You are on page 1of 112

Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

1
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Số 7 (Tháng 12/2022)

2
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

MỤC LỤC

Nguyễn Thị Thu Thủy, Đỗ Hữu Quân, Đỗ Trung Hạ, Vũ Thị Lâm, Đỗ Thị Xuân,
Nguyễn Xuân Hưng, Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mở rộng quy mô kinh doanh gắn
với chuỗi cung ứng ngắn về nông sản của người nông dân Việt
Nam........................................................................................................................................5
Nguyễn Thị Thắm, Đặng Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Lan Anh, Các nhân tố ảnh hưởng
tới ý định khởi nghiệp bằng nông nghiệp công nghệ cao của sinh viên trên địa bàn thành phố
Hà Nội…..............................................................................................................................17
Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Tuấn An, Tô Thị Nguyệt Hà, Lê Tạ Hồng Thanh, Khả
năng bị lừa đảo đầu tư theo mô hình Ponzi của các cá nhân Việt Nam trên các sàn giao dịch
tiền mã hóa...........................................................................................................................31
Mai Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thùy Trang, Đỗ Thanh Xuân, Những yếu tố tác động tới
hành vi chia sẻ tin giả trên mạng bối cảnh Covid-19 tại Việt
Nam......................................................................................................................................43
Trần Thị Lâm, Đỗ Thị Ngoan, Influence of sensory marketing on local brand image in Ha
Giang destination.................................................................................................................53
Nguyễn Mai Phương, Data processing and transmitting under european union regulation –
implications for Vietnam.....................................................................................................64
Nguyễn Lại Hải Linh, “Cơn khát” Năng lượng thế giới………………………………...75
Trần Thùy Linh, Lạm phát và đầu tư bất động bất động sản: Những thuận lợi và khó khăn
trong năm 2022 tại Việt Nam………....…………………………………………………...85
Ban Biên tập cộng đồng RCES, Điểm sách………………………………………………93
Tô Thế Nguyên, “Thầy luôn thấy hào hứng về sản phẩm mới sắp được công bố của mình"
………………………………….………………………………………………………..101
Nguyễn Thành Đạt, “ Nghiên cứu khoa học Sinh viên - lợi ích gì khi làm tại doanh nghiệp?”
……………..…………………………………………………………………………….107

3
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

4
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MỞ RỘNG QUY MÔ KINH DOANH
GẮN VỚI CHUỖI CUNG ỨNG NGẮN VỀ NÔNG SẢN CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
VIỆT NAM

Vũ Thị Lâm1,*, Nguyễn Thị Thu Thủy3, Đỗ Hữu Quân2, Đỗ Trung Hạ2, Đỗ Thị Xuân4,
Nguyễn Xuân Hưng2
1
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu
Giấy, Hà Nội.
2
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
3
Đại học Bách Khoa Hà Nội, 58 P. Lê Thanh Nghị, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
4
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, Số 298 Đ. Cầu Diễn, Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà
Nội
*
Email: vulam2821@gmail.com, Tel.: (+84) 705 670 145
Tóm tắt: Mục tiêu của bài viết là phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
mở rộng quy mô kinh doanh gắn với chuỗi cung ứng ngắn về nông sản của người nông dân
Việt Nam. Với việc sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch, bài viết sử dụng Cronbach’s
Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và mô hình hồi quy tuyến
tính để phân tích các nhân tố từ dữ liệu được thu thập và điều tra khảo sát với 486 mẫu quan
sát ở tại Việt Nam năm 2022. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng 5 nhân tố chủ yếu ảnh hưởng
đến ý định mở rộng quy mô kinh doanh của người nông dân bao gồm: chuẩn mực chủ quan,
thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi, điều kiện kinh doanh, hậu quả có thể xảy ra. Từ kết
quả này, một vài hàm ý cho các nhà hoạch định chính sách và cho bản thân người nông dân
đã được đề xuất.
Từ khóa: Chuỗi cung ứng ngắn, Nông sản, Lý thuyết hành vi có kế hoạch, mở rộng quy
mô kinh doanh.

1. GIỚI THIỆU
Chuỗi cung ứng ngắn về nông sản (Short Food Supply Chains) Chuỗi cung ứng ngắn
về nông sản (Short Food Supply Chains) có thể hiểu là chuỗi cung ứng có số lượng tác nhân
kinh tế tối thiểu, cam kết hợp tác, phát triển kinh tế địa phương và có mối quan hệ gần gũi
về xã hội và địa lý giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Ở Việt Nam, chuỗi cung ứng
ngắn về nông sản đang nhận được nhiều sự quan tâm hơn trong bối cảnh khi vấn đề mất an
toàn vệ sinh diễn ra ngày càng nhiều. Chuỗi cung ứng ngắn về nông sản cho phép người tiêu

5
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

dùng được đánh giá toàn diện về sản phẩm hơn, từ việc sản phẩm được sản xuất như thế nào
đến nguồn gốc sản phẩm đến từ đâu (Kneafsey và cộng sự, 2013). Ngoài ra, bằng hình thức
bán hàng trực tiếp, sản phẩm mang tính chất địa phương và giảm bớt tối đa các trung gian
đã tạo điều kiện rất lớn trong việc xây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng (Aggestam và
cộng sự, 2017). Tuy nhiên, Hinrichs (2003) cho rằng việc mua sản phẩm cũng như tính hấp
dẫn của chuỗi cung ứng ngắn về nông sản chỉ được một số người tiêu dùng lựa chọn. Nó
hiện nay vẫn chỉ là một thị trường ngách và chưa thực sự phát triển (Beckeman, 2011). Từ
đó có thể cho rằng, quy mô của chuỗi ngắn hiện tại chưa có tác động nhiều đến hiệu quả
kinh tế. Mặc dù vậy, số lượng người tiêu dùng quan tâm đến chuỗi cung ứng ngắn vẫn ngày
một tăng lên dẫn đến việc những hộ sản xuất cần phải mở rộng quy mô kinh doanh của mình.
Để mở rộng quy mô kinh doanh một ngành hàng nào đó, có nghĩa là việc đầu tư thêm các
trang thiết bị, máy móc, tăng số lượng nhân viên nhằm tăng mức độ sản xuất và bán hàng
(Jenemy, 2022). Hay nói một cách cụ thể hơn, việc mở rộng quy mô liên quan đến chuỗi
cung ứng ngắn nông sản sẽ làm cho các hộ sản xuất phải hy sinh nhiều hơn nguồn lực của
mình. Khi thị trường cùng với lợi ích ngày càng được mở rộng. Từ đó, dẫn đến người sản
xuất phải lựa chọn giữa việc có hay không trong việc mở rộng quy mô của mình.
Nghiên cứu này được cấu trúc thành 5 phần: (i) Giới thiệu, (ii) Cơ sở lý luận và giả
thuyết nghiên cứu, (iii) Phương pháp nghiên cứu, (iv) Thảo luận và kết luận (v) Kiến nghị
và đồng thời đề xuất.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU


2.1. Tổng quan nghiên cứu
Trên thế giới, chuỗi cung ứng ngắn về nông sản đa dạng ở cả tính chất và thực tiễn, tồn
tại và duy trì dưới vô số những hình thức khác nhau trong cuộc sống hằng ngày của con
người. Ngày nay, đã có không ít những nghiên cứu và tìm hiểu về chuỗi cung ứng này dưới
nhiều góc độ khác nhau. Với việc tiếp cận dưới góc độ khám phá người sản xuất trong chuỗi
cung ứng ngắn (Anna Dunay và cộng sự, 2018; Chrysanthi Charatsari, 2019; Noémi Ványi
and János Felföldi, 2021; Meng Wang và cộng sự; 2019; Nguyễn Văn Phương và Bùi Thị
Nga, 2021). Đề cập đến thái độ của người sản xuất với việc tham gia sản xuất kinh doanh
gắn với chuỗi cung ứng ngắn. Những nghiên cứu trên đã đưa ra các vấn đề về kinh tế như
gia tăng thu nhập, phi kinh tế (truyền thống, quan hệ tiêu dùng, giá trị địa phương) và xã hội
là động lực thúc đẩy họ tham gia và các SFSC. Ngoài ra cách tiếp cận này cũng đã cho biết
ảnh hưởng của năng lực (quản lý, tinh thần kinh doanh, tiếp thị, mạng lưới và hợp tác) đến
sự sẵn sàng tham gia vào SFSC và việc tham gia vào SFSC đã làm tăng nhu cầu về các loại
năng lực đã nêu ở trên, do đó làm nổi bật tầm quan trọng của việc tạo không gian giúp nông
dân phát triển và khai thác các năng lực mới (Chrysanthi Charatsari, 2019). Ngoài ra, bằng
việc sử dụng mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch để về ý định mở rộng quy mô kinh
doanh của người nông dân gắn với chuỗi cung ứng ngắn về nông sản có thể kể đến như:
Borges và cộng sự, 2014; gor Senger và cộng sự, 2016; Helena Hansson và cộng sự, 2008;
Eric Nost, 2014; Eva FLEIB và cộng sự, 2017; Aggestam và cộng sự, 2017). Ở Việt Nam

6
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

tiêu biểu là nghiên cứu của Nguyễn Văn Phương và cộng sự (2021) do đó, có thể thấy những
nghiên cứu liên quan đến chủ đề này được thực hiện ở nước ta còn khá ít và hạn chế. Ngoài
ra, có các vấn đề được nghiên cứu như ý định mở rộng quy mô gắn với chuỗi cung ứng ngắn
hay thời gian gần đây có nghiên cứu về phân tích ý định mở rộng quy mô kinh doanh gắn
với chuỗi cung ứng thực phẩm ngắn của người nông dân. Tuy nhiên, ngoài những nhân tố
đã được nghiên cứu, vẫn còn có những tác nhân ảnh hưởng đến chuỗi này mà các nhà nghiên
cứu chưa đi sâu vào. Và có thể thấy chưa có nghiên cứu về ý định mở rộng quy mô gắn với
chuỗi cung ứng ngắn về nông sản một cách đầy đủ và hệ thống.

2.2. Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu


Qua sự phân tích và tổng hợp, nhóm tác giả đã dựa trên một số mô hình hành động hợp
lý (TRA) được Fishbein & Davis (1967) xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa thái độ, chuẩn
mực chủ quan đối với ý định và hành vi thực tế.
Mặt khác, nền tảng nghiên cứu chính của nhóm tác giả chính là mô hình lý thuyết hành
vi có kế hoạch (TPB) bới Ajzen (1991), được phát triển từ thuyết hành động hợp lý (TRA),
giải thích cụ thể hơn hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lý trí. Mô hình đã chỉ
ra ý định của con người chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố chính: Thái độ, chuẩn mực chủ quan,
nhận thức kiểm sát hành vi.

Hình 1: Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)


Nguồn:Ajzen, 1991
Từ cơ sở lý thuyết trên, các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng và lựa chọn như sau:
Thái độ: Thái độ đối với hành vi là đánh giá của một cá nhân về kết quả khi thực hiện
hành vi cụ thể nào đó, hay nói một cách khác nó đánh giá những thuận lợi hoặc khó khăn về
một hành vi (Ajzen, 1991). Các nghiên cứu trước cũng nêu ra rằng thái độ có tác động tích
cực đến ý định của người nông dân trong việc mở rộng quy mô kinh doanh như nghiên cứu
Nguyễn Văn Phương và cộng sự (2021), Aggestam và cộng sự (2017).
H1: Thái độ ảnh hưởng tích cực đến ý định mở rộng quy mô kinh doanh gắn với chuỗi
cung ứng ngắn về nông sản của người nông dân.

7
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Chuẩn mực chủ quan: Chuẩn mực chủ quan là nhận thức của một cá nhân, với những
người tham khảo quan trọng của cá nhân đó cho rằng hành vi nên hay không nên được thực
hiện; bị ảnh hưởng bởi sự phán xét của những người quan trọng khác (ví dụ: cha mẹ, vợ /
chồng, bạn bè, giáo viên) (Ajzen, 1991). Bản chất người nông dân là những người sản xuất
nông nghiệp và có khả năng ảnh hưởng đến những nông dân khác và mọi thứ liên quan đến
nông sản (Bruijnis và cộng sự, 2013). Trên cơ sở đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất:
H2: Chuẩn mực chủ quan tác động tích cực đến ý định mở rộng quy mô kinh doanh gắn
với chuỗi cung ứng ngắn về nông sản của người nông dân
Nhận thức kiểm soát hành vi: Nhận thức kiểm soát hành vi là nhận thức của một cá nhân
về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi cụ thể (Ajzen, 1991). Ajzen đề
nghị rằng nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện
hành vi. Điều đó có nghĩa khi người nông dân có nhận thức về hành vi của họ trong tương
lai sẽ làm gia tăng ý định mở rộng quy mô kinh doanh theo chuỗi cung ứng ngắn (Nguyễn
Văn Phương và cộng sự, 2021).
H3: Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hướng tích cực đến ý định mở rộng quy mô
kinh doanh gắn với chuỗi cung ứng ngắn về nông sản của người nông dân
Điều kiện kinh doanh: Điều kiện kinh doanh là yếu tố đại diện cho kỹ năng kinh doanh,
tài chính của người nông dân, sự hỗ trợ của nhà nước và nhu cầu cũng như thị yếu của thị
trường. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Phương và cộng sự (2021) đã cho rằng khi hộ nông
dân có điều kiện hơn về kỹ thuật, vốn thì sẽ có ý định mở rộng kinh doanh hơn để phát triển
kinh tế gia đình.
H4: Điều kiện kinh doanh tác động tích cực đến ý định mở rộng quy mô kinh doanh gắn
với chuỗi cung ứng ngắn về nông sản của người nông dân.
Hậu quả có thể xảy ra: Hậu quả có thể xảy ra là tập hợp tất cả những gì có thể xảy ra
khi người nông dân mở rộng quy mô của mình. Tuy nhiên sự mở rộng quy mô kinh doanh
của người sản xuất tương ứng với nhận thức rằng sự lựa chọn này làm giảm khả năng thất
bại trong kinh doanh của họ (Eva FLEIß và cộng sự, 2017). Chúng ta có thể kết luận, những
hậu quả xảy ra có thể tác động tiêu cực đến ý định của người nông dân.
H5: Hậu quả có thể xảy ra tác động tiêu cực đến ý định mở rộng quy mô kinh doanh
gắn với chuỗi cung ứng ngắn về nông sản của người nông dân.
Từ cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu được đề xuất như
sau:

8
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Hình 2: Mô hình nghiên cứu đề xuất


Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp và phân tích

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Thu thập dữ liệu
Thông qua các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đó liên quan đến chủ đề cùng với
việc điều tra sơ bộ một nhóm đối tượng nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực thì nhóm
tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu gồm gồm 22 biến quan sát đại diện cho 5 nhân tố ảnh
hưởng đến ý định mở rộng quy mô kinh doanh.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, các nghiên cứu liên quan trước đó liên
quan đến chủ đề về chuỗi cung ứng ngắn.
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp khảo sát online và offline đối với đối
tượng là hộ sản xuất nông sản, các trang trại. Với đặc điểm của mẫu điều tra như sau:
Bảng 1: Đặc điểm của mẫu điều tra
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ %
Giới tính
Nam 340 69,9
Nữ 146 30,1
Độ tuổi
18 – 25 Tuổi 47 9,6
25 – 40 Tuổi 98 20,2
40 – 50 Tuổi 173 35,6
50 – 60 Tuổi 157 32,3
Trên 60 Tuổi 11 2,3
Dân tộc

9
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Kinh 475 97,7


Khác 11 2,3
Trình độ học vấn
Tiểu học 32 6,4
Trung học cơ sở 119 24,4
Trung học phổ thông 143 29,5
Trung cấp/Cao đẳng 95 19,6
Đại học 76 15,7
Sau đại học 21 4,4
Nguồn: Kết quả khảo sát 2022
3.2. Xử lý dữ liệu
Với mô hình được sử dụng là hồi quy tuyến tính, nhóm tác giả sử dụng phần mềm phân
tích số liệu SPSS phiên bản 20 với công cụ Cronbach’ Alpha để đo lường sự phù hợp của
thang đo cho các biến được đưa vào mô hình, phân tích nhân tố EFA nhằm kiểm tra tính hội
tụ của các biến quan sát và sự tách biệt giữa các biến độc lập. Hồi quy tuyến tính cũng được
sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Thang đo
được sử dụng là Likert 5, mức độ biểu thị mức ảnh hưởng của các biến quan sát đến ý định
mở rộng quy mô kinh doanh gắn với chuỗi cung ứng ngắn về nông sản của người nông dân
với mức độ từ 1 - rất yếu đến 5 - rất mạnh.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1. Mô tả chung
Nghiên cứu thực hiện khảo sát online và offline cho đối tượng là người nông dân, các
hộ đang sản xuất nông sản ở khắp cả nước thu về 500 mẫu khảo sát, trong đó có 486 mẫu
hợp lệ được đưa vào xử lý số liệu bảng phần mềm SPSS phiên bản 20.
4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha không loại bỏ bất kỳ một biến nào đo hệ số tương
quan biến tổng đều lớn hơn 0,5 và hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,7 và nó phù hợp
để đưa vào các phân tích tiếp theo.

10
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Bảng 2: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha


Số biến quan sát Cronbach’s
Thang đo
Trước Sau alpha
Thái độ (ATT) 4 4 0,907
Chuẩn mực chủ quan (SNO) 5 5 0,903
Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) 3 3 0,793
Điều kiện chủ quan (CON) 4 4 0,794
Hậu quả có thể xảy ra (HQ) 6 6 0,869
Ý định mở rộng quy mô kinh doanh (INT) 3 3 0,946
Nguồn: Trích xuất từ SPSS 20
4.3. Kết quả phân tích khám phá EFA
Bảng 3: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s của biến độc lập
Hệ số KMO 0,824
Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 5269,626
Kiểm định Barlett df 231
Sig. 0,000
Nguồn: Trích xuất từ SPSS 20
Bảng 4: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s của biến phụ thuộc
Hệ số KMO 0,774
Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 1382,879
Kiểm định Barlett df 3
Sig. 0,000
Nguồn: Trích xuất từ SPSS 20

Kết quả từ bảng 3 và bảng 4 cho thấy kiểm định KMO và Bartlett’s với hệ số KMO của
các biến độc lập và biến phụ thuộc lần lượt là 0,824 và 0,774 cho thấy dữ liệu phù hợp trong
phân tích nhân tố khám phá. Kiểm định Bartlett’s có ý nghĩa thống kê (Sig = 0,000 < 0,005).
Thang đo về biến độc lập bao gồm có 5 thành phần: Thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhân
thức kiểm soát hành vi, điều kiện kinh doanh, hậu quả có thể xảy ra. Các thang đo này đều
đạt yêu cầu, có sự hội tụ, biểu diễn được các biến quan sát. Thang đo biến phụ thuộc INT (3
biến quan sát) đều hội tụ về một cột thể hiện một biến phụ thuộc duy nhất trong mô hình
nghiên cứu.

11
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

4.3. Phân tích tương quan


Ma trận dưới bảng tóm tắt mối tương quan thống kê Pearson giữa biến phụ thuộc INT
với từng biến độc lập: ATT, PBC, SNO, CON, HQ, cũng như tương quan giữa các biến độc
lập với nhau. Tất cả hệ số tương quan giữa các biến dao động từ -0,097 đến 0,593. Điều đó
chứng minh giá trị phân biệt đã đạt được, cho thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các
biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,05). Hơn nữa, độ lớn của các hệ số tương
quan đảm bảo không có hiện tượng đa cộng tuyến. Như vậy có thể sử dụng các thống kê
khác để kiểm định mối quan hệ giữa các biến.
Bảng 5: Sự tương quan giữa các nhân tố

ATT PBC SNO CON HQ INT


ATT 1
PBC -0,033 1
SNO 0,051 -0,097* 1
CON 0,019 -0,063 0,188** 1
HQ 0,026 -0,003 -0,007 0,055 1
INT 0,434** 0,186** 0,371** 0,593** -0,094* 1
Nguồn: Trích xuất từ SPSS 20
4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính
Phân tích hồi quy tuyến tính theo phương pháp Enter với 5 biến độc lập là ATT, PBC,
SNO, CON, HQ và biến phụ thuộc là INT cho ra kết quả như bảng 6
Bảng 6: Kết quả phân tích hồi quy đa biến
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy Thống kê đa
chưa chuẩn hóa chuẩn hóa cộng tuyến
Mô hình t Sig. Độ
Sai số
B Beta chấp VIF
chuẩn
nhận
(Hằng số) 0,202 0,152 1,326 0,186
ATT 0,286 0,018 0,422 16,173 0,000 0,996 1,004
PBC 0,206 0,021 0,261 9,974 0,000 0,988 1,012
1
SNO 0,176 0,017 0,269 10,114 0,000 0,955 1,047
CON 0,359 0,017 0,558 21,023 0,000 0,959 1,042
HQ -0,091 0,018 -0,133 -5,091 0,000 0,996 1,004
Nguồn: Trích xuất từ SPSS 20

12
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Phương trình hồi quy với hệ số Beta chuẩn hóa có dạng như sau:
INT=0,422*ATT + 0,261*PBC + 0,269*SNO + 0,555*CON - 0,133*HQ
Bảng 7: Phân tích phương sai ANOVA phương trình hồi quy
Tổng các Trung bình
Mô hình df F Sig.
bình phương bình phương
Hồi quy 99,089 5 19,818 199,597 0,000b
1 Phần dư 47,659 480 0,099
Tổng 146,747 485
Nguồn: Trích xuất từ SPSS 20
Bảng 8: Tổng hợp phân tích hồi quy
Mô R bình R bình hiệu Sai số chuẩn Giá trị Durbin-
Giá trị R
hình phương chỉnh của ước lượng Watson
1 0,822a 0,675 0,672 0,31510 1,917
Nguồn: Trích xuất từ SPSS 20
Kết quả hồi quy cho ra giá trị 𝑅2 hiệu chỉnh đạt 0,672 có giá trị 62,7% sự biến thiên của
INT được giải thích bởi 5 biến độc lập ATT,PBC, SNO, CON, HQ; mô hình không có hiện
tượng tự tương quan (DW = 1,917) và đa cộng tuyến (VIF < 2). Đồng thời giá trị Sig kiểm
định t của 5 nhân tố đều < 0,05 có ý nghĩa các nhân tố đưa vào mô hình là phù hợp và có ý
nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Như vậy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 đều được
chấp nhận với độ tin cậy 95%.

5. THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN


5.1. Thảo luận
Kết quả đã có sự tương đồng với nghiên cứu của Aggestam và cộng sự (2017); Nguyễn
Văn Phương và cộng sự (2021) hay Gvor Senger và cộng sự (2016). Đặc biệt đó là nghiên
cứu của Nguyễn Văn Phương và cộng sự (2021) đã có cùng khẳng định khi xem xét các
nhân tố tác động cùng chiều thì cả ba nhân tố thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm
soát hành vi đều có cùng thứ tự ảnh hưởng giống nhau đến ý định của người nông dân. Tuy
mức độ tác động có thứ tự giống nhau nhưng ở nghiên cứu của Nguyễn Văn Phương và
cộng sự (2021) nhân tố thái độ và chuẩn mực chủ quan lại có sự khác biệt không nhiều còn
ở nghiên cứu này cho thấy sự khác biệt rõ ràng mức độ tác động của hai nhân tố. Điều này
cũng cho thấy, hộ sản xuất ngày càng hiểu rõ hơn những lợi ích mà chuỗi cung ứng ngắn
đem lại. Từ đó, có thái độ tích cực đối với việc mở rộng quy mô kinh doanh và đã gián tiếp
thúc đẩy ý định mở rộng quy mô kinh doanh tăng lên đáng kể. Một khác biệt nữa so với
nghiên cứu của Aggestam và cộng sự (2017) đó là nhân tố thái độ ở nghiên cứu này có tác
động lớn nhất đối với ý địnhTiếp đến là nhân tố điều kiện kinh doanh, trong nghiên cứu này
đã có sự tương đồng nhất định đối với nghiên cứu của Nguyễn Văn Phương và cộng sự
(2021) bởi do hai nghiên cứu đều hướng đến chuỗi cung ứng ngắn. Như đã đề cập đến ở

13
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

phần đầu bài, nghiên cứu của Aggstam và cộng sự (2021) đã chỉ ra nhân tố điều kiện kinh
doanh cũng có tác động tiêu cực đến ý định, tuy nhiên nó lại là thấp nhất. Lý giải cho sự
khác biệt của kết quả như vậy có thể là do các tiếp cận thị trường của người nông dân Thụy
Điển và người nông dân Việt Nam có sự khác nhau đáng kể, khi mà ở Thụy Điển ưu tiên
cách tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng nhằm nâng cao giá trị của nông sản còn ở Việt
Nam người nông dân vẫn ưu tiên bán sỉ cho thương lái hơn.
Yếu tố hậu quả có thể xảy ra có tác động ngược chiều đến ý định mở rộng quy mô. Điều
này cho thấy, người nông dân đã cảm nhận được rủi ro khi tiến hành mở rộng quy mô kinh
doanh của gia đình mình. Nó cũng phù hợp với kết quả của Eva FLEIB và cộng sự (2017).
Kết quả này so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Linh và cộng sự (2021)
đang có một sự khác biệt rất lớn khi mà nhân tố nhận thức về hậu quả đang có tác động tích
cực đến thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, từ đó gián tiếp tác động
đến ý định của người nông dân trong việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Điều
này chứng tỏ việc sản xuất các loại nông sản hữu cơ đang làm giảm thiểu tối đa các hậu quả
mang lại.
5.2. Kết luận
Từ kết quả và thảo luận bài nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mở
rộng quy mô kinh doanh của người nông dân tại Việt Nam bao gồm 5 nhân tố được sắp xếp
theo mức độ giảm dần như sau: ATT; PBC; SNO; CON; HQ. Đây là cơ sở để các nhà hoạch
định chính sách lưu ý khi xây dựng cơ sở chính sách hỗ trợ người nông dân. Và đặc biệt là
đưa ra những đề xuất cho người nông dân vượt qua khó khăn, tận dụng cơ hội phát triển mô
hình chuỗi cung ứng này.
Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn có một số hạn chế. Đầu tiên, trên thực tế có nhiều yếu
tố khác nhau ảnh hưởng đến ý định mở rộng quy mô kinh doanh gắn với chuỗi cung ứng
ngắn về nông sản của người nông dân mà nghiên cứu này chưa đề cập tới. Ngoài ra, do dịch
bệnh covid 19 diễn ra vào thời điểm, đa số phiếu khảo sát online nên có một số hạn chế nhất
định. Mẫu nghiên cứu chỉ có 486 chiếm một tỷ lệ rất thấp và chỉ tập trung ở một số địa
phương do đó có tính đại diện chưa cao. Nghiên cứu tập trung vào ý định mở rộng quy mô
kinh doanh gắn với Chuỗi cung ứng ngắn về nông sản nên khi ứng dụng sang một số ngành
hàng khác là không phù hợp. Nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc xem xét ý định mà chưa đề cập
đến hành vi thực tế đối với vấn đề mở rộng quy mô kinh doanh gắn với chuỗi cung ứng của
người nông dân.
Nghiên cứu trong tương lai có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu về số lượng mẫu, độ đa
dạng mẫu, không gian mẫu… để mang tính khách quan, đại diện và bao quát hơn. Xem xét
thêm các yếu tố tác động đến ý định mở rộng quy mô kinh doanh gắn với chuỗi cung ứng
ngắn về nông sản của người nông dân. Lựa chọn nghiên cứu các mặt hàng khác như thực
phẩm hữu cơ, nông sản hữu cơ… Cuối cùng, tiếp tục xem xét nghiên cứu về hành vi mở
rộng quy mô kinh doanh của người nông dân.

14
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

6. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT


Với sự tác động mạnh mẽ nhất của nhân tố điều kiện kinh doanh tới ý định mở rộng
quy mô kinh doanh gắn với chuỗi cung ứng ngắn của người nông dân., các cơ quan nhà
nước cần phải quan tâm hơn đến các chính sách hỗ trợ người nông dân trong việc tiếp cận
các nguồn vốn vay, đưa chuyên gia đến các vùng nông nghiệp trọng điểm của địa phương
để tiến hành tập huấn truy xuất nguồn gốc, phương pháp sản xuất đạt chuẩn hữu cơ, đồng
thời có những giải pháp cụ thể cho vấn đề đảm bảo tiêu thụ nông sản cho người dân, và quan
trọng hơn nữa đó là giúp người nông dân có thể quảng bá được thương hiệu sản phẩm địa
phương của mình. Ngoài ra, chính quyền địa phương cần tăng cường tuyên truyền về tính
bền vững và những lợi ích từ của các sản phẩm đến từ chuỗi cung ứng ngắn về nông sản đến
người tiêu dùng, hỗ trợ các nguồn lực giúp người nông dân tìm được thị trường và các kênh
tiêu thụ.
Người nông dân nên tiến hành đẩy mạnh việc mở rộng quy mô kinh doanh khi đang
nhận được sự ủng hộ từ những người xung quanh đặc biệt là bạn bè và người thân trong gia
đình. Do họ là những tác nhân gián tiếp giúp đỡ trong quá trình sản xuất, kinh doanh của
người nông dân, đôi khi ngoài việc hỗ trợ bằng sức người, họ còn có thể hỗ trợ về mặt nguồn
vốn trong thời gian ngắn hạn.
Ngoài ra, người nông dân cần nhận thức đầy đủ về những đóng góp trong phát triển bền
vững mà chuỗi cung ứng ngắn nông sản mang lại cho nền kinh tế quốc gia nói chung và nền
kinh tế địa phương nói riêng. Để từ đó, có cái nhìn bao quát hơn bởi khi nền kinh tế của
quốc gia phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của nền kinh tế địa phương phát triển theo và
gián tiếp làm cải thiện kinh tế cho hộ nông dân.
Cuối cùng, với việc nhân thức đến những hậu quả có thể xảy ra trong quá trình mở rộng
quy mô kinh doanh dẫn đến người nông dân cần phải chuẩn bị tốt các phương án để đề
phòng với những hậu quả tiềm tàng khi mở rộng quy mô kinh doanh của mình. Kiểm tra,
cân nhắc kĩ trước những nguồn lực của bản thân và gia đình có để phục vụ cho quá trình mở
rộng quy mô kinh doanh.

15
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Fleiß, E., & Aggestam, V. (2017), Key aspects of scaling-up regional food supply
chains: A survey on Swedish local food producers, 26.ÖGA-Jahrestagung: Co-operation
between Research and Practice - A key to competitiveness and nnovation n agriculture,
Vienna.
2. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and
human decision processes, 50(2), 179-211.
3. Bruijnis, M., Hogeveen, H., Garforth, C., & Stassen, E. (2013). Dairy farmers'
attitudes and intentions towards improving dairy cow foot health. Livestock Science, 155(1),
103-113.
4. Nguyễn Văn Phương & Bùi Thị Nga (2021), Phân tích ý định mở rộng quy mô kinh
doanh gắn với chuỗi cung ứng thực phẩm ngắn của người nông dân Việt Nam, Tạp chí khoa
học thương mại, số 157, 29 – 39.
5. Borges, J. A. R., Lansink, A. G. O., Ribeiro, C. M., & Lutke, V. (2014).
Understanding farmers’ intention to adopt improved natural grassland using the theory of
planned behavior. Livestock Science, 169, 163-174.
6. Aggestam, V., Fleiß, E., & Posch, A. (2017). Scaling-up short food supply chains?
A survey study on the drivers behind the intention of food producers. Journal of rural
studies, 51, 64-72.

16
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP BẰNG NÔNG
NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI

Nguyễn Thị Thắm1*, Đặng Thị Thùy Trang1, Nguyễn Thị Lan Anh1
1
Viện Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
*Email: thamng592@gmail.com; Tel: (+84) 398 509 072
Tóm tắt: Khởi nghiệp trong giới trẻ ngày càng được thúc đẩy. Bên cạnh đó xu hướng chuyển
đổi số khiến các vấn đề về công nghệ ngày càng được chú trọng. Khởi nghiệp trong lĩnh vực
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện nay được coi là tiềm năng do nhu cầu sử dụng
thực phẩm sạch, chất lượng ngày càng tăng, trong khi nguồn cung thì ngày càng giảm sút.
Nghiên cứu sử dụng kết hợp mô hình AMO và thuyết TPB để chỉ ra và phân tích sự ảnh
hưởng của các nhân tố tới ý định khởi nghiệp bằng nông nghiệp công nghệ cao của sinh viên
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả cho thấy 3 biến có tác động là động cơ, nhận thức
kiểm soát hành vi và nguồn lực về khởi nghiệp. Từ đó, nghiên cứu đề xuất kiến nghị nhằm
tham mưu cho các cá nhân, tổ chức định hướng, thúc đẩy sinh viên khởi nghiệp bằng nông
nghiệp công nghệ cao.
Từ khóa: Khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, AMO, TPB.

1. GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, lĩnh vực nghiên cứu về khởi nghiệp đã thu hút sự quan tâm
của nhiều chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Người ta thừa nhận rằng
đào tạo và giáo dục về khởi nghiệp đã góp phần tạo nên sự vững chắc cho sự phát triển kinh
tế khu vực (Galvão et al., 2018). Theo Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình, kể từ năm
2018, tình trạng thất nghiệp gia tăng, thu nhập của người dân giảm sút là vấn đề cấp thiết
đối với nền kinh tế Việt Nam. Thực tế, quá trình tuyển dụng lao động và tìm kiếm việc làm
ở nước ta đã và đang gặp không ít khó khăn, bên cạnh đó, cung - cầu trên thị trường lao
động giữa các ngành nghề kinh tế đang mất cân đối nghiêm trọng. Trong bối cảnh hàng trăm
ngàn sinh viên ra trường không có việc làm, môi trường công sở ngày càng cạnh tranh thì
khởi nghiệp chính là một trong những giải pháp tốt nhất giúp sinh viên thay đổi hoàn cảnh,
tìm đến sự tự do trong công việc.

17
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của Việt Nam với hơn 70% dân số lao động trong
lĩnh vực này. Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm, là yếu tố có tính chất
quyết định tới sự tồn tại, phát triển của con người và đặc biệt, có sức ảnh hưởng rất lớn tới
nền kinh tế – xã hội của đất nước. Việt Nam thuộc nhóm 15 nước xuất khẩu nông sản lớn
trên thế giới, nông sản nước ta ngày càng trở nên phổ biến và được tin dùng ở hơn 100 quốc
gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường lớn như Mỹ, Úc, Nhật Bản, EU,... Đạt
được những thành tựu đó là nhờ có sự đóng góp to lớn của việc ứng dụng khoa học công
nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao không chỉ
đem lại những sản phẩm tốt cho sức khỏe con người, thân thiện với môi trường mà còn giúp
tăng sản lượng, đem lại nguồn thu nhập cao hơn cho người nông dân.
Hiện nay, khởi nghiệp bằng nông nghiệp công nghệ cao có thể được coi là một trong
những lĩnh vực khởi nghiệp có tiềm năng lớn do nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, chất
lượng ngày càng tăng, trong khi nguồn cung thì ngày càng giảm sút bởi các tác động, ảnh
hưởng của môi trường và khí hậu. Mặc dù vậy, đa số sinh viên chỉ chú trọng khởi nghiệp
trong các lĩnh vực điện tử, công nghệ, dịch vụ,.. mà ít quan tâm đến khởi nghiệp nông nghiệp.
Ngoài ra, nông nghiệp công nghệ cao hiện đang là xu hướng phát triển của nhiều quốc gia
trong và ngoài khu vực. Chính vì vậy, phân tích về khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao
là vô cùng cần thiết trong thời kỳ công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Mục đích của bài nghiên cứu nhằm tìm ra và kiểm định các nhân tố có ảnh hưởng đến
ý định khởi nghiệp bằng nông nghiệp công nghệ cao của sinh viên các trường đại học thuộc
khối ngành kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngoài
ra, bài nghiên cứu nhằm giúp sinh viên, trường đại học và các tổ chức liên quan có cái nhìn
tổng quát về vấn đề này, từ đó có những điều chỉnh, giải pháp nhằm định hướng, hỗ trợ, thúc
đẩy sinh viên khởi nghiệp bằng nông nghiệp công nghệ cao.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH, GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU


2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm cơ bản
Khởi nghiệp: Là quá trình xác định và đánh giá các cơ hội kinh doanh, chấp nhận rủi
ro để tạo lập một doanh nghiệp mới, nhằm mang lại sự giàu có cho cá nhân và tạo ra
những giá trị mới cho xã hội.
Ý định khởi nghiệp (Entrepreneurial Intention): Dohse và Walter (2012) trong
nghiên cứu của họ đề xuất một khái niệm ngắn gọn hơn và gần gũi hơn về ý định khởi nghiệp,
trong đó ý định khởi nghiệp là trạng thái tâm trí đã sẵn sàng để bắt đầu kinh doanh, tự tạo
việc làm hoặc thành lập doanh nghiệp mới.
Nông nghiệp công nghệ cao: Là sự ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp với điều
kiện tự nhiên, xã hội vào quá trình sản xuất nông nghiệp tạo ra sản phẩm nông nghiệp có

18
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

năng suất cao, an toàn, giá trị kinh vượt trội so với sản phẩm nông nghiệp truyền thống;
đồng thời đảm bảo môi trường bền vững.
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao
2.1.2.1. Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu
Seun Azeez Olugbola (2017) đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng khởi
nghiệp bao gồm: động cơ, cơ hội, nguồn lực, khả năng, đào tạo khởi nghiệp. Trong đó yếu
tố đào tạo khởi nghiệp chi phối tác động của các yếu tố động cơ, cơ hội, nguồn lực đến ý
định khởi nghiệp.
Chang Hui-Chen và cộng sự (2014) đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến khởi nghiệp
bao gồm: các yếu tố động cơ, cơ hội, khả năng và các yếu tố nhận thức về kiểm soát hành
vi, chuẩn chủ quan, thái độ cá nhân. Mô hình nghiên cứu được phát triển bằng cách tích hợp
lý thuyết hành vi có kế hoạch (PBT) với lý thuyết động cơ - cơ hội - khả năng (MOA).
Phạm Triều (2014) đề cập các yếu tố ảnh hưởng đến ý định ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp bao gồm: nhận thức sự hữu ích của công nghệ cao, sự tự do của
sản xuất truyền thống, nhận thức về kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, nhận thức về môi
trường, yếu tố về diện tích đất, vốn lao động, thu nhập/người trong một năm. Các yếu tố
được xây dựng, chọn lọc bằng việc kết hợp giữa hai mô hình là Thuyết hành vi có kế hoạch
(TPB), Mô hình chấp nhận công nghệ TAM và các yếu tố khác. Theo đó, cấu trúc “Thái độ"
đã được loại bỏ ra khỏi mô hình TAM nguyên thủy vì nó không làm trung gian đầy đủ cho
sự tác động của Nhận thức sự hữu ích lên ý định hành vi (Venkatesh, 1999, trích trong Jyoti
D.M., 2009, tr.393). Yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi có bao hàm đến yếu tố "dễ sử
dụng", vì thế nghiên cứu không xét đến yếu tố dễ sử dụng của mô hình TAM trong mô hình.
Ngoài ra, các nhân tố liên quan đến nhân khẩu học cũng được bổ sung thêm vào để xem
xét nhiều khía cạnh khác nhau một cách tổng quan nhất về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp bằng nông nghiệp CNC của sinh viên.

19
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

1.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất


Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất
Mô hình nghiên cứu đề xuất của nhóm bao gồm 01 biến phụ thuộc là Ý định khởi nghiệp
và 07 biến độc lập là Động cơ, Cơ hội, Khả năng, Nguồn lực, Nhận thức sự hữu ích, Nhận
thức kiểm soát, Chương trình đào tạo.
1.2.3 Giả thuyết nghiên cứu
Bảng 1: Các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Cụ thể

Chương trình đào tạo có sự ảnh hưởng tích cực và cùng chiều đến ý định
H1
khởi nghiệp bằng nông nghiệp công nghệ cao của sinh viên.

Động cơ có sự ảnh hưởng tích cực và cùng chiều đến ý định khởi nghiệp
H2
bằng nông nghiệp công nghệ cao của sinh viên.

Cơ hội có sự ảnh hưởng tích cực và cùng chiều đến ý định khởi nghiệp
H3
bằng nông nghiệp công nghệ cao của sinh viên.

Khả năng có sự ảnh hưởng tích cực và cùng chiều đến ý định khởi
H4 nghiệp
bằng nông nghiệp công nghệ cao của sinh viên.

Nguồn lực có sự ảnh hưởng tích cực và cùng chiều đến ý định khởi
H5
nghiệp bằng nông nghiệp công nghệ cao của sinh viên.

20
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Sự hữu ích của công nghệ cao ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi
H6
nghiệp bằng nông nghiệp công nghệ cao của sinh viên.

Nhận thức về kiểm soát hành vi ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi
H7
nghiệp bằng nông nghiệp công nghệ cao của sinh viên.
Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất
Chương trình đào tạo hay các khóa học ngắn hạn về khởi nghiệp đã được xác định là
một yếu tố quyết định cho ý định khởi nghiệp. Các nhà nghiên cứu trước đây cho thấy rằng
giáo dục khởi nghiệp là một cách hiệu quả để trang bị cho người học những kiến thức khởi
nghiệp cần thiết (Turker và Sonmez Selçuk, 2009). Bên cạnh đó, chương trình đào tạo về
khởi nghiệp cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên (Peterman và
Kennedy, 2003). Giả thuyết H1 được đưa ra:
H1. Chương trình đào tạo có sự ảnh hưởng tích cực và cùng chiều đến ý định khởi
nghiệp bằng nông nghiệp công nghệ cao của sinh viên.
Động cơ: Ryan và Deci (2000) cho rằng khi một người được thúc đẩy, điều này có
nghĩa là họ sẽ có ý định chuyển sang làm việc gì đó. Động cơ không phải là một hiện tượng
đơn lẻ, mức độ của động cơ hoặc định hướng tạo động cơ có thể khác nhau (Ryan & Deci,
2000). Vallerand và cộng sự (1992) gọi động cơ là một trong những khái niệm tâm lý quan
trọng nhất trong giáo dục. Đối với nhiều sinh viên, việc áp dụng kiến thức vào thực tế làm
tăng động lực để họ đạt được mục tiêu nghề nghiệp so với việc phải học ở trường. Do đó,
chúng tôi đưa ra giả thuyết:
H2. Động cơ có sự ảnh hưởng tích cực và cùng chiều đến ý định khởi nghiệp bằng nông
nghiệp công nghệ cao của sinh viên.
Cơ hội: Blumberg và Pringle (1982) nhấn mạnh rằng có một khía cạnh khác rất quan
trọng khi nhìn vào hiệu quả công việc cá nhân, và đó là cơ hội. Cơ hội là một trong những
yếu tố giúp một người thực hiện công việc của mình (Blumberg & Pringle, 1982). Siemsen
và cộng sự (2008) cũng cho rằng cơ hội là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả
công việc của một cá nhân, vì nó bao gồm các yếu tố ngoại sinh có thể ảnh hưởng đến hiệu
quả công việc của một cá nhân. Ta có giải thuyết H3:
H3. Cơ hội có sự ảnh hưởng tích cực và cùng chiều đến ý định khởi nghiệp bằng nông
nghiệp công nghệ cao của sinh viên.
Khả năng: Là sự sẵn có của các nguồn lực cần thiết để tạo ra một kết quả nhất định
(Gruen, Osmonbekov & Czaplewski, 2006). Khả năng là các kỹ năng hoặc mức độ thành
thạo của sinh viên để tham gia vào hoạt động khởi nghiệp (Gruen và cộng sự, 2006). Greene
và Miller (1996) cho rằng sinh viên có nhiều khả năng để đạt được mục tiêu và thực hiện
nhiệm vụ một cách chính xác hơn khi họ tin rằng họ có khả năng.
H4. Khả năng có sự ảnh hưởng tích cực và cùng chiều đến ý định khởi nghiệp bằng
nông nghiệp công nghệ cao của sinh viên.

21
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Nguồn lực: Có thể được định nghĩa là tài sản tài chính, vật chất hay chính là con người
được một công ty sử dụng để phát triển, sản xuất và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của
mình cho khách hàng (Barney, 1995). Mặt khác, nguồn lực của doanh nhân được định nghĩa
là cách một cá nhân hành xử sáng tạo, hành động với tầm nhìn xa, sử dụng trực giác và tỉnh
táo trước những cơ hội mới (Mosakowski, 1998).
H5. Nguồn lực có sự ảnh hưởng tích cực và cùng chiều đến ý định khởi nghiệp bằng
nông nghiệp công nghệ cao của sinh viên.
Nhận thức sự hữu ích (PU – Perceived Usefulness): Là mức độ mà các cá nhân tin
rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ cải thiện hiệu suất của họ (Davis, 1985). Một trong
những yếu tố cơ bản quyết định thái độ và hành vi đối với việc chấp nhận ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất cây trồng của những người có ý định khởi nghiệp là nhận thức về
tính hữu ích của công nghệ cao. Yếu tố này được kế thừa từ các nghiên cứu của Taylor &
Todd (1995); Pikkarainen et al (2004), Suh & Han (2002), Laforet & Li, Luarn & Lin (2005),
Yiu et al (2007); Nguyễn Duy Thanh & Cao Hào Thi (2020).
H6. Sự hữu ích của công nghệ cao ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp bằng
nông nghiệp công nghệ cao của sinh viên.
Nhận thức kiểm soát hành vi: Được định nghĩa là cảm nhận của một cá nhân về mức
độ dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện một hành vi nhất định (theo Ajzen, I., “The theory
of planned behavior”, Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50 (1991)
2, 179-211). Nó biểu thị mức độ kiểm soát việc thực hiện hành vi chứ không phải là kết quả
của hành vi.
H7. Nhận thức về kiểm soát hành vi ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp bằng
nông nghiệp công nghệ cao của sinh viên.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Phương pháp tổng thuật tài liệu
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu
chính thống có uy tín. Qua đó, nhóm nghiên cứu tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài
nước về vấn đề liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp, khởi nghiệp
nông nghiệp công nghệ cao,…
3.2. Phương pháp khảo sát và thống kê mô tả
Thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên thông qua phiếu khảo
sát online trong trang web https://docs.google.com/forms/. Nhóm nghiên cứu tiến hành điều
tra khảo sát bằng cách chia sẻ bảng câu hỏi trực tuyến hướng đến đối tượng là sinh viên các
trường Đại học khối ngành kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, nông nghiệp trên địa bàn thành phố
Hà Nội.

22
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Quy định về số mẫu theo kinh nghiệm là tỷ lệ mẫu trên biến quan sát phải đảm bảo tối
thiểu là 5:1 (Bollen, 1989). Như vậy, với mô hình có 33 tham số cần phân tích thì số mẫu
tối thiểu phải là 165 mẫu. Đề tài nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
phân tầng kết hợp theo các tiêu chí chọn mẫu bao gồm: giới tính, trường, năm học, ngành
học để thu thập thông tin của đối tượng.
3.3. Phương pháp phân tích
Nghiên cứu sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS 20.0. Nhóm đã tiến hành kiểm
tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các nhóm biến. Sau đó, áp dụng phân tích nhân tố khám
phá EFA cho việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp bằng nông nghiệp
công nghệ cao của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội và lọc cũng như sắp xếp các biến
lại vào các nhóm yếu tố dựa trên kết quả của bảng ma trận nhân tố xoay. Từ đó, nghiên cứu
đưa ra bảng hồi quy mức độ quan trọng của các nhóm biến đối với mô hình.
3.3.1. Đánh giá sơ bộ thang đo
Mục đích của phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha giúp loại đi những
biến quan sát, những thang đo không đạt. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng
(Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi
hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên.
3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phương pháp này được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Trong phân
tích nhân tố EFA, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn bao gồm:
Chỉ số KMO: là một chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố.
Trị số của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp. Nếu
chỉ số KMO nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.
Kiểm định Bartlett: trong phân tích nhân tố, cần kiểm định mối tương quan của các
biến với nhau. Nếu kiểm định này có ý nghĩa (sig. <0,05) thì các biến quan sát có tương
quan với nhau trong tổng thể. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố: là những hệ số tương quan đơn giữa các biến
và các nhân tố, hệ số này ≥ 0,5 (Hair và cộng sự, 1998). Thang đo được chấp nhận khi tổng
phương sai trích lớn hơn 50% (Gerbing và Anderson, 1988). Phương pháp trích “Principal
Component Analysis” được sử dụng trong phân tích nhân tố thang đo các thành phần độc
lập.
Hệ số eigenvalue: (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn
hơn 1. Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3 để đảm bảo
giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
Tổng phương sai trích: Tỷ lệ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp, thể hiện các nhân
tố được cô đọng bao nhiêu % và tỷ lệ thất thoát bao nhiêu % trong 100% (Gerbing và
Anderson, 1988).

23
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

3.3.3. Phân tích hồi quy


Phân tích hồi quy đa biến để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, phương pháp được
sử dụng là phương pháp đưa vào lần lượt “Enter”. Các nhà nghiên cứu thường sử dụng hệ
số R2 để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu. Kiểm định F trong bảng phân
tích phương sai sẽ cho biết biến phụ thuộc có mối liên hệ với toàn bộ biến độc lập hay không
(Sig. < 0,05, mô hình xây dựng phù hợp và ngược lại).
Phân tích ANOVA: nhằm đánh giá sự khác biệt giữa các nhân tố, phân tích ANOVA
cho thấy trị số F có mức ý nghĩa Sig. Nếu Sig. <0,05 thì mô hình hồi quy phù hợp với dữ
liệu thu thập được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.
Hệ số phóng đại phương sai VIF: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Nếu VIF > 10
thì có hiện tượng đa cộng tuyến (Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Tuy nhiên, trên thực tế thực hành, giá trị VIF thường được so sánh với 2. Nếu VIF < 2 không
có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập và ngược lại.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Về phương pháp thống kê mô tả
Về cơ cấu khảo sát theo giới tính, trên 196 mẫu khảo sát đạt chuẩn, trong đó nữ chiếm
127 người tương ứng với 64,8%, nam là 69 người tương ứng với 35,2%.
Khảo sát có 5 nhóm sinh viên với cơ cấu: sinh viên năm nhất có 41 người chiếm 20,9%,
năm 2 có 110 người chiếm 56,1%, năm 3 có 33 người chiếm 16,8%, năm 4 có 10 người
chiếm 5,1%, nhóm còn lại có 2 người chiếm 1%.
Về nhóm ngành, kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhóm ngành kinh tế có 133 người chiếm
67,9%, nhóm ngành nông nghiệp có 21 người chiếm 10,7%, nhóm ngành kỹ thuật có 12
người chiếm 6,1%, nhóm ngành công nghệ có 21 người chiếm 10,7% và các nhóm ngành
khác có 9 người chiếm 4,6%.
Bảng 2: Thống kê mô tả nhân khẩu học

Nội dung Tần suất Tỷ lệ

Nam 69 35,2%
Giới tính
Nữ 127 64,8%

Năm nhất 41 20,9%

Năm học Năm hai 110 56,1%

Năm ba 33 16,8%

24
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Năm bốn 10 5,1%

Khác 2 1%

Kinh tế 133 67,9%

Nông nghiệp 21 10,7%

Ngành học Kỹ thuật 12 6,1%

Công nghệ 21 10,7%

Khác 9 4,6%
Nguồn: Phân tích của nhóm tác giả
4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo
Kết quả phân tích cho thấy tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha. Cụ thể xếp theo thứ tự từ cao đến thấp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các biến
quan sát như sau:
Thứ nhất, hệ số Cronbach’s Alpha cao nhất là 0,882 của biến yếu tố động cơ.
Thứ hai, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của biến ý định khởi nghiệp là 0,865.
Thứ ba, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của biến yếu tố khả năng là 0,842.
Thư tư, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của biến yếu tố cơ hội là 0,822.
Thứ năm, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của yếu tố nguồn lực là 0,756.
Thứ sáu, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của yếu tố chương trình đào tạo là 0,73.
Thứ bảy, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của biến nhận thức sự hữu ích là 0,653.
Cuối cùng, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhận thức kiểm soát hành vi thấp nhất
đạt 0,649.

4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA


Sau khi xem bảng ma trận xoay lần I, nhóm nghiên cứu nhận thấy các biến KS4 và DT4
không đạt yêu cầu do hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố (Factor Loadings) < 0,5 (Hair
và cộng sự, 1988).
Sau đó, tác giả tiến hành loại các biến KS4, DT4 rồi chạy ma trận nhân tố xoay lần II,
kết quả cho thấy tất cả các biến còn lại đều đạt yêu cầu của mô hình.
Hệ số KMO = 0,813 thỏa mãn yêu cầu 0,5 < KMO < 1 và kiểm định Bartlett có Sig. =
0,000 < 0,05 cho thấy phân tích nhân tố khám phá EFA là thích hợp với dữ liệu thực tế thu
được. Tại Eigenvalues = 1,130 ≥ 1 đạt yêu cầu, phương sai trích được là 66,606% cho thấy
25
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

có nghĩa là có 66,606% thay đổi ý định khởi nghiệp bằng nông nghiệp công nghệ cao của
sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội được giải thích bởi các biến
quan sát.
Bảng 3: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test

Hệ số KMO 0,813

Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 2025,778

Kiểm định Bartlett df 325

Sig. 0,000
Nguồn: Phân tích của nhóm tác giả

4.4. Phân tích hồi quy


Các hệ số phóng đại phương sai VIF của các nhóm yếu tố đều nhỏ hơn 2,000. Vì vậy,
các biến độc lập không có tương quan đến nhau, không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
giữa các biến độc lập. Để các nhóm yếu tố đạt điều kiện cần có hệ số Sig, <0,05, do đó sau
khi chạy phân tích hồi quy, nhóm nghiên cứu nhận thấy các biến CH, KN, HI, DT cần được
loại bỏ do có hệ số Sig > 0,05. Ngoài ra, các biến còn lại là DC, NL, KS đều có hệ số Sig <
0,05 nên mô hình vẫn có ý nghĩa thống kê thực tiễn.
Hệ số R-squared hiệu chỉnh bằng 0,617, nghĩa là 61,7% sự thay đổi về biến ý định khởi
nghiệp được giải thích bởi sự biến thiên của các biến độc lập trong mô hình. Mức độ đóng
góp và tầm quan trọng của các biến độc lập đối với mô hình cũng sẽ được thảo luận và đưa
ra giải pháp trong phần sau.
5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của nhóm nhằm đánh giá mức độ tác động của các yếu tố (động
cơ, cơ hội, khả năng, nguồn lực, nhận thức sự hữu ích, nhận thức kiểm soát hành vi, chương
trình đào tạo) đến ý định khởi nghiệp nông nghiệp công nghiệp cao của sinh viên. Bài nghiên
cứu này cung cấp hỗ trợ thực nghiệm cho các thành phần khởi nghiệp. Nghiên cứu đại diện
cho một trong số ít phân tích thực nghiệm về cuộc tranh luận đang diễn ra về việc liệu có
thể khởi nghiệp nông nghiệp CNC hay không. Nhóm tác giả đã xem xét cả mô hình cấu trúc
nghiên cứu MOA (động cơ, cơ hội, khả năng), mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB
(Ajen 1991) và mô hình chấp nhận công nghệ TAM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba yếu
tố ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp nông nghiệp cao của sinh viên các trường đại
học trên địa bàn thành phố Hà Nội, được sắp xếp theo thứ tự giảm dần bao gồm: động cơ
khởi nghiệp, nhận thức kiểm soát hành vi và nguồn lực. Không giống những nghiên cứu
trước (Chang Hui-Chen, Tsai Kuen-Hung & Peng Chen-Yi (2014), Seun Azeez Agbola
(2017)). Nghiên cứu này kết luận cơ hội, khả năng, nhận thức sự hữu ích, và chương trình
đào tạo không có ý nghĩa thống kê.

26
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP


6.1. Về yếu tố động cơ ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp bằng nông nghiệp công nghệ
cao của sinh viên
Về phía Nhà trường. Thứ nhất, giảng viên cần có những sự khích lệ và tạo động lực,
giúp sinh viên tiếp cận và hình thành tư duy, ý định khởi nghiệp từ sớm. Thứ hai, chương
trình học cần thường xuyên được cập nhật, có nhiều sự kết hợp dạy học thông qua trải
nghiệm để giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc và học hỏi lối tư duy của những người thực tế
đã khởi nghiệp. Thứ ba, nhà trường tích cực truyền thông về những tấm gương trong việc
khởi nghiệp, kích thích động lực khởi nghiệp của sinh viên.
Về phía các tổ chức, doanh nghiệp, cần quan tâm đến việc khởi nghiệp nên phối hợp và
hỗ trợ các dự án khởi nghiệp của sinh viên, nên có chính sách hỗ trợ và bảo trợ về mặt kinh
phí hoặc chuyên môn để giúp các dự án khởi nghiệp của sinh viên có cơ hội được ươm mầm
phát triển.
6.2. Về yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi gây ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên
Thứ nhất, bản thân sinh viên cần có sự hiểu biết và xác định được mong muốn, mục
đích của mình trong việc khởi nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Thứ hai, nhận thức chi phối việc thực hiện hành vi nên sinh viên cần chủ động học hỏi,
tìm hiểu kiến thức, nên tham gia các cuộc thi về khởi nghiệp để được tiếp cận thực tế cách
tự xây dựng, điều hành và phát triển một dự án, tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết.
Thứ ba, điều cốt lõi để yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi có giá trị chính là niềm tin,
vậy nên bản thân sinh viên phải có niềm tin vào những ý định, mong muốn của mình, có
niềm tin vào những việc mình làm, có kế hoạch cụ thể để tiếp thu tri thức, sáng tạo và hiện
thực hóa những ý tưởng của mình.
6.3. Về yếu tố nguồn lực ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Về phía nhà trường, các trường đại học nên khuyến khích, hỗ trợ sinh viên thành lập và
duy trì các câu lạc bộ, tổ chức trong lĩnh vực kinh doanh, khởi nghiệp, tổ chức các hoạt động
ngoại khóa, các cuộc thi phong trào khởi nghiệp mà qua đó sinh viên có thể tự lên ý tưởng
và thực hiện các dự án kinh doanh nhỏ. Thông qua việc giúp sinh viên có cơ hội tích lũy
kinh nghiệm, đây chính là đang thúc đẩy yếu tố nguồn lực về con người.
Về phía Nhà nước, nên có chính sách đảm bảo duy trì nguồn vốn hỗ trợ cho người trẻ
khởi nghiệp. Bên cạnh đó, phát triển thêm các kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp
khởi nghiệp.

27
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

7. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã xác định được ba nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp bằng nông nghiệp công nghệ cao của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đó là: động cơ khởi nghiệp, nhận thức kiểm soát hành vi và nguồn lực. Nhóm tác giả đã đề
xuất các giải pháp, khuyến nghị dưới nhiều góc nhìn khác nhau, góp phần thúc đẩy ý định
khởi nghiệp bằng nông nghiệp CNC ở sinh viên, đồng thời góp phần vào sự phát triển nền
nông nghiệp nước nhà theo hướng công nghệ cao nói riêng và sự phát của triển đất nước nói
chung. Bài nghiên cứu cũng đã cung cấp một lượng lớn tổng quan các tài liệu có liên quan
đến đề tài nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế như: kích thước mẫu còn
nhỏ (N=289) và mới chỉ tập trung tại Hà Nội, chưa đại diện được các yếu tố ảnh hưởng đến
ý định khởi nghiệp của sinh viên trên toàn Việt Nam, thời gian thực hiện khảo sát ngắn, mẫu
chưa có tỉ lệ cân bằng về giới tính, ngành học, năm học nên còn hạn chế về tính tổng quát
của nghiên cứu. Với hạn chế này, nhóm nghiên cứu đề xuất các bài nghiên cứu trong tương
lai tiếp tục tiến hành khảo sát với kích thước mẫu lớn hơn, quy mô rộng hơn và tổng thể hơn.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu tương lai về chủ đề khởi nghiệp của sinh viên nên mở rộng đối
tượng khảo sát là những sinh viên đã ra trường và đã khởi nghiệp. Có thêm góc nhìn và sự
đánh giá của người có kinh nghiệm về khởi nghiệp sẽ giúp các nhân tố trong nghiên cứu có
ý nghĩa thực tiễn hơn.

28
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Akmaliah (2009), Entrepreneurship as a Career Choice: An Analysis of
Entrepreneurial Self-Efficacy and Intention of University Students.
2. Nguyễn Tuấn Anh (2019), Ý định, động cơ và mong muốn khởi nghiệp của thanh
niên Việt Nam hiện nay.
3. Ajzen, I. (1991), The theory of planned behavior. Organizational Behavior and
Human Decision Processes, 50(2), 179-211.
4. Farah Adila Abdullah & Bahaman Abu Samah (2014), Factors Influencing
Inclination toward Agriculture Entrepreneurship among Students in Agriculture Learning
Institute.
5. Bandura, Albert, and Daniel Cervone (1986), Differential engagement of self-
reactive influences in cognitive motivation. Organizational behavior and human decision
processes, 38.1: 92-113.
5. Bird, B. (1988), Implementing entrepreneurial ideas: The case for intention. Academy
of Management Review, 13(3), 442-453.
6. Chuttur, Mohammad Y (2009), Overview of the technology acceptance model:
Origins, developments and future directions. Working Papers on Information Systems, 9.37:
9-37.
7. Huichen Chang, Tsai Kuen-Hung, Chen-Yi Peng (2014), The entrepreneurial
process: an integrated model.
8. Davis, Fred D (1985), A technology acceptance model for empirically testing new
end-user information systems: Theory and results. Diss. Massachusetts Institute of
Technology.
9. Trần Hoàng Dũng, Nguyễn Phương Mai, Lưu Thị Minh Ngọc (2018), Các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành quản trị kinh doanh trên địa bàn thành
Hà Nội.
10. Fishbein, M., Ajzen (1975), Belief, aitude, intention and behavior: An introduction
to theory and research. Addison-Wesley, Reading, MA.
11. Fishbein & Ajzen (1975), Theory of Reasoned Action – TRA.
12. Võ Văn Hiền, Lê Hoàng Vân Trang (2020), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang.
13. Hui-Chen, Chang, Tsai Kuen-Hung, and Peng Chen-Yi (2014), The entrepreneurial
process: an integrated model. International Entrepreneurship and Management Journal,
10.4: 727-745.
14. Krueger, N. F., & Brazeal, D. V. (1994), Entrepreneurial potential and potential
entrepreneurs. Entrepreneurship Theory and Practice, 18(3), 91-104.
15. Kuckertz, A., & Wagner, M. (2010), The influence of sustainability orientation on
entrepreneurial intentions - Investigating the role of business experience. Journal of
Business Venturing, 25(5), 524-539.

29
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

16. Legris, Paul, John Ingham, and Pierre Collerette (2003), Why do people use
information technology? A critical review of the technology acceptance model. Information
& management, 40.3: 191-204.
17. Peterman, Nicole E., and Jessica Kennedy (2003), Enterprise education: Influencing
students’ perceptions of entrepreneurship. Entrepreneurship theory and practice. 8.2:129-
144.
18. Vũ Quỳnh Nam (2020), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên trường đại học kinh tế & quản trị kinh doanh thái nguyên.
19. Seun Azeez Olugbola (2016), Exploring entrepreneurial readiness of youth and
startup success components: Entrepreneurship training as a moderator.
20. Siemsen, E., Roth, A.V., Balasubramanian, S. (2008), How motivation, opportunity,
and ability drive knowledge sharing: The constraining-factor model. Journal of Operations
Management, 26(3), 426-445.
21. Thanh, Nguyễn Duy, và Cao Hào Thi (2020), Mô hình cấu trúc cho sự chấp nhận
và sử dụng ngân hàng điện tử ở VN. Tạp chí Phát triển Kinh tế.
22. Trương Đức Thao, Nguyễn Trung Thùy Linh (2019), Một số nhân tố tác động đến
ý định khởi nghiệp của sinh viên.
23. Turker, Duygu, and Senem Sonmez Selcuk (2009), Which factors affect
entrepreneurial intention of university students?. Journal of European industrial training.

30
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

KHẢ NĂNG BỊ LỪA ĐẢO ĐẦU TƯ THEO MÔ HÌNH PONZI CỦA CÁC CÁ NHÂN
VIỆT NAM TRÊN CÁC SÀN GIAO DỊCH TIỀN MÃ HÓA

Nguyễn Thị Nhung1, Nguyễn Tuấn An1,*, Tô Thị Nguyệt Hà1, Lê Tạ Hồng Thanh1
1
Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội
*
Email: nguyentuanan.6202@gmail.com, Tele: (+84) 964 830 602
Tóm tắt: Thông qua kết quả khảo sát 432 người dân Việt Nam, trong đó có 311 câu trả lời
hợp lệ, kết hợp sử dụng mô hình hồi quy đa biến, nghiên cứu chỉ ra rằng 2 yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng bị lừa đảo đầu tư theo mô hình Ponzi của các cá nhân trên sàn giao dịch tiền
mã hóa, bao gồm: mối quan hệ và sự tin tưởng, kiến thức về tiền mã hóa. Trong đó, yếu tố
về mối quan hệ và sự tin tưởng có ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng bị lừa đảo đầu tư của
các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm
phòng tránh các vụ lừa đảo đầu tư trong giao dịch tiền mã hóa ở góc độ cơ quan quản lý nhà
nước và các cá nhân. Cụ thể, cơ quan quản lý Nhà nước nên: (i) Hoàn thiện khung chính
sách về tiền mã hóa; (ii) Thiết lập chế tài xử phạt nặng đối với các đối tượng cầm đầu lừa
đảo và (iii) Phổ cập các kiến thức về các sản phẩm tài chính mới. Về phía các cá nhân, cần
phải; (ii) trang bị đầy đủ kiến thức về các loại tiền mã hóa mới, các hình thức đầu tư mới;
(ii) Tạo lập tư duy đầu tư vững vàng và (iii) Luôn mang ý thức tinh thần cảnh giác cao về
các lời mời gọi của các cơ hội đầu tư.
Từ khoá: Mô hình Ponzi, Lừa đảo đầu tư, Tiền mã hoá, Khả năng bị lừa đảo đầu tư.

I. GIỚI THIỆU
Tên gọi mô hình lừa đảo Ponzi được bắt nguồn từ kế hoạch lừa đảo “tiền đổi tiền” của
Charles Ponzi. Dưới danh nghĩa công ty Giao dịch Chứng khoán, Charles Ponzi cam kết tra
lãi cam kết trả lãi là 50% số tiền cho các nhà đầu tư trong vòng 45 ngày hoặc 100% trong
90 ngày, các nhà đầu tư ngay lập tức bị thu hút. Nhưng trên thực tế, Ponzi trả lợi nhuận cho
các nhà đầu tư từ tiền của chính họ hoặc tiền được trả bởi các nhà đầu tư tiếp theo, chứ
không phải từ lợi nhuận mà cá nhân hoặc tổ chức điều hành hoạt động kiếm được. Cứ như
vậy khi vụ việc bị vỡ lở, số tiền duy nhất Ponzi có cho đến giờ là tiền lấy từ các nhà đầu tư.
Những khoản lợi nhuận khổng lồ mà Ponzi đưa ra chỉ là ảo. Trong nhiều năm qua, các
thương vụ lừa đảo liên quan đến mô hình Ponzi đã trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia. Đặc
biệt khi các đồng tiền điện tử như Bitcoin được chấp nhận sử dụng để mua hàng hóa hoặc

31
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

dịch vụ tại một số quốc gia và bắt đầu giao dịch trên các sàn giao dịch trực tuyến, nguy cơ
những kẻ lừa đảo sử dụng mô hình Ponzi để thu hút các nhà đầu tư vào các loại tiền ảo tương
tự để thu về lợi nhuận bất chính như BitConnect và PlusToken.
Ở Việt Nam, vào ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số
giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên
công nghệ chuỗi khối (Blockchain). Quyết định này đã mở rộng cánh cửa cho sự phát triển
tiền mã hóa trong nước, tuy nhiên cũng điều kiện để tội phạm tài chính thực hiện hành vi
gian lận qua tiền mã hóa bởi tính thiếu quy định, có lợi ích về quyền riêng tư cũng như đặc
tính ẩn danh hoàn thành trên các sàn giao dịch. Tại Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ
khi trong vòng hơn 10 năm qua đã có rất nhiều cá nhân Việt Nam đã bị lôi kéo tham gia vào
các sàn giao dịch tiền ảo. Có thể kể đến vụ lừa đảo đầu tư tiền ảo iFan và Pincoin vào năm
2017 hay mô hình hoạt động của các sàn: Wefinex, Raidenbo, Bitono, Pocinex, Deniex,
Remitex, Binanex, Fxtradingmarket,...
Thực tế nêu trên đã truyền cảm hứng cho nhiều học giả Việt Nam đã quan tâm đến chủ
đề này. Tuy nhiên, nội dung của các nghiên cứu này có các trọng tâm khác nhau, bao gồm
gian lận đầu tư theo nghiên cứu của Phạm và Nguyễn (2009) và tiền điện tử như nghiên cứu
của Trần và Ngô (2020). Đây là nghiên cứu đầu tiên tiếp cận lừa đảo Ponzi trên các sàn giao
dịch tiền điện tử tại Việt Nam, bài báo này nhằm mục đích xem xét lý do tại sao người Việt
Nam bị lừa đảo trên thị trường này. Tuy nhiên, việc tiếp cận với các nhà đầu tư đã từng bị
lừa đảo là bất khả thi do các nhà đầu tư luôn né tránh trả lời về những thất bại của bản thân
trong khi không có một cơ sở dữ liệu đầy đủ thống kê về sự việc này. Do đó, nhóm nghiên
cứu tập trung vào việc đánh giá khả năng bị lừa đảo đầu tư của các cá nhân Việt Nam (bao
gồm cả những người chưa bao giờ bị lừa đảo và/hoặc đã từng bị lừa đảo) và xác định các
nhân tố ảnh hưởng tới khả năng bị lừa đảo đầu tư của các cá nhân Việt Nam. Từ đó, nghiên
cứu sẽ đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp giúp các nhà đầu tư tránh các hình thức lừa
đảo đầu tư Ponzi, đặc biệt là thị trường tiền mã hóa.. Do đó, 311 phản hồi hợp lệ được phân
tích bằng hồi quy đa biến cho thấy vai trò quan trọng của niềm tin và sự thèm muốn rủi ro
của các cá nhân liên quan đến tính nhạy cảm của họ đối với các kế hoạch Ponzi tiền điện tử.
Từ đó, những phát hiện của chúng tôi sẽ đề xuất một số khuyến nghị để giúp các nhà đầu tư
tránh lừa đảo đầu tư Ponzi, đặc biệt là trong thị trường tiền điện tử.
Về cấu trúc của nghiên cứu, sau phần Introduction, phần 2 sẽ trình bày tổng quan tình
hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết. Sau đó, phần 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên
cứu với việc thiết kế bảng hỏi, thu thập và phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu sẽ được
trình bày ở phần 4 mà ngay sau đó là phần 5 với nội dung thảo luận kết quả nghiên cứu. Kết
luận ở phần 6 sẽ đưa ra các hàm ý, đề cập đến hạn chế của nghiên cứu này và đề xuất các
nghiên cứu trong tương lai.

32
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT


Trong nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu đã dành sự quan tâm đặc biệt cho chủ đề về
lừa đảo đầu tư, trong nỗ lực đi tìm lý do để giải thích tại sao các cá nhân dễ dàng tham gia
vào các giao dịch tiền kỹ thuật số thông qua mô hình lừa đảo Ponzi. Tổng quan nghiên cứu
và cơ sở lý luận cho thấy chủ đề nghiên cứu này thuộc về môn khoa học liên ngành, kết hợp
cả lý thuyết tội phạm học, lý thuyết tài chính truyền thống, lý thuyết hành vi và tài chính
hành vi.
Ở góc độ lý thuyết tội phạm học, lý thuyết về sự cả tin (Gullibillity) được viện dẫn bởi
Jacobs & Schain (2011), Blois & Ryan (2013), Greenspan & Woods (2016) để giải thích
cho lý do mà các cá nhân tham gia vào các vụ lừa đảo Ponzi. Cụ thể, dựa vào lý thuyết mối
quan hệ của Fiske (1992), Blois & Ryan (2013) đã phân tích lại vụ lừa đảo Madoff Ponzi và
lập luận rằng sự tin tưởng được hình thành từ chính các mối quan hệ giữa các thành viên
trong cùng cộng đồng có lợi ích chung. Điểm này cũng tương đồng với lý thuyết TPB của
Ajzen (1991). Theo đó, yếu tố mối quan hệ và sự tin tưởng nằm trong chuẩn mực chủ quan
của mô hình TPB, và được hiểu là nhận thức của cá nhân với những người tham khảo quan
trọng của cá nhân đó cho rằng hành vi nên hay không nên thực hiện.
Kẻ chủ mưu thường cố gắng để tạo niềm tin cho con mồi (Ji, 2019). Họ có thể sử dụng
các nhân vật của công chúng, những người có ảnh hưởng và người nổi tiếng để tiếp cận các
nạn nhân tiềm năng ở quy mô lớn hơn. Ngoài ra, những kẻ chủ mưu thường có tài hùng biện
với kỹ năng giao tiếp tốt và quan hệ công chúng xuất sắc để thực hiện hành vi lôi kéo và lừa
đảo (Kasim và cộng sự, 2020). Còn ở góc độ nạn nhân, họ sẽ tham gia vào các thương vụ
đầu tư mà không suy nghĩ quá nhiều bởi hoàn toàn tin vào những điều mà người thân hay
người nổi tiếng đề cập.
Chung quan điểm với Blois & Ryan (2013), Obamuyi và cộng sự (2018), Amoah (2018)
cũng như Deb & Sengupta (2020), Huang và cộng sự (2020) coi yếu tố “lời giới thiệu của
bạn bè” và “sự cả tin của các nhà đầu tư” như là yếu tố đầu tiên dẫn tới việc tham gia vào
các giao dịch tiền ảo. Mới đây nhất, Halim và cộng sự (2021) đã tiến hành một loạt các cuộc
phỏng vấn trực tiếp với các nạn nhân của kế hoạch Ponzi với một loạt các câu hỏi bán cấu
trúc, theo đó người được phỏng vấn vừa được lựa chọn đáp án từ các multiple choice
questions cũng như trả lời trực tiếp các câu hỏi mở. Kết quả cho thấy các nạn nhân liên quan
đến gian lận Ponzi đều cả tin trên cả bốn yếu tố của lý thuyết về sự cả tin, bao gồm: tình
hình (situation), nhận thức (cognition), tính cách (personality) và trạng thái (state)
(Greenspan, 2009b). Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết 1 (H1): Mối quan hệ và sự tin tưởng (AT) có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến
khả năng bị lừa đảo đầu tư theo mô hình Ponzi của các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam trên
các sàn giao dịch tiền mã hóa (IS).
Ở góc độ lý thuyết tài chính truyền thống, Amoah (2018) cho rằng khẩu vị rủi ro là nhân
tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định tham gia mô hình lừa đảo đầu tư Ponzi của nhà đầu
tư. Những người có mức độ chấp nhận rủi ro cao chấp nhận sự biến động của thị trường tài

33
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

chính, điều này ngược lại với những người có mức độ chấp nhận rủi ro thấp lại thích sự ổn
định (Grable và Lytton, 1988). Theo Wyk và Benson (1997), tuổi tác và thái độ đối với việc
chấp nhận rủi ro tài chính có liên quan đáng kể đến khả năng trở thành nạn nhân. Kỳ vọng
về lợi nhuận, hội chứng làm giàu là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc tham gia
chương trình Ponzi (Obamuyi và cộng sự, 2018; Deb & Sengupta, 2020). Do vậy, giả thuyết
sau được đề xuất để kiểm định:
Giả thuyết 2 (H2): Khẩu vị rủi ro (RA) có ảnh hướng cùng chiều (+) đến khả năng bị
lừa đảo đầu tư theo mô hình Ponzi của các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam trên các sàn giao
dịch tiền mã hóa (IS).
Ở góc độ lý thuyết hành vi và tài chính hành vi, theo lý thuyết TPB, thái độ giúp một
cá nhân quyết định có nên thực hiện một hành động cụ thể hay không bằng cách xem xét
các chuỗi ý nghĩa tiêu cực và tích cực của nó. Thái độ được định nghĩa là một hành vi tâm
lý và nhận thức mà các cá nhân thể hiện bằng cách đánh giá bất kỳ yếu tố cụ thể nào với
mức độ ưa thích hoặc không ưa thích (Eagly & Chaiken, 1993). Thái độ đối với lừa đảo đầu
tư là thể hiện nhận thức tích cực hay tiêu cực của cá nhân về việc tham gia các khoản đầu
tư, sẽ được hình thành từ những kiến thức của nhà đầu tư. Amoah (2018) chỉ ra rằng kiến
thức đầu tư, nhận thức về sự thất bại khi đầu tư, hiểu biết về Ponzi có tác động làm sụt giảm
tham gia đầu tư vào Ponzi. Từ các lập luận trên, giả thuyết sau được đề xuất:
Giả thuyết 3 (H3): Thái độ về lừa đảo đầu tư (AI) có ảnh hưởng ngược chiều (-) đến
khả năng bị lừa đảo đầu tư theo mô hình Ponzi của các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam trên
các sàn giao dịch tiền mã hóa (IS).
Bên cạnh đó, Hidajat (2018) cũng đồng ý rằng hiểu biết tài chính tác động đến quyết
định đầu tư vào mô hình Ponzi và Pyramid. Theo Mason & Wilson (2000), hiểu biết tài
chính là khả năng của các cá nhân để có được, hiểu và đánh giá thông tin liên quan cần thiết
để thực hiện các quyết định với nhận thức về những điều có thể để lại những kết quả tài
chính sau này. Hiểu biết tài chính là một chuỗi các quá trình hay hoạt động nhằm nâng cao
sự tự tin và kỹ năng của người tiêu dùng tài chính để họ có thể quản lý tài chính cá nhân tốt
hơn (OJK, 2017). Mức độ hiểu biết về tài chính càng cao thì khả năng phát hiện các trò gian
lận đầu tư càng tốt (Chariri & cộng sự, 2018). Ngoài ra, Kim & Hanna (2021) chỉ ra rằng
hiểu biết đầu tư khách quan có tác động tiêu cực đến quyết định đầu tư vào tiền mã hóa. Sự
hiểu biết của các nhà đầu tư về đầu tư có ảnh hưởng nhiều đến việc họ có dễ bị rơi vào các
bẫy lừa đảo đầu tư. Do đó, kiến thức đầu tư và các sản phẩm tài chính có tác động ngược
chiều đến việc tham gia vào các khoản đầu tư Ponzi (Amoah, 2018). Tuy nhiên, nghiên cứu
của Hidajat cho rằng ngay cả những người có kiến thức về tài chính tốt (nghề nghiệp, học
vấn, giới tính và thu nhập) vẫn bị mắc bẫy dưới những phương thức đầu tư này. Lý giải cho
điều này, Hidajat (2018) khẳng định con người không phải lúc nào cũng đưa quyết định dựa
trên lý trí và sẽ được giải thích bởi lý thuyết về tài chính hành vi. Vì vậy, nhóm nghiên cứu
đề xuất 03 giả thuyết sau:

34
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Giả thuyết 4 (H4): Hiểu biết về đầu tư (KI) có ảnh hưởng ngược chiều (-) đến khả năng
bị lừa đảo đầu tư theo mô hình Ponzi của các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam trên các sàn giao
dịch tiền mã hóa (IS).
Giả thuyết 5 (H5): Hiểu biết về tiền mã hoá (KC) có ảnh hưởng ngược chiều (-) đến
khả năng bị lừa đảo đầu tư theo mô hình Ponzi của các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam trên
các sàn giao dịch tiền mã hóa (IS).
Giả thuyết 6 (H6): Hiểu biết về mô hình lừa đảo Ponzi (KP) có ảnh hưởng ngược
chiều (-) đến khả năng bị lừa đảo đầu tư theo mô hình Ponzi của các nhà đầu tư cá nhân
Việt Nam trên các sàn giao dịch tiền mã hóa (IS).

Hình 1 tóm tắt lại các giả thuyết nghiên cứu.


Hình 1: Thiết kế nghiên cứu

Nguồn: Nhóm tác giả

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Phát triển bảng hỏi
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng bị lừa
đảo đầu tư theo mô hình Ponzi của các cá Việt Nam trên các sàn giao dịch tiền mã hoá và
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, nghiên cứu đã lên bảng hỏi và gửi tới các cá nhân là
người Việt Nam nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp như sau:
• Đối tượng khảo sát: Các cá nhân là người Việt Nam
• Hình thức khảo sát: Bảng hỏi online. Đường link như sau:
https://forms.gle/9LhiBp1iWGvEJFuf7

35
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

• Thời gian khảo sát: Tháng 2/2022


• Nội dung khảo sát:
Trên cơ sở thiết kế nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu đã phát triển bảng hỏi online bao
gồm hai phần chính: (i) Các thông tin chung và (ii) Nội dung bảng hỏi. Phần đầu tiên yêu
cầu những người được phỏng vấn cung cấp thông tin chung về nhân khẩu học của cá nhân
họ như giới tính, tuổi, trình độ giáo dục, thu nhập, tình trạng hôn nhân, khu vực địa lý đang
sinh. Phần thứ hai có 07 nhóm câu hỏi chính, đại diện cho khả năng bị lừa đảo đầu tư theo
mô hình Ponzi của các cá nhân Việt Nam và 06 yếu tố, bao gồm: (i) Mối quan hệ và sự tin
tưởng; (ii) Thái độ về lừa đảo đầu tư; (iii) Khẩu vị rủi ro; (iv) Kiến thức về mô hình Ponzi;
(vi) Kiến thức về đầu tư; (vii) Kiến thức về giao dịch tiền mã hoá. Theo đó, nghiên cứu đưa
ra các nhận định và yêu cầu người làm khảo sát đưa ra mức độ đồng ý của mình về các nhận
định đó theo thang đo Likert từ 1 tới 5, trong đó 1 là mức đồng ý thấp nhất và 5 là mức đồng
ý cao nhất.
Thu thập dữ liệu sơ cấp
Nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu với kích thước mẫu là 432 quan sát. Do tiến hành
khảo sát online nên rất nhiều phiếu trả lời không hợp lệ, bao gồm: một số bảng hỏi chọn tất
cả các câu hỏi cùng một phương án và chọn sai các câu hỏi khả nghi (với 131 phiếu trả lời).
Do vậy, nghiên cứu giữ lại số quan sát hợp lệ là 311 phiếu.
Phân tích dữ liệu
Số liệu sau khi được thu thập, sẽ được nhập vào excel để loại bỏ những hiếu trả lời thiếu
dữ liệu, có mức độ đánh giá, cảm nhận của các nhân tố trong mô hình chi là một phương án.
Số phiếu sau khi sàng lọc sẽ được sử dụng phần mềm SPSS (phiên bản 20) để làm cơ sở dữ
liệu để thống kê mô tả, xác định độ tin cậy của các biến, phân tích nhân tố khám phá EFA,
kiểm định tương quan Person và phân tích hồi quy.
Bước 1: Đánh giá sơ bộ thang đo - Kiểm định Cronbach’s Alpha
Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá EFA
Bước 3: Kiểm định tương quan Person
Bước 4: Phân tích hồi quy

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Thống kê mô tả đối tượng khảo sát
Phiếu trả lời thu về sau khi kết thúc khảo sát là 432 phiếu. Tỷ lệ cá nhân phản hồi và
hợp lệ cho phân tích là 311/432 (tương ứng với tỷ lệ 72%). Tỷ lệ này có thể coi là ổn và mức
độ câu hỏi trong bảng hỏi là phù hợp.
Đặc điêm nhân khẩu học của đối tượng điều tra bao gồm giới tính, độ tuổi, trình độ học
vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập hàng tháng, tình trạng hôn nhân và nơi sinh sống. Thông
tin về nhân khẩu được thể hiện trên Bảng 1.

36
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Bảng 1: Thống kê mô tả nhân khẩu học


Đặc điểm Tần số Tỷ lệ
Nam 124 39,9%
Giới tính Nữ 184 59,2%
Khác 3 1%
15 tuổi – 20 tuổi 159 51,1%
21 tuổi – 34 tuổi 121 38,9%
Độ tuổi
35 tuổi – 49 tuổi 26 8,4%
Trên 50 tuổi 5 1,6%
Chưa tốt nghiệp THPT 1 0,3%
Tốt nghiệp THPT 204 65,6%
Trình độ học vấn
Tốt nghiệp đại học, cao đẳng 81 26%
Tốt nghiệp sau đại học, cao đẳng 25 8%
Đã kết hôn 49 15,8%
Tình trạng hôn nhân
Độc thân hoặc đã ly hôn 262 84,2%
Dưới 10 triệu VNĐ 239 76,8%
10 triệu VNĐ - 20 triệu VNĐ 45 14,5%
Thu nhập hàng tháng
20 triệu VNĐ - 40 triệu VNĐ 15 4,8%
Trên 40 triệu VNĐ 12 3,9%
Thành phố Hà Nội 188 60,5%
Nơi sinh sống
Tỉnh, thành phố khác 123 39,5%
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Kết quả phân tích hồi quy:


Sau khi đã thực hiện các bước kiểm định, phần dưới đây trình bày kết quả hồi quy sau
cùng của nghiên cứu. Bảng 2 thể hiện hệ số R2 hiệu chỉnh, theo đó hệ số R2 hiệu chỉnh =
0,161 có nghĩa là có khoảng 16,1% phương sai khả năng bị lừa đảo đầu tư được giải thích
bởi 2 biến độc lập là: Mối quan hệ và sự tin tưởng (AT), và Kiến thức về tiền mã hóa (KC).
Còn lại 83,9% khả năng bị lừa đảo đầu tư theo mô hình Ponzi của các cá nhân Việt Nam
được giải thích bởi các yếu tố khác.

37
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Bảng 2: Hệ số R2 hiệu chỉnh lần 2


R2 hiệu Sai số dự Durbin-
Mô hình R R2
chỉnh đoán Watson
1 0,407a 0,166 0,161 0,74607 2,012
Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 20
Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai là phép kiểm định giả thuyết về
độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Trong Bảng 3 phân tích ANOVA, ta
thấy giá trị sig. rất nhỏ (sig. = 0.000 < 0.05), nên mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu
và có thể sử dụng được.
Bảng 3: Kết quả phân tích kiểm định F
ANOVAa
Tổng các Bình phương
Mô hình df F Sig.
bình phương trung bình
Phần hồi qui 34,106 2 17,053 30,637 0,000b
1 Phần dư 171,439 308 0,557
Tổng cộng 205,545 310
Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS 20
Bảng 4: Kết quả phân tích hồi quy
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy Thống kê đa
chưa chuẩn hóa chuẩn hóa cộng tuyến
Mô hình t Sig.
Sai số Dung
B Beta VIF
chuẩn sai
(Hằng số) 1,536 0,240 6,406 0,000
1 AT 0,361 0,050 0,378 7,269 0,000 1,000 1,000
KC 0,161 0,057 0,147 2,821 0,005 1,000 1,000
Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS 20
Bảng 4 cho thấy phương trình hồi quy tuyến tính được thể hiện như sau:
IS = 0,376 x AT + 0,147 x KC
Như vậy, có một số kết luận như sau:
Về giả thuyết H1, mối quan hệ và sự tin tưởng có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến khả
năng bị lừa đảo đầu tư theo mô hình Ponzi của các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam trên các
sàn giao dịch tiền mã hóa), hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0,378, sig= 0,000. Giả thuyết H1
hỗ trợ nghiên cứu đến 99%.
Về giả thuyết H6, kiến thức về tiền kỹ thuật số có ảnh hưởng ngược chiều (-) đến khả
năng bị lừa đảo đầu tư theo mô hình Ponzi của các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam trên các

38
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

sàn giao dịch tiền mã hóa), hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0,147, sig= 0,005 và β mang dấu
(+). Giả thuyết H6 trái ngược lại với kết quả thực nghiệm.
Về các giả thuyết H2, H3, H4, H5 qua quá trình kiểm định lần lượt bị bác bỏ.

5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có nhân tố mối quan hệ và sự tin tưởng (AT), kiến thức
về tiền mã hóa (KC) có ảnh hưởng đến khả năng bị lừa đảo đầu tư theo mô hình Ponzi của
các cá nhân Việt Nam. Đồng thời, sau khi kiểm định sự khác biệt One-way ANOVA, kết
quả cho thấy không có sự khác biệt của ảnh hưởng của mối quan hệ và sự tin tưởng, kiến
thức về tiền mã hóa đến khả năng bị lừa đảo đầu tư theo mô theo Ponzi của các cá nhân Việt
Nam trên các sàn giao dịch Việt Nam giữa các nhân tố nhân khẩu học.
Thứ nhất, kết quả phân tích hồi quy cho thấy nhóm nhân tố mối quan hệ và sự tin tưởng
(AT) có hệ số hồi quy chuẩn hóa lớn nhất là β = 0,378 và sig. = 0,000 < 0,05. Điều này thể
hiện rằng mối quan hệ và sự tin tưởng là yếu tố tác động mạnh nhất đến khả năng bị lừa đảo
đầu tư theo mô hình Ponzi của các cá nhân Việt Nam trên các sàn giao dịch tiền mã hóa. Về
mặt lý thuyết nạn nhân học, mối quan hệ và sự tin tưởng được lý giải chính bởi lý thuyết về
sự cả tin (Gullibility) của Greenspan (2009), Greenspan & Woods (2016), được bổ sung
thêm bởi lý thuyết về cơ hội trở thành nạn nhân (Cohen và cộng sự, 1981) và yếu tố chuẩn
chủ quan trong mô hình hành vi có kế hoạch TPB (Ajzen, 1991). Trong đó, mọi người
thường dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh họ, đặc biệt là gia đình và bạn bè; việc
cắt đứt mối quan hệ khi chúng ta đã phát triển mối quan hệ cá nhân với người khác là rất
khó. Khi mọi người có mối quan hệ tốt với bất kỳ ai đó, họ rất khó lòng và sợ hãi khi từ chối
lời đề nghị, lời khuyên vì họ không muốn làm đối phương buồn. Bên cạnh đó, kết quả nghiên
cứu cũng phù hợp với nghiên cứu của Amoah (2018), Blois & Ryan (2013), Engel & McCoy
(2011), Kasim và cộng sự (2020), Deb & Sengupta (2020). Về mặt lý thuyết tài chính hành
vi, việc chỉ ra mối quan hệ thuận chiều của mối quan hệ và sự tin tưởng với khả năng bị lừa
đảo đầu tư theo mô hình Ponzi là hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bakar & Yi
(2016) vì hai tác giả này cho rằng hiệu ứng đám đông xảy ra khi các nhà đầu tư tìm đến hành
vi của các nhà đầu tư khác vì họ tin rằng những người khác sở hữu nhiều thông tin hơn.
Trên thực tế, quyết định đầu tư của các cá nhân Việt Nam hầu như đều bị chi phối hoặc
tác động bởi các mối quan hệ xã hội. Mọi người có xu hướng đầu tư theo những lời tư vấn,
giới thiệu từ các mối quan hệ gần gũi như: người thân trong gia đình, họ hàng, bạn bè, đồng
nghiệp,... và cả những người có địa vị cao, tầm ảnh hưởng tốt như: chính trị gia, nhà lãnh
đạo tôn giáo, người nổi tiếng, người truyền cảm hứng,... Người Việt Nam thường cho rằng
những mối quan hệ đó đều là những mối quan hệ tích cực, uy tín và chính thống.
Thứ hai, thật bất ngờ khi kiến thức về tiền mã hóa có ảnh hưởng tích cực (+) đến khả
năng bị lừa đảo đầu tư theo mô hình Ponzi của các cá nhân Việt Nam với hệ số hồi quy
chuẩn hóa β = 0,147 và sig. = 0,005. Kết quả nghiên cứu này cũng trái ngược lại với các kết
luận của các nghiên cứu trước đó về tác động của hiểu biết tài chính nói chung và các sản
39
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

phẩm tài chính nói riêng đến việc trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo đầu tư như nghiên
cứu của Chariri và cộng sự (2018), Kim và Hanna (2021).Trong nỗ lực tìm kiếm lý do giải
thích kết quả này, nghiên cứu nhận thấy một số nguyên nhân chủ yếu sau: (i) Thực trạng
kiến thức về tiền kỹ thuật thông qua mẫu khảo sát. Những cá nhân tham gia khảo sát hầu hết
thuộc thế hệ Z (15-20 tuổi) và thế hệ Millennials (21-34 tuổi) cho thấy kinh nghiệm đầu tư
trên thị trường tiền mã hóa là chưa cao. Dù có kiến thức nhưng khi đi vào đầu tư, các cá
nhân này rất có khả năng bị gài bẫy bởi các thủ đoạn tinh vi của tội phạm công nghệ cao;
(ii) Thực tế những quy định pháp lý về tiền mã hóa ở Việt Nam. Khung pháp lý về đầu tư
tiền mã hóa chưa chặt chẽ để can thiệp và bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư. Các cá nhân
Việt Nam mãi chỉ là các nhà đầu tư có kiến thức và thiếu đi kinh nghiệm thực hành, lượng
nạn nhân bị lừa đảo tiền mã hóa sẽ tiếp tục tăng cao; (iii) Hiểu biết về tài chính không phải
là nhân tố duy nhất tác động đến quyết định đầu tư của các cá nhân trên thị trường tài chính.
Trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư, nhà đầu tư chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố
như chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính, hình ảnh công ty, ý kiến của các nhà tư vấn,
tâm lý đám đông và sự tự tin thái quá (Ghosh & Ray, 1997). Bên cạnh đó, hầu hết các nhà
đầu tư, đặc biệt là có kiến thức đầu tư thường quá tự tin và đánh giá cao bản thân của mình
hơn những gì người khác đánh giá và thường phóng đại sự hiểu biết của mình (Fischhoff và
cộng sự, 1977; Odean, 1998).

6. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH


Nhóm nghiên cứu nhận thấy đây là nghiên cứu định lượng đầu tiên về chủ đề khả năng
bị lừa đảo đầu tư theo mô hình Ponzi trên các sàn giao dịch tiền mã hoá tại Việt Nam. Nghiên
cứu có những đóng góp nhất định về mặt lý thuyết và thực tiễn. Về mặt lý thuyết, nghiên
cứu đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về lừa đảo đầu tư, mô hình lừa đảo đầu tư Ponzi
và khả năng bị lừa đảo đầu tư của các cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư nói chung và
trong các giao dịch tiền mã hóa nói riêng. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu chỉ ra nhân tố ảnh
hưởng lớn nhất tới khả năng bị lừa đảo đầu tư theo mô hình Ponzi của các cá nhân Việt Nam
trên các sàn giao dịch tiền mã hoá chính là yếu tố mối quan hệ và sự tin tưởng. Từ đó, nghiên
cứu đề xuất 02 nhóm giải pháp như sau:
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, thứ nhất là hoàn thiện chính sách và khuôn khổ pháp
luật về tiền mã hoá. Thứ hai, Việt Nam cần phải thực hiện song hành với việc hoàn thiện
khung pháp lý về tiền mã hóa đó là việc nhà nước cần thiết lập một chế tài xử phạt thật nặng
đối với các đối tượng cầm đầu lừa đảo, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi trái
pháp luật. Cuối cùng, để giúp người dân có cơ sở tránh xa các chiêu trò lừa đảo, các cơ quan
quản lý có thẩm quyền cần phổ cập, hỗ trợ cho người dân đầy đủ các kiến thức về các sản
phẩm tài chính mới hình thành, những cảnh báo ban đầu về mô hình Ponzi - vốn là một mô
hình còn xa lạ, chưa phổ biến tại xã hội Việt Nam.
Về phía các cá nhân Việt Nam, trước tiên cần dành khoảng thời gian nhất định học tập,
nghiên cứu, bổ sung đầy đủ các kiến thức cần thiết trước khi rót vốn đầu tư vào bất kì loại
tiền mã hóa nào. Ngoài ra, thì các nhà đầu tư cá nhân cần xây dựng một kế hoạch dài, tránh
40
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

các làn sóng ngắn hạn, có nguyên tắc đầu tư riêng, đồng thời các quyết định đầu tư cần được
phân tích kĩ càng dựa trên các cơ sở thông tin có sẵn. Hơn nữa, các cá nhân Việt Nam cần
có tinh thần cảnh giác cao với các kế hoạch đầu tư được mời chào với lợi nhuận siêu khủng,
nhận tiền theo hàng tháng mà không cần làm bất cứ điều gì.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Thứ nhất là
những hạn chế trong việc xây dựng khung nghiên cứu và thiết kế bảng hỏi. Do đây là đề tài
mới tại Việt Nam, việc xây dựng khung nghiên cứu hoàn toàn dựa trên lý thuyết nền về tài
chính hành vi và tội phạm học và mất khá nhiều thời gian. Thứ hai là những hạn chế liên
quan tới mẫu khảo sát, thể hiện ở chất lượng và số lượng câu trả lời cũng như sự đa dạng
của đối tượng được khảo sát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu trong nước
1. Pham, H. T and Nguyen, Q. X (2009), Các vụ lừa đảo kinh doanh đa cấp nổi tiếng
trên thế giới, Tạp chí Kinh tế Đối Ngoại, Vol. 38, pp. 10-15.
2. Tran., A. T. X. and Ngo., H. T. (2020), Thực trạng và xu hướng phát triển tiền mã
hoá tại Việt Nam - Một số khuyến nghị chính sách, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, Vol.
131, pp. 31– 49.

Tài liệu nước ngoài


1. Ajzen, I. (1991). The Theory of Planned Behavior. Organizational Behavior and
Human Decision Processes, 50(2), 179–211.
2. Amoah, B. (2018). Mr Ponzi with fraud scheme is knocking investors who may open.
Global Business Review, 19(5), 1115-1128.
3. Blois, K. & Ryan, A. (2013). Affinity fraud and trust within financial markets.
Journal of Financial Crime, 20(2), 186-202.
4. Chariri, A., Sektiyani, W., Nurlina, N., & Wulandari, R. W. (2018). Individual
characteristics, financial literacy, and ability in detecting investment scams. Journal
Akuntansi dan Auditing, 15(1), 91-114.
5. Deb, S. & Sengupta, S. (2020). What makes the base of the pyramid susceptible to
investment fraud. Journal of Financial Crime, 27(1), 143-154. 
6. Greenspan, S. (2009a). Foolish action in adults with Intellectual Disabilities: The
forgotten problem of risk-unawareness. In International review of research in mental
retardation, 36, 147-194.
7. Greenspan, S. (2009b). Why We Get Duped and How to Avoid It: Why We Get
Duped and How to Avoid It. ABC-CLIO.
8. Grable, J. E. and Lytton, R. H. (1998), Investor risk tolerance: Testing the efficiency
of demographics as differentiating and classifying factors, Financial Counseling and
Planning, Vol. 9 No. 1, pp. 61–74.

41
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

9. Halim, S. A. A., Nadzri, F. A. A. & Zolkaflil, S. (2021). Gullibility theory and Ponzi
scheme participation among university students in Malaysia. Academy of Strategic
Management Journal, 20, 1-20.
10. Hidajat, T., Primiana, I., Rahman, S. and Febrian, E. (2020). Why are people
trapped in Ponzi and pyramid schemes? Journal of Financial Crime, Volume 28 (1), pp.
187-203. https://doi.org/10.1108/JFC-05-2020-0093.
11. Hidajat, T. (2018). Financial Literacy, Ponzi, and Pyramid Scheme in Indonesia.
Jurnal Dinamika Manajemen.  9(2), 198-205.
12. Huang, L., Li, O. Z., Lin, Y., Xu, C., & Xu, H. (2021). Gender and age-based
investor affinities in a Ponzi scheme. Humanities and Social Sciences Communications, 8(1),
1-12.
13. Jacobs, P. & Schain, L. (2011). The Never Ending Attraction of the Ponzi Scheme.
Journal of Comprehensive Research, 9, 40-46.
14. Kasim, E. S., Zin, N. M., Padil, H. M., & Omar, N. (2020). Ponzi scheme and its
prevention: insights from Malaysia. Management & Accounting Review (MAR), 19(3).
15. Kim, K. T., & Hanna, S. D. (2021). Investment literacy, overconfidence and
cryptocurrency investment. SSRN Paper.
16. Obamuyi, T., Iriobe, G., Afolabi, T. S., & Oni, A. O. (2018). Factors influencing
ponzi scheme participation in Nigeria. Advances in Social Sciences Research Journal, 5(5).
17. Wyk, J. V. and Benson, M. L. (1997), Fraud victimization: Risky business or just
bad luck?, American Journal of Criminal Justice, Vol. 21 No. 2, pp. 163-179.

42
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HÀNH VI CHIA SẺ TIN GIẢ TRÊN MẠNG BỐI
CẢNH COVID-19 TẠI VIỆT NAM

Mai Thị Bích Ngọc1,*, Nguyễn Thùy Trang1, Đỗ Thanh Xuân1


1
Khoa Khoa học Quản lý, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, 207 Giải Phóng, Đồng Tâm,
Hai Bà Trưng, Hà Nội
*Email: maingoc8cbm@gmail.com; Tel: (+84) 399 394 026
Tóm tắt: Việc lan truyền tin tức giả mạo về dịch COVID-19 trên các phương tiện truyền
thông đại chúng đặc biệt là mạng xã hội đang ngày càng gia tăng trong thời gian qua. Tuy
nhiên các bài nghiên cứu về những yếu tố tác động đến hành vi này lại rất hạn chế tại Việt
Nam. Chính vì lý do đó, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát với số phản hồi hợp lệ là
277 phiếu tại Việt Nam về những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tin giả. Nghiên cứu
sử dụng khung lý thuyết Sử dụng và Hài lòng (Uses and Gratification) và xử lý dữ liệu bằng
phần mềm PLS-SEM. Kết quả cho thấy lòng vị tha là yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đến
hành vi chia sẻ thông tin sai lệch trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như xã hội
hóa và tìm kiếm thông tin cũng được dự đoán là có tác động đến hành vi này. Ngược lại, kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố giải trí không có bất kì mối liên hệ nào với việc chia sẻ
thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đưa ra một số ý nghĩa
thực tiễn, ý nghĩa lý thuyết và giải pháp tham khảo nhằm quản lý và ngăn chặn việc lan
truyền tin giả trên mạng xã hội.
Từ khóa: Covid-19; mạng xã hội, tin giả

1. GIỚI THIỆU
Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều tin đồn và các câu chuyện sai sự thật liên quan đến
COVID-19 đang được lan truyền khó kiểm soát và gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Khi
nhu cầu tìm kiếm phương pháp chữa trị COVID-19 càng gia tăng thì tin tức giả mạo càng
được lan rộng và trở thành mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Quá nhiều tin tức
giả mạo khiến lòng tin của người dân vào chính quyền, vào các tổ chức uy tín sụt giảm. Các
thông tin sai lệch có thể khiến người đang điều trị bệnh bị nặng hơn, công tác phòng chống
dịch gặp nhiều khó khăn hơn. Chính vì thế, cần thiết phải có những nghiên cứu tìm hiểu
những yếu tố tác động tới sự gia tăng chia sẻ thông tin sai lệch trên mạng xã hội từ đó đưa
ra các phương pháp hạn chế sự gia tăng này. Tuy nhiên, những nghiên cứu về đề tài này còn
rất hạn chế, đặc biệt là ở Việt Nam.

43
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Những nghiên cứu trước đây thường chỉ lấy mẫu là các sinh viên đại học, bài nghiên
cứu này tập trung vào người dùng mạng xã hội nói chung (Đào Văn Phương & cộng sự,
2021). Nghiên cứu lấy bối cảnh là Việt Nam, một quốc gia đang phát triển và bùng nổ số
lượng người dùng mạng xã hội. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến
phức tạp, nhóm tác giả tin rằng, nghiên cứu sẽ giúp cộng đồng có thêm hiểu biết về những
yếu tố tác động tới hành vi chia sẻ tin tức giả mạo của cá nhân hoặc tổ chức trên các phương
tiện truyền thông đặc biệt là mạng xã hội. Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu thực nghiệm
thông qua thu thập số liệu trực tuyến liên quan tới hành vi chia sẻ tin giả trên mạng xã hội
để tìm hiểu các yếu tố tác động tới hành vi, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế sự
gia tăng tin giả và ngăn chặn bớt tác động của chúng tới sức khỏe cộng đồng.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU


Tin giả hay còn gọi là tin tức giả mạo là thuật ngữ dùng để chỉ những thông tin không
chính xác, sai lệch được đăng tải nhằm mục đích phổ biến là đánh lừa khiến người khác tin
vào điều sai sự thật hoặc nghi ngờ sự thật (McGonagle, 2017) hoặc theo Allcott và Gentzkow
(2017), tin giả được hiểu là những tin tức, bài báo được cố tình đưa lên các phương tiện
truyền thông với nội dung không chính xác trong thực tế nhằm đánh lừa độc giả.
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters (2020) dựa trên 225 thông tin
sai lệch có liên quan đến dịch COVID-19, có đến 88% lượng thông tin này xuất hiện trên
các nền tảng mạng xã hội, trong khi con số này chỉ là 9% đối với truyền hình và 8% đối với
báo chí. Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã gọi đây
là một “đại dịch tin giả” (infodemic) và đưa ra cảnh báo: “Tin giả lan truyền nhanh và dễ
dàng hơn cả virus, nhưng mức độ nguy hiểm thì không hề thua kém” (Reuters, 2020). Chịu
tác động trực tiếp chính là nạn nhân bị làm giả tin tức khiến họ bị xúc phạm đến danh dự và
ảnh hưởng đến công việc. Nguy hại hơn, tin giả còn gián tiếp tác động đến nền kinh tế, chính
trị của quốc gia khiến cơ quan chức năng phải vào cuộc để thực hiện điều tra, giải quyết.
Lớn hơn cả, tin giả có thể tác động đến sức khỏe cộng đồng hoặc gây hoang mang trong
công chúng. Vụ việc lấy hình ảnh được chụp tại bệnh viện Myawaddy - Myanmar để đăng
lên mạng xã hội và lan truyền với thông tin là xác chết do COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí
Minh đã gây ra tâm lý hoang mang cho người dân và sau đó Trung tâm xử lý tin giả Việt
Nam - VAFC (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền
thông) phải vào cuộc điều tra và đính chính lại đây là tin sai sự thật, ngăn chặn thông tin này
gây ảnh hưởng xấu đến công tác phòng chống dịch COVID-19. Bên cạnh đó còn rất nhiều
các tin giả trôi nổi trên mạng xã hội từ những nguồn không chính thống khiến cho người
đọc rất khó nhận dạng và phòng tránh (Nguyễn Thị Thu Hà, 2021).
Lý thuyết Sử dụng và Hài lòng (Uses and Gratifications) U&G được giới thiệu vào
những năm 1940 khi các học giả bắt đầu nghiên cứu lý do tại sao mọi người sử dụng các
hình thức truyền thông khác nhau. Lý thuyết này khẳng định rằng mọi người sử dụng phương
tiện truyền thông để thỏa mãn những mong muốn và nhu cầu cụ thể. Nó giải thích cách mọi
người sử dụng phương tiện truyền thông cho nhu cầu của riêng họ và được thỏa mãn khi
44
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

nhu cầu của họ được đáp ứng. Trong vài thập kỷ tiếp theo, các nghiên cứu về lý thuyết U&G
chủ yếu tập trung vào các chứng nhận mà người dùng phương tiện truyền thông tìm kiếm.
Sau đó, vào những năm 1970, các nhà nghiên cứu chuyển sự chú ý của họ sang kết quả của
việc sử dụng phương tiện truyền thông và các nhu cầu xã hội, tâm lý mà phương tiện truyền
thông đáp ứng. Ngày nay, lý thuyết này thường được biết đến qua công trình của Blumler
& cộng sự (1974).
Các nghiên cứu trước đây về tin giả:
Tên bài Phương pháp nghiên
Kết quả đạt được
nghiên cứu cứu
Qua 2102 bài báo được tạo trên BuzzSumo,
Sử dụng ứng dụng
Nghiên cứu các liên kết chứa thông tin không đúng sự
BuzzSumo để thu thập các
từ Khoa thật đã được chia sẻ 2.352.585 lần, chiếm
liên kết hoặc bài đăng
Khoa học khoảng 23,1% tổng số lượt chia sẻ của tất
được chia sẻ nhiều nhất
Sức khỏe, cả các bài báo được xem xét. Dữ liệu thu
trên Internet và phương
Đại học thập được cũng có thể cho thấy dường như
tiện truyền thông xã hội
Florence, Ý rất ít tin bài giả mạo có thể chiếm phần lớn
liên quan đến SARS-CoV-
(2020) các tin bài được chia sẻ trên phương tiện
2 và đại dịch COVID-19.
truyền thông xã hội.
Các thuật ngữ được định vị trong sơ đồ dựa
trên số lần đồng xuất hiện trong tập dữ liệu
Phương pháp nghiên cứu ít nhất bảy lần. Nói cách khác, đây là những
Nghiên cứu chính là phân tích nội thuật ngữ được báo cáo nhiều nhất trong tập
của Salman dung. Tận dụng đa dạng dữ liệu gồm 1225 tin bài giả mạo của những
Bin Naeem các nguồn. VOSviewer hỗ nhà nghiên cứu. Điều này cho thấy các thuật
(2020) trợ trong việc phân tích, ngữ này có tỷ lệ xuất hiện cao hơn trong các
hiển thị,... câu chuyện tin tức giả mạo và đây cũng là
các thuật ngữ được sử dụng bởi các thuyết
âm mưu.
Khoảng thời gian thực hiện, rất nhiều tin
giả, sai lệch và phóng đại sự thật về tình
hình dịch bệnh và công tác phòng, chống
Nghiên cứu COVID-19 đang gia tăng (Theo đánh giá
của Học viện của Bộ Thông tin và Truyền thông). Những
Phương pháp nghiên cứu
Chính trị thông tin sai sự thật, xuyên tạc sự thật về tác
chính là phân tích nội
Quốc gia Hồ dụng của vaccine COVID-19; hay chính
dung.
Chí Minh sách hỗ trợ Quỹ Vaccine COVID-19 của
(2021) Chính phủ,... nhằm kích động người tiếp
cận thông tin, chia rẽ khối đại đoàn kết dân
tộc và quấy rối công tác phòng, chống dịch
bệnh COVID-19 tại các địa phương. Những

45
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

nguồn tin tiêu cực, đem đến cái nhìn phiến


diện và độc hại như vậy được phát tán với
tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội khiến dư
luận dậy sóng, làm nhân dân mơ hồ, lo lắng.
Trong trường hợp không giải quyết hiệu
quả, trật tự an sinh xã hội tại địa phương sẽ
gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ
đến công tác phòng, chống dịch bệnh của
đất nước.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy, hầu hết các nghiên cứu gần đây về tin giả COVID-19 là
các quan điểm, bình luận, thí nghiệm và nghiên cứu, khám phá. Hơn nữa, các nghiên cứu
chỉ tập trung vào việc tìm hiểu vi-rút (Sohrabi & cộng sự, 2019), ghi lại các báo cáo toàn
diện về vi-rút (Sahu & cộng sự, 2020), báo cáo trên phương tiện truyền thông (Zhou & cộng
sự, 2020) và giải quyết vi-rút (Lampos & cộng sự, 2020). Ngoài việc điều tra các khu vực
này, cần lưu ý rằng việc phổ biến tin tức sai lệch về vi-rút gây nguy hại cho sức khỏe con
người vì nhiều cá nhân hiện đang làm theo các biện pháp phòng ngừa sai lệch được chia sẻ
trên mạng xã hội (Hou & cộng sự, 2020). Do đó, việc kiểm tra các yếu tố dự đoán có tác
động tới chia sẻ tin tức giả liên quan đến COVID-19 cũng cần có các học thuyết và thực
nghiệm để kiểm chứng. Để lấp đầy những khoảng trống đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra mô
hình nghiên cứu được xây dựng và phát triển dựa trên lý thuyết U&G và một số nghiên cứu
liên quan (Apuke & Ormar, 2020) bao gồm 1 nhân tố phụ thuộc là Chia sẻ tin giả (Chadwick
& Vaccari, 2019) và 4 nhân tố độc lập là Giải trí (Thompson & cộng sự, 2019), Tìm kiếm
thông tin (Lee & Ma, 2012), Lòng vị tha (Plume & Slade, 2018), Xã hội hóa (Thompson &
cộng sự, 2019) để giải thích lý do người dùng mạng xã hội có xu hướng lan truyền tin tức
giả mạo liên quan đến Covid-19.

Hình 1: Mô hình nghiên cứu

46
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Nhóm nghiên cứu chúng tôi sử dụng phần lớn là các dữ liệu sơ cấp và kết hợp sử dụng
dữ liệu thứ cấp.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong quá trình nghiên cứu trên các trang báo uy tín, bài
nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài, báo cáo của Tổng cục thống kê,...
Dữ liệu sơ cấp:
• Thời gian: 1/10/2021 đến ngày 7/10/2021.
• Phương thức: Điền đơn online qua Google Form
• Địa điểm: Việt Nam
• Số lượng: 227 mẫu đơn
Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Phương
pháp định tính gồm phân tích và lý giải đề tài, đặc biệt là phân tích theo chiều sâu với mục
đích xác định nguyên nhân sâu xa cùng với những nội dung ẩn sâu bên trong của tài liệu.
Dựa trên các dữ liệu đã thu thập được là những ý kiến độc lập, khách quan của mỗi cá nhân,
nhóm người được chọn lọc và phân tích một cách có hệ thống và kĩ càng. Trong đó ý kiến
cá nhân người nghiên cứu chỉ gợi mở và không làm thay đổi bản chất thông tin thu thập (dữ
liệu thu về không ở dạng số). Phân tích định lượng với mục đích giúp phân tích được quy
mô, độ sâu rộng của đề tài và lượng hóa những góc nhìn có thể lượng hóa được. Giải thích
một số hiện tượng kinh tế - xã hội bằng những số liệu thu thập được qua việc thu thập, phân
tích thống kê và sử dụng các công cụ trong kinh tế lượng (với dữ liệu thu về dạng số).
Về phương pháp xử lý dữ liệu, nhóm nghiên cứu lựa chọn PLS-SEM để xử lý dữ liệu.
Phương pháp PLS-SEM rất hấp dẫn đối với nhóm nói riêng và nhiều nhà nghiên cứu nói
chung vì nó cho phép ước tính các mô hình phức tạp với nhiều cấu trúc, biến chỉ báo và
đường dẫn cấu trúc mà không cần áp đặt các giả định phân phối trên dữ liệu. Tuy nhiên,
quan trọng hơn, PLS-SEM là một cách tiếp cận dự đoán kết quả đối với SEM, nhấn mạnh
vào dự đoán trong việc ước tính các mô hình thống kê mà cấu trúc của nó được thiết kế để
cung cấp những giải thích chi tiết về các kết quả (Wold, 1982; Sarstedt & cộng sự, 2017).
Do đó, phương pháp PLS-SEM vượt qua sự phân đôi rõ ràng giữa giải thích - thường được
nhấn mạnh trong nghiên cứu học thuật- và dự đoán, là cơ sở để phát triển các hàm ý quản lý
(Hair & cộng sự, 2019). Hơn thế nữa, khi sử dụng PLS-SEM các nhà nghiên cứu được hưởng
lợi từ mức độ thống kê cao của phương pháp (Reinartz & cộng sự, 2009). Sức mạnh thống
kê lớn hơn có nghĩa là PLS-SEM có nhiều khả năng xác định các mối quan hệ giữa các biến
(Sarstedt & Mooi, 2019).

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình với 4 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc, là chia
sẻ tin tức giả mạo. Trong đó có 5 giả thuyết được áp dụng và điều chỉnh từ các nghiên cứu
trước đây: tìm kiếm thông tin từ nghiên cứu của Lee & Ma (2012), giải trí và xã hội hóa từ

47
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

nghiên cứu của Thompson & cộng sự (2019), lòng vị tha từ nghiên cứu của Plume & Slade
(2018) và Wasko & Faraj (2005), chia sẻ tin tức giả từ nghiên cứu của Chadwick & Vaccari
(2019) và Khan & Idris (2019). Tất cả các yếu tố được đánh giá bằng thang đo Likert 5 mức
độ, trong đó 1 biểu thị Hoàn toàn không đồng ý và 5 biểu thị Hoàn toàn đồng ý. Kết quả thu
được thể hiện trong Bảng 1.
Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha (CA) thông qua phần mềm SmartPLS 3.0
cho thấy tất cả các yếu tố đều đạt độ tin cậy với hệ số CA lớn hơn 0,7. Như vậy độ tin cậy
thang đo của tất cả các biến đều phù hợp (Henseler & cộng sự, 2015).
Kết quả phân tích độ tin cậy tổng hợp (CR) chỉ ra các chỉ số CR cho mỗi cấu trúc đều
lớn hơn 0,8. Vì vậy, thang đo có độ tin cậy bên trong nhất quán (Henseler & cộng sự, 2015).
Đánh giá giá trị hội tụ của thang đo: Bảng 1 cho thấy hệ số tổng phương sai trích (AVE)
của các yếu tố đều lớn hơn 0,5 và đạt yêu cầu. Vì thế, mỗi cấu trúc đều thể hiện giá trị hội
tụ tốt (Henseler & cộng sự, 2015)
Từ kết quả ở trên có thể khẳng định thang đo được sử dụng trong mô hình đã đạt được
độ tin cậy và có tính giá trị tốt. Các số liệu được chạy thông qua phần mềm SmartPLS 3.0
đã đảm bảo, thoả mãn được yêu cầu đặt ra; do đó thang đo như đã đề xuất sẽ được áp dụng
trong mô hình cấu trúc.
Bảng 1: Kết quả tóm tắt các hệ số trong mô hình PLS-SEM
Độ tin Kiểm
Hệ số Tổng
cậy định đa
Ký tải của Cronbach’s phương
Yếu tố tổng cộng
hiệu các chỉ Alpha (CA) sai trích
hợp tuyến
số (AVE)
(CR) (VIF)

CS1 0,972 1,676


Chia sẻ tin giả CS2 0,956 0,956 0,972 0,919 2,114
CS3 0,949 1,707

GT1 0,933 3,235


Giải trí GT2 0,921 0,911 0,943 0,847 2,900
GT3 0,907 3,107

LVT1 0,544 1,390


LVT2 0,822 1,505
Lòng vị tha LVT3 0,605 0,801 0,852 0,542 1,494
LVT4 0,842 2,012
LVT5 0,845 1,945

TKTT1 0,811 2,172


Tìm kiếm thông
TKTT2 0,938 0,870 0,917 0,788 3,370
tin
TKTT3 0,909 2,343

48
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

XHH1 0,879 1,292


Xã hội hoá XHH2 0,814 0,774 0,85 0,655 2,324
XHH3 0,728 2,161
Nguồn: Phân tích SPSS
Phân tích đa cộng tuyến (VIF): Kết quả từ bảng 1 cho thấy VIF đều bé hơn 5 và lớn hơn
0,2; do đó các biến không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Henseler & cộng sự, 2015).
Bảng 2: Kết quả tác động trực tiếp của các mối quan hệ
Mối quan hệ giữa các biến Hệ số tác động Giá trị 𝒇𝟐 Mức ý nghĩa
Giải trí => chia sẻ tin giả 0,01 0,001
Lòng vị tha => chia sẻ tin giả 0,45 0,433 ***
Tìm kiếm thông tin => chia sẻ tin
0,26 0,093 *
giả
Xã hội hóa => chia sẻ tin giả 0,31 0,187 **

Kết quả Bảng 2 cho thấy 3 yếu tố (lòng vị tha, xã hội hoá và tìm kiếm thông tin) có ảnh
hưởng đến hành vi chia sẻ tin giả. Trái ngược với giả thiết đưa ra ban đầu, giải trí không
được coi là yếu tố ảnh hưởng ý định chia sẻ tin tức giả mạo liên quan đến COVID-19.

5. THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN


Nhóm nghiên cứu đã lập mô hình dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến việc chia sẻ tin giả
trên mạng xã hội, sử dụng lý thuyết U&G và các nghiên cứu liên quan. Cụ thể là việc đo
lường ảnh hưởng của các yếu tố lòng vị tha, xã hội hóa, tìm kiếm thông tin và giải trí đối
với chia sẻ tin giả.
Lòng vị tha là yếu tố dự đoán có tác động mạnh nhất đến việc chia sẻ tin tức giả mạo
liên quan đến COVID-19 trên mạng xã hội. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu gần đây
cho thấy lòng vị tha ảnh hưởng đến hành vi đóng góp ý kiến trên các nền tảng truyền thông
xã hội (Plum & Slade, 2018; Ma & Chan, 2014). Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho rằng nếu
các cá nhân không chú ý hơn đến những gì mình chia sẻ, điều đó có thể góp phần cho sự
phổ biến của những thông tin sai sự thật. Hầu hết người dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn
gắn kết, giúp đỡ lẫn nhau và khi có một thông tin mới người Việt có xu hướng chia sẻ chúng
đến những người khác mà vô tình quên đi độ chính xác của những thông tin đó (Lê Hoàng
Việt Lâm, 2020). Điều này đã dẫn tới sự lan truyền không kiểm soát các thông tin sai lệch
liên quan đến COVID-19 trên các phương tiện truyền thông đại chúng mà điển hình là trên
mạng xã hội. Lòng vị tha là một trong những truyền thống văn hóa của người Việt (Ngô Thị
Minh Hằng, 2014). Chính vì thế, những người tạo thông tin giả đã lợi dụng điều này từ phía
người dân để phổ biến rộng rãi những nguồn tin sai lệch trên mạng xã hội.
Xã hội hóa là yếu tố thứ hai có tác động đến việc chia sẻ tin giả. Một nghiên cứu cho
rằng mọi người có nhiều khả năng chia sẻ thông tin do một người bạn chia sẻ trên các trang

49
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

mạng xã hội (Fu & cộng sự, 2017). Tương tự, Chang & cộng sự (2017) nghiên cứu cho thấy
xã hội hóa là yếu tố có tác động tích cực đến phổ biến thông tin sai lệch. Nghiên cứu của
nhóm tác giả cũng có đồng quan điểm rằng yếu tố này có ảnh hưởng tới chia sẻ tin giả khi
nghiên cứu tại Việt Nam. Điều này cho thấy người dân Việt Nam đang sử dụng mạng xã hội
để duy trì kết nối với xã hội, chia sẻ các mẹo, cách chữa, các biện pháp phòng ngừa dịch
bệnh; từ đó gián tiếp dẫn đến việc lưu hành những nội dung giả mạo và chưa được xác nhận.
Yếu tố thứ ba ảnh hưởng tới chia sẻ tin tức giả mạo là tìm kiếm thông tin. Điều này là
hoàn toàn có cơ sở khi COVID-19 là chủ đề được người Việt tìm kiếm nhiều nhất (Dương
Thị Thu Hương, 2021). Tận dụng việc người dân sử dụng mạng xã hội ngày càng gia tăng,
những người cung cấp tin giả đã tăng tần suất đăng các nguồn tin tức không chính thống
này. Vì vậy, trong quá trình tìm kiếm, rất dễ để người dùng mạng xã hội có thể bắt gặp và
thu nhận thông tin không chính thống; điều đó dẫn đến khả năng chia sẻ, lan truyền tin tức
giả mạo ngày càng gia tăng.
Trái ngược với dự đoán ban đầu, giải trí không có mối quan hệ nào với hành vi chia sẻ
tin tức giả mạo. Điều này cho thấy chia sẻ tin tức không được coi là một hành động giải trí
vào thời điểm đại dịch. Kết quả nghiên cứu này phủ nhận kết quả của Didi & Larose (2010),
tuy nhiên lại đồng quan điểm với một nghiên cứu gần đây (Thompson & cộng sự, 2019)
cũng không tìm thấy mối liên hệ giữa giải trí và chia sẻ tin tức trên các nền tảng truyền thông
xã hội. Phát hiện này cho thấy người dùng mạng xã hội không chia sẻ tin tức chưa được xác
minh về COVID-19 cho mục đích giải trí, có lẽ nguyên nhân là do đại dịch thực sự nghiêm
trọng và không ai nghĩ chia sẻ thông tin có thể là cách giải trí cho bản thân.
Dựa trên lý thuyết U&G và kết quả nghiên cứu với mẫu được thu thập từ người dân
Việt Nam nghiên cứu đã chỉ ra rằng lòng vị tha là yếu tố có tác động mạnh nhất đến việc
chia sẻ tin tức giả mạo trên mạng xã hội. Với giả thuyết ban đầu, giải trí không liên quan
đáng kể đến hành vi này trong phạm vi được khảo sát, điều đó có nghĩa là xuất phát từ việc
người dân muốn chia sẻ tin để giúp đỡ mọi người, để tăng cường tương tác xã hội, thế nên
sự chính xác của thông tin là cực kỳ quan trọng. Việc xác nhận tính xác thực của thông tin
trên mạng xã hội trước khi chia sẻ là điều cần thiết. Do đó, để giảm thiểu tác hại của tin giả,
cần có sự tham gia của các bên liên quan như các công ty công nghệ, các nhà cung cấp nền
tảng xã hội, báo chí và các cơ quan liên quan chứ không chỉ ở người dân.

6. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP


Từ kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn chặn hay
giảm bớt các hành vi chia sẻ tin tức giải mạo về Covid trong bối cảnh dịch bệnh nói riêng
và tin giả về các vấn đề xã hội nói chung trên các phương tiện truyền thông:
Đối với yếu tố “Tìm kiếm thông tin”, yếu tố này chủ yếu liên quan đến đối tượng tiếp
cận thông tin trên mạng xã hội. Để hành động này được diễn ra thực sự hiệu quả, người thu
nhận cần trang bị các kỹ năng thông tin cho bản thân để tự sàng lọc, kiểm chứng những
nguồn thông tin trước khi chia sẻ nhằm giảm việc đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin sai
50
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

sự thật. Khi phát hiện tin giả, độc giả cần phối hợp với cơ quan chức năng nhằm kịp thời
kiểm chứng và đính chính thông tin. Đầu tiên mỗi người cần biết nhận diện nguồn thông tin
chính thống từ các văn bản lãnh đạo dưới sự điều hành của cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc
hội, Chính phủ, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các cấp
địa phương. Nguồn thông tin chính thống còn được nhận diện khi xuất hiện trên các ấn phẩm
của cơ quan báo chí, trang báo mạng điện tử phổ biến cũng như trên sóng phát thanh, truyền
hình. Đặc biệt, việc để ý tên miền ở các trang mạng cũng nhằm xác thực nguồn thông tin
chính thống, các trang mạng tại Việt Nam khi cung cấp thông tin đều sử dụng tên miền quốc
gia đuôi “.vn” (Trần Thị Yến Minh và Phạm Thị Hương, 2020). Bên cạnh đó, độc giả nên
cảnh giác với những mẩu tin ngắn, không rõ trích dẫn nguồn, sai lỗi chính tả, ký hiệu văn
bản không theo quy tắc chuẩn mực.
Đối với yếu tố “Lòng vị tha” và “Xã hội hóa”, người dân và các cơ quan chính phủ cần
phối hợp cùng nhau để thực hiện phòng chống, tẩy chay các nguồn đăng thông tin sai lệch.
Các cơ quan quản lý tại địa phương cần tham gia nhiệt tình trong công tác điều chỉnh hành
vi sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội của người dân địa phương. Ngoài ra, họ
cũng có thể tạo nhóm trên mạng xã hội để cung cấp và thảo luận những nguồn thông tin
chính thống đến người dân. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý này cũng cần phối hợp tích
cực với các tổ chức chính trị - xã hội nhằm xây dựng nên những chương trình tuyên truyền
đến người dân qua các tọa đàm, các thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp trên loa đài thanh, và
đài truyền hình địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu trong nước
1. Dương Thị Thu Hương (2021), “Đặc điểm tin giả về dịch bệnh COVID- 19: kết quả
phân tích nội dung tin giả phản ánh trên báo tuổi trẻ năm 2020”, Tạp chí Khoa học Nghiên
cứu Sức khoẻ và Phát triển, Tập 5, Số 1-2021, 123-131.
2. Lê Hoàng Việt Lâm (2020), ‘Văn minh đô thị Việt Nam nhìn từ thái độ, hành vi ứng
xử của người sử dụng mạng xã hội trước những thông tin liên quan đến COVID-19’, Tạp
chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 119-127.
3. Nguyễn Thị Thu Hà (2021), “People’s access to information and the practice of
COVID-19 prevention during the first lockdown period in Hanoi in April, 2020”, Tạp chí
Khoa học Nghiên cứu Sức khoẻ và Phát triển, Tập 5, Số 4-2021, 99-109.

Tài liệu nước ngoài


1. Allcott, H. & Gentzkow, M. (2017). Social Media and Fake News in the 2016
Election. Journal of Economic Perspectives, 31(2), 213.
2. Apuke, O.D. & Omar, B. (2020). Fake news and COVID-19: modelling the
predictors of fake news sharing among social media users, 56, 1-16.

51
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

3. Blumler, J., Katz, E. & Gurevitch, M. (1974). Uses and Gratifications Research,
Oxford Journals, 37(4) 509-523.
4. Didi, A., & Larose, R. (2010), “Getting Hooked on News: Uses and Gratification and
Formation of News Habits Among College Students in an Internet Environment”, Journal
of Broadcasting & Electronic Media, 50, pp. 193-210.
5. Fu, P. W. & Wu, C. C. & Cho, Y. J. (2017), “What makes users share content on
facebook? Compatibility among psychological incentive, social capital focus, and content
type”, Computers in Human Behavior, 67, pp. 23-32.
6. Henseler, J. & Ringle, C.M. & Sarstedt, M. (2014), “A new criterion for assessing
discriminant validity in variance- based structural equation modeling”, Journal of the
Academy of Marketing Science, 43 (1), pp. 115-135.
7. Lee, C. S. & Ma, L. (2012), “News sharing in social media: The effect of
gratifications and prior experience”, Computers in Human Behavior 28 (2), 331-339.
8. Ma, W. W. K. & Chan, A. (2014), “Knowledge sharing and social media: Altruism,
perceived online attachment motivation, and perceived online relationship commitment”,
Computers in Human Behavior, 39, pp. 51-58.
9. McGonagle, T. (2017). “Fake news”: False fears or real concerns?, SAGE Journals,
35(4), 203-209.
10. Thompson, N. & Wang, X. & Daya, P. (2019), “Determinants of News Sharing
Behavior on Social Media”, Journal of Computer Information Systems, 00 (00), pp. 1-9.
11. Wasko, M. M. & Samer Faraj (2005), “Why Should I Share? Examining Social
Capital and Knowledge Contribution in Electronic Networks of Practice”, Vol. 29, No. 1,
Special Issue on Information Technologies and Knowledge Management, page 35-57.

52
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

INFLUENCE OF SENSORY MARKETING ON LOCAL BRAND IMAGE IN HA


GIANG DESTINATION

Tran Thi Lam1, *, Do Thi Ngoan1


1
University of Economics and Business, VietNam National University, 144 Xuan Thuy Street,
Cau Giay, Ha Noi.
*
Email: tranlam.rces@gmail.com, Tel.: (+84) 348 787 448
Abstract: In the context of the COVID-19 pandemic that has been basically controlled,
provinces and cities across Vietnam in general, and Ha Giang province in particular, are
especially paying attention to the recovery and the growth of the tourism industry. In order
to ensure safety, adapt to the new normal and aim to achieve the goal of developing the
tourism industry into a spearhead economic sector, to achieve those aims, the pillar of
development needs to be directed toward innovation, particularly innovation in marketing
activities. This study focuses on analyzing the influence of sensory marketing on local brand
image. Through data obtained from 204 tourists who have experienced Ha Giang tourism,
the results show that sensory marketing through taste, sight, and touch has a direct influence
on local brand image. Therefore, the authors have proposed some solutions for stakeholders
to innovate Ha Giang tourism through sensory marketing.
Keywords: Ha Giang tourism, sensory marketing, local brand image.

1. INTRODUCTION
Along with the country's innovation career over the past 25 years, the tourism industry
has made much progress and achieved remarkable achievements. The indicators of visitors,
income, GDP, and employment have confirmed the role of the tourism industry in the
national economy. Undeniably, the tourism industry has made important contributions to
economic growth, poverty alleviation, social security assurance, cultural preservation and
promotion, environmental protection, and security and defense.
The year 2019 is the 10th year in a row that the tourism industry has had a high and
stable growth rate since the global economic-financial crisis in 2009. The global pandemic
COVID-19 has severely impacted people's economic, commercial, daily life, and travel
activities in 2020, having a significant impact on world tourism in general and Vietnam
tourism in particular. So far, the COVID-19 pandemic situation has been basically controlled.
Vietnam's provinces and cities in general and Ha Giang province in particular are paying

53
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

special attention to the recovery and growth of the tourism industry to ensure safety, adapt
to the new normal and aim to achieve the goal of developing the tourism industry into a
spearhead economic sector.
Due to the pandemic, psychology, trends, and the needs of tourists have undergone
certain changes, so it is necessary to have a solution that focuses on customer feelings as
much as possible to develop tourism. Sensory marketing is an effective solution to enhance
the visitor experience. In the last few decades, many studies have attempted to determine
the relationship between sensory marketing and local brand image. Studies consider the
senses as an important aspect of local brand image, influencing the emotions and
experiences of tourists. Therefore, sensory marketing models in the tourism industry have
been developed that focus on capturing emotions through sensory and cognitive images.
As for the tourism industry in Ha Giang province, although it is considered an attractive
tourist destination with many unique features in nature, culture, and people, Ha Giang has
not yet witnessed a remarkable change in the economy, especially since this is still a poor
province. In the period 2016–2020, the poverty rate in the whole province was 22.29%. The
rate of poor households among ethnic minorities, remote and isolated areas is still high. To
achieve the goal of sustainable poverty reduction, Ha Giang province has focused on tourism
development. In August 2021, the Ha Giang Provincial Party Committee issued a Resolution
on tourism development in Ha Giang province, for the period 2021–2025. The resolution
identifies tourism development as a key and breakthrough task of Ha Giang province. The
province focuses on developing domestic tourism, combining socio-economic recovery with
COVID-19 disease control, attracting domestic and foreign tourists. Invest in synchronous
and modern tourism infrastructure. In order to achieve tourism development goals,
stakeholders need to focus on improving service quality and increasing visitor experience
through marketing activities at tourist destinations in Ha Giang.

2. LITERATURE REVIEW
2.1. Sensory Marketing
Sensory marketing refers to any marketing strategy that engages the consumers’ senses
to influence their perceptions, judgment, and situational behavior (Petit et al, 2019).
Designed to appeal to one of the five senses-sight, smell, sound, touch, and taste or a
combination of them, sensory marketing is a creative endeavor (Woo-Hyuk Kim et al., 2020).
In other words, to become a first-rate business, it is essential to establish a sensory marketing
strategy that can capture consumers’ emotions.
According to Ha-Won Jang and Soo-Bum Lee (2019), sensory marketing is a marketing
strategy that stimulates consumer emotions instead of their rational judgment by appealing
to the five human senses - “sight,” “smell,” “sound,” “taste,” and “touch”.
Visual marketing (sight) involves the use of images to impress the brand's identity and
create a memorable visual experience, namely the perception of visitors about the space of
a tourist resort, dining places, or drink. The image with which a brand conveys its own

54
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

message then contributes to its identity and is the basis for the image that customers have of
the brand.
Olfactory marketing (smell) is a method of using scents to create a brand's identity and
create memorable olfactory experiences that include visitors' perceptions of natural scents
and atmospheres. Scents can contribute to sensory experiences, thereby creating lasting
memories in customers and building awareness and brand image in the long term.
Auditory marketing (sound) is concerned with using sound to create a brand identity
and create memorable auditory experiences for visitors, such as: experiences of natural
sounds, local music, and the impact of noise.
Taste marketing (taste) is a method of using scent to impress the brand identity and
create a memorable taste experience that includes visitors' perception of the local culinary
diversity and characteristics. To strengthen the brand identity, different taste experiences
can contribute to the image of the product or brand.
Tactile marketing (touch) considers aspects such as people's attitudes, spatial design,
and local produce. Local brand images can be clearly expressed through tactile expressions
such as materials and surfaces in the product and service landscape, as well as through
temperature and weight. Other expressions of importance to the touch experience are form
and stability.
2.2. Local brand image
Brand image involves the symbolic meaning associated with specific attributes of a
brand (Jaesuk Jung et al., 2020). For example, a brand image for a particular firm is formed
based on all the information (perception, reasoning, and belief) related to a company or
product that people remember. In other words, local brand image relates to symbolic
meanings related to specific attributes of the tourist destination.
Local brand image is defined as a set of perceptions built for a particular brand in the
locality that tourists visit (Ha Nam Khanh Giao & Nguyen Thi Kim Ngan, 2021). Local
brand image is an aspect of a brand created by tourists, based on tourists' perceptions,
whether rational or emotional.

3. ANALYTICAL FRAMEWORK
Sensory marketing seeks to provide consumers with experiences to create a beneficial
brand image for the business or brand in order to stimulate positive consumer behavior.
Furthermore, according to research by Nadanyiova et al (2018), sensory stimulation will
affect the tourist's short-term and long-term memory; at the same time have a positive impact
on brand image. Brands can create organic images for potential customers by providing
emotional information (Krishna, 2012).

55
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Figure 1: Analytical framework

Analytical Framework has 5 Hypotheses including:


• Hypothesis 1: Visual marketing has a positive impact on local brand image.
• Hypothesis 2: Olfactory marketing has a positive impact on local brand image.
• Hypothesis 3: Auditory marketing has a positive impact on local brand image.
• Hypothesis 4: Taste Marketing has a positive impact on local brand image.
• Hypothesis 5: Tactile marketing has a positive impact on local brand image.

Table 1: Description of the scales


Visual marketing involves the use of images to impress the
Ha Won Jang
brand's identity and create a memorable visual experience,
SIGHT & SooBum
namely the perception of visitors about the space of a tourist
Lee (2019)
resort, dining place, etc. Drink
Woo-Hyuk
Olfactory marketing is a method of using scents to create a Kim, SangHo
SMELL brand's identity and create memorable olfactory experiences that Lee &
include visitors' perceptions of natural scents and atmospheres. KyungSook
Kim (2020)
Auditory marketing is concerned with using sound to create a
WooHyuk
brand identity and create memorable auditory experiences for
SOUND Kim, SangHo
visitors, such as: experiences of natural sounds, local music, and
Lee &
the impact of noise.

56
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

KyungSook
Kim (2020)

Taste marketing is a method of using scent to impress the brand


Ha Won Jang
identity and create a memorable taste experience that includes
TASTE & SooBum
visitors' perception of the local culinary diversity and
Lee (2019)
characteristics.
WooHyuk
Kim, SangHo
Tactile marketing considers aspects such as people's attitudes,
TOUCH Lee &
spatial design, and local produce.
KyungSook
Kim (2020)
Jaesuk Jung et
al. (2020); Ha
Local Nam Khanh
Local brand image is defined as a set of perceptions built for a
brand Giao &
particular brand in the locality that tourists visit
image Nguyen Thi
Kim Ngan,
(2021)

4. METHODOLOGY
4.1. Data collection
Based on reviewing literature to model the analytical framework, a questionnaire was
built and divided into 3 sections:
The first section was designed to measure the sensory marketing activities in Ha Giang.
This part comprises 24 statements in total measuring 5 dimensions of sensory marketing:
SIGHT (5 items), SMELL (4 items), SOUND (5 items), TASTE (5 items), TOUCH (4
items),
The second section aims to assess the perceived level of local brand image in Ha Giang
including 4 items.
The last section consists of questions relating to demographic information about
respondents, such as age, gender, income, marital status, and frequency of travel.
The first two sections are measured using a 5-point Likert rating scale, which
corresponds to 1 = strongly disagree, 2 = somewhat disagree, 3 = neither agree nor disagree,
4 = somewhat agree, and 5 = strongly agree. This questionnaire was in Vietnamese and was
used to survey tourists who have been to Ha Giang so that they could give more meaningful
responses. A total of 246 potential customers were approached and 204 responses were
obtained, indicating a response rate of 83%. All the respondents are Vietnamese. The
majority of respondents are between the ages of 25 and 35, with 54,4% percent being female,

57
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

37,7% percent male. Average monthly income from 10 million to 25 million and 59.3
percent married.
4.2. Data analysis
The study used statistical analysis software SPSS 20.0. The authors have tested the
reliability of Cronbach's Alpha for variable groups. Then, conduct exploratory factor
analysis (EFA) to identify sensory marketing components that influence local brand image
and classify and arrange the remaining variables into factor groups based on the results of
the rotated factor matrix table. From there, the study gives a regression table of the
importance of groups of variables to the model. Regression results serve as the basis for
proposing some solutions to help stakeholders develop Ha Giang tourism through sensory
marketing activities.

5. DATA ANALYSIS
Data collected are firstly tested to ensure reliability through Cronbach’s alpha value
with the purpose of checking the internal consistency. Internal consistency describes the
extent to which all the items in a test measure the same concept or construct and hence it is
connected to the inner relatedness of the items within the test. In general, the alpha
coefficient ranges in value from 0 to 1, and the increase of this value means that the
correlations between the items increase.
In this study, scales which have Cronbach‟s alpha coefficient greater than or equal to
0.6 will be accepted. Besides, variables which have greater than 0.3 item-total correlations
will be accepted; the others which have smaller than 0.3 item-total correlations will be
eliminated from analysis data. The result of this study indicated that all Cronbach’s alpha
values of 6 dimensions ranged from 0,824 - 0.856, showing a high reliability level of the
database.
Then, a validity test is conducted to measure whether the item or scale truly measures
what it is supposed to measure or nothing else. In this study, within scale factor analysis is
conducted for sensory marketing scales, namely SIGHT, SMELL, SOUND, TASTE,
TOUCH, and for local brand image scales. The results reveal that the questionnaire is a valid
measure of effects of sensory marketing on local brand image in Ha Giang tourist
destinations because the items which are arranged within a scale in the questionnaire are
proven under the same factors. The factor analysis results for all investigated components
are presented in the following table:
Table 2: Contents of questionnaire survey

Dimension Items Coding


The tourist destinations are clean and cool SIGHT1

SIGHT Accommodation services in Ha Giang are comfortable and clean SIGHT2

Ha Giang has many natural landscapes and attractive places SIGHT3

58
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Ha Giang destination's architecture is unique and has its own


SIGHT4
identity
Restaurants and catering services in Ha Giang use natural,
environmentally friendly materials and utensils, and beautifully SIGHT5
decorated dishes.
Ha Giang has monuments and cultural products that attract tourists SIGHT6
The atmosphere of destinations in Ha Giang matches its
SMELL1
characteristics
Ha Giang has a fresh and cool atmosphere SMELL2
SMELL
Public services have a pleasant scent SMELL3
The smell of food and drinks in restaurants, coffee shops, ... in Ha
SMELL4
Giang is attractive
The sounds of nature in Ha Giang (birds singing, running water, ...)
SOUND1
create a feeling of comfort
Tourists visiting at the same time do not cause noise and
SOUND2
discomfort
SOUND Ha Giang has unique music that creates a pleasant and interesting
SOUND3
feeling
At rest, visitors are not disturbed by the surrounding noise SOUND4
Music suitable for space in Ha Giang SOUND5
Ha Giang cuisine is delicious TASTE1
Ha Giang cuisine is a specialty that cannot be found anywhere else
TASTE2
and makes visitors want to enjoy it again and again
TASTE Ha Giang cuisine is rich and diverse TASTE3
Food stimulates visitors to return to Ha Giang TASTE4
Ha Giang cuisine has a distinctive taste different from other
TASTE5
localities
Ha Giang people are friendly and hospitable TOUCH1
The design of restaurants, hotels, and cafes is warm and playful TOUCH2
TOUCH High quality local produce TOUCH3
Visitors are excited to experience the landmarks, scenic spots,
TOUCH4
historical sites in Ha Giang
IMAGE Visitors have good impressions of Ha Giang tourism IMAGE1

59
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

The image associated with the Ha Giang destinations are a great


IMAGE2
place
Ha Giang builds a beautiful brand image IMAGE3
Ha Giang local brand image creates the intention to return IMAGE4

Regression analysis was conducted to test the relationship between sensory marketing
and the local brand image of Ha Giang destinations. Firstly, mean scores of both dependent
variables (local brand image) and independent variables (SIGHT, SMELL, SOUND,
TASTE, TOUCH) for 204 respondents are calculated. In investigating the impact of sensory
marketing on the local brand image of Ha Giang destinations, the R Squared value indicates
that 34,7% of the variance in local brand image can be explained by 5 sensory marketing
variables. Moreover, a significant value of 0.000 confirms that a group of five sensory
marketing components have a statistically significant relationship with local brand image
variables at the 5% significant level.
Table 3: Regression analysis result
R 0,589
R square 0,347
Adjusted R square 0,330
Sig. 0,000
Unstandardized Standardized Collinearity
Coefficients Coefficients Sig. Statistics
B Std. Error Beta t Tolerance VIF
(Constant) 0,736 0,342 2,154 0,032
SIGHT 0,167 0,076 0,151 2,215 0,028 0,708 1,412
SMELL 0,119 0,066 0,122 1,795 0,074 0,714 1,401
SOUND 0,103 0,063 0,108 1,636 0,103 0,751 1,332
TASTE 0,254 0,063 0,263 4,007 0,000 0,765 1,307
TOUCH 0,194 0,067 0,194 2,885 0,004 0,733 1,364

Apart from SMELL, SOUND, three remaining sensory marketing components express
significantly positive influence on local brand image at the 5% significant level. TASTE
component shows the strongest impact on local brand image with the highest coefficient
value of 0.254., followed by diverse, flavorful, balanced cuisine and specialties that were
available and easy to find. Then, the TOUCH component, which refers to the friendliness
and courtesy of local people, the design of the space, and the local products are used to
impress the visitors with the tactile sense, shows the coefficient value of 0.194. Last but not

60
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

least, the SIGHT component, which is related to the method of using images to impress the
brand's identity and create a memorable visual experience, namely the perception of visitors
to tourist, resort, and dining places, shows a coefficient value of 0.167.

Table 4: Research hypothesis


Hypothesis 1 Visual marketing has a positive impact on local brand image Accept
Hypothesis 2 Olfactory marketing has a positive impact on local brand image Rejected
Hypothesis 3 Auditory marketing has a positive impact on local brand image Rejected
Hypothesis 4 Taste Marketing has a positive impact on local brand image Accept
Hypothesis 5 Tactile marketing has a positive impact on local brand image Accept

6. DISCUSSION AND IMPLICATIONS


The TASTE component in sensory marketing has a positive impact on the local brand
image of Ha Giang destinations. It can be recognized that Ha Giang cuisine creates a
separate brand with many famous dishes and has typical local flavors. Therefore, in order to
continue to develop taste marketing activities, people and local authorities need to take
measures to preserve and promote the culinary culture of Ha Giang province. These
measures need to ensure the richness of the food, which means controlling food hygiene and
safety.
The TOUCH component in sensory marketing has a positive impact on brand image,
which is explained by Ha Giang's 22 ethnic groups, so the contact is comfortable and close
between different people of different ethnicities, which will impress tourists. In addition, the
design of restaurants, cafes, and convenient services is also an important factor. Unique
souvenir products from Ha Giang also create a good image of the Ha Giang brand in the
minds of tourists. Therefore, the government and local people need to have policies to
encourage the preservation and promotion of traditional crafts, eliminating local procedures
that make a bad impression on tourists.
The SIGHT component in sensory marketing has a positive influence on the local brand
image, which proves that tourists are attracted to the landscape of Ha Giang tourism. This
result is consistent with the reality of tourism in Ha Giang province, because it has many
beautiful scenes that attract tourists every year. Therefore, the locality needs to promote
stronger images of Ha Giang's natural landscape on digital media.

7. CONCLUSION
The results of this study indicated that apart from SMELL, SOUND three remaining
sensory marketing components including SIGHT, TASTE, TOUCH, have a significant
impact on the local brand image of Ha Giang destinations. In addition, the findings also help
authorities, local people and business units in Ha Giang improve the quality of tourism
services and local brand image, contributing to making tourism a spearhead of the economic
sector of the province.
61
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

REFERENCE
1. Aaker, D. A (1996), Measuring brand equity across products and markets, California
Management Review, 38(3), 102–120.
2. Bloemer, J.M.M., de Ruyter, K. & Pascal, P. (1998), Investigating drivers of loyalty:
the complex relationship between image, service quality and satisfaction, International
Journal of Bank Marketing, 16 (7), pp. 276-286.
3. Ghorbanzadeh, D., Shabbir, M. S., Mahmood, A., & Kazemi, E. (2021), Investigating
the role of experience quality in predicting destination image, perceived value, satisfaction,
and behavioral intentions: a case of war tourism, Current Issues in Tourism, 24(21), 3090-
3106.
4. Giao, H. N. K., & Ngan, N. T. K. (2021), Tác động của hình ảnh điểm đến tới ý định
quay lại của khách du lịch nội địa tại Bà Rịa–Vũng Tàu, SSRN Electronic Journal, no.8, 1 -
15.
5. Jang, H. W., & Lee, S. B. (2019), Applying effective sensory marketing to sustainable
coffee shop business management, Sustainability, 11(22), 6430.
6. Jung, J., Kim, S. J., & Kim, K. H. (2020), Sustainable marketing activities of
traditional fashion market and brand loyalty, Journal of Business Research, 120, 294-301.
7. Kim, W. H., Lee, S. H., & Kim, K. S. (2020), Effects of sensory marketing on
customer satisfaction and revisit intention in the hotel industry: the moderating roles of
customers’ prior experience and gender, International Journal of Tourism and Hospitality
Research, 31(4), 523-535.
8. Krishna, A. (2012), An integrative review of sensory marketing: Engaging the senses
to affect perception, judgment and behavior, Journal of consumer psychology, 22(3), 332-
351.
9. Mohammed, A., & Rashid, B. (2018), A conceptual model of corporate social
responsibility dimensions, brand image, and customer satisfaction in Malaysian hotel
industry, Kasetsart Journal of social sciences, 39(2), 358-364.
10. Moreira, A. , Fortes, N. , & Santiago, R. (2017), Influence of sensory stimuli on
brand experience, brand equity and purchase intention, Journal of Business Economics and
Management , 18(1), 68–83.
11. Nadanyiova, M., Kliestikova, J., & Kolencik, J. (2018), Sensory marketing from the
perspective of a support tool for building brand value, Economics and Culture, 15(1), 96-
104.
12. Petit, O., Velasco, C., & Spence, C. (2019), Digital sensory marketing: Integrating
new technologies into multisensory online experience, Journal of Interactive Marketing, 45,
42-61.
13. Rather, R. A. (2018a), Investigating the impact of customer brand identification on
hospitality brand loyalty: A social identity perspective, Journal of Hospitality Marketing &
Management , 27(5), 487–513.

62
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

14. Rather, R. A. (2018b), Exploring customers’ attitudes towards the hospitality brands
in India: A social identity perspective. In The branding of tourist destinations, Theoretical
and empirical insights (pp. 211–231).
15. Ryu, K., Han, H., & Kim, T. H. (2008), The relationships among overall quick-
casual restaurant image, perceived value, customer satisfaction, and behavioral intentions,
International Journal of Hospitality Management, 27(3), 459-469.
16. Shams, G. , Rehman, M. A. , Samad, S. , & Rather, R. A (2020), The impact of the
magnitude of service failure and complaint handling on satisfaction and brand credibility in
the banking industry, Journal of Financial Service Marketing , 25(1–2), 25–34.

63
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

DATA PROCESSING AND TRANSMITTING UNDER EUROPEAN UNION


REGULATION – IMPLICATIONS FOR VIETNAM

Nguyen Mai Phuong1, *


1
Ho Chi Minh City University of Law, 02 Nguyen Tat Thanh, Phuong 13, Quan 4, Thanh
pho Ho Chi Minh
*
Email: maiphuongk43bht@gmail.com; Tel.: (+84) 358 641 956
Abstract: Processing, and transferring data internationally are important activities to protect
personal data. The General Data Protection Regulation imposes several limits, and
requirements on everyday data processing, as well as external dealings with customers and
foreign countries. GDPR has emerged as a reference point and acted as a catalyst for many
countries and States around the world considering how to modernize their privacy rules,
such as Chile, South Korea, Brazil, etc. Currently, there is no effective enforcement
mechanism to handle violations regarding consumer’s personal data processing and
transferring in e-commerce under Vietnamese legal system. The heaviest penalty on
violation of cross-border data transfer is only 03 years in prison (Article 159 of the Penal
Code 2015). In this article, the author will provide information on the development of
European Union’s legislation on the protection of consumer’s personal data in e-commerce;
discusses how GDPR controls data processing, and international data transfers; and analyzes
remedies for violations of those two processes. The author then clearly highlights important
gaps in Vietnam’s current legislations, as well as solutions to these inadequacies.
Keywords: General Data Protection Regulation (GDPR), European Union, data
processing, cross-border data transfer, personal data.

1. OVERVIEW OF THE GENERAL DATA PROTECTION REGULATION


1.1. Subjects of application
General Data Protection Regulation (“GDPR”) applications involve personal data
subject is a general individual, personal data, Controllers and processors. With regard to this
topic, the author will refer to data subjects as individual consumers (“consumers”), personal
data as personal information of consumers and organization as e-commerce enterprises
(including controllers, processors and third parties). The GDPR requires consumers to
satisfy two conditions, which are citizens, residents of the European Union (“EU”), or

64
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

neither, yet they have conducted transactions and provided personal data to e-commerce
enterprises, and consumers are identifiable or identifiable.
According to GDPR Article 4, personal data of a consumer must meet four criteria.
Namely, personal data must be information about the consumer, authentic and used for the
purpose of e-commerce transactions, consumers are identified or identifiable by direct or
indirect methods, and must be the information of a living person. In most cases, the
information is the consumer’s first and last name, phone number, address, or sensitive
information. IP addresses and confirmation cookies are also considered personal
information. Consumers can be identified by these cookies directly or indirectly. Customer
profiles include information about each customer that is often collected and used by an e-
commerce enterprise as part of the company’s websites, apps, and other services.
Companies that are e-commerce enterprises established in the EU, whether large or
small, are subject to GDPR regulation and must comply with its provisions to the fullest
extent. Additionally, organizations that are e-commerce businesses established outside the
EU may still be subject to GDPR if they meet certain requirements.
1.2. Scope of application
Article 2.1 and Article 3 of GDPR allow processing of personal data to take place both
inside and outside the EU. A GDPR-compliant e-commerce business may do so, as long as
it furnishes goods or services to European consumers or collects their behaviors. GDPR also
recognizes manual processing of personal data that is completed by humans without the use
of tools or machines as “processing”. It is slower and requires less information to be
processed. Thus, manual processing falls within GDPR’s definition of “processing” only if
the following two conditions are met, namely the said personal data must be stored in a
storage system, and the files containing such information must be structured according to
specific requirements. GDPR does not apply to the processing of personal data that is stored
in paper format or not structured as per specific criteria, like loose documents on printers or
paper on desks. All personal data is being processed as part of the enterprise’s personal data
storage system.
1.3. Principles
GDPR sets out seven key principles: (i) Lawfulness, fairness and transparency, (ii)
Purpose limitation, (iii) Data minimization, (iv) Accuracy, (v) Storage limitation, (vi)
Integrity and confidentiality (security) and (vii) Accountability. They serve as the
foundation for establishing, interpreting, and enforcing regulations in GDPR. These
principles are prescribed in a flexible way to express the general spirit of a law that protects
data and privacy of individuals in a changing and developing economy. Therefore, EU
member states can enact legislation to restrict the principles in the GDPR but must ensure
that (i) The content of the restriction is within the permissible scope of Articles 12 to Article
22 GDPR, (ii) This restriction respects the key point of fundamental freedoms and (iii) Is a
necessary measure to protect national security and defense, public security.

65
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

2. DATA PROCESSING UNDER GENERAL DATA PROTECTION


REGULATION
2.1. General principles of processing
Article 5.1 defines the principles and Article 5.2 imposes the responsibility of upholding
them on the Controller. Translating these terms into their respective duties, they can be
summed up as follows. Firstly, lawful requires that processing operations follow the law in
full, including written common law, legislation, judgments, municipal decrees,
constitutional principles, fundamental rights, and even other legal principles. Essentially,
the test is whether a court determining the case would consider the source as a law. Secondly,
fair demands data collection must be minimized, and limited to its stated purpose. Personal
data should only be collected for specified, explicit, legitimate purposes, and not further
processed in a manner that is incompatible with those purposes. It is permissible to process
personal data for purposes that are not derived from consent nor from EU or Member Law,
provided that such processing is necessary, proportionate, and to ensure that the objectives
of the restrictions are satisfied (Article 23). Last but not least, transparent means that all
aspects of processing, and data collection must be disclosed to the users, and the relevant
authorities. The data held by Controllers must also be accurate, and up to date. The corporate
should take all reasonable steps to ensure that the data held is correct, giving their users the
options of rectification, or erasure without undue delay (Article 5.1.d).
2.2. Legal grounds for data processing
GDPR requires a legal basis under the regulation. Article 6 of the GDPR lists out legally
authorized situations under which personal data may be processed, including processing
based on Consent, and processing based on Legal Sanction. Those situations listed are
abstract as Member States are allowed to add further specifics. For instance, Member States
can define what qualifies as a “vital” interest under Article 6.1.d. Therefore, companies bear
responsibilities to keep track of multiple standards for determining their legal bases even
though they may exclusively provide services within the EU. A lawful basis for processing
personal data consists of at least one of those legal grounds, and can vary per personal data
processing activity, and purpose.
2.2.1. Processing based on Consent
Consent is mentioned first as a legal basis for the lawfulness of processing personal data
in Article 6. The definition of consent is stipulated in Article 4.11 of the GDPR. Consent
must be freely given, specific, informed, and unambiguous, as well as that it must be made
by way of a statement or “clear affirmative action”. For example, ticking a box when visiting
a website, choosing technical settings for a website, or app, or another form of statement, or
conduct which clearly indicates the individual’s acceptance of the proposed processing
should not constitute consent. Moreover, Controllers need to ensure that the consent to
processing is specific, and informed. As noted in Recital 42 of GDPR, individuals should

66
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

be at least aware of the identity of the Controller, and the purposes of the processing for
which the personal data are intended.
To comply with the element of “specific”, the Controller must apply purpose
specification as a safeguard against function creep, granularity in consent requests, and clear
separation of information related to obtaining consent for data processing activities from
information about other matters. Finally, consent must also be “freely given”. The element
“free” implies real choice, and control for users. As a general rule, the GDPR prescribes that
if the users have no real choice, feel compelled to consent, or will endure negative
consequences if they do not consent, then consent will not be valid. They also have the right
to withdraw consent easily, at any time, and on their own initiative.
2.2.2. Processing based on Legal Sanction
Along with consent requirement, Article 6 of GDPR provides other circumstances under
which personal data may be processed, namely performance of a contract, compliance with
a legal obligation, protection of vital interests, protection of public interest, and exercise of
Official Authority, and exercising legitimate interests. However, in this Article, the author
only analyzes the first three cases as Vietnamese law regarding data processing only
mentions these three circumstances.
Firstly, in case of performance of a contract, as set out in the wording of Article 6.1.b
and Recital 44 of GDPR, the users must be a party to the agreement for processing, or a
third-party beneficiary to a contract initiated for processing of their data. Specifically, this
legal basis would not apply in the absence of a direct contractual relationship with the users
concerned. A Controller cannot use a contract between themselves and another service
provider, or advertising partner as the legal basis for the processing of a user’s personal data
simply because the processing is needed to execute that contract.
Secondly, in case of compliance with a legal obligation, if the Controller has a legal
duty for which particular personal data need to be processed then processing is permitted. A
legal obligation must be laid down by EU or National law. As set out in both Article 6.3 and
Recital 45 of GDPR, any such law which grounds a legal obligation should at least make
clear the purposes of any processing which is undertaken to comply with that obligation,
and must meet an objective of public interest, being proportionate to a legitimate aim, or
goal which is being pursued.
Thirdly, processing personal data for the protection of vital interests is only considered
in certain specific situations when no other legal basis can be claimed. Personal data may be
processed when there is a necessity to protect the vital interests of the user, or any other
natural person (Article 6.1.d). The term “vital interests” has not been defined in the GDPR.
However, Recital 46 of GDPR stipulates that it is “necessary to protect an interest which is
essential for the life of the user, or that of another natural person”. Thus, vital interests can
be understood as situations which very seriously threaten the health, or fundamental rights
of an individual. For example, paramedics are called to a residential care facility to assist a
seriously ill resident, who is unconscious when the paramedics arrive. The medical history,

67
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

and other relevant health data of the resident may be shared with the paramedics as it is
necessary to do so to protect their vital interests, even in the case the resident has not
previously consented to the sharing of this data for such purposes.
In short, lawful processing exists when there is either consent, or necessity. This
severely restricts data access, and the amount of processing that may be done. Instead of
mining personal data from users indiscriminately, the Controller entity should only do so
when necessary. A good rule of thumb to follow is to determine whether there is a link or
nexus between the entity’s economic activity, and the data processing it does, whether legal,
financial, functional, administrative, or otherwise. If the processing benefits the Controller
entity’s economic situation, they cannot avoid GDPR by decreasing their operations.
However, the above circumstance will not apply to public authorities carrying out
processing for their tasks. This modest loophole allows for misuse since public authorities
are not compelled to process only for the advancement of their legitimate interests. In any
other case, the Controller would be obliged to handle data only when executing his/her job
(or under other conditions stated in Article 6), but public authorities, particularly their
Controllers, are not subject to such a restriction. This creates a hazardous uncertainty that
can be exploited.

3. INTERNATIONAL DATA TRANSFER UNDER GDPR


3.1. General principle for transfers
Under Article 44, all other relevant provisions of the GDPR must be complied with
before personal data may be transferred outside the EU. In particular, Controllers bear the
obligation to inform users that their data are to be transferred internationally and keep
records concerning data processing. The principle of accountability must also be complied
with (Article 5.2 and Article 24). However, there are some loopholes in this provision.
Firstly, the GDPR does not define what constitutes an international data transfer. This
concept is of central importance, since it determines when Article 44 applies. There is a term
“cross-border processing” under Article 4.23. Nevertheless, it deals with situations where a
Controller has establishments in more than one Member State, or where processing
substantially affects or is likely to substantially affect data subjects in more than one
Member State, in order to help determine the lead supervisory authority under Article 56.
Secondly, the term “onward transfer” has not been described in GDPR. Based on
common usage of the term, an onward transfer refers to a further transfer of personal data
after they have been transferred to a data importer outside the EU, or European Economic
Area (“EEA”). For example, a company (the data exporter) outsources the operation of a
database to a service provider (the data importer), which then subcontracts some of the
maintenance to another company. This would result in an onward transfer of the data from
the service provider to the third-party maintenance company.
Finally, and most importantly, there is a prevention of circumvention of the law. Some
countries do not have data protection, and privacy laws, which raises the risk of

68
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

circumvention of EU Law when data is transferred to and processed in third countries. Most
data protection legislation is based on the same international instruments so that the
fundamental, high-level principles of the law are similar across regions, and legal systems.
However, there are always differences in the cultural, historical, and legal approaches to
data protection. Up to now, what constitutes “circumvention” has never been a clear
explanation.
3.2. Data transfer mechanisms
GDPR establishes a three-tiered structure for legal bases for data transfers, with
adequacy decisions at the top, appropriate safeguards in the middle, and derogations at the
bottom. One of the appropriate safeguards as provided for in Article 46 will be implemented
in the absence of an adequacy decision. In case both adequacy decisions, and appropriate
safeguards are unavailable then one of the derogations in Article 49 will be applied.
Firstly, adequacy requires both that the content of data protection rules in third country,
or international organizations (“Foreign Country”) meet the standards of EU Law, and that
such rules be effective in practice. This does not mean Foreign Countries must copy and
paste the GDPR into their domestic laws to achieve adequacy, but instead should “establish
the essential requirements” of the regulation. The EU has actively engaging with key
partners with a view to reaching an adequacy finding and yielded important results such as
the creation between the EU and Japan of the world’s largest area of free and safe data flows.
Secondly, “Appropriate safeguard” mechanisms under Article 46 include model
contractual clauses (“SCCs”) and binding corporate rules (“BCRs”). SCCs are approved
provisions by the commission that must be incorporated into any commercial agreement
for the international processing of personal data to cover the following matters, which are
obligations of data exporter, obligations of the data importer, joint and several liabilities,
user as a third-party beneficiary, choice of law, dispute resolution, and termination. BCRs
form a legally binding internal code of conduct operating within a multinational group,
which applies to transfers of personal data from the group’s EEA entities to the group’s
non-EEA entities.
Finally, derogations under Article 49 are exemptions from the general principle that
personal data may only be transferred to Foreign Country if data protection rules in the
Foreign Country meet the standards of EU Law. A data exporter should first endeavor to
frame transfers with one of the mechanisms guaranteeing adequate safeguards listed above,
and only in their absence use the derogations provided in Article 49.1. These derogations or
exceptions allow transfers in specific situations, such as based on consent, for the
performance or conclusion of a contract, for the exercise of legal claims, to protect the vital
interests of the users where they cannot give consent, or for important reasons of public
interest.
To sum up, GDPR mandates that an enterprise must comply with requirements for
collection, and processing within the EU, justify the disclosure of the personal data to an
international entity/individual, and ensure that the destination of the data is also in

69
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

compliance with GDPR to transfer personal data to Foreign Country. The key aim of these
rules relating to foreign transfers is to ensure that the level of protection afforded to data
subjects under GDPR is not undermined. However, it is a challenge to satisfies the “establish
the essential requirements” as not all the country follow the augmented requirements for
protection, and processing as laid down under GDPR.
GDPR provides three types of remedies to carry out enforcement for violating GDPR
regulations regarding data processing and international data transferring, which includes
injunctions, money damages, and specific performance. Injunctions are court orders
commanding that a person or entity stop an activity they are engaged in, either temporarily
(pending a final judgment from the court), or permanently. Money damages includes
compensation, and administrative fines. Violators can be fined up to €20 million, or 4% of
their annual turnover of the previous financial year, whichever is higher (Article 58.5 of
GDPR). Specific performance is an equitable remedy in law that is used to direct another to
do a specific act. Specific performance usually exists in contract law, specifically in the sale
of goods, and services. The remedy is often issued when money damages, or injunctions are
unsuitable.
In conclusion, GDPR remedies have led to many positive changes in company policies,
especially the administrative fines. Since coming into force, a total of 839 fines have been
issued. While only a mere 16 fines were issued in 2018, and only one was at least €100,000.
GDPR remedies also improved company behaviors. Companies have been put off using
people’s data in dubious ways, experts say, when they would not have thought twice about
it pre-GDPR.

4. SOME SUGGESTIONS FOR IMPROVING THE LEGISLATION REGARDING


DATA PROCESSING & DATA TRANSMITTING IN E-COMMERCE OF
VIETNAM
The present legislation has established a rather extensive, and comprehensive legal
framework for sanctioning infractions of the law governing the processing of consumers’
personal data in e-commerce. The Draft Decree governing personal data protection 2021
(“Draft Decree”) was recently adopted by the National Assembly. However, several
concerns persist, such as an unclear scope and purpose for data collection and utilization, a
lack of rules for obtaining user permission, and a lack of regulation on cross-border data
transfer. According to a survey result, only 18% of Vietnamese surveyed participants
expressed concern about personal data being gathered, compared to 40% internationally.
Information collectors often acquire and keep more information than they really need (given
the purpose of collection, but only for the purpose of “dealing”). It appears that the efficacy,
and efficiency of related legal regulation are rather restricted. As a result, in the spirit of
learning from the EU’s GDPR, the author makes the following recommendations.

70
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

4.1. Enhancing the data processing regulations


In general, present Vietnam’s legislation requires the Controller to ask for the user's
consent before processing his/her personal data. However, the laws do not explain clearly
the methods to gain a user's consent, and what can be considered as a valid consent. As an
instance, the information protection policy contains the criteria under which the Controller
may request the user’s consent. Article 69.3 of Decree No. 52/2013/ND-CP on E-commerce
(“Decree 52”) requires that the information protection policy be made public in a prominent
location on the e-commerce website. However, what constitutes a “conspicuous posture” is
not clearly defined, and determining it is entirely dependent on the feelings of the parties.
According to the GDPR’s Recital 32, for a consent to be valid, it should be given through
“a clear affirmative act” and should be “unambiguous”. Individuals should be aware at least
of the identity of the Controller, and the purposes of the processing for which the personal
data are intended. They also have the right to withdraw consent easily, at any time, and on
their own initiative. Therefore, the author suggests that the Government should establish
guidance on what constitutes as the way GDPR did. For instance, the author recommends to
Article 69.3 of Decree 52 as follows: “Personal information protection policy shall be openly
disclosed at the bottom corner of the website homepage”. This makes it easier for consumers
to access, and learn about personal information protection regulations, as well as removes
barriers to finding a “conspicuous location” as a foundation for penalizing administrative
infractions, if any exist.
4.2. Increasing penalties for administrative offenses
One of the issues with administrative punishments for infractions is that they are still
insufficient as a deterrence. In specific, individuals that illegally gather, or utilize customers’
personal data outside of the stated goals and scope may face fines ranging from VND 20
million to VND 30 million (Art.65 of the Decree 98) is insufficient in comparison to the
enormous earnings that violators might receive. The Draft Decree raises the penalties
amount to a maximum of 5% of the total income of the data processor breaches in Vietnam
for acts of breaking legislation on transferring personal data. This only applies if the
violation does the same offense for the second or subsequent time. In the meantime,
additional fines or corrective actions are not necessary in principle. The violator may not be
subject to the remedial measure of “forcing the return of the money obtained due to the
commission of the violation”. However, if the amendments continue to increase the fine
level, it is not appropriate for small-scale infractions with little earnings. Therefore, the
author recommends applying a penalty of 5% of the total income of the data processor
breaches in Vietnam for violations of the data processing provisions, and the transgender
data transfer right from the first violation, as these are serious violations of the responsibility
of Controllers. Besides, it is still necessary to keep the lowest fine level as prescribed in the
Draft Decree for the subjects who commit acts to ensure deterrence, even for small-scale
cases.

71
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

In conclusion, the Vietnamese government has shown concern for data processing and
data transmitting. However, Vietnam lacks a specific regulation to address this issue on its
own. Since current laws have several loopholes, the author proposes some recommendations
that are deemed beneficial for Vietnam at this time. As required under under the European
Union - Vietnam Free Trade Agreement, it may thus contribute to ensuring that Vietnam’s
legal system adheres to EU standards.

5. CONCLUSION
The GDPR proved to be flexible to support digital solutions in unforeseen
circumstances such as the Covid-19 crisis. Businesses are developing a compliance culture,
and increasingly use strong data protection as a competitive advantage. GDPR imposed
strict requirements on data processing. An entity that wishes to process personal data for
their day-to-day operations will have to claim one or more of the justifications, which
includes Consent and Legal Sanction to avoid liability. Failure to follow these standards
might result in a €20 million fine, or 4% of worldwide yearly revenue, necessitating strict
adherence. However, there is still a loophole as public authorities, particularly their
Controllers, are not subject to such a restriction. The GDPR also offers a modernized toolbox
to facilitate the transfer of personal data from the EU to Foreign Country, while ensuring
that the data continues to benefit from a high level of protection. The toolbox includes
adequacy decisions, appropriate safeguards (SCCs, BCRs), and derogations, to harness the
full potential of the GDPR rules on international transfers. As a result, the EU and Japan
have the world’s largest area of free and safe data flows. Based on EU’s GDPR regulations
on data processing and data transmitting, the author makes several recommendations to
strengthen Vietnamese law, including strengthening data processing laws, modernizing the
legal framework on data processing and data transferring, and increasing fines for
administrative offenses.

72
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

REFERENCES
1. Adv. Prashant Mali (2018), GDPR Articles Comments and Cases of the European
Union.
2. Article 29 Data Protection Working Party, Adequacy Referential (2017), p.4.
3. Article 29 Data Protection Working Party, Opinion 03/2013 on purpose limitation,
p.20.
4. Burn and Dan Barker (2019), GDPR for Ecommerce Guide.
5. Christopher Kuner (2020), Chapter V: Transfers of Personal Data to Third
Countries or International Organizations, The EU General Data Protection Regulation
(GDPR) – A Commentary, ISBN: 978-0-19882-649-1, Pub. Oxford University Press,
United Kingdom.
6. Data Protection Commission, Guidance Note: Legal bases for processing personal
data, 10/2019, p.5.
7. Data Protection Commission (Ireland), Guidance Note: Anonymisation and
Pseudonymization, 06/2019, p.3.
8. Data Protection Commission, Transfers of Personal Data to Third Countries or
International.
9. Decree No. 52/2013/ND-CP of the Government on e-commerce.
10. Decree No. 98/2020/ND-CP of the Government prescribing penalties for
administrative violations against regulations on commerce, production and trade in
counterfeit and prohibited goods, and protection of consumer rights.
12. European Union General Data Protection Regulation.
13. European Union - Vietnam Free Trade Agreement.
14. European Data Protection Board, Guidelines on consent under Regulation, p.14.
15. European Commission, Two years of the GDPR: Questions and answers,
European.
16. Intersoft Consulting, Recital 14 GDPR, 05/01/2020.
17. Intersoft Consulting, Recital 15 GDPR, 06/01/2020.
18. Intersoft Consulting, Recital 24 GDPR, 08/02/2020.
19. Intersoft Consulting, Recital 26 GDPR, 10/02/2020.
20. Intersoft Consulting, Recital 27 GDPR, 10/02/2020.
21. Ilse Heine (2021), 3 Years Later: An Analysis of GDPR Enforcement, Center for
strategic and International Studies.
22. Law on amendments to the Criminal Code No. 100/2015/QH13.
23. Law on Cyber Information Security No. 86/2015/QH13.
24. Law on E-transactions No. 51/2005/QH11, November.
25. Law on Information Technology No. 67/2006/QH11.
26. Lee Matheson (2017), What’s in the WP29 update on transfers to third countries?,
IAPP website.

73
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

27. Luke Irwin (2021), The GDPR: What is sensitive personal data of the
recommendation of the council concerning guidelines governing the protection of privacy
and transborder flows of personal data, p.15.
29. Privacy and Electronic Communications (Directive 2002/58/EC on Privacy and
Electronic Communications).
28. Sanjay Sharma and Pranav Menon (2020), Data Privacy and GDPR Handbook,
ISBN: 978-1-11959-424-6, Pub. John Wiley & Sons, Inc., United States.
29. Serge Gutwirth et al. (2009), Reinventing Data Protection?, ISBN: 978-1-40209-
497-2, Pub. Springer, France.
30. The proposed Decree governing personal data protection 2020 of the Ministry of
Public Security.
31. The Federal Court of Canada, Lawson v Accusearch Inc.

74
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Nguyễn Lại Hải Linh, “Cơn khát” Năng lượng thế giới

75
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

“CƠN KHÁT” NĂNG LƯỢNG THẾ GIỚI

Nguyễn Lại Hải Linh1,*


1
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
*
Email: hailinh.rces@gmail.com; Tel: (+84) 857 732 993
Tóm tắt: Giá khí đốt tăng gấp 3 lần từ đầu năm 2021. Giá dầu mỏ "phi mã" hơn 40%, chạm
mức cao nhất kể từ năm 2014. Giá than leo thang khoảng 60%. Khan hiếm năng lượng, cắt điện
luân phiên, cùng với đó là áp lực lạm phát khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng vọt, tác động nặng
nề tới đời sống người dân. Nhiều doanh nghiệp và nhà máy phải đóng cửa do thiếu điện và
nguyên liệu sản xuất, dẫn tới hiệu ứng dây chuyền là một cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng,
ảnh hưởng tiêu cực tới đà phục hồi kinh tế. Đây không phải lần đầu tiên thế giới đối mặt với
tình trạng thiếu nhiên liệu, song “cơn khát” lần này bùng nổ đúng vào thời điểm các nước đẩy
mạnh tốc độ hồi phục kinh tế sau hơn một năm đóng cửa do dịch bệnh Covid-19, cũng như ngày
càng trở nên trầm trọng do cuộc chiến Nga - Ukraine. Điều này đã gây ra “hiệu ứng domino”
trên toàn cầu, tác động của khủng hoảng năng lượng có thể cảm nhận trên khắp thế giới, từ các
nước công nghiệp hàng đầu tới các nền kinh tế phát triển, và khả năng cao sẽ dẫn đến khủng
hoảng kinh tế thế giới. Một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đặt ra một bài toán chưa
từng có đối với thế giới trong việc vừa giải tỏa “cơn khát” nhiên liệu, vừa đảm bảo sự cân bằng
trên thị trường và hỗ trợ đà phục hồi kinh tế, đồng thời vẫn thực hiện những cam kết chống biến
đổi khí hậu.
Từ khóa: “Cơn khát” nhiên liệu, cuộc chiến Nga - Ukraine, Covid-19.

1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG THIẾU HỤT NĂNG LƯỢNG THẾ GIỚI
1.1. Thực trạng
Khủng hoảng năng lượng đang xuất hiện ở khắp mọi nơi. Một số khu vực ở Trung Quốc
phải hạn chế sử dụng điện, người dân Châu Âu phải đối mặt với giá khí tự nhiên hóa lỏng tăng
vọt, các nhà máy điện ở Ấn Độ sắp cạn kiệt than và giá xăng ở Mỹ thì cao ngất ngưởng. Ngành
năng lượng toàn cầu đang lâm vào tình trạng khó khăn và đối mặt với khủng hoảng trầm trọng.

76
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Theo các chuyên gia kinh tế, cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu do sự kết hợp của
nhiều nguyên nhân gồm thời tiết bất lợi và sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhu cầu sử dụng nhiên liệu
sau đại dịch Covid-19, cũng như diễn biến phức tạp của chiến sự Nga - Ukraine, đang ngày
càng trở nên căng thẳng và gây lo ngại lớn bởi bán cầu Bắc sắp bước vào những tháng mùa
đông, khi các quốc gia cần nhiều năng lượng hơn để thắp sáng và sưởi ấm. Các chính phủ trên
thế giới đang cố gắng hạn chế ảnh hưởng của tình trạng khan hiếm năng lượng đối với người
tiêu dùng, tuy nhiên, điều này là rất khó khăn.
Với tư cách là nhà sản xuất năng lượng, Mỹ luôn cố gắng không để hậu quả tồi tệ nhất của
cuộc khủng hoảng xảy ra, mặc dù giá xăng đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2014. Tuy nhiên, giá
khí đốt tại Mỹ cũng đã tăng hơn 180% trong vòng 12 tháng qua, và CPI cũng tăng lên mức cao
nhất kể từ năm 1982.
Tại châu Âu, tình trạng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng bắt đầu nổi lên từ đầu tháng
9/2021, khi lượng khí đốt dự trữ trong khu vực xuống thấp nhưng nguồn cung khí đốt cung cấp
từ một số quốc gia, đặc biệt từ Nga bị hạn chế do mâu thuẫn giữa Nga và châu Âu. Châu Âu
hiện đang phải tranh giành để có thể tìm kiếm được nguồn than và khí đốt cho các nhà máy phát
điện truyền thống của mình, trong bối cảnh mùa đông đang đến gần mà lượng nhiên liệu dự trữ
còn rất thấp.
Giá khí đốt tăng chóng mặt trong khi mùa đông đang đến gần, khiến các chính phủ trong
khu vực phải trợ cấp cho các hóa đơn nhiên liệu và áp trần giá nhiên liệu. Chỉ riêng trong năm
2021, giá khí đốt tại thị trường châu Âu đã tăng khoảng 500%, lên gần mức kỷ lục, kéo theo
lạm phát ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu lên mức cao nhất trong 24 năm.
Trong khu vực này, tình hình ở Anh đặc biệt nghiêm trọng. Nước Anh đang phải trải qua
một đợt khan hiếm nghiêm trọng xăng và dầu diesel. Giá khí đốt đã tăng chóng mặt, mức tăng
đột biến khiến hàng chục nhà cung cấp năng lượng của Anh bị phá sản chỉ trong vòng vài tháng,
thêm hàng chục nhà cung cấp bên bờ vực vỡ nợ hoặc hoạt động cầm chừng, trong khi nhiều
công ty ở nước này gián đoạn hoạt động vì không có nhiên liệu, và người tiêu dùng hoảng sợ.
Tại châu Á, giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay đã tăng từ dưới 5 USD vào tháng
9/2020 lên hơn 56 USD vào tháng 10/2021.
Ở Trung Quốc, “công xưởng sản xuất của thế giới”, một cuộc khủng hoảng năng lượng đã
diễn ra khi nhu cầu trên toàn cầu đối với các sản phẩm của Trung Quốc tăng đột biến và bất ngờ
trong năm 2022. Tồn trữ than ở mức thấp và lệnh cấm không chính thức của Trung Quốc đối
với than non của Australia làm cho các kho dự trữ than không thể nhanh chóng được bổ sung.
Thay vào đó, các công ty điện đã chuyển sang dùng khí tự nhiên hóa lỏng, đẩy giá khí tăng vọt
theo giá than. Hậu quả là 2/3 các khu vực trên khắp Trung Quốc buộc phải hạn chế tiêu thụ điện,
làm gián đoạn hoạt động sản xuất của nhà máy và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Một số
nhà máy đã đóng cửa hoàn toàn.
Việc cắt điện ở Trung Quốc khiến cho chuỗi cung ứng quốc tế vốn đã bị đứt gãy kéo dài
bởi đại dịch nay càng thêm tan tác. Thời gian giao hàng kéo dài, cộng thêm ngành vận tải biển

77
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

vốn đã đối diện với tình trạng tắc nghẽn trên đường vận chuyển, nên việc giao quần áo, đồ chơi,
hàng hóa điện tử xuất khẩu của Trung Quốc vào dịp lễ cuối năm nay tiếp tục bị trì hoãn lâu hơn.
Các nhà máy đã phải giảm sản lượng khiến cho nguồn cung chip vốn đã căng thẳng sẽ tiếp tục
khan hiếm. Trung Quốc là nước cung ứng kim loại ròng lớn nhất toàn cầu, chiếm ít nhất 1/3
nhu cầu của thế giới, việc một số nhà máy luyện kẽm và nhôm của nước này phải cắt giảm sản
lượng khiến cho giá cả mặt hàng này tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn 10 năm qua.
Tại Quảng Đông, tỉnh đông dân nhất của Trung Quốc, chính quyền đã cấm sử dụng thang
máy trong các tòa nhà văn phòng từ tầng ba trở xuống, khuyến khích người dân sử dụng ánh
sáng tự nhiên càng nhiều càng tốt và yêu cầu điều chỉnh điều hòa ở nhiệt độ cao hơn. Bắc Kinh
và Thượng Hải đã hủy bỏ các buổi trình diễn ánh sáng hàng năm trong kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng
kéo trong tuần đầu tiên của tháng mười.
Tình trạng thiếu hụt năng lượng ngày càng trầm trọng hơn do thời tiết tiếp tục khắc nghiệt.
Tại tỉnh Sơn Tây nằm ở phía Bắc Trung Quốc, 27 mỏ than đã phải đóng cửa vào tuần trước do
lũ lụt. Ở tỉnh Vân Nam, miền nam Trung Quốc, thủy điện đã gặp khó khăn do tình trạng hạn
hán trong nhiều năm. Cơ quan kế hoạch kinh tế chính của Trung Quốc, Ủy ban Cải cách và Phát
triển Quốc gia, đã cảnh báo rằng việc hạn chế sử dụng điện sẽ còn kéo dài trong năm tới.
Một cuộc khủng hoảng năng lượng tương tự đang diễn ra ở Ấn Độ, nơi đã chứng kiến
nguồn cung điện dư thừa vào đầu năm 2022 khi một đợt bùng phát dịch Covid-19 tàn phá khiến
các nhà máy không hoạt động và đường phố vắng tanh. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế ở nền kinh
tế lớn phát triển nhanh thứ hai thế giới đã hồi phục nhanh hơn dự kiến, cơn khát điện cũng theo
đó tăng lên.
Giờ đây, Ấn Độ đang vô cùng lo ngại về tình trạng thiếu điện và mất điện có thể xảy ra bất
cứ lúc nào, nguy cơ ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất đang phục hồi và đến cuộc sống của các
hộ gia đình trong mùa lễ hội. Theo các quan chức Ấn Độ, các nhà máy điện đã không đảm bảo
được nguồn cung than và do dự trong việc nhập khẩu khi giá quá cao. Cơ quan Điện lực Trung
ương của Ấn Độ cảnh báo rằng, gần một nửa số nhà máy nhiệt điện của Ấn Độ (63 trong số 135
nhà máy) có nguồn cung cấp than chỉ còn tương đương hai ngày trở xuống, trong khi kho dự
trữ đã cạn kiệt tại 17 cơ sở khác, khiến hầu hết các bang ở miền Bắc bị cắt điện liên tục 14 giờ
mỗi ngày. Hồi tháng 10, mạng lưới điện quốc gia của Liban đã bị sập sau khi 2 nhà máy điện
quan trọng nhất nước này cạn kiệt nhiên liệu.
1.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng năng lượng tại mỗi nước có thể khác nhau, song
có một điểm chung là các nguồn cung dầu mỏ, khí đốt, than đá đều không bắt kịp đà hồi phục
kinh tế toàn cầu sau thời gian đình trệ do các lệnh phong tỏa để phòng chống dịch bệnh.
Ngoài ra, khi nhiều nước thu hẹp đầu tư cho nhiên liệu truyền thống nhằm đạt được mục
tiêu trung hòa khí thải, tiến trình chuyển đổi sang nhiên liệu tái tạo vẫn chưa hoàn chỉnh để có
thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng năng lượng của người dân. Trong bối cảnh nguồn cung năng
lượng tái tạo không đáp ứng đủ, nhu cầu nhiên liệu hóa thạch tăng mạnh, càng gây khó khăn

78
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

cho các nước trong việc đáp ứng mục tiêu giảm phát thải carbon để ứng phó với biến đổi khí
hậu.
Chiến sự giữa Nga và Ukraine cũng ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn cung năng lượng thế
giới. Nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh và các nước thành viên EU, đã áp đặt các biện pháp
trừng phạt sâu rộng đối với Nga, đánh vào các ngân hàng của nước này, cùng nhiều thứ khác.
Đáp trả các biện pháp trừng phạt từ các nước phương Tây, Nga tuyên bố dừng hoạt động vô
thời hạn đường ống khí đốt Nord Stream 1 cho đến khi phương Tây dỡ bỏ các biện pháp trừng
phạt áp lên Nga. Động thái này từ Nga khiến các nước châu Âu “đứng ngồi không yên” tìm giải
pháp trong khi Nga đang là nhà sản xuất dầu khí lớn thứ ba trên thế giới và cung cấp đến 40%
lượng khí đốt ở châu Âu.
1.3. Tác động
Cuộc khủng hoảng năng lượng đang dẫn tới nhiều hệ lụy khó lường đối với các nền kinh
tế trên thế giới.
Chi phí nhiên liệu tăng cao khiến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp gặp khó khăn, dẫn
tới nguồn cung các mặt hàng thiếu hụt, giá cả tăng mạnh, chuỗi cung ứng toàn cầu xuất hiện
khủng hoảng, tạo ra những nhân tố bất ổn cho thế giới vốn đang phải đương đầu với Covid-19
và chiến tranh.
Giá khí đốt và giá xăng dầu tăng cao có thể khiến lạm phát trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ,
thêm trầm trọng. Các chuyên gia đánh giá, nếu nhiệt độ ở Mỹ giảm sâu trong những tháng mùa
đông sắp tới, nhu cầu tiêu thụ khí đốt để sưởi ấm sẽ càng tăng mạnh, khiến lượng tồn kho khí
đốt của nước này giảm sâu thêm, và giá sẽ còn lên cao hơn nữa. Người tiêu dùng ở nước này
đang phải trả nhiều tiền hơn cho hầu như tất cả các mặt hàng từ ô tô cũ cho tới xăng và thực
phẩm. Lạm phát leo thang đang gây sức ép buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sớm cắt giảm
chương trình mua tài sản và thậm chí phải tăng lãi suất từ năm 2022. Chính sách tiền tệ thay
đổi sẽ tác động mạnh đến thị trường tài chính, không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn cầu.
Tại châu Âu, với giá năng lượng ở mức cao trong một thập kỷ, các công ty sử dụng nhiều
năng lượng nhất đã bắt đầu đóng cửa. Hàng chục nhà máy thuộc nhiều ngành công nghiệp khác
nhau như thép, nhôm, phân bón và bản thân ngành công nghiệp điện đã buộc phải đóng cửa
hàng do giá khí đốt và điện cao ngất ngưởng khiến hoạt động kinh doanh của họ thua lỗ.
Sự thiếu hụt khí đốt đã thúc đẩy cuộc thảo luận về việc phân phối năng lượng trong ngành
công nghiệp vốn đang bị tê liệt này, nhưng đối với các ngành sử dụng nhiều năng lượng nhất,
mọi thứ dường như đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát; chi phí đã tăng cao đến mức không còn có
lợi nhuận và phải đóng cửa. Sự đình trệ ngành công nghiệp nặng của châu Âu đã và đang đè
nặng lên các nền kinh tế trong khu vực và các nhà kinh tế dự báo rằng EU sắp rơi vào một cuộc
suy thoái sâu.
“Giá khí đốt cao ngất ngưởng và chính sách thắt chặt tiền tệ tăng cường đã đẩy nền kinh tế
toàn cầu đến bờ vực của cuộc suy thoái cuối năm 2022/đầu năm 2023. Chúng tôi kỳ vọng sẽ

79
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

tránh được suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng việc tăng trưởng được cải thiện bền vững và đáng
kể có vẻ khó xảy ra”, công ty tư vấn Oxford Economics cho biết.
Việc đóng cửa có thể gây thiệt hại lâu dài cho cơ sở công nghiệp của châu Âu. Tại Đức,
cường quốc công nghiệp của châu Âu, các ngành sử dụng nhiều năng lượng nhất đang bị ảnh
hưởng nặng nề bởi chi phí không bền vững. Các nhà sản xuất ô tô châu Âu cũng đã bắt đầu tích
trữ kính chắn gió để đề phòng tình trạng thiếu kính trong những tháng tới.
Bên cạnh đó, hơn một nửa số nhà máy luyện nhôm của châu Âu đã bị ảnh hưởng bởi cuộc
khủng hoảng năng lượng. Hiệp hội kim loại châu Âu Eurometaux cho biết EU đã tạm thời mất
650.000 tấn công suất nhôm sơ cấp, tương đương khoảng 30% tổng sản lượng. Một số nhà máy
thép và hóa chất lớn nhất châu Âu cũng đã được đưa vào hoạt động cầm chừng và không rõ khi
nào chúng có thể hoạt động hoàn toàn trở lại. Trong khi đó, hiệp hội ngành công nghiệp phân
bón của châu Âu cho biết hơn 70% sản lượng phân bón của châu lục này đã bị đóng cửa hoặc
chậm lại do giá khí đốt cao.
Sau hơn 7 tháng xung đột Nga - Ukraine, giá một số hàng hóa trên thị trường đã bắt đầu
giảm trong vài tuần qua, nhưng giá của những mặt hàng như khí đốt và điện vẫn tăng gấp đôi
hoặc gấp ba lần.
Các chính phủ châu Âu đã buộc phải can thiệp với các gói cứu trợ và quốc hữu hóa khổng
lồ. Kể từ tháng 9/2021, các can thiệp của chính phủ đã tăng dần từ 0,1 đến 3,6% GDP và lên tới
tổng cộng khoảng 230 tỷ euro trong nửa đầu năm nay. Con số này được dự báo tăng lên gấp đôi
trước cuối năm nay.
Trong khi đó, với Trung Quốc, việc thiếu hụt năng lượng trên diện rộng đã buộc các nhà
máy phải hạn chế sản xuất và khiến các nhà kinh tế phải cắt giảm dự báo tăng trưởng. Theo
phân tích của công ty nghiên cứu Lantau, giá nhiên liệu quá cao khiến nhiều nhà máy nhiệt điện
than của Trung Quốc quyết định không hoạt động vì sợ thua lỗ.
Các nhà sản xuất Trung Quốc cảnh báo rằng, các biện pháp ngặt nghèo nhằm cắt giảm
lượng tiêu thụ điện sẽ dẫn tới sụt giảm sản lượng ngành sản xuất tại những địa phương đầu tàu
trong lĩnh vực này như Giang Tô, Triết Giang và Quảng Đông, 3 tỉnh chiếm tổng cộng khoảng
1/3 tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc. Sản lượng hàng hóa giảm có thể đẩy giá
cả tăng cao ở cả Trung Quốc và các nước nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc.
Khủng hoảng thiếu điện cũng làm gia tăng áp lực đối với kinh tế Trung Quốc, vào đúng
thời điểm nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới giảm tốc vì những nhân tố như biện pháp kiểm soát
Covid-19 và hạ sốt thị trường bất động sản.
Không những vậy, khủng hoảng năng lượng cộng thêm cuộc khủng hoảng từ tập đoàn bất
động sản Evergrande - quả bom nợ nặng nhất thế giới có thể gây ra sự suy thoái trong lĩnh vực
nhà ở - đang gây áp lực lên nền kinh tế Trung Quốc. Việc Bắc Kinh thúc đẩy các quy định chặt
chẽ hơn đối với các ngành công nghiệp, bao gồm cả công nghệ, cũng đang khiến các nhà đầu
tư lo lắng.

80
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Ngoài ra, cuộc khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc không chỉ gây ảnh hưởng đến việc
tăng trưởng kinh tế của nước này mà còn khiến giá cả thực phẩm leo thang, bởi khủng hoảng
năng lượng có nghĩa nước này đang phải trải qua một mùa thu hoạch khó khăn từ ngô, đậu nành
đến lạc và bông. Trong năm qua, Bắc Kinh đã nhập khẩu một lượng nông sản kỷ lục do tình
trạng thiếu hụt trong nước, khiến giá cả và chi phí lương thực toàn cầu lên mức cao nhất trong
nhiều năm.
Trong thời gian gần đây, cả Ghana và Cameroon đều bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình
về giá và tình trạng thiếu nhiên liệu. Argentina và Peru cũng vậy, chi phí năng lượng tăng cao
đã gây ra các cuộc đình công và biểu tình. Thậm chí, một số quốc gia đang chìm trong bóng tối.
Người dân Nam Phi đã không còn xa lạ với việc cắt điện kéo dài, khi nước này vật lộn với
một trong những cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất từ trước đến nay. Tình trạng này
cũng xảy ra ở Cuba, khi các cuộc cắt điện diện rộng xảy ra hàng ngày.
Với Việt Nam, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch về cơ cấu năng lượng, bắt đầu
chuyển dịch nhiều hơn theo hướng đẩy mạnh tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu cung ứng
năng lượng. Việt Nam cũng đang chuyển dịch dần từ sử dụng than sang sử dụng các nguồn khí
bao gồm cả khí sản xuất trong nước và những nguồn khí nhập khẩu như LNG.
Vì vậy, khi xảy ra khủng hoảng năng lượng tại châu Âu và thế giới, Việt Nam gặp phải một
cạnh tranh rất là lớn ở trên thế giới trong câu chuyện về nguồn cung, liên quan đến vấn đề giá
cả và khủng hoảng sẽ ảnh hưởng lớn trong các kế hoạch triển khai về đầu tư cho năng lượng
cũng như phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới.
Năng lượng lại là yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất điện và mọi hoạt động
của nền kinh tế. Do đó, sẽ khiến chi phí sản xuất điện nói riêng và chi phí sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể. Yếu tố này sẽ có tác động đến quá trình hồi phục
kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.
Giá cả năng lượng tăng cũng dẫn tới giá của các mặt hàng tiêu dùng tăng cao, ảnh hưởng
lớn đến cuộc sống của người tiêu dùng Việt.

2. HÀNH ĐỘNG CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI


2.1. Thế giới
Trong bối cảnh này, chính phủ nhiều nước đã thực hiện một số biện pháp trong ngắn hạn
nhằm giải quyết tạm thời tình trạng thiếu hụt năng lượng. Trung Quốc và Ấn Độ đã hối thúc
các công ty trong nước tăng sản lượng khai thác than, giảm lượng điện cung ứng cho các nhà
máy có mức tiêu thụ cao như công ty luyện thép hay xi măng. Chính phủ Trung Quốc còn áp
mức trần giá nhiên liệu, dỡ bỏ một số mức giá cố định đối với điện, hạn chế xuất khẩu nhiên
liệu và tăng nhập khẩu khí đốt và dầu diesel.
Tại châu Âu, sau chuỗi đà tăng liên tục của giá điện khiến tỷ lệ lạm phát tăng cao và nền
kinh tế nhiều nước có nguy cơ mất đà phục hồi, Bộ trưởng Tài chính 27 nước thành viên EU đã
nhất trí với đề xuất ký các hợp đồng chung mua khí đốt và lập kho dự trữ.

81
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Đáng chú ý hơn cả là việc Mỹ phối hợp cùng với các nước tiêu thụ năng lượng chủ chốt
khác gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh mở kho dầu chiến lược nhằm mục
đích hạ nhiệt giá dầu.
Trong khi đó, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, gọi là OPEC+
vẫn quyết định duy trì kế hoạch tăng nhẹ sản lượng dầu hằng tháng thêm 400.000 thùng/ngày.
Theo lý giải của OPEC+, lựa chọn này để tránh khả năng lạm phát leo thang và tăng trưởng trì
trệ khi tăng mạnh sản lượng dầu và khí đốt.
Hỗ trợ tài khóa để bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi giá năng lượng tăng cao
nhìn chung chiếm khoảng 2-3% GDP trên khắp Trung và Đông Âu (CEE) nhưng đã ở mức hai
con số ở một số quốc gia. Các nhà kinh tế lưu ý rằng các gói cứu trợ sẽ giảm bớt cú sốc, nhưng
chúng không thể ngăn chặn suy thoái kinh tế.
“Những can thiệp tài khóa này sẽ cung cấp hỗ trợ cho hoạt động kinh tế, nhưng chúng sẽ
không hoàn toàn giảm thiểu tác động của giá quá cao. Dựa trên các tính toán mà chúng tôi đã
công bố, giả định chuyển hoàn toàn giá năng lượng bán buôn sang giá tiêu dùng, chi tiêu hộ gia
đình cho năng lượng sẽ tăng hơn 3% GDP trên hầu hết các khu vực từ năm 2021 đến năm 2023.
Mức tăng đó là nhiều hơn tổng số hỗ trợ tài chính bù đắp mà chính phủ đã công bố cho cả hộ
gia đình và doanh nghiệp”, Nicholas Farr, nhà kinh tế của Capital Economics, nhận định.
Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều chính phủ xem xét việc giới hạn giá năng lượng. Nỗ lực
áp đặt giới hạn trên toàn châu Âu đối với giá khí đốt dường như đã giảm ở cấp độ EU, nhưng
các kế hoạch ở cấp quốc gia đang tăng lên. Chính phủ Ba Lan đã đặt ra nhiều kế hoạch hơn để
đóng băng giá điện vào năm 2023 ở mức tiêu thụ nhất định, trong khi Chính phủ Séc cho biết
họ có ý định giới hạn giá điện và khí đốt từ tháng 11 năm 2022. Romania đã áp dụng thuế đối
với lĩnh vực này để bù đắp chi phí giới hạn giá của mình. Các nước thành viên EU sẽ thảo luận
về một mức thuế tương tự trong toàn khối vào cuối tháng 9 này.
Tóm lại, một cuộc suy thoái sâu dường như không thể tránh khỏi vào lúc này. Sản xuất
công nghiệp của Eurozone rơi vào cảnh đen tối trong tháng 7 với mức giảm 2,3% so với 3 tháng
trước đó - con số tệ hơn nhiều so với dự báo giảm 1% của nhiều chuyên gia.
“Sản lượng công nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục giảm do giá khí đốt và điện bán buôn vẫn cao
hơn trong thời gian dài. Sự hỗ trợ của chính phủ cho ngành công nghiệp thấp hơn so với các hộ
gia đình trong mùa Đông cũng sẽ ảnh hưởng đến sản lượng. Chúng tôi dự báo ngành công
nghiệp và GDP của khu vực đồng euro sẽ bước vào suy thoái từ quý 3 năm nay và kết thúc vào
quý 1 năm sau. Suy thoái GDP sẽ dần được kiểm soát, với hoạt động tăng dần vào năm 2023
khi lạm phát bắt đầu giảm bớt và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) ngừng tăng lãi suất.
Tuy nhiên, sự leo thang nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu có nghĩa là
tăng trưởng GDP sẽ đi ngang trong năm tới”, Oxford Economics kết luận.
2.2. Việt Nam
Trước bối cảnh thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng nhiên liệu, Bộ trưởng Bộ Công
Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình cung

82
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

ứng điện. Bộ Công Thương dự kiến tổng công suất nguồn mới bổ sung năm 2022 đạt 3.164MW.
Bộ cũng thực hiện rà soát các dự án điện đang xây dựng và đưa vào vận hành trong giai đoạn
2021-2025; chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tập trung toàn lực, thúc đẩy dự án
nhiệt điện Thái Bình 2 (1.200MW), phấn đấu tổ máy số 1 hòa lưới điện vào tháng 5-2022. Đồng
thời, với mục tiêu không để các nguồn điện đã xây dựng bị hạn chế công suất do quá tải, Bộ
Công Thương chỉ đạo các đơn vị khẩn trương triển khai xây dựng những đường dây, trạm biến
áp giải tỏa công suất các dự án hiện hữu, nhất là các công trình năng lượng tái tạo. Bộ Công
Thương cũng sẽ chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký
kết và triển khai thực hiện các hợp đồng nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào; đồng thời xây
dựng và đề xuất cơ chế cho chương trình điều chỉnh phụ tải điện, bố trí lịch sửa chữa nguồn
điện phù hợp, sử dụng tiết kiệm nguồn nước thủy điện, nâng cao khả dụng các nguồn điện, nhất
là vào cao điểm mùa khô ở miền Bắc…
Thời gian vừa qua, Chính phủ cũng đã đưa ra nhiều chính sách để thay đổi cơ cấu năng
lượng, tránh phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn nhập khẩu. Ví dụ rõ nhất là Việt Nam đã
khuyến khích phát triển khá mạnh các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện Mặt Trời.

3. KẾT LUẬN
Cuộc khủng hoảng năng lượng này, một mặt cho thấy thế giới vẫn đang phải đối mặt với
những thách thức về an ninh năng lượng, mặt khác càng nêu bật tầm quan trọng của việc duy
trì nguồn cung năng lượng dồi dào.
Đặc biệt, khi thế giới chuyển đổi sang một hệ thống năng lượng sạch, thì giải pháp dài hạn
cho bài toán năng lượng trong thời đại mới chính là tập trung đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi năng lượng xanh và bền vững là một “cuộc chạy marathon
dài”, bởi vậy duy trì một số loại nhiên liệu hóa thạch chuyển tiếp, có thể sử dụng tạm thời trong
khi ngừng hoàn toàn sử dụng than, trước khi các loại nhiên liệu tái tạo được phát triển, vẫn là
lựa chọn trong trung hạn.
Bên cạnh đó, các nước cần có chính sách phòng chống rủi ro mang tính chắc chắn trên thị
trường năng lượng, trên cơ sở tạo những "vùng đệm an toàn" lớn giúp đối phó với nguy cơ gián
đoạn năng lượng tái tạo. Các nhà cung cấp năng lượng cũng cần có nguồn dự trữ lớn hơn.
Với Việt Nam, quốc gia sử dụng điện từ nhiệt điện khá cao, trong khi đó lượng than khai
thác trong nước ngày càng khó khăn, phải tăng cường nhập khẩu than để phục vụ cho các nhà
máy nhiệt điện. Cụ thể, đến cuối năm 2020, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn quốc đạt
69.342MW, trong đó, thủy điện là 20.993MW (chiếm 30,3% công suất, 29,6% sản lượng); nhiệt
điện than là 21.383MW (chiếm 30,8% công suất và 50% sản lượng); điện khí 9.025MW (chiếm
13,1% về công suất, 14,6% sản lượng); điện gió và mặt trời hơn 17.000MW (chiếm 24,6% về
công suất và 4,1% sản lượng)... “Việc nguyên liệu đầu vào như than đá phụ thuộc nhiều vào
nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam”, bà Ngụy Thị
Khanh, Giám đốc điều hành của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) nhấn mạnh.

83
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Từ thực trạng trên, nhiều ý kiến khuyến nghị, hệ thống điện Việt Nam cần đa dạng hóa
nguồn điện, tránh trường hợp một nguồn chiếm tỷ trọng quá lớn; đồng thời phải tính đến tỷ lệ
công suất hợp lý của năng lượng tái tạo trong toàn hệ thống theo từng giai đoạn, vấn đề lưu trữ
năng lượng... Việc đa dạng hóa nguồn cung đồng thời tiếp tục chuyển dịch sang sử dụng năng
lượng tái tạo là một lựa chọn dài hạn để giảm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch.
Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có chiến lược phù hợp và có kế hoạch đầu tư cho lưới điện
truyền tải liên vùng, liên quốc gia; xem xét các công nghệ lưu trữ năng lượng... Riêng đối với
nguồn nhiên liệu nhập khẩu, cần phải có sự chủ động trong việc mua các nhiên liệu ngắn hạn,
trung hạn; đầu tư hạ tầng các kho chứa...
Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu này là thách thức, song cũng là cơ hội để cả thế
giới thực sự nhận thức được sự cần thiết của việc kiến tạo hệ thống năng lượng bền vững cho
tương lai.
Đáp án cho bài toán năng lượng trong thời đại mới sẽ xuất phát từ một chiến lược phát triển
năng lượng bền vững với nguồn cung sạch, đáng tin cậy và lộ trình hài hòa, hợp lý để có thể
vừa bảo đảm an ninh năng lượng, vừa đạt được những mục tiêu phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo Quân đội nhân dân (2022), “Cần nhiều giải pháp nhằm tránh khủng hoảng năng
lượng”.
2. Báo tin tức Thông tấn Xã Việt Nam (2022), “Tác động mới của cuộc khủng hoảng năng
lượng đối với kinh tế châu Âu”.
3. Nhân dân (2022), Cơn khát nguồn cung năng lượng.
4. Nhân dân (2022), Khủng hoảng thiếu và áp lực cải cách thị trường năng lượng.
5. Tạp chí Con số & Sự kiện (2022), “Khủng hoảng năng lượng toàn cầu đe dọa sự phục
hồi kinh tế thế giới”.
6. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (2021), “Khủng hoảng năng lượng toàn cầu ảnh hưởng
tới Việt Nam như thế nào?”.
7. Vietnamnet (2022), “Khủng hoảng năng lượng: Nỗi lo toàn cầu”.
8. Vietnamplus (2021), “Khủng hoảng năng lượng bao trùm thế giới trong năm 2021”.
9. Vietnamplus (2022), “Ứng phó khủng hoảng năng lượng: Cần chính sách dài hạn và
thực tế”.
10. VTC News (2022), “Không còn bất ngờ khi Nga khóa van khí đốt, châu Âu đối phó
thế nào?”.

84
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Trần Thùy Linh, Lạm phát và đầu tư bất động bất động sản: những thuận lợi và khó khăn
trong năm 2022 tại Việt Nam

85
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

LẠM PHÁT VÀ ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG BẤT ĐỘNG SẢN: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ
KHÓ KHĂN TRONG NĂM 2022 TẠI VIỆT NAM

Trần Thùy Linh1,*


1
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
*
Email: thuylinh.rces@gmail.com; Tel: (+84) 374 111 331
Tóm tắt: Trong năm 2022, dự kiến lạm phát được Quốc hội đặt ra trong khoảng 4% và đang
gây ra sức ép lớn trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng mạnh do đó Việt Nam cần ưu tiên phục
hồi kinh tế. Tuy nhiên, với bất động sản, lạm phát càng thúc đẩy tâm lý mua bất động sản để
trú ẩn dòng tiền. Các nhà đầu tư cá nhân và hộ gia đình đang sở hữu bất động sản càng có nhu
cầu nắm giữ tài sản thay vì bán ra và thu tiền mặt. Trong tình hình vĩ mô diễn biến phức tạp và
khó dự đoán, hầu hết các nhà môi giới được hỏi (90%) (Bản tin Tài Chính và Kinh doanh) cho
rằng giá căn hộ sẽ tăng trong nửa cuối năm nay. Dù vậy, cũng chỉ 53% tin rằng (Bản tin Tài
chính và kinh doanh) giao dịch bất động sản sẽ sôi động trong thời gian tới. Chính vì thế, lạm
phát và bất động sản đang là những từ khóa được quan tâm hàng đầu về những thuận lợi và khó
khăn mà nó tác động đến nền kinh tế nước nhà.
Từ khóa: Bất động sản, lạm phát, nền Kinh tế Việt Nam.
___________________________________________________________________________

1. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT VIỆT NAM 2022


Sau đại dịch Covid 19, lạm phát đang trở thành mối quan tâm, lo lắng của người dân, lĩnh
vực ngành hàng và số đông doanh nghiệp; nhất là trong cơn bão giá, khi không chỉ giá xăng dầu
tăng cao, giá lương thực thực phẩm leo thang mỗi ngày mà mọi chi phí trong đời sống sinh hoạt
thường nhật khác đều trên đà tăng giá. Với dự kiến lạm phát trong khoảng 4% được Quốc hội
đặt ra trong năm 2022, lạm phát đang gây ra sức ép lớn nhưng vẫn trong tầm kiểm soát.
TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính cho biết, Tổng cục Thống
kê đã công bố chỉ số giá tiêu dùng CPI trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng trung bình 2,44% so
với cùng kỳ năm 2021. Với mức lạm phát hiện nay, dư địa kiểm soát lạm phát trung bình dưới
4% trong năm nay còn khá lớn.

86
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Đưa ra dự báo, TS. Nguyễn Đức Độ phân tích: Để lạm phát trung bình cả năm nay vượt
mức 4%, lạm phát trung bình trong 6 tháng cuối năm phải ở mức trên 5,56%, tức là trong giai
đoạn còn lại của năm 2022 CPI sẽ phải tăng trung bình hơn 0,7%/tháng. Xác suất xảy ra kịch
bản này không cao, bởi bất chấp giá xăng dầu và giá các nguyên vật liệu tăng mạnh trong 6
tháng đầu năm, CPI mới chỉ tăng trung bình khoảng 0,5%/tháng. Với mức CPI chỉ tăng bình
quân 2,44% vào 6 tháng đầu năm là một thành công lớn trong kiểm soát lạm phát của Việt Nam
trước bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát gia tăng ở hầu khắp các quốc
gia (Theo Báo Điện tử Chính phủ).

Biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 1/2022 tăng 1.9% so với cùng kì năm trước
Nguồn: Ngân hàng Thế giới (World Bank)
Từ đầu năm 2022, giá cả hàng hóa ngày càng leo thang do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn
cầu sau dịch Covid 19 và căng thẳng chính trị quốc tế đang gây áp lực rất lớn với lạm phát trong
nước. Lạm phát đang là mối quan tâm hàng đầu của giới đầu tư toàn cầu cũng như Việt Nam.
Bên cạnh đó, thời gian qua trước sự tăng trưởng nóng của Bất động sản cũng như một số sai
phạm về huy động trái phiếu trong lĩnh vực này, Chính phủ đã có tác động mạnh mẽ bằng cách
kiểm soát nguồn tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp đầu tư vào bất động sản. Theo lộ trình từ
ngày 1/1 đến ngày 30/9 năm 2020 tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung,
dài hạn là 40%. Từ ngày 1/10 đến ngày 30/9/2020 là 37%; từ 1/10/2021 đến 30/9/2022 là 34%
và kể từ ngày 1/10/2022 sẽ giảm xuống còn 30% (Bản tin Tài chính và Kinh doanh). Theo các
chuyên gia, việc điều tiết thị trường là cần thiết, song nếu siết quá chặt có thể để lại những hệ
lụy. Bởi lẽ nếu siết chặt tín dụng thì chủ đầu tư sẽ không có cơ hội để tiếp cận nguồn vốn vay,
để triển khai dự án dẫn đến các dự án sẽ bị đình trệ, ảnh hưởng đến nguồn cung bất động sản
trên thị trường, khiến thị trường bị đóng băng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của toàn bộ nền
kinh tế. Tính đến cuối tháng 4/2022, tín dụng bất động sản chiếm hơn 20% tổng dư nợ đối với

87
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

nền kinh tế, khoảng 94% dư nợ tín dụng bất động sản là cho vay trung và dài hạn trong khi
nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng là vốn ngắn hạn (Bản tin Tài chính và Kinh doanh).
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định thời gian qua, tín dụng vào
bất động sản đã được kiểm soát rất chặt và tới đây có thể sẽ kiểm soát chặt hơn nữa. Tuy nhiên
ông cũng lưu ý nguồn vốn vẫn ưu tiên phục vụ nhu cầu chính đáng cho người dân mua nhà đất
để ở thật và hạn chế nguồn vốn cho mục đích đầu cơ.

2. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM 2022
Năm 2022 tiếp tục là một năm sẽ khó khăn và buộc nhà đầu tư phải thay đổi chiến lược nếu
muốn tồn tại. Thứ nhất, dịch bệnh vẫn là ẩn số khó đoán. Mặc dù hiện nay nền kinh tế đã mở
cửa trở lại nhưng vẫn chịu tác động nặng nề của dịch bệnh. Không ai có thể biết trước được
dịch bệnh sắp tới sẽ ra sao, liệu có bị phong tỏa, giãn cách nữa hay không.
Trong nửa đầu năm 2022, dòng tiền chủ yếu phân bổ vào các dạng bất động sản đầu cơ nên
đẩy giá nhà tăng một cách chóng mặt. Nhà ở cho người dân không được chú trọng dẫn đến thiếu
nguồn cung trầm trọng trong khi nhu cầu ở thực rất cao. Báo cáo đánh giá thị trường bất động
sản 6 tháng đầu năm 2022 của Viện Kinh tế Xây dựng (Bộ Xây dựng) đã chỉ ra, nguồn cung
mới của tất cả các phân khúc trong 6 tháng đầu năm đều hạn chế, giá bán bất động sản tiếp tục
tăng mạnh từ đất nền đến căn hộ, biệt thự.... song thanh khoản của các sản phẩm lại không tăng
tương xứng.
Hiện nay Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư công. Trong đó giai đoạn 2021 - 2025, tổng vốn
đầu tư công lên tới 2,87 triệu tỉ đồng, hy vọng đạt giải ngân 95%, cao hơn mức 75% của giai
đoạn 2016 - 2020. Trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội hai năm tới, Chính
phủ và Quốc hội đang họp bàn để thống nhất có một gói khoảng 60.000 - 65.000 tỉ đồng để phát
triển nhà ở. (Bản tin Tài chính và Kinh doanh).
Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao Công ty nghiên cứu thị trường CBRE nhận định
về thị trường bất động sản năm 2022: phân khúc nhà liền thổ nguồn cung cũng sẽ tăng 20 - 30%
so với năm 2021. Nhưng so với nguồn cầu lớn trên thị trường, trong 2 năm tới vẫn có sự lệch
pha về cung cầu. Bên cạnh đó, chi phí đất, nhân công vẫn có đà tăng, tất cả yếu tố đó dẫn đến
sự tăng giá trong năm 2022 và những năm tới.
Có thể thấy thị trường bất động sản phụ thuộc rất nhiều vào dịch bệnh. Nếu dịch bệnh được
kiểm soát tốt trong năm 2022, dòng tiền sẽ chảy mạnh vào thị trường này. Và nửa đầu năm 2022
nguồn cung mới và sức mua có thể tăng nhẹ nhưng không quá mạnh so với cuối năm 2021. Đến
nửa cuối năm 2022, thị trường sẽ sôi động hơn, nguồn cung mới và thanh khoản có thể tăng
trưởng nhưng sẽ tập trung vào các dự án có hạ tầng tốt, pháp lý đầy đủ, vị trí thuận lợi.
2.1. Những thuận lợi do sức ép lạm phát ảnh hưởng đến bất động sản
Ở khía cạnh tích cực với thị trường bất động sản tại Việt Nam, nhà đầu tư sẽ quay về các
kênh đầu tư an toàn. Có thể thấy, xu hướng đã thay đổi rất rõ thời gian gần đây. Một số người

88
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

cho rằng đây là thời điểm tốt để mua bất động sản. "Đây là kênh để đầu tư trú ẩn, chờ thời trong
bối cảnh thị trường nhiều rủi ro. Cho nên, lúc này lại thuận lợi hơn cho những người đầu tư dài
hạn", TS Cấn Văn Lực – Chuyên gia Tài chính Ngân hàng nhận định. Lạm phát cao có thể khiến
giá bất động sản cho thuê tăng bởi giá thế chấp cao đồng nghĩa với việc người mua có sức mua
kém hơn nên nhiều người tiếp tục thuê. Nhu cầu tăng đột biến dẫn đến giá thuê tăng, điều này
rất tốt cho các chủ nhà.
Theo khảo sát của VARS với các hội viên là những nhà môi giới bất động sản đang hoạt
động lại cho thấy, có tới 83% số người được hỏi cho rằng nên đầu tư bất động sản như một công
cụ đối phó với lạm phát. Trong tình hình vĩ mô diễn biến phức tạp và khó dự đoán, 90% nhà
môi giới được hỏi cũng cho rằng, giá căn hộ sẽ tiếp đà tăng; 53% số tham gia khảo sát tin rằng
giao dịch bất động sản sẽ sôi động trong thời gian tới (Tin tức & Truyền thông Bất động sản).
Mặc dù trước lo ngại lạm phát tăng cao, nhiều nhà đầu tư chọn bất động sản làm đích ngắm
nhưng thanh khoản vẫn giảm rõ rệt, đặc biệt so với giai đoạn sốt đất nửa cuối năm 2021 và đầu
năm 2022. Cùng đó là sự thiếu vắng nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở giá bình dân và
giá nhà tăng liên tục, chưa có tín hiệu dừng.
Thực tế, lạm phát tăng cao sẽ làm hao mòn lợi nhuận thu được từ các khoản tiết kiệm, cho
dù đó là tiền mặt hoặc tiết kiệm có lãi suất cố định như trái phiếu. Nhiều chuyên gia khuyến
cáo, vàng và bất động sản sẽ là 2 kênh trú ẩn đáng tin cậy, tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần chú ý
đến tính thanh khoản tốt và dư địa tăng giá lớn theo phát triển kinh tế để bảo toàn dòng tiền và
thu về lợi nhuận trong dài hạn.
Nói cách khác, bất động sản sẽ là lựa chọn an toàn cho những cá nhân đang sở hữu dòng
tiền mạnh, tiền nhàn rỗi nhiều. Với nhận định đó, năm 2022, thị trường bất động sản dự kiến
đón dòng tiền khổng lồ chạy theo hướng mua tích trữ tài sản, đầu tư dài hạn. Đặc biệt, đất nền
sẽ là kênh đầu tư được “ưu ái” hơn so với nhiều sản phẩm bất động sản khác như căn hộ, nhà
liền thổ… vì tính có giá trị, có thể mua bán ngay và nắm giữ ngay.
2.2. Những khó khăn do lạm phát ảnh hưởng tới bất động sản
Từ cuối tháng 2 đến cuối quý II năm 2022 , tại Việt Nam, giá dầu, xăng, gas, thép đều tăng
cao và chưa có dấu hiệu dừng lại. Các chuyên gia cho rằng, đà tăng sốc giá hàng hóa ngay trong
quý đầu năm cùng biến động lớn của giá vàng có thể tác động tiêu cực đến giá nhà đất và thổi
bùng làn sóng đầu cơ tích trữ tài sản. Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An
Hòa cho biết, lạm phát, biến động giá vàng thường khiến người dân, giới đầu tư, đầu cơ tìm
kiếm tài sản làm kênh trú ẩn an toàn. Hơn nữa bất ổn từ xung đột Ukraine - Nga vài tuần qua,
khiến giá xăng, dầu, khí đốt lập đỉnh càng thúc đẩy người có tài chính tốt bám giữ tài sản để
dành nhiều hơn.
Tuy nhiên, ở góc độ khác, đầu tư vào BĐS VN trong lạm phát tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trên
thực tế, cùng với bối cảnh lạm phát đang chịu nhiều áp lực gia tăng tác động tới tâm lý nhà đầu
tư trên thị trường BĐS thì thị trường BĐS cũng đang đối mặt với tình trạng giá nhà đất tăng cao
do tình trạng nguồn cung nhà ở khan hiếm cũng như việc lợi dụng thị trường khan hiếm, một

89
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

số đối tượng đã bắt tay tạo ra các đợt tăng giá ảo trên thị trường nhà đất nhằm đẩy giá BĐS tăng
cao tại nhiều địa phương. Ngoài ra, trước sức ép lớn từ lạm phát, giá bất động sản tăng nhanh
và dẫn đến mối quan ngại: Giá bất động sản đang cao chót vót, tương lai liệu quay đầu giảm
hay vỡ "bong bóng"? Do đó, lạm phát đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bất động sản
Việt Nam. Cụ thể:
Thứ nhất, chi phí xây dựng
Một trong những ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng nhất mà lạm phát tác động đến thị trường
bất động sản chính là chi phí xây dựng nhà cửa, dự án,…
Ví dụ, trong năm 2020, giá gỗ tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ đã tăng lên. Điều
này dẫn đến việc chi phí nguyên vật liệu để xây dựng nhà cửa cũng tăng theo. Không chỉ gỗ, cả
những vật liệu khác như gạch, vách thạch cao, bê tông và nhiều thứ khác cũng tăng lên. Người
mua sẽ là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp khi chi phí nguyên vật liệu tăng.
Thứ hai, giá nhà
Như đã đề cập về chi phí xây dựng, nếu giá nguyên vật liệu xây dựng tăng thì người mua
sẽ là người chịu ảnh hưởng lớn nhất từ sự lạm phát. Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy
nhất để kết luận rằng nếu có lạm phát thì giá nhà sẽ tăng. Nếu Ngân hàng Nhà nước tăng nguồn
cung tiền cho nền kinh tế của một quốc gia, một trong những nguyên nhân lớn gây ra lạm phát,
giá nhà cũng sẽ tăng theo.
Thứ ba, khó vay thế chấp
Đôi khi, sự lạm phát cũng sẽ ảnh hưởng đến các khoản nợ. Cụ thể, nếu tỷ lệ lạm phát tăng,
việc vay tiền sẽ khó hơn. Khi lãi suất tăng, nhiều người có thể không vay được tiền, vì vậy số
lượng nhà đất được mua thông qua những khoản vay thế chấp sẽ ít hơn. Điều này ảnh hưởng
tới sự tăng trưởng của một nền kinh tế.
Thứ tư, tăng giá thuê
Giá thuê bất động sản có xu hướng tăng theo tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, tiền thuê nhà không
phải là một khoản chi phí có thể dễ dàng cắt bỏ tùy ý. Có rất nhiều lao động và học sinh làm
việc học tập xa nhà tại nhiều tỉnh thành khác nhau, buộc họ phải thuê trọ hoặc các cơ sở lưu trú
khác. Khi giá thuê tăng, kết hợp với ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 có thể khiến số lượng
người này có thể gặp khó khăn.
Thứ năm, ảnh hưởng của lạm phát đến người mua
Nếu người mua vay thế chấp để mua nhà với một tỷ lệ cố định, chi phí sinh hoạt liên quan
đến tài sản sẽ không thay đổi quá nhiều. Các khoản thuế và bảo hiểm có thể giảm một chút,
nhưng vẫn không gây ra xáo trộn quá lớn.
Tuy nhiên, có một lưu ý cần được nhắc đến ở đây đó là lạm phát không có nghĩa là giá trị
của tài sản sẽ tăng lên. Nhiều người, bao gồm cả người mua và người bán thường hiểu sai về
vấn đề này.

90
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Tiềm năng tăng giá đề cập đến sự gia tăng giá trị tài sản theo thời gian. Giá trị không tăng
nhờ tiền tệ mà tăng lên vì nhu cầu. Do đó, giá trị của tài sản có thể tăng lên hoặc giảm xuống
tại bất kỳ lúc nào và không tỷ lệ thuận với tỷ lệ lạm phát.

3. GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN


Các chuyên gia cho rằng, cơ hội đầu tư lúc nào cũng có, nhưng điều quan trọng nhất là nhà
đầu tư phải đánh giá được khả năng chấp nhận rủi ro của mình là gì. Đặc biệt, phải có chiến
lược đầu tư đúng với rủi ro.
Có nhiều loại rủi ro khác nhau khi đầu tư bất động sản, nhưng chủ yếu được chia thành hai
loại rủi ro chính. Thứ nhất là rủi ro bản thân dự án và chủ đầu tư. Thứ hai là rủi ro thị trường.
Theo đó, khi tham gia giai đoạn càng sớm thì rủi ro thị trường càng thấp. Bởi khi dự án mới ra
chắc chắn chủ đầu tư và môi giới phải làm thị trường, thanh khoản không phải vấn đề lo lắng.
Do đó, cần đề xuất các biện pháp phù hợp cho các trường hợp rủi ro. Cụ thể:
Thứ nhất, đối với rủi ro bản thân dự án và chủ đầu tư. Nhà đầu tư cần chủ động nghiên cứu,
xem xét các cơ hội kinh doanh, nâng cao đội ngũ nhân viên có năng lực và kinh nghiệm. Chủ
đầu tư tăng cường công tác kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản về vốn pháp
định, về điều kiện kinh doanh bất động sản của các chủ thể, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
pháp luật. Ngoài ra, nhà đầu tư cần xây dựng và ban hành bộ quy tắc ứng xử về đạo đức kinh
doanh từng ngành nghề trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại Việt Nam. Bộ quy tắc sẽ
định hướng cho việc hoạt động từng ngành nghề đi vào nề nếp, mang tính công khai, minh bạch.
Hơn nữa, bản thân chủ thể tham gia các hoạt động kinh doanh bất động sản cần nâng cao kiến
thức. Chẳng hạn, khi có ý định mua đất, người mua cần chú ý: chọn chủ đầu tư uy tín để ký kết
hợp đồng; trước khi ký kết cần tìm hiểu các vấn đề pháp lý của dự án và nhờ người có chuyên
môn tư vấn.
Thứ hai, rủi ro về thị trường. Để tránh các rủi ro phát sinh, các chủ thể tham gia hoạt động
kinh doanh bất động sản cần thường xuyên cập nhật thông tin về các bất động sản, đánh giá và
phân tích kỹ lưỡng giá trị thực và giá trị tương lai của bất động sản. Nắm bắt tốt quy luật thị
trường và đưa ra những phán đoán chính xác về môi trường xã hội trên bất động sản thì nhà đầu
tư có thể gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng.
Bên cạnh đó, khi tham gia thị trường bất động sản, phải xem xét kỹ thị trường có đang
trong tình trạng bình thường hay không. Nếu tình trạng bình thường mà tăng giá thì đó là điều
tốt. Còn nếu tăng trong khi tình trạng không bình thường thì nhà đầu tư phải cẩn trọng vì khả
năng giảm rất cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Meeyland (2022), “Lạm phát tác động thế nào đến thị trường bất động sản?”.
2. Cafeland (2021), “Lạm phát tác động như thế nào đến thị trường bất động sản?”.

91
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

3. Tổng cục thống kê (2022), “Việc giữ được lạm phát 4% năm nay là thách thức rất ” theo
tổng cục thống kê về dự kiến lạm phát 2022.
4. Tài chính số (2022), “Lạm phát thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư bất động sản để trú ẩn dòng ”.
5. Vneconomy (2022), “Thị trường bất động sản có tiếp tục sôi động vào những tháng cuối
năm 2022”.
6. Chương trình “Bàn tròn đầu tư” trực thuộc Kênh Tài chính & Kinh doanh (2022).
7. Tổng cục thống kê (2022), “Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá Đô la Mỹ
tháng 9 năm 2022”.
8. Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (2022), “Thị trường bất động sản 6 tháng đầu
năm 2022”.
9. Tin tức & Truyền thông Bất động sản (2022), “TS Cấn Văn Lực: “Thời điểm này chỉ
thích hợp đầu tư bất động sản dài hạn, khó lướt sóng””.

92
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Ban Biên tập cộng đồng RCES, Điểm sách

93
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

[Điểm sách]
MISBEHAVING: THE MAKING OF BEHAVIOURAL ECONOMICS
Tạm dịch: Tất cả chúng ta đều hành xử cảm tính: Sự hình thành kinh tế học hành vi
Tác giả: Richard H. Thaler.
Nhà xuất bản: Penguin
Richard H. Thaler được biết đến tới công chúng là đồng tác giả của cuốn sách bán chạy nhất -
“Nudge - Improving Decisions about Health, Wealth and Happiness”. Những chuyên gia kinh
tế nhận xét rằng ông là một trong những người tiên phong trong việc lý giải các yếu tố tâm lý
học cho các sự kiện kinh tế “thất thường”. Nhưng với các độc giả của ông, Thaler được cho là
có khả năng hiếm có của một nhà kinh tế học là một nhà văn đầy tài năng.
Đến với “Misbehaving. The Making of Behavioral Economics”, đây không phải là một cuốn
sách đáng kỳ vọng từ một nhà kinh tế học lâu đời và có học thức như Richard H. Thaler.
“Misbehaving” chứa đựng toàn bộ những tư tưởng trong sự kết hợp tâm lý học và kinh tế học.
Tác giả đã đem lại cho người đọc một câu chuyện kể, giống như một cuốn tự truyện. Xuyên
suốt tác phẩm, tác giả thảo luận về các nghiên cứu chi tiết đan xen với các giai thoại, câu chuyện
dí dỏm và những câu đùa mang nhiều hàm ý bên trong, điều mà khiến cho tác phẩm này trở nên
đặc biệt - chủ đề của cuốn sách hướng tới những mặt đời thường và trừu tượng của cuộc sống.
Cuốn sách “Misbehaving” nói về hành trình của kinh tế học hành vi từ nguồn gốc ra đời, được
công nhận là một quy luật cho tới sự chấp thuận bởi những nhà hoạch định chính sách. Kinh tế
học hành vi đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hành vi của các nhà hoạt động kinh tế.
Tác giả cũng đề cập đến lý thuyết kinh tế học truyền thống và sự khác nhau giữa 2 chủ đề kinh
tế học này. Trong cuốn sách của mình, Richard H. Thaler đưa ra những cuộc thử nghiệm và
phân tích hành vi tâm lý để chứng minh rằng trong cùng một trường hợp nhất định, con người,
hay nói cách khác là các nhà đầu tư thường đưa ra quyết định và hành động đi ngược với lý
thuyết kinh tế truyền thống - nơi mà các quyết định kinh tế được đưa ra bởi các Econs (Homo
economicus) là hợp lý và vì lợi ích tốt nhất của họ. Những giả định và thực tế của một hành
động kinh tế đã làm nổi bật lên sự thật về nền kinh tế loài người: không hoàn hảo và không theo
hệ thống. Song, những nhà doanh nghiệp luôn có thể lợi dụng những mặt khuất đó để thực hiện
các “cú hích” tác động tới các nhà đầu tư kinh tế. Bởi sau cùng, con người hành xử đều theo
cảm tính.
Một trong những điểm mạnh của cuốn sách là những chi tiết khác nhau mà tác giả đưa ra cho
người đọc trong việc xây dựng chương trình nghiên cứu, các chi tiết mà chúng ta không thể tiếp
cận được từ học liệu học thuật. Cách ông gài gắm vào tác phẩm những tranh cãi ngầm trong các
“câu chuyện” kinh tế phản ánh rõ những vấn đề mà nền kinh tế đang đối mặt. Thêm một điểm
nữa được đánh giá cao trong tác phẩm này là ở lối hành văn đơn giản, có phần hài hước, giễu
cợt nhưng lại sâu sắc khiến nhiều người phải lật lại vấn đề của câu chuyện. Chính sự thanh lịch
và đơn giản đấy khiến cho cuốn sách được coi như là một tác phẩm “nhập môn” về kinh tế học
hành vi mà cả giới học thuật nói riêng và công chúng nói chung đều có thể tiếp cận được.
94
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Không thể phủ nhận sự thành công của Thaler trong việc truyền tải giá trị nội dung cuốn sách
tới độc giả, song bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế vô hình trong lối suy nghĩ của tác giả.
Cách ông mạnh mẽ tuyên bố kinh tế học hành vi là ngành có ngành xã hội học có ảnh hưởng
nhất tới chính sách công hay việc ông “chế giễu” các tranh cãi chống lại kinh tế hành vi trong
mọi hoàn cảnh đã gây ra nhiều bất đồng và là mặt tối của cuốn sách. Dù được đánh giá cao, tác
phẩm “Misbehaving” cũng nhận không ít lời phê bình từ giới chuyên môn - các nhà kinh tế học.
Để tổng kết lại, tác phẩm “Misbehaving: The Making of Behavioural Economics” là một sản
phẩm đầu tư về mặt tri thức và thời gian, nó là tổng hợp khái quát tất cả những gì ta cần biết về
kinh tế học hành vi và bài học về việc ra quyết định. Richard H. Thaler đã mở ra một cái nhìn
rộng lớn hơn về cách vận hành của nền kinh tế, về vấn đề và những thắc mắc ẩn sâu đằng sau
những câu chuyện kinh tế tưởng chừng như đơn giản kia. Đây là một cuốn sách phù hợp cho
những ai đang và đã tìm hiểu về kinh tế học hành vi, người đọc sẽ bị cuốn theo một mạch truyện
dù không liên kết với nhau nhưng chúng đều hướng tới một câu trả lời cuối cùng, bên cạnh đó
là những giây phút thư giãn với lối kể chuyện dí dỏm mà thân quen.

[Điểm sách]
JEROME BECOMES A GENIUS
Tạm dịch: Trí tuệ Do Thái
Tác giả: Eran Katz.
Nhà xuất bản: Alpha
Eran Katz được biết đến là một học giả nổi tiếng người Israel, đồng thời cũng là một diễn giả
nổi tiếng, người đã khởi xướng vô số cuộc nói chuyện trên khắp thế giới để chia sẻ về các bí
quyết cải thiện trí nhớ và các kỹ năng khác. Cuốn sách “Jerome becomes a genius” (Trí tuệ Do
Thái) được tác giả đích thân đến tận Việt Nam với mong muốn dịch và xuất bản.
Đến với cuốn sách “Trí tuệ Do Thái”, độc giả sẽ hình dung được một bức tranh tổng thể về trí
thông minh của dân tộc Do Thái, một dân tộc nhỏ bé chỉ với khoảng 15 triệu dân rải rác khắp
năm châu nhưng luôn được đề cao bởi những phẩm chất vượt trội về chất xám và trí tuệ siêu
việt. Cuốn sách hứa hẹn mang lại một câu trả lời rõ ràng và cô đọng về những bí ẩn đằng sau
sự thông minh của người Do Thái. Qua câu chuyện của một chàng trai người Do Thái tên là
Jerome, anh phát triển theo một cách thức mà người Do Thái thường tuân theo và trở thành một
thiên tài đúng nghĩa. Không thể phủ nhận rằng một người là mẫu số quá nhỏ cho việc chắc chắn
các phương pháp của người Do Thái có kết quả tuyệt vời và bất cứ ai cũng sẽ trở nên kiệt xuất
khi áp dụng. Tuy nhiên, với cốt truyện khác biệt, những bí ẩn về sự thông minh của người Do
Thái dần được tác giả giải thích cặn kẽ.
Giải thích về cách người Do Thái vận dụng trí tuệ, tác giả phủ nhận việc người Do Thái từ khi
sinh ra đã sở hữu sự thông thái hay có chỉ số IQ cao hơn người thường. Họ không thông minh
hơn bất kì ai hay bất kì dân tộc nào, nhưng vì hoàn cảnh lịch sử buộc họ phải vận dụng trí tuệ
của mình một cách tối ưu nhất. Bằng trí tưởng tượng của mình, người Do Thái biến những điều
95
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

illogical trở nên logically. Họ đối mặt, thâm nhập vào suy nghĩ của những kẻ đàn áp và thuyết
phục chúng đối xử tốt với họ. Trí tưởng tượng giúp họ vượt qua những rào cản vật chất và tinh
thần. Một phương thức rèn luyện trí tuệ của người Do Thái được Eren Katz nhắc đến trong cuốn
sách đó là “không được coi bất kỳ điều gì là hiển nhiên”. Người Do Thái tin rằng việc giáo dục
dựa trên những câu hỏi, nghiên cứu, tranh luận và xem xét chiều sâu, chiều rộng của mọi vấn
đề là cách tốt nhất để tiếp thu kiến thức.
Lịch sử của người Do Thái đã khiến họ quan niệm rằng mục đích tối thượng của việc ghi nhớ
là để sống còn và duy trì sự tồn tại. Lịch sử khiến họ không bao giờ phụ thuộc vào những thứ
vật chất mà họ đặt niềm tin vào một thứ đó là trí tuệ. Eren Katz đề cập đến một số phương pháp
như: sử dụng màu mực tương phản với màu sắc của giấy, tối ưu hoá cách trình bày văn bản khi
viết, học tập bằng phương pháp tranh luận và tinh thần hăng hái... là những cách để chúng ta
ghi nhớ hiệu quả trong quá trình tiếp thu tri thức. Ngoài ra việc có một tư thế ngồi thoải mái,
việc chắc chắn hiểu nội dung của văn bản được tiếp nhận và việc lựa chọn những từ ngữ mạnh
gây ấn tượng cũng được tác giả đặc biệt quan tâm. Trí tuệ Do Thái khép lại với một cái kết mở.
Cuốn sách này thực tế không đem đến cho người đọc những phương pháp học tập và ghi nhớ
hiệu quả, điều đặc biệt mà cuốn sách mang lại chính là lời giải đáp về yếu tố ‘thông minh” của
những người Do Thái. Tìm ra phương thức phù hợp cùng với việc thực hành luyện tập não bộ
thường xuyên là cách tốt nhất để rèn luyện trí nhớ và phát triển khả năng tư duy. Nếu không có
những nét văn hoá đặc biệt đấy, không có hoàn cảnh lịch sử vô cùng khắc nghiệt như vậy, dân
tộc Do Thái liệu có còn được gắn với yếu tố “thông minh”.

[Điểm sách]
MARKETING INSIGHTS FROM A TO Z
Tạm dịch: ‘Hiểu Về Marketing từ A đến Z - Từ điển toàn diện dành cho nhà tiếp thị’
Tác giả: Philip Kotler
Nhà xuất bản: Published by John Wiley & Sons, Inc., Hoboken, New Jersey in 2003. Published
simultaneously in Canada.
Tiếp thị là một lĩnh vực luôn thay đổi và cập nhật, vì vậy không nhiều người có thể tự tin tuyên
bố mình hiểu hết các khái niệm tiếp thị. Sự hiểu biết đầy đủ về tiếp thị đòi hỏi một nghiên cứu
lâu dài về nghề để hiểu những điều cơ bản và tiếp cận các khái niệm sâu sắc.
“Philip Kotler's Marketing Insights from A to Z” là cuốn sách sẽ giúp bạn dành ít thời gian hơn
để hiểu các khái niệm và hàm ý của các vấn đề tiếp thị. Cuốn sách được gọi là "Bách khoa toàn
thư về Marketing" không phải là vô cớ. Khám phá những cuốn sách xuất sắc của Philip Kotler,
cha đẻ của marketing hiện đại. Huyền thoại về những hiểu biết sâu sắc về tiếp thị từ A đến Z.
Dù chúng ta là những nhà tiếp thị dày dạn kinh nghiệm trong nghề hay mới tham gia vào lĩnh
vực tiếp thị, thì cũng có lúc chúng ta còn lúng túng hoặc chưa hiểu hết các khái niệm của ngành
này. Có phải giỏi tiếp thị có nghĩa là tạo ra càng nhiều quảng cáo giật gân, gây sốc và hấp dẫn
càng tốt không? Những người mới đến chắc chắn bị choáng ngợp bởi quá nhiều biệt ngữ trong
96
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

ngành. Không chỉ vậy, thị trường ngách mới trong tiếp thị cũng có những thuật ngữ mới mỗi
ngày. Tuy nhiên, để hiểu những thuật ngữ mới và nâng cao này, trước tiên chúng ta hãy đặt nền
tảng cho những khái niệm cơ bản và quan trọng nhất.
Marketing Insights từ A đến Z trình bày 80 khái niệm từ ngành tiếp thị. Từ chữ A - Quảng cáo
đến chữ cái cuối cùng là Z - Zest, Philip Kotler sẽ đưa bạn vào hành trình tìm hiểu marketing
theo những thuật ngữ rất quen thuộc. Thương hiệu, Hình ảnh, Tiếp thị Cảm xúc, Định vị, Truyền
miệng. Được biết đến nhiều nhưng chưa được hiểu đầy đủ và đầy đủ. Tại sao phải hiểu tất cả
các khái niệm tiếp thị? Nếu chúng ta có thể làm đúng, chúng ta có thể làm đúng. Một người có
óc sáng tạo bẩm sinh và vốn từ vựng cao siêu không nhất thiết phải là một nhà tiếp thị giỏi hơn
một người có hiểu biết có hệ thống về kiến thức ngành.
Từ những khái niệm rất đơn giản như khách hàng, công ty, đối thủ cạnh tranh cho đến những
khái niệm chuyên biệt hơn như chiến lược STP, arketing 4P… tất cả đều được Philip Kotler giải
thích chi tiết bằng những ví dụ cụ thể. Cuốn sách không chỉ có lý thuyết đơn thuần mà còn có
nhiều so sánh, trích dẫn, câu chuyện thành công của Jack Trout và Bill Gates mà người đọc có
thể dễ dàng hình dung.
Ngoài việc cung cấp kiến thức chuyên môn cho người đọc, tác giả không quên gửi gắm vào
cuốn sách những tư tưởng nhân đạo. “Hội đồng quản trị không quyết định có bao nhiêu nhân
viên tham gia trả lương. Người ra quyết định này là khách hàng.” (Larry Bossidy - Chủ tịch,
Honey International Inc.)
Trên quan điểm quản lý, nhân viên nên được coi là tài sản của công ty. Từ quan điểm của một
nhân viên, họ nên nghĩ mình là người phục vụ khách hàng chứ không phải làm việc để hưởng
lương tại một công ty cụ thể. Một khái niệm rất quen thuộc được trình bày rất sâu sắc và cặn
kẽ, nhưng đồng thời cũng rất mới mẻ và tương lai, ngay trước mắt một người có hàng chục năm
kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, Giáo sư Roger Blackwell của Đại học bang Ohio gọi những hiểu biết sâu sắc về tiếp
thị từ A đến Z của Philip Kotler, nói một cách đơn giản, là kinh thánh của sự thật trong tiếp thị.
Nếu là người mới bắt đầu, hãy đọc cuốn sách này và mở mang đầu óc của bạn. Còn nếu đã quen
với các khái niệm tiếp thị, đọc để có cái nhìn mới về các khái niệm mà chúng ta đã quen thuộc.
Sau cùng thì, không ai có thể học một ngôn ngữ mà không có từ điển. Nếu muốn thông thạo
ngôn ngữ tiếp thị, đừng bỏ qua Từ điển hiểu biết tiếp thị từ A đến Z của Philip Kotler. Bằng
những lợi ích nó đem lại cũng như tính thực tiễn của nó, người đọc có thể coi cuốn sách này
như một nguồn tài liệu uy tín trong lĩnh vực Marketing. Cuốn sách bao gồm những kiến thức
không hề khô khan, hàn lâm, mà được trình bày một cách lôi cuốn và sống động, phù hợp với
đại đa số quần chúng. Nếu muốn trở thành một người tiếp thị tài năng, bạn chắc chắn không thể
cũng bỏ qua cuốn sách thú vị này.

97
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

[Điểm sách]
RENTIER CAPITALISM: WHO OWNS THE ECONOMY, AND WHO PAYS FOR IT?
Tạm dịch: Chủ nghĩa tư bản Rentier: Ai sở hữu nền kinh tế, và Ai trả tiền cho nó? Tác giả:
Brett Christophers
Tác giả: Brett Christophers
Nhà xuất bản: Hardcover – November 24, 2020
“Làm thế nào mà nền kinh tế Anh trở thành một pháo đài bất bình đẳng?” Trong cuốn sách
mang tính bước ngoặt này, Brett Christophers - người đoạt Giải Tưởng niệm Isaac và Tamara
Deutscher đã thực hiện một cuộc điều tra nghiêm ngặt và sâu sắc về mặt lý thuyết, đồng thời
phê bình một cách thẳng thắn về chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ XXI. Tác giả của cuốn The New
Enclosure gọi đây là “chủ nghĩa tư bản cho thuê”, ông đã tiết lộ vai trò to lớn của tiền thuê
trong nền kinh tế ngày nay, từ tài nguyên thiên nhiên đến sở hữu trí tuệ, từ đất đai đến tài chính,
từ cơ sở hạ tầng đến nền tảng kỹ thuật số đều bị thống trị, chi phối bởi một vài công ty và những
cá nhân giàu có. Nếu một giới thượng lưu nhỏ sở hữu nền kinh tế ngày nay, những người còn
lại đều thanh toán được hóa đơn. Bên cạnh đó, Christophers cho thấy không nơi nào rõ ràng về
sự khác biệt này hơn ở Vương quốc Anh, nơi các căn bệnh điển hình của “chủ nghĩa tư bản cho
thuê”, sự bất bình đẳng kết hợp với tình trạng trì trệ của nền kinh tế cố hữu được thể hiện đầy
đủ và đã dẫn dắt đất nước đến bờ vực Brexit.
“Chủ nghĩa tư bản Rentier” ra đời như một đóng góp hấp dẫn cho cuộc tranh luận về bộ mặt
đang thay đổi của chủ nghĩa tư bản Anh. Trong cuốn sách, Christophers đưa ra một trường hợp
rõ ràng và thuyết phục rằng lợi nhuận của một số tập đoàn lớn nhất của Anh không bắt nguồn
từ bản thân hoạt động sản xuất, mà từ khả năng khai thác quyền kiểm soát của họ đối với các
nguồn tài nguyên quan trọng để bòn rút tiền thuê kinh tế. Bên cạnh đó, nhà văn đã trả lời cho
người đọc câu hỏi: “Chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi sự bất bình đẳng về thu nhập và giàu có,
năng suất giảm, đầu tư giảm và dân số phân cực. Nhưng chúng có liên quan như thế nào?”
bằng cách cho chúng ta thấy nền kinh tế chúng ta đang sống là một tỉnh của đặc lợi được bảo
vệ bởi quyền lực, bao trùm tất cả mọi thứ, từ tài chính và bằng sáng chế đến khai thác carbon
và quyền sở hữu đất đai. Không những thế, cuốn sách còn giải thích những hình thức khác nhau
của việc cho thuê. Chính sự thay đổi này cho phép lợi nhuận phi thường của chủ nghĩa tư bản -
và sự bất bình đẳng - được tạo ra ở mọi thời điểm.
Với những bài học sâu sắc cho các quốc gia phải chịu sự thống trị của thực dân, việc xem xét
trường hợp của Christophers là không thể thiếu đối với những người không chỉ muốn hiểu hiện
tượng kinh tế quỷ quyệt này mà còn muốn chinh phục và vượt qua nó. Tuy “ Chủ nghĩa tư bản
cho thuê” thường xuyên được đề cập nhưng chưa từng được phân tích và đào sâu tìm hiểu trước
đây, giờ đây đã được phơi bày lần đầu tiên trong cuốn sách này.
Ngoài ra, tác phẩm còn cung cấp những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa tư bản hiện đại. Thông
qua việc xem xét hiện tượng này trên nhiều khía cạnh của nó, phân tích sâu sắc, tác giả đã vẽ

98
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

những hoạt động bên trong của chủ nghĩa tư bản lợi ích một cách nghiêm túc và chi tiết. Khi
đọc và nghiền ngẫm cuốn sách này, người đọc có thể nhận diện được sự bất bình đẳng về của
cải và quyền lực định nghĩa chủ nghĩa tư bản đương đại.

[Điểm sách]
BLUE OCEAN STRATEGY
Tạm dịch: Chiến lược đại dương xanh.
Tác giả: W. Chan Kim, Renée Mauborgne.
Nhà xuất bản: Harvard Business School Publishing Corporation.
W. Chan Kim – một chiến lược gia xuất sắc người Hàn Quốc, ông là Giáo sư Chủ nhiệm ngành
Chiến lược và Quản lý Quốc tế tại Học viện quản trị kinh doanh INSEAD. Những năm trước
đây, ông công tác tại Đại học Kinh doanh Michigan với cương vị là giáo sư, đồng thời ông cũng
là thành viên trong ban giám đốc và là chuyên gia tư vấn chiến lược cho các tập đoàn đa quốc
gia ở Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á – Thái Bình Dương. Xuyên suốt sự nghiệp của mình, ông
đã đạt được rất nhiều thành tích cá nhân đáng nể, có thể kể đến như giải Eldridge Haynes – do
Học viện Kinh doanh Quốc tế và Quỹ Tưởng nhớ Eldridge Haynes trao tặng cho nghiên cứu
xuất sắc nhất trong lĩnh vực Kinh doanh Quốc tế. Bên cạnh đó, có vô số bài báo viết về ông và
các nghiên cứu, ông cũng thường xuyên đóng góp ý kiến cho Thời báo Tài chính, Tạp chí phố
Wall, … Đồng tác giả của cuốn sách - Renée Mauborgne cũng công tác tại Học viện quản trị
kinh doanh INSEAD dưới cương vị là một thành viên đặc biệt. Bà cũng kiêm luôn chức vụ
thành viên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, bà là chủ
nhân của vô số các bài nghiên cứu chiến lược và quản trị các công ty đa quốc gia, trong đó rất
nhiều bài được đăng tải trên các tờ báo lớn và lan tỏa rộng rãi khắp thế giới.
Bằng kinh nghiệm và kiến thức được đúc kết qua nhiều năm công tác và giảng dạy trong lĩnh
vực quản trị kinh doanh, tác giả đã tổng hợp lại và cho ra đời cuốn sách “Chiến lược đại dương
xanh”. Nếu chỉ đọc vào tên sách, chắc hẳn rằng không ít người lầm tưởng rằng nội dung cuốn
sách này viết về vấn để bảo vệ môi trường. Nhưng kỳ thực không phải như vậy. Nội dung cuốn
sách truyền tải không liên quan đến vấn đề môi trường mà nó cung cấp cho độc giả một góc
nhìn mới lạ về lĩnh vực quản trị chiến lược trong kinh doanh. Một khái niệm vô cùng mới lạ và
lý thú được đưa ra và nhắc đến xuyên suốt cuốn sách là cụm từ “Đại dương xanh”. Giải thích
một cách dễ hiểu, “Đại dương xanh” là một khoảng thị trường mới, nơi mà chưa có doanh
nghiệp nào tìm ra và khai thác nó. Tại khoảng thị trường này, sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp là không có, những nhu cầu của khách hàng ở “Đại dương xanh” nếu được phát hiện và
đáp ứng thì nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận khổng lồ. Song hành cùng
với khái niệm “Đại dương xanh” là khái niệm “Đại dương đỏ”. Cụm từ này được định nghĩa
trong cuốn sách là khoảng thị trường cũ, đã tồn tại rất lâu cùng với sự phát triển của một ngành
nhất định. Trong “Đại dương đỏ”, các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt với nhau để dành giật

99
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

thị phần ngày càng thu hẹp. Nội dung chủ yếu của cuốn sách viết về cách thức tìm ra, hình thành
và thực hiện chiến lược “Đại dương xanh” của một doanh nghiệp.
Cuốn sách gồm ba phần chính:
Phần 1 – Chiến lược đại dương xanh: Trong phần này của cuốn sách, tác giả cung cấp cho
bạn những cách thức và công cụ phân tích để tạo dựng nên chiến lược đại dương xanh thông
qua hai chương
Phần 2 – Hình thành chiến lược đại dương xanh: Khi đã có những góc nhìn bao quát về đại
dương xanh, độc giả sẽ được dẫn dắt sang phần 2 để khám phá những cách thức để hình thành
nên chiến lược này. Những cách hình thành đó được mô tả thông qua bốn chương:
Phần 3 – Thực hiện chiến lược đại dương xanh: Sau khi hình thành xong chiến lược, bước
tiếp theo của quá trình chính là bắt tay vào hiện thực nó. Tất nhiên rằng trong quá trình thực
hiện, các doanh nghiệp sẽ gặp không ít những cản trở cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Chính vì
vậy, chương này cung cấp cho các bạn những biện pháp chống lại những trở ngại đó, đồng thời
là phương pháp để thực hiện chiến lược địa dương xanh thành công cũng như những lưu ý để
tránh rơi vào bẫy của những đại dương đỏ.
Trải qua nhiều lần tái bản và cập nhật nội dung, các bạn độc giả sẽ không cần phải lo lắng về
vấn đề rằng cuốn sách không đáp ứng được tính mới, đi sau thời đại, không còn áp dụng được
vào trong thực tế. Với kinh nghiệm chinh chiến nhiều năm được đúc kết vào trong nội dung,
cuốn sách hứa hẹn sẽ trở thành cuốn cẩm nang bổ ích cho những bạn sinh viên kinh tế nói chung
và các bạn sinh viên theo học ngành quản trị kinh doanh nói riêng.

100
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

PGS.TS Tô Thế Nguyên, “Thầy luôn thấy hào hứng về sản phẩm mới sắp được công bố của
mình”

101
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

“Thầy luôn thấy hào hứng về sản phẩm mới


sắp được công bố của mình”

PGS.TS Tô Thế Nguyên

Phó trưởng khoa

Khoa Kinh tế Chính trị

Trường Đại học Kinh tế (UEB)

Nghiên cứu khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, tri thức của nhân
loại cũng được khởi nguồn từ lĩnh vực này. Bằng niềm đam mê mãnh liệt với tri thức, Thầy Tô
Thế Nguyên - Giảng viên khoa Kinh tế chính trị trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã quyết tâm
theo đuổi Nghiên cứu khoa học. Đối với Thầy, công trình nghiên cứu giống như những đứa con
tinh thần. Thầy luôn cảm thấy hào hứng và mong chờ sự công bố của những sản phẩm nghiên cứu
do chính bản thân mình làm ra.

Không chỉ hoàn thành xuất sắc những nghiên cứu đạt được nhiều thành tích nổi bật trong
và ngoài nước, Thầy Nguyên còn là một giảng viên vô cùng tâm huyết với nghề, luôn sẵn sàng hỗ
trợ các bạn sinh viên trong quá trình phát triển bản thân trên giảng đường Đại học.

Với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy về các lĩnh vực Kinh tế tài nguyên
môi trường, Quản lý kinh tế, Quản lý an ninh kinh tế, Kinh tế đầu tư,... những chia sẻ từ Thầy sẽ
trở thành những lời khuyên bổ ích cho các bạn sinh viên trên hành trình chinh phục tri thức.

Chúng em được biết thầy là người có kinh Đây là một câu hỏi khá thú vị đối với thầy.
nghiệm nghiên cứu dày dặn với rất nhiều Thật ra, ngày xưa thầy vốn là một người
công trình nghiên cứu chất lượng. Vậy thích học và làm nghiên cứu nên thầy đã tự
thầy có thể chia sẻ về cơ duyên đến với định hướng bản thân đi theo con đường này.
Nghiên cứu khoa học? Tuy nhiên, nghiên cứu không phải là việc
mà chúng ta có thể làm được trong “một
102
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

sớm một chiều”. Để có thể thực hiện nghiên mỗi sản phẩm của bản thân, thầy đều chờ
cứu một cách bài bản và công phu như hiện đợi sự ra đời của nó và đó có lẽ là nguồn
nay, thầy đã từng có những lúc loay hoay vì năng lượng mà khiến thầy luôn mong muốn
không biết bắt đầu từ đâu, không biết tìm làm nghiên cứu khoa học.
kiếm thông tin như thế nào.
Thầy thấy đâu là phần quan trọng nhất
Và có lẽ, chuyến du học ở Pháp đã khiến trong một bài Nghiên cứu khoa học?
thầy bén duyên với Nghiên cứu khoa học.
Phần quan trọng nhất có lẽ là phần phương
Thầy thật sự tìm được niềm đam mê khi bắt
pháp luận, mình phải có kiến thức tương đối
tay làm những công trình Nghiên cứu khoa
dày dặn về nghiên cứu thì mới có thể hoàn
học, càng mừng hơn khi nó được mọi người
thành tốt được phần này. Bên cạnh điều đó,
công nhận và các nghiên cứu của thầy có thể
mình cũng cần phải đọc những lĩnh vực
hỗ trợ cho xã hội hiện nay.
nghiên cứu để biết được thêm nhiều kiến
Trong lúc làm nghiên cứu, thầy thấy giai thức về phương pháp nghiên cứu, các công
đoạn nào khó khăn nhất và đâu là yếu tố cụ tạo nên kết quả của một bài Nghiên cứu
đã giúp thầy hoàn thành bài nghiên cứu khoa học.
khoa học?
Đồng thời, mình phải đọc thêm nhiều hướng
Làm Nghiên cứu khoa học đối với thầy nghiên cứu để biết thêm về những hướng
không bao giờ là nhạt nhẽo và chán nản. mới, sau đó đánh giá xem Việt Nam và thế
giới đang mong muốn giải quyết vấn đề gì
Thầy luôn cảm thấy hào hứng và mong chờ
rồi mình sẽ tìm cách giải quyết những vấn
sản phẩm mới sắp được công bố của mình.
Còn về giai đoạn khó khăn nhất thì có lẽ là đề đó. Thế giới vẫn liên tục thay đổi, nếu
các bạn chỉ thụ động mà không tự giác chủ
lúc thầy chưa biết làm nghiên cứu khoa học
động tìm hiểu thì sẽ rất khó để các bạn có
khi mà thầy loay hoay để học và làm ra sản
thể nắm bắt được xu hướng của thế giới để
phẩm nghiên cứu. Thời gian đó là lúc thầy
mà có những hướng đi đúng đắn.
học tiến sĩ, sau khi học xong thì nó lại mang
cho thầy rất nhiều kiến thức cũng như nguồn Thầy đánh giá thế nào về phương pháp
năng lượng để theo đuổi lĩnh vực này. Với định lượng và định tính? Với các bạn sinh

103
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

viên bắt đầu làm Nghiên cứu khoa học kiến thức và kỹ năng mình còn thiếu để bù
như chúng em thì đâu là phương pháp phù vào. Các thầy cô giảng viên cũng sẽ hỗ trợ,
hợp nhất? giúp đỡ các em. Nếu các em gặp khó khăn
thì có thể nhờ giảng viên hỗ trợ mình giúp
Đây là một câu hỏi hay. Tuy nhiên, để đánh
đỡ giải quyết.
giá được phương pháp định lượng và định
tính trong trường hợp không cụ thể là rất Về kiến thức thì có thể kể ra là kiến thức về
khó. Theo kinh nghiệm của thầy thì hai thống kê, kinh tế, kinh tế lượng và một vài
phương pháp trên phù hợp với từng loại môn học bổ trợ cùng các phần mềm chạy dữ
nghiên cứu. Sau này các em thực sự bắt tay liệu và các kỹ năng khác. Thầy khuyên các
vào làm một nghiên cứu khoa học mới có bạn là cứ làm, cứ trải nghiệm đi rồi sẽ nhận
thể thấm nhuần được những kiến thức này. ra những kiến thức còn thiếu và bù đắp nó.
Chỉ khi các bạn không làm thì mới không
Thầy cũng chia sẻ thật rằng, phương pháp
biết mình còn thiếu gì mà bù đắp thôi.
định lượng không hoàn toàn đúng với mọi
bài nghiên cứu. Có những trường hợp sử Thầy có thể cho em lời khuyên khi đi tìm
dụng định lượng, bài nghiên cứu của các em giảng viên hướng dẫn và những người bạn
sẽ được đánh giá cao, tuy nhiên, với một số cùng làm nhóm với mình được không?
đề tài, định tính nên được sử dụng làm
Thầy cô hướng dẫn cũng rất quan trọng và
phương pháp chính. Thầy nghĩ rằng khi các
đóng vai trò như người định hướng cho các
em có trải nghiệm thực tế với nghiên cứu
bạn. Nhưng điều cốt lõi nhất vẫn là bản thân
khoa học thì sẽ dễ nhận ra hơn.
mình, chính các bạn sẽ là người tìm tòi, đọc
Theo kinh nghiệm của thầy, sinh viên nên và sau đó thảo luận cùng thầy cô. Từ đó,
chuẩn bị những kỹ năng gì để hoàn thành thầy cô sẽ giúp các bạn vượt qua những khó
tốt công trình nghiên cứu ngoài phương khăn. Ngoài ra thì các bạn cũng cần sự chủ
pháp Nghiên cứu khoa học? động trong việc hỏi các thầy cô

Theo thầy, điều quan trọng là các em cứ làm Còn về tìm bạn đồng hành, quan điểm của
bằng đam mê thôi. Như thầy vừa mới chia thầy là đôi khi làm đông quá lại không hiệu
sẻ thì các em cứ làm rồi sẽ nhận ra những quả. Thầy nghĩ rằng chỉ cần ít nhưng tâm

104
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

huyết, chứ đông mà làm cho vui thì lại kiện may mắn hơn khi có sự hỗ trợ của các
không hiệu quả. Mình phải thật sự có tâm thầy cô, thầy nghĩ đó là một điều kiện rất
huyết và đam mê với Nghiên cứu khoa học thuận lợi. Về lời khuyên về hồ sơ, thứ nhất
thì mới có thể làm việc hiệu quả. là thành tích học tập cần phải tốt, thứ hai là
kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, đặc biệt
Theo em biết, thầy đã có kinh nghiệm du
thứ ba là việc tham gia các hoạt động phong
học tại Pháp. Vậy thầy có thể chia sẻ kinh
trào đoàn thể. Các trường đại học nước
nghiệm chuẩn bị hồ sơ khi sang một đất
ngoài cũng rất quan tâm vấn đề này chứ
nước mới để học tập được không ạ? Và
không phải là chỉ có học là được. Mình cần
việc làm nghiên cứu khoa học đã giúp thầy
phải tham gia các hoạt động xã hội để tích
những điều gì khi đi du học?
lũy thêm kinh nghiệm và kỹ năng nữa.

Cái này thì có thể trong tương lai thầy sẽ


Nghiên cứu khoa học là một hành trình
chia sẻ trong một sự kiện của cộng đồng
tương đối gian nan, thầy có điều gì muốn
RCES và sẽ mời thêm một số thầy cô có
chia sẻ với các bạn sinh viên cũng như là
kinh nghiệm từng đi du học tại Pháp. Thật
lời khuyên muốn dành cho các bạn ấy
ra mỗi trường đại học sẽ có những nét đặc
không?
trưng riêng của nó. Thầy có lời khuyên là
nếu các bạn có ý định du học thì nên chuẩn Thầy rất muốn kết nối thêm với các bạn sinh
bị ngay từ bây giờ. Còn về vấn đề nghiên viên, đồng thời, thầy cũng mong muốn
cứu giúp ích gì khi đi du học thì theo thầy Cộng đồng RCES sẽ lan tỏa niềm đam mê
thấy rằng ở nước ngoài họ rất đề cao CV (sơ nghiên cứu của thầy cũng như của RCES-
yếu lý lịch), vậy nên nếu các em mà có một ers đến với nhiều bạn sinh viên trong và
thành tích tốt về nghiên cứu thì đó sẽ là một ngoài Trường Đại học Kinh tế.
lợi thế khi các em xét hồ sơ đi du học.
Thầy nghĩ rằng nếu các em thực sự yêu thích
Chia sẻ một chút là lúc đi du học thì thầy việc khám phá, tìm tòi và nghiên cứu, mình
chưa làm nghiên cứu, sau đó thì thầy mới không cần chờ đợi đến đợt phát động
làm. Cái điều không may của thầy là không Nghiên cứu khoa học sinh viên mà có thể
tìm được nơi đào tạo để làm Nghiên cứu làm nghiên cứu khoa học bất cứ lúc nào (với
khoa học. Còn các em bây giờ có nhiều điều
105
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

giảng viên hướng dẫn của em hoặc những ngay để tìm hiểu sớm những kiến thức còn
anh chị đi trước), ngay từ năm 2. thiếu về nghiên cứu. Đối với lời khuyên,
thầy nghĩ là bạn nào thích khám phá thì nên
Nghiên cứu đóng vai trò vô cùng quan trọng
nhiệt tình theo đuổi lĩnh vực này. Thầy rất
trong việc học tập, thậm chí là công việc sau
sẵn sàng và luôn chào đón khi được làm việc
này của các em. Nó sẽ đem lại cho em rất
cùng với các bạn. Thậm chí, ngay thời điểm
nhiều giá trị quý báu, giúp chúng ta rèn
hiện tại, thầy cũng đang rất mong muốn tìm
luyện tư duy logic, biết được bản thân đang
được các bạn sinh viên đam mê nghiên cứu
thiếu những gì, hiểu được nghiên cứu khoa
để hợp tác cùng thầy. Hy vọng qua Chuyên
học cần những gì, khi đó chúng ta có thể tự
mục Nghiên cứu khoa học sinh viên của
bổ sung cho mình những kiến thức trong
RCES, sẽ có nhiều bạn sinh viên thực sự
lĩnh vực mà mình theo đuổi.
nghiêm túc với Nghiên cứu khoa học liên

Thầy khuyên các bạn không nên để đến năm lạc với thầy.

3, năm 4 mới làm nghiên cứu, mình nên làm

106
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Nguyễn Thành Đạt, “Khi ở cương vị như vậy, nhiệm vụ của mình là truyền cảm hứng cho
các bạn sinh viên khác”

107
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

“Nghiên cứu khoa học Sinh viên- lợi ích gì


khi làm tại doanh nghiệp?”

Nguyễn Thành Đạt


• Thành viên nhóm nghiên cứu đạt Giải
Nhì - Hội nghị Nghiên cứu khoa học
sinh viên Khoa Kinh tế Phát triển
• Phó Chủ nhiệm - Trưởng ban Chuyên
môn RCES Gen 7
• Kinh nghiệm Content Marketing tại
công ty giáo dục chuyên về Marketing

Lời đầu tiên, Cộng đồng RCES xin gửi lời Từ khi mới vào trước, mình không biết cụm
cảm ơn anh đã nhận lời mời phỏng vấn tại từ “nghiên cứu khoa học” nghĩa là gì. Nghe
Chuyên mục Nghiên cứu khoa học Sinh nó thôi đã thấy hơi “xa tầm với” vì cảm giác
viên số 07 (12/2022). Anh hãy giới thiệu vĩ mô quá. Sau đó, mình được một người chị
qua về bản thân mình với bạn đọc của giới thiệu cho Cộng đồng sinh viên kinh tế
Chuyên mục nhé. Nghiên cứu khoa học – RCES. Mình cũng
ứng tuyển “cho vui” xong rồi trở thành
Chào mọi người, mình Thành Đạt, hiện Cộng tác viên của Cộng đồng và lên Phó
đang là sinh viên khoa Kinh tế Phát triển, Chủ nhiệm của Cộng đồng.
trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Trước
khi dành nhiều thời gian hơn cho việc đi làm Khi ở cương vị như vậy, nhiệm vụ của mình
như hiện giờ, mình cũng từng tham gia hoạt là truyền cảm hứng cho các bạn sinh viên
động nghiên cứu khoa học sinh viên ở khác. Dĩ nhiên, mình phải làm được thì mới
trường. Và sau những lần đó, mình cũng có dám đi truyền cảm hứng chứ không thể nói
chút thành tựu nho nhỏ cho riêng mình. xuông được. Sau một thời gian làm, vui có,
buồn có, chán nản cũng có, dần dần mình có
Cơ duyên nào đã đưa anh đến với hành hơi “không thích” nghiên cứu. Nhưng lúc
trình Nghiên cứu khoa học? đó đã có một người nói với mình: “Khi thích
1 điều gì đó, hãy hiểu tại sao mình thích nó.
Và khi ghét 1 thứ gì đó, hãy biết tại sao mình

108
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

ghét nó”. Vì thế, mình vẫn tiếp tục làm để xã hội để tăng độ nhận biết và tăng chuyển
hiểu tại sao mình “ghét” nghiên cứu. Rồi đổi cho sản phẩm của công ty. Mình cũng
dần dần thì mình không còn ghét nữa và tiếp cần viết các bài có tính chuyên môn cao hơn,
tục làm ở năm phát động tiếp theo. còn gọi là Blog. Đồng thời, mình cũng phải
tổ chức các sự kiện học thuật để tạo giá trị
Chắc hắn đối với bất kỳ ai khi bắt đầu thực cho cộng đồng sinh viên. Để hỗ trợ cho 3
hiện công trình Nghiên cứu khoa học đầu đầu việc chính trên thì các công việc nhỏ
tiên đều sẽ gặp phải những khó khăn nhất đằng sau như nghiên cứu đối thủ, nghiên
định. Là người đã có kinh nghiệm nghiên cứu khách hàng, lập kế hoạch truyền thông,
cứu anh đã đúc kết được những bài học gì đọc dữ liệu… mình cũng là người thực hiện.
để có hoàn thành tốt trong việc nghiên cứu Nói chung, vị trí Content Marketing của
khoa học? mình không chỉ là “thợ viết”, nó đòi hỏi rất
nhiều các kỹ năng cứng và mềm khác nhau.
Làm nghiên cứu đa phần là làm việc theo
nhóm để giảm tải lượng công việc cũng như Khi đi làm, anh nhận thấy việc nghiên cứu
an ủi, động viên nhau để hoàn thành công khoa học sinh viên đã giúp ích gì cho anh?
trình. Khi có một đồng đội làm tốt, chơi tốt
thì gần như mọi vấn đề khác sẽ được giải Mình đã từng trò chuyện với nhiều người
quyết. Vì thế, anh nghĩ lựa chọn đồng đội là bạn trong trường và có nhắc tới hoạt động
yếu tố quan trọng giúp các bạn hoàn thành nghiên cứu khoa học sinh viên. Phản hồi
tốt việc nghiên cứu khoa học. mình thường thấy là mọi người coi đây như
một hoạt động rất khó khăn, nhàm chán và
Chúng em nhận thấy đa phần sinh viên không giúp ích gì nhiều cho nghề nghiệp
hiện nay vẫn còn mơ hồ và không biết việc của họ sau này.
nghiên cứu khoa học có giúp ích gì cho
mình nếu như không theo định hướng Tuy nhiên, từ khi làm nghiên cứu đến nay,
công việc chuyên sâu nghiên cứu. Vậy nên, mình nghĩ đây chỉ là một hoạt động bình
sau đây chúng em mong muốn được nghe thường như bao hoạt động khác. Khi mà có
chia sẻ và góc nhìn của anh về vấn đề này. người lựa chọn đi thi các cuộc thi học thuật,
Trước hết, anh có thể chia sẻ một chút về tổ chức các sự kiện cộng đồng hay cũng có
vị trí công việc hiện tại mà anh đang đảm người lựa chọn đi làm, thì đơn giản là mình
nhiệm được không? chọn nghiên cứu. Mình tin rằng, mọi thứ
đều có sắp xếp của riêng nó. Không nên quá
Về vị trí công việc, hiện tại mình đang làm cố gắng dự đoán lợi và hại trong tương lai
Content Marketing tại một công ty giáo dục khi làm một thứ gì đó. Và dĩ nhiên, cho đến
chuyên về Marketing được khoảng gần 1 bây giờ đi làm, mình đã ứng dụng khá nhiều
năm. Giống như những người làm Content kỹ năng đã học được từ hoạt động nghiên
khác, mình cũng viết các bài viết trên mạng cứu khoa học!

109
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

bảng biểu đó. Dĩ nhiên, dữ liệu và bảng biểu


Đầu tiên, chắc chắn phải nhắc tới kỹ năng ở nghiên cứu có phần khác biệt so với khi
tìm kiếm thông tin (research). Trước khi vào mình làm Marketing. Nhưng việc làm quen
làm, mình phải hoàn thành một bài kiểm tra với các kiến thức đó giúp mình hình thành
là nghiên cứu về chiến dịch truyền thông được 1 cái mindset làm việc với dữ liệu.
tung sản phẩm mới để đánh giá năng lực. Và
kết quả là mình tìm được khá nhiều thông Cuối cùng, chắc hẳn các bạn cũng nghe đến
tin và được nhà tuyển dụng của công ty đánh bộ kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình,
giá cao. Trong quá trình làm việc, mình khả năng chịu đựng áp lực,… sẽ được phát
cũng cần nghiên cứu đối thủ và khách hàng triển khi làm nghiên cứu. Và nó đúng là như
mục tiêu để phát triển sản phẩm. Hay trong thế!
quá trình viết bài, đặc biệt là bài blog hay
phân tích tình huống doanh nghiệp, mình Anh nghĩ sao về việc có ý kiến cho rằng:
cũng dùng tới kỹ năng tìm kiếm thông tin “Nghiên cứu khoa học chỉ cần thiết cho
trên. Sau một quá trình học và làm, mình những sinh viên muốn học lên các bậc học
nhận ra kỹ năng này không chỉ đề cập đến cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ và đi theo con
việc bạn tìm một thông tin nào đó nhanh và đường trở thành giảng viên”
nhiều hơn, mà đó còn là độ nhạy về thông
tin – đọc 1 lượt là biết bài này chất lượng Thực ra trước đây mình cũng nghĩ như vậy.
hay không, nguồn này có đủ tốt để lấy Nhưng sau khi làm nghiên cứu khoa học thì
không hay khả năng tìm bằng keyword khi mình có suy nghĩ khác. Mình dần thấy quan
vấn đề cần tìm dài, khó. điểm này đúng sai khoảng 50 – 50. Đúng ở
chỗ nếu bạn muốn lên các bậc học cao hơn,
Thứ hai, sau khi tìm kiếm, bạn cần tổng hợp hay xin học bổng để du học thì làm nghiên
các thông tin thành những câu văn, kết luận cứu từ sớm sẽ là một bệ phóng tốt cho bạn.
có ý nghĩa chứ không chỉ “copy – paste”. Và Nhưng nếu bạn không có ý muốn như vậy
việc làm các đoạn tổng quan nghiên cứu, thì cũng không sao. Bởi vì làm nghiên cứu
hay phải đọc các bài nghiên cứu khác để rút đâu chỉ là để trở thành Thạc sĩ, Tiến sĩ. Làm
ra bài học cho bài của mình… đã giúp kỹ nghiên cứu đơn giản là giúp ta tổng hợp
năng này của mình phát triển. được các thông tin khác nhau rồi tìm ra
những điều gì đó mới mẻ. Hoặc đơn giản là
Thứ ba, rèn luyện khả năng làm việc với dữ lưu giữ lại một điều gì đó cho thời thanh
liệu. Khi làm nghiên cứu, bạn sẽ cần thu xuân đại học của mình. Đừng nghĩ gì đó lớn
thập phiếu khảo sát, điền và làm sạch bộ dữ lao, hãy đơn giản hóa mọi thứ lại, đơn giản
liệu để có thể chạy được mô hình. Sau khi thích thì làm.
chạy mô hình, bạn sẽ thấy rất nhiều các bảng
biểu khác nhau. Nhiệm vụ của người làm
nghiên cứu là đọc và rút ra các kết luận từ

110
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

Là một người đã và đang đi làm, theo anh, hoàn thành công trình. Hãy cùng nhau cam
cơ hội việc làm đối với những bạn sinh kết đi đến cùng và có kết quả cho riêng mình.
viên có kỹ năng nghiên cứu khoa học là
như thế nào? Thứ hai, đừng nghĩ quá nhiều về việc
“nghiên cứu khoa học có giúp gì cho lộ trình
Anh chưa trải nghiệm đủ nhiều để có thể phát triển của mình không?”. Mình rất thích
đưa ra các nhận định chắc chắn cho lắm. 1 câu nói của Steve Jobs rằng:” You can’t
Nhưng ví dụ là anh thì nhờ khả năng nghiên connect the dots looking forward; you can
cứu tốt mà anh có được công việc như bây only connect them looking backwards. So
giờ này. you have to trust that the dots will somehow
connect in your future. You have to trust in
Anh hãy gửi đến các độc giả của Chuyên something — your gut, destiny, life, karma,
mục Nghiên cứu khoa học Sinh viên số 07 whatever. This approach has never let me
(12.2022) một vài lời khuyên để các bạn down, and it has made all the difference in
vững tin hơn trên con đường Nghiên cứu my life.”. Vì thế, hãy cứ làm nghiên cứu nếu
khoa học nhé. bạn đã có ý muốn, đừng nghĩ nhiều.

Thực ra mình cũng không hơn các bạn là Thứ ba, hãy “tận hưởng” quá trình, đừng chỉ
bao, chỉ là đã có một chút kinh nghiệm trong nhìn vào kết quả. Nghiên cứu khoa học
hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên. không phải để đưa ra một quyển sách dài 80
Với những bạn sinh viên đang bắt đầu với trang rồi bạn không đọng lại được gì. Kết
nghiên cứu khoa học, mình nghĩ có 3 điều quả của việc làm nghiên cứu đôi khi không
sau cần chú ý: quá quan trọng. Điều quan trọng là trên
hành trình bạn làm nghiên cứu, bạn đã học
Thứ nhất, hãy đầu tư chút thời gian tìm kiếm thêm được những gì; kiến thức nào là mới
và tìm hiểu về đồng đội của mình. Các bạn mẻ, khiến bạn thích thú, đồng đội chơi với
còn đi với nhau cả 1 hành trình dài và khó nhau ra sao hay cảm giác run run trước hội
khăn. Nếu chọn một người lúc nào cũng đồng giám tuyển khiến bạn nhớ mãi dù đã
muốn bỏ cuộc, chỉ muốn chọn một vài phần ra trường… Vì thế, để đi được lâu và xa hơn,
việc mình thích thì mình nghĩ sẽ khá khó để hãy luôn tận hưởng quá trình nhé.

Thân chào và chân thành cảm ơn anh đã dành thời gian tham gia buổi phỏng vấn ngày
hôm nay. Cộng đồng RCES chúc anh sẽ luôn có thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành
công trong công việc!

111
Chuyên mục Nguyên cứu Khoa học Sinh viên, số 7 (12/2022)/UEB Category of Student Scientific Research

RESEARCH COMMUNITY FOR ECONOMICS STUDENTS

Website: http://rces.info/

Email: rces.info@gmail.com

Fanpage: https://www.fb.com/RCES.info

112

You might also like