You are on page 1of 3

- Mô tả lại đoạn kết:

Kết thúc vở kịch, Trương Ba Chết, nhưng hồn ông vẫn còn đó “giữa màu xanh
cây vườn, Trương Ba chập chờn xuất hiện”, và ông đã nói với vợ mình những
lời tâm huyết, hàm chứa ý nghĩa “ Tôi đây bà ạ. Tôi ở liền ngay bên bà đây,
ngay trên bậc cửa nhà ta…Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong
vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái
Gái nâng niu…”.
Cu Tị sống lại và đang cùng ngồi với cái Gái trong khu vườn. Cái Gái “Lấy hạt
na vùi xuống đất…”cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo thế. Những cây
sẽ nối nhau mà khôn lớn.Mãi mãi…”
- Ý nghĩa: Những lời nói của Trương Ba, phải chăng đó là sự bất tử của linh hồn
trong sự sống, trong lòng người. Điều đó tô đậm thêm nhân cách cao thượng
của Trương Ba và khắc sâu thêm tư tưởng nhân văn của tác phẩm.
+ Hình ảnh cái Gái ăn quả Na rồi vùi hạt xuống đất:
(+) Biểu tượng cho sự tiếp nối những truyền thống tốt đẹp ( “Ông nội tớ bảo
vậy”) là tâm hồn là nhân cách Trương Ba. Biểu tượng cho sự sống bất diệt của
những giá trị tinh thần mang tính nhân văn cao đẹp (“mãi mãi”).Khẳng định
niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện và cái đẹp.
(+) Ý nghĩa của sự sống nhiều khi không phải ở sự tồn tại sinh học mà chính là
sự hiện diện của người đã khuất trong tâm tưởng, nỗi nhớ, tình yêu của những
người còn sống. Vẻ đẹp tâm hồn sẽ trường tồn dài lâu, bất tử so với sự tồn tại
của thể xác
-> Có thể nói, đây là một đoạn kết giàu chất thơ với ngôn từ tha thiết, thấm đẫm
tình cảm và có dư ba bởi những hình ảnh tượng trưng về sự sống nảy nở ( “
vườn cây rung rinh ánh sáng, hai đứa trẻ cùng ăn quả na rồi gieo hạt na xuống
đất cho nó mọc thành cây mới). Đó là khúc ca trữ tình ca ngợi sự sống, ca ngợi
những giá trị nhân văn mà con người luôn phải vươn tới và gìn giữ.
-> Sự ra đi vĩnh viễn của Trương Ba cũng chính là một cách để ông "sống",
sống trong lòng những người ở lại.
-> Giải quyết tất cả những mâu thuẫn đang xảy ra trong gia đình ông, giải thoát
mọi người khỏi đau khổ.
-> Sự ra đi của ông đã để lại trong lòng những người thân những ấn tượng tốt
đẹp về một người chồng, người cha, người ông hiền lành, sống trong sạch,
thanh cao, giỏi chơi cờ, tỉ mẩn, khéo léo.
=> Trương Ba không chỉ để lại những ký ức tốt đẹp, mà bản thân ông còn là
một tấm gương đạo đức sáng ngời cho con cháu, gieo vào lòng những mầm non
như cái Gái những tư tưởng tốt đẹp, trở thành người kế thừa những giá trị đạo
đức ấy mãi về sau này.
=> Cái kết này còn khẳng định một chân lý rằng con người ta không thể sống
mà hồn một đằng, xác một nẻo được, sống hoàn toàn, sống thật sự chỉ khi giữa
xác và hồn có sự thống nhất biện chứng với nhau.
* Tác giả gửi gắm thông điệp về cuộc sống: sự sống thật sự có ý nghĩa khi con
người được sống tự nhiên, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Hạnh phúc của con
người là chiến thắng được bản thân, chiến thắng sự dung tục, hoàn thiện được
nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

* Tổng kết:

1. Giá trị nội dung:

 Gửi gắm thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được
sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi
còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống
tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Nếu thiếu một trong hai
yếu tố ấy, cuộc sống của con người không còn giá trị gì nữa
 Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch ảnh, với chính
bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới
những giá trị tinh thần cao quý.
 Tuy vậy, con người ta cũng không nên chỉ chăm lo tới đời sống tâm hồn
mà bỏ qua những nhu cầu của thể xác. Bởi đó là những nhu cầu bản năng,
đã tồn tại vốn dĩ bên trong chúng ta. Con người ta cần phải dung hòa hai
điều ấy.

2. Giá trị nghệ thuật:

 Xây dựng tình huống truyện kịch đầy căng thẳng đạt đến cao trào rồi giải
quyết mẫu thuẫn một cách logic, hợp lí, thỏa đáng.
 Xây dựng đối thoại, độc thoại sắc nét, không chỉ giúp nhân vật bộc lộ bản
chất, suy nghĩ của cá nhân mình mà còn giúp cho người đọc, người xem
suy ngẫm về những triết lí được gửi gắm trong mỗi câu thoại của các
nhân vật.
 Có kết hợp giữa những vấn đề thời sự và vấn đề muôn thuở: Đó là lối
sống giả dối của con người hiện đại, giữa những dục vọng thấp hèn với
những khát khao cao cả....

You might also like