You are on page 1of 7

CHƯƠNG 1: VECTO

Bài 1: CÁC ĐỊNH NGHĨA


1. Vecto là gì?
Vận tốc, gia tốc, lực,... là các đại lượng có hướng.

Hình trên cho chúng ta về các vecto, chúng ta viết: a, b .


Trong a , A là điểm đầu, B là điểm cuối, ta gọi a hay AB .
Trong b , C là điểm đầu, D là điểm cuối, ta gọi b hay CD .
Định nghĩa:
Vecto là đoạn thẳng có hướng, nghĩa là tỏng hai điểm mút của đoạn thẳng, đã
chỉ rõ điểm đầu và điểm cuối.
Vecto có điểm đầu trùng với điểm cuối, gọi là vecto không.
2. Hai vecto cùng phương, cùng hướng:

Hình trên cho ta thấy vecto AB song song với đường thẳng d, ta nói vecto AB
có giá là đường thẳng d.
Định nghĩa:
Hai vecto đưuọc gọi là cùng phương khi vfa chỉ khi chúng có giá song song
hoặc trùng nhau.
Xét hình vẽ gồm các cặp vecto trùng phương:
Ta có các cặp vecto cùng phương, tuy nhiên hình thứ nhất có hai vecto cùng
hướng.Ở hình thứ hai, ta có hai vecto ngược hướng.
Nếu hai vecto cùng phương hoặc là chúng cùng hướng hoặc là chúng ngược
hướng.
3. Hai vecto bằng nhau:
Ví dụ:

Cho hình bình hành ABCD, chúng ta có nhận xét sau:


AB=CD, AD=BC
AB  DC , AD  BC
AB  CD, AD  CB
Hai vecto được gọi là bằng nhau khi và chỉ khi cùng hướng và cùng độ dài.
Nếu hai vecto a và vecto b bằng nhau, ta viết a  b .

Bài 2: TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI VECTO


1. Định nghĩa tổng của hai vecto:

Hình trên mô tả cách cộng hai vecto.


Không như cộng đại số các đoạn thẳng, khi cộng hai vecto ta xác định ngọn
của hai vecto, rồi từ đó ta dựng giá của vecto thứ hai đi qua ngọn của vecto
thứ hai.
Sau đó, ta dùng tính chất hai vecto bằng nhau để ta chập ngọn vecto thứ nhất
với gốc của vecto thứ hai.
Sau cùng ta nối gốc của vecto thứ nhất với ngọn của vecto bằng với vecto thứ
hai để được tổng hai vecto.
Định nghĩa:
Cho hai vecto a và b . Lấy một điểm A nào đó, rồi xác định điểm B và C sao
cho AB  a và BC  b . Khi đó, AC là tổng của hai vecto a và b .
Ta viết: AC  AB  BC  a  b .
2. Tính chất của phép cộng vecto:
Tính chất giao hoán: a  b  b  a
Tính chất kết hợp: (a  b)  c  a  (b  c)
Tính chất vecto không: a  0  a
3. Quy tắc cần nhớ:
*Quy tắc 3 điểm:

Với ba điểm bất kỳ A, B, C ta luôn có:


AB  BC  AC
*Quy tắc hình bình hành:

Cho hình bình hành ABCD, ta luôn có:


AB  AD  AC
4. Quy tắc trung điểm và trọng tâm:
Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì MA  MB  0
Nếu G là trọng tâm của tam giác ABC thì GA  GB  GC  0
5. Vecto đối của một vecto:
Nếu tổng của hai vecto a và b là vecto không thì ta gọi vecto a là vecto
đối của b hoặc vecto b là vecto đối của vecto a .
Vecto đối của vecto a là vecto ngược hướng với vecto a và có cùng độ lớn
với vecto a .
Vecto đối của vecto không cũng là chính nó.
6. Hiệu của hai vecto:
Ví dụ:

Tương tự với phương pháp cộng đã nêu trên, ta tính hiệu hai vecto bằng cách
cộng với vecto đối.
Quy tắc hiệu hai vecto:
Nếu MN là một vecto đã cho và O là điểm bất kỳ thì:
MN  ON  OM

Bài 3: TÍCH CỦA VECTO VỚI MỘT SỐ


1. Định nghĩa của một vecto với một số:

Xét hai vecto a và b ta nhận thấy: chúng có giá song song và cùng hướng,
độ lớn chiều dài của b gấp 2 lần độ lớn chiều dài của a .
Ta viết: b  2a .
Xét hai vecto c và d : chúng có giá song song và ngược hướng, độ lớn về
chiều dài của d lớn gấp 3 lần độ lớn về chiều dài của c .
Ta viết: d  3c .
Định nghĩa:
*Tích của vecto a với số thực k là một vecto, ký hiệu là k a , được xác
định như sau:
. Nếu k  0 thì vecto k a cùng hướng với a .
. Nếu k<0 thì vecto k a ngược hướng với a .
*Độ dài của vecto k a bằng k . a
2. Các tính chất của phép nhân vecto với một số:
Với hai vecto bất kỳ a và b , mọi số thực k, l ta có:
1 / k .(l a )  (kl )a
2 /(l  k )a  l a  k a
3 / k ( a  b)  k a  k b ; k ( a  b)  k a  k b
4 / k a  0  k  0 or a  0
3. Điều kiện hai vecto cùng phương:

Vecto b cùng phương với a  0 khi và chỉ khi tồn tại k sao cho b  k a .
Ứng dụng vào chứng minh ba điểm thẳng hàng:
Điều kiện cần và đủ đểu A, B, C thẳng hàng là có số k sao cho AB  k AC
4. Biểu thị một vecto qua hai vecto không cùng phương:
Cho hai vecto không cùng phương a và b , khi đó mọi x đều có thể biểu
diễn một cách duy nhất qua hai vecto a và b , nghĩa là có một cặp số duy
nhất m và n sao cho:
x  m a  nb .

Bài 4: HỆ TRỤC TOẠ ĐỘ


1. Trục toạ độ:
Trục toạ độ (trục hay trục số) của một đường thẳng trên đó đã xác định một
điểm O và một vecto i có độ dài bằng 1.
Vecto i là vecto đơn vị của một trục toạ độ.
Vì vậy, mọi điểm M nằm trên trục toạ độ, ta luôn luôn xác định được số m nào
đó sao cho OM  mi . Số m được gọi là toạ độ m với trục.
Nếu có hai điểm A và B phân biệt nằm trên trục Ox thì toạ độ của vecto AB
được ký hiệu là AB và được gọi là độ dài đại số của AB trên trục Ox.
2. Hệ trục toạ độ Oij:

Trục ngang chứa i gọi là trục hoành. Trục dọc chứ j gọi là trục tung.
Ký hiệu là Oxy hoặc (O, i , j )
3. Toạ độ của vecto đối với hệ trục toạ độ:
Đối với hệ trục toạ độ (O, i , j ), nếu a  xi  y j thì cặp số (x,y) được gọi là toạ
độ của vecto a , ký hiệu a  ( x, y ) hoặc a ( x, y ) , x là hoành độ, y là tung độ
của a .
Nhận xét:
a  ( x, y ) 
  x  x'
b  ( x' , y ' )  
  y  y'
ab 
4. Biểu thức toạ độ của các vecto:
Cho a  ( x, y ) và b  ( x' , y ' ) . Khi đó:
1/ a  b  ( x  x' , y  y ' ); a  b  ( x  x' , y  y ' ) .
2/ k a  (kx, ky ) với k  R .
3/ Vecto b cùng phương với vecto a  0 khi và chỉ khi có số k sao cho
x  kx' , y  ky '
5. Toạ độ của điểm:
Với hai điểm M ( xM , y M ) và N ( x N , y N ) ta có:
MN  ( x N  xM , y N  y M )
6. Toạ độ trung điểm của đoạn thẳng và toạ độ trọng tâm của tam giác:
*Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì:
x A  xB y  yB
xM  , yM  A
2 2
*Nếu G là trọng tâm của tam giác ABC thì:
x A  xB  xC y  y B  yC
xG  , yG  A
3 3

You might also like