You are on page 1of 3

CÁC ĐƯỜNG CẤU TRÚC Ở NGÀ RĂNG

1 - Đường tăng trưởng - von Ebner


• Thấy trên: + Tiêu bản không khử khoáng
+ Tiêu bản khử khoáng
+ Ánh sáng phân cực
+ Vi xạ đồ
• Đường sẫm màu, chạy gần vuông góc với các ống ngà có dạng các dải tối xen kẽ các dải sáng
• Khoảng cách giữa các dải tối:
+ Ở chân răng: 2μm
+ Ở múi răng: 4μm (nơi có tốc độ tạo ngà nhanh nhất)
--> Phản ánh nhịp độ tạo ngà

2 - Đường tân sinh và đường viền Owen ở ngà răng


• Có ở răng đang khoáng hoá lúc trẻ được sinh ra --> thay đổi sinh lý dẫn tới rối loạn khoáng hoá --> xáo trộn quá trình hình
thành ngà răng --> đường tăng trưởng rộng trong ngà --> đường Owen
• Tương tự như ở men răng, một đường rõ nhất quan sát được trên các răng khoáng hóa trong thời kỳ chu sinh, được gọi là
đường tân sinh (neonatal line).
Primary dentine - Ngà nguyên phát:
• Nằm giữa men răng và vùng tuỷ
• Ngà răng được tạo ra trong quá trình hình thành răng, trước khi chân răng đóng chóp
+ Ngà vỏ : Lớp ngoài gần nhất với men răng, là phần còn lại duy nhất của ngà nguyên phát
+ Ngà quanh tuỷ : Nằm bên dưới lớp ngà vỏ tiếp nối với tuỷ răng, được hình thành trước khi chân răng hình thành xong
+ Tiền ngà : Lớp ngà mới tiết ra nhưng không được khoáng hoá

Ngà thứ phát: là phần ngà răng được hình thành sau khi chân răng đã đóng chóp. Bao gồm
+ Ngà thứ phát sinh lý (thứ hai)
+ Ngà thứ phát sửa chữa (thứ ba)
Secondary dentine - Ngà thứ phát sinh lý:
• Ngà răng được tiếp tục tạo ra trong suốt đời sống của răng từ nguyên bào ngà đã có trước, trong điều kiện sinh lý
• Là sự kế tiếp của quá trình tạo ngà nguyên phát quanh tuỷ, liên tục với ngà nguyên phát
• Ranh giới giữa ngà nguyên phát và thứ phát là một đường ai kiềm sẫm màu không đều
• Cấu trúc đều đặn nhất ở gần buồng tuỷ phía thân răng gần sừng tuỷ

You might also like