You are on page 1of 4

-Ý nghĩa tượng trưng của các vị thần trong văn hóa Âns Độ

-Biểu hiện của thần thoại Âns Độ


-Dụng ý của tác giả khi sử dụng các biểu tượng thần thoại trong tác phẩm
Bài làm
-Các vị thần trong chương 4,5,6
+Lakshmi : Bà là vợ của thần Vishnu , thường xuất hiện trong những bức tranh về
thần Vishnu , với tư thế đang ngồi bóp chân cho chồng . Trong văn hóa Ấn Độ , bà
là biểu tượng của sự giàu có , sung túc , thịnh vượng về cả vật chất lẫn tinh thần ,
vận may , sắc đẹp . Thần Lakshmi thường xuất hiên trong ngoại hình một người
phụ nữ da vàng xinh đẹp , mặc áo đỏ hoặc vàng ( màu sắc tượng trưng cho sự giàu
có , thịnh vượng ) , đứng hoặc ngồi trên hoa sen với nét mặt hiền từ . Lakshmi có
4 cánh tay tượng trưng sự hiện diện của người ở khắp tứ phương , đồng thời thể
hiện 4 mối quan tâm lớn nhất của loài người ở mỗi giai đoạn : Dharma ( bổn
phận), kama ( những ham muốn chân thực), artha ( sự giàu có), và moksha ( sự giải
thoát). Tích truyện khuấy biển sửa đã nhấn mạnh sự quan trọng của bà cũng như sự
may mắn , thành công bà mang đến cho những con người thành tâm chăm chỉ ,
sùng đạo và tìm kiếm sự giúp đỡ một cách chân thành . ( Chi tiết trong truyện : léo
lên trên màn hình phim Hindi )
⇨ Ý nghĩa trong truyện : Nhấn mạnh sự sùng tín của người Ấn Độ từ những
hành động , sự vật bình thường nhất trong cuộc sống . Chỉ là một bộ phim
bth thôi nhưng mở đầu cũng phải có sự hiện diện của nữ thần Lakshmi
=>Sùng tín , tôn thờ , dùng lòng thành kính của mình với mong muốn được
người ban cho sự sung túc , giàu có , thịnh vượng , vận may , sắc đẹp ,...
+Krishna : Ông là con trai của thần Devaki , là ava thứ 8 của thần Vishnu . Ông
được miêu tả với ngoại hình khôi ngô , tuấn tú , vô cùng thu hút , thu hút tất thảy
mọi thứ cùng làn da xanh tượng trưng chiêu sâu , sự bao trùm của vũ trụ bao la .
Krishna thường xuất hiện trong tư thế chân vắt chéo , trên tay cầm một cây sáo .
Ngài là hiện thân của tình yêu , xua tan mọi đau khổ , tội lỗi , là vị thần bảo trợ cho
âm thanh loài bò ( lớn lên trong một gia đình nuôi bò , có mối quan hệ gắn kết mật
thiết với bò ) , kết nối tình yêu của con người với Thượng đế , đại diện cho tri thức
nhân loại . Đặc biệt tình cảm tâm linh ông dành cho người bạn Radha từ thuở còn
thơ là nguyên tắc , tấm gương của tình yêu đôi lứa , sự lãng mạn và toàn vẹn về
tâm hồn . Bởi vậy , ở Ấn Độ phụ nữ xem thần Krishna là mẫu mực của 1 người
chồng .
⇨ Thầy giáo được đặt tên theo 1 vị thần chứng tỏ lòng tôn kính , sùng bái của
người dân Ấn Độ với các vị thần linh . Đặt tên con theo tên thần Krishna
dường như để gửi gắm những mong muốn về đứa con : giàu tình yêu thương
, ôn hòa , tri thức , toàn vẹn về tâm hồn . Người Ấn Độ từ nhỏ luôn đc giáo
dục về những đức tính ấy và cả quan hệ nhân quả khi làm trái với những j đc
răn dạy . Thể hiện những quan niệm ấy qua những chi tiết trong truyện , tác
giả muốn làm nổi bật lên mặt tối của xh “chuồng gà” : Bởi vì tư tưởng như
thế , sự sùng tín tin vào quan hệ nhân quả sẽ đc thực thi nếu mình không đủ
yêu thương , ôn hòa gắn bó với gia đình mà những con người khốn khổ đó
cả đời cũng không thể thoát khỏi chuồng gà , thoát khỏi bóng tối để đưa
cuộc đời mình đến gần hơn với ánh sáng . Cũng như người anh của Balram
không dám rời khỏi quán trà dù nửa bước , nguyện làm trâu làm bò kiếm
tiền cho gia đình để rồi như Balram nghĩ-Anh sẽ lại có số phận như bố , bị
vắt kiệt sức lao động , cuối cùng sặc sụa với đống máu và chết
+ Mẹ Hằng Hà ( sông Hằng ) là con gái thần Vedas . Nữ thần sông Hằng thường
được khắc họa là một người phụ nữ cưỡi cá sấu . Theo quan niệm của người Ấn
Độ , họ tin rằng nếu tắm ở sông Hằng thì sẽ giảm nhẹ đc mọi tội lỗi và thoát khỏi
vòng luân hồi của sự sống và cái chết . Bởi vậy , người dân Ấn Độ thường hỏa táng
và vứt xác người chết ở đây , họ tin rằng người chết sẽ đc gột rửa tội lỗi , sự vấy
bẩn . Hình ảnh dòng sông Hằng được thể hiện rõ nét nhất qua chi tiết hoả táng mẹ
của Balram sau khi bà mất . Sông Hằng mang ý nghĩa thiêng liêng với người Ấn là
vậy nhưng qua sự bóc trần đến đáng sợ của tác giả , con sôngấy như biến thành
quỷ dữ mangđến bóng tối , sựô bẩnđangđầuđộc những con người trong “ chuồng
gà”đến ngạt thở . Thực tế chứng minh những tín ngưỡng , phong tục tưởng như
đang bảo tồn thần linh , tôn giáo của người Ấn Độ lại đang giết chết chính những
vị thần là đức tin của họ . Còn đâu dòng sông Hằng tươi đẹp , trong trẻo mang đến
nguồn nước tự nhiên , sự sống , cá tôm cho mọi nơi nó đi tới ? Tất cả những gì còn
lại chỉ là sự thối rửa , ô mục , xấu xí , những xác chết tưởng như được gột rửa dưới
dòng sông ấy ,...Toàn bộ cái đen tối , mặt trái của xh Ấn Độ ấy được tác giả miêu
tả bằng đủ các loại giác quan : khứu giác “Tôi ngửi thấy dòng sông trước khi nhìn
thấy nó: một mùi hôi thối của thịt rữa bốc lên từ phía bên tay phải của tôi” ,xúc
giác- thị giác-sự quan sát “Không! – Thưa ngài Gia Bảo, tôi xin ngài đừng nhúng
mình xuống dòng sông Hằng đó, nếu ngài không muốn mồm chứa đầy phân, rơm
rạ, những bộ phận thi thể trương nước, xác trâu thối rữa, và bảy loại axit công
nghiệp khác nhau” , vị giác : “Chúng tôi liên tục lấy nước sông rửa miệng cho
ông, nhưng thứ nước ấy ô nhiễm đến mức làm ông khạc ra nhiều máu hơn nữa” .
Ông định nghĩa sông Hằng : “ dòng sông Chết nào mà hai bờ của nó đầy bùn đen
đặc quánh vùi chôn mọi thứ trồng trên đó, làm cho chúng ngạt thở, sặc sụa và còi
cọc?”.Vậy phải chăng qua từng lời văn đầy chân thực , tác giả đang phê phán , lên
án thực trạng sùng tín , tin vào điều tâm linh đến mù quáng , không phân biệt lợi
hại , đúng sai của người dân . Tôn thờ các vị thần linh là điều cần thiết bởi nếu theo
quan niệm tâm linh , các vị thần ấy đã ban cho nhân loại sự sống , tâm hồn , vật
chất . Nhưng nếu tôn thờ một cách thái quá , làm tất cả mọi thứ để thoả mãn sự
sùng đạo của mình mà mặc kệ hậu quả thì tín ngưỡng thiêng liêng ấy sẽ biến chất
thành mê tín dị đoan và giết chết chính những gì thần linh đã ban tặng cho ta . Tất
cả sự vạch trần của nhà văn đều mang tính xã hội rất cao , ông muốn cả thế giới
biết được mặt tối của xã hội Ấn , thay cho lời kêu gọi người dân đừng tự tay phá
hủy mẹ thiên nhiên , hủy hoại chính chất lượng cuộc sống của họ bằng đức tin thái
quá của mình
+Ngôi đến đỏ thờ thần Hanuman : Màu nghệ , nửa người nửa khỉ . Người là kẻ hầu
trung thành của thần Rama , Sita , đc thờ để tôn vinh , làm tấm gương của sự trung
thành , tình yêu thương , tận tâm tuyệt đối của nô lệ với chủ nô của mình
⇨ Nhà văn muốn phản ánh sự trung thực đến ngu ngốc , mù quang của người
dân . Từ nhỏ họ đc dạy dỗ bởi thần thoại , sử thi , hình tượng thần linh về sự
trung thành tuyệt đối . Trung thành là đức tính tốt của con người , nhưng nếu
nó tồn tại ko đúng thời điểm , ko đúng đối tượng hay thái quá để trở thành cả
tin , mù quáng thì chính cn cho đi sự trung thành ấy sẽ bị vùi dập . Và người
dân trong chuồng gà của xh Ấn Độ cũng vậy , chính vì sự trung thành , yêu
thương đến mù quáng mà họ đc răn dạy từ khi còn là trang giấy trắng mà họ
đã tự bó buộc cuộc đời mình ở nơi mục nát của xã hội , nguyện bị bóc lột
sức lao động bởi chính gia đình cho đến chết – giống như anh và cha của
Balram . Và Balram-một cn cx đc giáo dưỡng như thế đã phá hủy sự trung
thành đến tuyệt đối này khi chấp nhận bỏ lại máu thịt của mình để thoát khỏi
bóng tối , chính tay giết chết ông chủ của mình để lấy đc số tiền đưa cuộc
đời anh tới ánh sáng . Dù biết giết nguoif là trái đạo làm người , vi phạm
pháp luật nhưng nếu không làm điều độc ác này thì liệu anh có thể trở thành
1 doanh nhân thành đạt hay ko ? Hay anh sẽ mãi chỉ là một người lái xe ,
một tay sai , kẻ hầu nghèo mọn ? Như vậy , dù trong xh thế nào , có đức tin
ra sao thì thành công , sự cứu rỗi luôn đi đôi với việc đánh đổi một sự sùng
tín nào đó ? Để dành được ánh sáng , liệu con người có thể giữ được sự
trong sáng toàn vẹn của đức tin ? Bởi dường như thực tại đã chứng minh sự
giữ gìn trọn vẹn ấy đẩy 1 phần lớn xh xuống vực thẳm đời người . Ở trong
một xã hội như thế , việc tin tưởng thực hiện trọn vẹn những quan niệm thần
thánh đã ko còn phù hợp ?

-Biểu hiện văn hóa , thần thoại Ấn Độ :


+Lời chào Namasta : bắt nguồn từ “namah” – một từ cổ dùng để tôn vinh thần tín ,
tượng trưng cho niềm tin vào sự hiện diện của thần linh trong mỗi con người ,
trong luân xa vùng ngực , vùng trái tim ( Heart Chakra ) . Trong vh Ấn , Heart
Chakra tượng trung cho sự cân bằng , yêu thương , lòng từ bi và sự hạnh phúc .

You might also like