tâm để phát huy khả năng học tập chủ động,
sáng tạo của SV cũng được chỉ rõ trong bản mô tả này.

Thứ hai, về nội dung CTĐT, bản mô tả CTĐT cung cấp chi tiết các thông tin về
cấu trúc CTĐT với khối kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
(bao gồm kiến thức cơ sở ngành/khối ngành, kiến thức ngành, kiến thức chuyên ngành),
thực tập giữa khóa và học phần tốt nghiệp. Trong đó, các học phần được nêu chi tiết về
số TC, số tiết học lý thuyết, thực hành, thảo luận trên lớp, thời lượng phân bổ cho tiểu
luận, bài tập lớn, thực tế cũng như tự học có hướng dẫn. Bản mô tả cũng giới thiệu tóm
tắt mỗi học phần về nội dung học phần, CĐRcủa mỗi học phần cũng như học phần tiên
quyết nếu có. Ngoài ra, ma trận đóng góp của từng học phần vào việc đạt CĐR của
CTĐT cũng được xây dựng chi tiết trong bản mô tả này.

Các thông tin về CTĐT cũng dễ dàng được tiếp cận thông qua cổng thông tin
điện từ của Nhà trường và Khoa [H2.02.03.04], cũng như các tài liệu quảng bá về CTĐT
được in ấn hàng năm [H2.02.03.03].

2. Điểm mạnh

Bản mô tả CTĐT chuyên ngành TTTM được xây dựng và trình bày một cách
khoa học, súc tích, giúp các bên liên quan, đặc biệt là người học và các cơ quan tuyển
dụng lao động có thể dễ dàng nắm được thông tin về ngành đào tạo này. Nhờ vậy, SV
có thể dựa trên bản mô tả CTĐT với các thông tin chi tiết về các học phần bắt buộc, học
phần tiên quyết và học phần tự chọn để xây dựng kế hoạch học tập và đăng ký lớp TC
phù hợp, nâng cao được hiệu quả học tập. Đồng thời, các NTD có thể hiểu được chất
lượng nguồn nhân lực tốt nghiệp từ CTĐT này, từ đó có kế hoạch sử dụng nhân lực hiệu
quả, đúng đắn.

3. Điểm tồn tại

Bản mô tả CTĐT chưa làm rõ được vấn đề tiến độ học vượt của người học. Đây
có thể coi là tồn tại của bản mô tả CTĐT chuyên ngành TTTM.

4. Kế hoạch hành động


40

Trong thời gian tới, Khoa có kế hoạch định kỳ:

Phối hợp cùng KT&ĐBCL tiến hành khảo sát ý kiến của GV, SV và cựu SV về
CTĐT chuyên ngành TTTM.

Phối hợp cùng KT&ĐBCL lấy ý kiến từ các NTD nhằm đánh giá sự phù hợp của
CTĐT với cầu của thị trường lao động, từ đó có những điều chỉnh kịp thời nhằm cung
cấp nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội.

Hội đồng Khoa học và đề xuất phương hướng xây dựng tiến độ học tập cho SV
có nhu cầu học sớm, học vượt.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Tiêu chí 2.2. Đề cương các học phần đầy đủ thông tin và cập nhật.

1. Mô tả

CTĐT chuyên ngành TTTM gồm 148 TC với 56 học phần (bao gồm cả học phần
bắt buộc và tự chọn). Khoa hiện trực tiếp quản lý chuyên môn (xây dựng và rà soát đề
cương chi tiết, phụ trách giảng dạy) đối với 31 học phần thuộc CTĐT. ĐCCTHP của
CTĐT tuân thủ mẫu ĐCCTHP thống nhất trong toàn trường và được xây dựng dựa trên
Hướng dẫn xây dựng, rà soát mục tiêu đào tạo, CĐR, CTĐT và ĐCCTHP năm 2014 và
2018 của KT&ĐBCL [H2.02.02.02]

ĐCCTHP gồm các nội dung chính sau: (1) Tên học phần; (2) Mã học phần; (3)
Khoa quản lý học phần; (4) Bộ môn quản lý học phần; (5) Số TC; (6) Các học phần tiên
quyết; (7) Thời điểm ban hành lần đầu; thời điểm sửa đổi, bổ sung; thông tin GV giảng
dạy; (8) Mô tả học phần; (9) Mục tiêu học phần; (10) Học liệu (giáo trình, tài liệu tham
khảo bắt buộc, tài liệu tham khảo lựa chọn); (11) Nội dung, kế hoạch và phương pháp
giảng dạy (nội dung, kế hoạch chung; nội dung, kế hoạch chi tiết; ma trận sự đóng góp
của bài giảng đến mục tiêu học phần); (12) Chính sách đối với học phần; (13) Phương
pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá (đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, tiêu chí
đánh giá). Theo đó, ĐCCTHP cung cấp cho các bên liên quan các thông tin cần thiết và
cụ thể về học phần như:

Thông tin về học phần tiên quyết cũng giúp SV có kế hoạch đăng ký môn học và
chuẩn bị kiến thức cần thiết để sử dụng trong môn học;
41

Thông tin GV giảng dạy giúp SV có thể dễ dàng tiếp cận trong việc tham vấn về
kiến thức cũng như các thông tin liên quan đến môn học;

Mô tả học phần cung cấp một cái nhìn tổng quát về các nội dung được giảng dạy
trong học phần. Nội dung học phần trong khi phần mục tiêu của học phần đưa ra CĐR
mà mỗi SV sẽ đạt được sau khi kết thúc học phần;

Nội dung giảng dạy và kế hoạch chi tiết: Từng nội dung trong bài giảng được liệt
kê cùng với phân bổ thời gian cụ thể. Qua đó, SV có thể dễ dàng theo dõi tiến trình của
bài giảng, cũng như tiếp cận được các nội dung sẽ được nghiên cứu trong bài giảng cùng
với thời lượng được phân bổ trong mỗi bài giảng;

Phương pháp đánh giá SV cũng được quy định chặt chẽ trong các ĐCCTHP, với
các quy định về bài thi giữa kỳ, bài thi hết môn, bài tập về nhà, dự án, kế hoạch và đóng
góp của mỗi thành phần bài trong tổng điểm cuối học phần.

Tất cả ĐCCTHP được định kỳ rà soát, bổ sung/điều chỉnh/cập nhật ít nhất 2 năm
1 lần, chi tiết thể hiện tại bảng so sánh các nội dung trong hệ thống đề cương chi tiết các
học phần được thay đổi/cập nhật:
Bảng 2.2.1:
Một số điểm bổ sung điều chỉnh và cập nhật ĐCCTHP năm 2017-2019
Năm 2017 Năm 2019
• Về hình thức: Đề cương chi tiết các • Về hình thức: Đề cương chi tiết các
học phần, chỉnh sửa lại theo mẫu mới nhất học phần, chỉnh sửa lại theo mẫu mới nhất
theo quy định của TTKT&ĐBCL của theo quy định của TTKT&ĐBCL của
trường ĐHNT (Sửa mục Thông tin GV, trường ĐHNT (Sửa mô tả môn học theo
Mục Mục tiêu của học phần, Học liệu, mẫu mới, Mục 5.2 làm theo mẫu mới…);
Mục 5.1 và 5.2 làm theo mẫu mới,…);
• Về học liệu: Cập nhập các giáo • Về học liệu: Cập nhập các giáo
trình, tài liệu tham khảo mới cho một số trình, tài liệu tham khảo mới cho một số
học phần; học phần;
• Về nội dung môn học: • Về nội dung môn học:
+ Một số học phần trong Bộ môn Thực + Điều chỉnh một số môn trong Bộ môn
hành tiếng cần được thiết kế theo hướng Lý thuyết tiếng: Gộp 2 học phần Ngữ âm,
tiệm cận dần với khối kiến thức chuyên Văn tự tiếng Trung Quốc và học phần Từ
ngành nên cần thiết phải bổ sung hoặc vựng học tiếng Trung Quốc thành một
thay thế một số giáo trình theo định hướng học phần là Ngữ âm, văn tự, từ vựng tiếng
kinh tế thương mại ở một số học phần như Trung Quốc;
Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4, Đọc hiểu + Bỏ môn Viết 2 theo nội dung trong Đề
2, Nghe 2, Nói 2. cương cũ và gộp 2 mô-đun kiến thức là
+ Học phần Nghe 3 chỉnh sửa nội dung Thư tín thương mại và Hợp đồng thành
42

Năm 2017 Năm 2019


thiên về nghe tin tức kinh tế thương mại. môn Viết 2 mới và môn Ngôn ngữ kinh tế
thương mại 3 vốn giảng dạy Hợp đồng
thương mại chuyển thành Ngôn ngữ kinh
tế thương mại 3 (Tài chính đầu tư);
+ Xây dựng ĐCCTHP cho một số học
phần mới: Đọc hiểu 3; Thương mại Trung
Quốc – Việt Nam; Phiên dịch 2 thay vào
môn Ngôn ngữ kinh tế thương mại; Giao
dịch thương mại online.
Như vậy, hội đồng Khoa đã tiến hành họp để rà soát TTTM, trong đó có thông
qua việc cập nhật ĐCCTHP (năm 2017) [H2.02.02.03]. Khoa cũng đã tổng hợp những
thay đổi trong quá trình rà soát, bổ sung, điều chỉnh các ĐCCTHP trong Báo cáo rà soát,
đánh giá CĐR, CTĐT, ĐCCTHP của Khoa năm 2017, 2019 [H2.02.02.03],
[H2.02.02.04], [H2.02.02.05]. Đặc biệt là cập nhật thông tin về nội dung các môn
học/học phần, danh mục tài liệu theo Hồ sơ rà soát CTĐT.

2. Điểm mạnh.

ĐCCTHP đã có đầy đủ thông tin về tên học phần, mã học phần, bộ môn phụ
trách, số TC, điều kiện tiên quyết, thông tin GV, mô tả học phần, mục tiêu học phần, tài
liệu tham khảo, nội dung học tập và kế hoạch giảng dạy.

ĐCCTHP được trình bày nhất quán về mặt hình thức giữa các môn học; các thông
tin về nội dung môn học rõ ràng, đầy đủ; các mục tiêu của học phần được trình bày cụ
thể, khoa học dựa trên 3 nhóm mục tiêu về kiến thức, về kỹ năng và về thái độ của SV
có được sau khi kết thúc học phần. Mô tả học phần về kiến thức, kỹ năng đã thể hiện
được theo thang đánh giá của Bloom.

Nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, kế hoạch giảng dạy được trình bày
cụ thể, chi tiết, khoa học. Phân bổ thời gian trên ĐCCTHP thể hiện được: số tiết trên lớp
(lý thuyết + thực hành); Tiểu luận, bài tập lớn, thực tế; Tự học có hướng dẫn; Kế hoạch
chi tiết giảng dạy ghi rõ SV đọc giáo trình nào, trang bao nhiêu; ĐCCTHP viết chi tiết
phương thức KTĐG và có biểu điểm cụ thể. Kế hoạch giảng dạy đã đưa ra kế hoạch
tổng thể và kế hoạch chi tiết cho mỗi bài giảng, có phân chia định mức giờ giảng theo
tiết học.

Ma trận sự đóng góp của bài giảng đến đạt được mục tiêu của học phần được
43

trình bày logic và khoa học, gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu CĐR của môn học.
Phương pháp đánh giá SV trong từng môn học rõ ràng, cụ thể; có sự đa dạng giữa các
môn học trong phương pháp đánh giá SV.

3. Điểm tồn tại.

Học liệu của một số học phần còn chưa cập nhật và chưa phong phú.

4. Kế hoạch hành động.

Khoa tiếp tục tiến hành rà soát định kỳ, cập nhật ĐCCTHP hai năm một lần và
đặc biệt quan tâm đến việc cập nhật và làm phong phú nguồn học liệu sau mỗi năm học.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Tiêu chí 2.3. Bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương học phần được công
bố công khai và các bên liên quan dễ dàng tiếp cận.

1. Mô tả

Bản mô tả CTĐT [H2.02.03.01] và ĐCCTHP năm 2014, 2017, 2019


[H2.02.03.02] được phổ biến tới tân SV các khóa thông qua tài liệu Tuần sinh hoạt công
dân SV [H2.02.03.03]. Bên cạnh đó, các nội dung này cũng phổ biến tới SV qua website
của Khoa, tờ rơi, flyer, poster và bảng tin của Khoa [H2.02.03.04]

2. Điểm mạnh

Bản mô tả CTĐT và các ĐCCTHP đã được công bố rộng rãi, công khai và các
bên liên quan dễ dàng tiếp cận.

3. Điểm tồn tại.

Các kênh thông tin để phổ biến về CTĐT chưa đa dạng. Ngoài các kênh thông
tin trên, Khoa còn có thể giới thiệu về CTĐT thông qua các tài liệu ở thư viện Nhà
trường để SV tham khảo, hoặc phổ biến về CTĐT qua các buổi gặp gỡ SV, phụ huynh,
NTD. Ngoài ra, bản mô tả CTĐT và các ĐCCTHP chưa được khảo sát ý kiến các bên
liên quan (người học, phụ huynh, NTD) về cách thức, khả năng tiếp cận và cách thức
sử dụng. Đây là một điểm tồn tại cần sớm được khắc phục để cập nhật và đảm bảo tính
dễ dàng tiếp cận của Bản mô tả CTĐT và các ĐCCTHP.

4. Kế hoạch hành động.


44

Khoa tiếp tục tiến hành rà soát định kỳ, cập nhật Bản mô tả CTĐT và các
ĐCCTHP và công bố công khai cho các bên liên quan theo định kỳ hai năm một lần.
Ngoài ra, Khoa cần đa dạng hóa các kênh thông tin để giới thiệu CTĐT tới đông đảo SV
và SV tiềm năng như thông qua các buổi gặp gỡ trao đổi với SV, phụ huynh, NTD hoặc
qua các tài liệu lưu trữ ở thư viện Nhà trường. Khoa cũng cần khảo sát lấy ý kiến của
NTD cũng như các bên liên quan về cách thức, khả năng tiếp cận và cách thức sử dụng
bản mô tả CTĐT và các ĐCCTHP.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Kết luận chung về Tiêu chuẩn 2

Bản mô tả CTĐT và các ĐCCTHP chuyên ngành TTTM gồm 148 TC với 56 học
phần (bao gồm cả học phần bắt buộc và tự chọn của Khoa có đầy đủ các thông tin theo
quy định và được cập nhật thường xuyên. Ngoài ra, các mục tiêu đào tạo và CĐR về
kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ tin học và năng lực tự chủ cũng được làm rõ.).

Điểm mạnh nổi bật của bản mô tả CTĐT nằm ở tính công khai minh bạch và rõ
ràng, thông tin trong bản mô tả và các ĐCCTHP đã được công bố và dễ dàng tiếp cận
đối với các bên liên quan. Tất cả ĐCCTHP được định kỳ rà soát, bổ sung/điều chỉnh/cập
nhật ít nhất 2 năm 1 lần, đặc biệt là cập nhật thông tin về nội dung các môn học/học
phần, danh mục tài liệu theo Hồ sơ rà soát CTĐT.

Điểm tồn tại còn nằm ở các kênh thông tin để phổ biến về CTĐT TTTM chưa đa
dạng. Ngoài ra, học liệu của một số học phần còn chưa cập nhật và chưa phong phú do
việc mua và chuyển giao giáo trình từ Trung Quốc gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm
duyệt nội dung. Giáo trình do GV trong Khoa biên soạn còn ít.

Tổng hợp kết quả TĐG tiêu chuẩn 2 theo thang đánh giá có kết quả như sau:
Thang đánh giá Tổng hợp theo tiêu chuẩn 2
Tiêu chuẩn, Chưa đạt Đạt Mức Tỷ lệ số
trung Số tiêu
tiêu chí tiêu chí
       chí đạt
bình đạt (%)
Tiêu chuẩn 2
Tiêu chí 2.1 5
5 3 100%
Tiêu chí 2.2 5
Tiêu chí 2.3 5
45

Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học

Mở đầu

CTĐT cử nhân chuyên ngành TTTM được cấu trúc hợp lý và hệ thống, tuân thủ
theo các văn bản quy định về xây dựng CTĐT của Nhà trường với các yêu cầu về chuẩn
kiến thức đầu ra, kỹ năng của CTĐT và đáp ứng đầy đủ và linh hoạt các yêu cầu nhân
lực của thị trường lao động. Các phương pháp dạy và học, kiểm tra và đánh giá SV được
sử dụng linh hoạt để đảm bảo đạt được các CĐR chung của CTĐT và các CĐR của từng
môn học. Bên cạnh đó, CTĐT chuyên ngành TTTM được rà soát nhằm đảm bảo tính
thích hợp và cập nhật với xu hướng trên thế giới và thị trường lao động.

Tiêu chí 3.1. Chương trình dạy học được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra.

1. Mô tả

CTĐT chuyên ngành TTTM phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Khoa, điều
này được thể hiện rất rõ trong nội dung các học phần và trong suốt toàn bộ CTĐT, góp
phần xây dựng mục tiêu Trường ĐHNT theo định hướng nghiên cứu nằm trong nhóm
các trường đại học hàng đầu của khu vực, thực hiện được sứ mạng với tầm nhìn phát
triển phù hợp với các mục tiêu chiến lược đề ra, bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh và phát
huy các giá trị cốt lõi của Nhà trường, [H3.0 3.01.01], [H3.03.01.02], [H3.03.01.03]

CTĐT chuyên ngành TTTM đã được rà soát, bổ sung và điều chỉnh để cập nhật
kiến thức mới và xu hướng phát triển hội nhập trên thế giới, phản ánh chính xác nội
dung học phong phú và đa dạng. Các học phần của CTĐT được xây dựng dựa trên nhu
cầu của xã hội, thị trường lao động với các khối kiến thức và kỹ năng, mục tiêu và CĐR
ngày càng được làm rõ và cụ thể trong mỗi lần rà soát, ma trận tích hợp các kỹ năng
cũng được xây dựng cụ thể… [H3.03.01.02], [H3.03.01.04], [H3.03.01.05],
[H3.03.01.06].

Tổng số TC của CTĐT là 148 TC, trong đó:

- Khối kiến thức giáo dục đại cương: 40 TC (27%)

- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 108 (73%)

+ Kiến thức cơ sở ngành/ khối ngành: 12 TC (8,2%)

+ Kiến thức ngành: 33 TC (22,3%)


46

+ Kiến thức chuyên ngành: 42 TC (28,3%)

+ Kiến thức bổ trợ: 9 TC (6%)

+ Thực tập giữa khóa: 3 TC

+ Học phần tốt nghiệp: 9 TC

Trong đó số TC bắt buộc là 142 (bao gồm cả học phần tốt nghiệp) và số TC tự
chọn là 6. Tỷ lệ học phần tự chọn còn hơi khiêm tốn so với học phần bắt buộc, tuy nhiên
điều này cũng hợp lý do khối lượng kiến thức của ngành học khá rộng và bao trùm.

Khối kiến thức giáo dục đại cương (40 TC) bao gồm lý luận chính trị, khoa học
xã hội nhân văn, nghệ thuật, kinh tế, tin học, ngoại ngữ; giáo dục thể chất, giáo dục quốc
phòng an ninh nhằm giúp SV phát triển thể lực, sức khỏe và khả năng lập luận, tư duy
logic giúp cho các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở, ngành và chuyên ngành.

Khối kiến thức cơ sở khối ngành/ngành (12 TC) bao gồm các học phần cơ bản,
làm nền tảng cho kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành chuyên sâu cho các năm học
sau như: Ngữ âm, Văn tự và từ vựng học tiếng Trung Quốc; Ngữ pháp học tiếng Trung
Quốc; Đất nước học; Văn hóa giao tiếp kinh doanh.

Khối kiến thức ngành (33 TC) bao gồm các học phần tổng hợp và kỹ năng, giúp
SV có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về những kiến thức được học của khối kiến thức
cơ sở khối ngành: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 1-2-3-4; Nghe 1-2; Nói 1-2; Đọc 1-2;
Viết 1.

Khối kiến thức chuyên ngành (42 TC), trong đó có 36 TC bắt buộc và 6 TC tự
chọn. SV sau khi được trang bị đầy đủ các kiến thức nền, sẽ học các kiến thức chuyên
ngành và kỹ năng chuyên ngành bằng ngôn ngữ TTQ qua các môn học như: Ngôn ngữ
kinh tế thương mại 1-2-3-4-5-6-7-8; Nghe-Nói-Đọc thương mại III và Viết thương mại
II. Ngoài ra, SV có thể lựa chọn bổ sung thêm kiến thức ở các lĩnh vực khác như: Kinh
tế quốc tế; Tài chính tiền tệ; Quan hệ kinh tế quốc tế; Chính sách thương mại quốc tế;
Giao dịch thương mại điện tử Trung Quốc và Việt Nam.

Cùng với việc trang bị kiến thức đầy đủ và sâu rộng cho SV, cấu trúc của CTĐT
được xây dựng cũng đảm bảo các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho SV như kỹ năng
làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp …
47

Khoa cũng tiến hành xin ý kiến qua hình thức họp Khoa để rà soát CTĐT và xác
định phương pháp giảng dạy, phương pháp KTĐG cho hợp lý. [H3.03.01.07]

Với kết cấu hợp lý, nội dung của CTĐT đảm bảo SV được trang bị một cách đầy
đủ và hệ thống các kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của CĐR CTĐT, được thể
hiện rất rõ qua điều tra khảo sát SV qua các năm: SV sắp tốt nghiệp [H3.03.01.08] và
khảo sát tình trạng việc làm sau 1 năm tốt nghiệp. [H3.03.01.09].

2. Điểm mạnh

CTĐT chuyên ngành TTTM được thiết kế với các học phần và nội dung phù hợp
với triết lý giáo dục, nhiệm vụ và sứ mạng của Nhà trường và của Khoa, đáp ứng đầy
đủ các CĐR của CTĐT. SV được tiếp cận các kiến thức cập nhật, các xu hướng nổi bật
trên thế giới với phương pháp dạy học phong phú và hiện đại đi từ khối kiến thức đại
cương tới khối kiến thức chuyên ngành, trang bị cho SV các kỹ năng phù hợp và cần
thiết trong công việc.

3. Điểm tồn tại

Số lượng học phần tự chọn còn hơi khiêm tốn, Khoa có thể tiến hành rà soát và
điều chỉnh một số học phần tự chọn của SV.

4. Kế hoạch hành động

Trong các năm học tiếp theo, Khoa sẽ chủ động tiến hành rà soát và cập nhật
thêm những học phần mới phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và tăng tỉ trọng các
học phần tự chọn để SV có nhiều lựa chọn trong các môn học.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Tiêu chí 3.2. Đóng góp của mỗi học phần trong việc đạt được chuẩn đầu ra là
rõ ràng

1. Mô tả

Các học phần của CTĐT chuyên ngành TTTM đều có đề cương chi tiết do các
GV trong các bộ môn của Khoa biên soạn theo các yêu cầu chặt chẽ và cụ thể của từng
môn học, phù hợp với CĐR của CTĐT với các phương pháp đào tạo phù hợp với mục
tiêu, sứ mạng của Nhà trường và Khoa [H3.03.02.01], [H3.03.02.02], [H3.03.02.03],
[H3.03.02.04].
48

Nhìn chung, đề cương chi tiết của các học phần đều được xây dựng với mục tiêu
đảm bảo CĐR của từng học phần cũng như CĐR chung của CTĐT. Phương pháp dạy
học, kiểm tra và đánh giá SV cũng được sử dụng linh hoạt cho từng học phần chứ không
cứng nhắc và cố định cho tất cả các môn học. Ví dụ, trong năm học đầu tiên, SV làm
quen nhiều với kiến thức nền tảng và chưa được trang bị các kỹ năng mềm như thuyết
trình, làm việc nhóm nên phương pháp đánh giá SV cho các học phần chủ yếu dựa vào
kiểm tra viết (giữa kỳ và cuối kỳ). Ở các năm học tiếp theo, thông qua học phần phát
triển kỹ năng, SV được củng cố và phát triển các kỹ năng cần thiết, cùng với các kiến
thức và kỹ năng lĩnh hội qua các môn học đại cương, việc đánh giá SV không chỉ gói
gọn trong kiểm tra viết mà còn cả thuyết trình, tiểu luận và bài tập nhóm.

Hội đồng Khoa tiến hành rà soát CTĐT định kỳ nhằm làm rõ các CĐR theo ba
khía cạnh về kiến thức, kỹ năng và vị trí công việc sau khi tốt nghiệp nhằm giúp các GV
xây dựng đề cương một cách hoàn thiện nhất. Các khuyến nghị của Hội đồng Khoa được
Khoa tiếp nhận một cách tích cực và đề xuất lên Nhà trường, Nhà trường đã có công văn
điều chỉnh CTĐT theo hướng phù hợp với xu thế hiện đại.

Các học phần Tiếng Trung Quốc cơ bản 1, Tiếng Trung Quốc cơ bản 2 trong khối
kiến thức giáo dục đại cương cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, nền tảng
về ngôn ngữ TTQ như ngữ âm, các nét cơ bản, cách viết chữ Hán cũng như 1 số kĩ năng
ngôn ngữ như Nghe, Nói, Đọc, Viết ở giai đoạn sơ cấp. Các học phần này góp phần đạt
CĐR 02 và 03 về Kiến thức, CĐR 06 về Kĩ năng và góp phần đạt CĐR 14 về Năng lực.

Các môn Tiếng Trung Quốc tổng hợp 1, Tiếng Trung Quốc tổng hợp 2, Tiếng
Trung Quốc tổng hợp 3, Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4 thuộc Khối kiến thức ngành cung
cấp cho SV các kiến thức Từ vựng, ngữ pháp tiếng Hán ở mức cơ sở, trình độ sơ cấp.
Sau khi tích lũy được kiến thức của các học phần này người học sẽ được mở rộng dần
vốn từ vựng TTQ từ những từ dùng trong đời sống hàng ngày đến các từ dùng trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội và tiệm cận dần với một một phận từ vựng trong lĩnh vực
kinh tế, thương mại. Về các kiến thức ngữ pháp, bên cạnh các cấu trúc ngữ pháp cơ bản
thì SV cũng được tích lũy các kiến thức ngữ pháp nâng cao để giúp sinh đủ trình độ tiếp
nhận các kiến thức khi học các học phần thuộc các kĩ năng riêng biệt ở giai đoạn sau.
Trong khi học các học phần này SV sẽ được bồi dưỡng các kĩ năng phản xạ ngôn ngữ,
kĩ năng vận dụng từ vựng, cấu trúc câu vào trong giao tiếp nghe, nói, đọc và viết ở mức
49

độ cơ sở. Các học phần này góp phần đạt CĐR 02, CĐR 03 về Kiến thức, góp phần đạt
CĐR 06, CĐR 10 về Kĩ năng và góp phần đạt CĐR 14 về Năng lực.

Các học phần Nghe 1, Nghe 2, Nói 1, Nói 2, Viết 1, Đọc 1, Đọc 2 tiếp tục cung
cấp cho SV những kiến thức về ngôn ngữ TTQ thông qua việc bổ sung thêm vốn từ
vựng và hệ thống ngữ pháp. Bên cạnh đó các kĩ năng chuyên biệt trong giao tiếp, sử
dụng ngôn ngữ. Các học phần này góp phần đạt CĐR 03, CĐR 04 về Kiến thức, góp
phần đạt CĐR 6, CĐR 8, CĐR 9, CĐR 10, CĐR 11 về Kĩ năng và góp phần đạt CĐR
14, 15, CĐR 16 về Năng lực.

Ngữ âm, Văn tự, Từ vựng tiếng Trung Quốc, Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc,
Đất nước học, Văn hóa giao tiếp kinh doanh là các học phần thuộc Khối kiến thức cở sở
ngành không những bổ sung cho SV vốn từ vựng ở nhiều lĩnh vực khác như văn hóa,
kinh tế, chính trị, ngoại giao, kinh doanh mà còn nâng cao trình độ ngữ pháp của SV lên
mức trung cấp. SV có những kiến thức nền tảng về văn hóa kinh doanh, đất nước học…
sẽ giúp các em tự tin khi giao tiếp với người Trung Quốc, các em có thể bắt nhịp nhanh
với môi trường làm việc khi đi thực tập giữa khóa và thực tập cuối khóa cũng như sau
khi tốt nghiệp đi làm. Bên cạnh đó mục tiêu chính của các học phần này còn là cung cấp
cho SV những kiến thức tổng hợp, chuyên sâu và mang tính lý luận về ngôn ngữ để SV
có thể đọc các tài liệu chuyên môn về ngôn ngữ, tiến hành nghiên cứu tương đối độc lập
và bước đầu tham gia vào các buổi tọa đàm, thuyết trình hay hội nghị khoa học chuyên
về ngôn ngữ. Qua các học phần này SV sẽ được nâng cao kỹ năng thuyết trình, kỹ năng
làm việc nhóm, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng nghiên cứu… Các học
phần này góp phần đạt CĐR 03, CĐR 04, CĐR 05 về Kiến thức, góp phần đạt CĐR 06,
CĐR 07, CĐR 08, CĐR 09, CĐR 10, CĐR 11 về Kĩ năng và góp phần đạt CĐR 14,
CĐR 15, CĐR 16, CĐR 17 về Năng lực

Các học phần Nghe hiểu 3, Viết 2, Nói 3, Đọc hiểu 3 là các học phần thuộc Khối
kiến thức ngành mà thông qua đó SV được củng cố, nâng cao từ vựng ở cấp độ khó hơn,
chuyên ngành hơn, các kỹ năng ngôn ngữ cũng được nâng lên trình độ trung cấp và trên
trung cấp. Đặc biệt là SV sẽ được học các giáo trình, nguồn học liệu về kinh tế thương
mại như Thư tín hợp đồng, Tin tức thương mại, Đàm phán thương mại, Báo chí thương
mại… Những kiến thức này giúp SV có thể thực hiện tốt học phần tốt nghiệp và làm
quen, thực hành nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Đây cũng là nền tảng quan trọng để SV
50

tiếp thu tốt các kiến thức trong Kiến thức chuyên ngành. Sau khi học xong các học phần
này SV biết cách soạn thảo các hợp đồng, các văn bản dùng trong lĩnh vực kinh tế thương
mại, biết xử lý các bản tin, tài liệu tương đối chuyên sâu về kinh tế thương mại qua hình
thức nghe, nhìn hoặc đọc và bước đầu có thể tiến hành các cuộc đàm phán trong lĩnh
vực kinh tế, thương mại. Thông qua các học phần này SV được nâng cao các kỹ năng
viết, nghe, đọc, tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng đàm phán, kỹ năng soạn thảo hợp
đồng và kỹ năng soạn thảo các bản tin kinh tế, thương mại…

Các học phần trong Khối kiến thức chuyên ngành còn tập trung vào các môn học
như Ngôn ngữ kinh tế thương mại 1, Ngôn ngữ kinh tế thương mại 2, Ngôn ngữ kinh tế
thương mại 3, Ngôn ngữ kinh tế thương mại 4, Ngôn ngữ kinh tế thương mại 5, Ngôn
ngữ kinh tế thương mại 6, Ngôn ngữ kinh tế thương mại 7, Ngôn ngữ kinh tế thương
mại 8 tiếp tục cung cấp cho SV các kiến thức tương đối chuyên sâu về kinh tế thương
mại, cụ thể là về kinh doanh quốc tế, tài chính, đầu tư.... Trong khối kiến thức chuyên
ngành này SV sẽ được học các học phần biên dịch và phiên dịch từ cơ bản đến nâng cao.
Các học phần biên, phiên dịch này cũng vẫn tiếp tục trang bị thêm cho SV các kiến thức
về ngôn ngữ chuyên ngành TTTM, SV được tiếp nhận các kiến thức liên quan đến lý
thuyết biên dịch, phiên dịch, các phương pháp dịch (chủ yếu là biên, phiên dịch trong
lĩnh vực kinh tế thương mại. Sau khi học xong các học phần chuyên ngành chuyên sâu
này SV sẽ có thêm kiến thức để đạt CĐR về ngôn ngữ Trung (HSK5) cũng như CĐR
BTC, đồng thời SV có thể thực hiện học phần tốt nghiệp một cách tương đối dễ dàng và
thuận lợi. Những kiến thức chuyên ngành TTTM này cũng những kĩ năng như kỹ thuyết
trình, kỹ năng biên phiên dịch, kỹ năng nghiên cứu… sẽ giúp SV tự tin khi đảm nhận
các vị trí công tác như kinh doanh, giảng dạy TTQ, hoặc tiếp tục học nâng cao các ngành
ngôn ngữ hoặc kinh tế, quản trị…

Các học phần trong Khối kiến thức chuyên ngành góp phần đạt CĐR 04 và CĐR
05 về Kiến thức, góp phần đạt CĐR 7, CĐR 8, CĐR 9, CĐR 10, CĐR 11 về Kĩ năng và
góp phần đạt CĐR 14, CĐR 15, CĐR 16, CĐR 17 về Năng lực.

Tóm lại, nhìn chung, mỗi học phần đều có sự đóng góp nhất định vào CĐR của
CTĐT ở các mức độ khác nhau. Cụ thể, tại Bảng 3.1, mức độ đóng góp của từng học
phần vào CĐR của CTĐT được đánh giá theo 5 mức: không liên quan trực tiếp tới CĐR,
hơi liên quan đến CĐR; liên quan đến CĐR, liên quan gần với CĐR, liên quan rất cụ thể
51

tới CĐR.
Bảng 3.2.1: Mức độ đóng góp của từng học phần vào CĐR của CTĐT TTTM
CĐR
Mã Về Về năng lực tự
TT Tên HP
HP kiến Về kỹ năng chủ và trách
thức nhiệm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
A Kiến thức
giáo dục đại
cương
A1 Lý luận
chính trị
1 Những 5 4 4 4 4 4 3

nguyên lý cơ
bản của chủ TRI102
nghĩa Mác
Lê nin 1
2 Những 5 4 4 4 4 4 3

nguyên lý cơ
bản của chủ TRI103
nghĩa Mác
Lê nin 2
3 Tư tưởng Hồ TRI104
5 4 4 4 4 4 4 3

Chí Minh,
4 Đường lối 5 4 4 3 4 4 3

cách mạng
của Đảng TRI106
cộng sản Việt
Nam
A2 Khoa học xã
hội – Nhân
văn, nghệ
thuật,kinh
tế,tin học
5 Tin học TIN202 4 4 5 4
6 Phát triển kỹ PPH101 5 5 5 4 5 4 5 5

năng
7 Kinh tế vi mô KTE201 5 4 4 4 4
8 Kinh tế vĩ mô KTE203 5 4 4 4 4
9 Pháp luật đại PLU410 4 5 4 5 4 5 4 4

cương
10 Logic học và TRI201 5 4 4 5 5 4 5 4 4

phương pháp
học tập,
NCKH
11 Tiếng Trung TTR 103 5 5 4 4 5 5 5 5
52

CĐR
Mã Về Về năng lực tự
TT Tên HP
HP kiến Về kỹ năng chủ và trách
thức nhiệm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Cơ bản 1
12 Tiếng Trung TTR104 5 5 4 4 5 5 5 5

Cơ bản 2
A3 Ngoại ngữ
13 Ngoại ngữ 1 NN101 5 5 4 4 5 5 5 5
14 Ngoại ngữ 2 NN102 5 5 4 4 5 5 5 5
A4 Giáo dục thể
chất
15 Giáo dục thể 4 3

chất
A5 Giáo dục
quốc phòng
16 Giáo dục -- 5 4 3

quốc phòng
B Kiến thức
giáo dục
chuyên
nghiệp
B1 Kiến thức cơ
sở
17 Dẫn luận NG0203 5 4 4 5 5 3

ngôn ngữ
18 Văn hóa giao TTR118 5 5 4 5 5 4 5 5 5 5 5 3

tiếp kinh
doanh
19 Ngữ âm, văn TTR316 5 5 4 5 5 4 5 5 5 5 5 3

tự và từ vựng
học tiếng
Trung Quốc
20 Ngữ pháp học TTR113 5 5 4 5 5 4 5 5 5 5 5 3

tiếng Trung
Quốc
21 Đất nước học TTR116 5 5 4 5 5 4 5 5 5 5 5 3
B2 Kiến thức
ngành
22 Tiếng Trung TTR203 5 5 4 4 5 5 5 5

Quốc tổng
hợp 1
23 Tiếng Trung TTR204 5 5 4 4 5 5 5 5

Quốc tổng
hợp 2
24 Tiếng Trung TTR205 5 5 4 4 5 5 5 5
53

CĐR
Mã Về Về năng lực tự
TT Tên HP
HP kiến Về kỹ năng chủ và trách
thức nhiệm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Quốc tổng
hợp 3
25 Tiếng Trung TTR206 5 5 4 4 5 5 5 5

Quốc tổng
hợp 4
26 Nghe hiểu I TTR312 5 5 4 4 5 5 5 5
27 Nghe hiểu II TTR313 5 5 4 4 5 5 5 5
28 Nói I TTR307 5 5 4 4 5 5 5 5
29 Nói II TTR308 5 5 4 4 5 5 5 5
30 Đọc hiểu I TTR303 5 5 4 4 5 5 5 5
31 Đọc hiểu II TTR304 5 5 4 4 5 5 5 5
32 Viết I TTR310 5 5 4 4 5 5 5 5
B3 Kiến thức
chuyên
ngành
Kiến thức bắt
buộc
33 Viết II - Thư TTR311 5 4 5 5 5 4 4 5 5 5 4

tín Hợp đồng


34 Nghe hiểu III TTR314 5 5 4 4 5 5 5 5

- Tin tức
thương mại
35 Nói III - Đàm TTR309 5 4 5 5 5 4 4 5 5 5 4

phán thương
mại
36 Đọc hiểu III - TTR320 5 4 5 5 5 4 4 5 5 5 4

Ngôn ngữ báo


chí thương
mại
37 Ngôn ngữ TTR402 5 4 5 5 5 4 4 5 5 5 4

Kinh tế
thương mại 1:
Kinh doanh
quốc tế 1
38 Ngôn ngữ TTR408 5 4 5 5 5 4 4 5 5 5 4

Kinh tế
thương mại 2:
Kinh doanh
quốc tế 2
39 Ngôn ngữ TTR415 5 4 5 5 5 4 4 5 5 5 4

Kinh tế
thương mại 3:
54

CĐR
Mã Về Về năng lực tự
TT Tên HP
HP kiến Về kỹ năng chủ và trách
thức nhiệm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Thương mại
Trung Quốc
và Việt Nam
40 Ngôn ngữ TTR411 5 4 5 5 5 4 4 5 5 5 4

Kinh tế
thương mại 4:
Tài chính -
Đầu tư
41 Ngôn ngữ TTR409 4 5 5 5 4 5 4 4 5 5 4

Kinh tế
thương mại 5:
Biên dịch 1
42 Ngôn ngữ TTR410 4 5 5 5 4 5 4 4 5 5 4

Kinh tế
thương mại 6:
Biên dịch 2
43 Ngôn ngữ TTR420 4 5 5 5 4 5 4 4 5 5 4

Kinh tế
thương mại 7:
Phiên dịch 1
44 Ngôn ngữ TTR421 4 5 5 5 4 5 4 4 5 5 4

Kinh tế
thương mại 8:
Phiên dịch 2
Kiến thức tự
chọn
45 Kinh tế quốc KTE308 5 4 4 4 4

tế
46 Tài chính tiền TCH301 5 4 4 4 4

tệ
47 Quan hệ kinh KTE306 5 4 4 4 4

tế quốc tế
48 Chính sách 5 4 4 4 4

thương mại
quốc tế
49 Giao dịch TTR503 5 4 5 5 5 4 4 5 5 5 4

thương mại
điện tử Trung
Quốc và Việt
Nam
Kiến thức bổ
trợ
55

CĐR
Mã Về Về năng lực tự
TT Tên HP
HP kiến Về kỹ năng chủ và trách
thức nhiệm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
50 Logicstic và TMA305 5 4 4 4 4

vận tải quốc


tế
51 Giao dịch TMA302 5 4 4 4 4

thương mại
quốc tế
52 Pháp luật 5 4 4 4 4

trong kinh PLU410


doanh quốc tế
B4 Thực tập
giữa khóa
53 Thực tập giữa TTR501
5 4 5 5 4 5 5 4 5 4 5 5 5

khóa
B5 Học phần tốt
nghiệp
Đủ điều kiện
viết khóa luận
54 Khóa luận tốt TTR511
5 4 5 5 4 5 5 4 5 4 5 5 5

nghiệp
Thực tập cuối
khóa
55 Phương pháp 5 4 5 5 4 5 5 4 5 4 5 5 5

thực hành PPH102


NCKH
56 Báo cáo thực TPH521
5 4 5 5 4 5 5 4 5 4 5 5 5

tập cuối khóa


Mức độ đóng góp vào việc đạt CĐR

1= Không liên quan trực tiếp tới CĐR

2= Hơi liên quan đến CĐR

3= Liên quan đến CĐR

4= Liên quan gần với CĐR

5= Liên quan rất cụ thể tới CĐR

Khảo sát chất lượng GV, SV sắp tốt nghiệp và cựu SV được tiến hành với kết
quả tốt, trên 80% số người trả lời hài lòng với CTĐT [H3.03.02.05], [H3.03.02.06],
[H3.03.02.07].
56

2. Điểm mạnh

Các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp được thiết kế linh hoạt và chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho SV khi
đăng ký học phần. Bên cạnh đó, các học phần tiên quyết giúp SV xây dựng được nền
tảng kiến thức vững chắc và bổ trợ lẫn nhau. Các SV đều lĩnh hội được các kỹ năng,
kiến thức và thái độ được nêu rõ trong CĐR khi kết thúc CT học.

3. Điểm tồn tại

Một vài học phần còn hơi mang nặng tính lý thuyết như các môn thuộc khối kiến
thức giáo dục đại cương nên có thể dễ làm nảy sinh tâm lý chán nản, thiếu sự hứng thú
trong quá trình học tập của SV. Bên cạnh đó, Khoa nên tiến hành khảo sát mức độ đáp
ứng nhu cầu việc làm từ phía NTD để có cái nhìn đa chiều về việc đáp ứng CĐR.

4. Kế hoạch hành động

Trong thời gian tới, Khoa sẽ tổ chức thêm các buổi tọa đàm, các buổi nói chuyện
chia sẻ cùng chuyên gia hoặc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào giảng dạy nhằm
thay đổi hình thức giảng dạy tạo nên tính chủ động và hứng khởi hơn cho người học.
Khoa cũng tiến hành khảo sát NTD về mức độ đáp ứng của SV tốt nghiệp CTĐT với
công việc.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5 /7

Tiêu chí 3.3. Chương trình dạy học có cấu trúc, trình tự logic; nội dung cập
nhật và có tính tích hợp.

1. Mô tả.

Trình tự của các học phần được sắp xếp logic, đảm bảo cho SV có thể tiếp thu
kiến thức hiệu quả từ năm thứ nhất đến năm thứ tư. Các học phần được thiết kế trong
CT dạy học theo trình tự logic và khoa học, liên kết chặt chẽ với nhau, đi từ đơn giản
đến chuyên sâu, từ lý thuyết tới thực hành [H3.03.03.01], [H3.03.03.02], [H3.03.03.03].
CTDH có sự gắn kết giữa các môn học. Các môn học tiên quyết đóng vai trò quan trọng,
cung cấp kiến thức nền tảng cho các môn học tiếp theo, ví dụ như môn tiếng Trung Quốc
tổng hợp 4 là điều kiện tiên quyết cho các môn như Nghe hiểu I và Nói I. Khi bắt đầu
học môn tiếng Trung Quốc tổng hợp 4, là giai đoạn học sinh bắt đầu học cách tư duy
57

bằng tiếng Trung và dùng tiếng Trung biểu đạt những nội dung nói tương đối dài. Bài
khóa thường đề cập đến các hiện tượng ngữ pháp như liên từ và phó từ cận nghĩa, việc
phân tích những từ cận nghĩa, đồng nghĩa giúp học sinh tránh mắc những lỗi sai khi biểu
đạt. Như vậy môn tiếng Trung Quốc tổng hợp 4 sẽ cung cấp lượng kiến thức đủ cho học
sinh có nền tảng vững chắc nhất khi làm quen với các kỹ năng nghe tiếng Trung và nói
tiếng Trung. Tương tự như vậy, môn Nghe hiểu I lại là tiền đề cho môn Nghe hiểu II,
cũng như môn Nói I sẽ là điều kiện tiên quyết cho môn Nói II. Các học phần trước có
nhiệm vụ làm nền tảng kiến thức đầy đủ nhất, để các học phần sau kế thừa và truyền tải
cập nhật lượng thông tin mới và đa dạng hơn cho người học.

Hình 3.3.1: Tiến trình đào tạo CTĐT TTTM


NĂM THỨ NHẤT NĂM THỨ HAI NĂM THỨ BA NĂM THỨ TƯ
Kỳ 1 Kỳ 2 Kỳ 3 Kỳ 4 Kỳ 5 Kỳ 6 Kỳ 7 Kỳ 8

TRI102 TRI104 TRI106 PLU410 TTR442*

TRI103 PPH101 KTE201 TAM301* TMA302


1

TTR103 PLU111
KTE203

TRI201
TTR104 TIN206

---131
---132

TTR304 TTR305 TTR411 TTR521


GDTC
GDQP 1
TTR420
TTR316 TTR320 TTR415 PPH102
TTR204
TTR203 TTR303

TTR421
TTR314 TTR311 TTR410 TTR511
TTR205
TTR312

TTR415
TTR308 TTR113 TTR116
TTR206
TTR307

TTR309
TTR310 TTR408 TTR409
TTR313

TTR118
TTR402 TTR501

Học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương
58

Học phần thuộc khối kiến thức cơ sở khối ngành, ngành

Học phần thuộc khối kiến thức ngành

Học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành

Bên cạnh đó, nội dung các học phần tích hợp cả lý thuyết và thực hành nhằm
giúp cho SV học lý thuyết gắn với thực tiễn, vừa củng cố và trau dồi được các kiến thức,
vừa rèn luyện được các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Học phần Thực tập tốt nghiệp
và Báo cáo tốt nghiệp là những học phần yêu cầu SV đi thực tế ở ngoài và viết báo cáo
thu hoạch bằng TTQ cũng giúp SV có cái nhìn toàn diện hơn để chuẩn bị cho nghề
nghiệp, đồng thời có thêm kiến thức thực tế về chuyên ngành mà mình có thể ứng tuyển
làm việc sau khi tốt nghiệp.

Trình tự của CTĐT cũng được thiết kế hợp lý. Để đảm bảo các CĐR, ma trận
tích hợp SV được thiết lập học các môn Giáo dục đại cương và cơ sở trước, học các môn
thuộc khối kiến thức ngành và chuyên ngành sau [H3.03.03.04]. Việc thiết kế đưa học
phần Thực tập giữa khóa vào cuối học kỳ thứ 6, trong 6 tuần hè trước khi SV bước vào
năm học thứ 4 cũng hoàn toàn hợp lý vì thời gian thực tập kéo dài nhưng không ảnh
hưởng tới việc học trên lớp của SV và SV đã được trang bị tương đối đầy đủ kiến thức
để đi thực tập.

Cũng chính vì vậy mà báo cáo khảo sát của cựu SV [H3.03.03.11] đều ghi nhận
các đánh giá tích cực về CTĐT TTTM. Cụ thể, đa số SV đồng ý là ngành học rất cần
thiết với công việc và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng; phần lớn SV đồng ý môn học tích
hợp được các kiến thức và kỹ năng theo CĐR, trình tự các môn học được sắp xếp logic
và hợp lý, các kỹ năng được rèn luyện và trau dồi trong suốt quá trình học. Nhiều SV
của CTĐT TTTM đã tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp và SV đồng ý là chuyên
ngành đào tạo cung cấp kiến thức và kỹ năng khá phù hợp với công việc mình đang làm.
Ngoài ra, NTD tham gia khảo sát cũng đồng ý rằng các môn học của CTĐT TTTM là
cần thiết và rất cần thiết với lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.

CTDH được định kỳ rà soát/điều chỉnh, bổ sung và cập nhật ít nhất 2 năm 1 lần.

Để nâng cao tính cần thiết và phù hợp của CTĐT, Khoa tiến hành rà soát CTĐT
59

định kì 2 năm/ lần nhằm để đánh giá và thẩm định CTĐT. Quy trình và nội dung rà soát
dựa theo các yêu cầu của Thông tư 07/2015/TT - BGDDT và Thông tư 04/2016/TT-
BGDĐT. Nội dung rà soát chủ yếu liên quan tới khung CTĐT TTTM, đặc biệt là các
CĐR của CTĐT TTTM. Trong lần rà soát đầu tiên, các yêu cầu tập trung làm rõ hơn
các CĐR về kiến thức, kỹ năng và vị trí công việc sau khi tốt nghiệp. Điều này là cần
thiết để CTĐT TTTM điều chỉnh mô tả và số lượng các CĐR cho phù hợp, cụ thể: miêu
tả chi tiết CĐR thuộc các khối kiến thức, kỹ năng; tách CĐR của khối tin học và ngoại
ngữ thành hai khối riêng biệt, nhóm các CĐR về thái độ, phẩm chất đạo đức vào CĐR
về năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Việc làm rõ hơn nội dung CĐR giúp cho GV
và người học nắm rõ hơn về quyền và trách nhiệm của mình.[H3.03.03.06],
[H3.03.03.07], [H3.03.03.08].

2. Điểm mạnh.

Các học phần không chỉ được thiết kế và xây dựng phù hợp với CĐR mà còn
được cập nhật phù hợp với xu thế phát triển mới và có tính tương thích cao với một số
CTĐT tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới.

CT dạy học được thiết kế logic, theo trình tự hợp lý và có hệ thống. CTĐT TTTM
không chỉ đáp ứng được năng lực của SV tốt nghiệp mà SV còn có khả năng đáp ứng
và thích nghi cao trong các công việc thuộc nhiều lĩnh vực trên thị trường lao động.

3. Điểm tồn tại.

Một số môn học điều kiện tiên quyết chỉ được giảng dạy trong một số học kỳ
nhất định nên SV có thể gặp trường hợp học dồn dập nhiều môn trong một học kỳ, thiếu
đi sự linh động trong việc chọn môn cho người học.

4. Kế hoạch hành động.

Trong thời gian tới, Khoa dự định sẽ phối hợp với Phòng QLĐT để phân bổ các
môn học sao cho hợp lý, tránh việc bị dồn nhiều môn trong một học kỳ.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Kết luận chung về Tiêu chuẩn 3

CTĐT chuyên ngành TTTM được thiết kế với các học phần và nội dung phù hợp
với triết lý giáo dục, nhiệm vụ và sứ mạng của Nhà trường và của Khoa, đáp ứng đầy
60

đủ các CĐR của CTĐT. CTĐT được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của thị
trường việc làm cũng như yêu cầu chung của nền kinh tế xã hội trong nước hiện nay
đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng vào môi trường quốc tế. SV
được học tập trong môi trường có tương đối đầy đủ các điều kiện về CSVC, đội ngũ nhà
giáo đạt chuẩn và được tiếp cận các kiến thức cập nhật, các xu hướng nổi bật trên thế
giới với phương pháp dạy học phong phú và hiện đại đi từ khối kiến thức đại cương tới
khối kiến thức chuyên ngành; trang bị cho SV các kỹ năng phù hợp và cần thiết trong
công việc.

Các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương đảm bảo đủ rộng về kiến
thức nền tảng để giúp SV dễ dàng tiếp nhận các kiến thức trong khối kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp. Các khối kiến thức được thiết kế tương đối linh hoạt và chặt chẽ, tạo
điều kiện thuận lợi cho SV khi đăng ký học phần và đảm bảo tính liên tục, tính liên
thông. Bên cạnh đó, các học phần tiên quyết giúp SV xây dựng được nền tảng kiến thức
vững chắc và bổ trợ lẫn nhau. Các SV đều lĩnh hội được các kỹ năng, kiến thức và thái
độ được nêu rõ trong CĐR khi kết thúc CT học. Mỗi một học phần khi thiết kế nội dung
giảng dạy từ lý thuyết đến thực hành đều chú trọng đảm bảo cho SV tích lũy được kiến
thức, kĩ năng và thái độ phù hợp tới từng giai đoạn, góp phần đạt CĐR trong từng giai
đoạn và CĐR cuối cùng của CTĐT. CT dạy học được thiết kế logic, theo trình tự hợp lý
và có hệ thống. CTĐT TTTM không chỉ đáp ứng được năng lực của SV tốt nghiệp mà
SV còn có khả năng đáp ứng và thích nghi cao trong các công việc thuộc nhiều lĩnh vực
trên thị trường lao động.

Các môn học không chỉ được thiết kế và xây dựng phù hợp với CĐR mà còn
được cập nhật phù hợp với xu thế phát triển mới và có tính tương thích cao với một số
CTĐT tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Thậm chí, so với các trường ĐH
tại Trung Quốc, CTĐT TTTM của ĐHNT còn có nhiều điểm nổi bật, chuyên sâu hơn
(hiện tại ở Trung Quốc, cái nôi đào tạo TTQ hàng đầu trên thế giới, hầu như mới chỉ có
CTĐT TTQ, định hướng TTTM, chứ chưa có một CTĐT chuyên sâu về TTTM). Do
vậy, có thể khẳng định CTĐT TTTM của ĐHNT có nhiều điểm “đi trước”, đi đầu trên
thế giới. Nhưng cũng chính vì vậy mà CTĐT TTTM của Trường ĐHNT ít nhiều cũng
còn những bất cập, cần được rà soát, đánh giá và chỉnh sửa liên tục trong quá trình thực
hiện.
61

Tổng hợp kết quả TĐG tiêu chuẩn 3 theo thang đánh giá có kết quả như sau:
Thang đánh giá Tổng hợp theo tiêu chuẩn 3
Tiêu chuẩn, Chưa đạt Đạt Mức Tỷ lệ số
trung Số tiêu
tiêu chí tiêu chí
       chí đạt
bình đạt (%)
Tiêu chuẩn 3
Tiêu chí 3.1 5
5 3 100%
Tiêu chí 3.2 5
Tiêu chí 3.3 5

Tiêu chuẩn 4: Phương pháp tiếp cận trong dạy và học

Mở đầu

CTĐT TTTM của Khoa thể hiện được tính tương thích có định hướng khi CĐR
của CTĐT bám sát với triết lý giáo dục của ĐHNT trong đó đề cao tính tự do sáng tạo,
phẩm chất trung thực, trách nhiệm và khai phóng gắn kiến thức với thực tiễn. Dựa trên
CĐR, các môn học trong CTĐT được thiết kế sao cho hoạt động dạy và học đều hướng
đến các mục tiêu kiến thức, kỹ năng và mức độ tự chủ và trách nhiệm trong CĐR.

Tiêu chí 4.1. Triết lý giáo dục hoặc Mục tiêu giáo dục được tuyên bố rõ ràng
và được phổ biến tới các bên liên quan.

1. Mô tả

Triết lý giáo dục của CTĐT cử nhân chuyên ngành TTTM cũng là triết lý giáo
dục của Trường, đó là hướng tới khai phóng, gắn với thực tiễn: nuôi dưỡng tính trung
thực, tinh thần trách nhiệm và năng lực sáng tạo của người học [H4.04.01.01]. Triết lý
này được xây dựng theo một quy trình khoa học [H4.04.01.02] và được Hội đồng
KH&ĐT của Trường thông qua [H4.04.01.03]. Sau đó Nhà trường lên kế hoạch phổ
biến triết lý giáo dục này tới các cán bộ, GV trong trường [H4.04.01.04] và các kênh
truyền thông khác của trường [H4.04.01.05].

Về phía Khoa, Khoa phổ biến triết lý giáo dục tới các GV trong Khoa thông qua
buổi họp đầu năm học [H4.04.01.06], đồng thời Khoa yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm
truyền tải nội dung triết lý giáo dục của CTĐT tới các bạn SV thông qua các buổi sinh
hoạt công dân hàng năm [H4.04.01.07].

Từ việc biết Triết lý giáo dục được GV và SV chuyên ngành TTTM thấm nhuần
62

thông qua việc xây dựng và triển khai CTĐT của Khoa. Cụ thể trong ĐCHP các môn
học luôn có phần thảo luận dành cho các em SV trong các buổi học [H4.04.01.08], SV
đều phải trải qua thực tập để tích luỹ đủ số TC [H4.04.01.09], điểm dành cho ý thức,
thái độ làm việc và khả năng sáng tạo của người học có thể tìm thấy tiêu chí đánh giá
bài khoá luận và báo cáo thực tập [H4.04.01.10].

2. Điểm mạnh

Triết lý giáo dục được tuyên bố rõ ràng, có cập nhật (bản cập nhật mới nhất tháng
01/2019). Triết lý giáo dục được phổ biến tới các bên liên quan và người học chủ yếu
bằng hình thức phổ biến là văn bản, báo điện tử và trong CTĐT.

3. Điểm tồn tại

Triết lý giáo dục chưa có trên website của Trường, lượng truy cập của các trang
báo điện tử cá nhân của trường chưa cao nên khả năng phổ biến tới các bên liên quan
còn hạn chế. CTĐT tuy rằng gvutfcó tiếp cận triết lý giáo dục của trường nhưng còn
chưa thật rõ ràng và mang tính đặc thù riêng của chuyên ngành đào tạo TTTM.

4. Kế hoạch hành động

Trong năm học 2020-2021, Hội đồng Khoa sẽ bổ sung triết lý giáo dục rõ ràng
cho CTĐT TTTM, đưa triết lý giáo dục được bổ sung này lên website của Trường và
trang riêng của Khoa. Bên cạnh đó, đẩy mạnh giới thiệu triết lý giáo dục và CTĐT của
Khoa lên các trang truyền thông cá nhân của Khoa. Liên tục cập nhật triết lý giáo dục
của Trường qua từng năm học và phổ biến tới các bên liên quan.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 4/7

Tiêu chí 4.2. Các hoạt động dạy và học được thiết kế phù hợp để đạt được
chuẩn đầu ra.

1. Mô tả

CĐR của CTĐT được xây dựng và cập nhật định kỳ [H4.04.02.01]. Các học phần
trong CTĐT được xây dựng để phù hợp với CĐR [H4.04.02.02]. Cụ thể. Mục tiêu của
các học phần, phương pháp giảng dạy, phương pháp KTĐG trong từng học phần đều
được xây dựng để hướng tới việc đạt được CĐR [H4.04.02.03].
63

Bảng 4.1.1: Mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và học tập với CĐR
CĐR theo
thang nhận Phương pháp giảng dạy Phương pháp học tập
thức Bloom
Nhớ Thuyết giảng; Giảng dạy với thí nghiệm Tham gia học trên lớp và tự
minh hoạ/ làm mẫu học
Hiểu Đọc hiểu; Thảo luận nhóm; Báo cáo/Bài Tham gia học trên lớp và tự
tập lớn; Dạy học dựa vào vấn đề thực tế học, thực hành
Áp dụng Thuyết trình; Báo cáo/Bài tập lớn Tự học, thực hành, viết báo
Tranh luận; Thảo luận nhóm; Dạy học cáo
dựa vào vấn đề thực tế; Sử dụng phim tư
liệu
Phân tích Thuyết trình; Báo cáo/Bài tập lớn; Tranh Tự học, thực hành, viết báo
luận; Thảo luận nhóm; Dạy học dựa vào cáo
vấn đề thực tế; Sử dụng phim tư liệu; Đi
thực tế; Đàm thoại; Toạ đàm
Đánh giá Thuyết trình; Báo cáo/Bài tập lớn; Tranh Tự học, thực hành, viết báo
luận; Thảo luận nhóm; Dạy học dựa vào cáo
vấn đề thực tế; Trò chơi; Đàm thoại; Toạ
đàm
Sáng tạo Dạy học thông qua dự án; Dạy học dựa Tự học, thực hành, viết báo
vào vấn đề thực tế; Trò chơi; Đàm thoại; cáo
Toạ đàm
Cụ thể, để đáp ứng được CĐR liên quan đến kiến thức, CT giảng dạy của chuyên
ngành TTTM được xây dựng một cách hệ thống và tuần tự từ các môn học cơ bản đến
các môn học nâng cao về lý thuyết tiếng Trung, các kỹ năng thực hành tiếng Trung và
các môn học tiếng Trung trong thương mại quốc tế [H4.04.02.04] (mục 15 trong mô tả
CTĐT). Các môn từ năm học thứ nhất xây dựng cho người học những kiến thức cơ bản
về lý luận chính trị, hệ thống kinh tế và các thành phần của hệ thống kinh tế
[H4.04.02.05], cùng với đó là một số môn thực hành tiếng Trung cơ bản [H4.04.02.06].
Những học phần này được thiết kế với các phương pháp giảng dạy và học tập phân tích
các hiện tượng ngữ pháp, thực hành luyện tập khẩu ngữ, viết chính tả và tự học làm bài
ở nhà để phù hợp với các CĐR cụ thể của CTĐT như CĐR (3) kiến thức, CĐR (6) về
kỹ năng chuyên môn, CĐR (10) về kỹ năng bổ trợ và CĐR (14) (16) về năng lực tự chủ
và trách nhiệm.

Từ năm thứ 2 trở đi, bên cạnh các kiến thức chuyên ngành cơ bản về tài chính và
thương mại quốc tế, còn tập trung sâu về đào tạo các kỹ năng thực hành tiếng Trung như
nghe nói đọc viết biên phiên dịch và kỹ năng vận dụng phân tích các vấn đề về thương
64

mại quốc tế, kỹ năng làm việc nhóm thông qua phương pháp giảng dạy thuyết giảng,
làm bài tập nhóm, thuyết trình và thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của GV
[H4.04.02.07]. Hoạt động giảng dạy được lồng ghép nghiên cứu tình huống thực tế bằng
cách SV được thực hành mô phỏng đóng vai trong các tình huống thực tế, thảo luận và
thuyết trình giải quyết một vấn đề trên thực tế. Giữa năm thứ 3 và thứ 4, SV được yêu
cầu phải thực tập tại doanh nghiệp và có một báo cáo bằng tiếng Trung về những công
việc đã thực hiện trong thời gian này bằng [H4.04.02.08]. Một số SV có thể lựa chọn
làm báo cáo thực tập cuối khoá bằng tiếng Trung, được thực hiện bằng cách đi thực tập
dài ngày tại một doanh nghiệp thay cho khoá luận tốt nghiệp được viết bằng tiếng Trung
[H4.04.02.09]. Nhìn chung, các hoạt động dạy học lấy người học làm trung tâm, trong
đó giáo viên hướng dẫn nhưng đồng thời cũng khuyến khích và tạo điều kiện để SV tự
chủ động tìm hiểu và hình thành dần kiến thức của môn học. Có thể thấy rằng, các
phương pháp giảng dạy và học tập của môn học năm 2 và năm 3 đều được thiết kế bám
sát vào CĐR của CTĐT, với CĐR đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ đều tăng dần
theo thang nhận thức Bloom.

CĐR liên quan đến kỹ năng ngoại ngữ 2 và tin học văn phòng được xây dựng
thông qua các môn học liên quan trực tiếp đến ngoại ngữ 2 [H4.04.02.10] và tin học
[H4.04.02.11]. Đây cũng là kỹ năng quan trọng góp phần hỗ trợ giúp người học tích luỹ
và đạt được các kỹ năng về chuyên môn đã phân tích ở trên.

Phương pháp học tập phù hợp với CĐR được Khoa quán triệt tới các giáo viên
chủ nhiệm từ đó phổ biến tới các em SV vào đầu mỗi năm học [H4.04.02.12] và phổ
biến rộng rãi tới các em SV trong tuần sinh hoạt công dân hàng năm [H4.04.02.13].
Trong quá trình học, SV chuyên ngành TTTM được Khoa khuyến khích tham gia có sản
phẩm ở các cuộc thi CLB chuyên môn tổ chức [H4.04.02.14] để trau dồi thêm các kỹ
năng về nghiên cứu, phân tích cũng như các phẩm chất về trung thực, sáng tạo và làm
việc có trách nhiệm.

Trong các cuộc khảo sát về mức độ hài lòng của SV TTTM về chất lượng giảng
dạy của GV [H4.04.02.15] và khảo sát SV sắp tốt nghiệp về chất lượng đào tạo của
CTĐT [H4.04.02.16], các tiêu chí đều được đánh giá đạt cho thấy sự phù hợp của
phương pháp giảng dạy, phương pháp KTĐG trong việc đạt tới CĐR.

2. Điểm mạnh
65

CĐR được xây dựng từ đầu, rõ ràng. Các phương pháp giảng dạy và học tập bám
sát CĐR.

3. Điểm tồn tại

CĐR được xây dựng tuy khá đầy đủ nhưng còn đơn giản, từng kiến thức, kỹ năng
cụ thể còn sơ sài nên phương pháp giảng dạy và học tập chưa hoàn toàn tập trung vào
những kiến thức, kỹ năng đặc thù của CTĐT.

4. Kế hoạch hành động

Khoa và các bộ môn sẽ bổ sung chỉnh sửa CĐR trong năm học 2020-2021 và
điều chỉnh các phương pháp giảng dạy và học tập cho phù hợp với CĐR mới đã được
chỉnh sửa trong năm học 2020-2021.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Tiêu chí 4.3. Các hoạt động dạy và học thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ năng,
nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học.

1. Mô tả

Trước hết, CTĐT có xây dựng CĐR trang bị cho SV kỹ năng tự học, tự nghiên
cứu, để nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học [H4.04.03.01]. ĐCCTHP cụ
thể hoá và nhấn mạnh đến hoạt động nghiên cứu, tự học này thông qua số giờ tự học của
SV, bài tập có hướng dẫn của GV (phần 5.1 trong ĐCCTHP) [H4.04.03.02]. Các môn
học trong CTĐT còn hướng tới rèn luyện các kỹ năng tự nghiên cứu, phân tích, tổng
hợp, ra quyết định thông qua các hoạt động như bài tập nhóm, thảo luận, thuyết trình,
thực tập được GV giảng dạy sử dụng kết hợp một cách có hiệu quả [H4.04.03.03]. Các
kỹ năng này được xây dựng ngay từ những môn học năm thứ nhất và được bồi đắp dần
ở những môn học trong các năm tiếp theo [H4.04.03.03]. Đặc biệt các học phần chuyên
ngành như ngôn ngữ kinh tế thương mại, tài chính đầu tư, văn hoá kinh doanh, dịch III
…đều chú trọng phương pháp giảng dạy hướng tới bồi dưỡng tất cả các kỹ năng chuyên
môn và bổ trợ trong CĐR. Cụ thể trong môn ngôn ngữ kinh tế thương mại và tài chính
đầu tư, những kỹ năng phân tích, phản biện, tổng hợp đánh giá thông tin được trau dồi
khi thực hành đàm phán, thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế hay khi phân tích đánh
giá so sánh tình hình tài chính của công ty và của thị trường tài chính sẽ góp phần trau
dồi khả năng học tập những chuyên ngành đó ở bậc cao hơn và từ đó duy trì nâng cao
66

khả năng học tập suốt đời cho người học.

Ngoài ra các kỹ năng bổ trợ khác như sắp xếp quản lý thời gian, công việc cá
nhân, suy nghĩ tích cực được giảng dạy và huấn luyện trực tiếp thông qua môn Phát triển
kỹ năng [H4.04.03.04]. Một số môn học trong CTĐT SV có thể học trước hoặc học lại
bất cứ lúc nào nhờ hệ thống Cổng thông tin học tập trực tuyến [H4.04.03.05] .

GV trong Khoa sử dụng tốt các phương pháp giảng dạy nêu trên nhằm hỗ trợ
người học rèn luyện các kỹ năng và nâng cao khả năng học tập suốt đời [H4.04.03.06].
Kết quả, SV chuyên ngành TTTM sắp tốt nghiệp về cơ bản đều có khả năng về tự nghiên
cứu, học tập suốt đời [H4.04.03.07].

2. Điểm mạnh

Các hoạt động dạy và học được thiết kế giúp thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ năng
đặc biệt là kỹ năng phân tích, tự nghiên cứu, từ đó góp phần thúc đẩy khả năng học tập
suốt đời của người học.

3. Điểm tồn tại

CĐR chưa nêu cụ thể rõ ràng về khả năng học tập suốt đời, các môn học tự chọn
yêu cầu kỹ năng phân tích, tổng hợp, nghiên cứu cao vẫn chưa được đưa vào giảng dạy
(lý thuyết trò chơi…).

4. Kế hoạch hành động

Trong năm học mới 2020-2021, Khoa sẽ bổ sung chỉnh sửa CĐR, đưa khả năng
học tập suốt đời vào thành một đầu ra cụ thể. Ngoài ra, giao nhiệm vụ cho các thầy cô
chủ nhiệm lên kế hoạch giới thiệu kỹ hơn về các môn tự chọn của CTĐT cho SV trong
buổi sinh hoạt toàn khoá định kỳ và trong buổi gặp gỡ tân SV.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 4/7

Kết luận chung về Tiêu chuẩn 4

Phương pháp tiếp cận trong dạy và học của Khoa có nền tảng là triết lý giáo dục
hướng tới khai phóng. Đây là triết lý giáo dục được xác định rõ ràng và thống nhất trong
toàn trường. Triết lý giáo dục này luôn được Khoa chú trọng phổ biến tới các bên liên
quan và sử dụng làm nền tảng để xây dựng các mục tiêu đào tạo, CĐR của CTĐT, hiện
thực hóa CĐR này thông qua các nội dung đào tạo, phương pháp dạy-học, phương pháp
67

KTĐG. Với triết lý giáo dục hướng tới khai phóng, các hoạt động dạy và học tại Khoa
lấy người học làm trung tâm của quá trình đào tạo, luôn chú trọng đến việc giúp người
học rèn luyện các kỹ năng và nâng cao khả năng học tập suốt đời. Bên cạnh những ưu
điểm trên đây, Khoa còn tồn tại các điểm như CĐR còn chưa thật sự rõ ràng về khả năng
học tập suốt đời, các phương pháp dạy-học chưa thực sự đa dạng. SV chưa được tham
gia nhiều vào các hoạt động thực tiễn, chưa được trang bị tốt nhận thức về khả năng học
tập suốt đời từ khi mới vào trường và CSVC của Khoa còn cần phải cải thiện.

Tổng hợp kết quả TĐG tiêu chuẩn 4 theo thang đánh giá có kết quả như sau:
Thang đánh giá Tổng hợp theo tiêu chuẩn 4
Tiêu chuẩn, Chưa đạt Đạt Mức Tỷ lệ số
trung Số tiêu
tiêu chí tiêu chí
       chí đạt
bình đạt (%)
Tiêu chuẩn 4
Tiêu chí 4.1 4
4,33 3 100%
Tiêu chí 4.2 5
Tiêu chí 4.3 4

Tiêu chuẩn 5: Đánh giá kết quả học tập của người học

Mở đầu

Hoạt động đánh giá KQHT của SV trong CT dạy học TTTM được thiết kế phù
hợp với mức độ đạt CĐR của CTĐT. Các quy định cụ thể về đánh giá KQHT của SV
đầy đủ, rõ ràng và được thông báo công khai tới SV của CTĐT. Phương pháp đánh giá
KQHT của SV trong chuyên ngành đa dạng, đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và sự công
bằng. Kết quả đánh giá trong từng học phần được phản hồi kịp thời để SV cải thiện việc
quá trình học tập. SV CTĐT cũng tiếp cận dễ dàng với quy trình khiếu nại về KQHT.

Tiêu chí 5.1. Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế phù
hợp với mức độ đạt được chuẩn đầu ra.

1. Mô tả

CT dạy học TTTM được thiết kế thống nhất và tương thích với CĐR, trong đó
KQHT được đánh giá trong toàn bộ quá trình từ giai đoạn tuyển sinh, trong các học
phần, các hoạt động dạy và học, học kỳ tốt nghiệp. Đánh giá KQHT của SV được thiết
kế thống nhất, rõ ràng và chi tiết để phù hợp với mức độ đạt được CĐR của SV và thể
68

hiện rõ trong kết quả điều tra của SV trong CTĐT này [H5.05.01.01; H5.05.01.04;
H5.05.01.05; H5.05.01.06; H5.05.01.07]. Việc đánh giá KQHT của SV, quá trình tổng
hợp đánh giá các hoạt động dạy và học cũng như tích lũy kết quả đều nhằm đạt được
CĐR của học phần và của toàn bộ CTĐT. [H5.05.01.09]

TUYỂN SINH DẠY VÀ HỌC TỐT NGHIỆP


- Điểm thi - Các học phần - KLTN
- Hồ sơ học tập - Các hoạt động - BCTTTN
khác - Kết quả rèn
Sơ đồ 5.1.1: Quy trình đánh giá kết quả SV trong chương trình dạy học TTTM
(Nguồn: Tổng hợp từ H5.05.01.01; H5.05.01.02; H5.05.01.03; H5.05.01.04;
H5.05.01.05; H5.05.01.06; H5.05.01.07)
Quy trình đánh giá KQHT nhằm đạt CĐR:

Quá trình tuyển sinh: Tiêu chuẩn điểm tuyển sinh đầu vào đối với các SV CTĐT
TTTM có điểm tương đối cao, cụ thể nội dung trong thông báo trúng tuyển vào các
chuyên ngành đào tạo hệ đại học chính quy [H5.05.01.02]. Do đó, đây là cơ hội tốt để
CTĐT tuyển chọn SV có chất lượng về năng lực tiếp thu kiến thức, phát triển kỹ năng
và rèn luyện ý thức phù hợp với CĐR trong CTĐT. Cụ thể như SV có khả năng tiếp thu
tốt về kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ (tiếng Trung hoặc tiếng Anh), năng lực tự chủ,
thích ứng với lĩnh vực TTTM. Đồng thời, đó cũng là cơ hội tốt để SV có thể được công
nhận TC, dễ dàng chuyển tiếp hoặc tham gia học tập chuyên ngành TTTM ở các trường
có sử dụng TTQ trên thế giới.

Toàn bộ quá trình dạy và học: việc đánh giá KQHT của SV được thực hiện theo
từng hoạt động dạy và học, từng buổi học, từng học phần, từng học kỳ và trong toàn bộ
CT dạy học, cũng như trong suốt quá trình học tập của SV từ khi tuyển sinh đến khi tốt
nghiệp. Quá trình đánh giá dạy và học thể hiện cụ thể trong quy định về đào tạo đại học
và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống TC tại Trường ĐHNT. Hoạt động đánh giá này
cũng thể hiện tính đặc thù tương ứng với từng học phần cụ thể, như học phần thực hành
lập dự án kinh doanh, các học phần thực tập giữa khóa. [H5.05.01.03; H5.05.01.09]

Kết thúc CTĐT (Tốt nghiệp): Đối với giai đoạn tốt nghiệp: Học phần Báo cáo
thực tập tốt nghiệp, Khóa luận tốt nghiệp sẽ triển khai theo các phương thức và tiêu chí
thống nhất và được chuẩn hóa như Quy định về điều kiện tốt nghiệp, thực tập và khóa
69

luận tốt nghiệp đối với hệ đào tạo chính quy theo hệ thống TC tại Trường ĐHNT, Quy
định về thi kết thúc học phần ở Trường ĐHNT [H5.05.01.03; H5.05.01.04; H5.05.01.05;
H5.05.01.06; H5.05.01.07; H5.05.01.11]

Các phương pháp giảng dạy và học tập phản ánh CĐR trong CTĐT và thể hiện
rõ trong Bảng 4.1: Mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và học tập với CĐR của
CT dạy học TTTM. Phương pháp đánh giá KQHT của SV trong CTĐT có khả năng đo
lường được mức độ đạt được của CĐR, cụ thể bằng nhiều phương pháp đánh giá cuối
kỳ như thi viết, vấn đáp. [H5.05.01.09]

Kế hoạch đánh giá: Được xây dựng, thông báo và triển khai có sự phối hợp được
Phòng QLĐT, Phòng CTCTSV, Khoa, Bộ môn và từng GV trong từng đợt học, từng kỳ
học và từng năm học. [H5.05.01.03; H5.05.01.04; H5.05.01.05; H5.05.01.06;
H5.05.01.07]

Quy trình, nội dung KTĐG được thể hiện thống nhất trong quá trình triển khai từ
phòng QLĐT đến Khoa, từng Bộ môn và GV. Cụ thể nội dung được quy định trong mẫu
ĐCCTHP của phòng QLĐT, Mẫu đánh giá học phần thực tập giữa khóa, báo cáo thực
tập tốt nghiệp cuối khóa, khóa luận tốt nghiệp, ĐCCTHP, bài giảng của GV. Đây là
những tài liệu hướng dẫn thiết kế các phương pháp và nội dung đánh giá phù hợp với
mục đích / mục tiêu và CĐR trong CTĐT. [H5.05.01.08; H5.05.01.09; H5.05.01.13;
H5.05.01.14; H5.05.01.15]

Quá trình thực hiện: Tổng thể nội dung đánh giá, phương pháp đánh giá, công
cụ đánh giá KQHT của SV được xây dựng tương thích với mục tiêu và CĐR trong
CTĐT. [H5.05.01.05; H5.05.01.10]

Hình thức đánh giá và kiểm tra:


Bảng 5.1.1: Tổng hợp đánh giá KQHT từng học phần trong CTDH TTTM
Hình thức Trọng số Số lượng
CĐR
kiểm tra học phần đầu điểm
Kiến thức: Hiểu kiến thức nền tảng về tiếng
- Điểm
Trung và TTTM.
chuyên
1. Kiểm tra Kỹ năng: Triển khai tự học tập, tự nghiên cứu;
cần
thường 10% phân tích vấn đề về thương mại bằng tiếng
- Phát
xuyên Trung.
biểu ý
Thái độ: Rèn luyện thái độ đúng đắn và
kiến
nghiêm túc.
70

Hình thức Trọng số Số lượng


CĐR
kiểm tra học phần đầu điểm
Kiến thức: Khám phá kiến thức mới về tiếng
Trung và TTTM, phân tích vấn đề thực tiễn,
áp dụng trong thương mại bằng tiếng Trung.
- Điểm Kỹ năng: Phát triển thuyết trình, làm việc
2. Kiểm tra
30% kiểm tra nhóm; kỹ năng ngôn ngữ, tin học, thích nghi
định kỳ
giữa kỳ với thực tiễn; tự học và nghiên cứu.
Thái độ: Rèn luyện thái độ đúng đắn và
nghiêm túc trong môi trường làm việc có sử
dụng tiếng Trung.
Kiến thức: Áp dụng kiến thức cơ bản, kiến
thức chuyên sâu và thực hành tiếng Trung
- Thi kết hoặc TTTM.
thúc học Kỹ năng: Rèn luyện làm việc độc lập, tư duy
3. Kiểm tra
60% phần: viết độc lập, tự học và nghiên cứu suốt đời.
tổng kết
hoặc vấn Thái độ: Rèn luyện thái độ và hành vi đúng
đáp đắn và nghiêm túc đối với nghề nghiệp, năng
lực tự chịu trách nhiệm trong môi trường công
việc có sử dụng tiếng Trung.
Nguồn: H5.05.01.01; H5.05.01.04; H5.05.01.05; H5.05.01.09; H5.05.01.17

Như vậy Trường ĐHNT, Khoa và từng Bộ môn có quy định thống nhất và cụ thể
về số lượng các đầu điểm, tỷ trọng thành phần của các học phần và hình thức KTĐG
thiết kế cho các học phần của CTDH TTTM nhằm hướng tới đo lường CĐR về kiến
thức, kỹ năng và thái độ của người học. Bảng trên cũng phản ánh được đo lường được
mức độ nhất định và đạt được CĐR của học phần ở cấp độ cơ bản như đánh giá các vấn
đề liên quan đến kiến thức TTTM, có thể áp dụng kĩ năng trong thực tiễn và dần tạo
năng lực tự chủ trong môi trường làm việc quốc tế.

2. Điểm mạnh

Đánh giá KQHT trong CT dạy học thống nhất: quá trình, quy trình, kế hoạch và
thực tiễn triển khai nhằm tương thích với CĐR của CTĐT về kiến thức, kỹ năng và thái
độ.

Đánh giá KQHT của SV của CTDH tổng thể, đa dạng và thường xuyên và công
khai.

3. Điểm tồn tại

Kênh tiếp cận tài liệu hướng dẫn thống nhất tổng hợp các quy trình/quy định đánh
giá KQHT của SV trong CTDH chưa đa dạng.
71

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học tới, Nhà trường xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp về kết quả đánh giá
KQHT của SV, và kênh truy cập tiện ích các thông tin, tài liệu về đổi mới phương pháp,
quy trình, tiêu chỉ đánh giá KQHT của SV.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Tiêu chí 5.2. Các quy định về đánh giá kết quả học tập của người học (bao
gồm thời gian, phương pháp, tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi và các nội dung liên
quan) rõ ràng và được thông báo công khai tới người học.

1. Mô tả

Quy trình và nội dung hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của SV
được quy định hệ thống và công khai về thời gian, hình thức, phương pháp, tiêu chí,
trọng số và cơ chế phản hồi. Bên cạnh đó, các thông tin liên quan đến kỳ thi (tuyển sinh
đầu vào, kết thúc học phần, báo cáo thực tập tốt nghiệp, thi tốt nghiệp) cũng được quy
định cập nhật và rõ ràng [H5.05.02.01; H5.05.02.02; H5.05.02.03; H5.05.02.04;
H5.05.02.05; H5.05.02.06; H5.05.02.07; H5.05.02.08; H5.05.02.09; H5.05.02.12].

Các thông tin về hoạt động kiểm tra và đánh giá SV được thông báo công khai
và phổ biến đến với người học qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cả trực tiếp và
gián tiếp. Trong tuần sinh hoạt công dân của SV đầu kỳ, SV được cung cấp các thông
tin về các quy chế của trường, các quy định của GDĐT đối với học sinh, SV
[H5.05.02.10; H5.05.02.11; H5.05.02.12]. Ngoài ra, trong buổi đầu tiên của mỗi học
phần, GV sẽ giới thiệu bản mô tả ĐCCTHP, trong đó có đề cập đến thời gian, hình thức,
phương pháp, tiêu chí, trọng số để đánh giá người học và cơ chế phản hồi đến người
học. Trước ngày thi kết thúc học phần, GV thông báo kết quả các điểm thành phần cho
SV thông qua nhiều hình thức trực tiếp hoặc gửi email cho lớp và đăng tải điểm đến
trang TC để SV nắm bắt thông tin và phản hồi. Lịch thi của học phần được phòng QLĐT
đăng tải công khai, đúng thời hạn trên website của phòng QLĐT [H5.05.02.09].

Các học phần đặc thù: Theo quy định hiện hành, SV đủ điều kiện thực hiện học
phần tốt nghiệp chính thức phải đáp ứng được các điều kiện sau đây: không đang bị kỷ
luật từ mức đình chỉ học tập trở lên; không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm
hình sự; không còn nợ học phí của các học kỳ trước; còn không quá 03 TC chưa tích lũy
72

hoặc học cải thiện (ngoại trừ 09 TC của học phần tốt nghiệp, các học phần Giáo dục thể
chất và Giáo dục quốc phòng). SV hệ đào tạo chính quy theo hệ thống TC được phép
đăng ký làm khóa luận tốt nghiệp khi có điểm trung bình chung tích lũy của toàn bộ các
học phần trong CTĐT (trừ học phần tốt nghiệp) đạt từ 7,5 trở lên (theo thang điểm 10).
Thông tin về danh sách SV thực tập giữa khóa hoặc thực hiện học phần tốt nghiệp, danh
sách giáo viên hướng dẫn, thời gian thực hiện, các quy định về khóa luận tốt nghiệp
cũng như kết quả sẽ được công bố trên trang web của Phòng QLĐT và bảng tin tại Văn
phòng Khoa [H5.05.02.05; H5.05.02.06; H5.05.02.07; H5.05.02.12].

Điểm trung bình chung theo từng học kỳ và từng năm học và đánh giá rèn
luyện SV: SV được cấp quyền truy cập tài khoản trên hệ thống TC để biết điểm học
phần cũng như điểm trung bình chung học tập và kết quả đánh giá rèn luyện SV của
mình [H5.05.02.03].

Các nội dung khác: vào cuối mỗi kỳ học, Phòng QLĐT sẽ rà soát đối sánh KQHT
của SV và khẩn trương đưa ra cảnh báo với những SV có KQHT quá thấp. Thông tin
được gửi đến SV, gia đình của SV, Khoa và giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp xử lý
[H5.05.02.15].

Bảng 5.2.1. Các phương thức truyền thông phương pháp đánh giá người học
trong CTĐT của Khoa
Phương thức Chủ thể Văn bản / Kênh
Nhà trường và Khoa phổ biến về các
quy định ở tuần sinh hoạt công dân đầu Sổ tay SV
năm
Thông báo của GV trong buổi đầu tiên
1. Trực tiếp ĐCCTHP
của Học phần
Thông báo của GV về điểm thành phần - Bảng điểm thành phần,
trước khi thi kết thúc học phần, điểm thi bảng điểm thi vấn đáp.
vấn đáp - Trang TC của SV
- Thông báo qua website của Nhà
www.ftu.edu.vn
trường
qldt.ftu.edu.vn
- Website của phòng QLĐT
Đề cương môn học, Điểm
GV thông báo qua email
thành phần
2. Gián tiếp
GV nhập điểm vào trang TC của phòng Điểm thành phần học phần
QLĐT trên trang TC
Phòng QLĐT / phòng Công tác Chính Danh sách SV thuộc tình
trị và SV gửi thông báo cho Khoa về trạng cảnh báo của Khoa
tình hình SV có học lực yếu kém trong từng năm học
Nguồn: H5.05.02.06; H5.05.02.07
73

Trong các cuộc họp của Khoa và các Bộ môn về xây dựng, phát triển CTĐT
TTTM, các GV của CTĐT thống nhất ý kiến về khả năng tiếp cận, nắm rõ các quy định
về các phương pháp đánh giá người học [H5.05.02.16].

2. Điểm mạnh

Thông tin về phương pháp đánh giá người học rất rõ ràng, đầy đủ, thường xuyên
và được công khai theo nhiều kênh để SV nắm rõ và chủ động trong quá trình học từ
tuyển sinh, quy chế của Trường về học tập và đánh giá, lịch thi và hình thức thi, học lại,
lưu ban và thông tin về quy định tốt nghiệp của SV.

Thông tin được truyền đạt trước, trong và sau khi SV tham gia các học phần,
cũng như CTĐT giúp cho người học tiếp nhận đầy đủ, kịp thời để chủ động có kế hoạch
chuẩn bị tốt nhất cho các hoạt động học tập trong từng học phần và toàn bộ CTĐT.

3. Điểm tồn tại

Việc phản hồi KQHT của SV chủ yếu vẫn thực hiện theo các phương thức truyền
thống, chưa đa dạng và tiên tiến để GV, SV, các phòng ban chức năng dễ dàng tiếp cận.

4. Kế hoạch hành động

Trong năm học tiếp theo, KT&ĐBCL và áp dụng các kênh truyền thông hiện đại
(thông qua ứng dụng điện thoại smartphone hoặc facebook) để thu thập ý kiến phản hồi,
hỏi đáp của SV về việc đánh giá KQHT.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Tiêu chí 5.3. Phương pháp đánh giá kết quả học tập đa dạng, đảm bảo độ giá
trị, độ tin cậy và sự công bằng.

1. Mô tả

Các phương pháp đánh giá KQHT của SV trong CTĐT bao gồm đánh giá theo
quá trình và đánh giá tổng kết. Trong đó sử dụng đa dạng, tổ hợp gồm nhiều hình thức
đánh giá như chuyên cần của SV, tham gia tích cực phát biểu trên lớp, tham gia học tập
trên lớp, bài tập cá nhân và bài tập nhóm, thuyết trình, bài kiểm tra giữa học phần và
cuối học phần [H5.05.03.01; H5.05.03.02]. Các phương pháp đánh giá này đều hướng
đến các CĐR của CTĐT. Trong đó, phương pháp được sử dụng nhiều nhất là điểm danh
kiểm tra sự chuyên cần, bài thi viết tự luận, bài thi trắc nghiệm, bài tập nhóm và trả lời
74

câu hỏi xây dựng bài và thuyết trình đang được sử dụng với tỉ lệ nhiều nhất trong các
học phần. Theo phân loại tư duy của Bloom, các phương pháp kiểm tra và đánh giá áp
dụng cho các học phần của CT đảm bảo đánh giá được 10 CĐR đến cấp độ 4 (Ghi nhớ
- Hiểu - Áp dụng - Phân tích), đúng cấp độ của CĐR của CT (xem thêm ở bảng 5.3.1).
GV áp dụng các phương pháp đánh giá KQHT đảm bảo độ tin cậy, phù hợp và công
bằng.

Bảng 5.3.1. Các phương pháp và hình thức đánh giá KQHT của SV
Phương
Hình thức và
pháp đánh Nội dung CĐR
tỉ lệ
giá
Điểm danh (1) Vận dụng được các kiến thức về
Đánh giá
(50%) và tham thế giới quan, nhân sinh quan, phương
chuyên
gia trả lời các pháp luận vào thực tiễn, hiểu được
Quá trình cần và quá
câu hỏi của đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí
trình học
GV ở trên lớp Minh.
tập
(50%) (2) Vận dụng được các kiến thức
- Các bài kiểm liên quan đến kỹ năng học tập, nghiên
tra (60%) cứu, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng
Giữa kỳ
- Thuyết trình mềm trong các học phần, các hoạt động
(40%) ngoại khóa, kiến tập, thực tập, góp
Kiểm tra viết phần hình thành các kỹ năng, đáp ứng
Kết thúc (100%) hoặc tốt công việc sau khi ra trường sau khi
học phần vấn đáp ra trường.
(100%) (3) Vận dụng được các kiến thức
Báo cáo thực ngữ âm, văn tự, từ vựng, ngữ pháp, văn
Thực tập tập hóa vào giao tiếp, giao dịch thương
giữa khóa Kiểm tra quá mại.
trình thực tập (4) Hiểu và phân tích được các vấn
đề về kinh tế, thương mại bằng tiếng
Tổng kết Trung, có thể vận dụng các kiến thức
Chấm điểm
về kinh tế, thương mại, thương mại
báo cáo / khóa
quốc tế, pháp luật, tài chính tiền tệ,
Tốt luận vòng 1 và
thanh toán, vận tải và bảo hiểm vào
nghiệp vòng 2 hoặc
công việc liên quan đến hoạt động kinh
- Báo cáo vòng 3 (nếu
tế, thương mại.
thực tập có) thông qua
(5) Đạt chứng chỉ BCT do Hanban
tốt nghiệp các tiêu chí
Trung Quốc cấp, sử dụng chuẩn xác
- Khóa được quy định
thuật ngữ kinh tế, thương mại, có khả
luận tốt trong mẫu
năng biên phiên dịch, đặc biệt trong
nghiệp phiếu Nhận xét
lĩnh vực kinh tế, thương mại, đảm nhận
của GV hướng
được các công việc liên quan đến ngôn
dẫn
ngữ và các hoạt động kinh tế thương
mại.
75

Phương
Hình thức và
pháp đánh Nội dung CĐR
tỉ lệ
giá
(6) Có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
thành thạo.
(7) Có năng lực biên phiên dịch
tương đối tốt, dịch đúng các thuật ngữ
chuyên ngành.
(8) Có kỹ năng tư duy hệ thống,
loogic và phản biện, có khả năng tổng
hợp, phân tích, đánh giá thông tin và dữ
liệu.
(9) Có kỹ năng hoàn thành công
việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến
thức lý thuyết và thực tiễn trong những
bối cảnh khác nhau; có khẳ năng xử lý
văn bản đến và đi, biết cách lưu trữ,
quản lý hồ sơ và dữ liệu; linh hoạt, sáng
tạo giải quyết các vấn đề phát sinh
trong đàm phán và hoạt động thương
mại để đạt hiệu quả.
(10) Có kỹ năng giao tiếp, sắp xếp
thời gian, quản lý công việc cá nhân
một hợp lý. Có năng lực tổ chức, biết
cách thiết lập mối quan hệ, phối hợp
với cộng sự để đạt hiệu quả trong công
việc.
Nguồn: H5.05.03.06; H5.05.03.07

Độ tin cậy và phù hợp của đánh giá học phần thể hiện ở những điểm sau:

(1) Phương pháp đánh giá từng học phần trong CT dạy học TTTM được thống nhất
trong từng Bộ môn, được ghi rõ trong ĐCHP đã được phê duyệt, được cụ thể hóa theo
các mẫu đánh giá và được áp dụng trong CT dạy học TTTM [H5.05.03.02; H5.05.03.05;
H5.05.03.07]; (2) Điểm đánh giá học phần được hình thành từ 03 thành phần: điểm
chuyên cần và điểm giữa kỳ (đánh giá quá trình học tập), điểm cuối kỳ đánh giá tổng
kết kết quả đầu ra của SV, tỷ trọng của các điểm thành phần và điểm kết thúc học phần
được thể hiện trong ĐCHP và được Hiệu trưởng phê duyệt [H5.05.03.01; H5.05.03.02];
(3) GV giảng dạy học phần biên soạn đề thi kết thúc học phần dựa trên các quy định
thống nhất của Bộ môn về thi kết thúc học phần và do trưởng Bộ môn ký duyệt
[H5.05.03.04; H5.05.03.05].

Các hoạt động KTĐG KQHT được thực hiện theo các yêu cầu và quy định thống
76

nhất của Trường ĐHNT và Khoa để đảm bảo sự công bằng. Thi kết thúc học phần của
toàn trường trong đó có CTĐT TTTM được thực hiện thống nhất theo quy định
[H5.05.03.04]. Tổ hợp các phương pháp kiểm tra/đánh giá KQHT của SV trong CTĐT
luôn hướng tới tính khách quan, thống nhất và công bằng thông qua các khảo sát lấy ý
kiến đánh giá của SV sau mỗi năm học [H5.05.03.11; H5.05.03.12].

Bên cạnh đó Trường có quy định về quy trình rà soát, xây dựng và cập nhật ngân
hàng đề thi, và sau mỗi năm học đều có hoạt động kiểm tra, đánh giá lại hoạt động thi
kết thúc học phần do KT&ĐBCL thực hiện. Dựa trên những kết quả đó, các Bộ môn đã
tiến hành họp Bộ môn để rà soát và rút kinh nghiệm với các đề thi sau nhằm đáp ứng
đúng yêu cầu [H5.05.03.04; H5.05.03.09; H5.05.03.10].

Cho đến nay CTĐT TTTM chưa nhận được các trường hợp phúc tra, phúc khảo
về KQHT và phương pháp đánh giá người học.

Trong các cuộc họp của Khoa và các Bộ môn về xây dựng và phát triển CTĐT
TTTM, các GV của CTĐT thống nhất ý kiến về độ tin cậy và sự công bằng của các
phương pháp đánh giá.

2. Điểm mạnh

CTDH TTTM có tiêu chí đánh giá KQHT của SV thống nhất, rõ ràng và đa dạng.

Phương pháp và hình thức đánh giá giúp SV tích cực và chủ động trong lĩnh hội
kiến thức lý thuyết và thực hành TTTM.

Phương pháp đánh giá SV trong CTĐT luôn được cải tiến, đổi mới theo hướng
phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu sáng tạo và làm việc nhóm của SV nhằm phát
triển kỹ năng học tập suốt đời.

3. Điểm tồn tại


Công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ đánh giá KQHT cho GV
trong CTĐT TTTM còn hạn chế.

4. Kế hoạch hành động


Từ năm học tới, Nhà trường và Khoa tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và
nâng cao nghiệp vụ đánh giá KQHT cho GV nói chung và CTĐT TTTM nói riêng.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7


77

Tiêu chí 5.4. Kết quả đánh giá được phản hồi kịp thời để người học cải thiện
việc học tập.

1. Mô tả

Để ĐBCL học tập, các thông tin phản hồi phải được gửi tới người học trong thời
hạn hợp lý để người học có đủ thời gian TĐG, xem xét hoàn thiện kiến thức (đối với các
đánh giá đầu kỳ hay trong suốt quá trình học như các bài tiểu luận, kiểm tra giữa kỳ)
chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ. Thông tin được đưa đầy đủ ngay từ tuần sinh hoạt công dân
SV [H5.05.04.01]. Kết quả thi cuối kỳ được quy định rõ ràng và công bố trên trang TC
nhằm giúp SV đánh giá tổng thể được việc học của mình cải thiện chất lượng học tập.
Cụ thể điểm chuyên cần và kiểm tra giữa kỳ được giáo thông báo trước khi thi để SV
biết được điểm của mình để điều chỉnh nỗ lực đạt được các mục tiêu đề ra trong bài thi
cuối kỳ, đồng thời đưa ra điểm số trước khi thi cũng giúp giáo viên hạn chế các SV
không đủ điều kiện dự thi (dự ít hơn 70% số buổi học và điểm giữa kỳ dưới 4) tới dự
thi. [H5.05.04.02].

Việc đánh giá kết quả rèn luyện của SV được quy định rõ ràng, cụ thể trong Quy
định Đánh giá kết quả rèn luyện SV đại học hệ chính quy [H5.05.04.03] và Quy chế về
xây dựng ngân hàng đề thi, ra đề thi, tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính [H5.05.04.04].
Việc phản hồi kết quả người học có thể được đánh giá qua khảo sát chất lượng giảng
dạy của GV hàng năm [H5.05.04.05]. SV có thể tiếp nhận thông tin này thông qua tài
khoản cá nhân của SV được Nhà trường cấp khi nhập học cùng với thông báo bằng
miệng của giáo viên trên lớp.

Trong vòng 2 tuần từ ngày thi Khoa cần công bố điểm thi trên trang TC
[H5.05.04.06, H2.02.04.07]; website của KT&ĐBCL [H5.05.04.08]. Mỗi khi GV đưa
kết quả chính thức lên trang TC, ngay lập tức SV sẽ nhận được điểm để có các phản hồi
nếu có sai sót hoặc thắc mắc. Trang TC của SV cũng tổng kết tất quả KQHT của SV từ
năm thứ nhất để SV nắm rõ đưa ra kế hoạch học tập cụ thể và phù hợp cho cả quá trình
học tập. Một tuần sau khi công bố danh sách SV dự kiến viết Khóa luận tốt nghiệp, khoa
sẽ đưa ra danh mục đề tài hoặc định hướng đề tài và để SV 3 tuần đủ đề nghiên cứu đăng
ký đề tài phù hợp. SV có đủ 13 tuần viết Khóa luận tốt nghiệp và 1 tuần để nộp. Giáo
viên được phân công chấm Khóa luận tốt nghiệp phải nộp điểm trong vòng 2 tuần để
người học kịp phản hồi. SV sắp tốt nghiệp cũng đánh giá chất lượng đào tạo thông qua
78

khảo sát SV sắp tốt nghiệp về chất lượng đào tạo [H5.05.04.09]. Thông tin về thực tập
giữa khoá và học phần tốt nghiệp cũng được công khai trên website, fanpage của Khoa
[H5.05.04.10].

Bảng 5.4.1: Tình hình khảo sát SV sắp tốt nghiệp về chất lượng đào tạo tại ĐHNT

STT Thời gian khảo sát Hình thức Số mẫu Số SV tham


khảo sát gia
1 8/4/2019-25/4/2015 Online 3046 (K50) 556
2 8/4/2019-25/4/2016 Online 3046(K51) 1090
3 8/4/2019-25/4/2017 Online 3046 (k52) 1296
4 8/4/2019-25/4/2018 Online 3046 (K53) 1296
5 8/4/2019-25/4/2019 Online 3813 (K54) 1090
Nguồn: KT&ĐBCL

2. Điểm mạnh

KQHT được công bố rõ ràng, minh bạch. Trước kỳ thi, SV được công bố điểm
chuyên cần và giữa kỳ để kịp thời có kế hoạch ôn tập cho thi cuối kỳ hoặc không tham
gia thi nếu không đủ điều kiện dự thi. Điểm thi cuối kỳ được công bố tối đa sau 2 tuần
kể từ ngày thi. SV có cơ hội biết điểm ngay khi giáo viên công bố trên trang TC do đó
SV có cơ hội được phúc tra nếu thấy điểm chưa thỏa đáng. Nếu thời gian này lâu quá sẽ
khiến cho SV không nhớ về nội dung bài thi của mình, không thuận lợi cho SV muốn
phúc tra. Điểm lên kịp thời và được tổng hợp đưa trên trang TC giúp SV có nội dung
trao đổi với cố vấn học tập lên kế hoạch cho các môn học tiếp theo do đó có kế hoạch
học tập phù hợp hơn.

3. Điểm tồn tại

Trong một số trường hợp GV chưa công bố kết quả kịp thời theo quy định. Đôi
khi có nhiều người truy cập trang TC bị lỗi dẫn đến viêc đưa điểm lên trang TC không
thực hiện được. Điều này ảnh hưởng đến việc đăng ký các môn học tiếp theo của SV,
đặc biệt là những SV học ghép hoặc SV chuẩn bị tốt nghiệp.

4. Kế hoạch hành động

Khoa sẽ tăng cường kiểm soát việc tuân thủ thời gian phản hồi kết quả cho SV
của các giáo viên bằng cách yêu cầu giáo viên báo cáo sau mỗi giai đoạn của mỗi kỳ.
79

Khoa sẽ có buổi họp thống nhất và nâng cao trách nhiệm của giáo viên để thực hiện
đúng quy định của Nhà trường trong năm học 2020 – 2021. Để nâng cao chất lượng các
phương pháp và nội dung KTĐG trong năm học 2020 – 2021 Khoa cũng đề xuất với
Trung tâm CNTT nâng cấp hệ thống mạng internet của trường để tránh các lỗi có thể
xảy ra khi đưa giáo viên điểm lên trang TC và khi SV truy cập trang TC của mình.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 6/7

Tiêu chí 5.5. Người học tiếp cận dễ dàng với quy trình khiếu nại về kết quả học
tập.

1. Mô tả

Nhà trường và Khoa có các quy định rõ ràng về việc khiếu nại kết quả KTĐG.
[H5.05.05.01,H5.05.05.02,H5.05.05.03]. Đầu kỳ SV được cung cấp các thông tin cần
thiết liên quan đến việc khiếu nại trong sổ tay SV [H5.05.05.06] hay được giới thiệu ở
tuần sinh hoạt công dân SV [H5.05.05.05].

Nội dung và quy trình khiếu nại được thể hiện rõ qua quy trình giải quyết phàn
nàn khiếu nại của SV [H5.05.05.06], thông báo dán trên website của trường về việc giải
quyết khiếu nại của SV [H5.05.05.07]; Tình hình khiếu nại được ghi rõ trong Sổ theo
dõi việc khiếu nại/ kết quả trả lời khiếu nại về KQHT của người học [H5.05.05.08]. Quy
trình phúc khảo như sau: Sau khi công bố điểm thi kết thúc học phần trên hệ thống TC,
trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày công bố điểm thi, Khoa sẽ nhận đơn phúc khảo
theo mẫu Khoa quy định. Đơn phúc khảo sẽ được chuyển cho Bộ môn giải quyết trong
vòng 2 ngày làm việc. Kể từ lúc nhận đơn phúc khảo. Bộ môn gửi lại cho Khoa trong
vòng 3 ngày làm việc, trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo. Nếu kết quả chấm phúc tra
cuối cùng khác trên/dưới 1 điểm so với Kết quả bài thi cũ, chủ nhiệm bộ môn phải ký
xác nhận mới được công bố. Khoa sẽ trả kết quả cho SV và gửi phiếu điều chỉnh điểm
(nếu có) cho Phòng QLĐT điều chỉnh trên hệ thống TC. Điểm sau phúc tra là điểm cuối
cùng của môn học. Để thuận tiện cho người học trong việc tiếp cận, ngoài các thông tin
cung cấp cho SV ngay từ đầu kỳ, khoa đưa ra quy trình phúc tra dán ở bản tin của Khoa
trước mỗi kỳ thi của mỗi giai đoạn hoặc SV có thể hỏi trực tiếp Thư ký khoa để nghe
hướng dẫn cụ thể trong từng trường hợp. Mức độ tiếp nhận thông tin về việc phúc tra
được thể hiện rõ trong khảo sát mức độ tiếp nhận quy định của SV đầu khóa
80

[H5.05.05.09].

Bảng 5.5.1 Tình hình giải quyết khiếu nại cho SV chuyên ngành TTTM
giai đoạn 2015-2020
STT Khóa Tổng số SV Số SV khiếu nại Tỷ lệ
1 K50 16 Không có 0%
2 K51 20 Không có 0%
3 K52 18 Không có 0%
4 K53 42 Không có 0%
5 K54 87 Không có 0%
2. Điểm mạnh

Mọi SV đều có cơ hội xem xét phúc tra điểm nếu chưa thỏa đáng. Quy trình phúc
được quy định rõ ràng trong Quy trình thi kết thúc học phần, Quy trình giải quyết khiếu
nại của SV do đó SV có đủ thông tin và cơ sở để thực hiện theo đúng thời gian quy trình
phù hợp. Trong giai đoạn kiểm định, Khoa không có trường hợp SV yêu cầu phúc tra
điểm.

3. Điểm tồn tại

Việc SV phải làm đơn phúc tra bằng văn bản khiến cho SV có chút e dè ngại
phúc tra. Khoa chưa có bộ công cụ trực tuyến giúp SV gửi đi nhanh chóng các yêu cầu
về khiếu nại học tập để rút ngắn thời gian và thủ tục hành chính. Hơn nữa thời gian khiếu
nại phụ thuộc vào thời gian GV đưa điểm chính thức, một số giáo viên đưa điểm lên
trang TC còn chậm SV bị động về thời gian khiếu nại. Thời hạn giải quyết khiếu nại
cũng chưa thường xuyên được đăng trên bảng tin của Khoa để nhắc nhở SV thực hiện
phúc tra đúng hạn.

4. Kế hoạch hành động

Khoa sẽ giám sát việc chấm thi và công bố điểm đúng hạn. Khoa cũng sẽ đề xuất
phát triển công cụ hỗ trợ yêu cầu phúc tra trực tuyến để giảm thời gian và thủ tục phúc
tra của SV.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Kết luận chung về Tiêu chuẩn 5:

Về vấn đề đánh giá KQHT của người học, các điểm mạnh là: Thông tin về
phương pháp đánh giá người học rất rõ ràng, đầy đủ, thường xuyên và được công khai
81

theo nhiều kênh. CT dạy học TTTM có tiêu chí đánh giá KQHT của SV thống nhất, rõ
ràng và đa dạng. Phương pháp và hình thức đánh giá giúp SV tích cực và chủ động trong
lĩnh hội kiến thức lý thuyết và thực hành TTTM. Phương pháp đánh giá SV trong CTĐT
luôn được cải tiến, đổi mới theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu sáng
tạo và làm việc nhóm của SV nhằm phát triển kỹ năng học tập suốt đời. KQHT được
công bố rõ ràng, minh bạch. Mọi SV đều có cơ hội xem xét phúc tra điểm nếu chưa thỏa
đáng.

Tuy nhiên còn tồn tại một số hạn chế như việc phản hồi KQHT của SV chủ yếu
vẫn thực hiện theo các phương thức truyền thống, chưa đa dạng và tiên tiến để GV, SV,
các phòng ban chức năng dễ dàng tiếp cận. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao
nghiệp vụ đánh giá KQHT cho GV trong CTĐT TTTM còn hạn chế. Trong một số
trường hợp GV chưa công bố kết quả kịp thời theo quy định. Đôi khi có nhiều người
truy cập trang TC bị lỗi dẫn đến viêc đưa điểm lên trang TC không thực hiện được. Khoa
chưa có bộ công cụ trực tuyến giúp SV gửi đi nhanh chóng các yêu cầu về khiếu nại học
tập để rút ngắn thời gian và thủ tục hành chính.

Tổng hợp kết quả TĐG tiêu chuẩn 5 theo thang đánh giá có kết quả như sau:
Thang đánh giá Tổng hợp theo tiêu chuẩn 5
Tiêu chuẩn, Chưa đạt Đạt Mức Tỷ lệ số
trung Số tiêu
tiêu chí tiêu chí
       chí đạt
bình đạt (%)
Tiêu chuẩn 5
Tiêu chí 5.1 5
Tiêu chí 5.2 5
5,20 5 100%
Tiêu chí 5.3 5
Tiêu chí 5.4 6
Tiêu chí 5.5 5

Tiêu chuẩn 6. Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên

Mở đầu

Đội ngũ GV tham gia giảng dạy CTĐT TTTM bao gồm GV trong toàn trường,
trong đó đội ngũ GV Khoa là đội ngũ cốt lõi. Trong nhiều năm qua Trường ĐHNT,
Khoa rất chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ GV tham gia giảng dạy CTĐT TTTM
nhằm đáp ứng nhu cầu về đào tạo, NCKH và các hoạt động PVCĐ.
82

Tiêu chí 6.1. Việc quy hoạch đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên (bao gồm
việc thu hút, tiếp nhận, bổ nhiệm, bố trí, chấm dứt hợp đồng và cho nghỉ hưu) được
thực hiện đáp ứng nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục
vụ cộng đồng.

1. Mô tả

Căn cứ vào chiến lược phát triển Trường ĐHNT đến năm 2030 [H6.06.01.01] và
Kế hoạch chiến lược phát triển nguồn nhân lực ĐHNT giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn
đến năm 2030 [H6.06.01.02], Khoa xây dựng Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của
Khoa cho giai đoạn 2015-2020 [H6.06.01.03]. Kế hoạch phát triển đội ngũ GV trong đó
có đội ngũ GV tham gia giảng dạy CTĐT TTTM của Khoa xác định rõ mục tiêu về số
lượng và cơ cấu đội ngũ GV có trình độ TS và các giải pháp cụ thể để phát triển đội ngũ
GV với kinh phí đào tạo, phát triển đội ngũ GV được phân bổ cụ thể [H6.06.01.20].
Khoa có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho các GV của Khoa được đi học NCS ở
trong và ngoài nước. Đồng thời, Khoa cũng có chính sách ưu tiên thu hút tuyển dụng
GV có trình độ TS. Khoa và Nhà trường có chính sách khuyến khích hỗ trợ các GV có
học hàm GS, PGS. [H6.06.01.16]

Nhà trường cũng có kế hoạch về tuyển dụng và ký kết hợp đồng làm việc đối với
VC tại Trường trong đó có đội ngũ GV tham gia giảng dạy CTĐT TTTM dựa trên chiến
lược phát triển đội ngũ, quy chế tổ chức hoạt động của Trường [H6.06.01.05], đề án vị
trí việc làm của Khoa [H6.06.01.06], quy định về tuyển dụng và ký kết hợp đồng làm
việc đối với VC [H6.06.01.08] nhằm đáp ứng các nhu cầu về đào tạo, NCKH và các
hoạt động PVCĐ [H6.06.01.19].

Nhà trường cũng có các quy trình, tiêu chí rõ ràng về tuyển dụng, bổ nhiệm GV
[H6.06.01.12]. Nhà trường có quy trình, tiêu chí rõ ràng, công khai và minh bạch về
tuyển dụng, bổ nhiệm GV trong đó có đội ngũ GV tham gia giảng dạy CTĐT TTTM
[H6.06.01.11], việc tuyển dụng được thực hiện trên cơ sở kết quả thông báo về việc
đăng ký nhu cầu tuyển dụng từ các đơn vị, các Viện / Khoa chuyên môn tham gia CTĐT
trong đó có kế hoạch tuyển dụng được đề xuất từ Khoa [H6.06.01.10].

Nhà trường cũng có các quy định về việc chấm dứt hợp đồng và cho nghỉ hưu
đối với GV trên cơ sở các quy định liên quan của các Bộ, ngành, cũng như được cụ thể
83

hóa trong các hợp đồng ký với người lao động [H6.06.0107]. Đối với các giáng viên có
trình độ GS, PGS và TS đã đến tuổi nghỉ hưu, Trường và Khoa có chính sách kéo dài
hợp đồng có thời hạn để đội ngũ GV có trình độ cao và giàu kinh nghiệm góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy của CTĐT TTTM [H6.06.01.13].

Với chính sách phát triển đội ngũ GV hiệu quả, Khoa có đội ngũ GV tham gia
giảng dạy CTĐT TTTM có số lượng, chất lượng và cơ cấu đáp ứng tốt yêu cầu của
CTĐT TTTM [H6.06.01.04]. Đội ngũ GV có quy mô và cơ cấu khá đa dạng, bao gồm
TS, NCS và ThS, trong đó TS (05 GV) chiếm 35,71%, NCS (06 GV) chiếm 42.86% và
ThS (03 GV) chiếm 21,43%.

2. Điểm mạnh

Trường ĐHNT có chiến lược và kế hoạch tuyển dụng đội ngũ GV để đáp ứng
nhu cầu về đào tạo, NCKH và các hoạt động PVCĐ. Nhà trường đã có quy định, quy
trình, tiêu chỉ rõ ràng, công khai và minh bạch về tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại,
từ chức và miễn nhiệm GV, bao gồm GV đã nghỉ hưu.

3. Điểm tồn tại

Quy hoạch đội ngũ GV đáp ứng nhu cầu về các hoạt động PVCĐ chưa rõ và cụ
thể.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm 2020, Phòng TCHC cần xây dựng những tiêu chỉ rõ ràng hơn đối các
hoạt động PVCĐ trong các kế hoạch / quy hoạch đội ngũ GV.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Tiêu chí 6.2. Tỉ lệ giảng viên/người học và khối lượng công việc của đội ngũ
giảng viên, nghiên cứu viên được đo lường, giám sát làm căn cứ cải tiến chất lượng
hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

1. Mô tả

Đội ngũ GV tham gia giảng dạy CTĐT TTTM có số lượng, chất lượng và cơ cấu
đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo của CTĐT. Đội ngũ GV có quy mô và cơ cấu khá đa dạng,
bao gồm TS, NCS và ThS (xem bảng 6.2.1).
84

Tỷ lệ GV / người học của CTĐT TTTM đáp ứng quy định về việc xác định chỉ
tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở GDĐH hiện hành (Ban hành kèm theo Thông tư số
32/2015 TT-BGDĐT ngày 16/12/2015).

Quy định đã xác định rõ ràng về khối lượng công việc và cách tính khối lượng
công việc của đội ngũ GV. Nhà trường cũng có các quy định cụ thể về quy đổi khối
lượng công việc theo giờ chuẩn [H6.06.02.13]. Nhà trường đã xây dựng quy định về chế
độ làm việc của công chức, VC Trường ĐHNT (trong dó có các GV tham gia CTĐT
TTTM)[H6.06.02.12]. Bên cạnh khối lượng công việc giảng dạy quy đổi theo giờ chuẩn
cho từng chức danh giảng dạy, khối lượng NCKH cũng được quy định rõ ràng (số giờ
NCKH quy đổi theo giờ chuẩn và hướng dẫn cách xác định chỉ tiết).

Khối lượng giảng dạy và NCKH của các GV được các đơn vị chuyên môn thống
kê đo lường để làm căn cứ đánh giá khối lượng công việc của các GV tham gia CTĐT
TTTM cũng như các CTĐT khác trong Trường [H6.06.02.09; H6.06.02.08].
Bảng 6.2.1. Chỉ số FTE của các GV giảng dạy CTĐT TTTM
Phân loại Nam Nữ Tổng Tỉ lệ
Số thực tế FTEs Tiến sĩ
2015-2016
Giáo sư 0 0 0 - 0%
Phó Giáo sư 0 0 0 - 0%
Giảng viên toàn thời gian 2 14 16 20,49 31,25%
Giảng viên bán thời gian 0 0 0 - 0
Giảng viên thỉnh giảng 0 0 0 - 0%
2016-2017
Giáo sư 0 0 0 - 0%
Phó Giáo sư 0 0 0 - 0%
Giảng viên toàn thời gian 2 14 16 26,58 31,25%
Giảng viên bán thời gian 0 0 0 - 0
Giảng viên thỉnh giảng 0 0 0 - 0%
2017-2018
Giáo sư 0 0 0 - 0%
Phó Giáo sư 0 0 0 - 0%
Giảng viên toàn thời gian 2 15 17 31,73 29,41%
Giảng viên bán thời gian 0 0 0 - 0
Giảng viên thỉnh giảng 0 0 0 - 0%
2018-2019
Giáo sư 0 0 0 - 0%
Phó Giáo sư 0 0 0 - 0%
Giảng viên toàn thời gian 2 14 16 30,77 37,50%
Giảng viên bán thời gian 0 0 0 - 0
85

Giảng viên thỉnh giảng 0 0 0 - 0%


2019-2020
Giáo sư 0 0 0 - 0%
Phó Giáo sư 0 0 0 - 0%
Giảng viên toàn thời gian 2 12 14 30,51 35,71%
Giảng viên bán thời gian 0 0 0 - 0
Giảng viên thỉnh giảng 0 0 0 - 0%
Nguồn: KT & ĐBCL

Trong 5 năm trở lại đây, chỉ FTE của các GV tham gia CTĐT TTTM ngày càng
tăng do số lượng SV tham gia học CTĐT TTTM và các GV tham gia NCKH ngày càng
nhiều hơn. Do quy mô SV tham gia học CTĐT TTTM ngày càng tăng nên tỷ lệ SV trên
GV theo khối lượng công việc thực hiện tăng lên theo thời gian.
Bảng 6.2.2. Tỷ lệ SV trên GV theo FTE

FTE FTE
Năm học Tỉ lệ GV - SV
GV SV
2015-2016 20,49 224,33 10,95
2016-2017 26,58 291,03 10,95
2017-2018 31,73 327,20 10,31
2018-2019 30,77 341,50 11,10
2019-2020 30,51 379,47 12,44
Nguồn: KT & ĐBCL

Nhà trường có quy định cụ thể về số giờ giảng/khối lượng công việc tiêu chuẩn
/tối thiểu quy đổi đối với đội ngũ GV trong Quy chế làm việc và hàng năm được định
kỳ đánh giá điều chỉnh cho phù hợp hơn (Bảng 6.2.3).
Bảng 6.2.3. Quy định về số giờ giảng dạy, NCKH, học tập, tự bồi dưỡng và nhiệm
vụ khác
STT Chức danh GV Giảng dạy NCKH Học tập, tự bồi dưỡng
và nhiệm vụ khác
Số giờ Giờ Số giờ Số giờ làm việc
làm việc chuẩn làm việc
1 GS, chuyên gia 600 270 700 460
2 PGS, GVCC 600 270 650 510
3 GVC-TS 600 270 650 510
4 GVC-ThS 600 270 600 560
5 GV 600 270 600 560
Nguồn: Quy chế làm việc năm 2018, Trường ĐHNT

Các GV Khoa tham gia giảng dạy CTĐT TTTM, đều hài lòng về khối lượng,
86

chất lượng công việc được giao cũng như kết quả đánh giá các công việc đã thực hiện.
Tại các cuộc họp về đánh giá, phân loại VC hàng năm đều thống nhất và hài lòng với
kết quả đánh giá thể hiện bằng số phiếu bầu với tỷ lệ nhất trí cao (100%) [H6.06.02.15].

2. Điểm mạnh

Tỷ lệ GV / người học và khối lượng công việc của đội ngũ GV được đo lường,
đối sánh thường xuyên định kỳ để điều chinh đáp ứng yêu cầu đào tạo của CT. Tiêu chỉ
đo lường rõ ràng, chi tiết và tuân thủ quy định về giáo dục đào tạo đại học.

3. Điểm tổn tại

Nhà trường chưa có quy định cụ thể về hoạt động PVCĐ của đội ngũ GV.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2020-2021, Phòng TCHC ban hành quy định chính thức về hoạt
động PVCĐ của đội ngũ GV của Nhà trường nói chung và CTĐT TTTM nói riêng.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Tiêu chí 6.3. Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn giảng viên, nghiên cứu viên
(bao gồm cả đạo đức và năng lực học thuật) để bổ nhiệm, điều chuyển được xác định
và phổ biến công khai.

1. Mô tả:

Nhà trường căn cứ vào quy chế tổ chức hoạt động của Trường ĐHNT
[H6.06.03.01] có các quy định cụ thể về tiêu chí tuyển dụng, lựa chọn GV và ký kết hợp
đồng làm việc, trong đó có các GV tham gia CTĐT TTTM tại Trường ĐHNT theo Quyết
định Số 1795/QĐ-ĐHNT-TCHC ngày 24 tháng 10 năm 2013 [H6.06.03.03]. Theo
Quyết định này các tiêu chí tuyển dụng, lựa chọn GV được Nhà trường và Khoa xác
định. Kế hoạch, thông báo và quyết định tuyển dụng [H6.06.03.04] theo các tiêu chí cụ
thể về đề án vị trí việc làm các môn điều kiện (ngoại ngữ và tin học), chuyên môn (bằng
cấp và điểm học tập) cũng như phỏng vấn và xác định người trúng tuyển. Việc tuyển
dụng được thông báo công khai thông qua các kênh chính thức theo quy định
[H6.06.03.11]. Quy định về tiêu chí đánh giá năng lực của GV được thảo luận, thống
nhất và công khai. Khoa có bản mô tả vị trí công việc, quy định rõ yêu cầu công việc và
tiêu chỉ đánh giá năng lực của đội ngũ GV [H6.06.03.02; H6.06.03.07] cùng quy trình
87

đánh giá xếp loại cán bộ [H6.06.03.09] và thông báo, phiếu đánh giá cán bộ và kết quả
đánh giá hàng năm [H6.06.03.10].

Đội ngũ GV tham gia CTĐT TTTM của Khoa phần lớn là đội ngũ trẻ nên số
lượng GV đã nghỉ hưu và sắp nghỉ hưu không nhiều. Các GV đến tuổi nghỉ hưu theo
quy định đều được Nhà trường và Khoa kéo dài thời gian giảng dạy theo quy định
[H6.06.03.05; H6.06.03.06] nên trong thực tế Khoa không bị thiếu hụt GV do nghỉ hưu.
Giai đoạn 2014-2019 không có GV nghỉ hưu khi hết tuổi lao động, do đó không ảnh
hưởng đến lực lượng GV CTĐT TTTM của Khoa.
Bảng 6.3.1. Số lượng GV đến tuổi nghỉ hưu ngành TTTM giai đoạn 2014-2019

Năm học 2014 – 2015 – 2016 – 2017 – 2018 –


2015 2016 2017 2018 2019
Số lượng
GV nghỉ 0 0 0 0 0
hưu
Nguồn: TCHC

Nhà trường và Khoa còn có kế hoạch bổ sung đội ngũ GV trẻ kế cận phát triển
đội ngũ GV CTĐT TTTM [H6.06.03.12]. Nhà trường có các quy định tiêu chuẩn bổ
nhiệm cụ thể đối với đội ngũ GV trong Quyết định số 1796/QĐ-ĐHNT-TCHC ngày 24
tháng 10 năm 2013. Theo các tiêu chuẩn này, giai đoạn 2014-2019, Nhà trường và Khoa
đã tuyển dụng thêm được nhiều GV trẻ có năng lực cho CTĐT TTTM và cơ bản đã đáp
ứng chỉ tiêu kế hoạch về đội ngũ GV của Khoa qua các năm.

Bảng 6.3.2. Kế hoạch tuyển dụng và số lượng GV thực tế tuyển dụng của Khoa
cho ngành TTTM giai đoạn 2014-2019

Năm
2014 – 2015 2015 – 2016 2016 – 2017 2017 – 2018 2018 – 2019 2019 – 2020
học

Kế Thực Kế Thực Kế Thực Kế Thực Kế Thực Kế Thực


hoạch tế hoạch tế hoạch tế hoạch tế hoạch tế hoạch tế
Số tuyển tuyển tuyển tuyển tuyển tuyển tuyển tuyển tuyển tuyển tuyển tuyển
lượng dụng dụng dụng dụng dụng dụng dụng dụng dụng dụng dụng dụng
GV

0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0

Nguồn: TCHC
88

Bảng 6.3.3. Số lượng và trình độ chuyên môn GV Khoa tuyển dụng mới ngành
TTTM giai đoạn 2014-2019
Năm học 2014 – 2015 2015 – 2016 2016 – 2017 2017 – 2018 2018 – 2019

Số lượng và
01 ThS
trình độ

Nguồn: TCHC

2. Điểm mạnh

Hệ thống văn bản quy định của Nhà trường và Khoa với bộ tiêu chí tuyển dụng,
bổ nhiệm, tái bổ nhiệm, miễn nhiệm cho đội ngũ GV được xác định đẩy đủ, công khai
và đạt tiêu chuẩn.

3. Điểm tồn tại

Chưa bổ sung được nhiều đội ngũ GV trình độ cao như GS, PGS, TS từ bên ngoài
về Khoa.

4. Kế hoạch hành động

Trong thời gian tới, phòng TCHC cần đưa ra giải pháp thu hút nguồn nhân lực
trình độ cao cho CTĐT TTTM. Công bố thông tin tuyển dụng, bổ nhiệm, tái bổ nhiệm
và miễn nhiệm của đội ngũ GV của CTĐT trên trang thông tin của Khoa.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Tiêu chí 6.4. Năng lực của đội ngũ giáo viên, nghiên cứu viên được xác định
và được đánh giá

1. Mô tả:

Các nhiệm vụ và tiêu chuẩn năng lực của GV đã được quy định cụ thể trong Quy
chế tổ chức hoạt động của Trường ĐHNT [H6.06.04.01], Quy chế làm việc của Trường
ĐHNT [H6.06.04.02] và Đề án vị trí việc làm của Khoa (Bản mô tả vị trí công việc của
GV) [H6.06.04.03].

Theo quy định của Nhà trường, các hoạt động giảng dạy của GV được đánh giá
bởi đồng nghiệp, phản hồi của SV và thanh tra trường. Theo đó: Đối với cấp trường,
Phòng TCHC chịu trách nhiệm về việc quản lý, đánh giá đội ngũ GV [H6.06.04.04],
89

[H6.06.04.05], [H6.06.04.06]. Phòng Thanh tra sẽ thực hiện các chức năng kiểm tra giờ
giấc làm việc, thực hiện nội quy, quy định của GV, cũng như giải quyết các khiếu nại
liên quan đến chất lượng giảng dạy, tinh thần, thái độ của GV. KT&ĐBCL thu thập
thông tin phản hồi của SV, phân tích, đánh giá và gửi kết quả về chất lượng giảng dạy
của GV hàng năm cho GV và các cấp quản lý có liên quan [H6.06.04.07].

Bảng 6.4.1 Các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của GV
CT đại trà
Giới thiệu đề cương chi tiết môn Có ý kiến phản hồi tích cực cho SV
1 12
học cho SV về phương pháp học tập sau KTĐG
Có hướng dẫn SV tự học trên lớp và
Mô tả tầm quan trọng và ý nghĩa
2 13 tự học ngoài lớp cụ thể, rõ ràng, hiệu
của các vấn đề môn học
quả
Trình bày mục tiêu học tập của môn
Khuyến khích sự chủ động và sáng
3 học, CĐR của môn học về kiến 14
tạo của SV trong học tập
thức, kỹ năng, thái độ
Giới thiệu giáo trình, tài liệu tham
4 khảo và hướng dẫn cách thức tìm 15 Lên lớp đúng giờ
các tài liệu học tập của môn học
Học liệu phục vụ giảng dạy, học tập Thực hiện giảng dạy theo đúng thời
5 16
đầy đủ khóa biểu
Trình bày cách thức đánh giá, trọng
6 17 Công bằng trong kiểm tra, đánh giá
số các đầu điểm của môn học
Bám sát mục tiêu học tập môn học,
7 18 Nhiệt tình và có trách nhiệm
phần, chương, bài
8 Khoa học, rõ ràng, chính xác 19 Bao quát được SV trên lớp
9 Cập nhật kiến thức mới 20 Có thái độ thân thiện với SV
Chỉ ra được các ứng dụng thực tiễn Quan tâm đến sự tiến bộ của SV cả
10 21
(liên hệ thực tế) kiến thức, kỹ năng và thái độ
Dễ hiểu, hấp dẫn, sinh động tạo
11
hứng thú học tập cho SV
Nguồn: FTU - Khảo sát GV (khaosat.edu.vn)

Bảng 6.4.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của GV CT CLC
Có hướng dẫn SV tự học trên lớp và
Giới thiệu đề cương chi tiết môn học tự học ngoài lớp cụ thể, rõ ràng, hiệu
1 cho SV 13 quả
Mô tả tầm quan trọng và ý nghĩa của Khuyến khích sự chủ động và sáng tạo
2 các vấn đề môn học 14 của SV trong học tập
Trình bày mục tiêu học tập của môn
học, CĐR của môn học về kiến thức, Khả năng diễn đạt tiếng Trung trong
3 kỹ năng, thái độ 15 giảng dạy
90

Giới thiệu giáo trình, tài liệu tham


khảo và hướng dẫn cách thức tìm
4 các tài liệu học tập của môn học 16 Phát âm chuẩn tiếng Trung
Học liệu phục vụ giảng dạy, học tập Khuyến khích SV sử dụng tiếng
5 đầy đủ 17 Trung trong suốt thời gian trên lớp
Trình bày cách thức đánh giá, trọng
6 số các đầu điểm của môn học 18 Lên lớp đúng giờ
Bám sát mục tiêu học tập môn học, Thực hiện giảng dạy theo đúng thời
7 phần, chương, bài 19 khóa biểu
8 Khoa học, rõ ràng, chính xác 20 Công bằng trong kiểm tra, đánh giá
Nguồn: FTU - Khảo sát GV (khaosat.edu.vn)

Việc đánh giá kết quả công việc của GV được thực hiện theo kế hoạch của Nhà
trường để đảm bảo tính hợp lệ, công bằng, khách quan hướng tới nâng cao chất lượng
đội ngũ GV. Việc đánh giá GV được thực hiện theo quy trình sau: GV TĐG, Khoa đánh
giá, Hội đồng Thi đua khen thưởng họp và đánh giá, Hiệu trưởng ra quyết định khen
thưởng. Các căn cứ cho việc đánh giá kết quả công việc của GV gồm Thông báo, Phiếu
đánh giá, phân loại cán bộ hàng năm [H6.06.06.10], Hồ sơ năng lực của GV Khoa
[H6.06.06.11]. Kết quả đánh giá, phân loại GV hàng năm [H6.06.06.12], Kết quả thi
đua-khen thưởng hàng năm [H6.06.06.12], Kế hoạch hoạt động, kế hoạch ngân sách
[H6.06.06.14], Báo cáo tổng kết của Khoa hàng năm [H6.06.06.15] Kết quả công việc
của GV sẽ được khen thưởng theo Quy chế chi tiêu nội bộ [H6.06.06.16], Quy định nâng
lương trước hạn [H6.06.06.17].

Bảng 6.4.3: Công trình nghiên cứu của GV Khoa giai đoạn 2015-2020
Đề tài tham gia 12
Đề tài NCKH SV 5
Đề tài NCKH với nước ngoài 2
Giáo trình sách tham khảo, chuyên khảo 13
Bài báo quốc tế 5
Bài báo trong nước 37
Bài hội thảo quốc tế 2
Bài hội thảo trong nước 42
Tổng 118
Nguồn: Phòng QLKH

Về cơ bản, GV tương đối hài lòng về giao việc và đánh giá kết quả được thực
hiện ở từng cấp Khoa, Trường.
91

2. Điểm mạnh:

Có cơ chế đánh giá, khen thưởng để khuyến khích tinh thần của các GV. GV nhìn
chung hài lòng với công tác quản trị này.

3. Điểm tồn tại:

Việc đánh giá khen thưởng nhiều lúc không được khách quan, đặc biệt là thông
qua việc bỏ phiếu kín.

4. Kế hoạch hành động:

Cần thay thế việc bỏ phiếu kín bằng các thước đo cụ thể hơn, khách quan hơn
như chấm điểm đánh giá khách quan dựa theo các tiêu chí về nhiệm vụ, đóng góp, hoạt
động…

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Tiêu chí 6.5. Nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn của đội ngũ giảng
viên, nghiên cứu viên được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu
cầu đó.

1. Mô tả:

Theo hướng dẫn của Nhà trường, căn cứ vào Kế hoạch chiến lược phát triển
nguồn nhân lực ĐHNT giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030 [H6.06.05.03], Kế
hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực của Khoa thể hiện trong phương hướng hoạt động cho
năm sau trong Báo cáo tổng kết năm học [H6.06.05.10], Quy định về tuyển dụng và ký
kết hợp đồng làm việc đối với VC tại ĐHNT [H6.06.05.01]; Đề án vị trí việc làm
H6.06.05.02]; Quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thể hiện trong phương hướng hoạt
động cho năm sau trong Báo cáo tổng kết năm học [Quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, GV Trường ĐHNT [H6.06.05.05]; Kế hoạch đào tạo công chức, VC giai đoạn 2016-
2018 thể hiện trong phương hướng hoạt động cho năm sau trong Báo cáo tổng kết năm
học [H6.06.05.10], Báo cáo công tác đào tạo, bồi dưỡng [H6.06.05.07], Khoa tiến hành
họp Khoa để đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ
GV [H6.06.05.08], là cơ sở xây dựng và hoàn thiện đội ngũ và đề xuất nhu cầu đào tạo
của GV trong đơn vị lên Phòng TCHC.

Dựa trên thông tin từ các khoa về nhu cầu đào tạo, Phòng TCHC sẽ tổ chức các
92

khóa học để đáp ứng các nhu cầu hoặc gửi GV đi đào tạo các khóa ở các tổ chức đào tạo
khác. Một số các khóa đào tạo đã được tổ chức như sau: Phương pháp giảng dạy theo
học chế TC; Khóa học nghiệp vụ sư phạm; Khóa học Kỹ năng nghiên cứu định lượng
[H6.06.05.09]. Tại Hội nghị cán bộ VC, Nhà trường có những báo cáo tổng kết, đánh
giá về công tác trên [H6.06.05.10].

Bảng 6.5.1: Các khóa đào tạo dành cho cán bộ giáo viên toàn trường giai đoạn
2015 – 2020

TT Tên khóa bồi dưỡng

1. Khóa đào tạo về kỹ năng


2. Phương pháp giảng dạy đại học tại Trường Đại học Fullerton của bang
California
3. Khóa đào tạo về tiếng Anh
4. Khóa đào tạo về kiến thức
5. Khóa bồi dưỡng đào tạo kỹ năng an toàn
6. Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
7. Bồi dưỡng phát triển kỹ năng nghiên cứu

8. Xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng bên trong tích hợp cho các trường
Đại học tại Việt Nam
9. Đấu thầu và quản lý dự án
10. Bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuẩn chức danh GV chính
TĐG và viết báo cáo TĐG phục vụ kiểm định chất lượng CTĐT theo tiêu
11.
chuẩn đánh giá chất lượng của Bộ GD& ĐT
12. Công tác ĐBCL bên trong Trường ĐHNT
Nguồn: Phòng TCHC

2. Điểm mạnh:

Nhu cầu về đào tạo, phát triển chuyên môn cho giáo viên được xác định và có
triển khai các hoạt động phù hợp để đáp ứng những nhu cầu này.

3. Điểm tồn tại:

Một số khóa học ngắn hạn ở nước ngoài còn chưa dễ tiếp cận với các giáo viên
của Khoa

4. Kế hoạch hành động:


93

Đề xuất Nhà trường có kế hoạch hỗ trợ thủ tục và tài chính cho các GV tham gia
các khóa học ở nước ngoài.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Tiêu chí 6.6. Việc quản trị theo kết quả công việc của giảng viên, nghiên cứu
viên (gồm cả khen thưởng và công nhận) được triển khai để tạo động lực và hỗ trợ
cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

1. Mô tả:

Hiện nay việc quản lý theo kết quả công việc của GV đang được áp dụng. Theo
quy định của pháp luật Việt Nam, Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT quy định về chế độ
làm việc đối với GV, theo đó giờ làm việc của GV trong 1 năm học là 1760 giờ, một
tuần làm việc 40 giờ [H6.06.06.01]. GV phải thực hiện 3 nhiệm vụ trong 1 năm học:
giảng dạy, NCKH và tự học tập, bồi dưỡng, nhiệm vụ khác. Quy chế làm việc của
Trường ĐHNT quy định về định mức giờ làm việc của GV/năm học [H6.06.06.02].
Công tác quản trị theo kết quả công việc của GV, nghiên cứu viên được thực hiện một
cách có hệ thống [H6.06.06.03] [H6.06.06.04] [H6.06.06.05] [H6.06.06.06]
[H6.06.06.07] [H6.06.06.08] [H6.06.06.09].
Bảng 6.6.1. Quy định về số giờ giảng dạy, NCKH, học tập, tự bồi dưỡng và nhiệm
vụ khác
STT Chức danh GV Giảng dạy NCKH Học tập, tự bồi dưỡng
và nhiệm vụ khác
Số giờ Giờ Số giờ Số giờ làm việc
làm việc chuẩn làm việc
1 GS, chuyên gia 600 270 700 460
2 PGS, GVCC 600 270 650 510
3 GVC-TS 600 270 650 510
4 GVC-ThS 600 270 600 560
5 GV 600 270 600 560
Nguồn: Quy chế làm việc năm 2018, Trường ĐHNT

GV xây dựng kế hoạch cá nhân và tham gia vào quy trình xây dựng các tiêu chí,
quy trình đánh giá kết quả công việc thể hiện qua việc căn cứ theo yêu cầu của Khoa và
94

trường, theo kế hoạch ngân sách để đăng ký thi đua cá nhân, đăng ký chủ nhiệm đề tài
NCKH các cấp, đăng ý về tự bồi dưỡng. Với các GV đang tham gia các khóa học dài
hạn trong nước và nước ngoài, cần gửi Báo cáo đào tạo 6 tháng cho Khoa và Phòng
TCHC.

Việc đánh giá kết quả công việc của GV được thực hiện theo kế hoạch của Nhà
trường để đảm bảo tính hợp lệ, công bằng, khách quan hướng tới nâng cao chất lượng
đội ngũ GV. Việc đánh giá GV được thực hiện theo quy trình sau: GV TĐG, Khoa đánh
giá, Hội đồng Thi đua khen thưởng họp và đánh giá, Hiệu trưởng ra quyết định khen
thưởng. Các căn cứ cho việc đánh giá kết quả công việc của GV gồm Thông báo, Phiếu
đánh giá, phân loại cán bộ hàng năm [H6.06.06.10], Hồ sơ năng lực của GV Khoa
[H6.06.06.11]. Kết quả đánh giá, phân loại GV hàng năm [H6.06.06.12], Kết quả thi
đua-khen thưởng hàng năm [H6.06.06.12], Kế hoạch hoạt động, kế hoạch ngân sách
[H6.06.06.14], Báo cáo tổng kết của Khoa hàng năm [H6.06.06.15] Kết quả công việc
của GV sẽ được khen thưởng theo Quy chế chi tiêu nội bộ [H6.06.06.16], Quy định nâng
lương trước hạn [H6.06.06.17].

Về cơ bản, GV hài lòng về cách giao việc và đánh giá kết quả được thực hiện ở
từng cấp Khoa, Trường do tiêu chí đánh giá và mức quy đổi được quy định rõ ràng.

2. Điểm mạnh:

Có cơ chế đánh giá, khen thưởng để khuyến khích tinh thần của các GV. GV nhìn
chung hài lòng với công tác quản trị này.

3. Điểm tồn tại:

Việc đánh giá khen thưởng nhiều lúc không được khách quan, đặc biệt là thông
qua việc bỏ phiếu kín.

4. Kế hoạch hành động:

Cần thay thế việc bỏ phiếu kín bằng các thước đo cụ thể hơn, khách quan hơn
như chấm điểm đánh giá khách quan dựa theo các tiêu chí về nhiệm vụ, đóng góp, hoạt
động…

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Tiêu chí 6.7. Các loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của giảng
95

viên, nghiên cứu viên được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

1. Mô tả:

Các văn bản quy định cụ thể về các loại hình và số lượng các hoạt động NCKH
mà GV, nghiên cứu viên phải thực hiện (ví dụ số lượng công trình NCKH, bài báo, tham
dự hội thảo… theo định mức ứng với mỗi vị trí công việc khác nhau) theo quy định hiện
hành [H6.06.07.01, H6.06.07.02, H6.06.07.03, H6.06.07.04, H6.06.07.05].
Bảng 6.7.1. Quy định về số giờ giảng dạy, NCKH, học tập, tự bồi dưỡng và nhiệm
vụ khác
STT Chức danh GV Giảng dạy NCKH Học tập, tự bồi dưỡng
và nhiệm vụ khác
Số giờ Giờ Số giờ Số giờ làm việc
làm việc chuẩn làm việc
1 GS, chuyên gia 600 270 700 460
2 PGS, GVCC 600 270 650 510
3 GVC-TS 600 270 650 510
4 GVC-ThS 600 270 600 560
5 GV 600 270 600 560
Nguồn: Quy chế làm việc năm 2018, Trường ĐHNT

Nhà trường quy định về giờ chuẩn NCKH đối với từng chức danh GV và được
thông báo công khai. Các GV được khuyến khích tham gia các đề tài nghiên cứu các
cấp, tham gia hội thảo quốc tế, đăng bài trên các tạp chí quốc tế. Cuối các năm học, Nhà
trường có rà soát kết quả đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng
các hoạt động NCKH của giáo viên nằm đối sánh, điều chỉnh và nâng cao chất lượng
thông qua Báo cáo cá nhân cuối năm [H6.06.07.05]. Đội ngũ GV và nhà nghiên cứu
chịu trách nhiệm về việc thực hiện các công việc cũng như giữ vai trò trong việc thực
hiện tự do học thuật, trích dẫn, đạo đức nghiên cứu được quy định bởi Nhà trường cũng
như của GDĐT.

Nhà trường còn xác định những quy định cụ thể đối với các hoạt động NCKH và
yêu cầu các sản phẩm nghiên cứu cụ thể theo đăng ký đề tài NCKH. Thời gian NCKH
được chuyển đổi sang số giờ làm việc trong năm của đội ngũ GV và Nhà trường giám
sát việc thực hiện thông qua chỉ số này. Khoa cũng có các Báo cáo tổng kết năm
[H6.06.07.06] và Thống kê về NCKH và PVCĐ của Khoa [H6.06.07.07] là tham chiếu
cho các đánh giá năng lực GV vào cuối năm học [H6.06.07.08].
96

2. Điểm mạnh:

Việc quản trị theo kết quả công việc của GV, nghiên cứu viên (gồm cả khen
thưởng và công nhận) được triển khai để tạo động lực hỗ trợ cho đào tạo, NCKH và các
hoạt động PVCĐ. Các loại hình và số lượng các hoạt động NCKH của GV, nghiên cứu
viên được xác lập, giám sát; đối sánh để cải tiến chất lượng. Việc thống kê các kết quả
NCKH được tiến hành đều đặn, công khai.

3. Điểm tồn tại:

Các công bố quốc tế của Khoa còn hạn chế.

4. Kế hoạch hành động:

Trong thời gian tới, Khoa có kế hoạch khuyến khích các GV tăng cường nghiên
cứu và đưa ra các công bố quốc tế. Ví dụ như đề xuất Nhà trường tạo điều kiện về tài
chính cho các GV tham dự các khóa đào tạo ở nước ngoài, tham gia hội thảo ở nước
ngoài, đi thực tế nước ngoài để tìm kiếm dữ liệu...

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Kết luận chung về tiêu chuẩn 6

Với định hướng người thầy đóng vai trò quyết định đối với chất lượng đào tạo
nhân tài, nhiều năm liền Khoa và trường coi trọng nâng cao trình độ, chất lượng dạy
học, nghiên cứu và các hoạt động PVCĐ, kết quả là năm 2012 khoa mới có 1 TS, nhưng
tới nay khoa đã có 05 TS, 06 NCS, tỷ lệ TS phát triển nhanh, đồng thời chất lượng đào
tạo được nâng lên rõ rệt, thể hiện ở đầu vào tuyển sinh ngày càng cao, số lượng tuyển
sinh ngày càng mở rộng, SV đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi trong nước và quốc tế
tổ chức, tỷ lệ việc làm cao và mức thu nhập của SV sau khi ra trường ngày càng cao.
NCKH tăng cả về số lượng và chất lượng, thể hiện qua các bài báo quốc tế, hội thảo
quốc tế, bài báo trong nước ngày càng tăng. Từ năm 2018, khoa đã thực hiện được việc
thường xuyên tổ chức hội thảo cấp khoa và cấp trường, nhưng chưa tổ chức được hội
thảo cấp quốc gia và quốc tế. Các đầu sách chuyên khảo, giáo trình, sách tham khảo
phục vụ xuất bản ngày càng nhiều. Các đề tài nghiên cứu cũng tăng nhiều, hơn nữa
phong trào NCKH của SV cũng phát triển mạnh mẽ, bắt đầu từ năm 2016 năm nào cũng
có giải cao cấp trường và cấp bộ. Tuy nhiên, do hạn chế về về cách công nhận công trình
NCKH, GV khi đăng bài quốc tế chủ yếu là Trung Quốc Đài Loan, lại không theo danh
97

mục ISI, Scopus, nên chưa có bài trong danh mục này.

Tổng hợp kết quả TĐG tiêu chuẩn 6 theo thang đánh giá có kết quả như sau:
Thang đánh giá Tổng hợp theo tiêu chuẩn 6
Tiêu chuẩn, Chưa đạt Đạt Mức Tỷ lệ số
trung Số tiêu
tiêu chí tiêu chí
       chí đạt
bình đạt (%)
Tiêu chuẩn 6
Tiêu chí 6.1 5
Tiêu chí 6.2 5
Tiêu chí 6.3 5
5 7 100%
Tiêu chí 6.4 5
Tiêu chí 6.5 5
Tiêu chí 6.6 5
Tiêu chí 6.7 5
Tiêu chuẩn 7: Đội ngũ nhân viên

Mở đầu

Hiện nay Nhà trường chưa có đội ngũ nhân viên hỗ trợ riêng cho CTĐT TTTM,
nhưng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ chung của Nhà trường đã được thực hiện
chuyên nghiệp với bộ tiêu chí tuyển dụng cũng như quy trình, phương pháp đánh giá
năng lực nhân viên được xác định một cách rõ ràng, minh bạch. Ngoài ra, Nhà trường
cũng tiến hành quản trị theo kết quả công việc của nhân viên nhằm tạo động lực làm
việc. Đội ngũ cán bộ hỗ trợ CTĐT cử nhân chuyên ngành TTTM bao gồm: thư viện,
Trung tâm công n nghệ thông tin, KT&ĐBCL, Phòng QTTB, Phòng QLĐT, Phòng
CTCTSV, Trung tâm Hỗ trợ SV (FSSC), Trung tâm Ươm tạo và sáng tạo (FIIS), Đoàn
Thanh niên và các CLB SV (68 CLB) đặc biệt Khoa có CLB Tiếng Trung, Hội SV, YT.
Đội ngũ cán bộ hỗ trợ chuyên trách ở Khoa bao gồm cán bộ quản lý, thư ký Khoa phụ
trách hành chính và đội ngũ cố vấn học tập. Đội ngũ cán bộ hỗ trợ cho CTĐT cử nhân
chuyên ngành TTTM của Nhà trường được quy hoạch, tuyển dụng, nâng cao trình độ
chuyên môn hàng năm và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của CTĐT.

Tiêu chí 7.1. Việc quy hoạch đội ngũ nhân viên (làm việc tại thư viện, phòng
thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) được thực hiện
đáp ứng nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng
đồng.

1. Mô tả
98

Đội ngũ VC hỗ trợ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai CTĐT của
TTTM. Khoa luôn chú trọng trong công việc rà soát tình hình nhân sự và có sự điều
chỉnh kịp thời cho các vị trí cán bộ chuyên trách hỗ trợ SV CTĐT. Hoạt động điều chỉnh
nhân sự là cán bộ hỗ trợ của các đơn vị chuyên trách dựa trên Chiến lược phát triển
Trường ĐHNT đến năm 2030 [H7.07.01.01] và Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của
Nhà trường giai đoạn 2015-2020 [H7.07.01.02]

Đội ngũ VC hỗ trợ phục vụ cho SV của CTĐT TTTM gồm 2 bộ phận sau:

Đội ngũ cán bộ hỗ trợ của Khoa: gồm có thư ký Khoa, giáo viên chủ nhiệm và
các GV được phân công hỗ trợ.

Thư ký Khoa phụ trách các vấn đề hành chính, tiếp nhận, giải đáp thắc mắc và
hỗ trợ SV giải quyết các thủ tục hành chính, kết nối với các chuyên viên tại các phòng
ban chuyên trách trong Nhà trường để giải quyết thủ tục cho SV.

Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên trao đổi với SV, hỗ trợ và tư vấn SV các vấn
đề liên quan đến học tập cũng như cuộc sống.

Các GV hỗ trợ là những GV có chuyên môn vững vàng về ngôn ngữ tiếng Trung
và ngôn ngữ TTTM, thường xuyên trao đổi hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho SV những
vấn đề liên quan đến học tập và kiểm tra thi, lựa chọn môn học, lắng nghe tâm tư nguyện
vọng của SV. GV của các môn học thường xuyên trao đổi, trả lời những thắc mắc của
SV liên quan đến kiến thức môn học, phương pháp học tập, thi kiểm tra và các kỹ năng
khác ngay tại trên lớp hoặc qua thư email.

Để nâng cao hiệu quả đào tạo, bổ trợ kiến thức, kỹ năng thực tiễn, Khoa phối hợp
với CLB tiếng Trung tổ chức các buổi tư vấn và sự kiện rất chuyên nghiệp, hiệu quả và
đáp ứng được yêu cầu của SV và những người liên quan [H7.07.01.15].

Đội ngũ cán bộ hỗ trợ từ Trường: Hàng năm, căn cứ trên danh sách VC các đơn
vị hỗ trợ và tình hình thực tiễn nhu cầu nhân sự, các bộ phận hỗ trợ đề có phương án bổ
sung, quy hoạch nhân sự để đảm bảo phục vụ nhu cầu chung của toàn trường, trong đó
có CTĐT TTTM của Khoa [H7.07.01.05]. [H7.07.01.08].

Việc quy hoạch được thực hiện với quy trình rõ ràng, đúng trình tự và qua nhiều
cấp xem xét phê duyệt. Khoa sẽ đề xuất nhân sự lên Nhà trường, từ đó lãnh đạo Trường
ĐHNT xem xét và thông báo tuyển dụng một cách công khai, minh bạch trên phương
99

tiện thông tin như website [H7.07.01.08]. Cùng với nhu cầu tuyển dụng Nhà trường
cũng có quy định về tuyển dụng và ký kết hợp đồng làm việc đối với VC [H7.07.01.07].

VC hỗ trợ cho CTĐT thực hiện theo các quy đinh, quy chế của nhà trường
[H7.07.01.09] [H7.07.01.10] [H7.07.01.12]

Để khích lệ và đảm bảo quy chế làm việc của các VC hỗ trợ, hàng năm Trường
thực hiện báo cáo tổng kết nhiệm vụ năm học, nâng lương và nâng lương trước hạn cho
các VC hỗ trợ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo quy chế. [H7.07.01.11] [H7.07.01.13].

Nhằm nâng cao chất lượng hỗ trợ, Trường ĐHNT còn thực hiện khảo sát về chất
lượng hoạt động hỗ trợ của VC hành chính [H7.07.01.14].

Đối với nhu cầu về các hoạt động PVCĐ, Văn phòng Đoàn trường cùng Hội SV
với hoạt động của 68 CLB chính là nơi SV được hỗ trợ rất nhiều cho các hoạt động
PVCĐ, trong đó có các hoạt động như Mùa hè xanh, Thiện nguyện….Đặc biệt nhấn
mạnh ở đây CLB Tiếng Trung do các em SV học tiếng Trung chuyên ngành TTTM trực
tiếp điều hành, CLB đã tổ chức rất nhiều hoạt động và sân chơi bổ ích cho các bạn SV
trong Khoa và tạo tiếng vang tốt trong việc kết nối với các trường bạn cũng như các tổ
chức văn hóa Trung Quốc và Đài Loan.

Số lượng đội ngũ VC phục vụ cho CTĐT TTTM được thể hiện tại bảng 7.1.1 và
7.1.2

Bảng 7.1.1: Số lượng và trình độ đội ngũ cố vấn học tập CTĐT TTTM

Đội ngũ VC hỗ trợ CTĐT TTTM Thư ký khoa Cố vấn học tập

Số lượng 1 15
TS 0 4
ThS 0 11
Cử nhân 1 0

Nhiệm vụ hỗ trợ Theo dõi việc thực Theo dõi KQHT,


hiện kế hoạch học tư vấn cho SV về
tập liên quan đến học tập
khung CTĐT TTTM
100

Bảng 7.1.2: Số lượng đội ngũ nhân viên phục vụ CTĐT TTTM
TT Nhân viên 2014- 2015- 2016- 2017- 2018- 2019-
2015 2016 2017 2018 2019 2020
1 Thư viện
TS - - - - - -
ThS - 5 6 6 6 8
Cử nhân - 12 13 12 13 11
Khác - - - 1 1 1
2 CNTT (Trung tâm thông tin)
TS - 1 1 1 1 1
ThS - 3 4 5 5 5
Cử nhân - 8 7 6 6 6
Khác - - - - - -
3 Dịch vụ SV (Đào tạo, CTCTSV, TT hỗ trợ SV, KH-TC, QTTB)
TS 3 3 2 2 2 2
ThS 15 16 21 27 29 29
Cử nhân 31 29 25 19 22 22
Khác 14 13 13 13 13 13
4 Hành chính (HTQT, TCHC, QLKH, TTKT&ĐBCL, TT&QHĐN)
TS 6 6 8 8 7 7
ThS 15 20 25 27 27 27
Cử nhân 20 15 11 12 11 11
Khác 2 2 1 1 2 2
2. Điểm mạnh

Giáo viên chủ nhiệm và các GV hỗ trợ có chuyên môn tốt về chuyên ngành đào
tạo, sẵn sàng tư vấn hỗ trợ SV các vấn đề về đào tạo và NCKH.

Đối với nhu cầu về đào tạo và NCKH, ngoài sự hỗ trợ tích cực đến từ các cán bộ
hỗ trợ tại khoa chuyên môn, SV có thêm sự hỗ trợ của các chuyên viên Phòng QLĐT,
Phòng QLKH, thư viện.

Đối với nhu cầu về các hoạt động PVCĐ, Văn phòng Đoàn trường cùng Hội SV,
CLB chính là nơi SV được hỗ trợ rất nhiều cho các hoạt động PVCĐ, trong đó có các
hoạt động như Mùa hè xanh, Thiện nguyện…. Đặc biệt với sự ra đời của Trung tâm Hỗ
trợ SV, các SV nhận được sự hỗ trợ rất tích cực từ Nhà trường và các cán bộ tại đây khi
có vướng mắc hoặc có nhu cầu cần giải đáp thông tin.

3. Điểm tồn tại

GV còn phải kiêm nhiệm vai trò của cán bộ hỗ trợ (GV đồng thời giáo viên chủ
nhiệm, cán bộ hỗ trợ), trong khi tại các phòng ban chuyên trách, mỗi chuyên viên không
101

phụ trách hỗ trợ riêng cho SV của từng CTĐT mà hỗ trợ chung cho toàn bộ SV của các
CTĐT khác nhau.

4. Kế hoạch hành động

Nhà trường và Phòng TCHC đang thực hiện triển khai đề án Vị trí việc làm tại
các đơn vị trong toàn trường. Đề án việc làm hoàn thiện sẽ kiện toàn và phân bổ chức
năng công việc hợp lý hơn, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu về đào tạo, NCKH và các hoạt
động PVCĐ.

Ngoài ra, Nhà trường đang tích cực triển khai áp dụng các phần mềm quản lý
mới: Phần mềm TC mới đã được áp dụng từ năm học 2019-2020, Phần mềm quản lý
nhân sự đang được bàn bạc triển khai... sẽ góp phần tăng hiệu quả trong công việc của
các phòng ban và các cán bộ hỗ trợ.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 4/7

Tiêu chí 7.2. Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn nhân viên để bổ nhiệm, điều
chuyển được xác định và phổ biến công khai.

1. Mô tả

Tuyển dụng nhân viên được Trường tiến hành hàng năm dựa trên nhu cầu thực
tế của mỗi đơn vị liên quan có tham chiếu chặt chẽ với Kế hoạch phát triển nguồn nhân
lực đã được phê duyệt [H7.07.02.02] [H7.07.02.07]. Hàng năm, Phòng TCHC ra thông
báo về việc xác định nhu cầu nhân lực cho từng đơn vị trong toàn trường, sau khi tập
hợp nhu cầu tuyển dụng, Phòng TCHC sẽ trình kế hoạch lên Hội đồng tuyển dụng/BGH
để phê duyệt. Sau khi BGHphê duyệt, quá trình tuyển dụng nhân sự sẽ được diễn ra,
[H7.07.02.04] [H7.07.02.03]

Quá trình tuyển dụng tại Trường ĐHNT được thực hiện theo quy định của Quy
chế, được nêu rõ trong các quy định của GDĐT cũng như của Trường về tuyển dụng, sử
dụng và quản lý công chức, cán bộ, người lao động của Trường ĐHNT và các hướng
dẫn về tuyển dụng của các đơn vị có liên quan [H7.07.02.01]. Tiêu chuẩn chung về tuyển
dụng đối với vị trí nhân viên là trình độ ngoại ngữ B1, trình độ đại học trở lên, sử dụng
thành thạo máy tính, có sức khỏe tốt, đạo đức tốt, có khả năng làm việc độc lập, có tinh
thần hợp tác.
102

Tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm và thăng tiến được thiết lập theo các quy định của
Trường, dựa trên các yêu cầu thực tế của Khoa, năng lực, thành tích và kinh nghiệm của
người được bổ nhiệm. Nhân viên được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo, quản lý và điều hành
phải đáp ứng tất cả các yêu cầu của Trường [H7.07.02.05] [H7.07.02.06].

Bên cạnh đó, danh sách VC hỗ trợ và hồ sơ năng lực VC các đơn vị hỗ trợ được
mã hóa đầy đủ và công khai [H7.07.02.07], [H7.07.02.08].

Tất cả các văn bản liên quan đến VC hỗ trợ được phổ biến rộng rãi và có sẵn
[H7.07.02.09]

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng tiêu chí tuyển dụng của VC hỗ trợ, Trường có
tiến hành khảo sát nhu cầu và ý kiến góp ý các bên liên quan về vị trí việc làm
[H7.07.02.11] và có các bức ảnh chụp công khai. [H7.07.02.10]

2. Điểm mạnh

Tiêu chí tuyển dụng được xác định rõ ràng, phổ biến công khai qua nhiều kênh
thông tin khác nhau.

Quy trình tuyển dụng đội ngũ VC hỗ trợ được xác định chặt chẽ, rõ ràng.

Quy chế, điều chuyển về bổ nhiệm, nâng bậc được công bố rõ ràng, công khai
đúng quy định.

3. Điểm tồn tại

Các tiêu chí còn khá chung chung cho tất cả các phòng, ban, chưa có các tiêu chí
cụ thể ứng với từng chuyên môn nhất định.

Do chưa hoàn thiện hệ thống bảng mô tả công việc và khung năng lực chính thức
cho các vị trí trong trường, việc xác định năng lực cán bộ còn theo hướng nặng về bằng
cấp và đánh giá chủ quan.

4. Kế hoạch hành động

PTCHC cần phối hợp cùng các phòng ban và Khoa chuyên môn sớm ban hành
bản mô tả công việc và tiêu chuẩn cụ thể cho từng vị trí chức danh

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Tiêu chí 7.3. Năng lực của đội ngũ nhân viên được xác định và được đánh giá.
103

1. Mô tả

Đội ngũ nhân viên hỗ trợ có đủ năng lực và kỹ năng để phục vụ tốt nhu cầu của
người học cũng như cung cấp dịch vụ đào tạo khác.

Khi tuyển dụng, người ứng tuyển phải đáp ứng tất cả các yêu cầu tuyển dụng và
tiêu chí tuyển dụng của Trường [H7.07.03.02]

VC hỗ trợ thực hiện chức năng của mình theo Hợp đồng làm việc, quy chế tổ
chức và Quy chế làm việc của Trường. [H7.07.03.01], [H7.07.03.03]

Năng lực của đội ngũ VC hỗ trợ được quản lý theo hồ sơ năng lực VC các đơn
vị [H7.07.03.06]. Bên cạnh đó, năng lực VC hỗ trợ còn được thể hiện và quản lý bằng
hợp đồng làm việc, danh sách VC các đơn vị hỗ trợ. [H7.07.03.04], [H7.07.03.05].

Mỗi năm, VC phục vụ CTĐT được đánh giá về mức độ hoàn thành công việc
trong năm đó và đây là cơ sở để lãnh đạo các đơn vị thuyên chuyển, bố trí lại nhân viên
cho các vị trí thích hợp hơn, và đánh giá năng lực của nhân viên cũng như cách hoàn
thành công việc hiện tại của VC đó [H7.07.03.07]. Quy trình đánh giá VC được thực
hiện theo Quy trình, thông báo đánh giá, phân loại công chức, VC theo từng năm học,
Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen
thưởng [H7.07.03.08].

Đánh giá VC hỗ trợ được thực hiện theo trình tự như sau: nhân viên TĐG, đơn
vị tiến hành họp xét, người quản lý tại đơn vị phê duyệt, gửi kết quả lên Hội đồng Thi
đua và khen thưởng họp xét. Việc đánh giá theo 4 mức độ: Không hoàn thành nhiệm vụ,
hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hiệu
trưởng phê duyệt kết quả cuối cùng. Mỗi nhân viên hỗ trợ đăng kí danh hiệu thi đua
trong năm học đó thông qua mẫu đăng kí danh hiệu thi đua trong đó đăng kí phải làm rõ
khối lượng công việc và các kết quả mong đợi của mỗi công việc. Vào cuối năm học,
dựa vào báo cáo TĐG này, các thành viên trong đơn vị sẽ tiến hành họp và bình xét danh
hiệu thi đua cho các VC trong đơn vị và trình Hội đồng thi đua khen thưởng của Trường
xem xét [H7.07.03.09], [H7.07.03.10], [H7.07.03.11].

Cuối cùng, Nhà trường có báo cáo tổng kết nhiệm vụ năm học tại Hội nghị cán
bộ VC toàn trường vào mỗi năm học [H7.07.03.12].

Hiệu quả công việc của VC hỗ trợ cũng được đánh giá thông qua phản hồi của
104

người học. Trường đã tiến hành khảo sát đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng dịch
vụ của các phòng ban đội ngũ VC hỗ trợ. Theo đó, dịch vụ về cơ bản đáp ứng được yêu
cầu của người học nói chung và SV CTĐT TTTM nói riêng.

Hình 7.3.1 Kết quả đánh giá chất lượng hoạt động hỗ trợ của nhân viên hỗ trợ

2. Điểm mạnh

Các quy định về đánh giá cán bộ được xây dựng và phổ biến rộng rãi.

Việc thực hiện đánh giá đảm bảo đúng quy trình đã đề ra từ bước TĐG đến đơn
vị đánh giá và Hội đồng thi đua khen thưởng của Nhà trường.

3. Điểm tồn tại

Các tiêu chí đánh giá cán bộ, đặc biệt là hệ số dành cho các tiêu chí hiện chưa
hợp lý; cụ thể, tiêu chí dành cho phần kết quả công tác chỉ chiếm 35% tổng số điểm
đánh giá trong khi các tiêu chí khác như chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng,
Chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của Nhà trường và đơn vị, đạo
đức, lối sống, tinh thần kỷ luật và thái độ trong công tác, chiếm quá nhiều điểm (các tiêu
chí này được đánh giá rất cảm tính và không quyết định nhiều đến hiệu quả công việc
chung của cán bộ).

Việc đánh giá năng lực của đội ngũ VC hỗ trợ CTĐT trên cơ sở khảo sát SV và
GV chưa thực hiện đầy đủ, thường xuyên hàng năm.

4. Kế hoạch hành động


105

Trong thời gian gần nhất cần sớm ban hành tiêu chí đánh giá cán bộ, bổ sung việc
đánh giá năng lực cán bộ từ phía GV và SV.

Từ năm 2020-2021, KT&ĐBCL tiến hành khảo sát hàng năm về mức độ hài lòng
của SV và GV đối với đội ngũ VC hỗ trợ cho CTĐT TTTM.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Tiêu chí 7.4. Nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của
nhân viên được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu đó.

1. Mô tả

Dựa vào Đề án vị trí việc làm của đơn vị hỗ trợ, danh sách VC các đơn vị hỗ trợ
[H7.07.04.01] [H7.07.04.07], hàng năm, Phòng TCHC gửi thông báo về các đơn vị về
xác định nhu cầu đào tạo của đơn vị. Lãnh đạo các đơn vị trong toàn trường dựa trên
nhu cầu thực tế của đơn vị, đồng thời xem xét đến chiến lược phát triển của đơn vị cũng
như của Nhà trường, đề xuất nhu cầu đào tạo của mỗi đơn vị [H7.07.04.02].
[H7.07.04.04] [H7.07.04.06].

Tuy nhiên nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của VC hỗ
trợ phải được thực hiện dựa trên quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Nhà trường
[H7.07.04.03].
Sau khi tổng hợp nhu cầu đào tạo từ các đơn vị, Phòng TCHC sẽ đề xuất các khóa
học để nâng cao năng lực cũng như kỹ năng của cán bộ và trình BGH xem xét. Sau khi
BGH đồng ý, Phòng TCHC sẽ thực hiện mở các lớp đào tạo cho các VC hỗ trợ. Hồ sơ
năng lực VC hỗ trợ được quản lý chặt chẽ, minh bạch. [H7.07.04.08].

Trong giai đoạn từ 2015 – 2019, các đơn vị hỗ trợ của Trường ĐHNT đã cử VC
hỗ trợ đi tham gia các khóa đào tạo như sau: [H7.07.04.09].

Bảng 7.4.1: Các khóa đào tạo dành cho nhân viên trong toàn trường giai
đoạn 2015 – 2019
Số lượng khóa bồi dưỡng
TT Tên khóa bồi dưỡng 2015- 2016- 2017- 2018- 2019-
2016 2017 2018 2019 2020
1. Khóa đào tạo về kỹ năng 01
106

Số lượng khóa bồi dưỡng


TT Tên khóa bồi dưỡng 2015- 2016- 2017- 2018- 2019-
2016 2017 2018 2019 2020
2. Phương pháp giảng dạy đại học tại
Trường Đại học Fullerton của bang 01
California
3. Khóa đào tạo về tiếng Anh 01
4. Khóa đào tạo về kiến thức 01 02 01 01
5. Khóa bồi dưỡng đào tạo kỹ năng an
01
toàn
6. Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm 01 01
Khóa bồi đưỡng quản lý nhà nước 01
7. Bồi dưỡng phát triển kỹ năng nghiên
01
cứu
Xây dựng Hệ thống quản lý chất
8. lượng bên trong tích hợp cho các
01
trường Đại học tại Việt Nam
9. Đấu thầu và quản lý dự án 01 01

Bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuẩn chức


10. 01 01 01
danh GV chính
TĐG và viết báo cáo TĐG phục vụ
kiểm định chất lượng CTĐT theo tiêu
11. 01 01 01
chuẩn đánh giá chất lượng của Bộ
GD& ĐT
Công tác ĐBCL bên trong Trường
12. 01 01
ĐHNT
Nguồn: TCHC

Theo thống kê, từ 2015 – 2020, các nhân viên hỗ trợ của Khoa đã tham gia 16
khóa học ngắn hạn cho cán bộ, nhân viên, GV Trường ĐHNT trong đó 07 khóa về đào
tạo kiến thức chuyên môn, 05 khóa đào tạo kỹ năng. Tỷ lệ các khóa học về kiến thức
chuyên môn và kỹ năng chiếm tỷ trọng gần như ngang nhau. Cụ thể các khóa học các
GV và nhân viên hỗ trợ của Khoa đã tham gia như sau:

Bảng 7.4.2: Các khóa đào tạo, tập huấn mà VC Khoa tham dự, giai đoạn 2015-
2020
TT Tên khóa học Thời gian thực hiện
1. Đào tạo kỹ năng an toàn 2015
2. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm 2015
3. Bồi dưỡng kiến thức Nhà nước dành cho Chuyên 2015
107

TT Tên khóa học Thời gian thực hiện


viên chính
4. Bồi dưỡng phát triển kỹ năng nghiên cứu 2015
5. Bồi dưỡng chuyển môn giảng dạy Hán ngữ quốc tế 2015, 2016, 2017
tại Cao Hùng, Đài Bắc Đài Loan
6. Bồi dưỡng chuyển môn giảng dạy Hán ngữ quốc tế 2016, 2018
tại Hạ Môn, Bắc Kinh Trung Quốc
7. TĐG và viết báo cáo TĐG phục vụ kiểm định chất 2018,2019
lượng CTĐT theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của
Bộ GD& ĐT
8. Lễ tân trong ngoại giao tô chức 1/2020
9. Ứng dụng CNTT cơ bản 1/2020
10. Tập huấn về giảng dạy từ xa trình độ ĐH theo CTTT 1/2020
11. Chứng chỉ giám thị coi thi HSK quốc tế 11/2019
12. Bồi dưỡng kiến thức đấu thầu 6/2020
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hàng năm của cán bộ GV trong Khoa

Các khóa học đào tạo bổ sung đã đáp ứng các nhu cầu cải thiện năng lực và hiệu
suất công việc giữa các nhân viên. Các nhân viên tham gia các khóa học đáp ứng được
tất cả các khóa đào tạo. Toàn bộ kinh phí các CTĐT ngắn hạn cho VC toàn tường đều
được Nhà trường hỗ trợ toàn phần hoặc một phần kinh phí đào tạo [H7.07.04.10].

Cuối cùng, nhu cầu đào tạo và phát triển cũng như kết quả đạt được của các VC
hỗ trợ được thể hiện trong bản báo cáo tổng kết nhiệm vụ năm học tại Hội nghị cán bộ
VC. [H7.07.04.11].

2. Điểm mạnh

Trường chú trọng công tác xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch, triển khai
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên hỗ trợ CTĐT.

Các khóa đào tạo và phát triển đội ngũ đều được triển khai theo kế hoạch phát
triển đội ngũ với sự hỗ trợ tài chính tối đa từ Trường. Một số CTĐT bồi dưỡng khác
Trường vẫn xem xét hỗ trợ tài chính khi có đề xuất của cán bộ chuyên viên.

3. Điểm tồn tại

Các kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng chủ yếu tập trung vào hoạt động quản lý hành
chính nhà nước, chưa có mảng đào tạo bồi dưỡng liên quan đến các kỹ năng chuyên
môn của từng bộ phận (đây lại là mảng bồi dưỡng quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả
108

làm việc của các cán bộ hỗ trợ CTĐT).

Chưa có các khảo sát chính thức từ phía cán bộ hỗ trợ về nhu cầu đào tạo của bản
thân, khảo sát từ phía SV và GV của CTĐT về năng lực, chất lượng hỗ trợ của cán bộ
để thiết kế các khóa đào tạo mang tính ứng dụng, sát với nhu cầu năng lực thực tế của
cán bộ hỗ trợ.

4. Kế hoạch hành động

Nhà trường cần có kế hoạch đào tạo liên quan tới đến kỹ năng chuyên môn của
từng bộ phận và tiến hành khảo sát chính thức nhu cầu đào tạo từ phía cán bộ, SV và
GV làm cơ sở thiết kế khóa đào tạo phù hợp với nhu cầu.

Nhà trường cần xem xét kế hoạch ngân sách phân bổ nhiều hơn cho hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Tiêu chí 7.5. Việc quản trị theo kết quả công việc của nhân viên (gồm cả khen
thưởng và công nhận) được triển khai để tạo động lực và hỗ trợ cho đào tạo, nghiên
cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

1. Mô tả

Quản lý nhân viên dựa trên kết quả công việc được thực hiện thông qua đánh giá
nhân viên hàng năm được coi là cơ sở để xem xét trao thưởng thành tích theo Quy chế
làm việc và tài liệu góp ý quy chế làm việc của Trường [H7.07.05.01] [H7.07.05.02]

Các lãnh đạo, nhà quản lý, và các nhân viên hỗ trợ [H7.07.05.05] được đánh giá
phong cách làm việc của họ, văn hóa hành vi; cam kết và thái độ; năng lực chính trong
hiệu suất công việc [H7.07.05.06]; hợp tác với đơn vị. Đánh giá nhân viên hàng năm
được thực hiện thông qua quy định, mẫu phiếu đánh giá được gửi hàng năm cho các đơn
vị [H7.07.05.03].

Quản lý hiệu suất công việc của các VC hỗ trợ được tiến hành nhất quán với cách
thức thực hiện với các GV. Hàng năm vào thời điểm bắt đầu năm học, mỗi VC hỗ trợ
đăng kí danh hiệu thi đua trong năm học đó thông qua Mẫu đăng kí danh hiệu thi đua,
trong đó đăng kí phải làm rõ khối lượng công việc và các kết quả mong đợi của mỗi
công việc [H7.07.05.04]. Cuối năm Khoa đều có buổi họp đánh giá mức độ hoàn thành
109

của cán bộ, GV của Khoa. [H7.07.05.07] [H7.07.05.08]

Dựa vào kế hoạch và nhiệm vụ hàng năm của mỗi đơn vị, lãnh đạo các đơn vị sẽ
xem xét phân bổ lại các công việc giữa các VC. Vào cuối năm học, VC sẽ TĐG hiệu
suất công việc của họ theo Mẫu 01 và Mẫu 02 của phiếu đánh giá phân loại VC dựa vào
khối lượng công việc cũng như kết quả mong đợi thực tế so với khối lượng công việc
cũng như kết quả mong đợi đã đăng ký từ đầu năm học. Dựa vào báo cáo TĐG này, các
thành viên trong đơn vị sẽ tiến hành họp và bình xét danh hiệu thi đua cho các VC trong
đơn vị và trình Hội đồng thi đua khen thưởng của trường xem xét. Tất cả các nhân viên
hỗ trợ đều tham gia vào quá trình đánh giá và được thông tin các kết quả thu thập được,
dựa vào đó nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của họ để tìm kiếm sự trợ giúp hoặc hướng
giải quyết (nếu được yêu cầu). Biên bản cuộc họp bình xét thi đua tại các đơn vị được
tổng hợp theo mẫu [ H7.07.05.09]. Bên cạnh đó, các VC hỗ trợ nếu có sáng kiến thì sẽ
được xem xét theo tiêu chuẩn sáng kiến và quy trình xem xét công nhận sáng kiến của
Trường. [H7.07.05.10]

Mỗi năm, phản hồi về chất lượng phục vụ của các nhân viên hỗ trợ từ SV và GV
về năng lực phục vụ, thái độ phục vụ đều được đánh giá cao. Với câu hỏi đánh giá về sự
hài lòng với hoạt động hỗ trợ của nhân viên các đơn vị trong toàn trường, số liệu cụ thể
được thể hiện trong hình sau: [H7.07.05.11]

Hình 7.5.1: Đánh giá chung về mức độ phục vụ của các đơn vị hành chính năm
2016

Đây là cơ sở để làm nền tảng cho việc đánh giá và phân loại VC hành chính theo
quy định của Trường về khen thưởng. Đây cũng là cơ sở cho lãnh đạo các đơn vị đánh
giá hiệu suất công việc của nhân viên của họ để di chuyển, phân công lại cho họ các
110

dịch vụ hỗ trợ tốt hơn.

Trường và các đơn vị trực thuộc Trường có các chính sách để khuyến khích, trao
thưởng và công nhận kịp thời, đánh giá thành tích cá nhân hoặc cả bộ phận, và luôn đặt
các điều kiện cho nhân viên để cải thiện kiến thức và năng lực chính của họ.

2. Điểm mạnh

Nhà trường xây dựng hệ thống quy định, quy chế làm việc cụ thể và chặt chẽ với
cách tính giờ làm việc rất cụ thể cho từng đầu công việc nên có thể căn cứ để đánh giá
hiệu quả và thành tính các cá nhân. Ngoài các danh hiệu được Bộ quy định (có hạn chế
số lượng), Trường còn có thêm Giấy khen Hiệu trưởng nhằm công nhận và khen thưởng
cho các cá nhân có thành tích tốt trong năm học, đây là quy định rất hữu hiệu trong việc
động viên và công nhận nỗ lực và thành tích làm việc của các cán bộ hỗ trợ.

3. Điểm tồn tại

Hoạt động của Ban giám sát còn chủ yếu tập trung vào việc thực hiện quy chế về
giờ giấc làm việc, đeo thẻ, trang phục mà chưa kiểm tra được các hoạt động khác như
thái độ hỗ trợ, chất lượng hỗ trợ của cán bộ (các vấn đề này cần dựa trên việc thu thập
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để có kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể và hiệu
quả).

4. Kế hoạch hành động

Trong thời gian sớm nhất cần có CT cụ thể để kiểm tra hoạt động hỗ trợ về vấn
đề khác như thái độ chất lượng của cán bộ.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Kết luận chung về Tiêu chuẩn 7:

Điểm mạnh nổi trội của tiêu chuẩn 7 có thể thấy rõ là: (1) Đội ngũ nhân viên hỗ
trợ CTĐT đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ GV và SV, mỗi cán bộ hỗ trợ đều được đánh
giá công việc vào cuối năm học và cho đến nay, chưa có cán bộ hỗ trợ nào không hoàn
thành nhiệm vụ; (2) Quy trình bổ nhiệm công khai, rõ ràng, đúng quy định, quy trình
đánh giá phân loại VC chặt chẽ, và được phổ biến tới toàn thể cán bộ, GV, nhân viên;
(3) Chế độ làm việc của công chức, VC được quy định rõ ràng, cùng với việc xây dựng
kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo công chức, VC trong các năm học được thực hiện công
111

khai tới tất cả các bộ phận trong trường.

Tuy nhiên một số điểm tồn tại đó là: (1) Ngân sách cho hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng và phát triển kỹ năng chuyên biệt phù hợp từng vị trí chuyên môn chưa được
phân bổ nhiều; (2) Hình thức khen thưởng để động viên nhân viên làm việc hiệu quả
hơn chưa được phong phú.

Tổng hợp kết quả TĐG tiêu chuẩn 7 theo thang đánh giá có kết quả như sau:
Thang đánh giá Tổng hợp theo tiêu chuẩn 7
Tiêu chuẩn, Chưa đạt Đạt Mức Tỷ lệ số
trung Số tiêu
tiêu chí tiêu chí
       chí đạt
bình đạt (%)
Tiêu chuẩn 7
Tiêu chí 7.1 4
Tiêu chí 7.2 5
4,80 5 100%
Tiêu chí 7.3 5
Tiêu chí 7.4 5
Tiêu chí 7.5 5

Tiêu chuẩn 8: Người học và hoạt động hỗ trợ người học

Mở đầu

Trong nhiều năm qua, trường ĐHNT nói chung và Khoa nói riêng luôn chú trọng
các hoạt động hỗ trợ SV từ khâu xây dựng chính sách tuyển sinh đến việc xác định tiêu
chí và phương pháp tuyển chọn SV CTĐT TTTM. Trong quá trình SV học tập, Khoa
luôn chú trọng tới việc đảm bảo sự tiến bộ trong kết quả rèn luyện và học tập của SV
qua hệ thống giám sát cấp trường và cấp khoa, cũng như thông qua công tác hỗ trợ và
tư vấn học tập từ đội ngũ GV và chuyên viên hỗ trợ trong trường và các hoạt động giao
lưu tư vấn từ doanh nghiệp, các hoạt động ngoại khoá hội SV, CLB. Bên cạnh đó, SV
CTĐT TTTM luôn được Khoa khuyến khích, tạo điều kiện tham gia các sân chơi có tính
chuyên môn cao do CLB tiếng Trung và Khoa phối hợp tổ chức nhằm nâng cao năng
lực bản thân. Có thể nói đây là một tiêu chuẩn quan trọng đối với kiểm định CTĐT. Tiêu
chuẩn này cho ta cái nhìn khái quát về quy trình tuyển sinh, giám sát người học cũng
như tư vấn cho người học trong suốt quá trình từ đầu vào tới đầu ra. Đặc biệt, tiêu chuẩn
này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của CT, góp phần cải thiện chất lượng của
sản phẩm giáo dục đáp ứng nhu cầu của xã hội.
112

Tiêu chí 8.1. Chính sách tuyển sinh được xác định rõ ràng, được công bố công
khai và được cập nhật.

1. Mô tả

Chính sách tuyển sinh nói chung và của chuyên ngành TTTM nói riêng của Nhà
trường được xác định rõ ràng, đầy đủ chi tiết bao gồm đối tượng, phạm vi, phương thức,
chỉ tiêu tuyển sinh, ngưỡng ĐBCL đầu vào, tổ chức tuyển sinh, chính sách ưu tiên và
các thông khác liên quan tới tuyển sinh, ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn của người
học, điều này được thể hiện trong các Đề án tuyển sinh, thông báo tuyển sinh hàng năm
[H8.08.01.01], [H8.08.01.05].

Đề án tuyển sinh, Thông báo tuyển sinh và Kế hoạch tuyển sinh được công bố
công khai tại cổng thông tin tuyển sinh quốc gia, trên website của Nhà trường, các kênh
mạng xã hội do Trường, Phòng QLĐT và Khoa phụ trách, trên nhiều phương tiện truyền
thông báo đài. Bên cạnh đó, các thông tin tuyển sinh được truyền tải một cách dễ hiểu
trong các ấn phẩm tuyển sinh như tờ rơi, cẩm nang tuyển sinh, các CT tư vấn trực tuyến
do Nhà trường và các đơn vị chức năng tổ chức, ngày hội tuyển sinh “Con đường ra biển
lớn”, tour tư vấn tuyển sinh tại các trường THPT... [H8.08.01.07] [H8.08.01.08],
[H8.08.01.10]

Chính sách tuyển sinh được cập nhật qua các năm theo quy định tại Quy chế
tuyển sinh đại học hệ chính quy được điều chỉnh qua các năm 2015, 2016, 2017, 2018,
2019. Cụ thể, trong giai đoạn 2014-2019, căn cứ trên quy định hiện hành, trên đánh giá
kết quả tuyển sinh, trên ý kiến của các bên liên quan Nhà trường đã có những điều chỉnh
về nhóm mã xét tuyển, tổ hợp xét tuyển, phương thức xét tuyển, điều kiện và tiêu chí,
tiêu chí phụ xét tuyển, tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển...[H8.08.01.01].

Chính sách tuyển sinh được xây dựng căn cứ trên Luật GDĐH 2012 và sửa đổi
2018, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy của Bộ GĐ&ĐT, cụ thể thông tư
03/2015/TT-BGDĐT, 03/2016/TT-BGDĐT, 05/2017/TT- BGDĐT, 07/2018/TT-
BGDĐT, 02/2019/TT-BGDĐT, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo
hệ thống TC theo Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT và các quy định có liên quan của
Nhà nước và Nhà trường.

Nhà trường định kỳ thực hiện rà soát nhu cầu nhân lực căn cứ trên chủ trương
113

của Đảng và Nhà nước, quy định của GDĐT, chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai
đoạn 2011-2020, phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ, ý kiến của các NTD, của
người học về CTĐT để thực hiện điều chỉnh CTĐT và trên cơ sở đó xây dựng và điều
chỉnh Chính sách tuyển sinh của Nhà trường nói chung và của chuyên ngành TTTM nói
riêng. Kết quả tuyển sinh ổn định qua các năm về quy mô và về chất lượng đầu vào cho
thấy việc xác định quy mô tuyển sinh và tiêu chí tuyển sinh phù hợp với điều kiện và
nhu cầu nhân lực [H8.08.01.02], [H8.08.01.04] [H8.08.01.11].
Bảng 8.1.1 Tổng số người đăng ký dự tuyển vào CTĐT TTTM, số người học trúng
tuyển và nhập học trong 5 năm gần đây (hệ chính quy)
Năm học Chỉ tiêu Số thí Số Số nhập Điểm tuyển đầu Điểm
TS sinh trúng học thực vào/ thang điểm trung bình
đăng ký tuyển tế (người) của SV
vào (người) được tuyển
CTĐT
(người)
33/40 với D01
60 754 94 78 32,36
2015-2016 30/40 với D04
32,31/40 với D01
60 250 60 55 32,05
2016-2017 29.31 với D04
26,75/30 với D1
2017-2018 60 275 68 64 26,72
25,25/30 với D043
23,69/30 với D1
2018-2019 60 265 66 62 23,84
22,19/30 với D04
34,30/40 với D1
2019-2020 60 275 80 79 34,64
32,30 với D04
Chính sách tuyển sinh đều được xây dựng trên cơ sở góp ý của các nhà khoa học
trong Hội đồng KH&ĐT, Hội đồng tuyển sinh của Nhà trường [H8.08.01.06], ý kiến
của các nhà quản lý giáo dục và các GV. Việc đánh giá năng lực đầu vào của SV trúng
tuyển, đánh giá KQHT và rèn luyện của SV cũng như kết quả khảo sát tình trạng việc
làm của SV tốt nghiệp làm cơ sở điều chỉnh CĐR, từ đó điều chỉnh chính sách tuyển
sinh cho phù hợp.

2. Điểm mạnh

Chính sách tuyển sinh được xác định rõ ràng, đầy đủ, chi tiết theo đúng quy định,
được cập nhật thường xuyên phù hợp với điều kiện và nhu cầu nhân lực, được công bố
công khai trên các kênh thông tin dành cho người học. Chính sách tuyển sinh được xây
114

dựng đúng theo quy định, có căn cứ trên ý kiến đóng góp của các bên liên quan và phân
tích nhu cầu về nhân lực.

3. Điểm tồn tại

Mặc dù chính sách tuyển sinh được xây dựng và cập nhật hàng năm nhưng Nhà
trường chưa thể hiện được phương hướng tuyển sinh trong trung hạn và dài hạn.

4. Kế hoạch hành động

Xây dựng phương hướng tuyển sinh trong trung hạn và dài hạn để chủ động xây
dựng và điều chỉnh chính sách tuyển sinh.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 6/7

Tiêu chí 8.2. Tiêu chí và phương pháp tuyển chọn người học được xác định rõ
ràng và được đánh giá.

1. Mô tả

Trong giai đoạn 2014-2019, Nhà trường/Khoa thực hiện tuyển sinh trình độ đại
học theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hàng năm của GDĐT. Trên
cơ sở Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy năm 2014 của GDĐT, Nhà trường
đã xây dựng Quy trình tuyển sinh, trong đó có bước đề xuất chỉ tiêu; môn thi, khối thi
(tổ hợp xét tuyển đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPTQG); phương
pháp tuyển chọn người học của các Khoa chuyên môn và/hoặc Phòng QLĐT
[H8.08.02.01], [H8.08.02.02].

Hàng năm, Nhà trường xây dựng và công bố công khai Đề án tuyển sinh, Thông
báo tuyển sinh, trong đó thể hiện rõ ràng tiêu chí, phương thức xét tuyển, các bước xét
tuyển, thời gian xét tuyển… của Nhà trường, cụ thể:
115

Năm 20151 Năm 20162 Năm 20173 Năm 20184 Năm 20195
Điều kiện nộp Điều kiện được . Điều kiện nộp Điều kiện nộp Điều kiện nộp
hồ sơ xét nộp hồ sơ đăng hồ sơ đăng ký hồ sơ đăng ký hồ sơ đăng ký
tuyển: ký xét tuyển: xét tuyển: xét tuyển: theo xét tuyển: theo
- Điểm trung - Điểm trung bình - Tính đến thời từng phương từng phương
bình chung học chung học tập điểm xét tuyển, thức xét tuyển thức xét tuyển
tập từng năm của từng năm lớp đã tốt nghiệp Phương thức Phương thức
học THPT (lớp 10, 11, 12 từ 6,5 THPT (hoặc xét tuyển: 02 xét tuyển
10, 11, 12) từ trở lên; tương đương). phương thức xét - Phương thức
6,5 trở trên. - Hạnh kiểm của - Có đủ sức khỏe tuyển xét tuyển kết
- Hạnh kiểm từng năm cấp 3 để học tập theo - Phương thức hợp Chứng chỉ
từng năm học đạt từ loại khá trở quy định hiện xét tuyển kết Ngoại ngữ quốc
THPT (lớp 10, lên; hành. hợp - Phương tế và KQHT 03
11, 12) từ loại - Điểm ba môn - Có điểm trung thức xét tuyển năm trung học
Khá trở lên. thi (theo tổ hợp bình chung học dựa trên kết quả phổ thông
- Tổng điểm 3 môn xét tuyển) tập của từng năm kỳ thi THPT (THPT)
môn thi theo Các môn xét lớp 10, 11, 12 từ quốc gia năm - Phương thức
từng khối thi đạt tuyển nhân hệ số 6,5 trở lên; 2018 3. xét tuyển kết
mức điểm nhận 1, riêng các - Hạnh kiểm của Tổ hợp xét hợp Chứng chỉ
hồ sơ xét tuyển ngành Ngôn ngữ từng năm lớp 10, tuyển: D01, tiếng Anh quốc
của trường (Nhà Anh, Ngôn ngữ 11, 12 từ Khá trở D04 tế và kết quả thi
trường sẽ thông Pháp, Ngôn ngữ lên (Nhà trường THPT quốc gia
báo sau khi Bộ Trung, Ngôn ngữ sẽ kiểm tra Học năm 2019
GD-ĐT công bố Nhật môn thi bạ khi thí sinh - Phương thức
ngưỡng điểm chính là ngoại nhập học, nếu thí xét tuyển dựa
xét tuyển tối ngữ sẽ nhân hệ số sinh không đảm trên kết quả kỳ
thiểu). 2. bảo điều kiện như thi THPT quốc
Phương thức 2. Phương thức quy định sẽ bị gia năm 2019
xét tuyển: tuyển sinh: xét loại ra khỏi danh Tổ hợp xét
- Điểm trúng tuyển trên cơ sở sách trúng tuyển: D01,
tuyển xác định kết quả của kỳ thi tuyển). D04
theo từng THPT quốc gia - Tham dự kỳ thi
chuyên ngành 2016 do các đại THPT quốc gia

1
https://kenhtuyensinh.vn/chi-tiet-phuong-an-tuyen-sinh-dai-hoc-ngoai-thuong-nam-2015
2
https://voh.com.vn/cong-nghe/dai-hoc-ngoai-thuong-cong-bo-thong-tin-tuyen-sinh-nam-2016-195821.html
3
http://www.ftu.edu.vn/list-all-categories/%C4%91%C3%A0o-t%E1%BA%A1o/99-%C4%91%C3%A0o-
t%E1%BA%A1o-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc-h%E1%BB%87-ch%C3%ADnh-quy/1479-
tuy%E1%BB%83n-sinh-n%C4%83m-2017-th%C3%B4ng-b%C3%A1o-x%C3%A9t-tuy%E1%BB%83n-
v%C3%A0o-h%E1%BB%87-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc-ch%C3%ADnh-quy.html
4
5https://qldt.ftu.edu.vn/tuy%E1%BB%83n-sinh/tuy%E1%BB%83n-sinh-%C4%91%E1%BA%A1i-
h%E1%BB%8Dc-ch%C3%ADnh-quy/k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-v%C3%A0-ch%E1%BB%89-
ti%C3%AAu-tuy%E1%BB%83n-sinh/1118-th%C3%B4ng-b%C3%A1o-x%C3%A9t-tuy%E1%BB%83n-
v%C3%A0o-h%E1%BB%87-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc-ch%C3%ADnh-quy-n%C4%83m-
2018.html
5
https://qldt.ftu.edu.vn/tuy%E1%BB%83n-sinh/tuy%E1%BB%83n-sinh-%C4%91%E1%BA%A1i-
h%E1%BB%8Dc-ch%C3%ADnh-quy/k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-v%C3%A0-ch%E1%BB%89-
ti%C3%AAu-tuy%E1%BB%83n-sinh/1249-th%C3%B4ng-b%C3%A1o-x%C3%A9t-tuy%E1%BB%83n-
v%C3%A0o-h%E1%BB%87-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc-ch%C3%ADnh-quy-n%C4%83m-
2019.html
116

Năm 20151 Năm 20162 Năm 20173 Năm 20184 Năm 20195
đăng ký, kết học chủ trì. năm 2017 do Bộ
hợp với điểm 3. Tổ hợp xét GĐ&ĐT tổ chức,
sàn vào trường tuyển: D01, D04 có tổng điểm ba
theo từng khối môn thi theo tổ
thi. hợp môn xét
- Điểm các môn tuyển và điểm ưu
thi nhân hệ số 1. tiên khu vực và
Riêng các đối tượng đạt từ
ngành Ngôn mức điểm nhận
ngữ Anh, Ngôn hồ sơ đăng ký xét
ngữ Pháp, Ngôn tuyển của Nhà
ngữ Trung, trường quy định
Ngôn ngữ Nhật tại mục 2 trở lên,
điểm ngoại ngữ không có môn thi
nhân hệ số 2. nào trong tổ hợp
- Điểm trúng xét tuyển có kết
tuyển vào các quả từ 1,0 (một)
ngành Ngôn điểm trở xuống.
ngữ Anh, Ngôn Mức điểm nhận
ngữ Pháp, Ngôn hồ sơ đăng ký
ngữ Trung, xét tuyển (đã
Ngôn ngữ Nhật bao gồm cả điểm
và các ngành ưu tiên khu vực
học tại Cơ sở và đối tượng)
Quảng Ninh Tổ hợp môn xét
được xác định tuyển
riêng. D01, D04
Tổ hợp xét
tuyển: D01,
D04
Nguồn: http://qldt.ftu.edu.vn/
(*) Năm 2014, Nhà trường thực hiện tuyển sinh theo quy định của Bộ GĐ&ĐT, trong
đó, hai kỳ thi bao gồm thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển đại học theo ba chung được tổ
chức độc lập.

Ngoài xét tuyển bằng các phương thức nêu trên, hàng năm trong chính sách tuyển
sinh của Nhà trường đều ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng theo Quy định về xét tuyển
thẳng, ưu tiên xét tuyển vào hệ đại học chính quy theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao
đẳng hệ chính quy của GDĐT và Quy định về xét tuyển thẳng, ưu tiến xét tuyển của
Nhà trường [H8.08.02.03].

Tiêu chí và phương thức tuyển sinh được Nhà trường rà soát, đánh giá hàng năm
trên cơ sở thống kê kết quả tuyển sinh [H8.08.02.02], kết quả tuyển sinh được phân tích,
thảo luận tại Hội nghị cán bộ VC hàng năm [H8.08.02.04]. Bên cạnh đó, Nhà trường và
117

Khoa thực hiện đánh giá KQHT và rèn luyện của SV trúng tuyển TTTM [H8.08.02.07].
Đây cũng là cơ sở để Nhà trường đối sánh kết quả tuyển sinh qua các năm, đảm bảo tính
phù hợp của tiêu chí và phương thức tuyển sinh đối với SV trúng tuyển chuyên ngành
TTTM.

Nhà trường định kỳ thực hiện rà soát nhu cầu nhân lực căn cứ trên chủ trương
của Đảng và Nhà nước, quy định của GDĐT, chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai
đoạn 2011-2020, phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ, ý kiến của các NTD, của
người học về CTĐT [H8.08.02.05], để thực hiện điều chỉnh CTĐT và trên cơ sở đó xác
định chỉ tiêu tuyển sinh và tiêu chí tuyển sinh phù hợp với yêu cầu của CTĐT. Kết quả
tuyển sinh ổn định qua các năm về quy mô và về chất lượng đầu vào cho thấy việc xác
định quy mô tuyển sinh và tiêu chí tuyển sinh phù hợp với điều kiện và nhu cầu nhân
lực.

Giai đoạn 2015-2019, tiêu chí và phương án tuyển sinh đều được xây dựng trên
cơ sở góp ý của các nhà khoa học trong Hội đồng KH&ĐT, Hội đồng tuyển sinh của
Nhà trường; Biên bản Hội đồng tuyển sinh hàng năm, và kết quả khảo sát tình trạng việc
làm của SV tốt nghiệp làm cơ sở điều chỉnh CĐR [H8.08.02.06] [H8.08.02.08],
[H8.08.02.09], từ đó điều chỉnh chính sách, phương thức, tiêu chí tuyển sinh cho phù
hợp.

2. Điểm mạnh

Tiêu chí và phương pháp tuyển chọn người học được xác định rõ ràng trong Đề
án tuyển sinh, Thông báo tuyển sinh của Nhà trường trên cơ sở ý kiến của các bên liên
quan, được đánh giá hàng năm và được công bố công khai cho người học.

3. Điểm tồn tại

Theo ý kiến góp ý của các bên liên quan, đánh giá kết quả thi THPTQG và kết
quả tuyển sinh giai đoạn 2015-2019 đã chỉ ra một số hạn chế của phương thức xét tuyển
sử dụng thi THPTQG. Hiện nay, tỷ lệ xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi
THPTQG vẫn duy trì ở mức cao.

4. Kế hoạch hành động

Nhà trường xây dựng phương án tuyển sinh cho năm học 2020-2021 và cho giai
đoạn 5 năm tiếp theo trong đó đưa ra các giải pháp khắc phục các hạn chế của phương
118

thức xét tuyển theo kết quả thi THPTQG.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Tiêu chí 8.3. Có hệ thống giám sát phù hợp về sự tiến bộ trong học tập và rèn
luyện, kết quả học tập, khối lượng học tập của người học.

1. Mô tả

Tiến độ học tập, hiệu suất và khối lượng công việc của SV thuộc CTĐT được
theo dõi có hệ thống theo quy định của GDĐT, Trường và Khoa với quy trình cụ thể tại
Bảng 8.3.1:

Bảng 8.3.1: Chức năng, nhiệm vụ các các đơn vị liên quan đến giám sát sự tiến bộ
trong học tập và rèn luyện, KQHT, khối lượng học tập của SV CTĐT
Các đơn vị Chức năng, nhiệm vụ
Cấp Trường
Phòng QLĐT Kế hoạch học tập, quản lý điểm, giải quyết học tập,
thi lại
Phòng thanh tra Thanh tra quy trình thực hiện kì thi
KT&ĐBCL Giám sát việc thực hiện quy trình thi kết thúc học phần
Khảo sát ý kiến phản hồi của SV về phương pháp và
quy trình thực hiện KTĐG
Đoàn Thanh niên Cộng Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho SV
sản Hồ Chí Minh của lớp
+ Hội SV Việt Nam
Cấp Khoa
Lãnh đạo khoa, các trợ lý Theo dõi việc thực hiện kế hoạch học tập liên quan
học tập đến khung CTĐT
Giáo viên chủ nhiệm và Theo dõi KQHT, tư vấn cho SV về
cố vấn học tập học tập và đào tạo
Nguồn: Tóm lược từ website www.ftu.edu.vn

Hàng năm, theo tiến độ của CTĐT, kế hoạch đào tạo và các hoạt động phục vụ
SV của Trường, Khoa sẽ phân công cán bộ giảng dạy cho các học phần. Trong quá trình
học tập, SV được đánh giá trên cơ sở đánh giá rèn luyện và được giáo viên chủ nhiệm
báo cáo lên Lãnh đạo Khoa và Trường để có biện pháp cảnh cáo, đốc thúc SV theo quy
định của Nhà trường. Các quy định này đã được phổ biến tại tuần lễ công dân vào đầu
năm học, và trong các phương tiện thông tin đại chúng khác [H8.08.03.01]. Thời gian
biểu để tiếp đón SV và thông tin về GV phụ trách hay chuyên viên nghiên cứu được phổ
biến với các SV cụ thể. [H08.08.03.04]
119

Phòng QLĐT đóng vai trò chủ đạo trong việc giám sát tiến độ học tập, kết quả
và tải trọng học tập của SV CTĐT TTTM. Số lượng SV tốt nghiệp, thôi học, xếp loại
tốt nghiệp đều được Phòng QLĐT theo dõi hàng năm (Xem Bảng 8.3.2). Công tác này
hiện nay được số hoá thông qua ứng dụng phần mềm hệ thống TC. Phần mềm hệ thống
TC này cho phép Phòng QLĐT giám sát được KQHT cũng như tiến độ học tập của SV
[H8.08.03.02], [H8.08.03.10], [H8.08.03.12].

SV của CTĐT TTTM được đào tạo theo TC. Theo quy định của Trường, để tốt
nghiệp đại học, SV phải tích lũy đủ số TC cho CTĐT. Kế hoạch học tập này đảm bảo
rằng một SV trung bình có thể hoàn thành CTĐT đúng hạn [H8.08.03.02, H8.08.03.03].
Vì SV phải đăng ký cho mỗi môn học qua hệ thống TC của Trường, để đảm bảo rằng
KQHT mong đợi của SV và khối lượng học tập tuân theo tiến độ của họ, dựa trên các
quy định của Trường ĐHNT về số lượng TC tối thiểu và tối đa cần đạt được, SV được
thông báo đầy đủ và được tư vấn về cách đăng ký TC từ Phòng QLĐT hoặc Khoa. Đối
với SV học lực bình thường, SV được yêu cầu phải hoàn thành ít nhất 15 TC /học kỳ
(không bao gồm học kỳ cuối). Đối với SV học lực kém, SV được yêu cầu phải hoàn
thành ít nhất 12 TC /học kỳ (không bao gồm học kỳ cuối).

Quy trình theo dõi sát sao và chất lượng công tác giám sát của Trường, Phòng
QLĐT và Khoa được thể hiện qua Bảng 8.3.2.
Bảng 8.3.2: Tỷ lệ tốt nghiệp và thôi học CTĐT TTTM giai đoạn năm 2014 – 2020
Tỉ lệ % người học
Tỉ lệ % người học thôi học
hoàn thành CT trong
Số trong thời gian
thời gian
lượng Tổng Tổng
Năm
Năm học toàn Năm thứ 4
thứ Năm Năm
khóa 3 năm 4 năm >4 năm và tiếp theo
nhất thứ hai thứ ba
2014-2015
16 0 13 3 16 0 0 0 0 0
(K50)
2015-2016
20 0 16 2 18 0 1 0 0 1
(K51)
2016-2017
18 0 14 1 15 0 1 0 0 1
(K52)
2017-2018
42 0 37 0 37 0 1 3 0 4
(K53)
2018-2019
87 0 67 0 67 1 0 6 2 9
(K54)
2019-2020
55 0 45 - 55 1 0 0 2 3
(K55)
Nguồn: QLĐT
120

Đánh giá SV được thực hiện bởi Trường ĐHNT, dựa trên thành tích học tập và
điểm rèn luyện của họ trong mỗi học kỳ. Hai tiêu chí được đề cập ở trên được kết nối
chặt chẽ. Những SV thuộc trường hợp sau sẽ nhận cảnh báo về tình hình học tập: (i) có
điểm trung bình dưới 0,8 đối với học kỳ đầu khoá học; dưới 1,00 đối với kỳ hoặc tiếp
theo hoặc đạt dưới 1,10 đối với hai kỳ học liên tiếp; (ii) có điểm trung bình chung tích
lũy đạt dưới 1,2 đối với SV năm thứ nhất; dưới 1,40 đối với SV năm thứ hai; dưới 1,60
đối với SV năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với SV năm cuối khóa. [H08.08.03.05]
[H08.08.03.08] [H08.08.03.12]

Bảng 8.3.3: Thống kê điểm trung bình của người học CTĐT TTTM theo TC
Tỷ lệ
Tổng
số TC
số SV
Số SV đạt điểm trung bình (GPA) theo thang điểm TC trong
Năm Học trong
học
học kỳ kỳ
kỳ/SV
GPA<1 1≤GPA<2 2≤GPA<2.5 2.5≤GPA<3.5 >=3.5
1 10 18
KH1 6 (7,14%) 49 (58,33%) 84 1138
2015- (1,19%) (11,90%) (21,43%)
2016 3 13 7
HK2 4 (4,44%) 63 (70,00%) 90 1186
(3,33%) (14,44%) (7,78%)
0 10 28 21
KH1 95 (61,69%) 154 2868
2016- (0,00%) (6,49%) (18,18%) (13,64%)
2017 1 14 30 25
HK2 84 (54,55%) 154 3871
(0,65%) (9,09%) (19,48%) (16,23%)
4 24 64
KH1 9 (4.52%) 98 (49.25%) 199 4035
2017- (2.01%) (12.06%) (32.16%)
2018 0 37 38
HK2 4 (2,03%) 118 (59,90%) 197 4696
(0,00%) (18,78%) (19,29%)
3 16 34 67
KH1 115 (48,94%) 235 4356
2018- (1,28%) (6,81%) (14,47%) (28,51%)
2019 2 11 38 53
HK2 132 (55,93%) 236 5460
(0,85%) (4,66%) (16,10%) (22,46%)
12 17 41 47
KH1 143 (55,00%) 260 5188
2019- (4,62%) (6,54%) (15,77%) (18,08%)
2020 10 10 26 72
HK2 138 (53,91%) 256 5057
(3,91%) (3,91%) (10,16%) (28,13%)
Nguồn: P. QLĐT

Căn cứ vào kết quả kiểm tra và đánh giá, Ban chủ nhiệm Khoa, nhân viên hỗ trợ
học tập, GV phụ trách sẽ gặp gỡ với nhóm quản lý và cán sự lớp để thảo luận và tìm giải
pháp theo từng trường hợp cụ thể [H08.08.03.07]. Điểm rèn luyện được tính trên khung
điểm 100 dựa theo các tiêu chí: Ý thức tham gia học tập, chấp hành nội quy Nhà trường,
tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội
121

phạm và các tệ nạn xã hội, v.v. Điểm này đóng một vai trò quan trọng trong việc xét loại
học bổng cho SV [H08.08.03.08] [H08.08.03.09] [H08.08.03.10].

2. Điểm mạnh

Hệ thống giám sát người học được thiết kế hiệu quả, góp phần quản lý người học
một cách khoa học. Ngoài ra, đây cũng là một công cụ hữu ích cho cả gia đình, Nhà
trường và giáo viên theo dõi được tiến độ cũng như KQHT của SV một cách dễ dàng.

3. Điểm tồn tại

Hệ thống TC của Nhà trường vẫn còn gặp trục trặc trong quá trình sử dụng nên
quá trình đăng ký TC cũng như cập nhật điểm còn gặp nhiều khó khăn. Lý do chính là
ngân sách của Nhà trường còn hạn chế nên chưa nâng cấp được phần mềm cũng như
chưa có đội ngũ admin hoạt động 24/24 để khắc phục các sự cố nêu trên.

4. Kế hoạch hành động

Cần xây dựng ban kỹ thuật, trực tiếp giải quyết, tư vấn các lỗi kỹ thuật trong quá
trình sử dụng. Phòng KH-TC dự toán ngân sách đối với hạng mục nâng cấp hệ thống
phần mềm TC dưới sự đồng ý của Nhà trường.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Tiêu chí 8.4. Có các hoạt động tư vấn học tập, các hoạt động ngoại khóa, hoạt
động thi đua và các dịch vụ hỗ trợ khác để giúp cải thiện việc học tập và khả năng có
việc làm của người học.

1. Mô tả

Việc tư vấn học tập của SV được thực hiện bởi giáo viên chủ nhiệm do Khoa
phân công (tham khảo bảng 8.4.1). Cùng với việc phân công GV hướng dẫn các học
phần đặc thù (thực tập giữa khóa, khóa luận tốt nghiệp, thực tập tốt nghiệp), Khoa cũng
chủ động trong các hoạt động để định hướng, hướng dẫn SV CTĐT TTTM thông qua
các buổi sinh hoạt công dân giữa khóa (cho SV năm thứ 3) và cuối khóa (cho SV năm
thứ 4), hội thảo hướng nghiệp “Hành trang khoa Trung”, hội thảo “Nguồn nhân lực tiếng
Trung cơ hội và thách thức”... [H8.08.04.05].
122

Bảng 8.4.1: Phân công giáo viên chủ nhiệm các khóa SV CTĐT TTTM
Niên khóa Khóa Lớp Giáo viên chủ nhiệm Ghi chú
2012-2016 K51 Trung TS. Lê Quang Sáng
2013-2017 K52 Trung ThS Lê Thanh Thùy Dương
Trung 1 ThS Nguyễn Thị Bích Ngọc
2014-1018 K53
Trung 2 ThS Ngô Hoàng Thu Thủy
Trung 1 ThS Vũ Thị Thu Hương
2015-2019 K54 Trung 2 TS Hoàng Thanh Hương
Trung 3 ThS Phạm Thị Thùy Dương
Trung 1 TS.Nguyễn Mạnh Toàn
2016-2020 K55
Trung 2 ThS Hoàng Minh Hồng
Trung 1 ThS Lê Thanh Thùy Dương
2017-2021 K56 Trung 2 ThS Nguyễn Bảo Ngọc
Trung 3 TS Nguyễn Thị Nhật Thu
Trung 1 ThS Ngô Hoàng Thu Thủy
2018-2022 K57
Trung 2+3 TS Lê Quang Sáng
Trung 1+2 TS Hoàng Thanh Hương
2019-2023 K58 Trung 3 ThS Nguyễn Thị Phương
Trung 4 ThS Vũ Thị Thu Hương
Trung 1 ThS Đặng Thị Thùy Linh
Trung 2 ThS Nguyễn Thị Bích Ngọc
2020-2024 K59
Trung 3+4 TS Nguyễn Mạnh Toàn
TTTM CLC TS Lê Quang Sáng
Nguồn: Tổng hợp từ biên bản phân công GVCN các khóa của Khoa

Trong những năm vừa qua, hoạt động hỗ trợ SV không chỉ gói gọn trong hỗ trợ
tài chính [H8.08.04.09] mà các hoạt động tư vấn và ngoại khoá cũng được Nhà trường
quan tâm phát triển [H8.08.04.06] [H8.08.04.07]. Việc tư vấn học tập của SV được kết
hợp chặt chẽ giữa Khoa và Đoàn Thanh niên, Hội SV của Trường, các CLB
[H8.08.04.01], [H8.08.04.05].

Trong phạm vi Nhà trường, bên cạnh Phòng QLĐT và CTCT&SV, Trung tâm tư
vấn hỗ trợ SV được thành lập tháng 12/2017 với chức năng chính là tư vấn về việc làm
(trong quá trình học tập và sau khi tốt nghiệp), tổ chức các hội chợ nghề nghiệp, kết nối
với doanh nghiệp để giới thiệu cho SV tham gia đi thực tế, thực tập giữa khóa, cuối
khóa… [H8.08.04.02], [H8.08.04.03] Ngoài ra, Trung tâm còn có các chức năng khác
như: (i) Định hướng nghề nghiệp, đem đến cho SV những cơ hội nghề nghiệp đa dạng;
(ii) Cung cấp dịch vụ tư vấn, tham vấn tâm lý từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm; (iii)
123

Cung cấp các lớp kiến thức chuyên môn như tin học, tiếng Anh, các lớp kỹ năng mềm
như viết sơ yếu lí lịch, kỹ năng phỏng vấn xin việc.

Hệ thống 68 CLB trong toàn trường (trong đó Khoa quản lý trực tiếp CLB tiếng
Trung) đã đoàn kết, tập hợp được đông đảo đoàn viên thanh niên, SV hướng tới mục
tiêu học tập, góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, giáo dục toàn diện và
khẳng định vị thế cũng như danh tiếng của Nhà trường. [H8.08.04.10] [H8.08.04.11]
[H8.08.04.12]

Hệ thống CLB đã góp phần rèn luyện kỹ năng, cập nhật kiến thức thực tiễn và
tìm kiếm việc làm cho SV. Theo thống kê từ website tuyển dụng của CLB Nguồn nhân
lực, riêng tại cơ sở Hà Nội, website có quan hệ hợp tác với 1.600 doanh nghiệp; số tài
khoản nhận thông tin trực tuyến trên website là gần 350.00 hồ sơ và số lượt truy cập
website khoảng 150.000 lượt truy cập mỗi tháng. Các cuộc thi do các CLB chủ trì và tổ
chức đã được thực hiện trên phạm vi toàn quốc như IP Challenge, bản lĩnh Marketer, I-
invest, khởi nghiệp cùng KAWAI, HotStep, Soul of Melody…. [H8.08.04.05]. Với sự
năng động của mình, các thành viên của các CLB đã huy động được một nguồn vốn xã
hội hóa khoảng 4 – 6 tỷ từ cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân để duy trì
hoạt động của CLB cũng như đầu tư các hoạt động của mình.

Trong phạm vi Khoa, CLB tiếng Trung với những hoạt động thiết thực và bổ ích
đã thu hút được đông đảo đoàn viên thanh niên, SV trong và ngoài Khoa tham gia,
hướng tới với mục tiêu học tập, góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, hỗ
trợ SV CTĐT TTTM.

Bảng 8.4.2: Bảng tổng kết hoạt động của CLB tiếng Trung giai đoạn 2015-2020
Thời gian Các hoạt động
Cuộc thi: “Tranh biện tiếng Hoa 2015”
Prom “Vũ khúc Giáng Sinh”
2015
Hội thảo Học bổng Đài Loan:
“Đài Loan- Một bước chân, ngàn bước tiến”
Tọa đàm vươn đến miền đất mới
Hội thảo khoa “Nguồn nhân lực TIẾNG TRUNG – Cơ Hội và
Thách Thức”
2016
Cuộc thi “Tranh Biện tiếng Hoa 2016”
Hành trang Khoa Trung
124

Thời gian Các hoạt động


Kỷ niệm 10 năm Khoa Trung
+ Cuộc thi Tài năng Khoa Trung
Hội thảo du học Đài Loan- Trung Quốc
Cuộc thi “Tranh Biện tiếng Hoa 2017”
2017
Hành trang khoa Trung
Prom Quốc tế
Cuộc thi “Tranh biện tiếng Hoa 2018”
2018 Hành trang khoa Trung
Prom Quốc tế
Prom Khoa Trung
2019 Prom Quốc tế
Cuộc thi “Tranh biện tiếng Hoa 2019”
Dạ hội quốc tế
Tranh biện tiếng Hoa
Viết chữ Hán đẹp
2020
Tọa đàm môi trường thực hành ngôn ngữ
Tọa đàm cơ hội du học ngắn hạn dài hạn tài Đài Loan
Nguồn: Trích một phần từ [H8.08.04.05]

Trường đang quản lý một hệ thống phòng đọc sách và phòng tự học để hỗ trợ các
SV trong thời gian theo học tại trường. Mỗi SV được cung cấp một tài khoản email để
kết nối trong suốt quá trình học tại trường và thậm chí sau khi tốt nghiệp. Thông tin liên
quan đến học tập, học bổng, các hoạt động ngoại khóa được truyền đạt cho SV qua
email, trang mạng xã hội của Khoa [H8.08.04.07]. Nhà trường cũng chủ động phối hợp
với các tổ chức nước ngoài tạo cơ hội cho học sinh, SV có điều kiện tiếp xúc với môi
trường giáo dục quốc tế [H8.08.04.08].

Để nâng cao khả năng làm việc của SV sau khi tốt nghiệp, Trường ĐHNT tổ chức
các hội nghị định hướng chuyên môn, hội chợ việc làm, thiết lập cổng thông tin cho các
cựu SV đại học để cung cấp các gợi ý và giúp SV kết nối với nhau, đưa SV đến thực tế
tại doanh nghiệp vào cuối năm thứ 3 để SV hiểu sâu hơn về các kiến thức trên giảng
đường. Trường ký kết các hoạt động cho SV đi thực tập tại các doanh nghiệp lớn và có
uy tín như Lotte, Unilever ... Tại cấp khoa, các thông tin tuyển dụng thường xuyên được
cập tại trang mạng xã hội và trang web chính thức của Khoa. Hiệu quả của những hoạt
động này thể hiện qua tình trạng việc làm của SV tốt nghiệp các năm 2016 – 2018, cả 3
125

khóa SV này 99% đều có việc hoặc học nâng cao trong vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp.
[H8.08.04.14] [H8.08.04.13] [H8.08.04.12]

Bảng 8.4.3 Tình trạng việc làm của SV tốt nghiệp 2014 - 2019
Thời gian SV tốt
Tình hình việc làm
nghiệp tìm được việc làm
Khóa đào tạo
Có việc Chưa có Đang học Dưới 3 Từ 3 đến Từ 7 đến 12 Trên 12
làm làm việc nâng cao tháng 6 tháng tháng tháng
K51(TN 2016) 96% 0% 4% 62% 33% 4% 1%
K52 (TN 2017) 94% 2% 4% 42% 54% 3% 1%
K53 (TN2018) 97% 2% 1% 83% 9% 2% 1%
Nhìn chung, hoạt động hỗ trợ SV đã và đang là một trong những niềm tự hào của
SV Ngoại Thương, Nhà trường nói chung và Khoa nói riêng đang từng bước hoàn thiện
và phát triển để tạo điều kiện cho SV Nhà trường được rèn luyện và học tập tại môi
trường tương đương với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

2. Điểm mạnh

Hoạt động hỗ trợ SV được coi là một trong những điểm mạnh của Nhà trường.
Các CT hỗ trợ SV đã và đang phát triển kỹ năng của SV Trường ĐHNT để đáp ứng với
nhu cầu của thị trường làm việc. Đội ngũ giáo viên và chuyên gia tư vấn trẻ và có cách
tiếp cận linh hoạt phù hợp với tâm sinh lý SV. Các CLB đặc biệt là CLB tiếng Trung
trực thuộc khoa với những hoạt động chuyên môn hiệu quả và thiết thực, đã và đang góp
phần nâng cao chất lượng CTĐT cho SV trong và ngoài khoa.

3. Điểm tồn tại

Điều kiện CSVC Nhà trường còn hạn chế, chưa hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động của
SV, một số hoạt động còn chưa đủ phòng và địa điểm tổ chức thực hiện. Ngân sách dành
cho hoạt động tư vấn còn hạn chế nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của SV.

4. Kế hoạch hành động

Trong thời gian tới, Khoa sẽ cùng phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện các
nội dung sau: (1) Phối hợp với Phòng QTTB, rà soát yêu cầu về phòng, trang thiết bị để
đảm bảo môi trường phù hợp cho SV; (2) Phối hợp với Đoàn thanh niên đánh giá và rà
soát nhu cầu ngân sách của các hoạt động SV đảm bảo đáp ứng yêu cầu ngân sách đối
với các hoạt động trọng yếu; (3) Tiếp tục phát huy các điểm mạnh sẵn có, tăng cường
126

đội ngũ cán bộ nhân viên và chuyên gia phù hợp phục vụ các hoạt động liên quan.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Tiêu chí 8.5. Môi trường tâm lý, xã hội và cảnh quan tạo thuận lợi cho hoạt
động đào tạo, nghiên cứu và sự thoải mái cho cá nhân người học.

1. Mô tả

Trường luôn tạo môi trường tâm lý và văn minh cho SV thông qua các quy định
về ứng xử, trang phục, và hoàn thiện không gian phù hợp [H8.08.05.01], [H8.08.05.03],
[H8.08.05.02]. SV được tự do lựa chọn chuyên ngành, phương pháp tiếp cận khoa học
yêu thích, họ được khuyến khích thúc đẩy sự sáng tạo bằng chính chuyên ngành của họ,
và luôn được lắng nghe ý kiến qua các hội nghị, đối thoại, thư giấy hoặc email. SV được
tự do tham gia các hoạt động xã hội, chơi thể thao, giải trí trong khuôn viên
Trường.Trung tâm hỗ trợ SV đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ về tâm lý cho SV.

CSVC của Nhà trường được trang bị ngày càng khang trang, hiện đại, các phòng
học lớn, nhỏ, phòng thực hành đã được đầu tư xứng đáng cả về lượng và chất Các phòng
học được bố trí hợp lý, số lượng phòng học bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và
giảng dạy và an toàn PCCC [H8.08.05.05]. Trong năm vừa qua, Nhà trường đã lắp đặt
bổ sung thêm máy chiếu, tivi, điều hòa nhiệt độ cho các phòng học, đảm bảo 100%
phòng học có điều hòa không khí, có đủ thiết bị trình chiếu hiện đại phục vụ tốt cho nhu
cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và SV. Bên cạnh đó, đối với các trang thiết bị
hiện có, Nhà trường thường xuyên cho tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để kịp
thời sửa chữa và thay thế các trang thiết bị hỏng hóc, gặp sự cố để ĐBCL phục vụ học
tập. [H8.08.05.04] [H8.08.05.06] [H8.08.05.07].

SV được chăm sóc y tế thông qua một hệ thống bảo hiểm y tế bắt buộc, kiểm tra
sức khỏe hàng năm qua hệ thống kiểm soát phòng chống dịch bệnh [H8.08.05.12]
[H8.08.05.08] [H8.08.05.09] [H8.08.05.10] [H8.08.05.11]. Trường luôn tạo môi trường
làm việc thân thiện và năng động cho SV. Tất cả các đoàn thể Công đoàn, Đoàn thanh
niên, Hội SV, các chuyên gia tư vấn và GV phụ trách cũng như ban quản lý lớp luôn
quan tâm đến những vấn đề tâm lý ảnh hưởng đến việc học tập.

Phản hồi về chất lượng của các hoạt động hỗ trợ được tích hợp trong hệ thống
khảo sát trực tuyến của Trường. Các bản khảo sát thu thập được cho thấy SV đa phần
127

đã hài lòng về chất lượng hoạt động hỗ trợ SV. Nói chung, các hoạt động hỗ trợ đối với
SV được đánh giá là đủ để đáp ứng nhu cầu của SV [H8.08.05.13].

2. Điểm mạnh

Môi trường sinh hoạt học tập văn minh, tạo điều kiện cho SV bộc lộ và phát triển
khả năng. Đội ngũ giáo viên và chuyên gia tư vấn trẻ và có cách tiếp cận linh hoạt phù
hợp với tâm sinh lý SV.

3. Điểm tồn tại

Tương tự như 8.4, điều kiện CSVC Nhà trường còn hạn chế, các trang thiết bị
cũng như hệ thống phòng cháy chữa cháy, YT còn đang trong quá trình hoàn thiện

4. Kế hoạch hành động

Trong thời gian tới, Khoa sẽ cùng phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện các
nội dung sau: Phối hợp với Phòng QTTB, rà soát yêu cầu về phòng, trang thiết bị để
đảm bảo môi trường phù hợp cho SV.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 4/7

Kết luận chung về Tiêu chuẩn 8:

CTĐT đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội, được các NTD đánh giá cao, và tiêu
chuẩn tuyển sinh thế giới. Các tiêu chí tuyển sinh được cập nhật và ngày càng bám sát
với tiêu chuẩn đầu vào quốc tế, đảm bảo lựa chọn SV có năng lực phù hợp với yêu cầu
hội nhập. Bên cạnh đó, hoạt động hợp tác và hỗ trợ SV được Nhà trường quan tâm và
được đánh giá tốt. SV Trường ĐHNT nói chung, SV CTĐT TTTM nói riêng được tham
gia các hoạt động ngoại khoá đảm bảo môi trường học hiện đại và năng động.

Tuy nhiên, do điều kiện CSVC và tài chính hạn chế, Nhà trường vẫn đang hoàn
thiện hạ tầng kỹ thuật và CNTT đảm bảo môi trường học tập của SV trường. Trong giai
đoạn tới, Nhà trường sẽ tiếp tục hoàn thiện để đảm bảo và nâng cao CSVC đáp ứng với
nhu cầu cũng như tham vọng của Nhà trường trong những năm về sau.

Tổng hợp kết quả TĐG tiêu chuẩn 8 theo thang đánh giá có kết quả như sau:
128

Thang đánh giá Tổng hợp theo tiêu chuẩn 8


Tiêu chuẩn, Chưa đạt Đạt Mức Tỷ lệ số
trung Số tiêu
tiêu chí tiêu chí
       chí đạt
bình đạt (%)
Tiêu chuẩn 8
Tiêu chí 8.1 6
Tiêu chí 8.2 5
5 5 100%
Tiêu chí 8.3 5
Tiêu chí 8.4 5
Tiêu chí 8.5 4
Tiêu chuẩn 9: Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Mở đầu

Trường ĐHNT rất chú trọng đầu tư trang thiết bị, CSVC phục vụ cho việc học
tập, giảng dạy và NCKH của cán bộ, GV và SV trong toàn trường nói chung và Khoa
nói riêng. Cho đến nay, CSVC của Trường đã được cải thiện nhiều, các giảng đường,
phòng học, phòng thực hành, thư viện đều được đầu tư mạnh mẽ các trang thiết bị hiện
đại, nguồn học liệu, sách báo cũng được bổ sung thường xuyên. Điều này đã hỗ trợ tích
cực cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập của thầy và trò Trường ĐHNT,
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH của Trường nói chung và Khoa nói
riêng.

Tiêu chí 9.1. Có hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng
với các trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

1. Mô tả

Nhà trường đáp ứng được đầy đủ về số lượng và chất lượng các loại phòng như
phòng học lớn, phòng học nhỏ, phòng thực hành. Các phòng được bố trí hợp lý, số lượng
phòng đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu học tập và giảng dạy. Trong năm học 2018-
2019, Nhà trường đã lắp đặt bổ sung thêm máy chiếu, tivi, điều hòa nhiệt độ cho các
phòng học, đảm bảo 100% phòng học có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc giảng
dạy và học tập [H9.09.01.01], [H9.09.01.02], [H9.09.01.03], [H9.09.01.04].

CTĐT hiện sử dụng CSVC phục vụ giảng dạy, học tập tại Hà Nội. Các phòng
học và phòng thực hành được đặt tại các tòa nhà A, B, D, E, H, F, G được bố trí hợp lý,
bao gồm 47 phòng học nhỏ với sức chứa từ 40- 50 chỗ ngồi; 38 phòng học lớn với sức
chứa từ 180-200 chỗ ngồi và 9 phòng thực hành máy. Các phòng học đều được trang bị
129

đầy đủ các trang thiết bị từ bàn ghế đến máy tính, máy chiếu, tivi, điều hòa…; các phòng
thực hành được nối mạng nội bộ và Internet phục vụ nhu cầu dạy, học và NCKH
[H9.09.01.01], [H9.09.01.02], [H9.09.01.03], [H9.09.01.04].

Việc sử dụng giảng đường, phòng học, phòng chuyên đề và trang thiết bị được
theo dõi chi tiết và liên tục nhằm đảm bảo tần suất sử dụng tốt nhất [H9.09.01.05]. Đồng
thời, Nhà trường thực hiện kế hoạch bảo trì, kế hoạch mua mới và nâng cấp CSVC và
trang thiết bị nhằm đáp ứng tốt, kịp thời yêu cầu học tập, giảng dạy NCKH của GV và
học viên [H9.09.01.06]. Như vậy, CSVC và trang thiết bị tại Hà Nội đã đáp ứng rất tốt
nhu cầu dạy, học và NCKH cho CTĐT của Khoa.

Ngoài ra, các phòng làm việc của cán bộ, GV và nhân viên của Nhà trường được
bố trí tại các tòa nhà A, B, G. Văn phòng các Khoa, Bộ môn nằm tại nhà B, phòng làm
việc khối hành chính, BGH nằm tại nhà A, phòng làm việc của cán bộ thư viện và Trung
tâm CNTT tại nhà G, cán bộ quản lý ký túc xá làm việc tại tầng 1 khu ký túc xá. Nhà
trường bố trí đầy đủ phòng làm việc cho BGH (4 phòng), phòng làm việc riêng cho mỗi
phòng/ban chức năng (mỗi đơn vị 1 phòng), phòng làm việc riêng cho GS/PGS (1
phòng), phòng làm việc cho lãnh đạo khoa, phòng nghỉ giữa giờ cho các GV được bố trí
tại nhà A và nhà B và phòng làm việc chung cho GV. Các phòng làm việc của Nhà
trường được bố trí hợp lý, với diện tích vừa đủ cho cán bộ, GV, nhân viên làm việc
[H9.09.01.01]. Ngoài ra các phòng sinh hoạt chuyên môn cho GV, khoa, NCS được bố
trí khi có nhu cầu và không cố định.

Hàng năm, Nhà trường đều tiến hành đánh giá mức độ đáp ứng CSVC cho các
hoạt động đào tạo của Trường và khảo sát ý kiến phản hồi của người học về mức độ đáp
ứng của hệ thống phòng học [H9.09.01.07]. Kết quả khảo sát cho thấy người học đều
tương đối hài lòng (khoảng hơn 60%) với chất lượng phục vụ hoạt động học tập, giảng
dạy của Nhà trường.

2. Điểm mạnh

Nhà trường đã có một bước phát triển vượt bậc trong công tác đầu tư CSVC, đáp
ứng đủ kế hoạch đào tạo của Nhà trường. Một số phòng học lớn, phòng học nhỏ không
phù hợp với công năng, hoạt động đã được Nhà trường thay đổi mục đích sử dụng để
khai thác triệt để và có hiệu quả nguồn CSVC này.
130

Bên cạnh đó, Nhà trường chú trọng đầu tư đồng bộ các trang thiết bị dạy, học và
NCKH, tần suất sử dụng phòng học và trang thiết bị có thể nói tới mức tối đa. Việc bảo
quản, giữ gìn trang thiết bị được Nhà trường quan tâm, nhắc nhở thường xuyên, do vậy,
việc sử dụng trang thiết bị rất thiết thực và hiệu quả.

Đồng thời, Nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất về phòng làm việc
cho cán bộ, GV, sắp xếp hợp lý thuận tiện cho việc triển khai các nhiệm vụ của từng
đơn vị.

3. Điểm tồn tại

CSVC, trang thiết bị phục vụ việc dạy, học và NCKH trong Nhà trường đã được
đầu tư khá lớn. Tuy nhiên, do kinh phí còn hạn hẹp, một số phòng học nhỏ vẫn chưa có
máy chiếu, vẫn phải dùng máy chiếu di động, không tiện cho việc dạy và học tại phòng
học nhỏ.

Khoa chưa có phòng tiếp SV riêng, việc tiếp SV còn thực hiện tại Văn phòng
Khoa. Hiện tại, phòng tự học cho SV toàn trường nói chung chưa đáp ứng được nhu cầu
của SV. SV Khoa chưa có được phòng tự học của riêng Khoa.

4. Kế hoạch hành động

Có kế hoạch tìm kiếm nguồn kinh phí để lắp đặt máy chiếu cho tất cả các phòng
học, thay thế cho các máy chiếu di động ở các phòng học nhỏ, đồng thời yêu cầu Nhà
trường sắp xếp cho Khoa có phòng tiếp SV riêng, phòng tự học riêng.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 4/7

Tiêu chí 9.2. Thư viện và các nguồn học liệu phù hợp và được cập nhật để hỗ
trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

1. Mô tả

Thư viện của Nhà trường có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cơ bản cho tất
cả các chuyên ngành đào tạo của Nhà trường. Trụ sở của thư viện được bố trí tại tầng 1,
2 và 5 của nhà G với tổng diện tích sử dụng là 1.650m2. Trong đó bao gồm các phòng
như: Phòng mượn -phục vụ mượn sách về nhà; Phòng đọc tài liệu nội sinh phục vụ đọc
luận án, luận văn, đề tài, khóa luận tốt nghiệp; Phòng đọc báo và tạp chí phục vụ đọc tại
chỗ; Phòng đọc mở tự chọn phục vụ đọc tại chỗ; Phòng đọc đa phương tiện phục vụ
131

khai thác cơ sở dữ liệu trên mạng, trên đĩa CD và DVD. Các phòng đều được trang bị
đầy đủ máy tính tra cứu, bàn ghế, giá tủ, hệ thống ánh sáng, quạt, điều hòa…
[H9.09.02.01], [H9.09.02.06].

Thư viện có 20 cán bộ, trong đó có 8 cán bộ là ThS, 12 cán bộ là cử nhân. Các
cán bộ thư viện đều có nghiệp vụ tốt, tác phong chuyên nghiệp phục vụ tốt yêu cầu sử
dụng, tra cứu của bạn đọc.

Thư viện của Nhà trường có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của cùng một lúc
khoảng 300-350 người đọc, mở cửa từ 8h sáng đến 21h các ngày trong tuần (thứ 7 và
chủ nhật nghỉ). Nội quy, quy định sử dụng thư viện được thực hiện theo quy định của
Nhà trường. [H9.09.02.04]. Hiện nay, thư viện của Nhà trường có 33.179 đầu sách
(79.499 bản), bao gồm có giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo, từ điển, đề tài
NCKH, luận án, luận văn, khóa luận, … bằng cả tiếng Việt và ngoại văn. Tổng số báo
và tạp chí ở thư viện có 193 loại báo và tạp chí trong đó có 27 loại báo và tạp chí ngoại
văn bao gồm các thứ tiếng: Anh, Nga, Nhật, Trung, Pháp chuyên ngành [H9.09.02.02],
[H9.09.02.03].

Nội dung gồm tài liệu, giáo trình, sách tham khảo đảm bảo đáp ứng đầy đủ những
yêu cầu cơ bản cho các chuyên ngành đào tạo của Nhà trường, chủ yếu là các tài liệu
chuyên ngành Kinh tế, Kinh tế đối ngoại, QTKD, Tiếng Anh thương mại, TTTM, Luật…
Toàn bộ nguồn học liệu trong thư viện đều được quản lý bằng phần mềm chuyên dụng
và được đưa lên mạng để bạn đọc tra cứu. Nhà trường liên tục đầu tư mua sắm các loại
tài liệu điện tử. Cụ thể, cơ sở dữ liệu thư mục sách (cơ sở dữ liệu tự tạo lập) có 33.179
biểu ghi bao gồm: cơ sở dữ liệu sách tiếng Việt, cơ sở dữ liệu sách ngoại văn (Anh,
Nhật, Nga, Pháp, Trung), cơ sở dữ liệu từ điển, cơ sở dữ liệu luận án, luận văn, đề tài
NCKH, cơ sở dữ liệu báo và tạp chí lưu; cơ sở dữ liệu toàn văn: 4 Bộ sưu tập số hóa
khoảng 12.000 dữ liệu bao gồm đề tài NCKH các cấp, luận án TS, luận văn ThS, khóa
luận tốt nghiệp [H9.09.02.07].

Hiện tại, thư viện của Nhà trường sử dụng Phần mềm quản lý thư viện điện tử
Ilib V4.0, TV Số Dlib của Tập đoàn CMC vận hành trên hệ thống 03 server cấu hình
mạnh. thư viện đang phục vụ bạn đọc tra cứu và khai thác thông tin qua Cổng thông tin
điện tử Portal của thư viện (địa chỉ http://thuvien.ftu.edu.vn/). Với phương pháp tra cứu
hiện đại này, bạn đọc có thể tìm kiếm thông tin một cách đầy đủ, chính xác, khoa học
132

và tiết kiệm thời gian với tất cả các dạng tài liệu in ấn hoặc tài liệu số hóa và các cơ sở
dữ liệu online [H9.09.02.07]. Để phục vụ tra cứu thông tin của bạn đọc, thư viện đã bố
trí tổng cộng 52 máy tính tra cứu tại 05 phòng phục vụ và phòng đọc đa phương tiện để
phục vụ khai thác cơ sở dữ liệu online, cơ sở dữ liệu số hóa tại thư viện [H9.09.02.06],
[H9.09.02.07].

Ngoài ra, Khoa có hệ thống lưu trữ riêng để lưu trữ tài liệu phục vụ cho CTĐT
của Khoa. Trong đó có sách tham khảo, kỷ yếu hội thảo, tạp chí khoa học bằng cả tiếng
Việt, tiếng Trung. Cụ thể, Khoa và thư viện phối hợp lưu trữ đầy đủ hệ thống giáo trình,
học liệu phục vụ CTĐT TTTM và riêng tủ sách tại Khoa cũng lưu trữ 1 số lượng không
nhỏ đầu sách tham khảo tiếng Trung phục vụ cho cả GV và SV trong khoa.
[H9.09.02.09].

Hàng năm, thư viện có theo dõi về hoạt động của thư viện và các nguồn học liệu
để hỗ trợ kịp thời các hoạt động đào tạo và nghiên cứu, điều này được thể hiện qua báo
báo tổng kết hoạt động của thư viện. thư viện xây dựng kế hoạch, đề xuất nhu cầu, dự
toán và thanh quyếoiht toán đầu tư. [H9.09.02.05], [H9.09.02.10]

Để phục vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn, thư viện của trường thường xuyên trao
đổi, lấy ý kiến cán bộ, giáo viên và SV về khả năng đáp ứng của thư viện và nhu cầu bổ
sung tài liệu bằng các hình thức khác nhau. Qua khảo sát hàng năm, bạn đọc hài lòng về
mức độ đáp ứng của thư viện của Nhà trường [H9.09.02.08]

2. Điểm mạnh

Nhà trường luôn chú trọng đầu tư CSVC, trang thiết bị hiện đại và phần mềm
quản lý chuyên dụng cho thư viện, hệ thống máy chủ cấu hình lớn, đường truyền tốc độ
cao. Nguồn lực thông tin ngày càng đa dạng và phong phú (bao gồm cả tài liệu truyền
thống và các nguồn tin điện tử) đảm bảo đáp ứng tương đối đầy đủ những yêu cầu cơ
bản của công tác đào tạo và NCKH trong Nhà trường. Ngoài ra, Khoa luôn nỗ lực bổ
sung vào thư viện của Khoa nguồn học liệu cập nhật nhất cho CTĐT TTTM của Khoa.

3. Điểm tồn tại

Tài liệu của thư viện mới chỉ đáp ứng được phần nào yêu cầu của các chuyên
ngành đào tạo, nhu cầu của cán bộ, GV và người học trong Nhà trường; cơ chế phối hợp
nghiệp vụ giữa thư viện tại Hà Nội với thư viện của Cơ sở II và Cơ sở Quảng Ninh, phối
133

hợp giữa thư viện với các khoa/bộ môn chuyên môn chưa thực sự hiệu quả trong việc
bổ sung, cập nhật tài liệu tham khảo phục vụ các CTĐT, NCKH và học tập. Thêm nữa
những năm gần đây, việc nhập khẩu các đầu sách tham khảo tiếng Trung đặc biệt gặp
nhiều khó khăn do khâu kiểm duyệt khắt khe từ quy định nhà nước, do vậy đến nay GV
và SV Khoa vẫn chưa thực sự có 1 thư viện sách tiếng Trung đầy đủ và cập nhật phục
vụ cho CTĐT.

Tủ sách riêng của Khoa hiện bố trí tại văn phòng Khoa. Do đó, khả năng tiếp cận
của SV đối với thư viện này còn hạn chế.

Thư viện chưa có số liệu thống kê về lượt truy cập của SV CTĐT Khoa.

4. Kế hoạch hành động

Trong thời gian tới, Nhà trường giao thư viện xây dựng cơ chế phối hợp trong
hoạt động nghiệp vụ thư viện, sử dụng tài nguyên chung giữa thư viện tại Hà Nội với
thư viện của Cơ sở II, Cơ sở Quảng Ninh; cơ chế phối hợp giữa thư viện với Khoa/Bộ
môn trong bổ sung, cập nhật tài liệu tham khảo phục vụ các CTĐT và NCKH của cán
bộ, GV; phục vụ học tập của người học.

Bên cạnh đó, Khoa có kế hoạch xây dựng thời gian biểu cụ thể cho SV Khoa có
thể tiếp cận và khai thác hiệu quả thư viện của Khoa.

Cuối cùng, tiếp tục hoàn thiện phần mềm quản lý để có con số thống kê cụ thể về
số lượt bạn đọc truy cập, số tài liệu phục vụ hiện có, tài liệu bổ sung, thay thế cho riêng
từng CTĐT, trong đó có CTĐT của Khoa.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 4/7

Tiêu chí 9.3. Phòng thí nghiệm, thực hành và trang thiết bị phù hợp và được
cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

1. Mô tả

Hiện nay, tại Hà Nội, Nhà trường có 9 phòng thực hành để hỗ trợ các CTĐT
[H9.09.03.01] [H9.09.03.02]. Các phòng thực hành được trang bị đầy đủ các thiết bị đáp
ứng tốt nhu cầu học tập, giảng dạy và NCKH cho toàn bộ SV và cán bộ GV Nhà trường,
bao gồm cả SV và GV chuyên ngành TTTM [H9.09.03.03]. Các phòng thực hành có
cán bộ phụ trách, việc sử dụng phòng thực hành cần tuân theo hướng dẫn, quy định
134

chung của Nhà trường [H9.09.03.04] [H9.09.03.08] [H9.09.03.09]. Tần suất sử dụng
phòng thực hành của SV Khoa phụ thuộc vào môn học SV đăng ký và lịch học của SV.
Do toàn trường có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban nên các phòng thực hành
luôn đảm bảo không bị quá tải, đáp ứng tốt nhu cầu học tập và giảng dạy.

Bên cạnh đó, các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và NCKH
luôn được Nhà trường coi trọng. Trang thiết bị này bao gồm: máy vi tính, máy chiếu,
màn chiến, casset, amly, loa, micro, đầu DVD, ti vi, tủ thiết bị… [H9.09.03.03]. Hàng
năm, Nhà trường luôn dành một khoản kinh phí để mua sắm trang thiết bị, đầu tư cho
các phòng học.

Việc sử dụng phòng thực hành máy tính, được theo dõi chi tiết và liên tục nhằm
đảm bảo tần suất sử dụng tốt nhất [H9.09.03.05]. Đồng thời, Nhà trường luôn kiểm tra,
bảo dưỡng định kỳ trang thiết bị, phòng học trong toàn Trường, đảm bảo việc dạy và
học được thông suốt, không ảnh hưởng đến tiến độ cũng như kế hoạch dạy và học của
Nhà trường [H9.09.01.06]. Nhà trường thường xuyên phối hợp với QTTB rà soát các
trang thiết bị của các phòng học, phòng thực hành, cập nhật phản ánh của các Khoa về
tình trạng của các trang thiết bị sử dụng trong giảng dạy. Từ đó, tiến hành bổ sung, bảo
dưỡng, sửa chữa các thiết bị bị hư hại. Đồng thời, để tiện việc quản lý các thiết bị đó,
khi Khoa nào cần sử dụng cũng phải đăng ký với QTTB.

SV được phép sử dụng các phòng thực hành của trường theo kế hoạch học tập
hàng năm và yêu cầu của từng khóa học. Các CSVC phòng thực hành đáp ứng tốt nhu
cầu đào tạo của CTĐT. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả gắn với nhu cầu thực tế, Trường
và Khoa đã hợp tác với các tổ chức khác và các doanh nghiệp để tổ chức các buổi tọa
đàm, đưa SV đến gần hơn với doanh nghiệp và được thực hành những kiến thức đã học
trong Nhà trường.

Hàng năm, qua khảo sát đánh giá chất lượng đào tạo, người học đều hài lòng về
mức độ đáp ứng của trang thiết bị dạy học [H9.09.03.10].

2. Điểm mạnh

Nhà trường luôn quan tâm cải tạo, đầu tư mới hệ thống các phòng thí nghiệm,
thực hành với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và
NCKH của tất cả các CTĐT nói chung và CTĐT của Khoa nói riêng. Các phòng thí
135

nghiệm, thực hành được đầu tư phù hợp với thực tế của từng CTĐT.

3. Điểm tồn tại

Mặc dù đã có phòng máy, nhưng do nhu cầu sử dụng của tất cả các CTĐT đều
cao nên trong quá trình đăng ký sử dụng còn nhiều khó khăn phải xếp hàng hoặc đặt lịch
trước thời gian dài.

4. Kế hoạch hành động

Khoa phối hợp QTTB đề xuất với Nhà trường rà soát lại nhu cầu đăng ký sử dụng
máy tính để mở rộng phòng máy tính hoặc bổ sung số lượng máy tính đáp ứng nhiều
nhất nhu cầu sử dụng.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 4/7

Tiêu chí 9.4. Hệ thống công nghệ thông tin (bao gồm cả hạ tầng cho học tập
trực tuyến) phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

1. Mô tả

Cơ sở hạ tầng CNTT của Nhà trường được đầu tư, nâng cấp có khả năng đáp ứng
tốt hoạt động giảng dạy, học tập và NCKH. Các thiết bị tin học được trang bị như thiết
bị mạng, kết nối wifi trong toàn trường, máy chiếu, máy in và các thiết bị khác, đặc biệt
là máy tính. Nhà trường có 01 máy chủ với 20 máy chủ được kết nối mạng Lan, internet.
Hệ thống mạng nội bộ tập trung, mạng Internet, Wifi, điện thoại thông suốt kết nối các
tòa nhà. Trường có tổng số khoảng 400 máy tính tại các phòng máy và phòng phục vụ
các bộ, GV, SV làm việc và học tập. Tổng số 300 máy tính phục vụ làm việc tại các
phòng ban. Số lượng máy tính (bao gồm cả laptop) trung bình cho mỗi GV là 1,1 máy
tính/GV. Mỗi cán bộ tại mỗi bộ phận đều được trang bị thiết bị tin học để phục vụ công
việc [H9.09.04.01], [H9.09.04.02], [H9.09.04.04].

Trường có hệ thống các ứng dụng CNTT như Webside cổng thông tin các đơn
vị, thư viện điện tử, thi trắc nghiệm tiếng Anh, học trực tuyến, tạp chí điện tử, bảng tin
điện tử… Ngoài ra nhiều ứng dụng, phần mềm phục vụ cho hoạt động dạy, học, NCKH
và quản lý như phần mềm cổng thông tin, phần mềm thi trắc nghiệm, phần mềm học
trực tuyến, phần mềm tín chí, phần mềm thu học phí, phần mềm QLKH, phần mềm văn
bản điện tử, MS team dạy trực tuyến, phần mềm kiểm tra sao chép và các phần mềm mã
136

mở cài đặt cho máy tính (Window Office, trình duyệt Internet, Winrar, Foxit, v.v…) đã
và đang được đưa vào sử dụng rộng rãi [H9.09.04.02], [H9.09.04.03]. Hàng năm, trường
có cập nhật và có kế hoạch mua sắm các trang thiết bị thay thế cho các thiết bị hỏng
hoặc quá cũ.

Hiện nay, trang web Trường ĐHNT (http://ftu.edu.vn) cung cấp tất cả các thông
tin cần thiết cho cán bộ, GV và SV về hoạt động quản lý, đào tạo, nghiên cứu cũng như
các dịch vụ và kết nối với các trang web của Nhà trường và của các đơn vị trực thuộc
khác. Để hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động của Khoa, trang web của Khoa
(http://chinese.ftu.edu.vn) cung cấp thông tin về các CTĐT, thiết bị nghiên cứu, hoạt
động đào tạo và HTQT. Ngoài ra, Khoa cũng sử dụng mạng xã hội để nhằm cung cấp
thông tin liên quan đến CTĐT của Khoa tới các bạn SV nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, hệ thống TC tại trường (http://tinchi.ftu.edu.vn/ và
http://tinchi2.ftu.edu.vn/, hiện đã chuyển sang ftugate.ftu.edu.vn) đã hỗ trợ GV và SV
rất nhiều trong các hoạt động giảng dạy và học tập, như đăng ký khóa học, kiểm tra kết
quả thi, tìm kiếm tài liệu, biểu mẫu, bài giảng và CT giảng dạy của GV.

Cán bộ GV, nhân viên, cán bộ quản lý có email công vụ (định dạng đuôi
@ftu.edu.vn) và tài khoản truy cập internet miễn phí tại trường. Nhà trường có 3 phòng
máy lớn (150 máy) tại nhà G để phục vụ thi trắc nghiệm trên máy, tra cứu Internet, tổ
chức tập huấn, hội thảo và dạy thực hành; 1 phòng máy nhỏ (10 máy) tại nhà G để phục
vụ công tác quay phim xây dựng bài giảng điện tử, 4 phòng máy tại nhà B (147 máy) để
phục vụ việc học tin học và tiếng Anh, 1 phòng máy tại nhà A (77 máy) để phục vụ học
tập Ngân hàng thực hành ảo dành cho GV và SV [H9.09.04.02] [H9.09.04.03]. Để đảm
bảo hệ thống thông tin hoạt động hiệu quả, hàng năm Nhà trường có thực hiện duy tu,
bảo dưỡng và cập nhật kịp thời [H9.09.04.05]

Hàng năm, Nhà trường đều thực hiện khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của cán
bộ, GV và học viên về hệ thống CNTT của Nhà trường. Kết quả cho thấy phần lớn cán
bộ, GV và học viên đều hài lòng với hệ thống CNTT của Nhà trường [H9.09.04.06] ,
[H9.09.04.07]

2. Điểm mạnh

Nhà trường đã đầu tư tập trung và liên tục, phòng máy chủ, hệ thống mạng bao
137

gồm đường truyền, thiết bị mạng, hệ thống wifi hệ thống máy tính cho các phòng thi,
điện, các phần mềm,... đầy đủ để hoạt động liên tục. Với cơ sở hạ tầng về nhân sự, đường
truyền, các phần mềm, thiết bị mạng và máy tính đảm bảo phục vụ tốt cho hơn 751 cán
bộ, GV và khoảng 14.848 SV chính quy trong công tác giảng dạy và học tập.

3. Điểm tồn tại

Nhà trường chưa có phần mềm chuyên dụng quản lý tần suất sử dụng máy vi tính
tại các phòng học/phòng máy tính. Số lượng phần mềm có bản quyền được sử dụng còn
ít.

4. Kế hoạch hành động

Trong thời gian tới, Nhà trường xây dựng và triển khai tích hợp các phần mềm
quản lý tiến tới xây dựng hệ thống phần mềm có bản quyền của các nhà cung cấp uy tín
trên thị trường như Microsoft, Oracle, Sap.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Tiêu chí 9.5. Các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn được xác định
và triển khai có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật.

1. Mô tả

Hiện nay, Nhà trường đảm bảo được các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe và
an toàn cơ quan [H9.09.05.01]. Cụ thể, Nhà trường có hệ thống cung cấp nước sạch, tại
sảnh nhà A có cung cấp máy uống nước sạch tự động cho SV. Hệ thống nhà vệ sinh của
trường cũng sạch sẽ, được dọn dẹp thường xuyên, đảm bảo an toàn vệ sinh
[H9.09.05.04]. Nhà trường có hệ thống gom chất thải và hệ thống thoát nước đạt yêu
cầu [H9.09.05.06]. Nhà trường đã ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh
để đảm bảo an toàn vệ sinh trong khuôn viên của Nhà trường [H9.09.05.10],
[H9.09.05.11]. Trong khuôn viên trường có nhiều thùng rác công cộng, trồng nhiều cây
xanh, vườn hoa. Ngoài ra, các đơn vị dịch vụ thường xuyên dọn vệ sinh, chăm sóc, nuôi
trồng cây, cỏ [H9.09.05.02], [H9.09.05.05].

Bên cạnh đó, mỗi năm 100% cán bộ GV và SV trong toàn trường được khám sức
khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe lao động, học tập và hồ sơ được nộp về YT để theo
dõi và kiểm tra [H9.09.05.09]. Theo quy định của Nhà trường, 100% nhân viên và SV
138

trong toàn trường có bảo hiểm y tế. YT của Nhà trường được đầu tư lớn về CSVC, trang
thiết bị và nguồn thuốc đầy đủ đảm bảo đáp ứng nhu cầu của cán bộ, GV và SV Nhà
trường

Ngoài ra, Nhà trường đã thực hiện các hoạt động theo Quy định về an toàn phòng
thực hành, an toàn phòng cháy và sức khỏe tại nơi làm việc. Cán bộ, GV được tập huấn
công tác phòng cháy chữa cháy định kỳ [H9.09.05.03]. Đồng thời, định kỳ Nhà trường
cũng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh như bắt chuột, phun thuốc muỗi,
v.v...[H9.09.05.08].

Trường có kế hoạch xây dựng và cải tạo CSVC để đáp ứng yêu cầu của một
trường đại học nghiên cứu tiên tiến. Trong số đó có những yêu cầu để đảm bảo môi
trường làm việc, học tập và nghiên cứu và các hoạt động thể chất tăng cường sức khỏe
cho SV được coi trọng. Trường cũng có kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, Canteen
của Nhà trường được bố trí đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm của
canteen có nguồn gốc rõ ràng [H9.09.05.07].

Hàng năm, Nhà trường đều thực hiện khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của cán
bộ, GV và SV về môi trường, sức khỏe và an toàn của Nhà trường. Kết quả cho thấy
phần lớn cán bộ, GV và học viên đều hài lòng với môi trường, chế độ chăm sóc sức khỏe
và mức độ an toàn của Nhà trường [H9.09.05.12]

2. Điểm mạnh

Công tác đảm bảo môi trường, sức khỏe và an toàn trong Nhà trường luôn được
đầu tư, sẵn sàng ứng phó kịp thời với các tình huống xảy ra, đảm bảo an toàn về môi
trường, sức khỏe cho con người và tài sản. Nhà trường luôn quan tâm đến vấn đề con
người và trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy, đáp ứng kịp thời
khi có sự cố cháy xảy ra.

3. Điểm tồn tại

Trừ nhà A, các khu nhà khác và các khu vệ sinh chưa được thiết kế có lưu ý đến
đặc thù nhu cầu của người khuyết tật.

4. Kế hoạch hành động

Trong thời gian tới, Nhà trường phối hợp với các đơn vị chức năng bổ sung các
139

thiết bị cần thiết dành riêng cho người khuyết tật trong phạm vi khuôn viên cho phép
của Nhà trường.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 4/7

Kết luận chung về tiêu chuẩn 9:

Nhà trường luôn chú trọng đầu tư CSVC, trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng
dạy, học tập và NCKH. Diện tích tuy nhỏ hẹp nhưng Nhà trường đã có sự bố trí, sử dụng
hợp lý, khai thác hiệu quả CSVC như phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm và
thực hành để phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập và sinh hoạt của cán bộ, GV và SV.
Bên cạnh đó, nguồn lực thông tin thư viện ngày càng được đa dạng và phong phú (bao
gồm cả tài liệu truyền thống và các nguồn tin điện tử) đảm bảo đáp ứng tương đối đầy
đủ những yêu cầu cơ bản của công tác đào tạo và NCKH trong Nhà trường. Ngoài ra,
cơ sở hạ tầng CNTT của Nhà trường liên tục được đầu tư, nâng cấp nên đáp ứng tốt hoạt
động giảng dạy, học tập và NCKH cho toàn trường. Công tác đảm bảo môi trường, sức
khỏe và an toàn trong Nhà trường cũng luôn được đầu tư, sẵn sàng ứng phó kịp thời với
các tình huống xảy ra, đảm bảo an toàn về môi trường, sức khỏe cho con người và tài
sản.

Tuy nhiên, do hạn chế về mặt bằng và nguồn lực tài chính nên CSVC của trường
ĐTNT nói chung còn nhiều hạn chế như chưa có phòng tự học riêng, phòng tiếp SV
riêng cho từng CTĐT, phối hợp giữa thư viện với các Khoa/Bộ môn chuyên môn chưa
thực sự hiệu quả trong việc bổ sung, cập nhật tài liệu tham khảo phục vụ các CTĐT,
NCKH và học tập, số lượng phần mềm có bản quyền được sử dụng còn ít, chưa lưu ý
đến yêu cầu đặc biệt của người khuyết tật.

Trong thời gian tới, Nhà trường có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các bên liên
quan để khắc phục các hạn chế trên. Khoa cũng chủ động phối hợp với Nhà trường và
các đơn vị trong, ngoài trường để khắc phục khó khăn chung và riêng góp phần đảm bảo
tốt nhất yêu cầu của CTĐT nói chung và CTĐT của Khoa nói riêng.

Tổng hợp kết quả TĐG tiêu chuẩn 9 theo thang đánh giá có kết quả như sau:
140

Thang đánh giá Tổng hợp theo tiêu chuẩn 9


Tiêu chuẩn, Chưa đạt Đạt Mức Tỷ lệ số
trung Số tiêu
tiêu chí tiêu chí
       chí đạt
bình đạt (%)
Tiêu chuẩn 9
Tiêu chí 9.1 4
Tiêu chí 9.2 4
4,20 5 100%
Tiêu chí 9.3 4
Tiêu chí 9.4 5
Tiêu chí 9.5 4
Tiêu chuẩn 10. Nâng cao chất lượng
Mở đầu

Nâng cao chất lượng CTĐT luôn được Nhà trường và Khoa quan tâm. Hàng năm,
KT&ĐBCL tiến hành khảo sát đối với các đối tượng chính liên quan gồm GV, SV đang
học, SV đã tốt nghiệp và doanh nghiệp sử dụng lao động. Từ những phản hồi của các
đối tượng này, Nhà trường và Khoa tiến hành điều chỉnh thiết kế và phát triển CTĐT.
Quá trình dạy học, NCKH, đánh giá KQHT của người học luôn được rà soát, đánh giá
thường xuyên nhằm đảm bảo tính tương thích và phù hợp với CĐR cũng như cải thiện
kết quả đầu ra của CTĐT TTTM.
Tiêu chí 10.1. Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan được sử
dụng làm căn cứ để thiết kế và phát triển chương trình dạy học.

1. Mô tả
Để nâng cao chất lượng CTĐT cử nhân chuyên ngành TTTM, Nhà trường tiến hành
định kỳ 2 năm một lần (2016 và 2018) rà soát, đánh giá và cập nhật CTĐT. Để có những
căn cứ điều chỉnh, đổi mới, KT&ĐBCL thu thập các thông tin phản hồi của các bên liên
quan về CTĐT thông qua nhiều phương pháp, hình thức khác nhau tuân theo Quy định
về khảo sát ý kiến các bên liên quan đối với chất lượng của trường và quy định ĐBCL
trong trường ĐHNT [H10.10.01.01], [H10.10.01.02]. Từ đó, Khoa đã có hệ thống thu
thập thông tin phản hồi từ các bên liên quan (gồm GV [H10.10.01.03], người học
[H10.10.01.04], cựu SV [H10.10.01.05] và NTD [H10.10.01.06]. Hệ thống thông tin
phản hồi hoạt động hiệu quả, đảm bảo thu thập đầy đủ thông tin các dữ liệu cần thiết và
đủ tin cậy để làm căn cứ thiết kế, xây dựng và phát triển CTĐT. Cơ sở dữ liệu phản hồi
được lựa chọn, xử lý để thiết kế, xây dựng và phát triển CTDH [H10.10.01.07]. Quy
141

trình thực hiện khảo sát bao gồm 08 bước: Bước 1: Tổng hợp dữ liệu thông tin của người
học từ hệ thống đăng ký thông tin người học; Bước 2: Nhập thông tin người học vào hệ
thống khảo sát trực tuyến; Bước 3: Gửi link khảo sát đến email cá nhân của người học;
Bước 4: Gọi điện nhắc nhở người học tham gia khảo sát; Bước 5: Xuất dữ liệu khảo sát
từ Hệ thống khảo sát trực tuyến; Bước 6: Kiểm tra, làm sạch dữ liệu (loại bỏ những câu
trả lời không đáng tin cậy); Bước 7: Nhập dữ liệu khảo sát vào phần mềm SPSS và xử
lý số liệu; Bước 8: Phân tích số liệu và viết báo cáo tổng hợp. Các bước này đều tiến
hành tuần tự

Trong quá trình xây dựng CTĐT, Khoa đã tiến hành khảo sát nhu cầu của các
NTD để nắm được kỳ vọng của người sử dụng lao động về kiến thức, kỹ năng và thái
độ của lao động thông qua việc tổ chức một số buổi Tọa đàm giữa GV, người học với
doanh nghiệp [H10.10.01.08]. Từ đó, Khoa cũng có cái nhìn mới và cập nhật hơn nhằm
tiến tới cải tiến CTĐT. Bên cạnh đó, GV trong Khoa cũng tham khảo các CT giảng dạy
của các trường trong nước và nước ngoài cùng chuyên ngành để cập nhật nội dung
CTĐT. Cụ thể Khoa đã tham khảo CTĐT chuyên ngành kinh doanh quốc tế của Viện
Kinh tế Kinh doanh Quốc tế Trường ĐHNT, chuyên ngành kinh tế của trường ĐH Ngoại
thương Bắc Kinh, Trung Quốc…

CTĐT cũng được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng bởi Ban chủ nhiệm Khoa gồm các
thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy và đã từng giảng dạy ở Trường và ở Khoa, bởi các GV
có kinh nghiệm [H10.10.01.09].

Quá trình đánh giá và cập nhật CTĐT được tiến hành 2 năm một lần theo quy
định của Bộ GDĐT (Thông tư 07/2015/TT-BGD&ĐT) [H10.10.01.10]. Khoa đã phối
hợp cùng với KT&ĐBCL thực hiện, ghi nhận phản hồi của nhiều bên liên quan về CTĐT
thông qua nhiều hình thức khác nhau:

- Đối với SV sắp tốt nghiệp: Khảo sát ý kiến SV sắp tốt nghiệp đối với chất lượng
CTĐT và về mỗi học phần do KT&ĐBCL thực hiện định kỳ hàng năm [H10.10.01.04]

- Đối với cựu SV: Khảo sát tình trạng việc làm của SV một năm sau khi tốt nghiệp
do KT&ĐBCL thực hiện định kỳ hàng năm [H10.10.01.05]

- Đối với GV: Sinh hoạt chuyên môn tại các Bộ môn, Tọa đàm Khoa học, Hội
thảo NCKH góp ý về nội dung giảng dạy và khung CTĐT.
142

Căn cứ vào các dữ liệu phản hồi từ các bên liên quan, Khoa đã tổng hợp, chắt
lọc, phân tích nội dung các kết quả khảo sát, có cái nhìn đa chiều để tiến hành cải tiến
CTĐT. Những thông tin phản hồi của các bên liên quan là những căn cứ hết sức cần
thiết để Khoa phát triển CTĐT của mình. Cụ thể từ năm 2017, Khoa đã chỉnh sửa, thay
đổi một số TC đối với các môn như: Ngữ âm Văn tự, Từ vựng và Ngữ pháp, đổi môn
Viết III thành môn Viết thư tín tiếng Trung; năm 2019 Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 5-
biên dịch 1 và Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 6- biên dịch 2 và Ngôn ngữ Kinh tế thương
mại 7 – Tài Chính Đầu tư Quốc tế. Việc cải tiến này bổ sung thêm kiến thức về Đầu tư
Quốc tế và Tài Chính cho SV chuyên ngành TTTM, những kỹ năng Dịch nói vô cùng
cần thiết cho SV sau khi ra trường. Việc thay đổi và cải tiến này trong CTDH được SV
hưởng ứng cao.

2. Điểm mạnh

Kết quả khảo sát ý kiến của SV đối với chất lượng CTĐT của Nhà trường trước
cho thấy mức độ hài lòng chung của SV với CTĐT của Khoa nói chung khá cao, đều
trên 85%, đáp ứng được kỳ vọng của SV. SV cũng thấy bản thân mình đã được trang bị
kỹ năng cũng như kiến thức cho nghề nghiệp bản thân định hướng. Bên cạnh đó, người
học cũng được bồi dưỡng phảm chất đạo đức cho nghề nghiệp tương lai. Đặc biệt, SV
thấy môi trường học thuật đảm bảo tính nghiêm túc và chuẩn mực. SV cũng đánh giá
khá cao chất lượng GV của Khoa (đạt >4/5 điểm), GV của khoa luôn nhiệt tình trong
giảng dạy cũng như trong cuộc sống, hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp tương lai. Ngoài ra,
sau những lần phản hồi, phân tích những ý kiến của các bên liên quan và nhu cầu thị
trường, Khoa đã kịp thời, chủ động đưa ra những thay đổi nhằm cải tiến hơn nữa CTĐT
bằng cách thay đổi nội dung môn học mang tính thực tiễn hơn.

3. Điểm tồn tại

Tuy nhiên, CTĐT cũng có hạn chế của mình. Khoa đã cố gắng hằng năm tổ chức
2 lần Hội thảo NCKH cũng như tọa đàm mời chuyên gia tới nói chuyện, góp ý kiến
nhằm cải tiến đổi mới CT. Song, do một số điều kiện khách quan cũng như chủ quan mà
những hoạt động này không phải lúc nào cũng thực hiện được. Hiện tại, trang khảo sát
thu thập thông tin của Nhà trường về việc lấy ý kiến phản hồi của NTD mới chỉ dừng ở
các chuyên ngành kinh tế. Đối với chuyên ngành Ngoại ngữ, ở đây là TTTM, việc lấy ý
kiến này chưa được tiến hành một cách có quy mô, mới chỉ dừng ở việc Khoa chủ động
143

lấy ý kiến từ NTD ở quy mô nhỏ.

4. Kế hoạch hành động

KT&ĐBCL nên mở rộng việc lấy ý kiến của các NTD cho các khoa Ngoại ngữ,
trong có Khoa với chuyên ngành TTTM. Bên cạnh đó, Khoa nên lập ra một kênh riêng
để điều tra về nhu cầu của thị trường lao động làm cơ sở để điều chỉnh CTĐT phù hợp
với nhu cầu tuyển dụng trên thị trường.
Phối hợp với các doanh nghiệp tạo cơ hội cho SV đến thực tập hoặc thực hành
chuyên môn, làm quen với công việc thực tế.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7


Tiêu chí 10.2. Việc thiết kế và phát triển chương trình dạy học được thiết lập,
được đánh giá và cải tiến.

1. Mô tả

Việc thiết kế và phát triển CTDH được Khoa thực hiện theo quy trình xây dựng
và phát triển căn cứ vào thông tư 07/2015/BGD&ĐT ngày 16/04/2015 CTĐT của
Trường. Quy trình xây dựng và điều chỉnh CĐR của CTĐT được triển khai qua 8 bước
[H10.10.02.01]. Bước 1 là lập kế hoạch xây dựng CĐR. Bước 2 là khảo sát, xác định
nhu cầu. Bước 3 là xây dựng mục tiêu CĐR. Bước 4 là xác định cấu trúc, khối lượng
kiến thức cần thiết. Bước 5 là đối sánh CTĐT khác. Bước 6 là thiết kế ĐCHP . Bước 7
là hội thảo lấy ý kiến các bên liên quan. Bước 8 là hoàn thiện dự thảo và trình Hội đồng
KH&ĐT xem xét thẩm định và áp dụng.
Hình 10.2.1: Quy trình xây dựng CĐR (8 bước)
Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng CĐR

Bước 2: Khảo sát, xác định nhu cầu

Bước 3: Xây dựng mục tiêu CĐR

Bước 4: Xác định cấu trúc, khối lượng kiến thức cần thiết

Bước 5: Đối sánh CTĐT khác


144

Bước 6: Thiết kế ĐCHP

Bước 7: Hội thảo lấy ý kiến các bên liên quan

Bước 8: Hoàn thiện dự thảo và trình HĐKH và ĐT xem xét,


thẩm định và áp dụng

Quy trình cập nhật CĐR gồm 5 bước. Bước 1 là lập kế hoạch, cập nhật, đánh giá
CTĐT. Bước 2 là lấy ý kiến các bên liên quan, thu thập thông tin, minh chứng liên quan
đến sự cần thiết cập nhật. Bước 3 là đánh giá và xây dựng báo cáo đánh giá về tính hiệu
quả của CTĐT. Bước 4 là dự thảo nội dung cần sửa đổi, cập nhật. Bước 5 là Khoa trình
Hội đồng KH&ĐT xem xét thông qua nội dung cập nhật, sửa đổi trình Hiệu trưởng ban
hành.
Hình 10.2.2: Quy trình điều chỉnh, cập nhật CĐR (5 bước)

Bước 1: Lập kế hoạch cập nhật, đánh giá CTĐT

Bước 2: Lấy ý kiến các bên liên quan, thu thập thông tin,
minh chứng liên quan cần thiết

Bước 3: Đánh giá và xây dựng báo cáo đánh giá về tính hiệu
quả của CTĐT

Bước 4: Dự thảo nội dung cần sửa đổi, cập nhật

Bước 5: Khoa trình HĐKH & ĐT xem xét thông qua nội
dung cập nhật, sửa đổi trình HT ban hành
145

Quy trình trên được xây dựng theo Quy định của GDĐT nên hàng năm, Trường
ĐHNT có xem xét, đánh giá và điều chỉnh quy trình này nếu GDĐT có sửa đổi, bổ sung
hoặc thay thế quy định.

Trên cơ sở quy trình trên, CTĐT trình độ đại học chuyên ngành TTTM được rà
soát định kỳ 2 năm/ lần và điều chỉnh trên cơ sở phản hồi của người học. Trong giai
đoạn 5 năm gần đây, CTĐT TTTM được điều chỉnh, cập nhật vào ngày 31/12/2017
[H10.10.02.02]. Theo ý kiến của các GV như: cần phải chú trọng hơn đến phương pháp
giảng dạy tích cực gây hứng thú và cung cấp nhiều thông tin, kỹ năng bổ ích cho SV,
giúp SV đạt được các CĐR trong các học phần và CĐR chung của CTĐT; theo ý kiến
của SV, cựu SV và NTD như: cần sát với thức tế, gắn kết với thực tiễn và có tính mới
trong CTDH, phù hợp với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cao, Khoa đã phân tích, xem
xét và quyết định đưa ra một số cải tiến cho CTĐT. Kết quả sau quá trình điều chỉnh,
CTĐT chuyên ngành TTTM được áp dụng từ năm 2017 và 2019 đã có sự cụ thể hóa
trong phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá nhằm minh bạch hóa thông tin về
CTĐT cũng như bổ sung các phương pháp giảng dạy tăng cường sự chủ động của người
học, củng cố các kỹ năng mềm, sát với thực tiễn sử dụng lao động. Những thay đổi trong
việc phân bổ các học phần của Bản mô tả so với Khung CTĐT năm 2015 bao gồm
[H10.10.02.03]:

- Giảm thời lượng kiến thức giáo dục học đại cương xuống còn 34 TC, chiếm
23%;

- Tăng kiến thức giáo dục chuyên nghiệp lên 114 TC, chếm 77%, cụ thể là kiến
thức cơ sở ngành: 15 TC; kiến thức ngành 33 TC; kiến thức chuyên ngành 42 TC; kiến
thức bổ trợ 12 TC;

- Tiến hành kết hợp, chia tách và tăng cường thêm một số môn, đặc biệt là các
môn thuộc kiến thức chuyên ngành như: Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 5- biên dịch 1
và Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 6- biên dịch 2 và Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 7 –
Tài Chính Đầu tư Quốc tế để phù hợp hơn nhu cầu của SV cũng như nhu cầu của thị
trường.
Sau khi lấy ý kiến phản hồi về quy trình cải tiến CTĐT từ đội ngũ GV, Khoa đã
có những thay đổi trong nội dung CT và cho rằng phù hợp với các quy định của GDĐT
[H10.10.02.04]. Nội dung điều chỉnh như sau:
146

Bảng 10.2.1: Nội dung điều chỉnh CTĐT dựa trên ý kiến của GV
Stt Nội dung điều chỉnh Lý do điều chỉnh
1 Bổ sung học phần Tin học trong khối Theo yêu cầu của thông tư 07/2015/TT-
kiến thức giáo dục đại cương. BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ GĐ&ĐT,
sau khi tốt nghiệp đại học, người học phải
đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản
theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ năng
sử dụng CNTT do Bộ thông tin và truyền
thông ban hành.

2 Bổ sung học phần Ngoại ngữ trong Theo yêu cầu của thông tư 07/2015/TT-
khối kiến thức giáo dục đại cương. BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ GĐ&ĐT,
sau khi tốt nghiệp đại học, người học phải có
kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được
các ý chính của một báo cáo hay bài phát
biểu về các chủ đề quen thuộc trong công
việc liên quan đến ngành được đào tạo; có
thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một
số tình huống chuyên môn thông thường; có
thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản;
trình bày ý kiến có liên quan đến công việc
chuyên môn.

3 Dẫn luận ngôn ngữ chuyển sang phần Khối kiến thức đại cương được hiểu là khối
Kiến thức cơ sở. kiến thức nền móng cho mọi ngành học.
Trong khi đó, học phần Dẫn luận ngôn ngữ
là học phần chỉ có ý nghĩa nền tảng đối với
ngành ngôn ngữ. Do đó, đối với ngành
TTTM, xếp học phần này vào Khối kiến
thức giáo dục chuyên nghiệp-nhóm Kiến
thức cơ sở sẽ phù hợp hơn là xếp trong Khối
kiến thức đại cương.

4 Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc Nhằm tăng cường cho khối kiến thức ngôn
chuyển sang Kiến thức cơ sở. ngữ chuyên ngành. Do đó, từ khối ngôn ngữ
cơ bản đẩy mạnh thành kiến thức ngôn ngữ
thương mại, đáp ứng nhu cầu thực tế.
5 Viết II
Đổi thành Viết II - Thư tín Hợp đồng.

6 Nghe hiểu III


Đổi thành Nghe hiểu III - Tin tức
thương mại.
147

Stt Nội dung điều chỉnh Lý do điều chỉnh


7 Nói III
Đổi thành Nói III - Đàm phán thương
mại.
8 Đọc hiểu III
Đổi thành Đọc hiểu III - Ngôn ngữ báo
chí thương mại.

9 Các môn: Ngữ âm văn tự tiếng Trung Gộp thành môn: Ngữ âm văn tự và từ vựng
Quốc; Từ vựng tiếng Trung Quốc. tiếng Trung Quốc thuộc bộ môn Lý thuyết
tiếng để phù hợp với nhu cầu thực tế.

10 Lược bỏ môn Kinh tế lượng. Theo phản hồi của các khoa ngoại ngữ nên
đưa các môn có liên quan trực tiếp đến
CTĐT ngôn ngữ thương mại.
11 Lược bỏ môn Bảo hiểm trong kinh
doanh.

12 Văn hóa giao tiếp kinh doanh chuyển Nhằm tăng cường một trong những kỹ năng
sang Kiến thức cơ sở 18. cần thiết cho SV ngành thương mại, nên
chuyển môn Văn hóa giao tiếp kinh doanh
thành môn thuộc khối kiến thức cơ sở.

13 Lược bỏ: Ngôn ngữ kinh tế thương mại Thư tín hợp đồng đã được bổ sung cho kiến
4 – Thư tín hợp đồng thương mại. thức môn Viết 2, nên lược bỏ môn này để
dành thời lượng cho các môn học khác.

14 Thêm môn: Thương mại Trung Quốc - Tăng tính thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của SV
Việt Nam. tìm hiểu kiến thức thương mại 2 nước
Trung- Việt.
15 Chuyển môn Đất nước học sang kiến Phù hợp với yêu cầu về cấu trúc kiến thức,
thức cơ sở. đáp ứng nhu cầu SV tìm hiểu sâu về kiến
thức chuyên ngành: Văn hóa Trung Quốc để
sau khi tốt nghiệp, SV có thể làm việc tại các
cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan nghiên
cứu, các văn phòng đại diện, tổ chức kinh tế
Trung Quốc.
16 Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 5 – Lý Cập nhật nhu cầu thực tiến đối với các giao
thuyết và thực hành dịch 1 dịch thương mại Trung –Việt, cũng như đáp
Đổi thành Ngôn ngữ Kinh tế thương ứng một trong những kỹ năng giao dịch
mại 5 – Biên dịch 1. thương mại quốc tế, Khoa Trung cần tăng
cường các môn học có tính ứng dụng thực tế
17 Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 6 – Lý
cao cụ thể là các môn biên – phiên dịch, góp
thuyết và thực hành dịch 2
148

Stt Nội dung điều chỉnh Lý do điều chỉnh


Đổi thành Ngôn ngữ Kinh tế thương phần nâng cao chất lượng CĐR .
mại 6 – Biên dịch 2.
18 Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 6 – Lý
thuyết và thực hành dịch 3
Đổi thành Ngôn ngữ Kinh tế thương
mại 7 – Phiên dịch 1.

19 Bổ sung môn: Chính sách thương mại SV học các môn trên bằng Tiếng Việt để
quốc tế. nắm vững kiến thức thực tiễn, đạt trình độ
có thể vận dụng kiến thức vào các học phần
20 Bổ sung môn: Giao dịch thương mại Tiếng Trung nhằm đảm bảo CĐR.
điện tử Trung Quốc và Việt Nam.

22 Bổ sung môn: Giao dịch thương mại


Quốc tế.
Nguồn: [H10.10.02.04]

2. Điểm mạnh
Khoa đã dựa trên cơ sở thực hiện đúng các quy trình thiết kế và phát triển CTĐT
theo quy định của GDĐT cũng như quy định của Trường, tiến hành 2 năm/ lần.
Ý kiến phản hồi từ các bên liên quan đối với nội dung CTĐT đều được Nhà
trường và Khoa tiếp thu, làm cơ sở cho việc cải tiến, phát triển CTĐT.

3. Điểm tồn tại


Khoa đang trong quá trình phát triển, CTĐT cũng vì thế luôn được cập nhật, đổi
mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Chính vì vậy, nguồn nhân lực để thực
hiện công việc này và những cán bộ, giáo viên được giao nhiệm vụ này chưa được đào
tạo chuyên sâu. Với những công việc về xây dựng CTĐT chuẩn quốc tế, họ còn gặp
nhiều lúng túng, khó khăn.
Quy trình điều chỉnh CĐR còn nhiều mới mẻ nên những cán bộ giáo viên thực
hiện công việc này còn chưa có nhiều kinh nghiệm, không tránh khỏi những sai sót.

4. Kế hoạch hành động


Khoa đề xuất với Nhà trường bổ sung nguồn nhân lực để đáp ứng với chiến
lược phát triển CTĐT của Khoa.
Khoa đề xuất với Nhà trường tổ chức các lớp đào tạo những cán bộ, giáo viên
thực hiện công việc điều chỉnh CĐR, nắm vững những yêu cầu của công việc.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 4/7


149

Tiêu chí 10.3. Quá trình dạy và học, việc đánh giá kết quả học tập của người
học được rà soát và đánh giá thường xuyên để đảm bảo sự tương thích và phù hợp
với chuẩn đầu ra

1. Mô tả
Khoa đã áp dụng quy định hướng dẫn việc rà soát, đánh giá quá trình dạy và học,
đánh giá KQHT của người học qua Hệ thống quy trình ISO như: Quy trình Quản lý hoạt
động giảng dạy và học tập có mã số QT.03.05 và Quy trình tổ chức thi có mã số
QT.03.06 của Nhà trường[H10.10.03.01]. Các quy trình trên nhằm thống nhất và kiểm
soát chặt chẽ quy trình hoạt động giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả của người học,
đảm bảo các hoạt động trên được thực hiện thông suốt trong điều kiện được kiểm soát
chặt chẽ và quy định cách thức, trách nhiệm và khả năng thực hiện trong việc phối hợp
thực hiện các hoạt động này.

Về quá trình dạy và học, việc đánh giá KQHT của người học được Khoa rà soát
và đánh giá thường xuyên để đảm bảo sự tương thích và phù hợp với CĐR của CTĐT.
Khoa đã tuân thủ các quy trình giáo dục của Nhà trường về CT giảng dạy và học liệu
[H10.10.03.03], [H10.10.03.02]. Để đánh giá chất lượng quá trình dạy và học,
KT&ĐBCL tiến hành khảo sát để lấy phản hồi từ các SV về CTĐT [H10.10.03.04],
[H10.10.03.05] thông qua hệ thống khảo sát trực tuyến. Cụ thể trong cuộc khảo sát lấy
ý kiến phản hồi của SV sắp tốt nghiệp năm 2019-2020 về quá trinh giảng dạy – học tập
và đánh giá KQHT của người học, về chất lượng đào tạo, 56.9% SV cho rằng chuyên
ngành đào tạo đã đáp ứng những mong đợi của cá nhân, 60.8% cho rằng người học được
trang bị kiến thức và kỹ năng cho nghề nghiệp, 77.2% SV cho rằng trong quá trình học,
họ được bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, về môi trường học tập đáp ứng
chuẩn mực học tập có 74.2% SV đồng ý của tiêu chí này và 66.1% cho rằng khóa học
đã nâng cao được năng lực giải quyết vấn đề. Mức độ hài lòng chung của người học đối
với chất lượng CTĐT của trường chiếm 90%. Trong quá trình dạy học, nhà trường còn
tiến hành khảo sát chất lượng giảng dạy của GV. Đối với khảo sát này, người học đánh
giá cao GV của khoa, ví dụ Việc chuẩn bị giảng dạy của GV được đánh giá 4.46/5; Nội
dung giảng dạy: 4.5/5; Phương pháp giảng dạy: 4.36/5; Việc thực hiện quy chế giảng
dạy: 4.49/5; Tác phong sư phạm của GV:4.75/5. Khoa sử dụng kết quả khảo sát này để
xem xét và tiến hành các điều chỉnh trong trường hợp cần thiết [H10.10.03.06]. Các hoạt
150

động giảng dạy của các GV trẻ cũng được thường xuyên đánh giá bởi các đồng nghiệp
trong bộ môn và trong Khoa [H10.10.03.07]. Cụ thể, công đoàn Khoa đã lên kế hoạch
dự giờ GV trẻ và có đánh giá về phương pháp dạy học cũng như các vấn đề giao tiếp
với SV. Từ đó, các GV mới có thể tiếp thu và hoàn thiện chuyên môn hơn nữa.

Về KTĐG học lực của SV, đã được quy định đầy đủ trong ĐCHP. Tất cả các
ĐCHP cũng đã nêu rõ phương pháp kiểm tra/đánh giá phù hợp và hỗ trợ nhau tốt nhất
để đảm bảo việc đạt được CĐR. Quy định cụ thể và chi tiết như vậy giúp cho việc xác
định các phương pháp giảng dạy và phương pháp KTĐG phù hợp trở nên cụ thể hơn, dễ
định lượng hơn, đảm bảo các phương pháp giảng dạy kiểm tra thực hiện được mục tiêu
bài học và mục tiêu môn học, từ đó, đảm bảo phương pháp dạy học và phương pháp
KTĐG phù hợp với CĐR của CTĐT.

Khoa đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức đánh giá SV. Ngoài các bài kiểm
tra theo quy định của Nhà trường như bài kiểm tra giữa học phần, thi kết thúc học phần
ra, trong hầu hết các học phần, SV có từ một đến hai bài kiểm tra theo hình thức tự luận
kết hợp với trắc nghiệm. Ngoài ra, SV còn được đánh giá qua các bài tập về nhà. Bên
cạnh đó, trong một số môn học, SV được yêu cầu viết tiểu luận hoặc thuyết trình. Tất cả
các hình thức đánh giá đều được Khoa viết trong ĐCHP và phổ biến công khai và rõ
ràng cho SV vào đầu khóa học. Ngoài học lực, Khoa còn tiến hành đánh giá quá trình
rèn luyện của người học theo học kỳ và theo năm học theo quy định của Nhà trường về
đánh giá kết quả rèn luyện của người học.

Gần đây, Khoa còn đẩy mạnh việc chuẩn hóa đầu ra của người học bằng cách
tiến hành xây dựng bộ đề thi đánh giá năng lực TTTM. Đối với khối kiến thức ngôn ngữ
thương mại, sau khi kết thúc học kỳ 7 và trước khi tốt nghiệp, SV tham gia kì thi đánh
giá đạt chuẩn cuối cùng được xây dựng theo định dạng đề thi BCT do Khoa, ĐHNT biên
soạn. [H10.10.03.08].

2. Điểm mạnh

Khoa đã thực hiện đúng quy định về hoạt động đánh giá SV. Tất các các hình
thức đánh giá đều được đề cập cụ thể trong ĐCHP và phổ biến rõ ràng cho SV khi vào
đầu khóa học cũng như buổi đầu môn học. Về hình thức KTĐG học lực SV, Khoa đã
thực hiện đa dạng hóa các bài kiểm tra. Với một số môn, SV còn được yêu cầu thuyết
151

trình, viết tiểu luận. Ngoài đánh giá năng lực của SV, Khoa còn tiến hành đánh giá quá
trình rèn luyện của SV theo học kỳ và theo năm học theo quy định của Nhà trường, điều
này được thể hiện bằng kết quả Đánh giá kết quả rèn luyện của SV.

Có được kênh đánh giá của riêng Khoa bằng Kỳ thi đánh giá đạt chuẩn cuối cùng
được xây dựng theo định dạng đề thi BCT do Khoa, ĐHNT biên soạn.

3. Điểm tồn tại

Do số lượng SV ngày càng đông nên giáo viên chủ nhiệm chưa thể theo sát từng
SV trong quá trình đánh giá rèn luyện.

4. Kế hoạch hành động

Khoa kiến nghị lên Nhà trường số lượng SV tối đa mà mỗi giáo viên chủ nhiệm
phải quản lý.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7


Tiêu chí 10.4. Các kết quả nghiên cứu khoa học được sử dụng để cải tiến việc
dạy và học.

1. Mô tả
Các kết quả NCKH được tích cực sử dụng để cải tiến việc dạy và học trong CTĐT
chuyên ngành TTTM [H10.10.04.01], các kết quả của các chuyên gia, GV, SV được
công bố hàng năm qua các buổi Hội thảo, Tọa đàm khoa học [H10.10.04.02]. Các kết
quả nghiên cứu này được chia sẻ công khai, khuyến khích GV và SV cùng tham gia viết
bài và tham khảo. Từ đó, GV có thêm kiến thức mới để sử dụng cải tiến bài giảng.

Khoa phối hợp Nhà trường và CLB tiếng Trung thông báo cho SV các thông tin
liên quan tới NCKH, bên cạnh đó cũng khuyến khích, giám sát số lượng các hoạt động
NCKH. Số lượng các đề tài NCKH và chuyển giao công nghệ được nghiệm thu trong 5
năm gần đây được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 10.4.1 Danh sách đề tài NCKH trong 5 năm gần đây của GV
STT TÊN ĐỀ TÀI CẤP/ CHỦ NHIỆM MÔN HỌC
NĂM ÁP DỤNG
1. Nâng cao chất lượng giảng Cơ sở/ Hoàng Thanh
dạy TTTM tại ĐHNT Hương
152

STT TÊN ĐỀ TÀI CẤP/ CHỦ NHIỆM MÔN HỌC


NĂM ÁP DỤNG
2. Nâng cao kĩ năng tự học cho Cơ sở/ Hoàng Thanh
SV Khoa ĐHNT qua việc Hương
khai thác trang BaiDu
3. Phương pháp chiết tự và ứng Cơ sở/ Lê Quang Sáng Tiếng Trung
dụng trong giảng dạy chữ cơ bản 1,2,
Hán tại học Ngoại Thương tiếng Trung
tổng hợp 1,2
4. Ứng dụng phương pháp chiết Bộ/ 2017- Lê Quang Sáng Tiếng Trung
tự trong dạy học chữ Hán ở 2018 cơ bản 1,2,
Việt Nam tiếng Trung
tổng hợp 1,2
Nguồn: [H10.10.04.03]

Các đề tài này đều góp phần quan trọng trong quá trình dạy và học của GV và
SV ở các giai đoạn từ cơ sở cho tới chuyên ngành. Ngoài ra, việc biên soạn sách giáo
trình cũng được Khoa hết sức chú trọng. Trong 5 năm vừa qua, các GV trong Khoa đã
xúc tiến việc tự biên soạn giáo trình phục vụ giảng dạy.
Bảng 10.4.2 Danh mục sách, giáo trình được sử dụng cho việc giảng dạy các môn học
CẤP/ MÔN HỌC
STT TÊN ĐỀ TÀI CHỦ NHIỆM
NĂM ÁP DỤNG
1. Chiết tự chữ Hán và ứng dụng 2019 Lê Quang Hán ngữ cơ
trong giảng dạy cho SV Sáng, Cầm Tú sở
chuyên ngữ Tài
2. Biên dịch tiếng Trung Quốc 1 2019 Trịnh Thị Dịch 1
Thanh Huệ
3. Giáo trình Dịch Kinh tế Việt 2015-2016 Nguyễn Dịch 3
Hán Thanh Hằng
4. Sách tham khảo “Hán Ngữ 2015-2016 Đặng Thị Tiếng Trung
Thực Hành” Thùy Linh tổng hợp
5. Phiên dịch tiếng Trung Quốc 2017 Trịnh Thị Dịch 2
1 Thanh Huệ
6. Sách bài tập hán ngữ 1 2015-2016 Lê Quang Tiếng Trung
Sáng cơ sở
7. Sách tham khảo Thư tín 2015-2016 Vũ Thị Thu Viết II + viết
thương mại tiếng Trung Hương hợp đồng
Nguồn: [H10.10.04.01]
Những giáo trình được liệt kê ở trên đã và đang sử dụng trong quá trình dạy và
học ở Khoa. Đối với các môn Thực hành tiếng của phần Kiến thức cơ sở, các giáo trình
và sách tham khảo được sử dụng cho tới nay như Chiết tự chữ Hán và ứng dụng trong
giảng dạy cho SV chuyên ngữ của thầy Lê Quang Sáng, sách Tham khảo “Hán ngữ thực
153

hành” của cô Đặng Thị Thùy Linh, sách “Bài tập Hán ngữ 1” của Lê Quang Sáng. Những
cuốn sách này được sử dụng như là sách công cụ, người học làm thêm để củng cố kiến
thức trên lớp. Phần kiến thức chuyên ngành sử dụng các giáo trình như: Giáo trình dịch
kinh tế Việt Hán do Nguyễn Thị Thanh Hằng chủ biên, Phiên dịch tiếng Trung Quốc 1
của Trịnh Thị Thanh Huệ dùng cho môn Ngôn ngữ thương mại 4– Dịch 2 và sách tham
khảo Thư tín thương mại Tiếng Trung do Vũ Thị Thu Hương chủ biên hiện đang được
dùng làm giáo trình cho môn Viết II và môn Ngôn ngữ thương mại 5 – Viết hợp đồng.
Tất cả những sách cũng như sách tham khảo nói trên luôn được chỉnh sửa và cập nhật
cho phù hợp với thị trường và trình độ của người học.

Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động Hội thảo NCKH cũng như Tọa đàm khoa
học với các chuyên gia và Tọa đàm bộ môn, Khoa có nhiều bài viết liên quan tới việc
đánh giá, cải tiến và đổi mới CTDH [H10.10.04.01]. Các bộ môn trực thuộc Khoa tổ
chức nhiều buổi tọa đàm khoa học nhằm trao đổi phương pháp, nội dung giảng dạy phù
hợp theo từng môn học cụ thể. Hoạt động này được tổ chức hàng năm và có sự tham gia
tích cực của các GV từ các bộ môn khác nhau và các GV thuộc trường hoặc Viện nghiên
cứu bên ngoài. Qua các hoạt động này, Khoa có cái nhìn đa chiều nhằm cải tiến nội dung
CTDH cũng như phương pháp giảng dạy. Cùng với khả năng NCKH của mình, các GV
Khoa tham gia hướng dẫn SV NCKH, nhằm đẩy mạnh hơn nữa phong trào SV NCKH
của toàn trường [H10.10.04.04]. Được tham gia vào các đề tài nghiên cứu của các GV
và hoạt động SV NCKH, SV nâng cao được khả năng nghiên cứu cũng như khả năng
xử lý, giải quyết vấn đề, một kỹ năng vô cùng quan trọng trong CĐR và nghề nghiệp
sau này.

Ngoài ra, các hoạt động cải tiến còn được thể hiện trong báo cáo tổng hợp sáng
kiến của Khoa [H10.10.04.05].

2. Điểm mạnh

Đội ngũ GV tích cực áp dụng các kết quả NCKH vào đổi mới, cải tiến hoạt động
dạy và học của CTĐT TTTM;

Gia tăng số lượng và chất lượng hoạt động NCKH của GV, đổi mới phương pháp
dạy và học cũng như nâng cao năng lực giảng dạy và NCKH của GV;

Phong trào SV NCKH của Khoa rất cao. Hàng năm, SV chuyên ngành TTTM
154

đều tham gia SV NCKH và đều giành được giải cao và được đánh giá cao từ trước tới
nay.

3. Điểm tồn tại

Các sản phẩm NCKH nhiều nhưng để áp dụng được vào thực tế giảng dạy chưa
phải là nhiều, mới chỉ chiếm ½ tổng số NCKH của cả Khoa;

Số lượng đề tài NCKH với các tổ chức nước ngoài hiện nay chưa có nhiều;

Số lượng GV tham gia vào các đề tài NCKH cấp Bộ trở lên còn chưa cao;

Số lượng SV NCKH còn hạn chế.

4. Kế hoạch hành động

Để khắc phục những tồn tại trên, từ năm học tới, các GV trong Khoa tích cực
tham gia các hoạt động trao đổi, hợp tác nghiên cứu với các đồng nghiệp trong và ngoài
được, chú trọng tới những sản phẩm NCKH gắn liền với hoạt động giảng dạy, trao đổi
học thuật…

Để phát triển các điểm mạnh, Khoa khuyến khích các SV tham gia hơn nữa vào
hoạt động NCH bằng cách tổ chức nhiều hội thảo cho SV được viết bài, giúp SV có
hứng thú hơn trong học tập và nghiên cứu.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 4/7


Tiêu chí 10.5. Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích (tại thư viện, phòng
thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) được đánh giá
và cải tiến.

1. Mô tả

Trường ĐHNT có văn bản quy định đánh giá chất lượng các dịch vụ hỗ trợ như
thư viện, phòng thực hành, hệ thống CNTT và các dịch vụ hỗ trợ khác viên (YT, ký túc
xá, các phòng, ban, hoạt động ngoại khóa, cố vấn học tập, CLB, hoạt động Đoàn Thanh
niên), bao gồm Quyết định 2052/QĐ-ĐHNT-ĐBCL ngày 25/11/2013 quy định về việc
khảo sát ý kiến của các bên liên quan đối với chất lượng của Trường ĐHNT và Quyết
định 219/QĐ-ĐHNT ngày 18/1/2019 quy định về ĐBCL bên trong Trường ĐHNT được
thể hiện như sau [H10.10.05.01]; [H10.10.05.02]:
155

- KT&ĐBCL thực hiện khảo sát ý kiến cán bộ, GV và SV về mức độ thư viện
đáp ứng yêu cầu sử dụng nhằm thu thập thông tin về chất lượng phục vụ của thư viện
để có những điều chỉnh nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ này.

- Đánh giá của SV về số lượng và chất lượng của CSVC giáo dục cũng được thu
thập hàng năm. Phòng QTTB cũng tổ chức các cuộc kiểm tra định kì về hiệu quả sử
dụng thiết bị tại phòng làm việc của Khoa. Thông thường, vào tháng 4 hàng năm, Nhà
trường tổ chức khảo sát SV sắp tốt nghiệp về rất nhiều nội dung, trong đó có câu hỏi SV
đánh giá chất lượng CSVC như thư viện, phòng thực hành, các dịch vụ hỗ trợ khác và
các hoạt động hỗ trợ học tập, sự hài lòng của SV đối với chất lượng đào tạo và ý kiến
đề xuất của SV về những điều Nhà trường nên ưu tiên triển khai nhằm không ngừng
nâng cao chất lượng đào tạo. Bảng hỏi gồm 35 câu hỏi, trong đó 06 câu hỏi tập trung
vào ý kiến của SV về chất lượng các dịch vụ hỗ trợ. Các kết quả khảo sát đều được đăng
trên trang www.khaosat.edu.vn, ví dụ: Báo cáo khảo sát chất lượng dịch vụ hỗ trợ của
VC hành chính [H10.10.05.03]; Báo cáo khảo sát mức độ đáp ứng của thư viện
[H10.10.05.04]; Báo cáo khảo sát CLB [H10.10.05.05]; Báo cáo tổng kết đơn vị hỗ trợ
hàng năm [H10.10.05.06] hoặc được báo cáo tại Hội nghị cán bộ VC của Trường ĐHNT
hàng năm [H10.10.05.08] Thông tin phản hồi về chất lượng dịch vụ và CSVC hỗ trợ
được xử lý bởi các đơn vị được phân công. Kết quả sẽ được gửi tới BGH, các đơn vị
liên quan và Ban chủ nhiệm Khoa để đánh giá và có các giải pháp nâng cao chất lượng
kịp thời [H10.10.05.07].

2. Điểm mạnh

Thực tế cho thấy, chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và trang thiết bị của thư viện,
phòng học, khối văn phòng hàng năm đều được Nhà trường định kỳ bảo trì hoặc bổ sung
mới hàng năm. Ví dụ, tháng 6/2019, Nhà trường đưa vào sử dụng tầng 1 tòa nhà 7 tầng
như phòng học hiện đại cho SV, tháng 4/2020 Nhà trường tiếp tục đưa vào sử dụng khu
nhà F, nơi gặp gỡ mới của SV.

3. Điểm tồn tại

Mặc dù hằng năm, Trường đều thực hiện việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ và
nâng cấp trang thiết bị phục vụ SV nhưng do quy mô của trường nhỏ nên thư viện phục
vụ SV cũng nhỏ. SV đến mùa thi không có đủ chỗ ngồi học bài tại thư viện.
156

Về phía Khoa, hiện tại Khoa chỉ có cố vấn học tập cho các lớp. Tuy nhiên, để các
lớp tiếng Trung có một không gian riêng, khi cần họp lớp hoặc có những hoạt động nhỏ
đều phải làm đơn xin phòng học làm nơi hoạt động. Khi các phòng học đều kín, các hoạt
động này đành rời sang cuối tuần hoặc vào thời gian khác, thậm chí không triển khai
được hoạt động này.

4. Kế hoạch hành động

Khoa đề xuất với Nhà trường mở cửa phòng học cho SV sử dụng trong thời gian
ôn thi, đẩy mạnh hơn nữa công tác cố vấn học tập cho SV.

Khoa xin thêm Nhà trường một phòng sinh hoạt chung dành cho giáo viên và SV
Khoa.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 4/7


Tiêu chí 10.6. Cơ chế phản hồi của các bên liên quan có tính hệ thống, được
đánh giá và cải tiến.

1. Mô tả

Trường ĐHNT rất chú trọng theo dõi, đánh giá và cải tiến cơ chế thu thập ý kiến
phản hồi và góp ý từ nhân viên, GV, SV, cựu SV và NTD. Cơ chế thu thập được quy
định bằng văn bản rõ ràng, có kế hoạch hành động cụ thể và được thực hiện theo đúng
quy định. Cơ chế thu thập ý kiến phản hồi được triển khai theo quy định thông qua một
cổng duy nhất là hệ thống khảo sát trực tuyến của Trường do KT&ĐBCL phụ trách theo
“Quy định về khảo sát ý kiến của các bên liên quan đối với chất lượng của ĐHNT” và
“Quy định về ĐBCL bên trong Trường ĐHNT” [H10.10.06.01, H10.10.06.02]. Theo
quy định này, Nhà trường quy định bằng văn bản nội dung và đối tượng khảo sát ý kiến
bao gồm các nội dung khảo sát: chất lượng giảng dạy của GV [H10.10.06.03], chất
lượng đào tạo của Nhà trường [H10.10.06.04], tình trạng việc làm sau tốt nghiệp của
SV [H10.10.06.05], khảo sát NTD [H10.10.06.06], khảo sát chất lượng đáp ứng của các
VC hành chính [H10.10.06.07], mức độ đáp ứng của thư viện [H10.10.06.08], khảo sát
các CLB [H10.10.06.09], khảo sát mức độ tiếp nhận quy định của tân SV
[H10.10.06.10]. Phương pháp thu thập thông tin khảo sát được sử dụng là phương pháp
bảng hỏi trực tuyến, với phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên trong các SV đang học và SV
mới ra trường gần nhất. Quy trình khảo sát chung của các bên như sau:
157

- Bước 1: trường ĐHNT rà soát hệ thống khảo sát trực tuyến

- Bước 2: thông báo chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật đối tượng khảo sát

- Bước 3: chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật đối tượng khảo sát

- Bước 4: gửi khảo sát và thông báo thực hiện khảo sát đến đối tượng khảo sát

- Bước 5: xử lý số liệu, viết báo cáo khảo sát

- Bước 6: công bố kết quả khảo sát

- Bước 7: lập kế hoạch cải tiến

- Bước 8: giám sát thực hiện kế hoạch cải tiến


Hình 10.6.1 Quy trình khảo sát chung

1. Rà soát
hệ thống
8.Giám sát khảo sát 2.Thông
thực hiện trực tuyến báo chỉnh
kế hoạch sửa, bổ
cải tiến sung, cập
nhật

Quy trình 3.Chỉnh


7.Lập kế
sửa, bổ
hoạch cải khảo sát sung, cập
tiến chung nhật

6.Công bố 4.Gửi khảo


kết quả sát, thông
khảo sát 5.Xử lý số báo thực
liệu, viết hiện k. sát
báo cáo
khảo sát

Khảo sát được quy định mỗi năm tiến hành một lần. Thời gian khảo sát được quy
định khác nhau, phụ thuộc vào từng mục đích. Hình thức khảo sát là trực tuyến tại trang
web www.khaosat.edu.vn.
158

Các khảo sát định kỳ do KT&ĐBCL tiến hành bao gồm:

- Tháng 8: Khảo sát SV sau 1 năm tốt nghiệp về tình hình việc làm

- Tháng 9: Khảo sát NTD lao động về chất lượng đào tạo của nhà trường.

- Tháng 9: Khảo sát nhu cầu đào tạo (2năm/lần)

- Tháng 10: Khảo sát ý kiến SV về chất lượng giảng dạy của GV

- Tháng 11: Khảo sát cán bộ, VC và người học về mức độ hài lòng đối với quy,
hoạt động, kết quả hoạt động của Nhà trường

- Tháng 12: Khảo sát ý kiến SV về chất lượng giảng dạy của GV

- Tháng 3: Khảo sát ý kiến SV về chất lượng giảng dạy của GV

- Tháng 4: Khảo sát SV, VC về mức độ đáp ứng nhu cầu củ người học, VC của
thư viện

- Tháng 4: Khảo sát SV sắp tốt nghiệp về chất lượng đào tạo của khóa học

- Tháng 5: Khảo sát ý kiến của tân SV về mức độ tiếp nhận các quy định được
phổ biến trong tuần sinh hoạt công dân

- Tháng 6: Khảo sát ý kiến SV về chất lượng giảng dạy của GV

Việc khảo sát được thực hiện với toàn bộ SV trong Trường và các bên liên quan.
Ngoài ra hàng năm, Trường đã thực hiện các cuộc khảo sát định kỳ và khảo sát chuyên
sâu theo yêu cầu công việc bao gồm các cuộc khảo sát:

- Khảo sát phục vụ mở ngành/chuyên ngành hoặc xây dựng CTĐT mới.

- Khảo sát về chất lượng hoạt động hỗ trợ của VC hành chính.

- Khảo sát về chất lượng hoạt động hỗ trợ của VC hành chính.

- Khảo sát về mức độ đáp ứng của CSVC, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học
tập.

- Khảo sát về kiểm tra, đánh giá KQHT của SV

- Khảo sát về hoạt động kết nối và PVCĐ

- Khảo sát phục vụ điều chỉnh, cải tiến: sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược; hệ thống
quản trị, lãnh đạo và quản lý; các chính sách, quy định của Nhà trường; hệ thống ĐBCL
159

bên trong…

- Khảo sát chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể.

Cơ chế thu thập phản hồi của các bên liên quan về chất lượng giáo dục được cải
cách trong các kỳ của khảo sát. Cụ thể, các bảng hỏi luôn được cập nhật và sửa đổi theo
yêu cầu thực tế của các bên tham gia khảo sát. Các phương pháp khảo sát cũng được đổi
mới trong việc tăng khảo sát trực tuyến thay thế khảo sát trên giấy tờ để tiết kiệm thời
gian và chi phí, cũng như tạo điều kiện xử lý dữ liệu. Các kết quả khảo sát đều được
đăng trên trang www.khaosat.edu.vn và được báo cáo tại Hội nghị ĐBCL với nội dung
“Nâng cao chất lượng khảo sát các bên liên quan về chất lượng đào tạo của Trường
ĐHNT”. Hội nghị đã đánh giá và đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng khảo
sát hiện tại [H10.10.06.11]. ″Các bước trong hệ thống khảo sát trực tuyến tại trường
ĐHNT”.Với từng khảo sát, KT&ĐBCL đưa ra các tiêu chí khác nhau để đánh giá, từ đó
xây dựng hệ thống các chỉ số để đánh giá các tiêu chí này. Các tiêu chí sử dụng Thang
đo Likert 1-5 với mức độ Hoàn toàn không đồng ý - Không đồng ý – Phân vân – Đồng
ý – Hoàn toàn đồng ý. Như với Khảo sát về chất lượng đào tạo, bảng khảo sát bao gồm
3 tiêu chí và 32 chỉ số [H10.10.06.04]. Thông qua hệ thống khảo sát trực tuyến, trung
tâm thu nhận các phiếu trả lời và từ đó phân tích số liệu, đánh giá kết quả. Kết quả khảo
sát là cơ sở để phục vụ việc quản lý, ra quyết định các vấn đề liên quan đến cải tiến hoạt
động của Nhà trường. Kết quả khảo sát cũng là cơ sở để cán bộ, GV, các đơn vị liên
quan tự cải tiến để có những điều chỉnh kịp thời đáp ứng yêu cầu không ngừng nâng cao
chất lượng của Nhà trường.
160

Hình 10.6.2: Cơ chế thu thập phản hồi

Chưa đạt
Kiểm tra hệ thống,
Bắt đầu cập nhật dữ liệu

Thông báo khoa Thông báo cho


quản lý CTĐT SVTN tham gia
khảo sát

Kiểm tra tỷ lệ Xử lý dữ liệu


trả lời báo cáo

Công bố kết quả Gửi dữ liệu và


báo cáo báo cáo khảo sát
cho GDĐT

Xây dựng và thực hiện


Kết thúc kế hoạch cải tiến

2. Điểm mạnh

Cơ chế thu thập ý kiến phản hồi được triển khai tuân theo quy định của Trường
thông qua một kênh duy nhất là hệ thống khảo sát trực tuyến của Trường do KT&ĐBCL
phụ trách.

Các thông tin thu thập được có tính hệ thống, bao phủ các nhóm đối tượng từ SV
đang học, GV, cựu SV, NTD và nội dung khảo sát được điều chỉnh hằng năm. Kết quả
của khảo sát là cơ sở để Nhà trường và Khoa có các cải tiến chất lượng đào tạo.

Việc khảo sát được thông báo đến GV và SV rộng rãi và rõ ràng để đảm bảo số
người tham gia cao nhất có thể.

3. Điểm tồn tại

Hiện tại mới chỉ có một kênh thông tin duy nhất nhận phản hồi là
http://khaosat.edu.vn/survey.

Số lượng GV, SV và NTD tham gia khảo sát còn chưa nhiều. Ngoài ra, số lượng
SV tham gia khảo sát, nhất là cựu SV còn chưa đầy đủ.

Các kết quả khảo sát và tầm quan trọng của các kết quả này chưa được phỏ biến
161

rộng rãi tới các GV, SV và NTD, do đó, các đối tượng này có thể chưa hiểu hết tầm
quan trọng của các khảo sát. Vì vậy, tính lan tỏa của khảo sát chưa rộng tới các đối
tượng.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2020-2021 trở đi, KT&ĐBCL nên thiết lập thêm kênh thu thập ý
kiến đa dạng, phù hợp với từng nhóm đánh giá, trong đó có SV chuyên ngành TTTM.

Khuyến khích hơn nữa cựu SV tham gia điều tra nhằm có những thông tin chính
xác hơn nữa về thị trường việc làm cho SV Ngoại Thương.

Khoa phối hợp với các CT khảo sát của Nhà trường để nâng cao chất lượng và
số lượng người tham gia khảo sát.

Nhà trường và Khoa tiếp tục thực hiện các điều tra, khảo sát GV, SV, NTD có hệ
thống và theo định kỳ.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 5/7

Kết luận chung về tiêu chuẩn 10

Nhà trường và Khoa đã tích cực lấy ý kiến các bên liên quan thông qua khảo sát
trực tuyến và kênh khảo sát của riêng mình để điều chỉnh CTĐT nhằm phù hợp hơn với
nhu cầu hiện tại theo định kỳ 2 năm một lần. Khoa cũng đã tuân thủ các quy định, quy
trình của GDĐT và của trường trong việc thiết kế và phát triển CTĐT. Về việc KTĐG
năng lực của sinh viện, Khoa đã thông báo cho SV hình thức đánh giá ngay từ đầu mỗi
học phần môn học và thực hiện đầy đủ và thường xuyên. Tuy nhiên, công tác thu thập
ý kiến của các bên liên quan để nâng cao chất lượng CTĐT chưa được thực hiện đầy đủ
và toàn diện; Nhà trường mới chỉ sử dụng một phương pháp khảo sát trực tuyến qua
đường link khảo sát http://khaosat.edu.vn/survey và Khoa mới tiến hành khảo sát theo
quy mô nhỏ, chưa phủ sóng được khắp các doanh nghiệp có sử dụng tiếng Trung.

Tổng hợp kết quả TĐG tiêu chuẩn 10 theo thang đánh giá có kết quả như sau:
Thang đánh giá Tổng hợp theo tiêu chuẩn 10
Tiêu chuẩn, Chưa đạt Đạt Mức Tỷ lệ số
trung Số tiêu
tiêu chí tiêu chí
       chí đạt
bình đạt (%)
Tiêu chuẩn 10
4,5 6 100%
Tiêu chí 10.1 5
162

Tiêu chí 10.2 4


Tiêu chí 10.3 5
Tiêu chí 10.4 4
Tiêu chí 10.5 4
Tiêu chí 10.6 5
Tiêu chuẩn 11: Kết quả đầu ra
Mở đầu

Trong giai đoạn 2015-2020, để nâng cao chất lượng của CTĐT TTTM, các tiêu
chí thuộc đầu ra của CTĐT như tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ thôi học, tỷ lệ việc làm và khả
năng đáp ứng yêu cầu công việc của SV sau khi tốt nghiệp, loại hình và số lượng NCKH
của SV… luôn được Khoa phối hợp cùng phòng QLĐT và KT&ĐBCL xác định, giám
sát và đối sánh liên tục. Theo đó, kết quả đầu ra của CT giai đoạn 2015-2020 như sau:
Tỷ lệ tốt nghiệp luôn ở mức cao, tỷ lệ thôi học không đáng kể, tỷ lệ SV có việc làm sau
6 tháng trung bình đạt mức 95%. Những chỉ số này phản ánh chất lượng đào tạo cũng
như công tác đối sánh để cải tiến chất lượng thường xuyên của CTĐT TTTM
Tiêu chí 11.1. Tỉ lệ thôi học, tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để
cải tiến chất lượng.

1. Mô tả

Hệ thống giám sát quá trình học tập, đánh giá KQHT, quy định về thôi học, tốt
nghiệp, cảnh báo giáo dục cho SV thuộc CTĐT TTTM của Khoa được thực hiện theo
quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống TC của GDĐT và quy
định về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống TC tại trường ĐHNT
[H11.11.01.06], quy định về ĐBCL bên trong trường ĐHNT [H11.11.01.03].

Bộ phận theo dõi, cập nhật danh sách, tỷ lệ thôi học và tốt nghiệp là Phòng QLĐT
theo Quy chế tổ chức hoạt động của trường ĐHNT [H11.11.01.01] và Đề án vị trí việc
làm (Phòng QLĐT) [H11.11.01.02]

Tỷ lệ thôi học, tốt nghiệp được xác lập hàng năm trong Thống kê số liệu SV nhập
học, thôi học, tốt nghiệp [H11.11.01.04]

Các quyết định về thôi học, tốt nghiệp, cảnh báo giáo dục đối với SV do Hội đồng
xét cảnh báo KQHT và buộc thôi học đối với SV chính quy và Hội đồng xét tốt nghiệp
hệ đại học chính quy đưa ra trên cơ sở kết quả ghi nhận tại Hệ thống quản lý điểm theo
163

học chế TC được hỗ trợ bởi phần mềm Unisoft tại thời điểm cuối năm học.

Tỷ lệ thôi học được giám sát thông qua Hội đồng xét thôi học, tốt nghiệp được
thành lập và họp từng năm. Ngoài ra báo cáo đối sánh tỷ lệ thôi học, tốt nghiệp giữa các
năm [H11.11.01.05] cũng được lập để theo dõi từng năm.

Tỷ lệ thôi học và tỷ lệ tốt nghiệp của SV CTĐT TTTM được trình bày tại bảng
11.1.1

Bảng 11.1.1: Tỷ lệ thôi học, nhận bằng của SV chuyên ngành TTTM giai đoạn
2015 – 2020

Tỉ lệ % ngƣời học
Tỉ lệ % người học thôi học trong
hoàn thành CT
thời gian
trong thời gian
Số
lượng Tổng Năm Tổng
Năm học toàn Năm thứ 4
Năm
khóa 3 4 thứ Năm và
>4 năm thứ
năm năm nhất thứ ba tiếp
hai
theo
2014-2015
16 0 13 3 16 0 0 0 0 0
(K50)
2015-2016
20 0 16 2 18 0 1 0 0 1
(K51)
2016-2017
18 0 14 1 15 0 1 0 0 1
(K52)
2017-2018
42 0 37 0 37 0 1 3 0 4
(K53)
2018-2019
87 0 67 0 67 1 0 6 2 9
(K54)
2019-2020
55 0 45 0 55 1 0 0 2 3
(K55)
Tỷ lệ thôi học của K53 và K54 ở mức cao nhất lần lượt 7,14% và 6,9% vào năm
thứ 3, ngoài ra K53 có 2,4% số SV thôi học vào năm thứ 1 và K54 có 2,3% số SV thôi
học vào năm thứ 3. Ngoài ra tỷ lệ thôi học cao vào năm thứ 2 của K51 và K52 lần lượt
là 5% và 5,5%. Theo báo cáo thông kê từ phía giáo viên chủ nhiệm lớp các khóa này
nguyên nhân chủ yếu như sau: Tỷ lệ thôi học đa phần xuất phát từ việc SV quyết định
du học tiếp CT ở Trung Quốc hoặc Đài Loan sau khi đã có nền tảng tiếng Trung vững
chắc từ năm thứ nhất hoặc tham gia CT trao đổi liên kết hoặc do chuyển tiếp sang Đại
học của nước khác. Ngoài ra có một số ít SV thôi học do lơ là chểnh mảng ngay từ năm
164

thứ nhất dẫn đến nợ TC và không đủ điều kiện tiếp tục học.

Về tỷ lệ SV tốt nghiệp sau 4 năm thông thường của các khóa từ K50 đến K53
khá cao đều từ 84% trở lên, tuy nhiên tỷ lệ tốt nghiệp thấp nhất rơi vào K54 đây cũng là
khóa có chỉ tiêu tuyển sinh nhiều nhất.

Theo như số liệu thống kê trong bảng 11.1.1 cho thấy sau 4 năm thì tỷ lệ SV tốt
nghiệp và thôi học cộng lại vẫn chưa đủ 100% số SV nhập học lúc ban đầu, như vậy chỉ
có thể một phần các em trong số này chưa tốt nghiệp. Có một số trường hợp các bạn
khóa này đi du học theo dạng trao đổi ngắn hạn 1 năm, sau đó trở về học cùng K55,
hoặc một số SV học song song hai chuyên ngành và như vậy là sẽ tốt nghiệp chậm lại
hoặc một số SV vẫn chưa tốt nghiệp được vì thiếu TC...

2. Điểm mạnh

Khoa có thực hiện việc đối sánh tỉ lệ tốt nghiệp, thôi học của năm trước và năm
sau (dựa trên bảng thống kê 11.1.1) và có biện pháp cải thiện. Cụ thể là Khoa có tiến
hành đánh giá rèn luyện các SV của CTĐT, trong đó có kê khai đánh giá KQHT của
người học tham gia CTĐT. Dựa trên thống kê về tỷ lệ thôi học và tỷ lệ tốt nghiệp của
SV theo từng năm, Khoa kết hợp với Phòng QLĐT thực hiện tìm hiểu, phân tích nguyên
nhân, đề xuất các biện pháp khả thi để hỗ trợ người học tốt nghiệp hiệu quả. Các giáo
viên chủ nhiệm là những người nắm rõ nhất tình hình của SV trong lớp mình phụ trách,
sẽ nắm được tỷ lệ thôi học và tỷ lệ tốt nghiệp của lớp mình. Ngay khi có trường hợp thôi
học hoặc không được tốt nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân và thu thập thông tin, báo
cáo lên Ban chủ nhiệm. Khi đã nắm rõ nguyên nhân thì sẽ hội ý để đề xuất các biện pháp
giúp đỡ kịp thời trường hợp các em có thể sẽ phải bỏ học vì lý do gia đình, lý do kinh
tế... (trừ các trường hợp có lý do là đi học chuyển tiếp sang trường nước ngoài). Cứ như
vậy, hàng kỳ, giáo viên chủ nhiệm luôn theo dõi KQHT và đôn đốc nhắc nhở SV lớp
mình chủ nhiệm.

3. Điểm tồn tại

Khoa đôi khi còn chưa sát sao trong công tác phối hợp với Phòng QLĐT đề có
thể nắm bắt thông tin kịp thời, dẫn đến không nắm được chính xác số SV thôi học mà
không thông báo cho GVCN.

4. Kế hoạch hành động


165

Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại, phát huy những điểm mạnh, các Bộ môn,
Khoa sẽ phối hợp với Nhà trường tiếp tục các hoạt động theo dõi sát sao SV trong quá
trình học để không SV nào bị tụt lại phía sau dẫn đến tình trạng phải thôi học. Sẽ phải
có sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa Nhà trường (cụ thể là Khoa, giáo viên chủ nhiệm)
và gia đình (phụ huynh SV) để kịp thời nhắc nhở SV trong suốt thời gian học tại trường
để đảm bảo các em theo và hoàn thành được CT học. Mọi người sẽ cùng chia sẻ thông
tin về các trường hợp của lớp mình và áp dụng các biện pháp cần thiết. Mục tiêu là giảm
tỷ lệ thôi học xuống mức thấp nhất có thể (trừ các trường hợp đi chuyển tiếp sang trường
nước ngoài).

Đồng thời, tổ chức các cuộc hội thảo, toạ đàm, trao đổi về kết quả đầu ra của
CTĐT, phân tích nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đầu ra để kịp thời có kế
hoạch, giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giảng dạy và đào tạo của
CTĐT

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 4/7


Tiêu chí 11.2. Thời gian tốt nghiệp trung bình được xác lập, giám sát và đối
sánh để cải tiến chất lượng.

1. Mô tả
Đối với CTĐT TTTM, do áp dụng hệ thống TC, thời gian đào tạo phụ thuộc vào
TC đăng kí của mỗi SV. Bộ phận theo dõi nội dung này là Phòng QLĐT. Quy trình theo
dõi, thống kê thời gian tốt nghiệp trung bình của các khóa học trong CTĐT cũng là
nhiệm vụ do Phòng QLĐT đảm nhiệm theo Quy chế tổ chức hoạt động của trường
ĐHNT [H11.11.02.01] và Đề án vị trí việc làm (Phòng QLĐT) [H11.11.02.02]

Để đảm bảo kiến thức, các môn học được bố trí trong 4 năm tương đương 8 học
kì. Tuy nhiên, mỗi một thời gian học tập của từng SV dao động tối thiểu từ 3 đến tối đa
là 6 năm phụ thuộc và số lượng TC mỗi học kì mà SV đăng kí, theo Quy định về ĐBCL
bên trong trường ĐHNT [H11.11.02.03]

Tỷ lệ thôi học, tốt nghiệp được xác lập hàng năm trong Thống kê số liệu SV nhập
học, thôi học, tốt nghiệp [H11.11.02.04]. Từ đó, theo thông báo của nhà trường, GVCN
sẽ kịp thời liên lạc với gia đình, thông báo về tình hình chuyên cần của con tại trường.

Thời gian tốt nghiệp trung bình được giám sát từng năm bởi Phòng QLĐT. Ngoài
166

ra báo cáo đối sánh tỷ lệ thôi học, tốt nghiệp giữa các năm [H11.11.02.05] và báo cáo
đối sánh giữa CTĐT TTTM với các CTĐT khác trong Trường cũng được lập để theo
dõi từng năm. [H11.11.02.06]

Bảng 11.2.1: Tỉ lệ đỗ và nhận bằng của SV chuyên ngành TTTM

Tỉ lệ % người học hoàn thành CT trong thời gian


Năm học Quy mô
3 năm 4 năm >4 năm
2014-2015 0 13 3
16
(K50) 0% 81% 19%
2015-2016 0 16 2
20
(K51) 0% 80% 10%
2016-2017 0 14 1
18
(K52) 0% 78% 6%
2017-2018 0 37 0
42
(K53) 0% 88% 0%
2018-2019 0 67 0
87
(K54) 0% 77% 0%
2019-2020 0 45 0
55
(K55) 0% 81,8% 0%
Bảng trên cho thấy, SV các khóa từ K50-54 phần lớn SV tốt nghiệp sau 4 năm,
đây là thời gian tiêu chuẩn để hoàn thành CTĐT TTTM Khoa. Tỷ lệ tốt nghiệp của K50
đạt 100% sau 4 năm và là năm không có SV nào thôi học, các khóa còn lại tỷ lệ tốt
nghiệp > 4 năm lần lượt đạt 90%, 84%, 88% và 77%. SV CTĐT TTTM trong cả 6 khóa
giai đoạn 2014-2020 không có bạn nào hoàn thành và nhận bằng sau 3 năm học.
Qua quá trình họp Ban chủ nhiệm Khoa với các giáo viên chủ nhiệm mỗi kỳ đánh
giá rèn luyện, có thể tổng kết một số nguyên nhân dẫn đến người học tốt nghiệp muộn
như sau: Nguyên nhân thứ nhất là do chọn nhầm ngành học hoặc không dung hòa được
giữa nguyện vọng của bản thân và nguyện vọng của gia đình nên dẫn đến chán nản, bỏ
học một thời gian, sau đó mới quay lại cố gắng học tiếp. Tuy nhiên vì số môn còn thiếu
quá nhiều, thời gian còn lại không đủ để lấy hết TC, dẫn đến phải tốt nghiệp muộn với
các khóa sau. Nguyên nhân thứ 2 là do SV chưa nắm rõ cách thức đăng ký môn và chưa
biết cách lên kế hoạch học tập cho thời gian học tại trường của mình, dẫn đến không lấy
đủ môn trong thời gian 4 năm và tốt nghiệp muộn Nguyên nhân thứ 3 do có một số SV
quá tập trung vào việc đi làm thêm vì thấy đi làm kiếm tiền dễ dàng, dẫn đến việc coi
nhẹ việc học và dành phần lớn thời gian để đi làm, dẫn đến không lấy đủ TC trong thời
gian học tập và phải tốt nghiệp muộn. Các nguyên nhân khác ví dụ như SV nghỉ học
167

nhiều do bất ổn về tâm lý hoặc sức khỏe hoặc do gia đình có biến cố, hoặc do lập gia
đình dẫn đến không lấy đủ TC trong thời gian học tập tại trường và phải tốt nghiệp
muộn.

2. Điểm mạnh

Công tác xác định, giám sát và đối sánh tỷ lệ SV theo thời gian tốt nghiệp trung
bình hàng năm đối với CTĐT TTTM được thực hiện liên tục theo khóa học.

Đối với những trường hợp nghỉ học giữa chừng vì các nguyên nhân bên trên các
GVCN đã tiến hành tìm hiểu và trao đổi với gia đình để có phương án động viên SV để
vượt qua giai đoạn khó khăn, dù muộn nhưng vẫn cố gắng hoàn thành CT học để tốt
nghiệp ra trường.

3. Điểm tồn tại

Như đã nhắc đến trong phần nguyên nhân ở trên, chưa có nhiều SV biết và hiểu
về cách thức chọn môn trong từng kỳ và có một kế hoạch dài hạn cho suốt thời gian 4
năm học đại học nên vẫn có trường hợp 3 năm đầu ko để ý việc lấy môn cho đủ TC, đến
năm cuối dồn lại thì không còn thời gian để đăng ký nữa, dẫn đến việc bị tốt nghiệp
muộn. Đây cũng là thiếu sót do Khoa chưa hỗ trợ được đầy đủ và kịp thời tất cả các
trường hợp để SV có thể tự lập kế hoạch học tập ngay từ năm 1 để tốt nghiệp được đúng
hạn.

Một điểm nữa dẫn đến việc SV chuyên ngành TTTM không thể tốt nghiệp sớm
được do mỗi năm, lượng SV tuyển vào không nhiều, tỉ lệ SV so với trường thấp, do đó
số môn mở lặp lại không có, nhiều môn một năm mới mở một lần. Do đó từ 2015 đến
năm 2020 Khoa chưa có TH SV nào tốt nghiệp sớm so với mốc thời gian 4 năm.

Như trong báo cáo đã phân tích, do đặc thù số lượng SV ít, việc mở riêng lẻ các
học phần giúp SV học vượt nằm ngoài khả năng của khoa và khả năng tài chính của
trường. Nên giai đoạn 2015-2020 Khoa không có trường hợp được học rút ngắn thời
gian.

4. Kế hoạch hành động

Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại, phát huy những điểm mạnh, các GV
Khoa phối hợp với Khoa và Nhà trường thúc đẩy phong trào học tập cho các SV, hỗ trợ
168

khi SV gặp khó khăn trong việc đăng ký TC để hoàn thành được đầy đủ các điều kiện,
giúp SV lên kế hoạch cụ thể cho 4 năm đại học.

Ngoài ra trong năm 2020-2021 Khoa phối hợp với phòng Đào tạo xây đựng đề
án đánh ra năng lực tiếng Trung đầu vào với các bạn thi khối D4, từ đó xét miễn 1 số
học phần tiếng Trung giai đoạn cơ sở tạo tiền đề hỗ trợ SV chuyên ngành TTTM có thể
tốt nghiệp sớm hoặc học song song hai chuyên ngành tại trường ĐHNT mà vẫn tốt
nghiệp sau 4 năm học.

Trong điều kiện hiện nay, Khoa chưa có tổ chức xem xét các biện pháp hỗ trợ
người học rút ngắn thời gian tốt nghiệp vì nằm ngoài khả năng quyền hạn của Khoa.
Tuy nhiên với xu thế của năm 2020, Khoa đã tuyển được thêm hệ CLC, hi vọng với số
lượng SV tăng dần theo các năm, trường sẽ có đủ điều kiện để mở các học phần dày
hơn, để SV có cơ hội được học vượt và tốt nghiệp sớm.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 4/7


Tiêu chí 11.3. Tỷ lệ có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp được xác định,
giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

1. Mô tả
Theo quy chế tổ chức hoạt động, đề án vị trí việc làm và quy định về ĐBCL bên
trong Trường ĐHNT [H11.11.03.01], [H11.11.03.02], [H11.11.03.03], SV sau khi ra
trường được khảo sát về tình trạng việc làm thông qua ba cuộc khảo sát gần đây nhất
được thực hiện vào năm 2016, 2017 và 2018 cho SV K51, K52 và K53 [H11.11.03.04].
Kết quả cho thấy, tỷ lệ có việc làm của SV khá cao, trung bình lên tới 94%
[H11.11.03.05], [H11.11.03.06] sau khi tốt nghiệp từ 3-6 tháng. Điều này cho thấy SV
tất cả các chuyên ngành của ĐHNT đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động
[H11.11.03.08].
Bảng 11.3.1 Tình trạng việc làm của SV tốt nghiệp 2015 - 2019

Tình hình việc làm Thời gian SV tốt nghiệp tìm được việc làm
Khóa đào tạo Có việc Chưa có Đang học Dưới 3 Từ 3 đến Từ 7 đến 12 Trên 12
làm làm việc nâng cao tháng 6 tháng tháng tháng
K51(TN 2016) 96% 0% 4% 62% 33% 4% 1%
K52 (TN 2017) 94% 2% 4% 42% 54% 3% 1%
K53 (TN2018) 97% 2% 1% 83% 9% 2% 1%
169

K54 (TN2019) 90% 0% 10% 50% 20.37% 20,37% 16,67%

Nguồn: KT&ĐBCL

Kết quả từ bảng 11.3.1 phần nào phản ánh rõ nét chất lượng đào tạo các chuyên
ngành nói chung tại ĐHNT, tuy nhiên con số này chưa thể hiện đúng đối với CTĐT
TTTM. Lý do là vì số lượng SV các khóa TTTM nhưng năm gần đây chưa đều và tỷ lệ
SV tốt nghiệp CTĐT TTTM tham gia khảo sát do KT&ĐBCL không cao. Tuy nhiên
năm 2018, trong đề tài NCKH của nhóm GV Khoa nghiệm thu tháng 6/2018
[H11.11.03.07], nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát kết quả đầu ra của SV tốt nghiệp
CTĐT TTTM từ K48-K52, cụ thể tham khảo tại bảng 11.3.2 dưới đây:

Bảng 11.3.2: Phản hồi của SV tốt nghiệp TTTM K48-K52 về kết quả đầu ra
Quy mô 62 SV (K48-K52)
Nội dung đánh giá Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác
Có nhiều cơ hội việc làm đúng ngành 45 (73%) 16 (25%) 1 (2%)
Công việc hiện tại phù hợp với chuyên
37 (60%) 24 (38%) 1 (2%)
ngành
Kiến thức và kỹ năng học từ chuyên
ngành TTTM đáp ứng yêu cầu của 49 (79%) 11 (17%) 2 (4%)
NTD
Thái độ, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng
57 (91%) 2 (4%) 3 (5%)
yêu cầu của NTD
Đối với SV làm việc không đúng
chuyên ngành, kiến thức và kỹ năng
43 (69%) 10 (16%) 9 (15%)
học từ chuyên ngành TTTM có ích với
công việc của bạn
Có năng lực thích ứng với các công
50 (80%) 4 (6%) 8 (14%)
việc không đúng chuyên ngành
Có khả năng tự tạo việc làm 36 (58%) 22 (35%) 4 (7%)
Nguồn: Đề tài NCKH cấp trường “Nâng cao chất lượng giảng dạy TTTM tại trường”

Từ bảng số liệu trên đây có thể thấy, khi được trải nghiệm với thực tế công việc,
73% SV sau khi tốt nghiệp chuyên ngành TTTM phản hồi “có nhiều cơ hội làm việc
đúng ngành”. Nhưng thực tế chỉ có 60% SV tốt nghiệp chuyên ngành TTTM lựa chọn
làm việc đúng chuyên ngành đã học và 38% SV cho rằng công việc hiện tại không phù
hợp với chuyên ngành được học. Như vậy có thể thấy tỷ lệ SV làm việc không đúng
chuyên ngành khá cao lên đến gần 40%. Nhưng trong số 62 SV tốt nghiệp trả lời khảo
sát có đến 80% SV nhận định “có năng lực thích ứng với các công việc không đúng
chuyên ngành”. Bên cạnh khả năng thích ứng với công việc, 58% SV tự tin cho rằng
170

mình có khả năng tự tạo việc làm. Đây có thể con là con số đáng mừng đối với CTĐT
TTTM.

Khi kiến thức và kỹ năng được vận dụng trong các công việc cụ thể, SV tốt nghiệp
hơn ai hết đã có thể đánh giá một cách chính xác những gì các em được học trong Nhà
trường có ý nghĩa ra sao đối với công việc. Theo kết quả mà nhóm nghiên cứu tổng hợp
tại bảng trên, có 79% và 91% SV tốt nghiệp đồng ý rằng “kiến thức, kỹ năng và thái độ
đạo đức nghề nghiệp được rèn luyện trong Nhà trường đáp ứng yêu cầu của NTD”.

Còn đối với những SV lựa chọn các công việc không thuộc lĩnh vực chuyên
ngành được học, thì điều mà nhóm nghiên cứu quan tâm đó là các kiến thức và kỹ năng
các em học được từ Nhà trường có giá trị ứng dụng như thế nào với công việc mà các
em đang đảm nhận. Khi được lấy ý kiến phản hồi về vấn đề này, bên cạnh con số 15%
SV tốt nghiệp không đưa ra quan điểm (do các em chỉ làm công việc đúng chuyên ngành
mà chưa có trải nghiệm với công việc trái ngành), có 69% SV khẳng định “tuy làm việc
không đúng chuyên ngành nhưng kiến thức và kỹ năng được học vẫn có ích với công
việc hiện tại”. Con số này đã phần nào phản ánh kết quả của việc cung cấp kiến thức
“liên ngành” mà Nhà trường, Khoa đặt ra trong mục tiêu đào tạo SV chuyên ngành
TTTM.

2. Điểm mạnh

SV ra trường nhanh chóng tìm được việc làm, ngày càng đáp ứng yêu cầu về lao
động trình độ cao trên thị trường.

3. Điểm tồn tại

CTĐT TTTM với những khóa đầu số lượng SV ra trường chưa nhiều nên hàng
năm nên nếu căn cứ tỷ lệ SV TTTM tham gia khảo sát do KT&ĐBCL thực hiện thì con
số ko phản ánh chính xác đặc thù CTĐT của Khoa. Hơn nữa hiện Khoa hiện vẫn chưa
định kỳ tiến hành khảo sát độc lập tình trạng việc làm sau khi ra trường của sinh CTĐT
TTTM sau khi ra trường.

4. Kế hoạch hành động

Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại, phát huy những điểm mạnh, Khoa cần
phối hợp với Nhà trường tiếp tục duy trì và quảng bá nhiều hơn nữa để CTĐT TTTM
ngày càng lớn mạnh; hàng năm tiến hành khảo sát độc lập các khóa SV sau khi ra trường
171

1 năm. Đồng thời, trong năm 2020 Khoa xây dựng xong CT TTTM CLC giúp tăng chỉ
tiêu tuyển sinh của ngành học, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực tiếng Trung CLC của
thị trường lao động.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 4/7


Tiêu chí 11.4. Loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu khoa học của
người học được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

1. Mô tả

Hoạt động NCKH của SV có vai trò rất quan trọng, được khẳng định trong Chiến
lược phát triển Trường ĐHNT đến năm 2030 và các quy định khác của Nhà trường
[H11.11.04.01], [H11.11.04.02] [H11.11.04.03] [H11.11.04.04],

Theo Quy chế làm việc của Nhà trường, Khoa phối hợp với phòng QLKH triển
khai thông báo cho SV và phân công giáo viên hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kịp thời
góp phần cải thiện chất lượng và tiến độ nghiên cứu của SV [H11.11.04.08]. Việc triển
khai công tác NCKH cho SV được Khoa thực hiện với kế hoạch hoạt động, kế hoạch
ngân sách [H11.11.04.04] và Báo cáo tổng kết hàng năm tương thích với mục tiêu, sứ
mạng, tầm nhìn và CĐR của CTĐT [H11.11.04.05].

Theo thống kê về hoạt động NCKH của SV và các báo cáo được Khoa thực hiện,
[H11.11.04.05], [H11.11.04.06], [H11.11.04.07], [H11.11.04.09], số lượng SV tham gia
các đề tài NCKH trong 5 năm gần đây là 24 SV. Hầu hết SV tham gia vào các đề tài cấp
trường, một số tham gia vào các đề tài cấp Bộ.
Bảng 11.4.1 Số lượng SV TTTM tham gia thực hiện đề tài NCKH
giai đoạn 2016-2020

Đề tài cấp NN Đề tài cấp Bộ Đề tài cấp trường


Năm học
Số đề tài Số SV Số đề tài Số SV Số đề Số SV
tham gia tham gia tài tham gia
Năm học 2016-2017 0 0 0 0 3 5
Năm học 2017-2018 0 0 0 0 1 5
Năm học 2018-2019 0 0 1 5 0 0
Năm học 2019-2020 0 0 0 0 2 7
Tổng cộng 0 0 1 5 5 17
Nguồn: Thống kê từ báo cáo SV NCKH Khoa
172

Việc đánh giá chất lượng NCKH của SV luôn được Ban chủ nhiệm khoa đặt lên
hàng đầu, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ thể lệ cuộc thi SV NCKH do Nhà trường quy định,
tham khảo [H11.11.04.08] và bảng 11.4.2 dưới đây.

Bảng 11.4.2: Tiêu chí đánh giá các công trình SV NCKH
Số TT Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài 15
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
1.2 Có phân tích, đánh giá và chỉ ra những tồn tại chưa được giải
quyết (0 ÷ 5 đ)
1.3 Nêu được lý do lựa chọn đề tài (0 ÷ 5 đ)
2 Ý tưởng của đề tài và cách tiếp cận 15
2.1 Ý tưởng của đề tài: có tính mới về khoa học, có ý nghĩa về
thực tiễn ứng dụng… (0 ÷ 10 đ)
2.2 Cách tiếp cận: có tính khoa học, tính sáng tạo… (0 ÷ 5 đ)
3 Mục tiêu đề tài 10
3.1 Tính rõ ràng, cụ thể… (0 ÷ 5 đ)
3.2 Phù hợp với tên và nội dung nghiên cứu của đề tài (0 ÷ 5 đ)
4 Phương pháp nghiên cứu 10
4.1 Tính đầy đủ, phù hợp với nội dung nghiên cứu (0 ÷ 5 đ)
4.2 Tính rõ ràng, đúng đắn, hiện đại của các phương pháp nghiên
cứu được sử dụng (0 ÷ 5 đ)
5 Kết quả nghiên cứu 35
5.1 Lượng kết quả nghiên cứu so với các nội dung nghiên cứu
thực hiện (0 ÷ 5 đ)
5.2 Bàn luận, phân tích ý nghĩa của các kết quả nghiên cứu phục
vụ mục tiêu đề tài (0 ÷ 15 đ)
5.3 Sự hoàn chỉnh trong kết quả nghiên cứu để giải quyết mục
tiêu đề tài đặt ra (0 ÷ 10 đ)
5.4 Khả năng vận dụng kết quả nghiên cứu trong nghiên cứu, ứng
dụng thực tiễn, ưu tiên đề tài đã được triển khai ứng dụng
trong thực tiễn (0 ÷ 5 đ)
Nguồn: Phòng QLKH

Có thể nhận thấy, đối với một trường mà các CTĐT thiên hướng kinh tế nổi trội
như ĐHNT thì việc định hướng và dẫn dắt SV ngành ngôn ngữ lựa chọn đề tài NCKH
không phải là thế mạnh của các khoa ngôn ngữ như Khoa. Tuy vậy Khoa luôn phân
công giáo viên giảng dạy phối hợp với GVCN khuyến khích động viên SV tham gia
NCKH đều đặn hàng năm, và đặc biệt năm học 2018-2019 nhóm SV nghiên cứu chuyên
173

ngành TTTM đã giành được giải ba cấp bộ. Tham khảo bảng thành tích NCKH của SV
chuyên ngành TTTM.

Bảng 11.4.3: Thành tích NCKH của SV TTTM cấp Trường và cấp Bộ
TTTM
Số giải Tỷ lệ Số giải Tỷ lệ
thưởng GT/Tổng thưởng GT/Tổng
TT Thành tích NCKH NCKH cấp số TG cấp NCKH cấp số TG cấp
trường Trường Bộ Bộ
1 2016-2017 3 12% 0 0%
2 2017-2018 1 1% 0 0%
3 2018-2019 0 0% 1 9%
4 2019-2020 1 2,25% 0 0%
Tổng 4 13% 1 9%
Nguồn: Thống kê từ báo cáo SV NCKH Khoa

2. Điểm mạnh

Công tác NCKH của SV được hỗ trợ tối đa, tuy số lượng đề tài không nhiều
nhưng chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu, thể hiện qua bảng thành tích SV NCKH
của SV TTTM.

3. Điểm tồn tại

Hoạt động NCKH của SV chưa thu hút được nhiều SV tham gia, bên cạnh đó
đơn vị tài trợ và ngân sách cho NCKH của SV còn chưa nhiều.

4. Kế hoạch hành động

Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại, phát huy những điểm mạnh, các GV
Khoa phối hợp với Khoa và Nhà trường thúc đẩy phong trào cũng như niềm đam mê
NCKH cho các SV, quảng bá CT cũng như tìm kiếm các đơn vị tài trợ nhiều hơn nữa
nhằm thúc đẩy phong trào SV NCKH.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 4/7


Tiêu chí 11.5. Mức độ hài lòng của các bên liên quan được xác lập, giám sát
và đối sánh để cải tiến chất lượng.

1. Mô tả

Để đo lường mức độ hài lòng của các bên liên quan trong CTĐT TTTM, Khoa
174

phối hợp với KT&ĐBCL theo Quy định mà Nhà trường ban hành về việc khảo sát ý
kiến của các bên liên quan [H11.11.05.03] và Quy định về ĐBCL bên trong Trường
ĐHNT [H11.11.05.04]. KT&ĐBCL là đơn vị chuyên trách vấn đề này. Cụ thể, về
phương pháp, công cụ thu thập ý kiến phản hồi của các bên liên quan trong quy trình
khảo sát chất lượng đào tạo như sau:

+ Về phương pháp khảo sát KT&ĐBCL đã thông qua hệ thống khảo sát trực
tuyến tại địa chỉ www.khaosat.edu.vn/survey để thực hiện gửi khảo sát tới email cá nhân
của các bên liên quan. Với kết quả thu về, hệ thống sẽ xuất dữ liệu ra phần mềm xử lý
dữ liệu SPSS và thực hiện các đo lường thống kê, đánh giá. Phần tổng hợp ý kiến với
những câu hỏi mở cũng được thực hiện khách quan, cho kết quả báo cáo chính xác nhất.

+ Về công cụ Trung tâm sử dụng công cụ là Phiếu khảo sát gồm 2 phần: Phần A
(Thông tin cá nhân) và Phần B (Thông tin nội dung về vấn đề khảo sát) với những câu
hỏi về các vấn đề liên quan. Mỗi câu hỏi trong Phiếu khảo sát được thiết kế theo hướng
câu hỏi một hoặc nhiều lựa chọn.

+ Về quá trình triển khai các hoạt động để khảo sát: Thông qua hệ thống khảo sát
trực tuyến, Phiếu khảo sát điện tử đã được gửi tới đối tượng khảo sát như các SV của
CTĐT TTTM đã tốt nghiệp được 1 năm, SV đang học CTĐT, NTD, GV…

+ Về việc khai thác, xử lý và sự dụng các thông tin phản hồi của các bên liên
quan làm cơ sở để cải tiến chất lượng:

Kết quả cho thấy, về chất lượng đào tạo, theo Báo cáo khảo sát SV sắp tốt nghiệp
từ Khóa 51 đến 54 [H11.11.05.05], phần lớn SV đồng ý chuyên ngành đào tạo đáp ứng
mong đợi của người học (53%), người học được trang bị kiến thức và kỹ năng cho nghề
nghiệp (52%), người học được bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp (66%), môi
trường học tập đáp ứng chuẩn mực học thuật (67%), khóa học đã nâng cao năng lực giải
quyết vấn đề (61%) [H11.11.05.05]. Mức độ hài lòng của SV có xu hướng ổn định và
tăng nhẹ qua các năm từ 2015-2020.
175

Hình 11.5.1: Kết quả đánh giá chung về chất lượng CTĐT

Một hạn chế khách quan trong quá trình khảo sát mức độ hài lòng của các bên
liên quan là do CTĐT TTTM có số SV tốt nghiệp ít so với tổng số SV của các chuyên
ngành đào tạo trong toàn trường, do vậy số liệu báo cáo chưa thực sự phản ánh đúng
tuyệt đối [H11.11.05.07]. Hơn nữa khoa cũng chưa thực hiện được việc khảo sát độc lập
dành cho SV tốt nghiệp cũng như NTD của CTĐT TTTM. Điều đó ảnh hưởng đến việc
phân tích, so sánh mức độ hài lòng để cải tiến chất lượng CT.

Về chất lượng hoạt động hỗ trợ của bộ phận thư viện và hành chính mức độ hài
lòng của SV, GV với các hoạt động của đơn vị hành chính nằm trong khoảng điểm từ
3.51 đến 4.6 [H11.11.05.08], [H11.11.05.09]. Đánh giá về mức độ hài lòng với các đơn
vị hành chính cơ sở Hà Nội như sau:

Hình 11.5.2: Đánh giá chung về mức độ phục vụ của các ĐV hành chính
176

Kết quả thông tin khảo sát về mức độ hài lòng của các bên liên quan được Khoa
sử dụng làm căn cứ để đưa ra các giải pháp cải tiến chất lượng giảng dạy, tăng cường
trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và học tập, tăng cường sự liên kết giữa Nhà trường với
thực tiễn. Hàng năm Khoa phối hợp với Nhà trường có tổ chức các hội thảo về nâng cao
chất lượng đào tạo, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy học tập, tăng cường liên kết giữa
Nhà trường và doanh nghiệp [H11.11.05.12]. Đối với SV CTĐT TTTM được Khoa chú
trọng tới hoạt động tiếp nhận thông tin phản hồi từ các bên liên quan để cải tiến chất
lượng theo hướng tăng cường gắn kết với thực tiễn. Các CT hợp tác với các doanh
nghiệp được chú trọng nhằm định hướng công việc cho SV, phổ biến thêm các kỹ năng
thiết thực phục vụ cho công việc thực tế, tạo cơ hội cho SV thực tập tại các doanh nghiệp
và tổ chức và thực hành đúng chuyên môn.

Trong quá trình khảo sát mức độ hài lòng của các bên liên quan, Khoa cũng giữ
một kênh liên lạc để tiếp nhận ý kiến phản hồi, và các nhận xét, góp ý, đồng thời xử lý
các khiếu nại, phê bình của các bên liên quan, đối sánh để làm cơ sở cải tiến chất lượng
đào tạo, NCKH và PVCĐ. Các ý kiến có thể phản hồi trực tiếp qua điện thoại 84-4-3835
6800 (máy lẻ: 585- 586 -588) hoặc gửi tới văn phòng Khoa tầng 3- Nhà B, Trường
ĐHNT. Các ý kiến góp ý được thảo luận trực tiếp trong các cuộc họp Khoa với mục
đích ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy, cải thiện CTĐT, đáp ứng nhu cầu của xã
hội.

2. Điểm mạnh

Hoạt động đánh giá mức độ hài lòng của các bên liên quan được Nhà trường cũng
như Khoa đặc biệt quan tâm. Mức độ hài lòng của các bên liên quan được xác lập, giám
sát và đối sánh để cải tiến chất lượng đã trở thành một nét văn hóa trong hoạt động của
Nhà trường cũng như Khoa.

3. Điểm tồn tại

Khảo sát ý kiến chưa thu hút rộng rãi các bên liên quan tham gia trả lời. Điều này
ảnh hưởng tới tính đại điện và độ tin cậy của kết quả thống kê trong báo cáo.

Sự tham gia của các doanh nghiệp và NTD vào công tác đào tạo và xây dựng
CTĐT còn hạn chế.

4. Kế hoạch hành động


177

Khoa cần xây dựng chiến lược và kế hoạch để hợp tác với doanh nghiệp và NTD
tham gia quá trình đào tạo và xây dựng CTĐT, nhằm phát triển CTĐT TTTM sẽ ngày
càng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là lao động trình độ cao.

Trong tương lai khi số SV tốt nghiệp nhiều hơn nữa, Khoa sẽ mở rộng quy mô
các cuộc điều tra khảo sát, tới các đối tượng khác như giáo viên, nhà quản lý v.v.

5. Tự đánh giá: Đạt, mức 4/7


Kết luận chung về Tiêu chuẩn 11

Sau khi theo học CTĐT TTTM, SV ra trường nhanh chóng tìm được việc làm,
ngày càng đáp ứng yêu cầu về lao động trình độ cao trên thị trường, công tác NCKH của
SV tuy chưa nhiều về số lượng nhưng hàng năm đều đạt chất lượng rất tốt với các giải
thưởng cao cấp trường và cấp bộ.

Mặt khác, do đầu vào tuyển sinh CTĐT TTTM số lượng còn hạn chế, do vậy số
lượng SV ra trường chưa nhiều, chưa nhiều phụ huynh và SV biết đến CTĐT trên phạm
vi cả nước. Trong tương lai, nếu các doanh nghiệp và NTD có thể tham gia góp phần
đào tạo và xây dựng CTĐT, CTĐT TTTM sẽ ngày càng đáp ứng yêu cầu của thị trường
lao động, kết nối giữa lý thuyết với thực tiễn nhằm nâng cao tính ứng dụng cho CTĐT.
Ngoài ra, Khoa sẽ nỗ lực xây dựng thêm CT TTTM CLC tuyển sinh năm học 2020-2021
nhằm mở rộng quy mô đào tạo TTTM và đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân sự tiếng Trung
trình độ cao trên thị trường. Khoa cũng sẽ tiến hành điều tra thường xuyên và mở rộng
quy mô điều tra khảo sát mức độ hài lòng tới các đối tượng giáo viên, nhà quản lý...để
so sánh cải tiến chất lượng của SV sau khi ra trường để giúp SV sau khi tốt nghiệp đáp
ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động.

Tổng hợp kết quả TĐG tiêu chuẩn 11 theo thang đánh giá có kết quả như sau:
Thang đánh giá Tổng hợp theo tiêu chuẩn 11
Tiêu chuẩn, Chưa đạt Đạt Mức Tỷ lệ số
trung Số tiêu
tiêu chí tiêu chí
       chí đạt
bình đạt (%)
Tiêu chuẩn 11
Tiêu chí 11.1 4
Tiêu chí 11.2 4
4 5 100%
Tiêu chí 11.3 4
Tiêu chí 11.4 4
Tiêu chí 11.5 4
178

PHẦN III: KẾT LUẬN

3.1. Tóm tắt điểm mạnh

Tiêu chuẩn 1:

a. Mục tiêu của CTĐT TTTM đã xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và tầm
nhìn của trường ĐHNT, Khoa, phù hợp với mục tiêu của GDĐH quy định tại Luật
GDĐH.

b. CĐR được xác định rõ ràng, súc tích, phản ánh được mục tiêu của CTĐT và
xác định cụ thể mức năng lực SV tốt nghiệp cần đạt được, bao gồm cả các yêu cầu chung
và yêu cầu chuyên biệt. Các môn học tương ứng với các mức kiến thức và kỹ năng khác
nhau được phân bổ khoa học trong suốt quá trình đào tạo nhằm đảm bảo người học có
thể tiếp nhận tốt nhất các kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, đáp ứng nhu cầu của thị
trường lao động.

c. CTĐT đã đáp ứng tốt các yêu cầu về CĐR đối với người học và nhu cầu của
các bên liên quan. Cử nhân chuyên ngành TTTM có khả năng học tập, nghiên cứu và
làm việc độc lập, có kỹ năng làm việc nhóm. Bên cạnh đó, SV tốt nghiệp có kiến thức,
kỹ năng chuyên môn và có khả năng ngoại ngữ, tin học đủ để đáp ứng các yêu cầu của
NTD. Các ý kiến đóng góp của các bên liên quan về CTĐT được ghi nhận và cập nhật
kịp thời. Định kỳ KT&ĐBCL và Khoa tổ chức khảo sát và lấy ý kiến của các bên liên
quan. Từ đó tổng hợp, rút kinh nghiệm và điều chỉnh CTĐT cho phù hợp với các yêu
cầu mới.

Tiêu chuẩn 2:

a. Bản mô tả CTĐT chuyên ngành TTTM được xây dựng và trình bày một cách
khoa học, súc tích, giúp các bên liên quan, đặc biệt là người học và các cơ quan tuyển
dụng lao động có thể dễ dàng nắm được thông tin về ngành đào tạo này. Nhờ vậy, SV
có thể dựa trên bản mô tả CTĐT với các thông tin chi tiết về các học phần bắt buộc, học
phần tiên quyết và học phần tự chọn để xây dựng kế hoạch học tập và đăng ký lớp TC
phù hợp, nâng cao được hiệu quả học tập. Đồng thời, các NTD có thể hiểu được chất
lượng nguồn nhân lực tốt nghiệp từ CTĐT này, từ đó có kế hoạch sử dụng nhân lực hiệu
quả, đúng đắn.
179

b. ĐCHP được trình bày nhất quán về mặt hình thức giữa các môn học; các thông
tin về nội dung môn học rõ ràng, mạch lạc; các mục tiêu của học phần được trình bày
cụ thể, khoa học dựa trên 3 nhóm mục tiêu về kiến thức, về kỹ năng và về thái độ của
SV có được sau khi kết thúc học phần. Nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, kế
hoạch giảng dạy được trình bày cụ thể, chi tiết, khoa học. Ma trận sự đóng góp của bài
giảng đến đạt được mục tiêu của học phần được trình bày logic và khoa học, gắn kết
chặt chẽ với các mục tiêu CĐR của môn học. Phương pháp đánh giá SV trong từng môn
học rõ ràng, cụ thể; có sự đa dạng giữa các môn học trong phương pháp đánh giá SV.

c. Bản mô tả CTĐT TTTM và các ĐCHP đã được công bố công khai qua tờ rơi,
poster và bảng tin của Khoa và các bên liên quan dễ dàng tiếp cận.

Tiêu chuẩn 3:

a. CTĐT chuyên ngành TTTM được thiết kế với các học phần và nội dung phù
hợp với triết lý giáo dục, nhiệm vụ và sứ mạng của Nhà trường và của Khoa, đáp ứng
đầy đủ các CĐR của CTĐT. SV được tiếp cận các kiến thức cập nhật, các xu hướng nổi
bật trên thế giới với phương pháp dạy học phong phú và hiện đại đi từ khối kiến thức
đại cương tới khối kiến thức chuyên ngành, trang bị cho SV các kỹ năng phù hợp và cần
thiết trong công việc.

b. Các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo
dục chuyên nghiệp được thiết kế linh hoạt và chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho SV
khi đăng ký học phần. Bên cạnh đó, các học phần tiên quyết giúp SV xây dựng được
nền tảng kiến thức vững chắc và bổ trợ lẫn nhau. Các SV đều lĩnh hội được các kỹ năng,
kiến thức và thái độ được nêu rõ trong CĐR khi kết thúc CT học.

c. Các môn học không chỉ được thiết kế và xây dựng phù hợp với CĐR mà còn
được cập nhật phù hợp với xu thế phát triển mới và có tính tương thích cao với một số
CTĐT tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới. CT dạy học được thiết kế logic,
theo trình tự hợp lý và có hệ thống. CTĐT TTTM không chỉ đáp ứng được năng lực của
SV tốt nghiệp mà SV còn có khả năng đáp ứng và thích nghi cao trong các công việc
thuộc nhiều lĩnh vực trên thị trường lao động.

Tiêu chuẩn 4:

a. Triết lý giáo dục được tuyên bố rõ ràng, có cập nhật (bản cập nhật mới nhất
180

tháng 01/2019). Triết lý giáo dục được phổ biến tới các bên liên quan và người học chủ
yếu bằng hình thức phổ biến là văn bản, báo điện tử và trong CTĐT.

b. CĐR được xây dựng từ đầu, rõ ràng. Các phương pháp giảng dạy và học tập
bám sát CĐR.

c. Các hoạt động dạy và học được thiết kế giúp thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ
năng đặc biệt là kỹ năng phân tích, tự nghiên cứu, từ đó góp phần thúc đẩy khả năng
học tập suốt đời của người học.

Tiêu chuẩn 5:

a. Đánh giá KQHT trong CT dạy học thống nhất: quá trình, quy trình, kế hoạch
và thực tiễn triển khai nhằm tương thích với CĐR của CTĐT về kiến thức, kỹ năng và
thái độ. Đánh giá KQHT của SV của CT dạy học tổng thể, đa dạng và thường xuyên và
công khai.

b. Thông tin về phương pháp đánh giá người học rất rõ ràng, đầy đủ, thường
xuyên và được công khai theo nhiều kênh để SV nắm rõ và chủ động trong quá trình
học từ tuyển sinh, quy chế của Trường về học tập và đánh giá, lịch thi và hình thức thi,
học lại, lưu ban và thông tin về quy định tốt nghiệp của SV. Thông tin được truyền đạt
trước, trong và sau khi SV tham gia các học phần, cũng như CTĐT giúp cho người học
tiếp nhận đầy đủ, kịp thời để chủ động có kế hoạch chuẩn bị tốt nhất cho các hoạt động
học tập trong từng học phần và toàn bộ CTĐT.

c. CT dạy học TTTM có tiêu chí đánh giá KQHT của SV thống nhất, rõ ràng và
đa dạng. Phương pháp và hình thức đánh giá giúp SV tích cực và chủ động trong lĩnh
hội kiến thức lý thuyết và thực hành TTTM. Phương pháp đánh giá SV trong CTĐT
luôn được cải tiến, đổi mới theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu sáng
tạo và làm việc nhóm của SV nhằm phát triển kỹ năng học tập suốt đời.

d. KQHT được công bố rõ ràng, minh bạch. Trước kỳ thi, SV được công bố điểm
chuyên cần và giữa kỳ để kịp thời có kế hoạch ôn tập cho thi cuối kỳ hoặc không tham
gia thi nếu không đủ điều kiện dự thi. Điểm thi cuối kỳ được công bố tối đa sau 2 tuần
kể từ ngày thi. SV có cơ hội biết điểm ngay khi giáo viên công bố trên trang TC do đó
SV có cơ hội được phúc tra nếu thấy điểm chưa thỏa đáng. Nếu thời gian này lâu quá sẽ
khiến cho SV không nhớ về nội dung bài thi của mình, không thuận lợi cho SV muốn
181

phúc tra. Điểm lên kịp thời và được tổng hợp đưa trên trang TC giúp SV có nội dung
trao đổi với cố vấn học tập lên kế hoạch cho các môn học tiếp theo do đó có kế hoạch
học tập phù hợp hơn.

e. Mọi SV đều có cơ hội xem xét phúc tra điểm nếu chưa thỏa đáng. Quy trình
phúc được quy định rõ ràng trong Quy trình thi kết thúc học phần, Quy trình giải quyết
khiếu nại của SV do đó SV có đủ thông tin và cơ sở để thực hiện theo đúng thời gian
quy trình phù hợp. Trong giai đoạn kiểm định, Khoa không có trường hợp SV yêu cầu
phúc tra điểm.

Tiêu chuẩn 6:

a. Trường ĐHNT có chiến lược và kế hoạch tuyển dụng đội ngũ GV để đáp ứng
nhu cầu về đào tạo, NCKH và các hoạt động PVCĐ. Nhà trường đã có quy định, quy
trình, tiêu chỉ rõ ràng, công khai và minh bạch về tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại,
từ chức và miễn nhiệm GV, bao gồm GV đã nghỉ hưu.

b. Tỷ lệ GV / người học và khối lượng công việc của đội ngũ GV được đo lường,
đối sánh thường xuyên định kỳ để điều chinh đáp ứng yêu cầu đào tạo của CT. Tiêu chỉ
đo lường rõ ràng, chi tiết và tuân thủ quy định về giáo dục đào tạo đại học.

c. Hệ thống văn bản quy định của Nhà trường và Khoa với bộ tiêu chí tuyển dụng,
bổ nhiệm, tái bổ nhiệm, miễn nhiệm cho đội ngũ GV được xác định đẩy đủ, công khai
và đạt tiêu chuẩn.

d. Năng lực GV được xác định rõ.

e. Nhu cầu về đào tạo, phát triển chuyên môn cho giáo viên được xác định và có
triển khai các hoạt động phù hợp để đáp ứng những nhu cầu này.

f. Có cơ chế đánh giá, khen thưởng để khuyến khích tinh thần của các GV. GV
nhìn chung hài lòng với công tác quản trị này.

g. Các loại hình và số lượng các hoạt động NCKH của GV, nghiên cứu viên được
xác lập, giám sát; đối sánh để cải tiến chất lượng. Việc thống kê các kết quả NCKH
được tiến hành đều đặn, công khai

Tiêu chuẩn 7:

a. Giáo viên chủ nhiệm và các GV hỗ trợ có chuyên môn tốt về chuyên ngành
182

đào tạo, sẵn sàng tư vấn hỗ trợ SV các vấn đề về đào tạo và NCKH. Đối với nhu cầu về
đào tạo và NCKH, ngoài sự hỗ trợ tích cực đến từ các cán bộ hỗ trợ tại khoa chuyên
môn, SV có thêm sự hỗ trợ của các chuyên viên Phòng QLĐT, Phòng QLKH, Thư viện.
Đối với nhu cầu về các hoạt động PVCĐ, Văn phòng Đoàn trường cùng Hội SV, CLB
chính là nơi SV được hỗ trợ rất nhiều cho các hoạt động PVCĐ, trong đó có các hoạt
động như Mùa hè xanh, Thiện nguyện…. Đặc biệt với sự ra đời của Trung tâm Hỗ trợ
SV, các SV nhận được sự hỗ trợ rất tích cực từ Nhà trường và các cán bộ tại đây khi có
bất kỳ vướng mắc hoặc có nhu cầu cần giải đáp thông tin.

b. Tiêu chí tuyển dụng được xác định rõ ràng, phổ biến công khai qua nhiều kênh
thông tin khác nhau. Quy trình tuyển dụng đội ngũ VC hỗ trợ được xác định chặt chẽ,
rõ ràng. Quy chế, điều chuyển về bổ nhiệm, nâng bậc được công bố rõ ràng, công khai
đúng quy định.

c. Các quy định về đánh giá cán bộ được xây dựng và phổ biến rộng rãi. Việc
thực hiện đánh giá đảm bảo đúng quy trình đã đề ra từ bước TĐG đến đơn vị đánh giá
và Hội đồng thi đua khen thưởng của Nhà trường.

d. Trường chú trọng công tác xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch, triển khai
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên hỗ trợ CTĐT. Các khóa đào tạo và phát
triển đội ngũ đều được triển khai theo Kế hoạch phát triển đội ngũ với sự hỗ trợ tài chính
tối đa từ Trường. Một số CTĐT bồi dưỡng khác Trường vẫn xem xét hỗ trợ tài chính
khi có đề xuất của cán bộ chuyên viên.

e. Nhà trường cần xây dựng hệ thống quy định, quy chế làm việc cụ thể và chặt
chẽ với cách tính giờ làm việc rất cụ thể cho từng đầu công việc nên có thể căn cứ để
đánh giá hiệu quả và thành tính các cá nhân. Ngoài các danh hiệu được Bộ quy định (có
hạn chế số lượng), Trường còn có thêm Giấy khen Hiệu trưởng nhằm công nhận và khen
thưởng cho các cá nhân có thành tích tốt trong năm học, đây là quy định rất hữu hiệu
trong việc động viên và công nhận nỗ lực và thành tích làm việc của các cán bộ hỗ trợ.

Tiêu chuẩn 8:

a. Chính sách tuyển sinh được xác định rõ ràng, đầy đủ, chi tiết theo đúng quy
định, được cập nhật thường xuyên phù hợp với điều kiện và nhu cầu nhân lực, được
công bố công khai trên các kênh thông tin dành cho người học. Chính sách tuyển sinh
183

được xây dựng đúng theo quy định, có căn cứ trên ý kiến đóng góp của các bên liên
quan và phân tích nhu cầu về nhân lực.

b. Tiêu chí và phương pháp tuyển chọn người học được xác định rõ ràng trong
Đề án tuyển sinh, Thông báo tuyển sinh của Nhà trường trên cơ sở ý kiến của các bên
liên quan, được đánh giá hàng năm và được công bố công khai cho người học.

c. Hệ thống giám sát người học được thiết kế hiệu quả, góp phần quản lý người
học một cách khoa học. Ngoài ra, đây cũng là một công cụ hữu ích cho cả gia đình, Nhà
trường và giáo viên theo dõi được tiến độ cũng như KQHT của SV một cách dễ dàng.

d. Hoạt động hỗ trợ SV được coi là một trong những điểm mạnh của Nhà trường.
Các CT hỗ trợ SV đã và đang phát triển kỹ năng của SV Trường ĐHNT để đáp ứng với
nhu cầu của thị trường làm việc. Đội ngũ giáo viên và chuyên gia tư vấn trẻ và có cách
tiếp cận linh hoạt phù hợp với tâm sinh lý SV. Các CLB đặc biệt là CLB tiếng Trung
trực thuộc khoa với những hoạt động chuyên môn hiệu quả và thiết thực, đã và đang góp
phần nâng cao chất lượng CTĐT cho SV trong và ngoài khoa.

e. Môi trường sinh hoạt học tập văn minh, tạo điều kiện cho SV bộc lộ và phát
triển khả năng. Đội ngũ giáo viên và chuyên gia tư vấn trẻ và có các tiếp cận linh hoạt
phù hợp với tâm sinh lý SV.

Tiêu chuẩn 9:

a. Nhà trường đã có một bước phát triển vượt bậc trong công tác đầu tư CSVC,
đáp ứng đủ kế hoạch đào tạo của Nhà trường. Một số phòng học lớn, phòng học nhỏ
không phù hợp với công năng, hoạt động đã được Nhà trường thay đổi mục đích sử dụng
để khai thác triệt để và có hiệu quả nguồn CSVC này. Bên cạnh đó, Nhà trường chú
trọng đầu tư đồng bộ các trang thiết bị dạy, học và NCKH. Tần suất sử dụng phòng học
và trang thiết bị có thể nói tới mức tối đa. Việc bảo quản, giữ gìn trang thiết bị được Nhà
trường quan tâm, nhắc nhở thường xuyên, do vậy, việc sử dụng trang thiết bị rất thiết
thực và hiệu quả. Đồng thời, Nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất về
phòng làm việc cho cán bộ, GV, sắp xếp hợp lý thuận tiện cho việc triển khai các nhiệm
vụ của từng đơn vị.

b. Nhà trường luôn chú trọng đầu tư CSVC, trang thiết bị hiện đại và phần mềm
quản lý chuyên dụng cho Thư viện, hệ thống máy chủ cấu hình lớn, đường truyền tốc
184

độ cao. Nguồn lực thông tin ngày càng đa dạng và phong phú (bao gồm cả tài liệu truyền
thống và các nguồn tin điện tử) đảm bảo đáp ứng tương đối đầy đủ những yêu cầu cơ
bản của công tác đào tạo và NCKH trong Nhà trường. Ngoài ra, Khoa luôn nỗ lực bổ
sung vào thư viện của Khoa nguồn học liệu cập nhật nhất cho CTĐT TTTM của Khoa.

c. Nhà trường luôn quan tâm cải tạo, đầu tư mới hệ thống các phòng thí nghiệm,
thực hành với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và
NCKH của tất cả các CTĐT nói chung và CTĐT của Khoa nói riêng. Các phòng thí
nghiệm, thực hành được đầu tư phù hợp với thực tế của từng CTĐT.

d. Nhà trường đã đầu tư tập trung và liên tục, phòng máy chủ, hệ thống mạng bao
gồm đường truyền, thiết bị mạng, hệ thống wifi hệ thống máy tính cho các phòng thi,
điện, các phần mềm... đầy đủ để hoạt động liên tục. Với cơ sở hạ tầng về nhân sự, đường
truyền, các phần mềm, thiết bị mạng và máy tính đảm bảo phục vụ tốt cho hơn 751 cán
bộ, GV và khoảng 14.848 SV chính quy trong công tác giảng dạy và học tập.

e. Công tác đảm bảo môi trường, sức khỏe và an toàn trong Nhà trường luôn được
đầu tư, sẵn sàng ứng phó kịp thời với các tình huống xảy ra, đảm bảo an toàn về môi
trường, sức khỏe cho con người và tài sản. Nhà trường luôn quan tâm đến vấn đề con
người và trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy, đáp ứng kịp thời
khi có sự cố cháy xảy ra.

Tiêu chuẩn 10:

a. Kết quả khảo sát ý kiến của SV đối với chất lượng CTĐT của Nhà trường trước
cho thấy mức độ hài lòng chung của SV với các CTĐT của Nhà trường nói chung khá
cao, đều trên 85%, đáp ứng được kỳ vọng của SV. SV cũng thấy bản thân mình đã được
trang bị kỹ năng cũng như kiến thức cho nghề nghiệp bản thân địn hướng. Bên cạnh đó,
người học cũng được bồi dưỡng phảm chất đạo đức cho nghề nghiệp tương lai. Đặc biệt,
SV thấy môi trường học thuật đảm bảo tính nghiêm túc và chuẩn mực. SV cũng đánh
giá khá cao chất lượng GV của Khoa (đạt >4/5 điểm) và luôn nhiệt tình trong giảng dạy
cũng như trong cuộc sống, hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp tương lai.

b. Khoa đã thực hiện đúng các quy trình thiết kế và phát triển CTĐT theo quy
định của GDĐT cũng như quy định của Trường.

c. Khoa đã thực hiện đúng quy định về hoạt động đánh giá SV. Tất các các hình
185

thức đánh giá đều được đề cập cụ thể trong ĐCHP và phổ biến rõ ràng cho SV khi vào
đầu khóa học cũng như buổi đầu môn học. Về hình thức KTĐG học lực SV, Khoa đã
thực hiện đa dạng hóa các bài kiểm tra. Với một số môn, SV còn được yêu cầu thuyết
trình, viết tiểu luận. Ngoài đánh giá năng lực của SV, Khoa còn tiến hành đánh giá quá
trình rèn luyện của SV theo học kỳ và theo năm học theo quy định của Nhà trường, điều
này được thể hiện bằng kết quả Đánh giá kết quả rèn luyện của SV.

d. Đội ngũ GV tích cực áp dụng các kết quả NCKH vào đổi mới, cải tiến hoạt
động dạy và học của CTĐT TTTM; Gia tăng số lượng và chất lượng hoạt động NCKH
của GV, đổi mới phương pháo dạy và học cũng như nâng cao năng lực giảng dạy và
NCKH của GV; Phong trào SV NCKH của Khoa rất cao. Hàng năm, SV chuyên ngành
TTTM đều tham gia SV NCKH và đều giành được giải cao và được đánh giá cao từ
trước tới nay.

e. Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và trang thiết bị của thư viện, phòng học, khối
văn phòng hàng năm đều được Nhà trường định kỳ bảo trì hoặc bổ sung mới hàng năm.
Ví dụ, tháng 6/2019, Nhà trường đưa vào sử dụng tầng 1 tòa nhà 7 tầng như phòng học
hiện đại cho SV, tháng 4/2020 Nhà trường tiếp tục đưa vào sử dụng khu nhà F, nơi gặp
gỡ mới của SV.

f. Cơ chế thu thập ý kiến phản hồi được triển khai tuân theo quy định của Trường
thông qua một kênh duy nhất là hệ thống khảo sát trực tuyến của Trường do KT&ĐBCL
phụ trách. Các thông tin thu thập được bao phủ các nhóm đối tượng từ SV đang học,
GV, cựu SV, NTD và nội dung khảo sát được điều chỉnh hằng năm.

Tiêu chuẩn 11:

a. Khoa có thực hiện việc đối sánh tỉ lệ tốt nghiệp, thôi học của năm trước và năm
sau và có biện pháp cải thiện. Cụ thể là Khoa có tiến hành đánh giá rèn luyện các SV
của CTĐT, trong đó có kê khai đánh giá KQHT của người học tham gia CTĐT. Dựa
trên thống kê về tỷ lệ thôi học và tỷ lệ tốt nghiệp của SV theo từng năm, Khoa kết hợp
với Phòng QLĐT thực hiện tìm hiểu, phân tích nguyên nhân, đề xuất các biện pháp khả
thi để hỗ trợ người học tốt nghiệp hiệu quả. Các giáo viên chủ nhiệm là những người
nắm rõ nhất tình hình của SV trong lớp mình phụ trách, sẽ nắm được tỷ lệ thôi học và
tỷ lệ tốt nghiệp của lớp mình. Ngay khi có trường hợp thôi học hoặc không được tốt
186

nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân và thu thập thông tin, báo cáo lên Ban chủ nhiệm. Khi
đã nắm rõ nguyên nhân thì sẽ hội ý để đề xuất các biện pháp giúp đỡ kịp thời trường
hợp các em có thể sẽ phải bỏ học vì lý do gia đình, lý do kinh tế ... (trừ các trường hợp
có lý do là đi học chuyển tiếp sang trường nước ngoài). Cứ như vậy, hàng kỳ, Giáo viên
chủ nhiệm luôn theo dõi KQHT và đôn đốc nhắc nhở SV lớp mình chủ nhiệm.

b. Công tác xác định, giám sát và đối sánh tỷ lệ SV theo thời gian tốt nghiệp trung
bình hàng năm đối với CTĐT TTTM được thực hiện liên tục theo khóa học. Đối với
những trường hợp nghỉ học giữa chừng vì các nguyên nhân bên trên các GVCN đã tiến
hành tìm hiểu và trao đổi với gia đình để có phương án động viên SV để vượt qua giai
đoạn khó khăn, dù muộn nhưng vẫn cố gắng hoàn thành CT học để tốt nghiệp ra trường.

c. SV ra trường nhanh chóng tìm được việc làm, ngày càng đáp ứng yêu cầu về
lao động trình độ cao trên thị trường.

d. Công tác NCKH của SV được hỗ trợ tối đa, tuy số lượng đề tài không nhiều
nhưng chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu, thể hiện qua bảng thành tích SV NCKH
của SV TTTM.

e. Hoạt động đánh giá mức độ hài lòng của các bên liên quan được Nhà trường
cũng như Khoa đặc biệt quan tâm. Mức độ hài lòng của các bên liên quan được xác lập,
giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng đã trở thành một nét văn hóa trong hoạt động
của Nhà trường cũng như Khoa.

3.2. Tóm tắt điểm tồn tại

Tiêu chuẩn 1:

a. Quá trình rà soát, điều chỉnh và cập nhật mục tiêu của CTĐT còn gặp khó khăn
do chưa lấy được số lượng lớn ý kiến phản hồi từ cựu người học. Trường và Khoa chưa
tiến hành điều tra hàng năm nhằm nắm bắt và đánh giá những thay đổi trong nhu cầu
của thị trường lao động.

b. Do số lượng SV tốt nghiệp còn ít, việc lấy ý kiến phản hồi của cựu người học
còn chưa đảm bảo về quy mô. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, thị trường có
những biến động lớn trong xu hướng sử dụng lao động. Do đó, CĐR cần được cập nhật
thường xuyên hơn.
187

c. Mặc dù Khoa định kỳ tổ chức khảo sát và lấy ý kiến các NTD về mức độ tương
thích của CĐR với yêu cầu của các NTD nhưng do kinh phí và thời gian hạn chế nên số
lượng NTD tham gia khảo sát và lấy ý kiến với quy mô và số lượng chưa nhiều. Do đó
các ý kiến đóng góp của họ đưa ra có thể chưa đầy đủ và toàn diện. Bên cạnh đó, việc
khảo sát SV đã tốt nghiệp về tình trạng việc làm được tổ chức thường xuyên song đôi
khi có những SV trả lời phiếu khảo sát chỉ mang tính hình thức với những câu trả lời
có/không mà không đưa ra ý kiến đóng góp cụ thể về CTĐT.

Tiêu chuẩn 2:

a. Bản mô tả CTĐT chưa làm rõ được vấn đề tiến độ học vượt của người học.
Đây có thể coi là tồn tại của bản mô tả CTĐT chuyên ngành TTTM.

b. Học liệu của một số học phần còn đơn điệu, chưa cập nhật.

c. Các kênh thông tin để phổ biến về CTĐT TTTM chưa đa dạng. Ngoài các kênh
thông tin trên, Khoa còn có thể giới thiệu CTĐT TTTM thông qua các tài liệu ở Thư
viện Nhà trường để SV tham khảo, hoặc phổ biến về CTĐT qua các buổi gặp gỡ SV,
phụ huynh, NTD. Ngoài ra, bản mô tả CTĐT và các ĐCHP TTTM chưa được khảo sát
ý kiến các bên liên quan (người học, phụ huynh, NTD) về cách thức, khả năng tiếp cận
và cách thức sử dụng. Đây là một điểm tồn tại cần sớm được khắc phục để cập nhật và
đảm bảo tính dễ dàng tiếp cận của Bản mô tả CTĐT và các ĐCHP TTTM.

Tiêu chuẩn 3:

a. Số lượng học phần tự chọn còn hơi khiêm tốn, Khoa có thể tiến hành rà soát
và điều chỉnh một số học phần tự chọn của SV.

b. Một vài học phần còn hơi mang nặng tính lý thuyết như các môn thuộc khối
kiến thức giáo dục đại cương nên có thể dễ làm nảy sinh tâm lý chán nản, thiếu sự hứng
thú trong quá trình học tập của SV. Bên cạnh đó, khoa nên tiến hành khảo sát mức độ
đáp ứng nhu cầu việc làm từ phía NTD để có cái nhìn đa chiều về việc đáp ứng CĐR.

c. Một số môn học điều kiện tiên quyết chỉ được giảng dạy trong một số học kỳ
nhất định nên SV có thể gặp trường hợp học dồn dập nhiều môn trong một học kỳ, thiếu
đi sự linh động trong việc chọn môn cho SV.

Tiêu chuẩn 4:
188

a. Triết lý giáo dục chưa có trên website của Trường, lượng truy cập của các
trang báo điện tử cá nhân của trường chưa cao nên khả năng phổ biến tới các bên liên
quan còn hạn chế. CTĐT tuy rằng có tiếp cận triết lý giáo dục của trường nhưng còn
chưa thật rõ ràng và mang tính đặc thù riêng của chuyên ngành đào tạo TTTM.

b. CĐR được xây dựng tuy khá đầy đủ nhưng còn đơn giản, từng kiến thức, kỹ
năng cụ thể còn sơ sài nên phương pháp giảng dạy và học tập chưa hoàn toàn tập trung
vào những kiến thức, kỹ năng đặc thù của CTĐT.

c. CĐR chưa nêu cụ thể rõ ràng về khả năng học tập suốt đời, các môn học tự
chọn yêu cầu kỹ năng phân tích, tổng hợp, nghiên cứu cao vẫn chưa được đưa vào giảng
dạy (lý thuyết trò chơi...)

Tiêu chuẩn 5:

a. Kênh tiếp cận tài liệu hướng dẫn thống nhất tổng hợp các quy trình / quy định
đánh giá KQHT của SV trong CT dạy học chưa đa dạng.

b. Việc phản hồi KQHT của SV chủ yếu vẫn thực hiện theo các phương thức
truyền thống, chưa đa dạng và tiên tiến để GV, SV, các phòng ban chức năng dễ dàng
tiếp cận.

c. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ đánh giá KQHT cho GV
trong CTĐT TTTM còn hạn chế.

d. Trong một số trường hợp GV chưa công bố kết quả kịp thời theo quy định.
Đôi khi có nhiều người truy cập trang TC bị lỗi dẫn đến viêc đưa điểm lên trang TC
không thực hiện được. Điều này ảnh hưởng đến việc đăng ký các môn học tiếp theo của
SV, đặc biệt là những SV học ghép hoặc SV chuẩn bị tốt nghiệp.

e. Việc SV phải làm đơn phúc tra bằng văn bản khiến cho SV có chút e dè ngại
phúc tra. Khoa chưa có Bộ công cụ trực tuyến giúp SV gửi đi nhanh chóng các yêu cầu
về khiếu nại học tập để rút ngắn thời gian và thủ tục hành chính. Hơn nữa thời gian khiếu
nại phụ thuộc vào thời gian GV đưa điểm chính thức, một số giáo viên đưa điểm lên
trang TC còn chậm SV bị động về thời gian khiếu nại. Thời hạn giải quyết khiếu nại
cũng chưa thường xuyên được đăng trên bảng tin của khoa để nhắc nhở SV thực hiện
phúc tra đúng hạn.
189

Tiêu chuẩn 6:

a. Quy hoạch đội ngũ GV đáp ứng nhu cầu về các hoạt động PVCĐ chưa rõ và
cụ thể.

b. Nhà trường chưa có quy định cụ thể về hoạt động PVCĐ của đội ngũ GV.

c. Chưa bổ sung được nhiều đội ngũ GV trình độ cao như GS, PGS, TS từ bên
ngoài về Khoa.

d. Việc tham gia đánh giá của SV trong nhiều trường hợp còn chưa nhiều.

e. Một số khóa học ngắn hạn ở nước ngoài còn chưa dễ tiếp cận với các giáo viên
của Khoa

f. Việc đánh giá khen thưởng nhiều lúc không được khách quan, đặc biệt là thông
qua việc bỏ phiếu kín.

g. Các công bố quốc tế của Khoa còn hạn chế.

Tiêu chuẩn 7:

a. GV còn phải kiêm nhiệm vai trò của cán bộ hỗ trợ (GV đồng thời giáo viên
chủ nhiệm, cán bộ hỗ trợ), trong khi tại các phòng ban chuyên trách, mỗi chuyên viên
không phụ trách hỗ trợ riêng cho SV của từng CTĐT mà hỗ trợ chung cho toàn bộ SV
của các CTĐT khác nhau.

b. Các tiêu chí còn khá chung chung cho tất cả các phòng, ban, chưa có các tiêu
chí cụ thể ứng với từng chuyên môn nhất định. Do chưa hoàn thiện hệ thống bảng mô
tả công việc và khung năng lực chính thức cho các vị trí trong Trường, việc xác định
năng lực cán bộ còn theo hướng nặng về bằng cấp và đánh giá chủ quan.

c. Các tiêu chí đánh giá cán bộ, đặc biệt là hệ số dành cho các tiêu chí hiện chưa
hợp lý; cụ thể, tiêu chí dành cho phần kết quả công tác chỉ chiếm 35% tổng số điểm
đánh giá trong khi các tiêu chí khác như chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng,
Chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của Nhà trường và đơn vị, đạo
đức, lối sống, tinh thần kỷ luật và thái độ trong công tác, chiếm quá nhiều điểm (các tiêu
chí này được đánh giá rất cảm tính và không quyết định nhiều đến hiệu quả công việc
chung của cán bộ. Việc đánh giá năng lực của đội ngũ VC hỗ trợ CTĐT trên cơ sở khảo
sát SV và GV chưa thực hiện đầy đủ, thường xuyên hàng năm.
190

d. Các kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng chủ yếu tập trung vào hoạt động quản lý
hành chính nhà nước, chưa có mảng đào tạo bồi dưỡng liên quan đến các kỹ năng chuyên
môn của từng bộ phận (đây lại là mảng bồi dưỡng quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả
làm việc của các cán bộ hỗ trợ CTĐT); Chưa có các khảo sát chính thức từ phía cán bộ
hỗ trợ về nhu cầu đào tạo của bản thân, khảo sát từ phía SV và GV của CTĐT về năng
lực, chất lượng hỗ trợ của cán bộ để thiết kế các khóa đào tạo mang tính ứng dụng, sát
với nhu cầu năng lực thực tế của cán bộ hỗ trợ.

e. Hoạt động của Ban giám sát còn chủ yếu tập trung vào việc thực hiện quy chế
về giờ giấc làm việc, đeo thẻ, trang phục mà chưa kiểm tra được các hoạt động khác như
thái độ hỗ trợ, chất lượng hỗ trợ của cán bộ (các vấn đề này cần dựa trên việc thu thập
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để có kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể và hiệu
quả).

Tiêu chuẩn 8:

a. Mặc dù chính sách tuyển sinh được xây dựng và cập nhật hàng năm nhưng
Nhà trường chưa thể hiện được phương hướng tuyển sinh trong trung hạn và dài hạn.

b. Theo ý kiến góp ý của các bên liên quan, đánh giá kết quả thi THPTQG và kết
quả tuyển sinh giai đoạn 2015-2019 đã chỉ ra một số hạn chế của phương thức xét tuyển
sử dụng thi THPTQG. Hiện nay, tỷ lệ xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi
THPTQG vẫn duy trì ở mức cao.

c. Hệ thống TC của Nhà trường vẫn còn gặp trục trặc trong quá trình sử dụng nên
quá trình đăng ký TC cũng như cập nhật điểm còn gặp nhiều khó khăn. Lý do chính là
ngân sách của Nhà trường còn hạn chế nên chưa nâng cấp được phần mềm cũng như
chưa có đội ngũ admin hoạt động 24/24 để khắc phục các sự cố nêu trên.

d. Điều kiện CSVC Nhà trường còn hạn chế, chưa hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động
của SV, một số hoạt động còn chưa đủ phòng và địa điểm tổ chức thực hiện.. Ngân sách
dành cho hoạt động tư vấn còn hạn chế nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của SV.

e. Điều kiện CSVC Nhà trường còn hạn chế, các trang thiết bị cũng như hệ thống
phòng cháy chữa cháy, YT còn đang trong quá trình hoàn thiện

Tiêu chuẩn 9:
191

a. CSVC, trang thiết bị phục vụ việc dạy, học và NCKH trong Nhà trường đã
được đầu tư khá lớn. Tuy nhiên, do kinh phí còn hạn hẹp, một số phòng học nhỏ vẫn
chưa có máy chiếu, vẫn phải dùng máy chiếu di động, không tiện cho việc dạy và học
tại phòng học nhỏ. Khoa chưa có phòng tiếp SV riêng, việc tiếp SV còn thực hiện tại
Văn phòng Khoa. Hiện tại, phòng tự học cho SV toàn trường nói chung chưa đáp ứng
được nhu cầu của SV. SV Khoa chưa có được phòng tự học của riêng Khoa.

b. Tài liệu của Thư viện mới chỉ đáp ứng được phần nào yêu cầu của các chuyên
ngành đào tạo, nhu cầu của cán bộ, GV và người học trong Nhà trường; cơ chế phối hợp
nghiệp vụ giữa Thư viện tại Hà Nội với Thư viện của Cơ sở II và Cơ sở Quảng Ninh,
phối hợp giữa Thư viện với các Khoa/Bộmôn chuyên môn chưa thực sự hiệu quả trong
việc bổ sung, cập nhật tài liệu tham khảo phục vụ các CTĐT, NCKH và học tập. Thêm
nữa những năm gần đây, việc nhập khẩu các đầu sách tham khảo tiếng Trung đặc biệt
gặp nhiều khó khăn do khâu kiểm duyệt khắt khe từ quy định nhà nước, do vậy đến nay
GV và SV Khoa vẫn chưa thực sự có 1 thư viện sách tiếng Trung đầy đủ và cập nhật
phục vụ cho CTĐT. Tủ sách riêng của Khoa hiện bố trí tại văn phòng Khoa. Do đó, khả
năng tiếp cận của SV đối với Thư viện này còn hạn chế. Thư viện chưa có số liệu thống
kê về lượt truy cập của SV CTĐT Khoa.

c. Mặc dù đã có phòng máy, nhưng do nhu cầu sử dụng của tất cả các CTĐT đều
cao nên trong quá trình đăng ký sử dụng còn nhiều khó khăn phải xếp hàng hoặc đặt lịch
trước thời gian dài.

d. Nhà trường chưa có phần mềm chuyên dụng quản lý tần suất sử dụng máy vi
tính tại các phòng học/phòng máy tính. Số lượng phần mềm có bản quyền được sử dụng
còn ít.

e. Trừ nhà A, các khu nhà khác và các khu vệ sinh chưa được thiết kế có lưu ý
đến đặc thù nhu cầu của người khuyết tật.

Tiêu chuẩn 10:

a. Khoa đã cố gắng hằng năm tổ chức 2 lần Hội thảo NCKH cũng như tọa đàm
mời chuyên gia tới nói chuyện, góp ý kiến nhằm cải tiến đổi mới CT. Song, do một số
điều kiện khách quan cũng như chủ quan mà những hoạt động này không phải lúc nào
cũng thực hiện được. Hiện tại, trang khảo sát thu thập thông tin của Nhà trường về việc
192

lấy ý kiến phản hồi của NTD mới chỉ dừng ở các chuyên ngành kinh tế. Đối với chuyên
ngành Ngoại ngữ, ở đây là TTTM, việc lấy ý kiến này chưa được tiến hành.

b. Khoa đang trong quá trình phát triển, CTĐT cũng vì thế luôn được cập nhật,
đổi mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Chính vì vậy, nguồn nhân lực để
thực hiện công việc này và những cán bộ, giáo viên được giao nhiệm vụ này chưa được
đào tạo chuyên sâu. Với những công việc về xây dựng CTĐT chuẩn Quốc tế, họ còn
gặp nhiều lung túng, khó khăn. Quy trình điều chỉnh CĐR còn nhiều mới mẻ nên những
cán bộ giáo viên thực hiện công việc này còn chưa có nhiều kinh nghiệm, không tránh
được những sai sót.

c. Do số lượng SV ngày càng đông nên giáo viên chủ nhiệm chưa thể theo sát
từng SV trong quá trình đánh giá rèn luyện.

d. Các sản phẩm NCKH nhiều nhưng để áp dụng được vào thực tế giảng dạy
chưa phải là nhiều, mới chỉ chiếm ½ tổng số NCKH của cả Khoa; Số lượng đề tài
NCKH với các tổ chức nước ngoài hiện nay chưa có nhiều; Số lượng GV tham gia vào
các đề tài NCKH cấp Bộ trở lên còn chưa cao; Số lượng SV NCKH còn hạn chế.

e. Mặc dù hằng năm, Trường đều thực hiện việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ và
nâng cấp trang thiết bị phục vụ SV nhưng do qui mô của trường nhỏ nên thư viện phục
vụ SV cũng nhỏ. SV đến mùa thi không có đủ chỗ ngồi học bài tại thư viện. Về phía
Khoa, hiện tại Khoa chỉ có cố vấn học tập cho các lớp. Tuy nhiên, để các lớp tiếng Trung
không có một không gian riêng, khi cần hợp lớp hoặc có những hoạt động nhỏ đều phải
làm đơn xin phòng học làm nơi hoạt động. Khi các phòng học đều kín, các hoạt động
này đành rời sang cuối tuần hoặc vào thời gian khác, thậm chí không triển khai được
hoạt động này.

f. Hiện tại mới chỉ có một kênh thông tin duy nhất nhận phản hồi là
http://khaosat.edu.vn/survey. Ngoài ra số lượng SV tham gia khảo sát, nhất là cựu SV
còn chưa đầy đủ.

g. Hiện tại, trang khảo sát thu thập thông tin của Nhà trường về việc lấy ý kiến
phản hồi của NTD mới chỉ dừng ở các chuyên ngành kinh tế. Đối với chuyên ngành
Ngoại ngữ, ở đây là TTTM, việc lấy ý kiến này chưa được tiến hành.

Tiêu chuẩn 11:


193

a. Khoa đôi khi còn chưa sát sao trong công tác phối hợp với phòng QLĐT đề có
thể nắm bắt thông tin kịp thời, dẫn đến không nắm được chính xác số SV thôi học mà
không thông báo cho GVCN.

b. Chưa có nhiều SV biết và hiểu về cách thức chọn môn trong từng kỳ và có một
kế hoạch dài hạn cho suốt thời gian 4 năm học đại học nên vẫn có trường hợp 3 năm đầu
ko để ý việc lấy môn cho đủ TC, đến năm cuối dồn lại thì không còn thời gian để đăng
ký nữa, dẫn đến việc bị tốt nghiệp muộn. Đây cũng là thiếu sót do Khoa chưa hỗ trợ
được đầy đủ và kịp thời tất cả các trường hợp để SV có thể tự lập kế hoạch học tập ngay
từ năm 1 để tốt nghiệp được đúng hạn. Khoa chưa có tổ chức xem xét các biện pháp hỗ
trợ người học rút ngắn thời gian tốt nghiệp.

c. Hàng năm nên nếu căn cứ tỷ lệ SV TTTM tham gia khảo sát do KT&ĐBCL
thực hiện thì con số ko phản ánh chính xác đặc thù CTĐT của Khoa. Hơn nữa hiện Khoa
hiện vẫn chưa định kỳ tiến hành khảo sát độc lập tình trạng việc làm sau khi ra trường
của sinh CTĐT TTTM sau khi ra trường.

d. Hoạt động NCKH của SV chưa thu hút được nhiều SV tham gia, bên cạnh đó
đơn vị tài trợ và ngân sách cho NCKH của SV còn chưa nhiều.

e. Khảo sát ý kiến chưa thu hút rộng rãi các bên liên quan tham gia trả lời. Điều
này ảnh hưởng tới tính đại điện và độ tin cậy của kết quả thống kê trong báo cáo.

f. Sự tham gia của các doanh nghiệp và NTD vào công tác đào tạo và xây dựng
CTĐT còn hạn chế.

3.3. Kế hoạch hành động

Tiêu chuẩn 1:

a. Để có thể rà soát và điều chỉnh mục tiêu của CTĐT sát với thực tế và có hiệu
quả cao nhất, Nhà trường và Khoa cần phối hợp khảo sát lấy ý kiến phản hồi từ các khóa
SV đang học cũng như đã tốt nghiệp.

b. Việc khảo sát định kỳ và tổng hợp đánh giá cần làm theo đợt và phân loại kết
quả theo nhóm, ví dụ phản hồi của người học TTQ theo nhóm ngành nghề: nhóm ngân
hàng, nhóm vận tải logistic, nhóm văn phòng, nhóm dịch thuật… Phản hồi nên phân loại
theo thời gian đi làm, nhóm mới đi làm, nhóm đi làm được 3 năm, nhóm đi làm ổn định
194

trên 5 năm... Việc tổng hợp và theo dõi kết quả dưới nhiều góc độ khác nhau sẽ giúp
cho Khoa và Nhà trường có cái nhìn khách quan và toàn diện về lượng kiến thức mà
CTĐT cung cấp cho người học ở mức độ nào.

c. Khoa và Nhà trường cần giữ mối quan hệ mật thiết với các đơn vị sử dụng lao
động để định kỳ tổ chức hoạt động lấy ý kiến khảo sát các NTD về các SV đang làm
việc tại đơn vị đó. Hoạt động này giúp cho Khoa và Nhà trường sẽ đánh giá chính xác
được mức độ đáp ứng nhu cầu của CTĐT và CĐR.

d. Khoa và Nhà trường cần xây dựng kế hoạch cụ thể từ ngân sách cho tới thời
gian triển khai hoạt động khảo sát, để hoạt động đạt hiệu quả cao nhất.

Tiêu chuẩn 2:

a. Hoàn thiện bản mô tả CTĐT để khắc phục những tồn tại chưa được làm rõ về
tiến độ học vượt của người học thông qua việc rà soát điều chỉnh kết cấu CT theo hướng
linh hoạt hơn. Khoa sẽ cân nhắc giảm điều kiện tiên quyết đối với một số môn học, giúp
SV các Khóa có thể dễ dàng trong việc lựa chọn và sắp xếp thời gian học hợp lý.

b. Đối với giáo trình, học liệu hiện đang sử dụng tại Khoa, cần bổ sung hoàn thiện
quy trình theo Thông tư 04/2011/TT-BGDĐT của Bộ GĐ&ĐT.

- Đối với các môn học có sử dụng giáo trình do nhà trường biên soạn, xuất bản:
Tiến hành rà soát, chỉnh sửa, bổ sung hoặc tái bản nếu cần thiết.

- Đối với các môn học không lựa chọn được giáo trình phù hợp: Thực hiện biên
soạn mới theo quy trình biên soạn Giáo trình GDĐH của Bộ.

- Đối với các môn học đang sử dụng giáo trình của phía Trung Quốc biên soạn
và xuất bản: Cần tiến hành hoàn thiện quy trình xét duyệt giáo trình và xin phép chủ
biên, tập thể tác giả hoặc cá nhân nhà khoa học và cơ sở đào tạo đã biên soạn giáo trình
để được sử dụng giáo trình theo quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền sở
hữu trí tuệ.

- Bổ sung các đầu sách tham khảo cho các môn học, đặc biệt các môn thuộc Bộ
môn Lý thuyết tiếng và Thực hành tiếng.

c. Tăng cường, củng cố các kênh thông tin hiện có để phổ biến sâu, rộng hơn CT
CTĐT TTTM. Ngoài ra, cần tiến hành khảo sát ý kiến các bên liên quan về cách thức,
195

khả năng tiếp cận và cách thức sử dụng của bản mô tả CTĐT và các ĐCHP TTTM.

Tiêu chuẩn 3:

a. Đối với các học phần tự chọn, Khoa cần rà soát lại và bổ sung thêm vào danh
mục các học phần tự chọn để người học có nhiều lựa chọn hơn; Khoa tiến hành khảo
sát, lấy ý kiến người học về nhu cầu, mong muốn đối với các học phần tự chọn; Khoa
xây dựng và triển khai học online, dạy và học theo mô hình bài giảng điện tử đối với
một số học phần tự chọn;

b. Đối với các học phần còn mang nặng tính lý thuyết: (1) Đối với các học phần
trong khối Kiến thức đại cương: Khoa rà soát lại và có ý kiến kiến nghị với Hội đồng
khoa học Nhà trường để xem xét điều chỉnh, có thể cắt giảm số học phần ít liên quan
đến CTĐT TTTM hoặc rút bớt thời gian học tập trên lớp, tinh giản, rút bớt nội dung, kết
hợp và tăng cường học online, thay thế bằng học phần khác liên quan trực tiếp đến
CTĐT TTTM. (2) Đối với các học phần trong Khối kiến thức ngành, chuyên ngành:
Khoa rà soát lại nội dung giảng dạy của một số học phần, nhất là các học phần của Bộ
môn Lý thuyết tiếng để rút bớt thời gian học lý thuyết, tăng thời gian học thực hành.
Khoa tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của người học, NTD về mức độ cần thiết, về tỷ lệ lý
thuyết và thực hành của một số môn học và mức độ đáp ứng CĐR của một số học phần
trong CTĐT.

c. Khoa tăng thêm thời gian giảng dạy của GV bản ngữ, chuyên gia nước ngoài
hoặc thời gian giảng dạy một số chuyên đề hoặc tổ chức tọa đàm mời các nhà doanh
nghiệp có kinh nghiệm thực tế đến giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm thực tế.

d. Khoa cũng sẽ bổ sung, thay thế một số giáo trình, học liệu bổ trợ để tăng tính
thực hành, tăng thêm hứng thú cho người học và khả năng tự học, tự nghiên cứu của
người học

e. Về việc sắp xếp tiến độ, thứ tự các học phần: Khoa rà soát lại toàn bộ CT giảng
dạy và đề nghị Phòng QLĐT phối hợp để chốt lại tương đối cố định tiến độ giảng dạy
các học phần đảm bảo tính khoa học, đảm bảo điều kiện tiên quyết, tính liên thông và
người học cũng phân bổ được thời gian, tiến độ học tập hợp lý, tương đối linh hoạt
nhưng vẫn không bị dồn dập vào giai đoạn nào đó.

Tiêu chuẩn 4:
196

a. Hội đồng Khoa sẽ bổ sung triết lý giáo dục rõ ràng cho CTĐT TTTM, đưa triết
lý giáo dục được bổ sung này lên website của Trường và trang riêng của Khoa.

b. Đẩy mạnh giới thiệu triết lý giáo dục và CTĐT của Khoa lên các trang truyền
thông cá nhân của Khoa. Liên tục cập nhật triết lý giáo dục của Trường qua từng năm
học và phổ biến tới các bên liên quan.

c. Khoa và các bộ môn sẽ bổ sung chỉnh sửa CĐR trong năm học 2020-2021 và
điều chỉnh các phương pháp giảng dạy và học tập cho phù hợp với CĐR mới đã được
chỉnh sửa trong năm học 2020-2021.

d. Trong năm học mới 2020-2021, Khoa sẽ bổ sung chỉnh sửa CĐR, đưa khả
năng học tập suốt đời vào thành một đầu ra cụ thể. Ngoài ra, giao nhiệm vụ cho các thầy
cô chủ nhiệm lên kế hoạch giới thiệu kỹ hơn về các môn tự chọn của CTĐT cho SV
trong buổi sinh hoạt toàn khoá định kỳ và trong buổi gặp gỡ tân SV.

Tiêu chuẩn 5:

Từ năm học tới:

a. Nhà trường cần xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp về kết quả đánh giá KQHT
của SV, xây dựng kênh truy cập tiện ích các thông tin, tài liệu về đổi mới phương pháp,
quy trình, tiêu chí đánh giá KQHT của SV.

b. Nhà trường và Khoa tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao
nghiệp vụ đánh giá KQHT cho GV nói chung và CTĐT TTTM nói riêng.

c. TTKT&ĐBCL sử dụng các kênh truyền thông hiện đại (qua ứng dụng trên
smartphone hoặc facebook) tiếp tục thu thập ý kiến phản hồi, hỏi đáp của SV về việc
đánh giá KQHT.

d. Khoa sẽ tăng cường kiểm soát việc tuân thủ thời gian phản hồi kết quả cho SV
của các giáo viên bằng cách yêu cầu giáo viên báo cáo sau mỗi giai đoạn của mỗi kỳ.
Khoa sẽ có buổi họp thống nhất và nâng cao trách nhiệm của giáo viên để thực hiện
đúng quy định của Nhà trường trong năm học 2020 – 2021. Để nâng cao chất lượng các
phương pháp và nội dung KTĐG trong năm học 2020 – 2021, Khoa cũng đề xuất với
TTTT và Thư viện nâng cấp hệ thống mạng internet của trường để tránh các lỗi có thể
xảy ra khi giáo viên nhập điểm lên trang TC và khi SV truy cập trang TC của mình.
197

e. Khoa sẽ giám sát việc chấm thi và công bố điểm đúng hạn của giáo viên. Khoa
cũng sẽ đề xuất phát triển công cụ hỗ trợ yêu cầu phúc tra trực tuyến để giảm thời gian
và thủ tục phúc tra của SV.

Tiêu chuẩn 6:

a. Nhà trường cần có quy hoạch đội ngũ GV rõ ràng hơn để đáp ứng nhu cầu về
các hoạt động PVCĐ. Cần ban hành quy định cụ thể về hoạt động PVCĐ của đội ngũ
GV.

b. Khoa cần tích cực mời đội ngũ đội ngũ GV trình độ cao như GS, PGS, TS từ
bên ngoài về Khoa về làm việc ngắn hạn hoặc dài hạn..

c. Hỗ trợ kinh phí để các các giáo viên của Khoa có thể đi học ngắn hạn ở nước
ngoài nhiều hơn, với các khóa học không chỉ về ngôn ngữ mà cả kinh tế thương mại.

d. Đưa ra cơ chế đánh giá khen thưởng khách quan hơn, ý kiến đánh giá thu thập
từ nhiều bên liên quan.

e. Hỗ trợ kinh phí đăng bài nghiên cứu tại các Tạp chí, ấn phẩm quốc tế cho GV
trong Khoa.

Tiêu chuẩn 7:

a. Nhà trường và Phòng TCHC đang thực hiện triển khai đề án Vị trí việc làm tại
các đơn vị trong toàn Trường. Đề án việc làm hoàn thiện sẽ kiện toàn và phân bổ chức
năng công việc hợp lý hơn, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu về đào tạo, NCKH và các hoạt
động PVCĐ.

b. Ngoài ra, Nhà trường đang tích cực triển khai áp dụng các phần mềm quản lý
mới: Phần mềm TC mới đã được áp dụng từ năm học 2019-2020, Phần mềm quản lý
nhân sự đang được bàn bạc triển khai... sẽ góp phần tăng hiệu quả trong công việc của
các phòng ban và các cán bộ hỗ trợ.

c. Nhà trường cũng cần sớm ban hành tiêu chí đánh giá cán bộ, bổ sung việc đánh
giá năng lực cán bộ từ phía GV và SV.

d. Nhà trường cần có kế hoạch đào tạo liên quan tới đến kỹ năng chuyên môn
của từng bộ phận và tiến hành khảo sát chính thức nhu cầu đào tạo từ phía cán bộ, SV
và GV làm cơ sở thiết kế khóa đào tạo phù hợp với nhu cầu.
198

e. Nhà trường cần xem xét kế hoạch ngân sách phân bổ nhiều hơn cho hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên.

Tiêu chuẩn 8:

a. Nhà trường xây dựng phương hướng tuyển sinh trong trung hạn và dài hạn để
chủ động xây dựng và điều chỉnh chính sách tuyển sinh.

b. Nhà trường xây dựng phương án tuyển sinh cho năm học 2020-2021 và cho
giai đoạn 5 năm tiếp theo trong đó đưa ra các giải pháp khắc phục các hạn chế của
phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPTQG.

c. Cần xây dựng ban kỹ thuật, trực tiếp giải quyết, tư vấn các lỗi kỹ thuật trong
quá trình sử dụng. Phòng KH-TC dự toán ngân sách đối với hạng mục nâng cấp hệ thống
phần mềm TC dưới sự đồng ý của Nhà trường.

d. Trong thời gian tới, Khoa sẽ cùng phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện các
nội dung sau: (1) Phối hợp với Phòng QTTB, rà soát yêu cầu về phòng, trang thiết bị để
đảm bảo môi trường phù hợp cho SV; (2) Phối hợp với Đoàn thanh niên đánh giá và rà
soát nhu cầu ngân sách của các hoạt động SV đảm bảo đáp ứng yêu cầu ngân sách đối
với các hoạt động trọng yếu; (3) Tiếp tục phát huy các điểm mạnh sẵn có, tăng cường
đội ngũ cán bộ nhân viên và chuyên gia phù hợp phục vụ các hoạt động liên quan

e. Trong thời gian tới, Khoa sẽ cùng phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện các
nội dung sau: Phối hợp với Phòng QTTB, rà soát yêu cầu về phòng, trang thiết bị để
đảm bảo môi trường phù hợp cho SV.

Tiêu chuẩn 9:

a. Có kế hoạch tìm kiếm nguồn kinh phí để lắp đặt máy chiếu cho tất cả các
phòng học, thay thế cho các máy chiếu di động ở các phòng học nhỏ, đồng thời sắp xếp
cho Khoa có phòng tiếp SV riêng, phòng tự học riêng.

b. Trong thời gian tới, Nhà trường giao thư viện xây dựng cơ chế phối hợp trong
hoạt động nghiệp vụ thư viện, sử dụng tài nguyên chung giữa thư viện tại Hà Nội với
thư viện của Cơ sở II, Cơ sở Quảng Ninh; cơ chế phối hợp giữa thư viện với Khoa/Bộ
môn trong bổ sung, cập nhật tài liệu tham khảo phục vụ các CTĐT và NCKH của cán
bộ, GV; phục vụ học tập của người học.
199

c. Bên cạnh đó, Khoa có kế hoạch xây dựng thời gian biểu cụ thể cho SV Khoa
có thể tiếp cận và khai thác hiệu quả thư viện của Khoa.

d. Tiếp tục hoàn thiện phần mềm quản lý để có con số thống kê cụ thể về số lượt
bạn đọc truy cập, số tài liệu phục vụ hiện có, tài liệu bổ sung, thay thế cho riêng từng
CTĐT, trong đó có CTĐT của Khoa.

e. Trong thời gian tới, Nhà trường xây dựng và triển khai tích hợp các phần mềm
quản lý tiến tới xây dựng hệ thống phần mềm có bản quyền của các nhà cung cấp uy tín
trên thị trường như Microsoft, Oracle, Sap

Tiêu chuẩn 10:

a. KT&ĐBCL nên mở rộng việc lấy ý kiến của các NTD cho các khoa Ngoại
ngữ, trong có Khoa với chuyên ngành TTTM. Bên cạnh đó, Khoa nên lập ra một kênh
riêng để điều tra về nhu cầu của thị trường lao động làm cơ sở để điều chỉnh CTĐT phù
hợp với nhu cầu tuyển dụng trên thị trường.

b. Phối hợp với các doanh nghiệp tạo cơ hội cho SV đến thực tập hoặc thực hành
chuyên môn, làm quen với công việc thực tế.

c. Khoa đề xuất với Nhà trường bổ sung nguồn nhân lực để đáp ứng với chiến
lược phát triển CTĐT của Khoa.

d. Khoa đề xuất với Nhà trường tổ chức các lớp đào tạo những cán bộ, giáo viên
thực hiện công việc điều chỉnh CĐR, nắm vững những yêu cầu của công việc.

e. Khoa kiến nghị lên Nhà trường số lượng SV tối đa mà mỗi giáo viên chủ nhiệm
phải quản lý.

f. Các GV trong Khoa tích cực tham gia các hoạt động trao đổi, hợp tác nghiên
cứu với các đồng nghiệp trong và ngoài được, chú trọng tới những sản phẩm NCKH
gắn liền với hoạt động giảng dạy, trao đổi học thuật…

g. Khoa khuyến khích các SV tham gia hơn nữa vào hoạt động NCH bằng cách
tổ chức nhiều hội thảo cho SV được viết bài, giúp SV có hứng thú hơn trong học tập và
nghiên cứu.

h. Khoa đề xuất với Nhà trường mở cửa phòng học cho SV sử dụng trong thời
gian ôn thi, đẩy mạnh hơn nữa công tác cố vấn học tập cho SV.
200

i. Khoa xin thêm Nhà trường một phòng sinh hoạt chung dành cho giáo viên và
SV Khoa.

j. Từ năm học 2020-2021 trở đi, KT&ĐBCL nên thiết lập thêm kênh thu thập ý
kiến đa dạng, phù hợp với từng nhóm đánh giá, trong đó có SV chuyên ngành TTTM.

k. Khuyến khích hơn nữa cựu SV tham gia điều tra nhằm có những thông tin
chính xác hơn nữa về thị trường việc làm cho SV Ngoại Thương

Tiêu chuẩn 11:

a. Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại, phát huy những điểm mạnh, các Bộ
môn, Khoa sẽ phối hợp với Nhà trường tiếp tục các hoạt động theo dõi sát sao SV trong
quá trình học để không SV nào bị tụt lại phía sau dẫn đến tình trạng phải thôi học. Sẽ
phải có sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa Nhà trường (cụ thể là Khoa, giáo viên chủ
nhiệm) và gia đình (phụ huynh SV) để kịp thời nhắc nhở SV trong suốt thời gian học tại
trường để đảm bảo các em theo và hoàn thành được CT học. Mọi người sẽ cùng chia sẻ
thông tin về các trường hợp của lớp mình và áp dụng các biện pháp cần thiết. Mục tiêu
là giảm tỷ lệ thôi học xuống mức thấp nhất có thể (trừ các trường hợp đi chuyển tiếp
sang trường nước ngoài).

b. Tổ chức các cuộc hội thảo, toạ đàm, trao đổi về kết quả đầu ra của CTĐT, phân
tích nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đầu ra để kịp thời có kế hoạch, giải
pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giảng dạy và đào tạo của CTĐT

c. Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại, phát huy những điểm mạnh, các GV
Khoa phối hợp với Khoa và Nhà trường thúc đẩy phong trào học tập cho các SV, hỗ trợ
khi SV gặp khó khăn trong việc đăng ký TC để hoàn thành được đầy đủ các điều kiện,
giúp SV lên kế hoạch cụ thể cho 4 năm đại học.

d. Ngoài ra trong năm 2019-2020 Khoa phối hợp với Phòng QLĐT xây đựng đề
án đánh ra năng lực tiếng Trung đầu vào với các bạn thi khối D4, từ đó xét miễn 1 số
học phần tiếng Trung giai đoạn cơ sở tạo tiền đề hỗ trợ SV chuyên ngành TTTM có thể
tốt nghiệp sớm hoặc học song song hai chuyên ngành tại trường ĐHNT mà vẫn tốt
nghiệp sau 4 năm học

e. Khoa cần phối hợp với Nhà trường tiếp tục duy trì và quảng bá nhiều hơn nữa
để CTĐT TTTM ngày càng lớn mạnh; hàng năm tiến hành khảo sát độc lập các khóa
201

SV sau khi ra trường 1 năm. Đồng thời, trong năm 2019-2020 Khoa xây dựng xong CT
TTTM CLC giúp tăng chỉ tiêu tuyển sinh của ngành học, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân
lực tiếng Trung CLC của thị trường lao động.

f. Các GV Khoa phối hợp với Khoa và Nhà trường thúc đẩy phong trào cũng như
niềm đam mê NCKH cho các SV, quảng bá CT cũng như tìm kiếm các đơn vị tài trợ
nhiều hơn nữa nhằm thúc đẩy phong trào SV NCKH.

g. Khoa cần xây dựng chiến lược và kế hoạch để hợp tác với doanh nghiệp và
NTD tham gia quá trình đào tạo và xây dựng CTĐT, nhằm phát triển CTĐT TTTM sẽ
ngày càng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là lao động trình độ cao.

h. Trong tương lai khi số SV tốt nghiệp nhiều hơn nữa, Khoa sẽ mở rộng quy mô
các cuộc điều tra khảo sát, tới các đối tượng khác như giáo viên, nhà quản lý v.v.

3.4.Tổng hợp kết quả tự đánh giá CTĐT

Tên cơ sở giáo dục: Trường ĐHNT

Mã: NTH06

Tên CTĐT: CTĐT TTTM

Mã CTĐT: 7220204
Thang đánh giá Tổng hợp theo tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn, Chưa đạt Đạt Mức Tỷ lệ số
trung Số tiêu
tiêu chí tiêu chí
       bình chí đạt đạt (%)
Tiêu chuẩn 1
Tiêu chí 1.1 5
5 3 100%
Tiêu chí 1.2 5
Tiêu chí 1.3 5
Tiêu chuẩn 2
Tiêu chí 2.1 5
5 3 100%
Tiêu chí 2.2 5
Tiêu chí 2.3 5
Tiêu chuẩn 3
Tiêu chí 3.1 5
5 3 100%
Tiêu chí 3.2 5
Tiêu chí 3.3 5
202

Tiêu chuẩn 4
Tiêu chí 4.1 4
4,33 3 100%
Tiêu chí 4.2 5
Tiêu chí 4.3 4
Tiêu chuẩn 5
Tiêu chí 5.1 5
Tiêu chí 5.2 5
5,20 5 100%
Tiêu chí 5.3 5
Tiêu chí 5.4 6
Tiêu chí 5.5 5
Tiêu chuẩn 6
Tiêu chí 6.1 5
Tiêu chí 6.2 5
Tiêu chí 6.3 5
5 7 100%
Tiêu chí 6.4 5
Tiêu chí 6.5 5
Tiêu chí 6.6 5
Tiêu chí 6.7 5
Tiêu chuẩn 7
Tiêu chí 7.1 4
Tiêu chí 7.2 5
4,80 5 100%
Tiêu chí 7.3 5
Tiêu chí 7.4 5
Tiêu chí 7.5 5
Tiêu chuẩn 8
Tiêu chí 8.1 6
Tiêu chí 8.2 5
5 5 100%
Tiêu chí 8.3 5
Tiêu chí 8.4 5
Tiêu chí 8.5 4
Tiêu chuẩn 9
Tiêu chí 9.1 4
Tiêu chí 9.2 4
4,20 5 100%
Tiêu chí 9.3 4
Tiêu chí 9.4 5
Tiêu chí 9.5 4
Tiêu chuẩn 10
Tiêu chí 10.1 5 4,5 6 100%
Tiêu chí 10.2 4
203

Tiêu chí 10.3 5


Tiêu chí 10.4 4
Tiêu chí 10.5 4
Tiêu chí 10.6 5
Tiêu chuẩn 11
Tiêu chí 11.1 4
Tiêu chí 11.2 4
4 5 100%
Tiêu chí 11.3 4
Tiêu chí 11.4 4
Tiêu chí 11.5 4
Đánh giá chung 4,73 50 100%

Hà Nội, ngày ........ tháng 3 năm 2021

Hiệu trưởng

PGS, TS Bùi Anh Tuấn


204

PHẦN IV. PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. CƠ SỞ DỮ LIỆU KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH


ĐÀO TẠO

Thời điểm báo cáo: Tính đến ngày 31/12/2020


I. Thông tin chung về cơ sở giáo dục
1. Tên cơ sở giáo dục (theo Quyết định thành lập)
- Tiếng Việt: Trường Đại học Ngoại thương
- Tiếng Anh: Foreign Trade University
2. Tên viết tắt của cơ sở giáo dục
- Tiếng Việt: ĐHNT
- Tiếng Anh: FTU
3. Tên trước đây (nếu có):
4. Cơ quan/Bộ chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo
5. Địa chỉ: 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
6. Thông tin liên hệ: Điện thoại: 02432595158 Số fax
7. E-mail: info@ftu.edu.vn Website: www.ftu.edu.vn
8. Năm thành lập cơ sở giáo dục (theo quyết định thành lập): 1960
9. Thời gian bắt đầu đào tạo khóa I: 1960
10. Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khoá I: 1965
11. Loại hình cơ sở giáo dục:

Công lập ☒ Bán công ☐ Dân lập ☐ Tư thục ☐

Loại hình khác (đề nghị ghi rõ).............................................................

II. Thông tin chung về đơn vị thực hiện chương trình đào tạo
12. Tên Khoa/Bộ môn thực hiện CTĐT (theo Quyết định thành lập)
- Tiếng Việt: Khoa tiếng Trung
- Tiếng Anh: Faculty of Chinese
13. Tên viết tắt của Khoa/Bộ môn thực hiện CTĐT:
- Tiếng Việt: TT
- Tiếng Anh: FC
205

14. Tên trước đây (nếu có): .............................................................................


15. Tên CTĐT
- Tiếng Việt: Tiếng Trung thương mại
- Tiếng Anh: Bachelor of Chinese Business
16. Mã CTĐT: 7220204
17. Tên trước đây của CTĐT (nếu có): .......................................
18. Địa chỉ của Khoa/Bộ môn thực hiện CTĐT: phòng B302, nhà B, trường Đại học
Ngoại Thương, 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
19. Số điện thoại liên hệ: (024) 38356800 Số fax: ……………………………
20. E-mail: khoatiengtrung@ftu.edu.vn Website: http://chinese.ftu.edu.vn/
21. Năm thành lập Khoa/Bộ môn (theo Quyết định thành lập): 2006
22. Thời gian bắt đầu đào tạo khóa I (của CTĐT): 2006
23. Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khóa I (của CTĐT): 2010

III. Giới thiệu khái quát về đơn vị thực hiện chương trình đào tạo
24. Khái quát về lịch sử phát triển, tóm tắt thành tích nổi bật của đơn vị thực hiện
CTĐT
Ngay từ những năm đầu thành lập, Đảng ủy, BGH Trường ĐHNT đã rất chú
trọng đến phát triển và đào tạo ngoại ngữ, coi việc đào tạo ngoại ngữ là một trong những
chiến lược quan trọng của Nhà trường. TTQ là một trong những ngoại ngữ có số lượng
người sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Do đó, để phục vụ cho hoạt động kinh tế đối
ngoại chung của đất nước trong thời kỳ đó, năm 1996, Trường ĐHNT quyết định thành
lập Bộ môn Trung văn – trực thuộc Khoa Ngoại ngữ. Bộ môn Trung văn đã trở thành
một trong những địa chỉ đào tạo tiếng Trung sớm nhất trong cả nước, đặc biệt là tiếng
Trung chuyên ngành Kinh tế đối ngoại. Năm 2006, Trường ĐHNT quyết định thành lập
Khoa để thực hiện tốt hơn nữa sứ mạng, mục tiêu đào tạo và nghiên cứu của Nhà trường,
Khoa xây dựng CTĐT TTTM, mở ra một chuyên ngành mới, đáp dứng nhu cầu hội
nhập, nhất là nguồn nhân lực kép vừa giỏi chuyên môn và nghiệp vụ ngoại thương.
Cơ cấu tổ chức của Khoa: Ban Chủ nhiệm Khoa, Hội đồng khoa, Tổ ĐBCL,
thư ký và 3 Bộ môn, bao gồm: Bộ môn tiếng Thực hành tiếng, Bộ môn Lý thuyết tiếng,
Bộ môn TTTM. Khoa có 14 GV cơ hữu, bao gồm 5 TS và 9 ThS, trong đó có 7 NCS
và sau TS.
Khoa phụ trách đào tạo 02 CTĐT trình độ đại học, trong đó 01 CTĐT CLC
206

TTTM, 01 CTĐT đại trà TTTM; và giảng dạy ngoại ngữ 2 cho Khối ngành Kinh tế
thương mại và Ngôn ngữ thương mại.

CTĐT TTTM được triển khai từ năm học 2006 và đã trải qua nhiều lần rà soát,
điều chỉnh, gần đây vào năm 2014, 2016, 2017, 2018, 2019, trong đó năm 2016, 2018
ghi nhận các điểm cần điều chỉnh (chưa thực hiện điều chỉnh thực tế), năm 2017, 2019
tiến hành điều chỉnh căn cứ vào ý kiến phản hồi của các bên liên quan về CTĐT. Việc
điều chỉnh này đã nâng cao chất lượng của CTĐT, đưa CTĐT tiếp cận được gần hơn
với người học và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của NTD.

CTĐT được thiết kế theo mô hình liên ngành, kết hợp đa ngành và tuân thủ các
quy định chuẩn của GDĐT. CTĐT được xây dựng trên nguyên tắc đào tạo nền tảng cơ
bản, mở, linh hoạt, có sự tham khảo CTĐT của các trường đại học trong và ngoài nước,
đảm bảo CT vừa có điểm tương đồng, vừa có điểm khác biệt, vừa đảm bảo được tính
liên thông, vừa ĐBCL, trang bị kiến thức, kỹ năng toàn diện, CLC về ngôn ngữ Trung
Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, có phẩm chất, chính trị đạo đức tốt. Sau khi
tốt nghiệp, SV có thể sử dụng thành thạo TTTM, có khả năng vận dụng các kiến thức
cơ bản về kinh tế, thương mại trong giao tiếp và công việc, có năng lực biên dịch, phiên
dịch, nghiên cứu trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại; có kỹ năng làm việc, kỹ năng
phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, có năng lực tự chủ và chịu trách
nhiệm,đáp ứng được với yêu cầu của xã hội trong xu thế hội nhập.

- Về giáo viên: Giáo viên tham gia giảng dạy đều có trình độ từ ThS trở lên ở
các chuyên ngành ngôn ngữ Hán, các chuyên ngành Kinh tế/ Kinh doanh/ QTKD/
Thương mại/ Tài chính Ngân hàng/ Marketing v.v...; có năng lực giảng dạy tốt, trách
nhiệm và lòng yêu nghề.

- Về phương pháp giảng dạy: Với phương châm lấy thước đo CĐR đào tạo phục
vụ tốt cho doanh nghiệp và xã hội, nên phương pháp giảng học chủ yếu áp dụng phương
pháp chủ động tích cực, lấy học sinh là trung tâm; chú trọng phát triển các kỹ năng nghề
nghiệp, kỹ năng mềm, giờ học thực hành có thể áp dụng các hình thức: thảo luận nhóm,
thực hành tại cơ sở thực hành của trường, khảo sát thực tế, thực hành, thực tập tại cơ
quan, doanh nghiệp và viết báo cáo.
207

- Về người học: Có động lực học tập, có tinh thần học hỏi, tích cực chủ động tự
nghiên cứu trong học tập.

- Về CSVC: Có đủ và đảm bảo tiêu chuẩn về phòng học lý thuyết, thực hành,
phòng tin học, ngoại ngữ, thiết bị dụng cụ nghe nhìn,…; Khoa có đầy đủ giáo trình,
sách báo, tạp chí, để giáo viên và SV nghiên cứu, cập nhật kiến thức; có cơ hội cho giáo
viên, SV tham gia thực tập, tham quan, khảo sát tại các cơ quan, doanh nghiệp trong và
ngoài nước.

Với định hướng liên ngành và đa ngành, SV tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị
trí việc làm liên quan tới tiếng Trung (phiên dịch, biên dịch, giảng dạy) hoặc các vị trí
việc làm liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại tại các cơ quan Nhà nước,
các Bộ, Ngành, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, các doanh nghiệp, các văn phòng đại
diện, các công ty trong văn phòng đại diện, các doanh nghiệp trong và ngoài nước có
sử dụng TTQ và có thể tiếp tục học lên bậc ThS và TS ở trong nước hoặc nước ngoài
với định hướng ngôn ngữ hoặc thương mại quốc tế.
Nhận thức được người thầy là một trong những nhân tố quan trọng quyết định
đến chất lượng đào tạo, nên trong suốt quá trình phát triển, Nhà trường và Khoa đã rất
chú trọng công tác xây dựng đội ngũ. Từ lúc đội ngũ GV rất mỏng chỉ có 2 đến 3 thầy
cô, đến nay Khoa đã xây dựng được một đội ngũ những con người tâm huyết với nghề,
chuyên nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu, năng động trong cuộc sống với 15 cán bộ,
GV đều có trình độ từ ThS lên, trong đó có 5 TS , 06 NCS. Về đào tạo, Khoa liên tục
đổi mới, hoàn thiện CTĐT theo yêu cầu của Nhà trường và xã hội. Với hai chuyên
ngành đào tạo chính là TTTM, TTTM CLC, ngoài ra còn đào tạo ngoại ngữ Tiếng Trung
cho khối ngành kinh tế, thương mại và khối ngành ngoại ngữ thương mại, đào tạo cho
các tổ chức và doanh nghiệp. Với định hướng liên ngành và đa ngành, đào tạo nhân tài
kép hướng tới hội nhập, đào tạo nhân tài có thể làm việc ở môi trường quốc tế, CTĐT
với nội dung đa dạng, phong phú, mang bản sắc riêng của ĐHNT, SV khoa Trung không
chỉ giỏi TTQ mà còn nắm vững các kiến thức về kinh tế thương mại. Sau khi ra trường,
các em có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công tác trong các lĩnh vực: Kinh doanh, Kinh tế
thương mại, Tài chính Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Bảo hiểm, Giáo dục,.. được các
doanh nghiệp sử dụng lao động đánh giá cao. Ngoài công tác giảng dạy và học tập, các
208

GV, SV cũng rất tích cực, say mê NCKH, đã đạt được một số thành tích và giải thưởng
nhất định. Trong xu thế hội nhập - hợp tác để phát triển, với nguyên tắc cộng sinh, Khoa
trú trọng trong liên kết, trao đổi trong đào tạo và NCKH với các trường đại học trong
và ngoài nước. Nhằm nâng cao trình độ đội ngũ GV, môi trường học tập và giao lưu
quốc tế cho SV, Khoa thường xuyên có mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, tăng
cường gắn kết đào tạo với thực tiễn, tạo cơ hội việc làm cho SV. Hàng năm, Khoa
thường xuyên tổ chức các cuộc thi, tọa đàm, các hoạt động thực tế thu hút được sự quan
tâm của các tổ chức quốc tế, các trường bạn và các doanh nghiệp. Với chặng đường hơn
50 năm xây dựng và phát triển, Khoa đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, hàng
năm đều đạt được danh hiệu tiên tiến. Khoa đã thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu chiến
lược quan trọng của Nhà trường, góp phần đưa trường ĐHNT nhanh chóng hội nhập
với quốc tế.

25. Cơ cấu tổ chức hành chính của cơ sở giáo dục và đơn vị thực hiện CTĐT
HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
209
Hội đồng Khoa học & Đào tạo BAN GIÁM HIỆU Tổ chức Đản
Đoàn thể

CSĐT trực thuộc Phòng, Khoa, Trung tâm chức Viện, Khoa, Bộ môn Tổ chức NC&PT, ĐV hạch
năng toán độc lập ĐV dịch vụ

Cơ sở II TP. HCM Cở sở Quảng NInh Phòng TCHC Phòng QLĐT Viện KT&KDQT Viện VJCC

Khoa Khoa KTQT


Ban Giám đốc Khoa SĐH Viện KT&TMQT
Ban Giám đốc ĐTTT&PTNN

Khoa QTKD Tạp chí KTĐN


Khoa ĐTQT Phòng QLKH

Ban QLĐT Bộ môn Nghiệp Ban


Trung tâm ICCC QLĐT&CTSV Khoa TCNH
vụ
Phòng HTQT Phòng CTCT&SV Trung tâm Ươm tạo &
Sáng tạo

Ban TCHC Bộ môn Cơ sở - Khoa KTKT


Cơ bản Trung tâm CEC Phòng QTTB Phòng KHTC
Ban
QLKH&CTCM Trung tâm Ươm tạo &
Khoa Luật Sáng tạo
Ban CTCT&SV Bộ môn Tiếng Phòng QLDA Phòng
Trung tâm CIRD TT&QHĐN
Anh
Ban HC&QT Khoa TATM Trung tâm Hỗ trợ sinh
Ban KHTC Phòng Y tế viên
Bộ môn Tiếng Trung tâm PTQT
Nhật
Khoa TACN

Trung tâm Trung tâm


Ban QLKH-
KT&ĐBCL FERETCO
HTQT
Khoa Tiếng Pháp

Thư viện
Phòng Thanh tra
Ban KT&ĐBCL Khoa Tiếng Nhật

Ban TTTV Khoa Tiếng Trung Quốc

Bộ môn Tiếng Nga


Ban TT&QHĐN

Khoa Cơ bản
Ban ĐTQT

Khoa LLCT
Ban QTTB
210

25. Danh sách Ban lãnh đạo cơ sở giáo dục và danh sách cán bộ lãnh đạo chủ chốt của đơn
vị thực hiện CTĐT.
Học vị,
Các bộ Năm
TT Họ và tên chức danh, Điện thoại Email
phận sinh
chức vụ
Ban lãnh đạo cơ sở giáo dục
PGS.TS.
Chủ tịch Hội
Hội đồng Lê Thị Thu
1. 1970 đồng trường 0913514575 thuyltt@ftu.edu.vn
trường Thủy
ĐH Ngoại
thương
PGS.TS. Bí
thư Đảng ủy,
Ban Giám Bùi Anh buianhtuan.bgh@ftu.
2. HT trường 0903446888
hiệu Tuấn edu.vn
ĐH Ngoại
thương
PGS. TS.
Chủ tịch
Công đoàn,
Ban Giám Phạm Thu
3. 1977 Phó HT 0989088868 huongpt@ftu.edu.vn
hiệu Hương
trường ĐH
Ngoại
thương
PGS. TS.
Phó HT
Ban Giám Đào Ngọc
4. 1978 trường ĐH 0913566 677 dntien@ftu.edu.vn
hiệu Tiến
Ngoại
thương
Đơn vị thực hiện CTĐT
I. Lãnh đạo chủ chốt của đơn vị
Khoa
Lê Quang Tiến sĩ, Phó lequangsang@ftu.ed
1. Tiếng 1980 0948273622
Sáng Trưởng khoa u.vn
Trung
Viện Kinh
tế và Kinh PGS.TS.
2. Bùi Thị Lý 1972 0912172170 lybt@ftu.edu.vn
doanh quốc Viện trưởng
tế
PGS.TS.
Khoa Kinh Từ Thuý 0943 515 thuyanh.tu@ftu.edu.
3. 1973 Trưởng khoa
tế quốc tế Anh 686 vn
KTQT
Khoa Quản PGS.TS.
Lê Thái 0975 055 lethaiphong@ftu.edu
4. trị kinh 1978 Trưởng khoa
Phong 299 .vn
doanh QTKD
211

Khoa Kế PGS. TS.


Trần Thị 0983 041
5. toán – 1972 Trưởng khoa anhttk@ftu.edu.vn
Kim Anh 350
Kiểm toán KT-KT
PGS. TS.
Nguyễn 0904 145
6. Khoa Luật 1978 Trưởng khoa hangnm@ftu.edu.vn
Minh Hằng 514
Luật
Khoa Tài PGS. TS.
Nguyễn 0913 078 vd.nguyen@ftu.edu.
7. chính – 1974 Trưởng khoa
Việt Dũng 910 vn
Ngân hàng TCNH
TS. Phó
Khoa Lý
Thân Thị trưởng khoa 0965 332
8. luận chính 1984 hanhtt@ftu.edu.vn
Hạnh PT Khoa 299
trị
LLCT
Khoa Cơ Phùng Duy TS. Trưởng 0912 083
9. 1980 quangpd@ftu.edu.vn
bản Quang khoa Cơ bản 250
II. Các tổ chức Đảng, Đoàn TN, Công đoàn, Hội
PGS.TS. Bí
thư Đảng ủy,
Bùi Anh buianhtuan.bgh@ftu.
1. Đảng ủy 1964 HT trường 0903446888
Tuấn edu.vn
ĐH Ngoại
thương
TS. Chủ tịch
Công đoàn,
Phạm Thu Phó HT
2. Công đoàn 1977 0989088868 huongpt@ftu.edu.vn
Hương trường ĐH
Ngoại
thương
ThS. Bí thư
Đoàn, GĐ
Đoàn Trung tâm
Hoàng t.dz.hoang@ftu.edu.
3. TNCS 1984 HTSV 0914788868
Tuấn Dũng vn
HCM trường ĐH
Ngoại
thương
Chủ tịch Hội
sinh viên
Hội sinh Nguyễn
4. trường ĐH
viên Minh Ngọc
Ngoại
thương
III. Các phòng, ban
Phòng Tổ PGS.TS.
Đào Ngọc 0913 566
1. chức – 1978 Trưởng dntien@ftu.edu.vn
Tiến 677
Hành chính phòng
Phòng PGS. TS.
Vũ Thị 0903 284
2. Quản lý 1976 Trưởng hienvt@ftu.edu.vn
Hiền 333
đào tạo phòng
212

ThS, Phó
Phòng Hợp Đào Thị 0836 696
3. 1983 trưởng hadtt@ftu.edu.vn
tác quốc tế Thu Hà 691
phòng
Phòng Phùng
TS, Trưởng 0964 908
4. Quản lý dự Mạnh 1980 hungpm@ftu.edu.vn
phòng 999
án Hùng
Phòng PGS.TS,
Vũ Hoàng 0386 470
5. Quản lý 1977 Trưởng namvh@ftu.edu.vn
Nam 746
khoa học phòng
Phòng
Truyền Nguyễn
ThS, Trưởng 0982 862 huyenminh@ftu.edu.
6. thông và Huyền 1976
phòng 786 vn
Quan hệ Minh
đối ngoại
Phòng
Bùi Ngọc ThS, Trưởng 0912 037 ngocdungftu@yahoo
7. Quản trị 1976
Dũng phòng 337 .com
thiết bị
Ngô Thị
8. Phòng Y tế 1975

Phòng Kế
Trần Thị ThS, Trưởng 0976 921
9. hoạch tài 1976 hanhttm@ftu.edu.vn
Mỹ Hạnh phòng 976
chính
Phòng TS, Phó
Công tác Bùi Liên Trưởng 0903 207
10. 1974 habl@ftu.edu.vn
chính trị và Hà phòng phụ 241
Sinh viên trách
Phòng Nguyễn Lệ TS. Trưởng 0903 209
11. 1976 hangnl@ftu.edu.vn
Thanh tra Hằng phòng 955
Trung tâm
Khảo thí và Võ Sỹ TS, Giám 0904 547
12. 1982 manhvs@ftu.edu.vn
Đảm bảo Mạnh đốc 699
chất lượng
ThS, Giám 0904 212
13. Thư viện Hoàng Vũ 1976 hoangvu@ftu.edu.vn
đốc 276
Viện Kinh
tế và Nguyễn PGS,TS 0983 118
14. 1971 minhnv@ftu.edu.vn
Thương Văn Minh Viện trưởng 969
mại quốc tế
Trung tâm Nguyễn PGS.TS. 0904 250
15. 1976 nvthoan@ftu.edu.vn
thông tin Văn Thoan Giám đốc 991
Trung tâm
Nguyễn TS, Giám 0915 139 nguyen.haininh@ftu.
16. Phát triển 1980
Hải Ninh đốc 839 edu.vn
quốc tế
Trung tâm Nguyễn TS, Giám 0902 158 nguyentronghai@ftu.
17. 1965
Feretco Trọng Hải đốc 318 edu.vn
213

Nguyễn TS, Viện 0938 815 nguyenhien@vjcc.or


18. Viện VJCC 1977
Thị Hiền trưởng 266 g.vn
Trung tâm Lê Thị Thu PGS. TS. 0912 211
19. 1978 ha.le@ftu.edu.vn
FIIS Hà Giám đốc 178
Trung tâm
Hoàng ThS, Giám 0914 788 t.dz.hoang@ftu.edu.
20. Hỗ trợ sinh 1984
Tuấn Dũng đốc 868 vn
viên
Cơ sở
Nguyễn TS. Giám 0975 751 hiennguyenphuc@ft
21. Quảng 1975
Phúc Hiền đốc 126 u.edu.vn
Ninh
IV. Các bộ môn
ThS. Phó
Bộ môn
Ngô Hoàng trưởng Bộ
1. Thực hành 1980 0989060538 thuynht@ftu.edu.vn
Thu Thủy môn phụ
Tiếng
trách
Bộ môn Lý Hoàng
TS, Trưởng
2. thuyết Thanh 1977 0915089165 huonght@ftu.edu.vn
bộ môn
Tiếng Hương
Bộ môn TS. Phó
Nguyễn
3. Ngôn ngữ 1980 trưởng Bộ 0906081219 toannm@ftu.edu.vn
Mạnh Toàn
thương mại môn
26. Các ngành/chuyên ngành đào tạo của đơn vị thực hiện CTĐT:
Số lượng chuyên ngành đào tạo tiến sĩ:
Số lượng chuyên ngành đào tạo thạc sĩ:
Số lượng ngành đào tạo đại học: 1
Số lượng ngành đào tạo cao đẳng:
Số lượng ngành (chuyên ngành) đào tạo khác (đề nghị nêu rõ):
(Đơn vị thực hiện CTĐT cần có cơ sở dữ liệu các ngành, chuyên ngành đào tạo theo bậc
học để cung cấp thông tin cho mục 27).
27. Các loại hình đào tạo của đơn vị thực hiện CTĐT (đánh dấu x vào các ô tương ứng)
Có Không
Chính quy ☒ ☐
Không chính quy ☐ ☐
Từ xa ☐ ☐
Liên kết đào tạo với nước ngoài ☐ ☐
Liên kết đào tạo trong nước ☐ ☐
Các loại hình đào tạo khác (nếu có, ghi rõ từng loại hình)…………
28. Tổng số các ngành đào tạo: 1
IV. Cán bộ, giảng viên, nhân viên của đơn vị thực hiện chương trình đào tạo
29. Thống kê số lượng cán bộ, giảng viên và nhân viên của đơn vị thực hiện CTĐT
TT Phân loại Nam Nữ Tổng số
214

Cán bộ cơ hữu6
I 2 13 15
Trong đó:
I.1 Cán bộ trong biên chế 0 0 0
Cán bộ hợp đồng dài hạn (từ 3 năm trở lên) và
I.2 2 13 15
hợp đồng không xác định thời hạn
Các cán bộ khác 0 0 0
II Hợp đồng ngắn hạn (dưới 3 năm, bao gồm cả
giảng viên thỉnh giảng7)
Tổng số 2 13 15
(Đơn vị thực hiện CTĐT cần có cơ sở dữ liệu về cán bộ của đơn vị, bao gồm cả cơ hữu
và hợp đồng ngắn hạn. Từ cơ sở dữ liệu lấy ra các thông tin trên).
30. Thống kê, phân loại giảng viên 8
GV cơ hữu GV
Số GV hợp thỉnh
Trình độ, học GV trong GV kiêm GV
TT lượng biên chế đồng dài nhiệm là giảng
vị, chức danh quốc tế
GV trực tiếp hạn trực tiếp cán bộ
9 trong
giảng dạy giảng dạy quản lý nước
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
1 Giáo sư, Viện sĩ 0 0 0 0 0 0
2 Phó Giáo sư 0 0 0 0 0 0
3 Tiến sĩ khoa học 0 0 0 0 0 0
4 Tiến sĩ 5 0 5 0 0 0
5 Thạc sĩ 9 0 9 0 0 0
6 Đại học 0 0 0 0 0 0
7 Cao đẳng 0 0 0 0 0 0
8 Trình độ khác 0 0 0 0 0 0

6
Cán bộ cơ hữu là cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trong biên chế và cán bộ hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở lên)
hoặc cán bộ hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của Luật lao động sửa đổi.
7
Giảng viên thỉnh giảng là cán bộ ở các cơ quan khác hoặc cán bộ nghỉ hưu hoặc diện tự do được đơn vị thực hiện
chương trình đào tạo mời tham gia giảng dạy theo những chuyên đề, khoá học ngắn hạn hoặc theo các học phần, thông
thường được ký các hợp đồng thời vụ, hợp đồng ngắn hạn (dưới 1 năm) theo quy định của Luật lao động sửa đổi.
8
Chỉ tính giảng viên cơ hữu của khoa
9
Hợp đồng dài hạn (sử dụng ở đây) bao gồm hợp đồng dài hạn (từ 3 năm trở lên) và hợp đồng không xác định thời hạn.
215

GV cơ hữu GV
Số GV hợp thỉnh
Trình độ, học GV trong GV kiêm GV
TT lượng biên chế đồng dài nhiệm là giảng
vị, chức danh quốc tế
GV trực tiếp hạn9 trực tiếp cán bộ trong
giảng dạy giảng dạy quản lý nước
Tổng số 14 0 14 0 0 0
(Khi tính số lượng các TSKH, TS thì không bao gồm những giảng viên vừa có học vị vừa có
chức danh khoa học vì đã tính ở 2 dòng trên)
Tổng số giảng viên cơ hữu = Cột (3) - cột (7) - cột (8) = 14 người
Tỷ lệ giảng viên cơ hữu trên tổng số cán bộ cơ hữu: 14/15=93,33 %
31. Quy đổi số lượng giảng viên của đơn vị thực hiện CTĐT (nếu đơn vị có giảng viên có
trình độ TSKH nhưng không có học hàm thì tính ngang với Phó Giáo sư theo thứ tự như cột
3 trong bảng 32).
Số liệu bảng 32 được lấy từ bảng 31 nhân với hệ số quy đổi (Ví dụ đối với trường đại học,
học viện).
GV cơ hữu
GV GV hợp GV
Hệ
Số trong đồng dài kiêm GV GV GV
Trình độ, học số
TT lượng biên chế hạn trực nhiệm là thỉnh quốc quy
vị, chức danh quy
GV trực tiếp tiếp cán bộ giảng tế đổi
đổi
giảng giảng dạy quản lý
dạy
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
Hệ số quy đổi 1,0 1,0 0,3 0,2 0,2
Giáo sư, Viện
1 5,0 0 0 0 0 0 0 0

2 Phó Giáo sư 3,0 0 0 0 0 0 0 0
Tiến sĩ khoa
3 3,0 0 0 0 0 0 0 0
học
4 Tiến sĩ 2 5 0 5 0 0 0 10
5 Thạc sĩ 1 9 0 9 0 0 0 9
6 Đại học 0,3 0 0 0 0 0 0 0
Tổng 14 0 14 0 0 0 19
Cách tính: Cột 10 = cột 3*cột 4 (theo quy định tại khoản 3, Điều 1 Thông tư
216

07/2020/TT-BGDĐT ngày 20/3/2020 về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư
06/2018/TT-BGDĐT ng y 28/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo
viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 01/2019/TT-
BGDĐT ngày 28/02/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT)
32. Thống kê, phân loại giảng viên cơ hữu theo trình độ, giới tính và độ tuổi (số người):
Số Phân loại
lượng Tỷ lệ theo giới Phân loại theo tuổi (người)
TT Trình độ / học vị
, (%) tính (ng)
người Nam Nữ < 30 30-40 41-50 51-60 > 60
1 Giáo sư, Viện sĩ 0 0% 0 0 0 0 0 0 0
2 Phó Giáo sư 0 0% 0 0 0 0 0 0 0
3 Tiến sĩ khoa học 0 0% 0 0 0 0 0 0 0
4 Tiến sĩ 35,71
5 2 3 0 2 3 0 0
%
5 Thạc sĩ 64,29
9 0 9 0 6 3 0 0
%
6 Đại học 0 0% 0 0 0 0 0 0 0
Tổng 14 100% 2 12 0 8 6 0 0
33.1. Tuổi trung bình của giảng viên cơ hữu: 39,67 tuổi
33.2. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trở lên trên tổng số giảng viên cơ hữu của
đơn vị thực hiện CTĐT: 5/14=35,71%
33.3. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu của đơn vị
thực hiện CTĐT: 9/14=64,29%
33. Thống kê, phân loại giảng viên cơ hữu theo mức độ thường xuyên sử dụng ngoại ngữ
và tin học cho công tác giảng dạy và nghiên cứu
Tỷ lệ (%) GV cơ hữu sử
TT Tần suất sử dụng dụng ngoại ngữ và tin học
Ngoại ngữ Tin học
1 Luôn sử dụng (trên 80% thời gian của công việc) 10% 7%
2 Thường sử dụng (trên 60-80% thời gian của công việc) 63% 67%
3 Đôi khi sử dụng (trên 40-60% thời gian của công việc) 12% 11%
217

4 Ít khi sử dụng (trên 20-40% thời gian của công việc) 10% 9%
5 Hiếm khi sử dụng hoặc không sử dụng (0-20% thời gian
5% 6%
của công việc)
Tổng 100% 100%
V. Người học (chỉ tính số lượng người học của chương trình đào tạo)
34. Người học bao gồm học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.
Tổng số người đăng ký dự tuyển vào CTĐT, số người học trúng tuyển và nhập học trong 5
năm gần đây (hệ chính quy):
Điểm
Số thí
Số trung Số lượng
sinh Số
Tỷ lệ nhập Điểm tuyển bình của sinh viên
đăng ký trúng
Năm học cạnh học đầu vào/ thang sinh quốc tế
vào tuyển
tranh thực tế điểm viên nhập học
CTĐT (người)
(người) được (người)
(người)
tuyển
2015- 33/40 với D01
754 94 78 32,36 0
2016 30/40 với D04
32,31/40 với
2016-
250 60 24% 55 D1 32,05 0
2017
29,31 với D04
26,75/30 với
2017- D1
275 68 24,73% 64 26,72 0
2018 25,25/30 với
D043
23,69/30 với
2018- D1
265 66 24,91% 62 23,84 0
2019 22,19/30 với
D04
34,30/40 với
2019-
275 80 29,09% 79 D1 34,64 0
2020
32,30 với D04
35. Thống kê, phân loại số lượng người học theo học CTĐT trong 5 năm gần đây các hệ
chính quy và không chính quy.
218

Đơn vị: người


2015- 2016- 2017- 2018- 2019-
Các tiêu chí
2016 2017 2018 2019 2020
1. Nghiên cứu sinh
2. Học viên cao học
3. Sinh viên đại học
Trong đó:
Hệ chính quy 153 199 236 262 311
Hệ không chính quy 0 0 0 0 0
4. Sinh viên cao đẳng
Trong đó:
Hệ chính quy
Hệ không chính quy
5. Học sinh TCCN
Trong đó:
Hệ chính quy
Hệ không chính quy
6. Khác…
36. Số sinh viên quốc tế theo học CTĐT trong 5 năm gần đây:
Đơn vị: người
Năm học
2015 - 2016 - 2017 - 2018 - 2019 -
2016 2017 2018 2019 2020
Số lượng (người) 0 0 0 0 0
Tỷ lệ (%) trên tổng số
0 0 0 0 0
người học
37. Người học của CTĐT có chỗ ở trong ký túc xá/tổng số người học có nhu cầu:
Các tiêu chí 2015 - 2016 - 2017 - 2018 - 2019 -
2016 2017 2018 2019 2020
1. Tổng diện tích phòng ở (m2) 5.413,46 5.413,46 5.413,46 5.413,46 5.413,46
2. Người học có nhu cầu về
693 685 690 729 628
phòng ở (trong và ngoài ký túc
219

xá) (người)
3. Người học được ở trong ký túc
693 685 690 729 628
xá (người)
4. Tỷ số diện tích trên đầu người
7,81 7,90 7,85 7,43 8,62
học ở trong ký túc xá (m2/người)
38. Số lượng (người) và tỷ lệ (%) người học của CTĐT tham gia nghiên cứu khoa học
Năm học
2015- 2016- 2017- 2018- 2019-
2016 2017 2018 2019 2020
Số lượng (người) - 9 5 5 9
Tỷ lệ (%) trên tổng số sinh viên 0% 4,52% 2,12% 1,91% 2,89%
39. Thống kê số lượng người học của CTĐT tốt nghiệp trong 5 năm gần đây:
Đơn vị: người
Năm tốt nghiệp
Các tiêu chí 2015- 2016- 2017- 2018- 2019-
2016 2017 2018 2019 2020
1. Nghiên cứu sinh bảo vệ thành công
luận án tiến sĩ
2. Học viên tốt nghiệp cao học
3. Sinh viên tốt nghiệp đại học
Trong đó:
Hệ chính quy 18 15 37 67 45
Hệ không chính quy 0 0 0 0 0
4. Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng
Trong đó:
Hệ chính quy
Hệ không chính quy
5. Học sinh tốt nghiệp trung cấp
Trong đó:
Hệ chính quy
Hệ không chính quy
6. Khác…
(Tính cả những người học đã đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định nhưng đang chờ cấp bằng)
40. Tình trạng tốt nghiệp của sinh viên hệ chính quy của CTĐT:
220

Năm tốt nghiệp


Các tiêu chí
2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020
1. Số lượng người học tốt nghiệp
18 15 37 67 45
(người).
2. Tỷ lệ người học tốt nghiệp so
90% 83,33% 88,10% 77,01% 81,82%
với số tuyển vào (%).
3. Đánh giá của người học tốt
nghiệp về chất lượng CTĐT:
A. Cơ sở giáo dục/Đơn vị thực
hiện CTĐT không điều tra về vấn
đề này → chuyển xuống câu 4
B. Cơ sở giáo dục/Đơn vị thực hiện
CTĐT có điều tra về vấn đề này →
điền các thông tin dưới đây:
3.1. Tỷ lệ người học trả lời đã học
được những kiến thức và kỹ năng
65,38% 56,67% 33,33% 22.22% 15.74%
cần thiết cho công việc theo ngành
tốt nghiệp (%).
3.2. Tỷ lệ người học trả lời chỉ học
được một phần kiến thức và kỹ
26,92% 36,67% 36,67% 68,06% 65,74%
năng cần thiết cho công việc theo
ngành tốt nghiệp (%).
3.3. Tỷ lệ người học trả lời không
học được những kiến thức và kỹ
7,69% 6,67% 30% 9,72% 18,52%
năng cần thiết cho công việc theo
ngành tốt nghiệp
4. Người học có việc làm trong
năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp:
A. Cơ sở giáo dục/đơn vị thực
hiện CTĐT không điều tra về vấn
đề này → chuyển xuống câu 5
B. Cơ sở giáo dục/ đơn vị thực
hiện CTĐT có điều tra về vấn đề
này → điền các thông tin dưới
đây:
4.1. Tỷ lệ người học có việc làm
94% 94% 100% 100% 90%
đúng ngành đào tạo (%).
- Sau 6 tháng tốt nghiệp.
- Sau 12 tháng tốt nghiệp.
4.2. Tỷ lệ người học có việc làm 8% 20% 40% 11% 11%
221

Năm tốt nghiệp


Các tiêu chí
2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020
trái ngành đào tạo (%).
4.3. Thu nhập bình quân/tháng của 10,8 10,8 10,4 9,81 10,67
người học có việc làm. triệu/tháng triệu/tháng triệu/tháng triệu/tháng triệu/tháng
5. Đánh giá của nhà tuyển dụng về
người học tốt nghiệp có việc làm
đúng ngành đào tạo:
A. Cơ sở giáo dục/đơn vị thực
hiện CTĐT không điều tra về vấn
đề này → chuyển xuống kết thúc
bảng này.
B. Cơ sở giáo dục/đơn vị thực hiện
CTĐT có điều tra về vấn đề này
→ điền các thông tin dưới đây:
5.1. Tỷ lệ người học đáp ứng yêu
cầu của công việc, có thể sử dụng
được ngay (%).
5.2. Tỷ lệ người học cơ bản đáp
ứng yêu cầu của công việc, nhưng
phải đào tạo thêm (%).
5.3. Tỷ lệ người học phải được
đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung ít
nhất 6 tháng (%).
Ghi chú:
- Người học tốt nghiệp là người học có đủ điều kiện để được công nhận tốt nghiệp theo
quy định, kể cả những người học chưa nhận được bằng tốt nghiệp.
- Người học có việc làm là người học tìm được việc làm hoặc tạo được việc làm.
- Năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp: 12 tháng kể từ ngày tốt nghiệp.
- Các mục bỏ trống đều được xem là cơ sở giáo dục/đơn vị thực hiện CTĐT không
điều tra về việc này.
VI. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
41. Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ của đơn vị
thực hiện CTĐT được nghiệm thu trong 5 năm gần đây:
Số lượng
Tổng
Hệ
TT Phân loại đề tài 2015- 2016- 2017- 2018- 2019- (đã
số**
2016 2017 2018 2019 2020 quy
đổi)
222

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)


1 Đề tài cấp NN 2,0 - - - - 1 2
2 Đề tài cấp Bộ* 1,0 - - 1 - 2 3
3 Đề tài cấp trường 0,5 - 1 - - 7 4
4 Tổng 0 0,5 1 0 7,5 9
Cách tính: Cột 9 = cột 3*(cột 4 + cột 5 + cột 6 + cột 7 + cột 8)
* Bao gồm đề tài cấp Bộ hoặc tương đương, đề tài nhánh cấp Nhà nước.
**Hệ số quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng chức danh giáo sư
Nhà nước (có điều chỉnh).
Tổng số đề tài quy đổi: 9
Tỷ số đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ (quy đổi) trên
cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT: 9/14=0,64
42. Doanh thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của đơn vị thực hiện
CTĐT trong 5 năm gần đây:
Doanh thu từ Tỷ lệ doanh thu từ NCKH Tỷ số doanh thu từ
NCKH và và chuyển giao công nghệ NCKH và chuyển giao
TT Năm chuyển giao so với tổng kinh phí đầu công nghệ trên cán bộ cơ
công nghệ (triệu vào của đơn vị thực hiện hữu
VNĐ) CTĐT (%) (triệu VNĐ/ người)
1 2015- - - -
2016
2 2016- - - -
2017
3 2017- - - -
2018
4 2018- - - -
2019
5 2019- - - -
2020
43. Số lượng cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT tham gia thực hiện đề tài khoa học
trong 5 năm gần đây:
Số lượng cán bộ tham gia
Số lượng đề tài Đề tài cấp Đề tài cấp Đề tài cấp Ghi chú
NN Bộ* trường
Từ 1 đến 3 đề tài 1 2 5
223

Số lượng cán bộ tham gia


Số lượng đề tài Đề tài cấp Đề tài cấp Đề tài cấp Ghi chú
NN Bộ* trường
Từ 4 đến 6 đề tài - - 1
Trên 6 đề tài - - -
Tổng số cán bộ tham gia 1 2 6
* Bao gồm đề tài cấp Bộ hoặc tương đương, đề tài nhánh cấp Nhà nước
44. Số lượng đầu sách của đơn vị thực hiện CTĐT được xuất bản trong 5 năm gần đây:
Số lượng
Hệ 2015
TT Phân loại sách 2016- 2017- 2018- 2019- Tổng (đã
số** -
2017 2018 2019 2020 quy đổi)
2016
1 Sách chuyên khảo 2,0 1 1 1 1 2 12
2 Sách giáo trình 1,5 - - - - - -
3 Sách tham khảo 1,0 4 2 1 - - 7
4 Sách hướng dẫn 0,5 - - - - - -
5 Tổng 6 4 3 2 4 19
**Hệ số quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng chức danh giáo sư
Nhà nước (có điều chỉnh).
Tổng số sách (quy đổi): 19
Tỷ số sách đã được xuất bản (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 19/14=1,36
45. Số lượng cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT tham gia viết sách trong 5 năm gần
đây:

Số lượng cán bộ cơ hữu tham gia viết sách


Số lượng sách
Sách chuyên Sách giáo Sách tham Sách hướng
khảo trình khảo dẫn
Từ 1 đến 3 cuốn sách 6 - 4 -
Từ 4 đến 6 cuốn sách - - - -
Trên 6 cuốn sách - - - -
Tổng số cán bộ tham gia 6 - 4 -
46. Số lượng bài của các cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT được đăng tạp chí trong
5 năm gần đây:
224

Số lượng
Hệ 201 201 201 201 201 Tổng (đã
TT Phân loại tạp chí số** 5- 6- 7- 8- 9- quy đổi)
201 201 201 201 202
6 7 8 9 0
1 Tạp chí khoa học quốc tế 1,5 2 2 - 1 - 7,5
2 Tạp chí khoa học cấp ngành
1,0 - 16 9 4 4 33
trong nước
3 Tạp chí / tập san của cấp
0,5 1 1 1 1 - 2
trường
Tổng 3,5 19,5 9,5 6 4 42,5
**Hệ số quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng chức danh giáo sư
Nhà nước (có điều chỉnh).
Tổng số bài đăng tạp chí (quy đổi): 42,5
Tỷ số bài đăng tạp chí (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 42,5/14=3,04
47. Số lượng cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT tham gia viết bài đăng tạp chí trong
5 năm gần đây:
Nơi đăng
Số lượng cán bộ cơ hữu có bài Tạp chí khoa Tạp chí khoa Tạp chí / tập
báo đăng trên tạp chí học quốc tế học cấp ngành san cấp trường
trong nước
Từ 1 đến 5 bài báo 3 5 1
Từ 6 đến 10 bài báo - 1 -
Từ 11 đến 15 bài báo - - -
Trên 15 bài báo - - -
Tổng số cán bộ tham gia 3 6 1
48. Số lượng báo cáo khoa học do cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT báo cáo tại
các hội nghị, hội thảo, được đăng toàn văn trong tuyển tập công trình hay kỷ yếu trong 5 năm
gần đây:
Số lượng
2015- 2016 2017 2018 2019
TT Phân loại hội thảo Hệ Tổng (đã
2016 - - - -
số** quy đổi)
2017 2018 2019 2020
1 Hội thảo quốc tế 1,0 - 1 - - 1 2
225

2 Hội thảo trong nước 0,5 - - - - 1 0,5


3 Hội thảo cấp trường 0,25 3 - 3 14 21 10,25
4 Tổng 0,75 1 0,75 3,5 6,75 12,75
(Khi tính Hội thảo trong nước sẽ không bao gồm các Hội thảo của cơ sở giáo dục vì đã được
tính 1 lần)
**Hệ số quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng chức danh giáo sư
Nhà nước (có điều chỉnh).
Tổng số bài báo cáo (quy đổi): 12,75
Tỷ số bài báo cáo (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 12,75/14=0,91
49. Số lượng cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT có báo cáo khoa học tại các hội
nghị, hội thảo được đăng toàn văn trong tuyển tập công trình hay kỷ yếu trong 5 năm gần đây:
Số lượng cán bộ cơ hữu có báo Cấp hội thảo
cáo khoa học tại các hội nghị, hội Hội thảo Hội thảo Hội thảo ở
thảo quốc tế trong nước trường
Từ 1 đến 5 báo cáo - 1 18
Từ 6 đến 10 báo cáo - - -
Từ 11 đến 15 báo cáo - - -
Trên 15 báo cáo - - -
Tổng số cán bộ than gia 0 1 18
(Khi tính Hội thảo trong nước sẽ không bao gồm các Hội thảo của trường)
50. Số bằng phát minh, sáng chế được cấp
Số bằng phát minh, sáng chế được cấp
Năm học
(ghi rõ nơi cấp, thời gian cấp, người được cấp)
2015-2016 -
2016-2017 -
2017-2018 -
2018-2019 -
2019-2020 -
51. Nghiên cứu khoa học của người học
52.1. Số lượng người học của đơn vị thực hiện CTĐT tham gia thực hiện đề tài khoa học
trong 5 năm gần đây:
226

Số lượng người học tham gia


Số lượng đề tài Đề tài cấp Đề tài Đề tài cấp Ghi
NN cấp Bộ* trường chú
Từ 1 đến 3 đề tài - - -
Từ 4 đến 6 đề tài - - -
Trên 6 đề tài - - -
Tổng số người học tham gia - - -
* Bao gồm đề tài cấp Bộ hoặc tương đương, đề tài nhánh cấp Nhà nước
52.2. Thành tích nghiên cứu khoa học của sinh viên:
(Thống kê các giải thưởng nghiên cứu khoa học, sáng tạo, các bài báo, công trình được công bố)
Số lượng
Thành tích nghiên cứu
TT 2015- 2016- 2017- 2018- 2019-
khoa học
2016 2017 2018 2019 2020
Số giải thưởng nghiên
1 - 2 1 1 -
cứu khoa học, sáng tạo
Số bài báo được đăng,
2 - - - - -
công trình được công bố
VII. Cơ sở vật chất, thư viện
53. Tổng diện tích đất sử dụng của cơ sở giáo dục (m2): 79.852 m2
54. Tổng diện tích đất sử dụng của đơn vị thực hiện CTĐT (m2): 45.521 m2
55. Diện tích sử dụng cho các hạng mục sau (m2):
- Nơi làm việc: 8.918 m2 - Nơi học: 22.624 m2 - Nơi vui chơi giải trí: 8.962m2
56. Diện tích phòng học:
- Tổng diện tích phòng học: 11.321m2
- Tỷ số diện tích phòng học trên người học chính quy: 11.321/311=36,40
57. Tổng số đầu sách thuộc ngành đào tạo được sử dụng tại Trung tâm Thông tin – Thư viện:
161.569
Tổng số đầu sách trong phòng tư liệu của đơn vị thực hiện CTĐT (nếu có): ........
58. Tổng số máy tính của đơn vị thực hiện CTĐT:
- Dùng cho hệ thống văn phòng: 360 bộ
- Dùng cho người học học tập: 350 bộ
Tỷ số số máy tính dùng cho người học/người học chính quy: 350/311=1,13
VIII. Tóm tắt một số chỉ số quan trọng
Từ kết quả khảo sát ở trên, tổng hợp thành một số chỉ số quan trọng dưới đây:
1. Giảng viên:
227

Tổng số giảng viên cơ hữu (người): 14


Tỷ lệ giảng viên cơ hữu trên tổng số cán bộ cơ hữu (%): 93,33
Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trở lên trên tổng số giảng viên cơ hữu của
đơn vị thực hiện CTĐT (%): 35,71
Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu của đơn vị
thực hiện CTĐT (%): 64,29
2. Người học:
Tổng số người học chính quy (người): 311
Tỷ số người học chính quy trên giảng viên: 20,73
Tỷ lệ người học tốt nghiệp so với số tuyển vào (%): 81,82
3. Đánh giá của người học tốt nghiệp về chất lượng CTĐT:
Tỷ lệ người học trả lời đã học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc
theo ngành tốt nghiệp (%):
Tỷ lệ người học trả lời chỉ học được một phần kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công
việc theo ngành tốt nghiệp (%):
4. Người học có việc làm trong năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp:
Tỷ lệ người học có việc làm đúng ngành đào tạo (%): 89
Tỷ lệ người học có việc làm trái ngành đào tạo (%): 11
Thu nhập bình quân/tháng của người học có việc làm (triệu VNĐ):
5. Đánh giá của nhà tuyển dụng về người học tốt nghiệp có việc làm đúng ngành đào tạo:
Tỷ lệ người học đáp ứng yêu cầu của công việc, có thể sử dụng được ngay
(%):.......................
Tỷ lệ người học cơ bản đáp ứng yêu cầu của công việc, nhưng phải đào tạo thêm
(%):........
6. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ:
Tỷ số đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ (quy đổi) trên
cán bộ cơ hữu: 0,64
Tỷ số doanh thu từ NCKH và chuyển giao công nghệ trên cán bộ cơ hữu:...
Tỷ số sách đã được xuất bản (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 1,36
Tỷ số bài đăng tạp chí (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 3,04
Tỷ số bài báo cáo (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 0,91
7. Cơ sở vật chất:
Tỷ số máy tính dùng cho người học trên người học chính quy: 1,13
Tỷ số diện tích phòng học trên người học chính quy: 36,40
Tỷ số diện tích ký túc xá trên người học chính quy: 17,41
228

PHỤ LỤC 2. KẾ HOẠCH TỰ ĐÁNH GIÁ 04 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NĂM
2020 THEO TIÊU CHUẨN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
- Kế hoạch 170/KH-ĐHNT-KT&ĐBCL ngày 23/03/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại
học Ngoại thương về ban hành Kế hoạch tự đánh giá Chương trình đào tạo đại trà trình độ đại
học năm 2020 theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và
Đào tạo

- Quyết định số 1095/QĐ-ĐHNT ngày 19/06/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học
Ngoại thương về điều chỉnh kế hoạch tự đánh giá 04 Chương trình đào tạo đại trà trình độ đại
học năm 2020 theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và
Đào tạo
236

PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

- Quyết định số 2548/ QĐ-ĐHNT ngày 19/09/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học
Ngoại thương về việc thành lập Hội đồng tự đánh giá, Ban Thư ký và Nhóm chuyên trách tự
đánh giá chương trình đào tạo đại trà (chương trình tiêu chuẩn trình độ đại học) năm 2019,
2020;

- Quyết định số 483/ QĐ-ĐHNT ngày 23/03/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học
Ngoại thương về việc điều chỉnh thành viên Hội đồng tự đánh giá, Ban Thư ký và Nhóm
chuyên trách tự đánh giá chương trình đào tạo trình độ đại học chính quy năm 2020;

- Quyết định số 531/QĐ – ĐHNT ngày 16/03/2021 của Hiệu trưởng trường Đại học
Ngoại thương về việc thành lập Hội đồng tự đánh giá, Ban Thư ký Nhóm chuyên trách tự
đánh giá chương trình đào tạo trình độ đại học chính quy năm 2021

You might also like