You are on page 1of 111

1

1
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

MỤC LỤC

Nguyễn Lê Vy, Nguyễn Minh Khánh, Nguyễn Văn Đức, Giải pháp nâng cao chất lượng
dịch vụ shipper trong giao hàng chặng cuối hướng tới phát triển nền kinh tế số: Nghiên cứu tại
các doanh nghiệp thương mại điện tử B2C Việt Nam ................................................................ 4

Đỗ Anh Đức, Nguyễn Thị Hồng Loan, Nguyễn Thị Khánh Hoài, Những nhân tố ảnh hưởng
tới năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên các trường đại học khối ngành kinh tế tại thành
phố Hà Nội ............................................................................................................................... 14

Nguyễn Dương Việt Anh, Nguyễn Thị Lan Anh, Vũ Nguyễn Bội Linh, Nguyễn Thùy
Trang, Trịnh Hương Mai, TS. Phạm Hương Giang, Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ và
hành vi sử dụng túi thân thiện môi trường của người Hà Nội: Phân tích mô hình cấu trúc tuyến
tính bình phương nhỏ nhất ....................................................................................................... 26

Vũ Hoàng Lan, TS. Lê Hồng Thái, A deep – net approach to scenario generator: Application
for bank stress test .................................................................................................................... 37

Lê Quang Đức, Đào Ngọc Thúy Vi, Thân Thị Hồng Nguyên, Ngô Ngọc Minh Khuê, Phạm
Lê Ngọc Như, TS. Nguyễn Thị Mai, Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến biến
đổi khí hậu: Trường hợp các nền kinh tế đang phát triển
ở Châu Á ................................................................................................................................... 49

Phan Thanh Hoài, Nguyễn Thị Minh Ánh, Kiều Vĩnh Thành, ThS. Trần Phương Thảo,
Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp phân bón niêm
yết tại Việt Nam ........................................................................................................................ 59

Tạ Minh Chi, Ảnh hưởng của xung đột Nga và Ukraine đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam
.................................................................................................................................................. 72

Bùi Thế Huy, Chính sách phục hồi kinh tế Việt Nam trong giai đoạn
bình thường mới ....................................................................................................................... 78

Ban Biên tập Cộng đồng RCES, Điểm sách ......................................................................... 86

TS. Nguyễn Tuệ Anh, “Có những thứ trong cuộc đời, mình tính toán được, cũng có những thứ
đến rất tự nhiên” ...................................................................................................................... 94

Nguyễn Minh Khánh, Nguyễn Lê Vy, Nguyễn Văn Đức, “Chúng mình làm nghiên cứu khoa
học cùng nhau nhé!” .............................................................................................................. 103

2
3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ SHIPPER TRONG
GIAO HÀNG CHẶNG CUỐI HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ
SỐ: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
B2C VIỆT NAM

Nguyễn Lê Vy1, *, Nguyễn Minh Khánh1, Nguyễn Văn Đức1


1
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
*
Email: levy7825@gmail.com; Tel: (+84) 934 466 980

Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 bùng phát đã thay đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm của người
dân Việt Nam. Trước tình hình đó, việc duy trì các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ shipper là
rất quan trọng để cạnh tranh trong thị trường thương mại điện tử bởi điều đó dẫn đến sự hài
lòng của khách hàng. Do đó, nghiên cứu này tiến hành phân tích, đánh giá chất lượng dịch vụ
shipper các doanh nghiệp thương mại điện tử B2C hiện nay. Kết quả chỉ ra, khi phân tích hồi
quy và hồi quy thứ bậc, năng lực nhân viên shipper ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng
và tạo ra giá trị gia tăng. Đồng thời, thái độ, kỹ năng, kiến thức của shipper là biến điều tiết, tác
động tới mối quan hệ của chất lượng dịch vụ, giá cả, hình ảnh doanh nghiệp và sự hài lòng của
khách hàng. Từ đó có thể thấy, shipper là một mắt xích nhỏ nhưng vô cùng quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sự hài lòng của khách hàng thương mại điện tử B2C. Kết quả
nghiên cứu là cơ sở để các doanh nghiệp thương mại điện tử B2C đề ra các giải pháp cụ thể
ứng dụng công nghệ trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ shipper, từ đó phát triển thương
mại điện tử, phát triển nền kinh tế số Việt Nam.
Từ khóa: Chất lượng dịch vụ, shipper, giao hàng chặng cuối, thương mại điện tử.

1. GIỚI THIỆU

Song hành cùng sự phát triển không ngừng của Internet, kinh tế số trở thành xu hướng
tất yếu và quan trọng được các quốc gia trên thế giới phát triển và ứng dụng ngày càng rộng
rãi vào các lĩnh vực, hoạt động trong đời sống xã hội, sản xuất kinh doanh. Với xu hướng
số hóa ngày càng phát triển, các doanh nghiệp cần thiết đẩy mạnh xây dựng và triển khai
những giải pháp chiến lược thu hút người tiêu dùng cũng như quan tâm tới khách hàng hơn
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế số. Ngoài ra, duy trì chuỗi
cung ứng là một hoạt động quan trọng đảm bảo sự uy tín của doanh nghiệp thương mại điện
tử trong mắt người tiêu dùng.
Điều đáng quan tâm ở đây, tại khu vực Đông Nam Á, có đến 34,1% người dùng thương
mại điện tử chưa hài lòng với trải nghiệm giao hàng theo nghiên cứu của iPrice và Parcel
Performance. Các doanh nghiệp thương mại điện tử B2C đang phải đối mặt chi phí và sự
không nhất quán, minh bạch trong các quy trình giao hàng chặng cuối. Với sự phức tạp và
đòi hỏi về hiệu quả ngày càng tăng trong các hoạt động logistics chặng cuối, việc duy trì
4
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ shipper là rất quan trọng để cạnh tranh trong thị trường
thương mại điện tử bởi điều này dẫn đến sự hài lòng của khách hàng.
Shipper tại Việt Nam dần dần được nhìn nhận rõ hơn như một mắt xích quan trọng trong
chuỗi cung ứng, các công ty thương mại điện tử hàng đầu nước ta ngày càng quan tâm hơn đến
chuyển phát chặng cuối và hoàn tất đơn hàng. Có khoảng 50 đơn vị vận chuyển lớn nhỏ tại Việt
Nam, một con số gấp 10 lần trong 5 năm qua. Từ những lý do trên, bài nghiên cứu này hướng
đến giải quyết 4 mục tiêu sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản có liên quan.
Thứ hai, làm rõ được thực trạng nghề shipper hiện nay, cùng với các đánh giá từ góc độ của
khách hàng về những vấn đề liên quan đến giao hàng và nhân viên shipper trên các sàn thương
mại điện tử B2C.
Thứ ba, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng của các doanh
nghiệp thương mại điện tử B2C. Đánh giá được ảnh hưởng của shipper tới sự hài lòng của
khách hàng về chất lượng dịch vụ, giá cả và hình ảnh của công ty thương mại điện tử B2C.
Cuối cùng, đề xuất một số nhóm giải pháp cho doanh nghiệp thương mại điện tử B2C nâng
cao năng lực shipper nhằm gia tăng doanh thu, mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng
dịch vụ, phát triển kinh doanh trên nền tảng số.
Tổng quan về chất lượng dịch vụ, đã có các nghiên cứu đề cập đầy đủ đến các yếu tố trong
mô hình SERVQUAL, tuy nhiên các nghiên cứu bao gồm yếu tố giá cả, hình ảnh công ty vẫn
còn hạn chế. Thêm nữa, các nghiên cứu về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng
thường chỉ tập trung nghiên cứu về một công ty vận chuyển, một doanh nghiệp thương mại điện
tử B2C cụ thể.
Tổng quan về giao hàng chặng cuối, hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước đều xem
xét các vấn đề liên quan đến hoạt động giao hàng chặng cuối của chuỗi cung ứng nói chung,
song nghiên cứu cụ thể về các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại điện tử chưa nhiều.
Nhìn chung, các công trình thực hiện trong phạm vi rộng, xem xét về giao hàng chặng cuối
cũng như những vấn đề khác của chuỗi cung ứng dựa trên số liệu chung. Các nghiên cứu trong
và ngoài nước về giao hàng chặng cuối đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp logistics để cải
thiện chất lượng dịch vụ, tuy nhiên, việc cải thiện hoạt động giao hàng chặng cuối chuỗi cung
ứng cũng nên được các doanh nghiệp thương mại điện tử coi trọng và quan tâm.
Các nghiên cứu liên quan đến shipper còn cực kỳ hạn chế cả trong nước và nước ngoài. Có
thể thấy yếu tố shipper ít được các nhà nghiên cứu quan tâm hơn so với các yếu tố khác về chất
lượng dịch vụ ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng. Thực tế cho thấy shipper là một đối
tượng vô cùng nhỏ trong chuỗi cung ứng rộng lớn do vậy các bài nghiên cứu thường tập trung
vào các vấn đề vĩ mô hơn như logistics nói chung và giao hàng chặng cuối nói riêng. Tuy nhiên
nhóm nghiên cứu cho rằng, shipper dù là mắt xích nhỏ nhưng lại có tác động vô cùng to lớn, là
mấu chốt cho nhiều vấn đề của thương mại điện tử B2C.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận
Đối với các nghiên cứu về chất lượng dịch vụ, đã đề cập đầy đủ đến các yếu tố trong mô
hình SERVQUAL tuy nhiên các nghiên cứu bao gồm yếu tố giá cả, hình ảnh công ty vẫn còn
hạn chế. Thêm nữa, các nghiên cứu về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng thường
chỉ tập trung nghiên cứu về một công ty vận chuyển, một doanh nghiệp thương mại điện tử B2C
cụ thể.
Đối với giao hàng chặng cuối, hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước đều xem xét các
vấn đề liên quan đến hoạt động giao hàng chặng cuối của chuỗi cung ứng nói chung, song
5
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

nghiên cứu cụ thể về các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại điện tử chưa nhiều. Nhìn
chung, các công trình thực hiện trong phạm vi rộng, xem xét về giao hàng chặng cuối cũng như
những vấn đề khác của chuỗi cung ứng dựa trên số liệu chung. Các nghiên cứu trong và ngoài
nước về giao hàng chặng cuối đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp logistics để cải thiện chất
lượng dịch vụ, tuy nhiên, việc cải thiện hoạt động giao hàng chặng cuối chuỗi cung ứng cũng
nên được các doanh nghiệp thương mại điện tử coi trọng và quan tâm.
Các nghiên cứu liên quan đến shipper còn cực kỳ hạn chế cả trong nước và nước ngoài. Có
thể thấy yếu tố shipper ít được các nhà nghiên cứu quan tâm hơn so với các yếu tố khác về chất
lượng dịch vụ ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng. Thực tế cho thấy shipper là một đối
tượng vô cùng nhỏ trong chuỗi cung ứng rộng lớn do vậy các bài nghiên cứu thường tập trung
vào các vấn đề vĩ mô hơn như logistics nói chung và giao hàng chặng cuối nói riêng. Tuy nhiên
nhóm nghiên cứu cho rằng, shipper dù là mắt xích nhỏ nhưng lại có tác động vô cùng to lớn, là
mấu chốt cho nhiều vấn đề của thương mại điện tử B2C.
Một số khái niệm quan trọng được sử dụng trong bài nghiên cứu bao gồm:
Thương mại điện tử B2C là thương mại giao dịch hàng hóa, dịch vụ qua Internet giữa các
doanh nghiệp và người tiêu dùng cá nhân (Hương, 2020).
Giao hàng chặng cuối là phần cuối cùng của quá trình giao hàng. Nó liên quan đến một loạt
các hoạt động và quy trình cần thiết cho quá trình phân phối từ điểm chuyển tải cuối cùng đến
điểm giao hàng cuối cùng trong chuỗi phân phối (Lindner, 2011).
Shipper được hiểu là những người thực hiện công việc vận chuyển hàng hóa, họ là người
trực tiếp lấy hàng từ người gửi hàng (người chịu trách nhiệm trong việc thỏa thuận với shipper
và cung ứng hàng hóa) giao đến tận tay khách hàng cuối cùng (người mua hàng và sử dụng dịch
vụ do cá nhân hoặc tổ chức cung cấp, họ là người nhận hàng hóa trực tiếp từ shipper).
Chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi của người tiêu dùng về dịch vụ và
nhận thức của họ về kết quả của dịch vụ (Parasuraman và cộng sự, 1985).
Hình ảnh doanh nghiệp là ấn tượng mà một người cảm thấy về một dịch vụ hoặc hàng hóa
hoặc tổ chức trong tổng thể của nó mà sau đó sẽ được lưu giữ trong tâm trí của khách hàng
(Kotler và Keller, 2014).
Giá là lượng giá trị mà người tiêu dùng đổi lấy số lượng lợi ích bằng cách sở hữu hoặc sử
dụng một hàng hóa hoặc dịch vụ (Kotler và Armstrong, 2006). Trong bài nghiên cứu, giá cả
được coi là số tiền khách hàng thương mại điện tử phải trả cho dịch vụ vận chuyển.
Sự hài lòng là trạng thái mà một cá nhân cảm nhận được hay sự nhận thức từ việc so sánh
kết quả thực hiện sản phẩm/dịch vụ với sự mong đợi của cá nhân (Wang và cộng sự, 2005;
Schiffman và Karun, 2004).

2.2. Giả thuyết nghiên cứu


Dựa trên các nghiên cứu về chất lượng dịch vụ, giao hàng chặng cuối cũng như các nghiên
cứu sử dụng mô hình có biến điều tiết, nghiên cứu đặt ra 15 giả thuyết như sau:

Bảng 1: Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Nội dung giả thuyết Căn cứ

Ganguli và Roy
Có mối tương quan dương giữa sự hài lòng của
Giả thuyết H1 (2011), Spreng và
khách hàng với chất lượng dịch vụ.
Mackoy (1996)

Có mối tương quan dương giữa sự hài lòng của Zeithaml và Bitner
Giả thuyết H2
khách hàng với giá cả. (2000)
6
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

Giả thuyết Nội dung giả thuyết Căn cứ

Có mối tương quan dương giữa sự hài lòng của Ganguli và Roy
Giả thuyết H3
khách hàng với hình ảnh công ty. (2011)

Có mối tương quan dương giữa sự hài lòng của


Giả thuyết H4
khách hàng với thái độ của nhân viên shipper.

Có mối tương quan dương giữa sự hài lòng của Hong và Chen (2019)
Giả thuyết H5
khách hàng với kỹ năng của nhân viên shipper.

Có mối tương quan dương giữa sự hài lòng của


Giả thuyết H6
khách hàng với kiến thức của nhân viên shipper.

Chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng mạnh hơn đến


Giả thuyết H7a sự hài lòng của khách hàng dưới sự tác động của
nhân tố thái độ của shipper.

Giá cả có ảnh hưởng mạnh hơn đến sự hài lòng


Giả thuyết H7b của khách hàng dưới sự tác động của nhân tố thái
độ của shipper.

Hình ảnh công ty có ảnh hưởng mạnh hơn đến sự


Giả thuyết H7c hài lòng của khách hàng dưới sự tác động của
nhân tố thái độ của shipper.

Chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng mạnh hơn đến


Giả thuyết H8a sự hài lòng của khách hàng dưới sự tác động của
nhân tố kỹ năng của shipper.

Giá cả có ảnh hưởng mạnh hơn đến sự hài lòng


Lan và Anh (2013),
Giả thuyết H8b của khách hàng dưới sự tác động của nhân tố kỹ
Allen (2017)
năng của shipper.

Hình ảnh công ty có ảnh hưởng mạnh hơn đến sự


Giả thuyết H8c hài lòng của khách hàng dưới sự tác động của
nhân tố kỹ năng của shipper.

Chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng mạnh hơn đến


Giả thuyết H9a sự hài lòng của khách hàng dưới sự tác động của
nhân tố hiểu biết của shipper.

Giá cả có ảnh hưởng mạnh hơn đến sự hài lòng


Giả thuyết H9b của khách hàng dưới sự tác động của nhân tố hiểu
biết của shipper.

Hình ảnh công ty có ảnh hưởng mạnh hơn đến sự


Giả thuyết H9c hài lòng của khách hàng dưới sự tác động của
nhân tố hiểu biết của shipper.

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất.


2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất

7
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất


Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Nghiên cứu định tính
Nhóm nghiên cứu tiến hành tổng hợp những ý kiến phản hồi của khách hàng trên các sàn
thương mại điện tử B2C về shipper để đánh giá kỹ hơn về nhân tố này trong khung phân tích.
Dữ liệu được thu thập từ các phản hồi của khách hàng trên 4 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt
Nam trong đó có Shopee, Tiki, Lazada và Sendo.
3.1.2. Nghiên cứu định lượng
Phương pháp thu thập số liệu: Nghiên cứu được thực hiện bằng cách phỏng vấn online mở
rộng đối với các đối tượng khách hàng ngẫu nhiên của doanh nghiệp thương mại điện tử B2C
thông qua bảng câu hỏi chính thức đã được thiết kế sẵn nhằm đo lường sự hài lòng của khách
hàng đối với dịch vụ này.
Phương pháp phân tích dữ liệu: Nghiên cứu sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS
26.0 và Process 2.0. Nhóm đã tiến hành phân tích dữ liệu: Thống kê mô tả mẫu, kiểm định
thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA, kiểm định
Anova và phân tích hồi quy tuyến tính. Nghiên cứu còn thực hiện hồi quy đa biến theo phương
pháp Enter: tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan và
phân tích quan hệ điều tiết qua Macro Process.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Đánh giá của khách hàng về shipper thương mại điện tử B2C
4.1.1. Đánh giá của khách hàng thông qua bình luận trên các sàn thương mại điện tử B2C
Nhóm tác giả đã thu thập ngẫu nhiên các bình luận đánh giá của khách hàng từ 4 sàn thương
mại điện tử lớn tại Việt Nam hiện nay là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo để có cái nhìn khách
quan về các đánh giá thực tế của khách hàng. Nhóm tác giả lựa chọn những bình luận chứa từ
8
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

khóa “shipper”, “giao hàng”, “vận chuyển”... liên quan đến việc đánh giá dịch vụ vận chuyển
và shipper của khách hàng trong khoảng từ năm 2018 đến nay.

Hình 2: Biểu đồ tiêu chí đánh giá của khách hàng về shipper qua bình luận
trên các sàn thương mại điện tử
Nguồn: Nhóm tác giả thu thập.
Tiki và Lazada là hai đơn vị có nhiều đánh giá về yếu tố thái độ của shipper, đặc biệt Tiki
thường có nhiều đánh giá tích cực dành cho shipper. Những bình luận ngẫu nhiên mà nhóm thu
thập tại Shopee được cho thấy đánh giá không hài lòng của khách hàng cao hơn so với những
đánh giá hài lòng và tốc độ là vấn đề khách hàng đề cập nhiều nhất. Sendo là doanh nghiệp duy
nhất không có đơn vị vận chuyển của hãng và cũng là đơn vị có nhiều bình luận không hài lòng
về shipper nhất (chiếm 70%).
Dựa trên việc tổng hợp các đánh giá của khách hàng trên sàn thương mại điện tử, dù chất
lượng sản phẩm tốt nhưng nếu shipper không tốt, khách hàng sẵn sàng để lại những bình luận
tiêu cực và không trở lại mua hàng lần tiếp theo.
4.1.2. Đánh giá của khách hàng thông qua bảng khảo sát trực tuyến của nhóm nghiên cứu
Gần 50% người tham gia khảo sát cho biết họ đã từng phản hồi, khiếu nại các vấn đề liên
quan đến hàng hóa được giao với công ty thương mại điện tử. Đa số các trường hợp này, công
ty sẽ liên hệ với người bán để xử lý. Có thể thấy, có rất nhiều những phản hồi hay khiếu nại
không tốt về vấn đề giao hàng nhưng người chịu trách nhiệm cho những rủi ro khi giao hàng
lại không cố định. Việc thông tin phản hồi, khiếu nại không đến được người gây ra tình trạng
sai sót, hư hỏng hàng hóa vẫn còn tồn đọng và ảnh hưởng trực tiếp tới cảm nhận của khách
hàng đối với chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp.

Hình 3: Biểu đồ thống kê số lần phản hồi, Hình 4: Biểu đồ thống kê số lần tình trạng
khiếu nại với công ty của khách hàng giao hàng không đúng thời gian dự kiến và
hỏng, móp hàng mà khách hàng gặp phải
trên các sàn thương mại điện tử

9
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp.

Vì vậy, các doanh nghiệp thương mại điện tử đang phải đối mặt với bài toán là phải cung
cấp dịch vụ giao hàng không chỉ nhanh chóng, giá rẻ mà còn hướng đến một dịch vụ chuyên
nghiệp làm hài lòng các khách hàng khó tính trong thị trường cạnh tranh ngày càng cao khi các
doanh nghiệp khác cũng đang tiến đến chuyển đổi số.
4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, bộ dữ liệu sau khi được sàng lọc và làm sạch được 308 mẫu gồm
những khách hàng ngẫu nhiên của sàn thương mại điện tử B2C thỏa mãn điều kiện phân tích
nhân tố khám phá và phân tích hồi quy. Đặc điểm của mẫu dùng trong nghiên cứu được mô tả
trong Bảng 2.
Bảng 2: Mô tả mẫu nghiên cứu

Biến Thuộc tính

Giới tính Nam = 39,3%; Nữ = 60,7%

Độ tuổi 15-17 = 16,2%; 18-22 = 58,4%; 23-30 = 13,3%; > 30 = 12%

Nguồn: Tính toán dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả.
4.3. Sự hài lòng của khách hàng
Bảng 3: Kết quả đánh giá sự hài lòng của khách hàng

Thống kê mô tả

N Mean Std. Std. Cronbach’s


Deviation Error Alpha

Chất lượng dịch vụ (CLDV) 308 3,61 0,63 0,04 0,83

Giá cả (G) 308 3,59 0,67 0,04 0,76

Hình ảnh doanh nghiệp (HA) 308 3,71 0,66 0,04 0,80

Thái độ nhân viên Shipper (TĐ) 308 3,64 0,67 0,04 0,73

Kỹ năng nhân viên Shipper (KN) 308 3,62 0,65 0,04 0,71

Kiến thức nhân viên Shipper (KT) 308 3,62 0,66 0,04 0,73

Sự hài lòng (SHL) 308 3,67 0,58 0,03 0,76

Nguồn: Tính toán dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả.

Đánh giá chung, kết quả của hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các biến thuộc ngưỡng từ
0,71 đến 0,83 đều lớn hơn 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy và đều được giữ lại.
4.4. Kết quả phân tích hồi quy
Bảng 4: Kết quả phân tích hồi quy
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy Thống kê
chưa chuẩn hóa chuẩn hóa đa cộng tuyến
Mô hình t Sig.
Sai số Dung
B Beta VIF
chuẩn sai
10
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

(Hằng số) 0,491 0,121 4,063 0,000


Chất lượng
0,130 0,054 0,140 2,413 0,016 0,293 3,415
dịch vụ
Giá cả 0,259 0,040 0,298 6,416 0,000 0,452 2,210
1
Hình ảnh 0,088 0,044 0,100 1,988 0,048 0,383 2,608
Thái độ 0,214 0,045 0,246 4,774 0,000 0,368 2,715
Kỹ năng 0,119 0,046 0,133 2,594 0,000 0,372 2,690
Kiến thức 0,069 0,045 0,078 1,511 0,032 0,369 2,709
a. Biến phụ thuộc: Sự hài lòng của khách hàng
Nguồn: Tính toán dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy cả sáu yếu tố đều có ảnh hưởng quan trọng đến sự hài
lòng của khách hàng, được thể hiện qua hàm hồi quy sau:
SHL = 0,491 + 0,130*CLDV + 0,259*G + 0,088*HA + 0,214*TĐ + 0,119*KN + 0,069*KT
Thông qua việc kiểm định các giả thuyết bằng phân tích các nhân tố ảnh hưởng, các yếu tố
chất lượng dịch vụ, giá cả, hình ảnh của doanh nghiệp, thái độ, kỹ năng, kiến thức của nhân
viên shipper đều có ảnh hưởng và tác động thuận chiều đến sự hài lòng của khách hàng.
Biến giá cả là biến có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đối với sự hài lòng từ đó cho thấy,
khách hàng thường quan tâm đến yếu tố là giá cả khi sử dụng dịch vụ giao hàng của các sàn
thương mại điện tử. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy các yếu tố liên quan đến nhân viên shipper
gồm thái độ, kỹ năng, kiến thức có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hài lòng của khách hàng khi mua
sắm tại các sàn thương mại điện tử B2C.

4.5. Kết quả phân tích hồi quy thứ bậc


Nhận thấy, kỹ năng của nhân viên shipper tạo ra giá trị tương tác với cả ba yếu tố chất lượng
dịch vụ, giá cả và hình ảnh doanh nghiệp. Hai yếu tố còn lại là thái độ và kiến thức có quan hệ
tương tác với giá cả và hình ảnh doanh nghiệp.
Nhằm tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng, doanh nghiệp thương mại điện tử cần chú
trọng hơn tới các yếu tố năng lực của shipper bao gồm thái độ, kỹ năng và kiến thức. Các yếu
tố này không chỉ trực tiếp ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng mà còn tạo ra tương tác
với các yếu tố khác nhằm tăng cường sự hài lòng của khách hàng khi mua sắm trên các sàn
thương mại điện tử B2C. Có thể nói, thái độ, kỹ năng và kiến thức của nhân viên shipper tạo ra
giá trị gia tăng trong sự hài lòng của khách hàng.

4.6. Kết quả phân tích biến điều tiết


Nhóm nghiên cứu đưa các yếu tố thái độ, năng lực và kiến thức của nhân viên shipper thành
các biến điều tiết tạo ra ảnh hưởng tới mối quan hệ của các biến độc lập (chất lượng dịch vụ,
giá cả, hình ảnh doanh nghiệp) và biến phụ thuộc (sự hài lòng của khách hàng). Đây cũng chính
là khám phá mới so với các nghiên cứu trước đây.
Nhìn chung, giá cả và hình ảnh doanh nghiệp là hai yếu tố đều nhận được sự ảnh hưởng từ
các biến điều tiết thái độ, kỹ năng, kiến thức của shipper, trong khi mối quan hệ giữa chất lượng
dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng ít bị ảnh hưởng nhất khi chỉ bị tác động bởi kỹ năng của
shipper. Sau khi phân tích và đánh giá, có thể thấy shipper đóng vai trò quan trọng đối với tất
cả các biến trong mô hình. Chỉ một hành vi, thái độ, kỹ năng của shipper không chuyên nghiệp
có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến mức độ hài lòng của khách hàng.

5. KẾT LUẬN

11
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

Kết quả phân tích số liệu cho thấy, giả thuyết H7a và giả thuyết H9a bị loại bỏ, còn lại đều
được chấp nhận.
Thông qua phân tích hồi quy thứ bậc và phân tích điều tiết, nhóm đã phát hiện ra mối quan
hệ điều tiết và tương tác giữa các yếu tố với nhau. Tất cả 6 yếu tố khi xem xét trong các mối
quan hệ đều cho ra kết quả là làm tăng sự hài lòng của khách hàng thương mại điện tử B2C,
đây là một trong những phát hiện mới của nghiên cứu này.
Qua số liệu nhóm tác giả thu thập được, có thể thấy khách hàng thực sự quan tâm đến
shipper ở các khía cạnh đúng với mô hình ASK, khẳng định shipper là một nghề nghiệp cần có
đầy đủ cả ba yếu tố thái độ, kỹ năng và kiến thức để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Các doanh nghiệp thương mại điện tử B2C nên coi trọng và đầu tư nhiều hơn vào nâng cao
năng lực shipper bởi các yếu tố điều tiết này có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến các biến độc
lập chất lượng dịch vụ, giá cả, hình ảnh doanh nghiệp và suy giảm sự hài lòng của khách hàng.
Thành phần chất lượng dịch vụ có tác động đến sự hài lòng của khách hàng. Kết quả này
có điểm tương đồng với nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng.
Nhóm tác giả cũng có đồng quan điểm với các nghiên cứu trước khi khẳng định rằng thái độ và
khả năng giao tiếp của nhân viên giao hàng sẽ ảnh hưởng lớn đến đánh giá của khách hàng về
chất lượng dịch vụ hay thậm chí là ấn tượng đối với doanh nghiệp.
Nhóm tác giả nhận định shipper là một mắt xích vô cùng nhỏ trong chuỗi cung ứng nhưng
lại có vai trò quan trọng đến sự hài lòng của khách hàng. Các nghiên cứu trước chỉ xem xét
tổng thể logistics hay giao hàng chặng cuối mà chưa chú trọng và đi sâu nghiên cứu vào những
mắt xích cụ thể, trong khi shipper chính là người trực tiếp giao dịch với khách hàng. Nghiên
cứu của nhóm nhấn mạnh rằng shipper chính là nhân tố quan trọng nhất làm nên thành công
của giao hàng chặng cuối. Đặc biệt khi nghiên cứu về shipper, nhóm nghiên cứu đã áp dụng mô
hình ASK (thái độ, kỹ năng, kinh nghiệm) để đánh giá về đối tượng này. Các nghiên cứu trước
chưa có những đánh giá shipper trên các phương diện liên quan đến công việc cụ thể. Vì vậy,
đây có thể coi là điểm khác biệt khi nghiên cứu về một mắt xích trong giao hàng chặng cuối
của nhóm.

6. GIẢI PHÁP
Kết quả nghiên cứu của nhóm chỉ ra rằng dưới sự tác động của thái độ shipper, chất lượng
dịch vụ, hình ảnh doanh nghiệp và giá cả có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của khách
hàng. Vì vậy, tập trung vào việc nâng cao thái độ và kỹ năng của nhân viên shipper được coi là
một vấn đề then chốt nhưng còn khá phức tạp.
Các hàm ý được nhóm nghiên cứu đề xuất hướng vào các nhóm giải pháp:
Thứ nhất, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nội bộ các doanh nghiệp thương mại
điện tử được coi là giải pháp đem lại tính hiệu quả, tốn ít chi phí, thời gian khi nó thúc đẩy nhân
viên cạnh tranh lẫn nhau và tự phát triển. Nhóm nghiên cứu nhận định khi tạo ra một sân chơi
để shipper thi đua sẽ giúp shipper tự phấn đấu, phát huy tối đa khả năng nhằm đạt được phần
thưởng và mức thu nhập tốt nhất.
Thứ hai, doanh nghiệp vận chuyển có thể phát triển phần mềm quản lý nhân viên shipper
trong đó bao gồm những tính năng quản lý hành trình để hỗ trợ shipper giao hàng một cách
thuận tiện hơn, tính năng E-learning trên phần mềm giúp cho nhân viên shipper tự học tập và
cải thiện thái độ ứng xử của bản thân đối với khách hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt

12
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

1. Hoàng Hương Giang, Bùi Việt Đức, Nguyễn Thị Vân Hà (2020), “Đánh giá dịch vụ giao hàng
chặng cuối tại Việt Nam từ góc độ người sử dụng cuối cùng” Tạp chí Khoa học Giao thông
vận tải, 71(06), 726-736.
2. Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn Thanh Phong, Lê Thị Thu Hà, Trần Thanh Huyền (2019), “Đánh
giá sự hài lòng của khách hàng cá nhân trên địa bàn quận Long Biên về chất lượng dịch vụ của
Website Sendo.vn”, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(10), 835-846.
3. Phạm Xuân Lan, Bùi Hà Vân Anh (2013), “Giá trị cảm nhận của khách hàng đối với các ngành
dịch vụ trong bối cảnh thị trường B2B”, Phát triển Kinh tế, 272, 45-58.
Tài liệu tiếng Anh
1. Allen, M. (2017), The SAGE Encyclopedia of Communication Research Methods.
https://dx.doi.org/10.4135/9781483381411.
2. Ganguli, S., & Roy, S.K. (2011), Generic Technology-Based Service Quality Dimensions in
Banking: Impact on Customer Satisfaction and Loyalty. International Journal of Bank
Marketing, 29, 168-189. doi: 10.1108/02652321111107648.
3. Groonros, C. (1984), A Service Quality Model and Its Marketing Implications. European
Journal of Marketing, 18(4), 36-44.
4. Hong, Y., & Chen, D. (2019), Construction of the "Last Mile" Service Quality Evaluation Index
System for E-commerce Logistics. Advances in Social Science, Education and Humanities
Research, Volume 286.
5. Lin, Y., & Luo, J., & Cai, S., & Ma, S., & Rong, K. (2016), Exploring the service quality in the
e-commerce context: A triadic view. Industrial Management & Data Systems, 116(3), 388-415.
doi: 10.1108/IMDS-04-2015-0116.
6. Parasuraman, A., & Zeithaml, V. A., & Berry, L. L. (1985), A conceptual model of service
quality and its implications for future research. Journal of Marketing, 49(4), 41–50. doi:
10.2307/1251430.
7. Parasuraman, A., & Zeithaml, V. A., & Berry, L. L. (1988), SERVQUAL: A Multiple-Item
Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality. Journal of Retailing, 64, 12-40.
8. Thao Hoang (2019), “Last – mile delivery for e-commerce in Vietnam”, Bachelor’s thesis, Lahti
University of Applied Sciences.

13
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ TẠI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Đỗ Anh Đức1, Nguyễn Thị Hồng Loan1, Nguyễn Thị Khánh Hoài1,*
Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 207 Giải Phóng,
1

Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội


*
Email: hoaingkh@gmail.com; Tel: (+84) 936 643 728

Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định, đo lường các yếu tố ảnh hưởng tới
năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội. Một bảng khảo
sát gồm các câu hỏi về nhân tố với thang đo từ 1 tới 5 được thực hiện bởi 250 sinh viên tham
gia khảo sát. Kết quả khảo sát sau đó được phân tích bởi phần mềm SPSS để xác định mối
tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Từ kết quả phân tích cho thấy có mối tương
quan cùng chiều giữa 6 nhân tố (sáng tạo, sự tự tin, năng lượng, xu hướng rủi ro, khả năng lãnh
đạo và giải quyết vấn đề phức tạp) với năng lực đổi mới, đặc biệt là nhân tố năng lượng cá nhân
và khả năng lãnh đạo tác động mạnh nhất tới năng lực đổi mới sáng tạo. Kết quả hàm ýviệc
nâng cao 6 nhân tố trên sẽ giúp gia tăng năng lực đổi mới sáng tạo ở sinh viên.
Từ khóa: Đổi mới sáng tạo, năng lực đổi mới, đại học khối ngành kinh tế.

1. GIỚI THIỆU

Theo Future of Jobs Report 2020 - World Economic Forum, năng lực đổi mới sáng tạo là
kỹ năng đứng đầu trong top 10 kỹ năng cần thiết vào năm 2025. Ngoài ra, Beghetto và Kaufman
(2013) cũng cho rằng khả năng đổi mới sáng tạo đang được chú ý ở bậc đại học trở lên và được
xác định là kỹ năng quan trọng vào thế kỷ thứ XXI. Vì vậy, mối quan tâm dành cho năng lực
đổi mới sáng tạo là rất lớn. Bên cạnh đó những thách thức trong tương lai yêu cầu những thay
đổi cần có trong giáo dục (Chell và Athayde, 2009). Chúng ta cần xây dựng một thế hệ trẻ
không chỉ giỏi về những kỹ năng cơ bản và những kiến thức chuyên ngành, mà cần có thái độ
cởi mở và những kỹ năng mở rộng để có thể tạo ra những giải pháp mới mẻ nhằm đáp ứng với
sự thay đổi nhanh chóng của thế giới (Chell và Athayde, 2009).
Ngoài ra, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số đã trở thành một thành phần kinh tế
đóng gó rất lớn vào xu hướng tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Số hóa ngoài việc sử
dụng máy tính và Internet bao gồm cách thức cung cấp dịch vụ máy tính và tác động của trí tuệ
nhân tạo và Internet vạn vật; số hóa là một sự thay đổi căn bản ảnh hưởng đến nền kinh tế và
xã hội, bao gồm cách thức thực hiện công việc và các kỹ năng khác nhau cần thiết tham gia và
đổi mới (Gault, 2019). Hơn nữa, sự đổi mới đã được coi là tồn tại trong bất kỳ khu vực kinh tế
nào (OECD, Eurostat, 2018).

14
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

Với tầm quan trọng của năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên, những cá nhân sẽ làm nên
thay đổi về đất nước, xã hội trong tương lai, do đó việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng
tới năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội sẽ giúp cho
sinh viên biết những nhân tố nào có tác động mạnh tới năng lực đổi mới sáng tạo, từ đó đưa ra
những giải pháp cho sinh viên và những kiến nghị đối với giáo dục bậc đại học.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU


Một số nghiên cứu cho rằng giáo dục ở bậc đại học có cố gắng nhưng chưa đủ đáp ứng
những yêu cầu trên (Badcock, 2010; Quintana, 2016). Việc học tập, giảng dạy vẫn đang theo
phương thức truyền thống, điều này ngăn cản kỹ năng cần thiết trong học tập của sinh viên
(Avvisati, 2013; Vila, 2012; Virtanen và Tynjala, 2016).
Theo Beghetto (2010), có rất nhiều nghiên cứu liên quan tới phát triển khả năng đổi mới
sáng tạo, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về cách sinh viên nhận thức môi trường học tập
nhằm phát triển năng lực đổi mới (Beghetto và Kaufman, 2014). Hầu như các bài nghiên cứu
chỉ xét trên phương diện cá nhân trong mối quan hệ với đổi mới sáng tạo (Beghetto, 2010). Môi
trường học tập được thiết kế có chủ đích để phát triển năng lực đổi mới và nhận thức của học
sinh về năng lực đã không được chú ý nhiều trong các tài liệu nghiên cứu giáo dục (Beghetto
và Kaufman, 2014; Richardson và Mishra, 2018). Vì vậy, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
tới đổi mới sáng tạo của sinh viên liên hệ với môi trường học tập là hoàn toàn cần thiết.
Đổi mới sáng tạo có nhiều định nghĩa, cái nhìn khác nhau. Schumpeter (1934) cho rằng sự
đổi mới sáng tạo là phần giao thoa giữa phát minh và sáng chế để tạo ra giá trị cho nền kinh tế
- xã hội, đổi mới sáng tạo là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế do sự thay đổi
công nghệ cũng như sự kết hợp mới của các lực lượng sản xuất hiện hữu để giải quyết các vấn
đề của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đổi mới sáng tạo là việc sử dụng tri thức mới để tạo ra một
dịch vụ hoặc sản phẩm mới mà khách hàng mong muốn; đổi mới sáng tạo gồm quá trình phát
minh và thương mại hóa (Afuah, 2012). Quá trình đổi mới phải được xem như một loạt các
thay đổi trong một hệ thống hoàn chỉnh không chỉ về phần cứng mà còn về môi trường thị
trường, cơ sở sản xuất và tri thức, và bối cảnh xã hội của tổ chức đổi mới (Kline và Rosenberg,
2009).
Để đo lường mức độ đổi mới sáng tạo, công cụ bao gồm năm kỹ năng sau đây sẽ đóng góp
cho quá trình đổi mới sáng tạo (Chell và Athayde, 2009), bao gồm: Sáng tạo, sự tự tin, năng
lượng, xu hướng rủi ro, lãnh đạo. Ngoài ra, Ovbiagbonhia và cộng sự (2019) đã thêm một kỹ
năng khác có tác động tới khả năng đổi mới sáng tạo, đó là giải quyết vấn đề phức tạp.
Theo Chell và Athayde (2009), công cụ trên có thể đánh giá môi trường giáo dục, các sáng
kiến giáo dục và cách tiếp cận giảng dạy, bao gồm: đánh giá tác động của các sáng kiến nhằm
phát triển năng lực đổi mới trong các trường học và cao đẳng; xem xét các hoạt động ngoại
khóa có phát triển các hành vi đổi mới hay không…
Định nghĩa các yếu tố đóng góp cho quá trình đổi mới sáng tạo:
Sáng tạo: Tưởng tượng, kết nối những ý tưởng, xử lý giải quyết vấn đề, có tính tò mò (Chell
và Athayde, 2009). Đi vào chi tiết sau khi xác định được vấn đề, ý tưởng cần được phát triển
xa hơn bằng cách đối tượng trải qua quá trình mở rộng tâm trí, kết nối những suy nghĩ nhỏ lẻ
và tạo thành cấu trúc phù hợp (Ovbiagbonhia và cộng sự, 2019).
Sự tự tin: Niềm tin vào bản thân, sự tự bảo đảm, tự nhận thức về bản thân, cảm giác được
trao quyền, sự tự tin trong xã hội (Chell và Athayde, 2009). Nói cách khác, sự tự tin là mức độ
một người thể hiện khi giải quyết một vấn đề một cách sáng tạo (Tierney và Farmer, 2002).
Năng lượng: Sự thúc đẩy, nhiệt tình, có động lực, làm việc chăm chỉ, bền bỉ và có sự cam
kết (Chell và Athayde, 2009). Để phát triển đầy đủ một ý tưởng đổi mới đòi hỏi phải có một

15
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

tầm nhìn rõ ràng về đích cuối cùng, do đó, đòi hỏi sự mạnh mẽ, hợp tác, định hướng và động
lực (Hunter, 2012).
Xu hướng rủi ro: Sự kết hợp giữa việc chấp nhận rủi ro và khả năng tính toán rủi ro (Chell
và Athayde, 2009). Các nghiên cứu trước đã cho rằng những người càng có xu hướng tiếp nhận
rủi ro thì mức độ đổi mới sẽ cao hơn (Tabak và Barr, 1999).
Lãnh đạo: Tầm nhìn và khả năng huy động sự cam kết (Chell và Athayde, 2009). Tương
tự, Dyer (2009) cho rằng lãnh đạo liên quan đến việc có một tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu cuối
cùng, mạng lưới, hợp tác, huy động, khả năng tổ chức và thuyết phục các chuyên gia khác để
hiện thực hóa mục tiêu.
Giải quyết vấn đề phức tạp: Sự sẵn sàng thay đổi quan điểm, suy nghĩ nhằm giải quyết tốt
vấn đề, sẵn sàng giải quyết những vấn đề chưa có tiền lệ và không ngại đổi mới tư duy (Hurt,
1977; Keller, 2012).
Từ đó, có thể rút ra mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 1: Mô hình nghiên cứu


Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện bằng bảng khảo sát gồm các câu hỏi về nhân tố với thang đo từ
1 tới 5. Sau đó, nhóm sử dụng phần mềm SPSS để chạy mô hình nhằm biểu thị mức độ ảnh
hưởng giữa các yếu tố.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Mô tả dữ liệu
Sau khi khảo sát, nhóm đã thu được 250 kết quả tới từ các bạn sinh viên từ năm 1 tới năm
4, cụ thể như sau:

16
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

29%

38% Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4

13%

20%

Hình 2: Đối tượng khảo sát theo độ tuổi


Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp.

250 phiếu trả lời khảo sát bao gồm 29% là sinh viên năm nhất, tương ứng 72 sinh viên. Số
sinh viên chiếm tỷ trọng cao nhất trong bảng khảo sát là sinh viên năm 4 với 38% tương ứng
95 sinh viên điền khảo sát. Ngoài ra sinh viên năm hai và sinh viên năm 3 lần lượt chiếm tỷ
trọng là 13% và 20%.
Đối tượng khảo sát được chia theo trường đại học được thể hiện ở Hình 3.
90
82 81
80

70 66

60

50

40

30

20
10 11
10

0
Học viện Ngân Học viện Tài chính Trường Đại học Trường Đại học Khác
hàng Ngoại Thương Kinh tế Quốc dân

Hình 3: Đối tượng khảo sát theo trường đại học


Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
Chủ yếu đối tượng khảo sát là sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chiếm 33%
tương ứng 82 sinh viên được khảo sát. Sau đó là Trường Đại học Ngoại thương với 66 người,
tương ứng 26%. Ngoài ra các đối tượng khảo sát đến từ các trường đại học khối ngành kinh tế
khác trên địa bàn Hà Nội chiếm tỷ trọng thấp như Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính,
Đại học Thủy Lợi, Đại học Công đoàn…
Về câu hỏi chung để tìm hiểu về mức độ phổ biến của Năng lực đổi mới sáng tạo của sinh
viên, 73% người được hỏi đã nghe/đọc qua về Năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên, số còn
lại chiếm tỷ trọng nhỏ tương ứng 27% chưa từng nghe/đọc qua Năng lực đổi mới sáng tạo của

17
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

sinh viên. Điều này có thể thấy mức độ nhận biết biết của sinh viên về Năng lực đổi mới sáng
tạo khá cao cũng như có mức độ quan tâm nhất định dành cho vấn đề này.
4.2. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo
Bảng 1: Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo
Biến Cronbach’s Cronbach’s Alpha Hệ số tương
Thang đo
quan sát Alpha nếu loại biến quan biến tổng
NL1 0,703 0,656
Năng lực đổi NL2 0,743 0,578
mới sáng tạo của 0,787
sinh viên (NL) NL3 0,699 0,664
NL4 0,789 0,490
ST2 0,719 0,659
ST3 0,717 0,663
Sáng tạo (ST) 0,795
ST4 0,756 0,585
ST5 0,784 0,525
TT1 0,732 0,642

Sự tự tin vào TT2 0,766 0,576


0,799
bản thân (TT) TT3 0,756 0,595
TT4 0,739 0,631
NLCN1 0,818 0,664
NLCN2 0,818 0,661
Năng lượng cá
NLCN3 0,850 0,827 0,630
nhân (NLCN)
NLCN4 0,806 0,707
NLCN5 0,825 0,636
RR1 0,854 0,632

Xu hướng rủi ro RR2 0,813 0,732


0,861
(RR) RR3 0,806 0,750
RR4 0,818 0,719
LĐ1 0,885 0,719
LĐ2 0,878 0,765

Khả năng lãnh LĐ3 0,878 0,763


0,901
đạo (LĐ) LĐ4 0,882 0,737
LĐ5 0,882 0,740
LĐ6 0,894 0,655
GQ1 0,647 0,540
0,724
GQ2 0,635 0,558

18
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

Biến Cronbach’s Cronbach’s Alpha Hệ số tương


Thang đo
quan sát Alpha nếu loại biến quan biến tổng
Giải quyết vấn GQ3 0,709 0,439
đề phức tạp
(GQ) GQ4 0,659 0,524

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả.


Về độ tin cậy của biến phụ thuộc Năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên: Theo giả định
của Nunnaly (1967), Cronbach’s Alpha phải lớn hơn 0,6. Ở đây Cronbach’s Alpha là 0,787.
Tiếp theo, theo Zikmund (2010), Corrected Item - Total Correlation của từng câu hỏi khảo sát
cần > 0,3. Nhìn chung các câu hỏi đến ở mức 0,49 tới 0,66, đạt điều kiện. Theo tác giả Zikmund
(2010), thông số ở cột Cronbach’s Alpha if Item Deleted cần nhỏ hơn Cronbach’s Alpha
(0,787). Ở đây các câu hỏi đều có thông số ở Cronbach’s Alpha if Item Deleted nhỏ hơn 0,787.
Điều này thể hiện nhóm câu hỏi về biến Năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên đạt độ tin cậy.
Về độ tin cậy của biến độc lập Sáng tạo: Câu hỏi số 1 thuộc biến sáng tạo có thông số cao
hơn (0,795 > 0,782). Vì vậy câu hỏi 1 cần loại đi để tăng độ tin cậy chung của biến độc lập
Sáng tạo. Khi loại ST1 đi thì Cronbach’s Alpha tổng sẽ bằng đúng 0,795. Lúc này bảng câu hỏi
dành cho biến độc lập Sáng tạo chỉ bao gồm ST2 tới ST5 và nhóm câu hỏi đạt độ tin cậy.
Về độ tin cậy của biến độc lập Sự tự tin vào bản thân: Tương tự như trên, Cronbach’s
Alpha tổng lớn hơn 0,6. Các thông số ở Corrected Item - Total Correlation lớn hơn 0,3 và
các thông số ở cột Cronbach’s Alpha if Item Deleted đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha tổng.
Điều này thể hiện các câu hỏi khảo sát cho biến Sự tự tin đều hoàn toàn đạt độ tin cậy.
Về mức độ tin cậy của biến độc lập Năng lượng cá nhân: Nhìn chung các thông số, độ tin
cậy của các câu hỏi thuộc biến Năng lượng cá nhân đều đạt yêu cầu khi Cronbach’s Alpha tổng
lớn hơn 0,6. Các thông số ở Corrected Item - Total Correlation đều lớn hơn 0,3 và Cronbach’s
Alpha if Item Deleted đều nhỏ hơn 0,85.
Về độ tin cậy của biến độc lập Xu hướng rủi ro: Câu hỏi khảo sát của biến độc lập Xu hướng
rủi ro đều đạt yêu cầu về độ tin cậy khi Cronbach’s Alpha tổng lớn hơn 0,6. Các thông số ở
Corrected Item - Total Correlation lớn hơn 0,3 và thông số ở Cronbach’s Alpha if Item Deleted
nhỏ hơn 0,861.
Về độ tin cậy của biến độc lập Khả năng lãnh đạo: Các câu hỏi khảo sát thuộc biến độc lập
Khả năng lãnh đạo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy khi Cronbach’s Alpha tổng là 0,901. Các thông
số ở cột Corrected Item - Total Correlation đều lớn hơn 0,3 và thông số ở Cronbach’s Alpha if
Item Deleted đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha tổng.
Về độ tin cậy của biến độc lập Giải quyết vấn đề phức tạp: Thông số ở Cronbach’s Alpha
tổng là 0,724 (> 0,6). Các thông số ở cột Corrected Item - Total Correlation đều lớn hơn 0,3.
Thông số ở cột Cronbach’s Alpha if Item Deleted đều nhỏ hơn 0,724. Vì vậy độ tin cậy của các
câu hỏi thuộc biến độc lập Giải quyết vấn đề phức tạp đều đạt yêu cầu.
4.3. Kiểm tra tương quan giữa các nhân tố
Vì muốn xét mức độ tương quan giữa các biến độc lập đối với biến phụ thuộc Năng lực đổi
mới sáng tạo, chúng ta có thể thấy như sau:
Biến Năng lượng cá nhân tương quan mạnh nhất với biến Năng lực đổi mới sáng tạo của
sinh viên (0,701). Xếp thứ hai là biến Khả năng lãnh đạo với thông số 0,696. Xếp thứ ba là sự
tự tin với thông số 0,615. Xếp thứ tư là Giải quyết vấn đề phức tạp với thông số (0,582). Xếp
thư tư là Xu hướng rủi ro với 0,561 và cuối cùng là Sáng tạo với 0,155.

19
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

Bảng 2: Độ tương quan của các nhân tố

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả.


4.4. Kết quả phân tích hồi quy

20
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

Bảng 3: Độ phù hợp của mô hình


Bảng model Summaryb
R2 hiệu Sai số dự
Mô hình R R2 Durbin-Watson
chỉnh đoán
1 0,873a 0,762 0,757 0,25452 1,976

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả.


Thông số ở cột Adjusted R Square = 0,757 (> 0,5) nên đạt đủ độ tin cậy. Như vậy thì mô
hình đạt về độ phù hợp.
Bảng 4: Mức độ tương quan của các biến độc lập.
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy Thống kê đa
chưa chuẩn hóa chuẩn hóa cộng tuyến
Mô hình t Sig.
Sai số
B Beta Dung sai
chuẩn
(Hằng số) 0,010 0,164 0,058 0,954
ST 0,109 0,023 0,148 4,695 0,000 0,986
TT 0,156 0,038 0,165 4,147 0,000 0,619
1 NLCN 0,208 0,034 0,262 6,114 0,000 0,533
RR 0,168 0,025 0,236 6,652 0,000 0,776
LĐ 0,244 0,028 0,339 8,726 0,000 0,647
GQ 0,128 0,033 0,148 3,892 0,000 0,674

a. Biến phụ thuộc: NL


Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả.
Theo Bảng 4, thông số Sig. Của các biến độc lập đều là 0,000 (< 0,05) nên các biến độc lập
đều có tác động lên biến phụ thuộc là Năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên.
Phương trình hồi quy chuẩn hoá được viết như sau:
NL = 0,010 + 0,148*ST + 0,339*LĐ + 0,165*TT + 0,262*NLCN + 0,236*RR +
0,148*GQ
Về mức độ tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, có thể thấy như sau:
Biến Lãnh đạo ảnh hưởng mạnh nhất tới biến phụ thuộc (0,339). Xếp thứ hai là biến Năng
lượng cá nhân (0,262). Xếp thứ ba là biến Xu hướng rủi ro (0,236). Xếp thứ tư là biến Sự tự tin
(0,165) và cuối cùng là Giải quyết vấn đề phức tạp và Sáng tạo.
Tóm lại, 6 biến độc lập đều có tương quan, ảnh hưởng tới biến phụ thuộc là Năng lực đổi
mới sáng tạo của sinh viên.
Kết quả của nghiên cứu điểm khác biệt, mới lạ so với các nghiên cứu khác. Đối với nghiên
cứu của Chell và Athayde (2009), nghiên cứu này cho rằng nhóm nhân tố tác động mạnh tới
năng lực đổi mới sáng tạo của người trẻ là sáng tạo, lãnh đạo, năng lượng cá nhân và tự tin;
nhân tố tác động ít nhất tới năng lực đổi mới sáng tạo của người trẻ là mức độ chấp nhận rủi ro.
Từ đây có thể thấy, trong khi sáng tạo là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới năng lực đổi mới sáng
tạo của sinh viên tại Anh thì tại Việt Nam, xét riêng khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội,

21
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

lãnh đạo mới là nhân tố tác động mạnh mẽ nhất, trong khi sự sáng tạo không có ảnh hưởng
nhiều tới năng lực đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên điểm giống nhau giữa hai nghiên cứu là nhóm
nhân tố năng lượng cá nhân, lãnh đạo đều ảnh hưởng tích cực tới năng lực đổi mới sáng tạo của
sinh viên.
Kết quả nghiên cứu của Ovbiagbonhia và cộng sự (2019) cũng cho thấy sự tương đồng đối
với nghiên cứu của Chell và Athayde (2009), được thực hiện tại Hà Lan. Điểm chung của cả 3
nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu tại Việt Nam là giải quyết vấn đề phức tạp và xu hướng rủi ro
đều ảnh hưởng rất thấp tới năng lực đổi mới sáng tạo.
Từ những nghiên cứu trước đó, có thể kết luận rằng khả năng sáng tạo của sinh viên Việt
Nam đang thấp hơn so với sinh viên Anh và Hà Lan. Tuy nhiên lãnh đạo và năng lượng cá nhân
đều tốt ở cả 3 nước và có ảnh hưởng tích cực tới năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên. Còn
khả năng giải quyết vấn đề phức tạp và mức độ chấp nhận rủi ro đều thấp ở cả 3 nước.
5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ
Từ kết quả trên nhóm tác giả có thể đưa ra một số thảo luận như sau:
Năng lượng cá nhân được đánh giá là ảnh hưởng mạnh nhất đối với năng lực đối mới sáng
tạo của sinh viên. Điều này có thể đưa ra một vài giả thuyết như môi trường học tập thuận lợi,
thầy cô tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên phát triển. Không chỉ vậy các môi trường khác như
câu lạc bộ, công việc cũng giúp các bạn sinh viên phát triển tốt và giúp họ có khả năng tự thúc
đẩy năng lượng của bản thân vượt qua khó khăn.
Tiếp đó khả năng lãnh đạo của sinh viên cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới năng lực đổi mới
sáng tạo. Môi trường đại học của các sinh viên kinh tế ở địa bàn Hà Nội với những bài tập
nhóm, các hoạt động trong lớp hay các hoạt động câu lạc bộ đều thúc đẩy sinh viên dấn thân,
lựa chọn vị trí lãnh đạo. Ngoài ra sinh viên khối ngành kinh tế ở địa bàn Hà Nội đa phần đều
có sự năng động.
Sự tự tin, giải quyết vấn đề phức tạp hay mức độ chấp nhận rủi ro chỉ đang ở nhóm sau tác
động tới năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên bởi vì sự tự tin có thể do vì mức độ tự tin chưa
cao, nên chưa tác động mạnh tới năng lực đổi mới của sinh viên. Còn về khả năng giải quyết
vấn đề phức tạp của sinh viên còn thấp do mức độ thực hành chưa cao, chủ yếu môi trường học
tập đang dừng lại ở lý thuyết.
Cuối cùng là biến sáng tạo ảnh hưởng thấp nhất đối với Năng lực đổi mới sáng tạo của sinh
viên bởi vì do sinh viên vẫn đang học tập theo lý thuyết, chưa có nhiều môi trường để nâng cao
khả năng sáng tạo của sinh viên cũng như chưa có nhiều thách thức để sinh viên cần thay đổi,
sáng tạo.
Từ kết quả trên, với mong muốn nâng cao khả năng đổi mới sáng tạo của mình, nhằm tạo
ra lợi thế cạnh tranh cho bản thân trong quá trình học đại học cũng như sau khi ra trường, tìm
kiếm việc làm, mỗi sinh viên đại học khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội cần nâng cao các
kỹ năng trên, bao gồm Năng lượng cá nhân, Khả năng lãnh đạo, Sự tự tin, Giải quyết vấn đề
phức tạp, Xu hướng rủi ro và Sáng tạo. Chủ yếu sinh viên cần tự mình nâng cao bản thân ở khía
cạnh Năng lượng cá nhân và Khả năng lãnh đạo vì đây hai nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất tới
Khả năng đổi mới sáng tạo của sinh viên.
Về nhân tố Năng lượng cá nhân, tức sinh viên cần cảm thấy lạc quan, có tư duy tích cực, từ
đó năng lượng bản thân sẽ dồi dào mà hướng tích cực, giúp sinh viên hoàn thành các nhiệm vụ
và thử thách một cách tốt hơn là mang năng lượng tiêu cực dẫn tới trì trệ, xử lý công việc không
tốt. Theo Laurie Santos (2020), sinh viên cần biết ơn những gì đã đặt được trong quá khứ để có
thể tạo được động lực cố gắng ở hiện tại.
Về nhân tố Khả năng lãnh đạo, mỗi sinh viên cần hăng hái hơn nữa trong việc làm lãnh đạo
cho đội nhóm, dù là đội nhóm nhỏ hay đội nhóm lớn. Việc xung phong nhận làm lãnh đạo sẽ
giúp sinh viên có trách nhiệm hoàn thiện bản thân để xứng đáng vai trò mà mình đang nắm giữ.

22
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

Ngoài ra sinh viên cũng cần học hỏi về kĩ năng lãnh đạo, các loại lãnh đạo và áp dụng tùy cách
thức lãnh đạo trong từng trường hợp. Kết hợp hai điều này, sinh viên sẽ vừa có lý thuyết và
thực hành, từ đó nâng cao khả năng lãnh đạo của bản thân.
Thứ ba về yếu tố Sự tự tin, sinh viên cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về ngành nghề
mình muốn theo đuổi, từ đó sẽ xây dựng lên sự tự tin của sinh viên. Có trong mình đầy đủ kiến
thức, kĩ năng liên quan tới ngành nghề và những mục tiêu khác, sinh viên sẽ đủ có sự tự tin vào
bản thân mình, tự mình độc lập đưa ra những cách giải quyết, cách nhìn vấn đề và sự độc lập
trong việc giải quyết vấn đề.

6. KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP


Để phát triển năng lượng cá nhân tích cực của sinh viên, nhà trường có thể giúp sinh viên
tạo động lực, khơi dậy hứng thú của sinh viên bằng cách xây dựng các giờ học thú vị, đặt ra các
mục tiêu lớn và nhỏ rõ ràng cho từng môn học...
Khả năng lãnh đạo là một trong những kĩ năng mềm được nhắc đến nhiều nhất. Điều này
đã thể hiện tầm quan trọng của nó. Cơ hội được cung cấp và mở rộng từ phía nhà trường (làm
lãnh đạo trong các bài tập nhóm, trở thành các cán bộ lớp...) sẽ giúp sinh viên nâng cao được
khả năng lãnh đạo của bản thân.
Bên cạnh đó, để cải thiện sự tự tin cho sinh viên, nhà trường cần tạo nhiều cơ hội giúp sinh
viên có thể nói lên suy nghĩ, ý kiến của mình trước đám đông như: thuyết trình trong các giờ
học, các cuộc thi và các hoạt động ngoại khóa,...
Trong đổi mới, việc gặp những vấn đề chưa từng xảy ra trước đó là điều rất có khả năng
xảy ra. Vì vậy, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề phức tạp của sinh viên cũng cần được phát
triển để thích ứng với các hoàn cảnh khác nhau. Đối với kĩ năng này, nhà trường cần có những
bài giảng về việc tiếp nhận vấn đề phức tạp, bóc tách vấn đề, giải quyết từng phần và toàn bộ.
Cuối cùng, về yếu tố xu hướng rủi ro, các nghiên cứu trước đã cho rằng những người càng
có xu hướng tiếp nhận rủi ro thì mức độ đổi mới sẽ cao hơn (Tabak và Barr, 1999). Để có thể
tự tin, sẵn sàng tiếp nhận những rủi ro, các sinh viên cần có khả năng tính toán các rủi ro. Muốn
làm được như vậy, sinh viên cần trang bị cho mình một lượng kiến thức dồi dào, phong phú và
những kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế. Điều này hoàn toàn toàn có thể đạt được nhờ sự giúp
đỡ từ phía nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Anh
1. A.R. Ovbiagbonhia, Bas Kolloffel & Perry den Brok (2019), ‘Educating for innovation: students’
perceptions of the learning environment and of their own innovation competence’, Learning
Environment Research.
2. Afuah, A. (2012), ‘Managing the process of new and creative change’, Publishing: National
Economics University.
3. Amy L. Nebesniak & Ruth M. Heaton (2010), ‘Student Confidence and Student Involvement’,
National Council of Teachers of Mathematics.
4. Avvisati, F., Jacotin, G. and Vincent-Lancrin, S. (2013), ‘Educating higher education students for
innovative economies: what international data tell us’, Tuning Journal for Higher Education.
5. Badcock, P.B., Pattison, P.E. and Harris, K. (2010), ‘Developing generic skills through university
study: a study of arts, science and engineering in Australia’, Higher Education.
6. Barnett, R. (1992), ‘The idea of quality: voicing the educational’, Higher Education Quarterly,
46(1), 3-19.
7. Beghetto, R. (2010), ‘Creativity in the classroom’, New York: Cambridge University Press.
8. Beghetto, R. A., & Kaufman, J. C. (2014), ‘Classroom contexts for creativity’, High Ability Studies.
9. Chell, E., & Athayde, R. (2009), ‘The identification and measurement of innovative characteristics
of young people’, London: NESTA.

23
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

10. Dyer, J. H., Gregersen, H. B., & Christensen, C. M. (2009), ‘The innovator’s DNA’, Harvard
Business Review.
11. Hair JF, Black WC, Babin BJ, Anderson RE, and Tatham RL (1998), ‘Multivariate data analysis’,
Prentice-Hall, Upper Saddle River, USA.
12. Hunter, S. T., Cushenbery, L., & Friedrich, T. (2012), ‘Hiring an innovative workforce: A necessary
yet uniquely challenging endeavor’, Human Resource Management Review.
13. Hurt, H. T., Joseph, K., & Cook, C. D. (1977), ‘Scales for the measurement of innovativeness’,
Human Communication Research.
14. Jenny Lewis, Margot Ricard, Hans Klijn (2017), ‘How innovation drivers, networking and
leadership shape public sector innovation capacity’, International Review of Administrative
Sciences.
15. J. Kline & Rosenberg (2009), ‘An overview of Innovation’, Studies on Science and the Innovation
Process.
16. Joao Ferreira, Cristina Fernandes, Mario Raposo (2017), ‘The Effects of Location on Firm
Innovation Capacity’, Journal of Knowledge Economy 8.
17. John P. Dugan & Susan R. Komives (2011), ‘Developing leadership competence in college
students: Findings from a National study’, National Clearing House for Leadership Programs.
18. Keinanen & Mertanen (2018), ‘Researching learning environments and students’ innovation
competence’, Publisher: Emerald Publishing Limited.
19. Keller, R. T. (2012), ‘Predicting the performance and innovativeness of scientists and engineers’,
Journal of Applied Psychology.
20. Laurens Klerkx, Andy Hall & Cees Leeuwis (2010), ‘Strengthening agricultural innovation
capacity: are innovation brokers the answer?’, International Journal of Agricultural Resources,
Governance and Ecology Volume 8 Issue 5-6.
21. Laurie Santos (2020), ‘The science of well - being’, Yale University.
22. Peilei Fan (2011), ‘Innovation capacity and economic development: China and India’, Economic
Change and Restructuring Article.
23. Quintana, C.D.D., Mora, J., Perez, P.J. and Vila, L.E. (2016), ‘Enhancing the development of
competencies: the role of UBC’, European Journal of Education.
24. Rene Rohrbeck, Hans Georg Gemunden (2011), ‘Corporate foresight: Its three roles in enhancing
the innovation capacity of a firm’, Technological Forecasting and Social Change Volume 8 Issue
2.
25. Richardson, C., & Mishra, P. (2018), ‘Learning environments that support student creativity:
Developing the SCALE’, Thinking Skills and Creativity.
26. Robinson, K. (2011), ‘Out of our mind’, West Sussex: Capstone Publishing.
27. Schumpeter, J. (1934), ‘The Theory of Economic Development’, Harvard University Press,
Cambridge, Massachusetts.
28. Tabachnick BG and Fidell LS (1996), ‘Using multivariate statistics’, 3rd Edition, Harper Collins,
New York, USA.
29. Tabak, F., & Barr, S. H. (1999), ‘Propensity to adopt technological innovations: The impact of
personal characteristics and organizational context’, Journal of Engineering and Technology
Management.
30. Tierney, P., & Farmer, S. M. (2002), ‘Creative self-efficacy: Its potential antecedents and
relationship to creative performance’, Academy of Management Journal.
31. Tufan Koc (2011), ‘Organizational determinants of innovation capacity in software companies’,
Computers & Industrial Engineering Volume 53 Issue 3.
32. Vila, L.E., Perez, P.J. and Morillas, F.G. (2012), ‘Higher education and the development of
competencies for innovation in the workplace’, Management Decision.
33. Virtanen, A. and Tynjala, P. (2016), ‘Factors explaining learning of generic skill: a study of
university students’ experiences’, Paper presented at the Higher Education Conference, The
Scholarship of Learning, Teaching & Organizing, Amsterdam.
34. Wagner, T. (2010), ‘The global achievement gap: Why even our best schools don’t teach the new
survival skills our children need and what we can do about it’, New York: Basic Books.
35. Weinert, F. E. (2001), ‘Concept of competence: A conceptual clarification’, Hogrefe & Huber
Publishers.

24
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

Tài liệu tiếng Việt


1. Afuah, A. (2012), ‘Quản trị quá trình thay đổi mới và sáng tạo’, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc
dân.
2. Đặng Hiếu (2021), ‘Thúc đẩy chuyển đổi số nâng cao năng lực sáng tạo’, Báo điện tử Đảng Cộng
sản Việt Nam.
3. Phạm Thành Hưng (2018), ‘Vai trò của nhà nước trong thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo tại các
doanh nghiệp’, Luận án Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân.”
4. Website: fsivietnam.com.vn, “Tầm quan trọng và lợi ích của chuyển đổi số trong doanh nghiệp”,
truy cập lần cuối vào ngày 04 tháng 01 năm 2022, từ < https://fsivietnam.com.vn/chuyen-doi-so-la-
gi-tam-quan-trong-cua-chuyen-doi-so-hien-nay-21360/>

25
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI SỬ DỤNG TÚI
THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI HÀ NỘI: PHÂN TÍCH MÔ
HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH BÌNH PHƯƠNG NHỎ NHẤT

Nguyễn Dương Việt Anh1, *, Nguyễn Thị Lan Anh1, Vũ Nguyễn Bội Linh1, Nguyễn Thùy
Trang1, Trịnh Hương Mai2, TS. Phạm Hương Giang1
1
Khoa Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương, 91 Phố Chùa Láng, Láng Thượng,
Đống Đa, Hà Nội
2
Viện Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương, 91 Phố Chùa Láng, Láng
Thượng, Đống Đa, Hà Nội
*
Email: vietanh180201@gmail.com; Tel: (+84) 984 907 330

Tóm tắt: Hiện nay, vấn đề rác thải nhựa ở Việt Nam đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc
biệt tại các thành phố lớn. Do đó, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu nhằm làm rõ các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi sử dụng túi thân thiện môi trường thông qua khảo sát 206 người sống
tại Hà Nội và phỏng vấn định tính. Qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương nhỏ
nhất từng phần (PLS-SEM), phân tích khẳng định nhân tố (CFA), kết quả cho thấy ảnh hưởng
của các nhóm yếu tố cá nhân, nhóm yếu tố môi trường xung quanh và nhóm yếu tố liên quan
đến sản phẩm túi đối với thái độ và hành vi sử dụng túi thân thiện môi trường, đồng thời khẳng
định tác động tích cực của thái độ đối với hành vi sử dụng túi thân thiện môi trường. Từ đó,
nghiên cứu đề xuất một số giải pháp đối với chính quyền thành phố, các siêu thị, cửa hàng và
nhà sản xuất nhằm thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng sản phẩm này.
Từ khóa: Thái độ, hành vi sử dụng túi thân thiện môi trường, người dân Hà Nội, túi thân thiện
môi trường.

1. GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, mỗi tháng, mỗi gia đình sử dụng đến 1kg túi ni lông (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2019). Ở những thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng rác
thải nhựa mỗi ngày thải ra môi trường lên tới 80 tấn. Tuy nhiên, số lượng rác thải nhựa được
xử lý còn rất thấp, chỉ chiếm khoảng 10% (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 2019). Đây
thực sự là gánh nặng cho môi trường Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, nhóm tác
giả nhận thấy sự cần thiết phải có nghiên cứu đối với đối tượng là người tiêu dùng Hà Nội, từ
đó tìm hiểu và đưa ra giải pháp nhằm chuyển đổi từ thói quen sử dụng túi ni lông sang các sản
phẩm thân thiện môi trường.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc khuyến khích người tiêu dùng Hà Nội sử dụng túi
mua sắm thân thiện môi trường thay cho túi ni lông dùng một lần, nhóm nghiên cứu đã quyết

26
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

định lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ và hành vi sử dụng túi thân thiện môi
trường của người Hà Nội: Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương nhỏ nhất”. Nghiên
cứu này hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến thái độ và hành vi tiêu dùng sản phẩm túi
thân thiện môi trường, xây dựng khung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ và hành
vi sử dụng túi mua sắm thân thiện môi trường của người tiêu dùng Hà Nội, sử dụng phương
pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương nhỏ nhất (PLS-SEM) để xác định mức
độ ảnh hưởng của từng yếu tố, từ đó đề xuất giải pháp cho từng đối tượng nhằm mục tiêu thúc
đẩy việc sử dụng túi mua sắm thân thiện môi trường.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nhằm tiếp cận và lý giải hành vi tiêu dùng xanh, các nghiên cứu trước đây tập trung vào
phân tích thái độ và ý định hành vi đối với sản phẩm thân thiện môi trường (Hồ Huy Tựu, 2018;
Cái Trịnh Minh Quốc, 2020...). Phần lớn các nghiên cứu đều vận dụng Thuyết hành vi hợp lý
(TRA) và Thuyết hành vi dự định (TPB). Theo Thuyết hành vi hợp lý, hành vi của một cá nhân
được quyết định bởi 02 yếu tố chính: thái độ và chuẩn chủ quan. Trong khi đó, Thuyết hành vi
dự định đã bổ sung thêm 01 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi, đó là nhận thức kiểm soát hành vi.
Ở Việt Nam, những nghiên cứu gần đây cũng vận dụng và mở rộng Thuyết TPB để phân
tích các yếu tố ảnh hưởng thái độ và hành vi tiêu dùng xanh. Mô hình của Trần Ánh Nguyệt
(2020) bao gồm 3 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh: Thái độ đối với các vấn đề
môi trường; Kiểm soát nhận thức hành vi; và Thu nhập hàng tháng. Tuy nhiên, nghiên cứu này
không phân tích Thái độ đối với đối tượng là các sản phẩm bền vững hoặc Thái độ đối với hành
vi đang đề cập, mà chỉ nói đến Thái độ đối với “các vấn đề môi trường”. Hơn nữa, phương pháp
phân tích và đánh giá mô hình của nghiên cứu này vẫn còn hạn chế và khá sơ lược, mới chỉ
dừng ở việc khảo sát và thống kê mức độ phân bổ thang đo, mà chưa chỉ ra hệ số tác động của
các yếu tố đối với hành vi tiêu dùng xanh.
Phạm Hồng Chương và cộng sự (2020) đã mở rộng các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ và
hành vi tiêu dùng bền vững, và chia thành 3 nhóm chính: yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài, và
động lực xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại tập trung vào hành vi giảm thiểu các sản phẩm
túi nhựa sử dụng một lần, thay vì lựa chọn phân tích hành vi tiêu dùng các sản phẩm thân thiện
môi trường. Hơn nữa, kết quả cho thấy chỉ có nhóm yếu tố bên trong và nhóm động lực xã hội
là có ý nghĩa thống kê.
Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu về hành vi tiêu dùng bền vững đã mở rộng
mô hình nghiên cứu và tiếp cận các yếu tố bên ngoài. Mô hình nghiên cứu của Sử Ngọc Diệp
và cộng sự (2020) đã chia các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ và hành vi mua sắm sử dụng sản
phẩm thân thiện môi trường thành 2 nhóm chính: Nhóm yếu tố nội tại và nhóm yếu tố ngoại
cảnh. Trong đó, Nhóm yếu tố nội tại bao gồm Sự hiểu biết về môi trường, Lối sống thân thiện
với môi trường, Sự tự đánh giá bản thân về mức độ thân thiện với môi trường; Nhóm yếu tố
ngoại cảnh bao gồm Sự khuyến mãi đối với sản phẩm thân thiện môi trường, Quảng cáo đối
với sản phẩm thân thiện môi trường, Danh tiếng về môi trường.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU


2.1. Thái độ đối với việc sử dụng mua sắm thân thiện môi trường
Trong Thuyết hành vi dự định, Ajzen định nghĩa thái độ đối với hành vi là sự đánh giá của
một cá nhân về kết quả thu được từ việc thực hiện một hành vi cụ thể. Như vậy, thái độ đối với
việc sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi
tiêu dùng bền vững (Ajzen, 1991).
2.2. Hành vi sử dụng túi thân thiện môi trường
Hành vi tiêu dùng các sản phẩm túi mua sắm thân thiện môi trường có thể được liệt kê vào
nhóm hành vi tiêu dùng xanh (hay hành vi tiêu dùng bền vững). Hành vi tiêu dùng xanh là sự

27
tiêu dùng có trách nhiệm với môi trường, người tiêu dùng cân nhắc những tác động đối với môi
trường của hành vi mua sắm, sử dụng và thải bỏ các sản phẩm và tác động của việc sử dụng
dịch vụ thân thiện với môi trường (Moisander, 2007). Tiêu dùng xanh cũng có thể hiểu là hành
vi tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, tránh các sản phẩm có hại đến môi trường
(Chan, 2001).
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng thái độ và hành vi sử dụng túi mua sắm thân thiện môi trường
2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ
Nhóm yếu tố cá nhân. Nghiên cứu của Sử và cộng sự (2020) đã chứng minh rằng các yếu
tố Sự hiểu biết về môi trường, Lối sống xanh và Sự tự đánh giá mức độ thân thiện với môi
trường có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến Thái độ đối với việc mua sắm sử dụng sản phẩm
thân thiện với môi trường. Các nghiên cứu của Kai và Haokai (2016), Mostafa (2006), Yadav
và Pathak (2016) và Abdullah và cộng sự (2018) đã cho thấy tác động tích cực của Sự quan tâm
vấn đề môi trường đến Thái độ đối với việc mua sắm sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường.
Nhóm yếu tố môi trường bên ngoài. Một số yếu tố ngoại cảnh tác động đến thái độ đối với
việc mua sắm sử dụng túi thân thiện môi trường, bao gồm Chuẩn chủ quan (Ari và Yilmaz,
2015) và Chiến dịch quảng cáo của siêu thị và nhãn hàng. (Peattie và Peattie, 2009;
Muralidharan và Sheehan, 2016).
Nhóm yếu tố liên quan đến đặc điểm của túi. Quá trình phỏng vấn định tính đã cho thấy
người tiêu dùng quan tâm đến các đặc điểm như Tính gấp gọn được, Tính chống nước, Tính đa
dụng, Chất liệu, Túi có chứng nhận thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, những người tiêu
dùng được phỏng vấn cũng thừa nhận sự tác động của Sự sẵn có của sản phẩm túi thân thiện
môi trường đến Thái độ đối với việc tiêu dùng sản phẩm túi thân thiện môi trường.
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
Nhóm yếu tố cá nhân. Trong nghiên cứu của Sử Ngọc Diệp và cộng sự (2020), tất cả các
yếu tố cá nhân tác động trực tiếp đến Thái độ đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
Hành vi mua sắm sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường. Cụ thể, trong khi Sự hiểu biết về
môi trường và Sự tự đánh giá mức độ thân thiện với môi trường có tác động gián tiếp, thì Lối
sống xanh được chứng minh có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua sắm sử dụng sản phẩm
thân thiện môi trường.
Nhóm yếu tố môi trường xung quanh. Theo Thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991), yếu
tố Chuẩn chủ quan được cho rằng có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi tiêu dùng bền vững. Chiến
dịch quảng cáo của siêu thị và nhãn hàng được chứng minh có thể tăng thái độ tích cực và
khuyến khích hành vi sử dụng túi thân thiện môi trường (Peattie và Peattie, 2009; Muralidharan
và Sheehan, 2016).
Nhóm yếu tố liên quan đến đặc điểm của sản phẩm túi thân thiện với môi trường. Quá trình
phỏng vấn định tính đã cho thấy người tiêu dùng quan tâm đến các đặc điểm cụ thể như Tính
gấp gọn được, Tính chống nước, Tính đa dụng, Chất liệu, Túi có chứng nhận thân thiện với môi
trường. Bên cạnh đó, Sự sẵn có của các sản phẩm túi thân thiện môi trường và Dấu ấn cá nhân
trên sản phẩm cũng là những mối quan tâm lớn, có ảnh hưởng nhất định đến Hành vi của người
tiêu dùng.
2.4. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình đề xuất
Các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:
H1a: Sự hiểu biết về môi trường liên quan đến túi thân thiện môi trường có ảnh hưởng
trực tiếp, tích cực đến thái độ đối với việc mua sắm sử dụng túi thân thiện môi trường.
H1b: Sự hiểu biết về môi trường liên quan đến túi thân thiện môi trường có ảnh hưởng trực
tiếp, tích cực đến hành vi mua sắm sử dụng túi thân thiện môi trường.

28
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

H2a: Sự quan tâm về các vấn đề môi trường có ảnh hưởng trực tiếp, tích cực đến thái độ
đối với việc mua sắm sử dụng túi thân thiện môi trường.
H2b: Sự quan tâm về các vấn đề môi trường có ảnh hưởng trực tiếp, tích cực đến hành vi
mua sắm sử dụng túi thân thiện môi trường.
H3a: Lối sống xanh có ảnh hưởng trực tiếp, tích cực đến thái độ đối với việc mua sắm sử
dụng túi thân thiện môi trường.
H3b: Lối sống xanh có ảnh hưởng trực tiếp, tích cực đến hành vi mua sắm sử dụng túi thân
thiện môi trường.
H4a: Sự quan tâm đến cuộc sống của thế hệ tương lai có ảnh hưởng trực tiếp, tích cực đến
thái độ đối với việc mua sắm sử dụng túi thân thiện môi trường.
H4b: Sự quan tâm đến cuộc sống của thế hệ tương lai có ảnh hưởng trực tiếp, tích cực đến
hành vi mua sắm sử dụng túi thân thiện môi trường.
H5a: Chuẩn chủ quan có tác động trực tiếp, tích cực đến thái độ đối với việc mua sắm túi
thân thiện môi trường.
H5b: Chuẩn chủ quan có tác động gián tiếp, tích cực đến hành vi mua sắm túi thân thiện
môi trường.
H6a: Các chiến dịch quảng cáo từ các cửa hàng, nhà phân phối đối với túi thân thiện môi trường
có tác động trực tiếp, tích cực đến thái độ đối với việc mua sắm sử dụng túi thân thiện môi trường.
H6b: Các chiến dịch quảng cáo từ các cửa hàng, nhà phân phối đối với túi thân thiện môi
trường có tác động trực tiếp, tích cực đến hành vi mua sắm sử dụng túi thân thiện môi trường.
H7a: Nếu người tiêu dùng quan tâm đến đặc điểm túi thân thiện môi trường, họ sẽ có thái
độ tích cực đối với việc sử dụng túi thân thiện môi trường.
H7b: Nếu người tiêu dùng quan tâm đến đặc điểm túi thân thiện môi trường, họ sẽ có hành
vi dùng túi thân thiện môi trường.
H8a: Dấu ấn cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp, tích cực đến thái độ đối với việc mua sắm sử
dụng túi thân thiện môi trường.
H8b: Dấu ấn cá nhân có ảnh hưởng gián tiếp, tích cực đến hành vi mua sắm sử dụng túi
thân thiện môi trường.
H9a: Tính sẵn có của các sản phẩm túi thân thiện môi trường có tác động trực tiếp, tích cực
đến thái độ đối với việc mua sắm sử dụng túi thân thiện môi trường.
H9b: Tính sẵn có của các sản phẩm túi thân thiện môi trường có tác động trực tiếp, tích cực
đến hành vi mua sắm sử dụng túi thân thiện môi trường.
H10: Thái độ đối với việc mua sắm sử dụng túi thân thiện môi trường có ảnh hưởng trực
tiếp, tích cực đến hành vi mua sắm sử dụng túi thân thiện môi trường.

29
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Thiết kế bảng hỏi và thang đo đánh giá
Mô hình nghiên cứu đưa ra 8 yếu tố tác động đến Thái độ đối với việc sử dụng túi mua sắm
thân thiện môi trường và Hành vi sử dụng túi mua sắm thân thiện môi trường. Nhóm yếu tố cá
nhân gồm (1), (2), (3); nhóm các yếu tố môi trường bên ngoài bao gồm (4) và (5); nhóm yếu tố
liên quan đến sản phẩm túi gồm (6), (7) và (8) (Hình 1).
Những người tham gia khảo sát được yêu cầu đánh giá mức độ đồng ý trên mỗi mục đo
lường sử dụng thang đo Likert 7 điểm với điểm 1 là “Hoàn toàn không đồng ý” và điểm 7 là
“Hoàn toàn đồng ý”.
Đề xác định thang đo đề xuất ở trên là phù hợp, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát
thử (pilot test) trước khi thu thập số liệu chính thức. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho
các biến tiềm ẩn mới như sự quan tâm về cuộc sống của thế hệ tương lai có mối tương quan cao
với sự quan tâm về các vấn đề môi trường, vì vậy hai nhóm nhân tố này được gộp lại thành “Sự
quan tâm về các vấn đề môi trường và thế hệ tương lai”. Các nhận định về yếu tố như đặc điểm
túi, sự sẵn có và dấu ấn cá nhân trên túi đều thể hiện là thang đo tốt cho các biến tiềm ẩn này.

30
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu


Nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng là người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà
Nội có đi mua sắm tại các siêu thị và/hoặc cửa hàng tiện lợi. Do việc sử dụng phương pháp
phân tích PLS-SEM có ưu điểm là không bị giới hạn số lượng mẫu nghiên cứu, nên nhóm tác
giả thực hiện phương pháp thu thập số liệu là khảo sát online và offline được tiến hành trong
năm 2021.
Sau khi thu thập, chọn lọc và làm sạch dữ liệu, nhóm tác giả đã thu được mẫu bao gồm 206
phiếu trả lời trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời, nhóm tác giả cũng tiến hành thống kê
một số thông tin và đặc điểm của mẫu nghiên cứu.
Bảng 1: Mô tả mẫu nghiên cứu
Tần số Tỷ lệ
Nam 46 22,33%
Giới tính
Nữ 160 77,67%
Dưới 18 3 1,46%
18-24 51 24,76%
25-34 108 52,43%
Độ tuổi 35-44 30 14,56%
45-54 9 4,37%
55-64 4 1,94%
Trên 65 1 0,49%
Độc thân 118 57,28%
Tình Đã kết hôn - Chưa có con 7 3,40%
trạng hôn
nhân Đã kết hôn - Có con 79 38,35%
Khác 2 0,97%
Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương 17 8,25%

Trình độ Cao đẳng 4 1,94%


học vấn Đại học 149 72,33%
Sau đại học 34 16,50%
Dưới 5 triệu đồng 89 43,20%
Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng 48 23,30%
Thu nhập Từ 15 đến dưới 20 triệu đồng 19 9,22%
hàng
tháng Từ 20 đến dưới 30 triệu đồng 10 4,85%
Từ 30 đến dưới 40 triệu đồng 3 1,46%
Trên 40 triệu đồng 10 4,85%

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả.


3.3. Phương pháp phân tích

31
206 mẫu trên được phân tích dữ liệu bằng phương pháp PLS-SEM trên phần mềm
SmartPLS 3.0 và STATA 15. Tiêu chuẩn kiểm định lấy theo thông lệ ở mức ý nghĩa 10%.
Để đánh giá tính vững của mô hình, tác giả sử dụng kiểm định bootstrap với cỡ mẫu có hoàn
lại là 500. Tiêu chuẩn phù hợp mô hình trong phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính bình
phương nhỏ nhất một phần là nhân tố R2.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Kết quả đánh giá thang đo
Sử dụng phân tích CFA để khẳng định tính vững của thang đo dành cho hai biến tiềm ẩn
Thái độ và Hành vi sử dụng túi mua sắm thân thiện môi trường. Tất cả các nhóm yếu tố đề xuất
đều thỏa mãn điều kiện nhân tố tải lớn hơn 0,5.
4.2. Kết quả đánh giá mô hình đo lường
Từ kết quả phân tích khẳng định thang đo ở trên, nhóm tác giả tiếp tục thực hiện phân tích
PLS-SEM để kiểm định và đánh giá mô hình đo lường. Mô hình đo lường được sử dụng để
đánh giá giá trị hội tụ và độ tin cậy của những yếu tố đo lường được, từ đó khẳng định tính tin
cậy của việc sử dụng những yếu tố này làm thang đo cho biến tiềm ẩn.
Bảng 2: Đánh giá mô hình đo lường
Phương sai
Hệ số Độ tin cậy
Cronbach’s trung bình
Thang đo Biến quan sát tải tổng hợp
Alpha trích
ngoài (CR)
(AVE)
hieubietmt1 0,797
hieubietmt2 0,876
hieubietmt3 0,909
Sự hiểu biết về
vấn đề môi trường hieubietmt4 0,903 0,935 0,947 0,72
(hieubietmt)
hieubietmt5 0,879
quantammt3 0,772
quantammt4 0,794
sanco1 0,666
sthiqcao1 0,864
Sự sẵn có của các
sản phẩm túi thân sthiqcao2 0,867
0,898 0,92 0,66
thiện môi trường sthiqcao3 0,788
(sanco)
nhanhang1 0,823
nhanhang2 0,85
chuanchuquan2 0,816
Chuẩn chủ quan
về sử dụng túi chuanchuquan3 0,836
thân thiện môi 0,871 0,911 0,719
trường chuanchuquan4 0,847
(chuanchuquan)
chuanchuquan5 0,89

32
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

Phương sai
Hệ số Độ tin cậy
Cronbach’s trung bình
Thang đo Biến quan sát tải tổng hợp
Alpha trích
ngoài (CR)
(AVE)
quantammt1 0,681
quantammt2 0,75
loisongxanh1 0,75

Lối sống xanh loisongxanh2 0,734


0,889 0,911 0,562
(lsx) loisongxanh3 0,78
loisongxanh4 0,757
loisongxanh5 0,821
loisongxanh6 0,719
tui3 0,741
tui5 0,821
Đặc điểm túi thân
thiện môi trường tui7 0,822 0,875 0,907 0,662
(dacdiemtui)
tui8 0,863
tui9 0,815
Dấu ấn cá nhân
canhan1 0,849
trên túi thân thiện
0,732 0,88 0,785
môi trường
(dauancanhan) canhan3 0,922

Thái độ đối với thaido1 0,888


việc sử dụng túi thaido2 0,872
mua sắm thân 0,846 0,897 0,687
thiện môi trường thaido3 0,711
(thaido) thaido4 0,833
Hành vi sử dụng hanhvi1 0,831
túi mua sắm thân
thiện môi trường hanhvi2 0,682
(hanhvi) 0,833 0,89 0,671
hanhvi3 0,84
hanhvi4 0,906

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả.
Hệ số Cronbach’s Alpha và độ tin cậy tổng hợp (CR) của tất cả 8 biến quan sát trong mô
hình cuối cùng đều trên 0,7, điều này chỉ ra rằng mô hình đo lường có độ tin cậy đạt mức tốt.
Hai tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá giá trị tập trung bao gồm hệ số tải các nhân tố và trung
bình phương sai. Thêm vào đó, giá trị AVE của tất cả các biến quan sát đều cao hơn 0,5. Như
vậy, các giá trị hệ số tải các nhân tố của các biến đo lường còn lại và giá trị AVE của các biến
quan sát đều đạt yêu cầu, cho thấy mô hình đo lường có giá trị hội tụ ở mức cao.
4.3. Kết quả đánh giá sự tác động trực tiếp

33
Kết quả chỉ ra rằng 8 trong số 10 giả thuyết (tương ứng với sự tác động trực tiếp) được ủng
hộ ở mức đáng kể 10% trong nghiên cứu này. Trong đó, Thái độ và Lối sống xanh là hai yếu tố
có ảnh hưởng lớn nhất đến Hành vi mua sắm với hệ số lần lượt là 0,4 và 0,342 và cùng ở mức
ý nghĩa thống kê là 1%, lớn hơn nhiều so với số liệu về tác động của Tính sẵn có và Dấu ấn cá
nhân.
Dựa vào kết quả phân tích PLS-SEM và đánh giá tác động trực tiếp, nhóm tác giả đưa ra
kết luận rằng các giả thuyết nghiên cứu đề xuất được chấp nhận là: H1a, H3a, H3b, H5a, H5b,
H9a, H9b và H10. Như vậy, nếu xét về các tác động trực tiếp, Thái độ đối với sản phẩm túi thân
thiện môi trường chịu ảnh hưởng bởi Nhóm yếu tố cá nhân (Sự hiểu biết về môi trường, Lối
sống xanh); Nhóm yếu tố bên ngoài (Chuẩn chủ quan/chuẩn xã hội); và Nhóm yếu tố liên quan
đến sản phẩm túi (Sự sẵn có). Trong khi đó, Hành vi sử dụng túi thân thiện môi trường chịu tác
động trực tiếp bởi Nhóm yếu tố cá nhân (Lối sống xanh); Nhóm yếu tố liên quan đến sản phẩm
túi (Sự sẵn có, Dấu ấn cá nhân) và chính Thái độ. Kết quả này không chỉ ủng hộ các giả thuyết
và nghiên cứu trước đây, mà còn đảm bảo tính thực tiễn, khi mà những yếu tố làm tăng Thái độ
gần như chắc chắn sẽ thúc đẩy Hành vi sử dụng túi thân thiện môi trường.

Hình 2: Kết quả phân tích hồi quy


Nguồn: Kết quả phân tích PLS-SEM của nhóm tác giả.
Chú thích: *p < 0,1, **p < 0,05, ***p < 0,01 lần lượt là tác động có ý nghĩa thống kê ở
các mức lần lượt là 10%, 5%, 1%; ns là tác động không có ý nghĩa thống kê.
4.4. Kết quả đánh giá sự tác động gián tiếp
Kết quả phân tích PLS-SEM chỉ ra hai sự tác động gián tiếp được chấp nhận, đó là (1) Sự
hiểu biết về môi trường có tác động gián tiếp đến Hành vi mua sắm sử dụng túi thân thiện môi
trường thông qua Thái độ đối với việc mua sắm sử dụng túi thân thiện môi trường và (2) Chuẩn
chủ quan có tác động gián tiếp đến Hành vi mua sắm sử dụng túi thân thiện môi trường thông
qua Thái độ đối với việc mua sắm sử dụng túi thân thiện môi trường. Nói cách khác, khi một
cá nhân có sự hiểu biết nhất định về các vấn đề môi trường, cá nhân đó sẽ có thái độ tốt hơn và
từ đó gián tiếp làm tăng khả năng thực hiện hành vi sử dụng túi thân thiện môi trường. Đồng
thời, khi một cá nhân thấy những người xung quanh có nhận thức và thái độ đúng về việc sử
dụng túi thân thiện môi trường, bản thân cá nhân đó cũng sẽ tăng thái độ và khả năng thực hiện
hành vi.
Bảng 3: Sự tác động gián tiếp trong mô hình

34
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

Hệ số
Tác động gián tiếp t-value p-value Đánh giá
đường dẫn

Sự hiểu biết về môi trường → Thái độ 0,051 2,834 0,005 Chấp


→ Hành vi nhận

Chuẩn chủ quan → Thái độ → Hành 0,079 2,745 0,004 Chấp


vi nhận

Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu.


4.5. Kết quả đánh giá khả năng dự báo của mô hình
Hệ số R2 đối với Thái độ và Hành vi lần lượt là 0,503 và 0,526. Điều này có nghĩa là, 50,3%
sự biến thiên của Thái độ đối với sản phẩm túi thân thiện môi trường được dự báo bởi các biến
Sự hiểu biết và Sự quan tâm về môi trường, Lối sống xanh, Chuẩn chủ quan, Dấu ấn cá nhân
trên các sản phẩm túi thân thiện môi trường và Sự sẵn có của các sản phẩm túi thân thiện môi
trường. Trong khi đó, các yếu tố Lối sống xanh, Sự sẵn có của các sản phẩm túi thân thiện môi
trường, Đặc điểm của sản phẩm túi thân thiện môi trường, Dấu ấn cá nhân trên các sản phẩm
túi thân thiện môi trường và Thái độ đối với sản phẩm túi thân thiện môi trường dự báo 52,6%
sự biến thiên của Hành vi mua sắm sử dụng túi thân thiện môi trường. Cả hai thông số đều cho
thấy, mô hình đề xuất có khả năng dự báo đạt mức tốt.

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP


Thái độ và hành vi sử dụng túi thân thiện môi trường của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng
bởi Nhóm yếu tố chủ quan cá nhân (Sự hiểu biết và quan tâm về môi trường, Sự quan tâm đến
thế hệ tương lai, Lối sống xanh); Nhóm yếu tố môi trường xung quanh (Chuẩn chủ quan) và
Nhóm yếu tố liên quan đến sản phẩm túi thân thiện môi trường (Đặc điểm, Sự sẵn có, Dấu ấn
cá nhân). Bên cạnh đó, nhóm tác giả một lần nữa chứng minh được sự ảnh hưởng trực tiếp, tích
cực của Thái độ đối với Hành vi sử dụng túi thân thiện môi trường. Nghiên cứu cũng đã tiếp
cận bằng phương pháp PLS-SEM, được cho là phù hợp và cập nhật để đánh giá Thái độ và
Hành vi của người tiêu dùng. Đối với chính quyền thành phố và các cơ quan quản lý, cần có
những hành động cụ thể nhằm tuyên truyền và nâng cao nhận thức, ý thức của người dân về
việc sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường. Bên cạnh đó, cần có những cơ chế, chính
sách quản lý về mặt sản xuất và giá cả của các sản phẩm túi ni lông và các sản phẩm thân thiện
môi trường. Đồng thời, cần tăng cường và đẩy mạnh đầu tư, phát triển hạ tầng nhằm phục vụ thu
gom, tái chế rác thải nhựa, túi ni lông và sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường thay thế,
hỗ trợ nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gặp khó khăn về nguồn vốn, công nghệ... trong quá
trình chuyển đổi sang sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm thân thiện môi trường.
Đối với các siêu thị, cửa hàng và nhà bán lẻ, cần tích cực đầu tư, gia tăng nguồn cung
và mở rộng gian hàng dành cho các mặt hàng thân thiện môi trường. Bên cạnh đó, cần có
những chương trình, sáng kiến hấp dẫn, độc đáo liên quan đến việc quảng cáo, khuyến mại
nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng đến các sản phẩm túi thân thiện môi trường
cũng như có chiến lược truyền thông, marketing hiệu quả, hướng tới nhóm khách hàng tiềm
năng là những người có lối sống, thói quen thân thiện với môi trường.
Đối với các nhà sản xuất và doanh nghiệp, cần nắm bắt nhu cầu khách hàng tiềm năng để
nghiên cứu, phát triển và sản xuất loại túi thân thiện môi trường đáp ứng được mong muốn và
thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó có thể khuyến khích người tiêu dùng chuyển từ túi ni lông
sang túi thân thiện môi trường. Bên cạnh đó, sản xuất và phân phối túi thân thiện môi trường

35
cũng là một cơ hội kinh doanh tiềm năng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp với một thị trường
lớn trong nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Anh
1. Abdullah, S. I. N. W., Samdin, Z., Teng, P., & Heng, B. (2019), “The impact of knowledge, attitude,
consumption values and destination image on tourists’ responsible environmental behaviour
intention”. Management Science Letters, Vol.9 No. (9), pp. 1461-1476.
2. Ajzen. (1991). “The theory of planned behaviour”. Organisational Behavior and Human Decision
Processes, Vol. 50, No. 1, pp. 179-211.
3. Chan, R.Y. (2001). “Determinants of Chinese consumers' green purchase behavior”. Psychology &
Marketing, Vol. 18 No. 4, pp. 389-413.
4. Kai, C. & Haokai, L. (2016). “Factors affecting consumers’ green commuting”, Eurasia Journal of
Mathematics, Science & Technology Education, Vol. 12 No. 3, pp. 527-538.
5. Moisander, J. (2007). “Motivational complexity of green consumerism”. International Journal of
Consumer Studies, Vol. 31 No. 4, pp. 404-409.
6. Muralidharan, S. & Sheehan, K. (2016,). “Tax and ‘fee’ message frames as inhibitors of plastic bag
usage among shoppers: A social marketing application of the theory of planned behavior”. Social
Marketing Quarterly, Vol. 22 No. 3, pp. 200-217.
7. Mostafa, M. (2006). “Antecedents of Egyptian consumers’ green purchase intentions”. Journal of
International Consumer Marketing. Vol. 19 No.2, pp. 97-126.
8. Peattie, K. & Peattie, S. (2009). “Social marketing: A pathway to consumption reduction?”. Journal
of Business Research, Vol. 62, pp. 260-268.
9. Pham, C. H., Nguyen, H. V., Le, M. T. T., Do, L. T., & Nguyen, P. T. T.
(2021). « The synergistic impact of motivations on sustained proenvironmental consumer
behaviors: an empiricalevidence for single-use plastic products”. Asia Pacific Journal of Marketing
and Logistics.
10. Su, D.N., Duong, T.H., Dinh, M.T.T., Nguyen-Phuoc, D.Q. & Johnson, L.W. (2021). “Behavior
towards shopping at retailers practicing sustainable grocery packaging: The influences of intra-
personal and retailer-based contextual factors”. Journal of Cleaner Product, Vol. 279 No. 6.
11. Tran, N. A. (2020). “Customer Perspective Towards Green Consumption in
Vietnam”. Business Economics - Vaasan Ammattikorkeakoulu University of Applied Sciences.
12. Yadav, R. & Pathak, G.S. (2016). “Young consumers’ intention towards buying green products in
a developing nation: Extending the theory of planned behavior”. Journal of Cleaner Production,
Vol. 135, pp. 732-739.
Tài liệu tiếng Việt
1. Báo Thanh tra (2021), “Giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm từ nhựa đến môi trường và cuộc sống”, tại
thanhtra.com.vn, [accessed 15/06/2021].
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019), “Chung tay hành động chống rác thải nhựa vì một Việt Nam
xanh”, available: monre.gov.vn, [accessed 20/03/2021].
3. Quốc, C. T. M., Hùng, H. T., & Linh, P. L. H. (2020). “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và hành
vi sử dụng túi thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại các siêu thị trên địa bàn thành phố
Huế”. Hue University Journal of Science: Economics and Development, Vol.129 No.(5B), pp.5-21.
4. Tạp chí Môi trường và Đô thị (2019), “Hà Nội và cuộc khủng hoảng rác thải nhựa”, available:
https://www.moitruongvadothi.vn/ha-noi-va-cuoc-khung-hoang-rac-thai-nhua-a59503.html, [truy
cập ngày 11/05/2022].
5. Tựu, H. H., Ngọc, N. V., & Linh, Đ. P. (2018). Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh
của người dân Nha Trang. Tạp chí Quản lý Kinh tế Quốc tế (Journal of International Economics
and Management), Vol. 103(Số 103), pp. 1-19.
6. UBND Thành phố Hà Nội. (2019), “Kế hoạch 232/KH-UBND “Phòng, chống rác thải nhựa và túi
ni lông đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

36
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

A DEEP – NET APPROACH TO SCENARIO GENERATOR:


APPLICATION FOR BANK STRESS TEST

Lan Hoang Vu1, *; Le Hong Thai1


1
University of Economics and Business, Vietnam National University, Ha Noi
*
Email: vuhoanglan2701@gmail.com; Tel: (+84) 375 443 249

Abstract: Risk management is based on the quantification of risk and stress testing is seen as
a set of techniques and methods used to assess the risk tolerance or vulnerability of financial
institutions and banks before very unfavorable circumstances or events. One of the most
important steps in stress testing is to generate scenarios. Machine learning and deep learning
techniques can enable the generation of more accurate scenarios by identify complex, non-
linear patterns in large data sets. Thus, the aim of this paper is to propose a novel deep-net
model for scenario generators to check its validity using data for Vietnamese context by
integrating traditional methods (such as piecewise approach, integrated approach, top - down
approach, bottom - up approach) with the application of advanced analysis and development
technologies, the proposed model can search for non-linear relationships between input data
and output data that are otherwise difficult to detect
Keywords: Stress testing, deep learning, scenario analysis, GAN, commercial banks, Vietnam.

1. INTRODUCTION
In general, the term “stress testing” refers to the analysis of how an object or system copes
under pressure. In medical science, cardiac stress tests are performed when patients are asked
to run on treadmills while doctors monitor their heart rate and blood pressure. For construction
materials, they are stress-tested by measuring their behavior when they are subject to strain.
In banking and financial sector, stress testing aims to evaluate the resilience of banks under
hypothetical adverse but plausible shocks such as severse recessions or financial (Hirtle and
Lehnert, 2015). In fact, bank stress testing was developed in an attempt to monitor the economic
viability of the financial system and financial institutions during the instability that took place
in the 90s of the last century. This is attained by quantifying immediate capital shortages in
distressed banks. Prior to the global financial crisis, the use of stress testing by banks was
limited, and mainly for the purposes of internal risk management (Blaschke et al., 2001).
Following the financial crisis, stress tests have become a prominent regulatory tool for effective
banking supervision (Kenton, 2021).
Stress tets typically start with the specification of hypothetical adverse scenarios.
A variety of economic and financial variables are incorporated in designing the scenarios,
and modelling techniques can then assist the estimation of the impact of these scenarios on
banks’ balance sheets and performance indicators (Garcia and Steele, 2022; Kupiec, 2020). The
ultimate purpose is to determine if a bank has sufficient capital to withstand a severe

37
financial/economic downturn (Segal, 2021). For this purpose, more advanced stress testing
techniques often employ computer-generated simulation models to search for and verify all
possible scenarios (Hamilton, 2021).
The most crucial and also most difficult step in the stress testing process is to determine the
size of the shock and to create the scenario. The situations must be "unusually powerful but yet
possible," as it is stated in the definition of stress testing, although the terms "unusually strong"
and "likely" are still somewhat ambiguous. Giving too severe or too weak shocks can make the
entire testing process pointless (Sorge, 2004). In fact, before the 2008 Global Financial Crisis,
stress tests failed to detect possible systematic threats due to a lack of sufficient shock
identification. Thus, the generation of high confidence scenarios and solid foundations plays a
large part in the success of a stress test.
As mentioned earlier, scenario development often depends on economic variables and
economic models. Since stress testing at the macro level aims to evaluate the impact of changes
in economic variables on banks’ financial status, satellite models have traditionally been
employed to quantify the impacts of external changes on the internal macroeconomic variables
of the economy (for example, Naili and Lahrichi, 2022; Chen and Lu, 2021; Barra and
Ruggiero, 2021; Drake et al, 2006; Trenca et al., 2015). In fact, VAR (Vector AutoRegressive)
model and VECM (Vector Error Correction Model) are frequently employed. For example,
Pesaran et al. (2004) and Alves (2004) use a VAR model to assess the impact of macroeconomic
factors on the default likelihood of firms. In this VAR model, factors such as GDP, consumer
price index, nominal money supply, stock prices, exchange rates and nominal interest rates are
included for the eleven countries/regions over the period 1979-1999. The global VAR is used
as an input to simulate the firm's profit margin, which is then linked to the loss distribution of
the firm's loan portfolio. One obvious advantage of this approach is that it considers the credit
risk of a globally diversified loan portfolio in a detailed macroeconomic model that allows for
variation across countries and regions.
Alves (2004) builds a uniform VAR model, using the expected debt default frequencies
(EDFs) of KMV as endogenous variables and macroeconomic factors including 12-month
change of industrial output, 3-month change in interest rates, oil prices, and 12-month change
in stock market index) as exogenous variables. The expected default frequencies (EDFs) of
each EU industry are modeled based on exogenous macroeconomic factors together with the
expected default frequencies (EDFs) of other industries to capture the possibility of contagion.
However, none of the aforementioned VAR models explicitly integrates measures of bank
balance sheet quality. Some authors have voiced their opinions to incorporate a direct measure
of a bank's vulnerability - debt forgiveness ratio - as well as macroeconomic variables in
building stress testing scenarios (Fender et al., 2001). In the context of liquidity risk
management, stress testing can assess a bank's liquidity needs during extreme market events
and to prepare liquidity risk management for stressful conditions.
Some studies even mention the need for liquidity stress testing. For example, Neu and Matz
(2007) develop a step-wise approach for liquidity stress tests. First, the bank determines its
tolerance to liquidity risk. Then, more efficient measures available for governance and expected
cash flows over a period of time can be identified. Next, the bank designs scenarios and
quantifies their impact on cash flows. Based on the stress of cash flows, the bank determines
the limits of the structure and ability to balance against liquidity risk. In this regard, scenarios
designing and the quantification of their impact on cash flows are expected to be central to
liquidity risk management, but particular challenges remain.
In terms of the models used to generate scenarios, VAR model has been widely used in
previous studies. The most critical advantage of the VAR model is that it is not necessary to
determine which variables are endogenous and which are exogenous (Toda, 1991). Another
advantage of the VAR model is that the value of a variable in the VAR system depends only on

38
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

the past values of the variables. Therefore, estimating the equations requires no information
other than the variables included in the model themselves. In addition, one can use OLS or the
method of maximum likelihood to estimate each equation of the system. However, the
disadvantage of the VAR model is that it requires all variables to be stationary. In addition, the
p lag in a VAR(p) model is usually not given; therefore, one needs to determine what the
optimal delay length is. Besides, employing VAR model can present a challenge for policy
analysis. Specifically, the estimation requires a large number of observations because the model
has many equations (Abrigo and Love, 2016).
Turning to the scenario generating techniques, two common approaches include historical
and hypothetical approaches. The former is based on historical facts (for example, using the
largest observed changes or extreme values over a given time period), whereas the latter creates
hypothetical scenarios with large fluctuations that are judged to be realistic. While historical
scenarios based on historical data should be objective and easier to understand, it is often
criticized of the premise that future crises will be similar to previous ones. The assumption that
historical events are likely to be repeated is utilized in scenarios generators so that the results
as well as effects on the variables of interest can be found fast (Sorge, 2004). However, it is
impossible to say that events that happened in the past will repeat in the future. That is not to
mention the increasingly rapid introduction of new products and new management methods.
The more recent they are, the rarer their historical data are, making it virtually impossible to
generate scenarios based on this method.
Even though the historical scenarios are easier to implement and more tangible, the
hypothetical approach may be the only option when structural flaws in the financial system
renders previous experience useless. In today's economic conditions, it is hard to believe that
historical events and situations will be likely to repeat themselves. Therefore, when generating
scenarios for stress testing, implementers need to add an element of "fantasy" but still have to
make sure that the transformations are extreme and likely to happen. It is a way of generating
a complete scenario and responding to the ever-changing and unpredictable needs of today's
financial markets by combining historical data with the most reasonable assumptions. However,
unlike statistical models such as extreme value approach (Longin, 2000) or Monte Carlo
simulation (Elsinger et al., 2006), the events posed here are not tied to any probability
distribution. Yet, the imaginary capacities of stress testing experts are limited to certain
subjective bias and future factors are still difficult to predict accurately. Another major
difficulty in generating hypothetical scenarios is how to measure the impact of factors and to
verify the assumptions that affect the state of the balance sheet, income statement, and financial
position of the company.
In summary, economists have discovered various flaws in current economic models after
the 2008 Global Financial Crisis, such as the DSGE model, which failed to foresee the global
economic catastrophe (IMF,2012). The fundamental reason for this is because neither the
economy nor the financial market has been regarded as a behavioral system complex (Breuer,
T et al., 2009). This is where the theories of behavioral economics and behavioral finance got
their back. Agent-based computational modeling, Network analysis, and Deep Neural Network
are just a few of the novel models that have been developed and explored in conjunction with
machine learning, deep learning, and big data analysis throughout the years. These
computational techniques have the advantage of using existing knowledge of the research area
to extract information from the original raw data, which helps to increase accuracy and reduce
model training time by shortening the processing time machine learning.
In this paper, we focus on deep learning methods, specifically the Generative Adversarial
Network (GAN) model and its potential to handle large sequence of time series data. The aim
is to propose a novel method of scenario generator and to verify its validity in stress testing on
real data from Vietnam context.

39
The remainder of this research is organized as follows. Section 2 reviews the literature on
the application of machine learning models in stress testing. Section 3 presents the proposed
model while Section 4 checks its performance using data for Vietnamese context. Finally,
Section 5 wraps up with concluding remarks.

2. A BRIEF REVIEW OF THE RELATED


With the success of machine learning and deep learning in various fields, researchers have
attempted to capitalize on its potential in the banking sector. For example, Hirtle et al. (2016)
suggests the CLASS (Capital and Loss Assessment under Stress Scenarios) model. To
determine expected industry capital gaps during challenged macroeconomic conditions, the
CLASS model uses linear regressions and specific assumptions regarding loan loss, asset
growth, taxes, and other aspects.
So far, the literature on generating foreseeable macroeconomic scenarios has focused on
structural approaches, which relate to conceptual domain knowledge or dynamics explaining
the relationships economic factors may have with one another. These structural methodologies
include the Global Economic Model (GEM) (Bayoumi et al.., 2004; Pesaran, Schuermann, &
Weiner, 2004; Lalonde & Muir, 2007) and Global Auto-regressive Model (GVAR) (Dees,
Mauro, Pesaran, & Smith, 2007).
As a matter of fact, national and international regulators have gathered a substantial amount
of detailed information on banks operations and performance following the 2008 Global
Financial Crisis, but they have yet to employ machine learning techniques to extract more
information about the potential dangers in the financial systems. With the application of deep
learning techniques to a dynamic balance sheet stress-testing system, Petropoulos et al. (2019)
make the first contribution to this field. By simultaneously training a deep neural network using
macroeconomic and financial variables, financial or macroeconomic shocks are propagated to
banks' balance sheets. The model is capable of extracting more information from a large dataset
and accounting for complicated non-linear correlations that emerge under unfavorable
macroeconomic and financial conditions. This paradigm evaluates the banking system without
relying on the estimates of individual institutions. Only publicly available data are required,
and the model is built in a consistent manner, allowing regulators to check the validation and
perform mistake correction more systematically.
According to Islam et al. (2013), stress testing entails simulating the interaction between
macroeconomic changes and banking variables in order to assess the impact of severe scenarios
on banks. When future profit/loss projections are generated over most of the disaggregated
portfolio levels, the bottom-up approach is more commonly used, making it difficult to
determine the particular causes of loss. This process can be supplemented by utilizing a top-
down strategy to anticipate composite portfolios. The Least Absolute Shrinkage and Selection
Operator (Lasso) approach is a supervised learning algorithm that does not require a pre-defined
model. The Adaptive Lasso is a more complicated variation of the Lasso with appealing
convergence qualities. In the absence of theoretical models, such as in top-down stress testing,
Adaptive Lasso can be used to find a parsimonious top-down model from a set of thousands of
potential specifications. By looking for factors that best describe the behavior of credit loss
rates, it was proven to yield sparse, approximately unbiased answers, resulting in a
parsimonious account of the relationship between macroeconomic and credit loss rates
(Petropoulos et al., 2019). The necessity for large volumes of data to train a model is indeed a
major concern.
As argued by Chan-Lau (2017), lasso regressions are better suited to assisting organizations
in the development of forecasting models than stress testing, because the number of
observations is minimal, but the number of potential covariates is large. Jacobs (2018) discovers
that Multivariate Adaptive Regression Splines (MARS) have a higher accuracy in model

40
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

testing, which leads to more acceptable forecasting in financial organizations. For evaluating
and modeling concentration risk credit, a Bayesian network with an augmented tree can be
utilized in conjunction with a probabilistic graph to provide a comprehensive picture and make
informed judgments about the risks. According to Pavlenko and Chernyak (2009), a
combination of the two methodologies could be used in stress testing analysis to estimate the
risk of losses due to changes in the borrowers' financial circumstances.
The work by Malik (2018) includes scenario generation and bank performance prediction
using machine learning approaches, and it is closely related to the proposed framework in this
paper. The author's objective is to improve the present regulator methodology by finding more
realistic stress-tests for each bank utilizing Conditional Generative Adversarial Network
(CGAN) for scenario development and Long short-term memory (LSTM) for bank performance
prediction. The aim is to include scenarios that are personalized but thorough to potential bank
or industry threats. As suggested by Malik, their method can aid regulators since it can sample
from more probable and dangerous distributions than present regulatory scenarios, and it can
incorporate hypothetical shocks rather than depending on past situations.
In summary, banks may improve their decision-making processes, strengthen risk
prevention, and assess hazards in their operations through stress testing by combining big data
with Machine Learning and Deep Learning algorithms. Even experts often find it challenging
to foresee potential risk in the banking business given the current development trend. Therefore,
banks should now focus on developing and improving predictive models for dealing with new
banking risks.

3. THE PROPOSED DEEP-NET MODEL


GANs, or generative adversarial networks, refers to a class of generative machine learning
frameworks developed by Ian Goodfellow and colleagues in 2014 (Goodfellow et al., 2014). In
essence, generative models are processes that can generate new data instances more formally.
Given an observable variable X and a target variable Y, a generative model is a statistical model
of the joint probability distribution on P(X|Y). In general, the process involves finding patterns
in the input data and learning them so that the model can create new samples that retain the
original dataset's features.
Owing to the virtues of simplicity and effectiveness, these models have attracted a lot of
attention. In a short period of time, significant progress has been made not only in the initial
application of GANs - image generation, but also in the creation of numerous types of GANs
to optimize for various tasks, ranging from computer vision to fraud detection in banks.
For a deeper scrutiny of GAN which stands for Generative Adversarial Network, such a
model is called ‘adversarial’ as the GAN is composed of two networks, Generator and
Discriminator, which are always opposed to each other during the training. The GAN is thus
based on a competition between two deep neural network modules. The Generator (G) is a
generative model that captures data distribution and creates new data while the Discriminator
(D) is a classifier that assesses the chance that a sample comes from the training data rather than
G. The Generator's training procedure aims to increase the likelihood of the Discriminator
misclassifying its output.
The Generator is in charge of data generation, while the Discriminator is in charge of
evaluating the quality of the data generated and delivering input to the Generator. The Generator
is optimized to generate data to trick the Discriminator, while the Discriminator is optimized to
detect the source of the input, namely the Generator or the genuine data set, under game-
theoretic constraints.

41
Figure 1: The originally proposed architecture for
Generative Adversarial Networks
Source: Compiled by the team of authors.
The generator takes a random input and tries to generate a sample of the data. As depicted
in Figure 1, generator 𝐺(𝑧) takes input z from p(z), where z is a sample of probability
distribution p(z) randomly generated from latent space, and then 𝐺(𝑧) assigns noise. The
sample generated from 𝐺(𝑧) is loaded into the Discriminator network 𝐷(𝑥). The job of the
Discriminator network is to take the input from the train set (real sample) and the sample
generated from G (generated sample) and determine which one is real. The real sample x is
taken from the probability distribution p(x).
𝐷(𝑥) handles the binary classification problem by using the sigmoid function, which returns
a result between 0 and 1. Simply speaking, the higher the output probability, the greater the
probability that the sample (taken from the data set) is real, and vice versa.
D is trained to maximize the probability of correctly labeling the sample, and G is trained
to minimize the detectability of D, equivalent to at least log (1 − 𝐷(𝐺(𝑧))).
In other words, training D and G corresponds to a minimax game between two people for
the function:
𝑚𝑖𝑛 ⏟ 𝑉(𝐷, 𝐺) = 𝐸𝑥~𝑝𝑑𝑎𝑡𝑎(𝑥) [𝑙𝑜𝑔𝐷(𝑥)] + 𝐸𝑧~𝑝𝑧 (𝑧) [𝑙𝑜𝑔 (1 − 𝐷(𝐺(𝑧)))]
⏟ 𝑚𝑎𝑥 (1)
𝐺 𝐷

𝑤ℎ𝑒𝑟𝑒 𝐷(𝑥) is the Discriminator's estimate of the likelihood that actual data instance x is real,
𝐸𝑥 is the expected value based on all real-world examples, 𝐺(𝑧) is the Generator's output given
the noise z, and D(G(z)) is the Discriminator's estimate of the chance, a phony instance is real.
Optimizers
The model is updated by optimizers in response to the loss function's output. In essence,
they have control over a neural network's learning process by determining the values of
parameters that result in the lowest loss function. The learning rate is a critical hyperparameter
that scales the gradient and controls the model's update pace. A gradient descent-based
optimizer is used in the majority of models. The direction of steepest descent of a function is
called gradient descent, and these techniques are used to determine the local minimum of a
differentiable function using short iterations.

42
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

Adaptive moment estimation (Adam) is a deep learning optimization algorithm that is used
to repeatedly update network weights (Kingma, 2014). It is an extension of stochastic gradient
descent and has found widespread use in applications ranging from computer vision to natural
language processing. Both the exponentially decaying average of past squared gradients and
the exponentially decaying average of past gradients are stored by Adam. In the GAN literature,
there are a few different types of optimizers, but Adam is now one of the most prominent.
Training

Figure 2: GAN training’s theoretical progression


Source: Goodfellow et al. (2014).
The Discriminative distribution (dotted blue line) will be unable to separate them when the
Generative distribution (green line) approaches the real data distribution and will stabilize at
D(x) = ½.
Different alternating procedures are used to train the Discriminator (D) and Generator (G)
networks individually.
Generator – G
Sample from random noise z -> new sample is produced in G -> D classifies the sample as
"Real" or "Fake" -> Loss calculated from D classification -> Backpropagate through
Discriminator and Generator to obtain gradients -> Gradients used to change G weights.
Discriminator - D
D classifies real data and G fake data -> Discriminator loss penalizes G for misclassifying
real and fake instances -> D updates its weights through backpropagation from the
Discriminator loss through the network D.
Adversarial training
According to the preceding description, both models are fighting against each other in a
zero-sum game, which is known as adversarial in game theory. This means that when the
Discriminator correctly identifies a sample, it is rewarded or the model parameters are not
updated, whereas the Generator is penalized with big model parameter changes. When the
Generator deceives the Discriminator, the Generator is rewarded, or its parameters are not
updated, while the Discriminator is penalized, and its model parameters are changed.
Using the Discriminator to train the Generator
Weights are changed when training a neural network to reduce output error or loss. Because
the Generator is not directly connected to its loss function, Generative Adversarial Networks
are more sophisticated. The Discriminator is the one who generates the output that has an impact
on the Generator (Generator loss). After then, backpropagation adjusts each weight by
calculating the influence of the weight on the output. A Generator weight's impact is determined

43
by the Discriminator weights it feeds into. Backpropagation begins at the output and flows back
into the Generator via the Discriminator.

4. EXPERIMENT WITH REAL DATA FOR VIETNAM’S CONTEXT


This paper selects GAN model to generate scenario. Like other neural network models, the
GAN model consists of three layers: (1) the first layer contains the input data, (2) the most
important layer in the middle contains one or more hidden layers, and (3) the last layer contains
the output data. In particular, the hidden layer is where the computer's "learning" takes place
and is also the most important layer of any machine learning/deep learning model.
Before going into more details about the mechanism of action of units in the GAN model,
some symbols used in the analysis are worth mentioning. 𝑃𝑑𝑎𝑡𝑎 (𝑥) represents the distribution
of real data, x denotes sample from 𝑃𝑑𝑎𝑡𝑎 (𝑥), P(z) is the distribution of generator, z is sample
from P(z), and finally G(z) and D(x) represent generator and discriminator respectively.
For Training
1) Input data: batch size m (number of data samples in a batch), drop rate 𝛼, random
seed, number of iteration (iterations is the number of batches needed to complete 1 epoch), latent
dimension n.
2) While:
# Update Discriminator
# Sample batch from historical data
𝑚
{𝑥 𝑖 , 𝑦 𝑖 }𝑖=1 from 𝑃𝑑𝑎𝑡𝑎 (𝑥)
# Generate noise from Gaussian distribution
𝑚
{𝑧 𝑖 , 𝑦 𝑖 }𝑖=1 from P(z)
# Decode Noise using Generator
# Feed into Discriminator (D) and calculate loss Discriminator and update Discriminator,
calculate loss Generator and update Generator
1
𝛻𝜃𝑑 𝑚 ∑𝑚 (𝑖) (𝑖)
𝑖=1[𝑙𝑜𝑔𝐷(𝑥 ) + 𝑙𝑜𝑔(1 − 𝐷(𝐺(𝑧 )))] (2)
1
𝛻𝜃𝑔 𝑚 ∑𝑚 (𝑖)
𝑖=1 (𝑙𝑜𝑔(1 − 𝐷(𝐺(𝑧 ))) (3)

3) Output: Trained Generator


# Loss function
A popular loss function is the Binary Cross Entropy. Each of the projected probabilities is
compared to the actual class output, which can be either 0 or 1. The score is then calculated,
penalizing the probabilities depending on their deviation from the predicted value. This refers
to how close or far the value is to the actual value.
1
𝑙𝑜𝑔𝑙𝑜𝑠𝑠 = ∑𝑁
𝑖=1 −(𝑦𝑖 × 𝑙𝑜𝑔 𝑝𝑖 + (1 − 𝑦𝑖 ) × 𝑙𝑜𝑔(1 − 𝑝𝑖 ) (4)
𝑁

The loss function calculation formula of GAN model is given as:


𝑚𝑖𝑛 ⏟ 𝑉(𝐷, 𝐺) = 𝐸𝑥~𝑝𝑑𝑎𝑡𝑎(𝑥) [𝑙𝑜𝑔𝐷(𝑥)] + 𝐸𝑧~𝑝𝑧 (𝑧) [𝑙𝑜𝑔 (1 − 𝐷(𝐺(𝑧)))] ( 5 )
⏟ 𝑚𝑎𝑥
𝐺 𝐷

44
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

For Testing
After collecting the output of trained generators, the effectiveness of the generated scenarios
will be evaluated. If the generated scenarios are almost the same as the real scenarios, then the
model is considered efficient. In order to evaluate the GAN model, a classifier, more
specifically a clustering technique, is employed in this paper. Clustering is an unsupervised
learning problem in which similar data are grouped into groups or clusters based on their
underlying structure. A well-known clustering procedure, the K-means algorithm, attempts to
minimise the distance from data points to the cluster centre, also known as centroid (which is
simply the average of data points in the cluster) (MacQueen, 1967). The number K denotes the
number of clusters making up the data.
The procedures of a K-means Clustering Algorithm can be summarized as follows:
1) Input: Data points D, number of clusters k are the inputs.
2) While:
Step 1: Create K centroids at random.
Step 2: Find the nearest centroid for each data point in D. The data points will be divided
into K clusters as a result of this.
Step 3: Recalculate the centroids' positions. Repeat Steps 2 and 3 until the membership of
the data points no longer changes.
3) Output: Data points with cluster memberships as output.
In this paper, scenarios are classified into two groups: Noise and (Generated + Real). If K-
means is distinguishable, then the generated scenarios that are not Noise will be viewed the
same as real scenarios.
The formula for calculating Score is given by:
𝑇𝑟𝑢𝑒 𝑁𝑜𝑖𝑠𝑒+𝑇𝑟𝑢𝑒 (𝐺𝑒𝑛𝑒𝑟𝑎𝑡𝑒𝑑+𝑅𝑒𝑎𝑙 𝑆𝑐𝑒𝑛𝑎𝑟𝑖𝑜)
𝑆𝑐𝑜𝑟𝑒 = (6)
𝑇𝑜𝑡𝑎𝑙

In this section, the proposed deep-net model is applied for real data in the Vietnamese
context. Specifically, we employ the following twelve variables, including Composite Stock
Price Index, Central Bank Policy Rate, Deposit Rate, Lending Rate, Exchange Rate,
Merchandise Trade Balance, Industrial Production Growth Rate, Retail Sales Growth, Broad
Money Growth, CPI, Core CPI, Bloomberg Commodity Index during the period from January
2003 to December 2020. Data are collected from four different sources Bloomberg 1,
International Monetary Fund2, World Bank3 and CEIC4 database.
The collected data are divided into two separate sets: the training and the testing. Data in
the training set are used to train the model and then the model is applied to predict the data in
the testing set. The important point when dividing these two sets is to ensure that the data in the
testing set are not allowed to be used in training. Otherwise, the meaningfulness of the
prediction is lost because the model has already “seen” that observation. In this regard, 80% of
the data are used for the testing set and 20% for the training set. With the full dataset covering
216 months, the first 180 months (January 2003 to December 2017) are employed for testing
and the remaining 36 months (January 2018 to December 2020) are utilized to train the model.
Since data are measured with different units, it is necessary to normalize the data before

1
www. bloomberg.com
2
www.imf.org
3
www.worldbank.org
4
www.ceicdata.com

45
performing the algorithm. Therefore, the input variables are normalized to have the mean of
zero and the standard deviation of one.

Figure 3: Results of the loss values


Figure 3 shows the loss values of the model. The results of the model have some losses that
have not yet converged mainly due to insufficient computing power. Loss of GAN pattern will
be different from other models in that it fluctuates continuously. The constant volatility is
because when the Discriminator/Generator learns something new, the loss of the
Generator/Discriminator jumps sharply and vice versa. Eventually G's loss is more stable and
D’s loss starts to increase gradually. However, due to the limited computing power, we only
trained 12,000 epochs once. Therefore, the result is not as expected. The ideal model is the one
in which D's loss is increasing and G's loss is decreasing.
During model training, we expect that the value of accuracy on both real and fake data to
fluctuate at around 50%. This means that about 50% of real data is mistakenly predicted to be
fake and about 50% of fake data is predicted to be real. If this is true, the generator has generated
a fake image that is quite similar to the real thing and makes the discriminator sometimes
distinguish between real and fake scenarios and sometimes not. On the contrary, if the accuracy
value of real scenarios is too high or the accuracy of fake scenarios is too high, either situation
proves that the generator is not good enough to fool the discriminator.
Table 1: The mean value and standard deviation of predictive results of 36 months in
the testing pool

mean (100 trials) 0,7317

stdev (100 trials) 0,0129

mean (10000 trials) 0,7265

stdev (10000 trials) 0,0185

The results of model are shown in Table 1. Overall, our experimental results show that the
proposed GAN model works well. The generated scenarios based on the predictions of the GAN
model yield relatively reliable results when 72.65% (after 10,000 trials) of the generated
scenarios are similar to the real ones. As the quality of the generated scenarios is ensured, they
can further be applied in bank stress testing models.

46
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

5. CONCLUSION
Deep learning in particular or machine learning in general has become increasingly popular
and applied in many fields of research. The financial sector is no exception. According to the
study by Ozbayoglu (2020), the potential for deep learning research in the financial sector is
still very open. In particular, eight topics that still have many gaps and need to be further
researched and developed include: (1) algorithmic trading, (2) risk assessment, (3) fraud
detection fraud, (4) portfolio management, (5) financial asset pricing and derivatives, (6)
cryptocurrencies and blockchain technology, (7) psychoanalysis financial consumption and (8)
data mining. With the 4th technology revolution taking place, the explosion of big data, and the
development of artificial intelligence, the application of deep learning in solving real-world
problem is more than welcome. Therefore, it is necessary to research and experiment to assess
the potential that these advanced methods can bring to humans.
Against this backdrop, the focus of this paper is on the application of deep learning
techniques to build stress test scenarios for Vietnamese banks. Up to now, previous methods of
constructing stress testing scenarios have several limitations. For instance, data can be
aggregated from different sources that do not rely on the same calculation methods or
assumptions. Consequently, the data reliability is often questioned. In fact, simulations based
on historical macroeconomic data are not likely to predict economic changes in the future.
Assuming that one factor changes while the other relevant factors remain constant, this method
does not provide highly reliable results in real-life situations. Therefore, the novel GAN model
is proposed in scenario generators to overcome these limitations.
Despite many research papers on stress testing, studies in Vietnamese context are still
limited. To fill in this gap, we introduce a new model to build stress testing scenarios, which
can serve as the references to help guide Vietnamese commercial banks. Based on real data on
the microeconomic and macroeconomic situation in Vietnam, we also evaluate the performance
of the proposed framework and assess the quality of the generated scenarios. Once the accuracy
and suitability of this model is confirmed, it will be possible for policymakers to formulate
effective monitoring policies and for banks to implement better stress test for risk management.
However, due to time constraints and limited resources, we could only collect data starting
from 2003 for 12 microeconomic and macroeconomic variables. Future studies could expand
the sample space by observing more samples and employ data augmentation techniques to
increase the amount of training data. At the same time, other microeconomic and
macroeconomic variables could be further included in the deep-net model to present a broader
and more comprehensive view of the various risk factors. Finally, future research could
consider Annealed Importance Sampling (AIS) to calculate log-likelihood of different scenarios
for a more comprehensive view over model results. Also, different GAN models, for example
the popular conditional GAN or Wasserstein GAN, could be employed.

REFERENCES
1. Agarwal, I., & Goel, T. (2021). Limits of stress-test based bank regulation (No. 953). BIS Working
Papers.Bank of Japan. (2007). “The Framework for Macro Stress-Testing of credit risk:
incorporating Transition in borrower classification”.
2. Andrey Kurenkov (2020). “A Brief History of Neural Nets and Deep Learning”.
https://www.skynettoday.com/overviews/neural-net-history.
3. Battiston, S., Mandel, A., Monasterolo, I., Schütze, F., & Visentin, G. (2017). “A climate stress-
test of the financial system”. Nature Climate Change, 7(4), 283-288.
4. Borsuk, M., & Krzesicki, O. (2020). “InSTA-Integrated Stress-testing Approach at NBP: The Past,
Present and Future Perspectives”. Narodowy Bank Polski.
5. Breuer, T. And G. Krenn. (2001). “What Is A Plausible Stress Scenario”. Computational
Intelligence: Methods and Applications.

47
6. Castren, O. S. (2008). Global Macro-financial Shocks and Expected Default Frequencies in the
Euro Area.
7. Chan-Lau, Jorge (2017) “Lasso Regressions and Forecasting Models in Applied Stress Testing”.
8. Chen, Y., Wang, Y., Kirschen, D., & Zhang, B. (2018). “Model-free renewable scenario generation
using generative adversarial networks”. IEEE Transactions on Power Systems, 33(3), 3265-3275.
9. Dent, K., Westwood, B., & Segoviano Basurto, M. (2016). “Stress testing of banks: an
introduction”. Bank of England Quarterly Bulletin, Q3.
10. Foglia, A. (2009). “Stress Testing Credit Risk: A Survey of authorities' approaché”
11. Ian J Goodfellow, Jean Pouget-Abadie, Mehdi Mirza, Bing Xu, David Warde-Farley, Sherjil Ozair,
Aaron Courville, and Yoshua Bengio (2014). “Generative adversarial networks”.
12. Islam, Tushith, Christos Vasilopoulos, and Erik Pruyt. (2013). “Stress - Testing Banks under Deep
Uncertainty”.
13. Le Cun, Y., Bengio, Y., Hinton, G. (2015). Deep Learning, Nature 521 (7553), pp. 436-444.
14. Liu, W., Wang, Z., Liu, X., Zeng, N., Liu, Y., & Alsaadi, F.E. (2017). “A survey of deep neural
network architectures and their applications”, Neurocomputing, 234, pp. 11-26.
15. Longin, F.M. (2000). “From Value at Risk to Stress Testing: The Extreme Value Approach”.
16. Quagliariello, M. (2009). “Stress-testing the Banking System: Methodologies and Applications”.
17. Takashi Isogai (2009). Scenario design and calibration.
18. Šimečková, J. (2011) “Macroeconomic stress-testing of banking systems: survey of methodologies
and empirical application”.
19. Sorge, M. (2004). “Stress-testing financial systems: an overview of current methodologies”.
20. Van den End, J. W., M. Hoeberichts, & M. Tabba. (2006). “Modelling Scenario Analysis and Macro
Stress-Testing”.

48
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU: TRƯỜNG HỢP CÁC NỀN KINH TẾ ĐANG PHÁT TRIỂN
Ở CHÂU Á

Lê Quang Đức1, *, Đào Ngọc Thuý Vi1, Thân Thị Hồng Nguyên1, Ngô Ngọc Minh Khuê1,
Phạm Lê Ngọc Như1, TS. Nguyễn Thị Mai2
1
Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, 15 D5, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
2
Khoa học Cơ bản, Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, 15 D5, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí
Minh, Việt Nam
*
Email: lequangduc1913316030@ftu.edu.vn; Tel: (+84) 946 503 627

Tóm tắt: Thế giới đang đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu, trong đó nguyên nhân chính là
hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Các quốc gia đang phát triển chú trọng thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài để đạt tăng trưởng kinh tế nhưng nếu không kiểm soát tốt thì luồng vốn
này ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Nghiên cứu này tập trung phân tích bộ dữ liệu từ Ngân
hàng Thế giới giai đoạn 2000-2020 để làm rõ tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
đến biến đổi khí hậu tại 43 nền kinh tế châu Á đang phát triển. Kết quả chỉ ra FDI có tương
quan thuận đến lượng phát thải CO2, làm gia tăng biến đổi khí hậu. Ngoài ra, nghiên cứu còn
phát hiện sự khác nhau về tình hình biến đổi khí hậu ở giai đoạn trong và sau suy thoái kinh tế
2007-2009. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị, nhằm hạn chế mức độ tác động tiêu
cực của FDI đến môi trường.
Từ khóa: CO2, biến đổi khí hậu, châu Á, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), môi trường.

1. GIỚI THIỆU
Trong thời đại toàn cầu hóa, FDI đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh
tế của các nước. FDI có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc chuyển giao công
nghệ tiên tiến cho nước nhận đầu tư, mang lại phương thức sản xuất mới cho các doanh nghiệp
địa phương và nâng cao chất lượng lao động, từ đó tăng cơ hội việc làm cho người dân (Lee,
2013; Omri và Kahouli, 2014). Vài thập kỷ gần đây, lượng lớn vốn FDI chảy vào các quốc gia
đang phát triển của khu vực châu Á nhờ việc dỡ bỏ các rào cản thương mại và thực hiện các
chính sách thu hút dòng vốn FDI của chính phủ các quốc gia này. Tuy nhiên, sự gia tăng FDI
đã vô tình tạo áp lực khổng lồ lên tài nguyên môi trường nước sở tại. Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh mối tương quan thuận giữa FDI và lượng phát thải CO2 - nguyên nhân chính gây
ra biến đổi khí hậu trên toàn cầu (Paul và cộng sự, 2021; Jiang và cộng sự, 2021; Yan, 2021;
Rashid và cộng sự, 2021; Bardi và Hfaiedh, 2021). FDI đã có những đóng góp to lớn cho nền
kinh tế ở các quốc gia châu Á đang phát triển, nhưng đồng thời cũng không thể phủ nhận những
tác nhân tiềm ẩn mà nó có thể gây ra cho môi trường nước tiếp nhận đầu tư. Trong những năm
gần đây, trung tâm ô nhiễm từ các quốc gia phát triển đã được chuyển hướng sang các nước
đang phát triển do tốc độ công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh. Chỉ bằng

49
cách phối hợp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, các quốc gia đang phát triển khu vực
châu Á mới có thể đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong bối cảnh dòng vốn toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, tác động trực tiếp của FDI đến
môi trường trở thành đề tài thu hút sự chú ý và được nhiều học giả thực hiện nghiên cứu dựa
trên dữ liệu thực tế từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, tác động của FDI đến môi
trường được phân tích dựa trên hai giả thuyết lớn là Nơi ẩn giấu ô nhiễm và Hiệu ứng lan tỏa.
2.1. Cơ sở lý luận về Nơi ẩn giấu ô nhiễm
Theo giả thuyết Nơi ẩn giấu ô nhiễm, khi thương mại được tự do hóa, các ngành công nghiệp
gây ô nhiễm có xu hướng dịch chuyển từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển hơn,
mang lại FDI nhưng kéo theo đó là nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng và biến những nước
này thành “Nơi ẩn giấu ô nhiễm”. Lý do chính đến từ nhu cầu của các công ty đa quốc gia đối
với việc giảm thiểu chi phí phát sinh khi phải tuân thủ theo các quy định về môi trường tại các
nước phát triển như thuế môi trường, chi phí phát sinh do chậm trễ hoặc chống thi hành các quy
định, chi phí nếu xảy ra kiện tụng liên quan đến ô nhiễm môi trường và chi phí nghiên cứu lại
quy trình sản xuất sao cho phù hợp với giới hạn phát thải. Ở các nước đang phát triển, hệ thống
cơ quan quản lý các vấn đề này vẫn chưa được hoàn thiện, dẫn đến việc các điều luật kiểm soát
môi trường và chế tài đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ những điều luật trên chưa được chú trọng.
Chênh lệch mức thuế suất và mức phạt khi gây ra ô nhiễm môi trường giữa các nước cũng đem
lại lợi ích kinh tế cho các công ty đa quốc gia. Ủng hộ giả thuyết này, nghiên cứu của Shakib
và cộng sự (2021) đã điều tra mối liên hệ của năng lượng, kinh tế và môi trường từ 1995 đến
2019 ở 42 nước đang phát triển trong nhóm BRI (Sáng kiến một vành đai) và cho thấy mức độ
tiêu thụ năng lượng, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tăng dân số và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI có mối quan hệ dương với môi trường.
2.2. Cơ sở lý luận về hiệu ứng lan tỏa
Theo giả thuyết hiệu ứng lan tỏa, các nhà đầu tư sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước nhận đầu tư. Họ cũng thúc đẩy sự phát triển
công nghệ bảo vệ môi trường của nước sở tại thông qua việc truyền bá kiến thức và lan tỏa công
nghệ. Shao (2018) nghiên cứu tác động của FDI đối với phát thải CO2 bằng cách sử dụng
phương pháp ước tính GMM cho dữ liệu của 188 quốc gia trong giai đoạn 1990-2013. Kết quả
của nghiên cứu này ủng hộ giả thuyết “Hiệu ứng lan tỏa” ở các nước thu nhập cao, được lý giải
là vì nhóm nước này tập trung vào chất lượng của nguồn vốn FDI thay vì số lượng dòng vốn.
Do đó, các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng chú trọng việc đem lại hàm
lượng công nghệ cao đồng thời xây dựng một hệ thống xử lý phát thải nghiêm ngặt, ngăn ngừa
thâm dụng tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Từ các nghiên cứu của hai giả thuyết trên, FDI có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực
đến môi trường của nước nhận đầu tư, phụ thuộc vào phương pháp nghiên cứu, khung thời gian
và khu vực được chọn để thực hiện nghiên cứu. Ngoài những nghiên cứu phân chia rõ ràng về
tác động của FDI, cũng có những kết luận cho rằng FDI vừa có tác dụng thúc đẩy vừa có tác
dụng ức chế đối với hiệu suất phát thải CO2 ra môi trường (Song và cộng sự, 2021; Dauda và
cộng sự, 2021). Sự không đồng nhất trong tác động của FDI đến môi trường có thể được lý giải
bởi sự khác nhau về thời gian nghiên cứu, các khu vực nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
(Mukhtarov và cộng sự, 2020).
2.3. Giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên những kết quả nghiên cứu về các mối quan hệ giữa biến và CO2, giả thuyết nghiên
cứu được nhóm tác giả thành lập là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tương quan thuận với
lượng phát thải CO2.

50
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

3. Phương pháp nghiên cứu


Theo Gujarati (2004), mô hình phân tích hồi quy dựa trên dữ liệu bảng mang cả hai yếu tố
không gian ký hiệu là i, và thời gian ký hiệu là t có dạng như sau:
Yit = β1it + β2it X2it + β3it X3it +…+ βkit Xkit + uit (3.1)
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ thực hiện hồi quy cả ba mô hình trên và lựa chọn
mô hình phù hợp nhất. Các biến đưa vào mô hình được thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1: Khai báo các biến trong mô hình

Kỳ Kế thừa các
Tên Nguồn số
Diễn giải, công thức tính vọng nghiên cứu
biến liệu
dấu trước

Biến đại diện để đo lường tình trạng biến đổi


khí hậu, được tính bằng logarit tự nhiên của Kumaran và
lnco2 Github
tổng lượng phát thải khí CO2, đơn vị là triệu cộng sự (2021)
tấn theo hệ mét.

Dòng vốn vào ròng đầu tư trực tiếp nước


ngoài, được tính bằng logarit tự nhiên của
Paul và cộng sự
lnfdi dòng vốn vào ròng đầu tư trực tiếp nước + WDI
(2021)
ngoài, đơn vị là đô la Mỹ theo tỷ giá năm
2020.

Mức độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc


nội, được tính bằng phần trăm tăng trưởng Khan và cộng sự
gdp + WDI
hằng năm của tổng sản phẩm quốc nội, đơn (2021)
vị phần trăm.

Dân số, được tính bằng logarit tự nhiên của Mujtaba và cộng
lnpop + WDI
của tổng dân số quốc gia, đơn vị người. sự (2021)

Quy mô đô thị hóa, được tính bằng tỷ lệ dân


Hoàng và cộng
urb số thành thị trên tổng dân số quốc gia, đơn vị + WDI
sự (2021)
phần trăm.

Giá trị gia tăng của các ngành sản xuất có


quy mô công nghệ vừa và cao, được tính
Shakib và cộng
mht bằng tỷ lệ giá trị gia tăng của các ngành này - WDI
sự (2021)
trên tổng giá trị gia tăng của ngành sản xuất,
đơn vị phần trăm.

Giá trị gia tăng của ngành nông lâm ngư Shakib và cộng
agd - WDI
nghiệp, được tính bằng tỷ lệ giá trị gia tăng sự (2021)

51
Kỳ Kế thừa các
Tên Nguồn số
Diễn giải, công thức tính vọng nghiên cứu
biến liệu
dấu trước

của ngành trên tổng sản phẩm quốc nội, đơn


vị phần trăm.

Độ mở thương mại, được tính bằng tỷ lệ của Opoku và cộng


tổng xuất và nhập khẩu của hàng hóa dịch vụ sự (2021),
ope + WDI
trên tổng sản phẩm quốc nội, đơn vị phần Singhania và
trăm. cộng sự (2021)

Lực lượng lao động, được tính bằng tỷ lệ dân


Mujtaba và cộng
lfo số trên độ tuổi từ 15 đến 64 đang tham gia + WDI
sự (2021)
hoạt động kinh tế, đơn vị phần trăm.

Tỷ lệ thất nghiệp, được tính bằng tỷ lệ người


Khan và cộng sự
utl thất nghiệp trên tổng lực lượng lao động, đơn - ILO
(2021)
vị phần trăm.

rs1=1 nếu đang ở giai đoạn tiền suy thoái tức


rs1, 2000-2006, rs1=0 với các trường hợp còn lại;
Gallego-
rs2=1 nếu đang ở giai đoạn suy thoái, rs2=0
rs2, + Aslvarez và cộng
với các trường hợp còn lại; rs3=1 nếu đang ở
sự (2014)
rs3 giai đoạn hậu suy thoái tức 2010-2020, rs3=0
với các trường hợp còn lại.

int1: lnfdi x rs1;


int1,
int10, int10: lnfdi x rs3; Khám phá của
int13, +
int13: urb x rs3; nhóm tác giả
int14 int14: mht x rs3.

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp.


Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng của 43 nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á từ năm
2000 đến năm 2020. Do 3 nền kinh tế là Đài Loan, Triều Tiên và Palestine bị hạn chế về mặt
dữ liệu ở biến FDI nên đã bị loại khỏi mẫu nghiên cứu.
4. Kết quả mô hình đo lường tác động của FDI đến biến đổi khí hậu
4.1. Thống kê mô tả
Để nhận diện các thông số của dữ liệu trước khi tiến hành phân tích hồi quy, tác giả tiến
hành thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất (Bảng 2).

52
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

Bảng 2: Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình định lượng

Tên biến Số quan Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị Giá trị
sát nhỏ nhất lớn nhất

lnco2 901 3,128 2,676 -3,540 9,275

lnfdi 811 20,584 2,748 11,890 26,396

gdp 894 4,245 5,562 -36,658 53,382

lnpop 903 16,104 2,268 11,343 21,068

urb 903 55,419 29,334 12,978 372,435

mht 740 25,886 19,361 0,260 88,037

agd 876 12,622 10,756 0,030 57,140

ope 874 101,628 70,112 25,277 442,620

lfo 882 63,510 12,210 31,170 88,510

utl 882 4,951 3,642 0,110 18,500

rs1 903 0,333 0,472 0 1

rs3 903 0,524 0,500 0 1

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả.


Các biến co2, fdi và pop có độ lệch chuẩn tương đối lớn. Vì vậy, nhóm tác giả đã lấy ln của
các biến đó để phân phối là phân phối chuẩn. Trong số các biến nghiên cứu, độ mở thương mại
có độ lệch chuẩn lớn nhất 70,11. Điều này chỉ ra có sự khác biệt tương đối lớn về độ mở thương
mại giữa các nền kinh tế đang phát triển của Châu Á.
Bảng 3: Ma trận tương quan giữa các biến trong tác động đến biến đổi khí hậu

lnco2 lnfdi gdp lnpop urb mht

lnco2 1

lnfdi 0,717*** 1

gdp 0,0173 0,0618 1

lnpop 0,721*** 0,444*** 0,131*** 1

urb 0,172*** 0,348*** -0,137*** -0,370*** 1

mht 0,650*** 0,659*** -0,0734 0,332*** 0,378*** 1

agd -0,284*** -0,398*** 0,208*** 0,348*** -0,666*** -0,426***

53
lnco2 lnfdi gdp lnpop urb mht

ope -0,161*** 0,280*** -0,0563 -0,384*** 0,392*** 0,323***

lfo -0,00658 0,119** 0,100** -0,110** 0,112** 0,102**

utl 0,0419 0,00138 -0,116** -0,00412 0,141*** 0,00712

rs1 -0,106** -0,270*** 0,0874* -0,0367 -0,0721 -0,0418

rs3 0,118** 0,231*** -0,0751 0,0449 0,0806* 0,0485

agd ope lfo utl rs1 rs3

agd 1

ope -0,349*** 1

lfo 0,0272 0,234*** 1

utl -0,226*** -0,124** -0,652*** 1

rs1 0,145*** -0,00559 -0,0514 0,0874* 1

rs3 -0,144*** -0,00170 0,0727 -0,0954* -0,715*** 1

(***) mức ý nghĩa 1%, (**) mức ý nghĩa 5%, (*) mức ý nghĩa 10%
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả.
Kết quả được trình bày chi tiết ở Bảng 3 cho thấy hệ số tương quan giữa các cặp biến giải
thích trong mô hình đều nhỏ hơn 0,8 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.
4.2. Kiểm định của mô hình
Nghiên cứu đã thực hiện các bước kiểm định liên quan đến mô hình bao gồm kiểm định
Wooldridge test, cho thấy mô hình có hiện tượng tự tương quan; kiểm định Modified Wald cho
thấy mô hình bị hiện tượng phương sai thay đổi. Do đó, đề tài đã sử dụng mô hình Robust
standard errors chấp nhận sự hiện diện của hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan.
Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình, đề tài đã sử dụng hệ số phóng đại phương
sai VIF, kết quả được thể hiện ở Bảng 4 cho thấy các giá trị VIF đều bé hơn 5. Điều này cho
thấy đa cộng tuyến không xảy ra trong mô hình.
Bảng 4: Tóm tắt kết quả kiểm định hệ số phóng đại phương sai VIF

Biến lnpop lnfdi agd mht urb rs1 rs3 ope utl lfo gdp Mean
VIF

VIF 4,82 3,96 3,02 2,60 2,34 2,19 2,08 2,06 1,98 1,97 1,11 2,56

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả.

54
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

4.3. Kết quả mô hình đo lường tác động của FDI đến biến đổi khí hậu
Hệ số hồi quy của biến FDI mang dấu dương và đều mang ý nghĩa ở mức 10% trong cả hai
mô hình, hàm ý rằng sự gia tăng dòng vốn vào ròng FDI sẽ làm tăng lượng phát thải ô nhiễm,
ủng hộ mục tiêu nghiên cứu. Kết quả phù hợp với nhận định ban đầu của nhóm tác giả rằng các
nước đang phát triển nhận đầu tư đang chịu ảnh hưởng xấu về môi trường từ nguồn vốn FDI,
hàm ý có hiện tượng Nơi ẩn giấu ô nhiễm ở các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, tương
đồng với các nghiên cứu trước đây (Jiang và cộng sự, 2020; Abdouli và Omri, 2020; Ali và
cộng sự, 2020; An và cộng sự, 2021; Weimin và cộng sự, 2021; Shakib và cộng sự, 2021)
Bảng 5: Kết quả hồi quy FDI tác động đến biến đổi khí hậu

Mô hình (1) Mô hình (2)


Biến
Không có biến Có biến tương tác
tương tác

int13: Quy mô đô thị hóa x giai đoạn hậu suy thoái -0,00372**

(0,00166)

int14: Giá trị gia tăng các ngành sản xuất có quy mô -0,00436*
công nghệ vừa & cao x giai đoạn hậu suy thoái
(0,00236)

lnfdi: Dòng vốn vào ròng đầu tư trực tiếp nước ngoài 0,0461* 0,0404*

(0,0247) (0,0231)

gdp: Mức độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội 0,000853 0,000536

(0,00312) (0,00311)

lnpop: Dân số 0,450** 0,549***

(0,179) (0,195)

urb: Quy mô đô thị hóa 0,000462 0,00430**

(0,00102) (0,00183)

mht: Giá trị gia tăng của các ngành sản xuất có quy -0,00429 -0,000764
mô công nghệ vừa và cao
(0,00360) (0,00324)

agd: Giá trị gia tăng của ngành nông lâm ngư nghiệp -0,0499*** -0,0392**

(0,0173) (0,0152)

ope: Độ mở thương mại -0,000218 -0,000170

(0,00112) (0,000957)

lfo: Lực lượng lao động 0,0152 0,0164

55
Mô hình (1) Mô hình (2)
Biến
Không có biến Có biến tương tác
tương tác

(0,00981) (0,0102)

utl: Tỷ lệ thất nghiệp 0,0261 0,0141

(0,0162) (0,0140)

rs1=1 nếu đang ở giai đoạn tiền suy thoái tức 2000- -0,0817 -0,0828
2006, rs1=0 với các trường hợp còn lại
(0,0601) (0,0611)

rs3=1 nếu đang ở giai đoạn hậu suy thoái tức 2010- 0,176*** 0,515***
2020, rs3=0 với các trường hợp còn lại
(0,0333) (0,0930)

Hệ số chặn -5,041* -7,021**

(2,893) (3,131)

Số quan sát 664 664

Số nhóm quốc gia 37 37

R-squared 0,642 0,671

Ghi chú: Giá trị độ lệch chuẩn Robust trong ngoặc đơn
(***) mức ý nghĩa 1%, (**) mức ý nghĩa 5%, (*) mức ý nghĩa 10%
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả.
Glen và cộng sự (2011) chỉ ra rằng giai đoạn sau suy thoái kinh tế, lượng phát thải CO2
tăng, nên nhóm tác giả đã chia các năm thành các giai đoạn trước suy thoái và giai đoạn hậu
suy thoái kinh tế tương ứng với biến rs1 và rs3. Theo đó, giai đoạn hậu suy thoái chứng kiến
lượng phát thải khí CO2 cao hơn giai đoạn trong suy thoái kinh tế. Hơn nữa, các biến int13
(mức ý nghĩa 5%) và int14 (mức ý nghĩa 10%) trong mô hình 2 đều mang ý nghĩa thống kê. Cả
hai biến này đều tác động ngược chiều đối với biến phụ thuộc. Khi đó, sự gia tăng quy mô đô
thị hóa giai đoạn hậu suy thoái kinh tế làm lượng phát thải CO2 thấp hơn so với giai đoạn trong
suy thoái. Sự gia tăng giá trị các ngành sản xuất có quy mô công nghệ vừa cao ở giai đoạn hậu
suy thoái cũng làm lượng phát thải khí CO2 ít hơn so với giai đoạn trong suy thoái kinh tế.
Bên cạnh đó, tổng dân số tác động dương đến lượng phát thải ô nhiễm với mức ý nghĩa 5%
ở mô hình 1 và 1% ở mô hình 2. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của O’Neill và cộng sự, 2012.
Biến quy mô đô thị hóa cũng được xác định là một yếu tố làm thay đổi lượng phát thải khí CO2
nhưng biến chỉ có ý nghĩa thống kê trong mô hình 2 (mức ý nghĩa 5%). Kết quả này tương đồng
với nghiên cứu gần đây ở châu Á và Mỹ Latinh (Anwar và cộng sự, 2021); Adebayo và cộng
sự, 2021). Lượng phát thải ô nhiễm chịu sự tác động âm gây ra bởi biến giá trị gia tăng của
ngành nông, lâm, ngư nghiệp ở mô hình 1 (mức ý nghĩa 1%) và mô hình 2 (mức ý nghĩa 5%),
sự gia tăng quy mô GDP trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp làm chậm đi lượng phát thải khí
CO2. Kết quả tương đồng với một số nghiên cứu trước đó (Prosper và cộng sự, 2016; Jebli và
cộng sự, 2017; Mahmood và cộng sự, 2019).

56
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


5.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn FDI làm tăng lượng phát thải ô nhiễm ở các nền kinh tế
đang phát triển thuộc châu Á. Lý giải cho phát hiện này, nhóm nghiên cứu nhận thấy như sau:
Thứ nhất, phần lớn nguồn năng lượng sử dụng ở các quốc gia đang phát triển là nhiên liệu
hóa thạch, nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ nên quá trình đốt cháy một lượng lớn nhiên liệu sẽ
phát thải ra các khí gây ô nhiễm môi trường và khí nhà kính. Ở một số nơi, dòng vốn FDI có
chiều hướng tập trung vào các ngành tiêu tốn năng lượng, tài nguyên, nhân lực không thân thiện
với môi trường trong bối cảnh các hoạt động công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ, tác động
tiêu cực lên khí hậu.
Thứ hai, các doanh nghiệp FDI vẫn đang chủ yếu đầu tư công nghệ cũ lạc hậu, chưa đầu tư
đổi mới trang thiết bị dẫn đến quá trình sản xuất gây ô nhiễm cao và chất thải ra ngoài môi
trường không qua xử lý ở các nước đang phát triển. Đồng thời, một số doanh nghiệp ở một số
ngành công nghiệp có xả thải vẫn chưa đầu tư mạnh vào kiểm soát, xử lý chất thải do chi phí
còn tương đối cao.
Thứ ba, các hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn hay chính sách của chính quyền và cơ
quan chức năng chưa được phổ biến rộng rãi và đồng bộ đến các doanh nghiệp FDI. Trong đó,
một số những quy định, chính sách về ứng phó biến đổi khí hậu còn phức tạp, chồng chéo, thay
đổi quá nhanh hoặc quá chậm, gây ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ của doanh nghiệp. Ngoài ra,
việc quản lý, thanh tra của chính phủ và cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, thiên về tiền kiểm mà
chưa chú trọng đến hậu kiểm.
5.2. Khuyến nghị chính sách
5.2.1. Đề xuất chính sách cho Chính phủ
Thứ nhất, lựa chọn thu hút dòng vốn FDI theo hướng xanh và bền vững hơn thông qua sàng
lọc để loại bỏ các dự án đầu tư có công nghệ lạc hậu, thâm dụng tài nguyên thiên nhiên hoặc
các ngành công nghiệp nặng để ưu tiên thu hút đầu tư cho danh mục các ngành nghề thân thiện
với môi trường, có công nghệ tiên tiến.
Thứ hai, ưu tiên phát triển những nguồn năng lượng thân thiện với môi trường như năng
lượng gió, năng lượng mặt trời.
Thứ ba, tích cực tham gia và tăng cường trao đổi kinh nghiệm, học hỏi sáng kiến trong ứng
phó với biến đổi khí hậu thông qua các diễn đàn, hội thảo khu vực và quốc tế có sự tham gia
của nhiều quốc gia, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường.
5.2.2. Đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp
Thứ nhất, tìm hiểu rõ, tuân thủ và áp dụng hiệu quả các quy định, chính sách của Chính phủ
về giảm phát thải trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, phát triển những sản phẩm thân thiện với môi trường hay đầu tư vào những dự án
xanh, áp dụng tốt các công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất.
Thứ ba, có sự tự chuẩn bị và lên các kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu trong nhiều kịch
bản xảy ra khác nhau.
Nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế như chưa xem xét đến đặc điểm nền kinh tế bao
gồm thu nhập, vị trí vùng địa lý... để làm rõ mức độ tác động của FDI đến môi trường giữa từng
nền kinh tế có đặc điểm khác nhau. Đồng thời, để đo lường biến đổi khí hậu, phạm vi nghiên
cứu chỉ sử dụng lượng phát thải CO2 mà chưa nghiên cứu đến các chỉ số khác. Từ đó, các nghiên
cứu tiếp theo cần tiến hành bổ sung các biến này vào mô hình để giải thích toàn diện hơn về
ảnh hưởng của FDI đến biến đổi khí hậu tại từng nền kinh tế đang phát triển khác nhau trong

57
khu vực châu Á, giúp đưa ra những khuyến nghị thiết thực hơn cho chính phủ lẫn doanh nghiệp
trong bối cảnh hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Apergis, N., Christou, C., & Gupta, R. (2017), « Are there environmental Kuznets curves for US
state-level CO2 emissions?” Renewable and Sustainable Energy Reviews, 69, 551-558.
2. Bardi, W., & Hfaiedh, M. A. (2021), « Causal interaction between FDI, corruption and
environmental quality in the MENA region”. Economies, 9(1), 14.
3. Gallego-Álvarez, I., García-Sánchez, I. M., & da Silva Vieira, C. (2013), « Climate Change and
Financial Performance in Times of Crisis”, Business Strategy and the Environment, 23(6), 361–
374.
4. Glen P. P., Gregg M., Corinne L. Q., Thomas B., Josep G. C. & Michael R. R. (2011). “Rapid
growth in CO2 emissions after the 2008–2009 global financial crisis”.
5. Gujarati, D.N. (2004) Basic Econometrics. 4th Edition, McGraw-Hill Companies.
6. Hoffmann, R., Lee, C. G., Ramasamy, B., & Yeung, M. (2005). “FDI and pollution: a granger
causality test using panel data”. Journal of International Development: The Journal of the
Development Studies Association, 17(3), 311-317.
7. Hu, X., Ali, N., Malik, M., Hussain, J., Fengyi, J., & Nilofar, M. (2021). “Impact of economic
openness and innovations on the environment: A new look into asean countries”. Polish Journal of
Environmental Studies, 30(4), 3601-3613.
8. Javorcik, B.K.S. and Wei, S.-J. (2001), “Pollution Havens and Foreign Direct Investment: Dirty
Secret or Popular Myth?” World Bank, Development Research Group, Trade.
9. Lagos, G., & Velasco, P. (1999). “Environmental policies and practices in Chilean Mining. In
Mining and the environment: case studies from the Americas”. IDRC, Ottawa, ON, CA.
10. Mehmood, U., & Tariq, S. (2021). “Effects of population structure on CO2 emissions in South
Asian countries: evidence from panel estimation”. Environmental Science and Pollution Research,
28(47), 66858-66863.
11. Mujtaba, A., & Jena, P. K. (2021). « Analyzing asymmetric impact of economic growth, energy
use, FDI inflows, and oil prices on CO2 emissions through NARDL approach”. Environmental
Science and Pollution Research, 28(24), 30873-30886.
12. Nasir, M. A., Huynh, T. L. D., & Tram, H. T. X. (2019). “Role of financial development, economic
growth & foreign direct investment in driving climate change: A case of emerging ASEAN”.
Journal of environmental management, 242, 131-141.
13. Onafowora, O. A., & Owoye, O. (2014). “Bounds testing approach to analysis of the environment
Kuznets curve hypothesis”. Energy Economics, 44, 47-62.
14. O'Neill, B. C., Liddle, B., Jiang, L., Smith, K. R., Pachauri, S., Dalton, M., & Fuchs, R. (2012).
“Demographic change and carbon dioxide emissions”. The Lancet, 380(9837), 157-164.
15. Opoku, E. E. O., Adams, S., & Aluko, O. A. (2021). “The foreign direct investment-environment
nexus: does emission disaggregation matter?” Energy Reports, 7, 778-787.
16. Paul, S. C., Rosid, M. H. O., Sharif, M. J., & Rajonee, A. A. (2021). “Foreign Direct Investment
and CO2, CH4, N2O, Greenhouse Gas Emissions: A Cross Country Study”. International Journal
of Economics and Financial Issues, 11(4), 97.
17. Rafique, M. Z., Li, Y., Larik, A. R., & Monaheng, M. P. (2020). « The effects of FDI, technological
innovation, and financial development on CO2 emissions: evidence from the BRICS countries”.
Environmental Science and Pollution Research, 27(19), 23899-23913.
18. Rugman, A. M. (1996). “The firm-specific advantages of Canadian multinationals”. The Theory of
Multinational Enterprises: The Selected Scientific Papers of Alan M. Rugman, 1(2), 129.
19. Shahbaz, M., Nasir, M. A., & Roubaud, D. (2018). “Environmental degradation in France: The
effects of FDI, financial development, and energy innovations”. Energy Economics, 74, 843–857.
20. Shao, Y. (2018). “Does FDI affect carbon intensity? New evidence from dynamic panel analysis”.
International Journal of Climate Change Strategies and Management.
21. Thanh, P. N., Phuong, N. D., & Ngoc, B. H. (2019, January). “Economic integration and
environmental pollution nexus in ASEAN: A PMG Approach”. In International Econometric
Conference of Vietnam (pp. 427-439). Springer, Cham.
22. Zarsky, L. (1999). “Havens, halos and spaghetti: untangling the evidence about foreign direct
investment and the environment”. Foreign direct Investment and the Environment, 13(8), 47-74.

58
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG


CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHÂN BÓN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Phan Thanh Hoài1,*, Nguyễn Thị Minh Ánh1, Kiều Vĩnh Thành1, ThS. Trần Phương
Thảo1.
1
Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Mở Hà Nội, B101, Nguyễn Hiền, Bách Khoa,
Hai Bà Trưng, Hà Nội
*
Email: 19a45010028@students.hou.edu.vn; Tel: (+84) 372 890 736

Tóm tắt: Nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tăng trưởng bền vững của các
doanh nghiệp phân bón niêm yết tại Việt Nam, kiểm định giả thuyết thể hiện sự đóng góp của
từng nhân tố đối với tỷ lệ tăng trưởng bền vững. Trên cơ sở lý thuyết được tổng hợp từ các
nghiên cứu trong nước và trên thế giới, khung nghiên cứu được hình thành. Nghiên cứu được
thực hiện thông qua việc thu thập số liệu của các doanh nghiệp ngành phân bón qua 5 năm từ
năm 2016 đến năm 2020, sử dụng dữ liệu bảng – mẫu nghiên cứu bao gồm số liệu được thu
thập theo năm của 15 công ty ngành phân bón niêm yết tại Việt Nam qua báo cáo tài chính đã
được kiểm toán. Cụ thể, nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng, tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng bền vững qua việc chạy mô hình và kết quả có 3 nhân tố ảnh hưởng
đó là: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần; hệ số nợ; tỷ trọng tài sản cố định trong
tổng tài sản. Từ đó đưa ra một số giải pháp đối với các doanh nghiệp ngành phân bón nhằm cải
thiện và nâng cao tình hình tăng trưởng cũng như tỷ lệ tăng trưởng bền vững.
Từ khóa: Các nhân tố ảnh hưởng, tỷ lệ tăng trưởng bền vững, các doanh nghiệp phân bón,
niêm yết, Việt Nam.

I. GIỚI THIỆU
1.1. Hướng nghiên cứu
Xuất phát từ thực tế, hiện nay ngành nông nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng. Đặc biệt
trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 vừa qua, thì vấn đề an ninh lương thực rất được chú ý.
Phân bón có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và nhất là vấn đề an ninh
lương thực, đây là yếu tố then chốt giúp đảm bảo năng suất thu hoạch trong nông nghiệp. Dân
số tăng, đô thị hoá càng ngày càng cao, dẫn đến đất canh tác nông nghiệp bị giảm dần. Các loại
cây trồng khác nhau làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng của đất theo nhiều cách và mức độ khác
nhau. Một số cây trồng tăng trưởng có thể làm cạn kiệt chất dinh dưỡng đất chỉ sau một vài
mùa trồng. Bên cạnh đó, tăng trưởng bền vững còn gắn liền với đảm bảo không làm ảnh hưởng
đến môi trường tự nhiên khi thực hiện các hoạt động sản xuất và sử dụng phân bón. Vì vậy nâng
cao năng lực sản xuất và sử dụng các loại phân bón hiệu quả cao sẽ là những bước đi cần thiết
đầu tiên để đáp ứng những thách thức mới về an ninh lương thực của thế kỷ XXI.
Thực tế, các sản phẩm phân bón trong nước đang phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của
hàng nhập khẩu nguyên nhân là do các nước có lợi thế công nghệ sản xuất. Cùng với giá phân

59
bón thời gian qua biến động tăng do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, giá dầu và chi phí vận
chuyển cũng tăng, gây ảnh hưởng đến giá và sức tiêu thụ phân bón bất lợi cho cả người tiêu
dùng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh… Xuất phát từ những thực tiễn đó, nhóm nghiên
cứu xây dựng đề tài với mục tiêu tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tăng trưởng bền vững
của doanh nghiệp ngành phân bón từ đó đưa ra các giải pháp pháp triển cũng như định hướng
cho thời gian tới.
1.2. Tổng quan nghiên cứu
Các nghiên cứu trên thế giới
Tăng trưởng hay tăng trưởng bền vững được nhiều nhà lý luận trên thế giới chú ý. Clouse
và McFaddin (1994) cho rằng mô hình tăng trưởng bền vững là các công cụ lập kế hoạch tài
chính cân nhắc các mục tiêu tài chính với hiệu quả hoạt động để xác định mức tăng trưởng tối
ưu cho một công ty. Các mô hình tăng trưởng bền vững được thể hiện là một công cụ hoạch
định tài chính hiệu quả, đồng thời là công cụ chỉ đạo các chính sách nhằm kích thích tăng trưởng
trong ngành này.
Ulhøi và Madsen (2013) khẳng định chủ đề bền vững đã thành công trong việc dần dần
nâng cao chương trình nghị sự chiến lược trong ngành công nghiệp cho thấy rằng các sáng kiến
chiến lược môi trường đã trở thành một nỗ lực lâu dài.
Orazalina và Mahmood (2018) sử dụng dữ liệu về hoạt động bền vững được thu thập thủ
công từ các báo cáo phát triển bền vững và báo cáo hàng năm và dữ liệu tài chính được trích
xuất từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán có sẵn trên các trang web của công ty. Kết quả
cho thấy rằng báo cáo bền vững độc lập, tuổi công ty và loại hình đánh giá viên là những yếu
tố chính trong việc phổ biến thông tin về tính bền vững trong bối cảnh của Nga.
Hong-Yi Chena và cộng sự (2013): Mở rộng mô hình tỷ lệ tăng trưởng bền vững Higgins,
1977, Higgins, 1981, Higgins, 2008 và phát triển một mô hình năng động cùng nhau tối ưu hóa
tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ chi trả. Kết quả thực nghiệm hỗ trợ quá trình hoàn nguyên trung bình
của tốc độ tăng trưởng và tầm quan trọng của hiệp phương sai giữa lợi nhuận và tốc độ tăng
trưởng trong việc xác định chi trả cổ tức. Hành vi giữa các phương sai của phương sai có thể
làm sáng tỏ thực tế là cổ tức biến mất trong nhiều thập kỷ.
Các nghiên cứu trong nước
Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 622/QĐ-TTg “Kế hoạch hành
động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững”, với 17 mục tiêu
PTBV và 115 mục tiêu cụ thể đặt ra cho Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 trên
tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường, tương ứng với các mục tiêu PTBV toàn cầu
được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp Quốc vào tháng 9 năm 2015.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phát
triển bền vững hay các chỉ tiêu để đánh giá phát triển bền vững như:
Nguyễn Hữu Sở (2009) đã khẳng định rằng phát triển kinh tế bền vững là một bộ phận cấu
thành quan trọng của ở mỗi quốc gia hiện nay. Trong phần cơ sở lý luận, tác giả không đưa ra
một bộ tiêu chí cụ thể mà lập luận rằng: trong trường hợp không có hệ thống đầy đủ các chỉ tiêu
phát triển bền vững thì có thể đánh giá qua hệ thống một số chỉ tiêu định lượng và định tính. Vì
vậy, tác giả đã đánh giá toàn diện và sâu sắc phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam sau hơn
20 năm đổi mới (giai đoạn 1986-2008).
Bùi Minh Sơn (2007) nêu ra tính bền vững của tăng trưởng là đảm bảo sự tăng trưởng về
qui mô của ngành công nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường và nền kinh tế ngày càng cao,
đảm bảo cho ngành sản xuất phát triển ổn định và lâu dài. Tăng trưởng bền vững phản ánh trình
độ sử dụng các yếu tố, nguồn lực đầu vào trong sản xuất kinh doanh. Tăng trưởng bền vững
đảm bảo sự tăng thêm về sản lượng và giá trị tăng ngày càng cao, tạo sự phát triển ổn định của
ngành, đảm bảo sự phát triển lâu dài. Tăng trưởng bền vững của ngành đảm bảo sự cân bằng

60
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

về cấu trúc ngành, giữ cho ngành phát triển ổn định và hạn chế rơi vào suy thoái, hay thậm chí
bị triệt tiêu
Bùi Văn Dũng (2014) trong Cuốn sách “Giáo trình Phát triển bền vững” coi phát triển bền
vững là một môn học trong chương trình đại học. Ở chương trọng tâm của cuốn sách – chương
Phát triển bền vững, nhóm tác giả cung cấp cơ sở lý luận rất đầy đủ và mạch lạc về khái niệm,
nội dung và các nguyên tắc phát triển bền vững, dẫn đến kết luận: Phát triển bền vững phải
được xem xét trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và đã đến lúc phải mở rộng nội hàm
của phát triển bền vững khi xem xét đến mặt thứ tư – mặt văn hóa, và thêm mặt thể chế.
1.3. Khoảng trống nghiên cứu
Sau khi tổng hợp các công trình khoa học, nhóm nghiên cứu nhận thấy, ở Việt Nam, ban
đầu khái niệm phát triển bền vững xuất hiện chậm hơn so với thế giới 10 – 15 năm, nhưng ngay
lập tức, được cụ thể hóa thành các quan điểm chủ trương của Đảng và Chính phủ tới các bộ
ngành, địa phương một cách liên tục và có hệ thống.
Tuy nhiên, các tác phẩm đa số còn mang nặng lý thuyết, ít đáp ứng thực tế nhu cầu của các
tổ chức. Hơn thế nữa, mỗi doanh nghiệp, mỗi loại hình lại có những đặc điểm về hoạt động
kinh doanh khác nhau do đó những phương pháp để tăng trưởng bền vững cũng khác nhau. Và
cho đến nay cũng chưa có công trình nghiên cứu nào về đề tài các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ
tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp phân bón. Do đó, nhóm chọn đề tài “Các nhân tố
ảnh hưởng tới tỷ lệ tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp phân bón niêm yết tại Việt
Nam” nhằm góp phần cải thiện tình hình tăng trưởng và tỷ lệ tăng trưởng bền vững của các
doanh nghiệp phân bón nói riêng và tăng trưởng của nền kinh tế xã hội nói chung.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tăng trưởng
2.1.1. Tăng trưởng tổng tài sản
Cho biết mức tăng trưởng tài sản tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này
âm đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường hợp tài sản của một trong số các kỳ trước kỳ hiện
tại bằng không thì tỷ lệ tăng trưởng tài sản là không xác định.
Nếu một doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận chưa chia để tái đầu tư, thì việc tăng trưởng tài
sản thường mang ý nghĩa doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất và việc tăng trưởng tài sản
thường là một dấu hiệu tốt. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chủ yếu là vốn vay thì chúng ta
lại cần thận trọng. Vì vốn vay sẽ phải trả cả lãi lẫn gốc, nên việc sử dụng vốn vay để đầu tư
mang theo nhièu rủi ro, và quyết định đầu tư sai lầm có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bị thua
lỗ nặng nề hoặc phá sản.
2.1.2. Tăng trưởng về vốn chủ sở hữu
Tỷ số này cho biết tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất mà doanh nghiệp có thể đạt được
nếu không tăng vốn chủ sở hữu.
2.1.3. Tăng trưởng doanh thu thuần
Đối với hoạt động của doanh nghiệp, doanh thu thuần có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông
qua việc xem xét số liệu của doanh thu thuần, chủ doanh nghiệp sẽ xác định được:
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm.
- Khoản tiền công ty thu về.
- Lợi nhuận của doanh nghiệp trước và sau thuế.
Từ đó, doanh nghiệp sẽ xác định được lợi nhuận cuối cùng thu về đối với sản phẩm đó.
2.1.4. Tăng trưởng về lợi nhuận ròng
61
Chính là thước đo xác định doanh nghiệp đó đang kinh doanh có lãi hay lỗ hay hòa vốn.
Các nhà quản lý của doanh nghiệp sẽ dựa vào con số tài chính này để tìm ra phương án cải thiện
kết quả kinh doanh hoặc phát huy các chính sách kinh doanh mang lại hiệu quả tốt.
- Các cổ đông có thể phân tích tỷ lệ tăng trưởng về lợi nhuận ròng của doanh nghiệp để đưa
ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.
- Nếu lợi nhuận ròng tăng liên tục thì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt.
Ngoài ra, khi so sánh lợi nhuận ròng với con số trung bình trên thị trường, doanh nghiệp có thể
nghiên cứu và đưa ra chiến lược kinh doanh trong tương lai.
- Lợi nhuận ròng cũng là cơ sở quan trọng xác định việc gọi vốn đầu tư của doanh nghiệp
có thành công hay không. Các nhà đầu tư sẽ dựa vào con số này để cân nhắc trước khi rót vốn
đầu tư.
2.1.5. Tăng trưởng về dòng tiền thuần
Tăng trưởng về dòng tiền thuần trong kỳ dương
Tức là tổng dòng tiền thu vào đã lớn hơn tổng dòng tiền đã chi ra, thể hiện quy mô vốn bằng
tiền của doanh nghiệp đang tăng trưởng.
- Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương, thể hiện hoạt động kinh doanh
tạo nên sự gia tăng tiền mặt cho doanh nghiệp, đó là kênh tạo ra sự tăng trưởng vốn bằng tiền
an toàn và bền vững nhất. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương sẽ duy trì sự
hoạt động của doanh nghiệp, là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
- Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương, kết quả đó có được do thu lãi vay
hay cổ tức, lợi nhuận được chia thì đó cũng là kênh tạo sự tăng trưởng vốn bằng tiền an toàn.
Song kết quả đó có được do thu hồi tiền đầu tư và thanh lý, nhượng bán tài sản cố định thì đó
lại là yếu tố tạo ra sự tăng trưởng vốn bằng tiền không bền vững.
- Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương, đó sẽ là kênh tạo ra sự tăng
trưởng vốn bằng tiền phụ thuộc vào những người cung cấp vốn. Kênh tạo tiền này cho thấy quy
mô nguồn vốn huy động cũng như trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với những người
cung cấp vốn đang gia tăng.
Tăng trưởng về dòng tiền thuần trong kỳ âm
Tổng dòng tiền đã thu vào nhỏ hơn tổng dòng tiền đã chi ra, thể hiện quy mô vốn bằng tiền
của doanh nghiệp đang bị giảm sút, ảnh hưởng đến mức độ an toàn ngân quỹ của doanh nghiệp,
cũng như an ninh tài chính doanh nghiệp nói chung.
- Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm, thể hiện doanh nghiệp đang gặp
khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; trong việc thu tiền bán hàng và cung
cấp dịch vụ. Tình trạng đó kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến tình hình tài chính của doanh nghiệp:
vốn ứ đọng, vốn bị chiếm dụng gia tăng, nguồn tài trợ tăng, chi phí sử dụng vốn tăng… Doanh
nghiệp cần nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đó.
- Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm, thể hiện năng lực sản xuất, năng lực
kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu hướng phát triển.
- Và nếu lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính âm, cho thấy số tiền huy động từ các nhà
cung cấp vốn giảm, tình hình đó có thể do doanh nghiệp tăng được nguồn tài trợ bên trong hay
nhu cầu cần tài trợ giảm trong kỳ.

2.1.6. Tăng trưởng về thu nhập 1 cổ phiếu thường


Cho biết mức tăng trưởng tương đối thu nhập trên cổ phiếu (tính theo phần trăm) qua các
thời kỳ. Tỷ lệ này nhỏ hơn không đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập

62
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

trên cổ phiếu được sử dụng trong đánh giá thị giá của doanh nghiệp, tỷ lệ này cao thì doanh
nghiệp cũng được đánh giá cao và ngược lại. Tùy vào xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng thu nhập
trên cổ phiếu mà mức tăng trưởng được đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuột
dốc. Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu ổn định ở mức cao luôn
được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
2.1.7. Tăng trưởng về giá trị sổ sách của cổ phiếu thường
- Giá trị sổ sách của cổ phiếu thường cao hơn giá cổ phiếu trên thị trường cho thấy giá trị
thật của doanh nghiệp đang bị đánh giá thấp hơn so với giá cổ phiếu trên thị trường.
- Giá trị sổ sách của cổ phiếu thường thấp hơn giá cổ phiếu trên thị trường cho thấy giá cổ
phiếu trên thị trường đang cao hơn so với giá trị thật trên sổ sách, cho thấy nhà đầu tư đang mua
đắt hơn giá trị thật.
Cơ sở số liệu tính toán các chỉ tiêu dựa vào số liệu báo cáo tài chính doanh nghiệp. Khi trị
số chỉ tiêu lớn hơn 0 thì doanh nghiệp đang phát triển và ngược lại, trị số chỉ tiêu nhỏ hơn hoặc
bằng 0 thì doanh nghiệp đang rơi vào trạng thái không phát triển.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tăng trưởng bền vững
2.2.1. Hệ số nợ
Hệ số nợ là một hệ số được tính dựa trên tổng số nợ và tổng số tài sản của doanh nghiệp.
Nhà đầu tư sẽ dựa vào đây để biết được có nên đầu tư hay không. Trong khi đó, lãnh đạo sẽ
biết được mức độ an toàn về tài chính của doanh nghiệp đang là bao nhiêu.
2.2.2. Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại
Tỷ số lợi nhuận giữ lại (hay Hệ số tái đầu tư, Tỷ lệ tái đầu tư) là một tỷ số tài chính để đánh
giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế cho tái đầu tư của doanh nghiệp. Tỷ số này chính bằng
lợi nhuận giữ lại chia cho lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này cho biết cứ trong 1 đồng lợi nhuận sau
thuế thì doanh nghiệp giữ lại bao nhiêu đồng để tái đầu tư. Tỷ số càng lớn tức là doanh nghiệp
tái đầu tư càng mạnh.
2.2.3. Tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản
Tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản phản ánh mức độ tập trung vốn hoạt động của
doanh nghiệp. Tỉ trọng của tài sản cố định trong tổng số vốn kinh doanh của DN cao hay thấp
phụ thuộc vào tính chất kinh doanh từng loại hình. Các đơn vị kinh doanh có các loại hàng giá
trị lớn thì tỉ trọng tài sản cố định của nó thấp hơn so với đơn vị kinh doanh mặt hàng có giá trị
nhỏ. Tỷ trọng tài sản cố định càng lớn (nhưng phải nằm trong khuôn khổ của nhu cầu sử dụng
tài sản cố định) thì chứng tỏ trình độ kinh doanh của DN càng hiện đại với kỹ thuật cao.
2.2.4. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của doanh
thu, Hệ số lãi ròng) là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cổ
phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh thu của công ty.
2.2.5. Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản là một tỷ số tài chính, là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng
tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy doanh thu thuần (ròng) đạt được
trong một thời kỳ nhất định chia cho giá trị bình quân tổng tài sản (bao gồm cả tài sản lưu động
lẫn tài sản cố định) của doanh nghiệp trong cũng kỳ đó. Giá trị bình quân tính bằng trung bình
cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh
nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu.
2.2.6. Hệ số thanh toán lãi vay

63
Hệ số thanh toán lãi vay là chỉ số cho biết khả năng đảm bảo chi trả lãi vay của các doanh
nghiệp và khả năng tài chính mà doanh nghiệp đó có thể tạo ra để dùng để thanh toán nợ trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Nội dung nghiên cứu
Bài nghiên cứu đánh giá chung được tình hình tăng trưởng của các doanh nghiệp phân bón
niêm yết tại Việt Nam, đồng thời xác định được các nhân tố (bao gồm: hệ số nợ, tỷ lệ lợi nhuận
giữ lại, tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, vòng quay
tổng tài sản, hệ số thanh toán lãi vay) ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ tăng trưởng bền vững, từ đó
đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao tỷ lệ tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp
phân bón niêm yết tại Việt Nam.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu và thu thập số liệu
Nghiên cứu hiệu quả hoạt động được thực hiện thông qua việc thu thập số liệu của các
doanh nghiệp ngành phân bón qua 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020. Từ đó, tập hợp, sàng lọc
để lựa chọn những doanh nghiệp đảm bảo những yêu cầu về mặt số lượng và đại diện cho các
doanh nghiệp trong ngành. Do quỹ thời gian có hạn nên để đảm bảo yêu cầu về số liệu, nghiên
cứu sử dụng dữ liệu bảng – mẫu nghiên cứu bao gồm số liệu được thu thập trên báo cáo tài
chính đã được kiểm toán theo năm của 15 công ty ngành phân bón niêm yết trên hai sàn giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
(HNX) có mã giao dịch và tên của các công ty niêm yết.
3.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích
Nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA 14 cho việc phân tích tương quan, hồi quy và xác
định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ tăng trưởng bền vững thông qua mô hình hồi
quy. Kết quả phân tích mô hình lựa chọn là cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
tỷ lệ tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp phân bón tại Việt Nam.
Để xác định các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến tỷ lệ tăng trưởng bền vững, mô hình hồi
quy được xây dựng với biến phụ thuộc là Tỷ lệ tăng trưởng bền vững (G) và các biến độc lập
dựa vào kết quả phân tích mối tương quan của từng biến độc lập với biến phụ thuộc. Các biến
độc lập ở đây gồm 6 biến: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (X1), vòng quay tổng tài sản (X2),
hệ số nợ (X3), tỷ lệ lợi nhuận giữ lại (X4), tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản (X5), hệ
số thanh toán lãi vay (X6).
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thống kê mô tả
Bảng 4.1: Mô tả biến và các giá trị liên quan

64
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp.


Thể hiện tên biến, chỉ số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị
lớn nhất của các nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng bền vững G.
4.2. Ma trận tương quan các biến độc lập
Bảng 4.2: Kết quả phân tích ma trận tương quan

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp.


Kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan cho thấy, các biến phụ thuộc đều có quan hệ
tương quan với biến độc lập ở các mức độ khác nhau.
* Xét mối tương quan giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập
Nhìn chung mối tương quan với biến độc lập và biến phụ thuộc là tương đối thấp. Các nhân
tố có hệ số tương quan thuận chiều các biến phục thuộc là X1 – Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
doanh thu thuần, (rG1, X1 = 0,1027); X3 – Hệ số nợ (rG1, X3= 0,2138); X4 – Tỷ lệ lợi nhuận
giữ lại (rG1, X4 = 0,0553).
Ngoài ra, biến hiệu quả hoạt động (G1) cũng có mối tương quan nghịch chiều với các biến
phụ thuộc là X2- Số vòng quay tài sản, (rG1, X2 = -0,0538); X5 - Tỷ trọng tài sản cố định trong
tổng tài sản, (rG1, X5 = -0,0871); X6 - Hệ số thanh toán lãi vay, (rG1,X6 = -0,0220).
4.3. Kết quả hồi quy và kiểm định từng mô hình
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy

65
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp.
Kết quả trên cho thấy giá trị P-value của mô hình là 0,4196 < 0,5, điều này chứng minh rằng
mô hình ngẫu nhiên Rem là mô hình phù hợp để giải thích về sự ảnh hưởng của các nhân tố
đến tỷ lệ tăng trưởng bền vững (G).
4.4. Kết quả hồi quy mô hình GLS
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mô hình GLS

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp.


Giá trị P-value là 0,0383 < 0,05 với độ tin cậy của mô hình là 96,17%.
4.5. Phân tích kết quả hồi quy mô hình lựa chọn
Bảng 4.5: Bảng phân tích kết quả hồi quy

66
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp.


Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp: Trong đó:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (X1); Hệ số nợ (X3) có ảnh hưởng thuận chiều
và tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản (X5) có ảnh hưởng ngược chiều. Các nhân tố còn
lại không có ảnh hưởng.
Mô hình tỷ lệ tăng trưởng bền vững (G):
G = - 30,995 + 190,334 X1 + 151,741 X3 + (-113,863) X5
Từ kết quả trên, ta có thể thấy:
Về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần: có mối tương quan thuận chiều với tỷ
lệ tăng trưởng bền vững theo đó tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần thể hiện kết
quả của quá trình sử dụng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, việc gia tăng lợi nhuận đóng
góp cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Cụ thể, khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
thuần tăng 1% thì tỷ lệ tăng trưởng bền vững tăng 190,334%.
Về tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn: là nhân tố thể hiện cấu trúc tài chính của doanh nghiệp,
nhân tố này có mối quan hệ thuận chiều với tỷ lệ tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp, khi
cấu trúc tài chính tăng 1% thì tỷ lệ tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp tăng 151,741%. Vì
vậy, các doanh nghiệp ngành phân bón Việt Nam cần sử dụng có hiệu quả vốn vay trong tổng
nguồn vốn của doanh nghiệp. Việc tận dụng lợi thế đòn bẩy tài chính phụ thuộc vào chiến lược
và ý chí chủ quan của Ban lãnh đạo doanh nghiệp. Điều này cho thấy đối với các doanh nghiệp
phân bón niêm yết khi tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính sẽ đóng góp cho sự tăng
trưởng bền vững của doanh nghiệp mình.
Về tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản: có mối quan hệ nghịch chiều với tỷ lệ tăng
trưởng bền vững của doanh nghiệp, điều này cho thấy các doanh nghiệp của ngành chưa thực
sự sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị phục vụ cho kinh doanh, các doanh nghiệp cũng chưa
phát huy được lợi ích từ tấm chắn thuế từ việc trích khấu hao các tài sản cố định hàng năm. Các
doanh nghiệp ngành phân bón Việt Nam cần phải đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại để

67
nâng cao tỷ lệ tăng trưởng bền vững, cụ thể khi tỷ trọng tài sản cố định tăng 1% thì tỷ lệ tăng
trưởng bền vững giảm 113,863%.
4.6. Đánh giá chung tình hình tăng trưởng của các doanh nghiệp phân bón niêm yết tại
Việt Nam
4.6.1. Thành tựu đạt được
Doanh thu và lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp tăng trưởng mạnh, nguyên nhân
chính giúp nhiều doanh nghiệp trong ngành này báo lãi lớn là nhờ hoạt động sản xuất và kinh
doanh triển khai tốt trong lúc giá phân bón tăng cao. Giá nhiều loại chất dinh dưỡng cho cây
trồng đã tăng tới 150% so với cùng kỳ năm 2020 do nhu cầu phân bón toàn cầu tăng đột biến
trong khi nguồn cung giảm mạnh.
Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng được lợi ích từ đòn bẩy tài chính để làm tăng lợi nhuận.
Cụ thể trong giai đoạn 2016-2018, các doanh nghiệp tiêu biểu như CTCP Tập đoàn Hóa chất
Đức Giang (DGC), CTCP Phân Bón và Hóa Chất Dầu khí Đông Nam Bộ (PSE) có lợi nhuận
sau thuế và tỷ lệ nợ tăng trưởng rất mạnh. Trong năm 2020, CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà
Bắc (DHB), CTCP Vật tư Kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ (TSC), CTCP Phân Bón Miền Nam
(SFG) cũng đã sử dụng thành công đòn bẩy tài chính, đưa lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
từ tăng trưởng âm lên tăng trưởng dương.
Các doanh nghiệp tận dụng điều kiện về yếu tố khách quan, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh
khiến giá dầu thế giới có những thời điểm sụt giảm mạnh giai đoạn năm 2020, lợi nhuận sau
thuế gia tăng khiến cho tình hình tăng trưởng của ngành phân bón khởi sắc, tốc độ tăng trưởng
của ngành phân bón ở mức cao phần lớn doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận ở mức dương.
4.6.2. Hạn chế còn tồn tại
Năm 2019-2020 nhìn chung kết quả kinh doanh các doanh nghiệp ngành phân đạm sụt giảm
mạnh so với cùng kỳ chủ yếu vì giá vốn tăng do biến động giá dầu thế giới. Bên cạnh đó, các
sản phẩm phân bón trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của hàng nhập khẩu, chủ
yếu từ các nước như Trung Quốc, Nga, Indonesia, Malaysia… do lợi thế công nghệ sản xuất.
Do dịch bệnh COVID-19 nên logistics cũng đứt gãy nhiều công đoạn, chi phí tăng cao, cước
phí vận chuyển tăng 3 - 5 lần khiến đội giá phân bón lên. Giá cả các mặt hàng nông sản cũng
ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ phân bón của người nông dân. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng
mạnh nhất đó là khí hậu, mùa vụ. Năm 2019 được xem là có nhiều khó khăn cho các doanh
nghiệp ngành chăn nuôi trồng trọt do sự biến đổi của thời tiết.
4.6.3. Nguyên nhân hạn chế
Nguyên nhân chính là do chi phí sản xuất tăng rất cao như lưu huỳnh tăng 170%, amoniac
tăng gấp 2 lần khiến giá đầu vào tăng. Cùng với đó, là sự gia tăng của chi phí vận chuyển và
những tác động tiêu cực đến từ đại dịch COVID-19 tình hình giãn cách đã ảnh hưởng đến khâu
phân phối lưu thông sản phẩm phân bón trên địa bàn, nhất là trong thời kỳ đầu, khi phân bón
không được xem là mặt hàng thiết yếu, nên giá thành lưu kho bãi, vận chuyển tăng, kéo theo
giá phân bón tăng cao.
Ngành phân bón đang bước vào giai đoạn đối mặt với khó khăn kép, từ đà giảm theo xu thế
chung của thị trường thế giới và chịu tác động trực tiếp, nhiều mặt của dịch bệnh bùng phát
nghiêm trọng. Với đặc thù ngành hàng vật tư nông nghiệp, sản lượng lớn, sử dụng nguồn nhân
lực lớn, từ cung ứng nguyên liệu đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm đầu ra đều có tính liên kết chuỗi
cao nên ảnh hưởng của dịch bệnh đã và đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh phân bón theo tác động dây chuyền.
Bên cạnh đó công nghệ sản xuất phân bón ở một số doanh nghiệp còn lạc hậu, hầu hết các
nhà máy sản xuất đời đầu đều được xây dựng từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Hiện nay
đối với các nhà máy sản xuất DAP, MAP trong nước hiện tại đều sử dụng công nghệ được nhập

68
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

khẩu từ châu Âu với chi phí đầu tư lớn. Dù được trang bị công nghệ hiện đại nhưng hiệu quả
vận hành của các nhà máy DAP trong nước vẫn kém hơn so với thế giới do quá trình đầu tư
không đồng bộ.
V. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Giải pháp cải thiện tình hình tăng trưởng và tỷ lệ tăng trưởng bền vững
5.1.1. Áp dụng công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất - tiêu thụ
Học hỏi công nghệ: Công nghệ sản xuất phân Urê ngày càng được hoàn thiện và tối ưu hóa
theo các yêu cầu của nhà sản xuất. Công nghệ sản xuất Amoniac điển hình trên thế giới như:
Krupp Uhde (Đức), Kellogg (Mỹ), Haldo Topsoe (Đan Mạch)… Công nghệ tổng hợp và tạo
hạt đạm phổ biến như: Snamprogetti (Italia), Stamicarbon (Hà Lan), Toyo Engineering (Nhật
Bản)… Điểm khác biệt của các công nghệ này là hiệu suất vận hành, khả năng tiết kiệm nhiên
liệu, độ an toàn, giảm lượng chất thải ra môi trường. Hầu hết các công nghệ trên đều có chi phí
đầu tư máy móc thiết bị tương đối lớn, vận hành khá phức tạp.
Nâng cao chất lượng sản phẩm phân bón: Các doanh nghiệp sản xuất phân bón cần đầu tư
một cách tập trung, áp dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá
thành hợp lý để cạnh tranh với phân bón nhập khẩu. Cùng với đó, các doanh nghiệp cần có kế
hoạch, chủ động, tích cực, từng bước chuyển dần một phần sang sản xuất, kinh doanh phân bón
hữu cơ nhằm cân đối giữa phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ, đáp ứng nhu cầu của người
nông dân; hướng đến các mặt hàng chất lượng cao, an toàn sức khỏe, bảo vệ môi trường.
5.1.2. Tăng cường huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng bền vững có mối quan hệ thuận chiều
với tỷ lệ nợ. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp đang phụ thuộc quá nhiều vào ngân hàng
thương mại, trong khi đó quy mô vay vốn của ngân hàng thương mại còn hạn chế. Song song
với việc trở thành công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán, các doanh nghiệp cần nỗ
lực để hội đủ điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu dự án, phát hành cổ phiếu
và cao nhất là niêm yết trên sàn chứng khoán ở nước ngoài.
5.1.3. Giảm thiểu chi phí
Trong mô hình tỷ lệ tăng trưởng bền vững (G), tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
thuần có mối tương quan thuận chiều với tỷ lệ tăng trưởng bền vững. Điều đó cho thấy, các
doanh nghiệp đang sử dụng có hiệu quả chỉ tiêu này, do đó để có thể tăng tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên doanh thu thuần nói riêng và tỷ lệ tăng trưởng bền vững nói chung thì doanh nghiệp
có thể quan tâm đến công tác quản lý chi phí đặc biệt là những chi phí không hợp lý. Tuy nhiên,
cách giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận không có nghĩa là cắt giảm những khoản chi phí một
cách tùy tiện.
5.1.4. Có phương pháp khai thác, sử dụng và tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý
Đối với ngành phân bón, việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên là không thể
thiếu, đây là những nguyên vật liệu đầu vào cung cấp cho quá trình sản xuất. Điển hình một số
loại như khí thiên nhiên để sản xuất đạm; Apatit để sản xuất phân lân; than… Tuy nhiên, tài
nguyên thiên nhiên là hữu hạn, mặc dù khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển, có thể nghiên cứu
tái chế sản xuất nhưng không phải tài nguyên nào cũng có thể. Bởi vậy, việc khai thác sử dụng
nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách có hiệu quả, đem lại lợi ích dài hạn là một lợi thế để
phát triển và tăng trưởng kinh tế.
5.1.5. Nâng cao trình độ chuyên môn, bổ sung nguồn nhân lực
Với mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả tình hình dịch bệnh COVID-
19, bảo vệ tối đa sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Nguồn nhân lực bổ sung đang dần được
khôi phục, đây là một trong những yếu tố không thể thiếu góp phần trong tăng trưởng kinh tế.
Cần thiết có một đội ngũ nhân lực với trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu của
69
ngành nghề với sự sáng tạo, đổi mới không ngừng nghỉ cả về kỹ thuật lẫn máy móc. Thực tế đã
chứng minh, nông nghiệp dù ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP của mỗi quốc gia nhưng
tầm quan trọng không hề suy giảm. Việt Nam đang nỗ lực hướng đến việc xây dựng một nền
nông nghiệp sản xuất an toàn, ứng dụng công nghệ mới theo xu hướng nông nghiệp 4.0. Nguồn
nhân lực về phân bón và dinh dưỡng cây trồng sẽ là nhân tố quan trọng để thực hiện thành công
nhiệm vụ này.
5.2. Một số kiến nghị
Nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị đến các Bộ, ngành, địa phương như: tăng cường công
tác kiểm tra, giảm sát để ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, sản xuất-kinh doanh
phân bón giả, không đảm bảo chất lượng; thường xuyên theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình
thị trường thế giới, khu vực và trong nước, trên cơ sở cân đối nhu cầu sử dụng để chủ động, kịp
thời đề xuất các giải pháp đảm bảo nguồn cung phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp; chủ
động đánh giá tình hình xuất khẩu, nhập khẩu phân bón để có các biện pháp ứng phó linh hoạt
đối với một số mặt hàng phân bón chủ chốt phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước...
Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục có những chính sách để tạo môi trường công bằng cho
ngành sản xuất phân bón trong nước phát triển, chủ động nguồn cung, mang lại lợi ích cho
người nông dân. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn sản xuất, xây dựng thương hiệu, ưu đãi trong
giao và thuê đất cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất phân bón, nhất là sản xuất phân bón
hữu cơ… ban hành Chiến lược phát triển phân bón hữu cơ và có các chính sách, cơ chế thích
hợp về tài chính, về thuế, quy hoạch; có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi
mới công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ từ nguồn nguyên liệu trong nước nhằm nâng cao hàm
lượng dinh dưỡng trong một đơn vị phân hữu cơ...

VI. KẾT LUẬN


Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát triển ngành phân bón đối với nông nghiệp nói
riêng và nền kinh tế nói chung, trong khi các nghiên cứu hiện có chỉ đang tập trung nghiên cứu
những vấn đề lớn mà chưa đi sâu hơn vào nghiên cứu về tình hình tăng trưởng và tỷ lệ tăng
trưởng bền vững của các doanh nghiệp ngành phân bón. Từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu định
hướng ra mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra được những nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tăng
trưởng bền vững của đối tượng nêu trên.
Việc nghiên cứu tình hình tăng trưởng và các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tăng trưởng bền
vững của các doanh nghiệp phân bón niêm yết tại Việt Nam là rất cần thiết, sẽ giúp cho ngành
phân bón có thêm những căn cứ để cải thiện và nâng cao tình hình tăng trưởng, hạn chế những
mặt tiêu cực, có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn, đồng thời góp phần vào tình hình tăng trưởng
chung của ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
So với các nghiên cứu trước, nhóm nghiên cứu đã có nhiều sự kết hợp giữa các mô hình và
ứng dụng với tình hình thực tiễn để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng phần
mềm STATA 14 cho việc phân tích tương quan, hồi quy; được thực hiện thông qua việc thu
thập số liệu của các doanh nghiệp ngành phân bón qua 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020, sử
dụng dữ liệu bảng – mẫu nghiên cứu bao gồm số liệu được thu thập theo năm của 15 công ty
ngành phân bón niêm yết tại Việt Nam qua báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Sau khi phân
tích kết quả hồi quy nhận được, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra có 3 nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ
tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần và
hệ số nợ có ảnh hưởng thuận chiều; tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản có ảnh hưởng
ngược chiều; từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị đối với doanh nghiệp ngành phân bón.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2015). “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài chính.

70
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

2. Bùi Minh Sơn, “Đánh giá và một số giải pháp đảm bảo tăng trưởng bền vững của ngành dệt may
Việt Nam giai đoạn 2007-2015”. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
3. Bùi Văn Dũng chủ biên (2014), “Giáo trình Phát triển bền vững”, NXB Trường Đại học Vinh.
4. Cù Thu Thuỷ, Nguyễn Tuấn Nam, Trương Thị Minh Hạnh, Phạm Xuân Toàn (2016). “Đánh
giá các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững của các công ty thuỷ sản niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Doanh nghiệp, Số 10 (159) – 2016.
5. Lê Thị Xuân, Nguyễn Xuân Quang (2010). “Phân tích tài chính doanh nghiệp”, NXB Đại học
Kinh tế Quốc dân.
6. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2015). “Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp”, NXB
Tài chính, Hà Nội.
7. Nguyễn Công Nhự (2012), “Phân tích tài chính doanh nghiệp”, Bài giảng lưu hành nội bộ Viện
Đại học Mở Hà Nội, Hà Nội.
8. Nguyễn Hữu Sở (2009), “Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Đại học
Quốc gia Hà Nội – Trường Đại học Kinh tế.
9. Nguyễn Minh Kiều (2011), “Tài chính doanh nghiệp căn bản” Lý thuyết và thực hành quản lý
ứng dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam, NXB Lao động Xã hội.
10. Nguyễn Ngọc Quang (2011), “Phân tích báo cáo tài chính”, NXB Tài chính, Hà Nội.
11. Nguyễn Tấn Bình (2005), “Phân tích hoạt động doanh nghiệp”, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí
Minh.
12. Nguyễn Thị Quyên (2012), “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ
phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc
dân.
13. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2010), “Đọc và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp”,
NXB Tài chính, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Công, Nguyễn Thị Quyên (2016), “Giáo trình phân tích báo cáo tài chính”, NXB
Lao động – Xã hội, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Hậu (2009), “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp
thương mại phục vụ quản trị kinh doanh”, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính.
16. Phạm Thị Gái (2004), “Phân tích hoạt động kinh doanh”, NXB Thống kê, Hà Nội.
17. Phạm Thị Thuỷ (2008), “Phân tích báo cáo tài chính”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
18. Phan Quang Niệm (2004), “Phân tích hoạt động kinh doanh”, NXB Thống kê, Hà Nội.
Tài liệu Tiếng Anh
1. Higgins, Robert C: “How Much Growth Can a Firm Afford?” Financial Management, Vol. 6,
pp.7-16; 1997.
2. Hong-Yi Chena, Manak C.Guptab, Alice C.Leec & Cheng-Few Lee, Journal of Banking &
Finance, Vol. 37, No. 4, pp. 1205-1222; April 2013.
3. J.P.Ulhøi và H.Madsen, “Procedia - Social and Behavioral Sciences”, Vol. 99, pp. 46-56;
November, 6th, 2013.
4. Leverage Mechanism, “International Journal of Business and Social Science”, Vol.2, No.23;
December 2011.
5. Maclyn Clouse và Susan McFaddin, Resources Policy, Vol. 20, No. 2, pp. 117-123; June 1994.
6. Nurlan Orazalina & Monowar Mahmood, Energy Policy, Vol 121, pp. 70-79; October 2018.
7. Rui Huang & Guiying Liu (2009), “Study on the Enterprise Sustainable Growth and the
Leverage Mechanism”.

71
ẢNH HƯỞNG CỦA XUNG ĐỘT NGA VÀ UKRAINE ĐẾN NỀN KINH
TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

72
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

ẢNH HƯỞNG CỦA XUNG ĐỘT NGA VÀ UKRAINE ĐẾN NỀN KINH TẾ
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Tạ Minh Chi1,*
1
Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
*
Email: minhchi182002@gmail.com; Tel: (+84) 326 944 981

Tóm tắt: Xung đột giữa Nga - Ukraine nổ ra đã kéo theo hàng loạt hệ quả về cả kinh tế và
chính trị không chỉ đối với hai quốc gia mà còn ảnh hưởng trên toàn thế giới trong đó có Việt
Nam. Ngoài sự đau khổ và khủng hoảng nhân đạo từ cuộc xung đột này, tốc độ tăng trưởng
kinh tế thế giới đã chậm lại và lạm phát thì cao hơn. Về lâu dài, căng thẳng địa chính trị gia
tăng càng làm tăng thêm rủi ro phân tán kinh tế, đặc biệt là đối với thương mại và công nghệ.
Là một nước có mối quan hệ chặt chẽ với Nga, nền kinh tế Việt Nam cũng không thể tránh khỏi
tầm ảnh hưởng đó. Bài viết này sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quan về cuộc xung đột Nga -
Ukraine và tác động của nó lên nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Từ khóa: Xung đột Nga-Ukraine, kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam.

1. TỔNG QUAN VỀ XUNG ĐỘT GIỮA NGA VÀ UKRAINE


Đầu tháng 12 năm 2021, một chuyên gia quân sự hàng đầu của Ukraine nói với Kênh tin
tức quốc tế Al Jazeera rằng Nga có thể xâm lược Ukraine sớm nhất là vào tháng Giêng, mở
ra một cuộc chiến tranh “ngắn ngủi và thắng lợi”. Cuộc tấn công toàn diện của Nga vào Ukraine
vào năm 2022 đánh dấu sự leo thang mạnh mẽ của cuộc xung đột kéo dài 8 năm và là một bước
ngoặt lịch sử đối với an ninh châu Âu. Với việc mở rộng viện trợ của phương Tây, Ukraine đã
có thể làm thất bại nhiều khía cạnh của cuộc tấn công của Nga, nhưng trên thực tế nhiều thành
phố của nước này đã bị băm nát và 1/4 công dân của nước này hiện là người đang tị nạn hoặc
đã phải di dời. Hiện tại, vị thế của Ukraine trên thế giới, bao gồm cả sự liên kết trong tương lai
với các thể chế như Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
(NATO), vẫn đang ở trong thế cân bằng.
Trận chiến giành Ukraine bắt đầu vào rạng sáng ngày 24/2 (theo giờ địa phương) khi Tổng
thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch mà ông gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”
vào quốc gia có khoảng 40 triệu dân này. Hoa Kỳ và các đồng minh trên thế giới đã lên án cuộc
xâm lược của Nga vào Ukraine, và từ đó đã công bố các biện pháp trừng phạt ngày càng cứng
rắn, nhằm mục đích cô lập hoàn toàn Nga khỏi cộng đồng quốc tế và gây ra những thiệt hại
kinh tế thực sự. Các quốc gia này và Vương quốc Anh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt tài
chính khó khăn nhất từ trước đến nay đối với Nga sau cuộc xâm lược đầu tiên, và chỉ dựa trên
các hình phạt này kể từ đó. Chiều ngày 24/2, ông Biden tuyên bố Mỹ sẽ áp đặt các biện pháp
trừng phạt đối với các tổ chức tài chính Nga, bao gồm việc cắt các ngân hàng lớn nhất của
Nga khỏi hệ thống tài chính Mỹ và giới tinh hoa Nga trong giới nội bộ của Putin. Mỹ cũng sẽ
thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với một số công nghệ nhất định. Vương quốc
Anh và châu Âu đã bổ sung các biện pháp trừng phạt của riêng họ, áp đặt các hình phạt " lớn "

73
mà phương Tây đã cảnh báo Putin. Vào ngày 26 tháng 2, Hoa Kỳ và các nước châu Âu đã đồng
ý chặn một số ngân hàng Nga khỏi SWIFT, một hệ thống nhắn tin toàn cầu, về cơ bản sẽ ngăn
các tổ chức đó thực hiện bất kỳ giao dịch toàn cầu nào, đây là một hình phạt mà các đồng minh
trước đó đã dự định theo đuổi. Hiện nền kinh tế Nga đang quay cuồng vì tác động của các hình
phạt này.
Áp lực quốc tế kéo dài này và sự phản kháng của Ukraine có thể vẫn chưa đủ để buộc Nga
phải chấm dứt chiến dịch quân sự của mình. Điều đó khiến Ukraine và cả thế giới rơi vào một
thời điểm nguy hiểm và khó lường.

2. ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC XUNG ĐỘT GIỮA NGA VÀ UKRAINE ĐẾN NỀN
KINH TẾ THẾ GIỚI
2.1. Đối với nền kinh tế Nga
Trước khi cuộc chiến bắt đầu, nền kinh tế Nga là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế
giới (đứng thứ 11 trong bản xếp hạng GDP theo IMF), là khu vực cung cấp hàng hóa chủ chốt,
đặc biệt là năng lượng và thực phẩm. Vậy mà chỉ 12 ngày sau đó, nền kinh tế Nga đã chao đảo
bởi các biện pháp trừng phạt chưa từng có của phương Tây. Các biện pháp trừng phạt được áp
đặt bao gồm đóng băng tài sản của ngân hàng trung ương Nga, nhắm vào các cá nhân giàu có
của Nga và một số ngân hàng quốc doanh, hạn chế một phần quyền truy cập vào hệ thống thanh
toán quốc tế SWIFT và ngừng hoạt động của Đức đối với dự án đường ống dẫn khí đốt của
Nga. Chi phí của các lệnh trừng phạt đối với Nga phần nào được hỗ trợ bởi giá khí đốt và xuất
khẩu dầu cao hơn và việc tránh các hạn chế thông qua thương mại được tiến hành với các nước
thứ ba, nhưng tác động kinh tế ròng đối với nền kinh tế Nga là khá tiêu cực.
Nền kinh tế Nga đã sẽ rơi vào tình trạng thoái sâu năm 2022.Theo dự báo GDP cập nhật
của Coface năm 2022, kinh tế Nga sẽ giảm 7,5% so với cùng kì năm 2021, bởi vì, các biện pháp
trừng phạt đều nhắm vào các ngân hàng lớn của Nga, ngân hàng trung ương Nga, khoản nợ có
chủ quyền của Nga, các quan chức và nhà tài phiệt Nga được lựa chọn và kiểm soát xuất khẩu
các thành phần công nghệ cao sang Nga. Các biện pháp này đã gây áp lực, làm giảm đáng kể
giá trị đồng Rúp của Nga, vốn đã giảm mạnh, (đồng Rúp chỉ được giao dịch ở mức hơn 62 so
với đồng đô la, đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại là 150 so với đồng đô la vào ngày 7
tháng 3 năm 2022) theo đó là tăng chỉ số giá tiêu dùng (ngày 7 tháng 4, cơ quan Thống kê quốc
gia Nga - Rosstat ghi nhận giá tiêu dùng tại Nga đã tăng gần 10% từ đầu năm đến nay).
Nền kinh tế Nga có thể được hưởng lợi từ giá hàng hóa cao hơn, đặc biệt là xuất khẩu năng
lượng nhưng điều này vấp phải rào cản thương mại do các nước EU thông báo ý định hạn chế
nhập khẩu từ Nga. Trong lĩnh vực công nghiệp, việc tiếp cận bị hạn chế đối với các thiết bị bán
dẫn, máy tính, viễn thông, tự động hóa và bảo mật thông tin do phương Tây sản xuất đều bị hạn
chế, đã ảnh hưởng xấu đến lĩnh vực khai thác và sản xuất của Nga.
2.2. Đối với nền kinh tế thế giới
Vào ngày cuộc tấn công nổ ra, thị trường tài chính thế giới cũng bắt đầu xấu đi. Giá dầu,
khí đốt tự nhiên, kim loại và hàng hóa thực phẩm bắt đầu tăng mạnh. Theo diễn biến mới nhất
giá dầu thô Brent dự kiến sẽ đạt mức trung bình 100 USD / thùng vào năm 2022, mức cao nhất
kể từ năm 2013 và tăng hơn 40% so với năm 2021, trong khi giá khí đốt tự nhiên (châu Âu) dự
kiến sẽ cao gấp đôi vào năm 2022 so với năm 2021, trong khi giá than dự kiến sẽ cao hơn 80%,
với cả hai mức giá đều ở mức cao nhất mọi thời đại làm tăng nguy cơ lạm phát đình trệ và bất
ổn xã hội. Giá hàng hóa cao là một trong những rủi ro được cho là có khả năng gây cản trở sự
phục hồi kinh tế, thêm vào đó, sự leo thang của xung đột càng làm tăng khả năng này trong thời
gian dài. Điều này đã tác động tiêu cực đến mọi mặt của nền kinh tế thế giới. Cụ thể:
Thứ nhất, ô tô, vận tải và hóa chất là những ngành bị tác động mạnh mẽ nhất.

74
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

Cuộc khủng hoảng rõ ràng đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực ô tô vốn đã căng thẳng do
thiếu hụt nhiều loại khác nhau và làm cho giá nguyên vật liệu như: kim loại, chất bán dẫn,
coban, lithium, magiê.. tăng cao. Ukraine lâu nay là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà
sản xuất ô tô lớn ở Tây Âu và một số nước trong khu vực, : nhưng do chiến tranh, thị trường
này đã bị thu hẹp đáng kể. Một số nhà máy ở Châu Âu đã thông báo dừng hoạt động, và một số
nhà máy khác trên thế giới cũng đã lên kế hoạch ngừng hoạt động do thiếu chip. Đây không chỉ
là khó khăn đối với ngành ô tô của các nước này, mà cũng là khó khăn lớn về thị trường tiêu
thụ hàng hóa của Ukraine.
Các hãng hàng không và các công ty vận tải hàng hải cũng sẽ phải chịu giá nhiên liệu cao
hơn đặc biệt là hàng không sẽ phải chịu rủi ro cao nhất. Bởi ngoài chi phí nhiên liệu cao, các
hãng hàng không còn phải chịu hậu quả từ việc các nước châu Âu, Mỹ và Canada cấm các
chuyến bay của Nga và ngược lại. Do đó, họ sẽ phải tiếp tục đối mặt với việc doanh thu bị tụt
giảm nghiêm trọng.
Ngành công nghiệp hóa chất bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc xung đột. Các công ty,
đặc biệt là những công ty kinh doanh hoặc hoạt động ở Nga, đang phải chống chọi với nền kinh
tế bị trì trệ. Trước cuộc xâm lược của Nga, VCI, Hiệp hội công nghiệp hóa chất chính của Đức,
đã dự đoán tăng trưởng ngành hóa chất là 1,5% trong năm nay. Tuy nhiên, với việc bán hóa
chất cho Nga và Ukraine lên tới 3% (7,5 tỷ USD) trong tổng số ngành công nghiệp hóa chất
của Đức khiến Đức có khả năng rơi vào suy thoái nặng nề. Tình hình bất ổn tại cả Ukraine và
Nga kéo theo giá nguyên liệu thô tăng và năng lượng tăng chóng mặt, đang tạo ra những gợn
sóng kinh tế đang ảnh hưởng đến các công ty hóa chất trên toàn thế giới.
Thứ hai, thương mại và đầu tư của các nước thuộc EU giảm sút.
Do phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga, châu Âu dường như là khu vực chịu
hậu quả của cuộc xung đột này nhiều nhất. Việc thay thế toàn bộ nguồn cung cấp khí đốt tự
nhiên của Nga cho châu Âu là không thể trong ngắn hạn hay trung hạn, và mức giá hiện tại sẽ
có ảnh hưởng đáng kể đến lạm phát. Ngày 7 tháng 3 năm 2022, việc giao dịch thùng dầu Brent
trên 125 USD và giá khí đốt tự nhiên tương lai đề xuất giá trên 150 €/Mwh, theo ước tính ít
nhất sẽ tăng thêm 1,5 điểm phần trăm lạm phát bổ sung vào năm 2022, điều này sẽ làm giảm
đầu tư phát triển. Theo dự báo của các nhà nghiên cứu, dự kiến đầu tư kinh doanh và xuất khẩu
của các nước chấu Âu cũng sẽ giảm mạnh, dẫn đến tăng trưởng GDP sẽ thấp hơn khoảng một
điểm phần trăm.
Trong khi Đức, Ý hoặc một số quốc gia khu vực Trung và Đông Âu phụ thuộc nhiều hơn
vào khí đốt tự nhiên của Nga thì sự phụ thuộc về thương mại giữa các nước sử dụng đồng tiền
chung của châu Âu nói chung đã có sự phát triển chậm lại nói chung. Như vậy khả năng việc
cắt giảm hoàn toàn dòng khí đốt tự nhiên của Nga đến châu Âu sẽ tăng lên, làm cho tăng trưởng
GDP hàng năm ở mức gần bằng Ø hoặc thậm chí có thể ở mức âm.
Thứ ba, cuộc xung đột cũng gây khó khăn cho xuất – nhập khẩu theo đó đã làm giảm đáng
kể thương mại toàn cầu.
Do các mối liên hệ thương mại và tài chính của Bắc Mỹ với Nga và Ukraine còn khá hạn
chế, tác động của cuộc xung đột sẽ chủ yếu tác động qua kênh giá cả và thông qua sự suy giảm
tăng trưởng của châu Âu. Bất chấp triển vọng tăng trưởng kinh tế chậm hơn và lạm phát cao
hơn, các sự kiện địa chính trị gần đây được cho là sẽ không làm “trật bánh” chính sách tiền tệ
ở Bắc Mỹ trong giai đoạn này.
Ở phần còn lại của thế giới, hậu quả kinh tế sẽ chủ yếu được cảm nhận thông qua việc tăng
giá hàng hóa, điều này sẽ thúc đẩy áp lực lạm phát vốn đã tồn tại. Như mọi khi, khi giá hàng
hóa tăng cao, các nhà nhập khẩu ròng sản phẩm năng lượng và thực phẩm sẽ bị ảnh hưởng đặc
biệt, với bóng ma về sự gián đoạn nguồn cung lớn trong trường hợp xung đột leo thang thậm
chí còn lớn hơn.

75
Ở châu Á - Thái Bình Dương, tác động sẽ được cảm nhận gần như ngay lập tức thông qua
giá nhập khẩu tăng cao, đặc biệt là giá năng lượng, với nhiều nền kinh tế trong khu vực là các
nhà nhập khẩu năng lượng ròng, dẫn đầu là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài
Loan và Thái Lan.

3. ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC XUNG ĐỘT GIỮA NGA VÀ UKRAINE ĐẾN NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM
Việt Nam đã duy trì lập trường trung lập, từ chối lên án trực tiếp hoặc dung túng cho các
hành động của Nga và kêu gọi một giải pháp hòa bình và ngoại giao cho cuộc xung đột. Tuy
nhiên, không thể tránh khỏi việc các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng dây
chuyền do các lệnh trừng phạt đối với Nga và những hậu quả gián tiếp sau đó. Những tác động
đối với nền kinh tế Việt Nam có thể kể đến là:
(i) Đối với lĩnh vực thương mại
Một số doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí vận tải tăng cao khi các ngân hàng Nga bị cắt
khỏi SWIFT- hệ thống thanh toán quốc tế hàng đầu. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ phải đối mặt với
khó khăn về chuỗi cung ứng do xung đột gậy ra, đặc biệt là ngành hàng sản xuất điện thoại
thông minh.
Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát có khả năng sẽ trầm trọng hơn do
giá dầu và khí đốt tăng. Theo thông tin từ Dragon Capital, Việt Nam chỉ nhập khẩu khoảng 1,5
tỷ USD phân bón, sắt thép, than và nông sản từ Nga và Ukraine trong những năm gần đây; trong
khi xuất khẩu của Việt Nam cho điện thoại di động, hàng may mặc và thiết bị điện tử đạt gần
2,4 tỷ USD.
(ii) Đối với lĩnh vực năng lượng
Các khoản đầu tư của Nga vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực năng lượng. Các
dự án năng lượng do Nga đầu tư tại Việt Nam cũng bị đình chỉ do xung đột. Trong đó có dự án
nhiệt điện Long Phú 1 đã chậm tiến độ hai năm. Tiếp theo là dự án khí Quảng Trị cũng chậm
tiến độ hai năm. Các dự án khác bao gồm dự án điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong với Biên bản
ghi nhớ được ký kết vào tháng 4 năm 2021.
(iii) Đối với Chuyên chở và Vận chuyển
Xung đột giữa Nga và Ukraina đã làm gián đoạn, tắc nghẽn các tuyến đường sắt quan trọng
vận chuyển sang Châu Âu qua Trung Quốc, một số công ty còn ngưng vận chuyển do lo ngại
các ảnh hưởng xấu của việc gián đoạn ngoài biên giới. Mặc dù vận tải biển sẽ là giải pháp phù
hợp để thay thế, nhưng thực tế cho thấy rằng, những tuyến đường này cũng phải đối mặt với sự
chậm trễ đáng lo ngại. Một số hãng tàu đã từ chối nhận đơn hàng vận chuyển hàng từ Việt Nam
sang Nga. Giá cước vận chuyển sẽ tiếp tục tăng cao cùng với việc chậm trễ vận chuyển sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại hàng hóa. Những tắc nghẽn về hậu cần và sự
mất cân bằng trong cung và cầu đã làm chậm đáng kể thời gian vận chuyển trung bình dẫn đến
sự thiếu hụt nghiêm trọng các container vận chuyển trên toàn thế giới. Cạnh tranh gay gắt giữa
các công ty để thuê hoặc mua container đã khiến chi phí vận chuyển container và dịch vụ vận
chuyển hàng hóa lên mức cao ngất ngưởng.
Mặc dù còn quá sớm để đánh giá tác động lâu dài, nhưng trong ngắn hạn, xung đột sẽ ảnh
hưởng đến mọi thứ, từ chuỗi cung ứng, giá nhiên liệu đến thương mại. Khi Việt Nam muốn
phục hồi sau đại dịch, xung đột đã làm giảm triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong
khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm cách đa dạng hóa thương mại tự do của Việt
Nam cũng như các cơ hội để thâm nhập vào các thị trường mới.

76
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Briefing, V., (2022), “How the Russia-Ukraine Conflict is Affecting Businesses in Vietnam”,
Vietnam Briefing News. Available at: https://www.vietnam-briefing.com/news/how-russia-
ukraine-conflict-is-affecting-businesses-in-vietnam.html/. Accessed 12 April 2022.
2. Coface.com (2022) n.d. “Economic consequences of the Russia-Ukraine conflict: Stagflation
ahead”, Country risk and economic studies - Coface. Available at:
https://www.coface.com/News-Publications/News/Economic-consequences-of-the-Russia-
Ukraine-conflict-Stagflation-ahead. Accessed 12 April 2022.
3. Economist Intelligence Unit (2022), “Global economic implications of the Russia-Ukraine war”
- Economist Intelligence Unit. Available at: https://www.eiu.com/n/global-economic-
implications-of-the-russia-ukraine-war/. Accessed 12 April 2022.
4. Mirovalev, M., n.d. “Russia and Ukraine conflict explained: What you need to know”, Russia-
Ukraine war News, Al Jazeera. Available at: https://www.aljazeera.com/news/2021/12/16/what-
you-should-know-about-the-conflict-between-russia-ukraine. Accessed 12 April 2022.

77
CHÍNH SÁCH PHỤC HỒI KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN
BÌNH THƯỜNG MỚI

78
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

CHÍNH SÁCH PHỤC HỒI KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN BÌNH
THƯỜNG MỚI

Bùi Thế Huy1,*


1
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
*
Email: buithehuy.rces@gmail.com; Tel: (+84) 399 273 884

Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 đã có những dấu hiệu hạ nhiệt. Tuy số lượng ca nhiễm vẫn còn
ở mức cao, tuy nhiên, với độ bao phủ Vacxin rất lớn và sự kiểm soát tốt của nhà nước, Việt
Nam đang tiến đến chung sống, thích ứng linh hoạt với dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh
tế xã hội. Trong giai đoạn bình thường mới, nhà nước đã có nhiều chế độ, chính sách để thích
nghi và xây dựng kinh tế quốc gia vững mạnh, hồi phục. Những chính sách đa dạng, kịp thời
đã mang lại những hiệu quả tích cực đến sự phục hồi sau đại dịch của đất nước. Tuy nhiên, Việt
Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức trong thời kỳ bình thường mới.
Từ khóa: Chính sách, phục hồi, COVID-19, bình thường mới.

1. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH PHỤC HỒI KINH TẾ


TRONG GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI
Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng rất nặng nề từ dịch bệnh COVID-19. Năm 2020, khi
dịch bệnh trở nên căng thẳng, Chính phủ đã có những biện pháp để kiềm chế dịch bệnh, đặt sự
an toàn và sức khỏe của người dân lên hàng đầu. Đến cuối năm 2021, đầu năm 2022, những
chính sách, biện pháp mới đã được ban hành nhằm đưa đất nước phục hồi và chung sống an
toàn với đại dịch, tiến tới phát triển bền vững kinh tế xã hội. Nổi bật trong đó là công cuộc triển
khai Kết luận số 24-KL/TW ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số
43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội, để góp phần đưa nền kinh tế sớm
vượt qua khó khăn, không lỡ nhịp với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời tạo nền
tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội cho cả giai đoạn 2021-2025 và các
năm tiếp theo, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, sức cạnh tranh, năng lực nội tại và tính
tự chủ trong trung và dài hạn.
1.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh được đẩy mạnh phục hồi và phát triển
Chính phủ đề ra mục tiêu cụ thể cho Chương trình phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất
kinh doanh. Cụ thể, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan
trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025: tăng trưởng GDP bình quân 6,5-
7%/năm, chỉ tiêu nợ công dưới mức cảnh báo Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số
23/2021/QH15, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô,
bảo đảm cân đối trong sản xuất và kinh doanh.
Ngoài ra, Nhà nước đã có những biện pháp nhằm tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, đảm
bảo tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân. Trong thời
kỳ bình thường mới, nước ta thực hiện các mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa

79
bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân nhất là người lao động và người yếu thế
trong xã hội. Đây là vấn đề được Nhà nước hết sức quan tâm nhằm giữ vững an ninh, trật tự an
toàn xã hội, giảm thiểu tác động từ đại dịch.
1.2. Đa dạng đối tượng được hưởng lợi từ chính sách phục hồi kinh tế
Nhà nước đã thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ đến các đối tượng chịu ảnh hưởng lớn từ
COVID-19. Trong đó, đối tượng hỗ trợ bao gồm: Người dân, người lao động bị ảnh hưởng do
dịch bệnh; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các ngành, lĩnh vực tạo động lực phục
hồi và phát triển cho nền kinh tế. Với thời gian hỗ trợ trong 2 năm 2022-2023 và có thể kéo dài
thêm với một số lĩnh vực, đây là điều kiện thuận lợi để ổn định lao động, góp phần ổn định
nguồn lực và nhanh chóng phục hồi kinh tế.

2. CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI


2.1. Mở cửa nền kinh tế nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống
dịch bệnh
Tiếp tục đẩy lùi dịch bệnh, Nhà nước đã ban hành Chương trình phòng chống dịch COVID-
19 lộ trình 2 năm 2022-2023 trong đó, tiếp tục hướng dẫn và triển khai thực hiện lộ trình mở
cửa lại du lịch, vận tải hàng không, các ngành dịch vụ giải trí, văn hóa, nghệ thuật gắn với bảo
đảm an toàn dịch bệnh.
Ngoài ra, thực hiện nhiệm vụ trong việc tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy định hướng
dẫn và tăng cường tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, thực hiện thống nhất các quy định về
đi lại, di chuyển của người lao động, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và sản xuất an toàn, duy trì
hoạt động liên tục, ổn định với công suất và chi phí phù hợp; phát huy hiệu quả cơ sở dữ liệu
dân cư trong kiểm soát dịch bệnh và thực hiện chính sách.
Bên cạnh đó, Nhà nước tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án đầu tư
xây mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở khám chữa bệnh ở những nơi cần thiết, tập trung nâng cao chất
lượng, hiệu quả phục vụ của hệ thống y tế cơ sở; tăng cường năng lực y tế dự phòng, trung tâm
kiểm soát bệnh tật cấp vùng; nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh của viện và bệnh viện
cấp trung ương gắn với đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế, sản
xuất vaccine trong nước và thuốc điều trị COVID-19, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch.
2.2. Quyết liệt bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm cho người dân
Hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ,
làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm. Cụ thể, đối với
người lao động quay trở lại thị trường lao động, mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/tháng và người lao
động đang làm việc trong các doanh nghiệp là 500 nghìn đồng/tháng. Chương trình hỗ trợ kéo
dài trong nửa đầu năm 2022.
Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo quy định tại Nghị định số
61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015, Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9
năm 2019 và các văn bản có liên quan. Tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 10.000 tỷ đồng.
Cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân;
xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội theo quy định tại
Điều 16 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015, khoản 10 Điều 1 Nghị
định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 và các văn bản có liên quan. Tổng nguồn
vốn cho vay tối đa là 15.000 tỷ đồng.
Cho vay đối với học sinh, sinh viên để mua máy vi tính, thiết bị học tập trực tuyến và trang
trải chi phí học tập. Việc cho vay để trang trải chi phí học tập thực hiện theo Quyết định số
157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 và các văn bản liên quan. Tổng nguồn vốn cho
vay tối đa là 3.000 tỷ đồng.

80
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

Cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và
Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội. Tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 9.000 tỷ đồng.
Cho vay với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập phải ngừng hoạt động ít
nhất 01 tháng theo yêu cầu phòng, chống dịch. Tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 1.400 tỷ đồng.
Cấp bù lãi suất và phí quản lý tối đa 2.000 tỷ đồng để Ngân hàng Chính sách xã hội triển
khai cho vay ưu đãi thuộc Chương trình theo cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý
quy định tại quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội. Đồng thời, hỗ trợ lãi
suất 2%/năm trong 02 năm 2022-2023 đối với các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm
và được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân trong giai đoạn 2022-2023. Tổng nguồn vốn
hỗ trợ lãi suất tối đa 3.000 tỷ đồng. Tiếp tục tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội
để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người
lao động, bảo đảm tính khả thi và tổ chức triển khai nhanh trong thực tế.
Đầu tư tăng cường kết nối cung - cầu lao động toàn quốc trên nền tảng trực tuyến phục vụ
công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động; xây mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng
và hiện đại hóa các cơ sở đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, nhất là trường cao đẳng chất
lượng cao, trọng điểm và thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; nâng
cao năng lực cơ sở tuyến đầu của hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội, chăm lo cho các đối tượng bị
sang chấn tâm lý, cơ nhỡ và các đối tượng yếu thế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Trang bị máy tính bảng theo Chương trình “Sóng và máy tính cho em” từ Quỹ Dịch vụ viễn
thông công ích Việt Nam, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng và sử dụng hiệu quả
với tổng mức kinh phí 1000 tỷ đồng.
2.3. Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
Chính phủ đã có những chính sách và biện pháp đa dạng, quyết liệt, kịp thời để hỗ trợ các
doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh tế nhằm sớm đưa guồng quay sản xuất
và kinh doanh trở lại bình thường, phát triển bền vững. Cụ thể.
Trong năm 2022, các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia
tăng 10% được giảm 2% thuế suất (còn 8%) đối với cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng
theo phương pháp khấu trừ và giảm 20% mức tỷ lệ phần trăm khi thực hiện xuất hóa đơn đối
với cơ sở kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ
phần trăm trên doanh thu, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông
tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại,
sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (ngoại trừ khai thác than), than cốc, dầu
mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay theo Nghị quyết số
13/2021/UBTVQH 15 ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch
COVID-19 tại Việt Nam cho kỳ tính thuế năm 2022.
Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp,
hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng
hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức thuê đất trả tiền hằng năm phải ngừng sản
xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu theo Nghị định số
101/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2021 và các văn bản có liên quan.

81
Giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước theo Nghị định
số 103/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2021.
Tiếp tục rà soát, giảm các loại phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu
ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia
tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và tiền thuê đất trong năm 2022.
Hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022 - 2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương
mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả
năng trả nợ, có khả năng phục hồi trong các ngành, lĩnh vực: hàng không, vận tải kho bãi; du
lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; công
nghiệp chế biến, chế tạo (đã bao gồm máy móc, trang thiết bị, thuốc, hoá dược, dược liệu); xuất
bản phần mềm; lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan; hoạt động dịch vụ thông tin; cho
vay cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân mua, thuê và thuê mua.
Điều kiện hỗ trợ: Thuộc đối tượng thụ hưởng, đã được vay vốn hoặc đáp ứng các điều kiện vay
vốn, được ngân hàng thương mại chấp thuận.
Nghiên cứu giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, tính toán hợp lý
tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, chỉ đạo các tổ chức tín
dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1%
trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.
Thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ đối với
khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, theo dõi sát diễn biến kinh tế, thị trường tiền tệ
để có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phù hợp, đồng thời bảo đảm an toàn hoạt động
của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021 - 2023
cho các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và từ nguồn
ngân sách nhà nước đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Rà soát, sửa đổi quy định tháo gỡ vướng mắc trong quy định về nội dung chi và quản lý
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp để đổi
mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ, thương mại
hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; giải mã công nghệ; mua thiết bị, máy
móc, nguyên vật liệu cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp.
2.4. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng
Cơ sở hạ tầng kinh tế được Nhà nước hết sức chú trọng đầu tư trong thời kỳ bình thường
mới nhằm đem lại những thuận lợi mới và tăng tốc trong công cuộc phục hồi kinh tế.
Tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa lớn, có khả năng giải
ngân nhanh và hấp thụ ngay vào nền kinh tế, phù hợp với quy hoạch, sử dụng nguồn vốn hiệu
quả, đảm bảo khả năng cân đối vốn để hoàn thành dự án trong giai đoạn 2022-2025; ưu tiên hỗ
trợ giải phóng mặt bằng đối với một số dự án mới có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế
- xã hội.
Phấn đấu sớm hoàn thành toàn tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, các tuyến kết
nối vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên với Miền Trung, các tuyến cao tốc vùng Đông Nam
Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long; hạ tầng giao thông kết nối các vùng, cảng biển, cửa khẩu,
khu và cụm công nghiệp; hạ tầng số, chuyển đổi số; hạ tầng y tế, xã hội; lao động - việc làm;
phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, bảo đảm an toàn hồ chứa nước, thích ứng với biến đổi
khí hậu, khắc phục hậu quả thiên tai.

82
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

Áp dụng các cơ chế đặc thù tại Điều 5 Nghị quyết số 43/2022/QH15 để đẩy nhanh tiến độ
thực hiện, giải ngân các dự án đầu tư thuộc Chương trình.
Sử dụng hiệu quả nguồn lực của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để đầu tư phát
triển hạ tầng viễn thông, internet.
2.5. Cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Sau đại dịch, việc đổi mới, cải cách thể chế được Chính phủ quan tâm và thực hiện đồng
bộ, nhanh chóng với mục tiêu nâng cao và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút các
nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các nước lớn
và bạn bè quốc tế.
Tiếp tục rà soát, tháo gỡ các rào cản về thể chế, cơ chế, chính sách, quy định pháp luật cản
trở hoạt động sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh lộ trình thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục
hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường xử lý thủ tục hành chính trên
nền tảng trực tuyến; tiếp tục nghiên cứu, triển khai các giải pháp đột phá, khuyến khích đổi mới
sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với
phát triển bền vững; khẩn trương nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính
sách, pháp luật, quy hoạch và quỹ đất liên quan đến nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Tập trung nâng cao năng lực quản lý nhà nước, quản trị xã hội, trình độ, năng lực của đội
ngũ cán bộ các cấp, các ngành, các địa phương; tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý nghiêm
sai phạm.
Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính
sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác hỗ trợ tích cực cho quá trình phục hồi và
phát triển kinh tế - xã hội, nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế
vĩ mô, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Theo dõi chặt chẽ các chỉ số vĩ mô để có giải pháp kịp thời đảm bảo ổn định kinh tế, giữ
vững cân đối thị trường. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến chỉ tiêu lạm phát, nợ xấu. Phấn đấu
tăng thu, giảm bội chi để đạt được các chỉ tiêu trong Kế hoạch tài chính quốc gia.

3. HIỆU QUẢ TỪ NHỮNG CHÍNH SÁCH PHỤC HỒI KINH TẾ


Từ những chính sách cụ thể và quyết liệt, kinh tế Việt Nam ở quý đầu năm 2022, đặc biệt
là 2 tháng đầu năm đã có những chuyển biến tích cực, báo hiệu những sự khởi sắc trong năm
2022 này. Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 ước tính
tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý I năm 2021 và 3,66%
của quý I năm 2020. Đáng chú ý, tình hình đăng ký doanh nghiệp quý I năm 2022 có nhiều
khởi sắc, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 36,7% so với cùng kỳ
năm trước; tổng vốn đăng ký vào nền kinh tế tăng 21%, trong đó vốn đăng ký tăng thêm của
các doanh nghiệp đang hoạt động tăng 34,5%.
3.1. Sản xuất nông nghiệp ổn định
Tình hình sản xuất nông, lâm ngư nghiệp ổn định mặc dù chịu ảnh hưởng từ đợt rét đậm rét
hại. Đặc biệt, nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, giá cá tra đang ở mức cao do nhu cầu xuất
khẩu tăng mạnh sau dịp Tết Nguyên đán trong khi nguồn cung nguyên liệu phục vụ xuất khẩu
khan hiếm; tôm nuôi trồng phát triển ổn định và ít dịch bệnh. So với cùng kỳ năm 2021, sản
lượng thủy sản đạt 1168,4 nghìn tấn, tăng 1,9% trong đó, sản lượng nuôi trồng tăng 3,4% và
sản lượng khai thác tăng 0,3%. Đây là dấu hiệu hết sức tích cực trong bối cảnh hoạt động chăn
nuôi và trồng trọt còn gặp nhiều khó khăn do yếu tố thời tiết, thiên tai.
3.2. Công nghiệp phục hồi
Sản xuất công nghiệp tháng 2/2022 ước tính giảm 12,4% so với tháng trước do thời gian
nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần phần lớn tập trung trong tháng 2. Tuy nhiên, so với cùng kỳ

83
năm trước, sản xuất công nghiệp tháng 2/2022 tiếp tục khởi sắc với mức tăng 8,5%; tính chung
2 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 5,4% so với 2 tháng đầu
năm 2021.
3.3. Hoạt động đầu tư nhiều khởi sắc
Về đầu tư, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 2/2022 ước đạt 20,5
nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, vốn
đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 46,3 nghìn tỷ đồng, bằng 8,8% kế hoạch
năm và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 bằng 8% và tăng 13,6%).
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 2 tháng đầu năm 2022, ước tính đạt
2,68 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 2
tháng đầu năm 2022 có 21 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của
phía Việt Nam là 51,7 triệu USD, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước; có 02 lượt dự án điều
chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh giảm 7,2 triệu USD.
3.4. Thương mại phát triển
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2 năm 2022 ước đạt 421,8
nghìn tỷ đồng, giảm 7,1% so với tháng trước và tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính
chung 2 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt
hơn 876 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 0,3%
(cùng kỳ năm 2021 tăng 0,7%).
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện tháng 1/2022 đạt 30,84 tỷ USD, cao hơn 1,84 tỷ
USD so với số ước tính. Ước tính tháng 2/2022 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 22,95 tỷ
USD, giảm 25,6% so với tháng trước và tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2
tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 53,79 tỷ USD, tăng 10,2% so với
cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thực hiện tháng 1/2022 đạt 29,45 tỷ USD, thấp hơn 51 triệu
USD so với số ước tính. Ước tính tháng 2/2022 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 25,28 tỷ
USD, giảm 14,2% so với tháng trước và tăng 21,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2
tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 54,73 tỷ USD, tăng 15,9% so với
cùng kỳ năm trước.
Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 1 xuất siêu 1,4 tỷ USD; tháng 2 ước tính
nhập siêu 2,34 tỷ USD. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước
tính nhập siêu 937 triệu USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,6 tỷ USD). Trong đó, khu vực
kinh tế trong nước nhập siêu 3,96 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô)
xuất siêu 3,02 tỷ USD. Về chỉ số giá tiêu dùng, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới;
giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng
trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) tháng 02/2022 tăng 1% so với tháng trước; tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước và tăng
1,2% so với tháng 12/2021. Bình quân 2 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 1,68% so với cùng kỳ
năm trước; lạm phát cơ bản tăng 0,67%.
3.5. Du lịch quốc tế hồi sinh, hoạt động vận tải nhộn nhịp
Trong tháng 2 vừa qua, sau khi thực hiện mở cửa du lịch, đặc biệt thông qua chương trình
hộ chiếu Vacxin, lượng khách quốc tế đến nước ta đạt 29,5 nghìn lượt người, tăng 49,6% so
với tháng trước và tăng 169,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022,
khách quốc tế đến nước ta ước đạt 49,2 nghìn lượt người, tăng 71,7% so với cùng kỳ năm trước.
Vận tải hành khách tháng 2/2022 ước đạt 285,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 13,1% so
với tháng trước và luân chuyển 11,1 tỷ lượt khách.km, tăng 10%. Vận tải hàng hóa tháng 2/2022
ước đạt 166,7 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 4,4% so với tháng trước và luân chuyển 31
tỷ tấn.km, giảm 4,9%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, vận tải hàng hóa đạt 341,1 triệu tấn

84
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

hàng hóa vận chuyển, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 8,7%) và
luân chuyển 63,6 tỷ tấn.km, tăng 9,9% (cùng kỳ năm trước tăng 4,2%).

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tổng cục Thống kê (2021), “Kinh tế 6 tháng đầu năm tăng trưởng khá bất chấp dịch COVID-19 diễn
biến phức tạp” .
2. Tạp chí Cộng sản (2021), “Phục hồi kinh tế sau tác động của đại dịch COVID-19”.
3. Thời báo Tài chính Việt Nam (2022), “Nghị quyết về Chương trình phục hồi & phát triển KT-XH”.

85
ĐIỂM SÁCH

86
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

[Điểm sách]
Irrational Exuberance - Lạc quan tếu
Tác giả: Robert. J. Shiller
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Thế giới, 2020
Sự kiện khủng hoảng tài chính 2007-2009 gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu là một trong
những hậu quả do những bong bóng tài chính mang lại, cụ thể là bong bóng đầu cơ, bong bóng
nhà cửa. Và bạn có thể đã lạc quan nghĩ rằng chúng ta đang sống trong thời kỳ hậu bong bóng
- nơi những khủng hoảng đó sẽ không bao giờ lặp lại. Nhưng thực tế cho thấy rằng những bằng
chứng về bong bóng ngày một tăng lên kể từ cuộc đại suy thoái, định giá chứng khoán và định
giá thị trường nhà cửa tăng một cách chóng mặt ở hầu hết các nước. Được chắp bút bởi giáo sư
kinh tế, Robert J. Shiller - là một trong những nhà kinh tế vĩ đại và có tầm ảnh hưởng nhất thế
giới và thường xuyên đóng góp vào chuyên mục kinh tế thời báo New York, Lạc quan tếu xuất
hiện như là một hồi chuông cảnh tỉnh các nhà đầu tư, đầu cơ về vấn nạn bong bóng tài chính
nổi lên khắp nơi trên thị trường, rằng điểm gãy của thị trường tập trung ở vấn nạn đầu cơ, đẩy
giá lên cao, hình thành tâm lý bầy đàn, từ đó tạo ra những bong bóng lớn chưa từng có trong
lịch sử. Bên cạnh yếu tố tâm lý, cuốn sách cũng chỉ ra thêm 2 yếu tố quan trọng không kém
trong việc hình thành bong bóng là yếu tố cấu trúc và yếu tố văn hóa dẫn dắt cùng những lý giải
cơ chế đằng sau sự hình thành của bong bóng thị trường và cuối cùng là đưa ra những cân nhắc
về nạn đầu cơ đối với những nhà đầu cơ cá nhân. Chính tác giả của cuốn sách là giáo sư Robert
J. Shiller cũng nhấn mạnh rằng, việc nhận biết được những vấn đề của thị trường tài chính là
cực kỳ quan trọng bởi vì lịch sử mang tính chu kỳ và sẽ lặp lại ở một thời điểm nào đó trong
tương lai. Cụm từ “Lạc quan tếu” được xuất hiện xuyên suốt cuốn sách nhấn mạnh một thực
trạng vô cùng trầm trọng của các nhà đầu cơ đó là sự đẩy giá, thông qua các yếu tố trên, tiếp
tục đẩy giá với một sự lạc quan rằng giá của tài sản sẽ tiếp tục tăng mà không thực sự tập trung
vào giá trị nội tại của tài sản. Khi bong bóng tài sản vỡ, điều này gây ra sự hoảng loạn, khiến
việc bán ngắn tài sản diễn ra một cách dồn dập và liên tục, thấp hơn giá trị ban đầu, giá thị
trường, gây ra suy thoái trong thời gian dài. Đặc biệt, những vấn đề này đã, đang và sẽ xảy ra
cho đến tận ngày hôm nay và mai sau, sự tự tin thái quá của con người cộng với yếu tố tâm lý
tạo ra sự bất ổn định đối với thị trường tài chính, đặc biệt là cổ phiếu và nhà cửa, dẫn đến phá
sản đối với những nhà đầu tư cá nhân trong thời gian dài. Cuốn sách này cung cấp những kiến
thức cơ bản về cách vận động của thị trường tài chính thông qua yếu tố tâm lý, cấu trúc..., vậy
nên nó hoàn toàn phù hợp với những người có mong muốn hiểu đầu tư tài chính, trở thành một
nhà đầu tư F0. Những sự kiện được nêu ra trong cuốn sách liên đới với những sự kiện thực và
c ó tính áp dụng cực kỳ cao, khi đọc và nghiền ngẫm cuốn sách này, người đọc có thể nhận diện
được những nguy cơ tiềm ẩn từ thị trường, lựa chọn tránh xa hoặc đương đầu với nạn “bong
bóng” hay đơn giản có những chiến lược đầu tư hiệu quả hơn vì như đã nhắc ở trên, lịch sử
mang tính chu kỳ, chúng ta cũng không biết được khi nào một siêu bong bóng kinh tế sẽ diễn
ra một lần nữa chứ nhỉ, vậy nên việc chuẩn bị sẵn hành trang về nó vẫn tốt hơn, Lạc quan tếu
(Irrational Exuberance) - Robert J. Shiller.

[Điểm sách]
Freakonomics
(Tạm dịch: Kinh tế học hài hước)
Nhà xuất bản: Wall Street Journal, 2005
Người ta thường coi kinh tế học là một ngành khoa học khá khô khan, thường liên quan đến
các con số, các khuôn mẫu hay chỉ đơn thuần là tiền bạc, tài chính. Kinh tế học dường như là
một ngành khoa học quá hàn lâm, quá phức tạp, quá xa với thế giới thực, một thứ gì đó mà
người ta chỉ có thể quan sát từ xa chứ ít khi tham gia trực tiếp. Và “Kinh tế học hài hước” ra

87
đời và hình thành nên tiền đề bất tuân thủ quy ước thông thường. Đến với cuốn sách này, độc
giả sẽ biết tới hàng loạt những thực tế đáng kinh ngạc và nhiều câu chuyện hấp dẫn và vui vẻ.
Stephen Joseph Dubner sinh ngày 26 tháng 8 năm 1963 tại New York. Khi trưởng thành,
bản thân Dubner đã chuyển sang đạo Do Thái, một trải nghiệm mà ông đã ghi lại trong cuốn
sách đầu tiên của mình “Turbulent Souls: A Catholic Son’s Return to His Jewish Family”. Ông
cũng là một nhà báo đã đạt rất nhiều giải thưởng và từng làm việc cho tờ New York Times.
Steven David Levitt sinh ngày 29 tháng 5 năm 1967 là một nhà kinh tế học người Mỹ, là
Giáo sư tại Đại học Chicago. Ông được trao huân chương John Bates Clark, một trong những
giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực kinh tế, chỉ sau giải Nobel. Và là đồng tác giả của cuốn
sách bán chạy nhất “Kinh tế học hài hước” với Stephen Joseph Dubner.
“Kinh tế học hài hước” là cuốn sách phi hư cấu đầu tay của nhà kinh yế học Steven D. Levitt
và nhà báo Stephen J. Dubner. Được xuất bản vào ngày 12 tháng 4 năm 2005, bởi William
Morrow, cuốn sách được mô tả là kết hợp văn hóa đại chúng với kinh tế. Đến cuối năm 2009,
cuốn sách đã bán được hơn 4 triệu bản trên toàn thế giới.
“Kinh tế học hài hước” đạt vị trí thứ hai trong số sách phi hư cấu trong danh sách Sách bán
chạy nhất của tờ New York Times và được vinh danh là Sách cảm nhận về sách của năm 2006
ở hạng mục Sách phi hư cấu dành cho người lớn. Cuốn sách cũng nhận được nhiều đánh giá
tích cực từ các nhà phê bình. Cơ quan tổng hợp đánh giá Metacritic đã báo cáo rằng cuốn sách
có điểm trung bình là 67/100, dựa trên 16 bài đánh giá và có điểm đánh giá xã hội là 69/100
trên Panjury.
Cuốn sách là tập hợp các bài báo được viết bởi Levitt, một chuyên gia đã nổi tiếng trong
việc áp dụng lý thuyết kinh tế vào các chủ đề đa dạng thông thường được các nhà kinh tế học
truyền thống đề cập. Trong “Kinh tế học hài hước”, Levitt và Dubner lập luận rằng kinh tế học,
về cơ bản là nghiên cứu về các động lực. Các chương của cuốn sách bao gồm:
Chương 1: Phát hiện gian lận được áp dụng cho giáo viên và đô vật sumo, cũng như một
doanh nghiệp bánh mì tròn điển hình ở Washington, DC và khách hàng của doanh nghiệp.
Chương 2: Kiểm soát thông tin áp dụng cho Ku Klux Klan và các đại lý bất động sản.
Chương 3: Tính kinh tế của việc buôn bán ma túy, bao gồm cả thu nhập thấp đáng kinh
ngạc và điều kiện làm việc tồi tệ của những kẻ buôn bán cocaine crack.
Chương 4: Vai trò của việc hợp pháp hóa phá thai đã đóng vai trò trong việc giảm thiểu tội
phạm, trái ngược với các chính sách và sự sụp đổ của nhà độc tài Romania Nicolae Ceausescu.
Chương 5: Những tác động không đáng kể của việc nuôi dạy con cái tốt đối với giáo dục.
Chương 6: Các mô hình kinh tế xã hội của việc đặt tên cho con cái.
Có thể nói, cuốn sách gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả ngay từ mục lục. Những câu hỏi
hài hước, làm ta cảm tưởng như phi lý, lại được tác giả giải thích ở phía sau thật sự có lý.
Có lẽ phần để lại ấn tượng nhất với đa số các người đọc trong cuốn sách là Chương 4, tác
giả viết về nguyên nhân sâu xa của việc tỷ lệ tội phạm giảm xuống đáng kể vào những năm 90.
Thông thường, người ta sẽ thường nghĩ đến những lí do cơ bản như chiến lược đổi mới chính
sách, tăng cường hiệu quả nhà tù, những thay đổi trong vấn đề ma túy và thị trường ma túy,
tuổi của dân số, luật quản lý súng và vũ khí chặt chẽ hơn, tăng trường kinh tế, tăng số lượng
cảnh sát hay các nguyên nhân khác như áp dụng hình phạt tử hình nhiều hơn, luật tàng trữ vũ
khí, mua lại súng chặt chẽ hơn.
Tuy nhiên, tác giả đã đưa ra một phân tích cực kì bất ngờ. Nhà nước đã hợp pháp hóa việc
phá thai ngày 22/01/1973 chính là nguyên nhân thực sự khiến tỷ lệ tội phạm giảm xuống.
“Kinh tế học hài hước” đã mang tới cho độc giả rất nhiều điều mới lạ và bổ ích. Đó chính
là cách xác định lại thế giới quan của chúng ta. Thế giới mà chúng ta đang sống chứa đầy những

88
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

nhận định dựa trên những niềm tin ảo tưởng được xây dựng theo thời gian. Có quá nhiều nỗ lực
trí tuệ của chúng ta bị giới hạn trong những biên giới tư duy và khái niệm đã quá cũ kỹ và đi
theo lối mòn truyền thống. Cuốn sách chính là một nguồn thông tin dồi dào, những phân tích
đánh giá đầy sáng tạo, gợi cảm hứng, dí dỏm, hấp dẫn, có thể là tất cả những gì mỗi chúng ta
cần để khơi dậy óc sáng tạo và cách tư duy hiện đại trong một thời đại ngập tràn thông tin như
hiện nay.
Chắc hẳn cuốn sách sẽ để lại nhiều ấn tượng cho độc giả bởi cái tên độc đáo, câu hỏi thú vị,
các ví dụ đưa ra đều có số liệu chứng thực rõ ràng. Lối viết rất là hài hước, nhưng lại phân tích
cực kì chi tiết, giống như một bài nghiên cứu vậy, chỉ là không quá trang nghiêm. Cuốn sách
sẽ mang đến cho các bạn đọc một cái nhìn mới về kinh tế, về chính chuyên ngành mà các bạn
đang theo đuổi. Có thể trong một góc nào đó mà bạn chưa kịp khám phá tới, kinh tế sẽ còn
nhiều điều thú vị hơn thế nữa.
Ngoài ra, cuốn sách còn mang đến những phân tích lý trí dưới gốc độ kinh tế học tới mọi
vấn đề hàng ngày trong đời sống, từ nhỏ như hẹn hò qua mạng, cho tới chuyện to tát hơn như
là mua nhà. Cuốn sách chỉ ra tại sao cách chúng ta ra quyết định thường phi lý trí, tại sao những
lẽ phải thông thường thì thường sai lầm. Cuốn sách cũng trả lời cho các câu hỏi tại sao và bằng
cách nào chúng ta bị kích thích để làm những việc ta vẫn làm.
Bên cạnh những lời nhận xét tích cực, thì cuốn sách cũng nhận được rất nhiều lời phê bình
trái chiều. Chẳng hạn như việc “Kinh tế học hài hước” đã bị chỉ trích vì là một công trình của
xã hội học hoặc tội phạm học, hơn là kinh tế học. Nhà kinh tế người Israel Ariel Rubinstein đã
chỉ trích cuốn sách sử dụng các số liệu thống kê không rõ ràng và phàn nàn rằng: “Các nhà kinh
tế học như Levitt…đã lấn sân sang các lĩnh vực khác’. Và Arnold Kling đã cho rằng cuốn sách
là một ví dụ về “xã hội học nghiệp dư”. Mặc dù nhận khá nhiều lời chỉ trích nhưng cuốn sách
vẫn trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới.
“Kinh tế học hài hước” không thể là một cuốn sách kinh tế bình, không phải là những lý
thuyết mang tính cứng nhắc càng không phải là những công thức toán học rắc rối. Quyển sách
chỉ cố giải thích mọi vấn đề xã hội, kinh tế bằng những kiến thức kinh tế được viết ra một cách
đơn giản và dễ hiểu. Qua những câu chuyện hài hước, thực tế, lạ đời, với góc nhìn của tác giả
khiến cho người đọc có cái nhìn mới hơn, sâu sắc hơn và sáng tạo hơn vào cuộc sống.

[Điểm sách]
The Future of management
(Tạm dịch: Tương lai của Quản trị)
Tác giả: Gary Hamel
Nhà xuất bản: Harvard Business School Press, 2007
Quản trị có thể được coi là một trong những yếu tố “then chốt” quyết định tới hoạt động
của một tổ chức, doanh nghiệp, nó còn giúp ích cho quá trình điều hành công ty, doanh nghiệp,
đạt được các mục tiêu đề ra trước đó. Thành công của một doanh nghiệp không phải sự xuất
sắc trong điều hành hay các mô hình kinh doanh mới thúc đẩy thành công dài hạn trong kinh
doanh của các công ty, mà đó là sự đổi mới về quản trị – các cách thức mới trong việc huy động
tài năng, phân bổ các nguồn lực và xây dựng các chiến lược.
Hiện tại, các mô hình quản trị chủ yếu tập trung vào kiểm soát và tính hiệu quả nhằm biến
công ty thành một đội quân kỷ luật, uốn nắn nhân viên vào khuôn mẫu thô cứng sếp - nhân
viên. Mô hình này đang ngày càng không thích hợp với một môi trường cạnh tranh toàn cầu,
không còn đủ sức đáp ứng trong một thế giới mà khả năng thích ứng và tính sáng tạo là không
thể thiếu để kinh doanh thành công. “Trong thế kỷ qua, chúng ta đã trở thành tù nhân trong
những nhà giam quản trị của thời đại công nghiệp – nơi làm lãng phí năng lượng, óc sáng tạo,
và tiềm năng con người. Gary Hamel chỉ ra rất rõ ràng hạn chế của tất cả những điều đó. Hơn
thế nữa, ông còn tạo ra một tầm nhìn truyền cảm hứng và không thể thiếu đối với tương lai của

89
quản trị − không chỉ nhân văn hơn, mà còn có thể giải phóng được toàn bộ tiềm năng sẵn có
trong tất cả chúng ta” (Richard Florida, Giáo sư của Khoa Kinh doanh và Sáng tạo, Trường
Quản lý Rotman). Thật vậy, Gary Hamel, Giáo sư Khoa Quản trị Quốc tế và Chiến lược tại
Trường Kinh doanh London, trong cuốn Tương lai của quản trị đã chứng minh rằng ngày nay
các tổ chức đang cần đổi mới quản trị hơn bao giờ hết.
Trong cuốn sách này, Gary Hamel không chỉ phá bỏ triệt để hệ thống niềm tin cố hữu ngăn
cản các công ty của thế kỷ XXI vượt qua những thách thức mới mà còn đưa ra cách thức giúp
các công ty từng bước trở thành nhà đổi mới quản trị bằng những phân tích sắc sảo cùng với
những ví dụ minh họa cụ thể, sống động. “Đây là một cuốn sách dành cho những người dám
nghĩ dám làm. Là cuốn sách dành cho những ai cảm thấy bị giam hãm bởi chế độ quan liêu,
những ai lo ngại “hệ thống” đang cản trở sự đổi mới, rằng điểm ách tắc trong tổ chức nằm ở
ngay hàng ngũ lãnh đạo, những ai tự hỏi tại sao sinh lực công ty lại bị tiêu hao đến vậy, những
ai nghĩ rằng nhân viên thật sự đủ thông minh để làm chủ chính mình, những ai biết rằng phương
thức “quản trị” hiện tại đang là rào chắn của thành công – và trên hết là muốn hành động để
khắc phục tình trạng này” (trích Tương lai của Quản trị). Trong cuốn sách đầy khám phá này,
tác giả tiết lộ: Những thách thức sống còn sẽ quyết định lợi thế cạnh tranh trong thế giới đầy
biến động này; Ảnh hưởng tiêu cực của những niềm tin cố hữu trong quản trị; Tiềm năng của
Web trong quá trình dân chủ hóa việc thực hành quản trị; Những hành động mà công ty của bạn
có thể thực hiện bây giờ để tạo dựng lợi thế quản trị cho bản thân; Bài học thực tiễn từ một số
ít những nhà tiên phong trong đổi mới quản trị: Google, Whole Foods Market, W.L. Gore;
Những nguyên tắc mới mà mọi công ty phải đưa vào cấu trúc quản trị của mình.
Bên cạnh việc phân tích chuyên sâu về tư tưởng trong việc quản trị mới, GS. Gary Hamel
còn mang đến cho đọc giả những khoảnh khắc đặc biệt, đang nhớ khi đối diện với những vấn
đề mâu thuẫn, những khó khăn, những tư tưởng bảo thủ, cố chấp ảnh hưởng đến quá trình đổi
mới. Cuốn sách mang đến thông điệp thiết thực và thực sự đúng đắn rằng: Sẵn sàng thoát bỏ
các trói buộc của tín điều quản trị của hôm qua. Những người thắng cuộc của ngày mai sẽ là
những công ty mà bắt đầu sáng chế ra tương lai của quản trị vào hôm nay. Tương lai của Quản
trị là một trong số những cuốn sách nổi bật đến từ tạp chí nổi tiếng Harvard Business Review,
được Alpha Books mua bản quyền và phát hành. Đây cũng là tác phẩm đã được Giải thưởng
sách hay 2017. Hãy đọc cuốn sách để thử tìm hiểu và chọn cho mình một tầm nhìn tương lai,
một chiến lược thay đổi và một lợi thế cạnh tranh tuyệt vời cho doanh nghiệp của chính bạn!

[Điểm sách]
Predictably Irrational: The Hidden Forces that shape Our Decision
(Tạm dịch: Phi lý trí)
Tác giả: Dan Ariely
Nhà xuất bản: Harpercollins Publishers LLC, 2008
Được khởi xướng bởi nhà tâm lý học Daniel Kahneman, kinh tế học hành vi được xem như
một hiện tượng và đang bùng nổ một cách mạnh mẽ. Thay vì đưa các công thức toán học vào
trong xây dựng kết cấu mô hình để giải quyết các vấn đề mang nặng tính lý thuyết thì kinh tế
học hành vi lại đi sâu vào nghiên cứu về tâm lý học liên quan đến quá trình đưa ra quyết định
kinh tế của chủ thể, nói cách khác đây chính là giao điểm của tâm lý học và kinh tế học. Mặc
dù nhận nhiều quan điểm trái chiều, song chỉ trong vài thập kỷ trở lại đây, kinh tế học hành vi
đã dần được công nhận bởi cả giới hàn lâm và các Chính phủ trên toàn thế giới. Sự trỗi dậy của
kinh tế học hành vi giúp chúng ta nhận ra rằng, từ trước đến nay các nhà kinh tế học đã quá chú
trọng vào khái quát hóa các vấn đề và đã xem nhẹ yếu tố chủ quan của con người.
Xuất bản vào năm 2008, Phi lý trí đã trở thành tài liệu thuộc hàng kinh điển trong lĩnh vực
kinh tế nói chung và ngành kinh tế học hành vi nói riêng. Cuốn sách là tập hợp các thí nghiệm
và nghiên cứu độc đáo của Dan Ariely - Giáo sư Kinh tế tại Viện Công nghệ Massachusetts

90
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

(MIT). Phi lý trí ra đời đã đi ngược lại quan niệm của các nhà kinh tế học truyền thống khi cho
rằng kinh tế hành vi thiên về tập hợp các bất thường đến từ thực nghiệm hơn là một nhánh thật
sự của kinh tế học. Cuốn sách đã mang đến cho người đọc một góc nhìn mới lạ và độc đáo xuất
phát từ hành vi người tiêu dùng: thay vì hành động lý tính và đưa ra những quyết định dựa trên
tính toán chính xác lợi ích mà các lựa chọn mang lại, chúng ta luôn có xu hướng bị tác động
bởi cảm xúc, dễ dàng bị chi phối và dẫn dắt bởi môi trường xung quanh. Kết quả là những quyết
định cảm tính và vô lý được đưa ra mà ngay cả bản thân chúng ta cũng không nhận thức được.
Cuốn sách cũng chỉ ra những “điểm mù” trong cách tư duy của con người và cách mà những
người bán hàng tận dụng những điều đó như thế nào. “Tại sao chúng ta thường trả giá rất cao
khi lẽ ra không phải bỏ ra một đồng”, “Tại sao cái nóng lại nóng hơn mức chúng ta nhận thấy”,
hay “Tại sao chúng ta không thể bắt mình làm những việc chúng ta muốn làm” là ba trong số
những câu hỏi hết sức thú vị mà tác giả đặt ra trong cuốn sách. Sau mỗi câu hỏi là cách giải
thích dễ hiểu và lôi cuốn cùng với những thực nghiệm đơn giản giúp người đọc có thể hình
dung ngay lập tức nguyên lý ẩn sau vấn đề mà không cần phải là người quá am hiểu về kinh tế.
Với Phi lý trí, những kiến thức trong sách không hề khô khan, hàn lâm, mà được trình bày
một cách lôi cuốn và sống động, phù hợp với đại đa số quần chúng. Nếu muốn trở thành một
người mua hàng thông thái và duy lý, bạn chắc chắn không nên bỏ qua cuốn sách thú vị này.

[Điểm sách]
ALL ABOUT STOCK MARKET STRATEGIES
(Tạm dịch: Chiến lược đầu tư chứng khoán)
Tác giả: David Brown & Kassandra Bentley
Nhà xuất bản: McGraw-Hill Companies, 2002
David L. Brown là cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc điều hành của
Telescan - một công ty về IT hàng đầu thế giới. Hiện nay ông đang là Chủ tịch của Sabrient
Systems, công ty cung cấp các nghiên cứu về chiến lược đầu tư cho các tổ chức và cá nhân trên
thị trường tài chính. Ông còn là nhà văn với những cuốn sách nổi tiếng về đầu tư, trong đó có
Chiến lược đầu tư chứng khoán mang lại một cái nhìn cận cảnh về đầu tư. Đồng hành cùng ông
trong cuốn sách này là Kassandra Bentley, thành viên quản lý và giám đốc truyền thông của
Sabrient Systems với hơn 30 năm kinh nghiệm trong quảng cáo và truyền thông doanh nghiệp.
Theo ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT/Tổng Giám đốc công ty Chứng khoán Hà Nội,
với những kiến thức đi kèm ví dụ sinh động, đây là cuốn sách quý đối với những ai quan tâm,
từ một nhà đầu tư đang băn khoăn lựa chọn hướng đi hay người mới chập chững bước vào sân
chơi đến những nhà đầu tư đã có kinh nghiệm và thành danh trên thị trường.
Chiến lược đầu tư chứng khoán giúp bạn trở thành một nhà đầu tư tự tin hơn, thành công
hơn bởi cuốn sách đưa ra những kiến thức căn bản về chiến lược đầu tư, cách chúng hoạt động
và chiến lược nào phù hợp với bạn nhất. Cuốn sách là những điều tra và phân tích rõ ràng, dễ
hiểu về các phong cách đầu tư phổ biến hiện nay, giải thích đặc trưng của cổ phiếu đại diện cho
từng xu hướng, các chiến lược để tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu tiềm năng cùng lời
khuyên giúp bạn chọn được phong cách đầu tư phù hợp trong từng thị trường khác nhau hay
cách đầu tư an toàn nhưng vẫn sinh lời.
Đi cùng đó là biểu đồ số thương tâm lý (Innovative Psychological Quotient - PQ) để đánh
giá các phong cách đầu tư dựa trên mười đặc điểm về tính cách, tâm lý và các phẩm chất khác
(tính kỷ luật, khả năng chấp nhận rủi ro, sự tự tin,...) của nhà đầu tư. Biểu đồ PQ chỉ ra sự cần
thiết của phong cách đầu tư bởi phong cách đầu tư có ảnh hưởng lớn tới quy trình đầu tư (lựa
chọn cổ phiếu - xác định thời điểm mua, bán - quản lý danh mục đầu tư). Có 4 phong cách đầu
tư chính: tăng trưởng, giá trị, đà tăng trưởng và kỹ thuật và 5 phong cách phụ được nêu ra trong
sách giúp bạn hình dung được mẫu nhà đầu tư có nhiều điểm chung nhất để lựa chọn phong
cách đầu tư thích hợp. Khi đã xác định rõ phong cách đầu tư, bạn có thể tìm hiểu và xây dựng
91
chiến lược đầu tư phù hợp mà có thể được kết hợp từ nhiều chiến lược khác nhau. “Tiếp cận thị
trường gần giống với việc tiến hành một cuộc chiến tranh… Một vị tướng thắng trận và một
nhà đầu tư thành công đều thực hiện các chiến lược của riêng mình mà không quan tâm đến ý
kiến chung hay cảm xúc”.
Đây là cuốn sách vô cùng thiết thực bởi nó không chỉ mang lại cái nhìn chi tiết, cụ thể về
phong cách đầu tư phù hợp với bản thân mà còn có thể giúp bạn có được sự nghiệp đầu tư bền
vững và bội thu. Sau khi đọc sách, mình hiểu ra rằng không phải nhà đầu tư nào cũng xem biểu
đồ và cập nhật tin tức hàng ngày. Để gia nhập thị trường chứng khoán với ít rủi ro thì ta cần có
một chiến thuật hòa hợp với tính cách bản thân, linh hoạt theo biến động thị trường và không
phụ thuộc vào cảm xúc cá nhân. Và dù bạn là một nhà đầu tư chứng khoán dày dạn kinh nghiệm
hay là một người mới vào nghề, Chiến lược đầu tư chứng khoán giúp bạn nắm bắt được: Các
chiến lược mua vào và bán ra, Quản lý danh mục đầu tư, Các công cụ tìm kiếm trên mạng,
Chiến lược đầu tư toàn cầu và nhiều hơn thế.

[Điểm sách]
Tên gốc: Good to Great: Why Some Companies Make the Leap and Others Don’t
(Tạm dịch: Từ tốt đến vĩ đại)
Tác giả: Jim Collins
Nhà xuất bản: HarperCollins, 2001
Jim Collins là nhà văn, giảng viên và cố vấn người Mỹ, ông đã từng giảng dạy tại Khoa
Kinh doanh cao học Đại học Stanford và là cộng tác viên thường xuyên của tạp chí Fortune,
Business Week và Harvard Business Review. Với bề dày kinh nghiệm hoạt động, ông đã cho
ra mắt với công chúng nghiên cứu về sự thành công và vén màn các yếu tố giúp những công ty
đạt được thành công lâu bền sau nhiều năm hoạt động bình thường đồng thời và các nhân tố tạo
nên sự khác biệt giữa những công ty thành công so với những đối thủ mờ nhạt trong cuốn sách
Từ tốt đến vĩ đại.
Đây được coi là cuốn sách quản trị kinh doanh kinh điển, nằm trong số 20 tác phẩm có ảnh
hưởng nhất thế giới về quản trị trong vòng 20 năm qua theo bình chọn của Tạp chí Forbes.
Bằng cách áp dụng con người kỷ luật, suy nghĩ kỷ luật và hành động kỷ luật một công ty có thể
xây dựng và tạo sự đột phá và phá vỡ những rào cản ngăn mình đến sự vĩ đại. Jim Collins và
các cộng sự đã thực hiện việc nghiên cứu trong nhiều năm liền giữa những công ty vĩ đại và
những công ty đối trọng để tìm ra những yếu tố đó. Ông mở đầu cuốn sách bằng câu nói đầy
tính thách thức: “Tốt là kẻ thù của Vĩ đại. Và đó là một trong những lý do chính giải thích vì
sao có rất ít điều vĩ đại. Đa số các công ty không bao giờ trở thành vĩ đại chính là vì đa số đã
trở nên khá tốt. Và một trong những bí mật được cuốn sách tiết lộ đó là “Con người kỷ luật”,
đồng thời đem đến cho người đọc khái niệm về 5 cấp độ của những người lãnh đạo thành công.
Kết hợp với những lý thuyết kèm ví dụ tiêu biểu về những người lãnh đạo thành công, đó là
“Khái niệm chú nhím” - một cái tên rất đáng yêu nhưng ẩn chứa trong đó là những tiềm năng
giúp công ty có thể khai thác vượt trội thế mạnh sẵn có và vượt lên những thử thách trong các
bài toán kinh doanh. Kế với đó là những công thức tưởng chừng như cơ bản nhưng lại có những
tính ứng dụng mạnh mẽ đến bất ngờ. Trên thương trường với đầy rẫy những khó khăn và thử
thách, cuốn sách sẽ mở ra cho độc giả một nhận thức quan trọng rằng: việc có một hệ tư tưởng
cốt lõi sẽ giúp công ty vĩ đại trở nên trường tồn. Các công ty này luôn tuân theo việc bảo tồn
cái cốt lõi, đồng thời luôn thúc đẩy sự phát triển. Cuốn sách đã mang lại một góc nhìn mới lạ
về tầm quan trọng của những thứ tưởng chừng như không quá quan trọng. Cùng với đó, ngoài
lợi nhuận còn rất nhiều yếu tố mà công ty cần chú ý đến để có được sự thịnh vượng và phát
triển bền vững trong lâu dài. Đừng bỏ lỡ nếu bạn là các giám đốc, nhà đầu tư và các nhà quản
lý muốn biến công ty của mình từ tầm thường trở nên phi thường. Các doanh nhân muốn khởi
nghiệp thành công vang đội ngay từ đầu. Bất cứ ai với mong muốn có thể được chiêm ngưỡng

92
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

những góc nhìn của một nhà quản lý thành công (dù là trẻ tuổi đến đâu) cũng nên một lần đọc
qua cuốn sách để được mở mang hơn về tầm quan trọng của những yếu tố vô hình tới sự thịnh
vượng của 1 việc kinh doanh.

[Điểm sách]
Tên sách: Why Nations Fail: The Origins of Power, Prosperity, and Poverty
(Tạm dịch: Tại sao các quốc gia thất bại?)
Tác giả: Daron Acemoglu và James Robinson
Nhà xuất bản: Crown Business, 2012
Trải qua 15 năm nghiên cứu, Acemoglu và Robinson đã thu thập các minh chứng lịch sử từ
Đế chế La Mã, Maya, Venice thời Trung cổ, Liên Xô, Mỹ Latin, Anh, châu Âu, Hoa Kỳ và
châu Phi để xây dựng một lý thuyết mới về kinh tế chính trị. Tại sao các quốc gia thất bại? là
cuốn sách góp phần trả lời cho câu hỏi kinh điển: “Tại sao các quốc gia giàu và nghèo trên thế
giới rất chênh lệch và khó có thể thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia đó?”
Luận điểm chính của hai tác giả là “Các quốc gia thất bại vì các thể chế kinh tế của họ không
tạo ra những động lực cần thiết để mọi người tiết kiệm, đầu tư và đổi mới”. Các thể chế này
được đặt ra bởi những nhóm lãnh đạo đang khai thác nguồn tài nguyên của đất nước cho mục
đích riêng, để cơ hội dành cho những người còn lại là rất ít. Bên cạnh đó, các quốc gia có thể
chế chính trị và kinh tế tách rời nhau có xu hướng nghèo, trong khi những quốc gia có thể chế
nhất quán sẽ giàu có hơn. Chính trị là tối quan trọng: sự tồn tại của các thể chế chính trị tập
trung và đa nguyên là chìa khóa cho sự tồn tại bền vững của các thể chế kinh tế. Cuốn sách lấy
ví dụ lịch sử, thực tế mà các quốc gia khác nhau đã từng trải qua. Bằng cách phân tích đó,
Acemoglu và Robinson lập luận rằng chúng ta có thể hiểu rõ hơn tại sao một số quốc gia giàu
có và những quốc gia khác nghèo, mô hình đó có thể đã thay đổi như thế nào theo thời gian và
làm thế nào vấn đề bất bình đẳng toàn cầu có thể được giải quyết trong tương lai.
Đối với những bạn đọc muốn tìm hiểu về các chính sách phù hợp cho từng nền kinh tế khác
nhau, cuốn sách này sẽ là một cẩm nang không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra,
Tại sao các quốc gia thất bại? sẽ rất thu hút với những độc giả muốn khám phá về chủ đề quan
hệ quốc tế trong lịch sử và hiện tại, các cột mốc kinh tế lớn tại nhiều quốc gia và bài học kinh
nghiệm rút ra sau đó.
Trong bối cảnh kinh tế hội nhập sâu rộng như hiện nay, chúng ta cần hiểu rõ mối quan hệ
quốc tế giữa các quốc gia giàu và nghèo để tìm cách tận dụng lợi thế và hạn chế chảy máu chất
xám trong quốc gia. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dựa trên mối quan hệ các quốc gia để nghiên
cứu về cách phối hợp kinh tế, chính trị giữa các vùng miền khác nhau trên tổ quốc. Nhìn chung,
cuốn sách cung cấp một cái nhìn tổng quan nhất về quan hệ quốc tế và quan hệ kinh tế - chính
trị, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của các thể chế trong việc phát triển một nền kinh tế
bền vững.

93
TS. Nguyễn Tuệ Anh, “Có những thứ trong cuộc đời, mình tính toán được, cũng có
những thứ đến rất tự nhiên”

94
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

“Có những thứ trong cuộc


đời, mình tính toán được,
cũng có những thứ đến rất
tự nhiên.”

TS. Nguyễn Tuệ Anh


Chuyên gia nghiên cứu tại
Đại học London (UCL)

Nghiên cứu khoa học là một hành Anh Nguyen) – hiện là chuyên gia
trình dài, gian nan, tuy nhiên cũng ẩn nghiên cứu về Chính sách Đổi mới
chứa nhiều điều thú vị. Đối với TS. Định hướng Sứ mệnh tại Đại học
Nguyễn Tuệ Anh, nghiên cứu khoa học London (UCL). Hướng nghiên cứu
là một cơ duyên, mà chính cô cũng chính của cô liên quan đến các chính
không biết nguyên nhân khiến mình sách công nghiệp và vai trò của Nhà
gắn bó đến vậy. Cô Tuệ Anh – một nữ nước đối với các cơ quan và dịch vụ
tiến sĩ trẻ “tài sắc vẹn toàn”, đã từng công. Các nghiên cứu của cô đã đóng
đạt được nhiều thành tựu lớn trên con góp một phần quan trọng của chương
đường nghiên cứu khoa học, luôn muốn trình nghiên cứu cho Mạng lưới Đổi
đem lại những giá trị quý báu nhất của mới Định hướng Sứ mệnh (MOIN) ở
mình cho các bạn sinh viên. Hoa Kỳ.

Với tinh thần nhiệt huyết của Mặc dù đang sinh sống và làm
mình dành cho nghiên cứu, cô luôn việc tại nước Anh xinh đẹp, cô vẫn luôn
muốn bản thân mình có thể hoàn thành dành sự quan tâm đặc biệt cho những
sứ mệnh dẫn dắt nhiều thế hệ sinh viên nghiên cứu trong nước. Đặc biệt, cô hy
“đứng vững” trên con đường nghiên vọng có thể đem những kiến thức, kỹ
cứu đầy chông gai này. năng của mình đã tích lũy được truyền

TS. Nguyễn Tuệ Anh (Jenny Tue thụ cho các bạn sinh viên làm nghiên

95
cứu thông qua Chuyên mục Nghiên cứu đọc tên trao giải. Và thầy hướng dẫn
Khoa học Sinh viên số 6 này. của cô động viên cô rằng hãy tiếp tục
phát triển nó thành luận án Tiến sĩ, mọi
Thưa cô, chúng em được biết cô
thứ cứ tiếp tục, tiếp tục. Sau này, khi đi
có kinh nghiệm dày dặn trong nghiên
làm, cô nhận ra rằng chúng ta không
cứu khoa học với rất nhiều công trình
cần phải quá thông minh, cũng không
nghiên cứu được đăng báo cũng như
cần quá đam mê. Đôi khi, nghiên cứu
các tạp chí khoa học uy tín. Vậy cô có
khoa học đến với chúng ta rất tự nhiên,
thể chia sẻ về quá trình làm nghiên
như một cơ duyên nào đó. Giống như
cứu của cô và cơ duyên nào đã đưa cô
việc một ngày bạn trở thành ca sĩ, dù
đến với nghiên cứu khoa học?
bên ngoài kia có rất nhiều người hát
“Có những thứ trong cuộc đời, hay. Đến bây giờ, cũng có rất nhiều
mình tính toán được, cũng có những người bạn của cô cũng làm tiến sĩ
thứ đến rất tự nhiên.” không đi làm theo nghiên cứu. Khi
Từ những ngày còn nhỏ, cô đã mình nói làm nghiên cứu, người ta
thích tìm hiểu mọi thứ, qua báo đài. Gia thường thần tượng hóa lên, rằng chắc
đình cô cũng có nhiều người làm hẳn bạn rất đam mê, hiểu sâu sắc về nó.
nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, cô Nhưng thực sự nó giống như một thời
không hiểu rõ nghiên cứu khoa học là điểm trong cuộc sống, bạn chọn bạn
gì. Đến cuối bậc đại học, thầy hướng muốn làm gì. Ví dụ, bạn chọn bạn
dẫn khuyên cô chọn một đề bài bất kỳ muốn dành thời gian để đào sâu vào
và gửi lại cho thầy. Sau đó, thầy nhận một cái khoa học, ý tưởng nào đấy thì
xét đề tài của cô ổn và có thể thực hiện bạn sẽ thực hiện nó. Hoặc ví dụ như
nghiên cứu được, dù cô nghĩ nó là một ngày mai cô không làm nghiên cứu
đề tài khá quái dị. Cho đến khi học khoa học nữa, nhưng trong suy nghĩ, cô
Thạc sĩ, cô lại thấy đề tài ấy rất hấp dẫn. vẫn quan tâm và muốn tìm hiểu nghiên
Lúc đầu, cô có dự định về Việt Nam cứu khoa học thì vẫn được coi là một
làm việc như bình thường, nhưng rồi người nghiên cứu.
sau đó đề tài đó của cô đạt giải đề tài Trước đây, khi bắt đầu những
Nghiên cứu xuất sắc nhất của trường. bước đi chập chững đầu tiên trên
Ngày hôm đó cũng là ngày tốt nghiệp, hành trình nghiên cứu chắc hẳn cô
cô rất vui, cũng rất bất ngờ khi được cũng sẽ có rất nhiều khó khăn, vậy

96
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

theo cô, đâu sẽ là trở ngại lớn nhất đối khi ngồi xuống và viết, cũng rất nhiều
với các bạn sinh viên khi mới làm người như vậy. Cô thường tổng hợp
nghiên cứu? thông tin đầy đủ rồi mới bắt đầu viết.
Thật ra, mỗi người tùy vào cách Có những người không giống như vậy,
học tập và làm việc khác nhau sẽ gặp họ sẽ cố gắng viết từng chút, từng chút
những khó khăn khác nhau. Đầu tiên, mỗi ngày. Cô nghĩ rằng, việc mình ngồi
cô nghĩ là việc quản lý thời gian. Cô tập trung và viết một chút mỗi ngày là
từng hướng dẫn cho các nhóm sinh một khả năng, nếu ai làm được như vậy
viên, cô gửi các bạn ấy tới thực hiện đề rất tuyệt vời, có thể họ sẽ đi được một
tài nghiên cứu tại các cơ quan chính con đường xa hơn.
phủ của Anh, Tây Ban Nha,... và ví dụ Sau nhiều năm làm công việc
cô đặt thời hạn cho các bạn là phải hoàn nghiên cứu, theo cô, yếu tố nào là
thành nhiệm vụ trong 7 tuần, cô nghĩ quan trọng nhất để mình có thể vượt
rằng việc quản lý thời gian để hoàn qua được những khó khăn khi làm
thành đúng tiến độ cũng rất khó khăn, nghiên cứu khoa học?
ta sẽ phải phân chia công việc cho các Cô có một số lời khuyên cho các
tuần sao cho phù hợp nhất có thể để giải bạn để vượt qua những khó khăn khi
quyết câu hỏi được đưa ra. làm nghiên cứu khoa học. Thứ nhất,
Thứ hai, có lẽ là việc tìm ra câu về vấn đề quản lý thời gian, khi là sinh
hỏi. Chúng ta phải lựa chọn những câu viên, chúng ta có nhiều việc khác nhau,
hỏi phù hợp. Ví dụ em rất thích một câu tuy nhiên, không phải việc nào cũng
hỏi nhưng câu hỏi đó quá rộng và quá xảy ra vì sinh viên có nhiều lựa chọn
khó, em không thể tổng hợp nó lại hơn. Không ai có thể nhớ tất cả mọi
thành một đề tài được. Và em cũng phải việc phải làm, và nếu không có cách
biết câu hỏi ấy có phải một câu hỏi giải quyết thì ta sẽ không thể quản lý
đóng hay không, bản thân mình có đủ được việc gì. Cô sẽ không thể hoàn
khả năng trả lời nó hay không. thành mọi việc nếu không sử dụng
Thứ ba, cũng là khó khăn của Google Calendar. Khi lên kế hoạch,
chính bản thân cô, đó là việc mình ngồi ngoài thời gian làm việc chính, như thời
xuống và viết. So với rất nhiều nhà gian đi làm, cô thường ghi lại cả tất cả
nghiên cứu khác, kể cả ở Việt Nam, cô mọi thứ phải làm, ghi lại cả khoảng thời
xuất bản không nhiều. Cô gặp vấn đề gian đi lại. Bên cạnh đó, các em cần

97
biết cân chỉnh thời lượng làm việc cho bài nghiên cứu Khoa học đều quan
chuẩn, cũng không nên để thời gian làm trọng. Giống như bỏ một bộ phận trên
việc quá ngắn, như khoảng 30 phút. Giả cơ thể người, nếu mất một phần nào đó
sử một công việc em nghĩ rằng mình sẽ trong bài, công trình sẽ không hoàn
hoàn thành được trong vòng 3 tiếng hảo. Vì vậy, cô sẽ hiểu câu hỏi này theo
nhưng trên thực tế, em lại kết thúc trong cách khác, là phần nào trong bài nghiên
4 giờ đồng hồ. cứu được theo dõi nhiều nhất. Theo cô,
Tiếp theo, về vấn đề tìm kiếm câu phần mở đầu và phần kết luận gây ấn
hỏi. Ta nên đi tìm từ những cái mình tượng mạnh nhất đến người đọc, là
quan tâm nhất của câu hỏi, chủ đề đó. những phần kết nối người đọc đến nội
Ví dụ, cô có một bạn sinh viên, bạn ấy dung bài nghiên cứu. Đôi khi, mình
đang làm về chủ đề vắc xin COVID ở phải biết mình viết cho ai, và khi đã
Thái Lan. Bạn ấy rất quan tâm vấn đề nắm rõ được, bản thân nên dành thời
ấy, nhưng để tìm kiếm câu hỏi trong gian viết cẩn thận, hấp dẫn hơn.
vấn đề này lại rất khó. Lúc đó, cô yêu Đối với cô, phần thảo luận là quan
cầu bạn phải hiểu chủ đề đó rất rộng, và trọng nhất. Việc viết phần thảo luận đi
vấn đề bạn quan tâm là gì, đó là thực thi sâu vào trọng tâm vấn đề một cách kỹ
chính sách hay vấn đề nào, bạn phải lưỡng sẽ rất là tốt. Một lời khuyên của
làm rõ nó. Khi mình làm rõ được, vấn cô dành cho các bạn là khi viết nên đặt
đề sẽ thu nhỏ lại rất nhiều. Và đương tên cho các mục nhỏ trong phần thảo
nhiên, đối với sinh viên nghiên cứu, các luận phù hợp, để người đọc theo dõi và
em luôn có sự hỗ trợ từ thầy cô, hãy có thể hình dung được những gì mình
trao đổi với thầy cô để làm rõ vấn đề muốn nói.
mình quan tâm nhất trong chủ đề đó.
Đối với nghiên cứu khoa học
Có thể nói, trên con đường sinh viên, nghiên cứu định tính và
nghiên cứu khoa học, cô đã có rất định lượng là hai phương pháp phổ
nhiều thành tựu lớn, đã làm qua rất biến nhất, cô đánh giá thế nào về hai
nhiều đề tài khác nhau, theo cô đối với phương pháp này? Theo cô, phương
một công trình Nghiên cứu khoa học pháp nào sẽ đem lại nhiều thuận lợi
sinh viên, phần nào đóng vai trò quan hơn cho các bạn sinh viên khi làm
trọng nhất của một bài nghiên cứu? nghiên cứu?
Mỗi phần trong cấu trúc của một Theo như cô biết, phương pháp

98
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

nghiên cứu định tính và định lượng còn rõ ràng cho việc tại sao mình lại thu
được quyết định sử dụng tùy vào mỗi thập dữ liệu sơ cấp đó và cách mình thu
câu hỏi. Cũng có những bài nghiên cứu, thập một cách có hệ thống, để có thể
các tác giả kết hợp cả hai phương pháp giải quyết được câu hỏi của các bạn.
này, vì câu hỏi của người ta yêu cầu cả Giống như việc lên kế hoạch từ trước:
hai. Ví dụ, trong ngành kinh tế hiện “Planning ahead”.
nay, đặc biệt nghiên cứu kinh tế bây giờ Ví dụ, tưởng tượng cô đi thu thập
được quan tâm nhiều là kinh tế lượng, dữ liệu, vậy khi cô đã thu thập xong thì
đa số thường sử dụng định lượng nhiều phải xử lý dữ liệu như thế nào, phải đưa
hơn, tuy nhiên không có nghĩa rằng bài vào phương pháp nào... Khi cô đã lên
của mình không phù hợp. Đối với sinh kế hoạch, đã thảo luận với người hướng
viên, cô nghĩ rằng, khi các em xác định dẫn thì sẽ bắt đầu làm. Nếu không, việc
được đề tài, hãy lựa chọn phương pháp thu thập lại dữ liệu sơ cấp tốn rất nhiều
nghiên cứu phù hợp với câu hỏi, đề tài thời gian và nguy cơ gặp rủi ro trong
đó và phù hợp với khả năng của bản vấn đề đó. Bây giờ đặt một câu hỏi, ví
thân mình. dụ cô rất muốn biết bệnh nhân cảm thấy
đau như thế nào. Các bệnh viện ở Anh
Theo cô, việc nghiên cứu định
họ làm rất là nhiều, khi các bệnh nhân
lượng với việc sử dụng dữ liệu sơ cấp
đi vào họ thường hỏi đau ở cấp độ bao
sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì
nhiêu từ cấp độ 1 đến cấp độ 10. Nếu
đối với các bạn sinh viên khi thực hiện
bây giờ dữ liệu không có sẵn thì phải
đề tài của mình?
kiểm tra ở một nhóm người và việc này
Khi các bạn đi sưu tầm dữ liệu sơ
rất là tốn thời gian. Liệu còn cách nào
cấp cần phải hiểu được tại sao cần phải
để tìm được nguồn dữ liệu ở nơi khác
thu thập dữ liệu sơ cấp mà không phải
không? Và phải xử lý dữ liệu như thế
là dữ liệu thứ cấp. Giáo sư của cô đã
nào nếu như nó chỉ giải quyết được một
từng nói rằng: “Không phải dữ liệu có
phần rất nhỏ cho câu hỏi trong khi tôi
sẵn thì tôi mới làm nghiên cứu mà tôi
đã mất rất nhiều công sức.
muốn muốn nghiên cứu câu hỏi này
Về kinh tế lượng, nhìn chung có
nên tôi sẽ đi tìm dữ liệu phù hợp với
rất nhiều kiểu, đương nhiên là kiểu phổ
câu hỏi, nếu tôi không có dữ liệu thứ
biến nhất là yêu cầu, trong yêu cầu nó
cấp thì tôi phải đi thu thập dữ liệu đó”.
cũng có rất là nhiều kiểu. Thực ra,
Có nghĩa là, các bạn phải có một lý do

99
không ai có thể biết được tất cả các kết quả nghiên cứu và so sánh. Đây là
phương pháp luận bởi mỗi người sẽ có nghiên cứu của Y học: Tức là có người
một lĩnh vực chuyên sâu khác nhau. được thuốc và người không được thuốc
Thậm chí người ta sử dụng phương thì sẽ biết được người nào có phản ứng
pháp nghiên cứu của ngành khác để áp tốt hơn.
dụng vào ngành này. Cô có một suy nghĩ rất tự do so
Ví dụ: Khi đi dạy ở trường, cô rất với vấn đề này, nghĩa là các bạn được
thích dùng phương pháp Social học nhiều phương pháp khác nhau và
Network Analysis (tạm dịch: Phân tích bạn sẽ chọn phương pháp phù hợp nhất
mạng lưới xã hội). Nhưng ban đầu, về để trả lời câu hỏi. Có rất nhiều phương
bản chất phương pháp này không thuộc pháp mà người ta muốn phá vỡ quy luật
phương pháp của kinh tế, mà là một của nó, họ có thể đi học phương pháp
phương pháp của Sociology (tạm dịch: của ngành khác và áp dụng vào ngành
Xã hội học) và mang vào sử dụng. của mình.
Thậm chí, có một phương pháp có
Cô có thể đưa ra những lời
thể các bạn đã thấy rất nhiều, gặp rất
khuyên cho các bạn khi bắt đầu chọn
nhiều, ví dụ như của Giáo sư Esther
lựa giảng viên hoặc những người bạn
Duflo, bà dùng phương pháp nghiên
đồng hành trong quá trình làm
cứu của Sinh học trong ngành Y học,
nghiên cứu khoa học?
không phải Sinh học trong Biomedical
Theo cô, các bạn nên xem các
(tạm dịch: Y sinh). Nghĩa là bạn có một
công trình nghiên cứu của thầy cô. Tức
Treatment group (tạm dịch: Nhóm
là đọc xem các công trình nghiên cứu
Điều trị) và một Control group (tạm
của thầy cô là như thế nào, các chủ đề
dịch: Nhóm điều khiển). Bạn kiểm tra
của các công trình nghiên cứu có hợp
Kinh tế phát triển, bạn muốn biết, nếu
không, và phương thức làm việc có hợp
có 100 đồng thì người ta sẽ tiêu như thế
không. Thậm chí là có thể nói chuyện
nào? Đấy là một chính sách và giờ cô
với thầy cô xem thầy cô có thích mình
muốn biết chính sách ấy có hoạt động
không, hoặc là thầy cô có thích cách
hay không thì sẽ có một nhóm. Ví dụ
làm việc của mình không: Nên nói rõ ra
như một làng ở Ấn Độ, đấy là nghiên
cách làm việc của mình để thầy cô cảm
cứu của Esther Duflo: một làng cho tiền
thấy có thích hay không. Và nên nói ra
và một làng không cho tiền, từ đó sẽ có
ra các bạn sẽ làm đề tài như thế nào và

100
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

thầy cô đưa ra hướng giải quyết như thế Vũ nghiên cứu ở hai mảng để tài khác
nào. Nếu như các bạn cảm thấy thật sự nhau, cả hai đều rất tôn trọng nhau, đều
phù hợp thì nên chọn. muốn mang một luồng gió mới về vấn
Ví dụ, cô có một bạn sinh viên đề nghiên cứu khoa học và đào tạo đến
cùng làm việc, bạn ấy biết cô đã nghiên Việt Nam. Thật ra anh Vũ cũng biết ở
cứu rất nhiều về vắc xin COVID và đề Việt Nam đã có nhiều trường đào tạo
tài của bạn ấy cũng nghiên cứu về vắc rồi và cô cũng biết mỗi trường đều có
xin covid, bạn ấy đã chọn cô để hướng những điểm mạnh khác nhau, cô và Vũ
dẫn bạn ấy làm đề tài này. Nhưng ngay chỉ muốn tập trung vào những phương
ngày đầu tiên bạn ấy đã bảo sẽ không thức nghiên cứu và những khóa học
làm kinh tế lượng và làm theo phương “Plot teaching” (tạm dịch: Dạy học có
pháp khác. Bản thân cô cũng thấy nội dung) để mang những nội dung mới
phương pháp này ổn và cả hai đã làm mà cô đã được tiếp xúc với một cách
việc với nhau. Thực ra đó cũng là sự tiếp cận khác.
tích hợp giữa hai chiều và cô nghĩ các Từ năm 2017 đến nay, cô và bạn
bạn nên tìm hiểu về giáo viên đó trước. Vũ đã tổ chức trường hè liên tục, có
một lần tổ chức ở UEB, và các năm đều
Thông qua tìm hiểu, chúng em
thu hút được hơn 100 các bạn học sinh
được biết cô là thành viên đồng sáng
ở khắp nơi tham gia, bao gồm cả ở
lập nên Trường hè Nghiên cứu khoa
những bạn ở những trường top và sau
học VSSR (Vietnam Summer School
khi tốt nghiệp thì các bạn đi nghiên cứu
in Research) dành cho các bạn sinh
ở các nước khác nhau, có những bạn thì
viên và chuyên viên nghiên cứu trong
tiếp tục được học bổng. Thật ra đó cũng
và ngoài nước. Cô có thể chia sẻ thêm
có thể coi là một trong những cái lợi ích
về các khóa học cũng như các hoạt
mà các bạn nhận được sau khi tham gia
động của dự án này được không?
trường hè. Trường hè cô tổ chức ra thu
Trường hè nghiên cứu khoa học
một khoản phí rất nhỏ, chủ yếu là để trả
VSSR sinh ra trong sự ngẫu nhiên giữa
cho các giảng viên đồng thời để chạy
cô và bạn Châu Thanh Vũ. Chắc là ở
chương trình, phần còn lại thì đóng góp
Việt Nam sẽ biết nhiều hơn, bạn Châu
cho bệnh viện Nhi Trung Ương. Trong
Thanh Vũ tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học
những năm vừa qua, kinh phí từ trường
Harvard, bây giờ đang làm Nhà nghiên
hè đã giúp hỗ trợ nhiều máy bơm thuốc
cứu phân tích thị trường tại IMF. Cô và

101
cho các bạn nhỏ. Bên cạnh đó, trong thực thụ, bản thân cô cảm thấy rất vui.
đợt covid vừa qua cô cũng đã hỗ trợ Lúc ấy cô có nói với các bạn : “Mình
những chiếc điện thoại cho các bạn nhỏ thích thì mình làm”. Đơn giản là thích
ở vùng nghèo có thể kết nối được với thì nhích. Bây giờ mình đang còn rất
internet để học online. trẻ, mình thấy thích và thấy vui thì cứ
Với trường hè nghiên cứu khoa làm, cứ thử nghiệm đi. Chỉ khi thử
học năm nay, cô có dự định sẽ trở lại nghiệm rồi các bạn mới biết được nó có
vào cuối năm. Lẽ ra dự án sẽ được tổ phù hợp với mình hay không, còn nếu
chức vào mùa hè nhưng do mọi người không thử nghiệm thì sẽ rất khó để xác
trong đội ngũ đều rất bận nên đã quyết định được cái gì phù hợp với mình
định tổ chức vào mùa đông năm nay. Hi Nếu như trong trường đã bắt buộc
vọng đến lúc đó sẽ nhận được sự chào các sinh viên phải nghiên cứu, có thể
đón của các bạn. Mỗi năm đều có 3-4 coi đó là cơ hội cho các bạn được thử
khóa học khác nhau, cũng có những vị nghiệm. Khi trải nghiệm xong nếu các
khách mời là các nhà nghiên cứu dày bạn cảm thấy phù hợp, có thể tiếp tục
dặn kinh nghiệm, người mà chắc chắn theo đuổi, đến khi nào nào cảm thấy
đem lại những kiến thức mới cho các không được nữa thì thôi.
bạn sinh viên. Đối với cô, mình còn trẻ, mình
được các thử nghiệm thì nên thử
Với mục đích lan truyền cảm
nghiệm, vì mình vẫn còn sức khỏe và
hứng - tiếp lửa đam mê, cô hãy cho
thời gian. Giả sử khi giáo viên hỏi em
các bạn độc giả của Chuyên mục
rằng cô đang có đề tài này, em có làm
Nghiên cứu khoa học sinh viên số 6
không? Tại sao lại không? Có một câu
những lời khuyên để các bạn có thể
tiếng Anh mà cô rất là tâm đắc: “It’s
vững bước trước những khó khăn
now, or never”; nghĩa là lúc trẻ mình
trên con đường NCKH sinh viên nhé?
nên làm hết mình, nếu không sau này
Trường hè của cô có những bạn
sẽ cảm thấy quá già để làm việc đó, và
mới bắt đầu tiếp cận với việc làm
những gì còn lại chỉ là sự nuối tiếc.
nghiên cứu, sau khi các bạn tham gia
trại hè, trở thành những nhà nghiên cứu

102
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

Nguyễn Minh Khánh, Nguyễn Lê Vy, Nguyễn Văn Đức, “Chúng mình – làm
Nghiên cứu Khoa học cùng nhau nhé!”

103
“Chúng mình làm nghiên cứu
khoa học cùng nhau nhé!”

Nguyễn Lê Vy,
Nguyễn Minh Khánh,
Nguyễn Văn Đức

Nhóm nghiên cứu đạt Giải Nhất


Hội nghị Nghiên cứu khoa học sinh
viên Trường Đại học Kinh tế -
ĐHQGHN

Kinh tế là tổng hòa các mối quan Hiểu được vai trò của nghiên
hệ tương tác lẫn nhau của con người và cứu, Trường Đại học Kinh tế - với định
xã hội – liên quan trực tiếp đến việc sản hướng là một trường Đại học chuyên
xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các nghiên cứu, luôn tạo ra cơ hội để các
loại sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu bạn sinh viên tài năng thực hiện những
hiện nay của con người. Với sự phát đề tài nghiên cứu sáng tạo, đặc sắc, có
triển mạnh mẽ của mọi mặt cuộc sống, chất lượng và gắn liền với cuộc sống.
Kinh tế đã và đang có những bước Có lẽ, môi trường tuyệt vời chính
chuyển mình nhanh chóng – từ đó, nó trở là nơi sản sinh ra những nhóm nghiên
thành tiền đề cho sự ra đời của những cứu thông minh, nhiệt huyết như:
nghiên cứu gắn liền với thực tiễn, nêu Nguyễn Lê Vy, Nguyễn Minh Khánh,
lên những mặt tốt, xấu song song của Nguyễn Văn Đức. Với đề tài “Giải pháp
những biến động ở thời điểm hiện tại. nâng cao chất lượng dịch vụ shipper
Có thể nói, hoạt động nghiên cứu trong giao hàng chặng cuối hướng tới
Kinh tế góp phần vô cùng quan trọng phát triển nền kinh tế số: Nghiên cứu
trong việc đánh giá sự phát triển kinh tế tại các doanh nghiệp thương mại điện
toàn cầu, nhỏ hơn là trong khu vực hoặc tử B2C”, nhóm nghiên cứu đã đạt giải
ở một quốc gia. Nhì Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh
viên viện Quản trị Kinh doanh, đồng

104
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

thời xuất sắc giành giải Nhất trong Hội hợp của cả 2 khoa và để phát huy được
nghị Nghiên cứu khoa học sinh viên năm thế mạnh của cả 3 người: Đối với ngành
học 2021- 2022 của Trường Đại học Quản trị kinh doanh thì sẽ nhắm vào
Kinh tế - ĐHQGHN. quản trị chất lượng và nhằm nâng cao
Nhóm nghiên cứu đi sâu vào chất lượng dịch vụ. Đối với ngành Kinh
nghiên cứu về Thương mại điện tử - một tế quốc tế thì sẽ nhắm vào Thương mại
chủ đề vô cùng quen thuộc đối với cuộc điện tử và quản trị Chuỗi cung ứng
sống của con người hiện đại. Thậm chí, Anh/chị có thể chia sẻ lý do
nó đã trở thành một phần của cuộc sống nhóm đã gặp nhau và cùng thực hiện
của con người hiện nay, bởi tính tiện đề tài nghiên cứu này được không?
dụng cao. Lý do anh chị gặp nhau cũng khá
Buổi phỏng vấn cùng nhóm sinh là lằng nhằng bởi vì cách mà chị quen
viên nghiên cứu tràn đầy năng lượng và khoa này qua khoa khác qua Câu lạc bộ
tài năng đến từ Khoa Kinh tế và Kinh của trường mình. Từ năm 2, chị có tham
doanh quốc tế và Viện Quản trị Kinh gia Câu lạc bộ do chị Khánh chủ nhiệm
doanh đã diễn ra trong không khí ấm áp và chị giữ vai trò là phó chủ nhiệm. Khi
và đầy cảm xúc. Có lẽ, buổi phỏng vấn mà 2 chị thân với nhau thì anh Đức là
chính là cơ hội để các bạn có những chia bạn cùng lớp với chị bên viện Quản trị
sẻ chân thật liên quan tới tình bạn, việc kinh doanh nhưng mà phải đến tận khi
học tập và nghiên cứu. mà lên Hola, gần đến ngày đăng ký
Trước tiên, anh/chị có thể giới nghiên cứu khoa học thì bọn chị mới rủ
thiệu đôi chút về nhóm và đề tài đã với nhau 1 câu là: “Chúng mình làm
giành được giải Nhất cấp Trường của nghiên cứu khoa học cùng nhau đi!”,
nhóm mình được không? chứ thực ra không có lý do quá là cầu kì
Nguyễn Khánh: Lời đầu tiên gì cả. Việc gặp mặt cũng khá là lâu rồi
mình xin chào các bạn độc giả của nhưng lên trên Hola mới có cơ hội nói
Chuyên mục Nghiên cứu khoa học Sinh chuyện và sau đó mới làm việc cùng
viên. Nhóm của mình bao gồm các thành nhau, chứ trước đây cả ba đứa cũng chưa
viên đến từ 2 khoa và mình từ khoa Kinh từng có cơ hội làm việc chung.
tế và Kinh doanh quốc tế và 2 bạn còn Anh/chị đã nhận thấy những
lại đến từ khoa quản trị kinh doanh. Đề tồn tại gì trong ngành dịch vụ giao
tài mà nhóm lựa chọn có sự đan xen kết hàng của Việt Nam, làm thế nào để anh

105
chị nhận ra sự liên kết giữa Thương chịu và chưa chắc mình sẽ quay lại mua
mại điện tử và chất lượng shipper để hàng trên sàn thương mại điện tử đó.
cùng nhau nghiên cứu đề tài này? Hoặc là chỉ nói về đơn vị vận chuyển
Lúc lựa chọn đề tài nói thật nhờ 1 thôi thì khách hàng không được chọn
phần trợ giúp của thầy và một phần thì đơn vị vận chuyển nên sẽ có nhiều vấn
đề tài này cũng rất thực tế bởi vì cả 3 đều đề quản lý shipper trong doanh nghiệp.
là khách hàng của thương mại điện tử và Nhóm nghiên cứu của anh/chị
cũng tiếp xúc nhiều với shipper: mua là có ba thành viên. Vậy trong lúc thực
hàng qua shopee, tiki, lazada,..Từ những hiện đề tài nghiên cứu, anh chị đã
trải nghiệm cá nhân đó kết hợp với phân chia công việc và phối hợp như
những kiến thức chúng mình học trên thế nào để mọi người có thể làm việc
trường và bản thân chị cũng hứng thú hiệu quả cùng nhau?
với ngành thương mại điện tử nữa nên là Chị Nguyễn Lê Vy: Chị đảm nhận
trong quá trình nhóm tìm kiếm đề tài để vai trò nhóm trưởng, có nhiệm vụ tổ
nghiên cứu thì nhóm cảm thấy đây là chức các cuộc họp bàn bạc công
một đề tài khá là cấp thiết. việc, điều phối hoạt động của các thành
Bây giờ việc mua sắm online viên. Dựa theo thế mạnh của từng thành
đang rất phát triển, việc gặp shipper viên, họ sẽ lựa chọn công việc phù hợp
cũng rất thường xuyên. Hôm thì đặt đồ với mình.
ăn, hôm thì lấy đồ. Vậy đề tài anh chị Công trình nghiên cứu khoa học của
chọn cũng là đề tài có nhiều tính mới nhóm được thực hiên bằng phương pháp
để làm? vị tính và phương pháp vị lượng.
Nói về tính mới thì trong thời - Vị lượng: Anh Nguyễn Văn Đức
gian covid thì mọi người có thể thấy là có thế mạnh sử dụng các phần mềm liên
thương mại điện tử phát triển cực kì quan đến định lượng và số liệu.
nhanh. Nó là ngành duy nhất có sự tăng - Vị tính: Chị Nguyễn Minh Khánh
trưởng bởi vì người ta ở nhà sẽ mua hàng học tập tại khoa Kinh tế Quốc tế, khoa
nhiều hơn nên là khi nhu cầu của khách chú trọng các số liệu, dữ liệu thứ cấp có
hàng nhiều hơn thì sẽ sinh ra yêu cầu về trên website.
chất lượng nữa. Nên khi tiếp xúc với Các thành viên trong nhóm đều có
shipper mà mình thấy thái độ của họ công việc của riêng mình nên việc gắn
không tốt mà mình cũng sẽ cảm thấy khó kết trong công việc giữa các họ rất quan

106
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

trọng. Vì vậy, hạn nộp công việc được đoạn dịch bênh diễn ra căng thẳng, có
sắp xếp phù hợp và thuận lợi với lịch thành viên trong nhóm nhiễm covid,
trình riêng của mỗi thành viên. công việc của nhóm bị đình trệ so với dự
Trong quá trình nghiên cứu đoán. Những thành viên còn lại sẽ hỗ trợ
khoa học, điều mà anh/chị thấy khó và phần công việc của bạn đó để bắt kịp tiến
khiến nhóm giải quyết lâu nhất là gì? độ công việc.
Chị Khánh: Vấn đề khó khăn Trong quá trình nghiên cứu
nhất của nhóm là sự cân đối định tính và khoa học, hẳn nhóm sẽ có những kỷ
định lượng vì đề tài nghiên cứu phải cân niệm khó quên. Anh/chị có thể chia sẻ
bằng 2 phương pháp nghiên cứu. Để cân về kỷ niệm mà anh/ chị cảm thấy đáng
bằng hai phương pháp như vậy, nhóm nhớ nhất không?
phải tìm hiểu kỹ càng, lựa chọn những ý Anh Đức: Ngành thương mại đtu
tưởng sâu sắc để hoàn thiện bài nghiên có nhu cầu tăng trưởng bởi khách hành
cứu. Ngoài ra, nhóm còn gặp khó khăn có xu hướng mua hang online trong mùa
trong việc xử lý dữ liệu. Dữ liêụ được dịch. Trong quá trình nghiên cứu khoa
thu thập ngẫu nghiên trong quá trình làm học, anh chị nghiên cứu từ rất sớm và
công trình nghiên cứu cỏ thể xảy ra băn khoăn đổi rất nhiều đề tài. Sau khi
nhiều lỗi nên nên quá trình xử lý dữ liệu nhận được sự hướng dẫn của thầy Chí
khá khó khăn Anh, nhóm đã quyết định nghiên cứu về
Được biết công trình của nhóm chất lượng dịch vụ của ngành shipper.
được thực hiện trong giai đoạn dịch Khi nhóm phỏng vấn các shipper, họ khá
bệnh diễn ra phức tạp, đã bao giờ nhóm ngại ngùng và từ chối. Để có cuộc phỏng
gặp khó khăn đến mức khiến các thành vấn thành công, các thành viên đã giả vờ
viên muốn bỏ cuộc chưa? Nếu có, điều rằng bản thân có mong muốn làm nghề
gì đã vực nhóm dậy để có thể cùng shipper, và tham khảo họ về chính sách
nhau đi đến đích cuối cùng và đạt kinh nghiệm làm việc. Đây chính là kỷ
thành tích tốt như vậy? niệm mà anh chị đáng nhớ nhất.
Chị Khánh: Lúc đó, anh chị đã dựng Với thành tích là giải nhất
cấu trúc bài nghiên cứu và sẵn sàng để nghiên cứu khoa học sinh viên cấp
thực hiện thành công. Tuy nhiên, anhchị trường, cảm nhận của anh/chị lúc đó
từng có suy nghĩ rằng mình sẽ ko đc đạt là như thế nào? Để có được thành quả
mục tiêu như mong muốn. Trong giai

107
như vậy, anh/chị đã rút ra những kinh nhau. Hơn nữa, các anh chị đang là sinh
nghiệm gì? viên năm 3, năm 4 nên sẽ có nhiều dự
Chị Khánh: Khi gặp nhau lần định cho công việc tương lại. Vì vậy
đầu, 3 thành viên đã đặt mục tiêu đạt giải nghiên cứu khoa học theo hướng cá nhân
cấp Viện Quản trị Kinh doanh. nhưng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho mỗi người.
sau đó nhóm được nhận tin đề tài nghiên Với mục tiêu xa hơn nữa, anh chị
cứu khoa học của mình đã được đề cử mong muốn bài nghiên cứu khoa học
lên thi đấu cấp Trường Đại học Kinh tế. của nhóm sẽ được đăng lên tạp chí trong
Nhóm từng băn khoăn rằng sẽ không trở nước, sau đó sẽ nỗ lực hơn nữa để đề tài
thành đối thủ mạnh đối với các nhóm thí của nhóm được đang lên các tạp chí
sinh khác và chỉ xem đây là kinh nghiệm quốc tế.
chiễn đấu trong lĩnh vực nghiên cứu Thực hiện thành công một đề tài
khoa học. Nhưng cuối cùng, vinh dự đạt nghiên cứu khoa học như vậy, anh/ chị
giải Nhất cấp trường là bất ngờ lớn đối nhận thấy bản thân mình đã học hỏi
với anh chị. được gì qua quá trình ấy?
Khi làm nghiên cứu khoa học, chị Điều đầu tiên mà chị học được từ
Khánh nghĩ rằng mình sẽ có tư duy đa việc nghiên cứu khoa học là sự kiên
chiều sâu sắc hơn, cũng như đúc kết nhẫn bởi vì khi làm nghiên cứu khoa học
được kỹ năng thuyết trình trước đám thì mình sẽ làm trong một quá trình rất
đông cho bản thân. dài. Dù đây chỉ là nghiên cứu khoa học
Sau khi đạt giải thì trong tương sinh viên thì chỉ giới hạn trong 1 khoản
lai, anh chị có dự định cùng nhau tiếp thời gian ngắn khoảng tầm 6 tháng thôi
tục thực hiện các đề tài nghiên cứu nhưng mà trong 6 tháng ấy mình sẽ phải
khoa học sinh viên khác, bảo vệ ở trải qua biết bao công việc riêng và đôi
những vòng cấp cao hơn nữa hay có khi sẽ có 1 số công việc đặt ưu tiên cao
thực hiện viết bài gửi các Tạp chí quốc hơn là nghiên cứu khoa học bởi vì lúc đó
tế hay không? mình sẽ có suy nghĩ là nghiên cứu khoa
Chị Vy: Đối với vấn đề liên quan tới học chưa phải vội nên mình sẽ không tập
các dự định trong tương lai, anh chị sẽ trung vào cái công việc đó cho nên mình
nỗ lực để phát triển các đề tài mang tính sẽ xao nhãng. Tuy nhiên mình vẫn phải
cá nhân trong tương lai nếu như nhóm kiên nhẫn vì công việc này tức là mình
không có cơ hội làm việc chung với phải mở ra xem mình đã làm đến đâu rồi

108
Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 6 (06/2022)/ UEB Category of Student Scientific Research

và đặt cái lịch hẹn cho công việc đó để Đến với Chuyên mục Nghiên
mình không làm đình trệ công việc đó cứu Khoa học Sinh viên số 6, anh/chị
đi, tức là mình phải duy nó trong một hãy để lại cho các bạn độc giả của
khoảng thời gian dài. Chị nghĩ đó là điều Chuyên mục một vài những lời khuyên
quan trọng nhất bởi vì để làm nghiên cứu để các bạn được tiếp lửa nghiên cứu
khoa học một cách thành công từ đầu khoa học nhé!
đến cuối nếu chỉ lơ là 1 chút thôi thì công Chị nghĩ nếu mà có thể đưa ra lời
việc của mình sẽ đi sai lệch ra khỏi mục khuyên cho các nhóm làm nghiên cứu
đích ban đầu làm nghiên cứu khoa học, khoa học trong tương lai thì các em nên
bởi vì khi mà nhóm chị làm việc với có cái suy nghĩ duy trì sự kiên nhẫn,
nhau thì chị đã mong muốn nhóm sẽ có ngày nào chúng ta cũng nên xem xét
giải ở cấp trường dù là giải gì. Tuy nhiên xem việc nghiên cứu khoa học làm đến
trong khoảng thời gian làm việc thì chị đâu rồi để không bỏ lỡ hay trì hoãn bất
cũng nhận ra rằng các thành viên không kỳ hành động gì.
còn hứng thú hay không còn mong muốn
theo mục đích ban đầu nữa.

109

You might also like